Sidebar

Magazine menu

17
T3, 09

Nguyễn Thị Tường Anh

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Hồng Quân[1]

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Doãn Thị Phương Anh

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 27/02/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 27/05/2024; Ngày duyệt đăng: 20/06/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022024.1123

 

Tóm tắt

Sử dụng phương pháp phân tích mạng xã hội (SNA) và dữ liệu từ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Chỉ số Phát triển Thế giới (WDI), nghiên cứu này phân tích mạng lưới FDI trong khu vực Châu Á và khu vực Châu Mỹ Latinh và Caribe. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của Trung Quốc và Ấn Độ trong việc thu hút FDI ở khu vực Châu Á nhờ quy mô thị trường và chi phí lao động rẻ, cùng sự cạnh tranh mạnh mẽ tới từ các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong những năm gần đây. Ở khu vực Châu Mỹ Latinh và Caribe, các quốc gia được nhận định là địa điểm thu hút FDI chính gồm có Brazil, Mexico và Panama nhờ ảnh hưởng của văn hóa và vị trí địa lý phù hợp với các nhà đầu tư. Kết quả này góp phần cung cấp xu hướng mới cho các nhà đầu tư và quốc gia nhận đầu tư, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng phân tích mạng xã hội cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực FDI, bởi nó có khả năng làm sáng tỏ mối quan hệ và tương tác giữa các quốc gia trong mạng lưới FDI trên toàn cầu.

Từ khóa: Phân tích mạng xã hội, Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Các nước đang phát triển

 

A NETWORK PERSPECTIVE OF FDI IN SELECTED DEVELOPING COUNTRIES BY EMPLOYING SOCIAL NETWORK ANALYSIS

 

Abstract

Based on social network analysis (SNA), and data from the United Nations Conference on Trade and Development (UNCTAD), the Organisation for Economic Cooperation and Development (OECD), and the World Development Indicator (WDI), the research analyze FDI networks in developing regions: Asia, Latin America, and the Caribbean. The study’s findings highlight how crucial China and India are to FDI in Asia due to their market size and cheap labor in light of their competition with the ASEAN nations. In Latin America and the Caribbean, Brazil, Mexico, and Panama are considered key destinations for attracting FDI, largely due to their cultural influence and geographically strategic locations that appeal to investors.  Since SNA provides light on the links and interactions between nations in the global FDI network, the results emphasize the significance of utilizing it for FDI scholars and offer fresh insights and approaches for investors and host countries.

Keywords: Social Network Analysis, Foreign Direct Investment, Developing Countries

Hoàng Xuân Bình

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Trần Hà Vy[1]

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 27/02/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 22/06/2024; Ngày duyệt đăng: 05/08/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022024.1122

 

Tóm tắt

 Mục tiêu của nghiên cứu là đưa ra đề xuất cho các doanh nghiệp trong ngành du lịch-khách sạn nhằm thúc đẩy ý định đặt dịch vụ du lịch trực tuyến của giới trẻ Hà Nội thông qua việc đánh giá tác động của 5 nhân tố. Mẫu nghiên cứu gồm 213 người trẻ 16-30 tuổi sinh sống tại Hà Nội và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình phương trình cấu trúc tối thiểu từng phần PLS-SEM. Kết quả chỉ ra rằng nhân tố nhận xét trực tuyến có tác động lớn nhất đến nhận thức sự hữu ích, và từ đó tác động tích cực đến ý định đặt dịch vụ du lịch trực tuyến của người sử dụng. Các nhân tố trực tiếp có ảnh hưởng đến ý định đặt dịch vụ du lịch trực tuyến lần lượt là nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng và nhận thức giải trí. Ngược lại, nhân tố tâm lý đám đông không có tác động đến ý định này. Về mặt lý luận, nghiên cứu xác định rõ mức độ ảnh hưởng của 5 nhân tố đến ý định đặt dịch vụ du lịch trực tuyến của giới trẻ và góp phần đa dạng hóa các nghiên cứu khảo sát về du lịch trực tuyến. Về mặt thực tiễn, kết quả là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị cụ thể nhằm xây dựng nền tảng du lịch trực tuyến hiệu quả trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ.

Từ khóa: Du lịch trực tuyến, Nền tảng trực tuyến, 16-30 tuổi, Thành phố Hà Nội

 

FACTORS AFFECTING THE INTENTION TO BOOK ONLINE TOURISM SERVICES AMONG YOUNG PEOPLE IN HANOI

 

Abstract

The objective of the research is to propose recommendations for businesses in the tourism and hospitality sectors to promote the online travel booking intentions of young people by assessing the impact of five factors. The research sample consists of 213 young people aged 16-30 living in Hanoi and uses a quantitative research method based on the partial least squares structural equation modeling (PLS-SEM). The results indicate that the online reviews factor has the most significant impact on the perceived usefulness, which in turn positively influences intention to book online tourism of the users. The direct factors influencing the intention to book online travel services in order of their impact are perceived usefulness, perceived ease of use, and perceived entertainment. Conversely, the impact of the herd mentality factor is not significant. Theoretically, the study clarifies the level of influence of these five factors on the intention to book online travel services among young people and contributes to diversifying research in online travel. Practically, the results offer specific recommendations for building an effective online travel platform in the context of a rapidly recovering economy.

Keywords: Online Tourism, Online Platform, 16-30 Years Old, Hanoi City

Nguyễn Hồng Hạnh

Ngân hàng TMCP Vietcombank, Hải Dương, Việt Nam

Vũ Thị Phương Mai[1]

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

 

Ngày nhận: 27/02/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 24/07/2024; Ngày duyệt đăng: 3/08/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022024.1120

 

 

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của chuyển đổi số đến khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại các địa phương của Việt Nam. Sử dụng số liệu 63 tỉnh thành trong giai đoạn 2010-2020, thông qua các phương pháp ước lượng REM, FEM, và FGLS, nghiên cứu chỉ ra rằng chuyển đổi số trong xã hội và chính quyền có ảnh hưởng tích cực đến việc thu hút FDI, trong khi chuyển đổi số trong kinh tế không thể hiện tác động rõ ràng. Trong đó, hạ tầng nhân lực và việc ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông trong xã hội và chính quyền ảnh hưởng tích cực đến sức hút FDI.  Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên đánh giá toàn diện về ảnh hưởng của chuyển đổi số đến thu hút FDI, phân chia theo ba trụ cột: xã hội, chính quyền và kinh tế. Nghiên cứu đóng góp quan trọng về học thuật khi sử dụng các chỉ số: ICT (đại diện cho chuyển đổi số trong xã hội và chính quyền), chỉ số thương mại điện tử và chỉ số sản xuất kinh doanh ICT (đại diện cho chuyển đổi số trong kinh tế) để phân tích tác động của chuyển đổi số cấp tỉnh. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cung cấp những gợi ý chính sách hữu ích nhằm tăng cường hiệu quả thu hút FDI, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đảm bảo an toàn an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số.

 

Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Lựa chọn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chuyển đổi số, Công nghệ thông tin-truyền thông, cấp địa phương, Việt Nam

 

DIGITAL TRANSFORMATION AS A LEVERAGE TO ATTRACT FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAMESE PROVINCES

 

Abstract: This study aims to examine the impact of digital transformation on the ability to attract foreign direct investment (FDI) at provincial level of Vietnam. Using data from 63 provinces and cities from 2010 to 2020, by adoptiong REM, FEM, and FGLS estimation methods, the research reveals that digital transformation in society and governance positively influences FDI attraction, while digital transformation in the economy does not show a clear impact. Among these, human resource and the application of information and communication technology (ICT) in society and governance positively influence FDI attraction. This is one of the first comprehensive studies to evaluate the influence of digital transformation on FDI attraction, categorized into three pillars: society, governance, and economy. The study makes a significant academic contribution by utilizing the following indicators: ICT index (representing digital transformation in society and government), e-commerce index, and ICT business production index (representing digital transformation in the economy) to analyze the impact of provincial-level digital transformation. Additionally, the research findings provide valuable policy recommendations to enhance the effectiveness of FDI attraction, emphasizing the importance of developing technical infrastructure, training a high-quality workforce, and ensuring cybersecurity during the digital transformation process.

.

Keywords: Foreign Direct Investment, FDI Decision, Digital Transformation, Information and Communication Technology, Provincial Level, Vietnam

 

Phạm Xuân Trường[1]

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Tạ Thị Mai Anh

Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 26/02/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 31/05/2024; Ngày duyệt đăng: 13/06/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022024.1118

 

 

Tóm tắt

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia vào toàn cầu hóa, các quốc gia có thể phải chịu những tác động tiêu cực trong đó có gia tăng bất bình đẳng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của toàn cầu hóa đến bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia Đông Nam Á thông qua ba khía cạnh: toàn cầu hóa thương mại, toàn cầu hóa tài chính và toàn cầu hóa công nghệ, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp cho các quốc gia được nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập từ 9 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2010-2020. Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng toàn cầu hóa có tác động đến bất bình đẳng thu nhập tại các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn này. Theo đó, toàn cầu hóa thương mại và toàn cầu hóa công nghệ có tương quan âm với bất bình đẳng thu nhập. Ngược lại, toàn cầu hóa tài chính lại có tương quan dương với bất bình đẳng thu nhập. Từ đó, bài viết đưa ra một số hàm ý liên quan đến toàn cầu hóa nhằm giúp chính phủ các quốc gia khu vực Đông Nam Á hoạch định chính sách phát triển kinh tế hướng tới giảm bất bình đẳng thu nhập.

Từ khóa: Bất bình đẳng, Bất bình đẳng thu nhập, Đông Nam Á, Toàn cầu hóa, Toàn cầu hóa Kinh tế

 

THE IMPACT OF GLOBALIZATION ON INCOME INEQUALITY IN SOUTHEAST ASIAN COUNTRIES

 

Abstract

Globalization is an objective trend in countries around the world. However, in the process of participating in globalization, countries may suffer negative impacts, including increased inequality. The study was conducted to assess the impact of globalization on income inequality in Southeast Asian countries through three aspects: trade globalization, financial globalization and technological globalization, thereby proposing some appropriate solutions for the countries studied. Data was collected from 9 Southeast Asian countries in the period 2010-2020. By using a fixed-effects regression model, the research results showed that globalization has an impact on income inequality in Southeast Asian countries during this period. Accordingly, globalization in trade and globalization in technology are negatively correlated with income inequality. In contrast, globalization in finance is positively correlated with income inequality. Based on these findings, the article presents some implications related to globalization to help the Governments of Southeast Asian countries plan economic development policies towards reducing income inequality.

Keywords: Inequity, Income Inequity, Southeast Asia, Globalization, Economic Globalization

 

Lê Huyền Trang[1]

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Lê Kiều Phương

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Bùi Hồng Trang

Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

 

Ngày nhận: 27/02/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 18/07/2024; Ngày duyệt đăng: 30/07/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022024.1121

 

Tóm tắt

Quản trị toàn cầu được xem là một trong những yếu tố quan trọng để giảm phát thải khí nhà kính. Các nhà nghiên cứu đã có nhiều phân tích mối quan hệ này, nhưng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện với các nước ASEAN. Bài nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy ảnh hưởng cố định hai chiều từ 2011 đến 2021 tại 10 nước thành viên ASEAN nhằm đánh giá tác động của quản trị toàn cầu đến sự phát thải khí nhà kính tại các quốc gia này. Nghiên cứu tập trung phân tích ảnh hưởng của quản trị toàn cầu đến lượng phát thải khí nhà kính với các tiêu chí phát thải khí nhà kính trên đầu người, phát thải khí nhà kính theo từng năm và tổng lượng phát thải khí nhà kính qua các năm, bên cạnh các yếu tố về thể chế quản trị nhà nước bao gồm kiểm soát tham nhũng, pháp quyền, sự ổn định chính trị, và hiệu quả của Chính phủ. Kết quả cho thấy, quản trị toàn cầu phản ánh bằng việc ký kết các hiệp ước quốc tế và tổng các hiệp ước quốc tế được cộng dồn theo thời gian góp phần làm giảm lượng khí nhà kính. Kết quả này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị toàn cầu và phát thải khí nhà, từ đó rút ra một số hàm ý chính sách cho các nước ASEAN hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Từ khoá: Quản trị toàn cầu, Phát thải CO2, Biến đổi khí hậu

 

THE EFFECT OF GLOBAL GOVERNANCE ON CO2 EMISSION: STUDY FROM ASEAN COUNTRIES

 

Abstract

Global governance is considered one of the important factors in efforts to reduce greenhouse gas emissions. Researchers have devoted a lot of analysis to its impact on the environment, however, to date, no research has been conducted on ASEAN countries. Therefore, with the desire to further contribute to assessments of the impact of global governance on greenhouse gas development in ASEAN, this study uses two-way fixed effects regression analysis from 2011 to 2021 in 10 member countries. The study focuses on analyzing how these treaties affect the amount of greenhouse gas emissions, with the criteria of greenhouse gas emissions per capita, greenhouse gas emissions per year and total greenhouse gas emissions over the years, in addition to governance institutional factors includes control of corruption, rule of law, political stability, and government effectiveness. The results show that global governance proxied by the signing of international treaties and the sum of international treaties cumulatively over time contribute to reductions in greenhouse gas emissions. This result provides further empirical evidence on the relationship between global governance and greenhouse gas emissions. Some policy implications are drawn for ASEAN countries towards the goal of net zero emissions.

