Sidebar

Magazine menu

24
T4, 04

Tạp chí KTĐN số 112

 

CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN TÀI CỦA CHÍNH PHỦ HOA KỲ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM[1]

Nguyễn Thu Thủy[2]

Nguyễn Thị Tùng Lâm[3]

 Tóm tắtVị trí cường quốc số 1 của Hoa Kỳ hiện nay được thiết lập nên nhờ nhiều yếu tố. Ngoài chiến lược đúng đắn, chính sách kinh tế cụ thể, để có thể phát triển mạnh mẽ và phát triển bền vững, Hoa Kỳ đã và đang duy trì một đội ngũ lao động thực sự có chất lượng, đặc biệt là đội ngũ nhân tài - đây là nhân tố chính khiến nước Mỹ tiếp tục thịnh vượng như ngày nay. Bài viết tập trung phân tích khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ trong việc phát hiện, tuyển dụng, nuôi dưỡng, duy trì thế hệ lực lượng lao động tài năng, có trình độ thông qua những đạo luật và chính sách luật mà Chính phủ Mỹ đã thực hiện trong thời gian qua, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực nước nhà.Từ khoá: Hoa Kỳ, chiến lược liên bang, nhân tài, thu hút nhân tài.AbstractThe U.S - the No.1 powerful economy in the world has been established thanks to a number of factors. Besides the appropriate strategy and specific economic development policies, in order to grow strongly and develop sustainably, the U.S. has been maintaining a high-quality human resource, especially through various laws and policies on detecting, recruiting and nurturing the highly-skilled talents by the U.S. Government. Then, the paper draws relevant lessons and implications for Vietnam in developing the national human resource.Keywords: the U.S., federal strategy, talents, talent attraction. 1. Đặt vấn đềSự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã khiến thế giới thay đổi nhanh chóng. Các ngành công nghiệp tri thức đang gia tăng về số lượng - theo thống kê, có 85% vị trí mới được tạo ra từ đầu thế kỷ này (Bisson và cộng sự, 2010) - đã thúc đẩy nhu cầu về kỹ năng cao cấp của lực lượng lao động ngày càng tăng. Với sự ra đời của các ngành công nghiệp mới, các quốc gia đã nhìn nhận một cách nghiêm túc việc cạnh tranh để có được những tài năng tốt nhất ở bất cứ nơi nào họ tìm thấy là điều vô cùng quan trọng. Họ hiểu rằng, lực lượng này sẽ quyết định đến chất lượng và vị thế của quốc gia trên bản đồ thế giới. Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ các nước đã có chiến lược và chính sách thu hút tài năng với những ưu đãi dồi dào mang dấu ấn riêng của mình. Nguồn tài năng này được dự kiến sẽ tiếp tục có nhiều lợi thế trong tiền lương và các khoản lợi ích khác trong khi những người lao động ít kỹ năng hơn có nhiều khả năng bị loại bỏ. Nước Mỹ đã nhìn ra nguy cơ ấy.Trong một cuộc khảo sát của Economist Intelligence Unit với hơn 350 giám đốc điều hành từ các công ty đa quốc gia cho thấy: có 60% lo ngại rằng “thiếu hụt tài năng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ trong năm năm tới” - và sự thiếu hụt này lại chủ yếu tập trung trong nhóm tài năng có tay nghề cao (MetLife, Inc., 2012). Để phù hợp giữa nhu cầu về tài năng và nguồn cung đang đe dọa khả năng cạnh tranh của mình, Chính phủ Hoa Kỳ tăng cường đưa ra các chính sách công, không chỉ trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn và sử dụng hiệu quả, mà còn cả vấn đề thu hút nhân tài để củng cố vị thế đang có của mình.2. Một số nét khái quát về Hoa KỳHoa Kỳ, “nền cộng hoà ra đời trong tiếng súng” mang tầm vóc vĩ đại ngay từ khi được khai sinh (High, 1986). Những đại biểu đầu tiên của chính quyền Liên bang trong thời kỳ đầu dựng nước dù có bộ óc nhìn xa đến đâu cũng không thể mường tượng được rằng con cháu họ sau này đã có những bước đi thật dài, không chỉ trong việc kiến tạo đất nước mà còn luôn ở vị trí dẫn đầu trên trường quốc tế.

Hoa Kỳ tuyên bố tách khỏi Đế quốc Anh năm 1776 với Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng của Thomas Jefferson[4] và thực sự giành được độc lập vào năm 1783 với Hiệp ước Paris. Từ đất nước có diện tích chỉ với 9 ngàn dặm vuông và dân số hơn 2,5 triệu lúc mới thành lập, sau hơn 1 thế kỷ, Hoa Kỳ đã phát triển gấp 421 về diện tích với 3,79 triệu dặm vuông (9.826.675 triệu km²) với 50 tiểu bang, 1 đặc khu liên bang và 14 vùng quốc hải[5], và gấp 132 lần về dân số với 327,716,161 triệu dân (27/11/2018)[6], trở thành quốc gia lớn thứ 3 về tổng diện và chiếm 4,28% dân số trên thế giới (U.S. Population Sep 7, 2018, Worldometers). Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ các quốc gia khác trên thế giới. Theo số liệu thống kê, hiện nay công dân của 177 quốc gia đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hoa Kỳ[7]. Mặc dù không có ngôn ngữ chính thức nhưng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha được giảng dạy trong các trường học.

Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới có mức độ phát triển cao. Hoa Kỳ là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên giá trị đứng thứ 2 thế giới (Wright  và Czelusta, 2007). Năm 2017, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Hoa Kỳ trị giá 19390,60 tỷ USD. Giá trị GDP của Hoa Kỳ chiếm 31,28% của nền kinh tế thế giới[8]. GDP bình quân đầu người năm 2018 là 62,152 USD đứng thứ 9 thế giới[9]. Theo US News, năm 2017 trong bảng xếp hạng các quốc gia xuất sắc nhất thế giới, Hoa Kỳ xếp thứ 7/80 quốc gia (McPhillips, 2017). Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới.

 Bảng 1. Thống kê tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người ở Hoa Kỳ từ 2012 đến 2017Đơn vị tính : nghìn USD

 

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

GDP*

51,404

52,737

54,657

56,411

57,559

59,501

62,152

Xếp hạng thế giới**

12

11

11

7

9

11

9

    * Nguồn: Gross domestic product (GDP) per capita in the United States in current prices from 2012 to 2022 (in U.S. dollars)

  ** Nguồn: GDP Per Capita Ranking 2015/Data and Charts. Zambia Ministry of finance

Vai trò trung tâm của nước Mỹ đối với thế giới được bảo đảm bằng nền khoa học công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội… và đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, ưu tú về chất lượng khi so sánh với các quốc gia khác. Sở dĩ có một lực lượng lao động như vậy là do Chính phủ Mỹ đã có chiến lược phát triển đúng và chính sách phù hợp đối với từng giai đoạn lịch sử và từng đối tượng lao động. Một trong những chiến lược quan trọng mà bất cứ nhiệm kỳ tổng thống nào của Hoa Kỳ đều chú trọng đó là thu hút nhân tài từ khắp các châu lục.

3. Chiến lược thu hút nhân tài của Chính phủ Liên bang Hoa KỳMặc dù là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và tiềm năng, nhưng ngay từ khi lập quốc, Chính quyền Hoa Kỳ đã nhận thức sâu sắc rằng: không phải đất đai, tài nguyên hay vị trí địa lý tạo nên sức mạnh quốc gia, mà điều đó được bắt nguồn từ chính nhân dân Mỹ với những con người thông minh, quyết đoán,  ngày càng củng cố vững chắc cho sức mạnh ấy. Nước Mỹ được như ngày nay là nhờ vào lực lượng lao động thực sự có phẩm chất của mình. Để có được đội ngũ lao động chất lượng như vậy, Chính phủ Hoa Kỳ, mặc dù trải qua rất nhiều đời tổng thống với chính sách phát triển đất nước khác nhau, nhưng họ đều có sự thống nhất về vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ nhân tài. George Washington nhận định: “Nếu không có đạo đức, không có lòng tự trọng và tài năng – là điều quan trọng nhất - để xây dựng lên những thành tựu xuất sắc nhất, thì sẽ không bao giờ có thể đạt được sự tôn trọng, đó là phần thực sự có giá trị của nhân loại”[10]. Nhân lực và đặc biệt là nhân tài chính là nguồn sức mạnh xây dựng lên sự thịnh vượng của nước Mỹ. Chính phủ Liên bang đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm củng cố, phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Bên cạnh việc phát triển giáo dục trong nước thì thu hút và trọng dụng nhân tài, đặc biệt là nhân tài từ các quốc gia khác, là một trong những chiến lược sống còn xuyên suốt lịch sử dựng nước của Hoa Kỳ, được thực hiện bằng nhiều chính sách khác nhau.

3.1. Chính sách thu hút người tài thế giới thông qua Luật nhập cư

Mỹ là quốc gia được xây dựng lên bởi những người nhập cư[11]. Với số dân đứng hàng thứ 3 thế giới[12] lại đa sắc tộc, ngôn ngữ, văn hoá… nên việc điều hành là không dễ dàng. Chính phủ đã phải tuyển dụng một số lượng lớn nhân viên làm việc ở tất cả các vị trí, lĩnh vực, ở cả cấp liên bang, tiểu bang và địa phương.

 

Bảng 2. Thống kê việc làm của Liên bang, tiểu bang và địa phương

(tháng 12 giai đoạn 2011-2017)

Đơn vị: triệu người

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

7/2018

 

Tổng số

21,954

21,887

21,820

20,949

22,100

22,306

22,331

23,334

Liên bang

2,836

2,806

2,741

2,744

2,775

2,810

2,795

2,796

Tiểu bang

5,047

5,048

5,053

5,061

5,092

5,145

5,129

5,126

Địa phương

14,071

14,033

14,026

14,144

14,233

14,351

14,407

14,412

                   

Nguồn: U.S. Department of Labor (2018). Databases, Table and Calculators by Subject. Bureau of Labor Statistics. Data extraced on August 25, 2018

Theo nhiều cách, bất kể vị trí nào và ở đâu thì công việc luôn được xác định bởi Hiến pháp Hoa Kỳ. Sự phân biệt công việc giữa các cấp chủ yếu dựa trên: phạm vi, chủ quyền và trách nhiệm khác nhau[13] [14]. Để quản lý dân cư đông và trải dài trên khắp lãnh thổ rộng lớn này, Chính quyền Liên bang đã phải xây dựng một bộ máy phù hợp và hiệu quả. Để thu hút nhân tài thế giới, Luật nhập cư là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền xứ cờ hoa.

Vào tháng 8/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy bỏ “Chương trình bảo vệ trẻ em nhập cư bất hợp pháp” (Deferred Action for Childhood Arrivals – DACA)[15] ra đời từ thời Tổng thống Barack Obama. Tuyên bố này ngay lập tức đã phải rút lại vì vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhiều người. Một trong những công dân Mỹ chống đối mạnh mẽ là Tim Cook (CEO của Apple), người cho rằng: "Vấn đề lớn nhất trong thời đại của chúng ta là về chính sách cho người nhập cư, vì điều này có ảnh hưởng lớn tới các giá trị của người Mỹ" (Curry, 2017). Lý do theo ông đó là: "Người nhập cư cần được bảo vệ bởi một trong số họ là những người tài năng làm nên giá trị Mỹ." (Shaban, 2017). Cựu thống đốc Florida, Jeb Bush từng phát biểu: "Nếu chúng ta tiếp tục thất bại trong việc đưa ra một chính sách nhập cư mang tính bền vững, thì đó là một trong những cách làm suy yếu nền kinh tế Mỹ, gây nguy hiểm cho lĩnh vực ngoại giao, và đe dọa an ninh quốc gia của chính mình"[16]. Theo họ, để không làm tổn hại đến nền tảng quan trọng của sự thịnh vượng và an ninh nước Mỹ, Chính phủ cần đại tu cơ bản về luật nhập cư: Chấm dứt những khó khăn trong việc xin thị thực đối với lao động có tay nghề, loại bỏ hạn ngạch quốc tịch nghiêm ngặt, linh hoạt hơn trong việc tạo cơ hội mới cho sinh viên nước ngoài có bằng cấp cao ở lại Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp (Bush và cộng sự, 2009)…

Theo Sở Di trú Hoa Kỳ, có khoảng 185 loại thị thực khác nhau, trong đó, thị thực nhập cư, cụ thể là cho sinh viên, người đi làm, người lao động có tay nghề cao... được đặc biệt ưu ái (Neil và cộng sự, 2009). Các nhà làm luật đã phân chia rất cụ thể và phù hợp với mỗi loại theo yêu cầu[17].

Năm 2014, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (U.S. Department of Homeland Security – DHS) đề xuất hai quy định thị thực mới với hy vọng sẽ mở rộng cánh cửa cho các giáo sư, các nhà nghiên cứu, vận động viên thể thao xuất sắc nước ngoài chứng minh đủ điều kiện xin thị thực diện H-1B, EB-1[18] (diện định cư làm việc lâu dài). Hiệp hội Trợ giúp sinh viên quốc tế Hoa Kỳ (National Association of Foreign Student Advisers - NAFSA) từ lâu đã kêu gọi cải cách thủ tục nhập cư để chào đón người nước ngoài đến Mỹ và nỗ lực cho ra đời dự luật quốc gia tiềm năng cởi mở thu hút sinh viên, học giả hàng đầu thế giới đến học tập, làm việc tại các trường cao đẳng, đại học để phát triển hơn nữa nền kinh tế đất nước. NAFSA cho rằng, những sinh viên quốc tế được giáo dục tốt “chính xác là nguồn lao động nhập cư có tay nghề. Chúng ta cần khuyến khích ở Hoa Kỳ chứ không buộc họ trước khi nộp hồ sơ xin học phải cam kết học xong quay về nước, không ở lại làm việc đóng góp cho nền kinh tế và cộng đồng Hoa Kỳ” (She và Wotherspoon, 2013).Quy định mới cho phép cơ quan tuyển dụng Mỹ áp dụng xin thị thực diện H-1B (thị thực làm việc có thời hạn) cho lao động nước ngoài làm việc trong các lĩnh vực chuyên ngành như khoa học, cơ khí và lập trình máy tính. Marlene Johnson, CEO của NAFSA, cho biết: “Hệ thống chính sách nhập cư chưa chuẩn không những gây khó khăn cho những sinh viên theo học tại các trường đại học và cao đẳng mà còn cản trở họ đóng góp công sức phát triển kinh tế, hòa nhập cộng đồng và giáo dục các thế hệ tiếp theo trở thành các nhà lãnh đạo toàn cầu” (Morgan và O’connell, 2014). USCIS cấp 85.000 visa H-1B mới mỗi năm, với 20.000 cho những người có trình độ cao cấp và 20.000 cho sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Mỹ (Zaveri và Roy, 2018). Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker nói: “Chúng ta phải cải tổ nhiều hơn chính sách nhập cư để giữ và thu hút tài năng đẳng cấp thế giới đến với Hoa Kỳ và các quy định mới này giúp chúng ta thực hiện mục tiêu đó... Đó thực sự là một mối quan tâm lớn đối với các CEO ... hơn 50% sinh viên đang theo học các chương trình tiến sĩ về kỹ thuật, khoa học máy tính, toán học hoặc thống kê là những người nhập cư và chúng tôi hoan nghênh họ ở lại đây” (Blakely, 2016). Những động thái này hứa hẹn sẽ tạo cho những người nhập cư nhiều điều kiện hơn nữa đóng góp ích lợi phi thường trong quá trình đổi mới nền kinh tế Mỹ. Cho đến nay, người ta có thể thấy ảnh hưởng ngày càng tăng và tầm quan trọng của những người nhập cư vào khoa học ở Mỹ trong nửa thế kỷ qua.  Hiện nay, người nhập cư trình độ tiến sỹ chiếm 50% số lượng làm việc trong ngành toán học và khoa học máy tính; 57 % làm việc trong ngành kỹ thuật và theo một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 26 % trong số người đoạt giải Nobel trong 50 năm qua là người Mỹ gốc ngoại quốc (từ năm 1901 đến năm 1959, những người nhập cư đã giành được 25 giải Nobel về Hóa học, Y học và Vật lý; và họ đã giành được 79 giải thưởng trong các lĩnh vực này - gấp hơn ba lần - từ năm 1960 đến năm 2016) (Anderson, 2016).

3.2. Chính sách trọng dụng người tài

Vì là quốc gia đa chủng tộc, văn hoá nên không tránh khỏi nạn kì thị. Để ngăn chặn tình trạng này, Chính phủ Hoa Kỳ thể hiện rõ quan điểm của mình: không cho phép bất cứ cơ quan, tổ chức nhà nước hay cá nhân nào được phép phân biệt về chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc quốc gia, thể chế chính trị, khuynh hướng tình dục, giới tính, tình trạng hôn nhân, khuyết tật và thông tin di truyền, tuổi tác, hoặc những yếu tố phi đạo đức khác... Điều này được thể hiện trong rất nhiều đạo luật của Chính phủ. Tất cả các điều luật được quy định là một phần không thể tách rời mọi khía cạnh của chính sách nhân sự và được thực thi ngay trong quá trình tuyển dụng. Điều này nhằm bảo vệ và tạo tâm lý bình an đối với người lao động khi họ quyết định lựa chọn công việc ở Hoa Kỳ, làm việc cho Chính phủ hay các tập đoàn tư nhân.

Tuyển dụng: Cơ quan tuyển dụng trực tiếp nhân sự của Chính phủ Hoa Kỳ đã và đang chứng tỏ là một công cụ tuyển dụng thực sự hiệu quả. Tuỳ vào từng vị trí, lĩnh vực, cấp độ, cơ quan tuyển dụng đưa ra những kế hoạch phù hợp, nhưng nhìn chung, cơ quan tuyển dụng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút người tài (Brykczynski và cộng sự, 2012).

Cơ quan Quản lý và Ngân sách Hoa Kỳ đưa ra 4 tiêu chí cải thiện quy trình tuyển dụng cấp liên bang: (i) tăng cường thông tin phản hồi cho ứng viên về tình trạng hồ sơ; (ii) khuyến khích sự tham gia của các nhà quản lý vào các khâu tuyển dụng; (iii) đảm bảo độ chi tiết của thông báo tuyển dụng; (iiii) phát triển và hoàn thiện một lộ trình tuyển dụng cấp liên bang[19]. Các sáng kiến tuyển dụng bao gồm: (1) Ủy thác các thủ tục kiểm tra và tuyển dụng; (2) Mức lương đặc biệt, (3) Áp dụng Đạo luật cải cách tiền lương liên bang năm 1990[20], và (4) Các sáng kiến tuyển dụng khác để tự động thuê và mang thông tin tuyển dụng của liên bang đến các trường đại học[21].

Một phần quan trọng trong quy trình tuyển dụng của Mỹ là chất lượng bản mô tả công việc rất chi tiết và hiệu lực của bài thi tuyển dụng. Thiết kế bản mô tả công việc và nội dung thi đầu vào được tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng. Bản mô tả công việc thể hiện rõ các yêu cầu của vị trí cần tuyển, giới thiệu được sứ mệnh và hoạt động chung của cơ quan tuyển dụng. Một trong những phương pháp để tăng tính hiệu lực cho bài thi đầu vào là phân tích vị trí cần tuyển để xác định các kiến thức, kỹ năng và khả năng mà ứng viên cần có để thành công trong công việc được giao.[22]

Việc nâng cao vị thế của Chính phủ thông qua sự chuyên nghiệp của nhân viên luôn là ưu tiên số một của chính quyền Hoa Kỳ. Do vậy, các cơ quan tuyển dụng liên bang tìm mọi cách thu hút, giữ lại những sinh viên tài năng hàng đầu từ các trường cao đẳng, đại học. Để cạnh tranh với lĩnh vực tư nhân, các nhà quản lý và tuyển dụng liên bang tìm hiểu sâu sắc về thế mạnh chuyên ngành của trường, sở thích của các sinh viên sáng giá nhất, mời họ vào thực tập tại các cơ quan nhà nước như một cách chuẩn bị tốt nhất khi họ bắt đầu sự nghiệp của mình. Chính quyền luôn đảm bảo rằng lực lượng lao động liên bang được tạo điều kiện tốt nhất để giải quyết các thách thức và những nhiệm vụ cấp bách ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Do đó, nhiều cơ quan Chính phủ Mỹ hiện nay không thua kém các công ty tư nhân trong việc tự “quảng bá hình ảnh” của mình tới các ứng viên[23].

Mỹ cũng là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tuyển dụng. Hiện nay Mỹ có các trang web chuyên đăng tải các cơ hội nghề nghiệp tại các cơ quan nhà nước như “Tuyển dụng một cửa” usajobs.gov, trang việc làm sinh viên[24]… để tạo điều kiện toàn diện cho các ứng viên từ khâu nộp hồ sơ và hoàn thành bài thi đầu vào trên mạng. Hàng năm, “Hiệp hội Quốc gia và Nhà tuyển dụng” (National Association and Employers – NACE) tiến hành khảo sát và thống kê số lượng sinh viên trên 50 bang và Thủ đô sắp tốt nghiệp về lý tưởng, sự nghiệp, kế hoạch sau khi tốt nghiệp, mục tiêu của tương lai, mong muốn về thu nhập… đồng thời đưa ra kế hoạch tuyển dụng của Chính phủ để có bức tranh toàn thể, chuẩn bị cho kế hoạch tuyển dụng tiếp theo của chính quyền Liên bang.

Hình 1. Tuyển dụng chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật Nguồn: Brykczynski và cộng sự (2013, tr.13).Quản lý: Chiến lược quản lý nhân tài là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Đối với một tài năng, việc tuyển dụng đã khó, nhưng để giữ chân tài năng đó ở lại làm việc và làm việc lâu dài là cả một vấn đề lớn, nhất là trong khu vực công, khi mà những chính sách về tiền lương luôn là một hạn chế so với khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, phải đảm bảo rằng các cơ quan có được đúng người, đúng kỹ năng nghề nghiệp, ở vào đúng vị trí, đúng thời điểm để nhân tài đó hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cũng là một thách thức vì điều đó ảnh hưởng đến kế hoạch chung của cả một tập thể lớn.Chính quyền Hoa Kỳ đã lập ra một hệ thống gồm các cơ quan quản lý nhân lực nhằm tuyển dụng, giữ lại và tôn vinh một lực lượng lao động đẳng cấp thế giới để phục vụ nhân dân Mỹ như: Văn phòng quản lý nhân sự (Office of Personnel Management – OPM); Ủy ban Dịch vụ Dân sự Hoa Kỳ (The United States Civil Service Commission - U.S.CSC); “The UnlockTalent” (Mở khoá tài năng), “Kết nối tài năng” (The ConnectTalent)... Theo quan điểm của các nhà quản lý nhân sự Hoa Kỳ: Muốn quản lý được nhân tài, trước hết nhà quản lý phải là một người tài, có những suy nghĩ vượt tầm so với thông thường (Cappelli, 2008). Với Văn phòng quản lý nhân sự (OPM), chiến lược quản lý tài năng bao gồm việc lập kế hoạch kế hoạch, đánh giá, phát triển, tạo ra một tổ chức quản lý linh hoạt và nhanh nhẹn, đáp ứng và thích ứng với mọi thay đổi, lên kế hoạch cho những điều bất ngờ. Vấn đề làm cách nào để quản lý tài năng có cùng độ khó với việc có thể sử dụng tài năng như thế nào để đạt được hiệu quả hoạt động. OPM luôn đưa ra những dự đoán mục tiêu chiến lược mới, xác định được yếu tố môi trường nào sẽ tác động đến nhân tài...  Bên cạnh đó, họ còn xác định tương đối chính xác vị trí thiếu hụt của các cơ quan Chính phủ; xác định kỹ năng nào là quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ, vị trí và năng lực nào là cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ với nguồn lực hạn chế đáng kể… để từ đó tuyển dụng, bổ sung nguồn nhân lực cho sự thiếu hụt đó[25]. Theo OPM, các nhà lãnh đạo cấp cao có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn, thúc đẩy các ưu tiên chiến lược, hỗ trợ pháp lý, thiết kế các chiến lược cụ thể; triển khai thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu quan trọng… Các cơ quan quản lý lập kế hoạch chi tiết trong việc quản lý nguồn nhân lực tài năng ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai; Triển khai các chiến lược và chính sách để thu hút và giữ chân nhân tài; Hoàn thiện mọi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để thúc đẩy năng lực trong toàn cơ qua; Đảm bảo phân tích, đánh giá chính xác khoảng cách năng lực và kỹ năng giữa các nhân… Và họ cho rằng hiểu biết sâu sắc về khả năng của mỗi người sẽ là cơ sở cho phép phát triển một lực lượng lao động với các kỹ năng và khả năng tốt nhất[26]Thăng tiến nghề nghiệp: Cơ hội thăng tiến trong Chính phủ rất phong phú. Để giữ chân người tài, Chính phủ liên bang tạo mọi điều kiện để người muốn thăng tiến nghề nghiệp có cơ hội, và cơ hội của mọi người là như nhau. Khi xem xét một trường hợp nào đó, các nhà lãnh đạo sẽ cân nhắc nhiều yếu tố, trong đó có tài năng, nguyện vọng và sự phù hợp của người đó với vị trí mà họ đang mong muốn. Họ cũng đưa ra yêu cầu ngay từ đầu là khi cấp bậc của người được thăng tiến tăng lên, mức độ yêu cầu về trình độ và trách nhiệm cũng tăng lên như vậy. Đối với những tài năng thực sự, cơ quan quản lý nhân sự có thể tự cho phép người đó thăng tiến vượt cấp, không cần phải tuân theo từng bước trong điều luật về nhân sự của Chính phủ[27]. Nhiều cơ quan liên bang yêu cầu nhân viên sử dụng bản “Kế hoạch Phát triển Cá nhân” (Individual Development Plan – IDP) như một hình thức làm việc chính thức. Họ yêu cầu nhân viên lên kế hoạch chi tiết cho các mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn của mình trong Chính phủ. Một chương trình trợ giúp nội bộ đảm bảo rằng một khi nhân viên đang việc tốt, người đó sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin về một vị trí làm việc mới cao hơn trong Chính phủ. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chính phủ cung cấp các cơ hội đào tạo và phát triển tuyệt vời, thiết lập một bộ phận phụ trách chuyên nghiệp, giúp bạn kết nối với những cơ hội này và chọn khóa học nào phù hợp với con đường sự nghiệp của nhân viên[28].               Lương thưởng và các lợi ích khác: Để cạnh tranh với khu vực tư nhân, Chính phủ liên bang đã đưa ra chính sách lợi ích dành cho nhân viên liên bang cao hơn 48% so với khu vực tư nhân. Nhân viên liên bang nhận được nhiều quyền lợi như ngày nghỉ nhiều hơn nhưng vẫn được trả lương, bảo hiểm y tế và các chương trình trợ cấp hưu bổng được xác định, vốn ít có trong khu vực tư nhân (Fack, 2012). Lợi ích cho những người có trình độ trung học trở xuống cao hơn 70% so với lao động tương tự trong khu vực tư nhân. Tương tự, sự khác biệt về trình độ của cử nhân và công nhân bậc cao là 52% so với những người lao động tương tự trong khu vực tư nhân. Chi phí lợi ích cho những người có trình độ chuyên môn và tiến sĩ ngang bằng với những người có trình độ cao cấp trong khu vực tư nhân[29].Khi so sánh tổng mức thù lao tổng thể, nhân viên liên bang nhận được nhận thù lao nhiều hơn 21% so với cùng cấp bậc trong khu vực tư nhân. Đối với nhân viên liên bang có bằng tốt nghiệp trung học hoặc thấp hơn, tổng số tiền thù lao cao hơn 32% so với khu vực tư nhân. Đối với những người có bằng cử nhân và bằng thạc sĩ, mức thù lao lần lượt cao hơn 21% và 18% so với khu vực tư nhân. Đối với những người có trình độ chuyên môn hoặc tiến sĩ, mức thù lao thấp hơn 18% so với lao động trong khu vực tư nhân[30].Trong những năm gần đây, Chính phủ đã bổ sung nhiều kế hoạch trong chính sách tuyển dụng nhân viên tài năng vào làm việc, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật: đề xuất thiết lập một chương trình hỗ trợ sinh viên thuộc các ngành Khoa học kỹ thuật, chủ động xoá nợ và thực hiện các chương trình cụ thể về Khoa học Kỹ thuật theo mô hình Pell Grants.Hình 2. Cách tuyển dụng và giữ chân nhân tài thành công thông qua lợi ích của Chính phủ Hoa Kỳ    Nguồn: Brykczynski và cộng sự (2013, tr.12) Cải thiện các hoạt động quản lý, đặc biệt trong các phòng thí nghiệm của Chính phủ để thu hút và duy trì các nhà khoa học về khoa học kỹ thuật đang là ưu tiên số 1 của chính quyền liên bang. Để thực hiện điều này, Chính phủ đề xuất và thực hiện các hệ thống tuyển dụng linh hoạt, cho phép những người đứng đầu các cơ quan có quyền tuyển dụng và quản lý theo tự chủ thuê nhân sự và linh hoạt trong lịch làm việc. Họ cũng khuyến khích các nhà khoa học và kỹ sư của cơ quan thiết kế công việc trở nên thú vị và đầy thử thách để cạnh tranh với khu vực tư nhân; Thu thập dữ liệu tốt hơn để thông báo cho việc hoạch định chính sách; Tạo điều kiện cho các nhà khoa học tài năng tham gia và duy trì nghiên cứu bởi một chiến dịch để gia hạn sự quan tâm đến các ngành nghề dịch vụ công; Tiếp tục tài trợ ở các cấp độ thích hợp…

Tính ổn định cao và chính sách mềm dẻo được thể hiện trong cách quản lý của Chính phủ. Ở phần lớn các vị trí, nhân viên dễ dàng duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh. Ngoài ra, Chính phủ liên bang cho phép nhân viên làm việc từ nhà hoặc từ xa, cách làm việc này ngày càng phổ biến trong các cơ quan chính phủ. Đối với các công việc đòi hỏi nhân viên phải tiến hành phần lớn công việc của họ ở ngoài phạm vi văn phòng, các tổ chức chính phủ đã bắt đầu cung cấp thiết bị để tạo điều kiện cho lực lượng nhân viên di động. Hầu hết mọi người nghĩ rằng các công việc của Chính phủ liên bang đều ở Washington D.C., nhưng thực tế, 84% công việc của Chính phủ liên bang nằm ngoài khu vực D.C. Hiện nay có 89.204 nhân viên Chính phủ liên bang làm việc ở nước ngoài, trong đó hơn 70% là công dân Hoa Kỳ (62.838/89.204)[31]. Lợi ích của khu vực Chính phủ hầu như luôn vượt quá các gói lợi ích của khu vực tư nhân. Nhân viên thường có các gói chăm sóc sức khỏe vượt trội với chi phí thấp hơn và các kế hoạch hưu trí thuận lợi. Kể cả trong các cuộc suy thoái kéo dài, các gói quyền lợi của Chính phủ vẫn tốt hơn ở khu vực tư nhân khi tất cả đều trở nên tồi tệ hơn (Bianca, 2018).

Bảng 3. So sánh trình độ học vấn của lực lượng lao động ở khu vực Chính phủ và khu vực tư nhânĐơn vị tính: %
  Chính phủ liên bang Khu vực tư nhân
Trình độ học vấn:    
   Tốt nghiệp PTTH 13 36
   Cao đẳng 27 29
   Đại học 31 24
   Thạc sĩ 20 8
   Tiến sĩ/ Chuyên gia cao cấp 9 3
Tổng cộng 100 100

   Nguồn: Congress of the U.S. Congressional Budget Office (2017, tr.8).Nói tóm lại để thành công trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là thu hút nhân tài, Chính phủ liên bang đưa ra chính sách trọng dụng nhân tài bằng một gói lợi ích hạng nhất. Các nghiên cứu được thực hiện bởi Cục Thống kê lao động Hoa Kỳ (U.S. Bureau of Labor Statistics – BLS) đã chứng minh điều này trên thực tế. Khoảng cách liên quan đến lợi ích giữa khu vực công và tư nhân ngày càng tăng. Nhân viên Chính phủ được hưởng các quyền lợi tuyệt vời bằng những chính sách ưu đãi sau:+ Có thể làm việc (hầu như) mọi nơi. Trong thực tế, công việc của Chính phủ trải dài trên toàn quốc, ngoài ra còn một số nhân viên Chính phủ làm việc ở nước ngoài. Vì địa điểm làm việc đa dạng nên chính sách quản lý nhân sự và lịch làm việc rất linh hoạt, cho phép nhân viên làm việc từ xa. Tất cả những điều này làm cho Chính phủ trở thành một nhà tuyển dụng hấp dẫn. + Khi đã chọn làm việc cho Chính phủ, nhân viên sẽ có quyền tiếp cận với các gói chăm sóc sức khỏe hạng nhất. Thông qua Chương trình Trợ giúp Sức khỏe Nhân viên Liên bang (Federal Employees Health Benefits – FEHBP), người lao động và gia đình họ được hưởng nhiều chương trình bảo hiểm y tế nhất trong cả nước. Có hơn 200 các gói chăm sóc sức khoẻ, vì vậy họ có thể chọn chương trình phù hợp nhất với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình của mình[32]. Các quyền lợi cụ thể khác nhau tùy theo chương trình, nhưng không có chương trình nào đòi hỏi thời gian chờ đợi, không có giới hạn dựa trên độ tuổi hoặc tình trạng thể chất... Chính phủ liên bang cung cấp tài khoản chi tiêu chăm sóc sức khỏe linh hoạt tối đa 5.000 USD mỗi năm. Cơ quan liên bang sẽ chi trả phần lớn chi phí chăm sóc sức khỏe, thường là từ 70 đến 100% (Lovett, 2013)... Ngoài ra, nhân viên còn được tham gia vào “Chương trình Bảo hiểm Nhân thọ Nhóm Nhân viên Liên bang (Federal Employees Group’s Life Insurance – FEGLI) là chương trình bảo hiểm nhân thọ nhóm lớn nhất trên thế giới[33].Bên cạnh đó, Chính phủ liên bang cung cấp cho nhân viên của mình rất nhiều thời gian nghỉ ngơi. Trong 3 năm đầu tiên phục vụ Chính phủ, nhân viên có 13 ngày nghỉ mỗi năm. Đối với những người làm việc cho liên bang từ 3 đến 15 năm, sẽ được 20 ngày nghỉ mỗi năm và sau 15 năm, nhân viên được 26 ngày nghỉ mỗi năm. Ba mươi ngày nghỉ hàng năm có thể được chuyển sang năm nghỉ kế tiếp. Nếu bị ốm, bất kể thời gian làm việc cho liên bang, nhân viên được 13 ngày nghỉ ốm mỗi năm. Số lượng nghỉ ốm có thể tích lũy không bị hạn chế[34]. Ngoài ra, thời gian làm việc ở khu vực công cũng ngắn hơn so với khu vực tư nhân[35].+ Hưu trí: Chính phủ cung cấp cho tất cả nhân viên một gói phúc lợi hưu trí toàn diện có tên là “Hệ thống Hưu trí Nhân viên Liên bang” (Federal Employees Retirement System – FERS). Nhân viên liên bang thường nghỉ hưu sớm hơn những người trong khu vực tư nhân. Hệ thống này bao gồm ba khoản đóng góp khác nhau cho quỹ hưu trí và những lợi ích an sinh xã hội khác, cung cấp nhiều sự lựa chọn cho nhân viên khi nghỉ hưu.+ Lương và an sinh xã hội (Social Security): Mặc dù lương làm việc cho Chính phủ không cao hơn so với khu vực tư nhân, để bù vào sự thiếu hụt đó, Chính phủ thiết lập một tài khoản chi tiêu linh hoạt (Gói Trợ cấp Lương cơ bản – Federal Employee Compensation Package) cho phép nhân viên được tạm ứng tiền lương (trước thuế) để chi trả cho những chi phí đột xuất. Chương trình này cũng cung cấp các phúc lợi tàn tật cho nhân viên và gia đình của họ. Để được tham gia vào quỹ  này, Chính phủ quy định phải làm việc ít nhất 5 năm trở nên. Ngoài việc nhận được mức tăng chi phí sinh hoạt hàng năm, các nhân viên liên bang được đảm bảo tăng lương định kỳ[36].+ Về tính ổn định của công việc: Trong khu vực tư nhân, công việc không ổn định vì khả năng phá sản ở khu vực này là khá cao. Làm việc cho Chính phủ nhìn chung ổn định hơn, trừ khi Chính phủ cắt giảm việc làm do các vấn đề kinh tế nghiêm trọng, một khi nhân viên vượt qua một thời gian thử việc (thường là một năm) nếu bị sa thải thì chỉ là do mắc lỗi tập thể nghiêm trọng hoặc hành động bất hợp pháp (Somers, 2015). Ngoài ra, các nhân viên khu vực tư nhân phải đối mặt với mức độ dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực theo sự biến động của thị trường. Họ phải duy trì tính cạnh tranh về kỹ năng và hiệu suất công việc nếu không muốn bị thay thế và cũng dễ bị sa thải bởi các doanh nghiệp đóng cửa hoặc sự tác động kinh tế. Nhân viên Chính phủ cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn hiệu suất; nhưng, như đã nói, khó bị thay thế. Tất cả các cơ quan liên bang đều cung cấp “Chương trình Trợ giúp Nhân viên” (Employee Assistance Program – EAP) - một dịch vụ miễn phí, tự nguyện để giúp nhân viên giải quyết các vấn đề làm ảnh hưởng xấu đến hiệu suất công việc, sức khỏe cá nhân và gia đình. Được đào tạo tư vấn chuyên nghiệp, EAPs giúp nhân viên khắc phục các vấn đề như lạm dụng rượu và ma túy, áp lực công việc và gia đình, và căng thẳng trong công việc[37]…+ Quản lý và điển hành nhân viên đúng theo chuyên môn: Có nhiều công việc liên bang phù hợp với mọi sở thích và kỹ năng, từ lịch sử nghệ thuật đến động vật học. Chính phủ cũng là một nơi tuyệt vời để kết hợp các kỹ năng với sở thích của người làm việc. Ví dụ, bạn yêu thích toán học và môi trường, bạn có thể sử dụng nền tảng toán học của mình bằng cách làm kế toán tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường (U.S. Environment Protection Agency - EPA), nếu bạn là kỹ sư và yêu thích hàng không, bạn  hoàn toàn có thể tận dụng khả năng để thực hiện sở thích đó bằng cách tham gia cải tạo hệ thống an ninh sân bay, hoặc một chuyên gia sinh học và quan tâm đến y học có thể tiến hành nghiên cứu y khoa tại Viện Y tế Quốc gia (National Institute of Health - NIH)…[38]+ Chính phủ giúp bạn phát triển chuyên nghiệp về mọi mặt và thăng tiến trong công việc. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất mà Chính phủ áp dụng thời gian qua để thu hút nhân tài, đặc biệt là sinh viên tài năng vừa ra trường, mong muốn học lên cao. Một mặt để thu hút người tài, mặt khác Chính phủ không muốn nhân viên của mình trì trệ khi duy trì mãi ở một vị trí nhất định. Thay vào đó, Chính phủ cung cấp tài chính và cơ hội được đào tạo để giữ cho nhân viên của mình luôn ở vị trí dẫn đầu. Bộ phận quản lý nhân sự trong cơ quan sẽ có trách nhiệm phát hiện và kết nối và nhân viên đó với các chương trình đào tạo phù hợp để tạo ra một nhân viên chuyên nghiệp. Cơ hội giáo dục được coi như một phần để khuyến khích ứng viên ký hợp đồng.[39]

