Quản lý và phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học phục vụ đổi mới sáng tạo ở Israel và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Management and budget allocation for higher education to support innovation in Israel and policy implications for Vietnam
Vũ Cương[*]
Tóm tắt
Để xây dựng một quốc gia khởi nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) (gồm cả trường đại học và cao đẳng) đóng vai trò then chốt. Israel là một trong những quốc gia khởi nghiệp thành công nhất thế giới và cũng là quốc gia sở hữu một nền GDĐH có uy tín hàng đầu thế giới. Khảo sát mô hình GDĐH của Israel cung cấp một số bài học kinh nghiệm có giá trị về vai trò quản lý và phân bổ ngân sách cho GDĐH của nhà nước để đảm bảo tính hiệu quả, chất lượng và công bằng của cả hệ thống, từ đó tạo nên sức mạnh phục vụ cho mạng lưới đổi mới sáng tạo. Trên cơ sở tổng kết những bài học kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và phân bổ ngân sách cho hệ thống đổi mới sáng tạo của Israel và đối chiếu với hiện trạng ở Việt Nam, bài viết nêu lên một số hàm ý chính sách cho việc phát triển GDĐH hướng đến thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở nước ta trong thời gian tới.
Từ khoá: Giáo dục đại học, Đổi mới sáng tạo, Phân bổ ngân sách nhà nước.
Abstract
Building a nation of entrepreneurship and promoting innovation, the higher education system (including universities and colleges) plays a key role. Israel is among the most successful start-up countries in the world and also owns the world's most prestigious higher education system. Exploring Israel's higher education governance model provides some valuable lessons on the role of state in higher education management and budget allocation to ensure the effectiveness, quality and equity of the system, thereby effectively supporting the country’s innovation network. Learning from Israel's experience in higher education management and state budget allocation mechanism for the system with a comparison to Vietnam’s current management practice, the article provides policy implications for higher education development in favor of innovation promotion in Vietnam.
Keywords: higher education, innovation, state budget allocation.
- Đặt vấn đề và phương pháp nghiên cứu
Nằm ở vị trí Đông Nam của Địa Trung Hải và ở ngã ba của 3 châu lục (châu Á, châu Phi và châu Âu), Israel là nơi giao lưu, tranh chấp của nhiều đế chế ở châu Âu và Trung Đông trong suốt lịch sử hàng nghìn năm của quốc gia này. Có thể nói, Nhà nước Do Thái Israel được thành lập từ năm 1948 luôn đứng trước sự phức tạp về mặt lịch sử, chính trị và văn hoá. Năm 2017, dân số của Israel vào khoảng 8,7 triệu người. Về mặt địa lý, diện tích của Israel là 20.770 km2 (tương đương với diện tích 2 tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông gộp lại), trong đó hơn một nửa là sa mạc, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khô hạn, với trung bình chỉ có 15 ngày mưa/năm, hoàn toàn không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ hay khoáng sản.
Thế nhưng, thành tựu phát triển kinh tế của Israel lại không hề nhỏ. Tính đến năm 2017, GDP theo giá hiện hành của Israel là 373,75 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 40.000 USD/năm, xếp hạng thứ 20 trên thế giới. Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm đến phúc lợi của người dân. Chi ngân sách nhà nước cho phúc lợi xã hội năm 2016 chiếm 27,3% tổng chi tiêu của Chính phủ. Nhờ đó, đến năm 2015, tuổi thọ bình quân của Israel đã đạt 82,5 năm, đứng hàng thứ 8 trên thế giới. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2018 của quốc gia này là 0,903, xếp hạng thứ 22 của thế giới.
Có được thành tích phát triển ấn tượng như vậy là do Israel đã chọn chiến lược phát triển phù hợp và linh hoạt cho từng thời kỳ, dựa trên nền tảng cơ bản là khuyến khích đổi mới sáng tạo của một khu vực tư nhân năng động và một đội ngũ doanh nhân dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro. Để hỗ trợ mục tiêu phát triển này, ngay từ đầu Israel đã theo đuổi một chính sách nhất quán: coi con người là tài nguyên quan trọng nhất. Nền giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng của Israel được trao sứ mệnh phải góp phần tạo ra những công dân cần cù, chịu khó, biết ước mơ và vươn tới sự sáng tạo, đột phá. Đồng thời, Nhà nước cũng có những chính sách thành công trong quản lý và khuyến khích GDĐH phát triển [9].
Việt Nam cũng đã tuyên bố khát vọng xây dựng một quốc gia thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ đến năm 2035 dựa trên 3 trụ cột gồm: tăng trưởng đi đôi với bền vững môi trường; công bằng và hòa nhập xã hội; Nhà nước có năng lực và trách nhiệm giải trình [2]. Để thực hiện được khát vọng đó, yêu cầu quan trọng nhất là phải tạo ra sự đột phá về tốc độ tăng năng suất lao động mà ở đó, khuyến khích đổi mới sáng tạo ở tầm quốc gia, địa phương và doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi. Chính phủ cũng đang khởi xướng nhiều chính sách nhằm đổi mới quyết liệt hệ thống GDĐH đáp ứng nhu cầu này. Với suy nghĩ rằng, kinh nghiệm của Israel trong quản lý GDĐH có thể là một bài học quý, bài viết tập trung phân tích mô hình quản lý GDĐH của Israel, đối chiếu với thực tế hệ thống này ở Việt Nam để rút ra bài học cho việc đổi mới chính sách quản lý và phân bổ ngân sách cho GDĐH nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới sáng tạo ở nước ta.
Bài viết chủ yếu dựa trên việc tổng quan các tài liệu nghiên cứu và kết quả trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học và cao đẳng mà tác giả có cơ hội gặp gỡ trong thời gian tham gia khoá đào tạo về Phương pháp sư phạm mới trong GDĐH của thế kỷ 21 tại Israel tháng 11-12/2018 và Đại sứ quán Israel tại Việt Nam. Do việc tiếp cận thông tin còn hạn chế, đặc biệt là thông tin về phân bổ ngân sách chi tiết cho GDĐH của Israel, bài viết chưa thể có sự so sánh mang tính hệ thống dựa trên số liệu theo chuỗi thời gian giữa Israel và Việt Nam. Đây cũng là một hạn chế sẽ được tiếp tục hoàn thiện ở các nghiên cứu sau.
- Israel - Quốc gia đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới
Là quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông nhưng Israel đã cho thấy hình ảnh một nền kinh tế không ngừng vươn lên mạnh mẽ, với động lực chính là đổi mới sáng tạo. Bảng 1 là số liệu thống kê cơ bản của Israel so sánh trong khoảng thời gian 30 năm (1985-2015).
Bảng 1. Sự phát triển của Israel trong 30 năm (1985-2015).
Chỉ tiêu
Đơn vị
1985
2015
% thay đổi
Dân số
Triệu người
4,2
8,4
100
Tổng GDP
Tỷ USD
24
296
1.133
GDP trên đầu người
Nghìn USD/ng
5,7
35,2
517
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Tỷ USD
10
96
860
Kim ngạch xuất khẩu công nghệ
Tỷ USD
1
38
3.700
Tỷ trọng xuất khẩu công nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu
%
10
40
400
Số sinh viên theo học đại học
Nghìn người
64
306
378
Mức độ Chính phủ kiểm soát thị trường vốn
%
85
27
-68
Nguồn: Số liệu thống kê Israel [5]
Bảng 1 cho thấy, sau 30 năm, nền kinh tế Israel phát triển vượt bậc. Trong khi dân số chỉ tăng gấp đôi thì GDP đã tăng hơn 11 lần, nhờ đó đã giúp GDP trên đầu người tăng hơn 5 lần. Điều đáng chú ý là tỷ trọng xuất khẩu công nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này đã tăng 4 lần, từ mức 10% năm 1985 lên 40% năm 2015, biến xuất khẩu công nghệ trở thành một trong những mũi nhọn chủ lực của nền kinh tế Israel. Không những thế, xuất khẩu hàng công nghệ - đặc biệt là sản phẩm công nghệ cao - lại bắt nguồn hầu như toàn bộ từ sự tăng trưởng gần 20% của xuất khẩu dịch vụ (bao gồm những dịch vụ về máy tính và phần mềm, dịch vụ nghiên cứu và triển khai (R&D), thông tin liên lạc và các dịch vụ khác). Hình 2 cho thấy, nếu trước năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao chưa bao giờ vượt mốc 40% thì đến năm 2016, tỷ trọng này đã được nâng lên tới 50%. Trong khi đó, xuất khẩu hàng công nghiệp thông thường đang có chiều hướng giảm khoảng 6%. Xu hướng thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao cũng như sự chuyển dịch dần từ xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo sang xuất khẩu hàng công nghệ cao - lĩnh vực có hàm lượng chất xám rất cao là bằng chứng cho thấy Israel là một trong những quốc gia đổi mới sáng tạo mạnh mẽ nhất trên thế giới.
Hình 1. Xuất khẩu hàng công nghệ cao và tỷ trọng dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Israel giai đoạn 2005-2016.
Nguồn: Israel Innovation Authority, https://innovationisrael.org.il/en/ [6].
Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019, Israel xếp hạng thứ 24 trên thế giới (tụt 3 bậc so với năm 2018) [3], và nếu xếp hạng theo Chỉ số đổi mới sáng tạo của Bloomberg thì Israel đã tăng 5 bậc, từ vị trí thứ 10 (năm 2018) lên thứ 5 (năm 2019) của thế giới [1]. Nếu nhìn vào các chỉ số thành phần như chất lượng các cơ sở nghiên cứu khoa học, sự hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong R&D, cũng như lực lượng các nhà khoa học và kỹ sư thì Israel đều có thứ hạng rất cao. Với tổng số 5.000 doanh nghiệp khởi nghiệp và số kỹ sư trên đầu người cao nhất thế giới, trong đó chỉ tính riêng thập kỷ vừa qua đã có hơn 2.000 doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập, Israel được mệnh danh là “quốc gia khởi nghiệp”. Số doanh nghiệp khởi nghiệp của Thành phố Tel Aviv nhiều thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ. Israel cũng là nơi đặt trụ sở của hơn 350 trung tâm R&D, trong đó nhiều trung tâm thuộc các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới như Microsoft, Apple hay Google [4].
Để có được những kết quả này, Nhà nước Israel đã luôn xác định đổi mới sáng tạo là đòn bẩy quan trọng nhất để đất nước này đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm. Israel đã thành lập Cục Đổi mới sáng tạo Israel (Israel Innovation Authority - IIA) với sứ mệnh: “R&D vừa là nhân tố sống còn đảm bảo sự phồn vinh bền vững lâu dài của doanh nghiệp và là động lực chính cho tăng trưởng của Israel. Hỗ trợ R&D là yêu cầu quan trọng để duy trì tăng trưởng, cũng như để giữ vững vị thế cạnh tranh của Israel trong các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ” [6]. Chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo của IIA gồm 3 cấp độ: i) Cấp độ thứ nhất là củng cố và phát triển hạ tầng phục vụ đổi mới sáng tạo dựa trên ba trụ cột: nguồn nhân lực, nghiên cứu và tài chính. Về nguồn nhân lực, IIA tập trung vào việc phát triển nguồn vốn con người có kỹ năng phục vụ cho ngành công nghiệp công nghệ cao bằng cách kết hợp đào tạo trong các trường đại học với các chương trình định hướng thực hành số hoá. Trụ cột hạ tầng nghiên cứu được thực hiện qua hàng loạt các chương trình đầu tư trọng điểm cho các trường đại học và viện nghiên cứu phục vụ các ngành mũi nhọn. Về tài chính, IIA nỗ lực mở rộng quy mô các chương trình tín dụng dành cho các công ty công nghệ cao bằng cách cấp bảo lãnh cho các công ty này vay vốn ngân hàng; ii) Cấp độ thứ hai là hình thành giá trị công nghệ, bằng cách tích cực can thiệp để khắc phục thất bại thị trường liên quan đến đầu tư vào R&D. Theo lý thuyết kinh tế, hoạt động R&D chứa đựng những thất bại thị trường liên quan đến ngoại ứng tích cực, tính bất định và độ rủi ro cao, thông tin không đối xứng trong quản lý rủi ro của R&D. Những thất bại thị trường này khiến lợi ích mang lại cho các đơn vị, doanh nghiệp đổi mới thấp hơn so với lợi ích xã hội. Kết quả là đầu tư tư nhân cho R&D sẽ thấp hơn mức đầu tư tối ưu mà xã hội cần. Do đó, cần có sự can thiệp của Nhà nước để thúc đẩy R&D và đổi mới sáng tạo và Chính phủ Israel đã rất tích cực trong vấn đề này. Trên thực tế, IIA đã đầu tư vào R&D trong tất cả các giai đoạn của sự phát triển công nghệ, cũng như tất cả các khía cạnh của đổi mới sáng tạo. Trong đó, Phòng Hạ tầng công nghệ của IIA chịu trách nhiệm phát triển hạ tầng nghiên cứu, công nghệ nền và kết nối giữa các trường đại học với doanh nghiệp. Hiện Israel đang tập trung vào cấp độ 2 của chiến lược này; iii) Cấp độ thứ ba được gọi là “gặt hái” giá trị kinh tế, tức là khuyến khích các công ty công nghệ cao gia tăng giá trị kinh tế trong các hoạt động của họ. Chẳng hạn, trong năm 2017, IIA đã khởi xướng một chương trình khuyến khích việc hình thành và mở rộng các trung tâm R&D của các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dược phẩm. Chương trình này chú trọng đến những đóng góp kỳ vọng về mặt kinh tế cho quốc gia khi hoạt động của những trung tâm này mở rộng [6].
Tóm lại, đổi mới sáng tạo luôn được Israel xác định là động lực chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia nhỏ bé, nghèo về tài nguyên, khắc nghiệt về thời tiết và luôn chịu áp lực về sự thù địch, bao vây của các quốc gia láng giềng. Nhà nước Israel không ngừng đề xướng chiến lược và chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Israel phù hợp với bối cảnh thực tế.
Trong các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Israel, như sẽ được phân tích trong mục sau, hệ thống GDĐH luôn đóng vai trò là một mắt xích không thể thiếu, bởi hệ thống này sở hữu đông đảo nhất số nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu để đề xuất các ý tưởng sáng tạo và tìm kiếm giải pháp công nghệ giải quyết những vấn đề theo nhu cầu của thị trường.
- Quản lý và tài trợ cho GDĐH của Israel
- Hệ thống GDĐH
Hiện Israel có trên 300.000 sinh viên theo học ở 62 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 9 trường đại học công lập và 53 trường cao đẳng. Trong hệ thống các trường đại học, có 8 trường đại học theo định hướng nghiên cứu và 1 trường đại học mở. Hệ thống các trường cao đẳng gồm 21 trường sư phạm (đều là trường công lập) và 32 trường đào tạo các ngành nghề khác ngoài sư phạm (20 trường công và 12 trường tư). Như đã thấy trong Bảng 2, các trường đại học được Nhà nước cấp ngân sách đào tạo và nghiên cứu thông qua Hội đồng GDĐH (Council for Higher Education- CHE). Trường cao đẳng công lập ngoài sư phạm có thể được cấp ngân sách đào tạo (được gọi là trường nhận ngân sách) nhưng không được đấu thầu cấp ngân sách nghiên cứu. Trong khi đó, các trường cao đẳng công tuy không được cấp ngân sách đào tạo và các trường tư (gọi chung là nhóm trường cao đẳng không nhận ngân sách) vẫn được khuyến khích tham gia đấu thầu các đề tài nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, các trường cao đẳng sư phạm được hưởng ngân sách nhưng từ nguồn do Bộ Giáo dục cung cấp [9]. Với tỷ lệ 34% số trường đại học và cao đẳng chuyên về đào tạo giáo viên các cấp (trường sư phạm) cho thấy quốc gia này đã rất chú trọng tới việc phát triển giáo dục và nguồn nhân lực [9]. Bảng 2 và hình 2 cho thấy cơ cấu GDĐH của Israel hiện nay.
Bảng 2. Tổ chức hệ thống GDĐH của Israel.
Đại học
Cao đẳng (được nhận ngân sách)
Cao đẳng (không được nhận ngân sách)
Địa vị
Do Ủy ban Kế hoạch và ngân sách (thuộc CHE) lên kế hoạch và cấp ngân sách
CHE chỉ giám sát về chuyên môn, không cấp ngân sách
Nghiên cứu và đào tạo
Ngân sách dành cho nghiên cứu, đào tạo
Có thể có ngân sách nghiên cứu
Không có ngân sách nghiên cứu
Chương trình
Cử nhân, cao học, PhD theo nhiều lĩnh vực đào tạo
Cử nhân và cao học, một số ngành đào tạo nhất định
Nguồn: D. Tkachuk [9].
Hình 2. Cơ cấu trường đại học, cao đẳng và cao đẳng sư phạm của Israel qua các năm học.
Nguồn: D. Tkachuk [9].
Hầu hết các trường đại học của Israel đều có xếp hạng rất cao trong các bảng xếp hạng của thế giới. Theo bảng xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải năm 2016, 5 đại học và viện đại học nghiên cứu của Israel nằm trong danh sách 500 trường đại học nghiên cứu hàng đầu của thế giới (Viện Công nghệ Technion xếp thứ 69, Đại học Hebrew xếp thứ 87; trong khi đó, Viện Weizman nằm trong nhóm các trường đại học có thứ hạng 101-150, Đại học Tel Aviv 151-200 và Đại học Ben-Gurion 401-500 của thế giới). Trong bảng xếp hạng GDĐH năm 2017 của Times Higher Education, 6 trường đại học và viện nghiên cứu của Israel nằm trong danh sách 980 trường đứng đầu [7]. Cùng với đó, có thể nói, hệ thống GDĐH của Israel hiện sở hữu tỷ lệ tiến sĩ trong dân số cao nhất thế giới, với 8 giải thưởng Nobel thuộc các lĩnh vực hoá học, vật lý và kinh tế chỉ trong một thập kỷ. Nếu đặt trong bối cảnh Israel là một quốc gia nhỏ bé về diện tích và trên thế giới hiện có hàng chục nghìn trường đại học thì đây quả là một thành tựu đáng nể phục. Đóng góp vào kết quả này là một hệ thống quản lý và cấp ngân sách cho các cơ sở GDĐH cạnh tranh, hiệu quả và phát huy cao độ tính tự chủ, tự do sáng tạo của các trường.
- Hệ thống quản lý và cấp ngân sách cho GDĐH
Về hệ thống quản lý GDĐH, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hệ thống GDĐH ở Israel là CHE. Ngay từ những năm 1950, khi hầu hết các cơ sở giáo dục đều phụ thuộc ngân sách của Chính phủ, các học giả đã hết sức lo ngại nguy cơ các trường đại học mất quyền tự chủ nếu bị Chính phủ can thiệp về mặt chính trị. Do đó, năm 1958, CHE được thành lập theo Luật GDĐH, là một tổ chức công độc lập, chịu trách nhiệm về chính sách phát triển đại học của Israel. Nhiệm vụ chính của CHE là: (i) Giám sát đảm bảo chất lượng của các chương trình đào tạo hiện có tại các cơ sở GDĐH; (ii) Kiểm định các chương trình mới; và (iii) Cấp phép thành lập các trường mới hoặc chi nhánh của các trường đại học hiện có ở nước ngoài [10]. Như vậy, với việc thành lập CHE, Israel đã đi theo mô hình “tổ chức đệm” nhằm thống nhất quản lý lĩnh vực GDĐH nhưng không chịu sự can thiệp của hệ thống hành chính nhằm đảm bảo sự tự do học thuật cho các trường đại học. Luật về CHE phản ánh 2 nguyên tắc quan trọng: 1) Đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH trong việc phân bổ ngân sách được cấp cho các nhu cầu chi tiêu cho học thuật và quản lý của các trường; 2) Yêu cầu ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng phải được bầu từ danh sách các nhà khoa học có uy tín được Bộ Giáo dục giới thiệu trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ sở GDĐH. CHE gồm từ 19-25 thành viên, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục làm Chủ tịch. Đại diện cho sinh viên có 2 vị trí trong CHE (một người là Chủ tịch hội sinh viên và người còn lại là Chủ tịch tổ chức sinh viên Israel). Cơ cấu của CHE phải đảm bảo tính đại diện của tất cả các loại hình đơn vị, tổ chức do CHE quản lý. Nhiệm kỳ của CHE là 5 năm. Mặc dù không phải là một cơ quan hành chính, CHE vẫn được Nhà nước cấp ngân sách để phát triển các trường đại học và cao đẳng công lập và nguồn ngân sách này được cam kết theo từng thời kỳ trung hạn 6 năm và được dự kiến phân bổ theo các ưu tiên chiến lược của quốc gia. Hiện nay, CHE là cơ quan ngang bộ được nhận ngân sách lớn thứ 6 trong số các bộ ở Israel.
Để hỗ trợ CHE trong việc phân bổ và giám sát sử dụng ngân sách tại các cơ sở GDĐH, năm 1977, Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách (the Planning and Budgeting Committee - PBC) được thành lập để phân bổ ngân sách thường xuyên và đầu tư phát triển cho các trường đại học công lập, phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của quốc gia. PBC có chức năng: (i) Lập kế hoạch phát triển GDĐH ở cấp quốc gia, gắn với nhu cầu học tập và thị trường lao động; (ii) Thảo luận với Bộ Tài chính về ngân sách trung hạn dành cho GDĐH; (iii) Phân bổ ngân sách cho các trường dựa trên kết quả hoạt động; và (iv) Đảm bảo cân đối trong phân bổ ngân sách giữa các trường. PBC gồm 7 thành viên, trong đó 5 thành viên là các nhà khoa học có uy tín trong các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, 2 thành viên còn lại đại diện cho khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp. Thành viên của PBC do Bộ Giáo dục đề cử dựa trên sự giới thiệu của Chủ tịch PBC và được CHE ra quyết định bổ nhiệm với nhiệm kỳ 3 năm.
Ở cấp trường, Luật GDĐH cam kết các cơ sở GDĐH có quyền tự chủ về học thuật, tổ chức bộ máy và nhân sự trong khuôn khổ ngân sách đã được PBC phân bổ [7]. Trong một thập kỷ gần đây, các trường đã được phép thiết kế và tổ chức đào tạo các chương trình cao học mà không cần đệ trình lên CHE phê duyệt và kiểm định. Hầu hết các trường đại học đều có Hội đồng trường để ra các quyết định về quản lý và học thuật (các thành phần ngoài trường khác cũng nằm trong cơ cấu Hội đồng trường và tham gia vào các vấn đề quản trị). Vai trò điều hành công việc hàng ngày do: Chủ tịch (president) trường chịu trách nhiệm về các vấn đề hành chính và huy động vốn, còn Hiệu trưởng (rector) chịu trách nhiệm về các vấn đề chuyên môn, học thuật. Ngoài cơ cấu quản trị nội bộ của từng trường còn có 2 tổ chức quản trị chung các cơ sở GDĐH quan trọng khác gồm: 1) Ủy ban lãnh đạo các trường đại học (VeRaH) - bao gồm Chủ tịch các trường đại học định hướng nghiên cứu. Ủy ban này có thể tác động đến các tiêu chí chung về nhận sinh viên nhập học, thông qua việc tổ chức bài kiểm tra tâm lý (đây là một chỉ số quan trọng phản ánh năng lực theo học đại học của sinh viên, tương tự như bài kiểm tra SAT trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ). VeRaH cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thoả thuận tiền lương giảng viên đại học với Chính phủ và CHE, cũng như đại diện cho tiếng nói của các trường đại học trong những vấn đề còn gây tranh cãi với CHE; 2) Ủy ban lãnh đạo các trường cao đẳng (VaRaM), đại diện cho tiếng nói các cơ sở GDĐH mà không phải là các trường đại học định hướng nghiên cứu trong các vấn đề tương tự.
Về cơ chế phân bổ ngân sách cho GDĐH, như đã đề cập, một trong những chức năng chính của PBC là phân bổ ngân sách của Chính phủ cho các cơ sở GDĐH công lập nhận ngân sách. Các trường này phải đáp ứng điều kiện: cơ sở mới thành lập hoặc chương trình đào tạo mới xây dựng phải được PBC thẩm định về kế hoạch, dự toán ngân sách, nguồn vốn và phải được CHE phê duyệt về mặt chuyên môn. Còn đối với các cơ sở không nhận ngân sách chỉ cần được PBC thẩm định về khả năng tự cân đối tài chính và CHE phê duyệt về mặt học thuật. Ngân sách trung hạn dành cho GDĐH được PBC xây dựng, thông qua CHE trước khi trình lên Chính phủ xin phê duyệt. Hiện nay, CHE đang trong quá trình thực hiện ngân sách trung hạn giai đoạn 2017-2022, với các mục tiêu ưu tiên như: tiếp tục xây dựng hạ tầng phục vụ nghiên cứu, quốc tế hoá hệ thống GDĐH, tăng cường sự hoà nhập của các nhóm người thiểu số như người Israel gốc Ả rập, Haredim, Êthiôpi và tái đầu tư vào các trường đại học để tiếp tục là các trung tâm của đổi mới sáng tạo [8].
Trên cơ sở kế hoạch ngân sách trung hạn, PBC sẽ cân đối và thông qua ngân sách hàng năm trước khi bắt đầu một năm học mới. Ngân sách hàng năm sẽ được phân bổ theo tỷ lệ cho các mục tiêu/lĩnh vực ưu tiên được xác định trong năm đó, trước khi tiếp tục được phân bổ tới các cơ sở GDĐH. Việc phân bổ ngân sách cho các trường được thực hiện theo 3 kênh: (i) Ngân sách khoán; (ii) Ngân sách có mục tiêu; và (iii) Ngân sách đối ứng. Ngoài ra, các trường còn có thể nhận ngân sách gián tiếp từ PBC thông qua các dự án nghiên cứu của các tổ chức tài trợ nghiên cứu bên ngoài hệ thống. Tuy nhiên, khoản ngân sách này khá nhỏ vì phần lớn các hoạt động nghiên cứu là do các nhà khoa học trong các trường đại học thực hiện.
Ngân sách khoán là kênh tài trợ chính của PBC cho các cơ sở GDĐH, gồm 2 cấu phần: kinh phí dành cho đào tạo và kinh phí dành cho nghiên cứu, mỗi cấu phần được tính toán theo những công thức khác nhau do PBC xây dựng. Cấu phần kinh phí nghiên cứu chỉ dành cho các nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học định hướng nghiên cứu, và được phân bổ theo nguyên tắc cạnh tranh dựa trên 5 chỉ số với các trọng số khác nhau: thu nhập từ các quỹ nghiên cứu cạnh tranh (34%), thu nhập từ các quỹ nghiên cứu khác (15%), công bố khoa học (34%), số nghiên cứu sinh (15%) và số học viên cao học định hướng nghiên cứu (2%) hưởng lợi.
Ngân sách phân bổ theo mục tiêu là kênh tài trợ của PBC để nuôi dưỡng và thúc đẩy các hoạt động cụ thể trong hệ thống GDĐH, chẳng hạn để khuyến khích các hoạt động liên trường hay các cơ sở vật chất dùng chung giữa các trường như thư viện quốc gia, phòng thí nghiệm hải sinh… Thường ngân sách này được duy trì trong từng giai đoạn và sẽ được điều chỉnh khi các mục tiêu của PBC thay đổi. Hiện kinh phí phân bổ có mục tiêu chiếm tới 20% tổng ngân sách của PBC dành cho các cơ sở GDĐH. Ngân sách đối ứng dựa trên các thoả thuận từ trước với Bộ Tài chính. Tính đến năm 1987, Bộ Tài chính vẫn phân bổ ngân sách đối ứng để khuyến khích các trường đại học huy động được vốn từ các quỹ nước ngoài đưa về Israel. Từ năm 1987, chính sách này kết thúc và khoản đối ứng với các trường đại học bị đóng băng. Phân bổ ngân sách đối ứng hiện nay dựa trên mức và loại quỹ mà mỗi trường đã tích luỹ được từ năm 1987. Vì thế, ngân sách đối ứng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (bằng khoảng 2,5% tổng ngân sách của PBC dành cho các trường đại học). PBC cũng tài trợ cho Quỹ Khoa học Israel, quỹ dành cho nghiên cứu lớn nhất Israel hiện nay. Các trường có thể nộp đề xuất để được tài trợ từ quỹ này. Quá trình xét duyệt dựa trên nguyên tắc cạnh tranh, căn cứ vào thành tích nghiên cứu khoa học của các trường và do một hội đồng chuyên gia đánh giá độc lập [7].
Ở cấp trường, ngoài nguồn kinh phí có thể được cấp từ PBC như đã nêu trên, một cơ sở GDĐH còn có thể nhận ngân sách từ các quỹ mạo hiểm hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp [7]. Các kết quả nghiên cứu và công nghệ đổi mới được phát triển trong các trường đại học thường được chuyển giao dễ dàng từ trường đến các doanh nghiệp, đặc biệt trong những lĩnh vực như khoa học máy tính, công nghệ sinh học, kỹ thuật, y học, nông nghiệp… Để nuôi dưỡng và khuyến khích sự hợp tác với các doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã thành lập công ty chuyên môn hoá trong trường với nhiệm vụ lo về khía cạnh pháp lý của bản quyền hay hợp đồng nghiên cứu giữa các nhà khoa học của trường với doanh nghiệp.
Ở Israel, học phí chỉ chiếm 13% ngân sách hoạt động của các trường, và khá thấp. Ví dụ, tại năm học 2016-2017, học phí thông thường bậc đại học là 2.620 USD/năm/sinh viên, sau đại học là 3.540 USD/năm/học viên. Sinh viên nước ngoài phải trả thêm 25% học phí. PBC cũng dành một nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ sinh hoạt phí và học phí cho sinh viên dưới dạng cấp học bổng (80%) hay tín dụng (20%). Năm học 2016-2017, ngân sách hỗ trợ sinh viên của PBC là 13,8 triệu USD [9].
Như vậy, GDĐH luôn được đặt vào trung tâm của hệ thống khuyến khích đổi mới sáng tạo và Nhà nước Israel cam kết đảm bảo mức độ tự chủ rất cao và toàn diện cho các trường đại học. Nhà nước hỗ trợ tối đa, kể cả về những cam kết tài chính cho đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, nhưng luôn dựa trên nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng và tôn trọng quyền tự chủ của các trường [7]. Có thể nói, hệ thống GDĐH cũng như vai trò quản lý của Nhà nước Israel góp phần làm nên chỉnh thể hoàn thiện mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia được mệnh danh là “trung tâm của đổi mới sáng tạo thế giới” nhờ có một nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua hệ thống GDĐH tiên tiến và hiệu quả.
Qua phân tích, có thể rút ra một số đặc điểm của hệ thống quản lý và phân bổ ngân sách cho GDĐH phục vụ đổi mới sáng tạo ở Israel là:
Thứ nhất, là quốc gia đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới, Nhà nước Israel luôn coi nguồn nhân lực chất lượng cao là tài sản vô giá để duy trì và củng cố năng lực cạnh tranh quốc gia và GDĐH là một “công cụ” then chốt để tạo ra nguồn nhân lực này phục vụ cho công cuộc đổi mới sáng tạo. Vì thế, Israel luôn kiên trì theo đuổi một cách nhất quán việc đầu tư cho GDĐH và xây dựng một hệ thống GDĐH có chất lượng ngang tầm thế giới.
Thứ hai, để đảm bảo tự do học thuật và tự chủ trong quản trị của các trường đại học, Israel đã thành lập CHE như một “tổ chức đệm” trong quản lý GDĐH. Đây là mô hình được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ có nền GDĐH tiên tiến như: Anh, Hồng Kông, Ấn Độ... Ưu điểm của “tổ chức đệm” là cho phép việc quản lý hệ thống GDĐH được giao cho một tổ chức chuyên môn hoá, có hiểu biết sâu sắc về hệ thống và tránh không để Bộ Giáo dục hay các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các cơ sở GDĐH. Mặc dù không phải tất cả các nước đều đi theo mô hình này nhưng nhìn chung việc quản lý tập trung GDĐH (thông qua một “tổ chức đệm” hay một đơn vị quản lý chung của nhà nước) là xu hướng phổ biến để thống nhất quản lý, đảm bảo chất lượng và sự phát triển GDĐH phù hợp với chiến lược nguồn nhân lực và các chiến lược ưu tiên của quốc gia.
Thứ ba, Nhà nước Israel đã có chính sách ưu tiên ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở GDĐH, trong đó kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh nguồn ngân sách rất lớn dành cho nghiên cứu khoa học, Nhà nước có nhiều chính sách đồng bộ khác để khuyến khích R&D trong các trường (như chính sách phân bổ ngân sách nghiên cứu khoa học dựa trên các tiêu chí cạnh tranh, quan tâm đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, hợp tác với khối tư nhân để thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, khuyến khích các trường tăng cường hợp tác quốc tế và gắn kết với doanh nghiệp…). Nhờ đó, nghiên cứu khoa học trở thành một nguồn thu quan trọng cho các trường đại học và là cơ sở để các trường phát triển năng lực nghiên cứu, nâng cao uy tín và xếp hạng quốc tế.
Thứ tư, bên cạnh việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDĐH thông qua nhiều chính sách, trong đó có chính sách phân bổ ngân sách nhà nước, Israel cũng luôn chú trọng đến việc đảm bảo khả năng tiếp cận GDĐH của đông đảo người dân, đảm bảo tính công bằng trong GDĐH thông qua chính sách học phí và các cơ chế hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
- Thực trạng phân bổ ngân sách cho đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam
Đổi mới sáng tạo là một thuật ngữ mới được đưa vào các diễn đàn chính sách ở Việt Nam. Vì thế, chi tiêu cho đổi mới sáng tạo chủ yếu là thông qua các khoản chi cho R&D tại Việt Nam. Tổng chi cho R&D (Gross Expenditure for R&D - GERD) so với GDP là chỉ số so sánh quốc tế quan trọng nhất để phản ánh năng lực R&D của một quốc gia. GDP năm 2015 của Việt Nam là 193,6 tỉ USD tính theo ngang giá sức mua (PPP).[†] Theo điều tra các hoạt động R&D năm 2016, GERD năm 2015 là 851,8 tỉ USD hay 2.433,8 tỉ USD theo PPP, tương đương với 0,44% GDP. Với số lượng cán bộ nghiên cứu 131.045 người (hay 62.886 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian được qui đổi tương đương (Full-time Equivalent - FTEs)), GERD trung bình trên một cán bộ nghiên cứu qui đổi tương đương năm 2015 là 38.075 USD theo PPP hay GERD trên đầu một cán bộ nghiên cứu (chưa qui đổi) là 18.572 USD theo PPP, tức là đã tăng so với mức 13.623 USD theo PPP năm 2013. Mặc dù số cán bộ nghiên cứu của Việt Nam tương đương với Thái Lan và Malaysia, và cao hơn 65% so với Singapore, GERD của Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với các nước trên, dẫn đến chỉ số GEDR trên một cán bộ nghiên cứu FTE của Việt Nam chỉ bằng nửa Thái Lan, một phần tư Malaysia và một phần bảy của Singapore. Ngoài ra, cơ chế phân bổ ngân sách cho R&D ở Việt Nam còn tồn tại khá nhiều bất cập.
