Sidebar

Magazine menu

21
T5, 11

Tạp chí KTĐN số 122

 VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG SÁNG TẠO VÀ BAO TRÙM Ở VIỆT NAM

(THE ROLE OF COMMUNITY TO INNOVATION-BASED AND INCLUSIVE GROWTH IN VIETNAM)

Bùi Anh Tuấn[1]

Vũ Hoàng Nam[2]

Nguyễn Thị Hải Yến[3]

Tóm tắt

Phát triển nhanh và bền vững là mục tiêu đặt ra của Việt Nam. Để có thể phát triển nhanh và bền vững với một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, tăng trưởng sáng tạo và bao trùm là điều kiện cốt lõi. Nghiên cứu này cho thấy cơ chế thị trường, nhà nước và cộng đồng có vai trò là bệ đỡ cho tăng trưởng sáng tạo và bao trùm trong đó cơ chế cộng đồng bao gồm cộng đồng tự nhiên và cộng đồng nhân tạo có vai trò ngày càng quan trọng. Sự gia tăng toàn cầu hóa, cạnh tranh, hợp tác và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, của cách mạng công nghiệp 4.0 là những điều kiện thuận lợi để xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của cơ chế cộng đồng đối với tăng trưởng sáng tạo và bao trùm của Việt Nam.

Từ khóa: Việt Nam, cộng đồng, tăng trưởng sáng tạo, tăng trưởng bao trùm.

 

Abstract

            Rapid and sustainable development is an important goal of Vietnam. For a transition economy like Vietnam to achieve that goal, innovation-based and inclusive growth plays a central role. This paper shows that market, state and community mechanisms are foundation for innovation-based and inclusive growth, among which natural and artificial communities are taking increasingly important roles. Increasing globalization, competition and cooperation, as well as development of science, technology and the Industrial Revolution 4.0 are favorable conditions for Vietnam to build, consolidate and stimulate the role of community to promote innovation-based and inclusive growth.

Key word: Vietnam, community, innovation-based growth, inclusive growth.

   

  1. Lời mở đầu

            Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đưa ra vào năm 2015 với 17 mục tiêu phát triển thay thế cho các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đặt ra bài toán phát triển bền vững cho mọi quốc gia. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, gia tăng kết nối, tương tác, phụ thuộc toàn cầu cùng với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt là những đặc trưng cho sự chuyển dịch của thế giới thời gian qua. Những yếu tố địa chính trị, thể chế, kinh tế, văn hóa, môi trường thay đổi nhanh chóng đã tác động lớn tới nền kinh tế thế giới và các mục tiêu, quá trình phát triển bền vững của từng quốc gia.

            Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam. Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định rõ “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước”. Tăng trưởng kinh tế bền vững là định hướng ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong đó nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, sử dụng có hiệu quả khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh là những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển bền vững. Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam cũng nhấn mạnh giải pháp hàng đầu được đề ra để thực hiện chiến lược này là tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững và nâng cao chất lượng quản trị quốc gia. Đồng thời, tăng cường vai trò và tác động của khoa học, công nghệ, đẩy mạnh đổi mới công nghệ là giải pháp để tạo động lực cho phát triển bền vững.

            Phát triển kinh tế bền vững bao gồm ba trụ cột là tăng trưởng, các vấn đề xã hội và các vấn đề môi trường. Hai trụ cột tăng trưởng và các vấn đề xã hội tạo nên nội dung của phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, tăng trưởng sáng tạo và tăng trưởng bao trùm được đề cập tới như những thành phần quan trọng nhất của trụ cột tăng trưởng và trụ cột các vấn đề xã hội. Nói cách khác, phát triển kinh tế đồng nghĩa với đẩy mạnh tăng trưởng sáng tạo và tăng trưởng bao trùm trong bối cảnh bùng nổ khoa học, công nghệ và sự ảnh hưởng sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

            Trong bối cảnh khoa học, công nghệ sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa, câu hỏi thị trường, nhà nước và cộng đồng có tác động thế nào tới tăng trưởng sáng tạo và tăng trưởng bao trùm là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách để xây dựng các chiến lược phát triển bền vững trong giai đoạn tới (2020-2030) cho Việt Nam. Bài viết đưa ra những phân tích mới về vai trò của thị trường, nhà nước và cộng đồng (trong đó đề xuất gồm cộng đồng tự nhiên và cộng đồng nhân tạo) đối với tăng trưởng sáng tạo và tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam.

  1. Các khái niệm

2.1. Khái niệm Cộng đồng

            Thị trường, nhà nước và cộng đồng là những khái niệm chuẩn tắc đã được sử dụng từ lâu trong kinh tế học, kinh tế học phát triển và kinh tế học thể chế. Theo Đặng (2004), đây là ba bàn tay đầy uy lực đã tạo nên quan hệ xã hội loài người. Mặc dù vậy, so với hai khái niệm thị trường và nhà nước, khái niệm cộng đồng là khái niệm tương đối mới. Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng (Hayami và Godo, 2005; Đặng, 2004) nhưng cộng đồng thường được hiểu là một nhóm người ràng buộc bởi sự tin tưởng lẫn nhau dựa trên các mối tương tác cá nhân chặt chẽ. Cộng đồng có phạm vi và quy mô từ nhỏ nhất như các gia đình, các nhóm cá nhân cho tới các hiệp hội doanh nghiệp, cộng đồng vùng, cộng đồng quốc gia, cộng đồng khu vực quốc tế và cộng đồng toàn cầu.

Nếu cơ chế vận hành của thị trường là giao dịch tự nguyện của các tác nhân kinh tế dựa trên tín hiệu của giá cả và cơ chế vận hành của nhà nước là kế hoạch, mệnh lệnh, sự bắt buộc dựa trên các luật lệ và quy định thì cơ chế của cộng đồng là sự tương tác giữa các cá nhân dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Theo Đặng (2004), cơ chế cộng đồng là cơ chế quan hệ và xử thế giữa từng cá nhân hoặc giữa các nhóm người với nhau theo một số quy luật trong xã hội loài người. Nguyên tắc của quan hệ cộng đồng là dựa trên trách nhiệm đối với cộng đồng và uy tín cá nhân.

Kinh tế học thể chế nhấn mạnh trong quá trình vận hành, thị trường có thể gặp thất bại. Do vậy cần phải có nhà nước để khắc phục các thất bại của thị trường. Thế nhưng chính nhà nước cũng có thể gặp phải thất bại. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng đôi khi thất bại của nhà nước còn lớn hơn nhiều so với thất bại của thị trường. Trong những trường hợp thị trường và nhà nước đều thất bại, cộng đồng là cơ chế hữu hiệu để thay thế. Cộng đồng đặc biệt hữu hiệu trong việc quản lý các nguồn lực chung như các con sông, cánh rừng xa xôi, hẻo lánh… nơi cơ chế thị trường và nhà nước không thể phát huy hiệu quả.

Cộng đồng có thể được hình thành dần dần trong lịch sử một cách tự nhiên như các cộng đồng bộ tộc, làng, xã… (cộng đồng tự nhiên) nhưng cũng có thể được con người, tổ chức hình thành một cách có chủ đích như các hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp (cộng đồng nhân tạo). Các Keiretsu của Nhật Bản xưa kia mà điển hình là Tập đoàn Toyota đã tạo nên một mạng lưới các nhà cung cấp nhiều tầng lớp để cung cấp linh phụ kiện cho việc sản xuất ô tô mà ở đó sự tin tưởng, uy tín của từng nhà cung cấp phát huy tác dụng, giảm thiểu chi phí giao dịch, tăng cường hiệu quả của toàn hệ thống sản xuất của Toyota (Hayami và Godo, 2005). Các hợp đồng dài hạn được ký kết giữa Toyota và các nhà cung cấp giúp các nhà cung cấp yên tâm đầu tư công nghệ mới với cam kết mua linh phụ kiện của Toyota. Toyota cũng đồng sở hữu các nhà cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật và tín dụng cho các nhà cung cấp. Nói cách khác, Toyota đã tạo ra và vận hành một cơ chế cộng đồng nhân tạo với các nhà thầu phụ để sản xuất các linh phụ kiện đặc thù, phức tạp, đòi hỏi nhiều đầu tư mà cơ chế thị trường không thể giải quyết được.

Trước đây, các cộng đồng truyền thống như bộ lạc và làng xã thường được gắn với sự lạc hậu, truyền thống cản trở các yếu tố hiện đại, cản trở sự phát triển. Cộng đồng có thể Giờ đây, cần phải nhận thức khác và cần phải coi cộng đồng chính là một bàn tay hữu hiệu, một cơ chế quan trọng để khắc phục các thất bại của thị trường và thất bại của nhà nước.

Sự phát triển của cộng đồng đòi hỏi các điều kiện để sợi dây liên kết giữa các cá nhân ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và các công cụ để thúc đẩy, kiểm soát sự tin tưởng lẫn nhau giữa các cá nhân trong cộng đồng. Khi số lượng các cá nhân của cộng đồng ngày càng lớn thì chi phí giao dịch của cộng đồng càng cao và cộng đồng càng khó hình thành cũng như hoạt động hiệu quả. Công nghệ thông tin, internet, các mạng xã hội… chính là những công cụ hữu hiệu để các cá nhân trong cộng đồng kết nối, liên kết, duy trì, thúc đẩy sự phát triển chung của cộng đồng.

Nói tóm lại, chức năng chủ yếu của thị trường là điều phối hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của các cá nhân thông qua các giao dịch tự do, tự nguyện dưới sự dẫn dắt của giá cả, để đạt hiệu quả sản xuất và tiêu dùng xã hội tối ưu đối với các hàng hoá tư nhân; chức năng chủ yếu của nhà nước là cung ứng hàng hoá công cộng bằng quyền cưỡng chế hợp pháp của mình thông qua các kế hoạch, mệnh lệnh và sự bắt buộc dựa trên các luật lệ và quy định. Trong khi đó, cộng đồng có chức năng khắc phục các thất bại của thị trường và nhà nước thông qua sự tương tác giữa các cá nhân dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau (hợp tác dựa trên sự đồng thuận, điều phối sự phân công lao động theo hướng mà xã hội mong muốn).

2.2. Tăng trưởng sáng tạo

            Tăng trưởng sáng tạo (Innovation-based growth) là tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới, sáng tạo (innovation). Đổi mới sáng tạo trở thành động lực của tăng trưởng. Các nghiên cứu đầu tiên có những khía cạnh nhất định đề cập tới vai trò của đổi mới, sáng tạo đối với tăng trưởng đã được thực hiện từ thế kỷ 18 (ví dụ Adam Smith, 1776; Karl Marx, 1867). Tuy vậy, các mô hình tăng trưởng tân cổ điển chủ yếu đề cập tới vai trò của lao động và vốn đối với tăng trưởng. Các lý thuyết và nghiên cứu định lượng đặt trọng tâm vào đổi mới, sáng tạo như là động lực chính của tăng trưởng mới chỉ được thực hiện vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Theo các nghiên cứu này, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) giữ vai trò quyết định đối với đổi mới, sáng tạo. Đổi mới, sáng tạo làm tăng năng suất và do đó đổi mới, sáng tạo đóng vai trò là động lực tạo ra tăng trưởng.

            Theo OECD (2005), đổi mới, sáng tạo được phân loại thành: 1) đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; 2) đổi mới, sáng tạo về quy trình sản xuất; 3) đổi mới, sáng tạo về marketing; 4) đổi mới, sáng tạo về tổ chức. Theo Hayami and Godo (2005), đối với các nước đang phát triển nếu đổi mới, sáng tạo được hiểu là những phát minh, sáng chế hoàn toàn mới thì sẽ có rất ít hoạt động đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động đổi mới, sáng tạo ở các nước đang phát triển nên được hiểu theo cách của Schumpeter theo đó đổi mới sáng tạo được hiểu là quá trình các doanh nhân đưa ra các phương thức mới kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm dịch vụ. Đổi mới có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như: tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại; đưa ra quy trình sản xuất mới; tìm kiếm các thị trường mới cho sản phẩm; tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới; phát triển cấu trúc ngành mới. Theo Schumpeter, có hai nhóm doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp thành công với các hoạt động đổi mới, sáng tạo gọi là nhóm tiên phong. Nhờ các hoạt động đổi mới, sáng tạo các doanh nghiệp tiên phong sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Chỉ có số ít doanh nghiệp dám chấp nhận rủi ro để tiến hành các hoạt động đổi mới, sáng tạo. Sau khi doanh nghiệp tiên phong đã thành công thì các doanh nghiệp theo sau sẽ sao chép các đổi mới, sáng tạo. Khi đó doanh nghiệp tiên phong không còn giữ được vị trí độc quyền trên thị trường và giá bán sản phẩm, dịch vụ giảm. Các doanh nghiệp tiên phong sẽ lại phải tiếp tục đổi mới và sáng tạo để duy trì vị thế dẫn đầu.

2.3. Tăng trưởng bao trùm

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2014) đã tổng hợp quan điểm của một số tổ chức quốc tế về tăng trưởng bao trùm. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng bao trùm đề cập đến hai khía cạnh có quan hệ tương hỗ và thường được xem xét đồng thời là tốc độ tăng trưởng và phương thức tăng trưởng. Theo cách tiếp cận của WB thì tốc độ tăng trưởng nhanh là cần thiết để giảm tình trạng đói nghèo tuyệt đối, nhưng để sự tăng trưởng đó được bền vững trong dài hạn thì sự tăng trưởng cần diễn ra trong nhiều ngành, bao trùm phần lớn lực lượng lao động của quốc gia. Quan điểm này hàm chứa mối quan hệ trực tiếp giữa các nhân tố tăng trưởng ở tầm vĩ mô và vi mô. Vì thế, tăng trưởng bao trùm tập trung vào lực lượng lao động có năng suất, chứ không phải lực lượng lao động đơn thuần về lượng và cũng không tập trung vào hiện trạng phân phối thu nhập. Tăng trưởng việc làm đề cập tới sự gia tăng số lượng việc làm mới và gia tăng thu nhập, trong khi tăng trưởng năng suất cho phép tăng lương của người lao động và tăng thu nhập cho những người tự doanh. Cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới nghiêng về triển vọng dài hạn và tăng trưởng bền vững với ý nghĩa của “sự bao trùm” là bình đẳng về cơ hội tiếp cận thị trường, nguồn lực sản xuất và một môi trường kinh doanh công bằng cho các doanh nghiệp và cá nhân.

            Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) coi tăng trưởng bao trùm là một trong các mục tiêu chính trong chiến lược tổng thể 2020 của mình. Theo ADB, tăng trưởng bao trùm là một khái niệm rộng hơn khái niệm tăng trưởng thông thường. Tăng trưởng bao trùm không chỉ là sự tăng trưởng cho phép tạo cơ hội kinh tế mới cho người dân mà còn đảm bảo sự tiếp cận cơ hội một cách bình đẳng đối với tất cả các nhóm người trong xã hội, đặc biệt là người nghèo. Sự tăng trưởng về thu nhập sẽ được coi là tăng trưởng bao trùm khi: (i) quá trình tăng trưởng đó cho phép tất cả các thành viên trong xã hội, đặc biệt nhấn mạnh tới người nghèo và người yếu thế, được tham gia đóng góp cho quá trình tăng trưởng (khía cạnh quá trình của sự tăng trưởng); và (ii) quá trình tăng trưởng đó diễn ra cùng với tình trạng giảm bất bình đẳng ở các khía cạnh phúc lợi khác ngoài thu nhập có vai trò quan trọng trọng việc tạo ra các cơ hội kinh tế như giáo dục, y tế, dinh dưỡng và hòa nhập xã hội (khía cạnh thành quả của sự tăng trưởng).

            Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng tăng trưởng bao trùm cần được xem xét ở cả hai khía cạnh: quá trình và thành quả. Ở khía cạnh quá trình, tăng trưởng bao trùm đảm bảo mọi thành viên xã hội đều có thể tham gia vào quá trình tăng trưởng, bao gồm cả quá trình ra quyết định và tham gia vào chính quá trình tăng trưởng. Ở khía cạnh thành quả, tăng trưởng bao trùm cho phép mọi thành viên xã hội đều được hưởng thụ một cách công bằng các lợi ích của tăng trưởng. Do vậy, tăng trưởng bao trùm nhấn mạnh sự đóng góp và hưởng thụ các thành quả của tăng trưởng.

            Chiến lược Châu Âu 2020 lựa chọn khái niệm tăng trưởng bao trùm làm trọng tâm, theo đó tăng trưởng bao trùm là tăng vị thế con người thông qua mức công ăn việc làm cao, đầu tư phát triển kỹ năng cho con người, đấu tranh chống đói nghèo và hiện đại hóa thị trường lao động, hệ thống giáo dục và an sinh xã hội nhằm giúp con người tham gia vào quá trình thay đổi, kiểm soát sự thay đổi và xây dựng một xã hội gắn kết. Một trong các vấn đề quan trọng là phân bổ các lợi ích từ tăng trưởng kinh tế cho tất cả các vùng miền thuộc Liên minh Châu Âu, bao gồm cả các vùng xa xôi, tăng sức mạnh liên kết lãnh thổ. Tăng trưởng bao trùm là đảm bảo sự tiếp cận nguồn lực và cơ hội cho tất cả các thành viên xã hội trong suốt cuộc đời họ.

            Từ quan điểm của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng bao trùm, chúng ta có thể tổng hợp các khía cạnh quan trọng của tăng trưởng bao trùm. Thứ nhất, tăng trưởng thu nhập đầu người là điều kiện quan trọng hàng đầu làm bệ đỡ cho tăng trưởng bao trùm. Thứ hai, gia tăng việc làm, đặc biệt là việc làm có năng suất cao là một thành phần quan trọng trong mô hình tăng trưởng bao trùm. Thứ ba, nâng cao năng lực của người lao động là một yếu tố quan trọng giúp gia tăng việc làm, đặc biệt là việc làm có năng suất cao và đóng góp tích cực vào tăng trưởng bao trùm. Thứ tư, quá trình tăng trưởng sẽ không thể gọi là bao trùm nếu nó không góp phần giảm nghèo, bao gồm cả nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Thứ năm, thu hẹp bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế, cũng như trong phân phối thu nhập là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng bao trùm của từng quốc gia cũng như toàn thế giới. Thứ sáu, an sinh xã hội bao gồm các chính sách bảo hiểm, lương hưu… là một khía cạnh cần được đặc biệt nhấn mạnh trong chính sách phát triển của các nước đang phát triển.

  1. Vai trò của cộng đồng với tăng trưởng sáng tạo và bao trùm

Schumpeter (1934) coi đổi mới, sáng tạo là động lực của tăng trưởng và phát triển. Hoạt động đổi mới, sáng tạo luôn cần phải có sự đầu tư, ví dụ như đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Nếu không có sự đầu tư thì hoạt động đổi mới, sáng tạo sẽ không thể diễn ra. Tuy nhiên, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đầu tư cho giáo dục… chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để tạo ra tăng trưởng và phát triển vì hai lý do. Thứ nhất, đầu tư chưa chắc đã tạo ra được đổi mới, sáng tạo. Đối với các nước đang phát triển, xác suất đổi mới, sáng tạo thành công là thấp do năng lực đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hạn chế. Năng lực đổi mới, sáng tạo hạn chế cũng có thể là do môi trường, các chính sách không hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp. Thứ hai, đầu tư có thể đem lại đổi mới, sáng tạo nhưng những đổi mới, sáng tạo đó có thể hoàn toàn không phát huy hiệu quả nếu cơ chế, môi trường, các thị trường và các điều kiện của thị trường không hoàn thiện, không hỗ trợ cho các kết quả đổi mới, sáng tạo đó.

            OECD (2006) đã tổng hợp các yếu tố góp phần gia tăng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và đổi mới, sáng tạo bao gồm: 1) các quy định giúp tăng tính cạnh tranh của các thị trường sản phẩm, lao động…; 2) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; 3) các cân đối vĩ mô được đảm bảo; 4) môi trường kinh doanh hiệu quả giúp giảm chi phí đầu tư cho hoạt động đổi mới, sáng tạo; 5) nguồn tài chính có thể tiếp cận dễ dàng; 6) hệ thống giáo dục và nghiên cứu cơ bản có chất lượng cao được khuyến khích, hỗ trợ; 7) thuế hỗ trợ cho hoạt động R&D; 8) nền kinh tế mở đối với các hoạt động R&D của nước ngoài; 9) luật và thực thi luật sở hữu trí tuệ một cách hợp lý; 10) sự phát triển của internet.

            Cũng theo OECD, để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo năm ưu tiên hàng đầu mà các Chính phủ cần phải thực hiện bao gồm: 1) Nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo của các cá nhân; 2) Xóa bỏ những cản trở đối với các hoạt động đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp; 3) Sáng tạo các tri thức mới và ứng dụng các tri thức đó; 4) Ứng dụng đổi mới, sáng tạo để giải quyết các thách thức của xã hội và toàn cầu; 5) Đổi mới cơ chế quản lý để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Tựu trung lại, để có tăng trưởng sáng tạo cần xây dựng một thể chế nhằm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và hỗ trợ để các đổi mới, sáng tạo phát huy hiệu quả, đóng góp vào quá trình tăng trưởng. Cụ thể hơn, thể chế cần phải được xây dựng để có thể: 1) đảm bảo các điều kiện trong để thực hiện đổi mới, sáng tạo thành công trong đó nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi; 2) tạo ra một môi trường thuận lợi để các đổi mới, sáng tạo phát huy hiệu quả, đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế trong đó cải thiện hạ tầng công nghệ có vai trò then chốt. Hạ tầng công nghệ đề cập tới mạng lưới các tổ chức nghiên cứu, hệ thống giáo dục, các quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đây cũng chính là nền tảng để nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo. Để các đổi mới, sáng tạo phát huy hiệu quả và đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế cần phải giảm thiểu các rủi ro trong quá trình ứng dụng các đổi mới, sáng tạo thông qua thúc đẩy tương tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và khu vực doanh nghiệp, khuyến khích các nghiên cứu chung, giảm thuế cho quá trình thương mại hóa kết quả đổi mới, sáng tạo.

            Thị trường có vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực hay các điều kiện cần và đủ cho đổi mới, sáng tạo. Thị trường càng hoàn hảo thì nguồn lực hay các điều kiện cần và đủ càng được phân bổ tối ưu. Đồng thời, thị trường sẽ trả lời cho câu hỏi hoạt động đổi mới, sáng tạo nào sẽ thành công một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác, thị trường sẽ quyết định “người đi tiên phong” trong hoạt động đổi mới, sáng tạo. Mặc dù vậy, khi bị thất bại, thị trường không thể phân bổ nguồn lực một cách tối ưu cho hoạt động đổi mới, sáng tạo và không thể xác định được “người đi tiên phong”. Bên cạnh đó, thị trường khi vận hành với cơ chế dịch chuyển nguồn lực tới nơi sử dụng hiệu quả nhất sẽ không cho phép những nhóm yếm thế trong xã hội có cơ hội tham gia và hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng và mục tiêu tăng trưởng bao trùm khó có thể được hiện thực hóa. Nhà nước cũng có vai trò quan trọng đối với hoạt động đổi mới, sáng tạo để khắc phục các thất bại của thị trường. Trước hết, Nhà nước chính là chủ thể thiết kế và vận hành các chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Nhà nước là chủ thể phát triển hạ tầng công nghệ. Nhà nước ban hành và thực thi các chính sách về khoa học và công nghệ. Nhà nước giữ vai trò quan trọng để ban hành và đảm bảo Luật sở hữu trí tuệ được thực thi, quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo để bảo vệ các kết quả của hoạt động đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, kết quả của đổi mới, sáng tạo.     Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam khi thị trường không hoàn hảo và có nhiều thất bại, vai trò của Nhà nước đối với đổi mới, sáng tạo càng quan trọng. Thị trường đổi mới, sáng tạo là thị trường có độ phức tạp cao nhất, đòi hỏi các điều kiện khắt khe nhất để có thể vận hành một cách hoàn hảo. Do vậy, Nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các điều kiện đảm bảo cho thị trường này vận hành và khắc phục những thất bại tiềm ẩn của thị trường này. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng để kiến tạo tăng trưởng bao trùm. Nếu mục tiêu tăng trưởng bao trùm được đặt ra thì cơ chế thị trường không thể được sử dụng độc lập để đạt được mục tiêu này. Thông qua các chính sách, quy định, nhà nước sẽ điều chỉnh sự phân bổ nguồn lực cho các nhóm khác nhau trong xã hội và khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các nhóm yếu thế, các lĩnh vực cần phát triển để đạt được tăng trưởng bao trùm.

