Phạm Xuân Trường1
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận:12/03/2021;Ngày hoàn thành phản biện:14/06/2021;Ngày duyệt đăng:02/08/2021
Tóm tắt: Nợ công bền vững luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các chính phủ trên thế giới vì điều này tạo dựng môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên mỗi khi các cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra lại khiến cho nợ công nhanh chóng mất đi sự bền vững và rơi vào rủi ro khi các chính phủ phải thực hiện các gói kích thích kinh tế khổng lồ. Hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch COVID-19 cũng đang tạo ra các khoản thâm hụt ngân sách rất lớn cho các chính phủ. Bài viết sử dụng phương pháp chỉ số để đánh giá mức độ bền vững của nợ công ở Việt Nam và một số nước đối sánh với số liệu cập nhật đến năm 2020 trong bối cảnh mới. Kết quả cho thấy tất cả các quốc gia trong nghiên cứu này đều chứng kiến sự suy giảm của mức độ bền vững nợ công vào các thời kỳ có các cú sốc trong giai đoạn 2000-2020 thể hiện qua chỉ số tổng thể về nợ công bền vững giảm đặc biệt là năm 2020 và quốc gia có tình hình dịch COVID-19 càng nghiêm trọng thì sự suy giảm càng lớn. Do đó, củng cố tài khóa và nâng cao mức độ bền vững của nợ công trong điều kiện bình thường mới để tạo một không gian chính sách đủ lớn là rất cần thiết đối với chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam. Việc xây dựng chỉ số liên quan đến mức độ bền vững nợ công của một quốc gia cũng mở ra các hướng nghiên cứu định lượng liên quan đến chủ đề này trong tương lai.
Từ khóa: Bền vững nợ công, Chính sách tài khóa, COVID-19
ANALYSIS ON PUBIC DEBT SUSTAINABILITY IN VIETNAM AND POLICY IMPLICATIONS
Abstract: Public debt sustainability is always one of the top priorities of governments since it creates a preferable macroeconomic environment for economic growth. However, whenever an economic recession occurs, public debt sustainability is worsened quickly due to huge stimulus packages implemented by the government. The current economic crisis caused by the COVID-19 pandemic has generated enormous budget deficits. The study applies the index method to assess Vietnam and other countries’ public debt sustainability. The results show that the public debt sustainability has decreased in Vietnam and other countries whenever economic shocks are witnessed during the period from 2000 to 2020. The countries with more severe pandemic impacts suffer more. The decrease in public debt sustainability is deeper in these countries. Therefore, enhancing fscal consolidation and public debt sustainability under the normal economic condition to acquire sufficient policy space is necessary. The indexation for the comprehensive object such as public debt sustainability also implies new approaches for quantitative studies in the future.
Keywords: Public debt sustainability, Fiscal policy, COVID-19
Đọc bản PDF full tại: PHÂN TÍCH TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH