Sidebar

Magazine menu

14
T5, 11

Tạp chí KTĐN số 113

M&A TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM

Nguyễn Hồng Quân[1]

Tóm tắt

Trong thời gian vừa qua, ở Việt Nam, hoạt động M&A đang diễn ra một cách sôi động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Gần đây, các thương hiệu thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam đang lần lượt rơi vào tay các đại gia trong làng TMĐT với các tên tuổi lớn như Alibaba, MOL hay Trancent thông qua các thương vụ M&A (Sáp nhập & Mua lại) điều này vừa tạo ra cơ hội và thách thức cho lĩnh vực TMĐT của Việt Nam trong thời gian tới. Bài nghiên cứu sẽ tổng hợp lý thuyết về hệ sinh thái TMĐT, thống kê, phân tích tình hình M&A trong lĩnh vực TMĐT của các thương hiệu Việt Nam sở hữu (trong khoảng 5 năm gần đây) đặt trong bối cảnh M&A xuyên biên giới (thương vụ M&A nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài) để thấy rõ những cơ hội và thách thức đặt ra cho hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam trong thời gian tới nhằm đưa ra một số kiến nghị để thiết lập hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam và tạo dựng một nền tảng vững chắc cho TMĐT của Việt Nam trước bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Từ khóa: Thương vụ M&A, Sáp nhập & Mua lại, Hệ sinh thái thương mại điện tử, Thương hiệu thương mại điện tử, Việt Nam

Abstract:

Mergers & Acquisitions (M & A) activity has been happening in Vietnam in recent years in many fields and business sectors. Recently, Vietnam's e-commerce brands are acquired by big company such as Alibaba, MOL or Trancent through M & A deals. This has created opportunities and challenges for e-commerce ecosystem of Vietnam in the coming time. The research will synthesize the theory of e-commerce ecosystem, statistics, analysis of M & A situation in e-commerce sector of Vietnam’s enterprises (in recent 5 years) in the context  of cross-border M&A to clearly see the opportunities and challenges posed to the e-commerce ecosystem of Vietnam some recommendations to build e-commerce ecosystem of Vietnam to create a solid foundation for e-commerce of Vietnam in the context of the 4.0 Industrial Revolution.

Keywords: M & A deals, e-commerce ecosystem, e-commerce brand, Vietnam’s e-commerce Brands Vietnam

  1. Đặt vấn đề

Sau hơn 20 năm kể từ khi Internnet được sử dụng ở Việt Nam, hoạt động TMĐT của Việt Nam đã trải qua những giai đoạn tiền đề và đang chuyển sang giai đoạn mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đang diễn ra đó chính là các thương hiệu TMĐT của Việt Nam đang dần rơi vào tay các doanh nghiệp TMĐT lớn đến từ nước ngoài thông qua nhiều phương thức M&A khác nhau. Điều này đã tạo những cơ hội và thách thức vô cùng lớn đối với hoạt động TMĐT của Việt Nam trong thời gian tới. Một mặt các thương hiệu của Việt Nam có cơ hội để tiếp tục phát triển nhờ sức mạnh về tài chính, kinh nghiệm quản lý của các thương hiệu lớn và có cơ hội mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu, tuy nhiên, một lượng tài sản lớn đã rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài[2]. Thêm vào đó, sau M&A nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tái đầu tư một cách có hiệu quả thì thị trường TMĐT Việt Nam là sân chơi của các doanh nghiệp lớn đến từ nước ngoài và chịu sự tri phối của họ. Bài nghiên cứu sẽ làm rõ hơn những cơ hội và thách thức của hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam trên cơ sở phân tích hiện trạng M&A thông qua các thương vụ M&A trong TMĐT tiêu biểu ở Việt Nam từ đó đưa ra được một số đề xuất nhằm thiết lập hệ sinh thái TMĐT ở Việt Nam trong thời gian tới.

  1. Hệ sinh thái thương mại điện tử

Xuất phát từ lĩnh vực sinh học, thuật ngữ “hệ sinh thái” đang được sử dụng sang cả lĩnh vực kinh doanh và thương mại như một khái niệm thể hiện sự thống nhất và toàn diện có ý nghĩa nền tảng của hệ thống (Mirva Peltoniemi, 2004). “Hệ sinh thái kinh doanh’’ đã được (James Moore, 1993) đề cập trong tác phẩm (Predators and Prey: A new Ecology of competition), tiếp cận dưới góc độ khởi nghiệp, bao gồm 4 giai đoạn phát triển: ra đời (birth), mở rộng (Expansion), dẫn dắt (Leadership) và tự đổi mới (Self-Renewal). Khái niệm này được (Gajen Kandiah Sanjiv Gossain, 1998) phát triển thêm và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc cung cấp thông tin, hàng hóa và dịch vụ, sử dụng Internet và công nghệ thông tin. Tạo ra giá trị giúp doanh nghiệp có thể phân biệt so với đối thủ cạnh tranh và là phương tiện để kết nối với khách hàng, công nghệ thông tin cung cấp sự liên kết, hỗ trợ việc tạo ra các hệ sinh thái kinh doanh mới. Từ những quan điểm này, hệ sinh thái TMĐT cũng được tạo lập và hình thành như một hệ sinh thái kinh doanh mới. Hệ sinh thái TMĐT được tiếp cận ở hai góc độ là doanh nghiệp TMĐT và ngành TMĐT, (Qiang Zhang, 2018) đã đề cập tới vấn đề hệ sinh thái của Taobao một thương hiệu của Alibaba thông qua việc nghiên cứu tình huống xem xét liên kết đạo đức khi chính thức hóa hệ sinh thái kinh doanh cơ bản. Hệ sinh thái tiếp cận dưới góc độ ngành TMĐT sẽ rộng hơn bao gồm cả hệ sinh thái của doanh nghiệp thương mại điện tử đặt trong một hệ thống tổng thể. Trong nghiên cứu này, hệ sinh thái TMĐT được tiếp cận dưới góc độ ngành TMĐT.

Hệ sinh thái thương mại điện tử có thể được hiểu là không gian tương tác và kết hợp giữa các tác nhân, chủ thể, mô hình, được thiết lập thông qua các cơ chế vận hành, chính sách hoạt động, trật tự nhằm đảm bảo cung ứng giá trị một cách hiệu quả giữa các thành phần trong hệ sinh thái dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và các trao đổi dữ liệu điện tử được thiết lập. (Nguyễn Văn Hồng, 2013) hệ sinh thái thương mại điện tử gồm có bốn cấu phần chính: (1) Yếu tố con người bao gồm: Nhận thức, văn hóa, tập quán đây là những yếu tố quan trọng nhất tri phối toàn bộ những yếu tố khác và quyết định sự thành công của hệ sinh thái thương mại điện tử. (2) Xã hội: quy định pháp luật, thuế, các vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,...đây là những quy định, cơ chế, chính sách có ý nghĩa điều chỉnh các hoạt động thương mại điện tử và đưa ra “luật chơi chung’’ cho hệ sinh thái; (3) Nền tảng công nghệ thông tin (ICT): các phương tiện điện tử, internet, thiết bị điện tử, giá cả và chi phí sử dụng, vận hành. Đây là yếu tố quy định tính chất của hệ sinh thái và giúp cho hệ sinh thái vận hành một cách hiệu quả. Nền tảng công nghệ thông tin sẽ quyết định cơ chế kết nối và chia sẻ thông tin và các hoạt động giữa các tác nhân trong hệ sinh thái; (4) Các ứng dụng và dịch vụ: mua bán, đấu thầu, sàn giao dịch, quảng cáo, hợp đồng và thanh toán trực tuyến. Trên cơ sở ba yếu tố nền tảng, các dịch vụ và ứng dụng trong hệ sinh thái được xây dựng và hình thành nhằm tạo ra giá trị thực sự của hệ sinh thái. Các dịch vụ và ứng dụng này cung cấp giá trị cho khách hàng và tương tác với nhau để tạo ra giá trị gia tăng cho hệ sinh thái thương mại điện tử.

Hình 1: Ngôi nhà Thương mại điện tử

Nguồn: Giáo trình TMĐT căn bản, năm 2013

Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ trên thì hệ sinh thái thương mại điện tử còn nhiều tác nhân chưa được đề cập đến. Cần nhìn nhận hệ sinh thái thương mại điện tử dưới góc độ giá trị, thông tin, tính liên kết và sự hợp nhất đặt trong mối quan hệ hữu cơ với liên kết ngành. Dưới góc độ này, hệ sinh thái thương mại thương mại điện tử được thể hiện ở Hình 2 gồm hai phần chính:

Hình 2: Hệ sinh thái thương mại điện tử

Chính phủ điện tử

Hạ tầng trong TMĐT

Ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ

Ứng dụng trong TMĐT

Ngân hàng, tài chính và logistisc

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, năm 2018

- Cấu phần tương tác, bao gồm: cổng mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, logistics điện tử, dịch vụ kinh doanh trực tuyến, truyền thông điện tử, mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến. Đây là những nhân tố thực hiện hoạt động cung ứng giá trị định hướng tới khách hàng và có sự tương tác, liên kết, hợp nhất với nhau trong cùng hệ sinh thái.

- Cấu phần nền tảng, bao gồm: Chính phủ điện tử, hạ tầng trong thương mại điện tử, ứng dụng trong thương mại điện tử, ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ và ngân hàng, tài chính và logistics. Mặc dù đây là những yếu tố tác động gián tiếp tới việc cung ứng giá trị cho khách hàng nhưng lại là những yếu tố nền tảng quan trọng để hình thành nên các yếu tố khác.

Góc độ tiếp cận của bài viết dựa trên những phân tích về hệ sinh thái thương mại điện tử ở Hình 2. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian, dữ liệu tiếp cận và khả năng nghiên cứu nên tác giả sẽ chỉ tập trung vào cấu phần tương tác của hệ sinh thái TMĐT tương ứng với các thương vụ M&A của các thương hiệu TMĐT thuộc các lĩnh vực khác nhau.

  1. Đặc điểm M&A trong thương mại điện tử

Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions – M&A) là một lĩnh vực tương đối mới mẻ ở Việt Nam và đang thu hút sự quan tâm của các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu.

Theo Ðiều 29 Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 06 năm 2018 của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiêp[3]. Nguyên tắc cơ bản của M&A đó là tạo ra giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được. Nói cách khác, M&A liên quan đến vấn đề sở hữu, thực thi quyền sở hữu để làm thay đổi và tạo ra giá trị mới cho cổ đông.

Hầu hết, tất cả các thương vụ M&A trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều được nhận định là tạo ra giá trị cộng hưởng (synergy) và lợi ích đa chiều, nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị DN sau M&A được nâng cao.

Lĩnh vực TMĐT là một lĩnh vực có nhiều yếu tố đặc thù nên hoạt động M&A trong lĩnh vực này cũng mang nhiều nét đặt trưng riêng và phụ thuộc vào các thương hiệu TMĐT trong quá trình M&A. Đặc điểm của các thương vụ M&A trong TMĐT thể hiện ở một só khía cạnh như: (1) gắn với yếu tố công nghệ và internet; (2) Đòi hỏi đầu tư lớn, cần đến sự tham gia của các quỹ đầu tư; (3) Sức lan tỏa nhanh, rộng trên phạm vi toàn cầu; (4) Khả năng liên kết thương hiệu trong M&A rất thấp; (5) Hình ảnh thương hiệu thường gắn nhiều với dịch vụ

  1. Tình hình M&A trong hệ sinh thái thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian qua

Hoạt động M&A ở Việt Nam thực sự sôi động trong khoảng 10 năm gần đây khi hành lang pháp lý có liên quan đến hoạt động này được hoàn thiện. Trong khoảng 10 năm trở lại đây (2007-2017) có khoảng 4.000 thương vụ M&A lớn nhỏ đã được thực hiện với tổng giá trị khoảng 48,8 tỷ USD (điển hình năm 2017 đã đạt con số 10,2 tỷ USD). Điều đáng chú ý là hoạt động M&A đã phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng, quy mô mà đây thực sự là kênh huy động vốn mới hiệu quả trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động M&A cũng đã góp phần nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam[4].

* Lĩnh vực M&A chủ yếu trong TMĐT

Không nằm ngoài xu thế đó, trong khoảng 5 năm gần đây, các thương vụ M&A trong TMĐT đang có chiều hướng tăng lên cả về số lượng và giá trị các thương vụ. Có thể thấy rằng, trong lĩnh vực TMĐT hoạt động M&A chủ yếu bị tri phối bởi các thương hiệu lớn đến từ nước ngoài như Nhật, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore, điển hình cho những tên tuổi đó là Alibaba (Trung Quốc), JC.com (Tancent – Đài Loan), MOL (Malaysia). Điều này cũng không quá bất ngờ khi chiến lược phát triển của các thương hiệu này đều nhắm tới Việt Nam vốn là một quốc gia có dân số cao và “dân số vàng trong mua sắm trực tuyến’’. Các thương vụ M&A trong TMĐT ở Việt Nam tập trung vào các cấu phần quan trọng trong hệ sinh thái TMĐT.

- Thương vụ M&A tập trung vào thanh toán điện tử

Các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT chủ yếu tập trung vào các dịch vụ như thanh toán trực tuyến, việc làm trực tuyến và một số dịch vụ khác ít nhận được sự quan tâm. Thanh toán trực tuyến vẫn là những ưu tiên M&A của các thương hiệu TMĐT đến từ nước ngoài để các thương hiệu này có thể kiểm soát được người dùng cũng như nhanh chóng tiếp cận với các phương tiện thanh toán vốn đã được thiết lập sẵn từ các chủ đầu tư của Việt Nam, số thương vụ này chiếm tới 41% trong tổng số các thương vụ M&A trong TMĐT trong vòng năm năm qua. Chính những thương vụ M&A này đã tiếp thêm cho sự phát triển của mảng dịch vụ Fintech[5] ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Các thương hiệu lớn trong lĩnh vực thanh toán điện tử của Việt Nam lần lượt rơi vào tay của các thương hiệu lớn đến từ nước ngoài điển hình như: Nganluong.vn đã bị thâu tóm bởi MOL[6] hay Bảo Kim (của Vật giá) cũng bị thâu tóm bởi  Credit Saison, Golden Gate Ventures và GMO Global Payment Fund bên cạnh đó các ví điện tử Momo hay 1Pay cũng bị thâu tóm ngay khi các thương hiệu này đạt được số lượng khách hàng sử dụng khả quan. Điều này đã đặt ra cho hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam một thách thức rất lớn khi các mô hình TMĐT của Việt Nam lại phải “sống cộng sinh’’ cùng với các thương hiệu “ngoại lai’’ một cách đầy may rủi.

Bảng 1: Số liệu thống kê các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT điển hình tại Việt Nam từ 2013-2017

Năm

Thương hiệu thâu tóm

Thương hiệu bị thâu tóm

Lĩnh vực

Phương thức M&A

Giá trị

2017

Telenor đến từ Na Uy

Chotot.com

Rao Vặt

M[7]

110 triệu USD

2017

FPT

Intellinet

Internet (Mỹ)

M

100%

2017

JD.com (TQ)

Tiki

Bán hàng trực tuyến

M

100%

2017

True Money

1Pay

Thanh toán điện tử

A[8]

40%

2016

UTC Investment của Hàn Quốc

VNPT Epay

Thanh toán điện tử

A

62,25% (542 tỷ đồng)

2016

 Softpay Mobile (Singapore)

Vietnam MPOS Technology (Peosoft)

Thanh toán điện tử

A

n/a

2016

En-Japan

Vietnamworks

 

Việc làm trực tuyến

M

100%

2016

Alibaba (Temasek)

Lazada

Bán hàng trực tuyến

M

100% (1 tỷ USD)

2016

Central Group

Zalora (Robins)

Bán hàng trực tuyến

M

100% (10 triệu USD)

2016

JD.com

Shopee(40% của Tancent)

Bán hàng trực tuyến

A

n/a

2016

SCPE và Goldman Sachs

Momo

Thanh toán điện tử

A

PE

2016

Credit China FinTech Holdings Limited

Amigo Technologies

Tài chính điện tử

A

51%

2014

FPT

123mua

Bán hàng trực tuyến

M

100%

2013

Sumitomo

Kusto (MobiVi)

Thanh toán điện tử

A

n/a

2013

MOL Access Portal Sdn. Bhd (MOL)

Nganluong.vn

Thanh toán điện tử

A

50%

2013

Nhommua

Cungmua

Groupon

M

100%

2013

Credit Saison, Golden Gate Ventures và GMO Global Payment Fund

Bảo Kim

Thanh toán điện tử

A

25%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn MAF[9], năm 2018

- M&A đối với cổng mua bán trung gian trực tuyến

Các thương vụ M&A trong mảng bán hàng trực tuyến chiếm tới 30% và các công ty thực hiện hoạt động thâu tóm này đến từ các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ truyền thống hoặc trực tuyến điển hình là Alibaba (Trung Quốc) và Central Group (Thái Lan) nhằm thâm nhập thị trường bán lẻ của Việt Nam thông qua việc loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc tiếp tục thúc đẩy thương hiệu mục tiêu thông qua kế hoạch hội nhập với thương hiệu thâu tóm. Các thương hiệu mục tiêu lần lượt là các thương hiệu hàng đầu trong hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam như Lazada, Zalora, Tiki, Shopee, Chợ Tốt và nhiều thương hiệu khác cũng đang là mục tiêu của các thương vụ thâu tóm đến từ các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn của nước ngoài. Lazada là thương hiệu điển hình nhất khi Alibaba đã chi ra 2 tỷ USD để thực hiện thành công thương vụ M&A, tiếp theo đó, Alibaba tiếp tục đầu tư 2 tỷ USD vào năm 2018 để tiếp tục bù lỗ và phát triển hoạt động của Lazada tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á.

  • Quy mô M&A trong lĩnh vực TMĐT

Các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam thưc hiện trong thời gian vừa qua đều là những thương vụ có giá trị rất khác nhau, thấp nhất được công bố là 10 triệu USD (Central Group thâu tóm Zalora) và cao nhất có thương hiệu được thâu tóm lên tới 1 tỷ USD (Alibaba thâu tóm Lazada). Sự khác biệt về giá trị này đều dựa vào nhiều yếu tố của cả 2 bên tham gia trong các thương vụ M&A, chủ yếu dựa vào mục tiêu thâu tóm, thị phần chiếm lĩnh, lượng khách hàng, tiềm năng phát triển (dung lượng thị trường), lĩnh vực kinh doanh, mức độ nổi tiếng của thương hiệu,...Ngoại trừ một số thương hiệu thâu tóm lớn trong làng TMĐT như Alibaba, JC.com, Central Group, FPT thường tiến hành thâu tóm ở quy mô toàn bộ doanh nghiệp, còn lại các thương hiệu khác đều ở mức tỷ lệ cổ phần từ 25% đến 65%. Bên cạnh đó, quá trình thâu tóm của các doanh nghiệp này cũng được thực hiện thâu tóm từng bước và với tỷ lệ cổ phần từ nhỏ đến lớn.

Biểu đồ 1: Các thương vụ M&A trong TMĐT phân bổ theo lĩnh vực năm 2013-2017

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn MAF, năm 2018

* Hình thức thâu tóm trong M&A TMĐT

Trong các thương vụ M&A ở Việt Nam dựa trên hình thức sở hữu cổ phần và phương thức chuyển nhượng có thể phân loại thành: A (mua lại), M (sáp nhập), PE (Phát hành riêng lẻ), IPO (Chào bán lần đầu ra công chúng), T (chuyển nhượng). Hầu hết các thương vụ M&A trong TMĐT đều được tiến hành theo hai phương thức là Sáp nhập (47%) và Mua lại (53%). Các hình thức khác không được các doanh nghiệp thâu tóm thực hiện bởi lẽ sự tham gia của các doanh nghiệp TMĐT của Việt Nam trên thị trường chứng khoán là rất hạn chế (do quy mô hoạt động còn nhỏ). Thêm vào đó, các thương hiệu thương mại điện tử của Việt Nam đều có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm đối với các dự án trải qua giai đoạn đầu khởi nghiệp. Việc tiến hành thâu tóm dưới hai hình thức này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp TMĐT nước ngoài thâm nhập vào thị trường TMĐT Việt Nam dần tiếp cận với thói quen và phong cách tiêu dùng mới thông qua các phương tiện điện tử.

* Các thương hiệu sau M&A đều không có sự thay đổi về hình ảnh thương hiệu

Hầu hết các thương hiệu TMĐT mục tiêu sau M&A đều không có sự thay đổi về hình ảnh thương hiệu do mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp thâu tóm, đặc trưng của thị trường và đặc điểm của thương hiệu trực tuyến. Trong số 15 thương vụ của các doanh nghiệp nước ngoài tại Bảng 1 thì có tới 14 thương vụ vẫn giữ nguyên mô hình thương hiệu như ban đầu, chỉ có thương hiệu Zalora được thâu tóm bởi Central Group là biến mất khỏi thị trường và thay thế vào đó là thương hiệu Robins.com. Việc loại bỏ thương hiệu này sau M&A cũng là kế hoạch chiến lược của Central Group do hai thương hiệu này đều có chung định vị trong cùng mặt hàng và phân khúc thị trường. Sự thay đổi lớn nhất của các thương hiệu mục tiêu sau M&A là gia tăng dịch vụ và phát triển người dùng bằng sự đầu tư tài chính mạnh từ các thương hiệu thâu tóm, hầu hết hình ảnh nhận diện thương hiệu của các thương hiệu sau M&A không có sự thay đổi từ nhãn hiệu, logo, tên miền, giao diện website và các yếu tố khác.

  • Không có nhiều khả quan về lợi nhuận sau M&A

Mặc dù các thương hiệu mục tiêu có nhiều sự thay đổi trong phong cách quản lý, phát triển dịch vụ và sự tăng trưởng về doanh thu nhưng hiệu qua thực tế thông qua chỉ số về lợi nhuận đều không có gì khả quan. Hầu hết các thương hiệu đều ghi nhận các khoản lỗ lũy kế ở mức cao và luôn được sự đầu tư tài chính từ các doanh nghiệp thâu tóm. Kết quả cụ thể thông qua Biều đồ 2 dưới đây đối với một số thương hiệu TMĐT hàng đầu ở Việt Nam đã khẳng định rõ điều này.

Biểu đồ 2: Số lỗ lũy kế qua các năm của một số thương hiệu TMĐT lớn tại Việt Nam sau M&A

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Nguồn: Tác giả tổng hợp tử báo cáo tài chính của các thương hiệu trên, năm 2018

Theo đó, đối với thương hiệu Lazada, đến cuối năm 2016 lỗ lũy kế của trang thương mại điện tử này đạt gần 2.743 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty chỉ có 15 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn hoạt động chủ yếu đến từ nợ vay. Theo báo cáo tài chính, pháp nhân của Lazada đang ghi nhận gần 1.500 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và gần 1.400 tỷ nợ vay dài hạn tính tới cuối năm 2016. Trong khi đó, đầu năm 2018, Alibaba đã đầu tư 2 tỷ USD bên cạnh số vốn 2 tỷ USD để sở hữu 83% cổ phần của Lazada vào năm 2017. Tiếp đó là thương hiệu Shopee là thương hiệu do Ganera – Nhà cung cấp nền tảng Internet hàng đầu Singapore đầu tư (nay là SEA). Năm 2016 khi mới tham gia thị trường, Shopee chỉ lỗ hơn 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2017, khoản lỗ gia tăng lên hơn 600 tỷ đồng. Thêm vào đó, sau 7 năm hoạt động, Tiki lỗ lũy kế gần 600 tỷ đồng. Doanh thu của Tiki trong năm 2016 đạt gần 62,4 tỷ đồng, gấp 6 lần năm 2015. Tuy nhiên, sàn thương mại điện tử này chịu lỗ gần 179 tỷ đồng trong năm này do chi phí bán hàng quá lớn, cũng giống như các thương hiệu lớn khác, Tiki được hậu thuẫn lớn từ VNG và tiếp tục được đầu tư góp vốn của JD.com (thuộc Tencent Đài Loan). Sendo đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng. Trang thương mại điện tử này đã huy động hơn 400 tỷ đồng trong hai năm 2015-2016. Tuy vậy, kế hoạch chi tiêu của Sendo có phần khiêm tốn hơn so với những đối thủ khi chỉ báo lỗ 60 tỷ đồng trong năm 2015 và 136 tỷ trong năm 2016. Đến cuối năm này, Sendo lỗ lũy kế gần 230 tỷ đồng. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu của công ty này vẫn còn hơn 227 tỷ nhờ khoản thặng dư do phát hành cổ phần năm 2016.

  1. Cơ hội và thách thức cho hệ sinh thái thương mại điện tử ở Việt Nam

* Cơ hội cho hệ sinh thái thương mại điện tử ở Việt Nam

Thứ nhất, cuộc Cách mạng 4.0 đang được định hình và tạo ra cơ hội cho lĩnh vực TMĐT của Việt Nam và hệ sinh thái TMĐT chuyển sang giai đoạn phát triển mới dựa trên nền tảng của cơ sở dữ liệu lớn (BigData), chuỗi khối liên kết (Blockchain), tự động hóa và Internet kết nối vạn vật (IoT). Trong khi Chính phủ đang có định hướng chiến lược cho sự tiếp cận và sẵn sàng thích ứng với Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 thì hệ sinh thái TMĐT là một cấu phần không thể tách rời khỏi định hướng chiến lược này.

Thứ hai, môi trường và chính sách khởi nghiệp của Việt Nam đang được chú trọng, hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đang dần được hình thành với nhiều cấu phần như: quỹ đầu tư, vườn ươm doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư,...tỷ lệ dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT và TMĐT là rất cao chiếm khoảng 35%[10]so với các ngành còn lại. Đây là một cơ hội rất tốt cho hệ sinh thái TMĐT Việt Nam được hình thành và phát triển.

Thứ ba, công nghệ và dịch vụ được mở rộng phát triển sau M&A: Sau M&A, các thương hiệu thâu tóm sẽ tiến hành hội tụ công nghệ và các ứng dụng nền tảng với thương hiệu mục tiêu và thông qua đó thực hiện mục tiêu chiến lược của mình tại thị trường nước sở tại và các thị trường mà thương hiệu mục tiêu đang hoạt động. Các dịch vụ mới và dịch vụ gia tăng đã được triển khai rất đa dạng tại các mô hình thanh toán trực tuyến của Nganluong.vn, Baokim.vn hay ví điện tử Momo. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái TMĐT Việt Nam có cơ hội để hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử và các mô hình thương mại điện tử.

Thứ tư, thị trường và khách hàng được mở rộng và tăng cường: Sau khi M&A, các thương hiệu thâu tóm luôn có sự đầu tư cả về tài chính, công nghệ quản lý và công nghệ thông tin cho thương hiệu mục tiêu nhằm tiếp tục mở rộng thị trường và gia tăng số lượng khách hàng. Có được kinh nghiệm, công nghệ và thị trường có sẵn của thương hiệu thâu tóm sẽ là điều kiện thuận lợi để cho các thương hiệu mục tiêu tiếp tục phát triển sau M&A.

Thứ năm, thu hồi được vốn đầu tư và tiếp tục đầu tư cho các mô hình mới. Trên thực tế, phần lớn các thương hiệu TMĐT của Việt Nam tiến hành M&A trong giai đoạn gặp khó khăn về tài chính hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm không tiếp tục đầu tư nữa. Lúc này, M&A được coi là giải pháp hợp lý để các nhà đầu tư Việt Nam thoái vốn một phần hoặc toàn bộ và tiếp tục triển khai đầu tư các dự án mới.

* Thách thức cho hệ sinh thái thương thương mại điện tử Việt Nam

Thứ nhất, hoạt động của các startup trong lĩnh vực TMĐT có tỷ lệ thất bại rất cao (chiếm tới 90%[11]), điều này dẫn tới sự lãng phí trong đầu tư và có thể khiến cho hệ sinh thái TMĐT và tạo tâm lý không tốt cho các nhà khởi nghiệp cùng ngành và khác ngành. Nguyên nhân của những thất bại này một mặt do tầm nhìn và định hướng cho dự án kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp còn hạn chế, bên cạnh đó, hạn chế về tài chính cũng là một nguyên nhân dẫn đến những thất bại này.

Thứ hai, hoạt động M&A chịu sự chi phối của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Hầu hết các thương vụ M&A ở Việt Nam đều được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn của nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan và đều hoạt động trong lĩnh vực TMĐT hoặc phân phối bán lẻ. Trong năm 2017, doanh thu bán lẻ TMĐT của Việt Nam đạt con số 5 tỷ USD nhưng chủ yếu tập trung vào các thương hiệu lớn đã bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp nước ngoài như Lazada, Shopee, Tiki, Zalora hay kể cả Sendo vốn là công ty thuộc sở hữu của FPT nhưng cũng chịu sự đầu tư gián tiếp từ JD.com thông qua VNG. Các thương hiệu còn lại như Vatgia.com, Chodientu.vn, Enbac.vn,...đều có doanh thu rất thấp. Điều ngày cho thấy sự tri phối của các doanh nghiệp thương mại điện tử của nước ngoài là rất lớn và gần như những doanh nghiệp này quyết định cuộc chơi trong hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam.

Thứ ba, một số hệ lụy sẽ xảy ra khi vận hành hệ sinh thái TMĐT. Khi các cấu phần quan trọng nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài, các quy định về luật pháp của Việt Nam sẽ không phải là cơ sở luật pháp duy nhất điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này. Những vấn đề như chuyển giá, thuế trong thương mại điện tử xuyên biến giới, rửa tiền trong TMĐT hay kiểm soát ngoại tệ, tài chính và tỷ giá hối đoái sẽ trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Việc khó kiểm soát được dòng hàng hóa, dòng tiền, dòng thông tin và dòng công nghệ sẽ khiến Việt Nam khó có thể đưa ra các quy định, cơ chế, chính sách và chiến lược sát với tình hình thực tế của thị trường. Hay nói một cách khác là Việt Nam sẽ khó có thể kiểm soát được hệ sinh thái TMĐT.

Thứ tư, hàng hóa, dịch vụ mua bán, trao đổi đa dạng hơn theo hướng ưu tiên theo chiến lược của công ty thâu tóm. Các cổng mua bán trung gian TMĐT vốn là kênh phân phối trực tuyến quan trọng để thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, các kênh phân phối trực tuyến này đã và đang rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài nên việc chào bán và quyết định chính sách bán hàng là do các công ty này quyết định. Các doanh nghiệp sản xuất và thương mại của Việt Nam sẽ gặp trở ngại trong tương lai khi không còn là sự lựa chọn ưu tiên để trưng bày hàng hóa như trước đây, chính họ sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu ngoại và có thể bị loại bỏ khỏi cuộc chơi khi không tuân thủ luật chơi mà các doanh nghiệp nước ngoài đề ra.

Thứ năm, hệ sinh thái TMĐT có thể bị phá vỡ và bị thâu tóm hoàn toàn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là nguy cơ lớn nhất mà hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam đang đối mặt. Cũng giống như hệ thống phân phối truyền thống, một khi điểm bán đã rơi vào tay các thương hiệu TMĐT lớn, hệ thống thanh toán điện tử cũng do họ thiết lập và duy trì, vận tải và giao nhận do họ kiểm soát và hệ thống thông tin trực tuyến của khách hàng đều nằm trong tay các doanh nghiệp TMĐT từ nước ngoài thì hệ sinh thái TMĐT vận hành ở Việt Nam lại chịu sự tri phối và điều khiển của các Tập đoàn TMĐT của nước ngoài. Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm trực tuyến đang có chiều hướng tăng lên điều đó đồng nghĩa với cơ hội bán hàng tăng lên, tuy nhiên, những hàng hóa nào được bày bán lại do các Tập đoàn này quyết định.

  1. Một số kiến nghị cho hệ sinh thái thương mại điện tử của Việt Nam trong thời gian tới

- Chính phủ cần xây dựng một chiến lược xây dựng và phát triển hệ sinh thái TMĐT trong thời gian tới bên cạnh kế hoạch tổng thế phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, kế hoạch này đang chỉ tập trung vào các vấn đề rất riêng lẻ mà chưa có sự liên kết giữa các cấu phần trong hệ sinh thái TMĐT. Cần phải xây dựng một hệ sinh thái riêng cho TMĐT Việt Nam bao gồm chợ thương mại điện tử, thanh toán điện tử, hậu cần điện tử (e-logistics), tài chính điện tử, …một cách bài bản.

- Nhà nước cần tạo cơ chế cho các doanh nghiệp TMĐT lớn tiếp tục đầu tư và phát triển thông qua việc thiết lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực TMĐT cùng với các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các mảng xây dựng hạ tầng cho TMĐT.

-  Phát động phong trào doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên chào bán trên các trang TMĐT của Việt Nam để tạo lập kênh TMĐT với các nhà cung cấp sản phẩm mang thương hiệu của người Việt với nguồn gốc xuất xứ và chất lượng đảm bảo. Các cơ quan xúc tiến thương mại cần mở rộng hơn công tác xúc tiến lên môi trường trực tuyến để khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam sử dụng những thương hiệu TMĐT của Việt Nam để giao dịch, đẩy mạnh và hiệu quả hóa các chiến dịch “ngày hội mua sắm trực tuyến – online Friday’’ gắn với các sản phẩm và thương hiệu của Việt Nam.

- Hiệp hội TMĐT và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình, ban hành chính sách nhằm kết nối hội viên, liên kết hội viên và trung gian để tạo lập hệ sinh thái thương mại điện tử của Việt Nam.

  1. Kết luận

Thứ nhất, M&A là cách thức ngắn nhất để các công ty TMĐT nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhằm triển khai các dịch vụ một cách nhanh chóng bằng việc tận dụng lợi thế của mô hình đã được xây dựng bởi các thương hiệu tại nước sở tại.

Thứ hai, không có nhiều sự thay đổi về mô hình thương hiệu của các thương hiệu trước và sau M&A do yếu tố thích nghi địa phương là một đòi hỏi tương đối cao trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam.

Thứ ba, các thương hiệu thâu tóm sử dụng đa dạng kênh tài chính để đầu tư (thông qua quỹ đầu tư, quỹ ủy thác), đầu tư trực tiếp, trực tiếp thâu tóm đối với các thương hiệu thương mại điện tử của Việt Nam.

Thứ tư, các thương hiệu sau M&A không có nhiều khởi sắc về lợi nhuận thu được mặc dù có sự đầu tư và hậu thuẫn lớn từ các thương hiệu thâu tóm. Điều này cho thấy, không phải cứ tiến hành M&A là có thể cải thiện được tình trạng hoạt động của các thương hiệu TMĐT ở Việt Nam.

Thứ năm, các thương vụ M&A là một phần chiến lược quan trọng để các thương hiệu thương mại điện tử lớn dần dần thâu tóm thị trường kinh doanh trực tuyến của Việt Nam.

Thứ sáu, các thương hiệu TMĐT của Việt Nam đang rơi vào tay các công ty TMĐT lớn của nước ngoài, hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam đang dần bị phá vỡ qua các thương vụ M&A của doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ bảy, hệ thống bản lẻ trực tuyến của Việt Nam cũng đang bị các doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát thông qua thương vụ M&A và là kênh điều dẫn cho dòng hàng hóa của nước ngoài chảy vào thị trường Việt Nam cả trực tuyến và ngoại tuyến.

Thứ tám, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào mảng thanh toán trực tuyến nhằm tạo lập hạ tầng cho TMĐT sau M&A.

Thứ chín, các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam rất ít và giá trị thương vụ cũng rất nhỏ (điển hình là FPT và Viettel).

Tài liệu tham khảo

  1. Khánh An (2018), Diễn đàn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A Việt Nam 2018): Điểm danh một loạt cơ hội đầu tư hấp dẫn, Báo đầu tư;
  2. Thế Hải (2017), Doanh thu thương mại điện tử đã cán mốc 5 tỷ USD, https://baodautu.vn/doanh-thu-thuong-mai-dien-tu-da-can-moc-5-ty-usd-d57264.html;
  3. James Mooretion (1993), Predators and Prey: A new Ecology of competition, Harvard Business Review;
  4. James Mooretion (1996), The Death of Competition: Leadership and Strategy in the Age of Business Ecosystems, Harvard Business Review;
  5. Gajen Kandiah Sanjiv Gossain (1998), Reinventing value: The new business ecosystem, Strategy & Leadership, Vol.26, Emerald Insight;
  6. Đinh Hiệp (2017), Startup Việt trước làn sáng Startup ngoại, Thời báo Kinh tế Sài gòn; https://www.thesaigontimes.vn/155416/Startup-Viet-truoc-lan-song-startup-ngoai.html;
  7. Nguyễn Văn Hồng (2013), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Hồng Đức;
  8. Mirva Peltoniemi (2004), Business ecosystem as the new approach to complex adaptive business environments, eBusiness research forum;
  9. Luật cạnh tranh (2018), https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-canh-tranh-345182.aspx;
  10. Hiếu Minh (2017), Nhiều ngành nóng chờ sóng lớn M&A 2018, Tạp chí Đầu tư Chứng khoán;
  11. Kumar, S. and Blomqvist, K.H. (2004), “Merger and acquisitions: making brand equity a key factor in M&A decision making”, Strategy & leadership, Vol. 32 No. 2, pp. 20-7;
  12. Kunal Basu (2006), Merging Brands after Mergers, California Management Review, Vol 48, No.4;
  13. Vũ Minh (2014), 15 thương vụ M&A tài chính và công nghệ đình đám nhất năm 2013 – 2014, https://bizlive.vn/ngan-hang/15-thuong-vu-ma-tai-chinh-va-cong-nghe-dinh-dam-nhat-nam-2013-2014-590716.html;
  14. Nguyen, H. and Kleiner, B.H. (2003), “The effective management of mergers”, Leadership & Organization Development Journal, Vol. 24 Nos 7/8, pp. 447-54.
  15. Trần Thị Thu Nhung (2016), M&A có tính chất thâu tóm ở Việt Nam và một số khuyến nghị, Tạp chí Tài chính;
  16. Anh Phương (2018), Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nội lép vế, https://vov.vn/kinh-te/mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep-doanh-nghiep-noi-lep-ve-793163.vov, truy cập ngày 4/10/2018
  17. Mai Phương (2018), Diễn đàn M&A Việt Nam 2018: “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới” , http://www.mpi.gov.vn/pages/tinbai.aspx?idTin=40395;
  18. Qiang Zhang  & Yan Wang (2018), Struggling towards virtuous coevolution: institutional and strategic works of Alibaba in building the Taobao e‑commerce ecosystem, Asian Business and Management;
  19. U.N. Qiao (2018), Digital empowerment in a WEEE collection business ecosystem: A comparative study of two typical cases in China, Journal of Cleaner Production, doi: 10.1016/j.jclepro.2018.02.114
  20. M&A từ góc nhìn Marketing, http://www.brandsvietnam.com/273-MA-tu-goc-nhin-marketing
  21. Nguyễn Thu Thủy & Cao Đinh Kiên (2017), Mua lại và Sáp nhập & Tái cấu trúc doanh nghiệp: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới, Nhà xuất bản Lao động;
  22. Thanh thủy (2017), Những thương vụ M&A đình đám trong năm 2017, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nhung-thuong-vu-ma-dinh-dam-trong-nam-2017-132333.html, truy cập 02/04/2018 ;
  23. Stoxplus (2017), Thị trường M&A Việt Nam : Cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, https://www.stoxplus.com/news/detail/671512?lang=vi-vn, truy cập 02/04/2018
  24. Diễn đàn M&A Việt Nam, maf.com.vn;
  25. Các website nhommua.com, www.cungmua.com, www.tiki.vn

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: quannh@ftu.edu.vn

[2] Nguồn: Sự thâm nhập thị trường Việt Nam của những “gã khổng lồ” nước ngoài, http://www.brandsvietnam.com/14092-Su-tham-nhap-thi-truong-Viet-Nam-cua-nhung-ga-khong-lo-nuoc-ngoai, truy cập ngày 04/10/2018

[3] .“sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập; Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất; Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”

[4] Nguồn: Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2018: Bước ngoặt mới – Kỷ nguyên mới, Báo Đầu tư

[5] Fintech (Finance Technology): Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nội lép vế, https://vov.vn/kinh-te/mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep-doanh-nghiep-noi-lep-ve-793163.vov, truy cập ngày 4/10/2018

[6] MOL: MOL Access Portal Sdn. Bhd (MOL), thương hiệu TMĐT của Malaysia

[7] M: Sáp nhập, hợp nhất

 

[8] A: Mua lại

[9] MAF: Diễn đàn M&A Việt Nam, www.maf.com.vn

[10] Nguồn: Đinh Hiệp (2017), Startup Việt trước làn sáng Startup ngoại, Thời báo Kinh tế Sài gòn

[11] Nguồn: ICTNew (2016), Những lý do khiến 90% Startup trong lĩnh vực CNTT thất bại

M&A TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO HỆ SINH THÁI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA VIỆT NAM

Nguyễn Hồng Quân[1]

Tóm tắt

Trong thời gian vừa qua, ở Việt Nam, hoạt động M&A đang diễn ra một cách sôi động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Gần đây, các thương hiệu thương mại điện tử (TMĐT) của Việt Nam đang lần lượt rơi vào tay các đại gia trong làng TMĐT với các tên tuổi lớn như Alibaba, MOL hay Trancent thông qua các thương vụ M&A (Sáp nhập & Mua lại) điều này vừa tạo ra cơ hội và thách thức cho lĩnh vực TMĐT của Việt Nam trong thời gian tới. Bài nghiên cứu sẽ tổng hợp lý thuyết về hệ sinh thái TMĐT, thống kê, phân tích tình hình M&A trong lĩnh vực TMĐT của các thương hiệu Việt Nam sở hữu (trong khoảng 5 năm gần đây) đặt trong bối cảnh M&A xuyên biên giới (thương vụ M&A nước ngoài vào Việt Nam và Việt Nam ra nước ngoài) để thấy rõ những cơ hội và thách thức đặt ra cho hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam trong thời gian tới nhằm đưa ra một số kiến nghị để thiết lập hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam và tạo dựng một nền tảng vững chắc cho TMĐT của Việt Nam trước bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Từ khóa: Thương vụ M&A, Sáp nhập & Mua lại, Hệ sinh thái thương mại điện tử, Thương hiệu thương mại điện tử, Việt Nam

Abstract:

Mergers & Acquisitions (M & A) activity has been happening in Vietnam in recent years in many fields and business sectors. Recently, Vietnam's e-commerce brands are acquired by big company such as Alibaba, MOL or Trancent through M & A deals. This has created opportunities and challenges for e-commerce ecosystem of Vietnam in the coming time. The research will synthesize the theory of e-commerce ecosystem, statistics, analysis of M & A situation in e-commerce sector of Vietnam’s enterprises (in recent 5 years) in the context  of cross-border M&A to clearly see the opportunities and challenges posed to the e-commerce ecosystem of Vietnam some recommendations to build e-commerce ecosystem of Vietnam to create a solid foundation for e-commerce of Vietnam in the context of the 4.0 Industrial Revolution.

Keywords: M & A deals, e-commerce ecosystem, e-commerce brand, Vietnam’s e-commerce Brands Vietnam

  1. Đặt vấn đề

Sau hơn 20 năm kể từ khi Internnet được sử dụng ở Việt Nam, hoạt động TMĐT của Việt Nam đã trải qua những giai đoạn tiền đề và đang chuyển sang giai đoạn mở rộng và phát triển. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đang diễn ra đó chính là các thương hiệu TMĐT của Việt Nam đang dần rơi vào tay các doanh nghiệp TMĐT lớn đến từ nước ngoài thông qua nhiều phương thức M&A khác nhau. Điều này đã tạo những cơ hội và thách thức vô cùng lớn đối với hoạt động TMĐT của Việt Nam trong thời gian tới. Một mặt các thương hiệu của Việt Nam có cơ hội để tiếp tục phát triển nhờ sức mạnh về tài chính, kinh nghiệm quản lý của các thương hiệu lớn và có cơ hội mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu, tuy nhiên, một lượng tài sản lớn đã rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài[2]. Thêm vào đó, sau M&A nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tái đầu tư một cách có hiệu quả thì thị trường TMĐT Việt Nam là sân chơi của các doanh nghiệp lớn đến từ nước ngoài và chịu sự tri phối của họ. Bài nghiên cứu sẽ làm rõ hơn những cơ hội và thách thức của hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam trên cơ sở phân tích hiện trạng M&A thông qua các thương vụ M&A trong TMĐT tiêu biểu ở Việt Nam từ đó đưa ra được một số đề xuất nhằm thiết lập hệ sinh thái TMĐT ở Việt Nam trong thời gian tới.

  1. Hệ sinh thái thương mại điện tử

Xuất phát từ lĩnh vực sinh học, thuật ngữ “hệ sinh thái” đang được sử dụng sang cả lĩnh vực kinh doanh và thương mại như một khái niệm thể hiện sự thống nhất và toàn diện có ý nghĩa nền tảng của hệ thống (Mirva Peltoniemi, 2004). “Hệ sinh thái kinh doanh’’ đã được (James Moore, 1993) đề cập trong tác phẩm (Predators and Prey: A new Ecology of competition), tiếp cận dưới góc độ khởi nghiệp, bao gồm 4 giai đoạn phát triển: ra đời (birth), mở rộng (Expansion), dẫn dắt (Leadership) và tự đổi mới (Self-Renewal). Khái niệm này được (Gajen Kandiah Sanjiv Gossain, 1998) phát triển thêm và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua việc cung cấp thông tin, hàng hóa và dịch vụ, sử dụng Internet và công nghệ thông tin. Tạo ra giá trị giúp doanh nghiệp có thể phân biệt so với đối thủ cạnh tranh và là phương tiện để kết nối với khách hàng, công nghệ thông tin cung cấp sự liên kết, hỗ trợ việc tạo ra các hệ sinh thái kinh doanh mới. Từ những quan điểm này, hệ sinh thái TMĐT cũng được tạo lập và hình thành như một hệ sinh thái kinh doanh mới. Hệ sinh thái TMĐT được tiếp cận ở hai góc độ là doanh nghiệp TMĐT và ngành TMĐT, (Qiang Zhang, 2018) đã đề cập tới vấn đề hệ sinh thái của Taobao một thương hiệu của Alibaba thông qua việc nghiên cứu tình huống xem xét liên kết đạo đức khi chính thức hóa hệ sinh thái kinh doanh cơ bản. Hệ sinh thái tiếp cận dưới góc độ ngành TMĐT sẽ rộng hơn bao gồm cả hệ sinh thái của doanh nghiệp thương mại điện tử đặt trong một hệ thống tổng thể. Trong nghiên cứu này, hệ sinh thái TMĐT được tiếp cận dưới góc độ ngành TMĐT.

Hệ sinh thái thương mại điện tử có thể được hiểu là không gian tương tác và kết hợp giữa các tác nhân, chủ thể, mô hình, được thiết lập thông qua các cơ chế vận hành, chính sách hoạt động, trật tự nhằm đảm bảo cung ứng giá trị một cách hiệu quả giữa các thành phần trong hệ sinh thái dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và các trao đổi dữ liệu điện tử được thiết lập. (Nguyễn Văn Hồng, 2013) hệ sinh thái thương mại điện tử gồm có bốn cấu phần chính: (1) Yếu tố con người bao gồm: Nhận thức, văn hóa, tập quán đây là những yếu tố quan trọng nhất tri phối toàn bộ những yếu tố khác và quyết định sự thành công của hệ sinh thái thương mại điện tử. (2) Xã hội: quy định pháp luật, thuế, các vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,...đây là những quy định, cơ chế, chính sách có ý nghĩa điều chỉnh các hoạt động thương mại điện tử và đưa ra “luật chơi chung’’ cho hệ sinh thái; (3) Nền tảng công nghệ thông tin (ICT): các phương tiện điện tử, internet, thiết bị điện tử, giá cả và chi phí sử dụng, vận hành. Đây là yếu tố quy định tính chất của hệ sinh thái và giúp cho hệ sinh thái vận hành một cách hiệu quả. Nền tảng công nghệ thông tin sẽ quyết định cơ chế kết nối và chia sẻ thông tin và các hoạt động giữa các tác nhân trong hệ sinh thái; (4) Các ứng dụng và dịch vụ: mua bán, đấu thầu, sàn giao dịch, quảng cáo, hợp đồng và thanh toán trực tuyến. Trên cơ sở ba yếu tố nền tảng, các dịch vụ và ứng dụng trong hệ sinh thái được xây dựng và hình thành nhằm tạo ra giá trị thực sự của hệ sinh thái. Các dịch vụ và ứng dụng này cung cấp giá trị cho khách hàng và tương tác với nhau để tạo ra giá trị gia tăng cho hệ sinh thái thương mại điện tử.

Hình 1: Ngôi nhà Thương mại điện tử

Nguồn: Giáo trình TMĐT căn bản, năm 2013

Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ trên thì hệ sinh thái thương mại điện tử còn nhiều tác nhân chưa được đề cập đến. Cần nhìn nhận hệ sinh thái thương mại điện tử dưới góc độ giá trị, thông tin, tính liên kết và sự hợp nhất đặt trong mối quan hệ hữu cơ với liên kết ngành. Dưới góc độ này, hệ sinh thái thương mại thương mại điện tử được thể hiện ở Hình 2 gồm hai phần chính:

Hình 2: Hệ sinh thái thương mại điện tử

Chính phủ điện tử

Hạ tầng trong TMĐT

Ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ

Ứng dụng trong TMĐT

Ngân hàng, tài chính và logistisc

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp, năm 2018

- Cấu phần tương tác, bao gồm: cổng mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, logistics điện tử, dịch vụ kinh doanh trực tuyến, truyền thông điện tử, mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến. Đây là những nhân tố thực hiện hoạt động cung ứng giá trị định hướng tới khách hàng và có sự tương tác, liên kết, hợp nhất với nhau trong cùng hệ sinh thái.

- Cấu phần nền tảng, bao gồm: Chính phủ điện tử, hạ tầng trong thương mại điện tử, ứng dụng trong thương mại điện tử, ngành sản xuất, thương mại và dịch vụ và ngân hàng, tài chính và logistics. Mặc dù đây là những yếu tố tác động gián tiếp tới việc cung ứng giá trị cho khách hàng nhưng lại là những yếu tố nền tảng quan trọng để hình thành nên các yếu tố khác.

Góc độ tiếp cận của bài viết dựa trên những phân tích về hệ sinh thái thương mại điện tử ở Hình 2. Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian, dữ liệu tiếp cận và khả năng nghiên cứu nên tác giả sẽ chỉ tập trung vào cấu phần tương tác của hệ sinh thái TMĐT tương ứng với các thương vụ M&A của các thương hiệu TMĐT thuộc các lĩnh vực khác nhau.

  1. Đặc điểm M&A trong thương mại điện tử

Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions – M&A) là một lĩnh vực tương đối mới mẻ ở Việt Nam và đang thu hút sự quan tâm của các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các nhà nghiên cứu.

Theo Ðiều 29 Luật Cạnh tranh ngày 12 tháng 06 năm 2018 của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về sáp nhập và hợp nhất doanh nghiêp[3]. Nguyên tắc cơ bản của M&A đó là tạo ra giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được. Nói cách khác, M&A liên quan đến vấn đề sở hữu, thực thi quyền sở hữu để làm thay đổi và tạo ra giá trị mới cho cổ đông.

Hầu hết, tất cả các thương vụ M&A trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều được nhận định là tạo ra giá trị cộng hưởng (synergy) và lợi ích đa chiều, nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị DN sau M&A được nâng cao.

Lĩnh vực TMĐT là một lĩnh vực có nhiều yếu tố đặc thù nên hoạt động M&A trong lĩnh vực này cũng mang nhiều nét đặt trưng riêng và phụ thuộc vào các thương hiệu TMĐT trong quá trình M&A. Đặc điểm của các thương vụ M&A trong TMĐT thể hiện ở một só khía cạnh như: (1) gắn với yếu tố công nghệ và internet; (2) Đòi hỏi đầu tư lớn, cần đến sự tham gia của các quỹ đầu tư; (3) Sức lan tỏa nhanh, rộng trên phạm vi toàn cầu; (4) Khả năng liên kết thương hiệu trong M&A rất thấp; (5) Hình ảnh thương hiệu thường gắn nhiều với dịch vụ

  1. Tình hình M&A trong hệ sinh thái thương mại điện tử ở Việt Nam trong thời gian qua

Hoạt động M&A ở Việt Nam thực sự sôi động trong khoảng 10 năm gần đây khi hành lang pháp lý có liên quan đến hoạt động này được hoàn thiện. Trong khoảng 10 năm trở lại đây (2007-2017) có khoảng 4.000 thương vụ M&A lớn nhỏ đã được thực hiện với tổng giá trị khoảng 48,8 tỷ USD (điển hình năm 2017 đã đạt con số 10,2 tỷ USD). Điều đáng chú ý là hoạt động M&A đã phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng, quy mô mà đây thực sự là kênh huy động vốn mới hiệu quả trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Hoạt động M&A cũng đã góp phần nâng cao năng lực quản trị và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam[4].

* Lĩnh vực M&A chủ yếu trong TMĐT

Không nằm ngoài xu thế đó, trong khoảng 5 năm gần đây, các thương vụ M&A trong TMĐT đang có chiều hướng tăng lên cả về số lượng và giá trị các thương vụ. Có thể thấy rằng, trong lĩnh vực TMĐT hoạt động M&A chủ yếu bị tri phối bởi các thương hiệu lớn đến từ nước ngoài như Nhật, Đức, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore, điển hình cho những tên tuổi đó là Alibaba (Trung Quốc), JC.com (Tancent – Đài Loan), MOL (Malaysia). Điều này cũng không quá bất ngờ khi chiến lược phát triển của các thương hiệu này đều nhắm tới Việt Nam vốn là một quốc gia có dân số cao và “dân số vàng trong mua sắm trực tuyến’’. Các thương vụ M&A trong TMĐT ở Việt Nam tập trung vào các cấu phần quan trọng trong hệ sinh thái TMĐT.

- Thương vụ M&A tập trung vào thanh toán điện tử

Các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT chủ yếu tập trung vào các dịch vụ như thanh toán trực tuyến, việc làm trực tuyến và một số dịch vụ khác ít nhận được sự quan tâm. Thanh toán trực tuyến vẫn là những ưu tiên M&A của các thương hiệu TMĐT đến từ nước ngoài để các thương hiệu này có thể kiểm soát được người dùng cũng như nhanh chóng tiếp cận với các phương tiện thanh toán vốn đã được thiết lập sẵn từ các chủ đầu tư của Việt Nam, số thương vụ này chiếm tới 41% trong tổng số các thương vụ M&A trong TMĐT trong vòng năm năm qua. Chính những thương vụ M&A này đã tiếp thêm cho sự phát triển của mảng dịch vụ Fintech[5] ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Các thương hiệu lớn trong lĩnh vực thanh toán điện tử của Việt Nam lần lượt rơi vào tay của các thương hiệu lớn đến từ nước ngoài điển hình như: Nganluong.vn đã bị thâu tóm bởi MOL[6] hay Bảo Kim (của Vật giá) cũng bị thâu tóm bởi  Credit Saison, Golden Gate Ventures và GMO Global Payment Fund bên cạnh đó các ví điện tử Momo hay 1Pay cũng bị thâu tóm ngay khi các thương hiệu này đạt được số lượng khách hàng sử dụng khả quan. Điều này đã đặt ra cho hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam một thách thức rất lớn khi các mô hình TMĐT của Việt Nam lại phải “sống cộng sinh’’ cùng với các thương hiệu “ngoại lai’’ một cách đầy may rủi.

Bảng 1: Số liệu thống kê các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT điển hình tại Việt Nam từ 2013-2017

Năm

Thương hiệu thâu tóm

Thương hiệu bị thâu tóm

Lĩnh vực

Phương thức M&A

Giá trị

2017

Telenor đến từ Na Uy

Chotot.com

Rao Vặt

M[7]

110 triệu USD

2017

FPT

Intellinet

Internet (Mỹ)

M

100%

2017

JD.com (TQ)

Tiki

Bán hàng trực tuyến

M

100%

2017

True Money

1Pay

Thanh toán điện tử

A[8]

40%

2016

UTC Investment của Hàn Quốc

VNPT Epay

Thanh toán điện tử

A

62,25% (542 tỷ đồng)

2016

 Softpay Mobile (Singapore)

Vietnam MPOS Technology (Peosoft)

Thanh toán điện tử

A

n/a

2016

En-Japan

Vietnamworks

 

Việc làm trực tuyến

M

100%

2016

Alibaba (Temasek)

Lazada

Bán hàng trực tuyến

M

100% (1 tỷ USD)

2016

Central Group

Zalora (Robins)

Bán hàng trực tuyến

M

100% (10 triệu USD)

2016

JD.com

Shopee(40% của Tancent)

Bán hàng trực tuyến

A

n/a

2016

SCPE và Goldman Sachs

Momo

Thanh toán điện tử

A

PE

2016

Credit China FinTech Holdings Limited

Amigo Technologies

Tài chính điện tử

A

51%

2014

FPT

123mua

Bán hàng trực tuyến

M

100%

2013

Sumitomo

Kusto (MobiVi)

Thanh toán điện tử

A

n/a

2013

MOL Access Portal Sdn. Bhd (MOL)

Nganluong.vn

Thanh toán điện tử

A

50%

2013

Nhommua

Cungmua

Groupon

M

100%

2013

Credit Saison, Golden Gate Ventures và GMO Global Payment Fund

Bảo Kim

Thanh toán điện tử

A

25%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn MAF[9], năm 2018

- M&A đối với cổng mua bán trung gian trực tuyến

Các thương vụ M&A trong mảng bán hàng trực tuyến chiếm tới 30% và các công ty thực hiện hoạt động thâu tóm này đến từ các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ truyền thống hoặc trực tuyến điển hình là Alibaba (Trung Quốc) và Central Group (Thái Lan) nhằm thâm nhập thị trường bán lẻ của Việt Nam thông qua việc loại bỏ đối thủ cạnh tranh hoặc tiếp tục thúc đẩy thương hiệu mục tiêu thông qua kế hoạch hội nhập với thương hiệu thâu tóm. Các thương hiệu mục tiêu lần lượt là các thương hiệu hàng đầu trong hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam như Lazada, Zalora, Tiki, Shopee, Chợ Tốt và nhiều thương hiệu khác cũng đang là mục tiêu của các thương vụ thâu tóm đến từ các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn của nước ngoài. Lazada là thương hiệu điển hình nhất khi Alibaba đã chi ra 2 tỷ USD để thực hiện thành công thương vụ M&A, tiếp theo đó, Alibaba tiếp tục đầu tư 2 tỷ USD vào năm 2018 để tiếp tục bù lỗ và phát triển hoạt động của Lazada tại thị trường Việt Nam và Đông Nam Á.

  • Quy mô M&A trong lĩnh vực TMĐT

Các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam thưc hiện trong thời gian vừa qua đều là những thương vụ có giá trị rất khác nhau, thấp nhất được công bố là 10 triệu USD (Central Group thâu tóm Zalora) và cao nhất có thương hiệu được thâu tóm lên tới 1 tỷ USD (Alibaba thâu tóm Lazada). Sự khác biệt về giá trị này đều dựa vào nhiều yếu tố của cả 2 bên tham gia trong các thương vụ M&A, chủ yếu dựa vào mục tiêu thâu tóm, thị phần chiếm lĩnh, lượng khách hàng, tiềm năng phát triển (dung lượng thị trường), lĩnh vực kinh doanh, mức độ nổi tiếng của thương hiệu,...Ngoại trừ một số thương hiệu thâu tóm lớn trong làng TMĐT như Alibaba, JC.com, Central Group, FPT thường tiến hành thâu tóm ở quy mô toàn bộ doanh nghiệp, còn lại các thương hiệu khác đều ở mức tỷ lệ cổ phần từ 25% đến 65%. Bên cạnh đó, quá trình thâu tóm của các doanh nghiệp này cũng được thực hiện thâu tóm từng bước và với tỷ lệ cổ phần từ nhỏ đến lớn.

Biểu đồ 1: Các thương vụ M&A trong TMĐT phân bổ theo lĩnh vực năm 2013-2017

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nguồn MAF, năm 2018

* Hình thức thâu tóm trong M&A TMĐT

Trong các thương vụ M&A ở Việt Nam dựa trên hình thức sở hữu cổ phần và phương thức chuyển nhượng có thể phân loại thành: A (mua lại), M (sáp nhập), PE (Phát hành riêng lẻ), IPO (Chào bán lần đầu ra công chúng), T (chuyển nhượng). Hầu hết các thương vụ M&A trong TMĐT đều được tiến hành theo hai phương thức là Sáp nhập (47%) và Mua lại (53%). Các hình thức khác không được các doanh nghiệp thâu tóm thực hiện bởi lẽ sự tham gia của các doanh nghiệp TMĐT của Việt Nam trên thị trường chứng khoán là rất hạn chế (do quy mô hoạt động còn nhỏ). Thêm vào đó, các thương hiệu thương mại điện tử của Việt Nam đều có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các quỹ đầu tư mạo hiểm đối với các dự án trải qua giai đoạn đầu khởi nghiệp. Việc tiến hành thâu tóm dưới hai hình thức này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp TMĐT nước ngoài thâm nhập vào thị trường TMĐT Việt Nam dần tiếp cận với thói quen và phong cách tiêu dùng mới thông qua các phương tiện điện tử.

* Các thương hiệu sau M&A đều không có sự thay đổi về hình ảnh thương hiệu

Hầu hết các thương hiệu TMĐT mục tiêu sau M&A đều không có sự thay đổi về hình ảnh thương hiệu do mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp thâu tóm, đặc trưng của thị trường và đặc điểm của thương hiệu trực tuyến. Trong số 15 thương vụ của các doanh nghiệp nước ngoài tại Bảng 1 thì có tới 14 thương vụ vẫn giữ nguyên mô hình thương hiệu như ban đầu, chỉ có thương hiệu Zalora được thâu tóm bởi Central Group là biến mất khỏi thị trường và thay thế vào đó là thương hiệu Robins.com. Việc loại bỏ thương hiệu này sau M&A cũng là kế hoạch chiến lược của Central Group do hai thương hiệu này đều có chung định vị trong cùng mặt hàng và phân khúc thị trường. Sự thay đổi lớn nhất của các thương hiệu mục tiêu sau M&A là gia tăng dịch vụ và phát triển người dùng bằng sự đầu tư tài chính mạnh từ các thương hiệu thâu tóm, hầu hết hình ảnh nhận diện thương hiệu của các thương hiệu sau M&A không có sự thay đổi từ nhãn hiệu, logo, tên miền, giao diện website và các yếu tố khác.

  • Không có nhiều khả quan về lợi nhuận sau M&A

Mặc dù các thương hiệu mục tiêu có nhiều sự thay đổi trong phong cách quản lý, phát triển dịch vụ và sự tăng trưởng về doanh thu nhưng hiệu qua thực tế thông qua chỉ số về lợi nhuận đều không có gì khả quan. Hầu hết các thương hiệu đều ghi nhận các khoản lỗ lũy kế ở mức cao và luôn được sự đầu tư tài chính từ các doanh nghiệp thâu tóm. Kết quả cụ thể thông qua Biều đồ 2 dưới đây đối với một số thương hiệu TMĐT hàng đầu ở Việt Nam đã khẳng định rõ điều này.

Biểu đồ 2: Số lỗ lũy kế qua các năm của một số thương hiệu TMĐT lớn tại Việt Nam sau M&A

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Nguồn: Tác giả tổng hợp tử báo cáo tài chính của các thương hiệu trên, năm 2018

Theo đó, đối với thương hiệu Lazada, đến cuối năm 2016 lỗ lũy kế của trang thương mại điện tử này đạt gần 2.743 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty chỉ có 15 tỷ đồng. Toàn bộ nguồn vốn hoạt động chủ yếu đến từ nợ vay. Theo báo cáo tài chính, pháp nhân của Lazada đang ghi nhận gần 1.500 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và gần 1.400 tỷ nợ vay dài hạn tính tới cuối năm 2016. Trong khi đó, đầu năm 2018, Alibaba đã đầu tư 2 tỷ USD bên cạnh số vốn 2 tỷ USD để sở hữu 83% cổ phần của Lazada vào năm 2017. Tiếp đó là thương hiệu Shopee là thương hiệu do Ganera – Nhà cung cấp nền tảng Internet hàng đầu Singapore đầu tư (nay là SEA). Năm 2016 khi mới tham gia thị trường, Shopee chỉ lỗ hơn 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2017, khoản lỗ gia tăng lên hơn 600 tỷ đồng. Thêm vào đó, sau 7 năm hoạt động, Tiki lỗ lũy kế gần 600 tỷ đồng. Doanh thu của Tiki trong năm 2016 đạt gần 62,4 tỷ đồng, gấp 6 lần năm 2015. Tuy nhiên, sàn thương mại điện tử này chịu lỗ gần 179 tỷ đồng trong năm này do chi phí bán hàng quá lớn, cũng giống như các thương hiệu lớn khác, Tiki được hậu thuẫn lớn từ VNG và tiếp tục được đầu tư góp vốn của JD.com (thuộc Tencent Đài Loan). Sendo đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng. Trang thương mại điện tử này đã huy động hơn 400 tỷ đồng trong hai năm 2015-2016. Tuy vậy, kế hoạch chi tiêu của Sendo có phần khiêm tốn hơn so với những đối thủ khi chỉ báo lỗ 60 tỷ đồng trong năm 2015 và 136 tỷ trong năm 2016. Đến cuối năm này, Sendo lỗ lũy kế gần 230 tỷ đồng. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu của công ty này vẫn còn hơn 227 tỷ nhờ khoản thặng dư do phát hành cổ phần năm 2016.

  1. Cơ hội và thách thức cho hệ sinh thái thương mại điện tử ở Việt Nam

* Cơ hội cho hệ sinh thái thương mại điện tử ở Việt Nam

Thứ nhất, cuộc Cách mạng 4.0 đang được định hình và tạo ra cơ hội cho lĩnh vực TMĐT của Việt Nam và hệ sinh thái TMĐT chuyển sang giai đoạn phát triển mới dựa trên nền tảng của cơ sở dữ liệu lớn (BigData), chuỗi khối liên kết (Blockchain), tự động hóa và Internet kết nối vạn vật (IoT). Trong khi Chính phủ đang có định hướng chiến lược cho sự tiếp cận và sẵn sàng thích ứng với Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 thì hệ sinh thái TMĐT là một cấu phần không thể tách rời khỏi định hướng chiến lược này.

Thứ hai, môi trường và chính sách khởi nghiệp của Việt Nam đang được chú trọng, hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đang dần được hình thành với nhiều cấu phần như: quỹ đầu tư, vườn ươm doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu, hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư,...tỷ lệ dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT và TMĐT là rất cao chiếm khoảng 35%[10]so với các ngành còn lại. Đây là một cơ hội rất tốt cho hệ sinh thái TMĐT Việt Nam được hình thành và phát triển.

Thứ ba, công nghệ và dịch vụ được mở rộng phát triển sau M&A: Sau M&A, các thương hiệu thâu tóm sẽ tiến hành hội tụ công nghệ và các ứng dụng nền tảng với thương hiệu mục tiêu và thông qua đó thực hiện mục tiêu chiến lược của mình tại thị trường nước sở tại và các thị trường mà thương hiệu mục tiêu đang hoạt động. Các dịch vụ mới và dịch vụ gia tăng đã được triển khai rất đa dạng tại các mô hình thanh toán trực tuyến của Nganluong.vn, Baokim.vn hay ví điện tử Momo. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái TMĐT Việt Nam có cơ hội để hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử và các mô hình thương mại điện tử.

Thứ tư, thị trường và khách hàng được mở rộng và tăng cường: Sau khi M&A, các thương hiệu thâu tóm luôn có sự đầu tư cả về tài chính, công nghệ quản lý và công nghệ thông tin cho thương hiệu mục tiêu nhằm tiếp tục mở rộng thị trường và gia tăng số lượng khách hàng. Có được kinh nghiệm, công nghệ và thị trường có sẵn của thương hiệu thâu tóm sẽ là điều kiện thuận lợi để cho các thương hiệu mục tiêu tiếp tục phát triển sau M&A.

Thứ năm, thu hồi được vốn đầu tư và tiếp tục đầu tư cho các mô hình mới. Trên thực tế, phần lớn các thương hiệu TMĐT của Việt Nam tiến hành M&A trong giai đoạn gặp khó khăn về tài chính hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm không tiếp tục đầu tư nữa. Lúc này, M&A được coi là giải pháp hợp lý để các nhà đầu tư Việt Nam thoái vốn một phần hoặc toàn bộ và tiếp tục triển khai đầu tư các dự án mới.

* Thách thức cho hệ sinh thái thương thương mại điện tử Việt Nam

Thứ nhất, hoạt động của các startup trong lĩnh vực TMĐT có tỷ lệ thất bại rất cao (chiếm tới 90%[11]), điều này dẫn tới sự lãng phí trong đầu tư và có thể khiến cho hệ sinh thái TMĐT và tạo tâm lý không tốt cho các nhà khởi nghiệp cùng ngành và khác ngành. Nguyên nhân của những thất bại này một mặt do tầm nhìn và định hướng cho dự án kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp còn hạn chế, bên cạnh đó, hạn chế về tài chính cũng là một nguyên nhân dẫn đến những thất bại này.

Thứ hai, hoạt động M&A chịu sự chi phối của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Hầu hết các thương vụ M&A ở Việt Nam đều được thực hiện bởi các doanh nghiệp lớn của nước ngoài, chủ yếu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Thái Lan và đều hoạt động trong lĩnh vực TMĐT hoặc phân phối bán lẻ. Trong năm 2017, doanh thu bán lẻ TMĐT của Việt Nam đạt con số 5 tỷ USD nhưng chủ yếu tập trung vào các thương hiệu lớn đã bị thâu tóm bởi các doanh nghiệp nước ngoài như Lazada, Shopee, Tiki, Zalora hay kể cả Sendo vốn là công ty thuộc sở hữu của FPT nhưng cũng chịu sự đầu tư gián tiếp từ JD.com thông qua VNG. Các thương hiệu còn lại như Vatgia.com, Chodientu.vn, Enbac.vn,...đều có doanh thu rất thấp. Điều ngày cho thấy sự tri phối của các doanh nghiệp thương mại điện tử của nước ngoài là rất lớn và gần như những doanh nghiệp này quyết định cuộc chơi trong hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam.

Thứ ba, một số hệ lụy sẽ xảy ra khi vận hành hệ sinh thái TMĐT. Khi các cấu phần quan trọng nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài, các quy định về luật pháp của Việt Nam sẽ không phải là cơ sở luật pháp duy nhất điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này. Những vấn đề như chuyển giá, thuế trong thương mại điện tử xuyên biến giới, rửa tiền trong TMĐT hay kiểm soát ngoại tệ, tài chính và tỷ giá hối đoái sẽ trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Việc khó kiểm soát được dòng hàng hóa, dòng tiền, dòng thông tin và dòng công nghệ sẽ khiến Việt Nam khó có thể đưa ra các quy định, cơ chế, chính sách và chiến lược sát với tình hình thực tế của thị trường. Hay nói một cách khác là Việt Nam sẽ khó có thể kiểm soát được hệ sinh thái TMĐT.

Thứ tư, hàng hóa, dịch vụ mua bán, trao đổi đa dạng hơn theo hướng ưu tiên theo chiến lược của công ty thâu tóm. Các cổng mua bán trung gian TMĐT vốn là kênh phân phối trực tuyến quan trọng để thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, các kênh phân phối trực tuyến này đã và đang rơi vào tay các doanh nghiệp nước ngoài nên việc chào bán và quyết định chính sách bán hàng là do các công ty này quyết định. Các doanh nghiệp sản xuất và thương mại của Việt Nam sẽ gặp trở ngại trong tương lai khi không còn là sự lựa chọn ưu tiên để trưng bày hàng hóa như trước đây, chính họ sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các thương hiệu ngoại và có thể bị loại bỏ khỏi cuộc chơi khi không tuân thủ luật chơi mà các doanh nghiệp nước ngoài đề ra.

Thứ năm, hệ sinh thái TMĐT có thể bị phá vỡ và bị thâu tóm hoàn toàn từ các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là nguy cơ lớn nhất mà hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam đang đối mặt. Cũng giống như hệ thống phân phối truyền thống, một khi điểm bán đã rơi vào tay các thương hiệu TMĐT lớn, hệ thống thanh toán điện tử cũng do họ thiết lập và duy trì, vận tải và giao nhận do họ kiểm soát và hệ thống thông tin trực tuyến của khách hàng đều nằm trong tay các doanh nghiệp TMĐT từ nước ngoài thì hệ sinh thái TMĐT vận hành ở Việt Nam lại chịu sự tri phối và điều khiển của các Tập đoàn TMĐT của nước ngoài. Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm trực tuyến đang có chiều hướng tăng lên điều đó đồng nghĩa với cơ hội bán hàng tăng lên, tuy nhiên, những hàng hóa nào được bày bán lại do các Tập đoàn này quyết định.

  1. Một số kiến nghị cho hệ sinh thái thương mại điện tử của Việt Nam trong thời gian tới

- Chính phủ cần xây dựng một chiến lược xây dựng và phát triển hệ sinh thái TMĐT trong thời gian tới bên cạnh kế hoạch tổng thế phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016-2020, kế hoạch này đang chỉ tập trung vào các vấn đề rất riêng lẻ mà chưa có sự liên kết giữa các cấu phần trong hệ sinh thái TMĐT. Cần phải xây dựng một hệ sinh thái riêng cho TMĐT Việt Nam bao gồm chợ thương mại điện tử, thanh toán điện tử, hậu cần điện tử (e-logistics), tài chính điện tử, …một cách bài bản.

- Nhà nước cần tạo cơ chế cho các doanh nghiệp TMĐT lớn tiếp tục đầu tư và phát triển thông qua việc thiết lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực TMĐT cùng với các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các mảng xây dựng hạ tầng cho TMĐT.

-  Phát động phong trào doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên chào bán trên các trang TMĐT của Việt Nam để tạo lập kênh TMĐT với các nhà cung cấp sản phẩm mang thương hiệu của người Việt với nguồn gốc xuất xứ và chất lượng đảm bảo. Các cơ quan xúc tiến thương mại cần mở rộng hơn công tác xúc tiến lên môi trường trực tuyến để khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam sử dụng những thương hiệu TMĐT của Việt Nam để giao dịch, đẩy mạnh và hiệu quả hóa các chiến dịch “ngày hội mua sắm trực tuyến – online Friday’’ gắn với các sản phẩm và thương hiệu của Việt Nam.

- Hiệp hội TMĐT và Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình, ban hành chính sách nhằm kết nối hội viên, liên kết hội viên và trung gian để tạo lập hệ sinh thái thương mại điện tử của Việt Nam.

  1. Kết luận

Thứ nhất, M&A là cách thức ngắn nhất để các công ty TMĐT nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam nhằm triển khai các dịch vụ một cách nhanh chóng bằng việc tận dụng lợi thế của mô hình đã được xây dựng bởi các thương hiệu tại nước sở tại.

Thứ hai, không có nhiều sự thay đổi về mô hình thương hiệu của các thương hiệu trước và sau M&A do yếu tố thích nghi địa phương là một đòi hỏi tương đối cao trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam.

Thứ ba, các thương hiệu thâu tóm sử dụng đa dạng kênh tài chính để đầu tư (thông qua quỹ đầu tư, quỹ ủy thác), đầu tư trực tiếp, trực tiếp thâu tóm đối với các thương hiệu thương mại điện tử của Việt Nam.

Thứ tư, các thương hiệu sau M&A không có nhiều khởi sắc về lợi nhuận thu được mặc dù có sự đầu tư và hậu thuẫn lớn từ các thương hiệu thâu tóm. Điều này cho thấy, không phải cứ tiến hành M&A là có thể cải thiện được tình trạng hoạt động của các thương hiệu TMĐT ở Việt Nam.

Thứ năm, các thương vụ M&A là một phần chiến lược quan trọng để các thương hiệu thương mại điện tử lớn dần dần thâu tóm thị trường kinh doanh trực tuyến của Việt Nam.

Thứ sáu, các thương hiệu TMĐT của Việt Nam đang rơi vào tay các công ty TMĐT lớn của nước ngoài, hệ sinh thái TMĐT của Việt Nam đang dần bị phá vỡ qua các thương vụ M&A của doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ bảy, hệ thống bản lẻ trực tuyến của Việt Nam cũng đang bị các doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát thông qua thương vụ M&A và là kênh điều dẫn cho dòng hàng hóa của nước ngoài chảy vào thị trường Việt Nam cả trực tuyến và ngoại tuyến.

Thứ tám, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào mảng thanh toán trực tuyến nhằm tạo lập hạ tầng cho TMĐT sau M&A.

Thứ chín, các thương vụ M&A trong lĩnh vực TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam rất ít và giá trị thương vụ cũng rất nhỏ (điển hình là FPT và Viettel).

