KINH NGHIỆM CỦA ĐÀI LOAN TRONG VIỆC TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT CỔ PHIẾU RA NƯỚC NGOÀI[1]
Nguyễn Thu Thủy[2]
Bùi Thu Hiền[3]
Nguyễn Phương Chi[4]
Nguyễn Thị Sofia[5]
Tóm tắt
Niêm yết cổ phiếu ra thị trường nước ngoài (còn gọi là niêm yết chéo) là một xu hướng trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, mang lại các lợi ích tiềm tàng cho doanh nghiệp. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhìn thấy các lợi ích đó đối với doanh nghiệp của họ, nên đã có những chính sách và khung khổ pháp lý cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nội địa tiến hành niêm yết ở nước ngoài, trong đó có Đài Loan. Bài viết này phân tích các điều kiện pháp lý và chính sách của Đài Loan trong việc tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp của họ có thể niêm yết ở nước ngoài. Bên cạnh đó, bài viết nghiên cứu một trường hợp doanh nghiệp điển hình của Đài Loan đã niêm yết chéo thành công ở thị trường chứng khoán Hoa Kỳ; từ đó chỉ ra một số bài học cho Việt Nam nhằm chuẩn bị cho sự gia nhập của các doanh nghiệp của mình vào các thị trường vốn tiềm năng rộng mở trên thế giới.
Từ khóa: niêm yết chéo, thị trường chứng khoán nước ngoài, Đài Loan
Abstract
Cross-listing is a tendancy in the process of integration and globalization, bringing about potential benefits for firms. Many countries and territories around the globe, including Taiwan, have seen those benefits for their firms, thus creating specific policies and regulations to facilitate and encourage their domestic firms to cross list in foreign securities markets. This paper analyzes Taiwan’s policies and legal framework in supporting and encouraging their firm to cross list. In addition, the paper also studies the case of Taiwan Semiconductor Manufacturing Company, a Taiwanese firm that has succeeded in cross-listing in New York Stock Exchange, so that drawing relevant lessons for Vietnam in order to prepare for the domestic firms’ joining into the opening and promising world’s securities market.
Keywords: cross-listing, foreign securities markets, Taiwan, lessons.
- Đặt vấn đề
Các công ty có nhiều động cơ và lợi ích khác nhau khi mong muốn niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán (TTCK) nước ngoài (còn gọi là niêm yết chéo). Theo Nguyễn Thu Thủy và Hoàng Hồng Vân (2018), các động cơ và lợi ích tiềm tàng mà niêm yết chéo mang lại cho doanh nghiệp bao gồm nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu, dễ dàng hơn trong việc huy động vốn và tiết kiệm chi phí phát hành, đặc biệt là với nguồn vốn bằng ngoại tệ, đồng thời góp phần khuếch trương uy tín, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Còn theo Durnev và Kim (2005) việc niêm yết chéo tại nước ngoài còn giúp cải thiện hoạt động quản trị của công ty thông qua việc đáp ứng các điều kiện niêm yết và duy trì niêm yết (thường là cao hơn) so với các điều kiện trên TTCK nội địa; đồng thời, niêm yết chéo cũng giúp thu hút các nhà đầu tư chiến lược, giúp doanh nghiệp được bảo vệ trước các hành vi thâu tóm.
Chính vì vậy, các quốc gia đều rất nỗ lực để tạo các tiền đề pháp lý và các chính sách cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp nội địa có thể vươn ra thị trường nước ngoài, và/hoặc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tới niêm yết tại thị trường của họ. Bài viết này xem xét kinh nghiệm của Đài Loan trong việc tạo ra môi trường pháp lý khuyến khích doanh nghiệp nội địa niêm yết chéo, đồng thời nghiên cứu điển hình trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đã thành công trong việc niêm yết chéo tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Với tham vọng là Thung lũng Silicon Châu Á, Đài Loan tập trung đầu tư và phát triển ngành công nghệ cao. Đây cũng là định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, học hỏi kinh nghiệm từ các công ty Đài Loan nói chung và các công ty ngành công nghệ cao nói riêng sẽ mang lại nhiều bài học quý báu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Khái quát về nền kinh tế và thị trường chứng khoán của Đài Loan
Đài Loan là hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines, phía đông giáp với Thái Bình Dương, phía nam giáp Biển Đông, phía tây là eo biển Đài Loan và phía bắc là Biển Hoa Đông. Hòn đảo dài 394 km và rộng 144 km, gồm nhiều dãy núi dốc và được bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Trong những năm đầu tiên thành lập, Đài Loan gặp rất nhiều khó khăn do tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, kinh tế kém phát triển, nông nghiệp và công nghiệp đều rất lạc hậu, thất nghiệp phổ biến, mức sống thấp. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn khó khăn này, Đài Loan đã rất chú trọng tập trung đầu tư cho giáo dục, cụ thể đã đạt mức phổ cấp giáo dục từ rất sớm. Với chiến lược hiện đại hóa công nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ và đặc biệt là coi trọng phát triển giáo dục ở tất cả các cấp bậc nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đến giữa thập niên 1960 và thập niên 1990, từ một nền kinh tế lạc hậu, Đài Loan đã vươn mình trở thành một khu công nghiệp mới và được coi là một trong bốn con rồng của Châu Á bên cạnh Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc. Điều này cũng là bài học thường thấy ở các nước và các lãnh thổ thành công như Hàn Quốc, Singapore, Hồng kông và một số nước khác có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong những thập kỷ 1970 và 1980, thường đạt mức độ phổ cập tiểu học trước khi các nền kinh tế đó cất cánh.
Bảng 1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Đài Loan
Năm
1980
1981
1982
1983
1984
1985
1986
1987
1988
GDP bình quân đầu người (NT$)
94,580
98,179
99,687
105,893
115,356
119,606
132,019
146,111
154,783
Mức tăng trưởng (%)
5,1
3,8
1,5
6,2
8,9
3,7
10,4
10,7
5,9
Nguồn: Thu nhập quốc gia tại Đài Loan, theo R.O.C năm 1988
Bảng 2. Những chỉ số kinh tế của Đài Loan giai đoạn 2013-2017
Năm
2013
2014
2015
2016
2017
Dân số
23,4
23,4
23,5
23,5
23,6
GDP bình quân đầu người (USD)
21,894
22,716
22,559
22,629
24,402
GDP (tỷ USD)
512
532
530
533
575
Chỉ số tăng trưởng kinh tế (%)
2,2
4,0
0,8
1,4
2,9
Nguồn: FOCUSECONOMICS.com
Đến nay, nền kinh tế Đài Loan xếp thứ 15 toàn cầu và thứ 4 châu Á, theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), và vẫn còn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tham vọng trở thành “Thung lũng Silicon Châu Á”.
Đài Loan là một nền kinh tế nhỏ song đã đạt được những bước đi và thành tựu xuất sắc trong việc phát triển nền kinh tế dựa vào trí thức. Trong suốt thời gian dài thực hiện công nghiệp hóa từ năm 1950, Đài Loan luôn đạt được sự phát triển cao ổn định nhờ có chiến lược và những chính sách quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Một trong những điều chỉnh lớn đặc biệt quan trọng trong thập niên 1980 đến nay là sự điều chỉnh nhằm hướng tới phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức và nhấn mạnh việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
Thị trường chứng khoán Đài Loan được tổ chức theo mô hình 3 Sở là Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan, Sở Giao dịch chứng khoán Taipei, Sở Giao dịch chứng khoán phái sinh, cùng một Trung tâm lưu ký chứng khoán. Toàn thị trường chứng khoán Đài Loan có mức vốn hóa trên 1.000 tỉ USD, tổng giá trị giao dịch khoảng 6 tỉ USD/ngày, với sự hoạt động của 73 công ty chứng khoán. Thị trường lớn nhất có 935 doanh nghiệp niêm yết, thị trường tiếp theo có 756 doanh nghiệp niêm yết, đồng thời có cả thị trường dành cho các doanh nghiệp chưa niêm yết và doanh nghiệp khởi nghiệp. Trên các sở giao dịch là Ủy ban Giám sát tài chính (FSC), và cơ quan này đồng thời quản lý bốn bộ phận: giám sát, chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm. Nhờ có sự thống nhất quản lý như vậy nên những vấn đề pháp lý thúc đẩy cho dòng chảy vốn thông suốt và hiệu quả đã được Đài Loan thực hiện từ lâu. (Tường Vi, 2018)
Tại Đài Loan, chỉ hai ngành nghề là ngân hàng và công nghệ cao còn bị hạn chế tỉ lệ đầu tư tối đa với người nước ngoài, còn lại các ngành nghề khác là hoàn toàn tự do, rộng mở với nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những công ty chứng khoán có lịch sử lâu đời nhất Đài Loan là Tập đoàn Chứng khoán Yuanta, ra đời từ năm 1961 và đang giữ vị trí số 1 về thị phần; Công ty này đang phục vụ trên 4.000.000 khách hàng, trong đó có trên 3.000 khách hàng có tài khoản giá trị từ 1 triệu USD trở lên. Tại TTCK Đài Loan, 65% số lệnh giao dịch được thực hiện online và quầy môi giới tại đây luôn có các phiếu lệnh bằng giấy, phiếu lệnh mua, bán, hoặc tham gia đấu giá IPO… để phục vụ cho những nhà đầu tư không thể dùng Internet. (Tường Vi, 2018)
- Điều kiện, thủ tục phát hành và niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài của Đài Loan
3.1. Điều kiện, thủ tục để doanh nghiệp Đài Loan chào bán và niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài
Theo Quy chế quản lý việc chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài của tổ chức phát hành tại Đài Loan (sửa đổi ngày 30/7/2008) thì công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch trên thị trường OTC tại Đài Loan có thể đăng ký chào bán và phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty ra nước ngoài, bảo lãnh phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài và giao dịch cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán nước ngoài. Tổ chức phát hành muốn chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài phải nhận được thư phê duyệt của Ngân hàng Trung ương và nộp hồ sơ bao gồm những giấy tờ theo yêu cầu lên Ủy ban Giám sát Tài chính (FSC). Nếu bản đăng ký có bất kỳ sự thay đổi nào phải báo cáo ngay lên FSC. Bản đăng ký sẽ tự động có hiệu lực sau 12 ngày giao dịch kể từ ngày đăng ký, tuy nhiên, FSC có quyền đình chỉ hiệu lực của bản đăng ký khi các tài liệu đăng ký không đầy đủ hoặc thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của công chúng. Nếu nhận được thông báo đình chỉ bản đăng ký, tổ chức phát hành phải trình lên FSC những nguyên nhân dẫn tới sự đình chỉ đó. Nếu FSC không bác bỏ bản đăng ký hoặc thông báo cho người đăng ký về ảnh hưởng của những sửa đổi đó, bản đăng ký sẽ có hiệu lực sau 12 ngày giao dịch kể từ ngày FSC nhận được bản sửa đổi. Sau khi FSC đình chỉ bản đăng ký, nếu tổ chức phát hành sai, trong vòng 12 ngày giao dịch kể từ ngày nhận được thư thông báo đình chỉ không khắc phục những nguyên nhân gây ra thì FSC sẽ bác bỏ đơn đăng ký.
