Sidebar

Magazine menu

21
T5, 11

Tạp chí KTĐN số 93

CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHÍNH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HÀ NỘI

CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY CHÍNH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HÀ NỘI

Đặng Thị Huyền Hương

Tóm tắt
Thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ phía các ngân hàng và tổ chức tín dụng (TCTD) đang là vấn đề phải đối mặt của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) nói chung và DNNVV Hà Nội nói riêng. Bằng phương pháp điều tra khảo sát và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng Cục Thống kê từ năm 2006 – 2014, bài viết đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố bên trong bao gồm: (1) Đặc điểm của doanh nghiệp; (2) Đặc điểm của chủ sở hữu; (3) Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh; (4) TSBĐ; (5) Mối quan hệ của doanh nghiệp và ngân hàng, TCTD có ảnh hưởng đáng kể đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV Hà Nội. Bên cạnh đó, bài viết còn nghiên cứu sự khác biệt về khả năng tiếp cận nguồn vốn vay chính thức giữa DNNVV Hà Nội và DNNVV Việt Nam nói chung, giữa các doanh nghiệp có quy mô vừa và doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ.
Từ khoá: Nguồn vốn vay chính thức, nhân tố ảnh hưởng, sự tiếp cận nguồn vốn vay, DNNVV Hà Nội.
Abtract
Captial shortage and difficulty in accessing formal loans from commercial banks and other credit institutions is the most difficult issue of small and medium enterprises (SMEs) in general and SMEs in Hanoi in particular. By questionaires and quantitative method based on the statistic data collected from 2006-2014 by General Statistic Office, the paper analyzes the internal factors affecting formal loan access of SMEs in Hanoi. The results reveal that the internal factors including (1) Firm characteristics; (2) Owner’s characteristics; (3) Financial Position and performance; (4) Collaterals; (5) Firm relationship with banks have certain effects on formal loan access of SMEs in Hanoi. In addition, the paper also finds that there are differences in formal loan access across SMEs in Hanoi and Vietnam, and across small enterprises and medium enterprises in Hanoi.
Key words: SMEs in Hanoi, access to formal loans, factors affecting formal loans.

1. Đặt vấn đề
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, đa số các DNNVV trên địa bàn Hà Nội hiện nay có nguồn vốn chủ sở hữu thấp, nguồn vốn hoạt động kinh doanh chủ yếu được huy động các nguồn vốn phi chính thức. Thời gian qua, không nhiều các DNNVV trên địa bàn được thụ hưởng chính sách hỗ trợ vốn của nhà nước và chính quyền Hà Nội. Số liệu thống kê cho thấy chỉ có 32,38% DNNVV có khả năng tiếp cận được các nguồn vốn chính thức từ phía ngân hàng và các tổ chức tín dụng (TCTD); 35,25% khó tiếp cận; còn lại không thể tiếp cận; 90% không tiếp cận được vốn vay ưu đãi .
Khơi thông nguồn vốn vay chính thức đối với DNNVV trên địa bàn Hà Nội không những giúp DN có đủ nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn có ý nghĩa nhằm hạn chế tình trạng vay cá nhân, vay phi chính thức để đầu tư các hoạt động rủi ro cao làm minh bạch hoạt động cũng như báo cáo tài chính (BCTC) của các DNNVV từ đó tăng cường năng lực quản trị và thu hút các nhà đầu tư. Ngoài ra, ngân hàng hay TCTD nói chung trong quá trình cung ứng nguồn vốn vay chính thức sẽ thực hiện hoạt động giám sát tài chính đối với khoản vay, phát triển và khai thác các dịch vụ tài chính ngân hàng đối với các DN, giảm các giao dịch bằng tiền mặt. Dưới góc độ quản lý nhà nước, đây còn là một giải pháp lành mạnh hóa nền kinh tế.
Theo nhận định của tác giả, các nhân tố từ bên ngoài như: môi trường kinh tế vĩ mô, hệ thống các quy định pháp lý, chính sách tiền tệ của nhà nước, chính sách cho vay của từng TCTD… cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự tiếp cận vốn của DNNVV nói chung. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, khi các định hướng hỗ trợ DNNVV của Nhà nước và chính quyền Hà Nội rất quyết liệt, nền kinh tế vĩ đang hồi phục sau khủng hoảng và đi vào ổn định, các ngân hàng và TCTD đến nay đang có thanh khoản dồi dào và hướng đến các dịch vụ bán lẻ cho các DNNVV thì phải chăng các rào cản này chủ yếu xuất phát từ chính bản thân các DNNVV? Để đáp ứng được yêu cầu về nguồn vốn chính thức này, thay vì chờ đợi các chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương, các DNNVV trên địa bàn cần chủ động tìm ra câu trả lời các nhân tố nào thuộc về bên trong DN ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này và làm thế nào để tăng cường và ổn định sự tiếp cận nguồn vốn vay cho các DNNVV trên địa bàn trong thời gian dài. Điều này không chỉ giúp DNNVV trên địa bàn tiếp cận được nguồn vốn vay mà còn giúp tiếp cận có chất lượng nguồn vốn vay, và hơn thế nữa giúp nâng cao năng lực quản trị tài chính, hoàn thiện các mặt trong hoạt động kinh doanh của DN trong thời gian dài.

2. Tổng quan lý thuyết
Không chỉ ở các nước đang phát triển như Việt Nam mà thậm chí ở các nước phát triển, nghiên cứu về tiếp cận vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận vốn là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của các DNNVV ở các nước đang phát triển có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam là cơ sở lý thuyết vững chắc cho nghiên cứu này.
Đầu tiên, phải kể đến các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) về tiếp cận vốn, Beck và các cộng sự (2006) đã điều tra 10.000 DN từ 80 quốc gia kết luận rằng, nhân tố tác động đến rào cản tài chính đó là đặc điểm của DN như: quy mô, thời gian hoạt động và vấn đề sở hữu. DN lâu năm, quy mô lớn và có vốn đầu tư nước ngoài sẽ gặp ít rào cản hơn. Nghiên cứu thực nghiệm của Kung’u và cộng sự (2011) tại Kenya từ việc điều tra 115 DNNVV tại Wesland - Kenya, bổ sung các nhân tố đặc điểm tài chính, DNNVV không có hệ thống sổ sách kế toán, thiếu tài sản bảo đảm (TSBĐ) và thiếu các tiêu chuẩn hoạt động sẽ gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn. Nghiên cứu của Haron và cộng sự (2013) tại Malaysia đánh giá tác động đến khả năng vay vốn của DN với các nhân tố như: đặc điểm DN, khả năng trả nợ và TSBĐ. Khalid và Kalsom (2014) nghiên cứu tại Libya kết luận rằng DN có quy mô nhỏ, chủ DN có trình độ thấp, có kế hoạch kinh doanh cụ thể, đã tiếp cận nguồn vốn vay chính thức và có lịch sử tín dụng tốt, có TSBĐ sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn. Wignaraja và Jinjarak (2015) nghiên cứu tác động của nhân tố đặc điểm DN đến khả năng vay của các DNNVV ở Trung Quốc và 5 quốc gia Châu Á gồm Indonesia, Malaysia, Philipine, Thailand và Việt Nam trong giai đoạn sau khủng hoảng cho thấy các nhân tố này ảnh hưởng tích cực đến khả năng vay vốn của DN.
Ngoài các nghiên cứu ở nước ngoài trên, nghiên cứu về tiếp cận vốn của các DN Việt Nam đã được một số tác giả thực hiện. Rand (2007) nghiên cứu các rào cản trong tiếp cận tín dụng cho thấy 14 - 25% các DN trong ngành này gặp rào cản về lãi suất, thủ tục vay vốn và TSBĐ. Võ Trí Thành và cộng sự (2011) nghiên cứu trong một số ngành nghề như Dệt may, Sản xuất Phụ tùng ô tô và Công nghiệp Điện tử cho thấy các DN có lợi nhuận cao trong hai năm liên tục, hoạt động lâu năm, quy mô lớn, tham gia vào một mạng lưới sản xuất sẽ dễ được tiếp cận nguồn vốn chính thức hơn. Nghiên cứu của Lê PNM (2012) cho thấy xác suất tiếp cận vốn giảm dần ở các ngành Dịch vụ, Sản xuất chế biến; các DN Việt Nam có khả năng tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn so với các DN Ấn Độ, nhưng phụ thuộc nhiều vào TSBĐ so với các nước Châu Á khác, điều đó chính là rào cản khi tiếp cận vốn. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Lê PNM và Wang (2013). Nghiên cứu của Nhung Nguyen và Nhung Luu (2013) ngoài đề cập đến các nhân tố trên còn đưa ra một kết luận thú vị đó là: Mối quan hệ của DN với các lãnh đạo ngân hàng ảnh hưởng thuận chiều đến việc sử dụng nguồn tín dụng chính thức.

3. Phân tích thực nghiệm các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay chính thức của các DNNVV Hà Nội
Trên cơ sở lý thuyết đặt ra, nhằm đánh giá các nhân tố bên trong bao gồm: (1) Đặc điểm của doanh nghiệp; (2) Đặc điểm của chủ sở hữu; (3) Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh; (4) TSBĐ; (5) Mối quan hệ của doanh nghiệp và ngân hàng ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV Hà Nội trong thời gian, qua đồng thời trả lời các câu hỏi: Có hay không sự khác biệt về tiếp cận vốn giữa DNNVV Hà Nội và DNNVV trên cả nước, sự khác biệt về tiếp cận vốn giữa DN quy mô vừa và DN quy mô nhỏ, bài viết thực hiện 2 phương pháp nghiên cứu đó là:
(1) Phương pháp nghiên cứu định lượng
(2) Phương pháp điều tra khảo sát

3.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
3.1.1. Mô hình nghiên cứu

Để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội, bài viết sử dụng 02 mô hình ước lượng:
- Mô hình Probit 1: Ước lượng xác suất tiếp cận nguồn vốn vay của DN trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng, mô hình này đã được một số nhà khoa học thực hiện như Okura (2009), Canovas và cộng sự (2006), và Kung’u (2011).
Mô hình hồi quy Probit có dạng hàm số như sau:
P(Y=1 Xi ) = pi = F(1 + iXi ) (1)
Trong đó:
F: hàm mật độ xác suất.
pi: xác suất tiếp cận nguồn vốn vay của DN.
Xi: các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay.
- Mô hình dữ liệu mảng 2: Ước lượng giá trị nguồn vốn vay trung bình của DN trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng. Để lựa chọn mô hình hiệu quả nhất, các kiểm định đã được tác giả sử dụng bao gồm: Kiểm định nhân tử Lagrange (xttest0) để lựa chọn giữa mô hình POLS (Pooled OLS) với RE – random effects; Kiểm định Hausman (Hausman, 1978) để lựa chọn giữa mô hình RE – random effects và mô hình FE – fixed effects (Greene, 2002; Wooldridge, 2002). Trên cơ sở các kiểm định nêu trên, mô hình cuối cùng được tác giả lựa chọn là mô hình RE có Robust để kiểm soát các vi phạm về phương sai thay đổi và tự tương quan của sai số ngẫu nhiên (Greene, 2002; Wooldridge, 2002).
Mô hình này được biểu diễn dưới dạng hàm số như sau:
Yi = f(1 + iXi ) +ui (2)
Trong đó:
f: hàm số.
Yi: giá trị nguồn vốn vay trung bình của DN
Xi: các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay
ui: nhiễu ngẫu nhiên của mô hình.