Tài liệu tham khảo

  1. Khánh An (2018), Diễn đàn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A Việt Nam 2018): Điểm danh một loạt cơ hội đầu tư hấp dẫn, Báo đầu tư;
  2. Thế Hải (2017), Doanh thu thương mại điện tử đã cán mốc 5 tỷ USD, https://baodautu.vn/doanh-thu-thuong-mai-dien-tu-da-can-moc-5-ty-usd-d57264.html;
  3. James Mooretion (1993), Predators and Prey: A new Ecology of competition, Harvard Business Review;
  4. James Mooretion (1996), The Death of Competition: Leadership and Strategy in the Age of Business Ecosystems, Harvard Business Review;
  5. Gajen Kandiah Sanjiv Gossain (1998), Reinventing value: The new business ecosystem, Strategy & Leadership, Vol.26, Emerald Insight;
  6. Đinh Hiệp (2017), Startup Việt trước làn sáng Startup ngoại, Thời báo Kinh tế Sài gòn; https://www.thesaigontimes.vn/155416/Startup-Viet-truoc-lan-song-startup-ngoai.html;
  7. Nguyễn Văn Hồng (2013), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Hồng Đức;
  8. Mirva Peltoniemi (2004), Business ecosystem as the new approach to complex adaptive business environments, eBusiness research forum;
  9. Luật cạnh tranh (2018), https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Doanh-nghiep/Luat-canh-tranh-345182.aspx;
  10. Hiếu Minh (2017), Nhiều ngành nóng chờ sóng lớn M&A 2018, Tạp chí Đầu tư Chứng khoán;
  11. Kumar, S. and Blomqvist, K.H. (2004), “Merger and acquisitions: making brand equity a key factor in M&A decision making”, Strategy & leadership, Vol. 32 No. 2, pp. 20-7;
  12. Kunal Basu (2006), Merging Brands after Mergers, California Management Review, Vol 48, No.4;
  13. Vũ Minh (2014), 15 thương vụ M&A tài chính và công nghệ đình đám nhất năm 2013 – 2014, https://bizlive.vn/ngan-hang/15-thuong-vu-ma-tai-chinh-va-cong-nghe-dinh-dam-nhat-nam-2013-2014-590716.html;
  14. Nguyen, H. and Kleiner, B.H. (2003), “The effective management of mergers”, Leadership & Organization Development Journal, Vol. 24 Nos 7/8, pp. 447-54.
  15. Trần Thị Thu Nhung (2016), M&A có tính chất thâu tóm ở Việt Nam và một số khuyến nghị, Tạp chí Tài chính;
  16. Anh Phương (2018), Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nội lép vế, https://vov.vn/kinh-te/mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep-doanh-nghiep-noi-lep-ve-793163.vov, truy cập ngày 4/10/2018
  17. Mai Phương (2018), Diễn đàn M&A Việt Nam 2018: “Bước ngoặt mới. Kỷ nguyên mới” , http://www.mpi.gov.vn/pages/tinbai.aspx?idTin=40395;
  18. Qiang Zhang  & Yan Wang (2018), Struggling towards virtuous coevolution: institutional and strategic works of Alibaba in building the Taobao e‑commerce ecosystem, Asian Business and Management;
  19. U.N. Qiao (2018), Digital empowerment in a WEEE collection business ecosystem: A comparative study of two typical cases in China, Journal of Cleaner Production, doi: 10.1016/j.jclepro.2018.02.114
  20. M&A từ góc nhìn Marketing, http://www.brandsvietnam.com/273-MA-tu-goc-nhin-marketing
  21. Nguyễn Thu Thủy & Cao Đinh Kiên (2017), Mua lại và Sáp nhập & Tái cấu trúc doanh nghiệp: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới, Nhà xuất bản Lao động;
  22. Thanh thủy (2017), Những thương vụ M&A đình đám trong năm 2017, http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/nhung-thuong-vu-ma-dinh-dam-trong-nam-2017-132333.html, truy cập 02/04/2018 ;
  23. Stoxplus (2017), Thị trường M&A Việt Nam : Cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài, https://www.stoxplus.com/news/detail/671512?lang=vi-vn, truy cập 02/04/2018
  24. Diễn đàn M&A Việt Nam, maf.com.vn;
  25. Các website nhommua.com, www.cungmua.com, www.tiki.vn

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Nguồn: Sự thâm nhập thị trường Việt Nam của những “gã khổng lồ” nước ngoài, http://www.brandsvietnam.com/14092-Su-tham-nhap-thi-truong-Viet-Nam-cua-nhung-ga-khong-lo-nuoc-ngoai, truy cập ngày 04/10/2018

[3] .“sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập; Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất; Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.”

[4] Nguồn: Diễn đàn M&A Việt Nam năm 2018: Bước ngoặt mới – Kỷ nguyên mới, Báo Đầu tư

[5] Fintech (Finance Technology): Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp nội lép vế, https://vov.vn/kinh-te/mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep-doanh-nghiep-noi-lep-ve-793163.vov, truy cập ngày 4/10/2018

[6] MOL: MOL Access Portal Sdn. Bhd (MOL), thương hiệu TMĐT của Malaysia

[7] M: Sáp nhập, hợp nhất

 

[8] A: Mua lại

[9] MAF: Diễn đàn M&A Việt Nam, www.maf.com.vn

[10] Nguồn: Đinh Hiệp (2017), Startup Việt trước làn sáng Startup ngoại, Thời báo Kinh tế Sài gòn

[11] Nguồn: ICTNew (2016), Những lý do khiến 90% Startup trong lĩnh vực CNTT thất bại

hacklink al dizi film izle film izle yabancı dizi izle fethiye escort bayan escort - vip elit escort erotik film izle hack forum türk ifşa the prepared organik hit istanbul escortBetofficetümbetcasibom güncel girişhttps://ayvalikzeytinyagi.org/casino siteleriultrabetbankobetyouwincasibom giriş güncelMostbet KZsahabetbeylikdüzü escortcasibom761betkom otobetasyabahissophie rain leakbest rust cheatbetlike girişotobetotobetkralbetcasibom girişcasibom güncel girişcasibomcasibombetgitpaykwikonwintemizlik şirketi istanbulakaravozol puffcasibomiqos ilumacasibomGrandpashabetGrandpashabetextrabetbetebetbuy x followersbuy x followersgrandpashabetcasibomarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025türk porno cast ajans esenyurt escortKolaybet GirişMadridbetbettilt mobil girişyabancı dizi izlejojobetjojobet güncel girişbetturkeyhd film izlecasinolevantcasinolevantdomainmeritkingfilm izlecasibom761onwindeneme bonusu veren sitelerBC.GameUltrabetPusulabetBetebetMariobetVdcasinoTarafbetTipobetBahsegelOnwinSahabetMatbetBets10MarsbahisJojobetCasibomMeritkingHoliganbetmakrobet girişperabet girişfilm izlecasibom 756casibomcasibommarsbahis girişkurumsal keybuy x followerslordcasinocasibomcasibomjojobet girişjojobet girişcasibomsekabet girişonwin girişsahabet girişgrandpashabet girişmatadorbet girişfilm izleMarsbahis girişBetturkeygrandpashabet girişimajbetbettiltcasibom girişhosgeldin bonusu veren siteler Skyloftsbetcasibomvirabetbetturkeymarsbahis girişdeneme bonusu veren sitelercasibomfilm izleporno filmsikiş seyretpornoسكسافلام سكسsex hattıucuz sex hattısikiş filmlerizbahisimajbetcasinolevantmariobetcasibom güncel girişselçuksportsGeri Getirme büyüsüsahabetcasinolevantcasinolevantcasinolevantbeste casino på nettdeneme bonusu veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノbettiltparibahisbetwoondizi izleonwin메이저사이트süperbahisGrandpashabetgrandpashabetsahabetpusulabetbahiscomturkbetオンラインカジノ 違法Marsbahis girişElexbetElexbetotobetbetewinxslotbetmatikbetpubliczbahismatadorbetsupertotobetmarsbahis girişdeneme bonusu veren sitelercasibom girişdeneme bonusu veren sitelercasino sitelerideneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerbetkomhdfilmcehennemicasibom güncelcasibom giriş günceldeneme bonusu veren sitelertbonesbar.comfilm izleatomsportvmilanobet giriştipobetonwinsahabetbetturkeystarzbetmatadorbetsupertotobetbycasinoroketbetbetmatikcasinolevantcasibom girişbetörspincasino sitelerionwin girişGalabetmatadorbet girişWindows LisansPusulabetreynabetmarsbahis güncelzbahislunabet güncel girişcasinolevantmarsbahis girişmeritking newsdeneme bonusu veren sitelersahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetbrawl stars elmas hilesisahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetsahabet1xbettarafbetroketbetmatadorbetsupertotobethttps://teknolojifour.com.tr/vozol-vista-20000-puff/celtabetbetgarantisahabetbettiltBetturkeybetandyoualfabahisrolibetrexbetbahsegelpalacebetcratosroyalbetmarsbahisbankobetcasinopercasinopercasibom761.com440marsbahisgrandpashabet2197.comcasibome sigarajojobetbetturkeyotobetcasibom girişzbahiszbahiszbahiszbahiscasibom girişonwin girişdeneme bonusu veren bahis siteleriBurç Yorumlarıbrawl stars elmas hilesiDeneme Bonusu Veren SitelermarsbahisGölcük Escortvozol çeşitlerialtyazılı pornobatman halı yıkamaonwinbetewinotobetxslotbetpubliczbahisextrabet girişextrabetGrandpashabet1xbetCasinomaxiCasinometropolBetpaspusulabet girişmarsbahis güncel girişMadridbet Girişkıbrıs escortdeneme bonusutwitter ifşapendik escortsophie rainultrabetultrabetmarsbahishit botuhit botucasibommatadorbetholiganbetmarsbahisonwinsahabetsekabetmatbetimajbetjojobetjojobetlunabetsultanbetbetsmovemavibetbetparkpiabetgoldenbahismilanobetsultanbetbetmarinogalabetparibahissuperbetinbetwoonmatadorbetbetparkbetnanogoldenbahismarsbahismilanobetbetmarinomaltcasinobetexpercrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinoscasibom nedir ne işe yarar?CasibombettiltSuperbetinbetturkeybetturkey girişbetturkey twitterzbahiszbahis twitterzbahis girişzbahisxslotxslotxslot girişxslot twittermeritkingpusulabetcasibomibizabetibizabetibizabetbahsegelultrabetnakitbahistipobetbets10matadorbetsahabetsekabetsahabetonwindumanbetimajbetjojobetcasibommarsbahisimajbetmatbetcasino sitelerijojobetholiganbetsekabetMeritkingcasibomcasibomcasibom güncel girişlunabetmatadorbetmatadorbetmatadorbetbahiscommeritkingbetebetonwindeneme bonusu veren sitelersahabetprensbetmeritkingpusulabetmaltcasinobetmoonvaycasinomarsbahismarsbahismarsbahis girişbetturkeybaywiinmeritkingPerabetmeritkingGrandpashabetkralbetdinamobetcasibompusulabet girişmeritkingonwinvbetjojobetmobilbahiscasibombetturkeyperabetjojobetsophie rain nudemrcasinocoinbarsavoybettingmaltcasinosekabetsekabet girişotobetotobetbetebetcasibompadişahbetkingbettingsonbahispadişahbet girişroyalbetkingbettingsahabetpornobetturkeybetturkeyzbahiszbahiscasibom girişonwinonwin girişjojobetbahsegelbets10jojobetMeritkingonwincanlı maç izleselçuksportstaraftarium24pendik korsan taksi durağıvivaslim reviewsonwin girişsakm54casibomcasibom giriÅŸcasibom güncel giriÅŸcasibom 761meritking girişmeritkingnorabahis girişcasibom mobil girişbetkomgiftcardmall/mygiftcasibomcasibom