Một tổ chức phát hành đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài phải nộp một bản kế hoạch phát hành nêu rõ những vấn đề sau: (i) Mục đích chào bán; (ii) Ngày dự kiến phát hành, tổng số cổ phiếu được phát hành, phương pháp xác định giá mỗi cổ phiếu phát hành, và tổng giá trị phát hành tính bằng đồng USD; (iii) Nơi phát hành và giao dịch; (iv) Bản tuyên bố phương án phát hành: Bản tuyên bố phải chỉ rõ tổng số cổ phiếu phát hành ra công chúng, hoặc tỷ lệ được mua từ một người xác định thông qua thỏa thuận; nếu phần đó phải được mua từ một người xác định, thì bản tuyên bố thủ tục bảo lãnh phải nêu rõ lý do, số lượng cổ phiếu được mua, tổng giá trị tính bằng USD và mối quan hệ giữa người mua và tổ chức phát hành; (v) Cách thức lưu ký cổ phiếu.
Khi một bản đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài có hiệu lực, thì tổ chức phát hành phải nộp một trong những tài liệu sau đây lên FSC trong vòng 10 ngày sau khi thực hiện phát hành hoặc niêm yết: (i) Bản cáo bạch được chuẩn bị phù hợp với Luật Chứng khoán của nước sở tại; (ii) Bản sao về thỏa thuận với dịch vụ phát hành chứng khoán ra nước ngoài; (iii) Bản sao hợp đồng lưu ký; (iv) Thư có ý kiến của Quốc vụ viện Trung Quốc xác nhận không có sự mâu thuẫn nào nghiêm trọng giữa điều lệ phát hành đối với việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp phát hành dự kiến sau này trong bản đăng ký mà FSC đã phê duyệt, hoặc trong đơn xin đã được FSC phê duyệt; (v) Tài liệu cung cấp bằng chứng về việc số tiền lưu ký đã thu đủ; (vi) Danh sách các tài khoản tiền nộp mua chiếm 10% hoặc hơn trên tổng giá trị cổ phiếu phát hành cũng như giá và khối lượng mua; (vii) Các tài liệu khác mà FSC yêu cầu.
Một công ty cổ phần đăng ký chào bán và phát hành trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài hoặc trái phiếu công ty ra nước ngoài phải nộp một bản báo cáo hạn mức tín dụng đã có sự bảo lãnh của một tổ chức tín dụng được FSC phê duyệt hoặc thông qua.
FSC có quyền bác bỏ kế hoạch chào bán và phát hành cổ phiếu ra nước ngoài với bất kỳ trường hợp nào xảy ra đối với tổ chức phát hành được liệt kê dưới đây:
- Kế hoạch hiện tại về chào bán và phát hành cổ phiếu ra nước ngoài là không thể thực hiện được, không cần thiết hoặc vô lý.
- Thực hiện bất kỳ kế hoạch nào trước khi chào bán và phát hành, hoặc đã từng gặp phải những vấn đề sau và vẫn chưa được khắc phục: (1) Gây ra hậu quả nghiêm trọng mà không có lý do chính đáng và không khắc phục được hậu quả. (2) Kế hoạch đã được thay đổi cơ bản mà không có lý do chính đáng. (3) Kế hoạch chào bán và phát hành chứng khoán đã thay đổi cơ bản mà không báo cáo và được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. (4) Tổ chức phát hành không tuân thủ những điều khoản của luật pháp trong một năm gần đây. (5) Không thực hiện công bố thông tin chính xác theo quy định. (6) Không đạt được doanh thu dự kiến mà không có lý do chính đáng.
- Một phần quan trọng của kế hoạch chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài (chẳng hạn như điều lệ phát hành, nguồn tiền, dự án đặc biệt, kế hoạch thực hiện, doanh thu dự kiến) chưa được đề xuất và trình lên đại hội đồng cổ đông để thảo luận và phê chuẩn theo Luật Công ty.
- Công ty vay một lượng vốn lớn vượt quá nguồn tài chính cần từ giao dịch của công ty với các công ty khác và không cải thiện được tình hình kể từ khi đăng ký.
- Công ty tham gia giao dịch bất hợp pháp.
- Công ty nắm giữ tài sản tài chính liệt kê sau: tài sản tiền gửi, tài sản nhàn rỗi hoặc tài sản hữu hình nhàn rỗi mà không có kế hoạch sử dụng tích cực để phát triển và tổng giá trị tương đương với: 40% hoặc hơn tổng số cổ phần trong báo cáo kiểm toán gần nhất và báo cáo tài chính đã được kiểm toán, hoặc 60% trên tổng lượng vốn tăng lên thông qua phát hành cổ phiếu ra nước ngoài mà công ty đăng ký phát hành. Tuy nhiên điều này không áp dụng đối với tiền tăng lên được sử dụng để mua sắm tài sản cố định và có một kế hoạch cụ thể cho thấy việc tăng vốn là cần thiết.
- Công ty cho một bên khác vay chứng khoán, tuy nhiên điều này không áp dụng đối với chứng khoán dùng để kinh doanh như là một khoản vay trực tiếp hoặc gián tiếp của công ty và được hơn 50% cổ đông biểu quyết.
- Chứng khoán được chào bán và phát hành ra nước ngoài được mua bởi một người liên quan đến tổ chức phát hành, hoặc nguồn vốn cuối cùng được sử dụng bởi một bên liên quan đến tổ chức phát hành.
- Tổng số lượng đô la đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào Trung Quốc vượt quá giới hạn cho phép được Ủy ban Đầu tư, Bộ Kinh tế quy định.
- Bản tuyên bố tài chính của công ty trong hai năm gần nhất chưa được chuẩn bị đúng theo luật và quy định liên quan, nhìn chung chưa tuân theo các nguyên tắc kế toán và những vi phạm là nghiêm trọng.
- Trong 3 năm trước, tổ chức phát hành đã bị toà tuyên án về một trong những vi phạm liên quan đến quản trị công ty như tham nhũng, hoạt động phi pháp, lừa đảo, vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng hoặc tham ô.
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về thâu tóm hoặc chuyển nhượng tài sản công ty đại chúng.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ không đạt tiêu chuẩn.
- Giá cổ phiếu của công ty biến động bất thường trong vòng một tháng trước ngày đăng ký chào bán và phát hành.
- Vi phạm luật và các quy định khác hoặc FSC cho rằng cần thiết không phê duyệt để bảo vệ cho lợi ích của công chúng hoặc quốc gia.
Sau khi đăng ký có hiệu lực hoặc đơn xin phép được phê duyệt, FSC có thể thu hồi hoặc bãi bỏ đăng ký hoặc phê duyệt nếu phát hiện ra bất kỳ trường hợp nào sau đây: (i) Chứng khoán phát hành ra nước ngoài chưa thu được đầy đủ tiền trong vòng 03 tháng kể từ ngày FSC thông báo bản đăng ký có hiệu lực hoặc phê duyệt đơn, tuy nhiên FSC có thể gia hạn thêm 3 tháng đối với những trường hợp có lý do chính đáng (chỉ được gia hạn một lần); (ii) Phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài được bảo lãnh, hoặc cổ phiếu đã được phát hành và chào bán ra nước ngoài, đang sử dụng một phương pháp mà có sự mâu thuẫn với bản đăng ký và điều lệ phát hành mà không tuân thủ về sự thay đổi theo quy định và báo cáo với FSC trước ngày thực hiện hợp đồng lưu ký hoặc ngày định giá cổ phiếu phát hành, tuy nhiên điều khoản này không áp dụng nếu tổ chức phát hành sử dụng cổ phiếu đang lưu hành để bảo lãnh phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài, hoặc sử dụng cổ phiếu đang lưu hành để cam kết giao dịch ngoài sở giao dịch; (iii) Không thực hiện đúng kế hoạch phát hành.
3.2. Quy định về công bố thông tin
Nếu tổ chức phát hành nộp bản đăng ký chào bán chứng khoán ra nước ngoài và đến ngày đăng ký có hiệu lực mà xảy ra sự việc ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông hoặc giá cổ phiếu thì ngay sau đó phải công bố thông tin ra công chúng và nộp báo cáo giải trình cho FSC trong vòng 2 ngày kể từ khi diễn ra sự việc. Ngoài ra, tổ chức phát hành phải có ý kiến của chuyên gia liên quan về sự việc và ý kiến sơ lược của kế toán viên về mức độ ảnh hưởng của sự việc đến báo cáo tài chính.
Kể từ ngày FSC nhận được các tài liệu liên quan cho đến ngày bản đăng ký có hiệu lực, ngoại trừ các thông tin được phép công bố theo các quy định pháp luật, tổ chức phát hành không được tuyên bố hoặc thông báo bất kỳ thông tin nào về tình hình kinh doanh và tài chính dự kiến cho bất kỳ một đối tượng nào. Nếu tổ chức phát hành công bố bất kỳ thông tin nào ra bên ngoài không phù hợp với các tài liệu đăng ký thì phải sửa đổi các thông tin liên quan và báo cáo cho FSC.
Tổ chức phát hành phải tuân thủ những quy định sau đây về công bố thông tin:
- Phải lập bản cáo bạch theo luật chứng khoán và các quy định của nước sở tại và đăng thông tin trên trang web của FSC, tuy nhiên điều này không áp dụng đối với việc phát hành chứng chỉ lưu ký hoặc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công ty.
- Nếu kế hoạch sử dụng vốn chưa được thực hiện đầy đủ, tổ chức phát hành phải công bố tiến độ thực hiện kế hoạch trong báo cáo hàng năm, nơi tổ chức phát hành trái phiếu công ty ra nước ngoài. Thông tin liên quan đến phát hành trái phiếu công ty phải đăng tải lên trang web của FSC trong vòng 02 ngày kể từ ngày hoàn thành việc tăng vốn và vào ngày mồng 10 của mỗi tháng về thời gian đáo hạn trong suốt thời kỳ trái phiếu được phát hành ra nước ngoài.
- Tổ chức phát hành trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc quý và theo quy định của FSC, phải đăng tải kế hoạch sử dụng vốn và báo cáo quý lên trang web của FSC.
- Hàng quý, công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc giao dịch trên thị trường OTC phải yêu cầu tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán hoặc kế toán viên lập một bản đánh giá tiến trình thực hiện kế hoạch sử dụng vốn, tính hợp pháp của các khoản vốn đã huy động nhưng chưa sử dụng, và bản giải trình về việc kế hoạch phát hành có bị thay đổi hay không. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc quý, tổ chức phát hành phải đăng các thông tin này trên trang web của FSC.
- Tổ chức phát hành được bảo lãnh phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài để tăng vốn hoặc với mục đích thâu tóm một công ty nước ngoài, mua cổ phiếu của một công ty nước ngoài, hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu mới cho mục đích sáp nhập hoặc chia tách với một công ty nước ngoài theo luật, thì tổ chức phát hành phải yêu cầu tổ chức bảo lãnh chuẩn bị một bản đánh giá tác động của vấn đề này về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và quyền lợi cổ đông của tổ chức phát hành ngay năm đầu tiên sau khi hoàn thiện bản đăng ký. Tổ chức phát hành phải đăng bản ý kiến này lên trang web của FSC.
- Nếu có sự thay đổi một khoản mục hoặc giá trị tiền trong kế hoạch sử dụng vốn dẫn đến tổng khối lượng vốn cần huy động tăng hoặc giảm 20% trở lên, sau khi báo cáo sự thay đổi này cho Ngân hàng trung ương để được chấp thuận, tổ chức phát hành phải đăng ký sửa đổi kế hoạch phát hành và trong vòng 2 ngày kể từ ngày Hội đồng quản trị thông qua việc sửa đổi đó, tổ chức phát hành phải có công bố thông tin trên trang web của FSC.
- Trong trường hợp xảy ra một sự kiện quan trọng mà theo quy định của pháp luật nước sở tại cần phải công bố thông tin theo thời gian thực, tổ chức phát hành phải đồng thời đăng tải thông tin đó trên trang web của FSC.
- Nếu chứng khoán chào bán ra nước ngoài cho một số cá nhân hoặc nhà đầu tư chiến lược, thì tổ chức phát hành phải công bố danh sách những người này, giá, khối lượng mua trong bản cáo bạch, và đăng thông tin lên trang web của FSC.
- Khi tổ chức phát hành chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài nhận được yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan quản lý chứng khoán của nước sở tại thì phải báo cáo với FSC trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu đó và cùng thời gian cung cấp thông tin theo yêu cầu.
Khi một tổ chức phát hành đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, sau khi việc đăng ký có hiệu lực hoặc đơn xin phê duyệt được chấp thuận, tổ chức phát hành phải đăng những thông tin nhất định lên trang web của FSC.
Trong trường hợp chào bán để tăng vốn thì phải công bố các thông tin sau trong vòng 2 ngày sau khi phát hành: (1) Số lượng cổ phiếu phát hành, mệnh giá, tổng quy mô phát hành và ngày phát hành dự kiến; (2) Nơi phát hành và giao dịch; (3) Nếu bản tuyên bố phương án phát hành cung cấp một phần chứng chỉ lưu ký phải mua bởi một đối tượng xác định, thì thông báo phải chỉ rõ mục đích của người này, tổng khối lượng cổ phiếu được mua, tổng khối lượng $ và mối quan hệ giữa người này và tổ chức phát hành; (4) Kế hoạch sử dụng vốn và lợi nhuận dự kiến (trong trường hợp phát hành tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới); (5) Tác động chính đến quyền lợi cổ đông (chẳng hạn như chi phí phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, hoặc tác động đến cơ cấu cổ đông).
Trong trường hợp chào bán không phải với mục đích tăng vốn, một bản thông báo ra công chúng bao gồm những vấn đề sau đây phải được thực hiện trong vòng 2 ngày sau khi niêm yết: (1) Số cổ phiếu niêm yết, mệnh giá niêm yết, và tổng quy mô niêm yết; (2) Nơi niêm yết; và (3) Tác động chính đến quyền lợi cổ đông (như phí phát hành, thay đổi cơ cấu cổ đông).
Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi thông báo hoặc báo cáo như trên thì phải thông báo ra công chúng về sự thay đổi đó và báo cáo với FSC trong vòng 02 ngày sau khi kết thúc chào bán. Bất kỳ thông tin nào mà theo quy định pháp luật của nước sở tại yêu cầu tổ chức phát hành công bố thông tin thì phải báo cáo với FSC trong vòng 3 ngày. Sau khi phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, tổ chức phát hành phải đăng thông tin trong vòng năm ngày cuối mỗi tháng và vào ngày 20 hàng tháng đồng thời báo cáo lên FSC và ngân hàng trung ương.
- Nghiên cứu điển hình trường hợp Công ty TNHH chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) niêm yết chéo trên TTCK Hoa Kỳ
Công ty TNHH chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (tiếng Anh: Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., Ltd., viết tắt TSMC, còn được gọi là Taiwan Semiconductor), là tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới, với trụ sở chính và các hoạt động chính nằm trong Khu Khoa học và Công nghiệp Tân Trúc tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan.
Công ty được thành lập tại Đài Loan vào năm 1987, là công ty sản xuất bán dẫn đầu tiên và từ lâu đã trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Ngoài các chất bán dẫn, công ty cũng đã bắt đầu đầu tư trong các ngành công nghiệp liên quan đến lĩnh vực chiếu sáng và năng lượng mặt trời. Mặc dù TSMC cung cấp một loạt các dòng sản phẩm vi mạch (bao gồm cả cao áp, tín hiệu hỗn hợp, tương tự), hãng được biết đến với dòng sản phẩm chip logic của nó với thế mạnh đặc biệt trong quá trình thụ điện năng thấp tiên tiến cho các ứng dụng điện thoại di động và hiệu suất cao.
Hầu hết các tập đoàn hàng đầu về bán dẫn như Qualcomm, NVIDIA, Advanced Micro Devices, MediaTek, Marvell và Broadcom là khách hàng của TSMC, cũng như các công ty mới nổi như Spreadtrum, AppliedMicro, Allwinner Technology và HiSilicon, và nhiều công ty nhỏ hơn. Các công ty thiết bị logic lập trình hàng đầu Xilinx và Altera cũng sử dụng các dịch vụ đúc của TSMC.
Công ty được niêm yết trên cả hai Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan và Sở giao dịch chứng khoán New York. Tháng 10 năm 1997, TSMC chính thức được niêm yết trên TTCK New York (NYSE), mở ra một làn sóng các công ty kỹ thuật cao của Đài Loan niêm yết ra thị trường nước ngoài.
Để được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York vào thời điểm năm 1997, công ty phải được xác định đủ điều kiện để niêm yết, đặc biệt chú ý đến các yêu cầu như: 1) mức độ lợi ích quốc gia trong công ty; 2) vị trí tương đối và ổn định của công ty trong ngành; và 3) liệu công ty có tham gia vào một ngành công nghiệp đang mở rộng hay không.
Trong giai đoạn này, NYSE thường yêu cầu tối thiểu như sau: · Doanh thu 2,5 triệu USD trước thuế thu nhập liên bang trong năm gần nhất và 2 triệu USD trước thuế cho mỗi hai năm trước đó, tổng hợp trong ba năm tài chính gần nhất là 6,5 triệu USD cùng với tối thiểu là 6,5 triệu USD năm tài chính gần đây nhất là 4,5 triệu USD (cả ba năm phải có lãi). Tiêu chuẩn thu nhập ròng được điều chỉnh để cung cấp cơ hội đáng kể cho các công ty, được định giá nhiều hơn trên cơ sở "dòng tiền" so với thu nhập được báo cáo trên sàn giao dịch. NYSE sẽ xem xét từng công ty trong từng trường hợp. · Tài sản hữu hình ròng trị giá 40 triệu USD, tập trung nhiều hơn vào giá trị thị trường tích lũy của cổ phiếu phổ thông.· Giá trị thị trường của cổ phiếu nắm giữ công khai, có thể điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thị trường, trong các giới hạn sau: Tối đa 40.000.000 USD; Tối thiểu 9.000.000 USD. (Yêu cầu giá trị thị trường có thể được điều chỉnh, dựa trên Chỉ số tổng hợp của NYSE về giá cổ phiếu phổ thông. Cơ sở có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 1991 là Chỉ số vào ngày 15 tháng 7 năm 1971 [55,06]. Chỉ số vào ngày 15 tháng 1 và Ngày 15 tháng 7 mỗi năm [nếu thấp hơn cơ sở] được chia cho cơ sở và tỷ lệ phần trăm kết quả được nhân với 40 triệu USD để tạo ra tiêu chuẩn giá trị thị trường được điều chỉnh. Công thức điều chỉnh chỉ được sử dụng khi chỉ số hiện tại nằm dưới mức cơ sở).
- Tổng cộng có 1.100.000 cổ phiếu phổ thông được phát hành ra công chúng. (Nếu đơn vị giao dịch dưới 100 cổ phiếu, yêu cầu liên quan đến số lượng cổ phiếu nắm giữ công khai sẽ được giảm tương ứng).
- 000 000 người nắm giữ từ 100 cổ phiếu trở lên hoặc của một đơn vị giao dịch nếu ít hơn 100 cổ phiếu hoặc 2.200 tổng số cổ đông cùng với khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng (trong sáu tháng gần đây nhất) của 100.000 cổ phiếu hoặc 500 tổng số cổ đông cùng với khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng của một triệu cổ phiếu (trong mười hai tháng gần đây nhất).
NYSE có thể bất cứ lúc nào đình chỉ hoặc hủy bỏ việc niêm yết cổ phiếu của công ty . Ví dụ, NYSE thường sẽ xem xét đình chỉ hoặc xóa khỏi danh sách niêm yết của một công ty khi có:
1. Ít hơn 400 tổng số người nắm giữ.2. Số lượng người nắm giữ ít hơn 1.200 khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng ít hơn 100.000 cổ phiếu (trong 12 tháng gần đây nhất).3. 600.000 cổ phiếu hoặc ít hơn trong tay công chúng.4. Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu nắm giữ công khai, có thể điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thị trường, trong các giới hạn sau: Tối đa 8.000.000 USD; Tối thiểu 2.500.000 USD.5. Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành - chưa đến 12.000.000 USD và thu nhập ròng trung bình sau thuế trong ba năm qua là dưới 600.000 USD.6. Tài sản hữu hình ròng có sẵn cho cổ phiếu phổ thông dưới 12.000.000 USD và thu nhập ròng trung bình sau thuế trong ba năm qua là dưới 600.000 USD. (Các tiêu chuẩn giá trị thị trường cho việc niêm yết tiếp tục tuân theo một công thức điều chỉnh tương tự như đối với một danh sách mới. Sự khác biệt chính là ở đây tỷ lệ phần trăm được nhân với 5 triệu USD).
TSMC khi tiến hành niêm yết chéo trên NYSE đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định niêm yết lúc bấy giờ của TTCK Hoa Kỳ và đã niêm yết thành công vào cuối năm 1997. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải nhận được thư phê duyệt của Ngân hàng Trung ương và nộp hồ sơ bao gồm những giấy tờ theo yêu cầu lên Ủy ban Giám sát Tài chính (FSC) của Đài Loan. FSC đóng vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ, định hướng và giám sát việc niêm yết chéo của TSMC trên TTCK Hoa Kỳ.
Cho đến thời điểm hiện nay, TSMC đã có thâm niên trên 20 năm niêm yết trên NYSE và được công nhận là một trong những công ty hàng đầu trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương về quan hệ nhà đầu tư. Vốn hóa thị trường của TSMC đạt giá trị 1900 tỷ Đài tệ (tương đương 63,4 tỷ USD) vào tháng 12 năm 2010. Công ty đã được xếp hạng thứ 70 trong FT Global 500 năm 2013 danh sách các công ty có giá trị cao nhất thế giới với số vốn là 86,7 tỷ USD, trong khi đạt mức vốn hóa thị trường 110 tỷ USD vào tháng năm 2014. Trong bài phỏng vấn Bà Elizabeth Sun, Giám đốc điều hành quan hệ doanh nghiệp và công chúng của TSMC, bà cho biết sự thành công trong việc niêm yết chéo của công ty đến từ hai yếu tố. Ở cấp độ cá nhân, TSMC có một hệ thống giá trị lớn - một hệ thống nhấn mạnh đến tính toàn vẹn và cam kết, điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư có thể tự tin rằng công ty hoạt động với sự minh bạch và trung thực. Công ty cũng có một hồ sơ dài chứng minh rằng công ty chân thành quan tâm đến các cổ đông và làm hết sức mình để tạo ra giá trị cho họ. Ở cấp độ chiến thuật, điều quan trọng là xử lý hiệu quả thông tin liên lạc giữa công ty và cộng đồng đầu tư rộng lớn. Vì TSMC là một công ty có vốn hóa lớn, có hàng ngàn nhà đầu tư tổ chức theo dõi công ty. Một cách để truyền đạt thông điệp của công ty hiệu quả là sử dụng thông tin thu nhập hàng quý làm phương tiện cơ sở. Nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ rất am hiểu do đó công ty cần cung cấp cho các nhà đầu tư những phân tích sâu sắc và có ý nghĩa để họ có thể hiểu hơn về tiền năng của công ty.
Việc niêm yết chéo của TSMC trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã giúp công ty không ngừng gia tăng và nâng cao năng lực sản xuất của mình trong suốt thời gian hoạt động của mình, mặc dù chịu ảnh hưởng của chu kỳ nhu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Trong năm 2011, Công ty có kế hoạch tăng chi phí nghiên cứu và phát triển tới gần 39% lên 50 tỷ Đài tệ trong một nỗ lực đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Công ty cũng có kế hoạch mở rộng công suất 30% trong năm 2011 để đáp ứng nhu cầu thị trường mạnh mẽ. Vào tháng 5 năm 2014, ban giám đốc của TSMC đã phê duyệt phân bổ vốn của 568 triệu USD để thiết lập, chuyển đổi, và nâng cao năng lực công nghệ tiên tiến sau khi công ty dự báo cao hơn so với nhu cầu dự kiến. Vào tháng 8 năm 2014, hội đồng quản trị của TSMC giám đốc phê duyệt phân bổ vốn bổ sung 3,05 tỷ USD.
Sau khi niêm yết chéo và được bổ sung nguồn vốn dồi dào, doanh số của TSMC tăng từ 44 tỷ Đài tệ năm 1997 lên 763 Đài tệ (khoảng 25 tỷ USD) năm 2014, còn thu nhập thuần 264 tỷ Đài tệ (9 tỷ USD) năm 2014 với biên lãi gộp 50%. Trong năm 2014, TSMC đã đi đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn cho các công ty điện thoại thông minh lớn hiệu suất cao, tiêu thụ năng lượng thấp như Qualcomm, MediaTek và Apple đặt ngày càng nhiều đơn hàng. Trong khi các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp vi mạch (chủ yếu là GlobalFoundries và United Microelectronics Corporation) đã gặp phải những khó khăn. Đây là lợi ích có thể thấy được một cách rõ ràng do việc niêm yết chéo mang lại cho Công ty.
Bảng 3. Doanh số hàng năm của TSMC trong giai đoạn 1997- 2014
Đơn vị: triệu Đài tệ
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
43.927
50.422
73.067
166.189
125.881
162.301
202.997
257.213
266.565
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
317.407
322.631
333.158
295.742
419.538
427.081
506.754
597.024
762.806
Nguồn: https://www.tsmc.com/english/default.htm
- Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và kết luận
Trên thế giới có nhiều thị trường chứng khoán phát triển ở nhiều mức độ khác nhau. Có thị trường phát triển lâu đời và quy mô vào hàng số một thế giới như NYSE, thị trường chứng khoán điện tử cho những ngành công nghệ cao như NASDAQ, hay thị trường tại những trung tâm tài chính phát triển nổi trội của châu lục như Singapore… Doanh nghiệp muốn niêm yết ở sàn giao dịch nào còn tuỳ thuộc vào mục đích, năng lực doanh nghiệp cũng như đặc điểm của từng thị trường. Để lên được những sàn giao dịch có tầm cỡ, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt như cải thiện hệ thống quản trị công ty, điều chỉnh báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn quốc tế. Thị trường đem lại lợi ích càng lớn thì chi phí niêm yết càng cao. Tuy nhiên, chi phí niêm yết sẽ không phải là mối bận tâm đối với hầu hết các công ty lớn. Trước khi đưa cổ phiếu của mình xuất ngoại, doanh nghiệp cũng nên phân tích sâu các vấn đề như: (i) Sự am hiểu của mình về các tiêu chuẩn niêm yết trên sàn mà mình hướng tới; (ii) Mục đích của doanh nghiệp khi niêm yết ngoại; (iii) Cân nhắc các vấn đề về quản trị công ty; (vi) Vấn đề minh bạch trong công bố thông tin; (v) Chi phí sẽ phải bỏ ra khi niêm yết ngoại; (vi) Những quy định trong nước nhằm hướng dẫn phục vụ cho hoạt động niêm yết ngoại. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn thị trường phù hợp khả năng của mình và đem lại lợi ích vượt trội so với chi phí bỏ ra.
Một vấn đề rất dễ khiến các doanh nghiệp Việt Nam lầm tưởng và đặt kế hoạch khá tham vọng để gia nhập sàn ngoại khi chưa đủ sức, đó là điều kiện niêm yết cổ phiếu tại các sàn giao dịch đó. Trong khi điều kiện niêm yết cổ phiếu ở Việt Nam đang khá đơn giản: vốn điều lệ là 30 tỷ (đối với HNX) hoặc 120 tỷ (đối với HOSE), doanh nghiệp phải có từ 1 đến 2 năm hoạt động là công ty cổ phần… và do vậy các doanh nghiệp Việt có thể dễ dàng đưa cổ phiếu của mình lên giao dịch tại các sàn trong nước, thì ở các thị trường nước ngoài, đặc biệt là SGX và NYSE, đòi hỏi điều kiện cao hơn rất nhiều mà không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng đáp ứng được.
Việc đáp ứng các yêu cầu về lợi nhuận trước thuế hay cơ cấu quản trị của doanh nghiệp khi đưa cổ phiếu ra nước ngoài niêm yết đã là một bài toán khó với doanh nghiệp trong nước nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chi trả những khoản phí đăng ký niêm yết và phí thường niên khá đắt đỏ. Riêng về phí niêm yết sẽ có hai loại phí: phí ban đầu và phí hàng năm. Đối với các công ty có giá trị thị trường ít hơn 500 triệu đôla Singapore và hơn 2 tỷ đôla Singapore thì sẽ phải trả một khoản phí tối thiểu (50 nghìn đôla Singapore) và tối đa (200 nghìn đôla Singapore) cố định tương ứng. Phí hàng năm từ 25 nghìn đôla Singapore đến 100 nghìn đôla Singapore.
Đài Loan đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của mình đi ra thị trường nước ngoài nhằm huy động vốn và tăng cường hình ảnh các doanh nghiệp Đài Loan. Họ đã tạo điều kiện không nhỏ và định hướng cho các doanh nghiệp nội địa hướng tới các thị trường phù hợp. Việc giám sát của Ủy ban Giám sát Tài chính của Đài Loan cũng mang tính chất hỗ trợ, định hướng là chủ yếu. Do vậy, các doanh nghiệp Đài Loan đã không gặp khó khăn gì nhiều khi gia nhập vào các thị trường khó khăn như NYSE, đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra và đã có chỗ đứng rất thuận lợi. Đây cũng là bài học quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam khi biết chọn đúng điểm đến vừa sức, mà vẫn khai thác được các lợi ích do niêm yết chéo mang lại.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về quy phạm pháp luật liên quan giữa hai thị trường sẽ dẫn đến nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị cho việc niêm yết chéo. Các quy định về chuẩn mực kế toán khác biệt sẽ dẫn đến sự tốn kém về nguồn lực để duy trì hai hệ thống báo cáo tài chính, đáp ứng yêu cầu pháp luật ở cả hai thị trường. Do vậy, xu hướng là các chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng đang ngày càng phải hoàn thiện và tiệm cận với chuẩn mực thế giới. Tương tự như vậy, các quy định pháp lý về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp của Việt Nam cũng là một rào cản đối với doanh nghiệp nội địa khi niêm yết chéo. Các doanh nghiệp cũng phải cân nhắc xác định các con số chính xác về dư địa còn lại đối với tỉ lệ sở hữu ngoại khi niêm yết chéo nói chung.
Tóm lại, việc các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các quy định, định hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để khai thác hiệu quả không chỉ thị trường vốn trong nước mà cả các thị trường nước ngoài cũng là một điều Việt Nam có thể học hỏi từ Đài Loan. Các cơ quan quản lý tài chính và vốn của Việt Nam cần gia tăng các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về pháp luật, về thủ tục hành chính, về minh bạch hóa thông tin và các giải pháp bảo vệ nhà đầu tư… để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đăng ký niêm yết ở các sàn chứng khoán nước ngoài.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Tài chính (06/20/2015), Thông tư số 115/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
- Bộ Tài chính (13/03/2007), Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán/ trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Bộ Tài chính (26/10/2015), Thông tư số 162/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu.
- Donowitz, I., Glen, J., and Madhavan, N. (1997), “Market Segmentation and Stock. Prices: Evidence from an Emerging Market”, Journal of Finance 52, 1059-1085.
- Durnev, A., & Kim, H. (2005), “To steal or not to steal: firm attributes, legal environment, and valuation”, Journal of Finance 60(3), 1461-1493.
- Karolyi, G.A. (1998), “Why Do Companies List Shares Abroad? A Survey of the Evidence and Its Managerial Implications”, Financial Markets, Institutions, and Instruments 7(1), 1-60.
- King, R.M. and Mittoo, R.U. (2007), “What Companies Need to Know About International Cross-Listing?”, Journal of Applied Corporate Finance 19(4), 60-74.
- New York Stock Exchange (NYSE): NYSE Listing Requirements and Historical Records http://www.cftech.com/index.php/the-brainbank-archive/finance/113-new-york-stock-exchange-nyse-nyse-listing-requirements-and-historical-records [Accessed on 28/12/2018].
- Nguyễn Thu Thủy & Hoàng Hồng Vân (2018), “Niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài – một kênh huy động vốn quan trọng”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại 104 (5/2018), 49-62.
- The exchange, 2017, Taiwan Semiconductor: Trust is the key, https://www.nyse.com/nyse-tsmc [Accessed on 28/12/2018].
- TSMC website https://www.tsmc.com/english/default.htm [Accessed on 28/12/2018].
- Tường Vi (2018), Cận cảnh sàn chứng khoán 1.000 tỉ USD, từ https://thitruong.nld.com.vn/vnmoney/can-canh-san-chung-khoan-1000-ti-usd-20180925110125841.htm, truy cập ngày 25/9/2018.
[1] Bài viết là sản phẩm của nhóm nghiên cứu “Quản trị tài chính” của Trường Đại học Ngoại thương, trong quá trình thực hiện Đề tài KHCN cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nghiên cứu khả năng niêm yết chứng khoán tại nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam”, mã số B2018-NTH-17.
[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: thuy.nt@ftu.edu.vn
[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: hienbt@ftu.edu.vn
[4] Trường Đại học Ngoại thương, Email: chinp@ftu.edu.vn
[5] Trường Đại học Ngoại thương, Email: sofia.fr@ftu.edu.vn
KINH NGHIỆM CỦA ĐÀI LOAN TRONG VIỆC TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT CỔ PHIẾU RA NƯỚC NGOÀI[1]
Nguyễn Thu Thủy[2]
Bùi Thu Hiền[3]
Nguyễn Phương Chi[4]
Nguyễn Thị Sofia[5]
Tóm tắt
Niêm yết cổ phiếu ra thị trường nước ngoài (còn gọi là niêm yết chéo) là một xu hướng trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, mang lại các lợi ích tiềm tàng cho doanh nghiệp. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhìn thấy các lợi ích đó đối với doanh nghiệp của họ, nên đã có những chính sách và khung khổ pháp lý cụ thể nhằm khuyến khích các doanh nghiệp nội địa tiến hành niêm yết ở nước ngoài, trong đó có Đài Loan. Bài viết này phân tích các điều kiện pháp lý và chính sách của Đài Loan trong việc tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp của họ có thể niêm yết ở nước ngoài. Bên cạnh đó, bài viết nghiên cứu một trường hợp doanh nghiệp điển hình của Đài Loan đã niêm yết chéo thành công ở thị trường chứng khoán Hoa Kỳ; từ đó chỉ ra một số bài học cho Việt Nam nhằm chuẩn bị cho sự gia nhập của các doanh nghiệp của mình vào các thị trường vốn tiềm năng rộng mở trên thế giới.
Từ khóa: niêm yết chéo, thị trường chứng khoán nước ngoài, Đài Loan
Abstract
Cross-listing is a tendancy in the process of integration and globalization, bringing about potential benefits for firms. Many countries and territories around the globe, including Taiwan, have seen those benefits for their firms, thus creating specific policies and regulations to facilitate and encourage their domestic firms to cross list in foreign securities markets. This paper analyzes Taiwan’s policies and legal framework in supporting and encouraging their firm to cross list. In addition, the paper also studies the case of Taiwan Semiconductor Manufacturing Company, a Taiwanese firm that has succeeded in cross-listing in New York Stock Exchange, so that drawing relevant lessons for Vietnam in order to prepare for the domestic firms’ joining into the opening and promising world’s securities market.
Keywords: cross-listing, foreign securities markets, Taiwan, lessons.
- Đặt vấn đề
Các công ty có nhiều động cơ và lợi ích khác nhau khi mong muốn niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán (TTCK) nước ngoài (còn gọi là niêm yết chéo). Theo Nguyễn Thu Thủy và Hoàng Hồng Vân (2018), các động cơ và lợi ích tiềm tàng mà niêm yết chéo mang lại cho doanh nghiệp bao gồm nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu, dễ dàng hơn trong việc huy động vốn và tiết kiệm chi phí phát hành, đặc biệt là với nguồn vốn bằng ngoại tệ, đồng thời góp phần khuếch trương uy tín, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Còn theo Durnev và Kim (2005) việc niêm yết chéo tại nước ngoài còn giúp cải thiện hoạt động quản trị của công ty thông qua việc đáp ứng các điều kiện niêm yết và duy trì niêm yết (thường là cao hơn) so với các điều kiện trên TTCK nội địa; đồng thời, niêm yết chéo cũng giúp thu hút các nhà đầu tư chiến lược, giúp doanh nghiệp được bảo vệ trước các hành vi thâu tóm.
Chính vì vậy, các quốc gia đều rất nỗ lực để tạo các tiền đề pháp lý và các chính sách cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp nội địa có thể vươn ra thị trường nước ngoài, và/hoặc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tới niêm yết tại thị trường của họ. Bài viết này xem xét kinh nghiệm của Đài Loan trong việc tạo ra môi trường pháp lý khuyến khích doanh nghiệp nội địa niêm yết chéo, đồng thời nghiên cứu điển hình trường hợp Công ty trách nhiệm hữu hạn chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đã thành công trong việc niêm yết chéo tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Với tham vọng là Thung lũng Silicon Châu Á, Đài Loan tập trung đầu tư và phát triển ngành công nghệ cao. Đây cũng là định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, học hỏi kinh nghiệm từ các công ty Đài Loan nói chung và các công ty ngành công nghệ cao nói riêng sẽ mang lại nhiều bài học quý báu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Khái quát về nền kinh tế và thị trường chứng khoán của Đài Loan
Đài Loan là hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines, phía đông giáp với Thái Bình Dương, phía nam giáp Biển Đông, phía tây là eo biển Đài Loan và phía bắc là Biển Hoa Đông. Hòn đảo dài 394 km và rộng 144 km, gồm nhiều dãy núi dốc và được bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Trong những năm đầu tiên thành lập, Đài Loan gặp rất nhiều khó khăn do tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, kinh tế kém phát triển, nông nghiệp và công nghiệp đều rất lạc hậu, thất nghiệp phổ biến, mức sống thấp. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn khó khăn này, Đài Loan đã rất chú trọng tập trung đầu tư cho giáo dục, cụ thể đã đạt mức phổ cấp giáo dục từ rất sớm. Với chiến lược hiện đại hóa công nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ và đặc biệt là coi trọng phát triển giáo dục ở tất cả các cấp bậc nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đến giữa thập niên 1960 và thập niên 1990, từ một nền kinh tế lạc hậu, Đài Loan đã vươn mình trở thành một khu công nghiệp mới và được coi là một trong bốn con rồng của Châu Á bên cạnh Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc. Điều này cũng là bài học thường thấy ở các nước và các lãnh thổ thành công như Hàn Quốc, Singapore, Hồng kông và một số nước khác có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong những thập kỷ 1970 và 1980, thường đạt mức độ phổ cập tiểu học trước khi các nền kinh tế đó cất cánh.
Bảng 1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Đài Loan
Năm |
1980 |
1981 |
1982 |
1983 |
1984 |
1985 |
1986 |
1987 |
1988 |
GDP bình quân đầu người (NT$) |
94,580 |
98,179 |
99,687 |
105,893 |
115,356 |
119,606 |
132,019 |
146,111 |
154,783 |
Mức tăng trưởng (%) |
5,1 |
3,8 |
1,5 |
6,2 |
8,9 |
3,7 |
10,4 |
10,7 |
5,9 |
Nguồn: Thu nhập quốc gia tại Đài Loan, theo R.O.C năm 1988
Bảng 2. Những chỉ số kinh tế của Đài Loan giai đoạn 2013-2017
Năm |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
Dân số |
23,4 |
23,4 |
23,5 |
23,5 |
23,6 |
GDP bình quân đầu người (USD) |
21,894 |
22,716 |
22,559 |
22,629 |
24,402 |
GDP (tỷ USD) |
512 |
532 |
530 |
533 |
575 |
Chỉ số tăng trưởng kinh tế (%) |
2,2 |
4,0 |
0,8 |
1,4 |
2,9 |
Nguồn: FOCUSECONOMICS.com
Đến nay, nền kinh tế Đài Loan xếp thứ 15 toàn cầu và thứ 4 châu Á, theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2017 - 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), và vẫn còn đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tham vọng trở thành “Thung lũng Silicon Châu Á”.
Đài Loan là một nền kinh tế nhỏ song đã đạt được những bước đi và thành tựu xuất sắc trong việc phát triển nền kinh tế dựa vào trí thức. Trong suốt thời gian dài thực hiện công nghiệp hóa từ năm 1950, Đài Loan luôn đạt được sự phát triển cao ổn định nhờ có chiến lược và những chính sách quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Một trong những điều chỉnh lớn đặc biệt quan trọng trong thập niên 1980 đến nay là sự điều chỉnh nhằm hướng tới phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức và nhấn mạnh việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
Thị trường chứng khoán Đài Loan được tổ chức theo mô hình 3 Sở là Sở Giao dịch chứng khoán Đài Loan, Sở Giao dịch chứng khoán Taipei, Sở Giao dịch chứng khoán phái sinh, cùng một Trung tâm lưu ký chứng khoán. Toàn thị trường chứng khoán Đài Loan có mức vốn hóa trên 1.000 tỉ USD, tổng giá trị giao dịch khoảng 6 tỉ USD/ngày, với sự hoạt động của 73 công ty chứng khoán. Thị trường lớn nhất có 935 doanh nghiệp niêm yết, thị trường tiếp theo có 756 doanh nghiệp niêm yết, đồng thời có cả thị trường dành cho các doanh nghiệp chưa niêm yết và doanh nghiệp khởi nghiệp. Trên các sở giao dịch là Ủy ban Giám sát tài chính (FSC), và cơ quan này đồng thời quản lý bốn bộ phận: giám sát, chứng khoán, ngân hàng và bảo hiểm. Nhờ có sự thống nhất quản lý như vậy nên những vấn đề pháp lý thúc đẩy cho dòng chảy vốn thông suốt và hiệu quả đã được Đài Loan thực hiện từ lâu. (Tường Vi, 2018)
Tại Đài Loan, chỉ hai ngành nghề là ngân hàng và công nghệ cao còn bị hạn chế tỉ lệ đầu tư tối đa với người nước ngoài, còn lại các ngành nghề khác là hoàn toàn tự do, rộng mở với nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những công ty chứng khoán có lịch sử lâu đời nhất Đài Loan là Tập đoàn Chứng khoán Yuanta, ra đời từ năm 1961 và đang giữ vị trí số 1 về thị phần; Công ty này đang phục vụ trên 4.000.000 khách hàng, trong đó có trên 3.000 khách hàng có tài khoản giá trị từ 1 triệu USD trở lên. Tại TTCK Đài Loan, 65% số lệnh giao dịch được thực hiện online và quầy môi giới tại đây luôn có các phiếu lệnh bằng giấy, phiếu lệnh mua, bán, hoặc tham gia đấu giá IPO… để phục vụ cho những nhà đầu tư không thể dùng Internet. (Tường Vi, 2018)
- Điều kiện, thủ tục phát hành và niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài của Đài Loan
3.1. Điều kiện, thủ tục để doanh nghiệp Đài Loan chào bán và niêm yết cổ phiếu ra nước ngoài
Theo Quy chế quản lý việc chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài của tổ chức phát hành tại Đài Loan (sửa đổi ngày 30/7/2008) thì công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán hoặc giao dịch trên thị trường OTC tại Đài Loan có thể đăng ký chào bán và phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty ra nước ngoài, bảo lãnh phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài và giao dịch cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán nước ngoài. Tổ chức phát hành muốn chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài phải nhận được thư phê duyệt của Ngân hàng Trung ương và nộp hồ sơ bao gồm những giấy tờ theo yêu cầu lên Ủy ban Giám sát Tài chính (FSC). Nếu bản đăng ký có bất kỳ sự thay đổi nào phải báo cáo ngay lên FSC. Bản đăng ký sẽ tự động có hiệu lực sau 12 ngày giao dịch kể từ ngày đăng ký, tuy nhiên, FSC có quyền đình chỉ hiệu lực của bản đăng ký khi các tài liệu đăng ký không đầy đủ hoặc thấy cần thiết để bảo vệ lợi ích của công chúng. Nếu nhận được thông báo đình chỉ bản đăng ký, tổ chức phát hành phải trình lên FSC những nguyên nhân dẫn tới sự đình chỉ đó. Nếu FSC không bác bỏ bản đăng ký hoặc thông báo cho người đăng ký về ảnh hưởng của những sửa đổi đó, bản đăng ký sẽ có hiệu lực sau 12 ngày giao dịch kể từ ngày FSC nhận được bản sửa đổi. Sau khi FSC đình chỉ bản đăng ký, nếu tổ chức phát hành sai, trong vòng 12 ngày giao dịch kể từ ngày nhận được thư thông báo đình chỉ không khắc phục những nguyên nhân gây ra thì FSC sẽ bác bỏ đơn đăng ký.
