Sidebar

Magazine menu

05
CN, 01

Tạp chí KTĐN số 117

 

Nghiên cứu chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Từ Thúy Anh[1]

Chu Thị Mai Phương[2]

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng dữ liệu cấp độ doanh nghiệp nhằm kiến nghị những giải pháp để quản lý môi trường cho khu vực doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững. Cụ thể, bài báo này xem xét tình trạng xả thải và xử lý chất thải của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đề xuất và tính toán chỉ số tổng thể để đánh giá quản lý môi trường của doanh nghiệp: Chỉ số quản lý môi trường (EMI). Kết quả của nghiên cứu là bằng chứng quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý ô nhiễm trong việc đưa ra các chính sách nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là lần đầu tiên có một bộ chỉ số quản lý môi trường có thể tính toán được được đề xuất, xây dựng và minh họa cho Việt Nam, là đóng góp mới quan trọng của bài báo. Tuy phần minh họa của bài báo sử dụng số liệu thống kê từ các năm 2004-2009 do đây là những năm duy nhất bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp có số liệu khá chi tiết về môi trường (các năm gần đây không có), nhưng kết quả cũng có những giá trị tham khảo tốt, đặc biệt khi số liệu cập nhật hơn được đưa các, các nhà khoa học hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tính toán Chỉ số quản lý môi trường EMI trong bài để đưa ra các hàm ý chính sách cần thiết.

Từ khóa: Quản lý môi trường, Doanh nghiệp, Việt Nam

Phân loại JEL : D21, Q20, Q56

Research on environmental quality management indicators of enterprises in Vietnam

Abstract

This study analyzes the current status of environmental management of enterprises in Vietnam using enterprise-level data with the purpose of recommending solutions on this matter for the business sector towards sustainable development. Specifically, this paper examines the status of waste disposal and waste treatment of enterprises in Vietnam, as well as proposes and calculates the overall index to assess environmental management of enterprises: the Environmental management index (EMI). The results of this study are important evidence for policymakers and pollution control agencies to come up with policies to reduce the negative environmental impact of businesses in the operation process. The important contribution of this paper is that it is the first time a set of computable environmental management indicators proposed, developed and illustrated for Vietnam. The illustration of the research uses statistics from 2004-2009 because these are the only years in which the Enterprise Survey has quite detailed data on the environment. However, the results also have good reference values, especially when more updated data are available, scientists can totally use the EMI Environmental Management Index calculation method in the article to  make necessary policy implications.

Keywords: Environmental management, Enterprises, Vietnam

JEL code: D21, Q20, Q56

 

  1. Lời mở đầu

Trong hơn ba thập kỷ kể từ Đổi mới (từ năm 1986), nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ rất ấn tượng, trung bình 6,5%/năm (Tổng cục Thống kê, 2017). Trong đó, doanh nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây ở Việt Nam, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội. Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Doanh nghiệp phát triển là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập (Ngân hàng thế giới, 2005).

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, hoạt động của doanh nghiệp đã và đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước, nổi bật là những tác động tiêu cực đến môi trường gây thiệt hại lớn về tài sản và sức khỏa của cộng đồng. Theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, tất cả các loại hình chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ đều phải được xử lý trước khi thải ra môi trường và cơ sở có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý về môi trường. Nhưng ở nước ta hiện nay, việc tuân thủ các quy định này chưa nghiêm do đó hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Như là, hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp chưa được tiến hành thường xuyên, chưa trở thành nhận thức hành động của doanh nghiệp mà còn mang nặng tính đối phó, thời vụ.

Ngoài ra, các nghiên cứu của Porter (1991); Porter và Van der Linnde (1995) đã chỉ ra vai trò quan trọng của tiêu chuẩn môi trường đối với hoạt động kinh tế. Theo đó, việc áp dụng bảo vệ môi trường vào hoạt động kinh tế có thể trực tiếp làm giảm chi phí nguyên liệu, năng lượng sử dụng, tài sản cố định và đầu vào lao động. Theo quan điểm này, hoạt động bảo vệ môi trường có thể dẫn đến hoạt động kinh tế cao hơn và các hiệu ứng tốt có thể xuất hiện trên năng suất cũng như khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp (Ambec và Lanoie, 2008).

Nghiên cứu này có mục tiêu là tìm hiểu thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp của việt Nam thông qua chỉ số quản lý chất lượng môi trường của doanh nghiệp nhằm kiến nghị giải pháp để quản lý môi trường cho khu vực doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một số nghiên cứu thực nghiệm xem xét các hành động của doanh nghiệp liên quan đến quản lý môi trường. Các nghiên cứu này đã phân tích các yếu tố quyết định hành động môi trường của doanh nghiệp dựa trên các lý thuyết khác nhau như lý thuyết các bên liên quan (Roberts, 1992), lý thuyết hợp pháp (Patten, 1991), lý thuyết điều chỉnh (Nakamura và cộng sự, 2001), lý thuyết kinh tế (Cormier) và Magnan, 1999; Nakamura và cộng sự, 2001) v.v… Mặc dù các lý thuyết khác nhau được sử dụng cho các phân tích này, nhưng đặc điểm chung của hầu hết các nghiên cứu trước đây là sự thừa nhận rằng các ưu tiên / áp lực môi trường của các bên liên quan và đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hành động môi trường của họ. Do đó, các hành động môi trường của các doanh nghiệp được coi là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định tương tự dù các lý thuyết khác nhau, vì hành động môi trường của của công ty được sử dụng để cải thiện hình của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy các yếu tố quyết định chung ảnh hưởng đến các hành động môi trường của doanh nghiệp. Điển hình có thể kể tới các nghiên cứu như Patten (1991, 2002), Hackston và Milne (1996), Adams và cộng sự. (1998), Cormier và Magnan (1999, 2003), Welch và cộng sự. (2000), Nakamura và cộng sự. (2001), Kokubu và cộng sự. (2002) và Zhang và cộng sự (2008). Các nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến khả năng hành động của môi trường. Roberts (1992) và Cormier và Magnan (1999) chỉ ra rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn có xu hướng thực hiện nhiều hành động về môi trường hơn. Roberts (1992), Cormier và Magnan (1999, 2003) và Nakamura và cộng sự. (2001) chỉ ra rằng tỷ lệ nợ ảnh hưởng đến hành động môi trường của doanh nghiệp. Nakamura et al. (2001), Bansal và Hunter (2003), Yiridoe và cộng sự. (2003) cung cấp bằng chứng cho thấy các công ty có nhiều khách hàng nước ngoài có nhiều khả năng thực hiện các hành động về môi trường hơn. Cormier và Magnan (1999, 2003) nhận thấy rằng các cổ đông ảnh hưởng đến hành động môi trường đó.

Trái ngược với các nghiên cứu quốc tế phong phú phân tích hành động của các doanh nghiệp liên quan đến quản lý môi trường, các nghiên cứu liên quan đến Việt Nam rất hạn chế. Vu cà cộng sự (2003) đã cung cấp thông tin mô tả về tác động của các doanh nghiệp FDI đối với môi trường Việt Nam thông qua khảo sát 20 doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Lê Xuân Khoa (2006) đã đánh giá chính sách môi trường đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu gần nhất với nghiên cứu của chúng tôi, Mani và Jha (2006) phân tích các tác động môi trường của mở cửa của Việt Nam bằng cách sử dụng bộkhảo sát doanh nghiệp 2000-2002. Kết quả cho thấy tăng cường hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong lĩnh vực nước và ô nhiễm nặng, so với các ngành ít ô nhiễm hơn. Nghiên cứu của chúng tôi bắt đầu từ Mani và Jha (2006) trong một số khía cạnh. Thứ nhất, công việc trước đây là phân tích ngành (22 ngành), do đó các tác giả tập hợp các doanh nghiệp theo phân loại công nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam và xếp hạng các ngành này theo cường độ ô nhiễm. Nghiên cứu của chúng tôi phân tích các hành động cấp doanh nghiệp về quản lý môi trường. Thứ hai, trong khi chúng tôi kết hợp hiệu suất môi trường của doanh nghiệp, Mani và Jha sử dụng cường độ ô nhiễm như một biến giải thích để giải thích sự thay đổi trong thành phần sản lượng và tính mở (tức là xuất khẩu và FDI). Thứ ba, quy mô mẫu nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn (từ năm 2004 đến 2009), trong khi Mani và Jha chỉ khai thác thông tin từ năm 2000 đến 2002.

  1. Thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Bộ số liệu về điều tra doanh nghiệp được Tổng cục Thống kê thực hiện bắt đầu từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, dữ liệu môi trường là dữ liệu do doanh nghiệp đặt hàng. Do đó, các số liệu về môi trường của doanh nghiệp chỉ đầy đủ từ năm 2004-2009. Đây là lý do tại sao bài báo này chỉ sử dụng số liệu tính toán từ năm 2004-2009. Tuy nhiên, khi có các số liệu cập nhật hơn, các nhà khoa học hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng  phương pháp tính Chỉ số quản lý môi trường EMI mà các tác giả đề xuất trong bài này để đưa ra các hàm ý cần thiết.

Việc thực hiện trách nhiệm môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững. Theo số liệu từ năm 2004 đến năm 2009, số lượng doanh nghiệp theo loại hình đầu tư cho hành động môi trường được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1. Doanh nghiệp đầu tư cho hành động môi trường

Loại hình doanh nghiệp

Số doanh nghiệp

%

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

31.022

82,28

Doanh nghiệp FDI

4.,350

11,54

Doanh nghiệp nhà nước

2.333

6,19

Tổng

37.705

100

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Qua Bảng 1 nhận thấy, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước doanh đầu tư vào môi trường là lớn nhất, chiếm 82,28%; Ngược lại, số lượng doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào môi trường là ít nhất, chiếm 6,19%. Trong giai đoạn 2004-2009, các doanh nghiệp ngoài nhà nước doanh tăng nhanh về số lượng. Khi bước vào thị trường, các doanh nghiệp này phải đảm bảo các điều kiện cần thiết liên quan đến trách nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường. Do đó, hoạt động đầu tư cho môi trường của khu vực doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 2. Trung bình lượng chất khí thải ra đã được xử lý của các doanh nghiệp

Đơn vị: m3

 

Trung bình lượng chất khí thải ra

Trung bình lượng chất thải khí đã được xử lý

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

9.197.777

5.496.160

377.088,2

8.948.482

4.403.397

347.654,4

2005

10.000.000

4.529.470

781.679,5

9.100.000

4.496.579

619.093,0

2006

8.405.986

4.131.032

641.043,1

8.097.312

2.970.014

619.344,1

2007

7.449.413

13.800.000

2.047.704,0

7.112.828

13.400.000

2.033.297,0

2008

88.300.000

3.277.266

2.294.931,0

80.900.000

3.250.242

2.047.737,0

2009

10.200.000

4.471.517

846.358,4

10.200.000

4.391.515

711.676,0

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Tình hình xả thải và xử lý chất thải giữa các loại hình doanh nghiệp là rất khác nhau. Cụ thể, đối với chất thải khí. Tình hình xả chất thải và xử lý chất thải khí của các doanh nghiệp được thể hiện trong Bảng 2. Theo đó, lượng khí thải ra trung bình hàng năm của các DNNN là lớn nhất và ít nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tỷ lệ xử lý chất thải so với lượng thải ra của các doanh nghiệp là rất cao, trên 90% (Bảng 3). Điều này cho thấy hoạt động xử lý chất thải khí của doanh nghiệp đã được thực hiện rất tốt.

Bảng 3.Tỷ lệ chất khí thải được xử lý của doanh nghiệp

Đơn vị: %

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

97

80

92,19

2005

91

99

79,20

2006

96

72

96,62

2007

95

97

99,30

2008

92

99

89,23

2009

100

98

84,09

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Đối với chất thải rắn, Bảng 4 cho thấy tình hình xả thải của chất thải và xử lý chất thải rắn của doanh nghiệp. Tương tự, chất thải rắn trung bình được xử lý nhiều nhất bởi DNNN và ít nhất là từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ chất thải rắn được xử lý với chất thải rắn thải ra, trong năm 2005 các DNNN chỉ có thể xử lý hơn 50%. Năm 2008, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ quản lý hơn 30%. (Bảng 5).

Bảng 4. Trung bình lượng chất thải rắn thải ra và được xử lý của doanh nghiệp

Đơn vị: Tấn

 

Bình quân lượng chất thải rắn thải ra

Bình quân lượng chất thải rắn được xử lý

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

326.296,9

8.054,3

602,6

302.791,2

8.037,9

582,1

2005

167.267,9

12.836,5

602,7

95.948,5

12.401,2

600,1

2006

194.138,6

3.496,1

856,0

193.656,8

2.821,8

849,0

2007

590.716,4

3.535,0

6.173,7

574.212,5

3.531,8

6.147,1

2008

1.894.296,0

126.627,3

19.794,8

1.879.148,0

122.600,6

6.322,6

2009

388.572,6

16.968,1

1.410,2

380.602,9

16.162,3

1.406,1

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

 

 

Bảng 5. Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý của doanh nghiệp

Đơn vị: %

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

92,80

99,80

96,60

2005

57,36

96,61

99,57

2006

99,75

80,71

99,18

2007

97,21

99,91

99,57

2008

99,20

96,82

31,94

2009

97,95

95,25

99,71

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Đối với chất thải lỏng, tình trạng xả thải và xử lý chất thải lỏng của các doanh nghiệp được thể hiện trong Bảng 6. Theo đó, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn có khối lượng xả thải bình quân lớn nhất và ít nhất vẫn là doanh nghiệp ngoài nhà nước nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI thực hiện xử lý chất thải lỏng tốt nhất. Tỷ lệ xử lý chất thải lỏng của khối doanh nghiệp này là trên 90% trong tất cả các năm. Các doanh nghiệp nhà nước xử lý chất thải lỏng kém nhất, tỷ lệ xử lý chất thải lỏng của khối doanh nghiệp này trong năm 2005 và 2006 chỉ là 67% (Bảng 7).

Bảng 6. Trung bình lượng chất thải lỏng thải ra và được xử lý của các doanh nghiệp

Đơn vị: m3

 

Trung bình lượng chất thải lỏng thải ra

Trung bình lượng chất thải lỏng được xử lý

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

323.510,1

58.099,9

30.592,3

288.151,7

57.226,8

30.392,6

2005

452.259,5

62.152,9

13.154,4

304.261,5

62.095,6

12.856,5

2006

253.299,9

48.296,0

50.961,0

174.845,5

46.857,4

49.914,1

2007

221.608,6

48.081,2

61.163,6

196.302,2

46.772,0

58.618,2

2008

1.096.520

53.583,9

64.020,9

1.003.101,0

52.120,5

47.578,4

2009

295.979,3

66.072,9

21.341,6

291.049,2

66.039,7

21.301,0

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

 

Bảng 7. Tỷ lệ chất thải lỏng được xử lý của các doanh nghệp

Đơn vị %

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

89,07

98,50

99,35

2005

67,28

99,91

97,74

2006

69,03

97,02

97,95

2007

88,58

97,28

95,84

2008

91,48

97,27

74,32

2009

98,33

99,95

99,81

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

  1. Chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam
    • Phương pháp tính

Trong phần này, chúng tôi đề xuất một phương pháp tính toán chỉ số quản lý môi trường (EMI) của các doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách có hệ thống tình hình quản lý môi của các doanh nghiệp. Chỉ số quản lý môi trường có tương quan cùng chiều đến chi tiêu cho bảo vệ môi trường và xử lý chất thải của doanh nghiệp. Do đó, EMI phản ánh mức độ thực thi quản lý môi trường của doanh nghiệp.

Từ Thúy Anh và Chu Thị Mai Phương (2018) đã đề xuất một cách tính EMI, nhưng không xem xét đến lượng sản xuất ra, cũng như công nghệ sử dụng. Chúng tôi cho rằng, chỉ số này ngoài phụ thuộc vào lượng chất thải thải ra, lượng chất thải được xử lý, chi phí môi trường còn phụ thuộc vào sản lượng vì doanh nghiệp có sản lượng càng lớn thì khả năng chi cho bảo vệ môi trường và xử lý chất thải càng cao. Tương tự, nếu doanh nghiệp đầu tư nhiều cho việc mua sắm máy móc, thiết bị mới, hiện đại (công nghệ) thì có khả năng giảm thiểu lượng chất thải thải ra môi trường do đó có thể hạn chế chi phí cho bảo vệ môi trường và xử lý chất thải. Tuy nhiên khi xét tương quan giữa sản lượng đầu ra (doanh thu), chi phí môi trường và chi cho đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị ma trận tương quan được thể hiện trong Bảng 8. Theo đó, tương quan giữa doanh thu và chi phí môi trường là dương và lớn (47,5%), ngược lại tương quan giữa đầu tư cho mua sắm máy móc và thiết bị thấp (4%). Do đó, chúng tôi chỉ đưa thêm chỉ tiêu về doanh thu vào công thức tính EMI.

Chúng tôi đề xuất xây dựng chỉ số này như sau:

Trong đó,

ECi  là chi phí doanh nghiệp bỏ ra để bảo vệ môi trường ;

Salesi là tổng doanh thu của doanh nghiệp i

  là bình quân tỷ lệ giữa chi phí môi trường và doanh thu của doanh nghiệp i

Wji là tổng lượng xả thải của chất thải  j (Chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khỉ) của doanh nghiệp i;

là bình quân lượng xảthải của chất thải j của tất cả các doanh nghiệp, n là tổng số doanh nghiệp; và  và   là tổng lượng chất thải được xử lý của chất thải j của doanh nghiệp i và bình quân  lượng chất thải xử lý của tất cả các doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp nào có chỉ số EMI cao hơn thì doanh nghiệp đó có chất lượng quản lý môi trường tốt hơn.

Bảng 8. Ma trận tương quan

 

1.

2.

3.

1.      Chi phí môi trường

1

 

 

2.      Doanh thu

0,475

1

 

3.      Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị

0,0424

0,3830

1

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

4.2 Phân tích chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Dựa vào công thức tính EMI ở trên và bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ năm 2004 đến năm 2009 chúng tôi tính toán được chỉ số EMI cho các doanh nghiệp qua các năm. Kết qua cụ thể như sau.

Theo loại hình doanh nghiệp, bình quân EMI của các doanh nghiệp được thể hiện trong Hình 1.

Theo Hình 1, chỉ số quản lý chất lượng môi trường bình quân của các loại hình doanh nghiệp khác nhau là không quá khác biệt. Điều này cho thấy giai đoạn từ năm 2004 – 2009, hành động môi trường của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là rất tốt. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI có nguồn lực tài chính mạnh nên hành động môi trường được quan tâm là tất yếu. Tuy nhiên, doanh nghiệp ngoài nhà nước phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (khoảng 90%) có nguồn lực tài chính hạn chế, xong hoạt động môi trường của khối doanh nghiệp này lại không quá khác biệt so với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI. Điều này cho thấy nhận thức rất tốt của doanh nghiệp trong hành động môi trường hướng đến phát triển bền vững.

Hình 1. Bình quân EMI của các doanh nhiệp ở Việt Nam

Đơn vị: %

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Theo ngành nghề kinh doanh, chỉ số quản lý chất lượng môi trường bình quân ở các ngành (ngành được chia theo cấp chữ số của VSIC 2007) được thể hiện trong Hình 2.

Theo Hình 2, ngành sản xuất công nghiệp là ngành có chỉ số quản lý chất lượng môi trường cao nhất. Đây cũng là ngành có khả năng gây ô nhiễm cao nhất, chỉ số EMI của ngành sản xuất công nghiệp phản ánh hành động môi trường của các doanh nghiệp thuộc ngành này được quan tâm thực hiện tốt nhất.

So sánh chỉ số EMI bình quân giữa các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp không thuộc ngành sản xuất công nghiệp qua các năm được thể hiện trong Hình 3. Theo đó, qua các năm EMI bình quân của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp cao hơn các doanh nghiệp không thuộc ngành sản xuất công nghiệp. Như đã bình luận ở trên, ngành sản xuất công nghiệp là ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Do đó, sự kiểm soát của chính quyền về vấn đề môi trường đối với các doanh nghiệp thuộc ngành này cũng chặt chẽ nhất. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp thuộc ngành này buộc phải quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ môi trường. Ngoài để tuân thủ các quy định của pháp luật thì đó cũng là hành động để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong thị trường, hướng đến phát triển bền vững.

Hình 2. Bình quân EMI của các ngành

Đơn vị: %

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Hình 3. EMI bình quân của các doanh nghiệp thuộc và không thuộc ngành sản xuất công nghiệp

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

 

  1. Kết luận và hàm ý chính sách

Bài báo đã xem xét chi tiết tình trạng xả thải và xử lý chất thải của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đề xuất và tính toán chỉ số tổng thể để đánh giá quản lý môi trường của doanh nghiệp: Chỉ số quản lý môi trường (EMI). Kết quả của nghiên cứu là bằng chứng quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý ô nhiễm trong việc đưa ra các chính sách nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là lần đầu tiên có một bộ chỉ số quản lý môi trường có thể tính toán được được đề xuất, xây dựng và minh họa cho Việt Nam, là đóng góp mới quan trọng của bài báo. Tuy phần minh họa của bài báo sử dụng số liệu thống kê từ các năm 2004-2009 do đây là những năm duy nhất bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp có số liệu khá chi tiết về môi trường (các năm gần đây không có), nhưng kết quả cũng có những giá trị tham khảo tốt, đặc biệt khi số liệu cập nhật hơn được đưa các, các nhà khoa học hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tính toán Chỉ số quản lý môi trường EMI trong bài để đưa ra các hàm ý chính sách cần thiết.

Qua phân tích thực trạng quản lý môi trường và qua chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp ở Việt Nam, nhận thấy hành động môi trường của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2004 – 2009 là tương đối tốt. Phần lớn chất thải đều được doanh nghiệp xử lý (khoảng 90%). Đồng thời chỉ số EMI bình quân của các doanh nghiệp đều cao, điều này cho thấy hành động môi trường của các doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên để hành động môi trường này được duy trì thường xuyên và được nâng cao nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung. Nâng cao vai trò của tòa án đối với những vi phạm của doanh nghiệp trong hoạt động môi trường.

Thứ hai, Phổ biến công khai, minh bạch những chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thân thiện môi trường. Hiện nay Nhà nước có nhiều chích sách ưu đãi ví dụ như chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ đầu tư bảo vệ môi trường; đào tạo nhân lực, v.v… Tuy nhiên chỉ 30% doanh nghiệp biết đến các cơ chế, chính sách này và 6% doanh nghiệp được nhận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trên (Trần Thị Hồng Minh, 2017)

Thứ ba, thúc đẩy tài chính xanh, tín dụng xanh.Kết nối giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ tài chính cho hoạt động môi trường của doanh nghiệp. Đẩy mạnh vai trò hoạt động của các quỹ bảo vệ môi trường, hỗ trợ vốn, bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, chi phí cho hoạt động môi trường là rất lớn và cần được thực hiện thường xuyên.Tuy nhiên, vốn và vấn đề lớn của các doanh nghiệp.

Cuối cùng, tạo sức ép từ phía cộng đồng, người tiêu dùng đối với doanh nghiệp trong hoạt động môi trường.

Tài liệu tham khảo

  1. Adams, C.A., Hill, W., Roberts, C.B. (1998), ‘Corporate social reporting practices in Western Europe: legitimating corporate behaviour?’ British Accounting Review 30 (1), 1–21.
  2. Bansal, P., Hunter, T. (2003), ‘Strategic explanations for the early adoption of ISO 14001’, Journal of Business Ethics 46 (3), 289–299.
  3. Boiral, O., Sala, J., (1998), ‘Environmental management: should industry adopt ISO 14001?’ Business Horizons 41 (1), 57–64.
  4. Cormier, D., Magnan, M. (1999).’Corporate environmental disclosure strategies: determinants, costs and benefits’, Journal of Accounting, Auditing and Finance 14 (4), 429–451.
  5. Cormier, D., Magnan, M. (2003),’Environmental reporting management: a continental European perspective’, Journal of Accounting and Public Policy 22 (1), 43–62.
  6. Dasgupta S, Laplante B, Nlandu M, Wang H. (2000), ‘Industrial environmental performance in China: the impact of inspections’, 113-128.
  7. Hackston, D., Milne, M.J. (1996), ‘Some determinants of social and environmental disclosures in New Zealand companies’, Accounting, Auditing & Accountability Journal 9 (1), 77–108.
  8. Konar S, Cohen M. (1997), ‘Information as regulation: the effect of community right to know laws on toxic emissions’, Journal of Environmental Economics and Management; 32(1):109-124.
  9. Le Van Khoa (2006), ‘ Greening Small And Medium-Sized Enterprises: Evaluating Environmental Policy in Viet Nam’, PhD Thesis, Wageningen University
  10. Mani, M., and Jha, S. (2006), ‘Trade Liberalization and the Environment in Vietnam’, World Bank Policy Research Working Paper
  11. Nakamura, M., Takahashi, T., Vertinsky, I.(2001), ‘Why Japanese firms choose to certify: a study of managerial responses to environmental issues’, Journal of Environmental Economics and Management 42 (1), 23–52.
  12. Nishitani, K. (2008), ‘An empirical study of the initial adoption of ISO 14001 in Japanese manufacturing firms’, Ecological Economics (Forthcoming).
  13. Pargal S, Wheeler D. (1996), ‘Informal regulation of industrial pollution in developing countries: evidence from Indonesia’, Journal of Political Economy;104(6):1314e27.
  14. Panayotou T, Schatzki T, Limvorapitak Q. (1997), ‘Differential industry response to formal and informal environmental regulations in newly Industrializing economies: the case of Thailand [mimeo]’, Harvard Institute for International Development.
  15. Patten, D. (1991),’Exposure, legitimacy, and social disclosure’, Journal of Accounting and Public Policy 10 (4), 297–308.
  16. Patten, D.M. (2002), ‘The relation between environmental performance and environmental disclosure: a research note’, Accounting, Organizations and Society 27 (8), 763–773.
  17. Porter, M.E. (1991), America’s Green strategy, Scientific American, 264(4),168

