Sidebar

Magazine menu

27
T7, 04

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ SỐ 149

Nguyễn Lan Phương
Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam
Nguyễn Quang Đồng
Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam
Ngày nhận: 01/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 30/08/2022; Ngày duyệt đăng: 06/09/2022

Tóm tắt: Dữ liệu cá nhân xuyên biên giới đã trở thành một vấn đề chính trị-pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong xã hội số. Chính sách và pháp luật về bảo vệ loại dữ liệu này vừa phải đáp ứng mục tiêu an toàn thông tin, an ninh quốc gia vừa phải đảm bảo nhu cầu giao thương để phát triển kinh tế-xã hội, không nhu cầu nào triệt tiêu nhu cầu nào. Dựa trên phương pháp tổng hợp và so sánh, nhóm tác giả nghiên cứu thực trạng xây dựng pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới của các quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới gồm Liên minh Châu Âu (EU), Trung Quốc, Singapore và Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới của Việt Nam dựa trên trách nhiệm giải trình thay vì cách tiếp cận cấp phép như Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (bản công bố ngày 09/02/2021).
Từ khóa: Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới, Quyền riêng tư, Thương mại và kinh doanh quốc tế

CROSS-BORDER PERSONAL DATA PROTECTION: CURRENT SITUATION AND LEGAL RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM

Abstract: Cross-border personal data have become a political-legal issue of great significance in digital society. Policies and laws on data protection need to meet on the one hand the goal of information security which is a part of national security, and the other hand the trading activities for socio-economic development. Applying the comparative method, we study the approaches of legislation and regulations in cross-border personal data protection in different countries/ regions around the world including the European Union (EU), China, Singapore and Vietnam. As a result, we recommend that the accountability approach is appropriate for Vietnam in cross-border personal data protection legislation instead of licensing like the Draft Decree on personal data protection (published on February 9, 2021).
Keywords: Personal Data Protection, Cross-Border Personal Data Protection, Privacy Rights, International Trade And Business

Đọc full PDF tại:  BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN XUYÊN BIÊN GIỚI: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM