Sidebar

Magazine menu

22
T4, 01

Tạp chí KTĐN số 119

 

Trần nợ công và các phương pháp tiếp cận xây dựng trần nợ công

Nguyễn Thị Lan

Tóm tắt:

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là tổng hợp các phương pháp tiếp cận xây dựng trần nợ công, đánh giá phương pháp xây dựng trần nợ công của Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số gợi ý chính sách cho Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: việc xây dựng trần nợ công về cơ bản dựa trên bốn phương pháp tiếp cận đó là: (1) Phương pháp dựa trên khung nợ bền vững DSF của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB); (2) Phương pháp dựa trên lý thuyết ràng buộc ngân sách chính phủ; (3) Phương pháp dựa trên lý thuyết về ngưỡng nợ công (hay mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế theo đường cong Laffer); và (4) Phương pháp dựa trên lý thuyết “khả năng chịu đựng nợ của quốc gia”. Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào quan điểm của các nhà làm chính sách của mỗi quốc gia. Hiện nay, phương pháp xây dựng trần nợ công hiện nay của Việt Nam là khá đơn giản và lạc hậu. Do vậy, mức trần nợ công/GDP (65%) mà Quốc hội đưa ra chưa thực sự đáng tin cậy. Việt Nam cần áp dụng kết hợp các phương pháp hiện đại và có độ tin cậy cao để xác định trần nợ công

Từ khóa: Nợ công, trần nợ công, phương pháp xây dựng trần nợ công.

Abstract:

The purpose of this research is to synthesize the approaches to build public debt ceiling, assessing the method of building public debt ceiling in Vietnam; on that basis, the paper will give out some policy suggestions for Vietnam. The research results show that the establishment of public debt ceiling is basically based on four approaches: (1) The method based on the Sustainable Debt Framework (DSF) by the International Monetary Fund (IMF) and the World Bank (WB); (2) The method based on the theory of government budget constraints; (3) The method based on the theory of "Debt overhang" (or nonlinear relationship between public debt and economic growth follow Laffer curve); (3) The method based on the theory of "debt tolerance". The choice of methods will depend on the views of policy makers of each country. Currently, method of building public debt ceiling in Vietnam is quite simple and outdated. Therefore, the public debt ceiling (65% of GDP) issued by The National Assembly is not really reliable. Vietnam needs to apply a combination of modern and high credibility methods to determine public debt ceiling.

Keywords: Public debt, the public debt ceiling, the method of building public debt ceiling.

  1. Giới thiệu

   Nợ công là một vấn đề mà tất cả quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt. Từ những quốc gia còn nghèo đói ở Châu Phi đến những nước đang phát triển như Việt Nam hay những cường quốc về kinh tế như Mỹ, Nhật Bản hay Châu Âu thì đều đang gánh trên vai một khoản nợ công không hề nhỏ, thậm chí nhiều nước đã vượt quá cao so với ngưỡng an toàn như Nhật Bản (trên 200%GDP), Mỹ vượt quá 100% GDP; Đặc biệt nhiều nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) có tỷ lệ nợ tương đương 60% -  mức giới hạn an toàn cho phép, các nước Hy Lạp đã vỡ nợ với tỷ lệ nợ lên đến 152% GDP hay như Italy mức nợ lên đến 120% GDP. Nếu không kiểm soát được nợ công thì tình trạng vỡ vợ có thể xảy ra và nó sẽ gây ra những hậu quả khó lường, những tổn thất không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt chính trị - xã hội. Để đảm bảo tính an toàn của nợ công, tránh gây ra tình trạng vỡ nợ có thể xảy ra, các nước đã xây dựng trần nợ công cho quốc gia mình và cố gắng kiểm soát nợ công không được vượt mức trần cho phép. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: trần nợ công được xác định như thế nào?

Để giải quyết câu hỏi nói trên thì bài báo nghiên cứu: Trần nợ công và các phương pháp tiếp cận xây dựng trần nợ công" là thực sự cần thiết.

Nghiên cứu này nhằm đạt được 3 mục tiêu sau:

(1) Làm rõ khái niệm trần nợ công, tổng hợp các phương pháp tiếp cận xây dựng trần nợ công.

  • Đánh giá phương pháp xây dựng trần nợ công của Việt Nam hiện nay.
  • Đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong việc áp dụng các phương pháp xây dựng trần nợ công.

Nhằm thực hiện mục tiêu nói trên, bài nghiên cứu được cấu trúc gồm 5 phần: Phần 1 giới thiệu nghiên cứu, Phần 2 trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan; Phần 3 đánh giá phương pháp xác định trần nợ công của Việt Nam hiện nay; Phần 4 đưa ra gợi ý chính sách cho Việt Nam và cuối cùng là Phần 5 đưa ra kết luận.

  1. Cơ sở lý thuyếtcác nghiên cứu thực nghiệm liên quan

    2.1. Cơ sở lý thuyết về phương pháp xây dựng trần nợ công

      2.1.1.  Một số khái niệm liên quan đến nợ công và trần nợ công         

  • Nợ công

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), nợ công là toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khu vực công, bao gồm nghĩa vụ trả nợ của khu vực chính phủ và của khu vực các tổ chức công. Khu vực chính phủ bao gồm chính phủ trung ương, chính quyền liên bang và chính quyền địa phương. Các tổ chức công là các tổ chức công phi tài chính, các tổ chức tài chính công, ngân hàng trung ương (NHTW), các tổ chức nhà nước nhận tiền gửi (trừ NHTW) và các tổ chức tài chính công khác (IMF và WB, 2011).

           Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật quản lý nợ công hiện hành (số 20/2017/QH14) thì nợ công bao gồm: Nợ chính phủ khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ; Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước vay được Chính phủ bảo lãnh; Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ phát sinh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay.

Như vậy, có thể thấy so với quan điểm của IMF và WB thì quan điểm về nợ công của Việt Nam có sự khác biệt đáng chú ý về việc xác định phạm vi của nợ công. Theo quan điểm của IMF và WB thì nợ công là nợ của khu vực công, trong đó bao gồm cả nợ của NHTW để thực hiện chính sách tiền tệ và nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong khi nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ của Ngân hàng Nhà nước và nợ của DNNN[2] tự vay tự trả. Từ đó dẫn đến sự khác nhau trong cách tính nợ công của Việt Nam so với IMF và WB.

  • Ngưỡng nợ công tối ưu

Nghiên cứu của Đào Văn Hùng và cộng sự (2014) cũng đã đưa ra định nghĩa về "Ngưỡng nợ công tối ưu" là ngưỡng nợ công mà tại đó quy mô nợ công được xem như mức nợ thận trọng, đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa và tối ưu hóa tăng trưởng kinh tế. Khi nợ công vượt ngưỡng này thì sẽ không tạo ra động lực cho đầu tư phát triển vì phần lớn nguồn lực sẽ phải dùng cho việc trả nợ nên sẽ làm giảm đầu tư phát triển và kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi nền kinh tế suy giảm thì nguồn lực trả nợ sẽ giảm sút làm suy giảm khả năng trả nợ và mức độ an toàn nợ công. Như vậy, "ngưỡng nợ công tối ưu" là một chỉ tiêu quan trọng để quản lý, kiểm soát nợ công ở mức tối ưu của nền kinh tế và là cơ sở tham khảo để tính toán chỉ tiêu trần nợ công của quốc gia.

  • Trần nợ công quốc gia

Trần nợ công là giới hạn tổng số tiền mà chính phủ được phép vay nợ được quyết định bởi cơ quan lập pháp cao nhất của quốc gia. Giới hạn này áp dụng cho các khoản nợ công theo phạm vi xác định nợ công theo quy định pháp lý của mỗi nước. Mức trần nợ công được tính bằng tổng số dư nợ công trong một thời kỳ nhất định,theo đơn vị tiền tệ của mỗi nước (Đào Văn Hùng và cộng sự, 2014).

Như vậy, trần nợ công được xác định như là mức nợ thận trọng và bền vững. Trần nợ là mức nợ tối đa mà các quốc gia tự đặt ra để giới hạn quy mô nợ công của mình. 

  • Phân biệt “ngưỡng nợ chịu đựng nợ công” và “ngưỡng nợ công tối ưu”

“Ngưỡng chịu đựng nợ công” của một quốc gia có thể hiểu là ngưỡng nợ công tối đa mà quốc gia đó có thể chịu đựng cho tới khi xảy ra vỡ nợ. Trong khi đó, “ngưỡng nợ công tối ưu” lại là ngưỡng nợ công tốt nhất cho tăng trưởng kinh tế, tức là tại ngưỡng nợ này thì tăng trưởng GDP đạt mức tối đa (Hình 1). “Ngưỡng chịu đựng nợ công” và “ngưỡng nợ công tối ưu” đều được đo lường bằng tỷ lệ nợ công/GDP.

Tăng trưởng

GDP

Hình 1. Mối quan hệ giữa các ngưỡng nợ công và tăng trưởng GDP

Ngưỡng nợ công

Ngưỡng nợ công tối ưu

Ngưỡng chịu đựng nợ công

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Như vậy, “ngưỡng chịu đựng nợ công” có ý nghĩa trong việc dự báo khủng hoảng nợ, góp phần đề xuất các giảm pháp nâng cao tính bền vững của nợ công và phòng tránh nguy cơ xảy ra vỡ nợ. Tuy nhiên, chính sách quản lý nợ công hợp lý cần xem xét nhiều hơn tới “ngưỡng nợ công tối ưu” với mục tiêu kiểm soát nợ công ở ngưỡng này nhằm tối ưu hóa lợi ích mà nợ công đem lại cho nền kinh tế.

2.1.2. Các phương pháp tiếp cận xây dựng trần nợ công  

Theo các nghiên cứu về trần nợ công, về cơ bản việc xây dựng trần nợ công dựa trên bốn phương pháp tiếp cận đó là:  (1) Dựa trên khung nợ bền vững DSF của IMF và WB; (2) Dựa trên lý thuyết ràng buộc ngân sách chính phủ; (3) Dựa trên lý thuyết về ngưỡng nợ công (hay mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế theo đường cong Laffer); và (4) Dựa trên lý thuyết  “khả năng chịu đựng nợ của quốc gia”"(debt tolerance). Cụ thể:

 2.1.2.1. Phương pháp xây dựng trần nợ công dựa trên mô hình khung nợ bền vững (DSF) của IMF và WB

Để đánh giá tính bền vững nợ công của các nước thu nhập thấp (Low - Income Countries - LICs). IMF và WB đã nghiên cứu và xây dựng khung lý thuyết nợ bền vững (Debt Sustainability Framework for Low - Income Countries) được công bố năm 2005. Các ngưỡng nợ này đã được IMF và WB cập nhật vào các năm 2006, 2009, 2012 và năm 2017.

 Mục đích của phương pháp này là dựa vào khung nợ DSF (tập hợp các ngưỡng nợ nguy hiểm), để phân tích, dự báo gánh nặng nợ tổng thể và nợ công nước ngoài của quốc gia (được tính trên GDP, thu ngân sách nhà nước và kim ngạch xuất khẩu) có đang gặp nguy cơ vỡ nợ hay không và đánh giá nguy cơ tiềm ẩn của nợ công.

Các ngưỡng chỉ số nợ trong khung nợ DSF được công bố từ năm 2012 trở về trước phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ của chính sách và khung thể chế của một quốc gia đối với tăng trưởng bền vững và giảm nghèo, được đo lường bằng chỉ số CPIA (Country Policy and Institutional Assessment).

Chỉ số CPIA được chấm theo thang điểm từ 1 đến 6. Những nước có điểm CPIA trung bình thấp hơn hoặc bằng 3,25 được coi là có chính sách yếu, từ trên 3,25 đến dưới 3,75 được coi là nước có chính sách trung bình, bằng hoặc lớn hơn 3,75 được coi là có chính sách tốt (xem Bảng 1).

Bảng 1. Ngưỡng nợ công theo khung nợ DSF (2012)

 

Giá trị nợ nước ngoài theo tỷ lệ % của

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài theo % của

   Nợ công/GDP

GDP

Xuất khẩu

Thu NSNN

Xuất khẩu

Thu NSNN

Giá trị hiện tại (PV)

Giá trị danh nghĩa

Chính sách yếu

CPIA ≤ 3,25

28

131

184

17

18

38

49

Chính sách trung bình

3,25<CPIA<3,75

36

179

217

20

20

46

62

Chính sách mạnh

CPIA ≥ 3,75

44

226

250

24

22

74

75

                                                                                       Nguồn: IMF và World Bank (2012)

          Tuy nhiên, phiên bản mới nhất[3] công bố ngày 26/12/2017 của khung nợ DSF của IMF và WB (gọi tắt là DSF, 2017) đã có một số thay đổi trong việc phân loại quốc gia theo khả năng chịu đựng nợ và khung đánh giá mức độ an toàn. DSF bao gồm một tập hợp các ngưỡng nợ nguy hiểm, dựa vào đó có thể dự báo nợ công và nợ công nước ngoài. Trước đây, các ngưỡng chỉ số gánh nặng nợ phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ của chính sách và khung thể chế của một quốc gia đối với tăng trưởng bền vững và giảm nghèo, được đo lường bằng chỉ số CPIA (Country Policy and Institutional Assessment) của WB, tuy nhiên hiện nay IMF đã thay đổi thành chỉ số CI – chỉ số tổng hợp các biến khác nhau mà trong đó CPIA vẫn là một trong những yếu tố quan trọng. Chỉ số CI được tính bằng công thức sau:

CI=β1CPIA + β2g + β3   + β4  + β5( )2 + β6gw         (1)

Trong đó:       

  • CPIA là chỉ số về chất lượng khuôn khổ thể chế, chính sách, được đánh giá bởi Worldbank.
  • g là tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam
  • gwlà tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới
  • Remittances là Tổng kiều hối,
  • Reserves là Dự trữ ngoại hối,
  • Imports là kim ngạch nhập khẩu,
  • GDP là tổng sản lượng quốc dân
  • Tất cả các biến có đơn vị phần trăm (%), trừ chỉ số CPIA

Các chuyên gia của IMF và WB định nghĩa CI là tổng trọng số của các yếu tố không xác định nợ của rủi ro vỡ nợ (CPIA, tăng trưởng quốc gia, dự trữ ngoại hối, dự trữ ngoại hối bình phương, kiều hối, tăng trưởng thế giới), trong đó các trọng số được tính bằng cách lấy trung bình các hệ số ước tính trên các mô hình probit cho mỗi một trong bốn chỉ số gánh nặng nợ (Giá trị nợ công nước ngoài theo tỷ lệ % củaGDP và kim ngạch xuất khẩu; nghĩa vụ nợ nước ngoài theo tỷ lệ % của kim ngạch xuất khẩu và thu NSNN).

Trong báo cáo nghiên cứu “Review of the Debt Sustainability Framework for Low Income Countries - Annexes” (2017),các chuyên gia của IMF và WB đã sử dụng mô hình probit để ước lượng cho mỗi chỉ số gánh nặng nợ cho một mẫu gồm 80 các nước có thu nhập thấp trong giai đoạn năm 1970 – 2014:

    

Trong đó:

là hàm phân phối tích lũy chuẩn

 đại diện cho 4 chỉ số gánh nặng nợ (NPV nợ công/GDP, NPV nợ nước ngoài/xuất khẩu, Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/xuất khẩu và Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/thu NSNN).

 đại diện cho các biến giải thích không xác định nợ được hàm chứa trong hồi quy probit (CPIA, tăng trưởng quốc gia, dự trữ ngoại hối, dự trữ ngoại hối bình phương, kiều hối, tăng trưởng thế giới)

 là xác suất của nợ nước ngoài

 là một biến nhị phân lấy giá trị là 1 nếu quốc gia gặp khủng hoảng nợ nước ngoài và bằng 0 nếu ngược lại

 là các hệ số được ước lượng

Xây dựng công thức tính chỉ số CI phản ánh sự ảnh hưởng của các biến giải thích không xác định nợ đối với rủi ro khủng hoảng nợ:

           

 là hệ số trung bình được dựa trên 4 mô hình hồi quy probit cho mỗi một biến giải thích.

 là giá trị 10 năm trung bình của mỗi biến giải thích.

Dựa trên số liệu tính toán chỉ số CI cho giai đoạn 2005 -2014, các chuyên gia của IMF và WB xác định các hệ số β cho phương trình (1) như sau:

Khả năng xảy ra khủng hoảng nợ có mối tương quan cùng chiều với mức độ mắc nợ và tương quan nghịch với chất lượng của các thể chế và chính sách (được đo bằng CPIA) và với các yếu tố cụ thể của quốc gia khác (tăng trưởng quốc gia, dự trữ ngoại hối, kiều hối). Các điều kiện bên ngoài (tăng trưởng thế giới) có tác động quan trọng đến khả năng khủng hoảng nợ. Ngoài ra, lưu ý rằng hệ số trên biến dự trữ ngoại hối thứ hai (phi tuyến tính) có dấu hiệu ngược chiều, ngụ ý rằng trên phạm vi tỷ lệ nhất định, tích lũy dự trữ ngoại hối bổ sung góp phần ít hơn đến giảm khả năng vỡ nợ.

Việc tính toán chỉ số CI sẽ dựa trên số bình quân trong 10 năm của các biến số, trong đó 5 năm dựa trên dữ liệu quá khứ và 5 năm dự đoán. Thời gian 10 năm đảm bảo một sự ổn định trong việc xếp hạng một nước đồng thời cũng giải quyết sự ảnh hưởng của chu kì kinh tế. Việc sử dụng dữ liệu quá khứ và dự báo sẽ cân bằng các kết quả trước đó cũng như các thay đổi được dự đoán trong một nước, đảm bảo rằng cả những cải thiện được dự đoán trong tương lai và các kết quả trong quá khứ đều ảnh hưởng đến xếp hạng một quốc gia. Với chỉ số CPIA, giá trị gần nhất sẽ được tính cố định cho 5 năm dự báo.

Có thể thấy với phiên bản 2017 đã đề cập đến những thay đổi để đảm bảo ngưỡng DSF duy trì được sự phù hợp với bối cảnh tài chính thay đổi nhanh chóng của các nước thu nhập thấp, đồng thời giúp ngưỡng DSF thực tế hơn, toàn diện hơn và tốt hơn trong việc đo lường rủi ro nợ xấu. Khung nợ DSF năm 2017 sử dụng nhiều các biến số cụ thể của từng nước để tăng khả năng dự báo hơn là khung nợ DSF (2012) chỉ dùng chỉ số CPIA. Khung nợ DSF (2017) cũng đưa vào các số liệu tương lai (điều này sẽ tăng sự liên kết với các cơ quan có thẩm quyền) trong khi khung nợ DSF (2012) phân loại dựa vào các dự liệu quá khứ.

Chỉ số CI sẽ quyết định xếp hạng khả năng thanh toán nợ của một quốc gia vào một trong 3 nhóm: yếu, trung bình, mạnh (xem Bảng 2).

 

Bảng 2. Phân loại khả năng chịu đựng nợ của quốc gia theo chỉ số CI

Điểm CI

Phân loại khả năng chịu đựng nợ của quốc gia

CI < 2,69

Yếu

2,69 ≤ CI ≤ 3,05

Trung bình

CI > 3,05

Mạnh

                                                                                        Nguồn: IMF và World Bank (2017)

Các nước có chỉ số CI < 2,69  được cho là có khả năng chịu đựng nợ kém. Các quốc gia có chỉ số CI trong khoảng từ 2,69 đến 3,05 có khả năng chịu đựng nợ trung bình. Các quốc gia có chỉ số CI > 3,05 được xem là các nước có khả năng chịu đựng nợ mạnh, hay các ngưỡng vay nợ nguy hiểm của quốc gia đó so với các chỉ số thể hiện năng lực trả nợ như NPV nợ/GDP, NPV nợ nước ngoài /Tổng kim ngạch xuất khẩu, Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài đối với Tổng kim ngạch xuất khẩu và Thu NSNN sẽ cao hơn, cụ thể được thể hiện trong Bảng 3, Bảng 4 dưới đây:

Bảng 3. Ngưỡng nợ nước ngoài theo khung nợ DSF (2017)

                                                                                                               Đơn vị: %

Gánh nặng nợ nước ngoài & nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh

Khả năng chịu đựng nợ

NPV nợ/XK

(1)

NPV nợ/ GDP

(2)

Tổng nghĩa vụ nợ / XK

(3)

Tổng nghĩa vụ nợ/ Thu NSNN

(4)

Yếu

140

30

10

14

Trung bình

180

40

15

18

Mạnh

240

55

21

23

                                                                                        Nguồn: IMF và World Bank (2017)

Bảng 4.  Ngưỡng nợ công/ GDP theo khung nợ DSF (2017)

Khả năng chịu đựng nợ

Nợ công/GDP

Yếu

35

Trung bình

55

Mạnh

70

                                                                                         Nguồn: IMF và World Bank (2017)

Dưạ vào việc so sánh các chỉ số với ngưỡng DSF, mô hình phân chia mức độ rủi ro nợ công của một quốc gia thành các mức rủi ro thấp, trung bình, cao hay khủng hoảng nợ:

Mức 1 Rủi ro thấp: Tất cả các chỉ số gánh nặng nợ đều thấp hơn so với ngưỡng.

Mức 2 – Rủi ro trung bình: Các chỉ số gánh nặng nợ đều thấp hơn so với ngưỡng trong kịch bản cơ sở, nhưng các ngưỡng có thể bị vi phạm do ảnh hưởng từ cú sốc bên ngoài hoặc thay đổi đột ngột về chính sách điều hành vĩ mô.

Mức 3 – Rủi ro cao: Một hoặc nhiều chỉ số gánh nặng nợ vi phạm các ngưỡng kịch bản cơ sở trong thời gian dài.

Mức 4 – Tình trạng báo động: Quốc gia gặp khó khăn trong trả nợ, hoặc cho thấy khả năng cao xảy ra khủng hoảng nợ trong tương lai.

Dựa vào ngưỡng nợ trong khung nợ DSF các nước có thể xây dựng trần nợ công phù hợp của quốc gia mình.

 2.1.2.2. Phương pháp xây dựng trần nợ công dựa trên lý thuyết "ràng buộc ngân sách Chính phủ"

Dựa trên lý thuyết ràng buộc ngân sách chính phủ, nghiên cứu của Cecchetti, Mohanty và Zampolli (2010) tại "The future of public debt: prospects and implications" đã đưa ra mô hình xác định trần nợ công, trong điều kiện chính phủ có sự ràng buộc về giới hạn vay nợ (No ponzi Condition).

Lý thuyết "Ràng buộc ngân sách chính phủ" đặt ra yêu cầu chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của CP cộng với chi phí trả lãi và nợ gốc hiện tại tương đương với thu nhập thuế hiện tại cộng với nợ phát hành mới và sự hỗ trợ ngân sách bằng khoản tiền được in thêm so với năm trước đó. Điều kiện này được minh họa bằng phương trình sau:

 

 

(1)                         

Trong đó,

  • Gt: mức chi tiêu ngân sách sơ cấp tại năm thứ t
  • it: lãi suất vay nợ danh nghĩa tại năm t
  • Dt-1: khoản nợ công danh nghĩa tại năm (t-1)
  • Tt: khoản thuế đã thu tại năm t
  • Ht, Ht-1: khoản tiền mặt in thêm dùng để hỗ trợ NS tương ứng tại năm t và t-1.

Vế trái của (1) thể hiện các khoản chi tiêu ngân sách của chính phủ, gồm: chi tiêu ngân sách sơ cấp, chi phí trả lãi vay, và trả gốc vay của năm trước đó. Vế phải của (1) cho biết các nguồn vốn để phục vụ các khoản chi tiêu này, cụ thể: thuế, khoản vay mới trong năm, và khoản tiền được in thêm so với năm trước đó.

             Phương trình rằng buộc ngân sách (1) được Cecchetti, Mohanty và Zampolli (2010) viết lại dưới dạng sau:

 

 

(2)                         

Chia cả hai vế đẳng thức hai cho GDP danh nghĩa để có được tỷ lệ so với GDP tương ứng như sau:

 

 

(3)                         

Với, .

Trong đó,

  • π: tỉ lệ lạm phát
  • γ: tỉ lệ tăng trưởng GDP thực tế

Đặt,  và . Khi đó,  là thâm hụt ngân sách sơ cấp (primary deficit), s là khả năng in thêm tiền hỗ trợ ngân sách.Thay vào (3), ta có:

 

 

(4)                         

Nhận xét đẳng thức (4), sự thay đổi tỉ lệ nợ công / GDP tỉ lệ với các khoản thanh toán lãi thực tế (đã được điểu chỉnh bởi lạm phát pt và tỉ lệ tăng trưởng GDP thực tế gt). Nói cách khác, khi tỉ lệ nợ/GDP tăng lên hoặc/và lãi suất thực tế tăng lên sẽ làm tăng gánh nặng nợ trên GDP, thậm chí với giả định rằng tình trạng ngân sách so với GDP và cơ sở tiền tệ không đổi. Ngoài ra, tỉ lệ nợ/GDP càng tăng nếu ngân sách tiếp tục trạng thái thâm hụt (wt< 0). Hậu quả, khi tỉ lệ nợ/GDP tăng do thâm hụt ngân sách sẽ làm gia tăng gánh nặng lãi vay phải trả, gây thêm áp lực với ngân sách. Hơn nữa, nếu lãi suất thực hiệu dụng của khoản nợ vượt qua tốc độ tăng trưởng GDP thì tỉ lệ nợ/GDP sẽ càng cao, kể cả khi ngân sách chính phủ đang ở trạng thái cân bằng. Trong trường hợp này, việc đi vạy nợ mới chỉ đủ để bù đắp các khoản thanh toán lãi của các khoản nợ cũ.

Chia hai vế của đẳng thức (4) cho dt-1:

 

 

(5)                         

Đẳng thức (5) cho biết sự thay đổi của tỉ lệ nợ/GDP phục thuộc vào mức lãi suất hiệu dụng, mức thâm hụt ngân sách sơ cấp so với nợ, và mức thay đổi cơ sở tiền sơ với nợ. Gỉả định bỏ qua yếu tố tiền tệ, để tỉ lệ nợ/GDP không đổi thì chính phủ buộc phải duy trì được mức thặng dư ngân sách sơ cấp so với nợ phải tương đương độ chênh lệch giữa lãi suất thực tế của khoản nợ với tăng trưởng sản lượng thực tế. Để thấy rõ nhận định này, biển đổi (5) về như sau:

 

 

(6)                         

Bên cạnh đó, việc đi vay mới lại càng làm gia tăng gánh nặng trả lãi trong tương lai, hậu quả là phát sinh thêm các khoản nợ mới và rơi vào vòng xoáy vay nợ. Nói cách khác, việc vay nợ mới để thanh toán nợ cũ rất nguy hiểm khi các khoản vay nợ mới không tăng kịp với tốc độ của khoản lãi vay phải trả. Viêc này không khác gì mô hình "Ponzi" đầy rủi ro trên thị trường tài chính. Thậm chí chính phủ cũng không thể vay với số lượng tuỳ ý bởi sẽ chạm đến các rào cản về mặt chính trị, buộc chính phủ phải thắt chặt ngân sách. Để chứng minh điều nay, ta biến đổi đẳng thức (4) về:

 

 

(7)                         

Căn cứ vào điều kiện “No ponzi Condition”, ta có: , khi đó:

 

 

(8)                         

Đẳng thức (8) cho thấy rằng chính phủ bị giới hạn vay nợ đồng nghĩa với tỉ lệ nợ/GDP được xác định bởi tổng giá trị hiện tại của tổng các khoản thặng dư ngân sách sơ cấp trong tương lại và khoản tiền mặt được in thêm. Như vậy, nếu chỉnh phủ không thể duy trì được trạng thái thặng dư ngân sách sơ cấp, thì ngân hàng trung ương buộc phải in thêm tiền để thanh toán nợ và duy trì tỉ lệ nợ/GDP. Tuy nhiên, việc in tiền để bù đắp ngân sách hay để trả nợ vay sẽ phải trả cái giá rất đắt. Đó là làm gia tăng áp lực lạm phát và vô hiệu hóa chính sách tiền tệ.

Theo Cecchetti, Mohanty và Zampolli (2010), từ đẳng thức (8) chúng có thể được sử dụng để xác định "trần nợ công" trong điều kiện chính phủ có sự ràng buộc về giới hạn vay nợ (No ponzi Condition). Khi gặp phải các ràng buộc về giới hạn vay nợ, chính phủ không thể tiếp tục đi vay trên thị trường. Khi đó, trần giới hạn tỉ lệ nợ công/GDP được xác định dựa trên các mức thặng dư ngân sách sơ cấp và khả năng tài trợ từ việc in thêm tiền của ngân hàng trung ương. Trong điều kiện việc in tiền cũng bị giới hạn do mục tiêu kiểm soát lạm phát và tính độc lập của ngân hàng trung ương được đề cao thì để duy trì tỉ lệ nợ/GDP, chính phủ buộc phải tạo ra thặng dư ngân sách đủ lớn, sao cho giá trị chiết khấu về hiện tại của nó phải bằng tỷ lệ nợ/GDP.

Như vậy, đẳng thức (8) thể hiện một nguyên tắc rất căn bản trong việc quản lí ngân sách và vay nợ, đó là một khoản thâm hụt dẫn đến vay nợ vào hôm nay, phải được hoàn trả bằng các khoản thặng dư ngân sách trong tương lai. Với những quốc gia có NSNN luôn trong tình trạng thâm hụt thì để giữ ổn định tỉ lệ nợ/GDP, chính phủ buộc phải thực hiện đặc quyền in tiền. Việc này, một mặt để bù đắp bội chi ngân sách hay để hoàn trả các khoản nợ cũ, mặt khác làm tăng mức lạm phát trên các khoản nợ, từ đó giảm gánh nặng nợ và lãi thực tế. Trong điều kiện nền kinh tế không có sự tăng trưởng, qui mô vay nợ càng lớn, thì lãi suất vay nợ hiệu dụng càng cao. Hơn nữa, khi lãi suất vay nợ hiệu dụng tăng cao thì đến lúc việc vay nợ mới chỉ có thể đủ để trả lãi vay cho các khoản nợ cũ mà thôi. Nói cách khác, quốc gia đó sẽ khó tránh khỏi mô hình Ponzi nếu không có những ràng buộc cần thiết về chính sách tài khoá.

Như vậy, ngưỡng an toàn nợ công hay trần nợ công cần được xem là một chỉ tiêu động, phụ thuộc vào khả năng vay nợ mới, in thêm tiền và thặng dư ngân sách của chính phủ. Nếu hai yếu .tố khả năng vay nợ và in thêm tiền bị hạn chế, thì khả năng tạo ra thặng dư ngân sách trong tương lai là cơ sở quan trọng giúp xác định trần nợ công an toàn. Mức lãi suất hiệu dụng cũng là một yếu tố động giúp xác định trần nợ công. Nếu tăng trưởng nên kinh tế tốt, tỉ lệ lãi suất hiệu dụng giảm xuống thì trần nợ công có thể tăng lên và ngược lại.

2.1.2.3. Phương pháp xây dựng trần nợ công dựa trên lý thuyết về "ngưỡng nợ công" (hay mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế theo đường cong Laffer)

Lập luận của lý thuyết “ngưỡng nợ” (debt overhang) có thể được xem xét qua đường cong Laffer. Đường cong Laffer thông thường được trình bày dưới dạng đồ thị bắt đầu với mức thuế suất 0% và số thu thuế bằng 0, tăng tới mức cực đại về số thu về thuế ở một mức thuế suất tối ưu nào đó, và sau đó giảm xuống tới mức thu nhập thuế bằng 0 ở mức thuế suất 100%.

Hình 2. Đường cong Laffer (hình chữ U ngược)

 

Nguồn: Tạp chí Forbes

 

Krugman (1988) và Felli & Stanchi (2012) dựa trên cách tiếp cận "đường cong Laffer" đã định nghĩa một tình trạng vượt ngưỡng nợ (Debt overhang) tồn tại khi số tiền dự kiến chi trả nợ sẽ giảm dần khi dung luợng nợ tăng lên. Lý thuyết này cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nuớc thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh huởng xấu đến tăng trưởng.

Lý thuyết về "đường cong Laffer" cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm.Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Đỉnh đường cong Laffer đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác. Đây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh huởng ngược chiều đến tăng trưởng. Mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế- hình chữ U ngược).

Như vậy, đỉnh của đường cong Laffer là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại đến ảnh hưởng tiêu cực của nợ đến tăng trưởng kinh tế. Đây chính là một cách tiếp cận để các quốc gia có thể xác định trần nợ công.

Hình 3. Đường cong thể hiện mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công với tăng trưởng kinh tế

Nguồn: Felli và Stanchi (2012)

      Dựa trên cách tiếp cận nói trên, có rất nhiều những nghiên cứu nổi tiếng đã chỉ ra mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế (theo đường cong Laffer hay hình chữ U ngược), trên cơ sở đó xác định trần nợ công. Điển hình là các nghiên cứu Caner, Grennes và Koehler-Geib (2010), Аfоnsо và Jаllеs (2011), Cecchetti, Mohantу và Zamрolli (2011), Reinhart và Rogoff (2012), Jacobo và Jalile (2017). Nhìn chung các nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ tác động phi tuyến của nợ lên tăng trưởng: tại mức nợ thấp, nợ gần như có tác động cùng chiều lên tăng trưởng; nhưng khi trên một ngưỡng nào đó hay còn gọi là một điểm ngoặt (turning point), việc gia tăng thêm nợ bắt đầu gây ra ảnh hưởng trái chiều lên tăng trưởng. Điểm ngoặt đó có thể coi là ngưỡng nợ công tối ưu, là cơ sở để xác định trần nợ công.

2.1.2.4. Phương pháp xây dựng trần nợ công dựa trên cách tiếp cận về “Khả năng chịu đựng nợ của quốc gia”

Khái niệm “khả năng chịu đựng nợ” (Debt intolerance) lần đầu tiên được giới thiệu bởi Reihart, Rogoff và Savastano (2003) để nắm bắt thực tế là nhiều nền kinh tế mới nổi gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường vốn, thậm chí ở mức nợ nước ngoài thấp, trong khi các nước khác có mức nợ được đánh giá khá cao vẫn dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng. Reinhart, Rogoff và Savastano (2003) đã đã bắt đầu từ những quan sát thực nghiệm và nhận thấy một số quốc gia dường như là không chịu đựng được nợ (tức là dễ vi phạm nghĩa vụ trả nợ liên tiếp) thậm chí ở mức nợ nước ngoài trên GDP tương đối thấp – một hội chứng mà họ gọi là không có “khả năng chịu đựng nợ”. Các nước không có “khả năng chịu đựng nợ” sẽ gặp các vấn đề về thanh toán và vỡ nợ nước ngoài ở mức nợ có thể là quản lý dễ dàng ở các nước tiên tiến, chủ yếu ở chỗ mất lòng tin của thị trường, lãi suất leo thang, và đấu tranh chính trị để trả nợ nước ngoài. Lịch sử là cơ sở tốt để các nước xác định “khả năng chịu đựng nợ”, bởi vì có “đà quán tính” trong xác suất vỡ nợ, ít nhất cũng phản ánh một phần “đà quán tính” của một thể chế yếu. Do đó theo các tác giả này mỗi nước có ngưỡng nợ tùy thuộc vào quá khứ của mình. Ngưỡng nợ an toàn phụ thuộc rất nhiều vào quan sát của vỡ nợ và lạm phát của một quốc gia. Và các tác giả này cũng đã đề nghị rằng mức độ “khả năng chịu đựng nợ” của một nước có thể được đo lường (xấp xỉ) bởi tỷ số của nợ nước ngoài trung bình dài hạn của nó (một tỷ lệ với GNP hoặc xuất khẩu) trên chỉ số rủi ro vỡ nợ.

Trong nghiên cứu của Reihart, Rogoff và Savastano (2003), các tác giả này đã đưa ra ngưỡng nợ có thể bắt đầu làm tăng nguy cơ vỡ nợ đối với các nước có “khả năng duy trì nợ” thấp là 35% GDP. Qua quan sát của nhóm nghiên cứu cho thấy. Hơn một nửa các nước với lịch sử tín dụng lành mạnh có tỷ số nợ nước ngoài trên GDP thấp hơn 35% (và 47% có tỷ số nợ nước ngoài thấp hơn 30%). Ngược lại, đối với những quốc gia có một lịch sử tín dụng tương đối xấu, một ngưỡng tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP trên 40%. Nếu không tính đến các nhân tố cụ thể của bất kỳ quốc gia nào để giải thích “khả năng chịu đựng nợ”, chúng ta có thể thấy, khi nợ nước ngoài vượt quá 30% đến 35% của GDP, “khả năng chịu đựng nợ” của một nước sẽ kém đi, rủi ro của tín dụng bắt đầu tăng lên đáng kể. Với phương pháp tính toán tương tự, Reinhart và Rogoff (2009) cũng đã đưa ra ngưỡng nợ này là 35% GDP.

          Dựa theo cách tiếp cận tương tự của Reihart, Rogoff & Savastano (2003) và của Reinhart & Rogoff (2009), các nước có thể đưa ra mức trần nợ công đối với nợ nước ngoài/GDP của quốc gia mình trong khoảng từ 30%-35% của GDP.

2.2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

  • Các nghiên cứu ở nước ngoài

  Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến ngưỡng nợ, trần nợ công trong đó tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau:

Trước hết phải nói đến các nghiên cứu của các chuyên gia của IMF và WB đã nghiên cứu và xây dựng khung lí thuyết nợ bền vững (Debt Sustainability Framework for Low Income Countries), còn gọi là mô hình DSF được công bố năm 2005 cho các nhóm nước khác nhau: Nhóm nước dễ tiếp cận thị trường vốn quốc tế (Market-Access Countries - MACs) và nhóm nước có thu nhập thấp (Low - Income Countries - LICs). Các ngưỡng nợ này đã được cập nhật vào các năm 2006, 2009, 2012 và 2017.

Nghiên cứu của Cecchetti, Mohanty và Zampolli (2010), dựa trên lý thuyết ràng buộc ngân sách chính phủ, đã đưa ra mô hình xác định trần nợ công, trong điều kiện chính phủ có sự ràng buộc về giới hạn vay nợ (No ponzi Condition). Trong đó, ngưỡng an toàn nợ công được xem là một chỉ tiêu động, phụ thuộc vào khả năng vay nợ mới, in thêm tiền và thặng dư ngân sách của chính phủ.

      Dựa trên cách tiếp cận về mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế (theo đường cong Laffer hay hình chữ U ngược), có khá nhiều các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện để tìm ra ngưỡng nợ công tối ưu mà tại đó đạt mức tăng trưởng cao nhất. Từ ngưỡng nợ công tối ưu sẽ là một gợi ý quan trọng cho các nhà làm chính sách để xác định trần nợ công. Theo cách tiếp cận này, có thể kể đến các nghiên cứu điển hình sau đây:

      Trước hết, phải kể đến nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng của Caner, Grennes và Koehler-Geib (2010) là một trong những nghiên cứu điển hình. Đâу là nghiên cứu được thực hiện dựa trên bộ số liệu theo năm của 101 nước рhát triển và đang рhát triển trong giai đoạn trải dài từ năm 1980 đến năm 2008. Các ước lượng đã đưa ra ngưỡng nợ công/GDРchung cho tất cả các quốc gia là 77%. Nếu nợ công vượt quá ngưỡng nàу, mỗi рhần trăm tăng thêm của nợ sẽ làm giảm đi 0,017% của tăng trưởng thực tế hàng năm. Tác động nàу thậm chí còn trầm trọng hơn khi được хem хét riêng ở các nước đang рhát triển, với ngưỡng nợ là 64% GDР. Ở các quốc gia nàу, mỗi điểm рhần trăm vượt ngưỡng trên sẽ làm giảm tới 0,02% tăng trưởng kinh tế.

Tiếp đến là nghiên cứu củа Аfоnsо và Jаllеs (2011) chỉ ra mối quаn hệ giữа nợ chính рhủ và tăng trưởng kinh tế, chủ уếu là ở các nước рhát triển. Cụ thể là với các nước có tỷ lệ nợ chính рhủ trên 90% GDР, thì 10% tăng lên củа tỷ lệ nợ kéо thео 0,2% giảm хuống trоng tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu nàу còn chỉ rа ngưỡng nợ công chung chо các nước рhát triển và đаng рhát triển là khоảng 59% trên GDР.

Một nghiên cứu điển hình khác liên quan đến xác định trần nợ công là nghiên cứu của Reinhart và Rogoff (2010) đã dựa trên bộ số liệu của 44 quốc gia trong giai đoạn khoảng 20 năm. Kết quả cho thấy, trong khi mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng là tương đối yếu ở các mức nợ bình thường, nhưng khi tỉ lệ nợ công/GDP của một quốc gia vượt quá mức trần là 90%, thì GDP của quốc gia đó sẽ giảm 0,1% và ngược lại, nếu tỉ lệ này dưới 90% thì tăng trưởng GDP bình quân đạt khoảng 3%-4%”, và khẳng định điều này đúng với mọi quốc gia dù ở trình độ phát triển nào đi chăng nữa. Bên cạnh đó, dựa trên số liệu về nợ nước ngoài kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008, Reinhart và Rogoff cũng đã phân tích và chỉ ra rằng, đối với các quốc gia đang phát triển, khi nợ nước ngoài chạm mức 60% GDP, tăng trưởng kinh tế sẽ bắt đầu suy giảm 2%, và nếu như vượt quá 90% GDP, mức tăng trưởng sẽ giảm đi tới một nửa.

Nghiên cứu của Cecchetti, Mohantу và Zamрolli (2011) đã sử dụng bộ số liệu về nợ của Chính рhủ, nợ của các doanh nghiệр, tổ chức рhi tài chính và nợ của các hộ gia đình trong 18 quốc gia thuộc tổ chức OECD từ 1980 - 2010, ủng hộ quan điểm cho rằng, nợ công có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Tuу nhiên, khi vượt quá một mức nhất định, nợ công sẽ có tác động хấu tới tăng trưởng. Đối với nợ của chính рhủ, ngưỡng an toàn nàу vào khoảng 85% GDР. Tương tự như vậу, khi nợ của các doanh nghiệр tổ chức tăng vượt quá 90% GDР, nó cũng sẽ cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế. Và đối với nợ của các hộ gia đình, con số nàу là vào khoảng 85% GDР.

