Sidebar

Magazine menu

02
T5, 05

Chu Nguyễn Mộng Ngọc[1]

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày nhận: 07/08/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 26/2/2024; Ngày duyệt đăng: 29/2/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.082023.1080

 

Tóm tắt

          Xây dựng trên nền tảng lý thuyết bản sắc xã hội, nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng tương đối của bản sắc dân tộc, tính vị chủng và chủ nghĩa hướng ngoại của người tiêu dùng đến sự đánh giá hàng ngoại và hành vi mua hàng nội của họ. Trên dữ liệu thu thập từ mẫu đại diện 584 người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tác giả đánh giá độ tin cậy và tính giá trị của các thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu bằng kỹ thuật phân tích nhân tố EFA và CFA. Nhiệm vụ kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được thực hiện bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhà tiếp thị phải xử lý các phân đoạn người tiêu dùng được xác định theo vùng miền khác nhau một cách cẩn trọng, vì đặc điểm phản ứng của người tiêu dùng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là khác nhau.

Từ khóa: Bản sắc dân tộc, Tính vị chủng của người tiêu dùng, Chủ nghĩa hướng ngoại của người tiêu dùng, Thuyết bản sắc xã hội, biến điều tiết.

SOME ELEMENTS OF SOCIAL IDENTITY THEORY AS DRIVERS OF CONSUMER BEHAVIOR TO PURCHASE DOMESTIC PRODUCTS

Abstract

Building on social identity theory, this research uses an empirical model to assess the relative influence of national identity, consumer ethnocentrism, and consumer cosmopolitanism on consumers’ judgments of foreign products and their behavior to purchase domestic products. Based on data collected from a representative sample of 584 consumers in Ho Chi Minh City and Hanoi, the author evaluates the reliability and validity of the constructs in the research model using Exploratory Factor Analysis (EFA) and Confirmatory Factor Analysis (CFA) techniques. Research hypotheses are tested using Structural Equation Modeling (SEM). The research findings indicate that marketers must handle different regional consumer segments carefully due to the differing responses of consumers in Hanoi and Ho Chi Minh City.

Keywords: Consumer Ethnocentrism, National Identity, Consumer Cosmopolitanism, Social Identity Theory, Moderating Variable

 

Nguyễn Quốc Anh

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM, Việt Nam

Tăng Mỹ Sang[1]

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính, TP.HCM, Việt Nam

Ngày nhận: 30/10/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 28/02/2024; Ngày duyệt đăng: 29/02/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.102023.1093

 

Tóm tắt

Bài viết được thực hiện nhằm tìm hiểu vai trò của lãnh đạo cấp cao đối với hành vi ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, khảo sát 350 người lao động đang làm việc tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình SEM, được xử lý qua hai bước bằng phần mềm Smart PLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuẩn chủ quan, thái độ, sự ủng hộ của tổ chức, sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao, nhận thức kiểm soát hành vi có tác động trực tiếp đến ý định hành vi ngân hàng xanh của người lao động. Ý định hành vi có tác động trực tiếp đến hành vi ngân hàng xanh của người lao động. Kết quả nghiên cứu cũng xác nhận vai trò trung gian của ý định hành vi đối với tác động của thái độ, chuẩn chủ quan, sự ủng hộ của tổ chức, sự ủng hộ của lãnh đạo cấp cao đến hành vi xanh của người lao động. Từ đó, bài viết đề xuất một số hàm ý quản trị cho các lãnh đạo tại các ngân hàng. Bài viết đã góp phần làm rõ hành vi xanh của người lao động tại các ngân hàng Việt Nam, làm phong phú thêm kết quả nghiên cứu cho chủ đề này.

Từ khóa: Chuẩn chủ quan, Hành vi, Lãnh đạo, Ngân hàng xanh, Thái độ

THE ROLE OF LEADERSHIP IN GREEN BANKING BEHAVIOR AT VIETNAM COMMERCIAL BANKS

Abstract

This article aims to understand the role of senior leaders in green banking behavior at Vietnamese commercial banks. The article uses quantitative research methods, surveying 350 workers working at Vietnamese commercial banks. The research model is an SEM model, processed in two steps using Smart PLS software. Research results show that subjective norms, attitudes, organizational support, senior leadership support, and perceived behavioral control have a direct impact on people's green banking behavioral intention. The behavioral intention has a direct impact on employees' green banking behavior. The research results also confirm the mediating role of behavioral intention on the impact of attitudes, subjective norms, organizational support, and senior leader support on the green behavior of employees. Then, the research proposes some management implications for leaders at banks. The article has contributed to clarifying the green behavior of employees at Vietnamese banks, enriching research results on this topic.

Keywords: Subjective norms, Behavior, Leadership, Green banking, Attitudes

 

Lê Thanh Tiệp[1]

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngày nhận: 26/12/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 29/01/2024; Ngày duyệt đăng: 06/02/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.122023.1105

Tóm tắt

Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích tác động của yếu tố trách nhiệm xã hội đối với yếu tố phát triển bền vững của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành sản xuất lương thực, thực phẩm tại vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn kiểm định vai trò trung gian của chuyển đổi năng lượng tái tạo và hành vi ủng hộ môi trường trong mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển bền vững. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập qua khảo sát từ 412 giám đốc điều hành và quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách trực tiếp gửi phiếu khảo sát hoặc gián tiếp thông qua Google Form. Dữ liệu sau đó được phân tích theo mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến năng lượng tái tạo, ủng hộ môi trường và phát triển bền vững doanh nghiệp; ủng hộ môi trường tác động cùng chiều đến năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ ra rõ hơn về tác động của trách nhiệm xã hội đối với phát triển bền vững thông qua sự trung gian của năng lượng tái tạo và ủng hộ môi trường. Những kết quả này có thể làm cơ sở cho quyết định chiến lược và thực hiện chính sách có hiệu quả trong bối cảnh kinh doanh hiện nay.

Từ khoá: Trách nhiệm xã hội, Chuyển đổi năng lượng tái tạo, Hành vi ủng hộ môi trường, Phát triển bền vững của doanh nghiệp, Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY IN PROMOTING SUSTAINABLE DEVELOPMENT: CONTRIBUTIONS OF PRO-ENVIRONMENTAL BEHAVIOR AND RENEWABLE ENERGY TRANSITION IN FOOD MANUFACTURING ENTERPRISES IN SOUTHEAST VIETNAM

Abstract

This study focuses on analyzing the impact relationship of the Social Responsibility factor on the sustainable development factor of small- and medium-sized enterprises (SMEs) in the food industry in the Southeast region, Vietnam. In addition, the study also tests the mediating role of renewable energy conversion and pro-environmental behavior in the relationship between corporate social responsibility and sustainable development. Survey data were collected from 412 executives and middle managers at small- and medium-sized enterprises by directly submitting surveys or indirectly through Google Forms. The Structural Equation Modeling was employed to analyze the data. Research results show that corporate social responsibility has a positive impact on renewable energy, pro-environmental behavior and sustainable development; the pro-environmental behavior impacts in the same direction as renewable energy. Besides, the research shows more clearly the impact of corporate social responsibility on sustainable development through the mediation of renewable energy and pro-environmental behavior. These results can serve as a basis for strategic decisions and effective policy implementation in the current business context.

Keywords: Corporate Social Responsibility, Pro-Environmental Behavior, Transition To Renewable Energy, Corporate Sustainable Development, Small- And Medium-Sized Enterprises

 

Bùi Duy Linh[1]

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

 

Ngày nhận: 16/06/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 05/12/2023; Ngày duyệt đăng: 17/12/2023

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.062023.1069

 

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô quốc gia (lạm phát, lãi suất, cán cân thương mại, chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ giá) và các nhân tố vĩ mô toàn cầu (giá dầu, giá vàng, thị trường cổ phiếu quốc tế) đối với chỉ số giá cổ phiếu VNIndex từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 3 năm 2023. Sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL), kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số VNIndex chịu tác động chính bởi chỉ số VNIndex tháng liền trước. Ngoài ra, chỉ số này cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như lạm phát, cán cân thương mại, lãi suất, giá dầu, giá vàng và thị trường cổ phiếu thế giới. Trong khi đó, ảnh hưởng của chỉ số sản xuất công nghiệp và tỷ giá đối với chỉ số VNIndex là không đáng kể. Nghiên cứu này có ý nghĩa với các nhà đầu tư trong dự báo thị trường và các nhà quản lý trong hoạch định chính sách nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.

Từ khoá: Giá dầu, giá vàng, lạm phát, lãi suất, VNIndex

 

IMPACT OF NATIONAL AND GLOBAL MACROECONOMIC FACTORS ON VIETNAMESE STOCK PRICES

Abstract

The objective of this study is to examine the influence of both national macro factors (including inflation, interest rates, trade balance, industrial production index, and exchange rates) and global macro factors (such as oil price, gold price, and international stock market performance) on the Vietnamese stock price index from January 2010 to March 2023. Utilizing the autoregressive distributed lag (ARDL) model, the research results indicate that the VNIndex is primarily influenced by its own previous month's value. Additionally, this index is affected by other factors including inflation, trade balance, interest rates, oil prices, gold prices, and global stock market trends. However, the influence of the industrial production index and exchange rate on the VNIndex appears to be insignificant. This research holds significance for investors seeking market forecasting insights and policymakers aiming to develop Vietnam's stock market.

 

Keywords: Oil price, gold price, inflation, interest rates, VNIndex

 

Nguyễn Gia Hào[1]

Trường Đại học Ngoại thương CS II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Lê Thị Cẩm Ly

Trường Đại học Ngoại thương CS II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Nguyễn Nhật Đình

Trường Đại học Ngoại thương CS II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Châu Trường Đạt

Trường Đại học Ngoại thương CS II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thái Ngọc Mỹ Dung

Trường Đại học Ngoại thương CS II, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

 

Ngày nhận: 25/10/2023; Ngày hoàn thành biên tập: 05/02/2024; Ngày duyệt đăng: 15/02/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.102023.1092

Tóm tắt: Nhằm đưa ra hướng phát triển bền vững cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, bài nghiên cứu áp dụng mô hình FGLS để kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đối với mức độ tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành sản xuất tại Việt Nam. Kết quả cho thấy hầu hết các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp. Các yếu tố bên trong đưa ra các góc nhìn mới và đi ngược lại với giả thuyết trước đó về hiệu quả kinh tế. Các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh, có ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp. Kết quả này sẽ đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó, phát triển các chiến lược kinh doanh phù hợp và góp phần vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Từ khóa: Năng suất tổng thể, TFP, Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Ngành sản xuất Việt Nam, Năng suất doanh nghiệp

IMPACT OF INTERNAL AND EXTERNAL FACTORS ON TOTAL FACTOR PRODUCTIVITY GROWTH RATE OF SMALL- AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES IN VIETNAM

Abstract: To provide sustainable development directions for SMEs in Vietnam and the Vietnamese economy, the paper applies the FGLS model to test the influence of internal and external factors on small- and medium-sized enterprises in the manufacturing sector in Vietnam Research results show that most internal and external factors affect Total Factor Productivity growth. The internal factors have a new point and go against the hypothesis about economic efficiency that has been set. External factors, especially competitors, greatly influence Total Factor Productivity growth. This research result contributes to better understanding of the factors that affect the Total Factor Productivity growth of SMEs in order to develop appropriate product and business strategies and contribute to the country’s economic growth.

Keywords: Total Factor Productivity, TFP, Small- and Medium-Sized Enterprises, Vietnamese Manufacturing Sector, Firm Productivity