Đoàn Ngọc Thắng
Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam
Đỗ Phú Đông
Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam
Biện Thanh Huyền
Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt NamNgày nhận: 10/08/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 04/05/2022; Ngày duyệt đăng: 14/05/2022
Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu về việc sử dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp và đánh giá tác động của thương mại điện tử tới hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2020-2021. Kết quả hồi quy theo phương pháp Probit cho thấy xác suất doanh nghiệp sử dụng thương mại điện tử trong bối cảnh COVID-19 tăng lên nhưng có sự khác nhau giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của doanh nghiệp. Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ thường nhạy cảm hơn nên chịu tác động từ nhiều yếu tố: việc đóng cửa doanh nghiệp, ngừng sản xuất sản phẩm, giảm cầu, giảm cung, giảm số lao động, giảm khả năng thanh khoản và sự hỗ trợ từ chính phủ. Trong khi đó, quyết định sử dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp lớn thì chỉ bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa doanh nghiệp, ngừng sản xuất sản phẩm, giảm số lao động, tính thanh khoản và những hỗ trợ từ chính phủ. Nhìn chung, việc sử dụng thương mại điện tử giúp doanh nghiệp cải thiện doanh thu. Những kết quả này có hàm ý quan trọng cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng thương mại điện tử một cách hiệu quả hơn.
Từ khóa: Thương mại điện tử, Hiệu quả hoạt động, COVID-19
E-COMMERCE USAGE AND ITS EFFECTS ON CORPORATE’S FINANCIAL PERFORMANCE IN THE CONTEXT OF COVID-19
Abstract: This paper aims to study the usage of e-commerce by firms and its effect on the corporate’s financial performance from 2020 to 2021. The results of the Probit regression show that the probability that firms use e-commerce in the context of COVID-19 increases, but there are differences among the factors affecting the enterprise’s intention to use e-commerce. Small- and medium-sized enterprises are often more sensitive, so they are affected by many factors: the businesses’ temporary closure, the production stoppage, the decrease in demand and supply, the decline in total workers and liquidity, and receiving government support. Meanwhile, large enterprises are likely to use e-commerce when they face temporary closure, production stoppage, decrease in total workers and liquidity, and receive government support. In general, the use of e-commerce helps businesses improve revenue. These results have important implications for firms in using e-commerce more effectively.
Keywords: E-commerce, Operational Performance, COVID-19