Bảng 1. Định nghĩa các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến số Thang đo
Biến phụ thuộc
XSVAYit
(Mô hình 1) Xác suất tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV Hà Nội i tại thời điểm t.
XSVAYAit
(Mô hình 1A) Xác suất tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV cả nước i tại thời điểm t.
VAYit
(Mô hình 2) Giá trị nguồn vốn vay trung bình của DNNVV Hà Nội i tại thời điểm t, đơn vị triệu đồng – Biến liên tục.
VAYAit (Mô hình 2) Giá trị nguồn vốn vay trung bình của DNNVV cả nước i tại thời điểm t, đơn vị triệu đồng – Biến liên tục.
Biến độc lập
TUOIDNit: Số năm hoạt động của DNNVV i tại thời điểm t. Đơn vị là năm – Biến liên tục.
QUYMOit: Giá trị tổng nguồn vốn của DNNVV i tại thời điểm t, đơn vị triệu đồng – Biến liên tục.
XUATKHAUit: Nhận giá trị bằng =1 nếu DNNVV i tại thời điểm t có hoạt động xuất khẩu (giá trị xuất khẩu >0); bằng = 0 nếu không có xuất khẩu trong năm.
VĐTNNit: Nhận giá trị bằng =1 nếu DNNVV i tại thời điểm t có vốn đầu tư nước ngoài; bằng = 0 nếu DNNVV không có vốn đầu tư nước ngoài.
NGANHit Phản ánh ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của DNNVV i tại thời điểm t. Trong mô hình, để kiểm định ảnh hưởng của đặc điểm ngành đến sự tiếp cận nguồn vốn vay, tác giả sử dụng 4 biến giả để đại diện cho biến này đó là biến BATDONGSANit, CONGNGHIEPit, DICHVUit và XAYDUNGit. Các biến này được định nghĩa như sau:
BATĐONGSANit Nhận giá trị bằng 1 nếu DNNVV i tại thời điểm t hoạt động trong lĩnh vực Bất động sản; bằng 0 nếu không hoạt động trong lĩnh vực này.
CONGNGHIEPit: Nhận giá trị bằng 1 nếu DNNVV i tại thời điểm t hoạt động trong lĩnh vực Sản xuất Chế biến - Chế tạo; bằng 0 nếu không hoạt động trong lĩnh vực này.
DICHVUit: Nhận giá trị bằng 1 nếu DNNVV i tại thời điểm t hoạt động trong lĩnh vực Thương mại Dịch vụ; bằng 0 nếu không hoạt động trong lĩnh vực này.
XAYDUNGit: Nhận giá trị bằng 1 nếu DNNVV i tại thời điểm t hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng; bằng 0 nếu không hoạt động trong lĩnh vực này.
LOINHUANit: Lợi nhuận trước thuế của DNNVV i tại thời điểm t trong năm. Đây là biến liên tục, đơn vị: triệu đồng – Biến liên tục.
TYLENOit Đo lường bằng chỉ tiêu Nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của DNNVV trong năm quan sát – Biến liên tục.
TSCĐit Phản ánh bằng giá trị TSCĐ bình quân của DNNVV i tại thời điểm t trong năm quan sát, đơn vị triệu đồng – Biến liên tục.
TCTHUEit Lá chắn thuế phi nợ*. Biến này được đo bằng tỷ lệ giữa khấu hao luỹ kế và nguyên giá TSCĐ của DNNVV tại thời điểm cuối năm – Biến liên tục.
HANOIit Nhận giá trị bằng 1 nếu DNNVV thuộc địa bàn Hà Nội, bằng 0 nếu DNNVV không thuộc địa bàn Hà Nội.
PHANBIETit Nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp i tại thời điểm t là Doanh nghiệp quy mô vừa, bằng 0 nếu là Doanh nghiệp có quy mô nhỏ/siêu nhỏ.
Ghi chú:
- Các biến liên tục được lấy loga nepe khi thực hiện hồi quy
- (*): Biến này được đưa vào mô hình kế thừa từ nghiên cứu của Nguyễn Văn Lê (2013).
3.1.2. Kết quả ước lượng thống kê
Với sự hỗ trợ của phần mềm STATA 12, tác giả đã thực hiện hồi quy các mô hình (1) và mô hình (2) trên mẫu thống kê DNNVV Hà Nội. Đồng thời, để so sánh sự khác biệt trong khả năng tiếp cận nguồn vốn vay giữa DNNVV Hà Nội và DNNVV cả nước, tác giả đã hồi quy mô hình (1A) và (2A) tương ứng với mô hình 1 và mô hình 2 nhưng sử dụng mẫu thống kê DNNVV Việt Nam.
Kết quả hồi quy các mô hình thu được như sau:
Bảng 2. Kết quả ước lượng các mô hình (1), (2), (1A), (2A)

BIẾN Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 1A Mô hình 2A
LN(TUOIDN) -0,041*** -0,001 0,012*** -0,015***
LN(QUYMO) 0,116*** -0,600*** 0,039*** -0,009
XUATKHAU -1,538*** 0,544*** 0,224*** 0,526***
VĐTNN - - 0,526*** -1,742***
BATDONGSAN 0,312*** 1,135*** 0,021 1,642***
DICHVU -0,032 -0,052 0,255*** 0,424***
XAYDUNG -0,145*** 0,661*** 0,212*** 0,233***
CONGNGHIEP -0,198*** -0,351*** -0,077*** 0,017
LN(LOINHUAN) -0,059*** -0,022*** -0,053*** -0,018***
LN(TYLENO) 0,114*** 0,854*** 0,071*** 0,376***
LN(TCTHUE) 0,017 -0,499*** -0,026*** -0,107***
LN(TSCĐ) 0,029*** 0,835*** 0,089*** 0,382***
HANOI - - 0,823*** -0,122***
PHANBIET -0,317*** -0,022 -0,186*** 0,093***
Hệ số chặn 2,175*** 6,125*** -0,706*** 4,678***
r2 0.479 0,218
N 59.346 22.864 353.087 155.360
Log likelyhood -12.392,119 -171.822,550

   
Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm STATA 12
Kết quả ước lượng cho thấy, hầu hết các nhân tố phản ánh đặc điểm của DN, tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh, TSBĐ có ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV. Kết quả phân tích còn cho thấy:
(1) Ảnh hưởng của biến XUATKHAU, hệ số biến TUOIDN ở mô hình 1 và 1A có sự khác biệt về dấu, hệ số biến LOINHUAN có kết quả trái với các nghiên cứu trước đây.
(2) Trên địa bàn Hà Nội, các DNNVV vừa có xác suất vay cao hơn nhưng lượng vay trung bình thấp hơn so với DNNVV Việt Nam, hệ số biến HANOI ở mô hình 1A và mô hình 2A lần lượt bằng 0,823 và - 0,122.
(3) DN quy mô vừa Hà Nội có xác suất vay thấp hơn và giá trị vay trung bình thấp hơn các DN quy mô nhỏ, hệ số biến PHANBIET ở mô hình 1 và 2 lần lượt bằng -0,317 và -0,022.

3.2. Phương pháp điều tra khảo sát
3.2.1. Mô tả phương pháp điều tra

Để kiểm chứng và làm rõ kết quả nghiên cứu rút ra từ phân tích định lượng ở trên đồng thời làm rõ chiều hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chưa được kiểm định, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát các chuyên gia đang công tác tại các TCTD nhằm khai thác các quy định nội bộ, các nhận định, kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực thẩm định cho vay các DNNVV tại các TCTD trên địa bàn Hà Nội. Thời gian tác giả thực hiện điều tra từ 01/5/2016 đến 30/6/2016.
Với 50 phiếu khảo sát được phát đi và gửi cho 50 chuyên gia của 15 TCTD trên địa bàn, số phiếu nhận về là 30 phiếu của 12 TCTD trên địa bàn.

3.2.2. Kết quả điều tra
Theo kết quả khảo sát, hầu hết các chuyên gia được phỏng vấn cho rằng, các nhân tố về: Đặc điểm của DNNVV; Đặc điểm của chủ DN; Tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh; TSBĐ và Mối quan hệ của DNNVV với ngân hàng rất quan trọng ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV.
Đồng thời, kết quả điều tra cũng cho thấy: Có khác biệt giữa sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DN có quy mô nhỏ/siêu nhỏ và DN quy mô vừa, giữa DNNVV Hà Nội và DNNVV cả nước. Sự khác biệt này xuất phát từ các đặc điểm, mức độ rủi ro trong quá trình cho vay.
Đối với các DN quy mô vừa: Các nhân tố liên quan đến tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh cũng như tính hiệu quả và khả thi của phương án vay vốn, nhân tố lịch sử tín dụng và uy tín trong kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn vay. Theo các chuyên gia, đây là các nhân tố mang tính tiên quyết, mức độ quan trọng số 1 (Bảng 2).

Bảng 3. Ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp quy mô vừa
Nhân tố/Điểm
Không
quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Điểm trung bình Thứ tự quan trọng
1 (điểm) 2 (điểm) 3 (điểm) 4 (điểm)
1. Đặc điểm của doanh nghiệp
Thời gian hoạt động 5% 17% 73% 5% 2,8 6
Quy mô doanh nghiệp 0% 33% 67% 0% 2,7 7
Ngành nghề kinh doanh 0% 17% 78% 5% 2,9 5
2. Đặc điểm chủ doanh nghiệp
Trình độ học vấn 0% 50% 50% 0 2,5 9
Uy tín trong kinh doanh 0% 0% 45% 55% 3,6 1
Giới tính 50% 44% 6% 0 1,6 11
Số năm ở vị trí lãnh đạo 0% 19% 50% 31% 3,1 4
Tài sản của chủ doanh nghiệp 0% 39% 61% 0% 2,6 8
3. Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh
Khả năng thanh toán và khả năng sinh lời 0% 6% 28% 66% 3,6 1
Hiệu quả của phương án vay vốn 0% 6% 28% 66% 3,6 1
Minh bạch thông tin 0% 22% 56% 22% 3,3 2
4. Tài sản bảo đảm 0% 6% 72% 22% 3,2 3
5. Mối quan hệ với ngân hàng
Các giao dịch tiền vay, tiền gửi, thanh toán 17% 44% 39% 0% 2,1 10
Lịch sử tín dụng 0% 0% 33% 67% 3,6 1
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả, 2016.
Đối với các DN quy mô nhỏ: Có sự khác biệt với các DN quy mô vừa, hai nhân tố chủ chốt quyết định sự tiếp cận nguồn vốn vay của DN quy mô nhỏ đó là uy tín trong kinh doanh của chủ DN, TSBĐ, tiếp đến là nhân tố lịch sử tín dụng (Bảng 3).

Bảng 4. Ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ
Nhân tố/Điểm
Không
quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Điểm trung bình Thứ tự quan trọng
1 (điểm) 2 (điểm) 3 (điểm) 4 (điểm)
1. Đặc điểm của doanh nghiệp
Thời gian hoạt động 0% 50% 50% 0% 2,5 7
Quy mô doanh nghiệp 11% 67% 22% 0% 2,1 9
Ngành nghề kinh doanh 0% 78% 22% 0% 2,2 8
2. Đặc điểm chủ doanh nghiệp
Trình độ học vấn 0% 50% 50% 0 2,5 6
Uy tín trong kinh doanh 0% 0% 45% 55% 3,6 1
Giới tính 50% 44% 6% 0 1,6 10
Số năm ở vị trí lãnh đạo 0% 19% 50% 31% 3,1 3
Tài sản của chủ doanh nghiệp 6% 11% 67% 16% 2,9 5
3. Tình hình hoạt động kinh doanh
Khả năng thanh toán, khả năng sinh lời 0% 17% 61% 22% 3,0 4
Hiệu quả của phương án vay vốn 6% 11% 50% 33% 3,1 3
Minh bạch thông tin 6% 67% 27% 0% 2,2 8
4. Tài sản bảo đảm 0% 6% 28% 66% 3,6 1
5. Mối quan hệ với ngân hàng
Quan hệ tiền gửi, tiền vay, thanh toán 17% 44% 27% 6% 2,3 7
Lịch sử tín dụng 6% 0% 39% 55% 3,4 2
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả, 2016
3.2.3. Kết luận về các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV
Với cả hai phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp điều tra khảo sát, bài viết đã kiểm chứng được sự tác động của các nhân tố đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV trên địa bàn Hà Nội. Tác giả tổng hợp kết quả nghiên cứu như sau:

Bảng 5. Tổng hợp kết quả nghiên cứu
TT Các nhân tố Giả
thiết Kết quả điều
tra khảo sát Phân tích
định lượng
1. Đặc điểm của DN
Thời gian hoạt động của DN (+) (+) (+)/(-)
Quy mô DN (+) (+) (+)
Hoạt động xuất khẩu (+) * (+)
Lịch sử tín dụng của DN (+) (+) *
Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh (+)/(-) (+)/(-) (+)/(-)
Vốn đầu tư nước ngoài (+) * (+)
2. Đặc điểm của chủ DN
Năng lực uy tín của chủ DN (+) (+) *
Trình độ học vấn của chủ DN (+) (+) *
Giới tính của chủ DN (+)/(-) Ít tác động *
Số năm ở vị trí lãnh đạo của chủ DN (+) (+) *
Tài sản của chủ DN (+) (+) *
3. Tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh
Khả năng sinh lời (+) (+) (-)
Khả năng trả nợ (-) * (+)
Hiệu quả của phương án vay vốn (+) (+) *
Lá chắn thuế phi nợ (+) * (+)/(-)
Minh bạch thông tin của DNNVV (+) (+) *
4. Tài sản bảo đảm (+) (+) (+)
5. Mối quan hệ với TCTD
Quan hệ tiền vay, tiền gửi, thanh toán (+) Ít tác động *
Lịch sử tín dụng của DN (+) (+) *
Sự khác biệt giữa DNNVV trên địa bàn
Hà Nội và cả nước. (+) * (+)
Sự khác biệt giữa DN quy
mô vừa và DN nhỏ/siêu nhỏ. (+) (+) (+)
Nguồn: Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu của tác giả.
Ghi chú: - Ký hiệu (+): có mối quan hệ và/hoặc mối quan hệ thuận chiều
- Ký hiệu (-): mối quan hệ ngược chiều
- Dấu (*): nhân tố chưa được kiểm định
Đối với một số nhân tố mà kết quả nghiên cứu định lượng và điều tra khảo sát cho kết quả tương đồng với các nghiên cứu trước đây như: Quy mô của DN; Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của DN; Năng lực và uy tín của chủ DN; Lịch sử tín dụng của DN; TSBĐ và tính minh bạch thông tin. Tuy nhiên, cũng có một số nhân tố mà kết quả nghiên cứu định lượng và/hoặc điều tra khảo sát bác bỏ giả thuyết ban đầu như nhân tố: Lợi nhuận của DN; Tỷ lệ nợ.
Về các đặc điểm của DNNVV: Kết quả nghiên cứu cho thấy, đặc điểm về DN có ảnh hưởng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV. Qua điều tra khảo sát còn thấy rằng, đối với các DN quy mô vừa, các đặc điểm của DN có ảnh hưởng nhiều hơn so với các DN nhỏ/siêu nhỏ.
Về quy mô DN: quy mô vốn của DNNVV càng lớn, xác suất tiếp cận nguồn vốn vay của DNNVV càng cao. Tuy nhiên, trên thực tế khi xét duyệt giá trị vay vốn của DNNVV, các TCTD không căn cứ vào quy mô mà chủ yếu dựa trên giá trị phương án vay, giá trị của TSBĐ.
Về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh: Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, các DN trong ngành Công nghiệp và Xây dựng có xác suất cho vay thấp hơn các DN ở ngành khác. Theo kết quả điều tra khảo sát, một số lĩnh vực, ngành nghề TCTD hạn chế cho vay trong thời gian vừa qua là: Chứng khoán; Bất động sản; Xây dựng; Đóng tàu; Xi măng, sắt, thép; Thuỷ hải sản, sản xuất và kinh doanh vàng.
Về ảnh hưởng của xuất khẩu: Nghiên cứu định lượng cho thấy, DNNVV cả nước có hoạt động xuất khẩu sẽ có xác suất tiếp cận vốn vay cao hơn các DNNVV khác nhưng DNNVV Hà Nội có hoạt động xuất khẩu thì xác suất tiếp cận nguồn vốn vay lại thấp hơn. Trên thực tế, Hà Nội có rất ít các DN xuất khẩu trực tiếp, các DN này chủ yếu tập trung ở các địa phương khác hoặc tại các khu công nghiệp, xa trung tâm thành phố, ở Hà Nội các đơn vị xuất khẩu thường đóng vai trò trung gian uỷ thác cho các đơn vị khác do đó việc vay vốn sẽ khó khăn hơn nếu DN không có TSBĐ.
Về ảnh hưởng của vốn đầu tư nước ngoài: Nghiên cứu định lượng cho thấy, DN có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cao hơn. Về khía cạnh quản trị, DNNVV có vốn đầu tư nước ngoài thường có mô hình tổ chức chặt chẽ, có giám sát hoạt động từ phía đối tác, có giá trị tài sản lớn, đồng thời sự hỗ trợ về mặt công nghệ cũng như quản trị từ đối tác nước ngoài sẽ tăng cường năng lực cho các DN này. Điều đó có thể giúp cho các DNNVV tăng cường hình ảnh trong đánh giá của các TCTD.
Riêng nhân tố thời gian hoạt động của DN: Nghiên cứu định lượng ở hai mẫu nghiên cứu cho kết quả trái chiều. Nhận định vấn đề này theo quan điểm cá nhân, tác giả cho rằng, DN có thời gian hoạt động dài chứng tỏ DN đã có khả năng thích ứng với môi trường, phòng tránh được các rủi ro và các sản phẩm đã phần nào được thị trường đáp ứng. Đây là những tín hiệu tích cực cho thấy DN có khả năng tiếp tục hoạt động trong tương lai và có khả năng trả nợ DN. Các luận điểm này phù hợp với nhận định của Beck (2006, 2007).
Về các đặc điểm của chủ DN, do bộ dữ liệu không có các thông tin liên quan đến chủ DN do đó bài viết không thể thực hiện được các kiểm định trong mô hình. Tuy nhiên phương pháp điều tra khảo sát chỉ ra rằng, năng lực và uy tín của lãnh đạo chiếm vị trí rất quan trọng thậm chí là quan trọng nhất trong quá trình thẩm định cho vay DNNVV, trong đó trình độ học vấn, số năm ở vị trí lãnh đạo có tác động tích cực đến sự tiếp cận vốn. Về giới tính của chủ DN, 44% ý kiến chuyên gia cho rằng yếu tố này không quan trọng và 50% ý kiến cho rằng yếu tố này ít quan trọng đến sự tiếp cận nguồn vốn vay.
Liên quan đến tài sản của chủ DN, các chuyên gia cho rằng đây là nhân tố mà một số TCTD quan tâm khi cho vay DN nhỏ/siêu nhỏ, thường là các DN tư nhân do đó thẩm định giá trị tài sản của chủ DN thường là một nội dung cần thiết của TCTD khi phê duyệt cho vay.
Về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của DNNVV: Kết quả ước lượng cho thấy, có mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận với xác suất vay vốn. Kết quả này trái với lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của tác giả, các DN tại Việt Nam nói chung rất e ngại và ít khi khai báo số liệu chính xác về chỉ tiêu lợi nhuận. Khi vay vốn các DN cố tình khai tăng lợi nhuận để chứng minh khả năng trả nợ đối với các TCTD, khi khai nộp thuế DN lại điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận ở mức thấp nhằm tránh thuế TNDN. Do đó, nghiên cứu mối quan hệ này cần được kiểm chứng thêm để đi đến kết luận.
Đối với chỉ tiêu khả năng trả nợ, khi tỷ lệ nợ tăng lên thì xác suất tiếp cận vốn giảm đi, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với Lý thuyết cơ cấu vốn của MM cho rằng, khi vay nợ tăng lên, nguy cơ rủi ro phá sản càng cao do đó các TCTD rất e ngại khi cho vay DNNVV với tỷ lệ nợ cao. Theo các chuyên gia, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn từ trên 50-70% các hồ sơ vay vốn rất dễ bị từ chối.
Bên cạnh đó, theo ý kiến của các chuyên gia, tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn cũng rất quan trọng và ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay DNNVV của TCTD, chỉ duy nhất có 6% số phiếu cho rằng nhân tố này không quan trọng. Do hạn chế về mặt số liệu, Luận án không thể thực hiện kiểm định định lượng nhân tố này.
Về nhân tố tính minh bạch thông tin, theo kết quả điều tra từ các chuyên gia, DNNVV không thực hiện tốt về minh bạch BCTC. Ngoài ra, tình trạng thiếu minh bạch còn thể hiện trước và sau khi tiếp nhận nguồn vốn vay từ các TCTD, nhiều DN cố tình tạo phương án vay vốn giả để thực hiện vay vốn TCTD hoặc sử dụng nguồn vốn vay sai mục đích sau khi được phê duyệt khoản vay. Nắm bắt được tình trạng thiếu minh bạch thông tin của các DNNVV, TCTD rất hạn chế các khoản cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV và thường yêu cầu TSBĐ trong quá trình cho vay. Do hạn chế về mặt số liệu, bài viết không thực hiện được kiểm định định lượng đối với nhân tố này.
Về nhân tố TSBĐ, kết quả điều tra khảo sát cho rằng, TSBĐ là nhân tố quan trọng, thậm chí rất quan trọng trong thẩm định cho vay DNNVV. TSBĐ là biện pháp quản lý rủi ro của TCTD khi cho vay các DNNVV trong điều kiện thiếu minh bạch thông tin. Tuy nhiên, TSBĐ lại chính là rào cản tiếp cận vốn của DNNVV.
Về ảnh hưởng của mối quan hệ của DN với TCTD và lịch sử tín dụng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay: Phương pháp điều tra khảo sát cho thấy, các quan hệ tiền gửi, tiền vay trước đây của DN tại TCTD ít ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn. Tuy nhiên, khi trao đổi thêm với các chuyên gia cho thấy, nếu quan hệ trước đây, đặc biệt quan hệ vay vốn của DN (lịch sử tín dụng) không tích cực sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến sự tiếp cận nguồn vốn vay các lần tiếp theo. Do bộ số liệu điều tra DN hàng năm của TCTK không có dữ liệu nên bài viết không kiểm định được ảnh hưởng của nhân tố này bằng phương pháp định lượng.

4. Kiến nghị

Từ các kết quả phân tích ở trên tác giả cho rằng, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của DN phụ thuộc cả hai phía DNNVV và các TCTD. Tuy nhiên để chủ động được nguồn vốn kinh doanh trong đó nguồn vốn vay từ các TCTD chiếm một vị trí đáng kể, các DNNVV cần phải chủ động tự tăng cường khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn. Theo tác giả, trước hết các DNNVV cần:
Thứ nhất: DNNVV cần triển khai áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty (QTCT). Việc vận dụng này sẽ giúp các DNNVV thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tạo bước khởi đầu cho sự phát triển bền vững trong tương lai. QTCT xây dựng các nền tảng đưa DNNVV hoạt động có trách nhiệm và minh bạch hơn, điều đó sẽ giúp DNNVV tiếp cận vốn từ các TCTD và thu hút các nhà đầu tư một cách dễ dàng hơn. Tại Việt Nam, đa số các DNNVV xuất phát từ hoạt động kinh doanh hộ gia đình, do đó quản trị DNNVV chưa được thực hiện bài bản, vấn đề độc lập trong quản lý cũng như minh bạch thông tin là khó thực hiện được. Để có thể nâng cao tính minh bạch thông tin và tăng cường hiệu quả bộ máy quản trị, các DNNVV Việt Nam nói chung và DNNVV trên địa bàn Hà Nội cần từng bước thực hiện và tuân thủ các nguyên tắc QTCT.
Thứ hai, DNNVV cần chú trọng nâng cao năng lực, trình độ cũng như uy tín của lãnh đạo, chủ DN vì họ chính là người điều hành, chèo lái DN tồn tại và phát triển, là đại diện của DN trước pháp luật, người cam kết và thực thi các nghĩa vụ trả nợ. Đó cũng chính là lý do các TCTD đánh giá tiêu chí này là rất quan trọng khi quyết định cho vay.
Thứ ba, DNNVV cần tăng vốn chủ sở hữu giải quyết nhu cầu thiếu hụt về vốn đồng thời tăng cường mức độ tự chủ tài chính đáp ứng yêu cầu cho vay của TCTD. Khi DNNVV tăng vốn chủ sở hữu sẽ góp phần tăng cường mức độ độc lập về tài chính, đảm bảo nguồn vốn ổn định đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ hoạt động mở rộng SXKD. Không những vậy, khi DNNVV tăng vốn điều đó thể hiện cam kết, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng như mức độ tham gia các dự án đầu tư, do đó sẽ giảm rủi ro trong quá trình cho vay DNNVV của các TCTD.
Thứ tư, để giúp DNNVV có đủ nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn vay từ TCTD được xem là nguồn tài chính với chi phí phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo DNNVV có thể hoàn trả gốc và lãi vay đúng hạn đòi hỏi DNNVV phải xây dựng được một bộ máy QTTC vững mạnh có khả năng kiểm soát tình hình tài chính và khả năng chống đỡ các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh. DNNVV phải duy trì một môi trường kiểm soát có hiệu lực bao gồm duy trì hệ thống sổ sách kế toán đáng tin cậy, BCTC được kiểm toán độc lập hàng năm và thường xuyên đánh giá các rủi ro trong hoạt động của DNNVV.
Ngoài các giải pháp trên, để có thể phát triển toàn diện và nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay, DNNVV cần chú trọng thiết lập mối quan hệ với các TCTD, trung thành với một TCTD trong các quan hệ tiền vay, tiền gửi; DNNVV phải thường xuyên hợp tác và phối hợp với TCTD trong công tác quản lý TSBĐ, quản lý nguồn vốn vay; DNNVV hạn chế thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch kinh doanh, việc hạn chế các giao dịch bằng tiền mặt sẽ giúp các nhà quản lý DNNVV quản lý tài chính tốt hơn, tránh các gian lận và rủi ro, giúp minh bạch thông tin; DNNVV cần tham gia tích cực các hiệp hội nghề nghiệp nhằm tăng cường liên kết trong hoạt động kinh doanh cũng như tìm kiếm đối tác, phát triển thương hiệu, đa dạng hoá các biện pháp huy động vốn.
Để các DNNVV Hà Nội thực hiện tốt các giải pháp trên, trong thời gian tới DNNVV cũng cần có sự tiếp tục hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương, sự phối hợp của các TCTD trên địa bàn và hiệp hội DNNVV.

Tài liệu tham khảo

1. Beck, T., & Demirguc-Kunt, A. (2006), “Small and medium-size enterprises: Access to finance as a growth constraint”, Journal of Banking & Finance, 30(11), 2931-2943.
2. Khalid và Kalsom (2014), “Financing of Small and Medium Enterprises (SMEs) in Libya: Determinants of Accessing Bank Loan”, Middle-East Journal of Scientific Research, 21 (1): 113-122, 2014 ISSN 1990-9233.
3. Kung’u và cộng sự (2011), “Factors influencing SMEs access to finance: A case study of Westland Division, Kenya”, MPRA Paper, No. 66633, posted 21. September 2015 13:30 UTC, Online at https://mpra.ub.uni-muenchen.de/66633.
4. Le. PNM (2012), “What determine the access to credit by SMEs? A case study in Vietnam”, Journal of Management Research, 4(Suppl4): 90-115.
5. Nhung Nguyễn, Nhung Luu (2013), “Determinants of Financing Pattern and Access to Formal -Informal Credit: The Case of Small and Medium Sized Enterprises in Viet Nam”, Marcothink Institute, Journal of Management Research, ISSN 1941-899X, 2013, Vol. 5, No. 2.
6. Rand, J. (2007), Credit constraints and determinants of the cost of capital in Vietnamese manufacturing, small Business Economics, 29(1), 1-13. http://dx.doi.org/10.1007/s11187-005-1161-2
7. Wignaraja và Jinjarak (2015), Why do SMEs not borrow more from Banks? Evidence from the People’s Republic of China and Sountheast Asia, ADBI Working Paper Series.

hacklink al dizi film izle film izle yabancı dizi izle fethiye escort bayan escort - vip elit escort erotik film izle hack forum türk ifşa the prepared organik hit istanbul escortjojobet girişJOJOBETjackbethttps://ayvalikzeytinyagi.org/casino siteleriultrabetbankobetyouwinonwin giriş güncelMostbet KZbeylikdüzü escortbetgitcasibom753betkom otobetbetlike girişbuy x followersbuy x followersgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025esenyurt escortMadridbetbettilt casinoyabancı dizi izlejojobetjojobet girişcasibom girişhdfilmcehennemi, film izle, hd film izle, full hd film izle, hd film cehennemicasinolevantcasinolevantdomainextrabetJet film izlecasibom753casibom güncel girişdeneme bonusu veren sitelerBC.GameUltrabetPusulabetBetebetMariobetVdcasinoTarafbetTipobetBahsegelOnwinSahabetMatbetBets10MarsbahisJojobetCasibomMeritkingHoliganbetmakrobet girişperabet giriştürk film izlecasibom 756casibom girişcasibom girişmarsbahis girişkurumsal keybuy x followersadult sexjojobetjojobetimajbetmatbetjojobetjojobetholiganbetsekabetonwinsahabetfilmMarsbahis girişBetturkeygrandpashabet girişpusulabetcasinojackbethosgeldin bonusu veren siteler Romabet Girişcasibomvirabetbetturkeygrandpashabetdeneme bonusu veren sitelercasibom1080p filmporno filmsikiş seyretpornoسكسافلام سكسsex hattıucuz sex hattısikiş filmlerizbahispusulabetcasinolevantmariobetCASİBOM GİRİŞselçuksportsGeri Getirme büyüsüjojobetcasinolevantcasinolevantcasinolevantbeste casino på nettdeneme bonusu veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノbettiltmavibetbetturkeyceltabetonwin메이저사이트süperbahisGrandpashabetgrandpashabetjojobetextrabetgalabetturkbetオンラインカジノ 違法Marsbahis girişElexbetElexbetotobetbetewinxslotbetmatikbetpubliczbahismatadorbetsupertotobetbeeteknodeneme bonusu veren sitelerjojobetdeneme bonusu veren sitelercasino siteleriCanlı bahis siteleritürk ifşa1longlegs izleonwin giriş güncelonwin giriş günceldeneme bonusu veren sitelerbahis sitelerifilm izleatomsportvmilanobet giriştipobetonwinsahabetbetturkeystarzbetmatadorbetsupertotobetbycasinoroketbetbetmatikcasinolevantcasibom giriş güncelbetörspincasino siteleribetebetMarsbahis güncel girişsekabet twitterWindows LisansPusulabet güncel girişreynabetmarsbahis güncelzbahiscasibomcasinolevantmarsbahis girişmeritkingdeneme bonusu veren sitelersahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetbrawl stars elmas hilesisahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetsahabet1xbettarafbetroketbetmatadorbetsupertotobethttps://teknolojifour.com.tr/vozol-vista-20000-puff/celtabetbetgaranticasibombettilt girişBetturkeybetandyoualfabahisrolibetrexbetbahsegelpalacebetcratosroyalbetmarsbahisbankobetMadridbet GirişMadridbet Girişgrandpashabet2199.comcasibom762.comcasibom753.commatadorbetiqos heetsmarsbahisbetturkeyotobetjojobetzbahiszbahiszbahiszbahiscasibomonwin girişdeneme bonusu veren sitelerBurç Yorumlarıbrawl stars elmas hilesiDeneme Bonusu Veren SitelerBornova EscortonwinbetewinotobetxslotbetpubliczbahisGrandpashabet1xbetCasinomaxiCasinometropolBetpasextrabet girişmatadorbetMadridbet Girişİstanbul escortcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnakitbahisbetebetbahsegelvaycasinodumanbetcasino siteleridinamobetbetkanyonultrabettipobetotobetcasibomcasibombetturkeyotobetotobetzbahiszbahismeritkingcasibom güncelnorabahis girişmeritking cumaGoogle Hit Botuno deposit bonus casinonew online casinos ontarioselçuksportstaraftarium24canlı maç izleonline casino ontariokralbetcrypto casinomeritkingbycasinokralbetbetparkligobetGrandpashabetGrandpashabetotobetbetnanoextrabetsekabetsmm panelprotein tozucasinoplus girişbekabetbetpipocasilothipercasinocasinoslotBeinnowsantosbettingmercurecasinofavorislotrcasinoCasinowinistekbetbetyaphiperwindiyarbetcasipolhanedanbetlotobetakulabetbetnisnisbarruyabetcrosbetnisbarvaycasinobahiscentpalacebetkazandrabetbets10betchipmaximcasinocasinopluspradabetfestwinvdcasinoilelebetdiscountcasinobetmuzecasiverabahislionmaslakcasinobetzmarkbetmoonpumabetcratossportingbetitalyavitrinbetbetexenrinosbetbahislifezagabetgencobahiswbahisfashionbetbetbeyloyalbahisbetmoneyatlantisbetyorkbetlimrabetbetmatikbetturkeyjojobet973ultrabetbetloto7slotsbahiscomonwinstarzbet girişmatadorbet girişdeneme Bonusu Veren sitelerlive casinobetting sitesmatadorbetonline bettingonline casinolunabetFixbetOtobetStarzbetjackbetcasibom girişvbethttps://mangavagabond.online/de/map.phphttps://lesabahisegiris.comhttps://mangavagabond.online/de/extrabetextrabet girişcratosslotkavbetfixbetbetewinextrabet girişextrabetradissonbetotobetbetkomonwincasibomsekabet girişsekabetsekabet güncel girişcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetmatadorbetholiganbetmarsbahisonwinsahabetsekabetRoyalbetmatbetimajbetbetwoonmatadorbetjojobetRoyalbet girişsophie rain leakBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinocasinofastpornmptam ckigkOnwincasibom güncel girişCasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel girişjackbetotobetextrabet girişBetturkeycasibomCASİBOMcasibom girişbankobetzbahismarsbahismarsbahismatadorbetbetkommaxibetbetciotümbetOnwincorinna kopf leakotobetmariobethit botucasibom girişjackbetTarafbetrüyabetbetwoongalabetbetparkmavibetlunabetmavibetpiabetgoldenbahislunabetsuperbetin girişlunabetpiabellacasinoaresbetvevobahisbetexperbetmarino girişyouwintürk işfa betciofixbet mobil girişbahsegelAntalya escortücretsiz biolinkmeritking girişextrabet girişmeritking girişsetrabetmeritkingfixbetotobetbetturkeybahiscomkulisbetcasibom 762, casibom 762 giriş, casibom.bahiscomtipobetstarzbetbycasinofixbetcasibom girişRusya Çalışma Vizesimeritkingcasinomeritking güncel girişanahtarcasibom güncelizmit escortkralbetonwinaltyazılı pornvirabet girişPerabetmeritkingBetrupiRoketbetjojobet girişmeritking girişbetparkmeritkingmarsbahismatadorbet girişzbahisfixbetbetlotoradissonbetotobetBetkomBetkomforex borsaimajbetmatbetonwinsekabetsahabetmatadorbetgrandpashabethiltonbetjojobetcasibommarsbahiscasibombetmooncasibomartemisbetrestbetjojobetsafirbetvbetMeritkingdumanbet giriş