Sidebar

Magazine menu

23
T7, 11

Tạp chí KTĐN số 90

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI HIỆP ĐỊNH TRIMs TRONG  KHUÔN KHỔ WTO

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LIÊN QUAN TỚI HIỆP ĐỊNH TRIMs TRONG KHUÔN KHỔ WTO

Chu Quang Duy[1] 

Tóm tắt

Bằng việc nghiên cứu hoàn cảnh ra đời, nội dung chủ yếu của Hiệp định TRIMs cùng với thực tiễn quy trình thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs tại WTO, bài viết sẽ phân tích, nhận xét và làm rõ được những vấn đề được đặt ra như: quy định liên quan tới Hiệp định TRIMs, phạm vi đối tượng của các tranh chấp liên quan tới hiệp định, những đặc thù cơ bản trong giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs. Bài viết sẽ nêu ra thực tiễn pháp luật Việt Nam liên quan tới TRIMs, thực tiễn giải quyết tranh chấp của Việt Nam trong khuôn khổ WTO. Tác giả sẽ đề xuất một số kinh nghiệm, hướng phát triển cho Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Từ khóa: DSU, GATT, TRIMs, WTO.

Abstract

By studying history, major contents of the TRIMS Agreement with practical procedures for settling disputes concerning WTO TRIM, the article will analyze, comment on and clarify the issues such as: provisions relating to the TRIMS Agreement, the scope of the subject matter of the dispute relating to the agreement, the basic characteristics of the settlement of disputes relating to TRIM. The article will also raise Vietnam legal practice relating to TRIMs, dispute resolution practices of Vietnam in the WTO. The author will suggest some experience, development directions for Vietnam during the integration.

Keywords: DSU, GATT, TRIMs, WTO.

Đặt vấn đề

Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế là xu thế chung tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng vậy. Bằng chính sách mở cửa thị trường, một mặt chúng ta cần thu hút nguồn vốn kỹ thuật từ nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác vẫn phải tạo điều kiện dành những ưu tiên, ưu đãi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Chính vì vậy việc tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa nhập khẩu, giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến phát sinh tranh chấp theo Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (Agreement on Trade Related Investment Measures – TRIMs) trong khuôn khổ WTO là không thể tránh khỏi. Vì vậy, bằng việc nghiên cứu nội dung các tranh chấp liên quan tới TRIMs tại WTO, tác giả sẽ đưa ra một số kinh nghiệm trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs và đề xuất hướng đi trong phát triển kinh tế tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Bố cục của bài viết bao gồm bốn phần chính: (i) Nội dung và những đặc thù cơ bản của Hiệp định TRIMs; (ii) Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs; (iii) Thực tiễn liên quan tới Việt Nam; và (iv) Hướng phát triển của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

  1. Nội dung và những đặc thù cơ bản của Hiệp định TRIMs

1.1. Nội dung cơ bản của TRIMs

Hiệp định TRIMs nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được ký kết tại Marrakesh, Maroc. Sau khi xem xét hoạt động của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) liên quan đến các biện pháp đầu tư, các quốc gia thành viên đồng ý rằng cần phải đàm phán, xây dựng thêm những quy định cần thiết nhằm loại bỏ các biện pháp đầu tư có thể làm hạn chế hoặc bóp méo tự do hóa, ảnh hưởng xấu đến thương mại. Với mong muốn thúc đẩy, mở rộng sự tự do hoá thương mại, tạo thuận lợi cho việc luân chuyển nguồn vốn đầu tư qua biên giới quốc tế, với mục đích tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cho các thành viên, đặc biệt là các thành viên đang phát triển, đồng thời phải bảo đảm sự cạnh tranh tự do, công bằng, TRIMs quy định các thành viên không được sử dụng các biện pháp phân biệt đối xử đối với hàng hóa nước ngoài, cũng như việc áp đặt các biện pháp hạn chế định lượng liên quan tới hàng hóa trong quá trình luân chuyển qua biên giới.

Sự ra đời của Hiệp định TRIMs gắn liền với nhiều cuộc tranh luận giữa các bên chủ yếu liên quan tới hạn chế hoặc lợi ích có được khi sử dụng TRIMs. Một mặt, thành viên phát triển cho rằng TRIMs cần phải được loại bỏ vì làm ảnh hưởng tiêu cực tới xuất nhập khẩu, đây đều là các nước có nền công nghiệp tiên tiến với nhiều công ty đa quốc gia mà hàng hóa của họ vươn tới các thị trường trên toàn thế giới. Mặt khác, thành viên đang phát triển lập luận rằng, cần thiết phải sử dụng một số biện pháp nhằm định hướng nguồn đầu tư nước ngoài cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, tránh sự độc quyền từ các sản phẩm của thành viên phát triển. Vòng đàm phán Uruguay về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại đã được đánh dấu bởi sự bất đồng mạnh mẽ trong phạm vi và tính chất của các nguyên tắc. Trong khi một số nước phát triển đã đề xuất quy định rằng cần phải loại bỏ một loạt các biện pháp yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa bởi vì không phù hợp với Điều III của GATT, ngược lại nhiều nước thành viên đang phát triển phản đối điều này.

