Sidebar

Magazine menu

04
T7, 05

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ SỐ 146

Nguyễn Thị Cẩm Vân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 17/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 22/05/2022; Ngày duyệt đăng: 27/05/2022

Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy để phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại quốc tế, tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá, tiêu thụ năng lượng tái tạo và phát thải CO2 đến phát triển công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam giai đoạn 1990-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế và nhập khẩu thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, đô thị hoá và phát thải CO2 có tác động tiêu cực đến sự gia tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP. Trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng tái tạo, nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát thải CO2 làm tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu và đô thị hoá làm giảm tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị chính sách được đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: Công nghiệp chế biến chế tạo, Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhập khẩu, Tăng trưởng, Xuất khẩu

DO FOREIGN DIRECT INVESTMENT AND INTERNATIONAL TRADE PROMOTE THE DEVELOPMENT OF THE MANUFACTURING SECTOR IN VIETNAM?

Abstract: This study uses the autoregressive distributed lag model to analyze the impact of foreign direct investment, international trade, economic growth, urbanization, renewable energy consumption, and CO2 emissions on the development of the manufacturing sector in Vietnam from 1990 to 2020. The results show that in the long run, economic growth and imports promote industrialization in Vietnam. Foreign direct investment, urbanization, and CO2 emissions have a negative impact on the expansion of the share of manufacturing in GDP. In the short term, economic growth, renewable energy consumption, imports, foreign direct investment, and CO2 emissions increase the proportion of the manufacturing sector in Vietnam. However, exports and urbanization reduce the proportion of the manufacturing sector. Based on the results, the study proposes some policy recommendations to promote the development of the manufacturing sector in Vietnam in the coming time.
Keywords: Export, Foreign Direct Investment, Growth, Import, Manufacturing

Đọc bản full PDF tại: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM HAY KHÔNG?