Nguyễn Thị Bình
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Trịnh Thị Thu Hương
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 29/09/2020; Ngày hoàn thành biên tập: 28/12/2020; Ngày duyệt đăng: 11/01/2021
Tóm tắt: Mục tiêu của bài viết là phân tích thực trạng và xu hướng phát triển thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam hiện nay, từ đó đánh giá các cơ hội và thách thức đối với phát triển dịch vụ logistics. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, thực hiện tính toán số liệu từ số liệu khảo sát của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số và Cục xuất khẩu - Bộ Công Thương năm 2019 về các nội dung liên quan đến thương mại điện tử và logistics để nhận diện các cơ hội và thách thức của sự phát triển TMĐT đến ngành dịch vụ logistics. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ hội cho ngành dịch vụ logistics có thể được nhận thấy thông qua phân tích sự gia tăng của người dùng trực tuyến và doanh nghiệp (DN) tham gia chuyển đổi sở hữu website, lựa chọn tên miền khi xây dựng website. Các thách thức mà ngành logistics sẽ phải đối mặt là yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, có nhiều đối thủ lớn của nước ngoài tham gia vào thị trường logistics trong thương mại điện tử. Ngoài ra, các vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin và hành lang pháp lý cũng là những thách thức lớn của ngành logisics trong TMĐT của Việt Nam trong tương lai.
Từ khóa: Thương mại điện tử, Logistics, Mua hàng trực tuyến, Giao hàng chặng cuối
E-COMMERCE DEVELOPMENT: OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR LOGISTICS SERVICE SECTOR IN VIETNAM
Abstract: The goal of this study is to clarify the current situation and development tendency of e-commerce in Vietnam, thereby, analyzing the opportunities and challenges for the Vietnam's logistics service sector. The study team collected secondary data from Vietnam e-Commerce and Digital Economy Agency and Import and Export Department with relevant information on e-commerce and logistics. The paper analyses and defines the opportunities and challenges facing the logistics service sector in the context of e-commerce development. The results show that the opportunities for the logistics service sector development would be the significant growth of online users and businesses involved in converting website ownership and choosing domain names when building websites. The challenges would be the increase in customer requirements, and the rising number of big foreign competitors entering the logistics market in e-commerce. Besides, the low level of information technology application and a lack of legal basic would hinder further development of the e-logistics system of Vietnam in the future.
Keywords: E-commerce, Logistics, Online shopping, Last-mile delivery
Đọc bản full PDF tại đây: PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO NGÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS VIỆT NAM