  1. Kết quả thu được từ việc thực hiện chính sách thu hút nhân tài của Chính phủ Hoa Kỳ

Trên khắp nước Mỹ, các ngành công nghiệp tiên tiến như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời, tạo ra việc làm trong phạm vi quốc gia và các vùng kinh tế trọng điểm trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ. Nguồn nhân lực Hoa Kỳ - những người đang dẫn đầu nền cải cách này - không chỉ đến từ trong nước mà còn từ lao động ngoại kiều. Theo thống kê của Bộ Lao động Hoa Kỳ, trong năm 2017, đã có 27,4 triệu người nước ngoàim việc, chiếm 17,1% tổng số lực lượng lao động Hoa Kỳ[40].Bảng 4. Thống kê số lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại Hoa KỳĐơn vị tính: triệu người

  2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng 25,0 25,3 25,7 26,3 26,9 27,4
Tỷ lệ % trên tổng LLLĐ 16,1 16,3 16,5 16,7 16,9 17,1

Nguồn: A lool at the foreign-born labor force in the United Stated. Peter G. Peterson Foundation (June 14, 2018)

 

4.1. Chất lượng nguồn nhân lực

Để tạo ra được một lực lượng lao động chất lượng và trung thành, các chuyên gia quản lý nhân sự Hoa Kỳ phải làm việc giống như đang đối xử với các đối tác chiến lược. Trong “Cuộc chiến vì nhân tài”, để thành công, Chính phủ đã có chiến lược rõ ràng và chính sách phù hợp. Lợi thế về danh tiếng cùng với kinh nghiệm giáo dục về lý thuyết và thực tiễn mạnh mẽ đã giúp Hoa Kỳ đứng vững với vị trí hiện có của mình. Đồng thời, Hoa Kỳ ngày càng thu hút được nguồn nhân tài thế giới, vừa nâng cao được chất lượng nhân lực, vừa góp phần phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào Hoa Kỳ cũng gặp thuận lợi. Là nước lớn, lại đa dạng về chủng tộc và văn hoá do việc nhập cư ồ ạt với quy mô lớn từ nhiều quốc gia khác nhau trong suốt lịch sử của Hoa Kỳ, quốc gia này có kết cấu phức tạp về tầng lớp xã hội, điều đó đã gây không ít khó khăn cho Chính phủ Liên bang trong việc ổn định xã hội. Sự phức tạp đã khiến Hoa Kỳ luôn được xem như là một quốc gia không an toàn. Theo bảng xếp hạng “Mức độ an toàn của các quốc gia” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Wolrd Economic Forum - WEF) năm 2017, Hoa Kỳ đứng thứ 84/136 quốc gia tham gia đánh giá (Smith, 2017).

Tuy vậy, vượt qua mọi sự trở ngại, Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã nỗ lực xây dựng và gìn giữ danh tiếng của quốc gia. Tiếng tăm và tầm ảnh hưởng của nước Mỹ với thế giới cho đến nay là điều không thể phủ nhận. Họ đã đạt được những thành tựu mà không phải quốc gia nào cũng có được. Đó là nhờ phần lớn vào nguồn nhân lực đẳng cấp của mình. Lực lượng lao động trong khu vực công của Hoa Kỳ được đánh giá khá cao về khả năng thực hiện và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Trong điều tra của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (the Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) về chất lượng làm việc trong khu vực công của các quốc gia 2015, Hoa Kỳ thuộc tốp 10 nước đứng đầu.Chỉ số phát triển con người (HDI) của Hoa Kỳ xếp thứ 10/188 quốc gia với 0,920 điểm – đây là mức đặc biệt rất cao[41]. Năm 2018, trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố, Chỉ số của Hoa Kỳ đạt mức là 5,85 điểm giai đoạn 2007-2018. Chỉ số trung bình là 5,61 điểm từ năm 2007 đến năm 2018, đạt mức cao nhất mọi thời đại 5,85 điểm trong năm 2018 và mức thấp kỷ lục 5,42 điểm trong năm 2012, đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Thuỵ Sỹ với 5,86 điểm) (nguồn: U.S Competitiveness Index 2007-2018, Trading Economics.).

Chỉ số về đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Hoa Kỳ luôn ở tốp đầu thế giới. Năm 2017 xếp thứ 4/127 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, năm 2018 tụt 2 bậc đứng thứ 6/126 nền kinh tế (WIPO, 2018).

Theo xếp hạng Thành phố Bền vững 2016 từ công ty tư vấn và thiết kế toàn cầu Arcadis, 7 thành phố của Hoa Kỳ lọt vào tốp 50 thành phố bền vững nhất thế giới[42]. Năm 2017, với việc phát triển và sử dụng được 74,84% vốn nhân lực của mình, Hoa Kỳ đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng thứ 4 trên tổng số 130 quốc gia tham gia đánh giá về khai thác vốn nhân lực (The Global Human Capital Report 2017).

Bảng 5. Các quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển vốn nhân lực

Thứ hạng

Quốc gia

% vốn nhân lực được sử dụng

1

             Na-Uy

77,12

2

             Phần Lan

77,07

3

             Thụy Sỹ

76,48

4

             Hoa Kỳ

74,84

5

             Đan Mạch

74,40

6

             Đức

74,30

7

             New Zealand

74,14

8

             Thụy Điển

73,95

9

             Slovenia

73,33

10

             Áo

73,29

Nguồn: World Economic Forum. The Global Human Capital Report 2017.

Chú thích: Chỉ số vốn con người toàn cầu năm 2017 xếp hạng trên 130 quốc gia được thực hiện ở các nhóm tuổi khác nhau, dựa trên mức độ phát triển vốn nhân lực của họ qua bốn khía cạnh chính: năng lực, triển khai, phát triển và bí quyết.  Chính sách thu hút tài năng của Hoa Kỳ tập trung vào các chuyên gia, kỹ sư, sinh viên thuộc các ngành STEM. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã dẫn đầu về các loại giải thưởng, đáng kể nhất là giải Nobel. Tính đến năm 2017, trong tổng số 585 giải Nobel đã trao cho các lĩnh vực (trừ toán học), Hoa Kỳ gặt hái với 371 giải[43].  Hoa Kỳ cũng tự hào vì rất nhiều năm liên tiếp đứng ở vị trí dẫn đầu trong các cuộc thi Olympic Toán học[44], Vật lý Sự thay đổi về luật nhập cư, những chính sách Liên bang phù hợp với tình hình đất nước qua từng giai đoạn, sự thông minh và khác biệt trong các kế hoạch thu hút và tuyển dụng nhân tài trên thế giới đã đem lại thành công cho Hoa Kỳ trong việc thực hiện mục tiêu của mình (Ross, 2017).

4.2. Chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo

Nước Mỹ luôn là điểm đến lý tưởng của sinh viên quốc tế trên toàn thế giới nhờ vào hệ thống giáo dục đại học chất lượng cao, văn hóa chào đón và thị trường lao động tương đối cởi mở. Mặc dù có nhiều biến động trong những năm gần đây vì chính sách nhập cư mới của chính quyền Trump, nhưng theo thống kê Hoa Kỳ vẫn là quốc gia được lựa chọn số 1 cho sinh viên quốc tế (Ross, 2017). Nền giáo dục Mỹ được đánh giá là xuất sắc nhất toàn cầu và là cái nôi đào tạo nhân tài trên thế giới[45].

Chất lượng đào tạo tại các trường cao đẳng hoặc đại học được so sánh là đứng hàng đầu trên thế giới, đi đầu trong cả chương trình đào tạo về lý thuyết lẫn thực hành. Theo Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố bảng xếp hạng thường niên các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2018, trong Top 10 trường đại học tốt nhất thế giới, Mỹ (4 trường) và Anh (5 trường) và Thuỵ Sĩ (1 trường) chiếm trọn các vị trí, thể hiện ưu thế áp đảo của nền giáo dục hàng đầu thế giới.[46]

Bằng cấp của Hoa Kỳ được công nhận trên toàn thế giới vì chất lượng đào tạo tuyệt vời và phải nói rằng, giáo dục Mỹ tạo ra nhân tài cho các lĩnh vực, tạo ra những nghiên cứu vượt trội cũng như sáng chế về công nghệ mới mang tầm ảnh hưởng lớn tới con người. Mỹ có nhiều ngành học đứng đầu thế giới: Hoá và dược phẩm, Quản trị kinh doanh, y và chăn sóc sức khoẻ, máy tính, thông tin truyền thông…[47]

Bảng 6. Xếp hạng tại các cuộc thi Olympic thế giới về Toán học và Vật lý của đội tuyển Hoa Kỳ

  2010 2011 2012 213 2014 2015 2016 2017 2018
Toán 3 2 3 3 2 1 1 4 1
Vật lý 11 11 4 5 9 5 9 8 7

Nguồn: http://www.imo-official.org/results.aspx

 

 

 

4.3. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

4.3.1. Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người

Nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI vẫn trong vai trò là siêu cường số 1 của thế giới về kinh tế và quân sự[48]. Diện tích đất đai rộng lớn, nguồn tài nguyên giàu có, thiên nhiên ưu đãi là một lợi thế tự nhiên đáng giá của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, quốc gia này còn duy trì một chính phủ ổn định với những sách lược được hoạch định cụ thể và một lực lượng lao động có trình độ cao… đó là những đặc điểm nổi bật và là sức mạnh khiến nền kinh tế Mỹ. Điều quan trọng là nước Mỹ luôn sẵn sàng đón nhận, thậm chí luôn mong chờ những đổi thay. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới không những không làm nước Mỹ yếu đi mà trái lại đã khích lệ những tiến bộ khoa học và công nghệ, làm cho nền kinh tế Mỹ đạt được năng suất cao, mang lại thu nhập tương đối cao cho người lao động.

Ước tính sơ bộ cho thấy năng suất lao động trong lĩnh vực kinh doanh phi nông nghiệp của Mỹ đã tăng 2,9% hàng năm trong quý II năm 2018. Năng suất tại Hoa Kỳ trung bình 60,17 điểm[49].

Bảng 7. Chỉ số sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

7/2018

96,0339

98,7699

100,9267

103,1747

106,5032

102,2696

102,7872

105,7698

107,9989

Nguồn:https://www.census.gov/programs-surveys/susb/news-and-updates/news.2018.html

 

Hiện nay có khoảng 153,59 triệu lao động tại Mỹ, trong đó số lượng lao động làm việc bán thời gian là 27,62 triệu người[50]. Khu vực tư nhân sử dụng phần lớn lực lượng lao động của Mỹ - khoảng 85,5%; chính phủ sử dụng phần còn lại (Wilton, 2018). Theo điều tra của The Economist Intelligence Unit (EBR), với 8,26 điểm, Hoa Kỳ xếp thứ 7/82 trong số các quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất giai đoạn 2014-2018[51]. Dấu hiệu tăng trưởng kinh tế Mỹ góp phần giúp thị trường lao động tăng thêm 2,11 triệu việc làm mới trong năm 2017, theo Cục thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) (White, 2018).

Có thể thấy, giai đoạn thất vọng của nền kinh tế Mỹ đã qua, hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng nền kinh tế cuối cùng cũng đang phục hồi trên diện rộng từ cuộc Đại suy thoái năm 2008. Hàng triệu việc làm đang được tạo ra, tăng trưởng tiền lương và các yếu tố khác đã cho thấy những dấu hiệu của sự sự hồi phục nền kinh tế số 1 thế giới.

Phát triển bền vững:

Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với dân số đa dạng và kết cấu phức tạp, nước Mỹ đã phải dùng mọi cách để chống đỡ lại cả sự đe doạ bên ngoài và sự chống đối bên trong quốc gia. Hơn ai hết, họ hiểu  rằng an sinh của một quốc gia phụ thuộc vào sự gắn kết xã hội, niềm tin vào chính phủ, ý thức về sự công bằng, chăm sóc sức khỏe tốt và bảo vệ môi trường tự nhiên. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào một tầm nhìn toàn diện về phát triển bền vững, bao gồm các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Với sự quyết tâm và nghiêm túc, nước Mỹ đang dẫn cải thiện môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Trong nhiều đánh giá vừa được thực hiện năm 2018, các chỉ số ở nhiều tiêu chí khác nhau trong phát triển bền vững của Hoa Kỳ đã có tín hiệu tốt. Kết quả về Environmental Performance Index Results được 71,19, xếp thứ 27/180 quốc gia; Chỉ số về môi trường sức khoẻ (Environmental Health) là 93,91 đứng thứ 16/180 quốc gia và kết quả quản lý Nito bền vững được 72,38 điểm, vị trí 2/180 quốc gia xếp hạng[52]. Chi tiêu chăm sóc sức khỏe đầru người của Hoa Kỳ cao hơn gấp đôi mức trung bình của các nước phát triển khác (U.S per capita Healthcare spending is more than twice the average of other development countries)[53].

4.3.2. Công bằng và văn minh xã hội

* Hệ thống phúc lợi và chính sách an sinh xã hội.

Các chương trình xã hội ở Hoa Kỳ là trợ cấp phúc lợi được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người dân Mỹ. Được chia thành: chương trình phúc lợi liên bang, tiểu bang, địa phương và tư nhân với rất nhiều các quỹ và chương trình khác nhau nhằm phục vụ đến hết mọi đối tượng trong xã hội. Chương trình phúc lợi thường hỗ trợ: tiền mặt, chăm sóc sức khỏe y tế, thực phẩm, nhà ở, năng lượng, giáo dục, chăm sóc trẻ, bảo hiểm khuyết tật thất nghiệp, người lao động lương thấp, dinh dưỡng bổ sung... Hoạt động song song là hệ thống an sinh xã hội. An sinh xã hội được thiết kế như một tấm chăn bảo mật tự tài trợ (a self-funded security blanket). Trong năm 2017, Quốc hội đã chi 945 tỷ USD cho chương trình An sinh Xã hội  và 597 tỷ  USD cho chương trình chăm sóc sức khỏe Medicare trị giá 597 tỷ USD[54].* Việc làm và vấn đề thất nghiệpTỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống 3,9% trong tháng 7 năm 2018 từ 4,0% trong tháng 6, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Tỷ lệ thất nghiệp chạm mức thấp nhất trong vòng 18 năm là 3,8% trong tháng Năm. Số người thất nghiệp giảm 284.000 xuống còn 6,3 triệu và việc làm gần như không đổi ở mức xấp xỉ 156,0 triệu[55].Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ trung bình 5,77 % từ năm 1948 đến năm 2018, đạt mức cao nhất mọi thời đại 10,80% trong tháng 11 năm 1982 và mức thấp kỷ lục 2,50% vào tháng Năm năm 1953. Trong số các nhóm công nhân lớn, tỷ lệ thất nghiệp của nam giới trưởng thành (3,4%) và người da trắng (3,4%) giảm trong tháng 7. Tỷ lệ thất nghiệp cho phụ nữ trưởng thành (3,7%), thanh thiếu niên (13,1%), người da đen (6,6%), người châu Á (3,1%) và người gốc Tây Ban Nha (4,5%) cho thấy ít hoặc không có thay đổi trong tháng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, ở mức 62,9% trong tháng Bảy, không thay đổi trong tháng và trong năm. Tỷ lệ việc làm-dân số, ở mức 60,5%, ít thay đổi trong tháng Bảy nhưng đã tăng 0,3 điểm % so với năm (Carvalho, 2018).

Bảng 8. Số lượng lao động làm việc tại Hoa Kỳ từ năm 2007 đến tháng 7/2018

Đơn vị tính: Triệu người

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

7/2018

Toàn thời gian

111,71

112,56

114,81

116,31

118,72

121,49

123,76

125,97

130,64

Bán thời gian

27,35

27,31

27,66

27,63

27,59

27,34

23,68

27,37

---

Nguồn: https://www.statista.com/statistics/192356/number-of-full-time-employees-in-the-usa-since-1990/

https://www.statista.com/statistics/192361/unadjusted-monthly-number-of-full-time-employees-in-the-us/

* Chăm sóc sức khoẻ:Chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ  hầu hết được cung cấp bởi nhiều công ty, tập đoàn tư nhân. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe chủ yếu được sở hữu và điều hành bởi khu vực tư nhân. Bảo hiểm y tế tại Hoa Kỳ hiện chủ yếu được cung cấp bởi Chính phủ trong khu vực công, với 60-65% chi phí chăm sóc sức khỏe và chi tiêu đến từ các chương trình như Medicare, Medicaid, Chương trình Bảo hiểm Sức khỏe Trẻ em (Chirldent’s Health Insuarance Program – CHIP)... Có một số hình thức bảo hiểm y tế toàn diện là bắt buộc theo luật định đối với hầu hết mọi người cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình của Hoa Kỳ là 80,0, xếp thứ 43/224 quốc gia[56].5. Một số bài học kinh nghiệm từ chính sách thu hút nhân tài của Chính phủ Hoa Kỳ

Sử dụng nhân tài là một nghệ thuật. Mà nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và kiên nhẫn. Những người giỏi thường thích thử thách. Họ luôn muốn phá vỡ những giới hạn, đưa ra ý tưởng mới, tạo nên sự đột phá và đặc biệt, họ không sợ thất bại. Chính vì vậy, những người tuyển dụng và sử dụng nhân tài phải đưa ra những chiến lược và chính sách phù hợp, tạo cho họ những thách thức mới, tạo điều kiện để họ mở rộng phạm vi công việc hiện tại và tạo một môi trường an toàn để họ phát huy tối đa khả năng sáng tạo.

5.1. Tầm nhìn của người lãnh đạo trong việc xây dựng chiến lược tổng thể về tuyển dụng nhân tài

Jody Williams, người nhận giải Nobel Hòa bình năm 1997 nhấn mạnh: “Sự khác biệt giữa một người bình thường và một người xuất chúng nằm ở cách nhìn đối với bản thân trong mối tương quan với cuộc đời... Tầm nhìn hạn chế luôn dẫn dắt con người đến câu trả lời “không thể” (Williams, 2013).

Tầm nhìn xa trông rộng đối với người lãnh đạo là rất quan trọng. Một tầm nhìn đúng sẽ dẫn đến thành công của cả tập thể, tổ chức, thậm trí là một quốc gia. Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn hạn hẹp thì khó thuyết phục được các thành viên và tổ chức mà họ điều hành, dẫn dắt. Vì vậy, đối với người đứng đầu thì một trong những yêu cầu đầu tiên là phải có tầm nhìn vượt trước và có chiến lược phù hợp để thực hiện mục tiêu đặt ra. Tầm nhìn chỉ thực sự có sức mạnh khi nó được bảo đảm bởi một chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động thông minh, chính xác và được hiện thực hóa. Những người giỏi sẽ yêu cầu lãnh đạo của mình cũng giỏi. Nguyên tắc giới hạn trong thuật lãnh đạo cho thấy, lãnh đạo phải luôn giỏi hơn nhân viên. Nếu một lãnh đạo không tiếp tục phát triển chính mình, nhân viên sẽ rời bỏ anh ta để tìm đến một Lãnh đạo đủ tầm để có thể học hỏi và phát triển. Chỉ khi nào nhà lãnh đạo giỏi hơn nhân viên, họ mới có thể nhân ra những điểm nhân viên cần hoàn thiện và giúp họ phát triển hơn. Ngoài ra, việc liên tục học hỏi và hoàn thiện mình chính là cách mà một Lãnh đạo làm gương cho nhân viên. Họ không thể yêu cầu nhân viên hoàn thiện trong khi mình không hề quan tâm đến việc học hỏi và phát triển.

5.2. Thiết lập hệ thống tuyển dụng nhân tài bài bản, chuyên nghiệp

Trước hết, nhà tuyển dụng phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, thể hiện tinh thần làm chủ trong việc tuyển dụng, giữ chân và quản lý hiệu quả nhân tài. Mỗi nhà tuyển dụng có vai trò và trách nhiệm trong việc xây dựng, thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược của Công ty. Muốn tuyển dụng được đội ngũ nhân tài thì phải có lực lượng quản lý nhân lực có chất lượng phù hợp. Đây là điều kiện bắt buộc với tất cả các nhà tuyển dụng. Cán bộ quản lý nhân sự giỏi, có trình độ, có năng lực thì mới có đội ngũ nhân lực có chất lượng tốt và ngược lại.

5.3. Sự linh hoạt, phù hợp trong chính sách tuyển dụng và giữ chân nhân tài

Việc tuyển dụng nhân tài hay nhóm nhân lực cốt lõi luôn là vấn đề quan trọng nhất. Do vậy cần phải có những chính sách tuyển dụng linh hoạt, phù hợp để duy trì và thu hút nguồn nhân lực này. Để thiết lập công cụ tuyển dụng phù hợp và tin cậy để tuyển chọn đúng người, đúng cách, trước hết, Kế hoạch tuyển dụng cần phải chuẩn bị chi tiết, cụ thể, phải xây dựng bản mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí và chức danh là yếu tố rất quan trọng. Đây được coi là giải pháp mang tính nền tảng để tuyển chọn và sử dụng nhân tài có hiệu quả nhất. Bản mô tả công việc cần phải liệt kê đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc, các yêu cầu kiểm tra, giám sát và các tiêu chuẩn cần đạt khi thực hiện công việc. Bản mô tả công việc cũng giúp cho người dự tuyển hiểu được nội dung, yêu cầu công việc, hiểu được quyền hạn, trách nhiệm khi họ thực hiện công việc.

Tiếp theo, trong quy trình tuyển dụng phải được thực hiện một cách công khai; xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn cụ thể, rõ ràng; quy trình tuyển dụng đảm bảo chặt chẽ, quy củ. Bên cạnh đó, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá nhân lực. Hệ thống đánh giá nhân sự phải được hoạch định một cách kỹ lưỡng, người quản lý phụ trách đánh giá phải được tham khảo ý kiến và thông qua ý kiến thống nhất về các tiêu chí và thang điểm đánh giá căn cứ theo những yêu cầu, tiêu chuẩn chung về khối lượng, chất lượng, tác phong thái độ và hành vi trong công việc.

5.4. Chính sách ưu đãi đặc biệt đối với nhân tài

Để phát huy được mọi tiềm năng, năng lực, tạo động lực thúc đẩy thì đãi ngộ nhân tài cả về mặt vật chất và tinh thần là cách giải quyết tốt nhất để khai thác mọi động cơ thúc đẩy và sức mạnh của họ. Xác định được tầm quan trọng đó, nhà tuyển dụng cần xây dựng và hoàn thiện một số chính sách cụ thể như: Chính sách tài chính, mức lương tương xứng, các loại thưởng, phụ cấp, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc hợp lý và đảm bảo tính công bằng.

Lợi ích vật chất giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kích thích nhân viên làm việc. Tuy nhiên các kích thích về tinh thần cũng có vai trò rất lớn, đôi khi thay thế các kích thích vật chất, nhằm thoả mãn các nhu cầu và động cơ ngày càng cao của nhân viên. Nhân tài cũng cần có niềm vui trong công việc, được kính trọng và được ghi nhận thành quả lao động. Lợi ích kinh tế càng cao thì đòi hỏi về lợi ích tinh thần càng cao tương ứng.

Những người giỏi luôn muốn được đánh giá đúng. Sự nhìn nhận từ Lãnh đạo sẽ tạo động lực cho nhân tài cống hiến và phát triển. Những ý kiến phản hồi về công việc sẽ giúp họ có cái nhìn tốt hơn về công việc họ đang làm, những điểm cần hoàn thiện cũng như những thành quả họ đã đạt được.

5.5. Xây dựng môi trường và điều kiện làm việc hiện đại.

Một môi trường làm việc minh bạch, rõ ràng cho hiệu quả làm việc cao. Nhưng để giữ người, cần phải xây dựng mối liên hệ đoàn kết, thân ái, vui vẻ phấn khởi trong công ty, làm sao để mỗi người đều cảm thấy mình có liên hệ rất mật thiết, có vai trò không thể thiếu trong tập thể. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể để giúp nhân viên rèn luyện kỹ năng sống, và giúp phát hiện những yếu tố tài năng còn tiềm ẩn. Những người giỏi không muốn ngồi một chỗ. Maxwell (2008) cho rằng: “Nhân tài như những con đại bàng, luôn muốn chinh phục những đỉnh cao nhất. Họ không bao giờ hài lòng với một vị trí. Họ luôn có những tham vọng bay cao hơn và xa hơn”. Nhà lãnh đạo giỏi phải biết tạo ra những sân chơi thật sự cho những người giỏi. Hãy giao cho họ nhiều việc hơn, cho họ nhiều thử thách hơn, và khi họ thành công, hãy đem đến cho họ những cơ hội thăng tiến. Nhàm chán công việc hiện tại, đó là một trong những nguyên nhân khiến một nhân tài ra đi.

Chúng ta biết rằng khả năng lớn nhất của một nhân viên giỏi đó là sự sáng tạo. Tình trạng “không có đất dụng võ”, không thể hiện hết kỹ năng, khả năng sẽ sớm giết chết những điểm mạnh của họ và sẽ khiến nhân tài rời bỏ nơi làm việc. Do đó, công ty nên giao cho những nhân viên giỏi các công việc mang tính mới mẻ, gia tăng tính thử thách trong công việc, giúp nhân viên vượt qua bản thân họ, giúp nhân viên tự tin hơn, yêu công việc hơn.

 

  1. Kết luận

Ngày nay, Hoa Kỳ phải đối mặt với những thách thức lịch sử về khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động. Thêm vào đó, sự thay đổi về chính sách nhập cư của Chính phủ Trump khiến cho những người nước ngoài đặc biệt là sinh viên có tài năng trở nên khó khăn khi muốn di cư vào Mỹ hoặc ở lại sau khi học đại học ở đây. Tỷ lệ thất nghiệp mặc dù đang giảm dần nhưng rõ ràng vẫn ở mức cao so với nền kinh tế số 1 thế giới. Một vài lĩnh vực đang tụt hậu so với những đối thủ khác do sự không phù hợp giữa các kỹ năng mà các công ty Mỹ cần so với tài năng sẵn có của mình. Các tập đoàn và quốc gia không còn có thể tự mãn về nguồn nhân tài mà nước Mỹ đã từng sở hữu trước đây, do đó để thành công nước Mỹ phải liên tục phấn đấu để làm mới lực lượng lao động của họ. Để duy trì tính cạnh tranh trong thế kỷ 21, các chương trình nghị sự của Chính phủ Liên bang đã tập trung mạnh mẽ hơn vào chính sách về nhân tài. Họ tạo ra một môi trường tốt nhất để thu hút những người tài năng nhất thế giới đến với mình bằng hệ thống tư pháp cởi mở, chính sách về lợi ích linh hoạt, cơ chế tài chính phù hợp… Đó là những cố gắng không ngừng của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc củng cố vị thế của mình trên thế giới.

 

Tài liệu tham khảo

 

  1. Anderson, S. (2016). Immigrants Flooding America With Nobel Prizer. Forbes.
  2. ARCADIS/Design & Consultancy for Natural and Built Assets. Sustainable Citis Index 2016. Putting People at the heart of city sustainability.
  3. Bianca, A. (2018). The Difference between Government Employee and Private Sector.
  4. Bisson, P., Stephenson, E., and Viguerie, S.P. (2010). “The Productivity Imperative,”McKinsey Quarterly. McKinsey & Company.
  5. Blakely, L. (2016). Washington Goes Politicking in L.A at Jessica Alba’s Honest Company. INC.
  6. Brykczynski, B., Flattau, P.E., and Nek, R. (2012). Attract and retain scientific and technical talents in the federal government: Workshop Summary. Scientific Technology. Document IDA D-4740. Washington D.C. December, 10, 2012.
  7. Bush, J., McLarty, T.F.III and Alden, E. (2009). U.S. Immigration Policy. Council on Foreign Relations.
  8. Business Environment Rankings - Which country is best to do business in? The Economist Intelligence Unit
  9. Cappelli, P. (2008). Talent Management for the Twenty-First Century. Harvard Business Review.
  10. Curry, C. (2017). Apple CEO Tim Cook says Immigration is About ‘Morality’-Not Borders and Walls. Global Citizen.
  11. Fack, J. (2012). Comparing Benefits and Total Compensation in the Federa Government and the Private Sector: Working paper 2012-04. The Congress of the U.S. Congressional Budget Office. Washington D.C. https://www.cbo.gov/sites/default/files/112th-congress-2011-2012/workingpaper/2012-04fedbenefitswp0.pdf
  12. Federal Overseas Jobs. Federal Government Jobs. Update March, 8, 2018.
  13. Health Care Insurance/Health Care Benefit/Federal Health, Retirement and other Benefits. OPM.
  14. High, P. (1986).An Outline of American Literature, Longman.

15.      Lovett, A. (2013). Medicare part d and the federal employees health benefits program: a comparison of prescription drug coverage. U.S. national library of medicine. National Institute of Health.

  1. Mark, M. (2017). The Trump administration is ending DACA, Jeff Sessions announces. Business Insider
  2. Maxwell, J.C. (2008). Leadership Gold: Lessons I've Learned from a Lifetime of Leading. Thomas Nelson.
  3. McPhillips, D. (2017). Overall Best Countries Ranking. The overall ranking of Best Countries measures global performance on a variety of metrics. U.S. News.
  4. MetLife, Inc. (2012). “Global Talent Shortage Worries Multinationals More than Revolution or Recession, According to New Report from MAXIS Global Benefits Network,”New York Times (June 1, 2012)
  5. Morgan, , & O’connell, K. (2014). International Students Contribute $26,8 Billion to the U.S Economy. NAFSA.
  6. Neil, G., Howard, G., Tracy, T. (April 1, 2009)."GRIST InDepth: Hiring noncitizens - an immigration law primer for US employers".

22.  Ross, K.M. (2017). 6 things to know about international students in the United States. U.S. News.

  1. Science & Technology. ‘The art of seeing things invisible’. Unique and evergreen, collaborative Center for Biological Imaging opens. The Harvard Gazette.
  2. Shaban, H. (Sep, 2017). CEO Tim Cook says he stands by Apple’s 250 DACA-Status employees. The Washington Post.
  3. She, Q., & Wotherspoon, T. (2013). International Student Mobility and Highly Skilled Migration: A Comparative Study of Canada, the United States, and the United Kingdom. PMC. U.S. National Library of Medicine. National Institute of Health (NHI).
  4. Smith, O. (2017). Revealed: The world's safest (and least safe) countries - Zimbabwe and Nicaragua beat the UK. The Telegraph.
  5. Smith, O. (2017). Revealed: The world's safest (and least safe) countries - Zimbabwe and Nicaragua beat the UK. The Telegraph.
  6. Somers, D. (2015). Five Reasons Why Government Positions Have High Job Stability. U.S Daily.
  7. The U.S Standard General Ledger (USSGL) (1990). Federal Credit Reform Act-Title V of the Congressional Budget Act of 1990.
  8. S. Department of Education (2010). The Vision of Education Reform in the United States: Secretary Arne Duncan's Remarks to United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO), Paris, France. NOVEMBER 4, 2010.
  9. S. General Services Administration – GSA. Training Opportunities for Federal Employees.
  10. S. Government Accountability Office. https://www.gao.gov/careers/benefits.html
  11. S. Merit Systems Protection Board (2004). Managing Federal Recruitment: Issues, Insights, and Illustrations. Washington D.C.
  12. United State of America. Environmental Performance Index 2018. EPI. https://epi.envirocenter.yale.edu/epi-country-report/USA

35.      United States GDP 1960-2018, https://tradingeconomics.com/united-states/gdp

36.  White, G.B. (2018). The US economy has added 2.1 million jobs in 2017. The Atlantic.

  1. Williams, J. (2013). My Name Is Jody Williams: A Vermont Girl's Winding Path to the Nobel Peace Prize First Edition. Published by:University of California Press.
  2. Wilton, G. (2018). What percentage of U.S. citizens work for federal, state or city government? Quora.

39.  WIPO (2018). PR 891: Global Innovation Index 2018: China Breaks Top 20. Top Ranking: Switzerland, Netherlands, Sweden, United Kingdom, Singapore, United States. New York, July 10, 2018

  1. Wright, G., and Czelusta, J. (2007). "Resource-Based Growth Past and Present", inNatural Resources: Neither Curse nor Destiny, ed. Daniel Lederman and William Maloney (World Bank, 2007), ISBN 0-8213-6545-2
  2. Zaveri, & Roy, A. (April, 2018). Big American Tech Companies are Snapping up Foreign-Worker Visas, Replacing Indian outsourcing firms. CNBC.

 

 

 

[1] Bài viết là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường” (thuộc Chương trình KHCN Giáo dục Quốc gia giai đoạn 2016-2020), mã số KHGD/16-20.ĐT.019

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: thuy.nt@ftu.edu.vn

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: ntlam@ftu.edu.vn

[4] http://www.ushistory.org/declaration/document/

[5] https://data.worldbank.org/indicator/AG.SRF.TOTL.K2

[6] https://www.census.gov/popclock/

[7] http://www.allembassies.com/embassies_in_usa.htm

[8] United States GDP 1960-2018, https://tradingeconomics.com/united-states/gdp

[9] https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD?locations=US

[10] https://www.mountvernon.org/library/digitalhistory/quotes/article/without-virtue-and-without-integrity-the-finest-talents-of-the-most-brilliant-accomplishments-can-never-fain-the-respect-or-conciliate-the-esteem-of-the-truly-valuable-art-of-mankind/

[11] https://www.bushcenter.org/publications/resources-reports/reports/immigration.html

[12] http://www.worldometers.info/world-population/us-population/

[13]  http://www.uscourts.gov/about-federal-courts/court-role-and-structure/comparing-federal-state-courts

https://www.dol.gov/whd/regs/compliance/hrg.htm

[14] https://www.thebalancecareers.com/working-in-federal-state-or-local-government-1669763

[15] https://undocu.berkeley.edu/legal-support-overview/what-is-daca/

[16] https://www.cfr.org/report/us-immigration-policy

[17] https://www.us-immigration.com/blog/different-types-of-u-s-work-visas/

[18]https://www.uscis.gov/working-united-states/permanent-workers/employment-based-immigration-first-preference-eb-1

[19] U.S. Merit Systems Protection Board (2004). Managing Federal Recruitment: Issues, Insights, and Illustrations. Washington D.C.

[20] The U.S Standard General Ledger (USSGL) (1990). Federal Credit Reform Act-Title V of the Congressional Budget Act of 1990.

[21] https://www.opm.gov/policy-data-oversight/human-capital-management/hiring-reform/#url=Hiring

[22]https://www.mspb.gov/mspbsearch/viewdocs.aspx?docnumber=253626&version=253913&application=ACROBAT

[23] https://www.govexec.com/media/gbc/docs/pdfs_edit/031713e2.pdf

[24] https://careers.state.gov/intern/student-internships/  

[25] https://www.opm.gov/policy-data-oversight/human-capital-management/talent-management/#url=Strategic-View

[26] Đã dẫn

[27] https://www.opm.gov/policy-data-oversight/pay-leave/pay-administration/fact-sheets/promotions/

[28] http://gogovernment.org/government_101/pros_and_cons_of_working_in_government.php

[29] https://www.fiscal.treasury.gov/fsreports/ref/ussgl/creditreform/fcra.htm#503(f)

[30] https://www.cbo.gov/system/files/115th-congress-2017-2018/reports/52637-federalprivatepay.pdf

[31] Federal Overseas Jobs. Federal Government Jobs. Undate March, 8, 2018.

[32] http://gogovernment.org/government_101/benefits.php

[33] https://www.benefits.gov/benefits/benefit-details/4585

[34] U.S. Government Accountability Office. https://www.gao.gov/careers/benefits.html

[35] http://thf_media.s3.amazonaws.com/2012/pdf/b2724.pdf

[36]https://www.opm.gov/policy-data-oversight/pay-leave/pay-administration/fact-sheets/federal-employee-compensation-package/

[37] https://www.opm.gov/policy-data-oversight/worklife/employee-assistance-programs/

[38] https://www.experience.com/advice/careers/ideas/the-benefits-of-working-for-the-government/

[39] U.S. General Services Administration – GSA. Training Opportunities for Federal Employees.

[40] FOREIGN-BORN WORKERS: LABOR FORCE CHARACTERISTICS 2017. News Release. Bureau of Labor Statistic. U.S. Department of Labor

[41] http://hdr.undp.org/en/composite/HDI

[42] ARCADIS/Design & Consultancy for Natural and Built Assets. Sustainable Citis Index 2016. Putting People at the heart of city sustainability.

[43] https://www.nobelprize.org/prizes/lists/all-nobel-prizes/

[44] https://www.imo-official.org/country_team_r.aspx?code=USA

[45] U.S. Department of Education (2010). The Vision of Education Reform in the United States: Secretary Arne Duncan's Remarks to United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO), Paris, France. NOVEMBER 4, 2010.

[46] https://www.topuniversities.com/university-rankings-articles/world-university-rankings/top-universities-world-2018

[47] https://www.academiccourses.com/Courses/USA/

[48] http://www.historydiscussion.net/world-history/how-usa-became-the-only-super-power-of-the-world/850

[49] https://tradingeconomics.com/united-states/productivity

[50] https://www.statista.com/statistics/192356/number-of-full-time-employees-in-the-usa-since-1990/

[51] Business Environment Rankings - Which country is best to do business in? The Economist Intelligence Unit

[52] United State of America. Environmental Performance Index 2018. EPI.

https://epi.envirocenter.yale.edu/epi-country-report/USA

[53] https://foreignpolicymag.files.wordpress.com/2017/03/0006_health-care-oecd-full.gif

[54] https://www.usgovernmentspending.com/social_security_spending_by_year

[55] https://tradingeconomics.com/united-states/unemployment-rate

[56] https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/rankorder/2102rank.html

 

CHÍNH SÁCH THU HÚT NHÂN TÀI CỦA CHÍNH PHỦ HOA KỲ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM[1]

Nguyễn Thu Thủy[2]

Nguyễn Thị Tùng Lâm[3]

 Tóm tắtVị trí cường quốc số 1 của Hoa Kỳ hiện nay được thiết lập nên nhờ nhiều yếu tố. Ngoài chiến lược đúng đắn, chính sách kinh tế cụ thể, để có thể phát triển mạnh mẽ và phát triển bền vững, Hoa Kỳ đã và đang duy trì một đội ngũ lao động thực sự có chất lượng, đặc biệt là đội ngũ nhân tài - đây là nhân tố chính khiến nước Mỹ tiếp tục thịnh vượng như ngày nay. Bài viết tập trung phân tích khả năng cạnh tranh của Hoa Kỳ trong việc phát hiện, tuyển dụng, nuôi dưỡng, duy trì thế hệ lực lượng lao động tài năng, có trình độ thông qua những đạo luật và chính sách luật mà Chính phủ Mỹ đã thực hiện trong thời gian qua, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong việc phát triển nguồn nhân lực nước nhà.Từ khoá: Hoa Kỳ, chiến lược liên bang, nhân tài, thu hút nhân tài.AbstractThe U.S - the No.1 powerful economy in the world has been established thanks to a number of factors. Besides the appropriate strategy and specific economic development policies, in order to grow strongly and develop sustainably, the U.S. has been maintaining a high-quality human resource, especially through various laws and policies on detecting, recruiting and nurturing the highly-skilled talents by the U.S. Government. Then, the paper draws relevant lessons and implications for Vietnam in developing the national human resource.Keywords: the U.S., federal strategy, talents, talent attraction. 1. Đặt vấn đềSự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đã khiến thế giới thay đổi nhanh chóng. Các ngành công nghiệp tri thức đang gia tăng về số lượng - theo thống kê, có 85% vị trí mới được tạo ra từ đầu thế kỷ này (Bisson và cộng sự, 2010) - đã thúc đẩy nhu cầu về kỹ năng cao cấp của lực lượng lao động ngày càng tăng. Với sự ra đời của các ngành công nghiệp mới, các quốc gia đã nhìn nhận một cách nghiêm túc việc cạnh tranh để có được những tài năng tốt nhất ở bất cứ nơi nào họ tìm thấy là điều vô cùng quan trọng. Họ hiểu rằng, lực lượng này sẽ quyết định đến chất lượng và vị thế của quốc gia trên bản đồ thế giới. Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ các nước đã có chiến lược và chính sách thu hút tài năng với những ưu đãi dồi dào mang dấu ấn riêng của mình. Nguồn tài năng này được dự kiến sẽ tiếp tục có nhiều lợi thế trong tiền lương và các khoản lợi ích khác trong khi những người lao động ít kỹ năng hơn có nhiều khả năng bị loại bỏ. Nước Mỹ đã nhìn ra nguy cơ ấy.Trong một cuộc khảo sát của Economist Intelligence Unit với hơn 350 giám đốc điều hành từ các công ty đa quốc gia cho thấy: có 60% lo ngại rằng “thiếu hụt tài năng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ trong năm năm tới” - và sự thiếu hụt này lại chủ yếu tập trung trong nhóm tài năng có tay nghề cao (MetLife, Inc., 2012). Để phù hợp giữa nhu cầu về tài năng và nguồn cung đang đe dọa khả năng cạnh tranh của mình, Chính phủ Hoa Kỳ tăng cường đưa ra các chính sách công, không chỉ trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn và sử dụng hiệu quả, mà còn cả vấn đề thu hút nhân tài để củng cố vị thế đang có của mình.2. Một số nét khái quát về Hoa KỳHoa Kỳ, “nền cộng hoà ra đời trong tiếng súng” mang tầm vóc vĩ đại ngay từ khi được khai sinh (High, 1986). Những đại biểu đầu tiên của chính quyền Liên bang trong thời kỳ đầu dựng nước dù có bộ óc nhìn xa đến đâu cũng không thể mường tượng được rằng con cháu họ sau này đã có những bước đi thật dài, không chỉ trong việc kiến tạo đất nước mà còn luôn ở vị trí dẫn đầu trên trường quốc tế.

Hoa Kỳ tuyên bố tách khỏi Đế quốc Anh năm 1776 với Tuyên ngôn Độc lập nổi tiếng của Thomas Jefferson[4] và thực sự giành được độc lập vào năm 1783 với Hiệp ước Paris. Từ đất nước có diện tích chỉ với 9 ngàn dặm vuông và dân số hơn 2,5 triệu lúc mới thành lập, sau hơn 1 thế kỷ, Hoa Kỳ đã phát triển gấp 421 về diện tích với 3,79 triệu dặm vuông (9.826.675 triệu km²) với 50 tiểu bang, 1 đặc khu liên bang và 14 vùng quốc hải[5], và gấp 132 lần về dân số với 327,716,161 triệu dân (27/11/2018)[6], trở thành quốc gia lớn thứ 3 về tổng diện và chiếm 4,28% dân số trên thế giới (U.S. Population Sep 7, 2018, Worldometers). Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ các quốc gia khác trên thế giới. Theo số liệu thống kê, hiện nay công dân của 177 quốc gia đang sinh sống, học tập và làm việc tại Hoa Kỳ[7]. Mặc dù không có ngôn ngữ chính thức nhưng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha được giảng dạy trong các trường học.

Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới có mức độ phát triển cao. Hoa Kỳ là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên giá trị đứng thứ 2 thế giới (Wright  và Czelusta, 2007). Năm 2017, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Hoa Kỳ trị giá 19390,60 tỷ USD. Giá trị GDP của Hoa Kỳ chiếm 31,28% của nền kinh tế thế giới[8]. GDP bình quân đầu người năm 2018 là 62,152 USD đứng thứ 9 thế giới[9]. Theo US News, năm 2017 trong bảng xếp hạng các quốc gia xuất sắc nhất thế giới, Hoa Kỳ xếp thứ 7/80 quốc gia (McPhillips, 2017). Đồng đô la Mỹ (USD) là đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong các giao dịch quốc tế và là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất thế giới.

 Bảng 1. Thống kê tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người ở Hoa Kỳ từ 2012 đến 2017Đơn vị tính : nghìn USD

 

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

GDP*

51,404

52,737

54,657

56,411

57,559

59,501

62,152

Xếp hạng thế giới**

12

11

11

7

9

11

9

    * Nguồn: Gross domestic product (GDP) per capita in the United States in current prices from 2012 to 2022 (in U.S. dollars)

  ** Nguồn: GDP Per Capita Ranking 2015/Data and Charts. Zambia Ministry of finance

Vai trò trung tâm của nước Mỹ đối với thế giới được bảo đảm bằng nền khoa học công nghệ tiên tiến, quân sự vượt trội… và đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, ưu tú về chất lượng khi so sánh với các quốc gia khác. Sở dĩ có một lực lượng lao động như vậy là do Chính phủ Mỹ đã có chiến lược phát triển đúng và chính sách phù hợp đối với từng giai đoạn lịch sử và từng đối tượng lao động. Một trong những chiến lược quan trọng mà bất cứ nhiệm kỳ tổng thống nào của Hoa Kỳ đều chú trọng đó là thu hút nhân tài từ khắp các châu lục.

3. Chiến lược thu hút nhân tài của Chính phủ Liên bang Hoa KỳMặc dù là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và tiềm năng, nhưng ngay từ khi lập quốc, Chính quyền Hoa Kỳ đã nhận thức sâu sắc rằng: không phải đất đai, tài nguyên hay vị trí địa lý tạo nên sức mạnh quốc gia, mà điều đó được bắt nguồn từ chính nhân dân Mỹ với những con người thông minh, quyết đoán,  ngày càng củng cố vững chắc cho sức mạnh ấy. Nước Mỹ được như ngày nay là nhờ vào lực lượng lao động thực sự có phẩm chất của mình. Để có được đội ngũ lao động chất lượng như vậy, Chính phủ Hoa Kỳ, mặc dù trải qua rất nhiều đời tổng thống với chính sách phát triển đất nước khác nhau, nhưng họ đều có sự thống nhất về vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ nhân tài. George Washington nhận định: “Nếu không có đạo đức, không có lòng tự trọng và tài năng – là điều quan trọng nhất - để xây dựng lên những thành tựu xuất sắc nhất, thì sẽ không bao giờ có thể đạt được sự tôn trọng, đó là phần thực sự có giá trị của nhân loại”[10]. Nhân lực và đặc biệt là nhân tài chính là nguồn sức mạnh xây dựng lên sự thịnh vượng của nước Mỹ. Chính phủ Liên bang đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm củng cố, phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Bên cạnh việc phát triển giáo dục trong nước thì thu hút và trọng dụng nhân tài, đặc biệt là nhân tài từ các quốc gia khác, là một trong những chiến lược sống còn xuyên suốt lịch sử dựng nước của Hoa Kỳ, được thực hiện bằng nhiều chính sách khác nhau.

3.1. Chính sách thu hút người tài thế giới thông qua Luật nhập cư

Mỹ là quốc gia được xây dựng lên bởi những người nhập cư[11]. Với số dân đứng hàng thứ 3 thế giới[12] lại đa sắc tộc, ngôn ngữ, văn hoá… nên việc điều hành là không dễ dàng. Chính phủ đã phải tuyển dụng một số lượng lớn nhân viên làm việc ở tất cả các vị trí, lĩnh vực, ở cả cấp liên bang, tiểu bang và địa phương.

 

Bảng 2. Thống kê việc làm của Liên bang, tiểu bang và địa phương

(tháng 12 giai đoạn 2011-2017)

Đơn vị: triệu người

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

7/2018

 

Tổng số

21,954

21,887

21,820

20,949

22,100

22,306

22,331

23,334

Liên bang

2,836

2,806

2,741

2,744

2,775

2,810

2,795

2,796

Tiểu bang

5,047

5,048

5,053

5,061

5,092

5,145

5,129

5,126

Địa phương

14,071

14,033

14,026

14,144

14,233

14,351

14,407

14,412

                   

Nguồn: U.S. Department of Labor (2018). Databases, Table and Calculators by Subject. Bureau of Labor Statistics. Data extraced on August 25, 2018

Theo nhiều cách, bất kể vị trí nào và ở đâu thì công việc luôn được xác định bởi Hiến pháp Hoa Kỳ. Sự phân biệt công việc giữa các cấp chủ yếu dựa trên: phạm vi, chủ quyền và trách nhiệm khác nhau[13] [14]. Để quản lý dân cư đông và trải dài trên khắp lãnh thổ rộng lớn này, Chính quyền Liên bang đã phải xây dựng một bộ máy phù hợp và hiệu quả. Để thu hút nhân tài thế giới, Luật nhập cư là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền xứ cờ hoa.

Vào tháng 8/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy bỏ “Chương trình bảo vệ trẻ em nhập cư bất hợp pháp” (Deferred Action for Childhood Arrivals – DACA)[15] ra đời từ thời Tổng thống Barack Obama. Tuyên bố này ngay lập tức đã phải rút lại vì vấp phải sự phản đối quyết liệt của nhiều người. Một trong những công dân Mỹ chống đối mạnh mẽ là Tim Cook (CEO của Apple), người cho rằng: "Vấn đề lớn nhất trong thời đại của chúng ta là về chính sách cho người nhập cư, vì điều này có ảnh hưởng lớn tới các giá trị của người Mỹ" (Curry, 2017). Lý do theo ông đó là: "Người nhập cư cần được bảo vệ bởi một trong số họ là những người tài năng làm nên giá trị Mỹ." (Shaban, 2017). Cựu thống đốc Florida, Jeb Bush từng phát biểu: "Nếu chúng ta tiếp tục thất bại trong việc đưa ra một chính sách nhập cư mang tính bền vững, thì đó là một trong những cách làm suy yếu nền kinh tế Mỹ, gây nguy hiểm cho lĩnh vực ngoại giao, và đe dọa an ninh quốc gia của chính mình"[16]. Theo họ, để không làm tổn hại đến nền tảng quan trọng của sự thịnh vượng và an ninh nước Mỹ, Chính phủ cần đại tu cơ bản về luật nhập cư: Chấm dứt những khó khăn trong việc xin thị thực đối với lao động có tay nghề, loại bỏ hạn ngạch quốc tịch nghiêm ngặt, linh hoạt hơn trong việc tạo cơ hội mới cho sinh viên nước ngoài có bằng cấp cao ở lại Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp (Bush và cộng sự, 2009)…

Theo Sở Di trú Hoa Kỳ, có khoảng 185 loại thị thực khác nhau, trong đó, thị thực nhập cư, cụ thể là cho sinh viên, người đi làm, người lao động có tay nghề cao... được đặc biệt ưu ái (Neil và cộng sự, 2009). Các nhà làm luật đã phân chia rất cụ thể và phù hợp với mỗi loại theo yêu cầu[17].

Năm 2014, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (U.S. Department of Homeland Security – DHS) đề xuất hai quy định thị thực mới với hy vọng sẽ mở rộng cánh cửa cho các giáo sư, các nhà nghiên cứu, vận động viên thể thao xuất sắc nước ngoài chứng minh đủ điều kiện xin thị thực diện H-1B, EB-1[18] (diện định cư làm việc lâu dài). Hiệp hội Trợ giúp sinh viên quốc tế Hoa Kỳ (National Association of Foreign Student Advisers - NAFSA) từ lâu đã kêu gọi cải cách thủ tục nhập cư để chào đón người nước ngoài đến Mỹ và nỗ lực cho ra đời dự luật quốc gia tiềm năng cởi mở thu hút sinh viên, học giả hàng đầu thế giới đến học tập, làm việc tại các trường cao đẳng, đại học để phát triển hơn nữa nền kinh tế đất nước. NAFSA cho rằng, những sinh viên quốc tế được giáo dục tốt “chính xác là nguồn lao động nhập cư có tay nghề. Chúng ta cần khuyến khích ở Hoa Kỳ chứ không buộc họ trước khi nộp hồ sơ xin học phải cam kết học xong quay về nước, không ở lại làm việc đóng góp cho nền kinh tế và cộng đồng Hoa Kỳ” (She và Wotherspoon, 2013).Quy định mới cho phép cơ quan tuyển dụng Mỹ áp dụng xin thị thực diện H-1B (thị thực làm việc có thời hạn) cho lao động nước ngoài làm việc trong các lĩnh vực chuyên ngành như khoa học, cơ khí và lập trình máy tính. Marlene Johnson, CEO của NAFSA, cho biết: “Hệ thống chính sách nhập cư chưa chuẩn không những gây khó khăn cho những sinh viên theo học tại các trường đại học và cao đẳng mà còn cản trở họ đóng góp công sức phát triển kinh tế, hòa nhập cộng đồng và giáo dục các thế hệ tiếp theo trở thành các nhà lãnh đạo toàn cầu” (Morgan và O’connell, 2014). USCIS cấp 85.000 visa H-1B mới mỗi năm, với 20.000 cho những người có trình độ cao cấp và 20.000 cho sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Mỹ (Zaveri và Roy, 2018). Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Penny Pritzker nói: “Chúng ta phải cải tổ nhiều hơn chính sách nhập cư để giữ và thu hút tài năng đẳng cấp thế giới đến với Hoa Kỳ và các quy định mới này giúp chúng ta thực hiện mục tiêu đó... Đó thực sự là một mối quan tâm lớn đối với các CEO ... hơn 50% sinh viên đang theo học các chương trình tiến sĩ về kỹ thuật, khoa học máy tính, toán học hoặc thống kê là những người nhập cư và chúng tôi hoan nghênh họ ở lại đây” (Blakely, 2016). Những động thái này hứa hẹn sẽ tạo cho những người nhập cư nhiều điều kiện hơn nữa đóng góp ích lợi phi thường trong quá trình đổi mới nền kinh tế Mỹ. Cho đến nay, người ta có thể thấy ảnh hưởng ngày càng tăng và tầm quan trọng của những người nhập cư vào khoa học ở Mỹ trong nửa thế kỷ qua.  Hiện nay, người nhập cư trình độ tiến sỹ chiếm 50% số lượng làm việc trong ngành toán học và khoa học máy tính; 57 % làm việc trong ngành kỹ thuật và theo một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, 26 % trong số người đoạt giải Nobel trong 50 năm qua là người Mỹ gốc ngoại quốc (từ năm 1901 đến năm 1959, những người nhập cư đã giành được 25 giải Nobel về Hóa học, Y học và Vật lý; và họ đã giành được 79 giải thưởng trong các lĩnh vực này - gấp hơn ba lần - từ năm 1960 đến năm 2016) (Anderson, 2016).

3.2. Chính sách trọng dụng người tài

Vì là quốc gia đa chủng tộc, văn hoá nên không tránh khỏi nạn kì thị. Để ngăn chặn tình trạng này, Chính phủ Hoa Kỳ thể hiện rõ quan điểm của mình: không cho phép bất cứ cơ quan, tổ chức nhà nước hay cá nhân nào được phép phân biệt về chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc quốc gia, thể chế chính trị, khuynh hướng tình dục, giới tính, tình trạng hôn nhân, khuyết tật và thông tin di truyền, tuổi tác, hoặc những yếu tố phi đạo đức khác... Điều này được thể hiện trong rất nhiều đạo luật của Chính phủ. Tất cả các điều luật được quy định là một phần không thể tách rời mọi khía cạnh của chính sách nhân sự và được thực thi ngay trong quá trình tuyển dụng. Điều này nhằm bảo vệ và tạo tâm lý bình an đối với người lao động khi họ quyết định lựa chọn công việc ở Hoa Kỳ, làm việc cho Chính phủ hay các tập đoàn tư nhân.

Tuyển dụng: Cơ quan tuyển dụng trực tiếp nhân sự của Chính phủ Hoa Kỳ đã và đang chứng tỏ là một công cụ tuyển dụng thực sự hiệu quả. Tuỳ vào từng vị trí, lĩnh vực, cấp độ, cơ quan tuyển dụng đưa ra những kế hoạch phù hợp, nhưng nhìn chung, cơ quan tuyển dụng luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút người tài (Brykczynski và cộng sự, 2012).

Cơ quan Quản lý và Ngân sách Hoa Kỳ đưa ra 4 tiêu chí cải thiện quy trình tuyển dụng cấp liên bang: (i) tăng cường thông tin phản hồi cho ứng viên về tình trạng hồ sơ; (ii) khuyến khích sự tham gia của các nhà quản lý vào các khâu tuyển dụng; (iii) đảm bảo độ chi tiết của thông báo tuyển dụng; (iiii) phát triển và hoàn thiện một lộ trình tuyển dụng cấp liên bang[19]. Các sáng kiến tuyển dụng bao gồm: (1) Ủy thác các thủ tục kiểm tra và tuyển dụng; (2) Mức lương đặc biệt, (3) Áp dụng Đạo luật cải cách tiền lương liên bang năm 1990[20], và (4) Các sáng kiến tuyển dụng khác để tự động thuê và mang thông tin tuyển dụng của liên bang đến các trường đại học[21].

Một phần quan trọng trong quy trình tuyển dụng của Mỹ là chất lượng bản mô tả công việc rất chi tiết và hiệu lực của bài thi tuyển dụng. Thiết kế bản mô tả công việc và nội dung thi đầu vào được tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tuyển dụng. Bản mô tả công việc thể hiện rõ các yêu cầu của vị trí cần tuyển, giới thiệu được sứ mệnh và hoạt động chung của cơ quan tuyển dụng. Một trong những phương pháp để tăng tính hiệu lực cho bài thi đầu vào là phân tích vị trí cần tuyển để xác định các kiến thức, kỹ năng và khả năng mà ứng viên cần có để thành công trong công việc được giao.[22]

Việc nâng cao vị thế của Chính phủ thông qua sự chuyên nghiệp của nhân viên luôn là ưu tiên số một của chính quyền Hoa Kỳ. Do vậy, các cơ quan tuyển dụng liên bang tìm mọi cách thu hút, giữ lại những sinh viên tài năng hàng đầu từ các trường cao đẳng, đại học. Để cạnh tranh với lĩnh vực tư nhân, các nhà quản lý và tuyển dụng liên bang tìm hiểu sâu sắc về thế mạnh chuyên ngành của trường, sở thích của các sinh viên sáng giá nhất, mời họ vào thực tập tại các cơ quan nhà nước như một cách chuẩn bị tốt nhất khi họ bắt đầu sự nghiệp của mình. Chính quyền luôn đảm bảo rằng lực lượng lao động liên bang được tạo điều kiện tốt nhất để giải quyết các thách thức và những nhiệm vụ cấp bách ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Do đó, nhiều cơ quan Chính phủ Mỹ hiện nay không thua kém các công ty tư nhân trong việc tự “quảng bá hình ảnh” của mình tới các ứng viên[23].

