Sidebar

Magazine menu

21
T5, 11

Tạp chí KTĐN số 102

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỪ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SANG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỪ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SANG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Hà Xuân Thạch[1]

Nguyễn Ngọc Hiệp[2]

 

Tóm tắt

Bài viết này tác giả tập trung phân tích, xác lập và đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi báo cáo tài chính (BCTC) từ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc Tế (IFRS). Kết quả khảo sát thực nghiệm từ 300 chuyên gia có kiến thức chuyển đổi BCTC sang IFRS, cho thấy có năm nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS, được chia làm hai nhóm nhân tố chính, trong đó nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm: Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn hoá và nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp gồm: Hỗ trợ của nhà quản trị và trình độ chuyên môn người làm kế toán. Từ đó tác giả gợi ý kiến nghị các chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.Từ khóa:  chuyển đổi báo cáo tài chính, nhân tố ảnh hưởng, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS).

Từ khóa: Chuyển đổi báo cáo tài chính, nhân tố ảnh hưởng, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS)

Abstract

This research find out and examine relevant factors that affect in transition of financial statements from Vietnamese accounting standard (VAS) into International financial reporting standard (IFRS). Empirical result from servey with the participation of 300 Experts with IFRS knowledge showed that transition of financial statements from VASs into IFRSs is affected by five factors which are classified into two groups:  External and Internal factors. The first group consists of Economic intergration, Legal system, Cultural environment while the other included  Support by company’s managers and the qualification of  accountants. From the result of research, authors give some recommendations to authorites, education organization and enterprises to help them to make the transition easier in the future.

Key words: transition of financial statement, factors affect, Vietnamese Accounting Standards (VASs), International Financial Reporting Standards (IFRSs).

  1. Đặt vấn đề

Hiện nay đã có một số doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trái phiếu, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) quốc tế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những điều kiện để niêm yết trái phiếu, cổ phiếu trên TTCK quốc tế đó là phải lập BCTC theo IFRS. Trong tương lai không xa các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn cần phải chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs để đáp ứng yêu cầu hội tụ kế toán quốc tế, để đi cùng với tiến trình hội tụ kế toán quốc tế năm 2020 và tầm nhìn 2030 ở Việt Nam.

Nghiên cứu thực trạng chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs tại một số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và phỏng vấn sâu với một số giám đốc / kiểm toán viên cấp cao của bốn công ty kiểm toán quốc tế, những người trực tiếp quản lý / thực hiện công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS cho một số doanh nghiệp, tác giả thấy được những khó khăn và thách thức mà các doanh nghiệp gặp phải trong công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS. Để phân tích những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS, tác giả đã gửi câu hỏi khảo sát đến 300 đối tượng thuộc hai nhóm đối tượng chính là: 1/ Giám đốc tài chính / Kế toán trưởng / Nhân viên kế toán / Ban quản trị của những doanh nghiệp đã và đang trong giai đoạn triển khai chuyển đổi BCTC sang IFRS ở Việt Nam; 2 / Giám đốc / Kiểm toán viên cấp cao / Tư vấn cấp cao chuyển đổi IFRS của bốn công ty kiểm toán quốc tế những người trực tiếp thực hiện hoặc quản lý công tác chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs cho các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả khảo sát để xác lập và đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs, từ đó tác giả gợi ý kiến nghị các chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs.

Với những phân tích trên, nội dung bài viết bao gồm: Tổng quan những nghiên cứu trước đây về những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi  và vận dụng BCTC theo IFRS (Phần 2); Phương pháp nghiên cứu (Phần 3); Kết quả nghiên cứu (Phần 4); Kiến nghị các chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs (Phần 5); Kết luận (Phần 6).

  1. Tổng quan những nghiên cứu trước đây về những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC theo IFRS
    • Khái niệm chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang chuẩn mực BCTC quốc tế

Chuyển đổi BCTC sang IFRS là việc chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc gia sang IFRS, chuyển đổi BCTC sang IFRS phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, những khác biệt giữa CMKT hiện tại và IFRS phụ thuộc vào từng quốc gia, lĩnh vực hoạt động và các chính sách kế toán mà doanh nghiệp đang lựa chọn. Chất lượng và tính linh hoạt của cấu trúc BCTC hiện tại của doanh nghiệp, quy mô và ảnh hưởng của những thay đổi CMKT quốc gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS của doanh nghiệp. Chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến chính sách kế toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp mà có thể có những tác động không lường trước đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có nhiều rủi ro xảy ra cho hoạt động của doanh nghiệp (Ernst & Young, Global IFRS conversion methodology, 2009).

  • Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang chuẩn mực BCTC quốc tế

Những nghiên cứu đã công bố trên thế giới và Việt Nam về những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS, cho thấy có năm nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC sang IFRS được chia làm hai nhóm nhân tố, trong đó nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp gồm: Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn hoá và nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp gồm: Hỗ trợ của nhà quản trị và Trình độ chuyên môn người làm kế toán.

  • Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Nhân tố 1: Hội nhập kinh tế

Các quốc gia đã vận dụng IFRS chỉ ra rằng những quốc gia này ngày càng thu hút trực tiếp các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh sau khi các nước vận dụng IFRS (Irvine & Lucas, 2006). Đồng quan điểm này, Francis & Hannah (2010) đã ghi nhận những quốc gia vận dụng IFRS có mức độ hội nhập thị trường tài chính quốc tế cao hơn trước khi vận dụng. Các doanh nghiệp sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, giảm chi phí chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS, thuận lợi hơn khi các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên TTCK khu vực và thế giới khi các doanh nghiệp vận dụng IFRS (Abdulkadir Madawaki, 2012). Những quốc gia mà các công ty có sử dụng vốn vay từ nước ngoài sẽ tăng khả năng vận dụng IFRS (Kim M. Shima & David C. Yang, 2012).

Nhân tố 2: Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật có liên quan trực tiếp đến công bố thực trạng BCTC của công ty, để chuyển đổi và vận dụng IFRS cần phải phát triển hệ thống các CMKT quốc gia tương ứng và các văn bản quy định về kế toán để hướng dẫn áp dụng IFRS (Abdulkadir Madawaki, 2012; M. Shima & David C. Yang, 2012). Không đồng nhất giữa hệ thống pháp luật về kế toán là một trong những ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng IFRS (Mohamed Abulgasem Zakari, 2014).

Nhân tố 3: Môi trường văn hóa

Những công ty đa quốc gia, hoạt động với văn hóa toàn cầu, cung cấp đầy đủ, minh bạch thông tin, hơn là những công ty trong nước có thể là do e ngại rủi ro, sự thay đổi công bố thông tin ảnh hưởng đến BCTC (Zarzeski  Marilyn Taylor, 1996). Những quốc gia với mức độ ít e ngại rủ ro sẽ chấp nhận vận dụng BCTC theo IFRS (Kim M. Shima & David C. Yang, 2012). Để vận dụng IFRS cần phát triển các hệ thống quy định phù hợp để khắc phục các vấn đề văn hoá quốc gia (Mohamed Abulgasem Zakari, 2014). Những nước từng là thuộc địa trước đây chịu ảnh hưởng mạnh bởi hệ thống kế toán của các nước đã thống trị họ. Việt Nam là thuộc địa của Pháp, hệ thống kế toán Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều bởi hệ thống kế toán Pháp, Việt Nam là nước có nền văn hoá e ngại rủi ro, hệ thống kế toán mang tính thận trọng cao, hạn chế những nghiệp vụ mang tính xét đoán, yêu cầu tuân thủ theo luật và quy định (Trần Quốc Thịnh, 2016).

  • Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố 1: Hỗ trợ của nhà quản trị

Nhà quản trị của các công ty đóng vai trò quyết định cho công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS (Weibenberger, Stahl & Vorstius, 2004), nhà quản trị ngày càng ủng hộ vận dụng IFRS (Callao & Jarne, 2010). Tuy nhiên bên cạnh đó, một trong nhiều thách thức mà các quốc gia đang phát triển hay các quốc gia có nền kinh tế mới nổi khi chuyển đổi và vận dụng IFRS là quyết định của nhà quản trị trong công ty, việc chuyển đổi BCTC sang IFRS tại các công ty cần phải có sự đồng thuận và sự hỗ trợ nhân lực cũng như nguồn lực tài chính của nhà quản trị cấp cao trong công ty (Evans O.N.D. Ocansey, 2014; Hans B. Christensen & ctg, 2015).

Nhân tố 2: Trình độ chuyên môn người làm kế toán

Chuyển đổi và vận dụng IFRS cần kỹ năng, chuyên môn cao về IFRS và khả năng tiếng Anh của người làm kế toán tại các doanh nghiệp (M. Shima & David C. Yang, 2012; Mohamed Abulgasem Zakari, 2014; Costel Istratea, 2015). Để chuẩn bị lộ trình chuyển đổi BCTC sang IFRS, những hiệp hội kế toán kiểm toán nâng cao vai trò đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức IFRS, nâng cao vai trò đào tạo và kết nối những chuyên gia kế toán toàn cầu với những chuẩn mực hòa hợp. Tổ chức nghề nghiệp như một nhân tố có tác động đến hệ thống kế toán quốc gia và ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng IFRS (Nobes & Parker, 1995). Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống đào tạo nghề nghiệp còn lỗi thời và chất lượng chưa cao. Trình độ nghề nghiệp kế toán chưa thể bắt kịp các nước phát triển, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán còn hạn chế về ngoại ngữ và hạn chế kiến thức IFRS. Chương trình đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam về kế toán quốc tế chủ yếu là kế toán Mỹ hoặc chỉ là lý thuyết của những CMKT quốc tế. Ở Việt Nam, tiêu biểu cho nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng BCTC theo IFRS, Nguyễn Thị Thu Phương (2014): “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế tại Việt Nam”. Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam, từ đó kiến nghị các cơ quan thẩm quyền, doanh nghiệp và các đối tượng khác để cải thiện IFRS tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng nhân tố văn hóa và tăng trưởng kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh đến việc áp dụng IFRS, nhân tố thị trường vốn và pháp luật cũng là 2 nhân tố tác động đến áp dụng IFRS ở Việt Nam.

  • Phương pháp nghiên cứu

3.1 Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Dựa vào những căn cứ sau đây, tác giả tổng hợp có năm nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS: Một là, tổng hợp từ những nghiên cứu đã được công bố trên thế giới và Việt Nam liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC theo  IFRS được trình bày ở phần 2 của nghiên cứu này; Hai là, nghiên cứu từ các cơ sở lý thuyết nền tảng có ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển đổi BCTC sang IFRS; Ba là, nghiên cứu tình huống của tác giả về chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS tại hai doanh nghiệp Việt Nam là Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM- HSC và Ngân hàng TMCP XYZ. Mô hình nghiên cứu dự kiến như sau:

 

3.1.1. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu:

Nhân tố 1: Hội nhập kinh tế (HNKT)

Dựa trên các nghiên cứu đã công bố liên quan dẫn chiếu trên cùng với thực tế khi nghiên cứu tình huống của tác giả tại Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM và Ngân hàng TMCP XYZ (lý do không nêu tên cụ thể của Ngân hàng là do BCTC được lập theo IFRS không được công bố đại chúng, yêu cầu của Ban quản trị và Giám đốc tài chính là không nêu tên của Ngân hàng trong nghiên cứu này nhằm bảo mật thông tin cho Ngân hàng), tác giả đã phỏng vấn sâu chuyên gia của hai doanh nghiệp này lý do doanh nghiệp cần phải chuyển đổi BCTC sang IFRS, được các chuyên gia trả lời rằng do yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài, do đáp ứng các đối tác vay nước ngoài. Kết hợp với các lý thuyết nền tảng liên quan đến nhân tố hội nhập kinh tế: Lý thuyết thông tin hữu ích (Staubus, 2000; Chalmers & Godfrey, 2004), BCTC được lập theo IFRS sẽ cung cấp thông tin tài chính minh bạch, đáng tin cậy, có thể so sánh được đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế ; Lý thuyết đại diện (Jensen & Meckling, 1976), người quản lý (người đại diện) của công ty sẽ quyết định chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS để thông tin tài chính của công ty được minh bạch hơn, để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; Lý thuyết cạnh tranh (Shelby D.Hunt, 2000), trong xu thế hội nhập kinh tế, các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và thu hút ngày càng nhiều vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài hoặc muốn niêm yết cổ phiếu trên TTCK quốc tế, BCTC phải được lập và trình bày theo IFRS và Lý thuyết hành vi kế hoạch (Ajzen, 1975), nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng trọng yếu đến ý định vận dụng IFRS. Như vậy, hội nhập kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều, tích cực đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs. Tác giả kỳ vọng rằng để các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên TTCK khu vực và thế giới, để các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng tính hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs. Giả thuyết được đặt ra cho nhân tố hội nhập kinh tế là: H1: Hội nhập kinh tế ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs.

Nhân tố 2: Hệ thống pháp luật

Dựa trên các nghiên cứu đã công bố liên quan dẫn chiếu trên cùng với kết quả của phương pháp nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM và Ngân hàng TMCP XYZ của tác giả, cho thấy có nhiều khác biệt giữa hệ thống VAS / Thông tư 200-2014/TT-BTC và hệ thống IAS / IFRS, vẫn còn thiếu các CMKT Việt Nam tương ứng với IFRS. Những chuyên gia của hai công ty này cho rằng khác biệt giữa hai hệ thống CMKT là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS. Kết hợp với ảnh hưởng của hệ thống pháp luật khi vận dụng lý thuyết đại diện (Jensen & Meckling, 1976), người quản lý (người đại diện) công ty cung cấp BCTC đáp ứng theo yêu cầu công bố thông tin tài chính của UBCK và Lý thuyết hành vi kế hoạch (Ajzen, 1975; Halyer, 2010) thái độ của chuyên gia kế toán cũng là ảnh hưởng đến khác biệt hiện tại giữa hệ thống CMKT quốc gia và hệ thống IFRS. Tác giả kỳ vọng rằng Việt Nam ban hành đầy đủ những CMKT còn thiếu so với hệ thống IFRS; Những thông tư hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng sẽ ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs. Giả thuyết được đặt ra cho nhân tố hệ thống pháp luật là: H2: Hệ thống pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng sẽ thuận lợi cho việc chuyển đổi BCTC từ VASs Việt Nam sang IFRSs.

Nhân tố 3: Môi trường văn hóa

Kế thừa những nghiên cứu trên, cùng với kết quả của phương pháp nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM và Ngân hàng TMCP XYZ của tác giả. Kết hợp với lý thuyết hành vi kế hoạch (Ajzen, 1975) của việc ảnh hưởng của nhân tố môi trường văn hoá đến chuyển đổi BCTC sang IFRS, có mối quan hệ giữa xã hội hoặc áp lực sẽ là một ảnh hưởng đến ý định để thực hiện một hành vi. Xã hội hoặc áp lực ảnh hưởng trọng yếu đến ý định vận dụng IFRS vì việc gia nhập những công ty toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến những công ty trong nước của việc hiểu biết IFRS, yêu cầu kế toán làm việc cho các công ty nước ngoài ghi nhận sự cần thiết về IFRS. Tác giả kỳ vọng rằng tâm lý e ngại sự thay đổi trong văn hoá Việt Nam có ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs. Giả thuyết được đặt ra cho nhân tố môi trường văn hoá là: H3: Tâm lý e ngại sự thay đổi trong văn hóa có ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs.

Nhân tố 4: Hỗ trợ của nhà quản trị

Kế thừa những nghiên cứu trên cùng với kết quả của phương pháp nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM và Ngân hàng TMCP XYZ của tác giả, các chuyên gia của hai doanh nghiệp này chia sẽ rằng ban quản trị cân nhắc quyết định chuyển đổi BCTC sang IFRS vì ảnh hưởng đến các hoạt động khác của công ty, chi phí chuyển đổi cao. Kết hợp khi vận dụng Lý thuyết thông tin hữu ích (Staubus, 2000; Chalmers & Godfrey, 2004), ảnh hưởng của lợi ích và chi phí, đây chính là vấn đề quan tâm của nhà quản trị trong việc chuyển đổi và vận dụng BCTC theo IFRS; Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Akerlof George,1970), nhóm lợi ích thông qua hành vi của nhà quản trị không muốn chuyển đổi BCTC sang IFRS vì muốn BCTC cho kết quả theo yêu cầu của nhà quản trị. Chuyển đổi BCTC và vận dụng IFRS phụ thuộc vào hỗ trợ và quyết định của nhà quản trị của công ty; Lý thuyết cạnh tranh (Shelby D.Hunt, 2000), doanh nghiệp muốn có chỗ đứng trên thị trường, muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài, ban quản trị công ty cần cân nhắc, hỗ trợ trong việc vận dụng IFRS và Lý thuyết hành vi kế hoạch (Ajzen, 1975) thái độ hướng đến vận dụng IFRS là một yếu tố rất quan trọng. Kết quả cho thấy, nhân tố Hỗ trợ của nhà quản trị có ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi BCTC sang IFRS. Mặt khác, nhà quản trị có ảnh hưởng trái chiều vì nhóm lợi ích thông qua hành vi của nhà quản trị không muốn chuyển đổi BCTC sang IFRS vì muốn BCTC cho kết quả theo yêu cầu của nhà quản trị. Theo đó, tác giả kỳ vọng rằng việc chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs tại các doanh nghiệp cần phải có sự đồng thuận và sự hỗ trợ nhân lực cũng như nguồn lực tài chính của nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp. Giả thuyết được đặt ra cho nhân tố hỗ trợ của nhà quản trị là: H4: Hỗ trợ của nhà quản trị ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs.

Nhân tố 5: Trình độ chuyên môn người làm kế toán

Dựa trên các nghiên cứu liên quan đã dẫn chiếu ở trên, cùng với kết quả của phương pháp nghiên cứu tình huống tại Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM và Ngân hàng TMCP XYZ của tác giả, khó khăn lớn nhất các doanh nghiệp đang gặp phải là thiếu người làm kế toán có kiến thức IFRS. Kết hợp khi vận dụng Lý thuyết hành vi kế hoạch (Ajzen, 1975), nhân tố trình độ chuyên môn người làm kế toán ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS. Tác giả kỳ vọng rằng việc chuyển đổi BCTC sang IFRS có thực hiện được hay không sẽ phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn về IFRS của người làm kế toán. Giả thuyết được đặt ra cho nhân tố trình độ chuyên môn người làm kế toán là: H5: Người làm kế toán có chuyên môn sâu IFRS ảnh hưởng tích cực đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs.

3.1.2. Chuyển đổi báo cáo tài chính (CDBC)

Hiện nay Việt Nam chưa có quy định hướng dẫn chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs, những nghiên cứu trước đây chủ yếu đo lường biến phụ thuộc là “Vận dụng IFRS”, chưa có nghiên cứu đo lường biến “chuyển đổi báo cáo tài chính (CDBC)”. Trong quá trình nghiên cứu tình huống tại hai doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi BCTC sang IFRS, tác giả có đặt câu hỏi cho kế toán trưởng của doanh nghiệp và kiểm toán viên cao cấp, những người hỗ trợ chuyển đổi BCTC sang IFRS cho doanh nghiệp là: Hiện nay, những khác biệt giữa hệ thống VAS và IFRS có ảnh hưởng và thay đổi nhiều khi chuyển đổi các khoản mục trên BCTC từ VAS sang IFRS tại doanh nghiệp của Anh / Chị ? Theo thực tế chuyển đổi BCTC sang IFRS  tại doanh nghiệp của Anh / Chị, mức độ thay đổi nhiều nhất ở những BCTC nào? Căn cứ vào yếu tố nào để Anh / Chị đo lường mức độ thành công của chuyển đổi BCTC sang IFRS tại doanh nghiệp? “Các chuyên gia trả lời rằng với những khác biệt hiện nay giữa hai hệ thống CMKT, có nhiều thay đổi và ảnh hưởng do phải lập và trình bày theo IFRS, ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi BCTC như là phải lập thêm Báo cáo thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu; Cần phải đo lường các khoản khoản mục theo giá trị hợp lý và trình bày những ảnh hưởng của thay đổi lên Bảng cân đối kế toán / Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh BCTC theo yêu cầu của IFRS. Để đánh giá thành công hay không của việc chuyển đổi thì phải căn cứ vào việc doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ hay không những thay đổi từng khoản mục trên các báo cáo theo yêu cầu lập và trình bày BCTC của IFRS.

 Dựa trên những phân tích trên, tác giả kỳ vọng rằng, khi nhận thức được những lợi ích và thách thức của việc chuyển đổi BCTC theo IFRS thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn tự nguyện thực hiện việc chuyển đổi BCTC theo IFRS và việc chuyển đổi này là cần thiết cho các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại và để chuẩn bị cho tiến trình hội nhập kế toán quốc tế của Việt Nam trong tương lai gần. Có những mức độ thay đổi khác nhau khi chuyển đổi các khoản mục trên BCTC từ VASs sang IFRSs. Chuyển đổi BCTC sang IFRS của các doanh nghiệp thành công hay không tuỳ thuộc vào doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ những thay đổi theo yêu cầu lập và trình bày BCTC của IFRS.

Từ các giả thuyết trên, tác giả xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn sâu với chuyên gia, những người có kiến thức IFRS, những người đang trực tiếp hoặc quản lý công tác chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs tại một số doanh nghiệp đang chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs và các chuyên gia là Giám đốc / kiểm toán viên cao cấp / tư vấn cấp cao chuyển đổi IFRS của bốn công ty kiểm toán quốc tế những người hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS. Kết quả thống kê phỏng vấn sâu chuyên gia về những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs, tất cả 12 chuyên gia được tác giả phỏng vấn đều đồng ý với năm nhân tố trong mô hình dự kiến của bài viết là Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn hoá, Hỗ trợ của nhà quản trị và Trình độ chuyên môn người làm kế toán. Chỉ có chuyên gia thứ hai đề cập thêm một nhân tố mới là Hệ thống thông tin có ảnh hưởng đến công tác chuyển đổi BCTC từ CMKT quốc gia sang IFRS trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội ở Việt Nam. Chuyên gia này cho rằng cần phải chuẩn bị và xây dựng hệ thống thông tin trước khi lập dự án chuyển đổi BCTC sang IFRS. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu thực trạng chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs tại Ngân hàng TMCP XYZ, tác giả trao đổi với kế toán tổng hợp tại một chi nhánh của Ngân hàng về ảnh hưởng của hệ thống thông tin đến dự án chuyển đổi BCTC sang IFRS, phía Ngân hàng cho rằng hệ thống công nghệ thông tin chỉ là hỗ trợ cho dự án chuyển đổi BCTC sang IFRS, chỉ khó khăn trong giai đoạn ban đầu của dự án IFRS, quan trọng nhất là người làm kế toán có kiến thức sâu IFRS. Khác biệt trọng yếu giữa VASs và IFRSs, sự hỗ trợ và quyết định của ban quản trị Ngân hàng cho dự án chuyển đổi BCTC sang IFRS là những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS của Ngân hàng. Với tỷ lệ thấp 8% (1/12 chuyên gia) đưa ra nhân tố mới này, vì vậy nhân tố Hệ thống thông tin chưa đủ cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát trong bước nghiên cứu định lượng.

3.2 Xây dựng thang đo và mô tả các biến

3.2.1. Nguyên tắc và cơ sở để xây dựng thang đo: Có ba cách để xây dựng thang đo là sử dụng các thang đo đã có sẵn, sử dụng các thang đo đã có sẵn nhưng cần phải điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu và xây dựng thang đo mới (Nguyễn Văn Thắng, 2013). Trong nghiên cứu của bài viết, tác giả điều chỉnh một số thang đo đã có sẵn cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của Việt Nam thông qua kết quả nghiên cứu định tính. Bên cạnh đó tác giả xây dựng một số thang đo mới dựa trên kết quả của phương pháp nghiên cứu tình huống. Cấp độ thang đo: thang đo cấp quảng Likert với năm mức độ (1 đến 5).

3.2.2. Xây dựng thang đo và mô tả biến độc lập: Căn cứ để xây dựng thang đo cho các biến độc lập là tổng kết từ các nghiên cứu đã được công bố trên thế giới và Việt Nam, từ phân tích cơ sở lý thuyết, từ thực tế nghiên cứu tình huống công tác chuyển đổi BCTC sang IFRS tại hai doanh nghiệp Việt Nam. Tác giả kế thừa những kết quả nghiên cứu này để phỏng vấn sâu chuyên gia nhằm xác định lại các nhân tố và tăng độ tin cậy cho các biến độc lập về các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC sang IFRS.  Kết quả cho thấy Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Môi trường văn hoá, Hỗ trợ của nhà quản trị và Trình độ chuyên môn người làm kế toán là những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs.