Trước hết phải kể đến sự tách rời rõ rệt giữa nguồn nhân lực và kinh phí phân bổ cho R&D. Nguồn nhân lực R&D có chất lượng cao tập trung ở các trường đại học và cao đẳng: các trường này đóng góp 50% lực lượng lao động KH&CN của cả nước, với 67% là tiến sĩ và 70% thạc sĩ (theo điều tra của Bộ GD&ĐT, [11]). Tuy nhiên, như Bảng 3 cho thấy, các trường chỉ tiếp cận rất hạn chế đến nguồn NSNN dành cho R&D. Năm 2015, trong khi các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ – mà phần lớn là các học viện hoặc viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc bộ chủ quản và các viện nghiên cứu quốc gia – nhận gần 60% tổng NSNN chi cho R&D thì các trường đại học và cao đẳng lại chỉ nhận được 13%. Thông thường, các trường đại học và cao đẳng phải tham gia vào các chương trình R&D hợp tác hoặc tham gia vào các nhiệm vụ R&D cấp quốc gia để có thể đủ điều kiện hợp lệ để được đề xuất các đề tài nghiên cứu và/hoặc các đề xuất trang bị cơ sở vật chất.
Bảng 3. Chi R&D theo khu vực và theo nguồn tài chính, 2015
Đơn vị: Tỉ đồng
Khu vực thực hiện
Tổng số
Nguồn cấp kinh phí
NSNN
Đại học, cao đẳng
Doanh nghiệp trong nước
Khác
FDI
TW
ĐP
Các tổ chức KH&CN
4.763
3.082
455
51
198
794
183
Đại học và cao đẳng
1.063
671
134
123
26
65
44
Các tổ chức dịch vụ KH&CN
276
75
145
1
15
34
6
Cơ quan nhà nước
628
128
439
1
8
40
13
Doanh nghiệp
11.766
700
280
0
10.498
0
288
Tổng số
18.496
4.656
1.453
175
10.745
933
534
Nguồn: Báo cáo KH&CN Việt Nam 2016, [12]
Ngoài ra, cơ chế cấp kinh phí cho R&D ở các cơ sở GDĐH cũng gặp phải những hạn chế cố hữu từ hệ thống phân bổ NSNN mang tính cấp phát theo đầu vào truyền thống hiện chưa được đổi mới của Việt Nam. Một nguồn ngân sách hạn hẹp cho nghiên cứu khoa học nhưng lại bị quản lý bởi quá nhiều đầu mối (như Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ chủ quản và chính quyền địa phương) khiến việc hợp tác giữa các trường đại học với các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp bị chia cắt, chồng chéo và manh mún. Việc phê duyệt và quyết toán các đề tài nghiên cứu khoa học vẫn mang nặng tính hành chính, ngắn hạn, thiếu tính cạnh tranh hay những chương trình nghiên cứu dài hạn, có thể tạo ra những đột phá đáng kể về công nghệ. Do đó, chất lượng của nghiên cứu khoa học không cao và khả năng ứng dụng thấp.
Việt Nam hiện cũng đang tích cực đổi mới GDĐH để góp phần tạo ra nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo dồi dào, nâng cao năng suất lao động, đáp ứng khát vọng thịnh vượng quốc gia đến năm 2035 [2]. Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 [13] đã thể hiện những điểm đột phá mới, tiếp thu nhiều yếu tố tích cực của các mô hình quản trị đại học tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của Israel cho thấy, để thực sự việc phân bổ NSNN ở nước ta góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chúng ta cần vượt qua những thách thức không nhỏ, trước hết để hệ thống GDĐH trở thành một phần chủ chốt trong quá trình xây dựng mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.
Một là, hệ thống quản lý GDĐH ở nước ta về cơ bản vẫn kế thừa từ mô hình quản lý đại học từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, trong đó đa số các cơ sở GDĐH chịu trách nhiệm quản lý của Chính phủ, các bộ chủ quản và Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng trách nhiệm chưa được phân cấp rõ ràng nên việc đầu tư trong thời gian qua vẫn cho kết quả còn nhiều hạn chế, chưa tránh được sự dàn trải. Một số cơ sở GDĐH đã được trao quyền tự chủ ở các mức độ khác nhau, nhưng ngay cả những trường được tự chủ ở mức độ cao nhất cũng mới trong thời kỳ thực hiện thí điểm cơ chế này. Trong khi đó, để hình thành mạng lưới đổi mới quốc gia mạnh, các cơ sở GDĐH phải có nguồn nhân lực tốt, cơ sở vật chất mạnh, có nhiều kết quả nghiên cứu sáng tạo có giá trị lũy tiến.
Hai là, liên quan đến nguồn ngân sách nhà nước dành cho GDĐH. Nhờ hợp nhất tất cả nguồn ngân sách dành cho GDĐH (chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và đặc biệt là chi cho nghiên cứu khoa học) đặt dưới sự điều phối của một tổ chức (PBC), Israel đã có thể tập trung nguồn lực để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường. Ở nước ta, trong khi nguồn ngân sách dành cho GDĐH còn nhỏ bé lại bị phân tán, đặt dưới sự quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị nên nguồn lực không tập trung để phục vụ cho mục tiêu đổi mới toàn diện của GDĐH và chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia.
Ba là, đảm bảo tính cạnh tranh trong tiếp cận nguồn ngân sách nhà nước là nguyên tắc sống còn để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDĐH ở Israel. Muốn như vậy, cần áp dụng cơ chế đấu thầu càng rộng rãi càng tốt đối với các dịch vụ GDĐH. Tuy nhiên, trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực được Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu (Phụ lục 1, Nghị định 32/2019/NĐ-CP) ở ta, dịch vụ GDĐH chỉ áp dụng hình thức giao nhiệm vụ, hoặc đặt hàng [14]. Điều đó kết hợp với cơ chế quản lý theo Bộ chủ quản hiện nay dễ dẫn đến tình trạng các trường công lập thuộc Bộ nào sẽ được Bộ đó thay mặt Nhà nước giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng, với những cam kết lỏng lẻo, khó kiểm soát về chất lượng đầu ra.
Bốn là, tự chủ tài chính (mà ở nước ta thường bị hiểu sai lệch là các trường độc lập hoàn toàn về tài chính với nguồn ngân sách nhà nước) cần được thực hiện song song với việc xây dựng một hệ thống “an sinh” cho sinh viên để đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận GDĐH. Israel thực hiện nguyên tắc này thông qua tài trợ học bổng và các chương trình tín dụng sinh viên, từ đó giúp cho nhiều người có cơ hội theo học đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo có trình độ cao. Hiện nay, Việt Nam chưa có chương trình học bổng quốc gia dành cho sinh viên. Nhà nước mới chỉ yêu cầu các trường tự trích từ nguồn thu của trường để lập quỹ học bổng cho sinh viên mà chưa có chính sách tín dụng dành riêng cho sinh viên (hiện lồng ghép trong chính sách dành cho các đối tượng chính sách đi học phổ thông, học nghề hoặc đại học thông qua các khoản vay từ ngân hàng chính sách xã hội). Việc thiếu một mạng lưới an sinh dành riêng để bảo vệ đối tượng này, trong khi các trường đang chịu áp lực phải tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ đào tạo sẽ có nguy cơ gây ra sự bất bình đẳng ngày càng lớn trong tiếp cận dịch vụ GDĐH, từ đó ảnh hưởng tới nguồn nhân lực đào tạo trong tương lai.
Tóm lại, để phục vụ hiệu quả chính sách đổi mới sáng tạo quốc gia, đã đến lúc chúng ta cần giải một bài toán toàn diện, triệt để hơn, với quyết tâm mạnh mẽ để tạo ra một sự chuyển biến thực chất và quyết liệt trong GDĐH nói riêng, đào tạo nguồn nhân lực nói chung đáp ứng sứ mệnh mà Nhà nước và xã hội đang kỳ vọng ở “đầu tàu” của đổi mới sáng tạo này ở nước ta.
Tài liệu tham khảo
- Bloomberg (2019), Chỉ số đổi mới sáng tạo Bloomberg năm 2019.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và WB (2016), Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.
- Diễn đàn kinh tế thế giới (2019), Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019, https://www.imd.org/contentassets/6b85960f0d1b42a0a07ba59c49e828fb/one-year-change-vertical.pdf.
- D. Isenberg (2010), “Làm thế nào để khởi đầu cuộc cách mạnh tinh thần doanh nhân?”, Harvard Business Review, https://hbr.org/2010/06/the-big-idea-how-to-start-an-entrepreneurial-revolution.
- D. Lebovich (2019), Israel - Động lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp từ khối học giả, Bài thuyết trình tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Israel Innovation Authority (2017), Báo cáo tổng quan về đổi mới sáng tạo của Israel năm 2017, https://innovationisrael.org.il/.
- Trần Văn Công, Trần Thị Huệ, A. Cegla (2016), “Giáo dục Israel: Thúc đẩy sáng tạo”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 32(18), tr.125-137.
[8] L. Gravé-Lazi (2016), Kế hoạch trung hạn mới cho GDĐH: Đầu tư, quốc tế hoá, https://www.jpost.com/Israel-News/New-multi-year-plan-for-higher-education-Investment-internationalization-467714.
[9] D. Tkachuk (2018), Quốc tế hoá hệ thống GDĐH ở Israel, Bài giảng khoá đào tạo Phương pháp sư phạm mới trong GDĐH (25/11-14/12/2018), Trung tâm Giáo dục và Đào tạo quốc tế Aharon Ofri MASHAV, Jerusalem.
[10] Council for Higher Education (2019), Giới thiệu tổng quan về CHE, https://che.org.il/en/about-us/.
[11] Vũ Văn Tích và cộng sự (2017), Báo cáo điều tra hoạt động khoa học công nghệ tạo các trường đại học giai đoạn 2011-2016, trích từ Báo cáo hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở GDĐH giai đoạn 2011-2016 và giải pháp cho giai đoạn 2017-2025, Bộ Giáo dục và đào tạo.
[12] Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Báo cáo về Khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2016, Sách trắng về khoa học và công nghệ.
[13] Quốc hội (2019), Luật GDĐH số 34/2018/QH14.
[14] Chính phủ (2019), Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
[*] Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Email: cuongv@neu.edu.vn
[†] Với tỉ lệ qui đổi theo PPP là 0,3517.
Quản lý và phân bổ ngân sách cho giáo dục đại học phục vụ đổi mới sáng tạo ở Israel và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Management and budget allocation for higher education to support innovation in Israel and policy implications for Vietnam
Vũ Cương[*]
Tóm tắt
Để xây dựng một quốc gia khởi nghiệp và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hệ thống giáo dục đại học (GDĐH) (gồm cả trường đại học và cao đẳng) đóng vai trò then chốt. Israel là một trong những quốc gia khởi nghiệp thành công nhất thế giới và cũng là quốc gia sở hữu một nền GDĐH có uy tín hàng đầu thế giới. Khảo sát mô hình GDĐH của Israel cung cấp một số bài học kinh nghiệm có giá trị về vai trò quản lý và phân bổ ngân sách cho GDĐH của nhà nước để đảm bảo tính hiệu quả, chất lượng và công bằng của cả hệ thống, từ đó tạo nên sức mạnh phục vụ cho mạng lưới đổi mới sáng tạo. Trên cơ sở tổng kết những bài học kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và phân bổ ngân sách cho hệ thống đổi mới sáng tạo của Israel và đối chiếu với hiện trạng ở Việt Nam, bài viết nêu lên một số hàm ý chính sách cho việc phát triển GDĐH hướng đến thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở nước ta trong thời gian tới.