Mỹ cũng là quốc gia đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tuyển dụng. Hiện nay Mỹ có các trang web chuyên đăng tải các cơ hội nghề nghiệp tại các cơ quan nhà nước như “Tuyển dụng một cửa” usajobs.gov, trang việc làm sinh viên[24]… để tạo điều kiện toàn diện cho các ứng viên từ khâu nộp hồ sơ và hoàn thành bài thi đầu vào trên mạng. Hàng năm, “Hiệp hội Quốc gia và Nhà tuyển dụng” (National Association and Employers – NACE) tiến hành khảo sát và thống kê số lượng sinh viên trên 50 bang và Thủ đô sắp tốt nghiệp về lý tưởng, sự nghiệp, kế hoạch sau khi tốt nghiệp, mục tiêu của tương lai, mong muốn về thu nhập… đồng thời đưa ra kế hoạch tuyển dụng của Chính phủ để có bức tranh toàn thể, chuẩn bị cho kế hoạch tuyển dụng tiếp theo của chính quyền Liên bang.

Hình 1. Tuyển dụng chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Khoa học và Kỹ thuật Nguồn: Brykczynski và cộng sự (2013, tr.13).Quản lý: Chiến lược quản lý nhân tài là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Đối với một tài năng, việc tuyển dụng đã khó, nhưng để giữ chân tài năng đó ở lại làm việc và làm việc lâu dài là cả một vấn đề lớn, nhất là trong khu vực công, khi mà những chính sách về tiền lương luôn là một hạn chế so với khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, phải đảm bảo rằng các cơ quan có được đúng người, đúng kỹ năng nghề nghiệp, ở vào đúng vị trí, đúng thời điểm để nhân tài đó hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cũng là một thách thức vì điều đó ảnh hưởng đến kế hoạch chung của cả một tập thể lớn.Chính quyền Hoa Kỳ đã lập ra một hệ thống gồm các cơ quan quản lý nhân lực nhằm tuyển dụng, giữ lại và tôn vinh một lực lượng lao động đẳng cấp thế giới để phục vụ nhân dân Mỹ như: Văn phòng quản lý nhân sự (Office of Personnel Management – OPM); Ủy ban Dịch vụ Dân sự Hoa Kỳ (The United States Civil Service Commission - U.S.CSC); “The UnlockTalent” (Mở khoá tài năng), “Kết nối tài năng” (The ConnectTalent)... Theo quan điểm của các nhà quản lý nhân sự Hoa Kỳ: Muốn quản lý được nhân tài, trước hết nhà quản lý phải là một người tài, có những suy nghĩ vượt tầm so với thông thường (Cappelli, 2008). Với Văn phòng quản lý nhân sự (OPM), chiến lược quản lý tài năng bao gồm việc lập kế hoạch kế hoạch, đánh giá, phát triển, tạo ra một tổ chức quản lý linh hoạt và nhanh nhẹn, đáp ứng và thích ứng với mọi thay đổi, lên kế hoạch cho những điều bất ngờ. Vấn đề làm cách nào để quản lý tài năng có cùng độ khó với việc có thể sử dụng tài năng như thế nào để đạt được hiệu quả hoạt động. OPM luôn đưa ra những dự đoán mục tiêu chiến lược mới, xác định được yếu tố môi trường nào sẽ tác động đến nhân tài...  Bên cạnh đó, họ còn xác định tương đối chính xác vị trí thiếu hụt của các cơ quan Chính phủ; xác định kỹ năng nào là quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ, vị trí và năng lực nào là cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ với nguồn lực hạn chế đáng kể… để từ đó tuyển dụng, bổ sung nguồn nhân lực cho sự thiếu hụt đó[25]. Theo OPM, các nhà lãnh đạo cấp cao có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn, thúc đẩy các ưu tiên chiến lược, hỗ trợ pháp lý, thiết kế các chiến lược cụ thể; triển khai thực hiện và giám sát, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu quan trọng… Các cơ quan quản lý lập kế hoạch chi tiết trong việc quản lý nguồn nhân lực tài năng ở thời điểm hiện tại và cả trong tương lai; Triển khai các chiến lược và chính sách để thu hút và giữ chân nhân tài; Hoàn thiện mọi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để thúc đẩy năng lực trong toàn cơ qua; Đảm bảo phân tích, đánh giá chính xác khoảng cách năng lực và kỹ năng giữa các nhân… Và họ cho rằng hiểu biết sâu sắc về khả năng của mỗi người sẽ là cơ sở cho phép phát triển một lực lượng lao động với các kỹ năng và khả năng tốt nhất[26]Thăng tiến nghề nghiệp: Cơ hội thăng tiến trong Chính phủ rất phong phú. Để giữ chân người tài, Chính phủ liên bang tạo mọi điều kiện để người muốn thăng tiến nghề nghiệp có cơ hội, và cơ hội của mọi người là như nhau. Khi xem xét một trường hợp nào đó, các nhà lãnh đạo sẽ cân nhắc nhiều yếu tố, trong đó có tài năng, nguyện vọng và sự phù hợp của người đó với vị trí mà họ đang mong muốn. Họ cũng đưa ra yêu cầu ngay từ đầu là khi cấp bậc của người được thăng tiến tăng lên, mức độ yêu cầu về trình độ và trách nhiệm cũng tăng lên như vậy. Đối với những tài năng thực sự, cơ quan quản lý nhân sự có thể tự cho phép người đó thăng tiến vượt cấp, không cần phải tuân theo từng bước trong điều luật về nhân sự của Chính phủ[27]. Nhiều cơ quan liên bang yêu cầu nhân viên sử dụng bản “Kế hoạch Phát triển Cá nhân” (Individual Development Plan – IDP) như một hình thức làm việc chính thức. Họ yêu cầu nhân viên lên kế hoạch chi tiết cho các mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn của mình trong Chính phủ. Một chương trình trợ giúp nội bộ đảm bảo rằng một khi nhân viên đang việc tốt, người đó sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin về một vị trí làm việc mới cao hơn trong Chính phủ. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chính phủ cung cấp các cơ hội đào tạo và phát triển tuyệt vời, thiết lập một bộ phận phụ trách chuyên nghiệp, giúp bạn kết nối với những cơ hội này và chọn khóa học nào phù hợp với con đường sự nghiệp của nhân viên[28].               Lương thưởng và các lợi ích khác: Để cạnh tranh với khu vực tư nhân, Chính phủ liên bang đã đưa ra chính sách lợi ích dành cho nhân viên liên bang cao hơn 48% so với khu vực tư nhân. Nhân viên liên bang nhận được nhiều quyền lợi như ngày nghỉ nhiều hơn nhưng vẫn được trả lương, bảo hiểm y tế và các chương trình trợ cấp hưu bổng được xác định, vốn ít có trong khu vực tư nhân (Fack, 2012). Lợi ích cho những người có trình độ trung học trở xuống cao hơn 70% so với lao động tương tự trong khu vực tư nhân. Tương tự, sự khác biệt về trình độ của cử nhân và công nhân bậc cao là 52% so với những người lao động tương tự trong khu vực tư nhân. Chi phí lợi ích cho những người có trình độ chuyên môn và tiến sĩ ngang bằng với những người có trình độ cao cấp trong khu vực tư nhân[29].Khi so sánh tổng mức thù lao tổng thể, nhân viên liên bang nhận được nhận thù lao nhiều hơn 21% so với cùng cấp bậc trong khu vực tư nhân. Đối với nhân viên liên bang có bằng tốt nghiệp trung học hoặc thấp hơn, tổng số tiền thù lao cao hơn 32% so với khu vực tư nhân. Đối với những người có bằng cử nhân và bằng thạc sĩ, mức thù lao lần lượt cao hơn 21% và 18% so với khu vực tư nhân. Đối với những người có trình độ chuyên môn hoặc tiến sĩ, mức thù lao thấp hơn 18% so với lao động trong khu vực tư nhân[30].Trong những năm gần đây, Chính phủ đã bổ sung nhiều kế hoạch trong chính sách tuyển dụng nhân viên tài năng vào làm việc, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật: đề xuất thiết lập một chương trình hỗ trợ sinh viên thuộc các ngành Khoa học kỹ thuật, chủ động xoá nợ và thực hiện các chương trình cụ thể về Khoa học Kỹ thuật theo mô hình Pell Grants.Hình 2. Cách tuyển dụng và giữ chân nhân tài thành công thông qua lợi ích của Chính phủ Hoa Kỳ    Nguồn: Brykczynski và cộng sự (2013, tr.12) Cải thiện các hoạt động quản lý, đặc biệt trong các phòng thí nghiệm của Chính phủ để thu hút và duy trì các nhà khoa học về khoa học kỹ thuật đang là ưu tiên số 1 của chính quyền liên bang. Để thực hiện điều này, Chính phủ đề xuất và thực hiện các hệ thống tuyển dụng linh hoạt, cho phép những người đứng đầu các cơ quan có quyền tuyển dụng và quản lý theo tự chủ thuê nhân sự và linh hoạt trong lịch làm việc. Họ cũng khuyến khích các nhà khoa học và kỹ sư của cơ quan thiết kế công việc trở nên thú vị và đầy thử thách để cạnh tranh với khu vực tư nhân; Thu thập dữ liệu tốt hơn để thông báo cho việc hoạch định chính sách; Tạo điều kiện cho các nhà khoa học tài năng tham gia và duy trì nghiên cứu bởi một chiến dịch để gia hạn sự quan tâm đến các ngành nghề dịch vụ công; Tiếp tục tài trợ ở các cấp độ thích hợp…

Tính ổn định cao và chính sách mềm dẻo được thể hiện trong cách quản lý của Chính phủ. Ở phần lớn các vị trí, nhân viên dễ dàng duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống lành mạnh. Ngoài ra, Chính phủ liên bang cho phép nhân viên làm việc từ nhà hoặc từ xa, cách làm việc này ngày càng phổ biến trong các cơ quan chính phủ. Đối với các công việc đòi hỏi nhân viên phải tiến hành phần lớn công việc của họ ở ngoài phạm vi văn phòng, các tổ chức chính phủ đã bắt đầu cung cấp thiết bị để tạo điều kiện cho lực lượng nhân viên di động. Hầu hết mọi người nghĩ rằng các công việc của Chính phủ liên bang đều ở Washington D.C., nhưng thực tế, 84% công việc của Chính phủ liên bang nằm ngoài khu vực D.C. Hiện nay có 89.204 nhân viên Chính phủ liên bang làm việc ở nước ngoài, trong đó hơn 70% là công dân Hoa Kỳ (62.838/89.204)[31]. Lợi ích của khu vực Chính phủ hầu như luôn vượt quá các gói lợi ích của khu vực tư nhân. Nhân viên thường có các gói chăm sóc sức khỏe vượt trội với chi phí thấp hơn và các kế hoạch hưu trí thuận lợi. Kể cả trong các cuộc suy thoái kéo dài, các gói quyền lợi của Chính phủ vẫn tốt hơn ở khu vực tư nhân khi tất cả đều trở nên tồi tệ hơn (Bianca, 2018).

Bảng 3. So sánh trình độ học vấn của lực lượng lao động ở khu vực Chính phủ và khu vực tư nhânĐơn vị tính: %
  Chính phủ liên bang Khu vực tư nhân
Trình độ học vấn:    
   Tốt nghiệp PTTH 13 36
   Cao đẳng 27 29
   Đại học 31 24
   Thạc sĩ 20 8
   Tiến sĩ/ Chuyên gia cao cấp 9 3
Tổng cộng 100 100

   Nguồn: Congress of the U.S. Congressional Budget Office (2017, tr.8).Nói tóm lại để thành công trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là thu hút nhân tài, Chính phủ liên bang đưa ra chính sách trọng dụng nhân tài bằng một gói lợi ích hạng nhất. Các nghiên cứu được thực hiện bởi Cục Thống kê lao động Hoa Kỳ (U.S. Bureau of Labor Statistics – BLS) đã chứng minh điều này trên thực tế. Khoảng cách liên quan đến lợi ích giữa khu vực công và tư nhân ngày càng tăng. Nhân viên Chính phủ được hưởng các quyền lợi tuyệt vời bằng những chính sách ưu đãi sau:+ Có thể làm việc (hầu như) mọi nơi. Trong thực tế, công việc của Chính phủ trải dài trên toàn quốc, ngoài ra còn một số nhân viên Chính phủ làm việc ở nước ngoài. Vì địa điểm làm việc đa dạng nên chính sách quản lý nhân sự và lịch làm việc rất linh hoạt, cho phép nhân viên làm việc từ xa. Tất cả những điều này làm cho Chính phủ trở thành một nhà tuyển dụng hấp dẫn. + Khi đã chọn làm việc cho Chính phủ, nhân viên sẽ có quyền tiếp cận với các gói chăm sóc sức khỏe hạng nhất. Thông qua Chương trình Trợ giúp Sức khỏe Nhân viên Liên bang (Federal Employees Health Benefits – FEHBP), người lao động và gia đình họ được hưởng nhiều chương trình bảo hiểm y tế nhất trong cả nước. Có hơn 200 các gói chăm sóc sức khoẻ, vì vậy họ có thể chọn chương trình phù hợp nhất với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình của mình[32]. Các quyền lợi cụ thể khác nhau tùy theo chương trình, nhưng không có chương trình nào đòi hỏi thời gian chờ đợi, không có giới hạn dựa trên độ tuổi hoặc tình trạng thể chất... Chính phủ liên bang cung cấp tài khoản chi tiêu chăm sóc sức khỏe linh hoạt tối đa 5.000 USD mỗi năm. Cơ quan liên bang sẽ chi trả phần lớn chi phí chăm sóc sức khỏe, thường là từ 70 đến 100% (Lovett, 2013)... Ngoài ra, nhân viên còn được tham gia vào “Chương trình Bảo hiểm Nhân thọ Nhóm Nhân viên Liên bang (Federal Employees Group’s Life Insurance – FEGLI) là chương trình bảo hiểm nhân thọ nhóm lớn nhất trên thế giới[33].Bên cạnh đó, Chính phủ liên bang cung cấp cho nhân viên của mình rất nhiều thời gian nghỉ ngơi. Trong 3 năm đầu tiên phục vụ Chính phủ, nhân viên có 13 ngày nghỉ mỗi năm. Đối với những người làm việc cho liên bang từ 3 đến 15 năm, sẽ được 20 ngày nghỉ mỗi năm và sau 15 năm, nhân viên được 26 ngày nghỉ mỗi năm. Ba mươi ngày nghỉ hàng năm có thể được chuyển sang năm nghỉ kế tiếp. Nếu bị ốm, bất kể thời gian làm việc cho liên bang, nhân viên được 13 ngày nghỉ ốm mỗi năm. Số lượng nghỉ ốm có thể tích lũy không bị hạn chế[34]. Ngoài ra, thời gian làm việc ở khu vực công cũng ngắn hơn so với khu vực tư nhân[35].+ Hưu trí: Chính phủ cung cấp cho tất cả nhân viên một gói phúc lợi hưu trí toàn diện có tên là “Hệ thống Hưu trí Nhân viên Liên bang” (Federal Employees Retirement System – FERS). Nhân viên liên bang thường nghỉ hưu sớm hơn những người trong khu vực tư nhân. Hệ thống này bao gồm ba khoản đóng góp khác nhau cho quỹ hưu trí và những lợi ích an sinh xã hội khác, cung cấp nhiều sự lựa chọn cho nhân viên khi nghỉ hưu.+ Lương và an sinh xã hội (Social Security): Mặc dù lương làm việc cho Chính phủ không cao hơn so với khu vực tư nhân, để bù vào sự thiếu hụt đó, Chính phủ thiết lập một tài khoản chi tiêu linh hoạt (Gói Trợ cấp Lương cơ bản – Federal Employee Compensation Package) cho phép nhân viên được tạm ứng tiền lương (trước thuế) để chi trả cho những chi phí đột xuất. Chương trình này cũng cung cấp các phúc lợi tàn tật cho nhân viên và gia đình của họ. Để được tham gia vào quỹ  này, Chính phủ quy định phải làm việc ít nhất 5 năm trở nên. Ngoài việc nhận được mức tăng chi phí sinh hoạt hàng năm, các nhân viên liên bang được đảm bảo tăng lương định kỳ[36].+ Về tính ổn định của công việc: Trong khu vực tư nhân, công việc không ổn định vì khả năng phá sản ở khu vực này là khá cao. Làm việc cho Chính phủ nhìn chung ổn định hơn, trừ khi Chính phủ cắt giảm việc làm do các vấn đề kinh tế nghiêm trọng, một khi nhân viên vượt qua một thời gian thử việc (thường là một năm) nếu bị sa thải thì chỉ là do mắc lỗi tập thể nghiêm trọng hoặc hành động bất hợp pháp (Somers, 2015). Ngoài ra, các nhân viên khu vực tư nhân phải đối mặt với mức độ dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực theo sự biến động của thị trường. Họ phải duy trì tính cạnh tranh về kỹ năng và hiệu suất công việc nếu không muốn bị thay thế và cũng dễ bị sa thải bởi các doanh nghiệp đóng cửa hoặc sự tác động kinh tế. Nhân viên Chính phủ cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn hiệu suất; nhưng, như đã nói, khó bị thay thế. Tất cả các cơ quan liên bang đều cung cấp “Chương trình Trợ giúp Nhân viên” (Employee Assistance Program – EAP) - một dịch vụ miễn phí, tự nguyện để giúp nhân viên giải quyết các vấn đề làm ảnh hưởng xấu đến hiệu suất công việc, sức khỏe cá nhân và gia đình. Được đào tạo tư vấn chuyên nghiệp, EAPs giúp nhân viên khắc phục các vấn đề như lạm dụng rượu và ma túy, áp lực công việc và gia đình, và căng thẳng trong công việc[37]…+ Quản lý và điển hành nhân viên đúng theo chuyên môn: Có nhiều công việc liên bang phù hợp với mọi sở thích và kỹ năng, từ lịch sử nghệ thuật đến động vật học. Chính phủ cũng là một nơi tuyệt vời để kết hợp các kỹ năng với sở thích của người làm việc. Ví dụ, bạn yêu thích toán học và môi trường, bạn có thể sử dụng nền tảng toán học của mình bằng cách làm kế toán tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường (U.S. Environment Protection Agency - EPA), nếu bạn là kỹ sư và yêu thích hàng không, bạn  hoàn toàn có thể tận dụng khả năng để thực hiện sở thích đó bằng cách tham gia cải tạo hệ thống an ninh sân bay, hoặc một chuyên gia sinh học và quan tâm đến y học có thể tiến hành nghiên cứu y khoa tại Viện Y tế Quốc gia (National Institute of Health - NIH)…[38]+ Chính phủ giúp bạn phát triển chuyên nghiệp về mọi mặt và thăng tiến trong công việc. Đây là một trong những cách hiệu quả nhất mà Chính phủ áp dụng thời gian qua để thu hút nhân tài, đặc biệt là sinh viên tài năng vừa ra trường, mong muốn học lên cao. Một mặt để thu hút người tài, mặt khác Chính phủ không muốn nhân viên của mình trì trệ khi duy trì mãi ở một vị trí nhất định. Thay vào đó, Chính phủ cung cấp tài chính và cơ hội được đào tạo để giữ cho nhân viên của mình luôn ở vị trí dẫn đầu. Bộ phận quản lý nhân sự trong cơ quan sẽ có trách nhiệm phát hiện và kết nối và nhân viên đó với các chương trình đào tạo phù hợp để tạo ra một nhân viên chuyên nghiệp. Cơ hội giáo dục được coi như một phần để khuyến khích ứng viên ký hợp đồng.[39]

