Sidebar

Magazine menu

02
T5, 05

Tạp chí KTĐN số 117

 

 

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁI CẤU TRÚC VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP

Phạm Đình Cường[1]

Phạm Đình Long[2]

Nguyễn Hữu Phòng[3]

Tóm tắt

Một trong những tồn tại rất lớn hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt nam đó chính là năng suất lao động (NSLĐ) còn thấp. Tái cấu trúc doanh nghiệp là công cụ hữu hiệu có tác động nhằm nâng cao NSLĐ doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nay. Vì vậy, việc xây dựng mô hình nghiên cứu về tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp là rất cần thiết. Từ đó, xác định được mối quan hệ và tác động của tái cấu trúc và các yếu tố mới đến NSLĐ, điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Từ khóa: Năng suất lao động, tái cấu trúc, vốn FDI, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao

Abstract

One of the big problems for Vietnamese enterprises is low labor productivity. Corporate restructuring is an effective tool to improve the labor productivity. However, there are still not many research works on this issue. Therefore, building research model on restructuring and labor productivity is very necessary. Since then, determining the relationship and impact of restructuring and new factors on labor productivity, it will help businesses improve the efficiency of production and business activities and competitiveness in the context of the integration.

Keywords: Productivity, Restructuring, FDI, science and technology, high quality human resources.

  1. Đặt vấn đề

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một tồn tại rất lớn đó là NSLĐ còn thấp. Theo Solow (1960) và Kuhn (1962), NSLĐ là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Một trong những hướng nâng cao NSLĐ đó chính là tái cấu trúc doanh nghiệp. Tổng quan tình hình nghiên cứu trước đây về tác động của tái cấu trúc đến NSLĐ của doanh nghiệp là tương đối ít. Phần lớn những nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở khâu mô tả thực trạng hoặc tập trung phân tích một vài yếu tố đơn lẻ có tác động tới NSLĐ thông qua việc tái cấu trúc như: thu hẹp quy mô (downsizing) của Vanderbijlpark (2005); mua bán, sát nhập và tiếp quản (M&A Takeover) của Xiaoyang Li (2011); Higuchi Yoshio (2004) với chính sách khuyến khích nhân viên và tăng lương; Menghistu Sallehu (2017) với việc phân tích chi phí tái cấu trúc; Trung and Yoshinori Hara (2011) với Quản trị tri thức (Knowledge Management).

Nhìn chung các yếu tố tác động tới NSLĐ đã có sự thay đổi rất nhiều về nội hàm, mức độ ảnh hưởng và vai trò của nó trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Hay nói cách khác, các lý thuyết truyền thống về NSLĐ đã trở nên lỗi thời và làm lộ diện những khoảng trống lý thuyết về NSLĐ. Vì vậy, những nghiên cứu bổ sung là cần thiết giải quyết về lý thuyết vấn đề tác động của tái cấu trúc tới NSLĐ doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, nhằm tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao NSLĐ của doanh nghiệp.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu tổng quan về tái cấu trúc doanh nghiệp tại Nga, Susan Linz và Gory Krueger (1998): Nghiên cứu đã sử dụng bảng số liệu của hơn 2.000 công ty sản xuất dân sự ở năm khu vực của Nga, tính toán kết quả cải thiện NSLĐ từ năm 1992 đến 1995. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 20% doanh nghiệp có NSLĐ tăng vượt 25% thông qua biện pháp tái cấu trúc doanh nghiệp. Ngoài ra, Tái cấu trúc như là một quá trình hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp xác định thị trường của họ và định hướng lại sản phẩm chủ lực của họ và / hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong phạm vi đó. Trong giai đoạn thứ hai, các công ty trực tiếp nỗ lực cải thiện quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng hiệu quả và giảm chi phí.

Yeh và Hoshino (2002) đã đánh giá tác động của tái cấu trúc doanh nghiệp đối với hiệu quả hoạt động của các công ty trên cơ sở hiệu quả của nó đối với hiệu quả, lợi nhuận và tăng trưởng. Nghiên cứu đã sử dụng NSLĐ tổng hòa như một chỉ số về hiệu quả của công ty, lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu như là thước đo lợi nhuận, doanh số và tăng trưởng trong việc làm để lập chỉ số cho tốc độ tăng trưởng của công ty. Sử dụng mẫu nghiên cứu với 86 vụ sáp nhập doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1970 đến năm 1994, người ta nhận ra rằng có những thay đổi tích cực về NSLĐ doanh nghiệp, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tái cấu trúc gây ra sự thu hẹp trong lực lượng lao động

Higuchi Yoshio (2004), cho rằng đến nay việc tái cấu trúc doanh nghiệp đã nhiều lần bị cáo buộc là một yếu tố góp phần lớn vào việc giảm việc làm và gia tăng thất nghiệp. Bài báo đã đưa ra câu hỏi rằng liệu Tái cấu trúc có làm tăng NSLĐ doanh nghiệp không? Kết quả chỉ ra rằng: Biến giả tái cấu trúc là dương, và giá trị thời gian t cũng cao, từ đó có thể kết luận rằng NSLĐ tăng mạnh ngay lập tức sau khi tái cơ cấu. Tuy nhiên, hệ số tương tác giữa biến giả tái cấu trúc và số năm trôi qua là âm và do đó nó cho thấy rằng tác động của tái cơ cấu trong khu vực này mất đi sức mạnh khi thời gian trôi qua. Hơn nữa, nghiên cứu trên chưa nêu được việc xem xét và lựa chọn loại tái cơ cấu nào xảy ra trong tình huống như thế nào, và liệu nó có giũ được mức độ cải thiện hiệu suất của công ty và mở rộng việc làm trong một khoảng thời gian dài hay không ?

Vanderbijlpark (2005), Thông qua trường hợp nghiên cứu thực nghiệm Case Study tại một công ty sản xuất sữa lớn của Nam Phi là Công ty Clover ltd, đã chỉ ra rằng, khi tái cơ cấu mà không có mục tiêu cụ thể, kết quả của tái cấu trúc thường có xu hướng lại là tiêu cực hơn là tích cực. Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định mục tiêu cụ thể về mặt chiến lược, và NSLĐ doanh nghiệp phải được quy định trước và đáp ứng như một kết quả của quá trình tái cơ cấu. Tuy nhiên, kẽ hở nghiên cứu là tác giả chỉ tập trung vào khía cạnh thu hẹp (downsizing ) quy mô tổ chức và quy trình sản xuất của doanh nghiệp mà thôi.

Nghiên cứu của Danny, L. và cộng sự (2008) đi kiểm chứng mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐ phụ thuộc vào yếu tố qui mô doanh nghiệp. Tác giả đã phát hiện rằng nếu qui mô doanh nghiệp lớn thì Tái cấu trúc và NSLĐ có mối quan hệ dương đối với cả khu vực sản xuất và khu vực quản lý. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có qui mô càng lớn thì tác động của tái cấu trúc tới NSLĐ càng cao. Tuy nhiên, nghiên cứu còn thiếu sót chưa đề cập đến những nhân tố quan trọng khác của tái cấu trúc ngoài quy mô tổ chức.

Nghiên cứu của Fallahi, F. và cộng sự (2011) đã đưa ra kết luận rằng, những yếu tố có tác động tích cực tới NSLĐ của doanh nghiệp đó là giáo dục, vốn đầu tư, nghiên cứu và phát triển (R&D), lương, và định hướng xuất khẩu. Tác giả đưa ra ngụ ý rằng cần cải thiện giáo dục đối với lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nâng cao NSLĐ trong tương lai. Tuy nhiên, có một kẽ hở nghiên cứu là đối với R&D thì yếu tố này chủ yếu chỉ có tác động mạnh tới NSLĐ của các doanh nghiệp lớn, còn những doanh nghiệp nhỏ thường có ít có tác động.

Xiaoyang Li (2011), nghiên cứu tác động của tái cấu trúc thông qua việc tiếp quản các doanh nghiệp yếu kém và rà soát cải thiện các khâu từ đầu vào đến đầu ra của doanh nghiệp nhằm hướng dến đạt được sụ tăng trưởng về NSLĐ doanh nghiệp sau khi tiếp quản (Takeover). Tuy nhiên, tác giả chỉ xem xét tác động của tái cấu trúc đến NSLĐ thông qua các bước công cụ mua bán và sát nhập (M&A), tiếp quản doanh nghiệp mà thôi.

Zhao Yanyun and Zhen Feng (2013), quan sát ảnh hưởng của 3 yếu tố đổi mới đến năng suất ở cấp độ doanh nghiệp và 3 phân loại khác nhau trong chức năng sản xuất Cobb-Douglas mở rộng. Ba yếu tố là: tự nghiên cứu và phát triển (Self-Research and Development), tiếp thu và giới thiệu các kỹ thuật (Absorbing and introducing techniques ) và đào tạo lao động để thích ứng với các kỹ thuật mới (labour training to adapt new techniques). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả 3 yếu tố đều có ý nghĩa riêng biệt hoặc kết hợp ở cấp độ doanh nghiệp trong việc cải thiện năng suất. Sự kết hợp từng cặp yếu tố với nhau có thể làm cho ảnh hưởng tích cực lớn hơn. Ngoài ra, trong nghiên cứu được phân loại, nhóm doanh nghiệp quy mô trung bình và các doanh nghiệp quốc doanh có hiệu quả cao hơn về đào tạo kỹ thuật và lao động. Các doanh nghiệp thuộc các thành phố lớn thì có mức độ ảnh hưởng tích cực hơn các doanh nghiệp thuộc các địa bàn tỉnh lẻ. Tuy nhiên, Nghiên cứu chưa đề cập đến các yếu tố quan trọng khác của tái cấu trúc như chiến lược, nguồn vốn và công nghệ…

Menghistu Sallehu (2017), cho rằng việc tái cấu trúc dẫn đến cải thiện năng suất trong tương lai của các công ty tái cấu trúc. Kết quả cũng chỉ ra rằng, nếu chi phí trang trải cho việc tái cơ cấu (cost for restructuring) phù hợp thì thường dẫn đến cải thiện năng suất trong tương lai. Ngược lại, nếu chi phí tái cơ cấu vượt mức sẽ dẫn đến kết quả không có sự cải thiện hoặc thậm chí nó có liên quan đến việc giảm đơn điệu về năng suất trong tương lai. Kẽ hở trong  nghiên cứu của tác giả là chỉ tập trung xem xét sự phù hợp của yếu tố chi phí trong quá trình tái cấu trúc mà chưa đề cập đến sự cải thiện tương ứng của NSLĐ ra sao.

2.2. Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Phạm Quốc Trung và Yoshiniri Hara (2011) đã sử dụng cách tiếp cận quản lý tri thức (Knowledge Management) nhằm xem xét tác động của quản lý tri thức tới NSLĐ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy quản lý tri thức có tác động tích cực đối với NSLĐ. Các tác giả cũng đưa ra ngụ ý rằng để nâng cao hơn nữa NSLĐ, các nhà quản lý doanh nghiệp cần tổ chức các cuộc gặp gỡ với công nhân, thay thế các máy móc lạc hậu, nâng cao kỹ năng tự học hỏi của người lao động. Tuy nhiên, lý thuyết này vướng phải một điều kiện về tính tương đồng khác biệt về khoảng cách thu nhập và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.

Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2011) sử dụng mô hình hồi quy đo lường mối quan hệ giữa NSLĐ với tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp giai đoạn 1991-2009. Kết quả ước lượng cho thấy NSLĐ có ý nghĩa và quan hệ cùng chiều với tăng trưởng. Các yếu tố có tác động tích cực tới NSLĐ nông nghiệp như vốn đầu tư, qui mô đất nông nghiệp, mô hình đa dạng hóa, trình độ cơ giới, liên kết và kiến thức nông nghiệp. Tác giả đã đưa ra những gợi ý chính sách như cần nâng cao năng suất sử dụng đất thông qua chuyển dịch cơ cấu, tăng cung tín dụng, nâng cao trình độ kiến thức cho nông dân, khuyến khích liên kết sản xuất và phát triển hạ tầng nông thôn. Trước đó, Hổ và Dưỡng (2010) cũng đã dùng hàm hồi qui để đánh giá tác động của qui mô vốn đầu tư, qui mô đất nông nghiệp, mô hình đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, trình độ cơ giới hóa, trình độ sản xuất nông nghiệp, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tới NSLĐ nông nghiệp ở Việt Nam. Kết quả cho thấy các yếu tố này đều tác động tích cực tới NSLĐ. Trong đó, yếu tố vốn và đa dạng hóa sản xuất có tác động tích cực nhất. Tuy nhiên, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích riêng ngành mang tính đặc thù là nông nghiệp, và chưa dự báo được những tiến bộ khoa học kỹ thuật và tác động của CMCN 4.0.

Lê Văn Hùng (2016) đã xây dựng kênh đánh giá tác động của các yếu tố quản lý tới NSLĐ doanh nghiệp ngành dệt may. Năm nhóm yếu tố quản lý sử dụng trong mô hình đánh giá tác động tới NSLĐ bao gồm: cam kết của quản lý cấp cao, hướng đến khách hàng, quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, và mối quan hệ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này nhóm tác giả mới chỉ dừng lại ở khâu nghiên cứu lý thuyết mà chưa có nghiên cứu thực nghiệm.

Công trình nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự (2017) về tác động của tái cấu trúc đến hiệu suất của doanh nghiệp (Performance) trong đó có đề cập một phần đến yếu tố NSLĐ doanh nghiệp và sử dụng thước đo là tiêu chí tái cấu trúc tài sản để tính hiệu suất doanh nghiệp.

Tóm lại, tổng quan nghiên cứu ở trong và ngoài nước về tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập cho thấy rằng: các nghiên cứu về tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp thì phần lớn thường chỉ tập trung phân tích tác động của một vài yếu tố đơn lẻ tác động tới tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và CMCN 4.0, tác động của các yếu tố mới như vốn FDI, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao bị thay đổi rất nhiều về nội hàm và vai trò của nó đối với NSLĐ doanh nghiệp. Nói cách khác, các lý thuyết truyền thống về NSLĐ doanh nghiệp trước đây đã trở nên lỗi thời và làm lộ diện những khoảng trống lý thuyết về NSLĐ doanh nghiệp. Vì thế, các yếu tố mới này cần phải được bổ sung vào mô hình nghiên cứu như là một biến giải thích mới.

NSLĐ doanh nghiệp là yếu tố trung tâm chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, toàn bộ những yếu tố nào tác động đến đầu ra và đầu vào đều là những yếu tố tác động đến NSLĐ doanh nghiệp.

  1. Tái cấu trúc tác động đến NSLĐ doanh nghiệp

Từ những năm 2000s, các nhà nghiên cứu đã đề cập nhiều về đặc điểm, phạm vi và tác động tiềm năng của tái cấu trúc doanh nghiệp đến năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp như sau: Ví dụ Tái cấu trúc tổ chức liên quan đến những thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và NSLĐ doanh nghiệp (Bowman & Singh, 1993). Nó liên quan đến việc định hướng lại các đơn vị kinh doanh để sắp xếp lại các nguồn lực trong một công ty để có hiệu suất tốt hơn. Hay như nghiên cứu của Spender 1996, Zander & Kogut 1995, cho rằng tái cấu trúc thông qua việc tái cấu trúc nguồn nhân lực không chỉ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động doanh nghiệp. Trong đó tính sáng tạo và việc sử dụng kiến thức của nguồn nhân lực là quan trọng nhất.

Việc thu hẹp nguồn nhân lực thường đi kèm với quá trình tái cấu trúc sẽ phá vỡ và loại bỏ các mối quan hệ làm việc cũ đã lỗi thời và tập trung phát triển nguồn nhân lực tri thức  (Miller 2002, Nixon et al. 2004).

Tác động tiêu cực của việc sa thải nhân viên ồ ạt có thể dẫn đến giảm tinh thần của lực lượng lao động hiện hữu, từ đó làm giảm năng suất lao động. Năng suất lao động doanh nghiệp giảm sẽ đe dọa lợi nhuận của công ty và có thể dẫn đến một sự tái cấu trúc khác tiếp theo (Mzamo P. Mangaliso and Jann-Marie Culhane, 2010).

Trong thực tế những năm 2000, cho thấy nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã phải đối mặt với một mối đe dọa đáng kể để tồn tại, do năng suất lao động liên tục giảm, lợi nhuận giảm và vị thế giảm trong cạnh tranh toàn cầu. Doanh nghiệp đã tìm cách khắc phục tình hình thông qua việc tái cấu trúc một cách phổ biến và mở rộng, trào lưu này đã được gắn cho cái mác là tái cấu trúc, thông qua việc cắt giảm quy mô công ty và các nguồn lực khác như tài chính, nhân lực (Hammer & Champy, 1993; Keidel, 1994). Tuy nhiên, tái cấu trúc doanh nghiệp khi hiểu đúng là một hiện tượng phức tạp và đa chiều và không phải là liều thuốc để điều chỉnh sự mở rộng quy mô quá mức hay việc đa dạng hóa vượt tầm kiểm soát của các tập đoàn, doanh nghiệp (Bowman & Singh, 1993).

Nghiên cứu thực nghiệm của Olufemi và Godbless (2015) chứng minh rằng tái cấu trúc doanh nghiệp có tác động đến NSLĐ doanh nghiệp.

Saari (2006) định nghĩa rằng: Năng suất = Chất lượng và số lượng của Đầu vào / Chất lượng và số lượng của Đầu ra.

Chadwick, Hunter, & Walston, (2004), Tái cấu trúc doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong chuyển đổi tổ chức và đã đạt được tính hợp pháp chiến lược như một chiến lược tái tổ chức .

Brown và Duguid (1991) khẳng định việc lập kế hoạch và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp để đảm bảo năng suất và NSLĐ doanh nghiệp cải thiện và bền vững trong ngành.

Một vài nghiên cứu thực nghiệm đã tập trung vào tái cấu trúc, chủ yếu từ góc độ sáp nhập và mua lại như một hình thức tái cấu trúc như tác động của sáp nhập đến hoạt động sử dụng thông tin tài chính trước khi sáp nhập và sau sáp nhập (Saboo & Gopi2007); Nghiên cứu tác động của tái cấu trúc đối với hoạt động hiệu quả và NSLĐ doanh nghiệp được trích dẫn công khai ở Trung Quốc (Jin, Dehuan, & Zhigang, 2004); Công trình nghiên cứu thực nghiệm của Sulaiman (2012) về việc tái cấu trúc có cải thiện hiệu suất trong ngành dầu khí Nigeria bằng cách sử dụng công cụ tái cấu trúc tài chính.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện những tác động tích cực của việc thoái vốn của công ty đối với NSLĐ trong tương lai như: Comment R & Jarrell (1995) giải thích rằng các chương trình thoái vốn chuyển hướng sử dụng các tài sản công ty là một cách cải thiện hiệu quả của nguồn vốn; Dittmar và Shivdasani (2003) đã chứng minh rằng một công ty trở nên hiệu quả hơn trong việc đầu tư phân khúc khi nó đầu tư có tập trung hơn; De Meuse et al(2004) đã điều tra xem hiệu suất tài chính của các công ty có thay đổi trước, trong và sau khi cắt giảm việc làm hay không. Họ cho thấy NSLĐ doanh nghiệp theo một đường cong J trong đó nó mờ nhạt trong một vài năm đầu và sau đó được cải thiện.

Brauer và Laamanen (2014) phân biệt tác động của việc giảm số việc làm ở các quy mô khác nhau để cải thiện NSLĐ. Nghiên cứu của họ cho thấy cả việc thu hẹp quy mô nhỏ và quy mô lớn đều có tác động tích cực đến NSLĐ, trong khi việc thu hẹp quy mô trung bình không có hiệu quả cải thiện NSLĐ. Những phát hiện của các học giả này cũng chỉ ra rằng việc giảm bớt việc làm trên quy mô nhỏ không tác hại đến cách thức làm việc hiện tại của công ty trong khi những cắt giảm với quy mô lớn đòi hỏi phải thay đổi triệt để cách thức làm việc cũ.

Tóm lại, Tái cấu trúc là công cụ hữu hiệu nhằm cải thiện NSLĐ doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện nay NSLĐ doanh nghiệp còn thấp đang là yếu điểm của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, lý thuyết về tác động của tái cấu trúc đến NSLĐ như thế nào hiện nay vẫn chưa được hệ thống hóa và chưa có mô hình nghiên cứu phù hợp.

Ngoài yếu tố tái cấu trúc tác động đến NSLĐ doanh nghiệp, hiện nay trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và trước cuộc CMCN 4.0 đang phát triển như vũ bão, đã xuất hiện các yếu tố mới rất quan trọng tác động trực tiếp đến NSLĐ doanh nghiệp như: Vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI), Khoa học - Công nghệ và Sáng tạo (Science - Technology & Innovation) và nguồn nhân lực chất lượng cao (High Quality Human Resource).

  1. Các yếu tố mới tác động đến NSLĐ doanh nghiệp

4.1. Yếu tố Nguồn vốn FDI (Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài)

Vốn FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Còn theo Tổ chức Thương mại Thế giới: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

Có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động của dòng vốn FDI tới tăng trưởng NSLĐ. Kết quả của những nghiên cứu cho thấy hầu hết những nước thu hút vốn FDI có tác động tích cực tới NSLĐ. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu lại chỉ ra những tác động tiêu cực.

Ở khía cạnh tác động tích cực, nghiên cứu của Blomström và Persson (1983) về tác động tràn của FDI tới NSLĐ của Mexico cho thấy tác động tích cực tới NSLĐ trong nước.

Ramirez (2017) xây dựng mô hình kinh tế lượng từ hàm sản xuất để đánh giá tác động của vốn FDI tới NSLĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn FDI có tác động tích cực và ý nghĩa tới tăng trưởng NSLĐ. Nghiên cứu đã đưa ra ngụ ý chính sách rằng nên thu hút những dòng vốn FDI có tác động tràn tới nước nhận đầu tư lớn dưới dạng chuyển giao công nghệ hay có những kiến thức quản lý hiện đại. Những ưu đãi thu hút FDI như việc giảm thuế, ưu đãi hay hỗ trợ quá mức cần tránh vì những ưu đãi này chỉ thực sự hấp dẫn những doanh nghiệp ít tập trung vào lĩnh vực có thiên hướng sử dụng nhiều chất xám và công nghệ cao.

Ngược lại, nghiên cứu của Barrel và Pain (1997); Hubert và Pain (1999) lại chỉ ra rằng vốn FDI không cải thiện NSLĐ ở những nước nhận vốn FDI do những vị trí quan trọng doanh nghiệp FDI họ chỉ thuê những người của nước có vốn FDI đảm nhiệm (những vị trí có công nghệ cao, quản lý) còn những vị trí không cần trình độ chuyên môn bằng cấp họ mới thuê lao động trong nước. Vì vậy, lao động trong nước không được tiếp cận những kiến thức mà doanh nghiệp FDI mang đến.

Từ những nghiên cứu lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm tại nhiều quốc gia cho thấy xu hướng chính đó là, năng lực của chính phủ, doanh nghiệp nội địa, nhân công sẽ quyết định khả năng hấp thụ những điểm mạnh từ các doanh nghiệp FDI như công nghệ, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc. Bên cạnh đó, việc ưu đãi thu hút doanh nghiệp FDI ồ ạt và thiếu kiểm soát sẽ ít thu hút được những doanh nghiệp FDI có thiên hướng đầu tư vào công nghệ và có khả năng tạo hiệu ứng lan tỏa sản xuất. Do đó, tác động của doanh nghiệp FDI tới NSLĐ chỉ được tạo ra trong ngắn hạn (nhờ dịch chuyển cơ cấu lao động) mà ít tạo ra tăng trường NSLĐ bền vững trong dài hạn.

