Sidebar

Magazine menu

19
T6, 04

Tạp chí KTĐN số 112

 

Công nghệ tài chính trong nền kinh tế 4.0[1]

Cao Đinh Kiên[2]

Tăng Thị Thanh Thủy[3]

 

Tóm tắt

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá vượt bậc về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo... Cuộc cách mạng này đã và đang có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống và ngành tài chính chắc chắn sẽ không nằm ngoài vòng xoáy đó. Các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực như những làn sóng mới làm thay đổi toàn bộ mô thức cung ứng và vận hành các dịch vụ tài chính đã có từ hàng trăm năm nay và fintech là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong ngành tài chính thời gian gần đây ở Việt Nam và trên thế giới. Bài viết giới thiệu những vấn đề cơ bản về công nghệ fintech nhằm góp phần vào sự phát triển của những ứng dụng kinh doanh trên nền tảng fintech trong thời gian tới tại Việt Nam.

Từ khóa: Fintech, Công nghệ trong tài chính, Thanh toán điện tử, Tài chính hành vi

Abstract

            The 4th Industrial Revolution plays an important role in the modern society with significant technological advancement in Internet connection, cloud computing, 3D printing, sensor technology, virtual reality… The Revolution affects all aspects of our society, including the financial sector. The technological applications have been changing the pattern of supply and the operation of the financial sector, which had existed for hundreds of years. Thus, fintech is a common and much-talked-about term in Vietnam recently. This study discusses the fundamental issues of fintech technology in order to contribute to the development of fintech in Vietnam.

Keywords: Fintech, Financial technology, Electronic payment, Behavioral finance

  1. Giới thiệu về fintech

Fintech là viết tắt của từ financial technology, có nghĩa là công nghệ trong tài chính. Fintech là những tận dụng cũng như sáng tạo công nghệ được sử dụng trong các hoạt động tài chính. Những tận dụng và sáng tạo công nghệ này được sử dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư. Nhìn từ góc độ hoạt động thực tiễn, fintech bao hàm các ứng dụng, sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được xây dựng dựa trên nền tảng internet và kỹ thuật số.

Các doanh nghiệp fintech được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính. Theo cổng thông tin khởi nghiệp sáng tạo[4], các đối tượng của fintech bao gồm:

  • Các định chế tài chính: Thực thể quan trọng trong ngành tài chính, các định chế này ngày càng hợp tác sâu rộng với các doanh nghiệp fintech do nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ. Đồng thời bản thân các định chế này cũng trực tiếp đầu tư vào các doanh nghiệp fintech hay các hoạt động nghiên cứu để chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm giữ thị trường.
  • Các doanh nghiệp fintech: Các doanh nghiệp độc lập hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng của các doanh nghiệp này có thể là người sử dụng cuối cùng, cũng có thể là các định chế tài chính.
  • Khách hàng: Người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung. Với các ứng dụng công nghệ mới, khách hàng là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, định chế tài chính cũng như từ những tiện ích công nghệ mới mang lại.

            Hiện nay, phần đông các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực fintech là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng dẫn đầu trên thế giới như HSBC hay Credit Suisse cũng đã tự phát triển các ý tưởng và công nghệ fintech của riêng mình. Các doanh nghiệp chuyên về fintech thường sử dụng rộng rãi nhiều loại hình công nghệ, trải dài từ cái đơn giản như ứng dụng thanh toán trực tuyến cho đến những phần mềm phức tạp như trí tuệ nhân tạo hay big data. Về cơ bản, ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán (ví dụ như Xoom), cho vay (ví dụ như Lending Club), chuyển tiền (ví dụ như SecondMarket), công nghệ fintech còn cung cấp các dịch vụ trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng, cho vay ngang cấp, tư vấn tài chính cá nhân, công nghệ bảo hiểm, tiền tệ số, quản trị dữ liệu, quản lý tài sản và đầu tư theo chủ đề. Ngoài ra, các doanh nghiệp fintech cũng hoạt động trong thu thập số liệu (ví dụ như 2iQ Research), đánh giá tín dụng (ví dụ như ZestFinance), giáo dục (ví dụ như CommonBond), tiền kỹ thuật số (ví dụ như Coinbase), quản lý vốn lưu động ròng (ví dụ như Tesorio), bảo mật mạng (ví dụ như iDGate) và cả tính toán lượng tử (ví dụ như QxBranch).

Bảng 1. Các lĩnh vực hoạt động của fintech

Lĩnh vực

Hoạt động

Một số doanh nghiệp fintech

Thanh toán

Xử lý thanh toán, chuyển khoản, thanh toán di động, ngoại hối, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, chương trình ưu đãi, có thưởng.

AliPay, Transferwise, PayPal, Square, Klama, Lightspeed

Bảo hiểm

Môi giới, bảo lãnh phát hành, yêu cầu bồi thường, các công cụ quản lý rủi ro.

Oscar, Isureon, Lemonade, Knip, Analyze, ClearRisk

Lên kế hoạch

Tài chính cá nhân, kế hoạch nghỉ hưu, quản lý nguồn lực doanh nghiệp, thuế và ngân sách, quản lý mối quan hệ khách hàng, tuân thủ và hiểu khách hàng, lưu trữ dữ liệu, dịch vụ cơ sở hạ tầng.

Strands, Slice Technologies, Mint

Cho vay/gọi vốn cộng đồng

Nền tảng gọi vốn cộng đồng, cho vay ngang hàng, thế chấp và cho vay doanh nghiệp.

Avant Credit, SoFi, Asset Avenue, Lending Club, Funding Circle, DianRong, Kabbage

Chuỗi khối

Tiền tệ số, hợp đồng thông minh, thanh toán, theo dõi tài sản, quản lý nhận diện, các nhà phát triển giao thức chuỗi khối.

Coinbase, Ripple Labs

Giao dịch và đầu tư

Quản lý đầu tư, tư vấn tự động, giá cả và giao dịch thương mại, kinh doanh công nghệ thông tin, nền tảng giao dịch, môi giới, thanh toán bù trừ.

Succession Advisory, Wealthfront, Motif Investing, Nutmeg, Fuscent

Dữ liệu và phân tích

Giải pháp dữ liệu lớn, trực quan dữ liệu, phân tích tiên đoán, cung cấp dữ liệu.

Credit Benchmark, Solovis, Zenefits, DocuSign, Kreditech

Chứng khoán

Nhận diện kỹ thuật số, xác thực thông tin, mã hóa dữ liệu, chứng khoán hóa điện tử.

Bit9, Veracode, TeleSign

Nguồn: Quid, BCG/Expand/BCG Digital Venture/B Capital analysis

Có thể kể đến ứng dụng của công nghệ fintech trong một số lĩnh vực như:

- Lĩnh vực thanh toán: các sản phẩm thanh toán do fintech cung cấp như thanh toán di động, ví điện tử, phương thức chuyển tiền ngang hàng... là những phương thức thanh toán hiện đại, được xử lý thanh toán trong thời gian thực giúp đẩy nhanh tốc độ giao dịch và gia tăng bảo mật.

- Lĩnh vực huy động vốn: nền tảng gọi vốn trực tuyến từ cộng động là giá trị cốt lõi của sản phẩm fintech huy động vốn mang lại. Nền tảng này cho phép người có dự án hay ý tưởng sản phẩm nhưng lại không có vốn để thực hiện, có thể huy động vốn từ xã hội. Các hình thức gọi vốn hiện có trên thị trường có thể kể đến: Gọi vốn theo hình thức ủng hộ; Gọi vốn theo hình thức có đãi ngộ; Gọi vốn theo hình thức góp vốn; Gọi vốn theo hình thức cho vay; Gọi vốn theo hình thức phát hành tiền ảo.

- Lĩnh vực cho vay: các sản phẩm fintech cho vay ngang hàng khác với hoạt động cho vay truyền thống ở chỗ nó dựa nền tảng trực tuyến để kết nối người đi vay và người cho vay với mục tiêu tăng lợi suất cho người cho vay, giảm chi phí với người đi vay thông qua giảm bớt các chi phí trung gian tài chính.

- Lĩnh vực bảo hiểm: có hai mô hình bảo hiểm ngang hàng mà fintech cung cấp là mô hình người môi giới và mô hình công ty bảo hiểm giúp thúc đẩy khả năng tìm kiếm các loại hình bảo hiểm phù hợp và mang lại những giải pháp tốt hơn cho khách hàng thông qua việc sử dụng công nghệ, điều này làm giảm bớt chi phí, nâng cao tính minh bạch.

- Lĩnh vực đầu tư và quản lý tài sản: mạng giao dịch xã hội và tư vấn tự động là hai sản phẩm fintech giúp cung cấp các giải pháp tư vấn, lựa chọn hình thức và quản lý các khoản đầu tư dựa trên công nghệ cho người sử dụng.

Như vậy, sản phẩm fintech rất đa dạng và tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của ngành tài chính, rõ ràng các sản phẩm này sẽ làm thay đổi hoàn toàn diện mạo, hệ thống cũng các phương thức tài chính truyền thống. Tuy nhiên, bởi tính đa dạng nên fintech cũng sẽ có những tác động cả tiêu cực và tích cực với hệ thống tài chính cũng như ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

  1. Sự phát triển của fintech

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của fintech

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009 đã tác động đến niềm tin vào hệ thống ngân hàng và dịch vụ tài chính truyền thống, điều này đã dẫn tới sự mất tin tưởng của thị trường vào những ngân hàng lớn. Đồng thời, thị trường cũng trở nên cởi mở hơn đối với những dịch vụ tài chính mới, được phát triển bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cuộc khủng hoảng này cũng làm gia tăng các quy định bắt buộc để đảm bảo sự an toàn của hệ thống làm cho nhiều ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, chi phí hoạt động của các định chế tài chính truyền thống có xu hướng tăng do hệ thống hoạt động thiếu linh hoạt, thiếu minh bạch và ẩn chứa nhiều tiêu cực[5].

Hơn thế nữa, kỳ vọng của khách hàng đối với dịch vụ tài chính cũng đã thay đổi theo thời gian. Khách hàng ngày càng quen thuộc với trải nghiệm công nghệ số tiện ích do các doanh nghiệp công nghệ như Google, Amazon, Facebook và Apple cung cấp. Do đó, họ cũng mong đợi những dịch vụ mới có chất lượng tương đương, cho phép cá nhân hóa và số hóa các tương tác của khách hàng từ nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

Theo báo cáo năm 2017 của Công ty tư vấn Capgemini, một vấn đề cũng cần được quan tâm là rào cản gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp fintech tương đối thấp[6]. Các doanh nghiệp fintech cũng chưa bị giới hạn bởi các điều luật và quy định chặt chẽ về vốn, hoạt động… như các định chế tài chính truyền thống với quy mô lớn. Các doanh nghiệp fintech cũng có chi phí hoạt động thấp hơn và nhiều thuận lợi hơn khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ví dụ như các doanh nghiệp fintech có cơ hội tận dụng lợi thế của công nghệ mới và các dịch vụ sẵn có trên điện toán đám mây, giao diện lập trình ứng dụng để tiết kiệm chi phí đầu tư. Chi phí của việc khởi tạo một doanh nghiệp công nghệ đang ngày một giảm và việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thuận tiện hơn. Theo báo cáo từ CB Insights (công ty chuyên về khảo sát công nghệ), tổng đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp fintech đạt 8 tỷ USD sau 496 thương vụ đầu tư trong hai quý đầu năm 2017. Con số này cao hơn 6,1 tỷ USD tổng giá trị đầu tư tại cùng thời điểm năm 2015. Theo báo cáo, chỉ tính riêng quý II năm 2017, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính công nghệ đã huy động hơn 5 tỷ USD đầu tư.

Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới nổi cũng góp phần vào sự phát triển của fintech. Sự phát triển và phổ biến của mạng xã hội, phân tích dữ liệu lớn và truy xuất thông tin qua điện thoại di động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp fintech phát triển lớn mạnh. Các ứng dụng điện tử, mô hình hỗ trợ vốn từ thị trường và marketing dựa vào con người tạo ra lợi thế cạnh tranh cho fintech so với các nền tảng tài chính truyền thống. Mạng lưới thanh toán nhanh hơn giúp giảm thời gian chuyển tiền từ 2 - 3 ngày xuống còn vài giây, dữ liệu lớn cho phép tăng doanh số bán hàng nhờ vào kết hợp phân tích và tiếp thị sản phẩm mới trên thị trường, cải tiến dịch vụ, làm cho quy trình truyền thống trở nên hiệu quả và minh bạch hơn. Mạng xã hội tạo môi trường cho việc giới thiệu và tạo ra các cộng đồng số, góp phần giảm chi phí mua thông tin khách hàng, tạo thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ.

2.2. Vai trò của fintech trong thương mại điện tử xuyên biên giới

Fintech cũng có những đóng góp không nhỏ trong việc rút ngắn thời gian của những thương vụ giao dịch xuyên biên giới. Trước đây, việc chuyển tiền xuyên biên giới là rất tốn kém và rườm rà. Hơn nữa, các dịch vụ không rõ ràng, chi phí giao dịch thanh toán qua biên giới không minh bạch và rất khó nắm bắt được thời điểm bắt đầu giao dịch trong hầu hết các trường hợp. Thanh toán có thể được chuyển qua nhiều ngân hàng trước khi chúng đến đích, gây chậm trễ và phát sinh phí. Do đó, những lợi ích mà fintech mang lại có thể nhìn thấy rất rõ ràng như sau (OICU-IOSCO, 2017):

- Fintech không cần nhiều mạng lưới chi nhánh như tài chính truyền thống do được phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông. Ngoài ra, fintech giúp tăng cường tiếp cận tài chính cho khách hàng, mang dịch vụ tài chính đến gần hơn tới những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa – nơi mà tài chính truyền thống chưa có khả năng tiếp cận hoặc những khách hàng gặp hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính do những rào cản về thủ tục hoặc địa lý.

- Fintech giúp phục vụ tốt hơn nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ do những khách hàng này thường có nhu cầu nhỏ, rủi ro cao thường bị các dịch vụ tài chính truyền thống bỏ qua.

- Fintech giúp cung cấp danh mục các sản phẩm tài chính đa dạng cho khách hàng nhờ sự đổi mới của liên tục của công nghệ, giúp bảo đảm sự cung ứng dịch vụ liên tục ngay cả khi hệ thống các tổ chức tài chính truyền thống gặp vấn đề.

- Fintech giúp tăng tính bảo mật nhờ sự phát triển của công nghệ dữ liệu lớn và các ứng dụng giao diện mở, từ đó công tác quản trị rủi ro của cả hệ thống tài chính sẽ hiệu quả hơn, giảm bớt những thông tin thất thiệt.

                Các giao dịch xuyên biên giới thường có những yêu cầu an toàn rất nghiêm ngặt do sự thiếu minh bạch xung quanh đường đi của các giao dịch này. Rõ ràng, sự phát triển của công nghệ fintech đã tạo điều kiện cho các giao dịch xuyên biên giới được diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.

  1. Các thách thức khi phát triển fintech

Cuộc cách mạng về công nghệ tài chính fintech là một xu hướng quan trọng trên thế giới trong thời gian qua. Theo số liệu được công bố bởi Công ty Kiểm toán KPMG, đầu tư vào fintech đạt 8,7 tỷ đô la Mỹ trong quý 4 và 31 tỷ đô la Mỹ cả năm năm 2017. Xu hướng phát triển fintech là không thể đảo ngược nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các chính phủ phải đặc biệt quan tâm.

Thách thức đầu tiên đầu tiên là khả năng các doanh nghiệp fintech bị tấn công bởi chính công nghệ là rất lớn. Các sản phẩm fintech được tạo ra trên nền tảng công nghệ nên việc gặp phải các nguy cơ tấn công từ công nghệ là điều không tránh khỏi.

Công nghệ fintech phát triển quá vượt trội so với hệ thống pháp luật hiện hành. Sản phẩm fintech là dựa trên những đổi mới và sáng tạo liên tục của công nghệ. Do đó, các quy định của pháp luật hiện hành chưa theo kịp chưa bắt kịp những sự thay đổi này. Hầu hết các lĩnh vực fintech chưa được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quản quản lý nhà nước và điều này là hoàn toàn khác biệt so với lĩnh vực tài chính truyền thống.

Công nghệ fintech có nhiều rủi ro mang tính hệ thống. Các sản phẩm fintech thường dựa vào một hoặc một vài nhà cung cấp công nghệ nên khi có sự cố có thể dẫn đến rủi ro hệ thống. Không những thế, tính ổn định của fintech không cao do khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ fintech. Ngoài ra, hệ thống fintech cũng sẽ nhạy cảm hơn với các thông tin trên thị trường.

Các sản phẩm và dịch vụ fintech có tính phức tạp cao. Sản phẩm tài chính vốn đã có đặc tính khó hiểu và phức tạp với đại bộ phận dân cư, nhất là trong những vùng có nhận thức tài chính thấp. Với các sản phẩm fintech, tính phức tạp và khó hiểu còn cao hơn rất nhiều, từ đó sẽ tạo những nguy cơ tranh chấp hoặc rủi ro không đáng có.

Tỷ lệ thất nghiệp đang gia tăng trong ngành tài chính cũng là một thách thức cho sự phát triển của fintech. Những đổ bộ của công nghệ vào ngành tài chính đã tạo ra một làn sóng cắt giảm nhân sự rất rõ rệt. Hơn thế nữa, những thành tựu của trí tuệ nhân tạo đã làm cho làn sóng này không chỉ diễn ra với những vị trí nhân sự cấp thấp như giao dịch viên mà những vị trí nhân sự cấp cao. Tuy nhiên, việc tìm được những nhân sự có chất lượng cho các doanh nghiệp fintech vẫn gặp rất nhiều khó khăn do những yêu cầu đặc thù của lĩnh vực này.

  1. Vai trò của fintech trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng

Fintech có thể tái định hình ngành tài chính, tác động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này. Ví dụ, các doanh nghiệp cho vay ngang hàng (P2P lending)[7] (kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay trên Internet) đã hoạt động khá hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay từ vài tuần ở các ngân hàng truyền thống xuống chỉ còn vài giờ. Tác động của công nghệ đối với ngành ngân hàng diễn ra ngày càng nhanh vì khả năng tiếp cận công nghệ nhanh của công chúng. Nếu như trước đây, công nghệ ATM cần hơn hai thập niên, thì Internet/mobile banking phổ cập nhanh hơn nhiều. Theo dự đoán của Morgan Stanley, khối lượng các khoản vay trực tuyến ở Mỹ sẽ chạm mốc 120 tỷ USD vào cuối 2020, so với con số khiêm tốn 20 tỷ USD của năm 2015.

Ở lĩnh vực quản lý đầu tư, những ông lớn như BlackRock và Vanguard có dịch vụ “robot tư vấn” (robot adviser) sử dụng các thuật toán để tự động điều chỉnh danh mục đầu tư tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng. Một số quỹ đầu cơ đang thử nghiệm (và thành công ở nhiều mức độ khác nhau) sử dụng trí thông minh nhân tạo để robot có thể tự học các thuật toán. Trên thị trường vốn, các doanh nghiệp khởi nghiệp và kể cả các ông lớn như Goldman Sachs hay thậm chí là Ngân hàng Trung ương Anh đang thử nghiệm sử dụng các loại tiền ảo (như bitcoin) thay thế cho các phương thức chuyển tiền và tài sản truyền thống. Sự phát triển của các doanh nghiệp fintech sẽ giúp một bộ phận người dân, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, được tiếp cận với các dịch vụ tài chính hiện đại nhưng gần gũi. Đây chính là một “bước đệm” quan trọng, trang bị những kỹ năng cơ bản khi sử dụng dịch vụ tài chính cho bộ phận khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Những khách hàng này sẽ không còn bỡ ngỡ và được kỳ vọng sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ chuyên nghiệp của ngân hàng trong tương lai.  

Các ứng dụng đa dạng của fintech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như tiền gửi, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro, không những thế fintech cũng tác động đến cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, chiến lược phát triển và mọi mặt kinh doanh của cả hệ thống tài chính ngân hàng. Do vậy, vai trò của fintech này càng trở nên rõ rệt hơn khi làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống của ngân hàng khi kênh bán hàng qua Internet, Mobilebanking, Tablet Banking, mạng xã hội, phát triển ngân hàng kỹ thuật số, giao dịch không giấy tờ ngày càng phát triển. Các fintech sử dụng ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) giúp phân tích hành vi khách hàng sẽ giúp cho các định chế tài chính thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài nhằm tiết giảm chi phí, hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định, và nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng cũng như sự hài lòng hơn cho khách hàng. Nhờ sự phát triển của fintech nên xu hướng “ngân hàng không giấy” sẽ trở nên phổ biến và là thách thức không nhỏ của ngành dịch vụ tài chính trong việc giảm dần vai trò của các chi nhánh. Việc cạnh tranh thông qua mở rộng mạng lưới các chi nhánh sẽ dần chấm dứt, do chi phí hoạt động cao. Thay vào đó, cạnh tranh công nghệ tài chính hiện đại cũng trở nên gay gắt hơn trong các định chế tài chính. Với những ngân hàng có hệ thống Internet banking chưa phát triển mạnh, việc hợp tác với các doanh nghiệp fintech cũng là lời giải trong ngắn hạn cho bài toán gia tăng tiện ích cho khách hàng, một trong những yếu tố then chốt với các ngân hàng định hướng bán lẻ. Đó cũng là lý do mà hầu như các ngân hàng hiện nay đều ký hợp tác với một hoặc vài doanh nghiệp fintech để gia tăng lựa chọn trong vấn đề thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng của mình. Không chỉ dừng ở việc hợp tác với các doanh nghiệp fintech, việc đầu tư vào công nghệ thông tin, tăng cường an toàn hệ thống cũng là một đòi hỏi tất yếu của các ngân hàng trong bối cảnh công nghệ đang phát triển từng ngày, từng giờ.

Thực tiễn đã cho thấy, những doanh nghiệp nhanh nhạy trong việc đầu tư và làm chủ công nghệ sẽ có bước phát triển vượt bậc. Khi “đối thủ” là doanh nghiệp fintech còn đang trong giai đoạn sơ khai, một số ngân hàng định hướng bán lẻ đã bắt đầu tăng tốc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nhằm đem đến những trải nghiệm ngân hàng tốt nhất cho khách hàng, đó là sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng an toàn. Một khi ba tiêu chí trên được đáp ứng, cộng thêm thương hiệu và quy mô sẵn có, ngân hàng sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Nhìn chung, sự ra đời của các doanh nghiệp fintech đã giúp hoàn thiện hơn thị trường tài chính, gia tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính hiện đại, tiện lợi cho một bộ phận người dân chưa có cơ hội dùng dịch vụ ngân hàng.

Fintech vừa là thách thức với các ngân hàng hiện đại, lại vừa là động lực giúp các ngân hàng năng động hơn trong việc phát triển các dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như hoàn thiện hệ thống công nghệ của mình, để trở nên mạnh mẽ, vững chắc hơn trong quá trình hội nhập vào kỷ nguyên công nghệ.

  1. Xu hướng phát triển của fintech trong tương lai

Mặc dù fintech đang ngày càng phát triển nhưng vẫn còn ở giai đoạn non trẻ. Theo báo cáo về tình hình hoạt động fintech toàn cầu của PricewaterhouseCoopers (2017), fintech hiện chỉ chiếm khoảng 1% tổng giá trị của ngành công nghiệp tài chính toàn cầu. Trong khi đó, truyền thông số chiếm khoảng 40%, thương mại điện tử chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng lớn mạnh cùng với sự tiếp lửa từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Một số tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã thành lập doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm để mua hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp fintech. Ví dụ, JP Morgan đã dành 9,5 tỉ đô la Mỹ cho công nghệ trong năm 2016. Hay đầu năm 2018, Standard Chartered PLC đã thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm SC Ventures nhằm đầu tư vào các doanh nghiệp fintech và các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ khác để thúc đẩy quá trình thử nghiệm và ứng dụng mô hình kinh doanh mới. Trên toàn thế giới, các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm đã rót hơn 17 tỷ USD vào các doanh nghiệp khởi nghiệp fintech trong năm 2016, tăng gấp 6 lần so với 2012. Năm 2017, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành điểm đến nóng nhất cho làn sóng đầu tư vào fintech. Chỉ ở riêng Singapore cũng có hơn 100 doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực fintech. Mới chỉ có một phần nhỏ các doanh nghiệp fintech lên sàn, vì thế nhà đầu tư dự đoán sẽ có một làn sóng M&A và lên sàn trong thời gian tới trong bối cảnh các ngân hàng săn lùng những công nghệ mà họ có thể sử dụng, đồng thời các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ đạt được độ trưởng thành.

5.1. Thanh toán trực tuyến

Fintech chưa bao giờ được săn lùng đến thế. Từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến những doanh nghiệp khởi nghiệp mới thành lập đều đổ xô vào lĩnh vực fintech. Báo cáo về tương lai ngành tài chính của Goldman Sachs[8] đã chỉ ra rằng, mức thu nhập hằng năm của các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể chạm đến con số 4,7 triệu đô la Mỹ và đạt 470 tỷ đô la Mỹ lợi nhuận từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính. Họ luôn duy trì sự nhanh nhẹn và mềm dẻo, từ lời hứa rằng với giải pháp fintech, mọi người sẽ dễ dàng quản lý tài chính của mình bằng những cách hoàn toàn mới. Những công nghệ tài chính mới có thể tạo ra những rủi ro nhất định, tuy nhiên những kẻ đứng đầu có thể chủ động biến các rủi ro ấy thành cơ hội vàng. Những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang ra sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn vốn đã thích nghi với nền công nghệ mới. Người tiêu dùng đã dần quen thuộc với khái niệm “dịch vụ tài chính theo yêu cầu” nhờ vào thiết bị di động và điện toán đám mây. Người tiêu dùng cũng sẽ thoải mái hơn trong việc quản lý doanh nghiệp và tài chính của mình trực tuyến so với quy trình thủ tục cứng nhắc, rườm rà của các dịch vụ tài chính truyền thống.

Fintech khởi nguồn trong lĩnh vực thanh toán. Câu chuyện thành công như PayPal, HyperWallet, và TransferWise là một minh chứng cho xu hướng này. Các doanh nghiệp này đã phát triển nhanh chóng với nền tảng kỹ thuật số hiệu quả và cơ sở khách hàng ngày càng tăng. Ví dụ, PayPal xử lý 1,73 tỉ đô la Mỹ giao dịch trong quý đầu tiên của năm 2017, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước[9]. Mảng thanh toán dự kiến sẽ phát triển khi doanh nghiệp có khả năng phát triển ứng dụng dự đoán hành vi của người tiêu dùng và sau đó đưa ra các dịch vụ đón đầu xu hướng.

5.2. Vay và cho vay

Cho vay cũng là một lĩnh vực đã chứng kiến hàng loạt sự đổi mới trong thập niên qua. Các doanh nghiệp cho vay sử dụng công nghệ mạng ngang hàng (P2P) đã tạo ra một nền tảng trực tuyến, kết nối trực tiếp giữa người cho vay và đi vay, giúp loại bỏ được các trung gian tài chính, giảm chi phí kết nối. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trên toàn cầu đã tăng trong vài năm trở lại đây. Nợ xấu cao có thể khiến các doanh nghiệp cho vay ngang hàng gặp nhiều rắc rối. Điều này cũng có nghĩa các doanh nghiệp cho vay theo hình thức mới này phải đầu tư hơn nữa vào những sáng kiến công nghệ để tạo sự tin tưởng đối với người cho vay. EFL[10] là một ví dụ điển hình khi là một fintech sử dụng khoa học hành vi để chấm điểm uy tín của người đi vay, từ đó đưa ra quyết định liệu có nên cho vay người này hay không.

5.3. Quản lý tài sản

Đây là lĩnh vực được dự báo là sẽ bùng nổ trong thời gian tới, sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp fintech. Hiện nay, gần một phần ba lực lượng lao động trên thế giới là thế hệ sinh ra từ năm 1980 đến 2020. Họ mong muốn tìm được cơ hội đầu tư tốt để sau này có một mức thu nhập ổn định từ các khoản đầu tư đó. Ngoài ra, họ cũng không còn hứng thú với các dịch vụ tư vấn đầu tư truyền thống vì đôi khi danh mục đầu tư nghèo nàn.

5.4. Tiền số

Blockchain chính là xu hướng của fintech. Trên thực tế blockchain đã bỏ qua bước trung gian để chuyển nhượng tài sản. Blockchain không chỉ giới hạn là tiền, mà có thể là bất kì thứ gì như danh tính, phương tiện, nhà cửa. Công nghệ blockchain có thể được ứng dụng rộng rãi, trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vì công nghệ đó giúp lưu lại hồ sơ bệnh án một cách dễ dàng. Không thể phủ nhận blockchain chứa đựng tiềm năng to lớn trong thị trường tài chính. Ví dụ, blockchain có thể thay đổi cách mua bán nhà cửa, thay thế ngân hàng trong việc lưu trữ dữ liệu mua bán. Sự xuất hiện của bitcoin và các công nghệ có liên quan đến tiền ảo như blockchain đã giúp tiền số hóa trở thành hiện thực. Tuy nhiên, tiền tệ kỹ thuật số này cũng có khả năng gây rối loạn ngành tài chính truyền thống. Các tổ chức tài chính đã bắt đầu áp dụng mô hình tiền ảo trong tổ chức của mình theo những cách khác nhau. Ví dụ, các ngân hàng lớn của Canada muốn chuyển danh tính trực tuyến của khách hàng vào một hệ thống blockchain (cuốn sổ cái) được thiết kế bởi bởi IBM và SecureKey. Tương tự như vậy, các ngân hàng Châu Âu đã đồng ý sử dụng blockchain để tạo ra một nền tảng tài chính thương mại.

Rõ ràng với những đặc điểm như chi phí thấp, tính hiệu quả cao, sự cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và hỗ trợ khách hàng nhanh chóng… là những yếu tố để Chính phủ, quỹ đầu tư mạo hiểm và các doanh nghiệp kỳ vọng một sự bùng nổ fintech trong thời gian tới.

  1. Kết luận

Sức ảnh hưởng của fintech đang ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu. Cùng với đó là xu hướng sử dụng fintech ngày càng gia tăng đã đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp fintech, các công ty khởi nghiệp, các ngân hàng, tổ chức tài chính một mô thức mới trong kinh doanh. Đặc biệt, đối với ngành tài chính, việc hợp tác giữa các công ty truyền thống và công ty fintech sẽ là sự bổ trợ hoàn hảo cho nhau, giúp tạo ra giá trị cho người sử dụng và xã hội, thúc đẩy sự phát triển năng động của thị trường trong tương lai. Mặc dù fintech tại Việt Nam đang ngày càng mở rộng, tuy nhiên, các doanh nghiệp fintech Việt Nam còn gặp khá nhiều thách thức phía trước như hành lang pháp lý, sản phẩm, vốn đầu tư, thị trường, cách tiếp cận khách hàng.

Tài liệu tham khảo

  1. Báo cáo nghiên cứu fintech của OICU-IOSCO (2017).
  2. Business Insider (2016), The Fintech Feport 2016: Financial Industry Trends and Investment.
  3. Diễn đàn Kinh tế thế giới (6/2015), The Future of Financial Services: How Disruptive Innovations are Reshaping the Way Financial Services are Structured, Provisioned and Consumed.
  4. CIO (2016), The Fintech Effect and the Disruption of Financial Services.
  5. Goldman Sachs Global (3/2015), The Future of Finance Part 3: The Socialization of Finance.
  6. OICU-IOSCO (2017), IOSCO Research Report on Financial Technologies (Fintech)https://www.iosco.org/library/pubdocs/pdf/IOSCOPD554.pdf
  7. PayPal Reports Fourth Quarter and Full Year 2017 Results.
  8. PwC (2016), Blurred Lines: How Fintech is Shaping Financial Services - Global Fintech Report.
  9. PricewaterhouseCoopers  (2017), Global Fintech Report.
  10. World Bank (2017), Financial Inclusion: Overview

http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview

  1. K Hà (2017), Những thông tin cơ bản nhất về fintech, khởi nghiệp sáng tạo, từ

http://khoinghiepsangtao.vn/phan-tich/fintech-nhung-thong-tin-co-ban-nhat-ve-fintech-phan-1/.

 

[1] Bài viết là kết quả của nhóm nghiên cứu về “Tái cấu trúc doanh nghiệp”, Trường Đại học Ngoại thương

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: caokien@ftu.edu.vn

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: thuyttt@ftu.edu.vn

[4] http://khoinghiepsangtao.vn/phan-tich/fintech-nhung-thong-tin-co-ban-nhat-ve-fintech-phan-1/

[5] World Bank (2017), Financial Inclusion: Overview.  http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview.

[6] https://reports.capgemini.com/2017/wp-content/uploads/2018/03/CapG_RA17_UK-2.pdf

[7] Cho vay ngang hàng (Peer to Peer lending – P2P lending) là mô hình kinh doanh sử dụng nền tảng công nghệ để kết nối nhà đầu tư với cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay, không thông qua trung gian tài chính truyền thống (như ngân hàng thương mại, công ty tài chính hay quỹ tín dụng…)

[8] Goldman Sachs Global (3/2015), The Future of Finance Part 3: The Socialization of Finance

[9] PayPal Reports Fourth Quarter and Full Year 2017 Results

[10] EFL: entrepreneurial finance lab

 

Công nghệ tài chính trong nền kinh tế 4.0[1]

Cao Đinh Kiên[2]

Tăng Thị Thanh Thủy[3]

 

Tóm tắt

Cách mạng công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với những đột phá vượt bậc về công nghệ, liên quan đến kết nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo... Cuộc cách mạng này đã và đang có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống và ngành tài chính chắc chắn sẽ không nằm ngoài vòng xoáy đó. Các ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực như những làn sóng mới làm thay đổi toàn bộ mô thức cung ứng và vận hành các dịch vụ tài chính đã có từ hàng trăm năm nay và fintech là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong ngành tài chính thời gian gần đây ở Việt Nam và trên thế giới. Bài viết giới thiệu những vấn đề cơ bản về công nghệ fintech nhằm góp phần vào sự phát triển của những ứng dụng kinh doanh trên nền tảng fintech trong thời gian tới tại Việt Nam.

Từ khóa: Fintech, Công nghệ trong tài chính, Thanh toán điện tử, Tài chính hành vi

Abstract

            The 4th Industrial Revolution plays an important role in the modern society with significant technological advancement in Internet connection, cloud computing, 3D printing, sensor technology, virtual reality… The Revolution affects all aspects of our society, including the financial sector. The technological applications have been changing the pattern of supply and the operation of the financial sector, which had existed for hundreds of years. Thus, fintech is a common and much-talked-about term in Vietnam recently. This study discusses the fundamental issues of fintech technology in order to contribute to the development of fintech in Vietnam.

Keywords: Fintech, Financial technology, Electronic payment, Behavioral finance

  1. Giới thiệu về fintech

Fintech là viết tắt của từ financial technology, có nghĩa là công nghệ trong tài chính. Fintech là những tận dụng cũng như sáng tạo công nghệ được sử dụng trong các hoạt động tài chính. Những tận dụng và sáng tạo công nghệ này được sử dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư. Nhìn từ góc độ hoạt động thực tiễn, fintech bao hàm các ứng dụng, sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được xây dựng dựa trên nền tảng internet và kỹ thuật số.

Các doanh nghiệp fintech được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính. Theo cổng thông tin khởi nghiệp sáng tạo[4], các đối tượng của fintech bao gồm:

  • Các định chế tài chính: Thực thể quan trọng trong ngành tài chính, các định chế này ngày càng hợp tác sâu rộng với các doanh nghiệp fintech do nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ. Đồng thời bản thân các định chế này cũng trực tiếp đầu tư vào các doanh nghiệp fintech hay các hoạt động nghiên cứu để chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm giữ thị trường.
  • Các doanh nghiệp fintech: Các doanh nghiệp độc lập hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính. Khách hàng của các doanh nghiệp này có thể là người sử dụng cuối cùng, cũng có thể là các định chế tài chính.
  • Khách hàng: Người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung. Với các ứng dụng công nghệ mới, khách hàng là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, định chế tài chính cũng như từ những tiện ích công nghệ mới mang lại.

            Hiện nay, phần đông các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực fintech là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng dẫn đầu trên thế giới như HSBC hay Credit Suisse cũng đã tự phát triển các ý tưởng và công nghệ fintech của riêng mình. Các doanh nghiệp chuyên về fintech thường sử dụng rộng rãi nhiều loại hình công nghệ, trải dài từ cái đơn giản như ứng dụng thanh toán trực tuyến cho đến những phần mềm phức tạp như trí tuệ nhân tạo hay big data. Về cơ bản, ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán (ví dụ như Xoom), cho vay (ví dụ như Lending Club), chuyển tiền (ví dụ như SecondMarket), công nghệ fintech còn cung cấp các dịch vụ trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng, cho vay ngang cấp, tư vấn tài chính cá nhân, công nghệ bảo hiểm, tiền tệ số, quản trị dữ liệu, quản lý tài sản và đầu tư theo chủ đề. Ngoài ra, các doanh nghiệp fintech cũng hoạt động trong thu thập số liệu (ví dụ như 2iQ Research), đánh giá tín dụng (ví dụ như ZestFinance), giáo dục (ví dụ như CommonBond), tiền kỹ thuật số (ví dụ như Coinbase), quản lý vốn lưu động ròng (ví dụ như Tesorio), bảo mật mạng (ví dụ như iDGate) và cả tính toán lượng tử (ví dụ như QxBranch).

Bảng 1. Các lĩnh vực hoạt động của fintech

Lĩnh vực

Hoạt động

Một số doanh nghiệp fintech

Thanh toán

Xử lý thanh toán, chuyển khoản, thanh toán di động, ngoại hối, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, chương trình ưu đãi, có thưởng.

AliPay, Transferwise, PayPal, Square, Klama, Lightspeed

Bảo hiểm

Môi giới, bảo lãnh phát hành, yêu cầu bồi thường, các công cụ quản lý rủi ro.

Oscar, Isureon, Lemonade, Knip, Analyze, ClearRisk

Lên kế hoạch

Tài chính cá nhân, kế hoạch nghỉ hưu, quản lý nguồn lực doanh nghiệp, thuế và ngân sách, quản lý mối quan hệ khách hàng, tuân thủ và hiểu khách hàng, lưu trữ dữ liệu, dịch vụ cơ sở hạ tầng.

Strands, Slice Technologies, Mint

Cho vay/gọi vốn cộng đồng

Nền tảng gọi vốn cộng đồng, cho vay ngang hàng, thế chấp và cho vay doanh nghiệp.

Avant Credit, SoFi, Asset Avenue, Lending Club, Funding Circle, DianRong, Kabbage

Chuỗi khối

Tiền tệ số, hợp đồng thông minh, thanh toán, theo dõi tài sản, quản lý nhận diện, các nhà phát triển giao thức chuỗi khối.

Coinbase, Ripple Labs

Giao dịch và đầu tư

Quản lý đầu tư, tư vấn tự động, giá cả và giao dịch thương mại, kinh doanh công nghệ thông tin, nền tảng giao dịch, môi giới, thanh toán bù trừ.

Succession Advisory, Wealthfront, Motif Investing, Nutmeg, Fuscent

Dữ liệu và phân tích

Giải pháp dữ liệu lớn, trực quan dữ liệu, phân tích tiên đoán, cung cấp dữ liệu.

Credit Benchmark, Solovis, Zenefits, DocuSign, Kreditech

Chứng khoán

Nhận diện kỹ thuật số, xác thực thông tin, mã hóa dữ liệu, chứng khoán hóa điện tử.

Bit9, Veracode, TeleSign

Nguồn: Quid, BCG/Expand/BCG Digital Venture/B Capital analysis

Có thể kể đến ứng dụng của công nghệ fintech trong một số lĩnh vực như:

- Lĩnh vực thanh toán: các sản phẩm thanh toán do fintech cung cấp như thanh toán di động, ví điện tử, phương thức chuyển tiền ngang hàng... là những phương thức thanh toán hiện đại, được xử lý thanh toán trong thời gian thực giúp đẩy nhanh tốc độ giao dịch và gia tăng bảo mật.

- Lĩnh vực huy động vốn: nền tảng gọi vốn trực tuyến từ cộng động là giá trị cốt lõi của sản phẩm fintech huy động vốn mang lại. Nền tảng này cho phép người có dự án hay ý tưởng sản phẩm nhưng lại không có vốn để thực hiện, có thể huy động vốn từ xã hội. Các hình thức gọi vốn hiện có trên thị trường có thể kể đến: Gọi vốn theo hình thức ủng hộ; Gọi vốn theo hình thức có đãi ngộ; Gọi vốn theo hình thức góp vốn; Gọi vốn theo hình thức cho vay; Gọi vốn theo hình thức phát hành tiền ảo.

- Lĩnh vực cho vay: các sản phẩm fintech cho vay ngang hàng khác với hoạt động cho vay truyền thống ở chỗ nó dựa nền tảng trực tuyến để kết nối người đi vay và người cho vay với mục tiêu tăng lợi suất cho người cho vay, giảm chi phí với người đi vay thông qua giảm bớt các chi phí trung gian tài chính.

- Lĩnh vực bảo hiểm: có hai mô hình bảo hiểm ngang hàng mà fintech cung cấp là mô hình người môi giới và mô hình công ty bảo hiểm giúp thúc đẩy khả năng tìm kiếm các loại hình bảo hiểm phù hợp và mang lại những giải pháp tốt hơn cho khách hàng thông qua việc sử dụng công nghệ, điều này làm giảm bớt chi phí, nâng cao tính minh bạch.

- Lĩnh vực đầu tư và quản lý tài sản: mạng giao dịch xã hội và tư vấn tự động là hai sản phẩm fintech giúp cung cấp các giải pháp tư vấn, lựa chọn hình thức và quản lý các khoản đầu tư dựa trên công nghệ cho người sử dụng.

Như vậy, sản phẩm fintech rất đa dạng và tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của ngành tài chính, rõ ràng các sản phẩm này sẽ làm thay đổi hoàn toàn diện mạo, hệ thống cũng các phương thức tài chính truyền thống. Tuy nhiên, bởi tính đa dạng nên fintech cũng sẽ có những tác động cả tiêu cực và tích cực với hệ thống tài chính cũng như ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

  1. Sự phát triển của fintech

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của fintech

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2009 đã tác động đến niềm tin vào hệ thống ngân hàng và dịch vụ tài chính truyền thống, điều này đã dẫn tới sự mất tin tưởng của thị trường vào những ngân hàng lớn. Đồng thời, thị trường cũng trở nên cởi mở hơn đối với những dịch vụ tài chính mới, được phát triển bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp. Cuộc khủng hoảng này cũng làm gia tăng các quy định bắt buộc để đảm bảo sự an toàn của hệ thống làm cho nhiều ngân hàng không đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, chi phí hoạt động của các định chế tài chính truyền thống có xu hướng tăng do hệ thống hoạt động thiếu linh hoạt, thiếu minh bạch và ẩn chứa nhiều tiêu cực[5].

Hơn thế nữa, kỳ vọng của khách hàng đối với dịch vụ tài chính cũng đã thay đổi theo thời gian. Khách hàng ngày càng quen thuộc với trải nghiệm công nghệ số tiện ích do các doanh nghiệp công nghệ như Google, Amazon, Facebook và Apple cung cấp. Do đó, họ cũng mong đợi những dịch vụ mới có chất lượng tương đương, cho phép cá nhân hóa và số hóa các tương tác của khách hàng từ nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

Theo báo cáo năm 2017 của Công ty tư vấn Capgemini, một vấn đề cũng cần được quan tâm là rào cản gia nhập thị trường đối với các doanh nghiệp fintech tương đối thấp[6]. Các doanh nghiệp fintech cũng chưa bị giới hạn bởi các điều luật và quy định chặt chẽ về vốn, hoạt động… như các định chế tài chính truyền thống với quy mô lớn. Các doanh nghiệp fintech cũng có chi phí hoạt động thấp hơn và nhiều thuận lợi hơn khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ví dụ như các doanh nghiệp fintech có cơ hội tận dụng lợi thế của công nghệ mới và các dịch vụ sẵn có trên điện toán đám mây, giao diện lập trình ứng dụng để tiết kiệm chi phí đầu tư. Chi phí của việc khởi tạo một doanh nghiệp công nghệ đang ngày một giảm và việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm thuận tiện hơn. Theo báo cáo từ CB Insights (công ty chuyên về khảo sát công nghệ), tổng đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp fintech đạt 8 tỷ USD sau 496 thương vụ đầu tư trong hai quý đầu năm 2017. Con số này cao hơn 6,1 tỷ USD tổng giá trị đầu tư tại cùng thời điểm năm 2015. Theo báo cáo, chỉ tính riêng quý II năm 2017, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực tài chính công nghệ đã huy động hơn 5 tỷ USD đầu tư.

Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ mới nổi cũng góp phần vào sự phát triển của fintech. Sự phát triển và phổ biến của mạng xã hội, phân tích dữ liệu lớn và truy xuất thông tin qua điện thoại di động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp fintech phát triển lớn mạnh. Các ứng dụng điện tử, mô hình hỗ trợ vốn từ thị trường và marketing dựa vào con người tạo ra lợi thế cạnh tranh cho fintech so với các nền tảng tài chính truyền thống. Mạng lưới thanh toán nhanh hơn giúp giảm thời gian chuyển tiền từ 2 - 3 ngày xuống còn vài giây, dữ liệu lớn cho phép tăng doanh số bán hàng nhờ vào kết hợp phân tích và tiếp thị sản phẩm mới trên thị trường, cải tiến dịch vụ, làm cho quy trình truyền thống trở nên hiệu quả và minh bạch hơn. Mạng xã hội tạo môi trường cho việc giới thiệu và tạo ra các cộng đồng số, góp phần giảm chi phí mua thông tin khách hàng, tạo thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế chia sẻ.

2.2. Vai trò của fintech trong thương mại điện tử xuyên biên giới

Fintech cũng có những đóng góp không nhỏ trong việc rút ngắn thời gian của những thương vụ giao dịch xuyên biên giới. Trước đây, việc chuyển tiền xuyên biên giới là rất tốn kém và rườm rà. Hơn nữa, các dịch vụ không rõ ràng, chi phí giao dịch thanh toán qua biên giới không minh bạch và rất khó nắm bắt được thời điểm bắt đầu giao dịch trong hầu hết các trường hợp. Thanh toán có thể được chuyển qua nhiều ngân hàng trước khi chúng đến đích, gây chậm trễ và phát sinh phí. Do đó, những lợi ích mà fintech mang lại có thể nhìn thấy rất rõ ràng như sau (OICU-IOSCO, 2017):

- Fintech không cần nhiều mạng lưới chi nhánh như tài chính truyền thống do được phát triển trên nền tảng hệ thống công nghệ thông tin và viễn thông. Ngoài ra, fintech giúp tăng cường tiếp cận tài chính cho khách hàng, mang dịch vụ tài chính đến gần hơn tới những khách hàng ở vùng sâu, vùng xa – nơi mà tài chính truyền thống chưa có khả năng tiếp cận hoặc những khách hàng gặp hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính do những rào cản về thủ tục hoặc địa lý.

- Fintech giúp phục vụ tốt hơn nhóm khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ do những khách hàng này thường có nhu cầu nhỏ, rủi ro cao thường bị các dịch vụ tài chính truyền thống bỏ qua.

- Fintech giúp cung cấp danh mục các sản phẩm tài chính đa dạng cho khách hàng nhờ sự đổi mới của liên tục của công nghệ, giúp bảo đảm sự cung ứng dịch vụ liên tục ngay cả khi hệ thống các tổ chức tài chính truyền thống gặp vấn đề.

- Fintech giúp tăng tính bảo mật nhờ sự phát triển của công nghệ dữ liệu lớn và các ứng dụng giao diện mở, từ đó công tác quản trị rủi ro của cả hệ thống tài chính sẽ hiệu quả hơn, giảm bớt những thông tin thất thiệt.

                Các giao dịch xuyên biên giới thường có những yêu cầu an toàn rất nghiêm ngặt do sự thiếu minh bạch xung quanh đường đi của các giao dịch này. Rõ ràng, sự phát triển của công nghệ fintech đã tạo điều kiện cho các giao dịch xuyên biên giới được diễn ra thuận lợi và an toàn hơn.

  1. Các thách thức khi phát triển fintech

Cuộc cách mạng về công nghệ tài chính fintech là một xu hướng quan trọng trên thế giới trong thời gian qua. Theo số liệu được công bố bởi Công ty Kiểm toán KPMG, đầu tư vào fintech đạt 8,7 tỷ đô la Mỹ trong quý 4 và 31 tỷ đô la Mỹ cả năm năm 2017. Xu hướng phát triển fintech là không thể đảo ngược nhưng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức mà các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các chính phủ phải đặc biệt quan tâm.

Thách thức đầu tiên đầu tiên là khả năng các doanh nghiệp fintech bị tấn công bởi chính công nghệ là rất lớn. Các sản phẩm fintech được tạo ra trên nền tảng công nghệ nên việc gặp phải các nguy cơ tấn công từ công nghệ là điều không tránh khỏi.

Công nghệ fintech phát triển quá vượt trội so với hệ thống pháp luật hiện hành. Sản phẩm fintech là dựa trên những đổi mới và sáng tạo liên tục của công nghệ. Do đó, các quy định của pháp luật hiện hành chưa theo kịp chưa bắt kịp những sự thay đổi này. Hầu hết các lĩnh vực fintech chưa được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quản quản lý nhà nước và điều này là hoàn toàn khác biệt so với lĩnh vực tài chính truyền thống.

Công nghệ fintech có nhiều rủi ro mang tính hệ thống. Các sản phẩm fintech thường dựa vào một hoặc một vài nhà cung cấp công nghệ nên khi có sự cố có thể dẫn đến rủi ro hệ thống. Không những thế, tính ổn định của fintech không cao do khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi nhà cung cấp dịch vụ fintech. Ngoài ra, hệ thống fintech cũng sẽ nhạy cảm hơn với các thông tin trên thị trường.

Các sản phẩm và dịch vụ fintech có tính phức tạp cao. Sản phẩm tài chính vốn đã có đặc tính khó hiểu và phức tạp với đại bộ phận dân cư, nhất là trong những vùng có nhận thức tài chính thấp. Với các sản phẩm fintech, tính phức tạp và khó hiểu còn cao hơn rất nhiều, từ đó sẽ tạo những nguy cơ tranh chấp hoặc rủi ro không đáng có.

Tỷ lệ thất nghiệp đang gia tăng trong ngành tài chính cũng là một thách thức cho sự phát triển của fintech. Những đổ bộ của công nghệ vào ngành tài chính đã tạo ra một làn sóng cắt giảm nhân sự rất rõ rệt. Hơn thế nữa, những thành tựu của trí tuệ nhân tạo đã làm cho làn sóng này không chỉ diễn ra với những vị trí nhân sự cấp thấp như giao dịch viên mà những vị trí nhân sự cấp cao. Tuy nhiên, việc tìm được những nhân sự có chất lượng cho các doanh nghiệp fintech vẫn gặp rất nhiều khó khăn do những yêu cầu đặc thù của lĩnh vực này.

  1. Vai trò của fintech trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng

Fintech có thể tái định hình ngành tài chính, tác động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này. Ví dụ, các doanh nghiệp cho vay ngang hàng (P2P lending)[7] (kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay trên Internet) đã hoạt động khá hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay từ vài tuần ở các ngân hàng truyền thống xuống chỉ còn vài giờ. Tác động của công nghệ đối với ngành ngân hàng diễn ra ngày càng nhanh vì khả năng tiếp cận công nghệ nhanh của công chúng. Nếu như trước đây, công nghệ ATM cần hơn hai thập niên, thì Internet/mobile banking phổ cập nhanh hơn nhiều. Theo dự đoán của Morgan Stanley, khối lượng các khoản vay trực tuyến ở Mỹ sẽ chạm mốc 120 tỷ USD vào cuối 2020, so với con số khiêm tốn 20 tỷ USD của năm 2015.

Ở lĩnh vực quản lý đầu tư, những ông lớn như BlackRock và Vanguard có dịch vụ “robot tư vấn” (robot adviser) sử dụng các thuật toán để tự động điều chỉnh danh mục đầu tư tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng. Một số quỹ đầu cơ đang thử nghiệm (và thành công ở nhiều mức độ khác nhau) sử dụng trí thông minh nhân tạo để robot có thể tự học các thuật toán. Trên thị trường vốn, các doanh nghiệp khởi nghiệp và kể cả các ông lớn như Goldman Sachs hay thậm chí là Ngân hàng Trung ương Anh đang thử nghiệm sử dụng các loại tiền ảo (như bitcoin) thay thế cho các phương thức chuyển tiền và tài sản truyền thống. Sự phát triển của các doanh nghiệp fintech sẽ giúp một bộ phận người dân, đặc biệt là tại các vùng sâu vùng xa, được tiếp cận với các dịch vụ tài chính hiện đại nhưng gần gũi. Đây chính là một “bước đệm” quan trọng, trang bị những kỹ năng cơ bản khi sử dụng dịch vụ tài chính cho bộ phận khách hàng chưa từng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Những khách hàng này sẽ không còn bỡ ngỡ và được kỳ vọng sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ chuyên nghiệp của ngân hàng trong tương lai.  

Các ứng dụng đa dạng của fintech đang tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của ngành tài chính như tiền gửi, thanh toán, bảo hiểm, chứng khoán, tín dụng, quản trị rủi ro, không những thế fintech cũng tác động đến cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm, chiến lược phát triển và mọi mặt kinh doanh của cả hệ thống tài chính ngân hàng. Do vậy, vai trò của fintech này càng trở nên rõ rệt hơn khi làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ tài chính truyền thống của ngân hàng khi kênh bán hàng qua Internet, Mobilebanking, Tablet Banking, mạng xã hội, phát triển ngân hàng kỹ thuật số, giao dịch không giấy tờ ngày càng phát triển. Các fintech sử dụng ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) giúp phân tích hành vi khách hàng sẽ giúp cho các định chế tài chính thu thập dữ liệu bên trong và bên ngoài nhằm tiết giảm chi phí, hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định, và nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại giá trị gia tăng cũng như sự hài lòng hơn cho khách hàng. Nhờ sự phát triển của fintech nên xu hướng “ngân hàng không giấy” sẽ trở nên phổ biến và là thách thức không nhỏ của ngành dịch vụ tài chính trong việc giảm dần vai trò của các chi nhánh. Việc cạnh tranh thông qua mở rộng mạng lưới các chi nhánh sẽ dần chấm dứt, do chi phí hoạt động cao. Thay vào đó, cạnh tranh công nghệ tài chính hiện đại cũng trở nên gay gắt hơn trong các định chế tài chính. Với những ngân hàng có hệ thống Internet banking chưa phát triển mạnh, việc hợp tác với các doanh nghiệp fintech cũng là lời giải trong ngắn hạn cho bài toán gia tăng tiện ích cho khách hàng, một trong những yếu tố then chốt với các ngân hàng định hướng bán lẻ. Đó cũng là lý do mà hầu như các ngân hàng hiện nay đều ký hợp tác với một hoặc vài doanh nghiệp fintech để gia tăng lựa chọn trong vấn đề thanh toán, chuyển tiền cho khách hàng của mình. Không chỉ dừng ở việc hợp tác với các doanh nghiệp fintech, việc đầu tư vào công nghệ thông tin, tăng cường an toàn hệ thống cũng là một đòi hỏi tất yếu của các ngân hàng trong bối cảnh công nghệ đang phát triển từng ngày, từng giờ.

Thực tiễn đã cho thấy, những doanh nghiệp nhanh nhạy trong việc đầu tư và làm chủ công nghệ sẽ có bước phát triển vượt bậc. Khi “đối thủ” là doanh nghiệp fintech còn đang trong giai đoạn sơ khai, một số ngân hàng định hướng bán lẻ đã bắt đầu tăng tốc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ nhằm đem đến những trải nghiệm ngân hàng tốt nhất cho khách hàng, đó là sự tiện lợi, nhanh chóng nhưng an toàn. Một khi ba tiêu chí trên được đáp ứng, cộng thêm thương hiệu và quy mô sẵn có, ngân hàng sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Nhìn chung, sự ra đời của các doanh nghiệp fintech đã giúp hoàn thiện hơn thị trường tài chính, gia tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính hiện đại, tiện lợi cho một bộ phận người dân chưa có cơ hội dùng dịch vụ ngân hàng.

Fintech vừa là thách thức với các ngân hàng hiện đại, lại vừa là động lực giúp các ngân hàng năng động hơn trong việc phát triển các dịch vụ ứng dụng công nghệ hiện đại cũng như hoàn thiện hệ thống công nghệ của mình, để trở nên mạnh mẽ, vững chắc hơn trong quá trình hội nhập vào kỷ nguyên công nghệ.

  1. Xu hướng phát triển của fintech trong tương lai

Mặc dù fintech đang ngày càng phát triển nhưng vẫn còn ở giai đoạn non trẻ. Theo báo cáo về tình hình hoạt động fintech toàn cầu của PricewaterhouseCoopers (2017), fintech hiện chỉ chiếm khoảng 1% tổng giá trị của ngành công nghiệp tài chính toàn cầu. Trong khi đó, truyền thông số chiếm khoảng 40%, thương mại điện tử chiếm khoảng 10%. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này ngày càng lớn mạnh cùng với sự tiếp lửa từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Một số tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã thành lập doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm để mua hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp fintech. Ví dụ, JP Morgan đã dành 9,5 tỉ đô la Mỹ cho công nghệ trong năm 2016. Hay đầu năm 2018, Standard Chartered PLC đã thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm SC Ventures nhằm đầu tư vào các doanh nghiệp fintech và các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ khác để thúc đẩy quá trình thử nghiệm và ứng dụng mô hình kinh doanh mới. Trên toàn thế giới, các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm đã rót hơn 17 tỷ USD vào các doanh nghiệp khởi nghiệp fintech trong năm 2016, tăng gấp 6 lần so với 2012. Năm 2017, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành điểm đến nóng nhất cho làn sóng đầu tư vào fintech. Chỉ ở riêng Singapore cũng có hơn 100 doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực fintech. Mới chỉ có một phần nhỏ các doanh nghiệp fintech lên sàn, vì thế nhà đầu tư dự đoán sẽ có một làn sóng M&A và lên sàn trong thời gian tới trong bối cảnh các ngân hàng săn lùng những công nghệ mà họ có thể sử dụng, đồng thời các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ đạt được độ trưởng thành.

5.1. Thanh toán trực tuyến

Fintech chưa bao giờ được săn lùng đến thế. Từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến những doanh nghiệp khởi nghiệp mới thành lập đều đổ xô vào lĩnh vực fintech. Báo cáo về tương lai ngành tài chính của Goldman Sachs[8] đã chỉ ra rằng, mức thu nhập hằng năm của các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể chạm đến con số 4,7 triệu đô la Mỹ và đạt 470 tỷ đô la Mỹ lợi nhuận từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính. Họ luôn duy trì sự nhanh nhẹn và mềm dẻo, từ lời hứa rằng với giải pháp fintech, mọi người sẽ dễ dàng quản lý tài chính của mình bằng những cách hoàn toàn mới. Những công nghệ tài chính mới có thể tạo ra những rủi ro nhất định, tuy nhiên những kẻ đứng đầu có thể chủ động biến các rủi ro ấy thành cơ hội vàng. Những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang ra sức cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn vốn đã thích nghi với nền công nghệ mới. Người tiêu dùng đã dần quen thuộc với khái niệm “dịch vụ tài chính theo yêu cầu” nhờ vào thiết bị di động và điện toán đám mây. Người tiêu dùng cũng sẽ thoải mái hơn trong việc quản lý doanh nghiệp và tài chính của mình trực tuyến so với quy trình thủ tục cứng nhắc, rườm rà của các dịch vụ tài chính truyền thống.

Fintech khởi nguồn trong lĩnh vực thanh toán. Câu chuyện thành công như PayPal, HyperWallet, và TransferWise là một minh chứng cho xu hướng này. Các doanh nghiệp này đã phát triển nhanh chóng với nền tảng kỹ thuật số hiệu quả và cơ sở khách hàng ngày càng tăng. Ví dụ, PayPal xử lý 1,73 tỉ đô la Mỹ giao dịch trong quý đầu tiên của năm 2017, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước[9]. Mảng thanh toán dự kiến sẽ phát triển khi doanh nghiệp có khả năng phát triển ứng dụng dự đoán hành vi của người tiêu dùng và sau đó đưa ra các dịch vụ đón đầu xu hướng.

5.2. Vay và cho vay

Cho vay cũng là một lĩnh vực đã chứng kiến hàng loạt sự đổi mới trong thập niên qua. Các doanh nghiệp cho vay sử dụng công nghệ mạng ngang hàng (P2P) đã tạo ra một nền tảng trực tuyến, kết nối trực tiếp giữa người cho vay và đi vay, giúp loại bỏ được các trung gian tài chính, giảm chi phí kết nối. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trên toàn cầu đã tăng trong vài năm trở lại đây. Nợ xấu cao có thể khiến các doanh nghiệp cho vay ngang hàng gặp nhiều rắc rối. Điều này cũng có nghĩa các doanh nghiệp cho vay theo hình thức mới này phải đầu tư hơn nữa vào những sáng kiến công nghệ để tạo sự tin tưởng đối với người cho vay. EFL[10] là một ví dụ điển hình khi là một fintech sử dụng khoa học hành vi để chấm điểm uy tín của người đi vay, từ đó đưa ra quyết định liệu có nên cho vay người này hay không.

5.3. Quản lý tài sản

Đây là lĩnh vực được dự báo là sẽ bùng nổ trong thời gian tới, sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp fintech. Hiện nay, gần một phần ba lực lượng lao động trên thế giới là thế hệ sinh ra từ năm 1980 đến 2020. Họ mong muốn tìm được cơ hội đầu tư tốt để sau này có một mức thu nhập ổn định từ các khoản đầu tư đó. Ngoài ra, họ cũng không còn hứng thú với các dịch vụ tư vấn đầu tư truyền thống vì đôi khi danh mục đầu tư nghèo nàn.

5.4. Tiền số

Blockchain chính là xu hướng của fintech. Trên thực tế blockchain đã bỏ qua bước trung gian để chuyển nhượng tài sản. Blockchain không chỉ giới hạn là tiền, mà có thể là bất kì thứ gì như danh tính, phương tiện, nhà cửa. Công nghệ blockchain có thể được ứng dụng rộng rãi, trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức khỏe vì công nghệ đó giúp lưu lại hồ sơ bệnh án một cách dễ dàng. Không thể phủ nhận blockchain chứa đựng tiềm năng to lớn trong thị trường tài chính. Ví dụ, blockchain có thể thay đổi cách mua bán nhà cửa, thay thế ngân hàng trong việc lưu trữ dữ liệu mua bán. Sự xuất hiện của bitcoin và các công nghệ có liên quan đến tiền ảo như blockchain đã giúp tiền số hóa trở thành hiện thực. Tuy nhiên, tiền tệ kỹ thuật số này cũng có khả năng gây rối loạn ngành tài chính truyền thống. Các tổ chức tài chính đã bắt đầu áp dụng mô hình tiền ảo trong tổ chức của mình theo những cách khác nhau. Ví dụ, các ngân hàng lớn của Canada muốn chuyển danh tính trực tuyến của khách hàng vào một hệ thống blockchain (cuốn sổ cái) được thiết kế bởi bởi IBM và SecureKey. Tương tự như vậy, các ngân hàng Châu Âu đã đồng ý sử dụng blockchain để tạo ra một nền tảng tài chính thương mại.

Rõ ràng với những đặc điểm như chi phí thấp, tính hiệu quả cao, sự cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, và hỗ trợ khách hàng nhanh chóng… là những yếu tố để Chính phủ, quỹ đầu tư mạo hiểm và các doanh nghiệp kỳ vọng một sự bùng nổ fintech trong thời gian tới.

  1. Kết luận

Sức ảnh hưởng của fintech đang ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu. Cùng với đó là xu hướng sử dụng fintech ngày càng gia tăng đã đem đến nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp fintech, các công ty khởi nghiệp, các ngân hàng, tổ chức tài chính một mô thức mới trong kinh doanh. Đặc biệt, đối với ngành tài chính, việc hợp tác giữa các công ty truyền thống và công ty fintech sẽ là sự bổ trợ hoàn hảo cho nhau, giúp tạo ra giá trị cho người sử dụng và xã hội, thúc đẩy sự phát triển năng động của thị trường trong tương lai. Mặc dù fintech tại Việt Nam đang ngày càng mở rộng, tuy nhiên, các doanh nghiệp fintech Việt Nam còn gặp khá nhiều thách thức phía trước như hành lang pháp lý, sản phẩm, vốn đầu tư, thị trường, cách tiếp cận khách hàng.

Tài liệu tham khảo

  1. Báo cáo nghiên cứu fintech của OICU-IOSCO (2017).
  2. Business Insider (2016), The Fintech Feport 2016: Financial Industry Trends and Investment.
  3. Diễn đàn Kinh tế thế giới (6/2015), The Future of Financial Services: How Disruptive Innovations are Reshaping the Way Financial Services are Structured, Provisioned and Consumed.
  4. CIO (2016), The Fintech Effect and the Disruption of Financial Services.
  5. Goldman Sachs Global (3/2015), The Future of Finance Part 3: The Socialization of Finance.
  6. OICU-IOSCO (2017), IOSCO Research Report on Financial Technologies (Fintech)https://www.iosco.org/library/pubdocs/pdf/IOSCOPD554.pdf
  7. PayPal Reports Fourth Quarter and Full Year 2017 Results.
  8. PwC (2016), Blurred Lines: How Fintech is Shaping Financial Services - Global Fintech Report.
  9. PricewaterhouseCoopers  (2017), Global Fintech Report.
  10. World Bank (2017), Financial Inclusion: Overview

http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview

  1. K Hà (2017), Những thông tin cơ bản nhất về fintech, khởi nghiệp sáng tạo, từ

http://khoinghiepsangtao.vn/phan-tich/fintech-nhung-thong-tin-co-ban-nhat-ve-fintech-phan-1/.

 

[1] Bài viết là kết quả của nhóm nghiên cứu về “Tái cấu trúc doanh nghiệp”, Trường Đại học Ngoại thương

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[4] http://khoinghiepsangtao.vn/phan-tich/fintech-nhung-thong-tin-co-ban-nhat-ve-fintech-phan-1/

[5] World Bank (2017), Financial Inclusion: Overview.  http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview.

[6] https://reports.capgemini.com/2017/wp-content/uploads/2018/03/CapG_RA17_UK-2.pdf

[7] Cho vay ngang hàng (Peer to Peer lending – P2P lending) là mô hình kinh doanh sử dụng nền tảng công nghệ để kết nối nhà đầu tư với cá nhân hay doanh nghiệp muốn vay, không thông qua trung gian tài chính truyền thống (như ngân hàng thương mại, công ty tài chính hay quỹ tín dụng…)

[8] Goldman Sachs Global (3/2015), The Future of Finance Part 3: The Socialization of Finance

[9] PayPal Reports Fourth Quarter and Full Year 2017 Results

[10] EFL: entrepreneurial finance lab