NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẮT GIẢM THUẾ QUAN ĐẾN NGUỒN THU HẢI QUAN VIỆT NAM
Lê Thị Ánh Tuyết[1]
Tóm tắt: Bài viết phân tích tác động của việc hội nhập quốc tế về thuế quan đến nguồn thu hải quan Việt Nam bằng cách ứng dụng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Thông qua mô hình VECM, nghiên cứu kiểm định trên dữ liệu của Việt Nam giai đoạn 2002-2017 đã cho thấy cắt giảm thuế quan không có tác động làm giảm mạnh lên nguồn thu hải quan Việt Nam vì khi cắt giảm thuế quan thì doanh nghiệp sẽ tăng lượng hàng nhập khẩu, giảm hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng mức độ tuân thủ thuế XNK. Đồng thời, bài viết cũng ngụ ý một số kiến nghị cho chính sách đảm bảo nguồn thu hải quan Việt Nam tốt hơn trong tương lai.
Từ khóa: cắt giảm thuế quan, nguồn thu hải quan, mô hình VECM, thuế xuất nhập khẩu.
Abstract: The paper analyzes the impact of international integration on tariffs on Vietnamese customs revenues by applying the error correction vector model (VECM). Through the VECM model, Vietnam’s data validation study in the period 2002-2017 has shown that tariff reductions have no impact on Vietnamese customs revenues because of increasing imports, reducing smuggling and trade frauds and increase the level of compliance with import and export taxes. At the same time, the article also implies some recommendations for policies to ensure better customs revenues in Vietnam in the future.
Keywords: tariff reduction, customs revenues, VECM model, import and export taxes.
- Đặt vấn đề
Ngay sau khi chính thức gia nhập WTO, từ tháng 1-2007 nước ta đã chủ động thực hiện cam kết: công bố cắt giảm 1.812 dòng thuế nhập khẩu với mức thuế suất giảm bình quân là 14,5%. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, khi các cam kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) bước vào giai đoạn cắt giảm thuế sâu, đặc biệt các FTA với Hoa Kỳ, EU có hiệu lực, sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống. Tuy nhiên, trước những con số ấn tượng đó, bàn về vấn đề ngân sách nhà nước (NSNN) trong bối cảnh hội nhập quốc tế ớ Việt Nam hiện nay thì lại có hai ý kiến trái chiều nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng: số thu NSNN sẽ giảm mạnh do cắt giảm thuế quan, do đó cần tăng các nguồn thu nội địa, trong đó có việc khẩn trương đưa vào thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân để bù đắp sự hụt đi của thuế xuất nhập khẩu (XNK). Nhưng nguồn bù đắp cũng chưa chắc đã có tính hiện thực và khả thi cao, bởi sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ chèn ép làm thu hẹp sản xuất, kinh doanh và số thu thuế trong nước. Ý kiến thứ hai cho rằng: song song với việc giảm thuế suất làm giảm số thu thuế XNK thì quy mô ngoại thương lại tăng mạnh, đồng thời các doanh nghiệp, mặt hàng của nước ta nếu đứng vững được thì còn mở rộng thị trường tiêu thụ ở các thành viên WTO, do họ cũng giảm thuế và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam, do đó tổng thu NSNN vẫn có khả năng tăng trưởng và cân đối tích cực.
Bàn về vấn đề hội nhập quốc tế tác động tới thuế quan thì cả trong và ngoài nước đều đã có rất nhiều nghiên cứu như Walsh (2003), Finger và Schuler (2000), Filmer (2003), Rege (2002), King (2003), Ghimire (2005), Finger và Schuler (2000), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006), Clarete (2004), Nguyễn Thị Ngoan (2010), Đào Ngọc Thanh (2012). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được tác động của cắt giảm thuế quan đến nguồn thu hải quan (NTHQ) tại Việt Nam.Vì vậy, tác giả thực hiện bài viết này nhằm xây dựng một nghiên cứu định lượng cụ thể đánh giá tác động của thực thi cắt giảm thuế quan đến NTHQ tại Việt Nam. Từ đó gợi ý một số kiến nghị cho chính sách tập trung giải pháp nhằm đảm bảo NTHQ Việt Nam tốt hơn trong tương lai.
- Cơ sở lý thuyết
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu làm rõ tác động của thuế quan đến NTHQ một quốc gia.
Walsh (2003) đã khẳng định việc thực thi cam kết ưu đãi về thuế quan là một phần không thể thiếu trong xu thế tự do hóa thương mại, cùng với những quy định khác như hạn ngạch, giấy phép XNK,.. sẽ làm thay đổi số thu thuế tại mỗi quốc gia. Finger và Schuler (2000) đã phân tích tác động cam kết ưu đãi về thuế quan với phạm vi rộng lớn hơn trong việc cải thiện tính minh bạch, khách quan, công bằng và khả năng giải thích khi xác định thuế xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới mức độ tuân thủ thuế XNK, tăng lượng hàng XNK của doanh nghiệp, đảm bảo NTHQ của quốc gia. Tương tự, Filmer (2003) cũng cho thấy cam kết ưu đãi về thuế quan trong dài hạn sẽ tác động làm giảm các hành vi gian lận thương mại về thuế XNK của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo NTHQ cho quốc gia. Ngược lại, Rege (2002), sau khi phân tích những vấn đề phát sinh trong việc cam kết ưu đãi về thuế quan, đã nhấn mạnh một số khó khăn cho các nước đang phát triển khi cắt giảm thuế quan vì NTHQ có thể sẽ bị sụt giảm. King (2003), Ghimire (2005), Finger và Schuler (2000) cho rằng vấn đề quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển trong thực thi cam kết ưu đãi về thuế quan là việc áp dụng công nghệ thông tin trong nghành hải quan về xác định xuất xứ đối với hang hóa xuất nhập khẩu. Pritchett và Sethi (1994) cho rằng nhà kinh doanh XNK sẽ có xu hướng trốn thuế khi thuế quan tăng. Vì vậy, số thu thuế XNK sẽ không tăng tương ứng theo tỉ lệ tăng thuế quan. Điều đó có nghĩa việc giảm thuế quan cũng có thể sẽ không gây ra sự sụt giảm trong NTHQ vì việc giảm thuế có thể làm giảm hiện tượng trốn thuế, tăng lượng hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Cùng quan điểm đó, Ebrill, Stotsky và Gropp (1999), Khatttry và Rao (2002) đã thực hiện những nghiên cứu khác nhằm xác định mức thuế suất tối ưu nhằm tối đa hóa NTHQ của quốc gia. Các nghiên cứu định tính này đã phần nào cho thấy mối quan hệ giữa nguồn thu hải quan với thuế suất thuế XNK.
Gundogdu (2011) đã phân tích thực nghiệm tại các quốc gia hồi giáo về những thay đổi trong NTHQ khi có sự điều chỉnh về thuế quan:
LnCRit = β0 + β1LnIMPit + β2Ln(100 + TRFit) + β3IndTRFit + β4CVAit + β5IndCVAit + eit
Nghiên cứu này đã đưa ra hai kết luận quan trọng rằng: việc tăng thuế suất thuế XNK làm tăng doanh thu thuế hải quan có thể đúng với các nước lớn nhưng không luôn đúng với các nước nhỏ do ở những quốc gia này tác động gián tiếp làm giảm số thuế nhập khẩu thông qua sự sụt giảm lượng hàng nhập khẩu lớn hơn tác động trực tiếp do sự tăng thuế suất.
Nguyễn Hồng Thắng, Đặng Thị Bạch Vân và Nguyễn Văn Thiện (2012) đã tổng hợp và tóm tắt những nghiên cứu về tính nổi và tính co giãn của từng sắc thuế so với cơ sở tính của nó tại Việt Nam, đồng thời xây dựng phương pháp luận xác định độ nổi và độ co giãn của từng sắc thuế tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này đã gợi mở hướng đi cụ thể trong nghiên cứu tác động của thực thi cam kết ưu đãi về thuế quan đối với NTHQ của một quốc gia là ước lượng sự thay đổi số thu hải quan theo biến số cơ bản là kim ngạch nhập. Trong một nghiên cứu khác của La Xuân Đào (2012) biến ngân sách nhà nước và biến gia nhập WTO đã được đưa vào một mô hình nghiên cứu định lượng, do đó đã phản ánh được một phần sự liên hệ giữa việc gia nhập WTO trong đó có thực thi cắt giảm thuế quan với các nguồn thu trong ngân sách nhà nước.
- Phương pháp nghiên cứu và mẫu dữ liệu
- Mô hình nghiên cứu và dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Vectơ hiệu chỉnh sai số (Vector error correction model - VECM) (Asteriou, 2007) để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa các chuỗi dữ liệu, từ đó rút ra một phương trình (ECM) để xem xét tác động của các nhân tố đến số thu hải quan.
Bảng 1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
STT
Tên gọi và nội dung các biến
ĐVT
Ký hiệu
Cơ sở chọn biến
Nguồn số liệu
Kỳ vọng dấu
1
Số thu hải quan giai đoạn 2002-2017 theo quý
Tỷ đồng
CR
Walsh (2003), Finger và Schuler (2000), Filmer (2003), Rege (2002), King (2003), Ghimire (2005), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006), Clarete (2004)
Trên website chính thức của Bộ Tài chính dựa vào các báo cáo theo quý trong phần số liệu quốc tế số thu hải quan theo quý tại Việt Nam từ 2005 đến 2017; Cổng thông tin điện tử Chính phủ phần thống kê tình hình kinh tế xã hội từng quý từ 2002 đến 2004
+
2
Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2002-2017 theo quý
Tỷ USD
IMP
Walsh (2003), Finger và Schuler (2000), Filmer (2003), Rege (2002), King (2003), Ghimire (2005), Finger và Schuler (2000), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006), Clarete (2004), Nguyễn Hồng Thắng và ctg (2012)
+
3
Thuế quan trung bình từ 2000 đến 2014 theo quý
%
TRF
Pritchett và Sethi (1994), Ebrill và ctg (1999), Khatttry và Rao (2002), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006)
Theo World Bank số liệu thuế quan trung bình của Việt Nam được công bố từ năm 2000 đến 2017.
+/-
4
Tác động gián tiếp của thuế quan trung bình
IndTRF
Pritchett và Sethi (1994), Ebrill và ctg (1999), Khatttry và Rao (2002), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006)
Tích của IMP và TRF
+/-
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Theo nghiên cứu của Gundogdu (2011), số thu hải quan của một quốc giá sẽ phụ thuộc vào 3 biến số cơ bản là Kim ngạch nhập khẩu, thuế quan trung bình, và biến số thể hiện tác động gián tiếp của thuế quan trung bình. Do vậy, phương trình nghiên cứu tổng quát:
CR = f (IMP, TRF, IndTRF)
Trong đó:CR là số thu hải quan của Việt Nam tính theo quý từ 2000 đến 2014, IMP là kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam theo quý từ 2002 đến 2017, TRF là thuế quan trung bình của Việt nam từ 2002 đến 2017, IndTRF là biến tác động gián tiếp của TRF tại Việt Nam là tích của IMP và TRF. Tuy nhiên, do số liệu về số thu hải quan tính theo đơn vị tỷ đồng, kim ngạch nhập khẩu được tính theo đơn vị triệu USD và có sự biến thiên lớn theo thời gian nên khi đưa vào mô hình sẽ sử dụng hàm logarit Nêpe cho 2 biến số này để hạn chế mức độ biến thiên của chuỗi số liệu và khi phân tích sẽ về cùng đơn vị % với biến TRF. Đồng thời, hàm logarit nêpe cũng cho phép nghiên cứu chỉ ra rõ hơn độ co giãn của số thu hải quan theo các biến độc lập trong mô hình.
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM để ước lượng mối quan hệ giữa NTHQ và việc cắt giảm thuế quan tại Việt Nam dựa vào mẫu số liệu thời gian từ quý I/2002 đến quý IV/2017. Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Kiểm tra tính dừng các chuỗi dữ liệu
- Nếu các chuỗi cùng dừng ở chuỗi gốc, thực hiện hồi quy OLS
- Nếu các chuỗi cùng dừng sau khi lấy sai phân bậc 1, chuyển qua bước 2
Bước 2: Kiểm định quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu theo phương pháp
Johansen
Bước 3: Xây dựng mô hình hồi quy mối quan hệ trong dài hạn và ngắn hạn giữa các chuỗi dữ liệu với 2 trường hợp:
- Trường hợp 1 (không có đồng liên kết): Sử dụng mô hình VAR để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi dữ liệu.
- Trường hợp 2 (có đồng liên kết): sử dụng mô hình VECM để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi dữ liệ u.
Bước 4: Kiểm định phần dư từ mô hình VECM: Tính dừng phần dư, Hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi giữa các biến
- Kết quả nghiên cứu
- Kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu
Bảng 2. Kiểm tra tính dừng cho các chuỗi dữ liệu ở Việt Nam trong giai đoạn từ quý I/2002 cho đến quý IV/2017
Chuỗi dữ liệu
Kiểm định ADF
Kết luận
LnCR
-1.956709
Khôngdừng
DLnCR
-10.93446***
Dừng
LnIMP
-1.525633
Khôngdừng
DLnIMP
-5.556672***
Dừng
TRF
-1.361843
Khôngdừng
DTRF
-8.083638***
Dừng
IndTRF
0.602739
Khôngdừng
DIndTRF
-3.615655**
Dừng
Ghi chú: D là kí hiệu cho sai phân bậc 1, Giá trị kiểm định trong bảng là giá trị t-statistics, ký hiệu ***, **, * ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 2 trình bày kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu ở Việt Nam từ quý I/2002 đến quý IV/2017. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các chuỗi dữ liệu đều không dừng ở chuỗi gốc, nhưng đều dừng sau khi lấy sai phân bậc 1, hay nói cách khác, các chuỗi này đều là các chuỗi I (1).
- Xác định độ trễ tối ưu
Mục tiêu ban đầu nhằm xác định xem có tồn tại mối liên hệ cân bằng trong dài hạn Số thu hải quan và thuế quan trung bình ở Việt Nam. Đầu tiên tác giả cần xác định độ trễ tối ưu trong mô hình Vector Auto regreesion (VAR). Tác giả lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn đa số AIC (Akaike’s information criterion), FPE (Final prediction error), tiêu chuẩn LR và tiêu chuẩn HQ (Hannan-Quinn information criterion). Quá trình này dẫn đến việc chọn độ trễ bằng 4 cho dữ liệu.
Bảng 3. Xác định độ trễ của mô hình dựa vào mô hình VAR
Lag
LR
FPE
AIC
SC
HQ
0
NA
0.012572
6.975188
7.116038*
7.030170
1
24.68520
0.013712
7.060428
7.764678
7.335338
2
29.53803
0.013169
7.012040
8.279690
7.506879
3
49.77468
0.007830
6.472355
8.303405
7.187122
4
81.23646*
0.002022*
5.080526*
7.474976
6.015222*
Ghi chú: (*) thể hiện bậc dừng của chuỗi dữ liệu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen
Thực hiện kiểm định đồng liên kết các chuỗi dữ liệu trong mô hình theo phương pháp Johansen.
Các kết quả của kiểm định đồng liên kết chỉ ra rằng giả thuyết có ít nhất hai mối quan hệ đồng liên kết được chấp nhận, tức tồn tại đồng liên kết trong hệ thống mô hình tại độ trễ bằng 4.Với kết quả này, bài nghiên cứu sẽ tiến hành ước lượng theo phương pháp VECM. Như vậy có bằng chứng ban đầu để kết luận rằng tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa số thu hải quan, kim ngạch nhập khẩu, thuế quan trung bình. Với sự tồn tại vector đồng tích hợp thể hiện mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình được mô tả bởi phương trình sau:
LnCR = 0.226983LnIMP + 0.291309TRF - 0.006551IndTRF
(0.89011) (0.11764) (0.00587)
Với các con số trong ngoặc là thống kê t
- Phân tích mối quan hệ đơn biến (tương quan Pearson) và ước lượng VECM
Bảng 4. Tương quan Pearson – phân tích mối quan hệ đơn biến
Tương quan xác suất
LNCR
LNIMP
TRF
INDTRF
LNCR
1.000000
0.836148
-0.887649
0.670898
LNIMP
0.836148
1.000000
-0.927849
0.940114
TRF
-0.887649
-0.927849
1.000000
-0.775115
INDTRF
0.670898
0.940114
-0.775115
1.000000
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết quả trong mối quan hệ đơn biến cho thấy cả 3 nhân tố kim ngạch nhập khẩu, thuế quan trung bình, tác động gián tiếp của thuế quan trung bình đều có tác động đối với số thu hải quan. Tuy nhiên, để xem xét tác động của các nhân tố lên số thu thuế xuất nhập khẩu, tác giả tiến hành phần tích hồi quy ở các bước sau.
D(LNCR) = C(1)*( LNCR(-1) + 0.226983451899*LNIMP(-1) +
0.291309092431*TRF(-1) - 0.0065510331249*INDTRF(-1) -
11.9573641025 ) + C(2)*D(LNCR(-1)) + C(3)*D(LNCR(-2)) + C(4)
*D(LNCR(-3)) + C(5)*D(LNCR(-4)) + C(6)*D(LNIMP(-1)) + C(7)
*D(LNIMP(-2)) + C(8)*D(LNIMP(-3)) + C(9)*D(LNIMP(-4)) + C(10)
*D(TRF(-1)) + C(11)*D(TRF(-2)) + C(12)*D(TRF(-3)) + C(13)*D(TRF(-4))
+ C(14)*D(INDTRF(-1)) + C(15)*D(INDTRF(-2)) + C(16)*D(INDTRF(-3))
+ C(17)*D(INDTRF(-4)) + C(18)
Bảng 5. Tổng hợp các hệ số hồi quy có mức ý nghĩa thống kê
Hệ số tương quan
Sai số chuẩn
Thống kê t
Xác suất
Mức ý nghĩa
C(3)
-0.326310
0.169142
-1.929203
0.0606
*
C(4)
-0.268236
0.154647
-1.734502
0.0903
*
C(13)
-0.264452
0.114268
-2.314313
0.0257
**
C(17)
0.010467
0.005501
1.902926
0.0641
*
Ghi chú: Ký hiệu ***, **, * ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết quả này cho thấy trong ngắn hạn việc cắt giảm thuế quan lại có tác động làm tăng số thu hải quan, hệ số hồi quy C(13) = -0,26 có nghĩa khi thuế trung bình TRF giảm 1% thì sẽ làm tăng 0,26% số thu hải quan.
- Kiểm định mô hình
Bảng 6. Kiểm tra tính dừng của phần dư
Phương pháp Giá trị thống kê Xác suất** Số quan sát
Giả thiết H0: Nghiệm đơn vị (Giả thuyết thực hiện nghiệm đơn vị chung)
Levin, Lin & Chu t* -11.8064 0,000 232
Giả thiết H0: Nghiệm đơn vị (Giả thuyết thực hiện nghiệm đơn vị riêng)
ADF - Fisher Chi-square
129.047
0,000
232
PP - Fisher Chi-square
128.870
0,000
232
Ghi chú: ** Xác suất cho kiểm định Fisher được tính toán bằng cách sử dụng tiệm cận phân phối Chi-square. Tất cả các kiểm định đều được giả định tiệm cận chuẩn tắcNguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết quả kiểm định phần dư cho thấy phần dư của mô hình hồi quy VECM là dừng với mức ý nghĩa thống kê cao (p – value = 0,000).
Từ kết quả kiểm định tính dừng, tự tương quan và phương sai thay đổi của phần dư trong mô hình hồi quy cho thấy phần dư từ mô hình ECM là một nhiễu trắng (White noise - đáp ứng các giả thiết). Khi đó, kết quả ước lượng mô hình sẽ là một ước lượng BLUE (Best Linear Unbiaes Estimator). Do đó, kết quả hồi quy ECM là đáng tin cậy.
- Phân tích phản ứng đẩy
Bảng 9. Phân tích phản ứng đẩy của số thu hải quan
Period
LNCR
LNIMP
TRF
INDTRF
1
0.198734
0.000000
0.000000
0.000000
2
0.148382
0.014654
0.033527
0.002976
3
0.135740
0.039406
-0.023606
-0.018546
4
0.083912
-0.042807
0.071337
0.015572
5
0.167778
-0.007158
0.059810
0.010702
6
0.152640
0.011575
0.060289
0.003671
7
0.154131
0.012567
0.036141
-0.021867
8
0.155999
-0.031369
0.012041
-0.014834
9
0.150638
-0.003983
0.057416
0.014777
10
0.148529
0.000770
0.064784
0.003562
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết quả phân tích phản ứng đẩy cho thấy trong ngắn hạn (giai đoạn 3) việc cắt giảm thuế quan có tác động làm tăng sô thu hải quan, từ trung hạn tới dài hạn (từ giai đoạn 4 trở đi) thì việc cắt giảm thuế quan chỉ có tác động trực tiếp và gián tiếp làm tăng nguồn thu hải quan tại Việt Nam ở một số thời điểm nhất định nhưng đa số là đều có tác động làm giảm nguồn thu hải quan của nước ta.
- Phân rã phương sai của số thu hải quan
Bảng 10. Phân rã phương sai của số thu hải quan
Giai đoạn
S.E.
LNCR
LNIMP
TRF
INDTRF
1
0.198734
100.0000
0.000000
0.000000
0.000000
2
0.250719
97.85611
0.341618
1.788186
0.014085
3
0.289377
95.46013
2.110792
2.007779
0.421297
4
0.312961
88.80439
3.675520
6.912305
0.607779
5
0.360329
88.67157
2.812148
7.969581
0.546706
6
0.396129
88.21637
2.412209
8.910482
0.460943
7
0.427337
88.81104
2.159231
8.371799
0.657927
8
0.456401
89.54306
2.365385
7.409109
0.682442
9
0.484277
89.20676
2.107670
7.986330
0.699242
10
0.510681
88.67964
1.895582
8.791112
0.633670
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Dựa vào kết quả phân rã phương sai, chúng ta thấy sự thay đổi số thu hải quan đến từ chính nó ở giai đoạn đầu tiên (ngắn hạn) chiếm 100% không phụ thuộc vào các biến khác trong mô hình nghiên cứu. Trong giai đoạn trung hạn (giai đoạn 5), sự thay đổi số thu hải quan đến từ chính nó chiếm 88,67%; từ tác động trực tiếp của thuế quan chiếm 7,9%; từ tác động gián tiếp của thuế quan chiếm 0,55%. Trong dài hạn (ở giai đoạn 10) sự thay đổi số thu hải quan đến từ chính nó chiếm 88,68%; từ tác động trực tiếp của thuế quan chiếm 8,8%; từ tác động gián tiếp của thuế quan chiếm 0,64%.
- Kết luận và gợi ý chính sách
Với mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét tác động của cắt giảm thuế quan đến NTHQ tại Việt Nam, bằng phương pháp kiểm định đồng liên kết của Johansen và mô hình VECM, ECM đối với mẫu dữ liệu từ quý I/2002 đến quý IV/2017, bài viết đã cho thấy việc cắt giảm thuế quan có cả ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp vào sự thay đổi số thu hải quan của nước ta. Trong ngắn hạn, hệ số thể hiện tác động trực tiếp của thuế quan vào số thu hải quan mang dấu âm cho thấy cắt giảm thuế quan có tác động trực tiếp làm tăng số thu hải quan của Việt Nam. Điều này được giải thích là vì khi thuế quan giảm dẫn đến cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, với lợi thế về chất lượng, thương hiệu thì nhu cầu đối với hàng nhập khẩu có xu hướng tăng lên, gây ra tác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu trong nước. Ngoài ra, theo lý thuyết hành vi thì chi phí tuân thủ thuế tác động đến sự tuân thủ thông qua hiệu ứng thu nhập nghĩa là chi phí tuân thủ tăng sẽ cản trở quyết định tuân thủ thuế và ngược lại. Do vậy, việc cắt giảm thuế quan sẽ làm giảm chi phí tuân thủ thuế nên tất yếu sẽ giúp giảm thiểu các hành vi gian lận trốn thuế. Do vậy, ngay lập tức tác động trực tiếp của cắt giảm thuế quan là tăng lượng hàng nhập khẩu, giảm thiểu các hành vi gian lận thương mại về thuế xuất nhập khẩu giúp làm tăng nguồn thu hải quan tại Việt Nam. Điều này cũng hoàn toàn đúng theo lý thuyết đường cong laffer.
Đặc biệt, trong nghiên cứu này còn cho thấy thuế quan trung bình không còn là nguyên nhân chính gây ra những thay đổi trong số thu hải quan Việt Nam, cụ thể theo kết quả phân rã số thu hải quan cho thấy tổng mức độ tác động gián tiếp và trực tiếp của thuế quan trung bình chỉ chiếm 8-9% nguyên nhân gây ra sự thay đổi số thu hải quan. Kết quả này cho thấy, việc cắt giảm thuế quan sẽ không gây ra những thay đổi lớn trong nguồn thu hải quan và có tác động làm tăng nhẹ lên số thu hải quan trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn lại có tác động làm giảm nhẹ. Bên cạnh đó, thời gian qua mặc dù thuế quan Việt Nam liên tục giảm theo đúng lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của nước ta trong các cam kết quốc tế nhưng số thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan Việt Nam vẫn luôn tăng. Thực tế này cho thầy mức độ tác động của việc cắt giảm thuế quan lên nguồn thu hải quan không quá cao, và đã được bù đắp thông qua hiệu quả quản lý của ngành Hải quan. Hải quan Việt nam trong suốt thời gian qua đã liên tục đẩy mạnh hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hải quan nói chung và quản lý tuân thủ pháp luật thuế nói riêng làm giảm đáng kề các hành vi gian lận thương mại thông qua trị giá tính thuế, chuyển giá… đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan Việt Nam. Điều này ngụ ý rằng các nhà quản lý không nên quá ngại những tác động của hội nhập quốc tế về thuế quan vào nguồn thu hải quan tại Việt Nam vì kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy NTHQ Việt Nam đã không còn quá nhạy cảm theo sự tăng giảm thuế quan. Nguồn thu hải quan của Việt Nam hiện nay sẽ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả công tác quản lý, mức độ minh bạch hóa, hiện đại hóa, tạo thuận lợi trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và khả năng phòng chống các gian lận thương mại về thuế xuất nhập khẩu trong xác định trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa, mã HS của ngành Hải quan Việt Nam. Để làm tốt được những hoạt động này, đòi hỏi nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần có những hoạch định chính xác và đầu tư hợp lý cho ngành Hải quan về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực. Bởi những công tác này muốn minh bạch, công bằng, hiệu quả rất cần tới việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng trong toàn ngành, rất cần tới những cán bộ có trình độ cao giỏi nghiệp vụ, thành thạo tin học, ngoại ngữ,…
Tài liệu tham khảo
- Asteriou (2007), Applied Econometrics: A Modernapproach (revisededition), Palmgrave Macmillan, New York.
- Clarete, R.L. (2004), “Customs Valuation Reform in the Philippines”, Background paper prepared for the World Development Report 2005.
- Đào Ngọc Thanh (2012), “Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinhnghiệm cho Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học Luật TPHCM
- Ebrill, L., Stotsky, J. and Gropp, R. (1999), “Revenue implications of trade liberalization”, IMF Occasional Paper 180.
- R. (2003), “South Asia FDI Roundtable/Customs administration: Inpediments to Trade and Investment”, Discusion draft. Maldives, pp. 9-10.
- Finger, J.M. and Schuler, P (2000), “Implementation of Uruguay Round commitment the development challenge”, World Bank Policy Research Working Papers, No 2215.
- Ghimire, D. (2005), “The Legislative review study on customs policies of HMG”, Centre for Public Policy Dialogue. Nepal.
- Greene, W.H. (2000), Econometricanalysis, 4thEdn.Prentice-Hall.NewJerse
- Gundogdu, A.S. (2011), “Determinants of OIC countries’ customs revenue Vis – à – Vis Implementation of WTO customs valuation agreement”, Journal of EconomicCooperation and Development 32, 3 (2011), 39-64.
- Khattry, B. and Rao, J.M. (2002), “Fiscal Faux Pas? An analysis of the Revenue Implication of trade liberalization”, World Development, pp. 1431-44.
- King (2003), “Next steps in tax reform”, IMF Preliminary report,
- La Xuân Đào (2012), “Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Luật.
- Nguyễn Hồng Thắng, Đặng Thị Bạch Vân, Nguyễn Văn Thiện (2012), “Ước tính độ co giãn của thuế Việt Nam giai đoạn 2004 – 2011 và gợi ý các chính sách”, Đề tài Nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở, Đại học Kinh tế TPHCM.
- Nguyễn Thị Ngoan (2010), “Hiệp định trị giá GATT, Kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học luật Hà Nội.
- Pritchett, L. and Sethi, G. (1994), “Tariff rates, tariff revenue, and tariff reform: some new facts”, World Bank Policy ResearchWorking Pape, 1143, Washington D.C.
- Rajkarnikar, P. (2006), “Implementation of the WTO customs valuation agreement in Nepal: An ex ante impact assessmen”, Asia – Pacific Research and Training Network on Trade, Working Paper series, No. 18, August 2006.
- Rege, V. (2002), “Customs valuation and customs reform, Development, trade and the WTO: a handbook”, , Washington D.C., PP. 128-138 (Edited by B Hoekman, A Matto, Philip).
- Walsh, T. (2003), “Custom valuation, changing customs: challenges and strategies for the reform of customs”, IMF, Washington D.C., pp. 83-94 (Edited by Michael Keen).
[1] Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, Email: letuyetdhnt@gmail.com
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẮT GIẢM THUẾ QUAN ĐẾN NGUỒN THU HẢI QUAN VIỆT NAM
Lê Thị Ánh Tuyết[1]
Tóm tắt: Bài viết phân tích tác động của việc hội nhập quốc tế về thuế quan đến nguồn thu hải quan Việt Nam bằng cách ứng dụng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Thông qua mô hình VECM, nghiên cứu kiểm định trên dữ liệu của Việt Nam giai đoạn 2002-2017 đã cho thấy cắt giảm thuế quan không có tác động làm giảm mạnh lên nguồn thu hải quan Việt Nam vì khi cắt giảm thuế quan thì doanh nghiệp sẽ tăng lượng hàng nhập khẩu, giảm hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng mức độ tuân thủ thuế XNK. Đồng thời, bài viết cũng ngụ ý một số kiến nghị cho chính sách đảm bảo nguồn thu hải quan Việt Nam tốt hơn trong tương lai.
Từ khóa: cắt giảm thuế quan, nguồn thu hải quan, mô hình VECM, thuế xuất nhập khẩu.
Abstract: The paper analyzes the impact of international integration on tariffs on Vietnamese customs revenues by applying the error correction vector model (VECM). Through the VECM model, Vietnam’s data validation study in the period 2002-2017 has shown that tariff reductions have no impact on Vietnamese customs revenues because of increasing imports, reducing smuggling and trade frauds and increase the level of compliance with import and export taxes. At the same time, the article also implies some recommendations for policies to ensure better customs revenues in Vietnam in the future.
Keywords: tariff reduction, customs revenues, VECM model, import and export taxes.
- Đặt vấn đề
Ngay sau khi chính thức gia nhập WTO, từ tháng 1-2007 nước ta đã chủ động thực hiện cam kết: công bố cắt giảm 1.812 dòng thuế nhập khẩu với mức thuế suất giảm bình quân là 14,5%. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, khi các cam kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) bước vào giai đoạn cắt giảm thuế sâu, đặc biệt các FTA với Hoa Kỳ, EU có hiệu lực, sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống. Tuy nhiên, trước những con số ấn tượng đó, bàn về vấn đề ngân sách nhà nước (NSNN) trong bối cảnh hội nhập quốc tế ớ Việt Nam hiện nay thì lại có hai ý kiến trái chiều nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng: số thu NSNN sẽ giảm mạnh do cắt giảm thuế quan, do đó cần tăng các nguồn thu nội địa, trong đó có việc khẩn trương đưa vào thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân để bù đắp sự hụt đi của thuế xuất nhập khẩu (XNK). Nhưng nguồn bù đắp cũng chưa chắc đã có tính hiện thực và khả thi cao, bởi sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ chèn ép làm thu hẹp sản xuất, kinh doanh và số thu thuế trong nước. Ý kiến thứ hai cho rằng: song song với việc giảm thuế suất làm giảm số thu thuế XNK thì quy mô ngoại thương lại tăng mạnh, đồng thời các doanh nghiệp, mặt hàng của nước ta nếu đứng vững được thì còn mở rộng thị trường tiêu thụ ở các thành viên WTO, do họ cũng giảm thuế và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam, do đó tổng thu NSNN vẫn có khả năng tăng trưởng và cân đối tích cực.
Bàn về vấn đề hội nhập quốc tế tác động tới thuế quan thì cả trong và ngoài nước đều đã có rất nhiều nghiên cứu như Walsh (2003), Finger và Schuler (2000), Filmer (2003), Rege (2002), King (2003), Ghimire (2005), Finger và Schuler (2000), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006), Clarete (2004), Nguyễn Thị Ngoan (2010), Đào Ngọc Thanh (2012). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được tác động của cắt giảm thuế quan đến nguồn thu hải quan (NTHQ) tại Việt Nam.Vì vậy, tác giả thực hiện bài viết này nhằm xây dựng một nghiên cứu định lượng cụ thể đánh giá tác động của thực thi cắt giảm thuế quan đến NTHQ tại Việt Nam. Từ đó gợi ý một số kiến nghị cho chính sách tập trung giải pháp nhằm đảm bảo NTHQ Việt Nam tốt hơn trong tương lai.
- Cơ sở lý thuyết
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu làm rõ tác động của thuế quan đến NTHQ một quốc gia.
Walsh (2003) đã khẳng định việc thực thi cam kết ưu đãi về thuế quan là một phần không thể thiếu trong xu thế tự do hóa thương mại, cùng với những quy định khác như hạn ngạch, giấy phép XNK,.. sẽ làm thay đổi số thu thuế tại mỗi quốc gia. Finger và Schuler (2000) đã phân tích tác động cam kết ưu đãi về thuế quan với phạm vi rộng lớn hơn trong việc cải thiện tính minh bạch, khách quan, công bằng và khả năng giải thích khi xác định thuế xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới mức độ tuân thủ thuế XNK, tăng lượng hàng XNK của doanh nghiệp, đảm bảo NTHQ của quốc gia. Tương tự, Filmer (2003) cũng cho thấy cam kết ưu đãi về thuế quan trong dài hạn sẽ tác động làm giảm các hành vi gian lận thương mại về thuế XNK của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo NTHQ cho quốc gia. Ngược lại, Rege (2002), sau khi phân tích những vấn đề phát sinh trong việc cam kết ưu đãi về thuế quan, đã nhấn mạnh một số khó khăn cho các nước đang phát triển khi cắt giảm thuế quan vì NTHQ có thể sẽ bị sụt giảm. King (2003), Ghimire (2005), Finger và Schuler (2000) cho rằng vấn đề quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển trong thực thi cam kết ưu đãi về thuế quan là việc áp dụng công nghệ thông tin trong nghành hải quan về xác định xuất xứ đối với hang hóa xuất nhập khẩu. Pritchett và Sethi (1994) cho rằng nhà kinh doanh XNK sẽ có xu hướng trốn thuế khi thuế quan tăng. Vì vậy, số thu thuế XNK sẽ không tăng tương ứng theo tỉ lệ tăng thuế quan. Điều đó có nghĩa việc giảm thuế quan cũng có thể sẽ không gây ra sự sụt giảm trong NTHQ vì việc giảm thuế có thể làm giảm hiện tượng trốn thuế, tăng lượng hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Cùng quan điểm đó, Ebrill, Stotsky và Gropp (1999), Khatttry và Rao (2002) đã thực hiện những nghiên cứu khác nhằm xác định mức thuế suất tối ưu nhằm tối đa hóa NTHQ của quốc gia. Các nghiên cứu định tính này đã phần nào cho thấy mối quan hệ giữa nguồn thu hải quan với thuế suất thuế XNK.
Gundogdu (2011) đã phân tích thực nghiệm tại các quốc gia hồi giáo về những thay đổi trong NTHQ khi có sự điều chỉnh về thuế quan:
LnCRit = β0 + β1LnIMPit + β2Ln(100 + TRFit) + β3IndTRFit + β4CVAit + β5IndCVAit + eit
Nghiên cứu này đã đưa ra hai kết luận quan trọng rằng: việc tăng thuế suất thuế XNK làm tăng doanh thu thuế hải quan có thể đúng với các nước lớn nhưng không luôn đúng với các nước nhỏ do ở những quốc gia này tác động gián tiếp làm giảm số thuế nhập khẩu thông qua sự sụt giảm lượng hàng nhập khẩu lớn hơn tác động trực tiếp do sự tăng thuế suất.
Nguyễn Hồng Thắng, Đặng Thị Bạch Vân và Nguyễn Văn Thiện (2012) đã tổng hợp và tóm tắt những nghiên cứu về tính nổi và tính co giãn của từng sắc thuế so với cơ sở tính của nó tại Việt Nam, đồng thời xây dựng phương pháp luận xác định độ nổi và độ co giãn của từng sắc thuế tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này đã gợi mở hướng đi cụ thể trong nghiên cứu tác động của thực thi cam kết ưu đãi về thuế quan đối với NTHQ của một quốc gia là ước lượng sự thay đổi số thu hải quan theo biến số cơ bản là kim ngạch nhập. Trong một nghiên cứu khác của La Xuân Đào (2012) biến ngân sách nhà nước và biến gia nhập WTO đã được đưa vào một mô hình nghiên cứu định lượng, do đó đã phản ánh được một phần sự liên hệ giữa việc gia nhập WTO trong đó có thực thi cắt giảm thuế quan với các nguồn thu trong ngân sách nhà nước.