Từ khoá: Giáo dục đại học, Đổi mới sáng tạo, Phân bổ ngân sách nhà nước.
Abstract
Building a nation of entrepreneurship and promoting innovation, the higher education system (including universities and colleges) plays a key role. Israel is among the most successful start-up countries in the world and also owns the world's most prestigious higher education system. Exploring Israel's higher education governance model provides some valuable lessons on the role of state in higher education management and budget allocation to ensure the effectiveness, quality and equity of the system, thereby effectively supporting the country’s innovation network. Learning from Israel's experience in higher education management and state budget allocation mechanism for the system with a comparison to Vietnam’s current management practice, the article provides policy implications for higher education development in favor of innovation promotion in Vietnam.
Keywords: higher education, innovation, state budget allocation.
- Đặt vấn đề và phương pháp nghiên cứu
Nằm ở vị trí Đông Nam của Địa Trung Hải và ở ngã ba của 3 châu lục (châu Á, châu Phi và châu Âu), Israel là nơi giao lưu, tranh chấp của nhiều đế chế ở châu Âu và Trung Đông trong suốt lịch sử hàng nghìn năm của quốc gia này. Có thể nói, Nhà nước Do Thái Israel được thành lập từ năm 1948 luôn đứng trước sự phức tạp về mặt lịch sử, chính trị và văn hoá. Năm 2017, dân số của Israel vào khoảng 8,7 triệu người. Về mặt địa lý, diện tích của Israel là 20.770 km2 (tương đương với diện tích 2 tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông gộp lại), trong đó hơn một nửa là sa mạc, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khô hạn, với trung bình chỉ có 15 ngày mưa/năm, hoàn toàn không có các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ hay khoáng sản.
Thế nhưng, thành tựu phát triển kinh tế của Israel lại không hề nhỏ. Tính đến năm 2017, GDP theo giá hiện hành của Israel là 373,75 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 40.000 USD/năm, xếp hạng thứ 20 trên thế giới. Chính phủ cũng đặc biệt quan tâm đến phúc lợi của người dân. Chi ngân sách nhà nước cho phúc lợi xã hội năm 2016 chiếm 27,3% tổng chi tiêu của Chính phủ. Nhờ đó, đến năm 2015, tuổi thọ bình quân của Israel đã đạt 82,5 năm, đứng hàng thứ 8 trên thế giới. Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2018 của quốc gia này là 0,903, xếp hạng thứ 22 của thế giới.
Có được thành tích phát triển ấn tượng như vậy là do Israel đã chọn chiến lược phát triển phù hợp và linh hoạt cho từng thời kỳ, dựa trên nền tảng cơ bản là khuyến khích đổi mới sáng tạo của một khu vực tư nhân năng động và một đội ngũ doanh nhân dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro. Để hỗ trợ mục tiêu phát triển này, ngay từ đầu Israel đã theo đuổi một chính sách nhất quán: coi con người là tài nguyên quan trọng nhất. Nền giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng của Israel được trao sứ mệnh phải góp phần tạo ra những công dân cần cù, chịu khó, biết ước mơ và vươn tới sự sáng tạo, đột phá. Đồng thời, Nhà nước cũng có những chính sách thành công trong quản lý và khuyến khích GDĐH phát triển [9].
Việt Nam cũng đã tuyên bố khát vọng xây dựng một quốc gia thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ đến năm 2035 dựa trên 3 trụ cột gồm: tăng trưởng đi đôi với bền vững môi trường; công bằng và hòa nhập xã hội; Nhà nước có năng lực và trách nhiệm giải trình [2]. Để thực hiện được khát vọng đó, yêu cầu quan trọng nhất là phải tạo ra sự đột phá về tốc độ tăng năng suất lao động mà ở đó, khuyến khích đổi mới sáng tạo ở tầm quốc gia, địa phương và doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi. Chính phủ cũng đang khởi xướng nhiều chính sách nhằm đổi mới quyết liệt hệ thống GDĐH đáp ứng nhu cầu này. Với suy nghĩ rằng, kinh nghiệm của Israel trong quản lý GDĐH có thể là một bài học quý, bài viết tập trung phân tích mô hình quản lý GDĐH của Israel, đối chiếu với thực tế hệ thống này ở Việt Nam để rút ra bài học cho việc đổi mới chính sách quản lý và phân bổ ngân sách cho GDĐH nhằm thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc đổi mới sáng tạo ở nước ta.
Bài viết chủ yếu dựa trên việc tổng quan các tài liệu nghiên cứu và kết quả trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học và cao đẳng mà tác giả có cơ hội gặp gỡ trong thời gian tham gia khoá đào tạo về Phương pháp sư phạm mới trong GDĐH của thế kỷ 21 tại Israel tháng 11-12/2018 và Đại sứ quán Israel tại Việt Nam. Do việc tiếp cận thông tin còn hạn chế, đặc biệt là thông tin về phân bổ ngân sách chi tiết cho GDĐH của Israel, bài viết chưa thể có sự so sánh mang tính hệ thống dựa trên số liệu theo chuỗi thời gian giữa Israel và Việt Nam. Đây cũng là một hạn chế sẽ được tiếp tục hoàn thiện ở các nghiên cứu sau.
- Israel - Quốc gia đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới
Là quốc gia nhỏ bé ở Trung Đông nhưng Israel đã cho thấy hình ảnh một nền kinh tế không ngừng vươn lên mạnh mẽ, với động lực chính là đổi mới sáng tạo. Bảng 1 là số liệu thống kê cơ bản của Israel so sánh trong khoảng thời gian 30 năm (1985-2015).
Bảng 1. Sự phát triển của Israel trong 30 năm (1985-2015).
Chỉ tiêu |
Đơn vị |
1985 |
2015 |
% thay đổi |
Dân số |
Triệu người |
4,2 |
8,4 |
100 |
Tổng GDP |
Tỷ USD |
24 |
296 |
1.133 |
GDP trên đầu người |
Nghìn USD/ng |
5,7 |
35,2 |
517 |
Tổng kim ngạch xuất khẩu |
Tỷ USD |
10 |
96 |
860 |
Kim ngạch xuất khẩu công nghệ |
Tỷ USD |
1 |
38 |
3.700 |
Tỷ trọng xuất khẩu công nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu |
% |
10 |
40 |
400 |
Số sinh viên theo học đại học |
Nghìn người |
64 |
306 |
378 |
Mức độ Chính phủ kiểm soát thị trường vốn |
% |
85 |
27 |
-68 |
Nguồn: Số liệu thống kê Israel [5]
Bảng 1 cho thấy, sau 30 năm, nền kinh tế Israel phát triển vượt bậc. Trong khi dân số chỉ tăng gấp đôi thì GDP đã tăng hơn 11 lần, nhờ đó đã giúp GDP trên đầu người tăng hơn 5 lần. Điều đáng chú ý là tỷ trọng xuất khẩu công nghệ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này đã tăng 4 lần, từ mức 10% năm 1985 lên 40% năm 2015, biến xuất khẩu công nghệ trở thành một trong những mũi nhọn chủ lực của nền kinh tế Israel. Không những thế, xuất khẩu hàng công nghệ - đặc biệt là sản phẩm công nghệ cao - lại bắt nguồn hầu như toàn bộ từ sự tăng trưởng gần 20% của xuất khẩu dịch vụ (bao gồm những dịch vụ về máy tính và phần mềm, dịch vụ nghiên cứu và triển khai (R&D), thông tin liên lạc và các dịch vụ khác). Hình 2 cho thấy, nếu trước năm 2013, tỷ trọng xuất khẩu dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao chưa bao giờ vượt mốc 40% thì đến năm 2016, tỷ trọng này đã được nâng lên tới 50%. Trong khi đó, xuất khẩu hàng công nghiệp thông thường đang có chiều hướng giảm khoảng 6%. Xu hướng thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu hàng công nghệ cao cũng như sự chuyển dịch dần từ xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo sang xuất khẩu hàng công nghệ cao - lĩnh vực có hàm lượng chất xám rất cao là bằng chứng cho thấy Israel là một trong những quốc gia đổi mới sáng tạo mạnh mẽ nhất trên thế giới.
Hình 1. Xuất khẩu hàng công nghệ cao và tỷ trọng dịch vụ trong tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao của Israel giai đoạn 2005-2016.
Nguồn: Israel Innovation Authority, https://innovationisrael.org.il/en/ [6].
Theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019, Israel xếp hạng thứ 24 trên thế giới (tụt 3 bậc so với năm 2018) [3], và nếu xếp hạng theo Chỉ số đổi mới sáng tạo của Bloomberg thì Israel đã tăng 5 bậc, từ vị trí thứ 10 (năm 2018) lên thứ 5 (năm 2019) của thế giới [1]. Nếu nhìn vào các chỉ số thành phần như chất lượng các cơ sở nghiên cứu khoa học, sự hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong R&D, cũng như lực lượng các nhà khoa học và kỹ sư thì Israel đều có thứ hạng rất cao. Với tổng số 5.000 doanh nghiệp khởi nghiệp và số kỹ sư trên đầu người cao nhất thế giới, trong đó chỉ tính riêng thập kỷ vừa qua đã có hơn 2.000 doanh nghiệp khởi nghiệp được thành lập, Israel được mệnh danh là “quốc gia khởi nghiệp”. Số doanh nghiệp khởi nghiệp của Thành phố Tel Aviv nhiều thứ 2 trên thế giới, chỉ xếp sau Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ. Israel cũng là nơi đặt trụ sở của hơn 350 trung tâm R&D, trong đó nhiều trung tâm thuộc các tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới như Microsoft, Apple hay Google [4].
Để có được những kết quả này, Nhà nước Israel đã luôn xác định đổi mới sáng tạo là đòn bẩy quan trọng nhất để đất nước này đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và bao trùm. Israel đã thành lập Cục Đổi mới sáng tạo Israel (Israel Innovation Authority - IIA) với sứ mệnh: “R&D vừa là nhân tố sống còn đảm bảo sự phồn vinh bền vững lâu dài của doanh nghiệp và là động lực chính cho tăng trưởng của Israel. Hỗ trợ R&D là yêu cầu quan trọng để duy trì tăng trưởng, cũng như để giữ vững vị thế cạnh tranh của Israel trong các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ” [6]. Chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo của IIA gồm 3 cấp độ: i) Cấp độ thứ nhất là củng cố và phát triển hạ tầng phục vụ đổi mới sáng tạo dựa trên ba trụ cột: nguồn nhân lực, nghiên cứu và tài chính. Về nguồn nhân lực, IIA tập trung vào việc phát triển nguồn vốn con người có kỹ năng phục vụ cho ngành công nghiệp công nghệ cao bằng cách kết hợp đào tạo trong các trường đại học với các chương trình định hướng thực hành số hoá. Trụ cột hạ tầng nghiên cứu được thực hiện qua hàng loạt các chương trình đầu tư trọng điểm cho các trường đại học và viện nghiên cứu phục vụ các ngành mũi nhọn. Về tài chính, IIA nỗ lực mở rộng quy mô các chương trình tín dụng dành cho các công ty công nghệ cao bằng cách cấp bảo lãnh cho các công ty này vay vốn ngân hàng; ii) Cấp độ thứ hai là hình thành giá trị công nghệ, bằng cách tích cực can thiệp để khắc phục thất bại thị trường liên quan đến đầu tư vào R&D. Theo lý thuyết kinh tế, hoạt động R&D chứa đựng những thất bại thị trường liên quan đến ngoại ứng tích cực, tính bất định và độ rủi ro cao, thông tin không đối xứng trong quản lý rủi ro của R&D. Những thất bại thị trường này khiến lợi ích mang lại cho các đơn vị, doanh nghiệp đổi mới thấp hơn so với lợi ích xã hội. Kết quả là đầu tư tư nhân cho R&D sẽ thấp hơn mức đầu tư tối ưu mà xã hội cần. Do đó, cần có sự can thiệp của Nhà nước để thúc đẩy R&D và đổi mới sáng tạo và Chính phủ Israel đã rất tích cực trong vấn đề này. Trên thực tế, IIA đã đầu tư vào R&D trong tất cả các giai đoạn của sự phát triển công nghệ, cũng như tất cả các khía cạnh của đổi mới sáng tạo. Trong đó, Phòng Hạ tầng công nghệ của IIA chịu trách nhiệm phát triển hạ tầng nghiên cứu, công nghệ nền và kết nối giữa các trường đại học với doanh nghiệp. Hiện Israel đang tập trung vào cấp độ 2 của chiến lược này; iii) Cấp độ thứ ba được gọi là “gặt hái” giá trị kinh tế, tức là khuyến khích các công ty công nghệ cao gia tăng giá trị kinh tế trong các hoạt động của họ. Chẳng hạn, trong năm 2017, IIA đã khởi xướng một chương trình khuyến khích việc hình thành và mở rộng các trung tâm R&D của các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dược phẩm. Chương trình này chú trọng đến những đóng góp kỳ vọng về mặt kinh tế cho quốc gia khi hoạt động của những trung tâm này mở rộng [6].
Tóm lại, đổi mới sáng tạo luôn được Israel xác định là động lực chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia nhỏ bé, nghèo về tài nguyên, khắc nghiệt về thời tiết và luôn chịu áp lực về sự thù địch, bao vây của các quốc gia láng giềng. Nhà nước Israel không ngừng đề xướng chiến lược và chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Israel phù hợp với bối cảnh thực tế.
Trong các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Israel, như sẽ được phân tích trong mục sau, hệ thống GDĐH luôn đóng vai trò là một mắt xích không thể thiếu, bởi hệ thống này sở hữu đông đảo nhất số nhà khoa học, nhà nghiên cứu hàng đầu để đề xuất các ý tưởng sáng tạo và tìm kiếm giải pháp công nghệ giải quyết những vấn đề theo nhu cầu của thị trường.
- Quản lý và tài trợ cho GDĐH của Israel
- Hệ thống GDĐH
Hiện Israel có trên 300.000 sinh viên theo học ở 62 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 9 trường đại học công lập và 53 trường cao đẳng. Trong hệ thống các trường đại học, có 8 trường đại học theo định hướng nghiên cứu và 1 trường đại học mở. Hệ thống các trường cao đẳng gồm 21 trường sư phạm (đều là trường công lập) và 32 trường đào tạo các ngành nghề khác ngoài sư phạm (20 trường công và 12 trường tư). Như đã thấy trong Bảng 2, các trường đại học được Nhà nước cấp ngân sách đào tạo và nghiên cứu thông qua Hội đồng GDĐH (Council for Higher Education- CHE). Trường cao đẳng công lập ngoài sư phạm có thể được cấp ngân sách đào tạo (được gọi là trường nhận ngân sách) nhưng không được đấu thầu cấp ngân sách nghiên cứu. Trong khi đó, các trường cao đẳng công tuy không được cấp ngân sách đào tạo và các trường tư (gọi chung là nhóm trường cao đẳng không nhận ngân sách) vẫn được khuyến khích tham gia đấu thầu các đề tài nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, các trường cao đẳng sư phạm được hưởng ngân sách nhưng từ nguồn do Bộ Giáo dục cung cấp [9]. Với tỷ lệ 34% số trường đại học và cao đẳng chuyên về đào tạo giáo viên các cấp (trường sư phạm) cho thấy quốc gia này đã rất chú trọng tới việc phát triển giáo dục và nguồn nhân lực [9]. Bảng 2 và hình 2 cho thấy cơ cấu GDĐH của Israel hiện nay.
Bảng 2. Tổ chức hệ thống GDĐH của Israel.
|
Đại học |
Cao đẳng (được nhận ngân sách) |
Cao đẳng (không được nhận ngân sách) |
Địa vị |
Do Ủy ban Kế hoạch và ngân sách (thuộc CHE) lên kế hoạch và cấp ngân sách |
CHE chỉ giám sát về chuyên môn, không cấp ngân sách |
|
Nghiên cứu và đào tạo |
Ngân sách dành cho nghiên cứu, đào tạo |
Có thể có ngân sách nghiên cứu |
Không có ngân sách nghiên cứu |
Chương trình |
Cử nhân, cao học, PhD theo nhiều lĩnh vực đào tạo |
Cử nhân và cao học, một số ngành đào tạo nhất định |
Nguồn: D. Tkachuk [9].
Hình 2. Cơ cấu trường đại học, cao đẳng và cao đẳng sư phạm của Israel qua các năm học.
Nguồn: D. Tkachuk [9].
Hầu hết các trường đại học của Israel đều có xếp hạng rất cao trong các bảng xếp hạng của thế giới. Theo bảng xếp hạng của Đại học Giao thông Thượng Hải năm 2016, 5 đại học và viện đại học nghiên cứu của Israel nằm trong danh sách 500 trường đại học nghiên cứu hàng đầu của thế giới (Viện Công nghệ Technion xếp thứ 69, Đại học Hebrew xếp thứ 87; trong khi đó, Viện Weizman nằm trong nhóm các trường đại học có thứ hạng 101-150, Đại học Tel Aviv 151-200 và Đại học Ben-Gurion 401-500 của thế giới). Trong bảng xếp hạng GDĐH năm 2017 của Times Higher Education, 6 trường đại học và viện nghiên cứu của Israel nằm trong danh sách 980 trường đứng đầu [7]. Cùng với đó, có thể nói, hệ thống GDĐH của Israel hiện sở hữu tỷ lệ tiến sĩ trong dân số cao nhất thế giới, với 8 giải thưởng Nobel thuộc các lĩnh vực hoá học, vật lý và kinh tế chỉ trong một thập kỷ. Nếu đặt trong bối cảnh Israel là một quốc gia nhỏ bé về diện tích và trên thế giới hiện có hàng chục nghìn trường đại học thì đây quả là một thành tựu đáng nể phục. Đóng góp vào kết quả này là một hệ thống quản lý và cấp ngân sách cho các cơ sở GDĐH cạnh tranh, hiệu quả và phát huy cao độ tính tự chủ, tự do sáng tạo của các trường.
- Hệ thống quản lý và cấp ngân sách cho GDĐH
Về hệ thống quản lý GDĐH, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hệ thống GDĐH ở Israel là CHE. Ngay từ những năm 1950, khi hầu hết các cơ sở giáo dục đều phụ thuộc ngân sách của Chính phủ, các học giả đã hết sức lo ngại nguy cơ các trường đại học mất quyền tự chủ nếu bị Chính phủ can thiệp về mặt chính trị. Do đó, năm 1958, CHE được thành lập theo Luật GDĐH, là một tổ chức công độc lập, chịu trách nhiệm về chính sách phát triển đại học của Israel. Nhiệm vụ chính của CHE là: (i) Giám sát đảm bảo chất lượng của các chương trình đào tạo hiện có tại các cơ sở GDĐH; (ii) Kiểm định các chương trình mới; và (iii) Cấp phép thành lập các trường mới hoặc chi nhánh của các trường đại học hiện có ở nước ngoài [10]. Như vậy, với việc thành lập CHE, Israel đã đi theo mô hình “tổ chức đệm” nhằm thống nhất quản lý lĩnh vực GDĐH nhưng không chịu sự can thiệp của hệ thống hành chính nhằm đảm bảo sự tự do học thuật cho các trường đại học. Luật về CHE phản ánh 2 nguyên tắc quan trọng: 1) Đảm bảo quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH trong việc phân bổ ngân sách được cấp cho các nhu cầu chi tiêu cho học thuật và quản lý của các trường; 2) Yêu cầu ít nhất 2/3 số thành viên của hội đồng phải được bầu từ danh sách các nhà khoa học có uy tín được Bộ Giáo dục giới thiệu trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cơ sở GDĐH. CHE gồm từ 19-25 thành viên, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục làm Chủ tịch. Đại diện cho sinh viên có 2 vị trí trong CHE (một người là Chủ tịch hội sinh viên và người còn lại là Chủ tịch tổ chức sinh viên Israel). Cơ cấu của CHE phải đảm bảo tính đại diện của tất cả các loại hình đơn vị, tổ chức do CHE quản lý. Nhiệm kỳ của CHE là 5 năm. Mặc dù không phải là một cơ quan hành chính, CHE vẫn được Nhà nước cấp ngân sách để phát triển các trường đại học và cao đẳng công lập và nguồn ngân sách này được cam kết theo từng thời kỳ trung hạn 6 năm và được dự kiến phân bổ theo các ưu tiên chiến lược của quốc gia. Hiện nay, CHE là cơ quan ngang bộ được nhận ngân sách lớn thứ 6 trong số các bộ ở Israel.
Để hỗ trợ CHE trong việc phân bổ và giám sát sử dụng ngân sách tại các cơ sở GDĐH, năm 1977, Ủy ban Kế hoạch và Ngân sách (the Planning and Budgeting Committee - PBC) được thành lập để phân bổ ngân sách thường xuyên và đầu tư phát triển cho các trường đại học công lập, phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của quốc gia. PBC có chức năng: (i) Lập kế hoạch phát triển GDĐH ở cấp quốc gia, gắn với nhu cầu học tập và thị trường lao động; (ii) Thảo luận với Bộ Tài chính về ngân sách trung hạn dành cho GDĐH; (iii) Phân bổ ngân sách cho các trường dựa trên kết quả hoạt động; và (iv) Đảm bảo cân đối trong phân bổ ngân sách giữa các trường. PBC gồm 7 thành viên, trong đó 5 thành viên là các nhà khoa học có uy tín trong các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học, 2 thành viên còn lại đại diện cho khu vực nhà nước và khu vực doanh nghiệp. Thành viên của PBC do Bộ Giáo dục đề cử dựa trên sự giới thiệu của Chủ tịch PBC và được CHE ra quyết định bổ nhiệm với nhiệm kỳ 3 năm.
Ở cấp trường, Luật GDĐH cam kết các cơ sở GDĐH có quyền tự chủ về học thuật, tổ chức bộ máy và nhân sự trong khuôn khổ ngân sách đã được PBC phân bổ [7]. Trong một thập kỷ gần đây, các trường đã được phép thiết kế và tổ chức đào tạo các chương trình cao học mà không cần đệ trình lên CHE phê duyệt và kiểm định. Hầu hết các trường đại học đều có Hội đồng trường để ra các quyết định về quản lý và học thuật (các thành phần ngoài trường khác cũng nằm trong cơ cấu Hội đồng trường và tham gia vào các vấn đề quản trị). Vai trò điều hành công việc hàng ngày do: Chủ tịch (president) trường chịu trách nhiệm về các vấn đề hành chính và huy động vốn, còn Hiệu trưởng (rector) chịu trách nhiệm về các vấn đề chuyên môn, học thuật. Ngoài cơ cấu quản trị nội bộ của từng trường còn có 2 tổ chức quản trị chung các cơ sở GDĐH quan trọng khác gồm: 1) Ủy ban lãnh đạo các trường đại học (VeRaH) - bao gồm Chủ tịch các trường đại học định hướng nghiên cứu. Ủy ban này có thể tác động đến các tiêu chí chung về nhận sinh viên nhập học, thông qua việc tổ chức bài kiểm tra tâm lý (đây là một chỉ số quan trọng phản ánh năng lực theo học đại học của sinh viên, tương tự như bài kiểm tra SAT trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ). VeRaH cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thoả thuận tiền lương giảng viên đại học với Chính phủ và CHE, cũng như đại diện cho tiếng nói của các trường đại học trong những vấn đề còn gây tranh cãi với CHE; 2) Ủy ban lãnh đạo các trường cao đẳng (VaRaM), đại diện cho tiếng nói các cơ sở GDĐH mà không phải là các trường đại học định hướng nghiên cứu trong các vấn đề tương tự.