Tuy nhiên các thỏa thuận sau này về cơ bản đã được giới hạn trong việc giải thích và làm rõ việc áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại theo quy định của GATT trong phạm vi Điều III- đối xử quốc gia đối với hàng hóa nhập khẩu và Điều XI- các hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Vì vậy, nội dung của TRIMs khá ngắn gọn, bao gồm 09 Điều khoản quy định về việc thực hiện TRIMs và một phụ lục bao gồm danh mục minh họa các biện pháp không phù hợp với nguyên tắc đối xử quốc gia tại Điều III và hạn chế định lượng tại Điều XI của GATT 1994.

Ngoại lệ của Hiệp định TRIMs, Điều 3 quy định, tất cả các trường hợp ngoại lệ theo GATT 1994 được áp dụng một cách thích hợp với quy định của TRIMs. Điều 4 cho phép các nước đang phát triển có thể tạm thời không thực hiên các nghĩa vụ, cùng với quy định tại Điều XVIII GATT 1994 về hỗ trợ của Nhà nước cho việc phát triển kinh tế và các quy định có liên quan của WTO về biện pháp tự vệ trong cân bằng cán cân thanh toán. Điều 5 quy định về việc thông báo và thỏa thuận thời hạn chuyển tiếp. Các thành viên phải có nghĩa vụ thông báo cho Hội đồng thương mại hàng hóa về tất cả các biện pháp không phù hợp. Vì TRIMs chỉ được áp dụng cho hàng hóa không áp dụng cho dịch vụ, nên một số biện pháp không trực tiếp điều tiết hàng hóa hoặc nhập khẩu hàng hóa có thể được sử dụng.

1.2. Đặc thù trong giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs

Thứ nhất, TRIMs về cơ bản là một Hiệp định nhằm mục đích giải thích và làm rõ về việc áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại theo quy định trong phạm vi của GATT 1994 đặc biệt là Điều III và Điều XI, vì vậy ngoài việc viện dẫn các điều khoản của TRIMs, nội dung trong các vụ tranh chấp thường được viện dẫn các quy định của GATT 1994 về hàng hóa, về các trường hợp ngoại lệ, đặc biệt là Điều III và Điều XI; cũng vì lý do này, cùng với mục đích giải thích rõ hơn quy định GATT nên trong quá trình xem xét, theo yêu cầu của bên nguyên đơn hoặc tùy thuộc vào tình tiết của vụ việc cơ quan giải quyết tranh chấp có thể dựa trên nguyên tắc không xem xét nhiều yêu cầu đối với cùng một hành vi (judicial economy) và bỏ qua không xem xét việc vi phạm theo Điều 2 của TRIMs nếu các biện pháp đó vi phạm GATT;

Thứ hai, phạm vi áp dụng của TRIMs “chỉ áp dụng đối các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại hàng hóa”. Do vậy, có thể thấy TRIMs chỉ áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối với dịch vụ trong khuôn khổ WTO. Vì vậy trong các vụ tranh chấp liên quan tới TRIMs các hiệp định chỉ quy định riêng về dịch vụ thường không được đề cập tới; và có thể được rút ngắn thời gian giải quyết theo quy định đối với các loại hàng hóa dễ hư hỏng (như các mặt hàng nông sản, thủy sản...);

Thứ ba, TRIMs không đưa ra định nghĩa cụ thể thế nào là “biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại”. Vì vậy, trong mỗi vụ tranh chấp Ban hội thẩm sẽ căn cứ vào những tình tiết cụ thể để đưa ra nhận xét, đánh giá, giải thích theo một trình tự pháp lý nhất định có liên quan tới GATT liệu các biện pháp mà các bên đưa ra có phải là “biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại” hay không. Đầu tiên sẽ xem xét các biện pháp đó theo quy định GATT (Điều III hoặc Điều XI). Tiếp đó, sẽ đối chiếu với danh mục minh họa tại phụ lục của TRIMs. Nếu các biện pháp được nêu ra vi phạm GATT, đồng thời có những đặc điểm mô tả giống với danh mục minh họa, thì mới kết luận vi phạm TRIMs. Cơ quan xét xử cũng lưu ý rằng việc một biện pháp được tuyên là vi phạm TRIMs không thích hợp để suy ra từ Danh mục minh họa, mà trước hết phải dựa trên quy định của GATT, bởi vì Danh mục minh họa đó có các đặc điểm luôn luôn vi phạm GATT. Điều này càng làm cho chúng ta thấy rõ hơn vai trò quan trọng của Ban hội thẩm trong việc giải thích pháp luật đối với các vụ tranh chấp trong;

Thứ tư, vì bản chất của TRIMs nhằm hạn chế các biện pháp ảnh hưởng xấu tới tự do hóa thương mại, sự luân chuyển vốn, hàng hóa qua biên giới các quốc gia thành viên. Do vậy, nội dung của TRIMs không liên quan tới các khoản thuế, phí đối với hàng hóa trong nước; cũng như các khoản trợ cấp và mua sắm của Chính phủ của các nước thành viên. Vì thế các quốc gia là bị đơn có thể sẽ viện dẫn các quy định đó nhằm biện hộ cho những “hành vi” của mình.

  1. Thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs

2.1. Tổng quan các tranh chấp

Kể từ khi được thành lập cho tới tháng 11/2016, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO đã tiếp nhận 42 yêu cầu tham vấn giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs trong tổng số 514 vụ việc của WTO, tương ứng với tỷ lệ 8,2%, có thể thấy đây là con số khá khiêm tốn so với tổng số 514 vụ việc. Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (Dispute Settlement Body - DSB) đã thông qua báo cáo của Ban hội thẩm cũng như báo cáo của cơ quan phúc thẩm trong 20 vụ việc (chiếm 48%) trên tổng số 42 vụ việc. Các phán quyết đưa ra đều được các thành viên tuân thủ một cách tự nguyện, trong đó có 16 vụ việc bên thua kiện thông báo đã thực hiện đầy đủ phán quyết của DSB, 04 vụ việc đang trong giai đoạn thực hiện

Phần lớn các quốc gia có nền kinh tế phát triển thường là nguyên đơn trong đó phải kể tới Hoa Kỳ; Liên minh Châu Âu; Nhật Bản; các quốc gia đang phát triển thường chỉ tham gia hạn chế với tư cách là nguyên đơn, cho tới thời điểm hiện tại đã có 13 quốc gia thành viên là bị đơn. Có thể lý giải cho việc các thành viên phát triển (chỉ tính riêng Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản) chiếm tỉ lệ áp đảo 79% trong các vụ việc với tư cách nguyên đơn là: những thành viên này có nền kinh tế phát triển, sản phẩm của họ vươn tới tất cả thị trường trên thế giới đặc biệt là khu vực các quốc gia đang phát triển, những quốc gia này buộc phải sử dụng TRIMs để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, hướng các nguồn đầu tư nước ngoài theo định hướng phát triển của mình. Điều này có thể được giải thích thông qua quá trình đàm phán Hiệp định với sự bất đồng mạnh mẽ về lợi ích giữa các thành viên đặc biệt là thành viên đang phát triển.

2.2. Những vấn đề pháp lý được đưa ra giải quyết

Tranh chấp phổ biến đối với các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại thường được các quốc gia viện dẫn Điều 2 của TRIMs, theo đó bên nguyên đơn cho rằng các biện pháp mà bên bị đơn thực hiện đã vi phạm các quy định liên quan đến nguyên tắc Đối xử quốc gia và Hạn chế định lượng khi tạo ra sự bất bình đẳng đối với hàng hóa và nhà đầu tư nước ngoài.

Các biện pháp mà các bên đã sử dụng trong ngành nông nghiệp liên quan tới việc áp đặt quy định về hạn chế định lượng nhằm hạn chế việc nhập khẩu các mặt hàng nông sản qua biên giới, để bảo hộ các sản phẩm trong nước và được sử dụng bởi cả thành viên phát triển và đang phát triển.

Trong ngành công nghiệp ô tô, thực tế cho thấy các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại được sử dụng bởi các thành viên đang phát triển (như Trung Quốc, Indonesia, Brazil, Canada, Ấn Độ...) bao gồm: yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa để đạt được những khoản ưu đãi về thuế, các yêu cầu về cân đối giá trị nhập khẩu và xuất khẩu... Hoặc việc hạn chế việc nhập khẩu thông qua những yêu cầu về cân đối thương mại, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp muốn nhập khẩu phải thực hiện việc sản xuất trong nước với giá trị tương đương. Thông qua biện pháp này nước tiếp nhận đầu tư mong muốn, các nhà đầu tư thực hiện việc chuyển giao công nghệ, phát triển các ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nếu sử dụng các biện pháp này có thể sẽ ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vì các nhà đầu tư chỉ muốn đầu tư vào những lĩnh vực mà thu được nhiều lợi nhuận nhất. Đồng nghĩa với việc chi phí nguyên vật liệu, giá nhân công, chi phí quản lý ở nước tiếp nhận đầu tư ở mức thấp, để có thể tạo ra các sản phẩm có giá cả cạnh tranh.