- Phương pháp nghiên cứu và mẫu dữ liệu
- Mô hình nghiên cứu và dữ liệu
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Vectơ hiệu chỉnh sai số (Vector error correction model - VECM) (Asteriou, 2007) để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa các chuỗi dữ liệu, từ đó rút ra một phương trình (ECM) để xem xét tác động của các nhân tố đến số thu hải quan.
Bảng 1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
STT |
Tên gọi và nội dung các biến |
ĐVT |
Ký hiệu |
Cơ sở chọn biến |
Nguồn số liệu |
Kỳ vọng dấu |
1 |
Số thu hải quan giai đoạn 2002-2017 theo quý |
Tỷ đồng |
CR |
Walsh (2003), Finger và Schuler (2000), Filmer (2003), Rege (2002), King (2003), Ghimire (2005), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006), Clarete (2004) |
Trên website chính thức của Bộ Tài chính dựa vào các báo cáo theo quý trong phần số liệu quốc tế số thu hải quan theo quý tại Việt Nam từ 2005 đến 2017; Cổng thông tin điện tử Chính phủ phần thống kê tình hình kinh tế xã hội từng quý từ 2002 đến 2004 |
+ |
2 |
Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2002-2017 theo quý |
Tỷ USD |
IMP |
Walsh (2003), Finger và Schuler (2000), Filmer (2003), Rege (2002), King (2003), Ghimire (2005), Finger và Schuler (2000), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006), Clarete (2004), Nguyễn Hồng Thắng và ctg (2012) |
|
+ |
3 |
Thuế quan trung bình từ 2000 đến 2014 theo quý |
% |
TRF |
Pritchett và Sethi (1994), Ebrill và ctg (1999), Khatttry và Rao (2002), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006) |
Theo World Bank số liệu thuế quan trung bình của Việt Nam được công bố từ năm 2000 đến 2017. |
+/- |
4 |
Tác động gián tiếp của thuế quan trung bình |
|
IndTRF |
Pritchett và Sethi (1994), Ebrill và ctg (1999), Khatttry và Rao (2002), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006) |
Tích của IMP và TRF |
+/- |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Theo nghiên cứu của Gundogdu (2011), số thu hải quan của một quốc giá sẽ phụ thuộc vào 3 biến số cơ bản là Kim ngạch nhập khẩu, thuế quan trung bình, và biến số thể hiện tác động gián tiếp của thuế quan trung bình. Do vậy, phương trình nghiên cứu tổng quát:
CR = f (IMP, TRF, IndTRF)
Trong đó:CR là số thu hải quan của Việt Nam tính theo quý từ 2000 đến 2014, IMP là kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam theo quý từ 2002 đến 2017, TRF là thuế quan trung bình của Việt nam từ 2002 đến 2017, IndTRF là biến tác động gián tiếp của TRF tại Việt Nam là tích của IMP và TRF. Tuy nhiên, do số liệu về số thu hải quan tính theo đơn vị tỷ đồng, kim ngạch nhập khẩu được tính theo đơn vị triệu USD và có sự biến thiên lớn theo thời gian nên khi đưa vào mô hình sẽ sử dụng hàm logarit Nêpe cho 2 biến số này để hạn chế mức độ biến thiên của chuỗi số liệu và khi phân tích sẽ về cùng đơn vị % với biến TRF. Đồng thời, hàm logarit nêpe cũng cho phép nghiên cứu chỉ ra rõ hơn độ co giãn của số thu hải quan theo các biến độc lập trong mô hình.
- Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM để ước lượng mối quan hệ giữa NTHQ và việc cắt giảm thuế quan tại Việt Nam dựa vào mẫu số liệu thời gian từ quý I/2002 đến quý IV/2017. Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước:
Bước 1: Kiểm tra tính dừng các chuỗi dữ liệu
- Nếu các chuỗi cùng dừng ở chuỗi gốc, thực hiện hồi quy OLS
- Nếu các chuỗi cùng dừng sau khi lấy sai phân bậc 1, chuyển qua bước 2
Bước 2: Kiểm định quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu theo phương pháp
Johansen
Bước 3: Xây dựng mô hình hồi quy mối quan hệ trong dài hạn và ngắn hạn giữa các chuỗi dữ liệu với 2 trường hợp:
- Trường hợp 1 (không có đồng liên kết): Sử dụng mô hình VAR để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi dữ liệu.
- Trường hợp 2 (có đồng liên kết): sử dụng mô hình VECM để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi dữ liệ u.
Bước 4: Kiểm định phần dư từ mô hình VECM: Tính dừng phần dư, Hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi giữa các biến
- Kết quả nghiên cứu
- Kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu
Bảng 2. Kiểm tra tính dừng cho các chuỗi dữ liệu ở Việt Nam trong giai đoạn từ quý I/2002 cho đến quý IV/2017
Chuỗi dữ liệu |
Kiểm định ADF |
Kết luận |
LnCR |
-1.956709 |
Khôngdừng |
DLnCR |
-10.93446*** |
Dừng |
LnIMP |
-1.525633 |
Khôngdừng |
DLnIMP |
-5.556672*** |
Dừng |
TRF |
-1.361843 |
Khôngdừng |
DTRF |
-8.083638*** |
Dừng |
IndTRF |
0.602739 |
Khôngdừng |
DIndTRF |
-3.615655** |
Dừng |
Ghi chú: D là kí hiệu cho sai phân bậc 1, Giá trị kiểm định trong bảng là giá trị t-statistics, ký hiệu ***, **, * ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng 2 trình bày kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu ở Việt Nam từ quý I/2002 đến quý IV/2017. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các chuỗi dữ liệu đều không dừng ở chuỗi gốc, nhưng đều dừng sau khi lấy sai phân bậc 1, hay nói cách khác, các chuỗi này đều là các chuỗi I (1).
- Xác định độ trễ tối ưu
Mục tiêu ban đầu nhằm xác định xem có tồn tại mối liên hệ cân bằng trong dài hạn Số thu hải quan và thuế quan trung bình ở Việt Nam. Đầu tiên tác giả cần xác định độ trễ tối ưu trong mô hình Vector Auto regreesion (VAR). Tác giả lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn đa số AIC (Akaike’s information criterion), FPE (Final prediction error), tiêu chuẩn LR và tiêu chuẩn HQ (Hannan-Quinn information criterion). Quá trình này dẫn đến việc chọn độ trễ bằng 4 cho dữ liệu.
Bảng 3. Xác định độ trễ của mô hình dựa vào mô hình VAR
Lag |
LR |
FPE |
AIC |
SC |
HQ |
0 |
NA |
0.012572 |
6.975188 |
7.116038* |
7.030170 |
1 |
24.68520 |
0.013712 |
7.060428 |
7.764678 |
7.335338 |
2 |
29.53803 |
0.013169 |
7.012040 |
8.279690 |
7.506879 |
3 |
49.77468 |
0.007830 |
6.472355 |
8.303405 |
7.187122 |
4 |
81.23646* |
0.002022* |
5.080526* |
7.474976 |
6.015222* |
Ghi chú: (*) thể hiện bậc dừng của chuỗi dữ liệu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
- Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen
Thực hiện kiểm định đồng liên kết các chuỗi dữ liệu trong mô hình theo phương pháp Johansen.
