Dương Nguyễn Thanh Phương[1]
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Quốc Anh
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày nhận: 23/05/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 10/12/2024; Ngày duyệt đăng: 18/12/2024
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.052024.1152
Tóm tắt: Bài viết đánh giá tác động giữa thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR), ESG, lượng phát thải carbon và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp tài chính trong khu vực ASEAN5. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Bình phương nhỏ nhất tổng quát (Generalized Least Squares – GLS) với dữ liệu được thu thập từ các báo cáo doanh nghiệp từ năm 2017 đến năm 2022 và được cung cấp bởi Refinitiv Eikon. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực giữa điểm ESG, điểm phát thải và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp được đo lường qua chỉ số ROA, ROE. Ngoài ra, các yếu tố như chiến lược CSR, điểm thành phần ESG, tỷ lệ nợ và vốn hóa thị trường cũng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới về mối liên hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính tại khu vực ASEAN5, đồng thời đề xuất hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ở các nước đang phát triển.
Từ khóa: ASEAN, CSR, ESG, Hiệu quả tài chính, Phát triển bền vững
CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY AND FINANCIAL PERFORMANCE: THE CASE OF LISTED FINANCIAL FIRMS IN ASEAN5 COUNTRIES
Abstract: This study investigates the relationship between corporate social responsibility (CSR), environmental, social, and governance (ESG), carbon emission, and the financial performance of financial firms in the ASEAN5 region. The empirical analysis is conducted using the GLS regression method, based on panel data from business reports for the period of 2017 to 2022 provided by the Refinitiv Eikon database. The findings demonstrate a positive correlation between the financial performance of businesses as determined by ROA and ROE factors and the ESG and emission scores. Additionally, it also indicates that several factors influence business performance such as market capitalization, debt ratio, environmental, governance, and social component score, and CSR strategy. The research results contribute empirical evidence to the existing literature on the relationship between CSR and financial performance in the ASEAN5 countries region. Moreover, the paper proposes practical policy recommendations to promote sustainable development in developing countries.
Keywords: ASEAN, CSR, ESG, Financial Performance, Sustainable Development