  1. Kết quả thu được từ việc thực hiện chính sách thu hút nhân tài của Chính phủ Hoa Kỳ

Trên khắp nước Mỹ, các ngành công nghiệp tiên tiến như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời, tạo ra việc làm trong phạm vi quốc gia và các vùng kinh tế trọng điểm trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ. Nguồn nhân lực Hoa Kỳ - những người đang dẫn đầu nền cải cách này - không chỉ đến từ trong nước mà còn từ lao động ngoại kiều. Theo thống kê của Bộ Lao động Hoa Kỳ, trong năm 2017, đã có 27,4 triệu người nước ngoàim việc, chiếm 17,1% tổng số lực lượng lao động Hoa Kỳ[40].Bảng 4. Thống kê số lượng lao động nước ngoài đang làm việc tại Hoa KỳĐơn vị tính: triệu người

  2012 2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng 25,0 25,3 25,7 26,3 26,9 27,4
Tỷ lệ % trên tổng LLLĐ 16,1 16,3 16,5 16,7 16,9 17,1

Nguồn: A lool at the foreign-born labor force in the United Stated. Peter G. Peterson Foundation (June 14, 2018)

 

4.1. Chất lượng nguồn nhân lực

Để tạo ra được một lực lượng lao động chất lượng và trung thành, các chuyên gia quản lý nhân sự Hoa Kỳ phải làm việc giống như đang đối xử với các đối tác chiến lược. Trong “Cuộc chiến vì nhân tài”, để thành công, Chính phủ đã có chiến lược rõ ràng và chính sách phù hợp. Lợi thế về danh tiếng cùng với kinh nghiệm giáo dục về lý thuyết và thực tiễn mạnh mẽ đã giúp Hoa Kỳ đứng vững với vị trí hiện có của mình. Đồng thời, Hoa Kỳ ngày càng thu hút được nguồn nhân tài thế giới, vừa nâng cao được chất lượng nhân lực, vừa góp phần phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải lúc nào Hoa Kỳ cũng gặp thuận lợi. Là nước lớn, lại đa dạng về chủng tộc và văn hoá do việc nhập cư ồ ạt với quy mô lớn từ nhiều quốc gia khác nhau trong suốt lịch sử của Hoa Kỳ, quốc gia này có kết cấu phức tạp về tầng lớp xã hội, điều đó đã gây không ít khó khăn cho Chính phủ Liên bang trong việc ổn định xã hội. Sự phức tạp đã khiến Hoa Kỳ luôn được xem như là một quốc gia không an toàn. Theo bảng xếp hạng “Mức độ an toàn của các quốc gia” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Wolrd Economic Forum - WEF) năm 2017, Hoa Kỳ đứng thứ 84/136 quốc gia tham gia đánh giá (Smith, 2017).

Tuy vậy, vượt qua mọi sự trở ngại, Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đã nỗ lực xây dựng và gìn giữ danh tiếng của quốc gia. Tiếng tăm và tầm ảnh hưởng của nước Mỹ với thế giới cho đến nay là điều không thể phủ nhận. Họ đã đạt được những thành tựu mà không phải quốc gia nào cũng có được. Đó là nhờ phần lớn vào nguồn nhân lực đẳng cấp của mình. Lực lượng lao động trong khu vực công của Hoa Kỳ được đánh giá khá cao về khả năng thực hiện và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Trong điều tra của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (the Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) về chất lượng làm việc trong khu vực công của các quốc gia 2015, Hoa Kỳ thuộc tốp 10 nước đứng đầu.Chỉ số phát triển con người (HDI) của Hoa Kỳ xếp thứ 10/188 quốc gia với 0,920 điểm – đây là mức đặc biệt rất cao[41]. Năm 2018, trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2017-2018 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố, Chỉ số của Hoa Kỳ đạt mức là 5,85 điểm giai đoạn 2007-2018. Chỉ số trung bình là 5,61 điểm từ năm 2007 đến năm 2018, đạt mức cao nhất mọi thời đại 5,85 điểm trong năm 2018 và mức thấp kỷ lục 5,42 điểm trong năm 2012, đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Thuỵ Sỹ với 5,86 điểm) (nguồn: U.S Competitiveness Index 2007-2018, Trading Economics.).

Chỉ số về đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của Hoa Kỳ luôn ở tốp đầu thế giới. Năm 2017 xếp thứ 4/127 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, năm 2018 tụt 2 bậc đứng thứ 6/126 nền kinh tế (WIPO, 2018).

Theo xếp hạng Thành phố Bền vững 2016 từ công ty tư vấn và thiết kế toàn cầu Arcadis, 7 thành phố của Hoa Kỳ lọt vào tốp 50 thành phố bền vững nhất thế giới[42]. Năm 2017, với việc phát triển và sử dụng được 74,84% vốn nhân lực của mình, Hoa Kỳ đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng thứ 4 trên tổng số 130 quốc gia tham gia đánh giá về khai thác vốn nhân lực (The Global Human Capital Report 2017).

Bảng 5. Các quốc gia đứng đầu thế giới về phát triển vốn nhân lực

Thứ hạng

Quốc gia

% vốn nhân lực được sử dụng

1

             Na-Uy

77,12

2

             Phần Lan

77,07

3

             Thụy Sỹ

76,48

4

             Hoa Kỳ

74,84

5

             Đan Mạch

74,40

6

             Đức

74,30

7

             New Zealand

74,14

8

             Thụy Điển

73,95

9

             Slovenia

73,33

10

             Áo

73,29

Nguồn: World Economic Forum. The Global Human Capital Report 2017.

Chú thích: Chỉ số vốn con người toàn cầu năm 2017 xếp hạng trên 130 quốc gia được thực hiện ở các nhóm tuổi khác nhau, dựa trên mức độ phát triển vốn nhân lực của họ qua bốn khía cạnh chính: năng lực, triển khai, phát triển và bí quyết.  Chính sách thu hút tài năng của Hoa Kỳ tập trung vào các chuyên gia, kỹ sư, sinh viên thuộc các ngành STEM. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã dẫn đầu về các loại giải thưởng, đáng kể nhất là giải Nobel. Tính đến năm 2017, trong tổng số 585 giải Nobel đã trao cho các lĩnh vực (trừ toán học), Hoa Kỳ gặt hái với 371 giải[43].  Hoa Kỳ cũng tự hào vì rất nhiều năm liên tiếp đứng ở vị trí dẫn đầu trong các cuộc thi Olympic Toán học[44], Vật lý Sự thay đổi về luật nhập cư, những chính sách Liên bang phù hợp với tình hình đất nước qua từng giai đoạn, sự thông minh và khác biệt trong các kế hoạch thu hút và tuyển dụng nhân tài trên thế giới đã đem lại thành công cho Hoa Kỳ trong việc thực hiện mục tiêu của mình (Ross, 2017).

4.2. Chất lượng hệ thống giáo dục đào tạo

Nước Mỹ luôn là điểm đến lý tưởng của sinh viên quốc tế trên toàn thế giới nhờ vào hệ thống giáo dục đại học chất lượng cao, văn hóa chào đón và thị trường lao động tương đối cởi mở. Mặc dù có nhiều biến động trong những năm gần đây vì chính sách nhập cư mới của chính quyền Trump, nhưng theo thống kê Hoa Kỳ vẫn là quốc gia được lựa chọn số 1 cho sinh viên quốc tế (Ross, 2017). Nền giáo dục Mỹ được đánh giá là xuất sắc nhất toàn cầu và là cái nôi đào tạo nhân tài trên thế giới[45].

Chất lượng đào tạo tại các trường cao đẳng hoặc đại học được so sánh là đứng hàng đầu trên thế giới, đi đầu trong cả chương trình đào tạo về lý thuyết lẫn thực hành. Theo Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố bảng xếp hạng thường niên các trường đại học tốt nhất thế giới năm 2018, trong Top 10 trường đại học tốt nhất thế giới, Mỹ (4 trường) và Anh (5 trường) và Thuỵ Sĩ (1 trường) chiếm trọn các vị trí, thể hiện ưu thế áp đảo của nền giáo dục hàng đầu thế giới.[46]

Bằng cấp của Hoa Kỳ được công nhận trên toàn thế giới vì chất lượng đào tạo tuyệt vời và phải nói rằng, giáo dục Mỹ tạo ra nhân tài cho các lĩnh vực, tạo ra những nghiên cứu vượt trội cũng như sáng chế về công nghệ mới mang tầm ảnh hưởng lớn tới con người. Mỹ có nhiều ngành học đứng đầu thế giới: Hoá và dược phẩm, Quản trị kinh doanh, y và chăn sóc sức khoẻ, máy tính, thông tin truyền thông…[47]

Bảng 6. Xếp hạng tại các cuộc thi Olympic thế giới về Toán học và Vật lý của đội tuyển Hoa Kỳ

  2010 2011 2012 213 2014 2015 2016 2017 2018
Toán 3 2 3 3 2 1 1 4 1
Vật lý 11 11 4 5 9 5 9 8 7

Nguồn: http://www.imo-official.org/results.aspx

 

 

 

4.3. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

4.3.1. Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người

Nước Mỹ bước vào thế kỷ XXI vẫn trong vai trò là siêu cường số 1 của thế giới về kinh tế và quân sự[48]. Diện tích đất đai rộng lớn, nguồn tài nguyên giàu có, thiên nhiên ưu đãi là một lợi thế tự nhiên đáng giá của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, quốc gia này còn duy trì một chính phủ ổn định với những sách lược được hoạch định cụ thể và một lực lượng lao động có trình độ cao… đó là những đặc điểm nổi bật và là sức mạnh khiến nền kinh tế Mỹ. Điều quan trọng là nước Mỹ luôn sẵn sàng đón nhận, thậm chí luôn mong chờ những đổi thay. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới không những không làm nước Mỹ yếu đi mà trái lại đã khích lệ những tiến bộ khoa học và công nghệ, làm cho nền kinh tế Mỹ đạt được năng suất cao, mang lại thu nhập tương đối cao cho người lao động.

Ước tính sơ bộ cho thấy năng suất lao động trong lĩnh vực kinh doanh phi nông nghiệp của Mỹ đã tăng 2,9% hàng năm trong quý II năm 2018. Năng suất tại Hoa Kỳ trung bình 60,17 điểm[49].

Bảng 7. Chỉ số sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

7/2018

96,0339

98,7699

100,9267

103,1747

106,5032

102,2696

102,7872

105,7698

107,9989

Nguồn:https://www.census.gov/programs-surveys/susb/news-and-updates/news.2018.html

 

Hiện nay có khoảng 153,59 triệu lao động tại Mỹ, trong đó số lượng lao động làm việc bán thời gian là 27,62 triệu người[50]. Khu vực tư nhân sử dụng phần lớn lực lượng lao động của Mỹ - khoảng 85,5%; chính phủ sử dụng phần còn lại (Wilton, 2018). Theo điều tra của The Economist Intelligence Unit (EBR), với 8,26 điểm, Hoa Kỳ xếp thứ 7/82 trong số các quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất giai đoạn 2014-2018[51]. Dấu hiệu tăng trưởng kinh tế Mỹ góp phần giúp thị trường lao động tăng thêm 2,11 triệu việc làm mới trong năm 2017, theo Cục thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) (White, 2018).

Có thể thấy, giai đoạn thất vọng của nền kinh tế Mỹ đã qua, hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng nền kinh tế cuối cùng cũng đang phục hồi trên diện rộng từ cuộc Đại suy thoái năm 2008. Hàng triệu việc làm đang được tạo ra, tăng trưởng tiền lương và các yếu tố khác đã cho thấy những dấu hiệu của sự sự hồi phục nền kinh tế số 1 thế giới.

Phát triển bền vững:

Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với dân số đa dạng và kết cấu phức tạp, nước Mỹ đã phải dùng mọi cách để chống đỡ lại cả sự đe doạ bên ngoài và sự chống đối bên trong quốc gia. Hơn ai hết, họ hiểu  rằng an sinh của một quốc gia phụ thuộc vào sự gắn kết xã hội, niềm tin vào chính phủ, ý thức về sự công bằng, chăm sóc sức khỏe tốt và bảo vệ môi trường tự nhiên. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào một tầm nhìn toàn diện về phát triển bền vững, bao gồm các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Với sự quyết tâm và nghiêm túc, nước Mỹ đang dẫn cải thiện môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Trong nhiều đánh giá vừa được thực hiện năm 2018, các chỉ số ở nhiều tiêu chí khác nhau trong phát triển bền vững của Hoa Kỳ đã có tín hiệu tốt. Kết quả về Environmental Performance Index Results được 71,19, xếp thứ 27/180 quốc gia; Chỉ số về môi trường sức khoẻ (Environmental Health) là 93,91 đứng thứ 16/180 quốc gia và kết quả quản lý Nito bền vững được 72,38 điểm, vị trí 2/180 quốc gia xếp hạng[52]. Chi tiêu chăm sóc sức khỏe đầru người của Hoa Kỳ cao hơn gấp đôi mức trung bình của các nước phát triển khác (U.S per capita Healthcare spending is more than twice the average of other development countries)[53].

4.3.2. Công bằng và văn minh xã hội

* Hệ thống phúc lợi và chính sách an sinh xã hội.

Các chương trình xã hội ở Hoa Kỳ là trợ cấp phúc lợi được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của người dân Mỹ. Được chia thành: chương trình phúc lợi liên bang, tiểu bang, địa phương và tư nhân với rất nhiều các quỹ và chương trình khác nhau nhằm phục vụ đến hết mọi đối tượng trong xã hội. Chương trình phúc lợi thường hỗ trợ: tiền mặt, chăm sóc sức khỏe y tế, thực phẩm, nhà ở, năng lượng, giáo dục, chăm sóc trẻ, bảo hiểm khuyết tật thất nghiệp, người lao động lương thấp, dinh dưỡng bổ sung... Hoạt động song song là hệ thống an sinh xã hội. An sinh xã hội được thiết kế như một tấm chăn bảo mật tự tài trợ (a self-funded security blanket). Trong năm 2017, Quốc hội đã chi 945 tỷ USD cho chương trình An sinh Xã hội  và 597 tỷ  USD cho chương trình chăm sóc sức khỏe Medicare trị giá 597 tỷ USD[54].* Việc làm và vấn đề thất nghiệpTỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống 3,9% trong tháng 7 năm 2018 từ 4,0% trong tháng 6, phù hợp với kỳ vọng của thị trường. Tỷ lệ thất nghiệp chạm mức thấp nhất trong vòng 18 năm là 3,8% trong tháng Năm. Số người thất nghiệp giảm 284.000 xuống còn 6,3 triệu và việc làm gần như không đổi ở mức xấp xỉ 156,0 triệu[55].Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ trung bình 5,77 % từ năm 1948 đến năm 2018, đạt mức cao nhất mọi thời đại 10,80% trong tháng 11 năm 1982 và mức thấp kỷ lục 2,50% vào tháng Năm năm 1953. Trong số các nhóm công nhân lớn, tỷ lệ thất nghiệp của nam giới trưởng thành (3,4%) và người da trắng (3,4%) giảm trong tháng 7. Tỷ lệ thất nghiệp cho phụ nữ trưởng thành (3,7%), thanh thiếu niên (13,1%), người da đen (6,6%), người châu Á (3,1%) và người gốc Tây Ban Nha (4,5%) cho thấy ít hoặc không có thay đổi trong tháng. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, ở mức 62,9% trong tháng Bảy, không thay đổi trong tháng và trong năm. Tỷ lệ việc làm-dân số, ở mức 60,5%, ít thay đổi trong tháng Bảy nhưng đã tăng 0,3 điểm % so với năm (Carvalho, 2018).

Bảng 8. Số lượng lao động làm việc tại Hoa Kỳ từ năm 2007 đến tháng 7/2018

Đơn vị tính: Triệu người

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

7/2018

Toàn thời gian

111,71

112,56

114,81

116,31

118,72

121,49

123,76

125,97

130,64

Bán thời gian

27,35

27,31

27,66

27,63

27,59

27,34

23,68

27,37

---

Nguồn: https://www.statista.com/statistics/192356/number-of-full-time-employees-in-the-usa-since-1990/

https://www.statista.com/statistics/192361/unadjusted-monthly-number-of-full-time-employees-in-the-us/

* Chăm sóc sức khoẻ:Chăm sóc sức khỏe tại Hoa Kỳ  hầu hết được cung cấp bởi nhiều công ty, tập đoàn tư nhân. Các cơ sở chăm sóc sức khỏe chủ yếu được sở hữu và điều hành bởi khu vực tư nhân. Bảo hiểm y tế tại Hoa Kỳ hiện chủ yếu được cung cấp bởi Chính phủ trong khu vực công, với 60-65% chi phí chăm sóc sức khỏe và chi tiêu đến từ các chương trình như Medicare, Medicaid, Chương trình Bảo hiểm Sức khỏe Trẻ em (Chirldent’s Health Insuarance Program – CHIP)... Có một số hình thức bảo hiểm y tế toàn diện là bắt buộc theo luật định đối với hầu hết mọi người cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình của Hoa Kỳ là 80,0, xếp thứ 43/224 quốc gia[56].5. Một số bài học kinh nghiệm từ chính sách thu hút nhân tài của Chính phủ Hoa Kỳ

Sử dụng nhân tài là một nghệ thuật. Mà nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế và kiên nhẫn. Những người giỏi thường thích thử thách. Họ luôn muốn phá vỡ những giới hạn, đưa ra ý tưởng mới, tạo nên sự đột phá và đặc biệt, họ không sợ thất bại. Chính vì vậy, những người tuyển dụng và sử dụng nhân tài phải đưa ra những chiến lược và chính sách phù hợp, tạo cho họ những thách thức mới, tạo điều kiện để họ mở rộng phạm vi công việc hiện tại và tạo một môi trường an toàn để họ phát huy tối đa khả năng sáng tạo.

5.1. Tầm nhìn của người lãnh đạo trong việc xây dựng chiến lược tổng thể về tuyển dụng nhân tài

Jody Williams, người nhận giải Nobel Hòa bình năm 1997 nhấn mạnh: “Sự khác biệt giữa một người bình thường và một người xuất chúng nằm ở cách nhìn đối với bản thân trong mối tương quan với cuộc đời... Tầm nhìn hạn chế luôn dẫn dắt con người đến câu trả lời “không thể” (Williams, 2013).

Tầm nhìn xa trông rộng đối với người lãnh đạo là rất quan trọng. Một tầm nhìn đúng sẽ dẫn đến thành công của cả tập thể, tổ chức, thậm trí là một quốc gia. Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn hạn hẹp thì khó thuyết phục được các thành viên và tổ chức mà họ điều hành, dẫn dắt. Vì vậy, đối với người đứng đầu thì một trong những yêu cầu đầu tiên là phải có tầm nhìn vượt trước và có chiến lược phù hợp để thực hiện mục tiêu đặt ra. Tầm nhìn chỉ thực sự có sức mạnh khi nó được bảo đảm bởi một chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động thông minh, chính xác và được hiện thực hóa. Những người giỏi sẽ yêu cầu lãnh đạo của mình cũng giỏi. Nguyên tắc giới hạn trong thuật lãnh đạo cho thấy, lãnh đạo phải luôn giỏi hơn nhân viên. Nếu một lãnh đạo không tiếp tục phát triển chính mình, nhân viên sẽ rời bỏ anh ta để tìm đến một Lãnh đạo đủ tầm để có thể học hỏi và phát triển. Chỉ khi nào nhà lãnh đạo giỏi hơn nhân viên, họ mới có thể nhân ra những điểm nhân viên cần hoàn thiện và giúp họ phát triển hơn. Ngoài ra, việc liên tục học hỏi và hoàn thiện mình chính là cách mà một Lãnh đạo làm gương cho nhân viên. Họ không thể yêu cầu nhân viên hoàn thiện trong khi mình không hề quan tâm đến việc học hỏi và phát triển.

5.2. Thiết lập hệ thống tuyển dụng nhân tài bài bản, chuyên nghiệp

Trước hết, nhà tuyển dụng phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình, thể hiện tinh thần làm chủ trong việc tuyển dụng, giữ chân và quản lý hiệu quả nhân tài. Mỗi nhà tuyển dụng có vai trò và trách nhiệm trong việc xây dựng, thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược của Công ty. Muốn tuyển dụng được đội ngũ nhân tài thì phải có lực lượng quản lý nhân lực có chất lượng phù hợp. Đây là điều kiện bắt buộc với tất cả các nhà tuyển dụng. Cán bộ quản lý nhân sự giỏi, có trình độ, có năng lực thì mới có đội ngũ nhân lực có chất lượng tốt và ngược lại.

5.3. Sự linh hoạt, phù hợp trong chính sách tuyển dụng và giữ chân nhân tài

Việc tuyển dụng nhân tài hay nhóm nhân lực cốt lõi luôn là vấn đề quan trọng nhất. Do vậy cần phải có những chính sách tuyển dụng linh hoạt, phù hợp để duy trì và thu hút nguồn nhân lực này. Để thiết lập công cụ tuyển dụng phù hợp và tin cậy để tuyển chọn đúng người, đúng cách, trước hết, Kế hoạch tuyển dụng cần phải chuẩn bị chi tiết, cụ thể, phải xây dựng bản mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí và chức danh là yếu tố rất quan trọng. Đây được coi là giải pháp mang tính nền tảng để tuyển chọn và sử dụng nhân tài có hiệu quả nhất. Bản mô tả công việc cần phải liệt kê đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ trong công việc, các điều kiện làm việc, các yêu cầu kiểm tra, giám sát và các tiêu chuẩn cần đạt khi thực hiện công việc. Bản mô tả công việc cũng giúp cho người dự tuyển hiểu được nội dung, yêu cầu công việc, hiểu được quyền hạn, trách nhiệm khi họ thực hiện công việc.

Tiếp theo, trong quy trình tuyển dụng phải được thực hiện một cách công khai; xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn cụ thể, rõ ràng; quy trình tuyển dụng đảm bảo chặt chẽ, quy củ. Bên cạnh đó, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá nhân lực. Hệ thống đánh giá nhân sự phải được hoạch định một cách kỹ lưỡng, người quản lý phụ trách đánh giá phải được tham khảo ý kiến và thông qua ý kiến thống nhất về các tiêu chí và thang điểm đánh giá căn cứ theo những yêu cầu, tiêu chuẩn chung về khối lượng, chất lượng, tác phong thái độ và hành vi trong công việc.

5.4. Chính sách ưu đãi đặc biệt đối với nhân tài

Để phát huy được mọi tiềm năng, năng lực, tạo động lực thúc đẩy thì đãi ngộ nhân tài cả về mặt vật chất và tinh thần là cách giải quyết tốt nhất để khai thác mọi động cơ thúc đẩy và sức mạnh của họ. Xác định được tầm quan trọng đó, nhà tuyển dụng cần xây dựng và hoàn thiện một số chính sách cụ thể như: Chính sách tài chính, mức lương tương xứng, các loại thưởng, phụ cấp, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc hợp lý và đảm bảo tính công bằng.

Lợi ích vật chất giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kích thích nhân viên làm việc. Tuy nhiên các kích thích về tinh thần cũng có vai trò rất lớn, đôi khi thay thế các kích thích vật chất, nhằm thoả mãn các nhu cầu và động cơ ngày càng cao của nhân viên. Nhân tài cũng cần có niềm vui trong công việc, được kính trọng và được ghi nhận thành quả lao động. Lợi ích kinh tế càng cao thì đòi hỏi về lợi ích tinh thần càng cao tương ứng.

Những người giỏi luôn muốn được đánh giá đúng. Sự nhìn nhận từ Lãnh đạo sẽ tạo động lực cho nhân tài cống hiến và phát triển. Những ý kiến phản hồi về công việc sẽ giúp họ có cái nhìn tốt hơn về công việc họ đang làm, những điểm cần hoàn thiện cũng như những thành quả họ đã đạt được.

5.5. Xây dựng môi trường và điều kiện làm việc hiện đại.

Một môi trường làm việc minh bạch, rõ ràng cho hiệu quả làm việc cao. Nhưng để giữ người, cần phải xây dựng mối liên hệ đoàn kết, thân ái, vui vẻ phấn khởi trong công ty, làm sao để mỗi người đều cảm thấy mình có liên hệ rất mật thiết, có vai trò không thể thiếu trong tập thể. Bên cạnh đó, tăng cường các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể để giúp nhân viên rèn luyện kỹ năng sống, và giúp phát hiện những yếu tố tài năng còn tiềm ẩn. Những người giỏi không muốn ngồi một chỗ. Maxwell (2008) cho rằng: “Nhân tài như những con đại bàng, luôn muốn chinh phục những đỉnh cao nhất. Họ không bao giờ hài lòng với một vị trí. Họ luôn có những tham vọng bay cao hơn và xa hơn”. Nhà lãnh đạo giỏi phải biết tạo ra những sân chơi thật sự cho những người giỏi. Hãy giao cho họ nhiều việc hơn, cho họ nhiều thử thách hơn, và khi họ thành công, hãy đem đến cho họ những cơ hội thăng tiến. Nhàm chán công việc hiện tại, đó là một trong những nguyên nhân khiến một nhân tài ra đi.

Chúng ta biết rằng khả năng lớn nhất của một nhân viên giỏi đó là sự sáng tạo. Tình trạng “không có đất dụng võ”, không thể hiện hết kỹ năng, khả năng sẽ sớm giết chết những điểm mạnh của họ và sẽ khiến nhân tài rời bỏ nơi làm việc. Do đó, công ty nên giao cho những nhân viên giỏi các công việc mang tính mới mẻ, gia tăng tính thử thách trong công việc, giúp nhân viên vượt qua bản thân họ, giúp nhân viên tự tin hơn, yêu công việc hơn.

 

  1. Kết luận

Ngày nay, Hoa Kỳ phải đối mặt với những thách thức lịch sử về khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động. Thêm vào đó, sự thay đổi về chính sách nhập cư của Chính phủ Trump khiến cho những người nước ngoài đặc biệt là sinh viên có tài năng trở nên khó khăn khi muốn di cư vào Mỹ hoặc ở lại sau khi học đại học ở đây. Tỷ lệ thất nghiệp mặc dù đang giảm dần nhưng rõ ràng vẫn ở mức cao so với nền kinh tế số 1 thế giới. Một vài lĩnh vực đang tụt hậu so với những đối thủ khác do sự không phù hợp giữa các kỹ năng mà các công ty Mỹ cần so với tài năng sẵn có của mình. Các tập đoàn và quốc gia không còn có thể tự mãn về nguồn nhân tài mà nước Mỹ đã từng sở hữu trước đây, do đó để thành công nước Mỹ phải liên tục phấn đấu để làm mới lực lượng lao động của họ. Để duy trì tính cạnh tranh trong thế kỷ 21, các chương trình nghị sự của Chính phủ Liên bang đã tập trung mạnh mẽ hơn vào chính sách về nhân tài. Họ tạo ra một môi trường tốt nhất để thu hút những người tài năng nhất thế giới đến với mình bằng hệ thống tư pháp cởi mở, chính sách về lợi ích linh hoạt, cơ chế tài chính phù hợp… Đó là những cố gắng không ngừng của Chính phủ Hoa Kỳ trong việc củng cố vị thế của mình trên thế giới.

 

Tài liệu tham khảo

 

  1. Anderson, S. (2016). Immigrants Flooding America With Nobel Prizer. Forbes.
  2. ARCADIS/Design & Consultancy for Natural and Built Assets. Sustainable Citis Index 2016. Putting People at the heart of city sustainability.
  3. Bianca, A. (2018). The Difference between Government Employee and Private Sector.
  4. Bisson, P., Stephenson, E., and Viguerie, S.P. (2010). “The Productivity Imperative,”McKinsey Quarterly. McKinsey & Company.
  5. Blakely, L. (2016). Washington Goes Politicking in L.A at Jessica Alba’s Honest Company. INC.
  6. Brykczynski, B., Flattau, P.E., and Nek, R. (2012). Attract and retain scientific and technical talents in the federal government: Workshop Summary. Scientific Technology. Document IDA D-4740. Washington D.C. December, 10, 2012.
  7. Bush, J., McLarty, T.F.III and Alden, E. (2009). U.S. Immigration Policy. Council on Foreign Relations.
  8. Business Environment Rankings - Which country is best to do business in? The Economist Intelligence Unit
  9. Cappelli, P. (2008). Talent Management for the Twenty-First Century. Harvard Business Review.
  10. Curry, C. (2017). Apple CEO Tim Cook says Immigration is About ‘Morality’-Not Borders and Walls. Global Citizen.
  11. Fack, J. (2012). Comparing Benefits and Total Compensation in the Federa Government and the Private Sector: Working paper 2012-04. The Congress of the U.S. Congressional Budget Office. Washington D.C. https://www.cbo.gov/sites/default/files/112th-congress-2011-2012/workingpaper/2012-04fedbenefitswp0.pdf
  12. Federal Overseas Jobs. Federal Government Jobs. Update March, 8, 2018.
  13. Health Care Insurance/Health Care Benefit/Federal Health, Retirement and other Benefits. OPM.
  14. High, P. (1986).An Outline of American Literature, Longman.

15.      Lovett, A. (2013). Medicare part d and the federal employees health benefits program: a comparison of prescription drug coverage. U.S. national library of medicine. National Institute of Health.

  1. Mark, M. (2017). The Trump administration is ending DACA, Jeff Sessions announces. Business Insider
  2. Maxwell, J.C. (2008). Leadership Gold: Lessons I've Learned from a Lifetime of Leading. Thomas Nelson.
  3. McPhillips, D. (2017). Overall Best Countries Ranking. The overall ranking of Best Countries measures global performance on a variety of metrics. U.S. News.
  4. MetLife, Inc. (2012). “Global Talent Shortage Worries Multinationals More than Revolution or Recession, According to New Report from MAXIS Global Benefits Network,”New York Times (June 1, 2012)
  5. Morgan, , & O’connell, K. (2014). International Students Contribute $26,8 Billion to the U.S Economy. NAFSA.
  6. Neil, G., Howard, G., Tracy, T. (April 1, 2009)."GRIST InDepth: Hiring noncitizens - an immigration law primer for US employers".

22.  Ross, K.M. (2017). 6 things to know about international students in the United States. U.S. News.

  1. Science & Technology. ‘The art of seeing things invisible’. Unique and evergreen, collaborative Center for Biological Imaging opens. The Harvard Gazette.
  2. Shaban, H. (Sep, 2017). CEO Tim Cook says he stands by Apple’s 250 DACA-Status employees. The Washington Post.
  3. She, Q., & Wotherspoon, T. (2013). International Student Mobility and Highly Skilled Migration: A Comparative Study of Canada, the United States, and the United Kingdom. PMC. U.S. National Library of Medicine. National Institute of Health (NHI).
  4. Smith, O. (2017). Revealed: The world's safest (and least safe) countries - Zimbabwe and Nicaragua beat the UK. The Telegraph.
  5. Smith, O. (2017). Revealed: The world's safest (and least safe) countries - Zimbabwe and Nicaragua beat the UK. The Telegraph.
  6. Somers, D. (2015). Five Reasons Why Government Positions Have High Job Stability. U.S Daily.
  7. The U.S Standard General Ledger (USSGL) (1990). Federal Credit Reform Act-Title V of the Congressional Budget Act of 1990.
  8. S. Department of Education (2010). The Vision of Education Reform in the United States: Secretary Arne Duncan's Remarks to United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO), Paris, France. NOVEMBER 4, 2010.
  9. S. General Services Administration – GSA. Training Opportunities for Federal Employees.
  10. S. Government Accountability Office. https://www.gao.gov/careers/benefits.html
  11. S. Merit Systems Protection Board (2004). Managing Federal Recruitment: Issues, Insights, and Illustrations. Washington D.C.
  12. United State of America. Environmental Performance Index 2018. EPI. https://epi.envirocenter.yale.edu/epi-country-report/USA

35.      United States GDP 1960-2018, https://tradingeconomics.com/united-states/gdp

36.  White, G.B. (2018). The US economy has added 2.1 million jobs in 2017. The Atlantic.

  1. Williams, J. (2013). My Name Is Jody Williams: A Vermont Girl's Winding Path to the Nobel Peace Prize First Edition. Published by:University of California Press.
  2. Wilton, G. (2018). What percentage of U.S. citizens work for federal, state or city government? Quora.

39.  WIPO (2018). PR 891: Global Innovation Index 2018: China Breaks Top 20. Top Ranking: Switzerland, Netherlands, Sweden, United Kingdom, Singapore, United States. New York, July 10, 2018

  1. Wright, G., and Czelusta, J. (2007). "Resource-Based Growth Past and Present", inNatural Resources: Neither Curse nor Destiny, ed. Daniel Lederman and William Maloney (World Bank, 2007), ISBN 0-8213-6545-2
  2. Zaveri, & Roy, A. (April, 2018). Big American Tech Companies are Snapping up Foreign-Worker Visas, Replacing Indian outsourcing firms. CNBC.

 

 

 

[1] Bài viết là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong cơ chế thị trường” (thuộc Chương trình KHCN Giáo dục Quốc gia giai đoạn 2016-2020), mã số KHGD/16-20.ĐT.019

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[4] http://www.ushistory.org/declaration/document/

[5] https://data.worldbank.org/indicator/AG.SRF.TOTL.K2

[6] https://www.census.gov/popclock/

[7] http://www.allembassies.com/embassies_in_usa.htm

[8] United States GDP 1960-2018, https://tradingeconomics.com/united-states/gdp

[9] https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD?locations=US

[10] https://www.mountvernon.org/library/digitalhistory/quotes/article/without-virtue-and-without-integrity-the-finest-talents-of-the-most-brilliant-accomplishments-can-never-fain-the-respect-or-conciliate-the-esteem-of-the-truly-valuable-art-of-mankind/

[11] https://www.bushcenter.org/publications/resources-reports/reports/immigration.html

[12] http://www.worldometers.info/world-population/us-population/

[13]  http://www.uscourts.gov/about-federal-courts/court-role-and-structure/comparing-federal-state-courts

https://www.dol.gov/whd/regs/compliance/hrg.htm

[14] https://www.thebalancecareers.com/working-in-federal-state-or-local-government-1669763

[15] https://undocu.berkeley.edu/legal-support-overview/what-is-daca/

[16] https://www.cfr.org/report/us-immigration-policy

[17] https://www.us-immigration.com/blog/different-types-of-u-s-work-visas/

[18]https://www.uscis.gov/working-united-states/permanent-workers/employment-based-immigration-first-preference-eb-1

[19] U.S. Merit Systems Protection Board (2004). Managing Federal Recruitment: Issues, Insights, and Illustrations. Washington D.C.

[20] The U.S Standard General Ledger (USSGL) (1990). Federal Credit Reform Act-Title V of the Congressional Budget Act of 1990.

[21] https://www.opm.gov/policy-data-oversight/human-capital-management/hiring-reform/#url=Hiring

[22]https://www.mspb.gov/mspbsearch/viewdocs.aspx?docnumber=253626&version=253913&application=ACROBAT

[23] https://www.govexec.com/media/gbc/docs/pdfs_edit/031713e2.pdf

[24] https://careers.state.gov/intern/student-internships/  

[25] https://www.opm.gov/policy-data-oversight/human-capital-management/talent-management/#url=Strategic-View

[26] Đã dẫn

[27] https://www.opm.gov/policy-data-oversight/pay-leave/pay-administration/fact-sheets/promotions/

[28] http://gogovernment.org/government_101/pros_and_cons_of_working_in_government.php

[29] https://www.fiscal.treasury.gov/fsreports/ref/ussgl/creditreform/fcra.htm#503(f)

[30] https://www.cbo.gov/system/files/115th-congress-2017-2018/reports/52637-federalprivatepay.pdf

[31] Federal Overseas Jobs. Federal Government Jobs. Undate March, 8, 2018.

[32] http://gogovernment.org/government_101/benefits.php

[33] https://www.benefits.gov/benefits/benefit-details/4585

[34] U.S. Government Accountability Office. https://www.gao.gov/careers/benefits.html

[35] http://thf_media.s3.amazonaws.com/2012/pdf/b2724.pdf

[36]https://www.opm.gov/policy-data-oversight/pay-leave/pay-administration/fact-sheets/federal-employee-compensation-package/

[37] https://www.opm.gov/policy-data-oversight/worklife/employee-assistance-programs/

[38] https://www.experience.com/advice/careers/ideas/the-benefits-of-working-for-the-government/

[39] U.S. General Services Administration – GSA. Training Opportunities for Federal Employees.

[40] FOREIGN-BORN WORKERS: LABOR FORCE CHARACTERISTICS 2017. News Release. Bureau of Labor Statistic. U.S. Department of Labor

[41] http://hdr.undp.org/en/composite/HDI

[42] ARCADIS/Design & Consultancy for Natural and Built Assets. Sustainable Citis Index 2016. Putting People at the heart of city sustainability.

[43] https://www.nobelprize.org/prizes/lists/all-nobel-prizes/

[44] https://www.imo-official.org/country_team_r.aspx?code=USA

[45] U.S. Department of Education (2010). The Vision of Education Reform in the United States: Secretary Arne Duncan's Remarks to United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO), Paris, France. NOVEMBER 4, 2010.

[46] https://www.topuniversities.com/university-rankings-articles/world-university-rankings/top-universities-world-2018

[47] https://www.academiccourses.com/Courses/USA/

[48] http://www.historydiscussion.net/world-history/how-usa-became-the-only-super-power-of-the-world/850

[49] https://tradingeconomics.com/united-states/productivity

[50] https://www.statista.com/statistics/192356/number-of-full-time-employees-in-the-usa-since-1990/

[51] Business Environment Rankings - Which country is best to do business in? The Economist Intelligence Unit

[52] United State of America. Environmental Performance Index 2018. EPI.

https://epi.envirocenter.yale.edu/epi-country-report/USA

[53] https://foreignpolicymag.files.wordpress.com/2017/03/0006_health-care-oecd-full.gif

[54] https://www.usgovernmentspending.com/social_security_spending_by_year

[55] https://tradingeconomics.com/united-states/unemployment-rate

[56] https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/rankorder/2102rank.html