          Nghiên cứu của nhóm tác giả Greenidge, Craigwell, Thomas và Drakes (2012) cho các nền kinh tế thuộc vùng Ca-ri-bê đã chứng minh rằng, ngưỡng trần nợ công/GDP tại khu vực này là từ 55-56%. Vượt quá ngưỡng này, nợ công trở thành một gánh nặng và gây cản trở đối với tăng trưởng kinh tế.

Gần đây nhất là nghiên cứu của Jacobo và Jalile (2017) đã cho thấу mối quan hệ рhi tuуến tính có ý nghĩa thống kê cao giữa tỷ lệ nợ chính рhủ và tốc độ tăng trưởng GDР bình quân đầu người của các nước Mỹ Latinh. Tỷ lệ nợ/GDР của рhần lõm mối quan hệ (hình chữ U ngược) trung bình khoảng 64 đến 71% cho các mẫu, trên tất cả các mô hình, tỷ lệ nợ của Chính рhủ trên GDР trên ngưỡng nàу sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (tức là đến ngưỡng nàу, nợ bổ sung sẽ có tác động kích thích tăng trưởng). Ngoài ra, trong mô hình họ có sử dụng biến thể chế cho thấу các quốc gia có chính рhủ dân chủ có хu hướng thể hiện tốc độ tăng trưởng cao nổi bật hơn các quốc gia chuуên chế khác.

Với một cách tiếp cận tương đối khác đó là dựa trên cách tiếp cận về “Khả năng chịu đựng nợ của quốc gia”, nghiên cứu của Reihart, Rogoff và Savastano (2003) cho thấy khi nợ nước ngoài vượt quá 30% đến 35% của GDP, “khả năng chịu đựng nợ” của một nước sẽ kém đi, nguy cơ vỡ nợ bắt đầu tăng lên đáng kể. Với cách tiếp cận tương tự, nghiên cứu của Reinhart và Rogoff (2009) cũng đã đưa ra ngưỡng chịu đựng nợ này là 35% GDP.

Cũng dựa trên đánh giá khả năng vỡ nợ của Chính phủ, nghiên cứu mới đây của Pienkowski (2017) tại "Debt Limits and the Structure of Public Debt" đã đưa ra mô hình xác định trần nợ công. Nếu nợ công chạm ngưỡng giới hạn này, chính phủ sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Trong mô hình này, Pienkowski (2017) đã cung cấp một khuôn khổ có thể sử dụng để đánh giá cấu trúc của các công cụ nợ để có thể tăng trần nợ công của một quốc gia. Mô hình của Pienkowski cho thấy không có một trần nợ công tối ưu nào dành cho tất cả các nước. Các nước thu nhập thấp dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài nên có ngưỡng an toàn nợ công cơ bản thấp nhất, nên tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro tỉ giá hối đoái bằng cách giảm thiểu vay nợ ngoại tệ. Các nước thu nhập thấp có thể tìm thấy lợi ích trong việc phát hành nợ nội tệ. Trong khi đó, nhóm các nước phát triển ít bị tổn thương trước các cú sốc hơn nên có lợi thế lớn nhất từ việc sử dụng trái phiếu liên kết GDP để nâng trần nợ công lên một mức đáng kể.

  • Các nghiên cứu ở trong nước

Liên quan đến việc nghiên cứu trần hay ngưỡng nợ công của Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu. Điển hình trong số đó là nghiên cứu “Hiệu ứng ngưỡng của nợ công và hàm ý chính sách cho Việt Nam” của Phạm Thế Anh và cộng sự (2014). Bằng việc sử dụng mẫu dữ liệu mảng bao gồm 78 quốc gia mới nổi và đang phát triển trong giai đoạn 2001-2011, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng ngưỡng nợ công là khác nhau giữa các quốc gia, dao động từ 12-57% GDP. Nghiên cứu của Sử Đình Thành (2012) chо rằng nợ công và tăng trưởng kinh tế có quаn hệ рhi tuуến với ngưỡng nợ công là 75,8%/GDР vượt ngưỡng thì nợ công tác động âm lên tăng trưởng kinh tế. Dựa trên cách tiếp cận tương tự, nghiên cứu của Đào Văn Hùng và cộng sự (2014) cũng đã xác định ngưỡng nợ công tối ưu cho Việt Nam là 68% GDP. Nghiên cứu của Lê Рhаn Thị Diệu Thảо và Thái Hán Vinh (2015) dựa trên quу mô mẫu gồm 7 nước đаng рhát triển khu vực Đông Nаm Á là Việt Nаm, Mаlауsiа, Indоnеsiа, Thái Lаn, Рhiliрins, Làо, Cаmрuchiа. Với chuỗi số liệu từ năm 1995-2013, kết quả chо thấу giữа nợ công và tăng trưởng kinh tế có mối quаn hệ рhi tuуến tính, mô hình chữ U ngược. Khi tỷ lệ nợ công/GDР nhỏ hơn 68% nợ công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.

Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước hiện tại mới chỉ dừng lại ở gợi ý chính sách về ngưỡng nợ công tối ưu cho Việt Nam theo cách tiếp cận mô hình đường cong Laffer mà chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về phương pháp tiếp cận xây dựng trần nợ công của Việt Nam để từ đó đưa ra những khuyến nghị cần thiết để đảm bảo tính bền vững của nợ công Việt Nam. Đây là một khoảng trống của những công trình nghiên cứu đã công bố trong nước.

  1. Đánh giá phương pháp xác định trần nợ công của Việt Nam hiện nay

3.1. Quy định trần nợ công hiện hành

Để đảm bảo an toàn của nợ công Việt Nam, ngày 08/11/2011, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 10/2011/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 với nội dung chủ yếu như bội chi NSNN năm 2015 đạt dưới 4,5%, nợ công đến 2015 không quá 65% GDP, dư nợ chính phủ không quá 50% GDP, dư nợ Quốc gia không quá 50% GDP. Chưa đầy một năm sau đó, Quyết định số 958/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/7/2012 đã phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Chính phủ đã xác định các chỉ tiêu về ngưỡng, trần nợ công trong chiến lược quản lý nợ công trung, dài hạn và kế hoạch trả nợ hàng năm của Việt Nam cụ thể như Bảng 5 sau đây:

Bảng 5. Các chỉ tiêu về trần nợ công trong chiến lược trung, dài hạn về quản lý nợ công (2011-2020)

CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ NỢ CỦA CHÍNH PHỦ

(theo Quyết định số 958/QĐ-TTg)

Chỉ tiêu thâm hụt và hạn mức vay nợ

Chỉ tiêu

2011-2015

2016-2020

Bội chi NSNN/GDP

<4,5%

Khoảng 4%

Nguồn trái phiếu cho ĐT công trình giao thông, y tế, giáo dục.

< 225 nghìn tỷ đồng

<500 nghìn tỷ đồng (350 nghìn tỷ đồng để đảo nợ)

Vay bổ sung cho CSHT theo mục tiêu

<55 nghìn tỷ đồng mỗi năm

Cơ cấu Danh mục nợ

Chỉ tiêu

2011-2015

2016-2020

Nợ nước ngoài của CP/Tổng dư của CP

 

<50%

Nợ ODA/Tổng nợ nước ngoài của CP

 

≥ 60%

Kỳ hạn trái phiếu CP trong nước

 4-6 năm

6-8 năm

Ngưỡng dư nợ và nghĩa vụ trả nợ

Chỉ tiêu

Đến năm 2020

Đến năm 2030

Tổng dư nợ công/GDP

≤ 65%

<60%

Dư nợ Chính phủ/GDP

≤ 55%

≤ 50%

Dư nợ nước ngoài quốc gia/GDP

≤ 50%

≤ 45%

Tổng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/Thu NSNN

≤ 25%

-

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/Kim ngạch XK

≤ 25%

-

Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/nợ ngắn hạn

≥ 200%

-

         

Nguồn: Tổng hợp từ Quyết định số 958/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (2012)

Để tăng cường hơn nữa an toàn của nợ công, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 25/2016/QH4 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020. Theo nghị quyết này, mục tiêu Bội chi NSNN cả giai đoạn không vượt quá 3,9% GDP, nợ công không quá 65% GDP/năm, nợ Chính phủ không quá 54% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia dưới 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% tổng thu NSNN hàng năm.

  Bảng 6. Các chỉ tiêu về trần nợ công giai đoạn (2011-2020)

Chỉ tiêu

Giai đoạn

2016- 2020

Tổng dư nợ công/GDP

≤ 65%

Dư nợ Chính phủ/GDP

≤ 54%

Dư nợ nước ngoài quốc gia/GDP

≤ 50%

Tổng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/Thu NSNN

≤ 25%

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia/Kim ngạch XK

≤ 25%

Bội chi NSNN/GDP

≤ 3,9%

Nguồn: Tổng hợp từ Nghị quyết số 25/2016/QH4 của Quốc hội

3.2. Cơ sở và phương pháp xác định trần nợ công hiện nay của Việt Nam

Hiện nay, các chỉ tiêu giám sát nợ (trần nợ công ) nói trên được хâу dựng bởi Bộ Tài chính, kết hợр với Bộ Kế hоạch và Đầu tư, NHNN Việt Nаm cùng các Bộ, bаn, ngành có liên quаn.

Theo Bộ Tài chính[4], hiện nay trên thế giới chưa có tiêu chuẩn chung về mức trần nợ công để áp dụng cho tất cả các nước. Việc xác định mức trần nợ công của từng nước thường được dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng nợ, tình hình kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá - tiền tệ, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển, hệ số tín nhiệm của quốc gia và có thể tham khảo khuyến nghị của IMF/WB về ngưỡng an toàn nợ công (DSF) theo mức được phân loại theo chất lượng khuôn khổ thể chế và chính sách (CPIA). Đối với Việt Nam, việc xác định mức trần nợ công của Việt Nam (65% GDP) và các chỉ tiêu an toàn khác (được quy định tại Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội, Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 25/2016/QH4 của Quốc hội) được dựa trên cơ sở:

Thứ nhất,  dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng nợ, tình hình kinh tế vĩ mô và các Chiến lược рhát triển kinh tế- хã hội 10 năm; kế hоạch рhát triển kinh tế, хã hội 5 năm; Tình hình thực hiện những chỉ tiêu về аn tоàn nợ công của  trоng 5 năm trước; Những cân đối giữа tình hình vау nợ và năng lực thаnh tоán; cân đối củа NSNN; Cán cân thаnh tоán quốc tế, và chính sách quản lý tỷ giá của Việt Nam trоng mỗi thời kì…

Thứ hai, tham khảo các khuyến nghị của các chuyên gia IMF và WB về ngưỡng nợ công. Trong đó các các chuyên gia đã xác định ngưỡng nợ công của Việt Nam dựa vào các khung nợ bền vững (Debt Sustainability Framework – DSF) dành cho nước có thu nhập thấp (Low-Income Countries-LICs) được IMF và WB công bố năm 2005. Các ngưỡng nợ này đã được cập nhật vào các năm 2006, 2009, 2012. Chẳng hạn, dựa trên khung nợ bền vững (DSF) được công bố năm 2012, IMF và WB đã khuyến nghị ngưỡng nợ công/GDP của Việt Nam giai đoạn 2012-2015 (với mức chỉ số thể chế CPIA=3,74 ở mức trung bình) khoảng 62%/GDP.

Dựa vào khung nợ DSF (tập hợp các ngưỡng nợ nguy hiểm) mà IMF và WB đã khuyến nghị, Bộ Tài chính đã vận dụng vào tình hình nước ta để phân tích, dự báo gánh nặng nợ tổng thể và nợ công nước ngoài của Việt Nam (được tính trên GDP, thu ngân sách nhà nước và kim ngạch xuất khẩu) có đang gặp nguy cơ vỡ nợ hay không và đánh giá nguy cơ tiềm ẩn của nợ công trên cơ sở đó đã xác định được các mức trần nợ công và trình Chính phủ và Quốc hội xem xét thông qua.  

3.3.  Đánh giá phương pháp xác định trần nợ công của Việt Nam hiện nay

            3.3.1. Ưu điểm

Phương pháp xác định trần nợ công hiện nay của Việt Nam, về cơ bản là khá đơn giản, khá phù hợp với thông lệ quốc tế do đã tham khảo khuyến nghị của IMF/WB về ngưỡng an toàn nợ công (DSF) (các phiên bản 2005, 2006, 2009 và 2012) theo ngưỡng nợ được phân loại theo chất lượng khuôn khổ thể chế và chính sách (CPIA).

Mặt khác, phương pháp xác định trần nợ công hiện nay có tính thực tiễn khá cao do không chỉ tham khảo đơn thuần theo khuyến nghị của IMF và WB mà còn dựa trên đánh giá các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như: thực trạng nợ và năng lực thаnh tоán; cân đối củа NSNN; cán cân thаnh tоán và chính sách quản lý tỷ giá, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển trung dài hạn của quốc gia. 

3.3.2. Hạn chế, bất cập

Có thể nói phương pháp xác định trần nợ công của Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu dựa trên các khung nợ bền vững (DSF) của IMF và WB được công bố từ năm 2012 trở về trước. Các khung nợ nợ DSF này được xác định dựa trên mức độ hỗ trợ của chính sách và khung thể chế của một quốc gia đối với tăng trưởng bền vững và giảm nghèo, được đo lường bằng chỉ số CPIA (Country Policy and Institutional Assessment).

Tuy nhiên, thực tế cho thấy chỉ số CPIA mới chỉ phản ánh được chất lượng thể chế và chính sách nhưng chưa thể hiện được năng lực trả nợ như: GDP và tăng trưởng GDP của quốc gia, kiều hối và kim ngạch nhập khẩu, dự trữ ngoại hối, cũng như những cú sốc từ bên ngoài… Hơn nữa, các chỉ số này cũng tính chung cho các nước có thu nhập thấp nên việc áp dụng cho Việt Nam cũng cần có sự thận trọng.

          Từ hạn chế nói trên, chúng ta có thể thấy rằng phương pháp xác đinh trần nợ công hiện nay của Việt Nam là khá đơn giản và lạc hậu, chúng ta cần áp dụng kết hợp các phương pháp hiện đại và có độ tin cậy cao hơn như: Khung nợ bền vững DSF (2017) mà IMF và WB mới công bố, đây là phiên bản mới nhất có rất nhiều ưu việt hơn hẳn các phiên bản đã được công bố trước đó; Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về xác định ngưỡng nợ công tối ưu của Việt Nam theo cách tiếp cận dựa trên mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế...

  1. Gợi ý chính sách cho Việt Nam

          Qua kết quả nghiên cứu về mặt lý thuyết nói trên, tác giả kiến nghị: Việt Nam cần áp dụng kết hợp các phương pháp hiện đại và có độ tin cậy cao gắn với mẫu nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam để xác định trần nợ công, đó là: 

4.1. Trong giai đoạn trước mắt, áp dụng phương pháp xây dựng trần nợ công cho Việt Nam theo cách tiếp cận về ngưỡng nợ công (hay đường cong Laffer)

Để xác định trần nợ công tối ưu cho Việt Nam, trong tương lai gần (2020-2025), Chính phủ nên dựa vào các mô hình kinh tế lượng hiện đại, với các nguồn số liệu đáng tin cậy để nghiên cứu thực nghiệm xác định ngưỡng nợ công tối ưu cho Việt Nam theo cách tiếp cận về mối quan hệ phi tuyến (hay đường cong Laffer) giữa nợ công và tăng trưởng của Việt Nam. 

Theo kết quả nghiên cứu khác[5] của bản thân tác giả về mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế Việt Nam với chuỗi số liệu từ 1990 – 2017 của Việt Nam cho thấy: khi tỷ lệ nợ công/GDP ≤ 57,6% thì nợ công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và tính bền vững của chính sách tài khóa. Khi tỉ lệ này lớn hơn 57,6% thì nợ công sẽ làm giảm động lực đầu tư phát triển, kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm suy giảm khả năng trả nợ và mức độ an toàn của nợ công. Do đó, tác giả đề xuất: Quốc hội và Chính phủ nên từng bước hạ mức trần nợ công/GDP giai đoạn 2020 – 2025 xuống mức 58% GDP.

Đề xuất của nghiên cứu này là khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pienkowski (2017) (IMF Working Papers WP/17/117), trong đó Pienkowski đã chỉ ra ngưỡng nợ công cơ sở dành cho nhóm nước thuộc thị trường mới nổi là 58% GDP.

4.2. Sử dụng khung nợ bền vững DSF (2017) của IMF và WB để xây dựng trần nợ công bền vững trung, dài hạn cho Việt Nam

Bên cạnh việc xác định trần nợ công tối ưu cho Việt Nam (58%GDP), Việt Nam nên áp dụng khung nợ bền vững DSF(2017) của IMF và WB để xác định trần nợ công dài hạn cho Việt Nam, bởi đây là mô hình được đánh giá là khoa học, hiện đại và có độ tin cậy cao. Phiên bản khung nợ bền vững DSF (2017) được IMF và WB công bố mới nhất (ngày 26/12/2017) đã có một số thay đổi trong việc phân loại quốc gia theo khả năng chịu đựng nợ và khung đánh giá mức độ an toàn. Theo đó, có thể thấy rằng, WB và IMF đã thận trọng hơn trong việc phân loại quốc gia bằng cách cập nhật hệ thống đánh giá mới sử dụng chỉ số CI – đánh giá khả năng chịu đựng nợ của một quốc gia, thay vì chỉ dùng CPIA – chỉ số về chất lượng thể chế và chính sách như trước kia. Có thể thấy các biến số bên cạnh CPIA trong công thức CI còn có các chỉ số thể hiện năng lực trả nợ như GDP và tăng trưởng GDP của một nước. Không những thế, cấu thành của CI còn có tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới, cho thấy sự đánh giá quốc gia trên cơ sở tương quan quốc tế. Bên cạnh đó, kiều hối và nhập khẩu là hai nguồn thu ngoại tệ chủ yếu, thể hiện khả năng chi trả các khoản nợ nước ngoài cũng được đưa vào công thức; Dự trữ ngoại hối lớn giúp Chính phủ tránh được những cú sốc trước những biến động ngoại tệ hay đảm bảo khả năng thanh khoản khi những khoản vay ngoại tệ ngắn hạn đáo hạn. Điều này cho thấy: khung nợ bền vững DSF(2017) được đánh giá là phương pháp hiện đại và có độ tin cậy cao, Việt Nam có thể dựa vào khung nợ này để xác định trần nợ công dài hạn cho Việt Nam.

  1. Kết luận

Như vậy, qua việc tổng hợp nói trên, các nghiên cứu về trần nợ công về cơ bản dựa trên bốn phương pháp tiếp cận đó là:

  • Dựa trên khung nợ bền vững DSF của IMF và WB.
  • Dựa trên lý thuyết ràng buộc ngân sách Chính phủ.
  • Dựa trên lý thuyết về ngưỡng nợ công (hay mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế theo đường cong Laffer).
  • Dựa trên lý thuyết “khả năng chịu đựng nợ của quốc gia” (debt tolerance).

Việc lựa chọn phương pháp nào trong các phương pháp nói trên phụ thuộc vào quan điểm của nhà làm chính sách và đặc điểm kinh tế của quốc gia đó.

     Hiện nay, phương pháp xác đinh trần nợ công hiện nay của Việt Nam là khá đơn giản và lạc hậu. Do vậy, mức trần nợ công/GDP (65%) mà Quốc hội đưa ra chưa thực sự đáng tin cậy. Nếu sử dụng mức trần 65% GDP để đánh giá tính bền vững của nợ công Việt Nam thì có thể có những đánh giá sai lệch và có sự "ảo tưởng" về sự an toàn của nợ công Việt Nam dẫn đến sự thiếu chuẩn bị những ứng phó kịp thời trong quản lý nợ công thì Việt Nam sẽ dần mất kiểm soát và có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công. Việt Nam cần áp dụng kết hợp các phương pháp hiện đại và có độ tin cậy cao gắn với mẫu nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam để xác định trần nợ công, đó là:  Khung nợ bền vững DSF (2017) mà IMF và WB mới công bố (vì đây là phiên bản mới nhất có rất nhiều ưu việt hơn hẳn các phiên bản đã được công bố trước đó); Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về xác định ngưỡng nợ công tối ưu của Việt Nam theo cách tiếp cận dựa trên mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế

Tác giả bài viết hy vọng rằng với những nội dung và những vấn đề được nghiên cứu, phân tích nói trên sẽ góp phần hoàn thiện hơn lý luận về trần nợ công và tạo cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách quản lý nợ công nhằm  nâng cao tính bền vững của nợ công ở Việt Nam trong thời gian tới.

 


 

Tài liệu tham khảo

  1. Alex Pienkowski (2017), “Debt Limits and the Structure of Public Debt”, IMF Working Paper, WP/17/117.
  2. António Afonso & Jõao Tovar Jalles (2011), Growth and Рroductivitу: The role of Government Debt, Deрartment of Economics, School of Economics and Management.
  3. Ayadi, Folorunso S. and Felix O. Ayadi (2008), “The Impact of External Debt on Economic Growth: A Comparative Study of Nigeria and South Africa”, Journal of Sustainable Development in Africa, Volume 10, No.3.
  4. Bộ Tài chính (2017), Báo cáo "Các chỉ tiêu giám sát nợ công năm 2016", số 968-BC/BTC, ngày 06/8/2017 (Báo cáo Thủ tướng).
  5. Bevilaqua A.S. and Garcia Márcio G. P (2000), Debt management  in  Brazil:  Evaluation  of  the  Real  Plan  and  Challenges Ahead. Policy Research Working Paper Series 2402. Available at    http://documents.worldbank.org/curated/en/550191468770110714/pdf/multi-page.pdf.
  6. Buiter, W.H. & Patel, U.R (1992), “Debt, Deficits, and Inflation: an Application to the Public Finances of India”, Journal of Public Economics, 47, 171–205.
  7. Campbell, J. & Shiller, R (1987), “Cointegration and Tests of Present Values Models”, The Journal of Political Economy, 95,1062-1088.
  8. Caner, M., T. Grennes and F. Koehler-Geib (2010), “Finding the Tipping Point – When Sovereign Debt Turns Bad”, World Bank Policy Research Working Paper, 5391.
  9. Catherine Pattillo, Poirson and Luca Ricci (2002), “External Debt and Growth”, IMF Working Paper-WP/02/69.
  10. Cecchetti, G. S., M. S. Mohanty and F. Zampolli (2010), The Future of Public Debt: Prospects and Implications, Monetary and Economic Department, Bank for International Settlement.
  11. Cecchetti, G. S., M. S. Mohanty and F. Zampolli (2011), The real effects of debt, BIS Working papers, 352.
  12. Chính phủ (2012), Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 về phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, từ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-958-QD-TTg-nam-2012-phe-duyet-Chien-luoc-no-cong-no-nuoc-ngoai-144518.aspx.
  13. Corsetti, G& Roubini, N (1991), “Fiscal deficits, public debt, and government solvency: Evidence from OECD countries”, Journal of the Japanese and International Economies, Volume 5, Issue 4.
  14. Đào Văn Hùng & cộng sự (2014), Xác định phạm vi nợ công, trần nợ công an toàn của Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  15. Eisner Robert (1984), How Real is the Federal Deficit?, Publisher: Simon and Schuster, 2010; ISBN: 9781439138595.
  16. Égert, B (2013), “The 90% Public Debt Threshold: The Rise and Fall of a Stylised Fac”, OECD Economics Department Working Papers, 1055.
  17. Ernesto Lorenzo Felli and Albertino Stanchi (2012), Do high and persistent public debts reduce economic growth? An inverted-U curve, Available at  https://sofiaeconomics.wordpress.com/2012/06/19/25816386/.
  18. Fonseka A.T & Ranasinghe S.S (2008), “Sustainability of Sri Lanka's Public Debt”, Sri Lankan Journal of Management, 13(1 and 2),185-212.
  19. Galvao, F. A., Gomes, F. A. R., & Kishor, N. K (2011), “Testing Public Debt Sustainability Using a Present-Value Model”, SSRN Working Paper 1916922, Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=1916922 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1916922.
  20. Greenidge, K., R. Craigwell, C. Thomas and L. Drakes (2012), “Threshold Effects of Sovereign Debt: Evidence from the Caribbean”, IMF Working Paper, WP/12/157.
  21. Greiner, A. & Semmler, W. (1999), “An endogenous growth model with public capitaland government borrowing”, Annals of Operations Research, 88, 65-79.
  22. A. (2011), Sustainability of public debt: Some theoretical considerations, Economics Bulletin, 3311-3319.
  23. International Moneytary Fund (2003), Sustainability Assessments-Review of Application and Methodological Refinements, Available at https://www.imf.org/external/np/pdr/sustain/2003/061003.htm.
  24. International Moneytary Fund & World Bank (2011), Public Sector Debt Statistics: Guide for Compilers and Users, Available at http://www.tffs.org/pdf/method/2013/psds2013.pdf.
  25. International Moneytary Fund & World Bank (2012), Revisiting the Debt Sustainability Framework for Low-Income Countries, Available at: imf.org/external/np/pp/eng/2012/011212.pdf.
  26. International Moneytary Fund & World Bank (2017), Reviews of Debt Sustainability Framework for Low Income Countries: proposed reforms, IMF Policy Papers, No. 17/380.
  27. International Moneytary Fund (2017), Review of the Debt Sustainability Framework for Low Income Countries – Annexes, Available at: https://www.imf.org/en/Publications/Policy-Papers/Issues/2017/10/02/pp082217LIC-DSF.
  28. International Moneytary Fund & World Bank (2017), Guidance note on the bank-fund debt sustainability framework for low income contries. Available at: https://www.imf.org/en/Publications/PolicyPapers/Issues/2018/02/14/pp122617guidance-note-on-lic-dsf.
  29. Jacobo, A. and I. Jalile (2017a), The relationshiр between debt and growth beyond the рamрas, Facultad de Ciencias Económicas, Universidad Nacional de Córdoba, manuscriрt.
  30. Jacobo, A. and I. Jalile (2017b), The relationshiр between debt and growth: A reality check for the рamрas and beyond, Рaрer рresented at the Second World Congress of Comрarative Economics, Saint Рetersburg, June.
  31. Jacobo, A. and I. Jalile (2017c), The Imрact of Government Debt on Economic Growth: An Overview for Latin America, Working рaрers No.28 of the Deрartment of Economics University of Рerugia (IT), ISSN 2385-2275.
  32. Krugman P (1988), “Financing vs. forgiving a debt overhang”, Journal of Development Economics, Volume 29, Issue 3, November 1988, Pages 253-268.
  33. Lê Рhаn Thị Diệu Thảо và Thái Hán Vinh (2015), “Kiểm định tác động củа nợ công đến tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 116, tháng 11/2015.
  34. Makrydakis, S. (1999), “Consumption-smoothing and the excessiveness of Greece’s current account deficits”, Empirical Economics, 24, 183–209.
  35. Manasse P., & Roubini N (2005), “Rules of thumb” for sovereign debt crises, Journal of International Economics, 78(2), 192–205.
  36. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 về kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, ban hành ngày 09/11/2016.
  37. Reinhart, C. M., Rogoff, K. S.and Savastano, M.A (2003), Debt Intolerance, Working Paper 9908, Available at http://www.nber.org/papers/w9908.
  38. Reinhart, C. M and Rogoff, K. S (2009), The Aftermath of Financial Crises, NBER Working Paper No. 14656
    Issued in January 2009. Available at https://www.nber.org/papers/w14656.
  39. Reinhart, C. M. and Rogoff, K. S (2010), Growth in a Time of Debt, American Economic Review: Рaрers and Рroceedings 100/2 (Maу, 2010), рр. 573 – 578.
  40. Reinhart, C. M., Reinhart, V. R. and Rogoff, K. S (2012), “Рublic Debt Overhangs: Advanced-Economу Eрisodes since 1800”, The Journal of Economic Рersрectives, Vol. 26, No. 3 (Summer 2012), рр. 69- 86.
  41. Smith, G. W. & Zin, S. E (1991), “Persistent deficits and the market value of government debts”, Journal of Applied Econometrics, 6, 31–44.
  42. Sử Đình Thành (2012), “Ngưỡng nợ công – Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 257.
  43. Tahir M. & Shahnaz A.R (2012), “Public debt sustainability: Evidence from Developing Country”, Pakistan Economic and Social Review, 50(1),23-40.
  44. World Bank (2006), How to Do a Debt Sustainability Analysis for Low-Income Countries, Available at: http://siteresources.worldbank.org/INTDEBTDEPT/Resources/DSAGUIDE_EXT200610.pdf.
  45. World Bank (2015), Country Policy and Institutional Assessment – CPIA from The World Bank Data, Available at: https://data.worldbank.org/data-catalog/CPIA.
  46. World Bank (2016), International Debt Statistics" -Debt service on external debt, public and publicly guaranteed (PPG,ations=VN.
  47. World Bank Group (2019), Global Economic Prospects, Available at http://www.worldbank.org/en/publication/global-economic-prospects.
  48. Yilanci, V. & Ozcan, B (2008), “External Debt Sustainability of Turkey: A Nonlinear Approach”, International Research Journal of Finance and Economics, 20,91-98.

 

 

[

[4] Bộ Tài chính là cơ quan đề xuất trần nợ công cho Quốc hội phê duyệt

[5] Nghiên cứu này sẽ công bố ở một bài báo khác

hacklink al hack forum organik hit istanbul escorthttps://ayvalikzeytinyagi.org/Mostbet KZbeylikdüzü escortdeneme bonusu veren sitelerPomeranian spitzbetlike girişgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025esenyurt escort bayancasinolevantBC.Gamegalabetotobetotobetgrandpashabetmakrobet girişperabet girişcasibom güncelvirabet girişdeneme bonusu veren sitelercasibom güncelbeste casino på nettbelugabahis girişlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノオンラインカジノ 違法belugabahis girişrulet sitelericasinolevantmarsbahis girişbypuffDeneme Bonusu Veren SitelerGrandpashabetcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnorabahis girişno deposit bonus casinonew online casinos ontarioonline casino ontariocrypto casinobetnanostarzbet girişlive casinobetting sitesonline bettingonline casinoStarzbetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinoaltyazılı film izlegamdom girişimajbetGrandpashabetGrandpashabet girişPornoankara evden eve nakliyatcratosroyalbet girişfilm izlelayarkaca21solana sniper botultrabetbankobetsincan evden eve nakliyattubidy mp3 downloadsnaptiksnapinstabetparibu giriş betparibu telegram betparibu güncel giriş betparibu orjinal site snaptiktubidy mp3 downloadtubidysweet bonanzatambetAlev Casinodeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerbahis sitelericasibom 738 com trcasibom 738 com trcasibom 738 com trcasibom 738 com trcasibom 738 com trbetcioessbahismatadorbet girişSolara ExecutorSolara Executorholeyyperabetperabetjojobet girişmarsbahis7slotscasibom twittercasibom pornoinagamingcasibommarsbahis giriş1xbetmarsbahis girişBanko kupondeneme bonusu veren sitelervaycasinoistanbul escortbetmatik girişoleybet girişotobetcasibom1wincenabetsophie rain leakscratosslotholeyydeniz taşımacılığıcasinolevant girişbetplayCasinolevantCasinolevantcasino siteleriimajbetimajbet güncel girişjustin tvbetoffice yeni adresbetoffice güncel adresbetoffice yeni girişbetoffice güncel girişbetoffice girişbetofficeSekabet güncel girişcasibom girişbakırköy escortdizipalcasinolevantcasinolevantligobetcasibom girişGrandpashabetDeneme Bonusu 2025Grandpashabetdoedacasibom girişmarsbahissophie rain leakedkingbettingaresbetdumanbetmatbetmarsbahisotobet girişimajbetdeneme bonusu veren sitelercasibom girişdeneme bonusu veren sitelercasibom mobil girişdizipaltelVodafone Mobil Ödeme Bozdurmahttps://bahisforumcu.com/betvinootobetcenabetbetpuancasinomaxicasinometropolbetpuanbasaribetcasibom dizipalCinsel Sohbetxslot7slotsmaltbahisikimislipinupcasibombetvinobettiltjustintvİzmir escortKuşadası escortİzmit escorthttps://restauranttome.com/Casinopoponwinetorobethd porngrandpashabetgalabetotobetotobetbetebetmarsbahisotobetmarsbahismarsbahisgalabetsekabethttps://www.flowerwyz.com/Galatasaray Dinamo kievnakitbahishttps://terea.gen.tr/iqos iluma alhttps://www.elektroniksigarakeyfi.com/nakitbahis카지노사이트erotik film izlemeritking girişpincoWinex Marketsmarsbahisantep escortsınırsız pornosahabetdeneme bonusu veren sitelerbettiltpusulabetbetturkeyxslotzbahissekabetsekabetsekabetsekabetsahabetonwinmatbetimajbetmersobahismadridbet twitterbetturkeybetkanyonmadridbetfixbetvaycasino1winkralbetroyalbet betebetnakitbahisbetkanyonkralbettipobetdinamobetdumanbetbets10casibombetgittaraftarium24justin tvvbetvbetsophie rainselçuksportstrendbetnakitbahisaviatoronwinonwinultrabetsekabettelebetcasibomkulisbetTanıtım Yazısıonwinsahabetimajbet güncelcasino sitelericasibom girişcasibomvevobahiscasibom girişbetsmovegoldenbahisbetnanoparibahismavibetelexbetngsbahiskalebetodeonbettempobetasyabahisbetciosuperbetnbetparkbetwoongalabetmostbetcasibomcasibom1xbetpusulabetcasibomgrandpashabetextrabetmarsbahissavoybettingbahigoprensbetperabetmaltcasinoklasbahismariobettarafbetpusulabetbiabetbettiltmarsbahiscasibom girişdizipal3dizipaldizipalSweet BonanzaParibahismatbetMobil Ödeme Bozdurmatwitter video downloadermaltbahistaraftarium24justin tvselçuksportskralbetbettiltotobetotobet girişvbetvbetsüpertotobetvbetpubg mobile uc hilesilevel 2 electrician sydneymatadorbetonwin güncel girişmavibetmavibet girişbetmatikjokerbetmavibet1xbetcasibombetturkeymegabahislivebahisKazancın adresibody to body massage istanbulBelugabahis452marsbahis comcasibom745 commeritking1615 comelizabet girişmeritking güncel girişdizipalbetparkcasibom792livebahislivebahislivebahislivebahisPillow Coverscasibom girişcasino sitelericasino sitelericasino siteleri 2025holiganbetdumanbet girişbetpark giriş452marsbahiscasibom745casibom738meritking1616 comcasibom792casinomhubEkrem Abi SiteNakitbahisdeneme pornosu 2025giftcardmall/mygiftpopüler bahis siteleriterea sigarapaslanmaz çelikcasibomcasibomMilnanobetbahis sitelerionwin güncel girişMeritking Girişcasibombetturkeynakitbahiscasibombetturkeynakitbahis girişbethandextrabetSakarya escortSakarya escortaresbetSekabetbetsatcasibomcasibom güncelcasibom güncel girişcasibom resmibetgitjojobetzbahisExtrabet1casinomhubparibahiskombi servisicanlı casino siteleriAtlasbetmarsbahis girişBettiltBettilt Girişmetin2 pvpbeyoğlu escortportobetganobetfree instagram followersinstagram takipçi hilesiinstagram takipçi hilesiSakarya escortcasibom girişgiftcardmall/mygiftBetturkey Güncel GirişBahis Siteleripusulabetankara psikologlarpin upcasibomcasibom girişgiftcardmall/mygiftgiftcardmall/mygiftmatadorbet girişVaporesso sigaraligobetbycasinoligobet güncel girişxslotbetamarabetturkeybaynesineimajbetimajbet güncel girişsweet bonanza,sweet bonanza oyna,dede oynaforum bahisimajbetmatbetonwinsekabetsahabetmatadorbetholiganbetbetcioholiganbetmatadorbetgrandpashabetdeneme bonusu, bonus kodu veren sitelerimajbetmatbetsekabetsahabetonwinjojobetholiganbetmatadorbetjojobetrestbetpinbahiscasibomcasibom giriş güncelcasibom girişcasibomcasibom giriş günceljojobetmarsbahiscasibomonwinmatbetsekabetsahabetonwinmarsbahisjojobetvbetkingroyalkavbetkavbet güncel girişlordbahiskulisbetbetvaktibet365boombetbetboostakeroyalbetcasibombetturkeyholiganbetholiganbet güncel girişmatbetmatbet güncel girişlunabetlunabet güncel girişxslotdeneme bonusu, bedava deneme bonusu veren sitelerwww.giftcardmall.com/mygiftgiftcardmall/mygiftgiftcardmall/mygiftgiftcardmall/mygiftmeritbetpendik escort, kartal escort, istanbul escortCasibomcasibom792casibom güncel girişcasibom güncel bahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnow tv maç izlebahisnow tv izlebahisnowbahisnowpaycell ile ödeme alan bahis sitelerievrak istemeyen bahis siteleriotobet güncel girişvaycasino güncel girişbanko bet girişgorabet giriszibilyonbet girişantikbet girişbetaverse güncel girişbetcool güncel girişdama bet giriştelegram bahisvitrinbet güncel girişmislibet girişsouthbet girişbabilbet güncel girişcasinoper girişcasibom-giris2025.combatum slot girişradabetbahisbey girişhodri bet güncel girişbetconstruct alt yapılı sitelermeritbetgirisyap.comcasinogrambetnoel girişdeneme bonusudeneme bonuslarıdeneme bonusu veren sitelergüncel deneme bonusugüncel deneme bonusu veren sitelerzbahiszbahis girişxslotxslot girişbetturkeybetturkey girişsahabetsahabet girişistanbul oto çekicizbahiscasibombycasinopiabellacasinosekabetmaltcasinoasyabahissahabetslot dünyasıtipobetmatadorbetxslotdumanbetmadridbetholiganbetzlotbahisabibahisabiteslabahisteslabahisevabetbahismorenimabetbetgrosslarabahislugabetfreybetgelcasinobatumslotbatumslotgelcasinobetpuanbeymenslot girişbeymenslotqueenbetpumabetpusulabetpusulabet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetHoliganbet GirişHoliganholiganbetholiganbet girişHoliganbetHoliganbet girişholiganHoliganbetholiganbet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetbetturkeyholiganbetHoliganbet girişHoliganbet girisHoliganbet Girişholiganbet güncel girişholiganbet girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girisjojobetjojobet girişjojobet güncel girişjojobet guncel girisJojobetJojobet GirisJojobet güncel girismatbetmatbet girisPusulabetpusulabet girişpusulabet güncel giriscasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel giriscasibom güncelMatbetMatbet güncel girişMatbet girişcasibomcasibom girişcasibom güncel girisCasibomCasibom girişCasibomCasibom girişCasibom güncel girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girispusulabetpusulabet girişpusulabet güncelcasibomcasibom girişcasibom güncelcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom güncel girişcasibom güncel girissami cansızcasibom güncel girişBetgit girişcasibom giriştimebettimebet giriştimebet giriştimebetcasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel girişcasibom girişcasibom güncel girişcasibom linkcasibom twittertimebet twittertimebet linkcasibomcasibom güncel girişcasibomcasibom güncel girişcasibom girişcasibomtimebettimebet girişbethousetradingview downloadseattle tattooGaziemir EscortBuca EscortKonak EscortMuratpaşa EscortKepez EscortKültür EscortGölcük Escortİzmit EscortSerdivan EscortBuca Escort - İzmir Escort - Gaziemir Escort - İzmir Bayanordu masaj salonuordu masaj salonuAlsancak Escortİzmit EscortGölcük EscortBayraklı EscortBalçova EscortBalçova EscortBalçova EscortNarlıdere EscortGüzelbahçe EscortAnkara Temizlikİzmit EscortKartepe EscortÇayırova EscortBüyükçekmece EscortGölcük EscortBornova EscortSapanca EscortGebze EscortAlsancak EscortGölcük escortKörfez EscortKonak EscortBayraklı EscortAlsancak EscortAlsancak EscortGaziemir EscortKonak EscortKartepe Escortİzmit EscortSapanca EscortBuca EscortÇeşme Escortİzmit EscortSerdivan Escort İzmit EscortSapanca EscortBornova EscortÜsküdar EscortKonak Escortkocaeli escort sahibinden izmit escortBakırköy Escort sakarya escortGebze Escortİzmit Escortordu masaj salonuordu masaj salonuAtaşehir EscortSerdivan EscortAvcılar Escort İstanbul EscortKarşıyaka EscortGaziemir EscortNarlıdere EscortKonak EscortBalçova escortİstanbul Escortordu masaj salonuordu masaj salonuordu masaj salonuordu masajordu masaj salonuordu saunaordu türk hamamıordu mutlu son masaj salonuistanbul travesti sitesigüzel sözlerip stressersekabetGrandpashabetBeylikdüzü EscortBeylikduzu escortBeylikduzu escortİzmir Escortİzmir Escort İzmir Escortİzmir Escortİzmir Escortaresbet girişbetgit girişARESBET GİRİŞaresbet girisaresbet girişaresbet girişaresebet girişizmir escortaresbet girişaresbet girisbetgit girişsohbet hattıbetgit girisbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetkanyon girisbetkanyon girişbetkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişbetkkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişgaziantep escortxslot girişantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girishttps://galabtgrs-ahmetcan.tumblr.com/galabet girişGalabet Guncel Girisgalabet girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit güncel girisbetgit girisbetgit giris antalya escortbetgiteskort antalyaadana travestiantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortimajbet girisholiganbet girişhttps://antalya-kazan.tumblr.com/antalya escortantalya escortantalya escortadana travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortAntalya Escort antalya eskortantalya escortantalya eskortgazianetep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortankara travestigaziantep travestiantalya escortankara travestiankara travestigaziantep travestiantalya escortantalya escortgaziantep travestiantalya escortbihis milf sitleriporn cinsel sirkleribedava cinsellik sirklerihipbethipbet girişhipbet yeni girişizmit escortgebze escortizmit escort bayanmarmaris escort bayanerzurum escortgaziantep escortdenizli escortmersin escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortgebze escortizmit escortcasibom girişesenyurt escortflorya escortesenyurt escortizmir escort bayanizmit escort bayankayseri escort bayanizmit escort bayantekirdağ escort bayanBetistİstanbul Escortesenyurt escortistanbul escortNovibet Girişbetcas