 

  1. Roberts, R.W. (1992), ‘Determinants of corporate social responsibility disclosure: an application of stakeholder theory’, Accounting, Organizations and Society 17 (6), 595–612.
  2. Tổng cục Thống Kê (2017), Niên gián thống kê 2017, NXB Thông kê, Hà Nội
  3. Tu Thuy Anh and Chu Thi Mai Phương (2018), ‘Environmental responsibility of Vietnam’s enterprises: The EMI approach’, Conference Firm dynamics, trade and growth, FTU.
  4. Vu, H., Dang, H., Nguyen, C., Nguyen, C., and Le, H. (2003), ‘Multinational corporations and the environment in Vietnam: policy responses’, East Asian Development Network (EADN) working paper no.23
  5. Welch, E.W., Mazur, A., Bretschneider, S. (2000), ‘Voluntary behavior by electric utilities: levels of adoption and contribution of the climate challenge program to the reduction of carbon dioxide’, Journal of Policy Analysis and Management 19 (3), 407–425.
  6. Yiridoe, E.K., Clark, J.S., Marett, G.E., Gordon, R., Duinker, P. (2003), ‘ ISO 14001 EMS standard registration decisions among Canadian organizations’, Agribusiness 19 (4), 439–457.
  7. Zhang, B., Bi, J., Yuan, Z., Ge, J., Liu, B., and Bu, M.(2008), ‘Why do firms engage in environmental management? An empirical study in China’, Journal of Cleaner Production 16, 1036-1045.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: thuyanh.tu@ftu.edu.vn

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: maiphuongchu@ftu.edu.vna

 

Nghiên cứu chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Từ Thúy Anh[1]

Chu Thị Mai Phương[2]

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng dữ liệu cấp độ doanh nghiệp nhằm kiến nghị những giải pháp để quản lý môi trường cho khu vực doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững. Cụ thể, bài báo này xem xét tình trạng xả thải và xử lý chất thải của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đề xuất và tính toán chỉ số tổng thể để đánh giá quản lý môi trường của doanh nghiệp: Chỉ số quản lý môi trường (EMI). Kết quả của nghiên cứu là bằng chứng quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý ô nhiễm trong việc đưa ra các chính sách nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là lần đầu tiên có một bộ chỉ số quản lý môi trường có thể tính toán được được đề xuất, xây dựng và minh họa cho Việt Nam, là đóng góp mới quan trọng của bài báo. Tuy phần minh họa của bài báo sử dụng số liệu thống kê từ các năm 2004-2009 do đây là những năm duy nhất bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp có số liệu khá chi tiết về môi trường (các năm gần đây không có), nhưng kết quả cũng có những giá trị tham khảo tốt, đặc biệt khi số liệu cập nhật hơn được đưa các, các nhà khoa học hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tính toán Chỉ số quản lý môi trường EMI trong bài để đưa ra các hàm ý chính sách cần thiết.

Từ khóa: Quản lý môi trường, Doanh nghiệp, Việt Nam

Phân loại JEL : D21, Q20, Q56

Research on environmental quality management indicators of enterprises in Vietnam

Abstract

This study analyzes the current status of environmental management of enterprises in Vietnam using enterprise-level data with the purpose of recommending solutions on this matter for the business sector towards sustainable development. Specifically, this paper examines the status of waste disposal and waste treatment of enterprises in Vietnam, as well as proposes and calculates the overall index to assess environmental management of enterprises: the Environmental management index (EMI). The results of this study are important evidence for policymakers and pollution control agencies to come up with policies to reduce the negative environmental impact of businesses in the operation process. The important contribution of this paper is that it is the first time a set of computable environmental management indicators proposed, developed and illustrated for Vietnam. The illustration of the research uses statistics from 2004-2009 because these are the only years in which the Enterprise Survey has quite detailed data on the environment. However, the results also have good reference values, especially when more updated data are available, scientists can totally use the EMI Environmental Management Index calculation method in the article to  make necessary policy implications.

Keywords: Environmental management, Enterprises, Vietnam

JEL code: D21, Q20, Q56

 

  1. Lời mở đầu

Trong hơn ba thập kỷ kể từ Đổi mới (từ năm 1986), nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ rất ấn tượng, trung bình 6,5%/năm (Tổng cục Thống kê, 2017). Trong đó, doanh nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây ở Việt Nam, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội. Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Doanh nghiệp phát triển là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập (Ngân hàng thế giới, 2005).

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, hoạt động của doanh nghiệp đã và đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước, nổi bật là những tác động tiêu cực đến môi trường gây thiệt hại lớn về tài sản và sức khỏa của cộng đồng. Theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, tất cả các loại hình chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ đều phải được xử lý trước khi thải ra môi trường và cơ sở có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý về môi trường. Nhưng ở nước ta hiện nay, việc tuân thủ các quy định này chưa nghiêm do đó hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Như là, hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp chưa được tiến hành thường xuyên, chưa trở thành nhận thức hành động của doanh nghiệp mà còn mang nặng tính đối phó, thời vụ.

Ngoài ra, các nghiên cứu của Porter (1991); Porter và Van der Linnde (1995) đã chỉ ra vai trò quan trọng của tiêu chuẩn môi trường đối với hoạt động kinh tế. Theo đó, việc áp dụng bảo vệ môi trường vào hoạt động kinh tế có thể trực tiếp làm giảm chi phí nguyên liệu, năng lượng sử dụng, tài sản cố định và đầu vào lao động. Theo quan điểm này, hoạt động bảo vệ môi trường có thể dẫn đến hoạt động kinh tế cao hơn và các hiệu ứng tốt có thể xuất hiện trên năng suất cũng như khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp (Ambec và Lanoie, 2008).

Nghiên cứu này có mục tiêu là tìm hiểu thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp của việt Nam thông qua chỉ số quản lý chất lượng môi trường của doanh nghiệp nhằm kiến nghị giải pháp để quản lý môi trường cho khu vực doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một số nghiên cứu thực nghiệm xem xét các hành động của doanh nghiệp liên quan đến quản lý môi trường. Các nghiên cứu này đã phân tích các yếu tố quyết định hành động môi trường của doanh nghiệp dựa trên các lý thuyết khác nhau như lý thuyết các bên liên quan (Roberts, 1992), lý thuyết hợp pháp (Patten, 1991), lý thuyết điều chỉnh (Nakamura và cộng sự, 2001), lý thuyết kinh tế (Cormier) và Magnan, 1999; Nakamura và cộng sự, 2001) v.v… Mặc dù các lý thuyết khác nhau được sử dụng cho các phân tích này, nhưng đặc điểm chung của hầu hết các nghiên cứu trước đây là sự thừa nhận rằng các ưu tiên / áp lực môi trường của các bên liên quan và đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hành động môi trường của họ. Do đó, các hành động môi trường của các doanh nghiệp được coi là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định tương tự dù các lý thuyết khác nhau, vì hành động môi trường của của công ty được sử dụng để cải thiện hình của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy các yếu tố quyết định chung ảnh hưởng đến các hành động môi trường của doanh nghiệp. Điển hình có thể kể tới các nghiên cứu như Patten (1991, 2002), Hackston và Milne (1996), Adams và cộng sự. (1998), Cormier và Magnan (1999, 2003), Welch và cộng sự. (2000), Nakamura và cộng sự. (2001), Kokubu và cộng sự. (2002) và Zhang và cộng sự (2008). Các nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến khả năng hành động của môi trường. Roberts (1992) và Cormier và Magnan (1999) chỉ ra rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn có xu hướng thực hiện nhiều hành động về môi trường hơn. Roberts (1992), Cormier và Magnan (1999, 2003) và Nakamura và cộng sự. (2001) chỉ ra rằng tỷ lệ nợ ảnh hưởng đến hành động môi trường của doanh nghiệp. Nakamura et al. (2001), Bansal và Hunter (2003), Yiridoe và cộng sự. (2003) cung cấp bằng chứng cho thấy các công ty có nhiều khách hàng nước ngoài có nhiều khả năng thực hiện các hành động về môi trường hơn. Cormier và Magnan (1999, 2003) nhận thấy rằng các cổ đông ảnh hưởng đến hành động môi trường đó.

Trái ngược với các nghiên cứu quốc tế phong phú phân tích hành động của các doanh nghiệp liên quan đến quản lý môi trường, các nghiên cứu liên quan đến Việt Nam rất hạn chế. Vu cà cộng sự (2003) đã cung cấp thông tin mô tả về tác động của các doanh nghiệp FDI đối với môi trường Việt Nam thông qua khảo sát 20 doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Lê Xuân Khoa (2006) đã đánh giá chính sách môi trường đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu gần nhất với nghiên cứu của chúng tôi, Mani và Jha (2006) phân tích các tác động môi trường của mở cửa của Việt Nam bằng cách sử dụng bộkhảo sát doanh nghiệp 2000-2002. Kết quả cho thấy tăng cường hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong lĩnh vực nước và ô nhiễm nặng, so với các ngành ít ô nhiễm hơn. Nghiên cứu của chúng tôi bắt đầu từ Mani và Jha (2006) trong một số khía cạnh. Thứ nhất, công việc trước đây là phân tích ngành (22 ngành), do đó các tác giả tập hợp các doanh nghiệp theo phân loại công nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam và xếp hạng các ngành này theo cường độ ô nhiễm. Nghiên cứu của chúng tôi phân tích các hành động cấp doanh nghiệp về quản lý môi trường. Thứ hai, trong khi chúng tôi kết hợp hiệu suất môi trường của doanh nghiệp, Mani và Jha sử dụng cường độ ô nhiễm như một biến giải thích để giải thích sự thay đổi trong thành phần sản lượng và tính mở (tức là xuất khẩu và FDI). Thứ ba, quy mô mẫu nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn (từ năm 2004 đến 2009), trong khi Mani và Jha chỉ khai thác thông tin từ năm 2000 đến 2002.

  1. Thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Bộ số liệu về điều tra doanh nghiệp được Tổng cục Thống kê thực hiện bắt đầu từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, dữ liệu môi trường là dữ liệu do doanh nghiệp đặt hàng. Do đó, các số liệu về môi trường của doanh nghiệp chỉ đầy đủ từ năm 2004-2009. Đây là lý do tại sao bài báo này chỉ sử dụng số liệu tính toán từ năm 2004-2009. Tuy nhiên, khi có các số liệu cập nhật hơn, các nhà khoa học hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng  phương pháp tính Chỉ số quản lý môi trường EMI mà các tác giả đề xuất trong bài này để đưa ra các hàm ý cần thiết.

Việc thực hiện trách nhiệm môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững. Theo số liệu từ năm 2004 đến năm 2009, số lượng doanh nghiệp theo loại hình đầu tư cho hành động môi trường được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1. Doanh nghiệp đầu tư cho hành động môi trường

Loại hình doanh nghiệp

Số doanh nghiệp

%

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

31.022

82,28

Doanh nghiệp FDI

4.,350

11,54

Doanh nghiệp nhà nước

2.333

6,19

Tổng

37.705

100

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Qua Bảng 1 nhận thấy, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước doanh đầu tư vào môi trường là lớn nhất, chiếm 82,28%; Ngược lại, số lượng doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào môi trường là ít nhất, chiếm 6,19%. Trong giai đoạn 2004-2009, các doanh nghiệp ngoài nhà nước doanh tăng nhanh về số lượng. Khi bước vào thị trường, các doanh nghiệp này phải đảm bảo các điều kiện cần thiết liên quan đến trách nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường. Do đó, hoạt động đầu tư cho môi trường của khu vực doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 2. Trung bình lượng chất khí thải ra đã được xử lý của các doanh nghiệp

Đơn vị: m3

 

Trung bình lượng chất khí thải ra

Trung bình lượng chất thải khí đã được xử lý

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

9.197.777

5.496.160

377.088,2

8.948.482

4.403.397

347.654,4

2005

10.000.000

4.529.470

781.679,5

9.100.000

4.496.579

619.093,0

2006

8.405.986

4.131.032

641.043,1

8.097.312

2.970.014

619.344,1

2007

7.449.413

13.800.000

2.047.704,0

7.112.828

13.400.000

2.033.297,0

2008

88.300.000

3.277.266

2.294.931,0

80.900.000

3.250.242

2.047.737,0

2009

10.200.000

4.471.517

846.358,4

10.200.000

4.391.515

711.676,0

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Tình hình xả thải và xử lý chất thải giữa các loại hình doanh nghiệp là rất khác nhau. Cụ thể, đối với chất thải khí. Tình hình xả chất thải và xử lý chất thải khí của các doanh nghiệp được thể hiện trong Bảng 2. Theo đó, lượng khí thải ra trung bình hàng năm của các DNNN là lớn nhất và ít nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tỷ lệ xử lý chất thải so với lượng thải ra của các doanh nghiệp là rất cao, trên 90% (Bảng 3). Điều này cho thấy hoạt động xử lý chất thải khí của doanh nghiệp đã được thực hiện rất tốt.

Bảng 3.Tỷ lệ chất khí thải được xử lý của doanh nghiệp

Đơn vị: %

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

97

80

92,19

2005

91

99

79,20

2006

96

72

96,62

2007

95

97

99,30

2008

92

99

89,23

2009

100

98

84,09

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Đối với chất thải rắn, Bảng 4 cho thấy tình hình xả thải của chất thải và xử lý chất thải rắn của doanh nghiệp. Tương tự, chất thải rắn trung bình được xử lý nhiều nhất bởi DNNN và ít nhất là từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ chất thải rắn được xử lý với chất thải rắn thải ra, trong năm 2005 các DNNN chỉ có thể xử lý hơn 50%. Năm 2008, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ quản lý hơn 30%. (Bảng 5).

Bảng 4. Trung bình lượng chất thải rắn thải ra và được xử lý của doanh nghiệp

Đơn vị: Tấn

 

Bình quân lượng chất thải rắn thải ra

Bình quân lượng chất thải rắn được xử lý

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

326.296,9

8.054,3

602,6

302.791,2

8.037,9

582,1

2005

167.267,9

12.836,5

602,7

95.948,5

12.401,2

600,1

2006

194.138,6

3.496,1

856,0

193.656,8

2.821,8

849,0

2007

590.716,4

3.535,0

6.173,7

574.212,5

3.531,8

6.147,1

2008

1.894.296,0

126.627,3

19.794,8

1.879.148,0

122.600,6

6.322,6

2009

388.572,6

16.968,1

1.410,2

380.602,9

16.162,3

1.406,1

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

 

 

Bảng 5. Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý của doanh nghiệp

Đơn vị: %

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

92,80

99,80

96,60

2005

57,36

96,61

99,57

2006

99,75

80,71

99,18

2007

97,21

99,91

99,57

2008

99,20

96,82

31,94

2009

97,95

95,25

99,71

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Đối với chất thải lỏng, tình trạng xả thải và xử lý chất thải lỏng của các doanh nghiệp được thể hiện trong Bảng 6. Theo đó, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn có khối lượng xả thải bình quân lớn nhất và ít nhất vẫn là doanh nghiệp ngoài nhà nước nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI thực hiện xử lý chất thải lỏng tốt nhất. Tỷ lệ xử lý chất thải lỏng của khối doanh nghiệp này là trên 90% trong tất cả các năm. Các doanh nghiệp nhà nước xử lý chất thải lỏng kém nhất, tỷ lệ xử lý chất thải lỏng của khối doanh nghiệp này trong năm 2005 và 2006 chỉ là 67% (Bảng 7).

Bảng 6. Trung bình lượng chất thải lỏng thải ra và được xử lý của các doanh nghiệp

Đơn vị: m3

 

Trung bình lượng chất thải lỏng thải ra

Trung bình lượng chất thải lỏng được xử lý

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

323.510,1

58.099,9

30.592,3

288.151,7

57.226,8

30.392,6

2005

452.259,5

62.152,9

13.154,4

304.261,5

62.095,6

12.856,5

2006

253.299,9

48.296,0

50.961,0

174.845,5

46.857,4

49.914,1

2007

221.608,6

48.081,2

61.163,6

196.302,2

46.772,0

58.618,2

2008

1.096.520

53.583,9

64.020,9

1.003.101,0

52.120,5

47.578,4

2009

295.979,3

66.072,9

21.341,6

291.049,2

66.039,7

21.301,0

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

 

Bảng 7. Tỷ lệ chất thải lỏng được xử lý của các doanh nghệp

Đơn vị %

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

89,07

98,50

99,35

2005

67,28

99,91

97,74

2006

69,03

97,02

97,95

2007

88,58

97,28

95,84

2008

91,48

97,27

74,32

2009

98,33

99,95

99,81

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

  1. Chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam
    • Phương pháp tính

Trong phần này, chúng tôi đề xuất một phương pháp tính toán chỉ số quản lý môi trường (EMI) của các doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách có hệ thống tình hình quản lý môi của các doanh nghiệp. Chỉ số quản lý môi trường có tương quan cùng chiều đến chi tiêu cho bảo vệ môi trường và xử lý chất thải của doanh nghiệp. Do đó, EMI phản ánh mức độ thực thi quản lý môi trường của doanh nghiệp.

Từ Thúy Anh và Chu Thị Mai Phương (2018) đã đề xuất một cách tính EMI, nhưng không xem xét đến lượng sản xuất ra, cũng như công nghệ sử dụng. Chúng tôi cho rằng, chỉ số này ngoài phụ thuộc vào lượng chất thải thải ra, lượng chất thải được xử lý, chi phí môi trường còn phụ thuộc vào sản lượng vì doanh nghiệp có sản lượng càng lớn thì khả năng chi cho bảo vệ môi trường và xử lý chất thải càng cao. Tương tự, nếu doanh nghiệp đầu tư nhiều cho việc mua sắm máy móc, thiết bị mới, hiện đại (công nghệ) thì có khả năng giảm thiểu lượng chất thải thải ra môi trường do đó có thể hạn chế chi phí cho bảo vệ môi trường và xử lý chất thải. Tuy nhiên khi xét tương quan giữa sản lượng đầu ra (doanh thu), chi phí môi trường và chi cho đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị ma trận tương quan được thể hiện trong Bảng 8. Theo đó, tương quan giữa doanh thu và chi phí môi trường là dương và lớn (47,5%), ngược lại tương quan giữa đầu tư cho mua sắm máy móc và thiết bị thấp (4%). Do đó, chúng tôi chỉ đưa thêm chỉ tiêu về doanh thu vào công thức tính EMI.

Chúng tôi đề xuất xây dựng chỉ số này như sau:

Trong đó,

ECi  là chi phí doanh nghiệp bỏ ra để bảo vệ môi trường ;

Salesi là tổng doanh thu của doanh nghiệp i

  là bình quân tỷ lệ giữa chi phí môi trường và doanh thu của doanh nghiệp i

Wji là tổng lượng xả thải của chất thải  j (Chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khỉ) của doanh nghiệp i;

là bình quân lượng xảthải của chất thải j của tất cả các doanh nghiệp, n là tổng số doanh nghiệp; và  và   là tổng lượng chất thải được xử lý của chất thải j của doanh nghiệp i và bình quân  lượng chất thải xử lý của tất cả các doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp nào có chỉ số EMI cao hơn thì doanh nghiệp đó có chất lượng quản lý môi trường tốt hơn.

Bảng 8. Ma trận tương quan

 

1.

2.

3.

1.      Chi phí môi trường

1

 

 

2.      Doanh thu

0,475

1

 

3.      Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị

0,0424

0,3830

1

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

4.2 Phân tích chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Dựa vào công thức tính EMI ở trên và bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ năm 2004 đến năm 2009 chúng tôi tính toán được chỉ số EMI cho các doanh nghiệp qua các năm. Kết qua cụ thể như sau.

Theo loại hình doanh nghiệp, bình quân EMI của các doanh nghiệp được thể hiện trong Hình 1.

Theo Hình 1, chỉ số quản lý chất lượng môi trường bình quân của các loại hình doanh nghiệp khác nhau là không quá khác biệt. Điều này cho thấy giai đoạn từ năm 2004 – 2009, hành động môi trường của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là rất tốt. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI có nguồn lực tài chính mạnh nên hành động môi trường được quan tâm là tất yếu. Tuy nhiên, doanh nghiệp ngoài nhà nước phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (khoảng 90%) có nguồn lực tài chính hạn chế, xong hoạt động môi trường của khối doanh nghiệp này lại không quá khác biệt so với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI. Điều này cho thấy nhận thức rất tốt của doanh nghiệp trong hành động môi trường hướng đến phát triển bền vững.

Hình 1. Bình quân EMI của các doanh nhiệp ở Việt Nam

Đơn vị: %

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Theo ngành nghề kinh doanh, chỉ số quản lý chất lượng môi trường bình quân ở các ngành (ngành được chia theo cấp chữ số của VSIC 2007) được thể hiện trong Hình 2.

Theo Hình 2, ngành sản xuất công nghiệp là ngành có chỉ số quản lý chất lượng môi trường cao nhất. Đây cũng là ngành có khả năng gây ô nhiễm cao nhất, chỉ số EMI của ngành sản xuất công nghiệp phản ánh hành động môi trường của các doanh nghiệp thuộc ngành này được quan tâm thực hiện tốt nhất.

So sánh chỉ số EMI bình quân giữa các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp không thuộc ngành sản xuất công nghiệp qua các năm được thể hiện trong Hình 3. Theo đó, qua các năm EMI bình quân của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp cao hơn các doanh nghiệp không thuộc ngành sản xuất công nghiệp. Như đã bình luận ở trên, ngành sản xuất công nghiệp là ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Do đó, sự kiểm soát của chính quyền về vấn đề môi trường đối với các doanh nghiệp thuộc ngành này cũng chặt chẽ nhất. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp thuộc ngành này buộc phải quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ môi trường. Ngoài để tuân thủ các quy định của pháp luật thì đó cũng là hành động để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong thị trường, hướng đến phát triển bền vững.

Hình 2. Bình quân EMI của các ngành

Đơn vị: %

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Hình 3. EMI bình quân của các doanh nghiệp thuộc và không thuộc ngành sản xuất công nghiệp

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

 

  1. Kết luận và hàm ý chính sách

Bài báo đã xem xét chi tiết tình trạng xả thải và xử lý chất thải của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đề xuất và tính toán chỉ số tổng thể để đánh giá quản lý môi trường của doanh nghiệp: Chỉ số quản lý môi trường (EMI). Kết quả của nghiên cứu là bằng chứng quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý ô nhiễm trong việc đưa ra các chính sách nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là lần đầu tiên có một bộ chỉ số quản lý môi trường có thể tính toán được được đề xuất, xây dựng và minh họa cho Việt Nam, là đóng góp mới quan trọng của bài báo. Tuy phần minh họa của bài báo sử dụng số liệu thống kê từ các năm 2004-2009 do đây là những năm duy nhất bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp có số liệu khá chi tiết về môi trường (các năm gần đây không có), nhưng kết quả cũng có những giá trị tham khảo tốt, đặc biệt khi số liệu cập nhật hơn được đưa các, các nhà khoa học hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tính toán Chỉ số quản lý môi trường EMI trong bài để đưa ra các hàm ý chính sách cần thiết.

Qua phân tích thực trạng quản lý môi trường và qua chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp ở Việt Nam, nhận thấy hành động môi trường của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2004 – 2009 là tương đối tốt. Phần lớn chất thải đều được doanh nghiệp xử lý (khoảng 90%). Đồng thời chỉ số EMI bình quân của các doanh nghiệp đều cao, điều này cho thấy hành động môi trường của các doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên để hành động môi trường này được duy trì thường xuyên và được nâng cao nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung. Nâng cao vai trò của tòa án đối với những vi phạm của doanh nghiệp trong hoạt động môi trường.

Thứ hai, Phổ biến công khai, minh bạch những chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thân thiện môi trường. Hiện nay Nhà nước có nhiều chích sách ưu đãi ví dụ như chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ đầu tư bảo vệ môi trường; đào tạo nhân lực, v.v… Tuy nhiên chỉ 30% doanh nghiệp biết đến các cơ chế, chính sách này và 6% doanh nghiệp được nhận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trên (Trần Thị Hồng Minh, 2017)

Thứ ba, thúc đẩy tài chính xanh, tín dụng xanh.Kết nối giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ tài chính cho hoạt động môi trường của doanh nghiệp. Đẩy mạnh vai trò hoạt động của các quỹ bảo vệ môi trường, hỗ trợ vốn, bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, chi phí cho hoạt động môi trường là rất lớn và cần được thực hiện thường xuyên.Tuy nhiên, vốn và vấn đề lớn của các doanh nghiệp.

Cuối cùng, tạo sức ép từ phía cộng đồng, người tiêu dùng đối với doanh nghiệp trong hoạt động môi trường.

Tài liệu tham khảo

  1. Adams, C.A., Hill, W., Roberts, C.B. (1998), ‘Corporate social reporting practices in Western Europe: legitimating corporate behaviour?’ British Accounting Review 30 (1), 1–21.
  2. Bansal, P., Hunter, T. (2003), ‘Strategic explanations for the early adoption of ISO 14001’, Journal of Business Ethics 46 (3), 289–299.
  3. Boiral, O., Sala, J., (1998), ‘Environmental management: should industry adopt ISO 14001?’ Business Horizons 41 (1), 57–64.
  4. Cormier, D., Magnan, M. (1999).’Corporate environmental disclosure strategies: determinants, costs and benefits’, Journal of Accounting, Auditing and Finance 14 (4), 429–451.
  5. Cormier, D., Magnan, M. (2003),’Environmental reporting management: a continental European perspective’, Journal of Accounting and Public Policy 22 (1), 43–62.
  6. Dasgupta S, Laplante B, Nlandu M, Wang H. (2000), ‘Industrial environmental performance in China: the impact of inspections’, 113-128.
  7. Hackston, D., Milne, M.J. (1996), ‘Some determinants of social and environmental disclosures in New Zealand companies’, Accounting, Auditing & Accountability Journal 9 (1), 77–108.
  8. Konar S, Cohen M. (1997), ‘Information as regulation: the effect of community right to know laws on toxic emissions’, Journal of Environmental Economics and Management; 32(1):109-124.
  9. Le Van Khoa (2006), ‘ Greening Small And Medium-Sized Enterprises: Evaluating Environmental Policy in Viet Nam’, PhD Thesis, Wageningen University
  10. Mani, M., and Jha, S. (2006), ‘Trade Liberalization and the Environment in Vietnam’, World Bank Policy Research Working Paper
  11. Nakamura, M., Takahashi, T., Vertinsky, I.(2001), ‘Why Japanese firms choose to certify: a study of managerial responses to environmental issues’, Journal of Environmental Economics and Management 42 (1), 23–52.
  12. Nishitani, K. (2008), ‘An empirical study of the initial adoption of ISO 14001 in Japanese manufacturing firms’, Ecological Economics (Forthcoming).
  13. Pargal S, Wheeler D. (1996), ‘Informal regulation of industrial pollution in developing countries: evidence from Indonesia’, Journal of Political Economy;104(6):1314e27.
  14. Panayotou T, Schatzki T, Limvorapitak Q. (1997), ‘Differential industry response to formal and informal environmental regulations in newly Industrializing economies: the case of Thailand [mimeo]’, Harvard Institute for International Development.
  15. Patten, D. (1991),’Exposure, legitimacy, and social disclosure’, Journal of Accounting and Public Policy 10 (4), 297–308.
  16. Patten, D.M. (2002), ‘The relation between environmental performance and environmental disclosure: a research note’, Accounting, Organizations and Society 27 (8), 763–773.
  17. Porter, M.E. (1991), America’s Green strategy, Scientific American, 264(4),168

 