Về cơ chế phân bổ ngân sách cho GDĐH, như đã đề cập, một trong những chức năng chính của PBC là phân bổ ngân sách của Chính phủ cho các cơ sở GDĐH công lập nhận ngân sách. Các trường này phải đáp ứng điều kiện: cơ sở mới thành lập hoặc chương trình đào tạo mới xây dựng phải được PBC thẩm định về kế hoạch, dự toán ngân sách, nguồn vốn và phải được CHE phê duyệt về mặt chuyên môn. Còn đối với các cơ sở không nhận ngân sách chỉ cần được PBC thẩm định về khả năng tự cân đối tài chính và CHE phê duyệt về mặt học thuật. Ngân sách trung hạn dành cho GDĐH được PBC xây dựng, thông qua CHE trước khi trình lên Chính phủ xin phê duyệt. Hiện nay, CHE đang trong quá trình thực hiện ngân sách trung hạn giai đoạn 2017-2022, với các mục tiêu ưu tiên như: tiếp tục xây dựng hạ tầng phục vụ nghiên cứu, quốc tế hoá hệ thống GDĐH, tăng cường sự hoà nhập của các nhóm người thiểu số như người Israel gốc Ả rập, Haredim, Êthiôpi và tái đầu tư vào các trường đại học để tiếp tục là các trung tâm của đổi mới sáng tạo [8].
Trên cơ sở kế hoạch ngân sách trung hạn, PBC sẽ cân đối và thông qua ngân sách hàng năm trước khi bắt đầu một năm học mới. Ngân sách hàng năm sẽ được phân bổ theo tỷ lệ cho các mục tiêu/lĩnh vực ưu tiên được xác định trong năm đó, trước khi tiếp tục được phân bổ tới các cơ sở GDĐH. Việc phân bổ ngân sách cho các trường được thực hiện theo 3 kênh: (i) Ngân sách khoán; (ii) Ngân sách có mục tiêu; và (iii) Ngân sách đối ứng. Ngoài ra, các trường còn có thể nhận ngân sách gián tiếp từ PBC thông qua các dự án nghiên cứu của các tổ chức tài trợ nghiên cứu bên ngoài hệ thống. Tuy nhiên, khoản ngân sách này khá nhỏ vì phần lớn các hoạt động nghiên cứu là do các nhà khoa học trong các trường đại học thực hiện.
Ngân sách khoán là kênh tài trợ chính của PBC cho các cơ sở GDĐH, gồm 2 cấu phần: kinh phí dành cho đào tạo và kinh phí dành cho nghiên cứu, mỗi cấu phần được tính toán theo những công thức khác nhau do PBC xây dựng. Cấu phần kinh phí nghiên cứu chỉ dành cho các nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học định hướng nghiên cứu, và được phân bổ theo nguyên tắc cạnh tranh dựa trên 5 chỉ số với các trọng số khác nhau: thu nhập từ các quỹ nghiên cứu cạnh tranh (34%), thu nhập từ các quỹ nghiên cứu khác (15%), công bố khoa học (34%), số nghiên cứu sinh (15%) và số học viên cao học định hướng nghiên cứu (2%) hưởng lợi.
Ngân sách phân bổ theo mục tiêu là kênh tài trợ của PBC để nuôi dưỡng và thúc đẩy các hoạt động cụ thể trong hệ thống GDĐH, chẳng hạn để khuyến khích các hoạt động liên trường hay các cơ sở vật chất dùng chung giữa các trường như thư viện quốc gia, phòng thí nghiệm hải sinh… Thường ngân sách này được duy trì trong từng giai đoạn và sẽ được điều chỉnh khi các mục tiêu của PBC thay đổi. Hiện kinh phí phân bổ có mục tiêu chiếm tới 20% tổng ngân sách của PBC dành cho các cơ sở GDĐH. Ngân sách đối ứng dựa trên các thoả thuận từ trước với Bộ Tài chính. Tính đến năm 1987, Bộ Tài chính vẫn phân bổ ngân sách đối ứng để khuyến khích các trường đại học huy động được vốn từ các quỹ nước ngoài đưa về Israel. Từ năm 1987, chính sách này kết thúc và khoản đối ứng với các trường đại học bị đóng băng. Phân bổ ngân sách đối ứng hiện nay dựa trên mức và loại quỹ mà mỗi trường đã tích luỹ được từ năm 1987. Vì thế, ngân sách đối ứng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (bằng khoảng 2,5% tổng ngân sách của PBC dành cho các trường đại học). PBC cũng tài trợ cho Quỹ Khoa học Israel, quỹ dành cho nghiên cứu lớn nhất Israel hiện nay. Các trường có thể nộp đề xuất để được tài trợ từ quỹ này. Quá trình xét duyệt dựa trên nguyên tắc cạnh tranh, căn cứ vào thành tích nghiên cứu khoa học của các trường và do một hội đồng chuyên gia đánh giá độc lập [7].
Ở cấp trường, ngoài nguồn kinh phí có thể được cấp từ PBC như đã nêu trên, một cơ sở GDĐH còn có thể nhận ngân sách từ các quỹ mạo hiểm hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp [7]. Các kết quả nghiên cứu và công nghệ đổi mới được phát triển trong các trường đại học thường được chuyển giao dễ dàng từ trường đến các doanh nghiệp, đặc biệt trong những lĩnh vực như khoa học máy tính, công nghệ sinh học, kỹ thuật, y học, nông nghiệp… Để nuôi dưỡng và khuyến khích sự hợp tác với các doanh nghiệp, nhiều trường đại học đã thành lập công ty chuyên môn hoá trong trường với nhiệm vụ lo về khía cạnh pháp lý của bản quyền hay hợp đồng nghiên cứu giữa các nhà khoa học của trường với doanh nghiệp.
Ở Israel, học phí chỉ chiếm 13% ngân sách hoạt động của các trường, và khá thấp. Ví dụ, tại năm học 2016-2017, học phí thông thường bậc đại học là 2.620 USD/năm/sinh viên, sau đại học là 3.540 USD/năm/học viên. Sinh viên nước ngoài phải trả thêm 25% học phí. PBC cũng dành một nguồn ngân sách lớn để hỗ trợ sinh hoạt phí và học phí cho sinh viên dưới dạng cấp học bổng (80%) hay tín dụng (20%). Năm học 2016-2017, ngân sách hỗ trợ sinh viên của PBC là 13,8 triệu USD [9].
Như vậy, GDĐH luôn được đặt vào trung tâm của hệ thống khuyến khích đổi mới sáng tạo và Nhà nước Israel cam kết đảm bảo mức độ tự chủ rất cao và toàn diện cho các trường đại học. Nhà nước hỗ trợ tối đa, kể cả về những cam kết tài chính cho đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, nhưng luôn dựa trên nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng và tôn trọng quyền tự chủ của các trường [7]. Có thể nói, hệ thống GDĐH cũng như vai trò quản lý của Nhà nước Israel góp phần làm nên chỉnh thể hoàn thiện mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia được mệnh danh là “trung tâm của đổi mới sáng tạo thế giới” nhờ có một nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua hệ thống GDĐH tiên tiến và hiệu quả.
Qua phân tích, có thể rút ra một số đặc điểm của hệ thống quản lý và phân bổ ngân sách cho GDĐH phục vụ đổi mới sáng tạo ở Israel là:
Thứ nhất, là quốc gia đổi mới sáng tạo hàng đầu thế giới, Nhà nước Israel luôn coi nguồn nhân lực chất lượng cao là tài sản vô giá để duy trì và củng cố năng lực cạnh tranh quốc gia và GDĐH là một “công cụ” then chốt để tạo ra nguồn nhân lực này phục vụ cho công cuộc đổi mới sáng tạo. Vì thế, Israel luôn kiên trì theo đuổi một cách nhất quán việc đầu tư cho GDĐH và xây dựng một hệ thống GDĐH có chất lượng ngang tầm thế giới.
Thứ hai, để đảm bảo tự do học thuật và tự chủ trong quản trị của các trường đại học, Israel đã thành lập CHE như một “tổ chức đệm” trong quản lý GDĐH. Đây là mô hình được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia/vùng lãnh thổ có nền GDĐH tiên tiến như: Anh, Hồng Kông, Ấn Độ... Ưu điểm của “tổ chức đệm” là cho phép việc quản lý hệ thống GDĐH được giao cho một tổ chức chuyên môn hoá, có hiểu biết sâu sắc về hệ thống và tránh không để Bộ Giáo dục hay các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của các cơ sở GDĐH. Mặc dù không phải tất cả các nước đều đi theo mô hình này nhưng nhìn chung việc quản lý tập trung GDĐH (thông qua một “tổ chức đệm” hay một đơn vị quản lý chung của nhà nước) là xu hướng phổ biến để thống nhất quản lý, đảm bảo chất lượng và sự phát triển GDĐH phù hợp với chiến lược nguồn nhân lực và các chiến lược ưu tiên của quốc gia.
Thứ ba, Nhà nước Israel đã có chính sách ưu tiên ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ sở GDĐH, trong đó kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh nguồn ngân sách rất lớn dành cho nghiên cứu khoa học, Nhà nước có nhiều chính sách đồng bộ khác để khuyến khích R&D trong các trường (như chính sách phân bổ ngân sách nghiên cứu khoa học dựa trên các tiêu chí cạnh tranh, quan tâm đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ, hợp tác với khối tư nhân để thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, khuyến khích các trường tăng cường hợp tác quốc tế và gắn kết với doanh nghiệp…). Nhờ đó, nghiên cứu khoa học trở thành một nguồn thu quan trọng cho các trường đại học và là cơ sở để các trường phát triển năng lực nghiên cứu, nâng cao uy tín và xếp hạng quốc tế.
Thứ tư, bên cạnh việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDĐH thông qua nhiều chính sách, trong đó có chính sách phân bổ ngân sách nhà nước, Israel cũng luôn chú trọng đến việc đảm bảo khả năng tiếp cận GDĐH của đông đảo người dân, đảm bảo tính công bằng trong GDĐH thông qua chính sách học phí và các cơ chế hỗ trợ tài chính cho sinh viên.
