Sidebar

Magazine menu

02
T5, 05

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ SỐ 148

Hoàng Thị Thùy Dương
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Thị Mỹ Dung
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Trịnh Hoài Anh
Trường Đại học Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 06/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 10/08/2022; Ngày duyệt đăng: 19/08/2022

Tóm tắt: Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng không có nhiều tổ chức thực hiện các bước đầy đủ để đánh giá chất lượng và kết quả đào tạo, đặc biệt là với việc đào tạo cho quản lý cấp cao. Dựa trên các nghiên cứu về đánh giá đào tạo trong doanh nghiệp, nhóm tác giả đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá đào tạo quản lý cấp cao. Bộ tiêu chí được xây dựng dành cho khóa đào tạo quản lý Keieijuku theo triết lý quản trị Nhật Bản với 4 cấp độ đo lường gồm: phản ứng sau khóa học, kiến thức kỹ năng học hỏi được, hành vi trong công việc và xã hội và kết quả đối với tổ chức và xã hội được kiểm tra với dữ liệu thu được từ 220 học viên tham gia khóa học này. Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo đề xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tin cậy và nhất quán đáng kể trong việc đánh giá hiệu quả đào tạo dựa vào mô hình và các tiêu chí được đề xuất. Bộ tiêu chí và thang đo này có thể được sử dụng trong các tổ chức đào đạo và các doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả với đối tượng tham gia đào tạo là quản trị viên cấp cao.

Từ khóa: Đánh giá hiệu quả, Đào tạo, Keieijuku

EVALUATION CRITERIA OF TOP MANAGEMENT TRAINING EFFECTIVENESS: A CASE STUDY OF KEIEIJUKU BUSINESS TRAINING COURSE

Abstract:Previous studies have shown that organizations do not seem to concentrate on taking adequate steps to assess the quality and outcomes, especially with training for senior management. Based on studies on training evaluation, we propose a set of criteria to evaluate senior management training. It is built for the Keieijuku,  the Japanese management philosophy business training course, with four levels of measurement, namely reaction after the course, knowledge and skills learned, professional work and social behavior, and outcomes for the organization and society. The research data were collected from 220 senior managers participating in this course. The factor analysis method was employed to test the reliability of the proposed scale. The results show considerable reliability and consistency in evaluating training effectiveness based on the proposed model and criteria. This set of criteria and scales can be used in training organizations and businesses to evaluate the effectiveness of training participants who are senior administrators.

Keywords: Training Evaluation, Training, Keieijuku

Đọc full PDF tại: BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ VIÊN CẤP CAO: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CỦA KHÓA HỌC KINH DOANH KEIEIJUKU