* Số tạp chí: 82(2016) - Mã số: 263
* Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Vinh
Tóm tắt
Lịch sử tiền tệ đã chứng kiến nhiều nước sử dụng công cụ tỷ giá làm đòn bẩy cho xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại hay sử dụng tỷ giá như một cái neo danh nghĩa để ổn định lạm phát. Trong một nền kinh tế vẫn còn bị đô la hóa như Việt Nam, sử dụng công cụ tỷ giá để ổn định giá cả hay hỗ trợ cho cải thiện cán cân thanh toán là một bài toán khó. Sử dụng phương pháp phân tích quan hệ nhân quả với số liệu trong giai đoạn 2000-2012 cho thấy chính sách tỷ giá có ý nghĩa với kiểm soát lạm phát hơn là cải thiện cán cân thương mại. Để có chính sách tỷ giá giải quyết hài hòa vấn đề ổn định lạm phát và hỗ trợ cán cân thương mại, ngoài tỷ giá giữa đồng Việt Nam so với USD thì tỷ giá với các đồng tiền khác cũng rất quan trọng, đặc biệt là đồng Nhân dân tệ. Vì thế việc Ngân hàng Nhà nước chuyển đổi sang điều tiết tỷ giá trung tâm như hiện nay là hợp lý. Ngoài ra,cần xem
xét cẩn thận giá trị của đồng Nhân dân tệ trong điều tiết tỷ giá và dự trữ ngoại hối vì Trung Quốc không chỉ là đối tác thương mại chính ngạch quan trọng nhất mà còn có nhiều giao dịch tiểu ngạch đường biên khó kiểm soát.
Từ khóa: chính sách tỷ giá, cán cân thương mại, lạm phát, Việt Nam.
Mã số: 263. Ngày nhận bài: 14/04/2016. Ngày hoàn thành biên tập: 29/04/2016. Ngày duyệt đăng: 29/04/2016.
Abstract
There were many countries using exchange rate as leverage for export and improving trade balance or using exchange rate as a nominal anchor to stabilize inflation. In a dollarization economy as Vietnam, using exchange rate to stabilize prices and improve the balance of payments together is a difficult problem. Using causal analysis with data for the period 2000-2012, this study shows that exchange rate policy makes sense to control inflation rather than improve the trade balance. For exchange rate policy, to harmonize inflation stability and balance of trade, besides the exchange rate between Vietnam dong against the US dollar, the exchange rates of Vietnam dong against other currencies are also important, especially Chinese yuan. Thus, the introduction of State Bank of Vietnam on a central exchange rate every day for the VND/USD is reasonable. Also, it should carefully consider the value of the yuan in controlling the exchange rates and foreign exchange reserves because China is not only a major trade partner in official transactions but also a neighbor having many unofficial border transactions which are out of control.
Key words: exchange rate policy, the trade balance, inflation, Vietnam.
Paper No. 263. Date of receipt: 14/04/2016. Date of revision: 29/04/2016. Date of approval: 29/04/2016.
[ecr|password=tcktdn]Tải về & Xem: Tại đây![/ecr]