- Thực trạng phân bổ ngân sách cho đổi mới sáng tạo tại Việt Nam và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam
Đổi mới sáng tạo là một thuật ngữ mới được đưa vào các diễn đàn chính sách ở Việt Nam. Vì thế, chi tiêu cho đổi mới sáng tạo chủ yếu là thông qua các khoản chi cho R&D tại Việt Nam. Tổng chi cho R&D (Gross Expenditure for R&D - GERD) so với GDP là chỉ số so sánh quốc tế quan trọng nhất để phản ánh năng lực R&D của một quốc gia. GDP năm 2015 của Việt Nam là 193,6 tỉ USD tính theo ngang giá sức mua (PPP).[†] Theo điều tra các hoạt động R&D năm 2016, GERD năm 2015 là 851,8 tỉ USD hay 2.433,8 tỉ USD theo PPP, tương đương với 0,44% GDP. Với số lượng cán bộ nghiên cứu 131.045 người (hay 62.886 cán bộ nghiên cứu toàn thời gian được qui đổi tương đương (Full-time Equivalent - FTEs)), GERD trung bình trên một cán bộ nghiên cứu qui đổi tương đương năm 2015 là 38.075 USD theo PPP hay GERD trên đầu một cán bộ nghiên cứu (chưa qui đổi) là 18.572 USD theo PPP, tức là đã tăng so với mức 13.623 USD theo PPP năm 2013. Mặc dù số cán bộ nghiên cứu của Việt Nam tương đương với Thái Lan và Malaysia, và cao hơn 65% so với Singapore, GERD của Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với các nước trên, dẫn đến chỉ số GEDR trên một cán bộ nghiên cứu FTE của Việt Nam chỉ bằng nửa Thái Lan, một phần tư Malaysia và một phần bảy của Singapore. Ngoài ra, cơ chế phân bổ ngân sách cho R&D ở Việt Nam còn tồn tại khá nhiều bất cập.
Trước hết phải kể đến sự tách rời rõ rệt giữa nguồn nhân lực và kinh phí phân bổ cho R&D. Nguồn nhân lực R&D có chất lượng cao tập trung ở các trường đại học và cao đẳng: các trường này đóng góp 50% lực lượng lao động KH&CN của cả nước, với 67% là tiến sĩ và 70% thạc sĩ (theo điều tra của Bộ GD&ĐT, [11]). Tuy nhiên, như Bảng 3 cho thấy, các trường chỉ tiếp cận rất hạn chế đến nguồn NSNN dành cho R&D. Năm 2015, trong khi các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ – mà phần lớn là các học viện hoặc viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc bộ chủ quản và các viện nghiên cứu quốc gia – nhận gần 60% tổng NSNN chi cho R&D thì các trường đại học và cao đẳng lại chỉ nhận được 13%. Thông thường, các trường đại học và cao đẳng phải tham gia vào các chương trình R&D hợp tác hoặc tham gia vào các nhiệm vụ R&D cấp quốc gia để có thể đủ điều kiện hợp lệ để được đề xuất các đề tài nghiên cứu và/hoặc các đề xuất trang bị cơ sở vật chất.
Bảng 3. Chi R&D theo khu vực và theo nguồn tài chính, 2015
Đơn vị: Tỉ đồng
Khu vực thực hiện |
Tổng số |
Nguồn cấp kinh phí |
|||||
NSNN |
Đại học, cao đẳng |
Doanh nghiệp trong nước |
Khác |
FDI |
|||
TW |
ĐP |
||||||
Các tổ chức KH&CN |
4.763 |
3.082 |
455 |
51 |
198 |
794 |
183 |
Đại học và cao đẳng |
1.063 |
671 |
134 |
123 |
26 |
65 |
44 |
Các tổ chức dịch vụ KH&CN |
276 |
75 |
145 |
1 |
15 |
34 |
6 |
Cơ quan nhà nước |
628 |
128 |
439 |
1 |
8 |
40 |
13 |
Doanh nghiệp |
11.766 |
700 |
280 |
0 |
10.498 |
0 |
288 |
Tổng số |
18.496 |
4.656 |
1.453 |
175 |
10.745 |
933 |
534 |
Nguồn: Báo cáo KH&CN Việt Nam 2016, [12]
Ngoài ra, cơ chế cấp kinh phí cho R&D ở các cơ sở GDĐH cũng gặp phải những hạn chế cố hữu từ hệ thống phân bổ NSNN mang tính cấp phát theo đầu vào truyền thống hiện chưa được đổi mới của Việt Nam. Một nguồn ngân sách hạn hẹp cho nghiên cứu khoa học nhưng lại bị quản lý bởi quá nhiều đầu mối (như Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ chủ quản và chính quyền địa phương) khiến việc hợp tác giữa các trường đại học với các tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp bị chia cắt, chồng chéo và manh mún. Việc phê duyệt và quyết toán các đề tài nghiên cứu khoa học vẫn mang nặng tính hành chính, ngắn hạn, thiếu tính cạnh tranh hay những chương trình nghiên cứu dài hạn, có thể tạo ra những đột phá đáng kể về công nghệ. Do đó, chất lượng của nghiên cứu khoa học không cao và khả năng ứng dụng thấp.
Việt Nam hiện cũng đang tích cực đổi mới GDĐH để góp phần tạo ra nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo dồi dào, nâng cao năng suất lao động, đáp ứng khát vọng thịnh vượng quốc gia đến năm 2035 [2]. Luật GDĐH sửa đổi năm 2018 [13] đã thể hiện những điểm đột phá mới, tiếp thu nhiều yếu tố tích cực của các mô hình quản trị đại học tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của Israel cho thấy, để thực sự việc phân bổ NSNN ở nước ta góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chúng ta cần vượt qua những thách thức không nhỏ, trước hết để hệ thống GDĐH trở thành một phần chủ chốt trong quá trình xây dựng mạng lưới đổi mới sáng tạo quốc gia.
Một là, hệ thống quản lý GDĐH ở nước ta về cơ bản vẫn kế thừa từ mô hình quản lý đại học từ thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, trong đó đa số các cơ sở GDĐH chịu trách nhiệm quản lý của Chính phủ, các bộ chủ quản và Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng trách nhiệm chưa được phân cấp rõ ràng nên việc đầu tư trong thời gian qua vẫn cho kết quả còn nhiều hạn chế, chưa tránh được sự dàn trải. Một số cơ sở GDĐH đã được trao quyền tự chủ ở các mức độ khác nhau, nhưng ngay cả những trường được tự chủ ở mức độ cao nhất cũng mới trong thời kỳ thực hiện thí điểm cơ chế này. Trong khi đó, để hình thành mạng lưới đổi mới quốc gia mạnh, các cơ sở GDĐH phải có nguồn nhân lực tốt, cơ sở vật chất mạnh, có nhiều kết quả nghiên cứu sáng tạo có giá trị lũy tiến.
Hai là, liên quan đến nguồn ngân sách nhà nước dành cho GDĐH. Nhờ hợp nhất tất cả nguồn ngân sách dành cho GDĐH (chi thường xuyên, chi cho đầu tư phát triển và đặc biệt là chi cho nghiên cứu khoa học) đặt dưới sự điều phối của một tổ chức (PBC), Israel đã có thể tập trung nguồn lực để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trường. Ở nước ta, trong khi nguồn ngân sách dành cho GDĐH còn nhỏ bé lại bị phân tán, đặt dưới sự quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị nên nguồn lực không tập trung để phục vụ cho mục tiêu đổi mới toàn diện của GDĐH và chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia.
Ba là, đảm bảo tính cạnh tranh trong tiếp cận nguồn ngân sách nhà nước là nguyên tắc sống còn để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ sở GDĐH ở Israel. Muốn như vậy, cần áp dụng cơ chế đấu thầu càng rộng rãi càng tốt đối với các dịch vụ GDĐH. Tuy nhiên, trong danh mục dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực được Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu (Phụ lục 1, Nghị định 32/2019/NĐ-CP) ở ta, dịch vụ GDĐH chỉ áp dụng hình thức giao nhiệm vụ, hoặc đặt hàng [14]. Điều đó kết hợp với cơ chế quản lý theo Bộ chủ quản hiện nay dễ dẫn đến tình trạng các trường công lập thuộc Bộ nào sẽ được Bộ đó thay mặt Nhà nước giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng, với những cam kết lỏng lẻo, khó kiểm soát về chất lượng đầu ra.
Bốn là, tự chủ tài chính (mà ở nước ta thường bị hiểu sai lệch là các trường độc lập hoàn toàn về tài chính với nguồn ngân sách nhà nước) cần được thực hiện song song với việc xây dựng một hệ thống “an sinh” cho sinh viên để đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận GDĐH. Israel thực hiện nguyên tắc này thông qua tài trợ học bổng và các chương trình tín dụng sinh viên, từ đó giúp cho nhiều người có cơ hội theo học đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo có trình độ cao. Hiện nay, Việt Nam chưa có chương trình học bổng quốc gia dành cho sinh viên. Nhà nước mới chỉ yêu cầu các trường tự trích từ nguồn thu của trường để lập quỹ học bổng cho sinh viên mà chưa có chính sách tín dụng dành riêng cho sinh viên (hiện lồng ghép trong chính sách dành cho các đối tượng chính sách đi học phổ thông, học nghề hoặc đại học thông qua các khoản vay từ ngân hàng chính sách xã hội). Việc thiếu một mạng lưới an sinh dành riêng để bảo vệ đối tượng này, trong khi các trường đang chịu áp lực phải tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ đào tạo sẽ có nguy cơ gây ra sự bất bình đẳng ngày càng lớn trong tiếp cận dịch vụ GDĐH, từ đó ảnh hưởng tới nguồn nhân lực đào tạo trong tương lai.
Tóm lại, để phục vụ hiệu quả chính sách đổi mới sáng tạo quốc gia, đã đến lúc chúng ta cần giải một bài toán toàn diện, triệt để hơn, với quyết tâm mạnh mẽ để tạo ra một sự chuyển biến thực chất và quyết liệt trong GDĐH nói riêng, đào tạo nguồn nhân lực nói chung đáp ứng sứ mệnh mà Nhà nước và xã hội đang kỳ vọng ở “đầu tàu” của đổi mới sáng tạo này ở nước ta.
Tài liệu tham khảo
- Bloomberg (2019), Chỉ số đổi mới sáng tạo Bloomberg năm 2019.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư và WB (2016), Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ.
- Diễn đàn kinh tế thế giới (2019), Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019, https://www.imd.org/contentassets/6b85960f0d1b42a0a07ba59c49e828fb/one-year-change-vertical.pdf.
- D. Isenberg (2010), “Làm thế nào để khởi đầu cuộc cách mạnh tinh thần doanh nhân?”, Harvard Business Review, https://hbr.org/2010/06/the-big-idea-how-to-start-an-entrepreneurial-revolution.
- D. Lebovich (2019), Israel - Động lực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp từ khối học giả, Bài thuyết trình tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Israel Innovation Authority (2017), Báo cáo tổng quan về đổi mới sáng tạo của Israel năm 2017, https://innovationisrael.org.il/.
- Trần Văn Công, Trần Thị Huệ, A. Cegla (2016), “Giáo dục Israel: Thúc đẩy sáng tạo”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, 32(18), tr.125-137.
[8] L. Gravé-Lazi (2016), Kế hoạch trung hạn mới cho GDĐH: Đầu tư, quốc tế hoá, https://www.jpost.com/Israel-News/New-multi-year-plan-for-higher-education-Investment-internationalization-467714.
[9] D. Tkachuk (2018), Quốc tế hoá hệ thống GDĐH ở Israel, Bài giảng khoá đào tạo Phương pháp sư phạm mới trong GDĐH (25/11-14/12/2018), Trung tâm Giáo dục và Đào tạo quốc tế Aharon Ofri MASHAV, Jerusalem.
[10] Council for Higher Education (2019), Giới thiệu tổng quan về CHE, https://che.org.il/en/about-us/.
[11] Vũ Văn Tích và cộng sự (2017), Báo cáo điều tra hoạt động khoa học công nghệ tạo các trường đại học giai đoạn 2011-2016, trích từ Báo cáo hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở GDĐH giai đoạn 2011-2016 và giải pháp cho giai đoạn 2017-2025, Bộ Giáo dục và đào tạo.
[12] Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Báo cáo về Khoa học và công nghệ Việt Nam năm 2016, Sách trắng về khoa học và công nghệ.
[13] Quốc hội (2019), Luật GDĐH số 34/2018/QH14.
[14] Chính phủ (2019), Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
[*] Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.
[†] Với tỉ lệ qui đổi theo PPP là 0,3517.