Nguyễn Quốc Anh
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Hà Nội, Việt Nam
Lê Minh Thắng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Trung Dũng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Ngọc Trung
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Diệp Hồng
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 21/05/2020; Ngày hoàn thành phản biện: 08/12/2020; Ngày duyệt đăng: 22/12/2020
Tóm tắt: Thành công trong quá trình thực hiện “sứ mệnh thứ ba” của trường đại học (ĐH), cụ thể thông qua hoạt động liên kết với doanh nghiệp (DN), chuyển giao và ứng dụng tri thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn đã ngày càng được khẳng định là một trong những nhân tố chính tạo nên sự phát triển của mỗi quốc gia và khu vực. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu làm rõ thực trạng hoạt động chuyển giao tri thức và những lợi ích kinh tế của những hoạt động này tại các trường ĐH trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật (KHKT) và công nghệ (CN) tại Việt Nam, cụ thể thông qua nghiên cứu trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN). Bài viết tập trung so sánh và mô tả ba hoạt động chuyển giao tri thức qua kênh chính thức và có thể mang lại lợi ích kinh tế bao gồm: hoạt động thương mại hóa công nghệ và sáng chế dựa trên nền tảng kết quả nghiên cứu ứng dụng; hoạt động ươm tạo các DN khoa học và công nghệ (KH&CN) khởi nguồn thuộc trường ĐH; và hoạt động thực hiện dịch vụ KH&CN theo đơn đặt hàng của DN. Dựa trên phân tích các cuộc phỏng vấn sâu các lãnh đạo nhà trường và các tài liệu thứ cấp về quản lý hoạt động KH & CN tại Trường ĐHBKHN, nghiên cứu chỉ ra rằng một phần ba hoạt động chuyển giao tri thức kể trên đã có bước phát triển nhất định và mang lại nguồn lợi kinh tế cho nhà trường, trong đó, kênh dịch vụ KH&CN theo đơn đặt hàng của DN mang lại số lượng hợp đồng và doanh thu tốt, còn các kênh thương mại hóa sáng chế và thành lập DN khởi nghiệp vẫn chưa thực sự xứng với tiềm năng phát triển.
Từ khóa: Chuyển giao tri thức, Thương mại hoá kết qủa nghiên cứu, Spin-offs, Nghiên cứu và triển khai (R&D), Hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học, Việt Nam
UNIVERSITY KNOWLEDGE TRANSFER IN THE CONTEXT OF VIETNAMESE UNIVERSITIES SPECIALIZING IN ENGINEERING AND TECHNOLOGY: A CASE STUDY OF HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
Abstract: The university’s so-called “third mission”, which encompasses university-industry collaboration, knowledge transfer and social innovation, is increasingly acknowledged as a crucial source of national and regional economic development. This study aims to explore the knowledge transfer activities at research-oriented universities in Vietnam with a focus on patenting and licensing of inventions; academic entrepreneurship and contract-based research/consultation collaboration with external industrial partners. This study is drawn on an explorative and inductive case study of Hanoi University of Science and Technology. Based on qualitative in-depth interviews with the university managers and content analysis of internal regulations, reports, and speeches regarding university innovation management, the study argues that three formal channels of knowledge transfers have been generating a considerable amount of benefits for the university. Additionally, financial returns from contract-based research/consultation collaboration with external industrial partners outweigh those generated from the other two.
Keywords: University knowledge transfers, Research commercialization, Spin-offs, R&D, University-industry collaboration, Vietnam
Đọc bản PDF full tại: CHUYỂN GIAO TRI THỨC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI