Lê Huyền Trang[1]
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Lê Kiều Phương
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Bùi Hồng Trang
Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 27/02/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 18/07/2024; Ngày duyệt đăng: 30/07/2024
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022024.1121
Tóm tắt
Quản trị toàn cầu được xem là một trong những yếu tố quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính. Các nhà nghiên cứu đã có nhiều phân tích mối quan hệ này, nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện với các nước ASEAN. Bài nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy ảnh hưởng cố định hai chiều từ 2011 đến 2021 tại 10 nước thành viên ASEAN nhằm đánh giá tác động của quản trị toàn cầu đến sự phát thải khí nhà kính tại các quốc gia này. Nghiên cứu tập trung phân tích ảnh hưởng của quản trị toàn cầu đến lượng phát thải khí nhà kính với các tiêu chí phát thải khí nhà kính trên đầu người, phát thải khí nhà kính theo từng năm và tổng lượng phát thải khí nhà kính qua các năm, bên cạnh các yếu tố về thể chế quản trị nhà nước bao gồm kiểm soát tham nhũng, pháp quyền, sự ổn định chính trị, và hiệu quả của Chính phủ. Kết quả cho thấy, quản trị toàn cầu phản ánh bằng việc ký kết các hiệp ước quốc tế và tổng các hiệp ước quốc tế được cộng dồn theo thời gian góp phần làm giảm lượng khí nhà kính. Kết quả này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị toàn cầu và phát thải khí nhà, từ đó rút ra một số hàm ý chính sách cho các nước ASEAN hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Từ khoá: Quản trị toàn cầu, Phát thải CO2, Biến đổi khí hậu
THE EFFECT OF GLOBAL GOVERNANCE ON CO2 EMISSION: STUDY FROM ASEAN COUNTRIES
Abstract
Global governance is considered one of the important factors in efforts to reduce greenhouse gas emissions. Researchers have devoted a lot of analysis to its impact on the environment, however, to date, no research has been conducted on ASEAN countries. Therefore, with the desire to further contribute to assessments of the impact of global governance on greenhouse gas development in ASEAN, this study uses two-way fixed effects regression analysis from 2011 to 2021 in 10 member countries. The study focuses on analyzing how these treaties affect the amount of greenhouse gas emissions, with the criteria of greenhouse gas emissions per capita, greenhouse gas emissions per year and total greenhouse gas emissions over the years, in addition to governance institutional factors includes control of corruption, rule of law, political stability, and government effectiveness. The results show that global governance proxied by the signing of international treaties and the sum of international treaties cumulatively over time contribute to reductions in greenhouse gas emissions. This result provides further empirical evidence on the relationship between global governance and greenhouse gas emissions. Some policy implications are drawn for ASEAN countries towards the goal of net zero emissions.
Keywords: Global Governance, CO2 Emissions, Climate Changes
PDF tại: https://drive.google.com/file/d/1kyv0EbtbpUwhgnZB_AXlRO_9V2Piiphh/view?usp=drive_link