Keywords:  Global Governance, CO2 Emissions, Climate Changes

 

Lý Hoàng Phú[1]

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Bùi Thị Nguyệt Hà

Công ty TNHH thương mại và dịch vụ TSG

Ngày nhận: 27/02/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 24/06/2024; Ngày duyệt đăng: 02/07/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022024.1119

 

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu ảnh hưởng của mức độ cảm nhận tham nhũng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở các nước Đông Nam Á (ASEAN). Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên dữ liệu bảng được tổng hợp từ các cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của mức độ cảm nhận tham nhũng và một số yếu tố khác tới FDI ở 11 quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2012-2022. Kết quả cho thấy mức độ cảm nhận tham nhũng có ảnh hưởng tiêu cực đến việc thu hút dòng vốn FDI vào các nước ASEAN. Ngoài ra, quy mô thị trường, năng suất lao động, tỷ lệ tiết kiệm trong nước có tác động tích cực tới dòng vốn FDI vào các quốc gia này. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số chính sách để cải thiện tình trạng tham nhũng ở các quốc gia trong khu vực này.

Từ khóa: ASEAN, Chỉ số cảm nhận tham nhũng, Dòng vốn FDI

 

THE IMPACT OF CORRUPTION PERCEPTION INDEX ON FDI INFLOW INTO ASEAN COUNTRIES

 

Abstract

This study aims to investigate the impact of corruption on Foreign direct investment (FDI) in Southeast Asian countries (ASEAN). Quantitative research methods are used on panel data compiled from the databases of the WB and IMF to analyze the influence of the corruption perception and some other factors affecting FDI inflows into 11 ASEAN countries during the period of 2012-2022. The results show that the corruption perception negatively affects the attraction of FDI capital flows into ASEAN countries. In addition, market size, labor productivity, and domestic savings rate have the positive impact on FDI inflows. Based on the analysis and discussion of the research results, the authors have proposed some policy implications to improve the control of corruption in ASEAN countries.

Keywords: ASEAN, Corruption Perception Index, FDI

 

Nguyễn Thị Diệu An

Công ty Viet Analytics, Hà Nội, Việt Nam

Đinh Thị Thanh Bình[1]

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Hoàng Dung

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Phạm Quang Minh

Công ty Viet Analytics, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 26/02/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 06/06/2024; Ngày duyệt đăng: 21/06/2024

DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.022024.1117

 

Tóm tắt

Bài viết phân tích mối quan hệ giữa độ mở thương mại và đổi mới sáng tạo ở các nước Đông Nam Á trong ngắn hạn và dài hạn. Sử dụng mô hình véctơ hiệu chỉnh sai số với bộ dữ liệu thu thập từ năm 2011 đến năm 2022 của biến độ mở thương mại (TO) và biến chỉ số đổi mới sáng tạo (GII), kết quả nghiên cứu cho thấy có tác động qua lại giữa hai biến số. Cụ thể, trong ngắn hạn, độ mở thương mại có tác động tiêu cực đối với đổi mới sáng tạo. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến độ mở thương mại trong dài hạn. Bên cạnh việc góp phần làm rõ hơn về cơ chế ảnh hưởng hai chiều giữa độ mở thương mại và đổi mới sáng tạo, kết quả nghiên cứu cũng đề xuất những hàm ý về mặt chính sách có thể được áp dụng liên quan đến đổi mới sáng tạo và độ mở thương mại ở các nước Đông Nam Á nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các quốc gia này.

Từ khoá: ASEAN, Đổi mới sáng tạo, Độ mở thương mại, VECM, Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

 

THE RELATIONSHIP BETWEEN TRADE OPENNESS AND INNOVATION IN ASEAN

 

Abstract

This study embarks on analyzing the short-term and long-term relationships between trade openness and innovation in Southeast Asian nations. By employing Vector Error Correction Model with the collected dataset of trade openness (TO) and global innovation index (GII) from 2011 to 2022, the result shows that there exists a nexus between the two concerned variables. To specify, in the short run, trade openness adversely influences innovation. Meanwhile, innovation imposes a positive impact on trade openness in the long run. In addition to clarifying the two-way influence mechanism between trade openness and innovation, the research results also propose policy implications that can be applied related to innovation and trade openness in ASEAN to promote the economic development of these countries.

Keywords: ASEAN, Innovation, Trade Openness, VECM, Global Innovation Index

 

Các bài khác...