Một tổ chức phát hành đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài phải nộp một bản kế hoạch phát hành nêu rõ những vấn đề sau: (i) Mục đích chào bán; (ii) Ngày dự kiến phát hành, tổng số cổ phiếu được phát hành, phương pháp xác định giá mỗi cổ phiếu phát hành, và tổng giá trị phát hành tính bằng đồng USD; (iii) Nơi phát hành và giao dịch; (iv) Bản tuyên bố phương án phát hành: Bản tuyên bố phải chỉ rõ tổng số cổ phiếu phát hành ra công chúng, hoặc tỷ lệ được mua từ một người xác định thông qua thỏa thuận; nếu phần đó phải được mua từ một người xác định, thì bản tuyên bố thủ tục bảo lãnh phải nêu rõ lý do, số lượng cổ phiếu được mua, tổng giá trị tính bằng USD và mối quan hệ giữa người mua và tổ chức phát hành; (v) Cách thức lưu ký cổ phiếu.
Khi một bản đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài có hiệu lực, thì tổ chức phát hành phải nộp một trong những tài liệu sau đây lên FSC trong vòng 10 ngày sau khi thực hiện phát hành hoặc niêm yết: (i) Bản cáo bạch được chuẩn bị phù hợp với Luật Chứng khoán của nước sở tại; (ii) Bản sao về thỏa thuận với dịch vụ phát hành chứng khoán ra nước ngoài; (iii) Bản sao hợp đồng lưu ký; (iv) Thư có ý kiến của Quốc vụ viện Trung Quốc xác nhận không có sự mâu thuẫn nào nghiêm trọng giữa điều lệ phát hành đối với việc phát hành chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp phát hành dự kiến sau này trong bản đăng ký mà FSC đã phê duyệt, hoặc trong đơn xin đã được FSC phê duyệt; (v) Tài liệu cung cấp bằng chứng về việc số tiền lưu ký đã thu đủ; (vi) Danh sách các tài khoản tiền nộp mua chiếm 10% hoặc hơn trên tổng giá trị cổ phiếu phát hành cũng như giá và khối lượng mua; (vii) Các tài liệu khác mà FSC yêu cầu.
Một công ty cổ phần đăng ký chào bán và phát hành trái phiếu chuyển đổi ra nước ngoài hoặc trái phiếu công ty ra nước ngoài phải nộp một bản báo cáo hạn mức tín dụng đã có sự bảo lãnh của một tổ chức tín dụng được FSC phê duyệt hoặc thông qua.
FSC có quyền bác bỏ kế hoạch chào bán và phát hành cổ phiếu ra nước ngoài với bất kỳ trường hợp nào xảy ra đối với tổ chức phát hành được liệt kê dưới đây:
- Kế hoạch hiện tại về chào bán và phát hành cổ phiếu ra nước ngoài là không thể thực hiện được, không cần thiết hoặc vô lý.
- Thực hiện bất kỳ kế hoạch nào trước khi chào bán và phát hành, hoặc đã từng gặp phải những vấn đề sau và vẫn chưa được khắc phục: (1) Gây ra hậu quả nghiêm trọng mà không có lý do chính đáng và không khắc phục được hậu quả. (2) Kế hoạch đã được thay đổi cơ bản mà không có lý do chính đáng. (3) Kế hoạch chào bán và phát hành chứng khoán đã thay đổi cơ bản mà không báo cáo và được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. (4) Tổ chức phát hành không tuân thủ những điều khoản của luật pháp trong một năm gần đây. (5) Không thực hiện công bố thông tin chính xác theo quy định. (6) Không đạt được doanh thu dự kiến mà không có lý do chính đáng.
- Một phần quan trọng của kế hoạch chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài (chẳng hạn như điều lệ phát hành, nguồn tiền, dự án đặc biệt, kế hoạch thực hiện, doanh thu dự kiến) chưa được đề xuất và trình lên đại hội đồng cổ đông để thảo luận và phê chuẩn theo Luật Công ty.
- Công ty vay một lượng vốn lớn vượt quá nguồn tài chính cần từ giao dịch của công ty với các công ty khác và không cải thiện được tình hình kể từ khi đăng ký.
- Công ty tham gia giao dịch bất hợp pháp.
- Công ty nắm giữ tài sản tài chính liệt kê sau: tài sản tiền gửi, tài sản nhàn rỗi hoặc tài sản hữu hình nhàn rỗi mà không có kế hoạch sử dụng tích cực để phát triển và tổng giá trị tương đương với: 40% hoặc hơn tổng số cổ phần trong báo cáo kiểm toán gần nhất và báo cáo tài chính đã được kiểm toán, hoặc 60% trên tổng lượng vốn tăng lên thông qua phát hành cổ phiếu ra nước ngoài mà công ty đăng ký phát hành. Tuy nhiên điều này không áp dụng đối với tiền tăng lên được sử dụng để mua sắm tài sản cố định và có một kế hoạch cụ thể cho thấy việc tăng vốn là cần thiết.
- Công ty cho một bên khác vay chứng khoán, tuy nhiên điều này không áp dụng đối với chứng khoán dùng để kinh doanh như là một khoản vay trực tiếp hoặc gián tiếp của công ty và được hơn 50% cổ đông biểu quyết.
- Chứng khoán được chào bán và phát hành ra nước ngoài được mua bởi một người liên quan đến tổ chức phát hành, hoặc nguồn vốn cuối cùng được sử dụng bởi một bên liên quan đến tổ chức phát hành.
- Tổng số lượng đô la đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào Trung Quốc vượt quá giới hạn cho phép được Ủy ban Đầu tư, Bộ Kinh tế quy định.
- Bản tuyên bố tài chính của công ty trong hai năm gần nhất chưa được chuẩn bị đúng theo luật và quy định liên quan, nhìn chung chưa tuân theo các nguyên tắc kế toán và những vi phạm là nghiêm trọng.
- Trong 3 năm trước, tổ chức phát hành đã bị toà tuyên án về một trong những vi phạm liên quan đến quản trị công ty như tham nhũng, hoạt động phi pháp, lừa đảo, vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng hoặc tham ô.
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về thâu tóm hoặc chuyển nhượng tài sản công ty đại chúng.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ không đạt tiêu chuẩn.
- Giá cổ phiếu của công ty biến động bất thường trong vòng một tháng trước ngày đăng ký chào bán và phát hành.
- Vi phạm luật và các quy định khác hoặc FSC cho rằng cần thiết không phê duyệt để bảo vệ cho lợi ích của công chúng hoặc quốc gia.
Sau khi đăng ký có hiệu lực hoặc đơn xin phép được phê duyệt, FSC có thể thu hồi hoặc bãi bỏ đăng ký hoặc phê duyệt nếu phát hiện ra bất kỳ trường hợp nào sau đây: (i) Chứng khoán phát hành ra nước ngoài chưa thu được đầy đủ tiền trong vòng 03 tháng kể từ ngày FSC thông báo bản đăng ký có hiệu lực hoặc phê duyệt đơn, tuy nhiên FSC có thể gia hạn thêm 3 tháng đối với những trường hợp có lý do chính đáng (chỉ được gia hạn một lần); (ii) Phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài được bảo lãnh, hoặc cổ phiếu đã được phát hành và chào bán ra nước ngoài, đang sử dụng một phương pháp mà có sự mâu thuẫn với bản đăng ký và điều lệ phát hành mà không tuân thủ về sự thay đổi theo quy định và báo cáo với FSC trước ngày thực hiện hợp đồng lưu ký hoặc ngày định giá cổ phiếu phát hành, tuy nhiên điều khoản này không áp dụng nếu tổ chức phát hành sử dụng cổ phiếu đang lưu hành để bảo lãnh phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài, hoặc sử dụng cổ phiếu đang lưu hành để cam kết giao dịch ngoài sở giao dịch; (iii) Không thực hiện đúng kế hoạch phát hành.
3.2. Quy định về công bố thông tin
Nếu tổ chức phát hành nộp bản đăng ký chào bán chứng khoán ra nước ngoài và đến ngày đăng ký có hiệu lực mà xảy ra sự việc ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông hoặc giá cổ phiếu thì ngay sau đó phải công bố thông tin ra công chúng và nộp báo cáo giải trình cho FSC trong vòng 2 ngày kể từ khi diễn ra sự việc. Ngoài ra, tổ chức phát hành phải có ý kiến của chuyên gia liên quan về sự việc và ý kiến sơ lược của kế toán viên về mức độ ảnh hưởng của sự việc đến báo cáo tài chính.
Kể từ ngày FSC nhận được các tài liệu liên quan cho đến ngày bản đăng ký có hiệu lực, ngoại trừ các thông tin được phép công bố theo các quy định pháp luật, tổ chức phát hành không được tuyên bố hoặc thông báo bất kỳ thông tin nào về tình hình kinh doanh và tài chính dự kiến cho bất kỳ một đối tượng nào. Nếu tổ chức phát hành công bố bất kỳ thông tin nào ra bên ngoài không phù hợp với các tài liệu đăng ký thì phải sửa đổi các thông tin liên quan và báo cáo cho FSC.
Tổ chức phát hành phải tuân thủ những quy định sau đây về công bố thông tin:
- Phải lập bản cáo bạch theo luật chứng khoán và các quy định của nước sở tại và đăng thông tin trên trang web của FSC, tuy nhiên điều này không áp dụng đối với việc phát hành chứng chỉ lưu ký hoặc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu công ty.
- Nếu kế hoạch sử dụng vốn chưa được thực hiện đầy đủ, tổ chức phát hành phải công bố tiến độ thực hiện kế hoạch trong báo cáo hàng năm, nơi tổ chức phát hành trái phiếu công ty ra nước ngoài. Thông tin liên quan đến phát hành trái phiếu công ty phải đăng tải lên trang web của FSC trong vòng 02 ngày kể từ ngày hoàn thành việc tăng vốn và vào ngày mồng 10 của mỗi tháng về thời gian đáo hạn trong suốt thời kỳ trái phiếu được phát hành ra nước ngoài.
- Tổ chức phát hành trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc quý và theo quy định của FSC, phải đăng tải kế hoạch sử dụng vốn và báo cáo quý lên trang web của FSC.
- Hàng quý, công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán hoặc giao dịch trên thị trường OTC phải yêu cầu tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán hoặc kế toán viên lập một bản đánh giá tiến trình thực hiện kế hoạch sử dụng vốn, tính hợp pháp của các khoản vốn đã huy động nhưng chưa sử dụng, và bản giải trình về việc kế hoạch phát hành có bị thay đổi hay không. Trong vòng 10 ngày kể từ ngày kết thúc quý, tổ chức phát hành phải đăng các thông tin này trên trang web của FSC.
- Tổ chức phát hành được bảo lãnh phát hành chứng chỉ lưu ký ra nước ngoài để tăng vốn hoặc với mục đích thâu tóm một công ty nước ngoài, mua cổ phiếu của một công ty nước ngoài, hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu mới cho mục đích sáp nhập hoặc chia tách với một công ty nước ngoài theo luật, thì tổ chức phát hành phải yêu cầu tổ chức bảo lãnh chuẩn bị một bản đánh giá tác động của vấn đề này về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và quyền lợi cổ đông của tổ chức phát hành ngay năm đầu tiên sau khi hoàn thiện bản đăng ký. Tổ chức phát hành phải đăng bản ý kiến này lên trang web của FSC.
- Nếu có sự thay đổi một khoản mục hoặc giá trị tiền trong kế hoạch sử dụng vốn dẫn đến tổng khối lượng vốn cần huy động tăng hoặc giảm 20% trở lên, sau khi báo cáo sự thay đổi này cho Ngân hàng trung ương để được chấp thuận, tổ chức phát hành phải đăng ký sửa đổi kế hoạch phát hành và trong vòng 2 ngày kể từ ngày Hội đồng quản trị thông qua việc sửa đổi đó, tổ chức phát hành phải có công bố thông tin trên trang web của FSC.
- Trong trường hợp xảy ra một sự kiện quan trọng mà theo quy định của pháp luật nước sở tại cần phải công bố thông tin theo thời gian thực, tổ chức phát hành phải đồng thời đăng tải thông tin đó trên trang web của FSC.
- Nếu chứng khoán chào bán ra nước ngoài cho một số cá nhân hoặc nhà đầu tư chiến lược, thì tổ chức phát hành phải công bố danh sách những người này, giá, khối lượng mua trong bản cáo bạch, và đăng thông tin lên trang web của FSC.
- Khi tổ chức phát hành chào bán và phát hành chứng khoán ra nước ngoài nhận được yêu cầu cung cấp thông tin từ cơ quan quản lý chứng khoán của nước sở tại thì phải báo cáo với FSC trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu đó và cùng thời gian cung cấp thông tin theo yêu cầu.
Khi một tổ chức phát hành đăng ký phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, sau khi việc đăng ký có hiệu lực hoặc đơn xin phê duyệt được chấp thuận, tổ chức phát hành phải đăng những thông tin nhất định lên trang web của FSC.
Trong trường hợp chào bán để tăng vốn thì phải công bố các thông tin sau trong vòng 2 ngày sau khi phát hành: (1) Số lượng cổ phiếu phát hành, mệnh giá, tổng quy mô phát hành và ngày phát hành dự kiến; (2) Nơi phát hành và giao dịch; (3) Nếu bản tuyên bố phương án phát hành cung cấp một phần chứng chỉ lưu ký phải mua bởi một đối tượng xác định, thì thông báo phải chỉ rõ mục đích của người này, tổng khối lượng cổ phiếu được mua, tổng khối lượng $ và mối quan hệ giữa người này và tổ chức phát hành; (4) Kế hoạch sử dụng vốn và lợi nhuận dự kiến (trong trường hợp phát hành tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới); (5) Tác động chính đến quyền lợi cổ đông (chẳng hạn như chi phí phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, hoặc tác động đến cơ cấu cổ đông).
Trong trường hợp chào bán không phải với mục đích tăng vốn, một bản thông báo ra công chúng bao gồm những vấn đề sau đây phải được thực hiện trong vòng 2 ngày sau khi niêm yết: (1) Số cổ phiếu niêm yết, mệnh giá niêm yết, và tổng quy mô niêm yết; (2) Nơi niêm yết; và (3) Tác động chính đến quyền lợi cổ đông (như phí phát hành, thay đổi cơ cấu cổ đông).
Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi thông báo hoặc báo cáo như trên thì phải thông báo ra công chúng về sự thay đổi đó và báo cáo với FSC trong vòng 02 ngày sau khi kết thúc chào bán. Bất kỳ thông tin nào mà theo quy định pháp luật của nước sở tại yêu cầu tổ chức phát hành công bố thông tin thì phải báo cáo với FSC trong vòng 3 ngày. Sau khi phát hành cổ phiếu ra nước ngoài, tổ chức phát hành phải đăng thông tin trong vòng năm ngày cuối mỗi tháng và vào ngày 20 hàng tháng đồng thời báo cáo lên FSC và ngân hàng trung ương.
- Nghiên cứu điển hình trường hợp Công ty TNHH chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) niêm yết chéo trên TTCK Hoa Kỳ
Công ty TNHH chế tạo chất bán dẫn Đài Loan (tiếng Anh: Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., Ltd., viết tắt TSMC, còn được gọi là Taiwan Semiconductor), là tập đoàn chuyên về chế tạo chất bán dẫn lớn nhất thế giới, với trụ sở chính và các hoạt động chính nằm trong Khu Khoa học và Công nghiệp Tân Trúc tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan.
Công ty được thành lập tại Đài Loan vào năm 1987, là công ty sản xuất bán dẫn đầu tiên và từ lâu đã trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất bán dẫn. Ngoài các chất bán dẫn, công ty cũng đã bắt đầu đầu tư trong các ngành công nghiệp liên quan đến lĩnh vực chiếu sáng và năng lượng mặt trời. Mặc dù TSMC cung cấp một loạt các dòng sản phẩm vi mạch (bao gồm cả cao áp, tín hiệu hỗn hợp, tương tự), hãng được biết đến với dòng sản phẩm chip logic của nó với thế mạnh đặc biệt trong quá trình thụ điện năng thấp tiên tiến cho các ứng dụng điện thoại di động và hiệu suất cao.
Hầu hết các tập đoàn hàng đầu về bán dẫn như Qualcomm, NVIDIA, Advanced Micro Devices, MediaTek, Marvell và Broadcom là khách hàng của TSMC, cũng như các công ty mới nổi như Spreadtrum, AppliedMicro, Allwinner Technology và HiSilicon, và nhiều công ty nhỏ hơn. Các công ty thiết bị logic lập trình hàng đầu Xilinx và Altera cũng sử dụng các dịch vụ đúc của TSMC.
Công ty được niêm yết trên cả hai Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan và Sở giao dịch chứng khoán New York. Tháng 10 năm 1997, TSMC chính thức được niêm yết trên TTCK New York (NYSE), mở ra một làn sóng các công ty kỹ thuật cao của Đài Loan niêm yết ra thị trường nước ngoài.
Để được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York vào thời điểm năm 1997, công ty phải được xác định đủ điều kiện để niêm yết, đặc biệt chú ý đến các yêu cầu như: 1) mức độ lợi ích quốc gia trong công ty; 2) vị trí tương đối và ổn định của công ty trong ngành; và 3) liệu công ty có tham gia vào một ngành công nghiệp đang mở rộng hay không.
Trong giai đoạn này, NYSE thường yêu cầu tối thiểu như sau: · Doanh thu 2,5 triệu USD trước thuế thu nhập liên bang trong năm gần nhất và 2 triệu USD trước thuế cho mỗi hai năm trước đó, tổng hợp trong ba năm tài chính gần nhất là 6,5 triệu USD cùng với tối thiểu là 6,5 triệu USD năm tài chính gần đây nhất là 4,5 triệu USD (cả ba năm phải có lãi). Tiêu chuẩn thu nhập ròng được điều chỉnh để cung cấp cơ hội đáng kể cho các công ty, được định giá nhiều hơn trên cơ sở "dòng tiền" so với thu nhập được báo cáo trên sàn giao dịch. NYSE sẽ xem xét từng công ty trong từng trường hợp. · Tài sản hữu hình ròng trị giá 40 triệu USD, tập trung nhiều hơn vào giá trị thị trường tích lũy của cổ phiếu phổ thông.· Giá trị thị trường của cổ phiếu nắm giữ công khai, có thể điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thị trường, trong các giới hạn sau: Tối đa 40.000.000 USD; Tối thiểu 9.000.000 USD. (Yêu cầu giá trị thị trường có thể được điều chỉnh, dựa trên Chỉ số tổng hợp của NYSE về giá cổ phiếu phổ thông. Cơ sở có hiệu lực từ ngày 31 tháng 12 năm 1991 là Chỉ số vào ngày 15 tháng 7 năm 1971 [55,06]. Chỉ số vào ngày 15 tháng 1 và Ngày 15 tháng 7 mỗi năm [nếu thấp hơn cơ sở] được chia cho cơ sở và tỷ lệ phần trăm kết quả được nhân với 40 triệu USD để tạo ra tiêu chuẩn giá trị thị trường được điều chỉnh. Công thức điều chỉnh chỉ được sử dụng khi chỉ số hiện tại nằm dưới mức cơ sở).
- Tổng cộng có 1.100.000 cổ phiếu phổ thông được phát hành ra công chúng. (Nếu đơn vị giao dịch dưới 100 cổ phiếu, yêu cầu liên quan đến số lượng cổ phiếu nắm giữ công khai sẽ được giảm tương ứng).
- 000 000 người nắm giữ từ 100 cổ phiếu trở lên hoặc của một đơn vị giao dịch nếu ít hơn 100 cổ phiếu hoặc 2.200 tổng số cổ đông cùng với khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng (trong sáu tháng gần đây nhất) của 100.000 cổ phiếu hoặc 500 tổng số cổ đông cùng với khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng của một triệu cổ phiếu (trong mười hai tháng gần đây nhất).
NYSE có thể bất cứ lúc nào đình chỉ hoặc hủy bỏ việc niêm yết cổ phiếu của công ty . Ví dụ, NYSE thường sẽ xem xét đình chỉ hoặc xóa khỏi danh sách niêm yết của một công ty khi có:
1. Ít hơn 400 tổng số người nắm giữ.2. Số lượng người nắm giữ ít hơn 1.200 khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng ít hơn 100.000 cổ phiếu (trong 12 tháng gần đây nhất).3. 600.000 cổ phiếu hoặc ít hơn trong tay công chúng.4. Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu nắm giữ công khai, có thể điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thị trường, trong các giới hạn sau: Tối đa 8.000.000 USD; Tối thiểu 2.500.000 USD.5. Tổng giá trị thị trường của cổ phiếu đang lưu hành - chưa đến 12.000.000 USD và thu nhập ròng trung bình sau thuế trong ba năm qua là dưới 600.000 USD.6. Tài sản hữu hình ròng có sẵn cho cổ phiếu phổ thông dưới 12.000.000 USD và thu nhập ròng trung bình sau thuế trong ba năm qua là dưới 600.000 USD. (Các tiêu chuẩn giá trị thị trường cho việc niêm yết tiếp tục tuân theo một công thức điều chỉnh tương tự như đối với một danh sách mới. Sự khác biệt chính là ở đây tỷ lệ phần trăm được nhân với 5 triệu USD).
TSMC khi tiến hành niêm yết chéo trên NYSE đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định niêm yết lúc bấy giờ của TTCK Hoa Kỳ và đã niêm yết thành công vào cuối năm 1997. Bên cạnh đó, Công ty cũng phải nhận được thư phê duyệt của Ngân hàng Trung ương và nộp hồ sơ bao gồm những giấy tờ theo yêu cầu lên Ủy ban Giám sát Tài chính (FSC) của Đài Loan. FSC đóng vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ, định hướng và giám sát việc niêm yết chéo của TSMC trên TTCK Hoa Kỳ.