  • Hội nhập kinh tế: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Francis & Hannah (2010); Abdulkadir Madawaki (2012); Kim M. Shima & David C. Yang (2012). Tác giả đã điều chỉnh những thang đo này và bổ sung một số thang đo cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống và ý kiến chuyên gia. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 5 biến quan sát đó là : 1/ Để tăng cạnh tranh kinh tế quốc tế cần tăng cường chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS ; 2/ Sẽ tăng chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính khi doanh nghiệp chuyển đổi và vận dụng IFRS; 3/ Doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng thu hút vốn đầu tư nước ngoài nếu chuyển đổi và vận dụng IFRS; 4/ Điều kiện thuận lợi cho các DN Việt Nam niêm yết trên thị trường chứng khoán khu vực và thế giới là BCTC được lập theo IFRS; 5/ Việc chuyển đổi BCTC là cần thiết để xác định giá trị tài chính của doanh nghiệp tăng tính mua bán sáp nhập đối với hoạt động tài chính quốc tế.
  • Hệ thống pháp luật: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Abdulkadir Madawaki (2012); Kim M. Shima & David C. Yang (2012); Mohamed Abulgasem Zakari (2014). Tác giả đã điều chỉnh những thang đo này và bổ sung một số thang đo cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống và ý kiến chuyên gia. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 5 biến quan sát đó là : 1/ Có sự khác biệt giữa các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến kế toán với sự phát triển gần đây của chuẩn mực BCTC quốc tế; 2/ Có sự khác biệt giữa các nguyên tắc kế toán của Việt Nam với các nguyên tắc kế toán theo Chuẩn mực BCTC quốc tế; 3/ Việt Nam còn thiếu một số chuẩn mực kế toán tương ứng với các chuẩn mực BCTC quốc tế và các văn bản quy định về kế toán để hướng dẫn áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế; 4/ Các quy định về thuế theo pháp luật thuế của Việt Nam có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS; 5/ Những quy định chi tiết, yêu cầu tuân thủ của chế độ kế toán Việt Nam có ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.
  • Môi trường văn hoá: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Zarzeski Marilyn Taylor (1996); Kim M. Shima & David C. Yang (2012); Mohamed Abulgasem Zakari (2014). Tác giả đã điều chỉnh những thang đo này và bổ sung một số thang đo cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống và ý kiến chuyên gia. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 4 biến quan sát đó là : 1/ Tâm lý e ngại rủi ro trong văn hoá ở Việt Nam có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC sang IFRS; 2/ Tâm lý e ngại sự thay đổi trong văn hoá ở Việt Nam có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC sang IFRS; 3/ Mức độ chấp nhận những cái mới thấp có ảnh hưởng đến việc chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS; 4/ E ngại công bố nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.
  • Hỗ trợ của nhà quản trị: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Weibenberger, Stahl &Vorstius (2004); Evans O.N.D. Ocansey (2014); Hans B. Christensen & ctg (2015). Tác giả đã điều chỉnh những thang đo này và bổ sung một số thang đo cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống và ý kiến chuyên gia. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 4 biến quan sát đó là : 1/ Việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS cần phải có sự đồng thuận từ các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp; 2/ Việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS cần phải có sự hỗ trợ nhân lực từ các nhà quản trị doanh nghiệp; 3/ Việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS cần phải có sự hỗ trợ nguồn lực tài chính từ các nhà quản trị doanh nghiệp; 4/ Nếu được anh / chị sẽ quyết định cho doanh nghiệp chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.
  • Trình độ chuyên môn của người làm kế toán: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Kim M. Shima & David C. Yang (2012); Mohamed Abulgasem Zakari (2014); Costel Istratea (2015). Tác giả đã điều chỉnh những thang đo này và bổ sung một số thang đo cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống và ý kiến chuyên gia. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 5 biến quan sát đó là: 1/ Nhân viên kế toán cần được đào tạo về kiến thức chuyên môn về IFRS sẽ cần thiết để chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS; 2/ Nhân viên kế toán cần phải có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề để thực hiện việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang IFRS; 3/ Nhân viên kế toán cần phải có khả năng ngoại ngữ tốt để đọc và hiểu tài liệu về IFRS; 4/ Nhân viên kế toán trong doanh nghiệp cần phải có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp để chuyển đổi báo cáo tài chính theo IFRS; 5/ Nhân viên kế toán cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.

3.2.3. Xây dựng thang đo và mô tả biến phụ thuộc (CDBC): là chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs. Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu là chuyển đổi BCTC (CDBC), thang đo biến phụ thuộc là do tác giả tự xây dựng căn cứ vào thu thập ý kiến chuyên gia từ phương pháp nghiên cứu tình huống. Theo phân tích ở giả thuyết nghiên cứu, Việt Nam chưa có quy định việc chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs, hơn nữa biến phụ thuộc “chuyển đổi BCTC” chưa được đo lường bởi những nghiên cứu đã công bố, những nghiên cứu trước đây chủ yếu đo lường biến phụ thuộc là “Vận dụng IFRS”. Đo lường biến phụ thuộc (CDBC) trong bài viết này để thấy được mức độ thay đổi BCTC do tác động của việc tính toán từng khoản mục trên Bảng cân đối kế toán / Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và mức độ thay đổi khi giải trình, công bố thông tin trên TMBCTC và ảnh hưởng của việc lập thêm Báo cáo thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu theo yêu cầu lập và trình bày BCTC của IFRS. Đây là thang đo bậc 1, được đo lường bởi 4 biến quan sát đó là: 1/ Mức độ thay đổi khi chuyển đổi các khoản mục trên Bảng cân đổi kế toán từ VAS sang IFRS; 2/ Mức độ thay đổi khi chuyển đổi các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ VAS sang IFRS; 3/Mức độ thay đổi khi chuyển đổi các khoản mục trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ VAS sang IFRS ; 4/ Mức độ thay đổi khi giải trình, công bố thông tin trên Thuyết minh báo cáo tài chính và lập thêm Báo cáo thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu theo yêu cầu của IFRS.

3.3 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu

Đối tượng khảo sát: hai nhóm đối tượng chính là: 1/ Giám đốc tài chính / Kế toán trưởng / Nhân viên kế toán / Ban quản trị của những doanh nghiệp đã và đang trong giai đoạn triển khai chuyển đổi BCTC sang IFRS ở Việt Nam; 2/ Giám đốc / Kiểm toán viên cấp cao / Tư vấn cấp cao chuyển đổi IFRS của bốn công ty kiểm toán quốc tế những người trực tiếp thực hiện hoặc quản lý công tác chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Phương thức khảo sát: Phiếu khảo sát phục vụ cho nội dung nghiên cứu này được tác giả khảo sát thông qua hai cách: Cách 1: Bảng khảo sát được tác giả gửi trực tiếp đến đối tượng khảo sát và thu lại sau khi đối tượng khảo sát hoàn thành; Cách 2: Gửi email cho các cá nhân phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn mẫu. Cách này được tác giả thực hiện thông qua các kênh bạn bè làm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán rồi đến các đối tượng khảo sát khác

Xác định kích thước mẫu: Để sử dụng phân tích nhân tố khám phá thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là tỷ lệ 10:1 trở lên Hair & ctg (2006). Nếu lấy tỷ lệ 5:1 thì kích thước mẫu tối thiểu là 135 quan sát. Còn nếu lấy tỷ lệ tốt nhất là 10:1 thì số quan sát là 270. Do vậy, với tổng số phiếu khảo sát phát đi là 300 phiếu, số quan sát đạt yêu cầu cho nghiên cứu nhận được sau khảo sát tổng thể là 228 thì đã đáp ứng được được kích thước mẫu tối thiểu 135.

 Nghiên cứu được chia làm hai giai đoạn: (1) giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm: tác giả nhận về được 83 phiếu / 100 phiếu, trong đó có 2 phiếu bị lỗi do người được hỏi bỏ sót câu hỏi. Còn lại 81 phiếu đủ đáp ứng yêu cầu và đưa vào phần mềm xử lý để kiểm định độ tin cậy thang đo;  một số biến quan sát bị loại khỏi thang đo do không đáp ứng được yêu cầu về hệ số Cronbach Alpha là lớn hơn 0,6 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (Theo Nguyễn Đình Thọ, 2011 trích Nunnally & Bernstein, 1994); (2) giai đoạn nghiên cứu chính thức: sau khi loại các biến ở giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm, toàn bộ số biến quan sát còn lại 27 sẽ được sử dụng cho bước nghiên cứu chính thức.

  • Kết quả nghiên cứu

4.1 Kết quả kiểm định mức độ tin cậy các biến trong tập dữ liệu mẫu

Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các biến quan sát trong thang đo tương quan với nhau. Kiểm định độ tin cậy của thang đo qua công cụ Cronbach Alpha cho các nhân tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs để loại trừ các chỉ tiêu hay các biến có độ tin cậy thang đo thấp. Kết quả kiểm định thang đo các nhân tố bằng hệ số Cronbach Alpha (Bảng 2) cho thấy các hệ số đều lớn hơn 0.6, đồng thời, tất cả các biến quan sát cho các biến trong mô hình gồm cả biến độc lập và biến phụ thuộc đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.5. Kết quả này cho thấy các biến nghiên cứu của bài viết là phù hợp và đáng tin cậy. Ngoài ra, khi phân tích độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của bài viết, kết quả cho thấy các hệ số tin cậy tổng hợp đều lớn hơn 0,7 và phương sai trích các nhân tố đều lớn hơn 0.5, điều này cho thấy các thang đo đạt tính tin cậy cần thiết. Như vậy, qua kết quả phân tích ở trên, toàn bộ 27 quan sát trong mô hình phù hợp và đủ điều kiện cho các bước phân tích tiếp theo.

Bảng 1. Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập

STT

Các biến độc lập

Hệ số Cronbach Alpha

Hệ số tương quan biến tổng

1

Hội nhập kinh tế (HNKT)

0,861

 

 

HNKT1

 

0,614

 

HNKT2

 

0,697

 

HNKT3

 

0,731

 

HNKT4

 

0,663

 

HNKT5

 

0,688

2

Hệ thống pháp luật (HTPL)

0,847

 

 

HTPL1

 

0,627

 

HTPL2

 

0,704

 

HTPL3

 

0,626

 

HTPL4

 

0,628

 

HTPL5

 

0,696

3

Môi trường văn hóa (MTVH)

0,789

 

 

MTVH1

 

0,606

 

MTVH2

 

0,498

 

MTVH3

 

0,714

 

MTVH4

 

0,576

4

Hỗ trợ của nhà quản trị (HTQT)

0,800

 

 

HTQT1

 

0,610

 

HTQT2

 

0,689

 

HTQT3

 

0,613

 

HTQT4

 

0,541

5

Trình độ chuyên môn người làm kế toán (NVKT)

0,842

 

 

NVKT1

 

0,739

 

NVKT2

 

0,691

 

NVKT3

 

0,702

 

NVKT4

 

0,615

 

NVKT5

 

0,521

6

Biến phụ thuộc chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS (CDBC)

0,882

 

 

CDBC1

 

0,744

 

CDBC2

 

0,720

 

CDBC3

 

0,658

 

CDBC4

 

0,873

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả được xử lý qua SPSS 20.0

4.2 Kết quả Phân tích nhân tố khám phá

Kiểm định KMO và Bartlett dùng để kiểm tra mối quan hệ tương quan giữa các biến và sự phù hợp của mô hình phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố là thích hợp khi chỉ số KMO nằm vào khoản từ 0,5 đến 1,0 (Hair & ctg, 2006) và kiểm định Barllett xem xét giả thuyết: “H0: Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể”. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hair & ctg, 2006). Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, > 0,4 được xem là quan trọng, > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (2006) cũng cho rằng, nếu chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading > 0,75 là đạt yêu cầu. Như vậy, trong nghiên cứu của bài viết, mẫu nghiên cứu là 228 phiếu, áp dụng tiêu chuẩn factor loading > 0,55 để các biến quan sát đạt ý nghĩa thực tiễn.

 

Bảng 2. Kiểm định KMO và Bartlett

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

0,852

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

2363.393

Df

253

Sig.

.000

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả được xử lý qua SPSS 20.0

Qua bảng kết quả này có thể thấy, chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) là 0,852 thuộc khoảng từ 0,5 đến 1,0 đạt yêu cầu, cho thấy việc phân tích nhân tố là thích hợp và mức ý nghĩa sig. là .000 nhỏ hơn 0,05 là đạt yêu cầu ý nghĩa thống kê (Hair & ctg, 2006).

4.3 Kết quả Phân tích hồi quy tuyến tính

Kiểm định hệ số tương quan

Bước quan trọng cần thực hiện trước khi phân tích hồi quy tuyến tính bội là cần xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến bằng cách sử dụng hệ số tương quan Pearson r. Hệ số tương quan r cho biết hướng tương quan (thuận chiều hay nghịch chiều) cũng như độ lớn của tương quan tuyến tính giữa hai biến. Hệ số r nếu có giá trị từ -1 đến +1 và giá trị của nó càng gần hai số trên thì tương quan giữa hai biến càng mạnh. Giá trị của r càng gần 0 thì tương quan càng yếu. Trong SPSS, ta có thể kiểm định các giả thuyết ở mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,005 và mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,01 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả ma trận hệ số tương quan của bài viết cho thấy rằng hệ số tương quan giữa “ Chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS” với các biến như sau : biến độc lập “Hội nhập kinh tế” (Pearson = 0,567); biến độc lập “Trình độ chuyên môn người làm kế toán” (Pearson = 0,447) ; biến độc lập “Hệ thống pháp luật” (Pearson = 0,455); với biến “Môi trường văn hóa” (Pearson = 0,462); với biến “Hỗ trợ của nhà quản trị” (Pearson = 0.406). Do vậy, có thể kết luận sơ bộ rằng, các biến độc lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho việc chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs gồm 5 biến độc lập: Hội nhập kinh tế (HNKT), Hệ thống pháp luật (HTPL), Môi trường văn hóa (MTVH), Hỗ trợ của nhà quản trị (HTQT) và Trình độ chuyên môn người làm kế toán (NVKT).

Phân tích hồi quy

Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính Bảng 3 cho thấy hệ số R­­2 có giá trị là 0,497, có ý nghĩa là mô hình nghiên cứu giải thích được 49,7% sự biến thiên của biến phụ thuộc bằng các biến độc lập trong mô hình. Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính cũng cho thấy, hệ số VIF (Variance Inflation Factor) của các nhân tố độc lập trong mô hình đều có giá trị thấp và nhỏ hơn 2.2 (từ 1,199 đến 1,552), theo đó không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Đồng thời các giá trị Sig. của các hệ số của các nhân tố độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 0,05. Do đó toàn bộ 5 nhân tố đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Bảng 3. Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính

 

Model Summaryb

Model

R

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

 

1

.705a

.497

.486

.63049

2.013

 

a. Predictors: (Constant), MTVH, HTQT, NVKT, HTPL, HNKT

 

b. Dependent Variable: CDBC

 

               

 

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

Collinearity Statistics

B

Std. Error

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant)

-.895

.302

 

-2.967

.003

 

 

HNKT

.370

.085

.259

4.369

.000

.644

1.552

NVKT

.284

.059

.251

4.817

.000

.833

1.201

HTQT

.225

.065

.182

3.489

.001

.834

1.199

HTPL

.222

.067

.188

3.329

.001

.712

1.405

MTVH

.196

.065

.169

3.026

.003

.724

1.382

a. Dependent Variable: CDBC

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả được xử lý qua SPSS 20.0

Mô hình hồi quy chuẩn hoá (trích từ kết quả kiểm định hồi quy Bảng 3) thể hiện mối quan hệ tuyến tính giản đơn giữa các biến như sau:

CDBC =  0,259*HNKT + 0,251*NVKT + 0,182*HTQT + 0,188*HTPL + 0,169*MTVH

Trong đó:

CDBC – là biến phụ thuộc “Chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS”

HNKT – là biến “Hội nhập kinh tế”

HTPL – là biến “Hệ thống pháp luật”

MTVH – là biến “Môi trường văn hóa”

HTQT – là biến “Hỗ trợ của nhà quản trị”

NVKT – là biến “Trình độ chuyên môn người làm kế toán

Kết quả từ mô hình hồi quy chuẩn hóa cho thấy , biến “Hội nhập kinh tế” với hệ số Beta là 0,259 với mức ý nghĩa thống kê đạt cao >99.99% khi mà chỉ số sig. đạt 0,000; Tương tự, biến “Trình độ chuyên môn người làm kế toán”  với hệ số Beta là 0,251 với mức ý nghĩa thống kê Sig. có giá trị là 0,000. Tiếp đến là các biến Hệ thống pháp luật với hệ số Beta là 0,188 với mức ý nghĩa thống kê đạt 0,001, Hỗ trợ của nhà quản trị có hệ số Beta là 0,182 với mức độ tin cậy thống kê là > 99% khi sig. bằng 0,001 và biến Môi trường văn hóa có hệ số Beta 0,169 với mức ý nghĩa thống kê 0,003. Kết quả trên mẫu nghiên cứu này cho thấy, việc chuyển đối BCTC từ VASs sang IFRSs sẽ có ảnh hưởng mạnh nhất từ: Thứ nhất là Hội nhập kinh tế, thứ hai là Trình độ chuyên môn người làm kế toán và cũng bị ảnh bởi các nhân tố Hệ thống pháp luật, Hỗ trợ của nhà quản trị và Môi trường văn hóa.

  1. Kiến nghị

Dựa vào kết quả nghiên cứu của bài viết là xác lập và đo lường mức độ ảnh hưởng của năm nhân tố đến chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs, tác giả đưa ra những kiến nghị theo năm nhân tố với sự tác động và hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam tác động đến những nhân tố này, nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs.

Nhân tố hội nhập kinh tế

  • Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Bộ Tài chính: cần sớm đưa ra một lộ trình cụ thể cho Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế .Lộ trình cụ thể phải đảm bảo tính khả thi và không gây khó khăn, thay đổi lớn cho các doanh nghiệp thực hiện, các doanh nghiệp sẽ có một thời gian để chuẩn bị và chuyển đổi dần BCTC theo IFRS.

Ủy ban chứng khoán nhà nước: UBCKNN cần phải giám sát chặt chẽ việc công bố thông tin tài chính của các công ty niêm yết, cần phải ban hành các quy định, chế tài nghiêm đối với các công ty cung cấp thông tin tài chính không tuân thủ quy định, số liệu BCTC không chính xác, minh bạch. UBCKNN nên khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi và vận dụng IFRS nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển thị trường tài chính trong nước.

  • Đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Ban quản trị / Ban giám đốc của các doanh nghiệp Việt Nam cần phải hiều được lợi ích mang lại của việc chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS. BCTC được lập theo IFRS sẽ là một một hệ thống báo cáo chuẩn mực chung, được áp dụng và chấp nhận trên thế giới sẽ tiết kiệm được chi phí tiếp cận vốn, thông tin được công bố cho các nhà đầu tư ở một quốc gia là phù hợp và có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư ở những quốc gia khác, thuận lợi cho việc vốn hoá quốc tế, doanh nghiệp sẽ ngày càng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhân tố Trình độ chuyên môn người làm kế toán

  • Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Bộ Tài chính: cần phải chú trọng đến công tác đào tạo kiến thức IFRS cho cán bộ của Bộ Tài chính, đặc biệt là những người ban hành CMKT, Chế độ kế toán. Cần đề cử cán bộ học tập kinh nghiệm chuyển đổi và vận dụng IFRS ở các nước trên Thế giới để dần vận dụng vào thực tế của Việt Nam hiện nay. Đánh giá toàn diện về ảnh hưởng của việc vận dụng IFRS để lên kế hoạch chi tiết ở cấp quản lý nhà nước. BTC kết hợp với các tổ chức quốc tế như là Ngân Hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Liên minh Châu Âu… để cần sự hỗ trợ các chương trình đào tạo kỹ thuật dài hạn, để giúp Việt Nam lựa chọn các IFRS áp dụng và đào tạo IFRS cho tất cả các loại hình công ty ở Việt Nam. Bộ tài chính: cần có một tổ chức tư vấn am hiểu IFRS cũng như đặc điểm môi trường đặc thù làm tư vấn cho Hội đồng kế toán quốc gia, đồng thời cần hợp tác với các tổ chức ban hành CMKT quốc gia ở một số nước tiên tiến để chuyển giao kỹ thuật cũng như bài học kinh nghiệm chuyển đổi và vận dụng IFRS.

  • Đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán tại các doanh nghiệp cần có kiến thức IFRS. Cán bộ kế toán tại các doanh nghiệp bên cạnh việc phải cập nhật, vận dụng VAS cần phải nhanh chóng được đào tạo, cập nhật IFRS.

Các doanh nghiệp cần xây dựng, đào tạo và tuyển dụng nhân viên kế toán có đủ trình độ để am hiểu IFRS, có khả năng lập, trình bày và phân tích BCTC theo IFRS. Thực tế hiện nay ban quản lý, nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam có kiến thức IFRS không nhiều, việc chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS phần lớn dựa vào các công ty tư vấn, kiểm toán viên cấp cao của bốn công ty kiểm toán quốc tế, vì kiểm toán viên ở những công ty này mới có đủ kiến thức và đáp ứng được yêu cầu lập và trình bày BCTC của IFRS.

Các doanh nghiệp có thể thiết kế chương trình đào tạo IFRS tại doanh nghiệp bởi những chuyên gia hàng đầu về IFRS hoặc là tài trợ cho nhân viên tham dự những chương trình học kế toán quốc tế như là ACCA, CPA, CIMA… việc chuẩn bị tốt công tác đào tạo sẽ giúp doanh nghiệp có được một đội ngũ mạnh có kiến thức IFRS, sẵn sàng cho việc hội tụ IFRS ở Việt Nam cũng như chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS tại doanh nghiệp.

  • Đối với các tổ chức đào tạo

Các trường đại học: cần phải cải tiến chương trình đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán tại các trường đại học ở Việt Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế ở Việt Nam.

Nhân tố Hệ thống pháp luật

  • Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Bộ Tài chính: cần phân tích những khác biệt trọng yếu  giữa VASs và IFRSs để cùng với các Bộ ngành liên quan có hướng điều chỉnh hợp lý các chuẩn mực nhằm gúp các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết cổ phiếu trên TTCK quốc tế dễ dàng hơn khi lập và chuyển đổi BCTC từ VASs sang IFRSs, đáp ứng yêu cầu công bố thông tin của TTCK quốc tế. Theo IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC. Trong khi đó, hệ thống VAS hầu như chỉ đưa ra nguyên tắc giá gốc, việc sử dụng giá gốc làm cơ sở đo lường chủ yếu có thể đạt được độ tin cậy nhưng làm giảm tính liên quan của thông tin được cung cấp bởi BCTC. Do vậy, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện, phương pháp vận dụng “Nguyên tắc giá trị hợp lý” trở thành một vấn đề cần sớm được nghiên cứu và triển khai sớm nhất.

  • Đối với những CMKT Việt Nam đã được ban hành nhưng chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, BTC cần Hội đồng kế toán Quốc gia kết hợp với tổ chức nghề nghiệp và UBCKNN để ban hành những văn bản hướng dẫn rõ ràng nhằm giúp các công ty thuận lợi hơn khi vận dụng IFRS nhưng đồng thời cũng tuân thủ quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước.
  • Những chuẩn mực BCTC quốc tế thực sự cần thiết và phù hợp trong điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện nay như chuẩn mực phúc lợi cho nhân viên, hoạt động kinh doanh trong ngành nông nghiệp, thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); Công cụ tài chính (IFRS 7; IFRS 9); các khoản tài trợ của Chính phủ (IAS 20); Tổn thất tài sản (IAS 36). BTC cần nghiên cứu và ban hành cho kịp thời. BTC cần nghiên cứu và kết hợp với các bộ ngành liên quan để ban hành các chuẩn mực hay thông tư hướng dẫn cụ thể.
  • Khi đã thiết lập lộ trình vận dụng IFRS ở Việt Nam, BTC nên ban hành hướng dẫn chi tiết chuyển đổi BCTC sang IFRS, lập BCTC theo IFRS. Những hướng dẫn này sẽ giúp các công ty hiểu rõ và dễ dàng hơn trong công tác chuyển đổi, vận dụng đồng thời cũng góp phần giúp công tác kiểm tra của các cơ quan Nhà nước.
  • Hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán thông qua Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn. Cần lưu ý tránh xung đột giữa những nội dung ban hành chẳng hạn như nội dung của chuẩn mực và nội dung của quy định. Những xung đột này sẽ gây khó khăn cho người vận dụng thực tế.

Ủy ban chứng khoán nhà nước: Quy định công bố thông tin cần chú trọng các thông tin trọng yếu trên BCTC thay vì công bố thông tin theo khuôn khổ quy định chung hiện nay vì quy định hiện nay có những thông tin trọng yếu chưa được công bố và ngược lại những thông tin được công bố không thực sự trọng yếu đối với nhà đầu tư trên thị trường.

 UBCK nhà nước cần phải ban hành những quy định nhằm yêu cầu các công ty niêm yết cung cấp BCTC với đầy đủ thông tin, chính xác, minh bạch nhằm bảo vệ nhà đầu tư và tạo niềm tin cho thị trường góp phần thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước. Cần có sự kết hợp của hai cơ quan này để lên kế hoạch hội nhập kế toán quốc tế của Việt Nam năm 2020 tầm nhìn 2030.

  • Đối với các tổ chức đào tạo

Hội đồng quốc gia về kế toán là cơ quan có chức năng tư vấn cho BTC về chiến lược, chính sách, soạn thảo hệ thống CMKT Việt Nam. Bên cạnh đó tổ chức nghề nghiệp là nơi các thành viên vận dụng thực tế hệ thống CMKT. Nhưng trên thực tế những thành viên trong hai tổ chức này chưa có nhiều người có kiến thức IFRS, vì vậy để chuẩn bị cho Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế cần phải thực hiện những giải pháp sau:

  • Hai tổ chức này cần phải tổ chức lại nhân sự, cần phải đầu tư công tác đào tạo, nâng cao kiến thức IFRS cho nhân sự của hai tổ chức này. Nâng cao vai trò vị trí pháp lý của Hội đồng quốc gia về kế toán và cần phải tiếp tục phát triển tổ chức nghề nghiệp
  • ­Xây dựng và ban hành CMKT Việt Nam điều quan trọng là cần phải phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội của Việt Nam nhưng vẫn dựa trên cơ sở của

Nhân tố Hỗ trợ của nhà quản trị

  • Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

UBCKNN: cần có chính sách khuyến khích các công ty niêm yết sử dụng những công ty tư vấn tài chính / kế toán, kiểm toán có chất lượng nhằm cung cấp cho thị trường tài chính những BCTC có chất lượng, uy tín, đáng tin cậy. Tổ chức các hội thảo IFRS với sự có mặt của Ban Giám đốc / Ban quản trị của các CTCPNY, khuyến khích các CTNY trên TTCKVN tăng cường chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS bên cạnh BCTC bắt buộc theo VAS.

  • Đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Ban quản trị / Ban giám đốc của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong công tác chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS. Chất lượng, tính minh bạch và mức độ tuân thủ của BCTC theo quy định kế toán, cũng như quyết định chuyển đổi BCTC sang IFRS phụ thuộc vào quyết định, quản lý của HĐQT / Ban giám đốc của doanh nghiệp. Ban quản trị, ban điều hành của doanh nghiệp cần phải có kiến thức IFRS vì khi hiểu rõ bản chất, nội dung, quy định của IFRS thì BCTC của doanh nghiệp cung cấp thị trường tài chính sẽ chính xác, hợp lý, đáng tin cậy, sẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Để quyết định chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS, các doanh nghiệp cần phải đánh giá toàn diện ảnh hưởng của việc chuyển đổi và vận dụng IFRS để lên kế hoạch toàn diện ở các doanh nghiệp. Kế hoạch toàn diện bao gồm các bước: đánh giá, kế hoạch, thực hiện và giám sát.

Nhân tố Môi trường văn hoá

  • Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Bộ Tài chính cần đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá đến các loại hình doanh nghiệp, để giúp các doanh nghiệp hiểu biết rộng rãi hơn về IFRS và những lợi ích khi chuyển đổi và lập BCTC theo IFRS.

  • Đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Ban quản trị / ban giám đốc các doanh nghiệp cần thấy được lợi ích mang lại của chuyển đổi BCTC sang IFRS, việc công bố thông tin tài chính minh bạch, trung thực theo yêu cầu của IFRS sẽ đáp ứng nhiều đối tượng sử dụng thông tin BCTC của doanh nghiệp, sẽ ngày càng thu hút vốn từ nhiều nhà đầu tư nước ngoài

  • Vai trò của nhà đầu tư

Nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư cần phải kiểm tra xem BCTC của công ty dự định đầu tư đang lập theo CMKT nào để tránh sai lầm khi quyết định đầu tư. Nhà đầu tư cần phải phân tích, so sánh, điều chỉnh số liệu BCTC của nhiều công ty cùng ngành về cùng một CMKT cụ thể là IFRS, sẽ đem lại kết quả đầu tư hiệu quả hơn. Cần yêu cầu các công ty cung cấp BCTC được lập theo IFRS bên cạnh BCTC lập theo VAS vì số liệu trên BCTC được lập sẽ minh bạch, trung thực và nhiều thông tin. Thái độ của nhà đầu tư là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi và vận dụng BCTC theo IFRS của các doanh nghiệp Việt Nam.

  1. Kết Luận

Thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn thuận lợi nhất, để thu hút vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, để niêm yết cổ phiếu trên TTCK quốc tế, BCTC phải được lập theo IFRS. Xác lập và đo lường mức độ ảnh hưởng của năm nhân tố đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán Việt nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế của bài viết này, từ đó tác giả gợi ý kiến nghị các chính sách tác động và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ tài chính, Ủy ban chứng khoán nhà nước, các tổ chức đào tạo, cũng như hàm ý về mặt quản trị của các DN Việt Nam tác động đến những nhân tố này nhằm giúp các DN Việt Nam thuận lợi hơn trong công tác chuyển đổi BCTC sang chuẩn mực BCTC quốc tế.

Tài liệu tham khảo

  1. Abdulkadir Madawaki., 2012. Adoption of International Financial Reporting Standards in Developing Countries: The Case of Nigeria. International Journal of Business and Management, Vol. 7, No. 3.
  2. Akerlof George A., The market for “Lemon”. Quality uncertainly and the market Mechanism. The quarterly journal of economics, Vol. 84, No.3 pp 488-500
  3. Chalmers, K., & Godfrey, J.M., 2004. Reputation costs: the impetus for voluntary derivative financial instrument reporting. Accounting, Organizations and Society. 29, 95–125.
  4. Costel Istratea., 2015. The importance of the transition to IFRS for insurance companies in Romania. International Finance and Banking Conference FI BA 2015.
  5. Ernst & Young., 2009. Global IFRS conversion methodology.
  6. Evans O.N.D. Ocansey., 2014. Comparative study of the international financial reporting standard implementation in Ghana and European Scientific Journal, May 2014 edition vol.10, No.13 ISSN: 1857 – 7881 (Print) e - ISSN 1857- 7431.
  7. Francis Cai & Hannah Wong., 2010. The Effects of IFRS adoption on global capital market integration. Journal of International Business & Economic Research, 9(10): 25-34.
  8. Halyer, S., 2010. Waiting for Direction. The Accountant.
  9. Hair, J.F., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E., Tatham, R.L., 2006. Multivariate data analysis (6th Ed.), Pearson-Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ.
  10. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức.
  11. Jensen, M.C., & Meckling, W.H., 1976. Theory of the firm: managerial behaviour, agency costs and ownership structure. Journal of Financial Economics, 3: 305-361.
  12. Kim M. Shima & David C. Yang., 2012. Factors Affecting the Adoption of IFRS. International Journal of Business, 17(3), 2012 ISSN: 1083-4346.
  13. Mohamed Abulgasem Zakari., 2014. Challenges of International Financial Reporting Standards (IFRS) Adoption in Libya. International Journal of Accounting and Financial Reporting, ISSN 2162-3082 2014, Vol. 4, No. 2.
  14. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Hà Nội: NXB Lao động – Xã hội.
  15. Nobes, C., & Parker, R., 1995. Comparative International Accounting, In: 4th ed. Oxford, UK: Phillip Allan/St. Martin’s Press.
  16. Shelby D. Hunt., 2000. A general theory of competition: Resources, competences, productivity, economic growth. Sage publication, Inc.
  17. Weibenberger, Stahl & Vorstius., 2004. IFRS adoption and taxation issue. International Journal and tax issue, Vol. 1 No7.
  18. Zarzeski Marilyn Taylor., 1996. Spontaneous harmonization effects of culture and market forces on accounting disclosure practices. American Accounting Association, Vol. 10, No1: 18-37.

