Nguyễn Thị Hà Thanh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thành Sơn
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 15/03/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 05/05/2022; Ngày duyệt đăng: 12/05/2022
Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đã đẩy mạnh sự chuyển dịch các phương thức thanh toán từ vật lý truyền thống sang thanh toán dựa trên công nghệ số, trong đó, thanh toán không tiếp xúc được coi là một cách tối ưu để giảm thiểu sự phơi nhiễm với virus trong khi vẫn cho phép hoàn thành các giao dịch nhanh chóng và thuận tiện. Bài viết nhằm mục đích khám phá tác động của đại dịch COVID-19 đến ý định tiếp tục sử dụng thẻ thanh toán không tiếp xúc của khách hàng Việt Nam bằng cách áp dụng khung mô hình tích hợp ECHBM. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy nhận thức tính hữu ích và nhận thức năng lực bản thân có tác động mạnh nhất đến ý định tiếp tục sử dụng, bên cạnh đó hai nhân tố liên quan đến COVID-19 là nhận thức tính nhạy cảm và nhận thức mức độ nghiêm trọng cũng có tác động tích cực rõ rệt đến ý định tiếp tục sử dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra nhận thức tính hữu ích chịu tác động bởi sự xác nhận, nhận thức tính nhạy cảm và nhận thức mức độ nghiêm trọng. Sự xác nhận cũng có tác động tích cực đáng kể đến sự hài lòng. Từ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển hơn nữa thẻ thanh toán không tiếp xúc ở Việt Nam.
Từ khóa: Ý định tiếp tục sử dụng, Thẻ thanh toán không tiếp xúc, ECHBM, COVID-19
THE IMPACT OF THE COVID-19 PANDEMIC ON THE DECISION TO USE CONTACTLESS PAYMENT CARDS IN VIETNAM: APPLICATION OF THE ECHBM INTEGRATED FRAMEWORK
Abstract: The COVID-19 pandemic has stimulated a shift from traditional physical payment methods to technology-based ones. Among those, contactless payment has been considered an optimal way to minimize the exposure to the COVID-19 virus while keeping transacting quick and convenient. This paper aims to explore the impact of the COVID-19 pandemic on the customers’ continuance intention to use contactless payment cards in Vietnam by applying the ECHBM integration model. The data analysis is performed using the structural equation modeling. The results indicate that perceived usefulness and perceived self-efficacy have the strongest effects on the continuance intention, followed by the COVID-19 related factors, namely perceived susceptibility and perceived seriousness. Furthermore, perceived usefulness can be predicted by three independent variables, including confirmation, perceived susceptibility, and perceived seriousness. Confirmation also has a significant positive impact on satisfaction. Accordingly, this study makes some recommendations to further develop contactless payment cards implementation in Vietnam.
Keywords: Continuance Intention, Contactless Payment Card, ECHBM, COVID-19Đọc bản full PDF tại: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TỚI QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG THẺ THANH TOÁN KHÔNG TIẾP XÚC TẠI VIỆT NAM: ỨNG DỤNG KHUNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP ECHBM