Nguyễn Hồng Nga
Phân hiệu Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long, Việt Nam
Lâm Thị Trúc Linh
Phân hiệu Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long, Việt Nam
Nguyễn Ngọc Thọ
Phân hiệu Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long, Việt Nam
Ngày nhận: 19/12/2024; Ngày hoàn thành biên tập:13/02/2025; Ngày duyệt đăng: 27/02/2025
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.122024.1217
Tóm tắt: Nghiên cứu này xem xét tác động của trách nhiệm xã hội nội bộ đến hiệu suất công việc bền vững của nhân viên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Bốn biến ngoại sinh được dùng để đo lường gồm an toàn và phúc lợi nơi làm việc, đào tạo và phát triển, cân bằng công việc - cuộc sống và căng thẳng công việc. Dữ liệu được thu thập từ 270 nhân viên đang làm việc tại các đơn vị, bao gồm cả đơn vị công và doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ việc áp dụng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM), kết quả nghiên cứu cho thấy cả bốn biến ngoại sinh đều có tác động đến tính bền vững của hiệu suất công việc. Ngoại trừ biến căng thẳng công việc cho kết quả tác động ngược chiều, các biến còn lại đều tác động cùng chiều. Kết quả này giúp các nhà quản trị nhìn nhận rõ nét về thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội nội bộ và cách nó tác động đến tính bền vững của hiệu suất công việc, góp phần thúc đẩy các giải pháp hỗ trợ, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
Từ khóa: Cân bằng công việc - cuộc sống, Căng thẳng công việc, Đào tạo và phát triển, Hiệu suất công việc bền vững, Trách nhiệm xã hội nội bộ
THE IMPACT OF INTERNAL CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY ON SUSTAINABLE EMPLOYEE PERFORMANCE IN THE MEKONG DELTA
Abstract: This study examines the impact of internal social responsibility implementation on sustainable employee performance – the case of organizations in the Mekong Delta. Four exogenous variables are used for measurement: Well-being at the workplace, Training and development, Work-life balance, and Job stress. Based on data collected from 270 employees working in units, including public and private units in the Mekong Delta. The partial least squares structural model (PLS-SEM) results show that all four exogenous variables impact the sustainability of sustainable employee performance. Except for the variable Job stress which has a negative impact, the remaining variables positively impact. This result helps managers perceive the current status of internal social responsibility implementation and how it affects the sustainable employee performance, contributing to promoting solutions to support and invest in improving the quality of human resources to bring benefits to both parties.
Keywords: Internal Corporate Social Responsibility, Job Stress, Sustainable Employee Performance, Training and Development, Work-Life Balance, Well-being at The Workplace