Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam: Góc nhìn từ chuỗi gía trị sản phẩm
Phan Thị Thu Hiền[1]
Tóm tắt
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt mức 8,476 tỉ đô la Mỹ và tăng 14,5% so với năm 2017. Gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 6 trong 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2019). Tuy vậy, chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và ảnh hưởng lớn đến giá trị gia tăng cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Bài viết nhằm mục đích phân tích yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ kết quả khảo sát doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ và phỏng vấn chuyên gia tại Việt Nam từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018.
Từ khóa: xuất khẩu, chi phí, gỗ và sản phẩm gỗ, chuỗi giá trị
Abstract:
In 2018, export turnover of Vietnam-made wood and wooden products reached 8.746 billion US dollars with a high growth rate of 14.5% in comparing with 2017 and the 6th ranked among the top 10 major export commodities of Vietnam. However, export costs of the Vietnam’s wood and wooden products accounts relatively large proportion in the total value and negatively affects to the added value and competitiveness of these products. The study aims to analyse the core components and contributing factors of export costs in the Vietnam’s wood and wooden product trade. Supporting to the target, the article uses results of surveys about the Vietnamese processing firms and interviews from February 2017 to December 2018.
Key words: exports, costs, wood and wooden products, value chain
- Tổng quan hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2018 đạt mức 8,476 tỷ USD, đứng thứ 6 về kim ngạch trong số các mặt hàng/nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018 (Tổng cục Hải quan, 2019).
Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2019
Biểu đồ trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam tăng trưởng đều hàng năm trong giai đoạn 2014 – 2018 với mức trung bình khoảng 8%/năm. Thành tích này đã và đáng đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam với tỷ trọng ổn định xấp xỉ 4%/năm như bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tổng xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam
Đơn vị: tỷ USD
Năm
2010
2014
2015
2016
2017
2018
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá
72,24
150,22
162,02
176,58
215,12
243,5
Kim ngạch xuất khẩu G&SPG
3,43
6,23
6,89
6,96
7,404
8,476
Tỷ trọng % xuất khẩu G&SPG
4,7
4,1
4,3
3,9
3,4
3,5
Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2019
Năm 2018, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 3,6 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2017, chiếm tới 43% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước; tiếp đến là thị trường Nhật Bản, đạt mức xấp xỉ 1,1 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2017, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. Thị trường Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2018, với mức 39% so với năm 2017. Trong khi đó EU tụt xuống vị trí thứ 5 do kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng nhẹ ở mức 3% so với năm 2017, xấp xỉ 785 triệu USD, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. Ngược lại với các thị trường trên, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc giảm 30% so với năm 2017, xuống mức 1,1 tỉ USD và chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch của năm 2018.
Bảng 2. Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam
Đơn vị: USD
Thị trường
2015
2016
2017
2018
Mỹ
2.577.528.222
2.711.280.551
3.080.742.508
3.613.299.019
Nhật
1.016.324.648
961.430.075
988.707.550
1.119.033.609
Trung Quốc
986.118.400
1.026.144.279
1.085.937.246
1.077.017.013
EU
754.327.698
742.461.169
762.498.057
785.266.729
Hàn Quốc
495.613.873
579.358.898
673.189.194
938.696.858
Úc
152.375.399
161.345.209
154.226.464
174.052.808
Ca na đa
148.518.606
130.568.761
152.612.905
155.893.908
Hồng Kông
114.678.620
33.142.444
16.872.293
6.987.831
Ấn Độ
98.813.301
49.453.477
60.225.736
46.165.931
Đài Loan
70.413.202
64.310.830
58.320.871
60.602.011
Malaysia
47.981.121
44.530.085
54.010.100
100.907.198
Các thị trường khác
324.254.558
295.038.952
316.770.738
398.465.751
Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2019
Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thuộc hai nhóm chính theo Danh mục HS đó là: nhóm thứ nhất là gỗ nguyên liệu thuộc chương 44 ; nhóm thứ hai là đồ nội ngoại thất bằng gỗ thuộc chương 94. Dăm gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván và đồ nội thất là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất đạt mức trên 5,3 tỉ đô la Mỹ, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng gỗ của Việt Nam năm 2018, tiếp theo là dăm gỗ và các loại ván đạt mức 1,3 tỉ USD và 790 triệu USD (bảng 3).
Bảng 3. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Đơn vị: USD
Hàng hoá
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Dăm gỗ
1.146.864.387
986.850.338
1.072.656.296
1.340.083.064
Gỗ tròn và gỗ xẻ
405.930.173
249.574.740
172.336.959
63.938.770
Các loại ván
329.316.415
407.217.425
506.328.517
790.400.688
Đồ nội thất
4.315.880.267
4.540.152.673
5.229.866.194
5.365.635.325
Sản phẩm gỗ khác
513.701.708
615.269.556
677.541.016
1.348.933.962
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, 2019
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành một trong 10 ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ổn định trong thập kỉ qua. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Sản phẩm gỗ của Việt Nam có mặt tại trên 140 quốc gia, chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Để đạt được thành tích này, Việt Nam đã phát huy tốt lợi thế cạnh tranh về yếu tố sản xuất mặc dù chỉ ở mức rất cơ bản, đó là: (1) vị trí địa lý thuận lợi với đường bờ biển dài và nhiều cảng biển nước sâu rất thích hợp cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm gỗ và sản phẩm gỗ bằng đường biển; (2) Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, có diện tích rừng bao phủ lớn với nhiều chủng loại cây trồng là nguồn cung ổn định cho ngành sản xuất, chế biến gỗ; (3) nguồn nhân công dồi dào với mức giá cạnh tranh ; và (4) cắt giảm hàng rào thuế quan nhập khẩu xuống mức rất thấp hoặc bằng 0% tại các thị trường lớn như Hoa Kì, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc (Phan Thị Thu Hiền, 2018).