------------------

 

[1] Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Dragon Capital Group, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

hacklink al dizi film izle film izle yabancı dizi izle fethiye escort bayan escort - vip elit escort erotik film izle hack forum türk ifşa the prepared organik hit istanbul escortjojobet girişJOJOBETjackbethttps://ayvalikzeytinyagi.org/casino siteleriultrabetbankobetyouwinonwin giriş güncelMostbet KZbeylikdüzü escortbetgitcasibom753betkom otobetbetlike girişbuy x followersbuy x followersgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025esenyurt escortMadridbetbettilt casinoyabancı dizi izlejojobetjojobet girişcasibom girişhdfilmcehennemi, film izle, hd film izle, full hd film izle, hd film cehennemicasinolevantcasinolevantdomainextrabetJet film izlecasibom753casibom güncel girişdeneme bonusu veren sitelerBC.GameUltrabetPusulabetBetebetMariobetVdcasinoTarafbetTipobetBahsegelOnwinSahabetMatbetBets10MarsbahisJojobetCasibomMeritkingHoliganbetmakrobet girişperabet giriştürk film izlecasibom 756casibom girişcasibom girişmarsbahis girişkurumsal keybuy x followersadult sexjojobetjojobetimajbetmatbetjojobetjojobetholiganbetsekabetonwinsahabetfilmMarsbahis girişBetturkeygrandpashabet girişpusulabetcasinojackbethosgeldin bonusu veren siteler Romabet Girişcasibomvirabetbetturkeygrandpashabetdeneme bonusu veren sitelercasibom1080p filmporno filmsikiş seyretpornoسكسافلام سكسsex hattıucuz sex hattısikiş filmlerizbahispusulabetcasinolevantmariobetCASİBOM GİRİŞselçuksportsGeri Getirme büyüsüjojobetcasinolevantcasinolevantcasinolevantbeste casino på nettdeneme bonusu veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノbettiltmavibetbetturkeyceltabetonwin메이저사이트süperbahisGrandpashabetgrandpashabetjojobetextrabetgalabetturkbetオンラインカジノ 違法Marsbahis girişElexbetElexbetotobetbetewinxslotbetmatikbetpubliczbahismatadorbetsupertotobetbeeteknodeneme bonusu veren sitelerjojobetdeneme bonusu veren sitelercasino siteleriCanlı bahis siteleritürkçe porno1longlegs izleonwin giriş güncelonwin giriş günceldeneme bonusu veren sitelerbahis sitelerifilm izleatomsportvmilanobet giriştipobetonwinsahabetbetturkeystarzbetmatadorbetsupertotobetbycasinoroketbetbetmatikcasinolevantcasibom giriş güncelbetörspincasino siteleribetebetMarsbahis güncel girişsekabet twitterWindows LisansPusulabet güncel girişreynabetmarsbahis güncelzbahiscasibomcasinolevantmarsbahis girişmeritkingdeneme bonusu veren sitelersahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetbrawl stars elmas hilesisahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetsahabet1xbettarafbetroketbetmatadorbetsupertotobethttps://teknolojifour.com.tr/vozol-vista-20000-puff/celtabetbetgaranticasibombettilt girişBetturkeybetandyoualfabahisrolibetrexbetbahsegelpalacebetcratosroyalbetmarsbahisbankobetMadridbet GirişMadridbet Girişgrandpashabet2199.comcasibom762.comcasibom753.commatadorbetiqos heetsmarsbahisbetturkeyotobetjojobetzbahiszbahiszbahiszbahiscasibomonwin girişdeneme bonusu veren sitelerBurç Yorumlarıbrawl stars elmas hilesiDeneme Bonusu Veren SitelerBornova EscortonwinbetewinotobetxslotbetpubliczbahisGrandpashabet1xbetCasinomaxiCasinometropolBetpasextrabet girişmatadorbetMadridbet Girişİstanbul escortcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnakitbahisbetebetbahsegelvaycasinodumanbetcasino siteleridinamobetbetkanyonultrabettipobetotobetcasibomcasibombetturkeyotobetotobetzbahiszbahismeritkingcasibom güncelnorabahis girişmeritking cumaGoogle Hit Botuno deposit bonus casinonew online casinos ontarioselçuksportstaraftarium24canlı maç izleonline casino ontariokralbetcrypto casinomeritkingbycasinokralbetbetparkligobetGrandpashabetGrandpashabetotobetbetnanoextrabetsekabetsmm panelprotein tozucasinoplus girişbekabetbetpipocasilothipercasinocasinoslotBeinnowsantosbettingmercurecasinofavorislotrcasinoCasinowinistekbetbetyaphiperwindiyarbetcasipolhanedanbetlotobetakulabetbetnisnisbarruyabetcrosbetnisbarvaycasinobahiscentpalacebetkazandrabetbets10betchipmaximcasinocasinopluspradabetfestwinvdcasinoilelebetdiscountcasinobetmuzecasiverabahislionmaslakcasinobetzmarkbetmoonpumabetcratossportingbetitalyavitrinbetbetexenrinosbetbahislifezagabetgencobahiswbahisfashionbetbetbeyloyalbahisbetmoneyatlantisbetyorkbetlimrabetbetmatikbetturkeyjojobet973ultrabetbetloto7slotsbahiscomonwinstarzbet girişmatadorbet girişdeneme Bonusu Veren sitelerlive casinobetting sitesmatadorbetonline bettingonline casinolunabetFixbetOtobetStarzbetjackbetcasibom girişvbethttps://mangavagabond.online/de/map.phphttps://lesabahisegiris.comhttps://mangavagabond.online/de/extrabetextrabet girişcratosslotkavbetfixbetbetewinextrabet girişextrabetradissonbetotobetbetkomonwincasibomsekabet girişsekabetsekabet güncel girişcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetmatadorbetholiganbetmarsbahisonwinsahabetsekabetRoyalbetmatbetimajbetbetwoonmatadorbetjojobetRoyalbet girişsophie rain leakBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinocasinofastporntyimu vdjosOnwincasibom güncel girişCasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel girişjackbetotobetextrabet girişBetturkeycasibomCASİBOMcasibom girişbankobetzbahismarsbahismarsbahismatadorbetbetkommaxibetbetciotümbetOnwincorinna kopf leakotobetmariobethit botucasibom girişjackbetTarafbetrüyabetbetwoongalabetbetparkmavibetlunabetmavibetpiabetgoldenbahislunabetsuperbetin girişlunabetpiabellacasinoaresbetvevobahisbetexperbetmarino girişyouwincasibomtürk işfa betciofixbet mobil girişbahsegelAntalya escortücretsiz biolinkmeritking girişextrabet girişmeritking girişsetrabetmeritkingfixbetotobetbetturkeybahiscomkulisbetcasibom 762, casibom 762 giriş, casibom.bahiscomtipobetstarzbetbycasinofixbetcasibom girişRusya Çalışma Vizesimeritkingcasinomeritking güncel girişanahtarcasibom güncelizmit escortkralbetonwinaltyazılı pornvirabet girişPerabetmeritkingmeritkingBetrupiRoketbetjojobet girişmeritking girişbetparkmeritkingmarsbahismatadorbet girişzbahisfixbetbetlotoradissonbetotobetBetkomBetkomforex borsaimajbetmatbetonwinsekabetsahabetmatadorbetgrandpashabethiltonbetjojobetcasibommarsbahiscasibombetmooncasibomartemisbetrestbetjojobetsafirbet