Dương Thị Hoài Nhung[1]
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Phan Trần Lê Na
Công ty Cổ phần VCCORP, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 03/04/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 04/09/2024; Ngày duyệt đăng: 16/092024
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.042024.1130
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm kiểm chứng sự tác động của kiểm soát tâm lý nội lực tới căng thẳng công việc và kết quả công việc của nhân viên. Nghiên cứu đã tiến hành lựa chọn 16 doanh nghiệp trong ngành dịch vụ với 402 phiếu khảo sát phát ra và thu về 261 phiếu hợp lệ. Phương pháp quả cầu tuyết được sử dụng để lựa chọn các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật phân tích cấu trúc dựa trên phần mềm Smart PLS 4.0 để xử lý dữ liệu. Kết quả cho thấy việc nhân viên có kiểm soát tâm lý nội lực cao sẽ giúp làm giảm sự căng thẳng trong việc và tăng kết quả thực hiện công việc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng căng thẳng trong việc sẽ tác động tiêu cực tới kết quả công việc của nhân viên. Kết quả của nghiên cứu đã đóng góp thêm những hiểu biết về lĩnh vực nghiên cứu tâm lý hành vi với các lý thuyết nền tảng được thảo luận gồm lý thuyết hành vi dự định, học tập xã hội, và nhu cầu công việc và nguồn lực, từ đó đưa ra các khuyến nghị dành cho doanh nghiệp và cá nhân trong việc thúc đẩy yếu tố kiểm soát tâm lý nội lực và kiểm soát căng thẳng trong quá trình làm việc.
Từ khoá: Kiểm soát tâm lý nội lực, Căng thẳng công việc, Kết quả công việc
THE IMPACT OF INTERNAL LOCUS OF CONTROL ON WORK STRESS AND JOB PERFORMANCE IN SERVICE EMPLOYEES
Abstract
The objective of the study was to examine the internal locus of control to work stress and employee’s job performance. The research conducted a selection of 16 enterprises in the service industry with 402 survey questionnaires issued and 261 valid questionnaires collected. A snowball method was used to select businesses to participate in the study, and applied the structural analysis technique with Smart PLS 4.0 software for analyzing the data. The results show that employees with high internal locus of control will help reduce work stress and increase job performance. On that side, research also shows that work stress will negatively impact an employee's job performance. The research findings have contributed to comprehensive understanding of behavioral psychology research with application of planned behavior theory, social learning framework, and the job demands and resources model, thereby providing implication for the organizations and individuals in improving internal locus of control and stress at workplace.
Keywords: Internal Locus of Control, Work Stress, Job Performance