- Mô tả phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả với công cụ cơ bản là tổng hợp, thống kê nhằm dự báo việc gia tăng chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời gian tới. Số liệu và thông tin trong bài viết được thu thập, xử lý và phân tích từ cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hoá của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, cuộc khảo sát online đối với doanh nghiệp và phỏng vấn trực tiếp các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Về khảo sát online, tác giả tiến hành khảo sát trực tuyến thông qua hai đường link sau:
- https://docs.google.com/forms/d/1iE7GNkEf3hPe_Z9KFEHjQTfq6bDtjyVTa14ih6WdxIk/edit?ts=58fdaea2
- https://docs.google.com/a/ftu.edu.vn/forms/d/e/1FAIpQLSex08MrkFXl8OqinBC_2GJsE1Zac7pK33UpwStPkGPNt1rjsQ/viewform?c=0&w=1
Căn cứ vào thông tin các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp 100% vốn nội địa có kim ngạch xuất khẩu trên 50 triệu đô la Mỹ/năm với số lượng là 155 doanh nghiệp. Tác giả đã gửi đường link khảo sát tới các địa chỉ liên lạc là lãnh đạo doanh nghiệp, người phụ trách hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp trả lời là 52 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ xấp xỉ 33%. Các doanh nghiệp trả lời đến từ cả ba khu vực miền Bắc, Trung và Nam, đặc biệt phần lớn các doanh nghiệp ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là trung tâm sản xuất chế biến gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Về khảo sát thực địa tại doanh nghiệp, tác giả thực hiện khảo sát những doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam tại ba khu vực là miền Bắc, Trung và Nam. Cụ thể như sau:
- Miền Bắc
- Công ty cổ phần lâm sản Nam Định (Namdinh Forest Products Joint Stock Company – NAFOCO), tỉnh Nam Định, Việt Nam
- Công ty cổ phần Woodland (Woodland Joint Stock Company), Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội, Việt Nam
- Miền Trung
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Quảng Nam (Forest products exports joint stock company - FOREXCO), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
- Miền Nam
- Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt (TienDat Furniture Corporation), Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam
- Công ty TNHH Hồng Ngọc, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam
Ngoài ra, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội và trường đại học như: Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam.
- Phân tích chi phí trong chuỗi giá trị sản phẩm G&SPG xuất khẩu
Vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu G&SPG xuất khẩu như mô hình sau đây:
CHUỖI SẢN XUẤT (THEO THỜI GIAN)
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CAO NHẤT
THẤP NHẤT
NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU
THIẾT KẾ
SẢN XUẤT
PHÂN PHỐI
MARKETING
BÁN HÀNG & DỊCH VỤ SAU BH
Sơ đồ 1. Chuỗi giá trị sản phẩm gỗ công nghiệp của Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Kết quả khảo sát thực địa các doanh nghiệp sản xuất gỗ xuất khẩu cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn gia công truyền thống tức là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ Việt Nam (bên nhận gia công) nhận nguyên vật liệu, công nghệ và thiết bị, máy móc từ phía đối tác nước ngoài (bên đặt gia công) để sản xuất thành phẩm. Thù lao gia công đơn thuần chỉ là tiền công lao động và rất nhỏ so với giá thành sản phẩm. Ngày nay, các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh để thực hiện tổ chức sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp chủ động về nguyên liệu sản xuất, thiết kế, quy trình sản xuất cũng như hoàn thiện sản phẩm và giao lại thành phẩm cho bên đặt hàng xuất khẩu theo Hợp đồng mua bán thành phẩm. Với lợi thế về chi phí nhân công thấp nên chi phí sản xuất xuất khẩu G&SPG của Việt Nam chủ yếu là chi phí gỗ nguyên liệu; chi phí vận tải và giao nhận, chi phí thông quan xuất khẩu thành phẩm.
Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 2/3 số doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng chi phí là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xuất khẩu như biểu đồ sau.
Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả xuất khẩu G&SPG Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bài viết phân tích chi phí xuất khẩu với ba thành phần cơ bản đó là: Chi phí nguyên liệu gỗ sử dụng sản xuất chế biến, chi phí vận tải và giao nhận, chi phí thông quan xuất khẩu.
- Chi phí nguyên liệu gỗ sử dụng sản xuất chế biến
Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, năm 2018 Việt Nam nhập khẩu khoảng 9,98 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn với kim ngạch trên 2,34 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,07 % về giá trị nhập khẩu so với năm 2017 và chiếm khoảng 25% tổng lượng gỗ sử dụng cho chế biến của ngành. (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 2019).
Bảng 3. Kim ngạch nhập khẩu G&SPG của Việt Nam
Đơn vị: USD
Mặt hàng
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Gỗ tròn
426.552.899
505.690.041
511.947.852
537.326.610
668.383.734
698.120.989
Gỗ xẻ
802.435.951
1.212.858.188
1.147.462.387
749.006.221
879.035.536
928.967.443
Ván các loại
331.319.832
365.484.344
472.948.153
426.466.941
506.259.355
564.491.149
Đồ nội thất
58.559.834
76.220.752
91.699.258
89.606.031
88.332.398
108.740.643
Sản phẩm khác
26.026.674
25.666.278
27.112.611
30.011.313
35.665.844
42.290.937
Tổng nhập khẩu
1.644.895.190
2.185.919.603
2.251.170.261
1.832.417.116
2.177.676.867
2.342.611.161
Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2019
Bảng trên cho thấy gỗ nguyên liệu sản xuất bao gồm gỗ tròn và gỗ xẻ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của Việt Nam với mức cao nhất là 79% vào năm 2014 và có xu hướng giảm dần xuống mức 69% vào năm 2018. Ngoài ra, với thực tiễn gỗ nguyên liệu (bao gồm gỗ tròn và gỗ xẻ) nhập khẩu phần lớn để phục vụ sản xuất xuất khẩu thì tỷ lệ này tương đương 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam và chiếm khoảng 25% tổng lượng gỗ nguyên liệu sử dụng của ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Làm phép tính đơn giản khi thuế suất nhập khẩu gỗ nguyên liệu là 0% hoặc gỗ nguyên liệu nhập khẩu được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đổi với hoạt động sản xuất xuất khẩu thì giá trị gỗ nguyên liệu chiếm xấp xỉ 80% trong tổng giá trị xuất khẩu thành phẩm. Điều này cho thấy, thời gian tới với mục tiêu xuất khẩu 12 tỉ USD đồng nghĩa với việc Việt Nam cần tới trên 45 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn trong điều kiện nguồn cung từ rừng trồng trong nước đang hạn chế về diện tích và chất lượng, tiêu chuẩn sản xuất. Hơn nữa với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về việc loại bỏ hoàn toàn gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung ứng, xây dựng cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu đặc biệt đối với nguyên liệu gỗ chính là gỗ tròn và gỗ xẻ thì nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường phát triển như Hoa Kì, EU sẽ là khó khăn lớn của doanh nghiệp khi giải bài toán về chi phí nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất xuất khẩu (Tô Xuân Phúc, 2019).
- Chi phí vận tải và giao nhận
Chi phí vận tải và giao nhận mặt hàng G&SPG xuất khẩu bao gồm vận chuyển nội địa và quốc tế. Do tính chất của gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu, nên hầu hết các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam được thực hiện bằng phương thức vận tải đường biển. Khoảng cách vận tải trên các tuyến vận tải quốc tế từ Việt Nam đến các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU khiến cho chi phí vận tải và giao nhận hàng hoá xuất khẩu là một phần rất lớn trong tổng chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp. Mặt khác, chi phí vận tải và giao nhận trong chi phí xuất khẩu G&SPG của Việt Nam không thể không tính đến chi phí khi nhập khẩu gỗ nguyên từ các thị trường chính như Châu Phi, Hoa Kì, EU như bảng dưới đây.
Bảng 4. Thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu chính của Việt Nam
Đơn vị: USD
Thị trường
2015
2016
2017
2018
Châu Phi
265.197.407
354.660.077
493.690.054
515.605.606
Trung Quốc
257.576.801
308.963.246
383.103.675
462.329.944
Mỹ
231.672.181
215.363.643
247.255.085
310.560.460
Liên minh Châu Âu
165.171.583
192.027.634
235.784.502
249.637.592
Campuchia
380.418.895
181.564.022
213.110.081
100.632.730
Ma-lay-xi-a
110.778.545
101.569.791
100.410.885
114.185.212
Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2019
Hiện nay, phần lớn gỗ nguyên liệu nhập khẩu được thực hiện theo điều kiện cơ sở giao hàng CFR (tiền gỗ, chi phí vận tải quốc tế đến cảng của Việt Nam) hoặc CIF (tiền gỗ, chí phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm đến cảng đích tại Việt Nam). Ngược lại, khi xuất thành phẩm, sản phẩm gỗ thì chủ yếu là hợp đồng FOB (giao hàng trên tàu), theo đó giá bán hàng bao gồm các chi phí cho đến khi hàng lên tàu tại cảng giao hàng ở Việt Nam. Ngoài ra, nếu như hãng tàu vận chuyển nguyên liệu gỗ nhập khẩu về Việt Nam không có hàng hóa để vận chuyển sau khi dỡ hàng thì cước phí vận chuyển nhập khẩu còn bao gồm cả cước khống và tăng lên rất nhiều. Trong khi đó, xuất khẩu với giá FOB, việc vận tải quốc tế do phía đối tác đảm nhận khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng phụ thuộc người chuyên chở do người mua chỉ định, đồng thời phải trả chi phí về vận tải nội địa, chi phí thuê container và các công việc đóng gói hàng hóa vào container để đưa hàng lên tàu xuất khẩu mà không biết chính xác là bao nhiêu.
Do cơ sở hạ tầng giao thông kém phát triển khiến cho chi phí vận chuyển đường bộ từ địa điểm sản xuất đến cảng xuất khẩu rất lớn, thậm chí còn cao hơn chi phí vận chuyển quốc tế từ Ma-lay-xi-a về Việt Nam. Như trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại Bình Định, thường xuất sản phẩm qua cảng Quy Nhơn, tuy nhiên vẫn có lượng hàng lớn phải xuất qua các cảng khác như tại thành phố Hồ Chí Minh buộc phải kéo container đi quãng đường dài và gia tăng thời gian và chi phí kinh doanh.
- Chi phí thông quan xuất khẩu gỗ thành phẩm
Căn cứ quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu, số lượng chứng từ về cơ bản bao gồm: Tờ khai hải quan, Bảng kê lâm sản; Giấy phép CITES theo Công ước quốc tế về chống buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp của Liên Hiệp Quốc, và quan trọng là hồ sơ về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Trong bối cảnh ngành Hải quan Việt Nam tăng cường tạo thuận lợi hoá thương mại, so với quy định chung đối với hàng hoá xuất khẩu thông thường thì khi xuất khẩu G&SPG, doanh nghiệp đang phải xuất trình số lượng chứng từ cũng như thời gian làm thủ tục hải quan cao hơn. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát doanh nghiệp, để chứng minh tính hợp pháp và nguồn gốc xuất xứ của gỗ nguyên liệu sử dụng sản xuất xuất khẩu, những chứng từ cần phải xuất trình đó là: bằng chứng về giấy phép khai thác gỗ nguyên liệu; bằng chứng về bảng kê lâm sản đối với nguồn gỗ nguyên liệu; bằng chứng về hợp đồng mua bán gỗ nguyên liệu; và bằng chứng về hóa đơn chứng từ thanh toán có liên quan đến mua/bán gỗ nguyên liệu và chứng từ khác tuỳ theo giao dịch và yêu của người nhập khẩu.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cho rằng những quy định về chính sách xuất nhập khẩu G&SPG của Việt Nam, của thị trường xuất khẩu cũng như sự gia tăng hàng rào phi thuế quan về tiêu chuẩn kỹ thuật, chứng chỉ gỗ là những nguyên nhân gây nên gia tăng rủi ro đối với doanh nghiệp theo bảng dưới đây:
Bảng 5. Yếu tố gia tăng rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu G&SPG của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng
Hoàn toàn không ảnh hưởng
(%)
Có ảnh hưởng nhưng không đáng kể
(%)
Ảnh hưởng trung bình
(%)
Ảnh hưởng cao
(%)
Rất ảnh hưởng
(%)
Thay đổi chính sách và thủ tục xuất nhập khẩu của Việt Nam
0
0
33,33
22,22
44,44
EU tăng cường kiểm soát tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu/ quy định FLEGT/ VPA
12,50
12,50%
25%
37,50
12,50
Hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng ngày càng chặt chẽ
0
0
55,55
11,11
33,33
Khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại
0
0
22,22
44,44
33,33
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Thời gian tới, khi đồng loạt các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thực thị toàn diện các quy định pháp lý về tính hợp pháp và nguồn gốc xuất xứ của gỗ nguyên liệu thì chứng từ và thời gian làm thủ tục thông quan xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể (Nguyễn Tôn Quyền, 2019). Kết quả khảo sát doanh nghiệp cũng cho thấy, gần 75% các doanh nghiệp cho rằng rủi ro về chi phí xuất khẩu tăng có khả năng xảy ra là cao và rất cao như biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3. Khả năng xảy ra rủi ro về gia tăng chi phí xuất khẩu G&SPG
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Về thuế xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có mức thuế suất là 0% hoặc miễn thuế, trừ những sản phẩm có công nghệ sản xuất đơn giản, hàm lượng gia công chế biến thấp như dăm gỗ, ván bóc chịu thuế suất cao hơn như bảng dưới đây.
Bảng 6. Kim ngạch xuất khẩu và thuế suất xuất khẩu của các sản phẩm gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2018
Mặt hàng
Mã HS
Kim ngạch
xuất khẩu
Thuế suất
xuất khẩu
Dăm gỗ
4401
1.340.083.064
2%
Gỗ tròn
4403
4.469.961
10%
Gỗ xẻ
4407
59.468.809
10%
Ván bóc
4408
40.747.287
10%
Ván sàn
4409
25.337.611
5%
Ván dăm
4410
8.391.789
0%
Đồ gỗ nội thất
9401, 9402 và 9403
5.365.685.325
0%
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2019
Từ năm 2005 đến nay, xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam tăng mạnh cả về lượng và giá trị xuất khẩu, năm 2018 đạt mức 1,3 tỉ USD tăng 28% so với năm 2017 với khối lượng trên 10 triệu tấn và sử dụng trên 20,5 triệu m3 gỗ quy tròn. Với sự tăng trưởng cao như hiện nay, thuế suất xuất khẩu 2% là chi phí không nhỏ đối với doanh nghiệp khi giá xuất khẩu là thấp nhất so với các sản phẩm xuất khẩu khác nhưng lại có mức tiêu hao gỗ nguyên liệu là cao nhất. Trước tình hình xuất khẩu dăm gỗ gia tăng với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, các cơ quan chủ quản đang có đề xuất tăng thuế suất xuất khẩu dăm gỗ lên 5%, nếu vậy sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu của mặt hàng chủ lực này của Việt Nam.
- Kết luận
Bài viết phân tích và lý giải những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chi phí xuất khẩu cao của ngành chế biến gỗ, điều này cản trở hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặc dù Việt Nam đang sở hữu lợi thế cạnh tranh về nguồn cung gỗ rừng trồng và giá nhân công thấp. Thời gian tới khi những lợi thế trên không thể khai thác hơn nữa, Việt Nam cần có chiến lược, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại của ngành về nguồn cung gỗ nguyên liệu, chi phí vận tải và giao nhận cũng như tăng cường tạo thuận lợi hoá thương mại đối với hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Tài liệu tham khảo
- Tô Xuân Phúc, Nguyễn Tôn Quyền, Cao Thị Cẩm, và Trần Lê Huy (2019), Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ năm 2018: Một năm nhìn lại và xu hướng 2019, Báo cáo thường niên 2019.
- Nguyễn Tôn Quyền (2019), “Dấu ấn ngành gỗ năm 2018: Năm của những sức bật nội tại”, Tạp chí Gỗ Việt, số 108,
- Tổng Cục Hải quan Việt Nam (2019), Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2018, Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019.
- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Báo cáo thường niên 2018, http://goviet.org.vn/, truy cập ngày 1/5/2019.
- Phan Thị Thu Hiền (2018), “Viet Nam’s wood exports are booming, but the local industry is yet to realize its full commercial potential”, Tạp chí gỗ nhiệt đới quốc tế, số 27 tháng 2/2018.
[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: phanhien@ftu.edu.vn
Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam: Góc nhìn từ chuỗi gía trị sản phẩm
Phan Thị Thu Hiền[1]
Tóm tắt
Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt mức 8,476 tỉ đô la Mỹ và tăng 14,5% so với năm 2017. Gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 6 trong 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2019). Tuy vậy, chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và ảnh hưởng lớn đến giá trị gia tăng cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Bài viết nhằm mục đích phân tích yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ kết quả khảo sát doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ và phỏng vấn chuyên gia tại Việt Nam từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018.
Từ khóa: xuất khẩu, chi phí, gỗ và sản phẩm gỗ, chuỗi giá trị
Abstract:
In 2018, export turnover of Vietnam-made wood and wooden products reached 8.746 billion US dollars with a high growth rate of 14.5% in comparing with 2017 and the 6th ranked among the top 10 major export commodities of Vietnam. However, export costs of the Vietnam’s wood and wooden products accounts relatively large proportion in the total value and negatively affects to the added value and competitiveness of these products. The study aims to analyse the core components and contributing factors of export costs in the Vietnam’s wood and wooden product trade. Supporting to the target, the article uses results of surveys about the Vietnamese processing firms and interviews from February 2017 to December 2018.
Key words: exports, costs, wood and wooden products, value chain
- Tổng quan hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam
Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2018 đạt mức 8,476 tỷ USD, đứng thứ 6 về kim ngạch trong số các mặt hàng/nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018 (Tổng cục Hải quan, 2019).
Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2019
Biểu đồ trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam tăng trưởng đều hàng năm trong giai đoạn 2014 – 2018 với mức trung bình khoảng 8%/năm. Thành tích này đã và đáng đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam với tỷ trọng ổn định xấp xỉ 4%/năm như bảng 1 dưới đây:
Bảng 1. Tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tổng xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam
Đơn vị: tỷ USD
Năm |
2010 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá |
72,24 |
150,22 |
162,02 |
176,58 |
215,12 |
243,5 |
Kim ngạch xuất khẩu G&SPG |
3,43 |
6,23 |
6,89 |
6,96 |
7,404 |
8,476 |
Tỷ trọng % xuất khẩu G&SPG |
4,7 |
4,1 |
4,3 |
3,9 |
3,4 |
3,5 |
Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2019
Năm 2018, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 3,6 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2017, chiếm tới 43% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước; tiếp đến là thị trường Nhật Bản, đạt mức xấp xỉ 1,1 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2017, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. Thị trường Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2018, với mức 39% so với năm 2017. Trong khi đó EU tụt xuống vị trí thứ 5 do kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng nhẹ ở mức 3% so với năm 2017, xấp xỉ 785 triệu USD, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. Ngược lại với các thị trường trên, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc giảm 30% so với năm 2017, xuống mức 1,1 tỉ USD và chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch của năm 2018.
Bảng 2. Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam
Đơn vị: USD
Thị trường |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Mỹ |
2.577.528.222 |
2.711.280.551 |
3.080.742.508 |
3.613.299.019 |
Nhật |
1.016.324.648 |
961.430.075 |
988.707.550 |
1.119.033.609 |
Trung Quốc |
986.118.400 |
1.026.144.279 |
1.085.937.246 |
1.077.017.013 |
EU |
754.327.698 |
742.461.169 |
762.498.057 |
785.266.729 |
Hàn Quốc |
495.613.873 |
579.358.898 |
673.189.194 |
938.696.858 |
Úc |
152.375.399 |
161.345.209 |
154.226.464 |
174.052.808 |
Ca na đa |
148.518.606 |
130.568.761 |
152.612.905 |
155.893.908 |
Hồng Kông |
114.678.620 |
33.142.444 |
16.872.293 |
6.987.831 |
Ấn Độ |
98.813.301 |
49.453.477 |
60.225.736 |
46.165.931 |
Đài Loan |
70.413.202 |
64.310.830 |
58.320.871 |
60.602.011 |
Malaysia |
47.981.121 |
44.530.085 |
54.010.100 |
100.907.198 |
Các thị trường khác |
324.254.558 |
295.038.952 |
316.770.738 |
398.465.751 |
Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2019
Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thuộc hai nhóm chính theo Danh mục HS đó là: nhóm thứ nhất là gỗ nguyên liệu thuộc chương 44 ; nhóm thứ hai là đồ nội ngoại thất bằng gỗ thuộc chương 94. Dăm gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván và đồ nội thất là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất đạt mức trên 5,3 tỉ đô la Mỹ, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng gỗ của Việt Nam năm 2018, tiếp theo là dăm gỗ và các loại ván đạt mức 1,3 tỉ USD và 790 triệu USD (bảng 3).
Bảng 3. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Đơn vị: USD
Hàng hoá |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Dăm gỗ |
1.146.864.387 |
986.850.338 |
1.072.656.296 |
1.340.083.064 |
Gỗ tròn và gỗ xẻ |
405.930.173 |
249.574.740 |
172.336.959 |
63.938.770 |
Các loại ván |
329.316.415 |
407.217.425 |
506.328.517 |
790.400.688 |
Đồ nội thất |
4.315.880.267 |
4.540.152.673 |
5.229.866.194 |
5.365.635.325 |
Sản phẩm gỗ khác |
513.701.708 |
615.269.556 |
677.541.016 |
1.348.933.962 |
Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, 2019
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành một trong 10 ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ổn định trong thập kỉ qua. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Sản phẩm gỗ của Việt Nam có mặt tại trên 140 quốc gia, chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Để đạt được thành tích này, Việt Nam đã phát huy tốt lợi thế cạnh tranh về yếu tố sản xuất mặc dù chỉ ở mức rất cơ bản, đó là: (1) vị trí địa lý thuận lợi với đường bờ biển dài và nhiều cảng biển nước sâu rất thích hợp cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm gỗ và sản phẩm gỗ bằng đường biển; (2) Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, có diện tích rừng bao phủ lớn với nhiều chủng loại cây trồng là nguồn cung ổn định cho ngành sản xuất, chế biến gỗ; (3) nguồn nhân công dồi dào với mức giá cạnh tranh ; và (4) cắt giảm hàng rào thuế quan nhập khẩu xuống mức rất thấp hoặc bằng 0% tại các thị trường lớn như Hoa Kì, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc (Phan Thị Thu Hiền, 2018).
- Mô tả phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả với công cụ cơ bản là tổng hợp, thống kê nhằm dự báo việc gia tăng chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời gian tới. Số liệu và thông tin trong bài viết được thu thập, xử lý và phân tích từ cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hoá của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, cuộc khảo sát online đối với doanh nghiệp và phỏng vấn trực tiếp các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.
Về khảo sát online, tác giả tiến hành khảo sát trực tuyến thông qua hai đường link sau:
- https://docs.google.com/forms/d/1iE7GNkEf3hPe_Z9KFEHjQTfq6bDtjyVTa14ih6WdxIk/edit?ts=58fdaea2
- https://docs.google.com/a/ftu.edu.vn/forms/d/e/1FAIpQLSex08MrkFXl8OqinBC_2GJsE1Zac7pK33UpwStPkGPNt1rjsQ/viewform?c=0&w=1
Căn cứ vào thông tin các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp 100% vốn nội địa có kim ngạch xuất khẩu trên 50 triệu đô la Mỹ/năm với số lượng là 155 doanh nghiệp. Tác giả đã gửi đường link khảo sát tới các địa chỉ liên lạc là lãnh đạo doanh nghiệp, người phụ trách hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp trả lời là 52 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ xấp xỉ 33%. Các doanh nghiệp trả lời đến từ cả ba khu vực miền Bắc, Trung và Nam, đặc biệt phần lớn các doanh nghiệp ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là trung tâm sản xuất chế biến gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Về khảo sát thực địa tại doanh nghiệp, tác giả thực hiện khảo sát những doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam tại ba khu vực là miền Bắc, Trung và Nam. Cụ thể như sau:
- Miền Bắc
- Công ty cổ phần lâm sản Nam Định (Namdinh Forest Products Joint Stock Company – NAFOCO), tỉnh Nam Định, Việt Nam
- Công ty cổ phần Woodland (Woodland Joint Stock Company), Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội, Việt Nam
- Miền Trung
- Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Quảng Nam (Forest products exports joint stock company - FOREXCO), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
- Miền Nam
- Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt (TienDat Furniture Corporation), Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam
- Công ty TNHH Hồng Ngọc, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam
Ngoài ra, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội và trường đại học như: Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam.
- Phân tích chi phí trong chuỗi giá trị sản phẩm G&SPG xuất khẩu
Vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu G&SPG xuất khẩu như mô hình sau đây:
CHUỖI SẢN XUẤT (THEO THỜI GIAN) |
GIÁ TRỊ GIA TĂNG |
CAO NHẤT |
THẤP NHẤT |
NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN |
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU |
THIẾT KẾ |
SẢN XUẤT |
PHÂN PHỐI |
MARKETING |
BÁN HÀNG & DỊCH VỤ SAU BH |
Sơ đồ 1. Chuỗi giá trị sản phẩm gỗ công nghiệp của Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Kết quả khảo sát thực địa các doanh nghiệp sản xuất gỗ xuất khẩu cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn gia công truyền thống tức là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ Việt Nam (bên nhận gia công) nhận nguyên vật liệu, công nghệ và thiết bị, máy móc từ phía đối tác nước ngoài (bên đặt gia công) để sản xuất thành phẩm. Thù lao gia công đơn thuần chỉ là tiền công lao động và rất nhỏ so với giá thành sản phẩm. Ngày nay, các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh để thực hiện tổ chức sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp chủ động về nguyên liệu sản xuất, thiết kế, quy trình sản xuất cũng như hoàn thiện sản phẩm và giao lại thành phẩm cho bên đặt hàng xuất khẩu theo Hợp đồng mua bán thành phẩm. Với lợi thế về chi phí nhân công thấp nên chi phí sản xuất xuất khẩu G&SPG của Việt Nam chủ yếu là chi phí gỗ nguyên liệu; chi phí vận tải và giao nhận, chi phí thông quan xuất khẩu thành phẩm.
Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 2/3 số doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng chi phí là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xuất khẩu như biểu đồ sau.
Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả xuất khẩu G&SPG Việt Nam
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Bài viết phân tích chi phí xuất khẩu với ba thành phần cơ bản đó là: Chi phí nguyên liệu gỗ sử dụng sản xuất chế biến, chi phí vận tải và giao nhận, chi phí thông quan xuất khẩu.
- Chi phí nguyên liệu gỗ sử dụng sản xuất chế biến
Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, năm 2018 Việt Nam nhập khẩu khoảng 9,98 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn với kim ngạch trên 2,34 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,07 % về giá trị nhập khẩu so với năm 2017 và chiếm khoảng 25% tổng lượng gỗ sử dụng cho chế biến của ngành. (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 2019).