Các kết quả của kiểm định đồng liên kết chỉ ra rằng giả thuyết có ít nhất hai mối quan hệ đồng liên kết được chấp nhận, tức tồn tại đồng liên kết trong hệ thống mô hình tại độ trễ bằng 4.Với kết quả này, bài nghiên cứu sẽ tiến hành ước lượng theo phương pháp VECM. Như vậy có bằng chứng ban đầu để kết luận rằng tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa số thu hải quan, kim ngạch nhập khẩu, thuế quan trung bình. Với sự tồn tại vector đồng tích hợp thể hiện mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình được mô tả bởi phương trình sau:
LnCR = 0.226983LnIMP + 0.291309TRF - 0.006551IndTRF
(0.89011) (0.11764) (0.00587)
Với các con số trong ngoặc là thống kê t
- Phân tích mối quan hệ đơn biến (tương quan Pearson) và ước lượng VECM
Bảng 4. Tương quan Pearson – phân tích mối quan hệ đơn biến
Tương quan xác suất |
LNCR |
LNIMP |
TRF |
INDTRF |
LNCR |
1.000000 |
0.836148 |
-0.887649 |
0.670898 |
LNIMP |
0.836148 |
1.000000 |
-0.927849 |
0.940114 |
TRF |
-0.887649 |
-0.927849 |
1.000000 |
-0.775115 |
INDTRF |
0.670898 |
0.940114 |
-0.775115 |
1.000000 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết quả trong mối quan hệ đơn biến cho thấy cả 3 nhân tố kim ngạch nhập khẩu, thuế quan trung bình, tác động gián tiếp của thuế quan trung bình đều có tác động đối với số thu hải quan. Tuy nhiên, để xem xét tác động của các nhân tố lên số thu thuế xuất nhập khẩu, tác giả tiến hành phần tích hồi quy ở các bước sau.
D(LNCR) = C(1)*( LNCR(-1) + 0.226983451899*LNIMP(-1) + |
|
0.291309092431*TRF(-1) - 0.0065510331249*INDTRF(-1) - |
|
11.9573641025 ) + C(2)*D(LNCR(-1)) + C(3)*D(LNCR(-2)) + C(4) |
|
*D(LNCR(-3)) + C(5)*D(LNCR(-4)) + C(6)*D(LNIMP(-1)) + C(7) |
|
*D(LNIMP(-2)) + C(8)*D(LNIMP(-3)) + C(9)*D(LNIMP(-4)) + C(10) |
|
*D(TRF(-1)) + C(11)*D(TRF(-2)) + C(12)*D(TRF(-3)) + C(13)*D(TRF(-4)) |
|
+ C(14)*D(INDTRF(-1)) + C(15)*D(INDTRF(-2)) + C(16)*D(INDTRF(-3)) |
|
+ C(17)*D(INDTRF(-4)) + C(18) |
|
Bảng 5. Tổng hợp các hệ số hồi quy có mức ý nghĩa thống kê
|
Hệ số tương quan |
Sai số chuẩn |
Thống kê t |
Xác suất |
Mức ý nghĩa |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C(3) |
-0.326310 |
0.169142 |
-1.929203 |
0.0606 |
* |
C(4) |
-0.268236 |
0.154647 |
-1.734502 |
0.0903 |
* |
C(13) |
-0.264452 |
0.114268 |
-2.314313 |
0.0257 |
** |
C(17) |
0.010467 |
0.005501 |
1.902926 |
0.0641 |
* |
Ghi chú: Ký hiệu ***, **, * ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết quả này cho thấy trong ngắn hạn việc cắt giảm thuế quan lại có tác động làm tăng số thu hải quan, hệ số hồi quy C(13) = -0,26 có nghĩa khi thuế trung bình TRF giảm 1% thì sẽ làm tăng 0,26% số thu hải quan.
- Kiểm định mô hình
Bảng 6. Kiểm tra tính dừng của phần dư
Phương pháp Giá trị thống kê Xác suất** Số quan sát
Giả thiết H0: Nghiệm đơn vị (Giả thuyết thực hiện nghiệm đơn vị chung)
Levin, Lin & Chu t* -11.8064 0,000 232
Giả thiết H0: Nghiệm đơn vị (Giả thuyết thực hiện nghiệm đơn vị riêng)
ADF - Fisher Chi-square |
129.047 |
0,000 |
232 |
PP - Fisher Chi-square |
128.870 |
0,000 |
232 |
Ghi chú: ** Xác suất cho kiểm định Fisher được tính toán bằng cách sử dụng tiệm cận phân phối Chi-square. Tất cả các kiểm định đều được giả định tiệm cận chuẩn tắc
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết quả kiểm định phần dư cho thấy phần dư của mô hình hồi quy VECM là dừng với mức ý nghĩa thống kê cao (p – value = 0,000).
Từ kết quả kiểm định tính dừng, tự tương quan và phương sai thay đổi của phần dư trong mô hình hồi quy cho thấy phần dư từ mô hình ECM là một nhiễu trắng (White noise - đáp ứng các giả thiết). Khi đó, kết quả ước lượng mô hình sẽ là một ước lượng BLUE (Best Linear Unbiaes Estimator). Do đó, kết quả hồi quy ECM là đáng tin cậy.
- Phân tích phản ứng đẩy
Bảng 9. Phân tích phản ứng đẩy của số thu hải quan
Period |
LNCR |
LNIMP |
TRF |
INDTRF |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
0.198734 |
0.000000 |
0.000000 |
0.000000 |
2 |
0.148382 |
0.014654 |
0.033527 |
0.002976 |
3 |
0.135740 |
0.039406 |
-0.023606 |
-0.018546 |
4 |
0.083912 |
-0.042807 |
0.071337 |
0.015572 |
5 |
0.167778 |
-0.007158 |
0.059810 |
0.010702 |
6 |
0.152640 |
0.011575 |
0.060289 |
0.003671 |
7 |
0.154131 |
0.012567 |
0.036141 |
-0.021867 |
8 |
0.155999 |
-0.031369 |
0.012041 |
-0.014834 |
9 |
0.150638 |
-0.003983 |
0.057416 |
0.014777 |
10 |
0.148529 |
0.000770 |
0.064784 |
0.003562 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Kết quả phân tích phản ứng đẩy cho thấy trong ngắn hạn (giai đoạn 3) việc cắt giảm thuế quan có tác động làm tăng sô thu hải quan, từ trung hạn tới dài hạn (từ giai đoạn 4 trở đi) thì việc cắt giảm thuế quan chỉ có tác động trực tiếp và gián tiếp làm tăng nguồn thu hải quan tại Việt Nam ở một số thời điểm nhất định nhưng đa số là đều có tác động làm giảm nguồn thu hải quan của nước ta.
- Phân rã phương sai của số thu hải quan
Bảng 10. Phân rã phương sai của số thu hải quan
|
|
|
|
|
|
Giai đoạn |
S.E. |
LNCR |
LNIMP |
TRF |
INDTRF |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
0.198734 |
100.0000 |
0.000000 |
0.000000 |
0.000000 |
2 |
0.250719 |
97.85611 |
0.341618 |
1.788186 |
0.014085 |
3 |
0.289377 |
95.46013 |
2.110792 |
2.007779 |
0.421297 |
4 |
0.312961 |
88.80439 |
3.675520 |
6.912305 |
0.607779 |
5 |
0.360329 |
88.67157 |
2.812148 |
7.969581 |
0.546706 |
6 |
0.396129 |
88.21637 |
2.412209 |
8.910482 |
0.460943 |
7 |
0.427337 |
88.81104 |
2.159231 |
8.371799 |
0.657927 |
8 |
0.456401 |
89.54306 |
2.365385 |
7.409109 |
0.682442 |
9 |
0.484277 |
89.20676 |
2.107670 |
7.986330 |
0.699242 |
10 |
0.510681 |
88.67964 |
1.895582 |
8.791112 |
0.633670 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Dựa vào kết quả phân rã phương sai, chúng ta thấy sự thay đổi số thu hải quan đến từ chính nó ở giai đoạn đầu tiên (ngắn hạn) chiếm 100% không phụ thuộc vào các biến khác trong mô hình nghiên cứu. Trong giai đoạn trung hạn (giai đoạn 5), sự thay đổi số thu hải quan đến từ chính nó chiếm 88,67%; từ tác động trực tiếp của thuế quan chiếm 7,9%; từ tác động gián tiếp của thuế quan chiếm 0,55%. Trong dài hạn (ở giai đoạn 10) sự thay đổi số thu hải quan đến từ chính nó chiếm 88,68%; từ tác động trực tiếp của thuế quan chiếm 8,8%; từ tác động gián tiếp của thuế quan chiếm 0,64%.