Cho đến thời điểm hiện nay, TSMC đã có thâm niên trên 20 năm niêm yết trên NYSE và được công nhận là một trong những công ty hàng đầu trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương về quan hệ nhà đầu tư. Vốn hóa thị trường của TSMC đạt giá trị 1900 tỷ Đài tệ (tương đương 63,4 tỷ USD) vào tháng 12 năm 2010. Công ty đã được xếp hạng thứ 70 trong FT Global 500 năm 2013 danh sách các công ty có giá trị cao nhất thế giới với số vốn là 86,7 tỷ USD, trong khi đạt mức vốn hóa thị trường 110 tỷ USD vào tháng năm 2014. Trong bài phỏng vấn Bà Elizabeth Sun, Giám đốc điều hành quan hệ doanh nghiệp và công chúng của TSMC, bà cho biết sự thành công trong việc niêm yết chéo của công ty đến từ hai yếu tố. Ở cấp độ cá nhân, TSMC có một hệ thống giá trị lớn - một hệ thống nhấn mạnh đến tính toàn vẹn và cam kết, điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư có thể tự tin rằng công ty hoạt động với sự minh bạch và trung thực. Công ty cũng có một hồ sơ dài chứng minh rằng công ty chân thành quan tâm đến các cổ đông và làm hết sức mình để tạo ra giá trị cho họ. Ở cấp độ chiến thuật, điều quan trọng là xử lý hiệu quả thông tin liên lạc giữa công ty và cộng đồng đầu tư rộng lớn. Vì TSMC là một công ty có vốn hóa lớn, có hàng ngàn nhà đầu tư tổ chức theo dõi công ty. Một cách để truyền đạt thông điệp của công ty hiệu quả là sử dụng thông tin thu nhập hàng quý làm phương tiện cơ sở. Nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ rất am hiểu do đó công ty cần cung cấp cho các nhà đầu tư những phân tích sâu sắc và có ý nghĩa để họ có thể hiểu hơn về tiền năng của công ty.
Việc niêm yết chéo của TSMC trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã giúp công ty không ngừng gia tăng và nâng cao năng lực sản xuất của mình trong suốt thời gian hoạt động của mình, mặc dù chịu ảnh hưởng của chu kỳ nhu cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Trong năm 2011, Công ty có kế hoạch tăng chi phí nghiên cứu và phát triển tới gần 39% lên 50 tỷ Đài tệ trong một nỗ lực đối phó với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng. Công ty cũng có kế hoạch mở rộng công suất 30% trong năm 2011 để đáp ứng nhu cầu thị trường mạnh mẽ. Vào tháng 5 năm 2014, ban giám đốc của TSMC đã phê duyệt phân bổ vốn của 568 triệu USD để thiết lập, chuyển đổi, và nâng cao năng lực công nghệ tiên tiến sau khi công ty dự báo cao hơn so với nhu cầu dự kiến. Vào tháng 8 năm 2014, hội đồng quản trị của TSMC giám đốc phê duyệt phân bổ vốn bổ sung 3,05 tỷ USD.
Sau khi niêm yết chéo và được bổ sung nguồn vốn dồi dào, doanh số của TSMC tăng từ 44 tỷ Đài tệ năm 1997 lên 763 Đài tệ (khoảng 25 tỷ USD) năm 2014, còn thu nhập thuần 264 tỷ Đài tệ (9 tỷ USD) năm 2014 với biên lãi gộp 50%. Trong năm 2014, TSMC đã đi đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn cho các công ty điện thoại thông minh lớn hiệu suất cao, tiêu thụ năng lượng thấp như Qualcomm, MediaTek và Apple đặt ngày càng nhiều đơn hàng. Trong khi các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp vi mạch (chủ yếu là GlobalFoundries và United Microelectronics Corporation) đã gặp phải những khó khăn. Đây là lợi ích có thể thấy được một cách rõ ràng do việc niêm yết chéo mang lại cho Công ty.
Bảng 3. Doanh số hàng năm của TSMC trong giai đoạn 1997- 2014
Đơn vị: triệu Đài tệ
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
43.927 |
50.422 |
73.067 |
166.189 |
125.881 |
162.301 |
202.997 |
257.213 |
266.565 |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
317.407 |
322.631 |
333.158 |
295.742 |
419.538 |
427.081 |
506.754 |
597.024 |
762.806 |
Nguồn: https://www.tsmc.com/english/default.htm
- Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và kết luận
Trên thế giới có nhiều thị trường chứng khoán phát triển ở nhiều mức độ khác nhau. Có thị trường phát triển lâu đời và quy mô vào hàng số một thế giới như NYSE, thị trường chứng khoán điện tử cho những ngành công nghệ cao như NASDAQ, hay thị trường tại những trung tâm tài chính phát triển nổi trội của châu lục như Singapore… Doanh nghiệp muốn niêm yết ở sàn giao dịch nào còn tuỳ thuộc vào mục đích, năng lực doanh nghiệp cũng như đặc điểm của từng thị trường. Để lên được những sàn giao dịch có tầm cỡ, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt như cải thiện hệ thống quản trị công ty, điều chỉnh báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn quốc tế. Thị trường đem lại lợi ích càng lớn thì chi phí niêm yết càng cao. Tuy nhiên, chi phí niêm yết sẽ không phải là mối bận tâm đối với hầu hết các công ty lớn. Trước khi đưa cổ phiếu của mình xuất ngoại, doanh nghiệp cũng nên phân tích sâu các vấn đề như: (i) Sự am hiểu của mình về các tiêu chuẩn niêm yết trên sàn mà mình hướng tới; (ii) Mục đích của doanh nghiệp khi niêm yết ngoại; (iii) Cân nhắc các vấn đề về quản trị công ty; (vi) Vấn đề minh bạch trong công bố thông tin; (v) Chi phí sẽ phải bỏ ra khi niêm yết ngoại; (vi) Những quy định trong nước nhằm hướng dẫn phục vụ cho hoạt động niêm yết ngoại. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn thị trường phù hợp khả năng của mình và đem lại lợi ích vượt trội so với chi phí bỏ ra.
Một vấn đề rất dễ khiến các doanh nghiệp Việt Nam lầm tưởng và đặt kế hoạch khá tham vọng để gia nhập sàn ngoại khi chưa đủ sức, đó là điều kiện niêm yết cổ phiếu tại các sàn giao dịch đó. Trong khi điều kiện niêm yết cổ phiếu ở Việt Nam đang khá đơn giản: vốn điều lệ là 30 tỷ (đối với HNX) hoặc 120 tỷ (đối với HOSE), doanh nghiệp phải có từ 1 đến 2 năm hoạt động là công ty cổ phần… và do vậy các doanh nghiệp Việt có thể dễ dàng đưa cổ phiếu của mình lên giao dịch tại các sàn trong nước, thì ở các thị trường nước ngoài, đặc biệt là SGX và NYSE, đòi hỏi điều kiện cao hơn rất nhiều mà không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng đáp ứng được.
Việc đáp ứng các yêu cầu về lợi nhuận trước thuế hay cơ cấu quản trị của doanh nghiệp khi đưa cổ phiếu ra nước ngoài niêm yết đã là một bài toán khó với doanh nghiệp trong nước nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải chi trả những khoản phí đăng ký niêm yết và phí thường niên khá đắt đỏ. Riêng về phí niêm yết sẽ có hai loại phí: phí ban đầu và phí hàng năm. Đối với các công ty có giá trị thị trường ít hơn 500 triệu đôla Singapore và hơn 2 tỷ đôla Singapore thì sẽ phải trả một khoản phí tối thiểu (50 nghìn đôla Singapore) và tối đa (200 nghìn đôla Singapore) cố định tương ứng. Phí hàng năm từ 25 nghìn đôla Singapore đến 100 nghìn đôla Singapore.
Đài Loan đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp của mình đi ra thị trường nước ngoài nhằm huy động vốn và tăng cường hình ảnh các doanh nghiệp Đài Loan. Họ đã tạo điều kiện không nhỏ và định hướng cho các doanh nghiệp nội địa hướng tới các thị trường phù hợp. Việc giám sát của Ủy ban Giám sát Tài chính của Đài Loan cũng mang tính chất hỗ trợ, định hướng là chủ yếu. Do vậy, các doanh nghiệp Đài Loan đã không gặp khó khăn gì nhiều khi gia nhập vào các thị trường khó khăn như NYSE, đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra và đã có chỗ đứng rất thuận lợi. Đây cũng là bài học quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam khi biết chọn đúng điểm đến vừa sức, mà vẫn khai thác được các lợi ích do niêm yết chéo mang lại.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về quy phạm pháp luật liên quan giữa hai thị trường sẽ dẫn đến nhiều thách thức cho doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị cho việc niêm yết chéo. Các quy định về chuẩn mực kế toán khác biệt sẽ dẫn đến sự tốn kém về nguồn lực để duy trì hai hệ thống báo cáo tài chính, đáp ứng yêu cầu pháp luật ở cả hai thị trường. Do vậy, xu hướng là các chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng đang ngày càng phải hoàn thiện và tiệm cận với chuẩn mực thế giới. Tương tự như vậy, các quy định pháp lý về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp của Việt Nam cũng là một rào cản đối với doanh nghiệp nội địa khi niêm yết chéo. Các doanh nghiệp cũng phải cân nhắc xác định các con số chính xác về dư địa còn lại đối với tỉ lệ sở hữu ngoại khi niêm yết chéo nói chung.
Tóm lại, việc các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các quy định, định hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp để khai thác hiệu quả không chỉ thị trường vốn trong nước mà cả các thị trường nước ngoài cũng là một điều Việt Nam có thể học hỏi từ Đài Loan. Các cơ quan quản lý tài chính và vốn của Việt Nam cần gia tăng các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về pháp luật, về thủ tục hành chính, về minh bạch hóa thông tin và các giải pháp bảo vệ nhà đầu tư… để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đăng ký niêm yết ở các sàn chứng khoán nước ngoài.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Tài chính (06/20/2015), Thông tư số 115/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
- Bộ Tài chính (13/03/2007), Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán/ trung tâm giao dịch chứng khoán.
- Bộ Tài chính (26/10/2015), Thông tư số 162/2015/TT-BTC về việc hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu.
- Donowitz, I., Glen, J., and Madhavan, N. (1997), “Market Segmentation and Stock. Prices: Evidence from an Emerging Market”, Journal of Finance 52, 1059-1085.
- Durnev, A., & Kim, H. (2005), “To steal or not to steal: firm attributes, legal environment, and valuation”, Journal of Finance 60(3), 1461-1493.
- Karolyi, G.A. (1998), “Why Do Companies List Shares Abroad? A Survey of the Evidence and Its Managerial Implications”, Financial Markets, Institutions, and Instruments 7(1), 1-60.
- King, R.M. and Mittoo, R.U. (2007), “What Companies Need to Know About International Cross-Listing?”, Journal of Applied Corporate Finance 19(4), 60-74.
- New York Stock Exchange (NYSE): NYSE Listing Requirements and Historical Records http://www.cftech.com/index.php/the-brainbank-archive/finance/113-new-york-stock-exchange-nyse-nyse-listing-requirements-and-historical-records [Accessed on 28/12/2018].
- Nguyễn Thu Thủy & Hoàng Hồng Vân (2018), “Niêm yết cổ phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài – một kênh huy động vốn quan trọng”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại 104 (5/2018), 49-62.
- The exchange, 2017, Taiwan Semiconductor: Trust is the key, https://www.nyse.com/nyse-tsmc [Accessed on 28/12/2018].
- TSMC website https://www.tsmc.com/english/default.htm [Accessed on 28/12/2018].
- Tường Vi (2018), Cận cảnh sàn chứng khoán 1.000 tỉ USD, từ https://thitruong.nld.com.vn/vnmoney/can-canh-san-chung-khoan-1000-ti-usd-20180925110125841.htm, truy cập ngày 25/9/2018.
[1] Bài viết là sản phẩm của nhóm nghiên cứu “Quản trị tài chính” của Trường Đại học Ngoại thương, trong quá trình thực hiện Đề tài KHCN cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo “Nghiên cứu khả năng niêm yết chứng khoán tại nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam”, mã số B2018-NTH-17.
[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.
[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.
[4] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.
[5] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.