Bảng 3. Kim ngạch nhập khẩu G&SPG của Việt Nam
Đơn vị: USD
Mặt hàng |
Năm 2013 |
Năm 2014 |
Năm 2015 |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
Gỗ tròn |
426.552.899 |
505.690.041 |
511.947.852 |
537.326.610 |
668.383.734 |
698.120.989 |
Gỗ xẻ |
802.435.951 |
1.212.858.188 |
1.147.462.387 |
749.006.221 |
879.035.536 |
928.967.443 |
Ván các loại |
331.319.832 |
365.484.344 |
472.948.153 |
426.466.941 |
506.259.355 |
564.491.149 |
Đồ nội thất |
58.559.834 |
76.220.752 |
91.699.258 |
89.606.031 |
88.332.398 |
108.740.643 |
Sản phẩm khác |
26.026.674 |
25.666.278 |
27.112.611 |
30.011.313 |
35.665.844 |
42.290.937 |
Tổng nhập khẩu |
1.644.895.190 |
2.185.919.603 |
2.251.170.261 |
1.832.417.116 |
2.177.676.867 |
2.342.611.161 |
Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2019
Bảng trên cho thấy gỗ nguyên liệu sản xuất bao gồm gỗ tròn và gỗ xẻ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của Việt Nam với mức cao nhất là 79% vào năm 2014 và có xu hướng giảm dần xuống mức 69% vào năm 2018. Ngoài ra, với thực tiễn gỗ nguyên liệu (bao gồm gỗ tròn và gỗ xẻ) nhập khẩu phần lớn để phục vụ sản xuất xuất khẩu thì tỷ lệ này tương đương 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam và chiếm khoảng 25% tổng lượng gỗ nguyên liệu sử dụng của ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Làm phép tính đơn giản khi thuế suất nhập khẩu gỗ nguyên liệu là 0% hoặc gỗ nguyên liệu nhập khẩu được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đổi với hoạt động sản xuất xuất khẩu thì giá trị gỗ nguyên liệu chiếm xấp xỉ 80% trong tổng giá trị xuất khẩu thành phẩm. Điều này cho thấy, thời gian tới với mục tiêu xuất khẩu 12 tỉ USD đồng nghĩa với việc Việt Nam cần tới trên 45 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn trong điều kiện nguồn cung từ rừng trồng trong nước đang hạn chế về diện tích và chất lượng, tiêu chuẩn sản xuất. Hơn nữa với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về việc loại bỏ hoàn toàn gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung ứng, xây dựng cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu đặc biệt đối với nguyên liệu gỗ chính là gỗ tròn và gỗ xẻ thì nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường phát triển như Hoa Kì, EU sẽ là khó khăn lớn của doanh nghiệp khi giải bài toán về chi phí nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất xuất khẩu (Tô Xuân Phúc, 2019).
- Chi phí vận tải và giao nhận
Chi phí vận tải và giao nhận mặt hàng G&SPG xuất khẩu bao gồm vận chuyển nội địa và quốc tế. Do tính chất của gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu, nên hầu hết các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam được thực hiện bằng phương thức vận tải đường biển. Khoảng cách vận tải trên các tuyến vận tải quốc tế từ Việt Nam đến các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU khiến cho chi phí vận tải và giao nhận hàng hoá xuất khẩu là một phần rất lớn trong tổng chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp. Mặt khác, chi phí vận tải và giao nhận trong chi phí xuất khẩu G&SPG của Việt Nam không thể không tính đến chi phí khi nhập khẩu gỗ nguyên từ các thị trường chính như Châu Phi, Hoa Kì, EU như bảng dưới đây.
Bảng 4. Thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu chính của Việt Nam
Đơn vị: USD
Thị trường |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
Châu Phi |
265.197.407 |
354.660.077 |
493.690.054 |
515.605.606 |
Trung Quốc |
257.576.801 |
308.963.246 |
383.103.675 |
462.329.944 |
Mỹ |
231.672.181 |
215.363.643 |
247.255.085 |
310.560.460 |
Liên minh Châu Âu |
165.171.583 |
192.027.634 |
235.784.502 |
249.637.592 |
Campuchia |
380.418.895 |
181.564.022 |
213.110.081 |
100.632.730 |
Ma-lay-xi-a |
110.778.545 |
101.569.791 |
100.410.885 |
114.185.212 |
Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2019
Hiện nay, phần lớn gỗ nguyên liệu nhập khẩu được thực hiện theo điều kiện cơ sở giao hàng CFR (tiền gỗ, chi phí vận tải quốc tế đến cảng của Việt Nam) hoặc CIF (tiền gỗ, chí phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm đến cảng đích tại Việt Nam). Ngược lại, khi xuất thành phẩm, sản phẩm gỗ thì chủ yếu là hợp đồng FOB (giao hàng trên tàu), theo đó giá bán hàng bao gồm các chi phí cho đến khi hàng lên tàu tại cảng giao hàng ở Việt Nam. Ngoài ra, nếu như hãng tàu vận chuyển nguyên liệu gỗ nhập khẩu về Việt Nam không có hàng hóa để vận chuyển sau khi dỡ hàng thì cước phí vận chuyển nhập khẩu còn bao gồm cả cước khống và tăng lên rất nhiều. Trong khi đó, xuất khẩu với giá FOB, việc vận tải quốc tế do phía đối tác đảm nhận khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng phụ thuộc người chuyên chở do người mua chỉ định, đồng thời phải trả chi phí về vận tải nội địa, chi phí thuê container và các công việc đóng gói hàng hóa vào container để đưa hàng lên tàu xuất khẩu mà không biết chính xác là bao nhiêu.
Do cơ sở hạ tầng giao thông kém phát triển khiến cho chi phí vận chuyển đường bộ từ địa điểm sản xuất đến cảng xuất khẩu rất lớn, thậm chí còn cao hơn chi phí vận chuyển quốc tế từ Ma-lay-xi-a về Việt Nam. Như trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại Bình Định, thường xuất sản phẩm qua cảng Quy Nhơn, tuy nhiên vẫn có lượng hàng lớn phải xuất qua các cảng khác như tại thành phố Hồ Chí Minh buộc phải kéo container đi quãng đường dài và gia tăng thời gian và chi phí kinh doanh.
- Chi phí thông quan xuất khẩu gỗ thành phẩm
Căn cứ quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu, số lượng chứng từ về cơ bản bao gồm: Tờ khai hải quan, Bảng kê lâm sản; Giấy phép CITES theo Công ước quốc tế về chống buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp của Liên Hiệp Quốc, và quan trọng là hồ sơ về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Trong bối cảnh ngành Hải quan Việt Nam tăng cường tạo thuận lợi hoá thương mại, so với quy định chung đối với hàng hoá xuất khẩu thông thường thì khi xuất khẩu G&SPG, doanh nghiệp đang phải xuất trình số lượng chứng từ cũng như thời gian làm thủ tục hải quan cao hơn. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát doanh nghiệp, để chứng minh tính hợp pháp và nguồn gốc xuất xứ của gỗ nguyên liệu sử dụng sản xuất xuất khẩu, những chứng từ cần phải xuất trình đó là: bằng chứng về giấy phép khai thác gỗ nguyên liệu; bằng chứng về bảng kê lâm sản đối với nguồn gỗ nguyên liệu; bằng chứng về hợp đồng mua bán gỗ nguyên liệu; và bằng chứng về hóa đơn chứng từ thanh toán có liên quan đến mua/bán gỗ nguyên liệu và chứng từ khác tuỳ theo giao dịch và yêu của người nhập khẩu.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cho rằng những quy định về chính sách xuất nhập khẩu G&SPG của Việt Nam, của thị trường xuất khẩu cũng như sự gia tăng hàng rào phi thuế quan về tiêu chuẩn kỹ thuật, chứng chỉ gỗ là những nguyên nhân gây nên gia tăng rủi ro đối với doanh nghiệp theo bảng dưới đây:
Bảng 5. Yếu tố gia tăng rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu G&SPG của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng |
Hoàn toàn không ảnh hưởng (%) |
Có ảnh hưởng nhưng không đáng kể (%) |
Ảnh hưởng trung bình (%) |
Ảnh hưởng cao (%) |
Rất ảnh hưởng (%) |
Thay đổi chính sách và thủ tục xuất nhập khẩu của Việt Nam |
0 |
0 |
33,33 |
22,22 |
44,44 |
EU tăng cường kiểm soát tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu/ quy định FLEGT/ VPA |
12,50 |
12,50% |
25% |
37,50 |
12,50 |
Hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng ngày càng chặt chẽ |
0 |
0 |
55,55 |
11,11 |
33,33 |
Khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại |
0 |
0 |
22,22 |
44,44 |
33,33 |
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Thời gian tới, khi đồng loạt các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thực thị toàn diện các quy định pháp lý về tính hợp pháp và nguồn gốc xuất xứ của gỗ nguyên liệu thì chứng từ và thời gian làm thủ tục thông quan xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể (Nguyễn Tôn Quyền, 2019). Kết quả khảo sát doanh nghiệp cũng cho thấy, gần 75% các doanh nghiệp cho rằng rủi ro về chi phí xuất khẩu tăng có khả năng xảy ra là cao và rất cao như biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3. Khả năng xảy ra rủi ro về gia tăng chi phí xuất khẩu G&SPG
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Về thuế xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có mức thuế suất là 0% hoặc miễn thuế, trừ những sản phẩm có công nghệ sản xuất đơn giản, hàm lượng gia công chế biến thấp như dăm gỗ, ván bóc chịu thuế suất cao hơn như bảng dưới đây.
Bảng 6. Kim ngạch xuất khẩu và thuế suất xuất khẩu của các sản phẩm gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2018
Mặt hàng |
Mã HS |
Kim ngạch xuất khẩu |
Thuế suất xuất khẩu |
Dăm gỗ |
4401 |
1.340.083.064 |
2% |
Gỗ tròn |
4403 |
4.469.961 |
10% |
Gỗ xẻ |
4407 |
59.468.809 |
10% |
Ván bóc |
4408 |
40.747.287 |
10% |
Ván sàn |
4409 |
25.337.611 |
5% |
Ván dăm |
4410 |
8.391.789 |
0% |
Đồ gỗ nội thất |
9401, 9402 và 9403 |
5.365.685.325 |
0% |
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2019
Từ năm 2005 đến nay, xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam tăng mạnh cả về lượng và giá trị xuất khẩu, năm 2018 đạt mức 1,3 tỉ USD tăng 28% so với năm 2017 với khối lượng trên 10 triệu tấn và sử dụng trên 20,5 triệu m3 gỗ quy tròn. Với sự tăng trưởng cao như hiện nay, thuế suất xuất khẩu 2% là chi phí không nhỏ đối với doanh nghiệp khi giá xuất khẩu là thấp nhất so với các sản phẩm xuất khẩu khác nhưng lại có mức tiêu hao gỗ nguyên liệu là cao nhất. Trước tình hình xuất khẩu dăm gỗ gia tăng với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, các cơ quan chủ quản đang có đề xuất tăng thuế suất xuất khẩu dăm gỗ lên 5%, nếu vậy sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu của mặt hàng chủ lực này của Việt Nam.
- Kết luận
Bài viết phân tích và lý giải những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chi phí xuất khẩu cao của ngành chế biến gỗ, điều này cản trở hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặc dù Việt Nam đang sở hữu lợi thế cạnh tranh về nguồn cung gỗ rừng trồng và giá nhân công thấp. Thời gian tới khi những lợi thế trên không thể khai thác hơn nữa, Việt Nam cần có chiến lược, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại của ngành về nguồn cung gỗ nguyên liệu, chi phí vận tải và giao nhận cũng như tăng cường tạo thuận lợi hoá thương mại đối với hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Tài liệu tham khảo
- Tô Xuân Phúc, Nguyễn Tôn Quyền, Cao Thị Cẩm, và Trần Lê Huy (2019), Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ năm 2018: Một năm nhìn lại và xu hướng 2019, Báo cáo thường niên 2019.
- Nguyễn Tôn Quyền (2019), “Dấu ấn ngành gỗ năm 2018: Năm của những sức bật nội tại”, Tạp chí Gỗ Việt, số 108,
- Tổng Cục Hải quan Việt Nam (2019), Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2018, Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019.
- Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Báo cáo thường niên 2018, http://goviet.org.vn/, truy cập ngày 1/5/2019.
- Phan Thị Thu Hiền (2018), “Viet Nam’s wood exports are booming, but the local industry is yet to realize its full commercial potential”, Tạp chí gỗ nhiệt đới quốc tế, số 27 tháng 2/2018.
[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.