Nguyễn Đỗ Quyên
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Lê Ngọc Mai
Công ty Chứng khoán VPS, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 23/02/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 09/08/2021; Ngày duyệt đăng: 16/08/2021
Tóm tắt: Bài nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và khả năng phá sản của các doanh nghiệp (DN) niêm yết tại Việt Nam. Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với 360 mẫu quan sát các công ty niêm yết phi tài chính tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy quản trị lợi nhuận có tác động ngược chiều với chỉ số Z của Altman. Điều này có nghĩa là nếu DN quản trị lợi nhuận càng nhiều thì khả năng phá sản càng cao. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng hàm ý rằng nếu DN điều chỉnh lợi nhuận ở một mức độ vừa phải, phù hợp với tình hình hoạt động, sẽ đem lại những tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của DN và giúp DN đạt được những mục tiêu nhất định. Mặt khác, nếu DN điều chỉnh lợi nhuận quá nhiều và không phòng vệ rủi ro thì dễ dẫn tới khả năng phá sản của DN.
Từ khóa: Quản trị lợi nhuận, Khả năng phá sản của doanh nghiệp
A RESEARCH ON THE IMPACT OF EARNINGS MANAGEMENT ON THE PROBABILITY OF DEFAULT OF VIETNAMESE LISTED FIRMS
Abstract: This study examines the relationship between earnings management and the probability of default of listed firms in Vietnam. We employ quantitative research method with 360 firm-year observations of non-financial listed firms in Vietnam. The research findings show that earnings management has a negative relationship with Altman’s Z score. This indicates that the more firms engage in earnings management, the higher probability of default. However, our findings also imply that proper earnings management would bring positive impacts on firm performance and help firms achieve certain goals. On the other hand, if firms are dependent on earnings management and do not hedge risk, it will possibly lead to a higher probability of default.
Keywords: Earnings Management, Firm Probability of Default
Đọc bản PDF full tại: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN TỚI KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM