Sidebar

Magazine menu

27
T7, 04

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ SỐ 149

Nguyễn Hưng Quang
Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC), Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Trần Lan Hương
Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC), Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Hải Giang
Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC), Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 04/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 09/08/2022; Ngày duyệt đăng: 06/09/2022

Tóm tắt: Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nhanh chóng các phương thức giao dịch thương mại và dân sự trong đời sống và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sự bùng nổ về giao dịch thương mại điện tử trong thời gian gần đây đã minh chứng nhu cầu mạnh mẽ từ đời sống nhân dân đối với phương thức mới. Phương thức giao dịch này đòi hỏi các cơ chế giải quyết tranh chấp cũng cần phải dựa trên các nền tảng công nghệ thông tin. Nhiều thế mạnh của công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc giải quyết các vướng mắc, bất đồng, tranh chấp được xử lý nhanh, trung lập, không thiên vị. Bên cạnh đó, cũng cần phải nghiên cứu toàn diện để làm sao bảo đảm được quyền tiếp cận công lý của người dân khi sử dụng các nền tảng công nghệ về giải quyết tranh chấp, đặc biệt là giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến (ODR). Nhóm dễ bị tổn thương, như phụ nữ, người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ… là những đối tượng cần phải được chú ý để bảo đảm được quyền giải quyết tranh chấp công bằng thông qua phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến. Vì vậy, bên cạnh việc chỉ ra xu hướng sử dụng các hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến, bài viết còn tập trung làm rõ vấn đề tiếp cận công lý và đưa ra một số khuyến nghị.
Từ khóa: Tiếp cận công lý, ODR, Giải quyết tranh chấp trực tuyến, Thương mại điện tử

ENHANCING ACCESS TO JUSTICE IN ONLINE DISPUTE RESOLUTION

Abstract: The Fourth Industrial Revolution has changed the methods of commercial and civil transactions in daily life as well as production and business activities. The recent boom in e-commerce transactions has demonstrated the strong demand for this form of transaction. The development of e-commerce requires dispute resolution mechanisms arising on information technology platforms. The information technology has advantages that help the resolution of problems, disagreements, and disputes to be handled quickly, neutrally, and without bias. However it is necessary to study how to ensure people’s right to access justice when using technological platforms for dispute resolution, especially online dispute resolution (ODR). Vulnerable groups, such as women, people with disabilities, the poor, ethnic minorities, people living in remote and isolated areas, as well as small and micro enterprises, etc., are those that need attention to ensure their right to fair, impartial, and thorough dispute resolution through ODR. Therefore, this paper points out the trend of using online dispute resolution systems, clarifies the issue of access to justice, and makes some recommendations.
Keywords: Access to Justice, ODR, Online Dispute Resolution, E-Commerce

Đọc full PDF tại:  TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN CÔNG LÝ TRONG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN