Nguyễn Danh Nam[1]
Nhà nghiên cứu độc lập
Uông Thị Ngọc Lan
Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 14/1/2024; Ngày hoàn thành biên tập: 10/3/2024; Ngày duyệt đăng: 15/4/2024
DOI: https://doi.org/10.38203/jiem.vi.012024.1106
Tóm tắt
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá ảnh hưởng của các yếu tố thúc đẩy và rào cản đến ý định giảm thiểu sử dụng túi nilon của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 216 người tiêu dùng và kỹ thuật phân tích PLS-SEM được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết. Kết quả phân tích cho thấy, ý định giảm thiểu sử dụng túi nilon được giải thích bởi cả các yếu tố thúc đẩy và rào cản dựa trên lý thuyết nhân tố kép. Các yếu tố thúc đẩy được chỉ ra bao gồm thái độ, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, sự quan tâm đến môi trường và chuẩn mực đạo đức cá nhân có tác động tích cực đến ý định giảm thiểu sử dụng túi nilon của người tiêu dùng ở Thành phố Hà Nội. Ngược lại, sự thờ ơ đối với chủ nghĩa môi trường, nhận thức rủi ro về tài chính và thói quen có tác động tiêu cực đến ý định giảm thiểu sử dụng túi nilon của người tiêu dùng tại Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, hành vi giảm thiểu sử dụng túi nilon của người tiêu dùng tại Thành phố Hà Nội cũng bị ảnh hưởng bởi ý định giảm thiểu sử dụng túi nilon. Dựa vào các kết quả nghiên cứu, một số hàm ý đã được đưa ra nhằm thúc đẩy ý định và hành vi giảm thiểu sử dụng túi nilon của người tiêu dùng trong thời gian tới.
Từ khoá: Yếu tố thúc đẩy, Yếu tố rào cản, Ý định, Hành vi
THE IMPACT OF MOTIVATING FACTORS AND BARRIERS FACTORS ON CONSUMERS’ INTENTION TO REDUCE THE USE OF PLASTIC BAGS: A CASE STUDY OF HANOI, VIETNAM
Abstract
This study aims to explore the impact of factors that promote and impede consumers’ intention to reduce the use of plastic bags in Hanoi. Survey data were gathered from 216 consumers, and PLS-SEM analysis techniques were used to test the theoretical model. The analysis results indicate that the intention to reduce the use of plastic bags is explained by both promoting and impeding factors based on the dual-factor theory. The findings show that the promoting factors include attitude, subjective norm, perceived behavioral control, environmental concern, and personal moral standards, which positively influence the intention to reduce the use of plastic bags among consumers in Hanoi. Conversely, environmental indifference, perceived financial risk, and habits negatively impact the intention to reduce the use of plastic bags among consumers in Hanoi. Additionally, the reduction behavior of plastic bag usage among consumers in Hanoi is also influenced by the intention to reduce the use of plastic bags. Based on the research findings, several implications are suggested to promote the intention and behavior of reducing plastic bag usage among consumers in the future.
Keywords: Motivating Factors, Barrier Factors, Intention, Behavior