Về mặt lý thuyết, theo Tangen, S. (2005) và Raluca, G. Popescu (2010), thu hút vốn FDI sẽ tác động tích cực tới NSLĐ của những doanh nghiệp nội địa. Đây chính là mục tiêu mà các chính phủ mong muốn khi họ đưa ra các chính sách thu hút vốn FDI nhằm tạo ra sự phát triển bền vững trong dài hạn thay vì chỉ đơn thuần dựa vào vốn FDI nhằm tạo ra lợi thế (tăng trưởng) trong ngắn hạn.

Blomstrom (1983) cho rằng tác động của vốn FDI tới NSLĐ qua các kênh chính đó là: tác động tràn qua kiến thức của người lao động, qua chuyển giao công nghệ và cải thiện nhờ gia tăng áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa buộc họ phải đổi mới. FDI có vai trò quan trọng trong việc thu hút các doanh nghiệp khác nhỏ hơn tới đầu tư cũng như tạo ra mối liên kết với các doanh nghiệp nội địa thông qua các sản phẩm phụ trợ. Tăng cường liên kết với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia với kỹ năng quản lý tốt và trình độ công nghệ cao sẽ giúp các doanh nghiệp nội địa cải thiện NSLĐ nhờ hiệu ứng lan tỏa.

Việc cải thiện NSLĐ doanh nghiệp còn tùy thuộc vào khả năng hấp thụ được những hiệu ứng tràn từ các doanh nghiệp FDI mới là điều quan trọng. Theo Lipsey, Sjöholm (2004) thì việc hấp thụ còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và cơ chế thương mại của quốc gia tiếp nhận vốn FDI. Còn nghiên cứu của Lall (1993) cho rằng để cải thiện năng suất thì nước nhận đầu tư cần năng lực công nghệ và trình độ chuyên môn của người lao động phải đạt mức tối thiểu để hấp thụ và thích nghi với công nghệ, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp FDI, điều này đòi hỏi những cố gắng của cả chính phủ và khu vực tư nhân. Nếu những kiện tối thiểu này không thể đáp ứng thì việc mở cừa và thu hút FDI thậm chí còn có tác động tiêu cực khi các doanh nghiệp nội địa không đủ năng lực và bị loại khỏi ngành. Tương tự, nghiên cứu của Ford, Rork, and Elmslie (2008) ngụ ý rằng vốn FDI sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và cải thiện NSLĐ doanh nghiệp chỉ khi trình độ của lao động trong nước đủ đáp ứng và tích hợp để hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài.

Tóm lại, vốn FDI là một yếu tố mới có tác động đến NSLĐ doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động tích cực của FDI chỉ xảy ra khi các doanh nghiệp có đủ năng lực học hỏi công nghệ mới, hoặc có đủ năng lực cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp nước ngoài.

4.2. Yếu tố Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Một số nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia cũng cho thấy tác động tích cực của đổi mới công nghệ tới NSLĐ như:

Zhao Yanyun and Zhen Feng (2013), phân tích và chỉ ra rằng Đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải thiện NSLĐ của doanh nghiệp dệt may tại Trung Quốc.

Nghiên cứu của Francesco and Mario (2009) đánh giá tác động của đổi mới công nghệ tới NSLĐ của 8 nước của châu Âu trong 2 thập kỷ vừa qua. Nghiên cứu của Jajri (2007) cho thấy đổi mới sáng tạo và tiến bộ công nghệ giúp cải thiện đường giới hạn khả năng sản xuất từ đó cải thiện NSLĐ. Tuy nhiên, mức độ tác động của đổi mới sáng tạo và công nghệ phụ thuộc rất lớn vào chiến lược phát triển và định hướng công nghệ của doanh nghiệp đó. Hơn nữa, những nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vấn để lao động có đủ trình độ kỹ năng để hấp thụ và làm chủ công nghệ cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc cải thiện NSLĐ.

Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee (2013) đã chỉ ra, CMCN 4.0 có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần con người.

Một số nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia cũng cho thấy tác động tích cực của đổi mới công nghệ tới NSLĐ như nghiên cứu của Francesco and Mario (2009) đánh giá tác động của đổi mới công nghệ tới NSLĐ của 8 nước của châu Âu trong 2 thập kỷ vừa qua. Nghiên cứu của Jajri (2007) cho thấy đổi mới sáng tạo và tiến bộ công nghệ giúp cải thiện đường giới hạn khả năng sản xuất từ đó cải thiện NSLĐ. Tuy nhiên, mức độ tác động của đổi mới sáng tạo và công nghệ phụ thuộc rất lớn vào chiến lược phát triển và định hướng công nghệ của nước đó. Hơn nữa, những nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vấn để lao động có đủ trình độ kỹ năng để hấp thụ và làm chủ công nghệ cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc cải thiện NSLĐ.

Mô hình lý thuyết của Solow (1960) cho rằng tích lũy vốn chỉ mang lại tăng trưởng trong ngắn hạn còn tiến bộ công nghệ mới là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng và cải thiện năng suất trong dài hạn. Điều đó cho thấy, yếu tố quyết định có tính đột phá tới tăng trưởng NSLĐ trong dài hạn của mỗi quốc gia là công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo Squires và Reid (2004), thay đổi công nghệ hoặc phát triển công nghệ mới giúp tạo ra những sản phẩm mới hiệu quả hơn. Quan trọng hơn, đổi mới sáng tạo và công nghệ giúp thay đổi phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới từ đó dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất cao hơn.

Khác với những nguồn lực đầu vào khác đối với sản xuất, những đóng góp từ đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ đối với NSLĐ thường không có điểm tới hạn và đây là yếu tố mang tính quyết định tới việc nâng cao NSLĐ cho doanh nghiệp. Kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thường gắn chặt với trình độ phát triển của đội ngũ nhà khoa học và trình độ của người lao động. Vì thế, muốn tạo ra sự đột phá về công nghệ cần phải có sự chuẩn bị tốt về con người cũng như chính sách hỗ trợ hợp lý của chính phủ.

Tóm lại, Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được xem như là một yếu tố mới quan trọng tác động đến NSLĐ doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra như hiện nay.

4.3. Yếu tố Nguồn nhân lực chất lượng cao

Black và Lynch (1996), Krueger and Lindahl (2000) chỉ ra rằng sự thay đổi trong giáo dục (số năm đào tạo) có tác động tích cực tới tăng trưởng và NSLĐ.

Duryea và Pagés (2002) tổng quan nhiều nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển giáo dục và NSLĐ.

Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee (2013) đã chỉ ra, CMCN 4.0 có thể tạo ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần con người.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là những việc làm mất đi do có cuộc cách mạng này. Về lịch sử cho thấy, cuộc CMCN lần thứ Nhất đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (lao động chân tay); cuộc CMCN lần thứ 2 - cuộc cách mạng xe hơi của những năm 1890 đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (thay thế xe ngựa thồ hàng); và cuộc CMCN lần thứ 3 - cuộc cách mạng silicon của những năm 1960 và 1970 cũng đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (chủ yếu là trong công tác văn thư hành chính và lao động đơn giản).

Trong các mô hình tăng trưởng, vốn nhân lực chỉ được đưa vào mô hình kể từ sau thập niên 80 như Lucas (1988), Romer (1990), Mankiw và cộng sự (1992), Tất cả các tác giả đều cho rằng sự gia tăng vốn nhân lực sẽ mang lại tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Vốn nhân lực bao gồm nhiều yếu tố tạo thành như kiến thức, kinh nghiệm, sức khỏe, năng lực cá nhân và nó được tích lũy bởi giáo dục và chăm sóc sức khỏe từ đó tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất. Kỹ năng của lực lượng lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng năng suất lao động. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp và hiệu quả luôn là nhiệm vụ trung tâm của các lãnh đạo doanh nghiệp.

Ngoài ra, Một lý thuyết khác của Geoffrey V. Crockett (2000), cho rằng Các yếu tố tác động tới NSLĐ doanh  nghiệp, bao gồm: Tăng trưởng NSLĐ doanh nghiệp rõ ràng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả tự do hóa thương mại, chi phí R&D, vốn đầu tư, việc sử dụng công nghệ chẳng hạn như máy tính, giảm kích thước quy mô doanh nghiệp, chương trình chia sẻ lợi nhuận, liên minh và các phương pháp quản lý chiến lược chung.

Tóm lại, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một trong những yếu tố mới quan trọng có tác động lớn đến NSLĐ doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

  1. 5. Mô hình nghiên cứu đề xuất

5.1. Cơ sở lý thuyết của Mô hình nghiên cứu đề xuất

Theo các nghiên cứu trước đây (Denis & Kruse, 2000; Kang & Shivdasani, 1997; Paul, 2007; Perry & Shivdasani, 2005; Thành, 2013), Phương trình căn bản để đánh giá tác động của tái cấu trúc đến NSLĐ doanh nghiệp có dạng tổng quát như sau:

 

Trong đó:

Biến phụ thuộc:

  • LP: Biến NSLĐ doanh nghiệp hàng năm (Labour Productivity)

Các Biến độc lập:

  • RES: Biến Tái cấu trúc doanh nghiệp (Restructuring)
  • Z: các biến yếu tố tác động tới tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp.

Các hệ số:

  • Các hệ số: β, δ là các hệ số phản ánh tác động của biến giải thích trong mô hình đến NSLĐ;
  • ε : là phần dư sai số
  • i : Số doanh nghiệp
  • t: Số năm

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và CMCN 4.0 đang diễn ra rất nhanh chóng như hiện nay đã làm cho môi trường và điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi rất nhiều, làm phát sinh các yếu tố mới tác động mạnh mẽ đến NSLĐ doanh nghiệp như: Vốn FDI, nguồn nhân lực chất lượng cao và yếu tố khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Vì vậy, như đã phân tích ở phần trên và căn cứ vào tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm, cho thấy những cơ sở lý luận và thực nghiệm đáng tin cậy về tác động của tái cấu trúc và các yếu tố mới đến NSLĐ doanh, thông qua Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:

 (2)

 

Trong đó:

  • FDI: Biến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Forein Direct Investemnt).
  • HQH: Biến Nguồn nhân lực chất lượng cao (High Quality Human Resource).
  • TEC: Biến Khoa học - Công nghệ và Sáng tạo (Science - Technology & Innovation).

5.2.    Mô tả chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc:

LP: là biến NSLĐ doanh nghiệp 

NSLĐ đoanh nghiệp được đo lường bằng công thức sau:

NSLĐ doanh nghiệp = Tổng đầu ra / Tổng đầu vào sử dụng

 

Trong đó:

  • Tổng Đầu ra: là hàng hoá được sản xuất ra hoặc những dịch vụ được cung cấp. Nó có thể được biểu hiện dưới dạng đơn vị hiện vật như số lượng sản hoặc biểu hiện dưới dạng giá trị bằng tiền. Để có thể thống nhất trong việc tính toán, khi đo năng suất thường sử dụng giá trị bằng tiền để tính đầu ra: ví dụ như tổng giá trị sản lượng, tổng đầu ra, giá trị gia tăng.
  • Tổng Đầu vào: là các nguồn lực được sử dụng để tạo ra hàng hoá sản phẩm và dịch vụ. Các yếu tố đầu vào gồm lao động, vốn, nguyên vật liệu, năng lượng.... Thông thường đầu vào về lao động được tính bằng số lượng lao động hoặc số giờ công lao động. Trong khi đầu vào về vốn, nguyên vật liệu, năng lượng được tính theo giá trị bằng tiền.

Để đánh giá năng suất của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ thiết lập một hệ thống các tỷ số hay còn được gọi là chỉ tiêu năng suất. Việc sử dụng chỉ tiêu năng suất nào là phụ thuộc vào mục đích phân tích, đánh giá và khả năng thu thập các dữ liệu cần thiết. Mục đích của việc tính toán các chỉ tiêu năng suất nhằm phân tích tình trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, so sánh với các doanh nghiệp khác hoặc so sánh với các tiêu chuẩn ngành nhằm đặt ra mục tiêu và khắc phục những khu vực có vấn đề.

Ở cấp độ doanh nghiệp, có rất nhiều các chỉ tiêu có thể sử dụng, trong đó chia ra 2 loại chỉ tiêu sau:

Các chỉ tiêu định tính: Đây là việc xem xét đến định hướng chiến lược, phương thức quản lý và văn hoá doanh nghiệp. Những yếu tố này là cơ sở cho sự phát triển bền vững. Các yếu tố xem xét bao gồm:

  • Yếu tố lãnh đạo: xem xét đến mục đích, mục tiêu và chiến lược quản lý;
  • Yếu tố quản lý: cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý, chính sách đối với lao động;
  • Yếu tố phát triển sản phẩm, công nghệ;
  • Yếu tố sản phẩm, chiến lược thị trường: chất lượng sản phẩm, khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường;
  • Yếu tố tài chính: chính sách tài chính, các chỉ tiêu tài chính;
  • Các yếu tố khác như các mối quan hệ hợp tác, các mối quan hệ giữa quản lý và người lao động.

Các chỉ tiêu định lượng: Tuỳ theo mục đích phân tích có thể tập hợp các chỉ tiêu cụ thể theo nhóm khác nhau. Nhìn chung hệ thống các chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm:

  • Nhóm chỉ tiêu năng suất lao động: cho thấy khả năng sản xuất sản phẩm hay dịch vụ ở mức chi phí lao động thấp nhất có thể. Yếu tố lao động luôn được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Các chỉ tiêu thường sử dụng là: giá trị gia tăng trên chi phí lao động, năng suất lao động (giá trị gia tăng/số lượng lao động), tổng đầu ra tính theo đầu người, chi phí lao động trên một lao động ...
  • Nhóm chỉ tiêu năng suất vốn: phản ánh mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn, cho thấy được khi đầu tư một đồng vốn như vậy sẽ đem lại bao nhiêu giá trị. Điều này sẽ không chỉ phụ thuộc vào việc quản lý cho quá trình sản xuất hoạt động ổn định mà đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải luôn tìm tòi để có thể đầu tư cho thị trường nào, sản phẩm nào có hiệu quả nhất. Các chỉ tiêu thường sử dụng: Năng suất vốn (giá trị gia tăng/ tổng lượng vốn), Tỷ lệ quay vòng vốn (tổng đầu ra/ tài sản cố định)...
  • Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính cạnh tranh và khả năng sinh lợi: Nhóm chỉ tiêu này gồm 2 dạng chỉ tiêu chính:
    • Hiệu quả quá trình: Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp như lao động, nhà xưởng, máy móc và vốn để tạo ra giá trị gia tăng. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ như phân công bố trí lao động hợp lý, bố trí sản xuất phù hợp, kiểm soát chặt chẽ các quá trình đảm bảo chất lượng và giảm lãng phí, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu. Chỉ tiêu thường sử dụng: Giá trị gia tăng/ Chi phí nội lực ...
    • Khả năng sinh lợi: phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu thường sử dụng: Tỷ suất thu hồi vốn đầu tư (Lợi nhuận/ tổng vốn đầu tư), Khả năng sinh lợi (Lợi nhuận/Tổng đầu ra)...
  • Nhóm chỉ tiêu năng suất tổng hợp: Phản ánh năng suất tổng thể của doanh nghiệp. Nó cho thấy cái nhìn tổng thể về việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào hay không để có thể tạo ra một lượng giá trị đầu ra cao. Chỉ tiêu thường sử dụng: Năng suất chung (tổng đầu ra/ tổng đầu vào, Năng suất yếu tố tổng hợp - TFP).

Việc đo lường NSLĐ doanh nghiệp sẽ có lợi ích là cung cấp một cơ sở dữ liệu cho tổ chức để lập mục tiêu và giám sát việc thực hiện, giúp cho việc bộc lộ những khu vực có vấn đề và đánh giá được hiệu quả các hoạt động kinh tế, căn cứ trên kết quả đánh giá lên được các kế hoạch cải tiến và cải tổ tổ chức.

Các biến phụ thuộc:

  1. a) RES: là biến Tái cấu trúc doanh nghiệp.

Res được đo lường thông qua 3 mô hình tái cấu trúc đó là Mô hình tái cấu trúc danh mục đầu tư (Portfolio Restructuring), Mô hình tái cấu trúc tài chính (Financial Restructuring) và Mô hình tái cấu trúc tổ chức (Organization Restructuring). Bài viết này sử dụng Mô hình Tái cấu trúc danh mục đầu tư cho việc kiểm định kết quả tái cấu trúc doanh nghiệp. Tái cấu trúc danh mục được đo lường bằng 2 phương pháp thông thường là ROA và Tobin's Q (Dahya và cộng sự, 2008; Dahya & McConnell, 2007; Shan& McIver, 2011). Theo trích dẫn của Shan và McIver (2011), phương pháp đo lường ROA là thước đo dựa vào số liệu kế toán và phản ánh thông tin trong quá khứ (PAS). Trong khi đó, phương pháp đo lường Tobin's Q là thước đo dựa vào thị trường và dự báo trong tương lai. Đây là tỷ số giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của tài sản (TOQ) do James TobinWilliam Brainard sử dụng lần đầu tiên vào năm1968.

Trong đó,

  • PAS: là % thay đổi của Tổng tài sản doanh nghiệp.
  • ROA: là Tổng Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản.
  • TOQ: Tỷ lệ giữa Giá trị thị trường của tài sản / Giá trị sổ sách của tài sản.

Theo Tod Perry và Anil Shivdasani, 2005, Nếu thay đổi trong tổng tài sản của một doanh nghiệp lớn hơn 5%, doanh nghiệp đó được coi là tái cấu trúc.

Trong đó, RES được đo bằng biến giả 1,0 (dummy variable).

  • RES = 1 nếu % thay đổi của Tổng tài sản doanh nghiệp PAS > = 5%, nghĩa là Doanh nghiệp được coi là tái cấu trúc;
  • RES = 0 nếu % thay đổi của Tổng tài sản doanh nghiệp PAS <5%, nghĩa là Doanh nghiệp không được coi là tái cấu trúc.
  1. b) FDI: Biến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Forein Direct Investemnt).
  • FDI được đo lường thông qua số liệu tổng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan.
  1. c) HQH: Biến Nguồn nhân lực chất lượng cao (High Quality Human Resource).
  • HQH được đo lường bằng tỷ lệ số lượng công nhân chất lượng cao có trình độ cao đẳng – đại học, đã được huấn luyện, đào tạo tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ.
  1. d) TEC: Biến Khoa học - Công nghệ và Sáng tạo (Science - Technology & Innovation).
  • TEC được đo lường bằng Tỷ lệ đầu tư cho máy móc thiết bị hiện đại + số lượng các Bằng phát minh, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao NSLĐ tại doanh nghiệp.
  1. e) Z: là tập hợp các biến kiểm soát phản ánh các đặc điểm của doanh nghiệp trên Tổng tài sản, bao gồm:
  • TDA: Tổng Nợ / Tổng tài sản.

Đòn bẩy tài chính cao hơn không chỉ khuếch đại mức thu nhập của công ty mà còn làm tăng khả năng thay đổi thu nhập. Một công ty có đòn bẩy tài chính cao phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài (Coles và cộng sự, 2008).

  • PRO: Tổng lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản.

Munisi et al. (2014) cho rằng lợi nhuận trước thuế có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tái cấu trúc và kết quả của NSLĐ.

  • REV: tỷ lệ (%) thay đổi trong Tổng doanh thu hàng năm.

Mục tiêu tăng trưởng doanh thu đóng một vai trò quan trọng trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là một tiêu chuẩn để thúc đẩy nâng cao NSLĐ (Brush và cộng sự, 2000; Fukui và Ushijima, 2007).

  • YEA: Số năm kể từ khi công ty được thành lập.

Với tác động của thời gian hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu cho thấy rằng các công ty lâu năm có nhiều kinh nghiệm hơn và do đó tận hưởng NSLĐ vượt trội (Stinchcombe và March, 1965). Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại cho rằng các công ty lâu năm đang dần phải tái cấu trúc để đáp ứng sự thay đổi trong môi trường kinh doanh; do đó, có khả năng các doanh nghiệp lâu năm này sẽ có NSLĐ thấp hơn so với các công ty mới thành lập và linh hoạt hơn (Baek et al., 2004).

  1. Kết luận và khuyến nghị

Về mặt lý thuyết, NSLĐ là chỉ số chính của thị trường lao động, phản ánh tăng trưởng kinh tế bền vững, khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong sử dụng lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay những nghiên cứu về tác động của tái cấu trúc và các yếu tố mới đến NSLĐ doanh nghiệp vẫn là một khoảng trống nghiên cứu. Vì vậy, tác giả thông qua việc tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu, đi sâu phân tích lý thuyết và thực nghiệm về tái cấu trúc và các yếu tố mới tác động đến NSLĐ doanh nghiệp đã đề xuất mô hình nghiên cứu về tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và CMCN 4.0. Mô hình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này trong tương lai.

Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp sẽ là cơ sở thực nghiệm góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp quyết tâm hơn trong việc tái cấu trúc và tìm giải pháp nâng cao NSLĐ doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng và cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Thông qua kết quả nghiên cứu trên, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn về nội hàm vai trò và tác động của các yếu tố mới như vốn FDI, trình độ khoa học công nghệ và sáng tạo, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đến NSLĐ doanh nghiệp. Đề từ đó, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn và quyết tâm hơn trong tái cấu trúc doanh nghiệp, cũng như chú trọng việc thu hút nguồn vốn FDI cho mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị, tập trung đầu tư nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể nhanh chóng nắm bắt kịp thời những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ nhằm nâng cao NSLD doanh nghiệp.

 

 Tài liệu tham khảo

  1. Bowman, E. H., & Singh, H. (1993), “Corporate restructuring: Reconfiguring the firm”, Strategic Management Journal (1986-1998), 14(Special Issue), 5.
  2. Denis, D. J., & Kruse, T. A. (2000), “Managerial discipline and corporate restructuring following performance declines”, Journal of Financial Economics, 55(3), 391–424.
  3. Hammer, M., Champy, J. (1993), Reengineering the Corporation: A manifesto for Business Revolution. New York: Harper Business.
  4. Higuchi Yoshio (2004), “Corporate Restructuring and its Impact on Value-added, Productivity, Employment and Wages”, Keizai Sangyo Journal.
  5. Kang, J.-K., & Shivdasani, A. (1997), “Corporate restructuring during performance declines in Japan”, Journal of Financial Economics, 46(1), 29–65.
  6. Menghistu Sallehu (2017), Do Restructurings Improve Post-restructuring Productivity?, Eastern Illinois University.
  7. Perry, T., & Shivdasani, A. (2005), “Do boards affect performance? Evidence from corporate restructuring”, The Journal of Business, 78(4), 1403–1432.
  8. Thanh, Su Dinh et al (2017), Corporate Restructuring in Vietnam: An Analysis of Asset Restructuring.
  9. Vanderbijlpark (2005), The impact of restructuring on the productivity of companies. North-West University.
  10. Xiaoyang Li (2011), Productivity, Restructuring, and the Gains from Takeovers, University of Michigan.

 

 

[1] Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, Email: cuongpd.15ab@ou.edu.vn

[2] Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, Email: long.pham@ou.edu.vn

[3] Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, Email: huuphong1960@yahoo.com.vn

 

 

 

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÁI CẤU TRÚC VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP

Phạm Đình Cường[1]

Phạm Đình Long[2]

Nguyễn Hữu Phòng[3]

Tóm tắt

Một trong những tồn tại rất lớn hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt nam đó chính là năng suất lao động (NSLĐ) còn thấp. Tái cấu trúc doanh nghiệp là công cụ hữu hiệu có tác động nhằm nâng cao NSLĐ doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề nay. Vì vậy, việc xây dựng mô hình nghiên cứu về tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp là rất cần thiết. Từ đó, xác định được mối quan hệ và tác động của tái cấu trúc và các yếu tố mới đến NSLĐ, điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Từ khóa: Năng suất lao động, tái cấu trúc, vốn FDI, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao

Abstract

One of the big problems for Vietnamese enterprises is low labor productivity. Corporate restructuring is an effective tool to improve the labor productivity. However, there are still not many research works on this issue. Therefore, building research model on restructuring and labor productivity is very necessary. Since then, determining the relationship and impact of restructuring and new factors on labor productivity, it will help businesses improve the efficiency of production and business activities and competitiveness in the context of the integration.

Keywords: Productivity, Restructuring, FDI, science and technology, high quality human resources.

  1. Đặt vấn đề

Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước một tồn tại rất lớn đó là NSLĐ còn thấp. Theo Solow (1960) và Kuhn (1962), NSLĐ là một trong những yếu tố giữ vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ hội nhập. Một trong những hướng nâng cao NSLĐ đó chính là tái cấu trúc doanh nghiệp. Tổng quan tình hình nghiên cứu trước đây về tác động của tái cấu trúc đến NSLĐ của doanh nghiệp là tương đối ít. Phần lớn những nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở khâu mô tả thực trạng hoặc tập trung phân tích một vài yếu tố đơn lẻ có tác động tới NSLĐ thông qua việc tái cấu trúc như: thu hẹp quy mô (downsizing) của Vanderbijlpark (2005); mua bán, sát nhập và tiếp quản (M&A Takeover) của Xiaoyang Li (2011); Higuchi Yoshio (2004) với chính sách khuyến khích nhân viên và tăng lương; Menghistu Sallehu (2017) với việc phân tích chi phí tái cấu trúc; Trung and Yoshinori Hara (2011) với Quản trị tri thức (Knowledge Management).

Nhìn chung các yếu tố tác động tới NSLĐ đã có sự thay đổi rất nhiều về nội hàm, mức độ ảnh hưởng và vai trò của nó trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0). Hay nói cách khác, các lý thuyết truyền thống về NSLĐ đã trở nên lỗi thời và làm lộ diện những khoảng trống lý thuyết về NSLĐ. Vì vậy, những nghiên cứu bổ sung là cần thiết giải quyết về lý thuyết vấn đề tác động của tái cấu trúc tới NSLĐ doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, nhằm tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao NSLĐ của doanh nghiệp.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu tổng quan về tái cấu trúc doanh nghiệp tại Nga, Susan Linz và Gory Krueger (1998): Nghiên cứu đã sử dụng bảng số liệu của hơn 2.000 công ty sản xuất dân sự ở năm khu vực của Nga, tính toán kết quả cải thiện NSLĐ từ năm 1992 đến 1995. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 20% doanh nghiệp có NSLĐ tăng vượt 25% thông qua biện pháp tái cấu trúc doanh nghiệp. Ngoài ra, Tái cấu trúc như là một quá trình hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp xác định thị trường của họ và định hướng lại sản phẩm chủ lực của họ và / hoặc cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong phạm vi đó. Trong giai đoạn thứ hai, các công ty trực tiếp nỗ lực cải thiện quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng hiệu quả và giảm chi phí.

Yeh và Hoshino (2002) đã đánh giá tác động của tái cấu trúc doanh nghiệp đối với hiệu quả hoạt động của các công ty trên cơ sở hiệu quả của nó đối với hiệu quả, lợi nhuận và tăng trưởng. Nghiên cứu đã sử dụng NSLĐ tổng hòa như một chỉ số về hiệu quả của công ty, lợi nhuận trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu như là thước đo lợi nhuận, doanh số và tăng trưởng trong việc làm để lập chỉ số cho tốc độ tăng trưởng của công ty. Sử dụng mẫu nghiên cứu với 86 vụ sáp nhập doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1970 đến năm 1994, người ta nhận ra rằng có những thay đổi tích cực về NSLĐ doanh nghiệp, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tái cấu trúc gây ra sự thu hẹp trong lực lượng lao động

Higuchi Yoshio (2004), cho rằng đến nay việc tái cấu trúc doanh nghiệp đã nhiều lần bị cáo buộc là một yếu tố góp phần lớn vào việc giảm việc làm và gia tăng thất nghiệp. Bài báo đã đưa ra câu hỏi rằng liệu Tái cấu trúc có làm tăng NSLĐ doanh nghiệp không? Kết quả chỉ ra rằng: Biến giả tái cấu trúc là dương, và giá trị thời gian t cũng cao, từ đó có thể kết luận rằng NSLĐ tăng mạnh ngay lập tức sau khi tái cơ cấu. Tuy nhiên, hệ số tương tác giữa biến giả tái cấu trúc và số năm trôi qua là âm và do đó nó cho thấy rằng tác động của tái cơ cấu trong khu vực này mất đi sức mạnh khi thời gian trôi qua. Hơn nữa, nghiên cứu trên chưa nêu được việc xem xét và lựa chọn loại tái cơ cấu nào xảy ra trong tình huống như thế nào, và liệu nó có giũ được mức độ cải thiện hiệu suất của công ty và mở rộng việc làm trong một khoảng thời gian dài hay không ?

Vanderbijlpark (2005), Thông qua trường hợp nghiên cứu thực nghiệm Case Study tại một công ty sản xuất sữa lớn của Nam Phi là Công ty Clover ltd, đã chỉ ra rằng, khi tái cơ cấu mà không có mục tiêu cụ thể, kết quả của tái cấu trúc thường có xu hướng lại là tiêu cực hơn là tích cực. Vì vậy, doanh nghiệp phải xác định mục tiêu cụ thể về mặt chiến lược, và NSLĐ doanh nghiệp phải được quy định trước và đáp ứng như một kết quả của quá trình tái cơ cấu. Tuy nhiên, kẽ hở nghiên cứu là tác giả chỉ tập trung vào khía cạnh thu hẹp (downsizing ) quy mô tổ chức và quy trình sản xuất của doanh nghiệp mà thôi.

Nghiên cứu của Danny, L. và cộng sự (2008) đi kiểm chứng mối quan hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐ phụ thuộc vào yếu tố qui mô doanh nghiệp. Tác giả đã phát hiện rằng nếu qui mô doanh nghiệp lớn thì Tái cấu trúc và NSLĐ có mối quan hệ dương đối với cả khu vực sản xuất và khu vực quản lý. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có qui mô càng lớn thì tác động của tái cấu trúc tới NSLĐ càng cao. Tuy nhiên, nghiên cứu còn thiếu sót chưa đề cập đến những nhân tố quan trọng khác của tái cấu trúc ngoài quy mô tổ chức.

Nghiên cứu của Fallahi, F. và cộng sự (2011) đã đưa ra kết luận rằng, những yếu tố có tác động tích cực tới NSLĐ của doanh nghiệp đó là giáo dục, vốn đầu tư, nghiên cứu và phát triển (R&D), lương, và định hướng xuất khẩu. Tác giả đưa ra ngụ ý rằng cần cải thiện giáo dục đối với lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nâng cao NSLĐ trong tương lai. Tuy nhiên, có một kẽ hở nghiên cứu là đối với R&D thì yếu tố này chủ yếu chỉ có tác động mạnh tới NSLĐ của các doanh nghiệp lớn, còn những doanh nghiệp nhỏ thường có ít có tác động.

Xiaoyang Li (2011), nghiên cứu tác động của tái cấu trúc thông qua việc tiếp quản các doanh nghiệp yếu kém và rà soát cải thiện các khâu từ đầu vào đến đầu ra của doanh nghiệp nhằm hướng dến đạt được sụ tăng trưởng về NSLĐ doanh nghiệp sau khi tiếp quản (Takeover). Tuy nhiên, tác giả chỉ xem xét tác động của tái cấu trúc đến NSLĐ thông qua các bước công cụ mua bán và sát nhập (M&A), tiếp quản doanh nghiệp mà thôi.

Zhao Yanyun and Zhen Feng (2013), quan sát ảnh hưởng của 3 yếu tố đổi mới đến năng suất ở cấp độ doanh nghiệp và 3 phân loại khác nhau trong chức năng sản xuất Cobb-Douglas mở rộng. Ba yếu tố là: tự nghiên cứu và phát triển (Self-Research and Development), tiếp thu và giới thiệu các kỹ thuật (Absorbing and introducing techniques ) và đào tạo lao động để thích ứng với các kỹ thuật mới (labour training to adapt new techniques). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tất cả 3 yếu tố đều có ý nghĩa riêng biệt hoặc kết hợp ở cấp độ doanh nghiệp trong việc cải thiện năng suất. Sự kết hợp từng cặp yếu tố với nhau có thể làm cho ảnh hưởng tích cực lớn hơn. Ngoài ra, trong nghiên cứu được phân loại, nhóm doanh nghiệp quy mô trung bình và các doanh nghiệp quốc doanh có hiệu quả cao hơn về đào tạo kỹ thuật và lao động. Các doanh nghiệp thuộc các thành phố lớn thì có mức độ ảnh hưởng tích cực hơn các doanh nghiệp thuộc các địa bàn tỉnh lẻ. Tuy nhiên, Nghiên cứu chưa đề cập đến các yếu tố quan trọng khác của tái cấu trúc như chiến lược, nguồn vốn và công nghệ…

Menghistu Sallehu (2017), cho rằng việc tái cấu trúc dẫn đến cải thiện năng suất trong tương lai của các công ty tái cấu trúc. Kết quả cũng chỉ ra rằng, nếu chi phí trang trải cho việc tái cơ cấu (cost for restructuring) phù hợp thì thường dẫn đến cải thiện năng suất trong tương lai. Ngược lại, nếu chi phí tái cơ cấu vượt mức sẽ dẫn đến kết quả không có sự cải thiện hoặc thậm chí nó có liên quan đến việc giảm đơn điệu về năng suất trong tương lai. Kẽ hở trong  nghiên cứu của tác giả là chỉ tập trung xem xét sự phù hợp của yếu tố chi phí trong quá trình tái cấu trúc mà chưa đề cập đến sự cải thiện tương ứng của NSLĐ ra sao.

2.2. Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Phạm Quốc Trung và Yoshiniri Hara (2011) đã sử dụng cách tiếp cận quản lý tri thức (Knowledge Management) nhằm xem xét tác động của quản lý tri thức tới NSLĐ ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy quản lý tri thức có tác động tích cực đối với NSLĐ. Các tác giả cũng đưa ra ngụ ý rằng để nâng cao hơn nữa NSLĐ, các nhà quản lý doanh nghiệp cần tổ chức các cuộc gặp gỡ với công nhân, thay thế các máy móc lạc hậu, nâng cao kỹ năng tự học hỏi của người lao động. Tuy nhiên, lý thuyết này vướng phải một điều kiện về tính tương đồng khác biệt về khoảng cách thu nhập và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, của mỗi doanh nghiệp là khác nhau.

Đinh Phi Hổ và Phạm Ngọc Dưỡng (2011) sử dụng mô hình hồi quy đo lường mối quan hệ giữa NSLĐ với tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp giai đoạn 1991-2009. Kết quả ước lượng cho thấy NSLĐ có ý nghĩa và quan hệ cùng chiều với tăng trưởng. Các yếu tố có tác động tích cực tới NSLĐ nông nghiệp như vốn đầu tư, qui mô đất nông nghiệp, mô hình đa dạng hóa, trình độ cơ giới, liên kết và kiến thức nông nghiệp. Tác giả đã đưa ra những gợi ý chính sách như cần nâng cao năng suất sử dụng đất thông qua chuyển dịch cơ cấu, tăng cung tín dụng, nâng cao trình độ kiến thức cho nông dân, khuyến khích liên kết sản xuất và phát triển hạ tầng nông thôn. Trước đó, Hổ và Dưỡng (2010) cũng đã dùng hàm hồi qui để đánh giá tác động của qui mô vốn đầu tư, qui mô đất nông nghiệp, mô hình đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, trình độ cơ giới hóa, trình độ sản xuất nông nghiệp, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tới NSLĐ nông nghiệp ở Việt Nam. Kết quả cho thấy các yếu tố này đều tác động tích cực tới NSLĐ. Trong đó, yếu tố vốn và đa dạng hóa sản xuất có tác động tích cực nhất. Tuy nhiên, nhóm tác giả chỉ tập trung phân tích riêng ngành mang tính đặc thù là nông nghiệp, và chưa dự báo được những tiến bộ khoa học kỹ thuật và tác động của CMCN 4.0.

Lê Văn Hùng (2016) đã xây dựng kênh đánh giá tác động của các yếu tố quản lý tới NSLĐ doanh nghiệp ngành dệt may. Năm nhóm yếu tố quản lý sử dụng trong mô hình đánh giá tác động tới NSLĐ bao gồm: cam kết của quản lý cấp cao, hướng đến khách hàng, quản trị nguồn nhân lực, quản lý sản xuất, và mối quan hệ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này nhóm tác giả mới chỉ dừng lại ở khâu nghiên cứu lý thuyết mà chưa có nghiên cứu thực nghiệm.

Công trình nghiên cứu của Sử Đình Thành và cộng sự (2017) về tác động của tái cấu trúc đến hiệu suất của doanh nghiệp (Performance) trong đó có đề cập một phần đến yếu tố NSLĐ doanh nghiệp và sử dụng thước đo là tiêu chí tái cấu trúc tài sản để tính hiệu suất doanh nghiệp.

Tóm lại, tổng quan nghiên cứu ở trong và ngoài nước về tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập cho thấy rằng: các nghiên cứu về tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp thì phần lớn thường chỉ tập trung phân tích tác động của một vài yếu tố đơn lẻ tác động tới tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và CMCN 4.0, tác động của các yếu tố mới như vốn FDI, trình độ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao bị thay đổi rất nhiều về nội hàm và vai trò của nó đối với NSLĐ doanh nghiệp. Nói cách khác, các lý thuyết truyền thống về NSLĐ doanh nghiệp trước đây đã trở nên lỗi thời và làm lộ diện những khoảng trống lý thuyết về NSLĐ doanh nghiệp. Vì thế, các yếu tố mới này cần phải được bổ sung vào mô hình nghiên cứu như là một biến giải thích mới.

NSLĐ doanh nghiệp là yếu tố trung tâm chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, toàn bộ những yếu tố nào tác động đến đầu ra và đầu vào đều là những yếu tố tác động đến NSLĐ doanh nghiệp.

  1. Tái cấu trúc tác động đến NSLĐ doanh nghiệp

Từ những năm 2000s, các nhà nghiên cứu đã đề cập nhiều về đặc điểm, phạm vi và tác động tiềm năng của tái cấu trúc doanh nghiệp đến năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Một số nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp như sau: Ví dụ Tái cấu trúc tổ chức liên quan đến những thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và NSLĐ doanh nghiệp (Bowman & Singh, 1993). Nó liên quan đến việc định hướng lại các đơn vị kinh doanh để sắp xếp lại các nguồn lực trong một công ty để có hiệu suất tốt hơn. Hay như nghiên cứu của Spender 1996, Zander & Kogut 1995, cho rằng tái cấu trúc thông qua việc tái cấu trúc nguồn nhân lực không chỉ có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động doanh nghiệp. Trong đó tính sáng tạo và việc sử dụng kiến thức của nguồn nhân lực là quan trọng nhất.

Việc thu hẹp nguồn nhân lực thường đi kèm với quá trình tái cấu trúc sẽ phá vỡ và loại bỏ các mối quan hệ làm việc cũ đã lỗi thời và tập trung phát triển nguồn nhân lực tri thức  (Miller 2002, Nixon et al. 2004).

Tác động tiêu cực của việc sa thải nhân viên ồ ạt có thể dẫn đến giảm tinh thần của lực lượng lao động hiện hữu, từ đó làm giảm năng suất lao động. Năng suất lao động doanh nghiệp giảm sẽ đe dọa lợi nhuận của công ty và có thể dẫn đến một sự tái cấu trúc khác tiếp theo (Mzamo P. Mangaliso and Jann-Marie Culhane, 2010).

Trong thực tế những năm 2000, cho thấy nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã phải đối mặt với một mối đe dọa đáng kể để tồn tại, do năng suất lao động liên tục giảm, lợi nhuận giảm và vị thế giảm trong cạnh tranh toàn cầu. Doanh nghiệp đã tìm cách khắc phục tình hình thông qua việc tái cấu trúc một cách phổ biến và mở rộng, trào lưu này đã được gắn cho cái mác là tái cấu trúc, thông qua việc cắt giảm quy mô công ty và các nguồn lực khác như tài chính, nhân lực (Hammer & Champy, 1993; Keidel, 1994). Tuy nhiên, tái cấu trúc doanh nghiệp khi hiểu đúng là một hiện tượng phức tạp và đa chiều và không phải là liều thuốc để điều chỉnh sự mở rộng quy mô quá mức hay việc đa dạng hóa vượt tầm kiểm soát của các tập đoàn, doanh nghiệp (Bowman & Singh, 1993).

Nghiên cứu thực nghiệm của Olufemi và Godbless (2015) chứng minh rằng tái cấu trúc doanh nghiệp có tác động đến NSLĐ doanh nghiệp.

Saari (2006) định nghĩa rằng: Năng suất = Chất lượng và số lượng của Đầu vào / Chất lượng và số lượng của Đầu ra.

Chadwick, Hunter, & Walston, (2004), Tái cấu trúc doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong chuyển đổi tổ chức và đã đạt được tính hợp pháp chiến lược như một chiến lược tái tổ chức .

Brown và Duguid (1991) khẳng định việc lập kế hoạch và thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp để đảm bảo năng suất và NSLĐ doanh nghiệp cải thiện và bền vững trong ngành.

Một vài nghiên cứu thực nghiệm đã tập trung vào tái cấu trúc, chủ yếu từ góc độ sáp nhập và mua lại như một hình thức tái cấu trúc như tác động của sáp nhập đến hoạt động sử dụng thông tin tài chính trước khi sáp nhập và sau sáp nhập (Saboo & Gopi2007); Nghiên cứu tác động của tái cấu trúc đối với hoạt động hiệu quả và NSLĐ doanh nghiệp được trích dẫn công khai ở Trung Quốc (Jin, Dehuan, & Zhigang, 2004); Công trình nghiên cứu thực nghiệm của Sulaiman (2012) về việc tái cấu trúc có cải thiện hiệu suất trong ngành dầu khí Nigeria bằng cách sử dụng công cụ tái cấu trúc tài chính.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện những tác động tích cực của việc thoái vốn của công ty đối với NSLĐ trong tương lai như: Comment R & Jarrell (1995) giải thích rằng các chương trình thoái vốn chuyển hướng sử dụng các tài sản công ty là một cách cải thiện hiệu quả của nguồn vốn; Dittmar và Shivdasani (2003) đã chứng minh rằng một công ty trở nên hiệu quả hơn trong việc đầu tư phân khúc khi nó đầu tư có tập trung hơn; De Meuse et al(2004) đã điều tra xem hiệu suất tài chính của các công ty có thay đổi trước, trong và sau khi cắt giảm việc làm hay không. Họ cho thấy NSLĐ doanh nghiệp theo một đường cong J trong đó nó mờ nhạt trong một vài năm đầu và sau đó được cải thiện.

Brauer và Laamanen (2014) phân biệt tác động của việc giảm số việc làm ở các quy mô khác nhau để cải thiện NSLĐ. Nghiên cứu của họ cho thấy cả việc thu hẹp quy mô nhỏ và quy mô lớn đều có tác động tích cực đến NSLĐ, trong khi việc thu hẹp quy mô trung bình không có hiệu quả cải thiện NSLĐ. Những phát hiện của các học giả này cũng chỉ ra rằng việc giảm bớt việc làm trên quy mô nhỏ không tác hại đến cách thức làm việc hiện tại của công ty trong khi những cắt giảm với quy mô lớn đòi hỏi phải thay đổi triệt để cách thức làm việc cũ.

Tóm lại, Tái cấu trúc là công cụ hữu hiệu nhằm cải thiện NSLĐ doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện nay NSLĐ doanh nghiệp còn thấp đang là yếu điểm của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, lý thuyết về tác động của tái cấu trúc đến NSLĐ như thế nào hiện nay vẫn chưa được hệ thống hóa và chưa có mô hình nghiên cứu phù hợp.

Ngoài yếu tố tái cấu trúc tác động đến NSLĐ doanh nghiệp, hiện nay trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và trước cuộc CMCN 4.0 đang phát triển như vũ bão, đã xuất hiện các yếu tố mới rất quan trọng tác động trực tiếp đến NSLĐ doanh nghiệp như: Vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI), Khoa học - Công nghệ và Sáng tạo (Science - Technology & Innovation) và nguồn nhân lực chất lượng cao (High Quality Human Resource).

  1. Các yếu tố mới tác động đến NSLĐ doanh nghiệp

4.1. Yếu tố Nguồn vốn FDI (Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài)

Vốn FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Còn theo Tổ chức Thương mại Thế giới: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".

Có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động của dòng vốn FDI tới tăng trưởng NSLĐ. Kết quả của những nghiên cứu cho thấy hầu hết những nước thu hút vốn FDI có tác động tích cực tới NSLĐ. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu lại chỉ ra những tác động tiêu cực.

Ở khía cạnh tác động tích cực, nghiên cứu của Blomström và Persson (1983) về tác động tràn của FDI tới NSLĐ của Mexico cho thấy tác động tích cực tới NSLĐ trong nước.

Ramirez (2017) xây dựng mô hình kinh tế lượng từ hàm sản xuất để đánh giá tác động của vốn FDI tới NSLĐ. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn FDI có tác động tích cực và ý nghĩa tới tăng trưởng NSLĐ. Nghiên cứu đã đưa ra ngụ ý chính sách rằng nên thu hút những dòng vốn FDI có tác động tràn tới nước nhận đầu tư lớn dưới dạng chuyển giao công nghệ hay có những kiến thức quản lý hiện đại. Những ưu đãi thu hút FDI như việc giảm thuế, ưu đãi hay hỗ trợ quá mức cần tránh vì những ưu đãi này chỉ thực sự hấp dẫn những doanh nghiệp ít tập trung vào lĩnh vực có thiên hướng sử dụng nhiều chất xám và công nghệ cao.

Ngược lại, nghiên cứu của Barrel và Pain (1997); Hubert và Pain (1999) lại chỉ ra rằng vốn FDI không cải thiện NSLĐ ở những nước nhận vốn FDI do những vị trí quan trọng doanh nghiệp FDI họ chỉ thuê những người của nước có vốn FDI đảm nhiệm (những vị trí có công nghệ cao, quản lý) còn những vị trí không cần trình độ chuyên môn bằng cấp họ mới thuê lao động trong nước. Vì vậy, lao động trong nước không được tiếp cận những kiến thức mà doanh nghiệp FDI mang đến.

Từ những nghiên cứu lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm tại nhiều quốc gia cho thấy xu hướng chính đó là, năng lực của chính phủ, doanh nghiệp nội địa, nhân công sẽ quyết định khả năng hấp thụ những điểm mạnh từ các doanh nghiệp FDI như công nghệ, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc. Bên cạnh đó, việc ưu đãi thu hút doanh nghiệp FDI ồ ạt và thiếu kiểm soát sẽ ít thu hút được những doanh nghiệp FDI có thiên hướng đầu tư vào công nghệ và có khả năng tạo hiệu ứng lan tỏa sản xuất. Do đó, tác động của doanh nghiệp FDI tới NSLĐ chỉ được tạo ra trong ngắn hạn (nhờ dịch chuyển cơ cấu lao động) mà ít tạo ra tăng trường NSLĐ bền vững trong dài hạn.

Về mặt lý thuyết, theo Tangen, S. (2005) và Raluca, G. Popescu (2010), thu hút vốn FDI sẽ tác động tích cực tới NSLĐ của những doanh nghiệp nội địa. Đây chính là mục tiêu mà các chính phủ mong muốn khi họ đưa ra các chính sách thu hút vốn FDI nhằm tạo ra sự phát triển bền vững trong dài hạn thay vì chỉ đơn thuần dựa vào vốn FDI nhằm tạo ra lợi thế (tăng trưởng) trong ngắn hạn.

Blomstrom (1983) cho rằng tác động của vốn FDI tới NSLĐ qua các kênh chính đó là: tác động tràn qua kiến thức của người lao động, qua chuyển giao công nghệ và cải thiện nhờ gia tăng áp lực cạnh tranh với doanh nghiệp nội địa buộc họ phải đổi mới. FDI có vai trò quan trọng trong việc thu hút các doanh nghiệp khác nhỏ hơn tới đầu tư cũng như tạo ra mối liên kết với các doanh nghiệp nội địa thông qua các sản phẩm phụ trợ. Tăng cường liên kết với doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia với kỹ năng quản lý tốt và trình độ công nghệ cao sẽ giúp các doanh nghiệp nội địa cải thiện NSLĐ nhờ hiệu ứng lan tỏa.

Việc cải thiện NSLĐ doanh nghiệp còn tùy thuộc vào khả năng hấp thụ được những hiệu ứng tràn từ các doanh nghiệp FDI mới là điều quan trọng. Theo Lipsey, Sjöholm (2004) thì việc hấp thụ còn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và cơ chế thương mại của quốc gia tiếp nhận vốn FDI. Còn nghiên cứu của Lall (1993) cho rằng để cải thiện năng suất thì nước nhận đầu tư cần năng lực công nghệ và trình độ chuyên môn của người lao động phải đạt mức tối thiểu để hấp thụ và thích nghi với công nghệ, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp FDI, điều này đòi hỏi những cố gắng của cả chính phủ và khu vực tư nhân. Nếu những kiện tối thiểu này không thể đáp ứng thì việc mở cừa và thu hút FDI thậm chí còn có tác động tiêu cực khi các doanh nghiệp nội địa không đủ năng lực và bị loại khỏi ngành. Tương tự, nghiên cứu của Ford, Rork, and Elmslie (2008) ngụ ý rằng vốn FDI sẽ tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế và cải thiện NSLĐ doanh nghiệp chỉ khi trình độ của lao động trong nước đủ đáp ứng và tích hợp để hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp nước ngoài.

Tóm lại, vốn FDI là một yếu tố mới có tác động đến NSLĐ doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động tích cực của FDI chỉ xảy ra khi các doanh nghiệp có đủ năng lực học hỏi công nghệ mới, hoặc có đủ năng lực cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp nước ngoài.

4.2. Yếu tố Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Một số nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia cũng cho thấy tác động tích cực của đổi mới công nghệ tới NSLĐ như:

Zhao Yanyun and Zhen Feng (2013), phân tích và chỉ ra rằng Đổi mới sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải thiện NSLĐ của doanh nghiệp dệt may tại Trung Quốc.

Nghiên cứu của Francesco and Mario (2009) đánh giá tác động của đổi mới công nghệ tới NSLĐ của 8 nước của châu Âu trong 2 thập kỷ vừa qua. Nghiên cứu của Jajri (2007) cho thấy đổi mới sáng tạo và tiến bộ công nghệ giúp cải thiện đường giới hạn khả năng sản xuất từ đó cải thiện NSLĐ. Tuy nhiên, mức độ tác động của đổi mới sáng tạo và công nghệ phụ thuộc rất lớn vào chiến lược phát triển và định hướng công nghệ của doanh nghiệp đó. Hơn nữa, những nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vấn để lao động có đủ trình độ kỹ năng để hấp thụ và làm chủ công nghệ cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc cải thiện NSLĐ.

Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee (2013) đã chỉ ra, CMCN 4.0 có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần con người.

Một số nghiên cứu thực nghiệm ở một số quốc gia cũng cho thấy tác động tích cực của đổi mới công nghệ tới NSLĐ như nghiên cứu của Francesco and Mario (2009) đánh giá tác động của đổi mới công nghệ tới NSLĐ của 8 nước của châu Âu trong 2 thập kỷ vừa qua. Nghiên cứu của Jajri (2007) cho thấy đổi mới sáng tạo và tiến bộ công nghệ giúp cải thiện đường giới hạn khả năng sản xuất từ đó cải thiện NSLĐ. Tuy nhiên, mức độ tác động của đổi mới sáng tạo và công nghệ phụ thuộc rất lớn vào chiến lược phát triển và định hướng công nghệ của nước đó. Hơn nữa, những nghiên cứu này cũng nhấn mạnh vấn để lao động có đủ trình độ kỹ năng để hấp thụ và làm chủ công nghệ cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc cải thiện NSLĐ.

Mô hình lý thuyết của Solow (1960) cho rằng tích lũy vốn chỉ mang lại tăng trưởng trong ngắn hạn còn tiến bộ công nghệ mới là nhân tố quan trọng đối với tăng trưởng và cải thiện năng suất trong dài hạn. Điều đó cho thấy, yếu tố quyết định có tính đột phá tới tăng trưởng NSLĐ trong dài hạn của mỗi quốc gia là công nghệ và đổi mới sáng tạo. Theo Squires và Reid (2004), thay đổi công nghệ hoặc phát triển công nghệ mới giúp tạo ra những sản phẩm mới hiệu quả hơn. Quan trọng hơn, đổi mới sáng tạo và công nghệ giúp thay đổi phương thức sản xuất cũ bằng phương thức sản xuất mới từ đó dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất cao hơn.

Khác với những nguồn lực đầu vào khác đối với sản xuất, những đóng góp từ đổi mới sáng tạo và khoa học công nghệ đối với NSLĐ thường không có điểm tới hạn và đây là yếu tố mang tính quyết định tới việc nâng cao NSLĐ cho doanh nghiệp. Kinh nghiệm ở những nước phát triển cho thấy, sự phát triển của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thường gắn chặt với trình độ phát triển của đội ngũ nhà khoa học và trình độ của người lao động. Vì thế, muốn tạo ra sự đột phá về công nghệ cần phải có sự chuẩn bị tốt về con người cũng như chính sách hỗ trợ hợp lý của chính phủ.

Tóm lại, Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được xem như là một yếu tố mới quan trọng tác động đến NSLĐ doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 đang diễn ra như hiện nay.

4.3. Yếu tố Nguồn nhân lực chất lượng cao

Black và Lynch (1996), Krueger and Lindahl (2000) chỉ ra rằng sự thay đổi trong giáo dục (số năm đào tạo) có tác động tích cực tới tăng trưởng và NSLĐ.

Duryea và Pagés (2002) tổng quan nhiều nghiên cứu đều cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển giáo dục và NSLĐ.

Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee (2013) đã chỉ ra, CMCN 4.0 có thể tạo ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi công nghệ thay thế dần con người.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, cuộc CMCN 4.0 sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn là những việc làm mất đi do có cuộc cách mạng này. Về lịch sử cho thấy, cuộc CMCN lần thứ Nhất đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (lao động chân tay); cuộc CMCN lần thứ 2 - cuộc cách mạng xe hơi của những năm 1890 đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (thay thế xe ngựa thồ hàng); và cuộc CMCN lần thứ 3 - cuộc cách mạng silicon của những năm 1960 và 1970 cũng đã tạo ra nhiều việc làm hơn số việc làm bị mất đi (chủ yếu là trong công tác văn thư hành chính và lao động đơn giản).

Trong các mô hình tăng trưởng, vốn nhân lực chỉ được đưa vào mô hình kể từ sau thập niên 80 như Lucas (1988), Romer (1990), Mankiw và cộng sự (1992), Tất cả các tác giả đều cho rằng sự gia tăng vốn nhân lực sẽ mang lại tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Vốn nhân lực bao gồm nhiều yếu tố tạo thành như kiến thức, kinh nghiệm, sức khỏe, năng lực cá nhân và nó được tích lũy bởi giáo dục và chăm sóc sức khỏe từ đó tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất. Kỹ năng của lực lượng lao động là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng năng suất lao động. Vì vậy, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp và hiệu quả luôn là nhiệm vụ trung tâm của các lãnh đạo doanh nghiệp.

Ngoài ra, Một lý thuyết khác của Geoffrey V. Crockett (2000), cho rằng Các yếu tố tác động tới NSLĐ doanh  nghiệp, bao gồm: Tăng trưởng NSLĐ doanh nghiệp rõ ràng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả tự do hóa thương mại, chi phí R&D, vốn đầu tư, việc sử dụng công nghệ chẳng hạn như máy tính, giảm kích thước quy mô doanh nghiệp, chương trình chia sẻ lợi nhuận, liên minh và các phương pháp quản lý chiến lược chung.

Tóm lại, nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là một trong những yếu tố mới quan trọng có tác động lớn đến NSLĐ doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

  1. 5. Mô hình nghiên cứu đề xuất

5.1. Cơ sở lý thuyết của Mô hình nghiên cứu đề xuất

Theo các nghiên cứu trước đây (Denis & Kruse, 2000; Kang & Shivdasani, 1997; Paul, 2007; Perry & Shivdasani, 2005; Thành, 2013), Phương trình căn bản để đánh giá tác động của tái cấu trúc đến NSLĐ doanh nghiệp có dạng tổng quát như sau:

 

Trong đó:

Biến phụ thuộc:

  • LP: Biến NSLĐ doanh nghiệp hàng năm (Labour Productivity)

Các Biến độc lập:

  • RES: Biến Tái cấu trúc doanh nghiệp (Restructuring)
  • Z: các biến yếu tố tác động tới tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp.

Các hệ số:

  • Các hệ số: β, δ là các hệ số phản ánh tác động của biến giải thích trong mô hình đến NSLĐ;
  • ε : là phần dư sai số
  • i : Số doanh nghiệp
  • t: Số năm

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và CMCN 4.0 đang diễn ra rất nhanh chóng như hiện nay đã làm cho môi trường và điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi rất nhiều, làm phát sinh các yếu tố mới tác động mạnh mẽ đến NSLĐ doanh nghiệp như: Vốn FDI, nguồn nhân lực chất lượng cao và yếu tố khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Vì vậy, như đã phân tích ở phần trên và căn cứ vào tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm, cho thấy những cơ sở lý luận và thực nghiệm đáng tin cậy về tác động của tái cấu trúc và các yếu tố mới đến NSLĐ doanh, thông qua Mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:

 (2)

 

Trong đó:

  • FDI: Biến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Forein Direct Investemnt).
  • HQH: Biến Nguồn nhân lực chất lượng cao (High Quality Human Resource).
  • TEC: Biến Khoa học - Công nghệ và Sáng tạo (Science - Technology & Innovation).

5.2.    Mô tả chi tiết các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến phụ thuộc:

LP: là biến NSLĐ doanh nghiệp 

NSLĐ đoanh nghiệp được đo lường bằng công thức sau:

NSLĐ doanh nghiệp = Tổng đầu ra / Tổng đầu vào sử dụng

 

Trong đó:

  • Tổng Đầu ra: là hàng hoá được sản xuất ra hoặc những dịch vụ được cung cấp. Nó có thể được biểu hiện dưới dạng đơn vị hiện vật như số lượng sản hoặc biểu hiện dưới dạng giá trị bằng tiền. Để có thể thống nhất trong việc tính toán, khi đo năng suất thường sử dụng giá trị bằng tiền để tính đầu ra: ví dụ như tổng giá trị sản lượng, tổng đầu ra, giá trị gia tăng.
  • Tổng Đầu vào: là các nguồn lực được sử dụng để tạo ra hàng hoá sản phẩm và dịch vụ. Các yếu tố đầu vào gồm lao động, vốn, nguyên vật liệu, năng lượng.... Thông thường đầu vào về lao động được tính bằng số lượng lao động hoặc số giờ công lao động. Trong khi đầu vào về vốn, nguyên vật liệu, năng lượng được tính theo giá trị bằng tiền.

Để đánh giá năng suất của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ thiết lập một hệ thống các tỷ số hay còn được gọi là chỉ tiêu năng suất. Việc sử dụng chỉ tiêu năng suất nào là phụ thuộc vào mục đích phân tích, đánh giá và khả năng thu thập các dữ liệu cần thiết. Mục đích của việc tính toán các chỉ tiêu năng suất nhằm phân tích tình trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, so sánh với các doanh nghiệp khác hoặc so sánh với các tiêu chuẩn ngành nhằm đặt ra mục tiêu và khắc phục những khu vực có vấn đề.

Ở cấp độ doanh nghiệp, có rất nhiều các chỉ tiêu có thể sử dụng, trong đó chia ra 2 loại chỉ tiêu sau:

Các chỉ tiêu định tính: Đây là việc xem xét đến định hướng chiến lược, phương thức quản lý và văn hoá doanh nghiệp. Những yếu tố này là cơ sở cho sự phát triển bền vững. Các yếu tố xem xét bao gồm:

  • Yếu tố lãnh đạo: xem xét đến mục đích, mục tiêu và chiến lược quản lý;
  • Yếu tố quản lý: cơ cấu tổ chức, hệ thống quản lý, chính sách đối với lao động;
  • Yếu tố phát triển sản phẩm, công nghệ;
  • Yếu tố sản phẩm, chiến lược thị trường: chất lượng sản phẩm, khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường;
  • Yếu tố tài chính: chính sách tài chính, các chỉ tiêu tài chính;
  • Các yếu tố khác như các mối quan hệ hợp tác, các mối quan hệ giữa quản lý và người lao động.

Các chỉ tiêu định lượng: Tuỳ theo mục đích phân tích có thể tập hợp các chỉ tiêu cụ thể theo nhóm khác nhau. Nhìn chung hệ thống các chỉ tiêu được chia thành 4 nhóm:

  • Nhóm chỉ tiêu năng suất lao động: cho thấy khả năng sản xuất sản phẩm hay dịch vụ ở mức chi phí lao động thấp nhất có thể. Yếu tố lao động luôn được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Các chỉ tiêu thường sử dụng là: giá trị gia tăng trên chi phí lao động, năng suất lao động (giá trị gia tăng/số lượng lao động), tổng đầu ra tính theo đầu người, chi phí lao động trên một lao động ...
  • Nhóm chỉ tiêu năng suất vốn: phản ánh mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn, cho thấy được khi đầu tư một đồng vốn như vậy sẽ đem lại bao nhiêu giá trị. Điều này sẽ không chỉ phụ thuộc vào việc quản lý cho quá trình sản xuất hoạt động ổn định mà đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải luôn tìm tòi để có thể đầu tư cho thị trường nào, sản phẩm nào có hiệu quả nhất. Các chỉ tiêu thường sử dụng: Năng suất vốn (giá trị gia tăng/ tổng lượng vốn), Tỷ lệ quay vòng vốn (tổng đầu ra/ tài sản cố định)...
  • Nhóm chỉ tiêu phản ánh tính cạnh tranh và khả năng sinh lợi: Nhóm chỉ tiêu này gồm 2 dạng chỉ tiêu chính:
    • Hiệu quả quá trình: Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp như lao động, nhà xưởng, máy móc và vốn để tạo ra giá trị gia tăng. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc kiểm soát các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ như phân công bố trí lao động hợp lý, bố trí sản xuất phù hợp, kiểm soát chặt chẽ các quá trình đảm bảo chất lượng và giảm lãng phí, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị, tiết kiệm tối đa nguyên nhiên liệu. Chỉ tiêu thường sử dụng: Giá trị gia tăng/ Chi phí nội lực ...
    • Khả năng sinh lợi: phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu thường sử dụng: Tỷ suất thu hồi vốn đầu tư (Lợi nhuận/ tổng vốn đầu tư), Khả năng sinh lợi (Lợi nhuận/Tổng đầu ra)...
  • Nhóm chỉ tiêu năng suất tổng hợp: Phản ánh năng suất tổng thể của doanh nghiệp. Nó cho thấy cái nhìn tổng thể về việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào hay không để có thể tạo ra một lượng giá trị đầu ra cao. Chỉ tiêu thường sử dụng: Năng suất chung (tổng đầu ra/ tổng đầu vào, Năng suất yếu tố tổng hợp - TFP).

Việc đo lường NSLĐ doanh nghiệp sẽ có lợi ích là cung cấp một cơ sở dữ liệu cho tổ chức để lập mục tiêu và giám sát việc thực hiện, giúp cho việc bộc lộ những khu vực có vấn đề và đánh giá được hiệu quả các hoạt động kinh tế, căn cứ trên kết quả đánh giá lên được các kế hoạch cải tiến và cải tổ tổ chức.

Các biến phụ thuộc:

  1. a) RES: là biến Tái cấu trúc doanh nghiệp.

Res được đo lường thông qua 3 mô hình tái cấu trúc đó là Mô hình tái cấu trúc danh mục đầu tư (Portfolio Restructuring), Mô hình tái cấu trúc tài chính (Financial Restructuring) và Mô hình tái cấu trúc tổ chức (Organization Restructuring). Bài viết này sử dụng Mô hình Tái cấu trúc danh mục đầu tư cho việc kiểm định kết quả tái cấu trúc doanh nghiệp. Tái cấu trúc danh mục được đo lường bằng 2 phương pháp thông thường là ROA và Tobin's Q (Dahya và cộng sự, 2008; Dahya & McConnell, 2007; Shan& McIver, 2011). Theo trích dẫn của Shan và McIver (2011), phương pháp đo lường ROA là thước đo dựa vào số liệu kế toán và phản ánh thông tin trong quá khứ (PAS). Trong khi đó, phương pháp đo lường Tobin's Q là thước đo dựa vào thị trường và dự báo trong tương lai. Đây là tỷ số giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của tài sản (TOQ) do James TobinWilliam Brainard sử dụng lần đầu tiên vào năm1968.

Trong đó,

  • PAS: là % thay đổi của Tổng tài sản doanh nghiệp.
  • ROA: là Tổng Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản.
  • TOQ: Tỷ lệ giữa Giá trị thị trường của tài sản / Giá trị sổ sách của tài sản.

Theo Tod Perry và Anil Shivdasani, 2005, Nếu thay đổi trong tổng tài sản của một doanh nghiệp lớn hơn 5%, doanh nghiệp đó được coi là tái cấu trúc.

Trong đó, RES được đo bằng biến giả 1,0 (dummy variable).

  • RES = 1 nếu % thay đổi của Tổng tài sản doanh nghiệp PAS > = 5%, nghĩa là Doanh nghiệp được coi là tái cấu trúc;
  • RES = 0 nếu % thay đổi của Tổng tài sản doanh nghiệp PAS <5%, nghĩa là Doanh nghiệp không được coi là tái cấu trúc.
  1. b) FDI: Biến đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Forein Direct Investemnt).
  • FDI được đo lường thông qua số liệu tổng các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan.
  1. c) HQH: Biến Nguồn nhân lực chất lượng cao (High Quality Human Resource).
  • HQH được đo lường bằng tỷ lệ số lượng công nhân chất lượng cao có trình độ cao đẳng – đại học, đã được huấn luyện, đào tạo tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ.
  1. d) TEC: Biến Khoa học - Công nghệ và Sáng tạo (Science - Technology & Innovation).
  • TEC được đo lường bằng Tỷ lệ đầu tư cho máy móc thiết bị hiện đại + số lượng các Bằng phát minh, các sáng kiến cải tiến kỹ thuật nâng cao NSLĐ tại doanh nghiệp.
  1. e) Z: là tập hợp các biến kiểm soát phản ánh các đặc điểm của doanh nghiệp trên Tổng tài sản, bao gồm:
  • TDA: Tổng Nợ / Tổng tài sản.

Đòn bẩy tài chính cao hơn không chỉ khuếch đại mức thu nhập của công ty mà còn làm tăng khả năng thay đổi thu nhập. Một công ty có đòn bẩy tài chính cao phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài (Coles và cộng sự, 2008).

  • PRO: Tổng lợi nhuận trước thuế / Tổng tài sản.

Munisi et al. (2014) cho rằng lợi nhuận trước thuế có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tái cấu trúc và kết quả của NSLĐ.

  • REV: tỷ lệ (%) thay đổi trong Tổng doanh thu hàng năm.

Mục tiêu tăng trưởng doanh thu đóng một vai trò quan trọng trong hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và là một tiêu chuẩn để thúc đẩy nâng cao NSLĐ (Brush và cộng sự, 2000; Fukui và Ushijima, 2007).

  • YEA: Số năm kể từ khi công ty được thành lập.

Với tác động của thời gian hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu cho thấy rằng các công ty lâu năm có nhiều kinh nghiệm hơn và do đó tận hưởng NSLĐ vượt trội (Stinchcombe và March, 1965). Tuy nhiên, một nghiên cứu khác lại cho rằng các công ty lâu năm đang dần phải tái cấu trúc để đáp ứng sự thay đổi trong môi trường kinh doanh; do đó, có khả năng các doanh nghiệp lâu năm này sẽ có NSLĐ thấp hơn so với các công ty mới thành lập và linh hoạt hơn (Baek et al., 2004).

  1. Kết luận và khuyến nghị

Về mặt lý thuyết, NSLĐ là chỉ số chính của thị trường lao động, phản ánh tăng trưởng kinh tế bền vững, khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong sử dụng lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay những nghiên cứu về tác động của tái cấu trúc và các yếu tố mới đến NSLĐ doanh nghiệp vẫn là một khoảng trống nghiên cứu. Vì vậy, tác giả thông qua việc tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu, đi sâu phân tích lý thuyết và thực nghiệm về tái cấu trúc và các yếu tố mới tác động đến NSLĐ doanh nghiệp đã đề xuất mô hình nghiên cứu về tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và CMCN 4.0. Mô hình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở cho các bước nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này trong tương lai.

Về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu tái cấu trúc và NSLĐ doanh nghiệp sẽ là cơ sở thực nghiệm góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp quyết tâm hơn trong việc tái cấu trúc và tìm giải pháp nâng cao NSLĐ doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng và cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Thông qua kết quả nghiên cứu trên, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn về nội hàm vai trò và tác động của các yếu tố mới như vốn FDI, trình độ khoa học công nghệ và sáng tạo, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đến NSLĐ doanh nghiệp. Đề từ đó, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn và quyết tâm hơn trong tái cấu trúc doanh nghiệp, cũng như chú trọng việc thu hút nguồn vốn FDI cho mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị, tập trung đầu tư nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể nhanh chóng nắm bắt kịp thời những tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ nhằm nâng cao NSLD doanh nghiệp.

 

 Tài liệu tham khảo

  1. Bowman, E. H., & Singh, H. (1993), “Corporate restructuring: Reconfiguring the firm”, Strategic Management Journal (1986-1998), 14(Special Issue), 5.
  2. Denis, D. J., & Kruse, T. A. (2000), “Managerial discipline and corporate restructuring following performance declines”, Journal of Financial Economics, 55(3), 391–424.
  3. Hammer, M., Champy, J. (1993), Reengineering the Corporation: A manifesto for Business Revolution. New York: Harper Business.
  4. Higuchi Yoshio (2004), “Corporate Restructuring and its Impact on Value-added, Productivity, Employment and Wages”, Keizai Sangyo Journal.
  5. Kang, J.-K., & Shivdasani, A. (1997), “Corporate restructuring during performance declines in Japan”, Journal of Financial Economics, 46(1), 29–65.
  6. Menghistu Sallehu (2017), Do Restructurings Improve Post-restructuring Productivity?, Eastern Illinois University.
  7. Perry, T., & Shivdasani, A. (2005), “Do boards affect performance? Evidence from corporate restructuring”, The Journal of Business, 78(4), 1403–1432.
  8. Thanh, Su Dinh et al (2017), Corporate Restructuring in Vietnam: An Analysis of Asset Restructuring.
  9. Vanderbijlpark (2005), The impact of restructuring on the productivity of companies. North-West University.
  10. Xiaoyang Li (2011), Productivity, Restructuring, and the Gains from Takeovers, University of Michigan.

 

 

[1] Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.