            Bên cạnh Thị trường và Nhà nước, Cộng đồng là thể chế quan trọng hỗ trợ cho các hoạt động đổi mới, sáng tạo vì cơ chế dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau của cộng đồng giúp giảm các chi phí liên quan tới hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và hoạt động đổi mới, sáng tạo. Cộng đồng cũng giúp giảm chi phí thương mại hóa các sản phẩm đổi mới, sáng tạo và do đó gia tăng sự đóng góp của đổi mới, sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế.

            Thể chế cộng đồng là thể chế hữu hiệu đối với các nguồn lực chung. Các thông tin ví dụ như về công nghệ và thị trường là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động đổi mới, sáng tạo và có thể trở thành nguồn lực chung. Thể chế cộng đồng có thể thúc đẩy đổi mới, sáng tạo vì thể chế cộng đồng giúp khai thác các thông tin này một cách hiệu quả hơn. Thể chế cộng đồng cũng là thể chế hữu hiệu để giải quyết vấn đề tắc nghẽn (hold-up problem) trong việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của các chủ thể trong hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo của các quốc gia cũng như trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp.

            Xuất phát từ nền kinh tế lúa nước cộng với nền văn hóa Á Đông, cộng đồng tự nhiên ở Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay. Cơ chế chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tạo nên giá trị văn hóa của Việt Nam. Dù có những mặt hạn chế, cơ chế cộng đồng tự nhiên ở Việt Nam đã và đang giữ vai trò quan trọng phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phi nông nghiệp trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển của hơn 5.000 làng nghề ở Việt Nam hiện nay là một ví dụ điển hình cho vai trò của cơ chế cộng đồng tự nhiên.

Với một nền kinh tế trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 96% tổng số các doanh nghiệp và phần lớn hộ nông dân trong khu vực nông nghiệp có quy mô nhỏ, phân bố phân tán, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hộ nông dân để cùng phát triển có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ nông dân có quy mô nhỏ không chỉ giúp chia sẻ các nguồn lực chung, tập trung sức mạnh để đầu tư cho nghiên cứu phát triển, thương mại hóa các kết quả đổi mới, sáng tạo đóng góp cho tăng trưởng sáng tạo mà còn giúp các doanh nghiệp, hộ nông dân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ gắn kết với chuỗi giá trị trong nước và chuỗi giá trị toàn cầu từ đó tham gia vào và hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng. Cơ chế cộng đồng nhân tạo cần phải được phát huy để mục tiêu tăng trưởng bao trùm được hiện thực hóa.

Ví dụ thứ nhất về vai trò của cộng đồng đối với tăng trưởng sáng tạo và bao trùm là sự liên kết của các doanh nghiệp để xây dựng, đăng ký bảo hộ và khai thác chỉ dẫn địa lý để xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm đặc sản của Việt Nam. Cơ chế cộng đồng giúp giảm chi phí xây dựng, bảo vệ và khai thác chỉ dẫn địa lý. Nếu cơ chế cộng đồng không hoạt động hiệu quả chi phí để bảo vệ chỉ dẫn địa lý, kể cả trong trường hợp đã được đăng ký sở hữu trí tuệ, sẽ rất cao khi có cá nhân, doanh nghiệp tìm cách lợi dụng chỉ dẫn địa lý để kiếm tư lợi.

Ví dụ thứ hai về vai trò của cộng đồng đối với tăng trưởng sáng tạo và bao trùm là sự liên kết của các hộ nông dân có quy mô nhỏ, lẻ (ví dụ các hộ nuôi tôm ở khu vực miền Tây, các hộ trồng lúa ở phía Nam…) thành các nhóm nông hộ để cùng thực hiện các hoạt động mua đầu vào, áp dụng công nghệ mới, tiêu chuẩn sản xuất quốc tế, bán sản phẩm trong quá trình sản xuất và thương mại. Bên cạnh đó còn phải kể tới các hiệp hội ngành hàng đang hoạt động và hỗ trợ tốt cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

  1. Tăng trưởng sáng tạo và bao trùm ở Việt Nam

4.1. Tăng trưởng sáng tạo ở Việt Nam

Theo số liệu của báo cáo Global Innovation Index 2018 (WIPO, 2018), chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam thời gian qua liên tục tăng. So với nhóm các nước trong khu vực ASEAN, các chỉ số về giáo dục đào tạo và thương hiệu của Việt Nam được xếp hạng ở mức cao. Mặc dù vậy, các chỉ số về giáo dục đại học, chỉ số hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp, số lượng việc làm sử dụng nhiều kỹ năng trên thị trường lao động ở Việt Nam còn thấp. Việt Nam cũng được xếp hạng cao về công bố khoa học. Chính phủ Việt Nam đã phân cấp cho các Bộ và chính quyền địa phương để cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Bộ Khoa học và Công nghệ của Việt Nam đã xuất bản sổ tay hướng dẫn về GII để các Bộ, Ban, Ngành và các địa phương có thể triển khai việc cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo một cách hiệu quả hơn. Các chỉ tiêu trong báo cáo GII hiện nay đã được coi là các mục tiêu quan trọng trong các kế hoạch phát triển ở cấp trung ương và địa phương ở Việt Nam.

Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp về chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu. Năm 2017, chỉ số này của Việt Nam tăng 12 bậc và năm 2018 tăng 2 bậc. Việt Nam hiện xếp thứ 45/126 về chỉ số này. Nhóm chỉ số về tri thức - công nghệ của Việt Nam xếp thứ 28. Số lượng đơn đăng ký sáng chế đã nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ của Việt Nam tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 10 năm trở lại đây đạt hơn 6.000 đơn vào năm 2018.

Việt Nam được xếp hạng cao về năng lực cạnh tranh theo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index). Trong năm 2018, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đạt 4,36 điểm và Việt Nam xếp hạng thứ 55 trong tổng số 137 quốc gia. Tuy vậy, so với các quốc gia trong khu vực ASEAN, năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn đứng sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thai Lan, và Indonesia. Tuy vậy, các yếu tố về đổi mới sáng tạo của Việt Nam chỉ đạt 3,49 điểm và xếp hạng thứ 84 trên thế giới. Như vậy, xếp hạng về yếu tố đổi mới sáng tạo của Việt Nam chỉ ngang với xếp hạng của Lào. So với những quốc gia trong khu vực ASEAN có chỉ số năng lực cạnh tranh thấp hơn thì Việt Nam có chỉ số đổi mới sáng tạo xếp sau Philippines. Điều này cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Để đạt được kết quả nói trên, cả khu vực tư và khu vực công đều diễn ra các hoạt động đầu tư mạnh cho khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đầu tư mạnh cho khoa học, công nghệ như Viettel, VNPT... Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm hơn 96% số lượng các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế) cũng đã đẩy mạnh các hoạt động đổi mới về sản phẩm, quy trình sản xuất, marketing, tổ chức. Đầu tư cho khoa học, công nghệ ở khu vực công ngày càng quan trọng. Tỷ trọng đầu tư cho khoa học công nghệ giữa nhà nước và doanh nghiệp đã tăng từ mức 7:3 lên mức gần ngang nhau trong những năm gần đây.

Theo đánh giá của WB (2019), Việt Nam có nhiều điểm mạnh trong hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo trong đó phải kể tới những nỗ lực để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hệ thống giáo dục trung học tốt, các thế mạnh về toán học, nghiên cứu nông nghiệp, sinh học cùng với những tiến bộ trong việc phát triển các tổ chức và thể chế hỗ trợ đổi mới, sáng tạo. Mặc dù vậy, Việt Nam còn nhiều điểm yếu bao gồm: còn nhiều cản trở đối với hoạt động đổi mới, sáng tạo, hệ thống hạ tầng còn hạn chế, hoạt động đổi mới, sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp và hệ thống nghiên cứu cơ bản còn yếu, các chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo còn nhiều hạn chế.

Ở khía cạnh quản lý, các thủ tục hành chính được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà khoa học, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ, đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia. Môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và sự phát triển của hệ thống sáng tạo quốc gia cũng được cải thiện. Các hướng công nghệ ưu tiên phát triển nhằm tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được đề xuất. Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005 thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thực thi các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và góp phần quan trọng thúc đẩy đầu tư và nghiên cứu và phát triển (R&D). Các đề án, chương trình đã được xây dựng để hỗ trợ cho hoạt động đổi mới, sáng tạo như Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật…

 Trên thực tế khoa học và công nghệ và đổi mới, sáng tạo đã có nhiều đóng góp trong tăng trưởng kinh tế nói chung và cho từng ngành nói riêng như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ y tế, ngân hàng... Trong giai đoạn 2011-2015, đóng góp của TFP vào tăng trưởng của Việt Nam đạt mức cao nhất khoảng hơn 28% (CIEM, 2017). Trong giai đoạn 2016-2018, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt hơn 43% và dự kiến trong giai đoạn tới tỷ trọng này sẽ cao hơn (TBTCVN, 2019). Sự gia tăng tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng cho thấy vai trò của đổi mới, sáng tạo đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tuy vậy, tỷ lệ này là khá thấp so với các nước khác trong khu vực (ví dụ ở Thái Lan là 70%, Malaysia là 63%). TFP cũng mới chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tăng năng suất lao động so với tăng cường độ vốn. Điều này dẫn tới năng suất lao động của Việt Nam tăng chậm và ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Sự gia tăng TFP trong những năm gần đây chủ yếu là do sự cải thiện các yếu tố vĩ mô mà chưa phải do các hoạt động đổi mới, sáng tạo mang lại nên hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn thấp.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cả khu vực nhà nước và tư nhân của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 0,44% GDP, khá thấp so với bình quân của thế giới là 2,23% GDP (Thái Lan 0,78%; Singapore 2,2%; Malaysia 1,3%, Trung Quốc 2,1% GDP).

4.2. Tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam

Về thu nhập và việc làm

            Các số liệu thống kê (xem cụ thể trong Phụ lục) phản ánh thực trạng tăng trưởng bao trùm của Việt Nam cho thấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn so với các quốc gia khác trên thế giới. So với các nước đang phát triển khác và so với cả các nước có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao. Do vậy, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong hơn 20 năm qua và đạt tới mức gần 2.500 USD người/năm. Sự mở rộng nhanh chóng của quy mô nền kinh tế đi cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng trong nền kinh tế và cơ hội việc làm được mở rộng. Do vậy, tỷ lệ dân số có việc làm tương đối ổn định và khá cao so với thế giới và khu vực.

            Năng suất lao động trong những năm gần đây tăng lên nhưng tốc độ tăng chưa cao và lại đang có xu hướng chậm lại. Đây là vấn đề quan trọng cần phải được cải thiện trong những năm tới. Đặc biệt, tốc độ tăng năng suất lao động chậm hơn tốc độ tăng lương danh nghĩa nên chi phí lao động ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong thời gian tới.

Về nghèo đói và bất bình đẳng

So với các quốc gia khác trên thế giới, tỷ lệ người nghèo tính theo phần trăm tổng dân số đã giảm mạnh trong giai đoạn từ năm 2012 tới nay. Tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam trong những năm gần đây là dưới 10% và luôn ở mức thấp hơn so với mức trung bình trên toàn thế giới. Kết quả này rất đáng khích lệ mặc dù Việt Nam liên tục tăng ngưỡng nghèo lên cao hơn trong những năm gần đây. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh có phần đóng góp đáng kể của các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thâm dụng lao động trong đó đặc biệt là các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.