- Kết luận và gợi ý chính sách
Với mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét tác động của cắt giảm thuế quan đến NTHQ tại Việt Nam, bằng phương pháp kiểm định đồng liên kết của Johansen và mô hình VECM, ECM đối với mẫu dữ liệu từ quý I/2002 đến quý IV/2017, bài viết đã cho thấy việc cắt giảm thuế quan có cả ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp vào sự thay đổi số thu hải quan của nước ta. Trong ngắn hạn, hệ số thể hiện tác động trực tiếp của thuế quan vào số thu hải quan mang dấu âm cho thấy cắt giảm thuế quan có tác động trực tiếp làm tăng số thu hải quan của Việt Nam. Điều này được giải thích là vì khi thuế quan giảm dẫn đến cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, với lợi thế về chất lượng, thương hiệu thì nhu cầu đối với hàng nhập khẩu có xu hướng tăng lên, gây ra tác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu trong nước. Ngoài ra, theo lý thuyết hành vi thì chi phí tuân thủ thuế tác động đến sự tuân thủ thông qua hiệu ứng thu nhập nghĩa là chi phí tuân thủ tăng sẽ cản trở quyết định tuân thủ thuế và ngược lại. Do vậy, việc cắt giảm thuế quan sẽ làm giảm chi phí tuân thủ thuế nên tất yếu sẽ giúp giảm thiểu các hành vi gian lận trốn thuế. Do vậy, ngay lập tức tác động trực tiếp của cắt giảm thuế quan là tăng lượng hàng nhập khẩu, giảm thiểu các hành vi gian lận thương mại về thuế xuất nhập khẩu giúp làm tăng nguồn thu hải quan tại Việt Nam. Điều này cũng hoàn toàn đúng theo lý thuyết đường cong laffer.
Đặc biệt, trong nghiên cứu này còn cho thấy thuế quan trung bình không còn là nguyên nhân chính gây ra những thay đổi trong số thu hải quan Việt Nam, cụ thể theo kết quả phân rã số thu hải quan cho thấy tổng mức độ tác động gián tiếp và trực tiếp của thuế quan trung bình chỉ chiếm 8-9% nguyên nhân gây ra sự thay đổi số thu hải quan. Kết quả này cho thấy, việc cắt giảm thuế quan sẽ không gây ra những thay đổi lớn trong nguồn thu hải quan và có tác động làm tăng nhẹ lên số thu hải quan trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn lại có tác động làm giảm nhẹ. Bên cạnh đó, thời gian qua mặc dù thuế quan Việt Nam liên tục giảm theo đúng lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của nước ta trong các cam kết quốc tế nhưng số thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan Việt Nam vẫn luôn tăng. Thực tế này cho thầy mức độ tác động của việc cắt giảm thuế quan lên nguồn thu hải quan không quá cao, và đã được bù đắp thông qua hiệu quả quản lý của ngành Hải quan. Hải quan Việt nam trong suốt thời gian qua đã liên tục đẩy mạnh hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hải quan nói chung và quản lý tuân thủ pháp luật thuế nói riêng làm giảm đáng kề các hành vi gian lận thương mại thông qua trị giá tính thuế, chuyển giá… đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan Việt Nam. Điều này ngụ ý rằng các nhà quản lý không nên quá ngại những tác động của hội nhập quốc tế về thuế quan vào nguồn thu hải quan tại Việt Nam vì kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy NTHQ Việt Nam đã không còn quá nhạy cảm theo sự tăng giảm thuế quan. Nguồn thu hải quan của Việt Nam hiện nay sẽ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả công tác quản lý, mức độ minh bạch hóa, hiện đại hóa, tạo thuận lợi trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và khả năng phòng chống các gian lận thương mại về thuế xuất nhập khẩu trong xác định trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa, mã HS của ngành Hải quan Việt Nam. Để làm tốt được những hoạt động này, đòi hỏi nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần có những hoạch định chính xác và đầu tư hợp lý cho ngành Hải quan về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực. Bởi những công tác này muốn minh bạch, công bằng, hiệu quả rất cần tới việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng trong toàn ngành, rất cần tới những cán bộ có trình độ cao giỏi nghiệp vụ, thành thạo tin học, ngoại ngữ,…
Tài liệu tham khảo
- Asteriou (2007), Applied Econometrics: A Modernapproach (revisededition), Palmgrave Macmillan, New York.
- Clarete, R.L. (2004), “Customs Valuation Reform in the Philippines”, Background paper prepared for the World Development Report 2005.
- Đào Ngọc Thanh (2012), “Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinhnghiệm cho Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học Luật TPHCM
- Ebrill, L., Stotsky, J. and Gropp, R. (1999), “Revenue implications of trade liberalization”, IMF Occasional Paper 180.
- R. (2003), “South Asia FDI Roundtable/Customs administration: Inpediments to Trade and Investment”, Discusion draft. Maldives, pp. 9-10.
- Finger, J.M. and Schuler, P (2000), “Implementation of Uruguay Round commitment the development challenge”, World Bank Policy Research Working Papers, No 2215.
- Ghimire, D. (2005), “The Legislative review study on customs policies of HMG”, Centre for Public Policy Dialogue. Nepal.
- Greene, W.H. (2000), Econometricanalysis, 4thEdn.Prentice-Hall.NewJerse
- Gundogdu, A.S. (2011), “Determinants of OIC countries’ customs revenue Vis – à – Vis Implementation of WTO customs valuation agreement”, Journal of EconomicCooperation and Development 32, 3 (2011), 39-64.
- Khattry, B. and Rao, J.M. (2002), “Fiscal Faux Pas? An analysis of the Revenue Implication of trade liberalization”, World Development, pp. 1431-44.
- King (2003), “Next steps in tax reform”, IMF Preliminary report,
- La Xuân Đào (2012), “Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Luật.
- Nguyễn Hồng Thắng, Đặng Thị Bạch Vân, Nguyễn Văn Thiện (2012), “Ước tính độ co giãn của thuế Việt Nam giai đoạn 2004 – 2011 và gợi ý các chính sách”, Đề tài Nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở, Đại học Kinh tế TPHCM.
- Nguyễn Thị Ngoan (2010), “Hiệp định trị giá GATT, Kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học luật Hà Nội.
- Pritchett, L. and Sethi, G. (1994), “Tariff rates, tariff revenue, and tariff reform: some new facts”, World Bank Policy ResearchWorking Pape, 1143, Washington D.C.
- Rajkarnikar, P. (2006), “Implementation of the WTO customs valuation agreement in Nepal: An ex ante impact assessmen”, Asia – Pacific Research and Training Network on Trade, Working Paper series, No. 18, August 2006.
- Rege, V. (2002), “Customs valuation and customs reform, Development, trade and the WTO: a handbook”, , Washington D.C., PP. 128-138 (Edited by B Hoekman, A Matto, Philip).
- Walsh, T. (2003), “Custom valuation, changing customs: challenges and strategies for the reform of customs”, IMF, Washington D.C., pp. 83-94 (Edited by Michael Keen).
[1] Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.