Trần Hải Việt
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Hải Phòng, Việt Nam
Nguyễn Thị Tuyết Mai
Trường Đại học Hải Phòng, Hải Phòng, Việt Nam
Nguyễn Thái Sơn[1]
Trường Đại học Hải phòng, Hải Phòng, Việt Nam
Ngày nhận: 18/08/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 21/10/2024; Ngày duyệt đăng: 31/10/2024
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.082024.1178
Tóm tắt
Mục đích của nghiên cứu là xác định các nhân tố chủ chốt và đánh giá mức độ tác động của chúng đến việc số hóa doanh nghiệp logistics tại Hải Phòng. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, thu thập dữ liệu từ 350 chuyên gia và nhân viên thuộc các trung tâm logistics, doanh nghiệp logistics, cảng biển, cảng cạn (ICDs), và các cơ quan quản lý tại Hải Phòng. Dữ liệu thu thập được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20, với các kiểm định bao gồm hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), và hồi quy đa biến để kiểm định các giả thuyết. Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố như chiến lược chuyển đổi số, hạ tầng công nghệ, an ninh thông tin, nguồn nhân lực, sự hỗ trợ từ chính phủ và mong muốn của khách hàng đều có ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp logistics. Đặc biệt, mong muốn của khách hàng có tác động mạnh mẽ nhất đến quá trình này. Dựa trên các phát hiện, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình số hóa tại các doanh nghiệp logistics ở Hải Phòng, bao gồm việc tăng cường chiến lược chuyển đổi số, đầu tư vào hạ tầng công nghệ, bảo đảm an ninh thông tin, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, và tạo điều kiện hỗ trợ từ phía chính phủ.
Từ khóa: Chuyển đổi số, Logistics, Hải Phòng, Doanh nghiệp, Công nghệ, An ninh thông tin
THE FACTORS INFLUENCING THE DIGITAL TRANSFORMATION OF LOGISTICS ENTERPRISES IN HAI PHONG CITY
Abstract
The objective of the study is to identify the key factors and assess the extent of their impact on the digitalization of logistics enterprises in Hai Phong City. The study employs a quantitative research method, collecting data from 350 experts and employees of logistics centers, logistics enterprises, seaports, dry ports (ICDs), and regulatory agencies in Hai Phong. The collected data were processed and analyzed using SPSS 20 software, with tests including Cronbach's Alpha, exploratory factor analysis (EFA), and multiple regression analysis to test the hypotheses. The analysis results indicate that factors such as digital transformation strategy, technological infrastructure, information security, human resources, government support, and customer perception all positively affect the digital transformation process of logistics enterprises. Notably, customer perception has the most significant impact on this process. Based on the findings, the study proposes several solutions to promote digitalization in logistics enterprises in Hai Phong, including enhancing digital transformation strategies, investing in technological infrastructure, ensuring information security, developing high-quality human resources, and fostering government support.
Keywords: Digital Transformation, Logistics, Hai Phong, Enterprise, Technology, Information Security