Bất bình đẳng về thu nhập đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua. Số liệu về tỷ lệ tổng thu nhập của 80% dân số có thu nhập thấp hơn so với 20% dân số có thu nhập cao trong hơn 10 năm qua, đặc biệt là từ năm 2010 tới nay, đã tăng lên đáng kể. Tương tự như vậy, tỷ trọng tổng tài sản của 10% dân số giàu nhất trong tổng tài sản quốc gia giảm đi trong khi tỷ trọng này của 40% dân số nghèo nhất có xu hướng tăng lên. Về bất bình đẳng giới, dù còn có sự khác biệt về thu nhập giữa nam giới và nữ giới trong các ngành nhưng khoảng cách này không lớn so với các quốc gia khác và khoảng cách đang giảm dần.

Về phát triển con người

 Tuổi thọ bình quân của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước đang phát triển có cùng mức thu nhập và tuổi thọ bình quân tiếp tục tăng. Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí thấp hơn nhiều so với toàn thế giới và khu vực. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được đầu tư và mở rộng trên toàn quốc. Trình độ học vấn nói chung đã tăng lên nhanh chóng. Hệ thống giáo dục, đào tạo được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng.

Mặc dù đạt được những thành tích nói trên, thực trạng tăng trưởng bao trùm của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tốc độ tăng GDP đầu người tính theo phương pháp PPP còn chậm và thấp hơn so với mức chung của thế giới và khu vực. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm hơn 96% tổng số doanh nghiệp nhưng có mức độ tiếp cận nguồn vốn chính thức ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Năng suất lao động gia tăng nhưng tốc độ tăng đang ngày càng chậm lại. Tỷ lệ thanh niên dưới 24 tuổi không có việc làm có xu hướng gia tăng. Bất bình đẳng về thu nhập chưa được cải thiện và bất bình đẳng về sở hữu tài sản còn lớn. Bất bình đẳng về thu nhập theo giới vẫn tồn tại trong các nhóm ngành, trong các khu vực của kinh tế và giữa những người có cùng trình độ chuyên môn.

  1. Đề xuất khung phân tích vai trò của cộng đồng đối với tăng trưởng sáng tạo, bao trùm ở Việt Nam

            Những phân tích ở trên cho thấy, để hướng tới mô hình tăng trưởng dựa trên động lực là đổi mới, sáng tạo, cần phải xây dựng được các cơ chế phù hợp để kiến tạo các điều kiện cần và đủ để thực hiện đổi mới, sáng tạo thành công. Trong số các điều kiện này, hạ tầng công nghệ và năng lực đổi mới, sáng tạo của các cá nhân, tổ chức có vai trò cốt lõi. Do đó, cơ chế thị trường, nhà nước và cộng đồng cần phải được xây dựng để hỗ trợ tốt nhất cho phát triển hạ tầng công nghệ và năng lực đổi mới, sáng tạo của các cá nhân, tổ chức. Để các kết quả đổi mới, sáng tạo đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, thể chế thị trường, nhà nước và cộng đồng cũng cần phải hỗ trợ để có thể hiện thực hóa, thương mại hóa các kết quả đổi mới, sáng tạo. Do đó, cơ chế thị trường, nhà nước và cộng đồng có thể được coi là bệ đỡ cho tăng trưởng sáng tạo. Bên cạnh thị trường và nhà nước, cộng đồng ngày càng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng sáng tạo.

Đối với tăng trưởng bao trùm, có thể thấy Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể nhưng còn tồn tại nhiền hạn chế về bất bình đẳng, việc làm, năng suất lao động, khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ... Thực trạng trên đặt ra những câu hỏi liên quan tới vấn đề cơ chế cần được giải quyết, trong đó cần tập trung củng cố ba trụ cột của tăng trưởng bao trùm (OECD, 2018) gắn với Người dân (trụ cột 1), Doanh nghiệp (trụ cột 2) và Chính phủ (trụ cột 3). Đối với trụ cột 1, cần tập trung cho đầu tư vào con người và các vùng đang bị tụt hậu bằng cách tạo cơ hội bình đẳng cho người dân. Đối với trụ cột 2, cần tăng cường sự năng động của doanh nghiệp và phát triển thị trường lao động có tính “bao trùm”. Trụ cột 3 nhằm hướng đến xây dựng chính phủ hiệu quả và linh hoạt.

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
   

 

 

 

 

 

 

Hình 1. Cơ chế là bệ đỡ cho tăng trưởng sáng tạo và bao trùm trong bối cảnh mới

                                                                                                                        Nguồn: Các tác giả

  1. Kết luận

            Tăng trưởng sáng tạo và bao trùm là hai mục tiêu quan trọng nhằm đạt được phát triển bền vững trong bối cảnh mới hiện nay ở Việt Nam. Với vai trò là bệ đỡ cho tăng trưởng sáng tạo và bao trùm, thị trường, nhà nước và cộng đồng cùng phối hợp để hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, thực hiện các chính sách phát triển trong đó có các chinh sách xã hội hướng tới đại đa số người dân cùng với nhóm yếm thế trong xã hội. Từ trước tới nay, cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước thường được coi trọng để giải bài toán phát triển bền vững. Trên thực tế, cơ chế cộng đồng trong đó bao gồm cộng đồng tự nhiên và cộng đồng nhân tạo luôn có vai trò quan trọng khắc phục các thất bại của thị trường và thất bại của nhà nước.

Trong bối cảnh mới toàn cầu hóa, cạnh tranh, hợp tác và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, của cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của cơ chế cộng đồng đối với tăng trưởng sáng tạo ngày càng quan trọng bên cạnh cơ chế nhà nước và thị trường. Sự kết nối giữa các cá nhân, tổ chức và tiếp theo là sự kết nối giữa các ngành, lĩnh vực được hỗ trợ bởi sự phát triển nhanh chóng của Internet, công nghệ thông tin, truyền thông là tiền đề quan trọng để cơ chế cộng đồng phát huy vai trò đối với tăng trưởng sáng tạo và bao trùm. Trong bối cảnh mới đó, cơ chế cộng đồng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn để khắc phục các thất bại của thị trường và thất bại của nhà nước. Chính vì vậy, trong việc xây dựng các chiến lược, mô hình tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, Việt Nam cần phải hết sức quan tâm tới việc xây dựng và phát huy cơ chế cộng đồng.

 

Tài liệu tham khảo

  1. CIEM (2017), Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên sáng tạo và đổi mới công nghệ, Truy cập tại: http://www.ciem.org.vn/Content/files/VNEP/pdf, Truy cập ngày 3/6/2019.
  2. Đặng, K. S (2004), Ba cơ chế: thị trường, nhà nước và cộng đồng - ứng dụng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
  3. Hayami, Y., and Godo, Y. (2005), “Development Economics: From the Poverty to the Wealth of Nations”, Oxford University Press, UK.
  4. OECD (2006), Going for Growth 2006, https://www.oecd.org/social/labour/36054358.pdf, truy cập ngày 1/6/2019.
  5. OECD (2014), Report on the OECD Framework for Inclusive Growth, Truy cập tại: https://www.oecd.org/mcm/IG_MCM_ENG.pdf
  6. OECD (2018), The Framework for Policy Action on Inclusive Growth, Truy cập tại: https://www.oecd.org/mcm/documents/C-MIN-2018-5-EN.pdf.
  7. Schumpeter, J (1934), The Theory of Economic Development, Cambridge, MA: The MIT Press.
  8. WB (2019), A Review of Science, Technology and Innovation in Vietnam, Truy cập tại: http://www.worldbank.org/en/country/vietnam/publication/a-review-of-science-technology-and-innovation-in-vietnam, Truy cập ngày 2/6/2019.
  9. WIPO (2018), Global Innovation Index 2018: Energizing the World with Innovation, Truy cập tại: https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/wipo_pub_gii_2018.pdf, Truy cập ngày 2/5/2019.

 

 

 

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: buianhtuan.bgh@ftu.edu.vn

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: namvh@ftu.edu.vn

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: yennth@ftu.edu.vn

 VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG SÁNG TẠO VÀ BAO TRÙM Ở VIỆT NAM

(THE ROLE OF COMMUNITY TO INNOVATION-BASED AND INCLUSIVE GROWTH IN VIETNAM)

Bùi Anh Tuấn[1]

Vũ Hoàng Nam[2]

Nguyễn Thị Hải Yến[3]

Tóm tắt

Phát triển nhanh và bền vững là mục tiêu đặt ra của Việt Nam. Để có thể phát triển nhanh và bền vững với một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như Việt Nam, tăng trưởng sáng tạo và bao trùm là điều kiện cốt lõi. Nghiên cứu này cho thấy cơ chế thị trường, nhà nước và cộng đồng có vai trò là bệ đỡ cho tăng trưởng sáng tạo và bao trùm trong đó cơ chế cộng đồng bao gồm cộng đồng tự nhiên và cộng đồng nhân tạo có vai trò ngày càng quan trọng. Sự gia tăng toàn cầu hóa, cạnh tranh, hợp tác và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, của cách mạng công nghiệp 4.0 là những điều kiện thuận lợi để xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của cơ chế cộng đồng đối với tăng trưởng sáng tạo và bao trùm của Việt Nam.

Từ khóa: Việt Nam, cộng đồng, tăng trưởng sáng tạo, tăng trưởng bao trùm.

 

Abstract

            Rapid and sustainable development is an important goal of Vietnam. For a transition economy like Vietnam to achieve that goal, innovation-based and inclusive growth plays a central role. This paper shows that market, state and community mechanisms are foundation for innovation-based and inclusive growth, among which natural and artificial communities are taking increasingly important roles. Increasing globalization, competition and cooperation, as well as development of science, technology and the Industrial Revolution 4.0 are favorable conditions for Vietnam to build, consolidate and stimulate the role of community to promote innovation-based and inclusive growth.

Key word: Vietnam, community, innovation-based growth, inclusive growth.

   

  1. Lời mở đầu

            Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đưa ra vào năm 2015 với 17 mục tiêu phát triển thay thế cho các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đặt ra bài toán phát triển bền vững cho mọi quốc gia. Bên cạnh đó, sự bùng nổ của khoa học, công nghệ, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, gia tăng kết nối, tương tác, phụ thuộc toàn cầu cùng với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt là những đặc trưng cho sự chuyển dịch của thế giới thời gian qua. Những yếu tố địa chính trị, thể chế, kinh tế, văn hóa, môi trường thay đổi nhanh chóng đã tác động lớn tới nền kinh tế thế giới và các mục tiêu, quá trình phát triển bền vững của từng quốc gia.

            Phát triển nhanh và bền vững là yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam. Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã xác định rõ “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước”. Tăng trưởng kinh tế bền vững là định hướng ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong đó nâng cao chất lượng tăng trưởng, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, sử dụng có hiệu quả khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh là những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển bền vững. Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam cũng nhấn mạnh giải pháp hàng đầu được đề ra để thực hiện chiến lược này là tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế phát triển bền vững và nâng cao chất lượng quản trị quốc gia. Đồng thời, tăng cường vai trò và tác động của khoa học, công nghệ, đẩy mạnh đổi mới công nghệ là giải pháp để tạo động lực cho phát triển bền vững.

            Phát triển kinh tế bền vững bao gồm ba trụ cột là tăng trưởng, các vấn đề xã hội và các vấn đề môi trường. Hai trụ cột tăng trưởng và các vấn đề xã hội tạo nên nội dung của phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, tăng trưởng sáng tạo và tăng trưởng bao trùm được đề cập tới như những thành phần quan trọng nhất của trụ cột tăng trưởng và trụ cột các vấn đề xã hội. Nói cách khác, phát triển kinh tế đồng nghĩa với đẩy mạnh tăng trưởng sáng tạo và tăng trưởng bao trùm trong bối cảnh bùng nổ khoa học, công nghệ và sự ảnh hưởng sâu rộng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

            Trong bối cảnh khoa học, công nghệ sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn nữa, câu hỏi thị trường, nhà nước và cộng đồng có tác động thế nào tới tăng trưởng sáng tạo và tăng trưởng bao trùm là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách để xây dựng các chiến lược phát triển bền vững trong giai đoạn tới (2020-2030) cho Việt Nam. Bài viết đưa ra những phân tích mới về vai trò của thị trường, nhà nước và cộng đồng (trong đó đề xuất gồm cộng đồng tự nhiên và cộng đồng nhân tạo) đối với tăng trưởng sáng tạo và tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam.