  1. Roberts, R.W. (1992), ‘Determinants of corporate social responsibility disclosure: an application of stakeholder theory’, Accounting, Organizations and Society 17 (6), 595–612.
  2. Tổng cục Thống Kê (2017), Niên gián thống kê 2017, NXB Thông kê, Hà Nội
  3. Tu Thuy Anh and Chu Thi Mai Phương (2018), ‘Environmental responsibility of Vietnam’s enterprises: The EMI approach’, Conference Firm dynamics, trade and growth, FTU.
  4. Vu, H., Dang, H., Nguyen, C., Nguyen, C., and Le, H. (2003), ‘Multinational corporations and the environment in Vietnam: policy responses’, East Asian Development Network (EADN) working paper no.23
  5. Welch, E.W., Mazur, A., Bretschneider, S. (2000), ‘Voluntary behavior by electric utilities: levels of adoption and contribution of the climate challenge program to the reduction of carbon dioxide’, Journal of Policy Analysis and Management 19 (3), 407–425.
  6. Yiridoe, E.K., Clark, J.S., Marett, G.E., Gordon, R., Duinker, P. (2003), ‘ ISO 14001 EMS standard registration decisions among Canadian organizations’, Agribusiness 19 (4), 439–457.
  7. Zhang, B., Bi, J., Yuan, Z., Ge, J., Liu, B., and Bu, M.(2008), ‘Why do firms engage in environmental management? An empirical study in China’, Journal of Cleaner Production 16, 1036-1045.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al hack forum organik hit https://ayvalikzeytinyagi.org/Mostbet KZbeylikdüzü escortdeneme bonusu veren sitelerPomeranian betlike girişgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025cast ajans istanbul escort bayancasino levantcasinolevantBC.Gamemarsbahiscasibomjojobetjojobetkalebetmakrobet girişperabet girişvirabetdeneme bonusu veren sitelertümbet girişbeste casino på nett30 tl bonus veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノオンラインカジノ 違法rulet siteleripoker sitelerimariobet girişbahis siteleriatomsportvmilanobet girişcasinolevantmarsbahis girişhttps://thebritishinvapetion.com/celtabetcratosroyalbetGrandpashabetcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnorabahis girişno deposit bonus casinonew online casinos ontarioonline casino ontariocrypto casinobetnanostarzbet girişlive casinobetting sitesonline bettingonline casinoStarzbetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinoaltyazılı film izlegamdom girişjackbetGrandpashabetGrandpashabet girişPornoankara evden eve nakliyatcasibomsahabet güncel girişsahabet güncel girişsahabet güncel girişhd film izlelayarkaca21solana sniper botultrabetbonus veren sitelerdeneme bonusu veren yeni sitelerbankobetinstagram takipçi satın alsincan evden eve nakliyatcasibomtaraftarium24taraftarium24taraftarium24imajbetcasibomcasibomcasibomextrabettubidy mp3 downloadsnaptikcasino sitelerisnapinstaeditor bet girisholiganbetsnaptikaerodrome financecasino siteleritubidy mp3 downloadsüperbahis girişotobettubidysohbet hattıparibahisOne Win Aviator: A Comprehensive Guide for Indian Playersbets10 girişaustralian casino gamestaraftarium24selçuksportsbets10 xwinxbetbets10 xcratosroyalbetdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelersweet bonanzadeneme bonusu veren sitelerbetgartubidy mp3 downloadsahabetyoutube to mp3dumanbetdeneme bonusu veren sitelerçorlu nakliyathitbetmarsbahis girişcasibomtambettambet giriştaraftarium24Alev Casinoistanbul eskorttaraftarium24matbetdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerbahis siteleristreameastimajbet1472meritking1615 comcasibom725casibom734 comgrandpashabet2217yabancı dizi izlebets10meritking1615grandpashabet2217casibom734casibom725 comimajbet1472 comcasibomcasibom güncel girişgrandpashabetBetcio Twitter Güncel GirişiPeptid Fiyatlarımarsbahiscasibomultrabetultrabetultrabetcasibomedukağıthane escortistanbul escortdeneme bonusu veren siteleressbahistubidyanime defenders scriptçorlu nakliyeslot sitelericasino siteleriekrem abimarsbahiscasinolevantmeritkingjojobet 2025 girişBahissenin girişCiprobet Girişsolara executorsolara executordeneme bonusu veren sitelerholeyybahiscasinobahsegelbetebetbetgarantibetgrambetnanocandycasinokulisbetbetvakticeltabetcratosslotcratossportingexxenbetfenomenbetlordbahisprimebahismeritkingmadridbetkingroyalvaycasinorenbetslotbarcenabetgettobetbahisbeymeritbetbenimbahisbetrupiligobetbetorderesbetcasiwowefesbetromabetkralbetbetgarsetrabetonwindeniz taşımacılığıMatbet GirişMatbet Girişjokerbet girişperabetperabetselçuksportsasyabahiskulisbetbetebetextrabet girişextrabetAnkara Escortjackbetcasibom girişmarsbahis girişotobetjojobet7slotsbets10 xbahis casinoinagamingcasibomcasibom1xbetmarsbahis girişBetkanyondeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren siteleristanbul escortbetmatik girişoleybet girişotobetcasibom1wincenabetselçuksportskralbetdeneme bonusu veren sitelerdeniz taşımacılığıçorlu nakliyatcasinolevant girişnorabahis2024 deneme bonusu veren sitelermegabahisSupertotobetSupertotobetcasino sitelerijackbetjackbetjustin tvcasibom yeni adrescasibom güncel adrescasibom yeni girişcasibom güncel girişcasibom girişcasibomtipobet girişcasibom girişbakırköy escortdizipalcasinolevantcasinolevantligobetcasibom girişGrandpashabetDeneme Bonusu 2025Grandpashabetiptv satın alçorlu nakliyatçorlu nakliyecasibom girişmarsbahisgrandpashabetchild porn watchparabetaresbetkulisbetsekabetholiganbetotobet girişmarsbahisdeneme bonusu veren sitelercasibom girişçorlu evden eve nakliyatdeneme bonusu veren sitelerçorlu nakliyatjojobet girişdeneme bonusu veren siteler 2025casibom güncel girişhdfilmcehennemiankara çimçitMobil Ödeme BozdurmaBahis Forumcubetvinootobetcenabetmavibetbetwoonlunabetpiabetparibahisvevobahiscasinofast güncel giriştipobet güncel girişotobet güncel girişspincobetpuanimajbetmatbetbetpuansuperbetinmilanobetbetmarinobetexperwinxbetyouwinlimanbetcasibomcasibomlefkoşa travestibasaribetcasibombetmoonhiltonbetvbetsafirbetbetcupbahigongsbahiscoinbarodeonbetmarsbahistempobetasyabahisbetinbetbooonwinsahabetgrandpashabetmatadorbetmeritking1xbetkavbetkavbetkavbet girişkavbet girişkavbet güncelkavbet günceltimebettimebettimebet giriştimebet giriştimebet günceltimebet güncelsuperbetinsuperbetinsuperbetin girişsuperbetin girişsuperbetin güncelsuperbetin güncelelitcasino girişelitcasino girişelitcasino güncelelitcasino günceljojobetjojobet twitterbets10 twitterbets10 twitterholiganbetjojobetbets10bets10casibom giriş mobilbahisklasbahisdizipalcasibomgiftcardmall/mygiftmarsbahissonbahissonbahissonbahis girişsonbahis girişsonbahis güncelsonbahis güncelmeritking girişmarsbahis girişimajbet girişmatbet girişjojobet girişholiganbet girişsekabet girişonwin girişsahabet girişbetebetotobetmobilbahis girişbets10 girişgrandpashabet girişmatadorbet giriş1xbet girişmilanobetcasinolevantcasinolevantcasinolevant girişcasinolevant girişcasinolevant güncelcasinolevant güncellevantcasino güncellevantcasino güncellevantcasino girişlevantcasino girişlevantcasinolevantcasinolevant casinolevant casinolevant casino girişlevant casino girişlevant casino güncellevant casino güncelcasino levant güncelcasino levant güncelcasino levant girişcasino levant girişcasino levant casino levant casino levantcasino levantgeceisigim.com.trbeyazorman.com.trCinsel Sohbethttps://www.vilrinre.net/casibomcasibomcasibombetmatikcasibommarsbahisholiganbetmarsbahisjojobetmatadorbetgrandpashabetkingroyalmeritbetsahabetsekabetonwinbets10 güncel giriş1xbet güncel girişcasibom güncel girişmeritking güncel girişmarsbahis güncel girişimajbet güncel girişmatbet güncel girişjojobet güncel girişholiganbet güncel girişsekabet güncel girişonwin güncel girişsahabet güncel girişgrandpashabet güncel girişmatadorbet güncel girişmobilbahis güncel girişmobilbahis güncel giriş7slotstaraftarium24casibom, casibom 7341winmarsbahistimebetbycasinocasibom girişcasibomcasibom girişcasibom güncel erişimbetzulaankara escortcoinbarcoinbarcoinbar girişcoinbar girişcoinbar güncelcoinbar güncelpinupbetciobetciobetcio girişbetcio girişgiftcardmall/mygiftmatbetimajbetBahçeşehir Escortcasibomklasbahis,klasbahis girişgiftcardmall/mygiftvbetcasibomextrabetimajbet girişbankobet bankobet bankobetbankobetbankobet girişbankobet girişbankobet güncelbankobet güncelcasibomcasibomcasibom girişcasibom güncelbetvinomegabahismegabahismegabahis girişmegabahis girişmegabahis güncelmegabahis güncelganobetvaycasinocasibomcasibomcasibom girişbettilt girişbettiltbettilt güncel girişbettilt güncelextrabetbahis forumjojobet güncel girişcasibomjojobetcasibomjojobet girişJigoloJigolo başvuruJigolo olmakcasibomhttps://restauranttome.com/casibom girişnaked girlscasibom giriş 2025casibom haftasonumarsbahis girişmarsbahisotobetesenyurt escort, avcılar escortzbahisbetordercasibomcasibomcasibomcasibomCasibomcasibomcasibom1xbet girişcasibomgalabet bahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnow tv maç izlebahisnow tv izlebahisnowbahisnowpaycell ile ödeme alan bahis sitelerievrak istemeyen bahis siteleriotobet güncel girişvaycasino güncel girişbanko bet girişgorabet giriszibilyonbet girişantikbet girişbetaverse güncel girişbetcool güncel girişdama bet giriştelegram bahisvitrinbet güncel girişdeneme bonusudeneme bonuslarıdeneme bonusu veren sitelergüncel deneme bonusugüncel deneme bonusu veren sitelerzbahiszbahis girişxslotxslot girişbetturkeybetturkey girişsahabetsahabet girişgüvenilir casino sitelerizbahiscasibombycasinopiabellacasinosekabetmaltcasinoasyabahissahabetslot dünyasıtipobetmatadorbetxslotdumanbetmadridbetholiganbetzlotbahisabibahisabiteslabahisteslabahisevabetbahismorenimabetbetgrosslarabahislugabetfreybetgelcasinobatumslotbatumslotgelcasinobetpuanpusulabetpusulabet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetHoliganbet GirişHoliganholiganbetholiganbet girişHoliganbetHoliganbet girişholiganHoliganbetholiganbet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetbetturkeyholiganbetHoliganbet girişHoliganbet girisHoliganbet Girişholiganbet güncel girişholiganbet girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girisjojobetjojobet girişjojobet güncel girişjojobet guncel girisJojobetJojobet GirisJojobet güncel girismatbetmatbet girisPusulabetpusulabet girişpusulabet güncel giriscasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel giriscasibom güncelMatbetMatbet güncel girişMatbet girişcasibomcasibom girişcasibom güncel girisCasibomCasibom girişCasibomCasibom girişCasibom güncel girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girispusulabetpusulabet girişpusulabet güncelcasibomcasibom girişcasibom güncelbethousetradingview downloadseattle tattooGaziemir EscortBuca EscortKonak EscortMuratpaşa EscortKepez EscortKültür EscortGölcük Escortİzmit EscortSerdivan EscortBuca Escort - İzmir Escort - Gaziemir Escort - İzmir Bayanordu masaj salonuordu masaj salonuAlsancak Escortİzmit EscortGölcük EscortBayraklı EscortBalçova EscortBalçova EscortBalçova EscortNarlıdere EscortGüzelbahçe EscortAnkara Temizlikİzmit EscortKartepe EscortÇayırova EscortBüyükçekmece EscortGölcük EscortBornova EscortSapanca EscortGebze EscortAlsancak EscortGölcük escortKörfez EscortKonak EscortBayraklı EscortAlsancak EscortAlsancak EscortGaziemir EscortKonak EscortKartepe Escortİzmit EscortSapanca EscortBuca EscortÇeşme Escortİzmit EscortSerdivan Escort İzmit EscortSapanca EscortBornova EscortÜsküdar EscortKonak Escortkocaeli escort sahibinden izmit escortBakırköy Escort sakarya escortGebze Escortİzmit Escortordu masaj salonuordu masaj salonuAtaşehir EscortSerdivan EscortAvcılar Escort İstanbul EscortKarşıyaka EscortGaziemir EscortNarlıdere EscortKonak EscortBalçova escortİstanbul Escortordu masaj salonuordu masaj salonuordu masaj salonuordu masajordu masaj salonuordu saunaordu türk hamamıordu mutlu son masaj salonuİstanbul Travestigüzel sözlercasibom734ip stresserGrandpashabetBeylikdüzü EscortBeylikduzu escortBeylikduzu escortİzmir Escortİzmir Escort İzmir Escortİzmir Escortİzmir Escortaresbet girişbetgit girişARESBET GİRİŞaresbet girisaresbet girişaresbet girişaresebet girişizmir escortaresbet girişaresbet girisbetgit girişsohbet hattıbetgit girisbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetkanyon girisbetkanyon girişbetkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişbetkkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişgaziantep escortxslot girişantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girishttps://galabtgrs-ahmetcan.tumblr.com/galabet girişGalabet Guncel Girisgalabet girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit güncel girisbetgit girisbetgit giris antalya escortbetgiteskort antalyaadana travestiantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortimajbet girisholiganbet girişhttps://antalya-kazan.tumblr.com/antalya escortantalya escortantalya escortadana travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortAntalya Escort antalya eskortantalya escortantalya eskortgazianetep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortankara travestigaziantep travestiantalya escortankara travestidimanit porn virtmeyen sitilerideneme sex amcik bedava sitileridinime cinsel izlebedava seks izlebiiihis sürtük sitmezleriporn seks sitmezleribedava erotizm sirkleridimanit free porn veren sitmezlermilf sex sürtük sitleribihis milf sirklerideneme milf porn virtmeyen izlebihis erotizm sitmezleribedava sex cinsel izlebedava sex seksi izlemilf sex sikis sitmezleridimanit bonis amcik izledimanit free porn amcik bedava izlecisini sitilirididimot erotik sitleribihis seksi izlemilf sex cinsellik sitleribedava sex sürtük sirkleribedava sikis sirklerideneme bonus virten sitlerdinime erotik izlesex dinimet seksi sitleribiiihis seks sitmezleribedava erotizm sirkleridinimi binisi virin sitilircasino erotizm sirklericazini porn seksi sitlerisex sürtük sitmezlerideneme bonus veren sitmezlerdeneme bonis amcik sirklerihipbethipbet girişhipbet yeni girişistanbul escortizmit escortgebze escortizmit escort bayanmarmaris escort bayanerzurum escortgaziantep escortdenizli escortdenizli escortmersin escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortgebze escortizmit escortcasibom girişesenyurt escortflorya escortesenyurt escortizmir escort bayanizmit escort bayankayseri escort bayanizmit escort bayan