  1. Các khái niệm

2.1. Khái niệm Cộng đồng

            Thị trường, nhà nước và cộng đồng là những khái niệm chuẩn tắc đã được sử dụng từ lâu trong kinh tế học, kinh tế học phát triển và kinh tế học thể chế. Theo Đặng (2004), đây là ba bàn tay đầy uy lực đã tạo nên quan hệ xã hội loài người. Mặc dù vậy, so với hai khái niệm thị trường và nhà nước, khái niệm cộng đồng là khái niệm tương đối mới. Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng (Hayami và Godo, 2005; Đặng, 2004) nhưng cộng đồng thường được hiểu là một nhóm người ràng buộc bởi sự tin tưởng lẫn nhau dựa trên các mối tương tác cá nhân chặt chẽ. Cộng đồng có phạm vi và quy mô từ nhỏ nhất như các gia đình, các nhóm cá nhân cho tới các hiệp hội doanh nghiệp, cộng đồng vùng, cộng đồng quốc gia, cộng đồng khu vực quốc tế và cộng đồng toàn cầu.

Nếu cơ chế vận hành của thị trường là giao dịch tự nguyện của các tác nhân kinh tế dựa trên tín hiệu của giá cả và cơ chế vận hành của nhà nước là kế hoạch, mệnh lệnh, sự bắt buộc dựa trên các luật lệ và quy định thì cơ chế của cộng đồng là sự tương tác giữa các cá nhân dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Theo Đặng (2004), cơ chế cộng đồng là cơ chế quan hệ và xử thế giữa từng cá nhân hoặc giữa các nhóm người với nhau theo một số quy luật trong xã hội loài người. Nguyên tắc của quan hệ cộng đồng là dựa trên trách nhiệm đối với cộng đồng và uy tín cá nhân.

Kinh tế học thể chế nhấn mạnh trong quá trình vận hành, thị trường có thể gặp thất bại. Do vậy cần phải có nhà nước để khắc phục các thất bại của thị trường. Thế nhưng chính nhà nước cũng có thể gặp phải thất bại. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng đôi khi thất bại của nhà nước còn lớn hơn nhiều so với thất bại của thị trường. Trong những trường hợp thị trường và nhà nước đều thất bại, cộng đồng là cơ chế hữu hiệu để thay thế. Cộng đồng đặc biệt hữu hiệu trong việc quản lý các nguồn lực chung như các con sông, cánh rừng xa xôi, hẻo lánh… nơi cơ chế thị trường và nhà nước không thể phát huy hiệu quả.

Cộng đồng có thể được hình thành dần dần trong lịch sử một cách tự nhiên như các cộng đồng bộ tộc, làng, xã… (cộng đồng tự nhiên) nhưng cũng có thể được con người, tổ chức hình thành một cách có chủ đích như các hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp (cộng đồng nhân tạo). Các Keiretsu của Nhật Bản xưa kia mà điển hình là Tập đoàn Toyota đã tạo nên một mạng lưới các nhà cung cấp nhiều tầng lớp để cung cấp linh phụ kiện cho việc sản xuất ô tô mà ở đó sự tin tưởng, uy tín của từng nhà cung cấp phát huy tác dụng, giảm thiểu chi phí giao dịch, tăng cường hiệu quả của toàn hệ thống sản xuất của Toyota (Hayami và Godo, 2005). Các hợp đồng dài hạn được ký kết giữa Toyota và các nhà cung cấp giúp các nhà cung cấp yên tâm đầu tư công nghệ mới với cam kết mua linh phụ kiện của Toyota. Toyota cũng đồng sở hữu các nhà cung cấp, hỗ trợ kỹ thuật và tín dụng cho các nhà cung cấp. Nói cách khác, Toyota đã tạo ra và vận hành một cơ chế cộng đồng nhân tạo với các nhà thầu phụ để sản xuất các linh phụ kiện đặc thù, phức tạp, đòi hỏi nhiều đầu tư mà cơ chế thị trường không thể giải quyết được.

Trước đây, các cộng đồng truyền thống như bộ lạc và làng xã thường được gắn với sự lạc hậu, truyền thống cản trở các yếu tố hiện đại, cản trở sự phát triển. Cộng đồng có thể Giờ đây, cần phải nhận thức khác và cần phải coi cộng đồng chính là một bàn tay hữu hiệu, một cơ chế quan trọng để khắc phục các thất bại của thị trường và thất bại của nhà nước.

Sự phát triển của cộng đồng đòi hỏi các điều kiện để sợi dây liên kết giữa các cá nhân ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và các công cụ để thúc đẩy, kiểm soát sự tin tưởng lẫn nhau giữa các cá nhân trong cộng đồng. Khi số lượng các cá nhân của cộng đồng ngày càng lớn thì chi phí giao dịch của cộng đồng càng cao và cộng đồng càng khó hình thành cũng như hoạt động hiệu quả. Công nghệ thông tin, internet, các mạng xã hội… chính là những công cụ hữu hiệu để các cá nhân trong cộng đồng kết nối, liên kết, duy trì, thúc đẩy sự phát triển chung của cộng đồng.

Nói tóm lại, chức năng chủ yếu của thị trường là điều phối hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của các cá nhân thông qua các giao dịch tự do, tự nguyện dưới sự dẫn dắt của giá cả, để đạt hiệu quả sản xuất và tiêu dùng xã hội tối ưu đối với các hàng hoá tư nhân; chức năng chủ yếu của nhà nước là cung ứng hàng hoá công cộng bằng quyền cưỡng chế hợp pháp của mình thông qua các kế hoạch, mệnh lệnh và sự bắt buộc dựa trên các luật lệ và quy định. Trong khi đó, cộng đồng có chức năng khắc phục các thất bại của thị trường và nhà nước thông qua sự tương tác giữa các cá nhân dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau (hợp tác dựa trên sự đồng thuận, điều phối sự phân công lao động theo hướng mà xã hội mong muốn).

2.2. Tăng trưởng sáng tạo

            Tăng trưởng sáng tạo (Innovation-based growth) là tăng trưởng kinh tế dựa trên đổi mới, sáng tạo (innovation). Đổi mới sáng tạo trở thành động lực của tăng trưởng. Các nghiên cứu đầu tiên có những khía cạnh nhất định đề cập tới vai trò của đổi mới, sáng tạo đối với tăng trưởng đã được thực hiện từ thế kỷ 18 (ví dụ Adam Smith, 1776; Karl Marx, 1867). Tuy vậy, các mô hình tăng trưởng tân cổ điển chủ yếu đề cập tới vai trò của lao động và vốn đối với tăng trưởng. Các lý thuyết và nghiên cứu định lượng đặt trọng tâm vào đổi mới, sáng tạo như là động lực chính của tăng trưởng mới chỉ được thực hiện vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Theo các nghiên cứu này, các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) giữ vai trò quyết định đối với đổi mới, sáng tạo. Đổi mới, sáng tạo làm tăng năng suất và do đó đổi mới, sáng tạo đóng vai trò là động lực tạo ra tăng trưởng.

            Theo OECD (2005), đổi mới, sáng tạo được phân loại thành: 1) đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; 2) đổi mới, sáng tạo về quy trình sản xuất; 3) đổi mới, sáng tạo về marketing; 4) đổi mới, sáng tạo về tổ chức. Theo Hayami and Godo (2005), đối với các nước đang phát triển nếu đổi mới, sáng tạo được hiểu là những phát minh, sáng chế hoàn toàn mới thì sẽ có rất ít hoạt động đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động đổi mới, sáng tạo ở các nước đang phát triển nên được hiểu theo cách của Schumpeter theo đó đổi mới sáng tạo được hiểu là quá trình các doanh nhân đưa ra các phương thức mới kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm dịch vụ. Đổi mới có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như: tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại; đưa ra quy trình sản xuất mới; tìm kiếm các thị trường mới cho sản phẩm; tìm được nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới; phát triển cấu trúc ngành mới. Theo Schumpeter, có hai nhóm doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp thành công với các hoạt động đổi mới, sáng tạo gọi là nhóm tiên phong. Nhờ các hoạt động đổi mới, sáng tạo các doanh nghiệp tiên phong sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Chỉ có số ít doanh nghiệp dám chấp nhận rủi ro để tiến hành các hoạt động đổi mới, sáng tạo. Sau khi doanh nghiệp tiên phong đã thành công thì các doanh nghiệp theo sau sẽ sao chép các đổi mới, sáng tạo. Khi đó doanh nghiệp tiên phong không còn giữ được vị trí độc quyền trên thị trường và giá bán sản phẩm, dịch vụ giảm. Các doanh nghiệp tiên phong sẽ lại phải tiếp tục đổi mới và sáng tạo để duy trì vị thế dẫn đầu.

2.3. Tăng trưởng bao trùm

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (2014) đã tổng hợp quan điểm của một số tổ chức quốc tế về tăng trưởng bao trùm. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng bao trùm đề cập đến hai khía cạnh có quan hệ tương hỗ và thường được xem xét đồng thời là tốc độ tăng trưởng và phương thức tăng trưởng. Theo cách tiếp cận của WB thì tốc độ tăng trưởng nhanh là cần thiết để giảm tình trạng đói nghèo tuyệt đối, nhưng để sự tăng trưởng đó được bền vững trong dài hạn thì sự tăng trưởng cần diễn ra trong nhiều ngành, bao trùm phần lớn lực lượng lao động của quốc gia. Quan điểm này hàm chứa mối quan hệ trực tiếp giữa các nhân tố tăng trưởng ở tầm vĩ mô và vi mô. Vì thế, tăng trưởng bao trùm tập trung vào lực lượng lao động có năng suất, chứ không phải lực lượng lao động đơn thuần về lượng và cũng không tập trung vào hiện trạng phân phối thu nhập. Tăng trưởng việc làm đề cập tới sự gia tăng số lượng việc làm mới và gia tăng thu nhập, trong khi tăng trưởng năng suất cho phép tăng lương của người lao động và tăng thu nhập cho những người tự doanh. Cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới nghiêng về triển vọng dài hạn và tăng trưởng bền vững với ý nghĩa của “sự bao trùm” là bình đẳng về cơ hội tiếp cận thị trường, nguồn lực sản xuất và một môi trường kinh doanh công bằng cho các doanh nghiệp và cá nhân.

            Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) coi tăng trưởng bao trùm là một trong các mục tiêu chính trong chiến lược tổng thể 2020 của mình. Theo ADB, tăng trưởng bao trùm là một khái niệm rộng hơn khái niệm tăng trưởng thông thường. Tăng trưởng bao trùm không chỉ là sự tăng trưởng cho phép tạo cơ hội kinh tế mới cho người dân mà còn đảm bảo sự tiếp cận cơ hội một cách bình đẳng đối với tất cả các nhóm người trong xã hội, đặc biệt là người nghèo. Sự tăng trưởng về thu nhập sẽ được coi là tăng trưởng bao trùm khi: (i) quá trình tăng trưởng đó cho phép tất cả các thành viên trong xã hội, đặc biệt nhấn mạnh tới người nghèo và người yếu thế, được tham gia đóng góp cho quá trình tăng trưởng (khía cạnh quá trình của sự tăng trưởng); và (ii) quá trình tăng trưởng đó diễn ra cùng với tình trạng giảm bất bình đẳng ở các khía cạnh phúc lợi khác ngoài thu nhập có vai trò quan trọng trọng việc tạo ra các cơ hội kinh tế như giáo dục, y tế, dinh dưỡng và hòa nhập xã hội (khía cạnh thành quả của sự tăng trưởng).

            Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng tăng trưởng bao trùm cần được xem xét ở cả hai khía cạnh: quá trình và thành quả. Ở khía cạnh quá trình, tăng trưởng bao trùm đảm bảo mọi thành viên xã hội đều có thể tham gia vào quá trình tăng trưởng, bao gồm cả quá trình ra quyết định và tham gia vào chính quá trình tăng trưởng. Ở khía cạnh thành quả, tăng trưởng bao trùm cho phép mọi thành viên xã hội đều được hưởng thụ một cách công bằng các lợi ích của tăng trưởng. Do vậy, tăng trưởng bao trùm nhấn mạnh sự đóng góp và hưởng thụ các thành quả của tăng trưởng.

            Chiến lược Châu Âu 2020 lựa chọn khái niệm tăng trưởng bao trùm làm trọng tâm, theo đó tăng trưởng bao trùm là tăng vị thế con người thông qua mức công ăn việc làm cao, đầu tư phát triển kỹ năng cho con người, đấu tranh chống đói nghèo và hiện đại hóa thị trường lao động, hệ thống giáo dục và an sinh xã hội nhằm giúp con người tham gia vào quá trình thay đổi, kiểm soát sự thay đổi và xây dựng một xã hội gắn kết. Một trong các vấn đề quan trọng là phân bổ các lợi ích từ tăng trưởng kinh tế cho tất cả các vùng miền thuộc Liên minh Châu Âu, bao gồm cả các vùng xa xôi, tăng sức mạnh liên kết lãnh thổ. Tăng trưởng bao trùm là đảm bảo sự tiếp cận nguồn lực và cơ hội cho tất cả các thành viên xã hội trong suốt cuộc đời họ.

            Từ quan điểm của các tổ chức quốc tế về tăng trưởng bao trùm, chúng ta có thể tổng hợp các khía cạnh quan trọng của tăng trưởng bao trùm. Thứ nhất, tăng trưởng thu nhập đầu người là điều kiện quan trọng hàng đầu làm bệ đỡ cho tăng trưởng bao trùm. Thứ hai, gia tăng việc làm, đặc biệt là việc làm có năng suất cao là một thành phần quan trọng trong mô hình tăng trưởng bao trùm. Thứ ba, nâng cao năng lực của người lao động là một yếu tố quan trọng giúp gia tăng việc làm, đặc biệt là việc làm có năng suất cao và đóng góp tích cực vào tăng trưởng bao trùm. Thứ tư, quá trình tăng trưởng sẽ không thể gọi là bao trùm nếu nó không góp phần giảm nghèo, bao gồm cả nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. Thứ năm, thu hẹp bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế, cũng như trong phân phối thu nhập là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng bao trùm của từng quốc gia cũng như toàn thế giới. Thứ sáu, an sinh xã hội bao gồm các chính sách bảo hiểm, lương hưu… là một khía cạnh cần được đặc biệt nhấn mạnh trong chính sách phát triển của các nước đang phát triển.

  1. Vai trò của cộng đồng với tăng trưởng sáng tạo và bao trùm

Schumpeter (1934) coi đổi mới, sáng tạo là động lực của tăng trưởng và phát triển. Hoạt động đổi mới, sáng tạo luôn cần phải có sự đầu tư, ví dụ như đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Nếu không có sự đầu tư thì hoạt động đổi mới, sáng tạo sẽ không thể diễn ra. Tuy nhiên, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đầu tư cho giáo dục… chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để tạo ra tăng trưởng và phát triển vì hai lý do. Thứ nhất, đầu tư chưa chắc đã tạo ra được đổi mới, sáng tạo. Đối với các nước đang phát triển, xác suất đổi mới, sáng tạo thành công là thấp do năng lực đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hạn chế. Năng lực đổi mới, sáng tạo hạn chế cũng có thể là do môi trường, các chính sách không hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp. Thứ hai, đầu tư có thể đem lại đổi mới, sáng tạo nhưng những đổi mới, sáng tạo đó có thể hoàn toàn không phát huy hiệu quả nếu cơ chế, môi trường, các thị trường và các điều kiện của thị trường không hoàn thiện, không hỗ trợ cho các kết quả đổi mới, sáng tạo đó.

            OECD (2006) đã tổng hợp các yếu tố góp phần gia tăng hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và đổi mới, sáng tạo bao gồm: 1) các quy định giúp tăng tính cạnh tranh của các thị trường sản phẩm, lao động…; 2) chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; 3) các cân đối vĩ mô được đảm bảo; 4) môi trường kinh doanh hiệu quả giúp giảm chi phí đầu tư cho hoạt động đổi mới, sáng tạo; 5) nguồn tài chính có thể tiếp cận dễ dàng; 6) hệ thống giáo dục và nghiên cứu cơ bản có chất lượng cao được khuyến khích, hỗ trợ; 7) thuế hỗ trợ cho hoạt động R&D; 8) nền kinh tế mở đối với các hoạt động R&D của nước ngoài; 9) luật và thực thi luật sở hữu trí tuệ một cách hợp lý; 10) sự phát triển của internet.

            Cũng theo OECD, để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo năm ưu tiên hàng đầu mà các Chính phủ cần phải thực hiện bao gồm: 1) Nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo của các cá nhân; 2) Xóa bỏ những cản trở đối với các hoạt động đổi mới, sáng tạo của các doanh nghiệp; 3) Sáng tạo các tri thức mới và ứng dụng các tri thức đó; 4) Ứng dụng đổi mới, sáng tạo để giải quyết các thách thức của xã hội và toàn cầu; 5) Đổi mới cơ chế quản lý để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Tựu trung lại, để có tăng trưởng sáng tạo cần xây dựng một thể chế nhằm thúc đẩy đổi mới, sáng tạo và hỗ trợ để các đổi mới, sáng tạo phát huy hiệu quả, đóng góp vào quá trình tăng trưởng. Cụ thể hơn, thể chế cần phải được xây dựng để có thể: 1) đảm bảo các điều kiện trong để thực hiện đổi mới, sáng tạo thành công trong đó nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi; 2) tạo ra một môi trường thuận lợi để các đổi mới, sáng tạo phát huy hiệu quả, đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế trong đó cải thiện hạ tầng công nghệ có vai trò then chốt. Hạ tầng công nghệ đề cập tới mạng lưới các tổ chức nghiên cứu, hệ thống giáo dục, các quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Đây cũng chính là nền tảng để nâng cao năng lực đổi mới, sáng tạo. Để các đổi mới, sáng tạo phát huy hiệu quả và đóng góp vào quá trình tăng trưởng kinh tế cần phải giảm thiểu các rủi ro trong quá trình ứng dụng các đổi mới, sáng tạo thông qua thúc đẩy tương tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và khu vực doanh nghiệp, khuyến khích các nghiên cứu chung, giảm thuế cho quá trình thương mại hóa kết quả đổi mới, sáng tạo.

            Thị trường có vai trò quan trọng trong việc phân bổ các nguồn lực hay các điều kiện cần và đủ cho đổi mới, sáng tạo. Thị trường càng hoàn hảo thì nguồn lực hay các điều kiện cần và đủ càng được phân bổ tối ưu. Đồng thời, thị trường sẽ trả lời cho câu hỏi hoạt động đổi mới, sáng tạo nào sẽ thành công một cách hiệu quả nhất. Nói cách khác, thị trường sẽ quyết định “người đi tiên phong” trong hoạt động đổi mới, sáng tạo. Mặc dù vậy, khi bị thất bại, thị trường không thể phân bổ nguồn lực một cách tối ưu cho hoạt động đổi mới, sáng tạo và không thể xác định được “người đi tiên phong”. Bên cạnh đó, thị trường khi vận hành với cơ chế dịch chuyển nguồn lực tới nơi sử dụng hiệu quả nhất sẽ không cho phép những nhóm yếm thế trong xã hội có cơ hội tham gia và hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng và mục tiêu tăng trưởng bao trùm khó có thể được hiện thực hóa. Nhà nước cũng có vai trò quan trọng đối với hoạt động đổi mới, sáng tạo để khắc phục các thất bại của thị trường. Trước hết, Nhà nước chính là chủ thể thiết kế và vận hành các chính sách thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Nhà nước là chủ thể phát triển hạ tầng công nghệ. Nhà nước ban hành và thực thi các chính sách về khoa học và công nghệ. Nhà nước giữ vai trò quan trọng để ban hành và đảm bảo Luật sở hữu trí tuệ được thực thi, quyền sở hữu trí tuệ được đảm bảo để bảo vệ các kết quả của hoạt động đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, kết quả của đổi mới, sáng tạo.     Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam khi thị trường không hoàn hảo và có nhiều thất bại, vai trò của Nhà nước đối với đổi mới, sáng tạo càng quan trọng. Thị trường đổi mới, sáng tạo là thị trường có độ phức tạp cao nhất, đòi hỏi các điều kiện khắt khe nhất để có thể vận hành một cách hoàn hảo. Do vậy, Nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các điều kiện đảm bảo cho thị trường này vận hành và khắc phục những thất bại tiềm ẩn của thị trường này. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng để kiến tạo tăng trưởng bao trùm. Nếu mục tiêu tăng trưởng bao trùm được đặt ra thì cơ chế thị trường không thể được sử dụng độc lập để đạt được mục tiêu này. Thông qua các chính sách, quy định, nhà nước sẽ điều chỉnh sự phân bổ nguồn lực cho các nhóm khác nhau trong xã hội và khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các nhóm yếu thế, các lĩnh vực cần phát triển để đạt được tăng trưởng bao trùm.

            Bên cạnh Thị trường và Nhà nước, Cộng đồng là thể chế quan trọng hỗ trợ cho các hoạt động đổi mới, sáng tạo vì cơ chế dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau của cộng đồng giúp giảm các chi phí liên quan tới hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và hoạt động đổi mới, sáng tạo. Cộng đồng cũng giúp giảm chi phí thương mại hóa các sản phẩm đổi mới, sáng tạo và do đó gia tăng sự đóng góp của đổi mới, sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế.

            Thể chế cộng đồng là thể chế hữu hiệu đối với các nguồn lực chung. Các thông tin ví dụ như về công nghệ và thị trường là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động đổi mới, sáng tạo và có thể trở thành nguồn lực chung. Thể chế cộng đồng có thể thúc đẩy đổi mới, sáng tạo vì thể chế cộng đồng giúp khai thác các thông tin này một cách hiệu quả hơn. Thể chế cộng đồng cũng là thể chế hữu hiệu để giải quyết vấn đề tắc nghẽn (hold-up problem) trong việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của các chủ thể trong hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo của các quốc gia cũng như trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp.

            Xuất phát từ nền kinh tế lúa nước cộng với nền văn hóa Á Đông, cộng đồng tự nhiên ở Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay. Cơ chế chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau tạo nên giá trị văn hóa của Việt Nam. Dù có những mặt hạn chế, cơ chế cộng đồng tự nhiên ở Việt Nam đã và đang giữ vai trò quan trọng phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và phi nông nghiệp trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển của hơn 5.000 làng nghề ở Việt Nam hiện nay là một ví dụ điển hình cho vai trò của cơ chế cộng đồng tự nhiên.

Với một nền kinh tế trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 96% tổng số các doanh nghiệp và phần lớn hộ nông dân trong khu vực nông nghiệp có quy mô nhỏ, phân bố phân tán, sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hộ nông dân để cùng phát triển có ý nghĩa hết sức quan trọng. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp và hộ nông dân có quy mô nhỏ không chỉ giúp chia sẻ các nguồn lực chung, tập trung sức mạnh để đầu tư cho nghiên cứu phát triển, thương mại hóa các kết quả đổi mới, sáng tạo đóng góp cho tăng trưởng sáng tạo mà còn giúp các doanh nghiệp, hộ nông dân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ gắn kết với chuỗi giá trị trong nước và chuỗi giá trị toàn cầu từ đó tham gia vào và hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng. Cơ chế cộng đồng nhân tạo cần phải được phát huy để mục tiêu tăng trưởng bao trùm được hiện thực hóa.

Ví dụ thứ nhất về vai trò của cộng đồng đối với tăng trưởng sáng tạo và bao trùm là sự liên kết của các doanh nghiệp để xây dựng, đăng ký bảo hộ và khai thác chỉ dẫn địa lý để xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm đặc sản của Việt Nam. Cơ chế cộng đồng giúp giảm chi phí xây dựng, bảo vệ và khai thác chỉ dẫn địa lý. Nếu cơ chế cộng đồng không hoạt động hiệu quả chi phí để bảo vệ chỉ dẫn địa lý, kể cả trong trường hợp đã được đăng ký sở hữu trí tuệ, sẽ rất cao khi có cá nhân, doanh nghiệp tìm cách lợi dụng chỉ dẫn địa lý để kiếm tư lợi.

Ví dụ thứ hai về vai trò của cộng đồng đối với tăng trưởng sáng tạo và bao trùm là sự liên kết của các hộ nông dân có quy mô nhỏ, lẻ (ví dụ các hộ nuôi tôm ở khu vực miền Tây, các hộ trồng lúa ở phía Nam…) thành các nhóm nông hộ để cùng thực hiện các hoạt động mua đầu vào, áp dụng công nghệ mới, tiêu chuẩn sản xuất quốc tế, bán sản phẩm trong quá trình sản xuất và thương mại. Bên cạnh đó còn phải kể tới các hiệp hội ngành hàng đang hoạt động và hỗ trợ tốt cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

  1. Tăng trưởng sáng tạo và bao trùm ở Việt Nam

4.1. Tăng trưởng sáng tạo ở Việt Nam

Theo số liệu của báo cáo Global Innovation Index 2018 (WIPO, 2018), chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam thời gian qua liên tục tăng. So với nhóm các nước trong khu vực ASEAN, các chỉ số về giáo dục đào tạo và thương hiệu của Việt Nam được xếp hạng ở mức cao. Mặc dù vậy, các chỉ số về giáo dục đại học, chỉ số hợp tác giữa các cơ sở giáo dục đại học và doanh nghiệp, số lượng việc làm sử dụng nhiều kỹ năng trên thị trường lao động ở Việt Nam còn thấp. Việt Nam cũng được xếp hạng cao về công bố khoa học. Chính phủ Việt Nam đã phân cấp cho các Bộ và chính quyền địa phương để cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam. Bộ Khoa học và Công nghệ của Việt Nam đã xuất bản sổ tay hướng dẫn về GII để các Bộ, Ban, Ngành và các địa phương có thể triển khai việc cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo một cách hiệu quả hơn. Các chỉ tiêu trong báo cáo GII hiện nay đã được coi là các mục tiêu quan trọng trong các kế hoạch phát triển ở cấp trung ương và địa phương ở Việt Nam.

Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp về chỉ số đổi mới, sáng tạo toàn cầu. Năm 2017, chỉ số này của Việt Nam tăng 12 bậc và năm 2018 tăng 2 bậc. Việt Nam hiện xếp thứ 45/126 về chỉ số này. Nhóm chỉ số về tri thức - công nghệ của Việt Nam xếp thứ 28. Số lượng đơn đăng ký sáng chế đã nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ của Việt Nam tăng gần gấp đôi trong giai đoạn 10 năm trở lại đây đạt hơn 6.000 đơn vào năm 2018.

Việt Nam được xếp hạng cao về năng lực cạnh tranh theo Chỉ số cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index). Trong năm 2018, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam đạt 4,36 điểm và Việt Nam xếp hạng thứ 55 trong tổng số 137 quốc gia. Tuy vậy, so với các quốc gia trong khu vực ASEAN, năng lực cạnh tranh của Việt Nam còn đứng sau Singapore, Brunei, Malaysia, Thai Lan, và Indonesia. Tuy vậy, các yếu tố về đổi mới sáng tạo của Việt Nam chỉ đạt 3,49 điểm và xếp hạng thứ 84 trên thế giới. Như vậy, xếp hạng về yếu tố đổi mới sáng tạo của Việt Nam chỉ ngang với xếp hạng của Lào. So với những quốc gia trong khu vực ASEAN có chỉ số năng lực cạnh tranh thấp hơn thì Việt Nam có chỉ số đổi mới sáng tạo xếp sau Philippines. Điều này cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Để đạt được kết quả nói trên, cả khu vực tư và khu vực công đều diễn ra các hoạt động đầu tư mạnh cho khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đầu tư mạnh cho khoa học, công nghệ như Viettel, VNPT... Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm hơn 96% số lượng các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế) cũng đã đẩy mạnh các hoạt động đổi mới về sản phẩm, quy trình sản xuất, marketing, tổ chức. Đầu tư cho khoa học, công nghệ ở khu vực công ngày càng quan trọng. Tỷ trọng đầu tư cho khoa học công nghệ giữa nhà nước và doanh nghiệp đã tăng từ mức 7:3 lên mức gần ngang nhau trong những năm gần đây.

Theo đánh giá của WB (2019), Việt Nam có nhiều điểm mạnh trong hệ thống khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo trong đó phải kể tới những nỗ lực để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hệ thống giáo dục trung học tốt, các thế mạnh về toán học, nghiên cứu nông nghiệp, sinh học cùng với những tiến bộ trong việc phát triển các tổ chức và thể chế hỗ trợ đổi mới, sáng tạo. Mặc dù vậy, Việt Nam còn nhiều điểm yếu bao gồm: còn nhiều cản trở đối với hoạt động đổi mới, sáng tạo, hệ thống hạ tầng còn hạn chế, hoạt động đổi mới, sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp và hệ thống nghiên cứu cơ bản còn yếu, các chính sách thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo còn nhiều hạn chế.

Ở khía cạnh quản lý, các thủ tục hành chính được tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà khoa học, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ, đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia. Môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và sự phát triển của hệ thống sáng tạo quốc gia cũng được cải thiện. Các hướng công nghệ ưu tiên phát triển nhằm tận dụng cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã được đề xuất. Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành năm 2005 thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thực thi các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và góp phần quan trọng thúc đẩy đầu tư và nghiên cứu và phát triển (R&D). Các đề án, chương trình đã được xây dựng để hỗ trợ cho hoạt động đổi mới, sáng tạo như Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Chương trình Kết nối mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam, Trung tâm Đổi mới sáng tạo về Internet vạn vật…

 Trên thực tế khoa học và công nghệ và đổi mới, sáng tạo đã có nhiều đóng góp trong tăng trưởng kinh tế nói chung và cho từng ngành nói riêng như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ y tế, ngân hàng... Trong giai đoạn 2011-2015, đóng góp của TFP vào tăng trưởng của Việt Nam đạt mức cao nhất khoảng hơn 28% (CIEM, 2017). Trong giai đoạn 2016-2018, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt hơn 43% và dự kiến trong giai đoạn tới tỷ trọng này sẽ cao hơn (TBTCVN, 2019). Sự gia tăng tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng cho thấy vai trò của đổi mới, sáng tạo đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tuy vậy, tỷ lệ này là khá thấp so với các nước khác trong khu vực (ví dụ ở Thái Lan là 70%, Malaysia là 63%). TFP cũng mới chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tăng năng suất lao động so với tăng cường độ vốn. Điều này dẫn tới năng suất lao động của Việt Nam tăng chậm và ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Sự gia tăng TFP trong những năm gần đây chủ yếu là do sự cải thiện các yếu tố vĩ mô mà chưa phải do các hoạt động đổi mới, sáng tạo mang lại nên hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn thấp.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) cả khu vực nhà nước và tư nhân của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng 0,44% GDP, khá thấp so với bình quân của thế giới là 2,23% GDP (Thái Lan 0,78%; Singapore 2,2%; Malaysia 1,3%, Trung Quốc 2,1% GDP).

4.2. Tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam

Về thu nhập và việc làm

            Các số liệu thống kê (xem cụ thể trong Phụ lục) phản ánh thực trạng tăng trưởng bao trùm của Việt Nam cho thấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn so với các quốc gia khác trên thế giới. So với các nước đang phát triển khác và so với cả các nước có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao. Do vậy, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong hơn 20 năm qua và đạt tới mức gần 2.500 USD người/năm. Sự mở rộng nhanh chóng của quy mô nền kinh tế đi cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng trong nền kinh tế và cơ hội việc làm được mở rộng. Do vậy, tỷ lệ dân số có việc làm tương đối ổn định và khá cao so với thế giới và khu vực.

            Năng suất lao động trong những năm gần đây tăng lên nhưng tốc độ tăng chưa cao và lại đang có xu hướng chậm lại. Đây là vấn đề quan trọng cần phải được cải thiện trong những năm tới. Đặc biệt, tốc độ tăng năng suất lao động chậm hơn tốc độ tăng lương danh nghĩa nên chi phí lao động ở Việt Nam đang có xu hướng tăng lên. Điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong thời gian tới.

Về nghèo đói và bất bình đẳng

So với các quốc gia khác trên thế giới, tỷ lệ người nghèo tính theo phần trăm tổng dân số đã giảm mạnh trong giai đoạn từ năm 2012 tới nay. Tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam trong những năm gần đây là dưới 10% và luôn ở mức thấp hơn so với mức trung bình trên toàn thế giới. Kết quả này rất đáng khích lệ mặc dù Việt Nam liên tục tăng ngưỡng nghèo lên cao hơn trong những năm gần đây. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh có phần đóng góp đáng kể của các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thâm dụng lao động trong đó đặc biệt là các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.

Bất bình đẳng về thu nhập đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua. Số liệu về tỷ lệ tổng thu nhập của 80% dân số có thu nhập thấp hơn so với 20% dân số có thu nhập cao trong hơn 10 năm qua, đặc biệt là từ năm 2010 tới nay, đã tăng lên đáng kể. Tương tự như vậy, tỷ trọng tổng tài sản của 10% dân số giàu nhất trong tổng tài sản quốc gia giảm đi trong khi tỷ trọng này của 40% dân số nghèo nhất có xu hướng tăng lên. Về bất bình đẳng giới, dù còn có sự khác biệt về thu nhập giữa nam giới và nữ giới trong các ngành nhưng khoảng cách này không lớn so với các quốc gia khác và khoảng cách đang giảm dần.

Về phát triển con người

 Tuổi thọ bình quân của Việt Nam cao hơn so với nhiều nước đang phát triển có cùng mức thu nhập và tuổi thọ bình quân tiếp tục tăng. Tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí thấp hơn nhiều so với toàn thế giới và khu vực. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng được đầu tư và mở rộng trên toàn quốc. Trình độ học vấn nói chung đã tăng lên nhanh chóng. Hệ thống giáo dục, đào tạo được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng.

Mặc dù đạt được những thành tích nói trên, thực trạng tăng trưởng bao trùm của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Tốc độ tăng GDP đầu người tính theo phương pháp PPP còn chậm và thấp hơn so với mức chung của thế giới và khu vực. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) chiếm hơn 96% tổng số doanh nghiệp nhưng có mức độ tiếp cận nguồn vốn chính thức ở mức trung bình so với các nước trong khu vực. Năng suất lao động gia tăng nhưng tốc độ tăng đang ngày càng chậm lại. Tỷ lệ thanh niên dưới 24 tuổi không có việc làm có xu hướng gia tăng. Bất bình đẳng về thu nhập chưa được cải thiện và bất bình đẳng về sở hữu tài sản còn lớn. Bất bình đẳng về thu nhập theo giới vẫn tồn tại trong các nhóm ngành, trong các khu vực của kinh tế và giữa những người có cùng trình độ chuyên môn.

  1. Đề xuất khung phân tích vai trò của cộng đồng đối với tăng trưởng sáng tạo, bao trùm ở Việt Nam

            Những phân tích ở trên cho thấy, để hướng tới mô hình tăng trưởng dựa trên động lực là đổi mới, sáng tạo, cần phải xây dựng được các cơ chế phù hợp để kiến tạo các điều kiện cần và đủ để thực hiện đổi mới, sáng tạo thành công. Trong số các điều kiện này, hạ tầng công nghệ và năng lực đổi mới, sáng tạo của các cá nhân, tổ chức có vai trò cốt lõi. Do đó, cơ chế thị trường, nhà nước và cộng đồng cần phải được xây dựng để hỗ trợ tốt nhất cho phát triển hạ tầng công nghệ và năng lực đổi mới, sáng tạo của các cá nhân, tổ chức. Để các kết quả đổi mới, sáng tạo đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, thể chế thị trường, nhà nước và cộng đồng cũng cần phải hỗ trợ để có thể hiện thực hóa, thương mại hóa các kết quả đổi mới, sáng tạo. Do đó, cơ chế thị trường, nhà nước và cộng đồng có thể được coi là bệ đỡ cho tăng trưởng sáng tạo. Bên cạnh thị trường và nhà nước, cộng đồng ngày càng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng sáng tạo.

Đối với tăng trưởng bao trùm, có thể thấy Việt Nam đã đạt được các thành tựu đáng kể nhưng còn tồn tại nhiền hạn chế về bất bình đẳng, việc làm, năng suất lao động, khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ... Thực trạng trên đặt ra những câu hỏi liên quan tới vấn đề cơ chế cần được giải quyết, trong đó cần tập trung củng cố ba trụ cột của tăng trưởng bao trùm (OECD, 2018) gắn với Người dân (trụ cột 1), Doanh nghiệp (trụ cột 2) và Chính phủ (trụ cột 3). Đối với trụ cột 1, cần tập trung cho đầu tư vào con người và các vùng đang bị tụt hậu bằng cách tạo cơ hội bình đẳng cho người dân. Đối với trụ cột 2, cần tăng cường sự năng động của doanh nghiệp và phát triển thị trường lao động có tính “bao trùm”. Trụ cột 3 nhằm hướng đến xây dựng chính phủ hiệu quả và linh hoạt.

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
   

 

 

 

 

 

 

Hình 1. Cơ chế là bệ đỡ cho tăng trưởng sáng tạo và bao trùm trong bối cảnh mới

                                                                                                                        Nguồn: Các tác giả

  1. Kết luận

            Tăng trưởng sáng tạo và bao trùm là hai mục tiêu quan trọng nhằm đạt được phát triển bền vững trong bối cảnh mới hiện nay ở Việt Nam. Với vai trò là bệ đỡ cho tăng trưởng sáng tạo và bao trùm, thị trường, nhà nước và cộng đồng cùng phối hợp để hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, thực hiện các chính sách phát triển trong đó có các chinh sách xã hội hướng tới đại đa số người dân cùng với nhóm yếm thế trong xã hội. Từ trước tới nay, cơ chế thị trường và cơ chế nhà nước thường được coi trọng để giải bài toán phát triển bền vững. Trên thực tế, cơ chế cộng đồng trong đó bao gồm cộng đồng tự nhiên và cộng đồng nhân tạo luôn có vai trò quan trọng khắc phục các thất bại của thị trường và thất bại của nhà nước.

Trong bối cảnh mới toàn cầu hóa, cạnh tranh, hợp tác và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, của cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của cơ chế cộng đồng đối với tăng trưởng sáng tạo ngày càng quan trọng bên cạnh cơ chế nhà nước và thị trường. Sự kết nối giữa các cá nhân, tổ chức và tiếp theo là sự kết nối giữa các ngành, lĩnh vực được hỗ trợ bởi sự phát triển nhanh chóng của Internet, công nghệ thông tin, truyền thông là tiền đề quan trọng để cơ chế cộng đồng phát huy vai trò đối với tăng trưởng sáng tạo và bao trùm. Trong bối cảnh mới đó, cơ chế cộng đồng sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn để khắc phục các thất bại của thị trường và thất bại của nhà nước. Chính vì vậy, trong việc xây dựng các chiến lược, mô hình tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, Việt Nam cần phải hết sức quan tâm tới việc xây dựng và phát huy cơ chế cộng đồng.

 

Tài liệu tham khảo

  1. CIEM (2017), Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên sáng tạo và đổi mới công nghệ, Truy cập tại: http://www.ciem.org.vn/Content/files/VNEP/pdf, Truy cập ngày 3/6/2019.
  2. Đặng, K. S (2004), Ba cơ chế: thị trường, nhà nước và cộng đồng - ứng dụng cho Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
  3. Hayami, Y., and Godo, Y. (2005), “Development Economics: From the Poverty to the Wealth of Nations”, Oxford University Press, UK.
  4. OECD (2006), Going for Growth 2006, https://www.oecd.org/social/labour/36054358.pdf, truy cập ngày 1/6/2019.
  5. OECD (2014), Report on the OECD Framework for Inclusive Growth, Truy cập tại: https://www.oecd.org/mcm/IG_MCM_ENG.pdf
  6. OECD (2018), The Framework for Policy Action on Inclusive Growth, Truy cập tại: https://www.oecd.org/mcm/documents/C-MIN-2018-5-EN.pdf.
  7. Schumpeter, J (1934), The Theory of Economic Development, Cambridge, MA: The MIT Press.
  8. WB (2019), A Review of Science, Technology and Innovation in Vietnam, Truy cập tại: http://www.worldbank.org/en/country/vietnam/publication/a-review-of-science-technology-and-innovation-in-vietnam, Truy cập ngày 2/6/2019.
  9. WIPO (2018), Global Innovation Index 2018: Energizing the World with Innovation, Truy cập tại: https://www.wipo.int/edocs/pubdocs/en/wipo_pub_gii_2018.pdf, Truy cập ngày 2/5/2019.

 

 

 

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al dizi film izle film izle yabancı dizi izle fethiye escort bayan escort - vip elit escort erotik film izle hack forum türk ifşa the prepared organik hit istanbul escortjojobet girişJOJOBETjackbethttps://ayvalikzeytinyagi.org/casino siteleriultrabetbankobetyouwinonwin giriş güncelMostbet KZbeylikdüzü escortbetgitcasibom753betkom otobetbetlike girişbuy x followersbuy x followersgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025esenyurt escortMadridbetbettilt casinoyabancı dizi izlejojobetjojobet girişcasibom girişhdfilmcehennemi, film izle, hd film izle, full hd film izle, hd film cehennemicasinolevantcasinolevantdomainextrabetJet film izlecasibom753casibom güncel girişdeneme bonusu veren sitelerBC.GameUltrabetPusulabetBetebetMariobetVdcasinoTarafbetTipobetBahsegelOnwinSahabetMatbetBets10MarsbahisJojobetCasibomMeritkingHoliganbetmakrobet girişperabet giriştürk film izlecasibom 756casibom girişcasibom girişmarsbahis girişkurumsal keybuy x followersadult sexjojobetjojobetimajbetmatbetjojobetjojobetholiganbetsekabetonwinsahabetfilmMarsbahis girişBetturkeygrandpashabet girişpusulabetcasinojackbethosgeldin bonusu veren siteler Romabet Girişcasibomvirabetbetturkeygrandpashabetdeneme bonusu veren sitelercasibom1080p filmporno filmsikiş seyretpornoسكسافلام سكسsex hattıucuz sex hattısikiş filmlerizbahispusulabetcasinolevantmariobetCASİBOM GİRİŞselçuksportsGeri Getirme büyüsüjojobetcasinolevantcasinolevantcasinolevantbeste casino på nettdeneme bonusu veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノbettiltmavibetbetturkeyceltabetonwin메이저사이트süperbahisGrandpashabetgrandpashabetjojobetextrabetgalabetturkbetオンラインカジノ 違法Marsbahis girişElexbetElexbetotobetbetewinxslotbetmatikbetpubliczbahismatadorbetsupertotobetbeeteknodeneme bonusu veren sitelerjojobetdeneme bonusu veren sitelercasino siteleriCanlı bahis sitelerideneme bonusu veren siteler hangileridir?1longlegs izleonwin giriş güncelonwin giriş günceldeneme bonusu veren sitelerbahis sitelerifilm izleatomsportvmilanobet giriştipobetonwinsahabetbetturkeystarzbetmatadorbetsupertotobetbycasinoroketbetbetmatikcasinolevantcasibom giriş güncelbetörspincasino siteleribetebetMarsbahis güncel girişsekabet twitterWindows LisansPusulabet güncel girişreynabetmarsbahis güncelzbahiscasibomcasinolevantmarsbahis girişmeritkingdeneme bonusu veren sitelersahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetbrawl stars elmas hilesisahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetsahabet1xbettarafbetroketbetmatadorbetsupertotobethttps://teknolojifour.com.tr/vozol-vista-20000-puff/celtabetbetgaranticasibombettilt girişBetturkeybetandyoualfabahisrolibetrexbetbahsegelpalacebetcratosroyalbetmarsbahisbankobetMadridbet GirişMadridbet Girişgrandpashabet2199.comcasibom762.comcasibom753.commatadorbetiqos heetsmarsbahisbetturkeyotobetjojobetzbahiszbahiszbahiszbahiscasibomonwin girişdeneme bonusu veren sitelerBurç Yorumlarıbrawl stars elmas hilesiDeneme Bonusu Veren SitelerBornova EscortonwinbetewinotobetxslotbetpubliczbahisGrandpashabet1xbetCasinomaxiCasinometropolBetpasextrabet girişmatadorbetMadridbet Girişİstanbul escortcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnakitbahisbetebetbahsegelvaycasinodumanbetcasino siteleridinamobetbetkanyonultrabettipobetotobetcasibomcasibombetturkeyotobetotobetzbahiszbahismeritkingcasibom güncelnorabahis girişmeritking cumaGoogle Hit Botuno deposit bonus casinonew online casinos ontarioselçuksportstaraftarium24canlı maç izleonline casino ontariokralbetcrypto casinomeritkingbycasinokralbetbetparkligobetGrandpashabetGrandpashabetotobetbetnanoextrabetsekabetsmm panelprotein tozucasinoplus girişbekabetbetpipocasilothipercasinocasinoslotBeinnowsantosbettingmercurecasinofavorislotrcasinoCasinowinistekbetbetyaphiperwindiyarbetcasipolhanedanbetlotobetakulabetbetnisnisbarruyabetcrosbetnisbarvaycasinobahiscentpalacebetkazandrabetbets10betchipmaximcasinocasinopluspradabetfestwinvdcasinoilelebetdiscountcasinobetmuzecasiverabahislionmaslakcasinobetzmarkbetmoonpumabetcratossportingbetitalyavitrinbetbetexenrinosbetbahislifezagabetgencobahiswbahisfashionbetbetbeyloyalbahisbetmoneyatlantisbetyorkbetlimrabetbetmatikbetturkeyjojobet973ultrabetbetloto7slotsbahiscomonwinstarzbet girişmatadorbet girişdeneme Bonusu Veren sitelerlive casinobetting sitesmatadorbetonline bettingonline casinolunabetFixbetOtobetStarzbetjackbetcasibom girişvbethttps://mangavagabond.online/de/map.phphttps://lesabahisegiris.comhttps://mangavagabond.online/de/extrabetextrabet girişcratosslotkavbetfixbetbetewinextrabet girişextrabetradissonbetotobetbetkomonwincasibomsekabet girişsekabetsekabet güncel girişcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetmatadorbetholiganbetmarsbahisonwinsahabetsekabetRoyalbetmatbetimajbetbetwoonmatadorbetjojobetRoyalbet girişsophie rain leakBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinocasinofastporneplhk mnkioOnwincasibom güncel girişCasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel girişjackbetotobetextrabet girişBetturkeycasibomCASİBOMcasibom girişbankobetzbahismarsbahismarsbahismatadorbetbetkommaxibetbetciotümbetOnwincorinna kopf leakotobetmariobethit botucasibom girişjackbetTarafbetrüyabetbetwoongalabetbetparkmavibetlunabetmavibetpiabetgoldenbahislunabetsuperbetin girişlunabetpiabellacasinoaresbetvevobahisbetexperbetmarino girişyouwintürk işfa betciofixbet mobil girişbahsegelAntalya escortücretsiz biolinkmeritking girişextrabet girişmeritking girişsetrabetmeritkingfixbetotobetbetturkeybahiscomkulisbetcasibom 762, casibom 762 giriş, casibom.bahiscomtipobetstarzbetbycasinofixbetcasibom girişRusya Çalışma Vizesimeritkingcasinomeritking güncel girişanahtarcasibom güncelizmit escortkralbetonwinaltyazılı pornvirabet girişPerabetmeritkingBetrupiRoketbetjojobet girişmeritking girişbetparkmeritkingmarsbahismatadorbet girişzbahisfixbetbetlotoradissonbetotobetBetkomBetkomforex borsaimajbetmatbetonwinsekabetsahabetmatadorbetgrandpashabethiltonbetjojobetcasibommarsbahiscasibombetmooncasibomartemisbetrestbetjojobetsafirbetvbetMeritkingdumanbet giriş