Tương tự như vậy trong ngành sản xuất năng lượng tái tạo, Canada và Ấn Độ cũng đã áp dụng những yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa trong các sản phẩm để nhận được một khoản ưu đãi về thuế. Các biện pháp mà thành viên đang phát triển sử dụng trong ngành công nghiệp (ô tô và năng lượng tái tạo) nhằm mục đích vừa tạo ra được sự phát triển ngành công nghiệp trong nước vừa thu hút được nguồn vốn kỹ thuật (thường là những đối tác chiến lược, cùng nhau có lợi). Đây cũng có thể coi là một trong những mục tiêu được đề cập tới trong phần mở đầu của Hiệp định TRIMs: “...với mục đích tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cho các thành viên, đặc biệt là các Thành viên đang phát triển...”.

Phần lớn thời gian giải quyết các tranh chấp liên quan tới TRIMs nói riêng và trong WTO nói chung thường giao động từ 19 tháng tới 32 tháng, và được bên thua kiện tự nguyện tuân thủ sau một khoảng thời gian thỏa thuận hoặc do Trọng tài quyết định (từ 8 tới 15 tháng). Các quốc gia đã có một khoảng thời gian sử dụng TRIMs từ 02 tới 03 năm (hoặc có thể hơn), phần lớn các biện pháp này thường được sử dụng với hai mục đích. Thứ nhất, bảo vệ, tạo thuận lợi, ưu đãi cho các sản phẩm có sẵn trong nước (các sản phẩm thế mạnh do các doanh nghiệp trong nước sản xuất đặc biệt trong ngành nông nghiệp). Thứ hai, với mục đích tạo động lực phát triển nhanh chóng một số ngành sản xuất trong nước (những ngành được ưu tiên phát triển như công nghiệp ô tô, sản xuất năng lượng tái tạo) hướng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực ưu tiên, gắn với mục đích này là những yêu cầu về áp dụng tỉ lệ nội địa hóa để đạt được một khoản ưu đãi về thuế, thường được sử dụng bởi các nước đang phát triển

2.3. Kinh nghiệm sử dụng các biện pháp liên quan tới Hiệp định TRIMs

Thực tế qua quá trình nghiên cứu các vụ việc liên quan tới TRIMs, tính tới thời điểm hiện tại mặc dù theo quy định không được sử dụng các biện pháp trái với quy định của Hiệp định TRIMs nhưng nó đã được sử dụng và vẫn đang được sử dụng tại một số quốc gia thành viên, đặc biệt là các thành viên đang phát triển. Việc sử dụng các biện pháp đó thường hướng tới việc tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành sản xuất trong nước, tạo ra sự tăng trưởng nhanh trong quy mô cũng như cơ cấu nền kinh tế. Thông thường trong các vụ việc, các ngành nghề được hưởng lợi từ việc sử dụng TRIMs là những ngành thế mạnh sẵn có trong nước, Ví dụ: EU trong vụ việc liên quan tới các sản phẩm chuối; Canada trong vụ việc liên quan tới ngành sản xuất năng lượng tái tạo và ngành nông nghiệp liên quan tới các sản phẩm ngũ cốc; hoặc những ngành nghề được quốc gia ưu tiên định hướng phát triển, những ngành này đều được liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật của nhằm phát triển theo định hướng của mình, Ví dụ: Indonesia trong vụ việc liên quan tới ngành công nghiệp ô tô...

  1. Thực tiễn liên quan tới Việt Nam

3.1. Việt Nam tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp

Kể từ khi gia nhập WTO cho tới tháng 10/2016 Việt Nam đã tham gia vào tổng số 25 vụ tranh chấp trong khuôn khổ WTO, trong đó 03 vụ việc Việt Nam là nguyên đơn trong vụ kiện, 22 vụ việc tham gia với tư cách là bên thứ ba và Việt Nam hiện chưa là bị đơn trong bất cứ vụ kiện nào trong khuôn khổ WTO.

Việc ban hành thể chế pháp lý liên quan tới giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và trong WTO nói riêng cùng với quá trình tham gia giải quyết tranh chấp đã cho thấy, chúng ta đang ngày càng phát triển, hội nhập một cách sâu rộng vào quan hệ quốc tế, đó cũng là xu thế chung tất yếu của toàn cầu hóa. Tuy chúng ta mới chỉ tham gia một cách đầy đủ vào cơ chế giải quyết tranh chấp trong thời gian gần đây (tham gia với tư cách là một bên nguyên đơn trong vụ tranh chấp), nhưng bằng sự chuẩn bị của mình, chúng ta đã có sự chủ động và đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO, trong đó có 2 vụ việc chúng ta tham gia với tư cách là nguyên đơn và đã đạt được một số thắng lợi nhất định trước Hoa Kỳ (một cường quốc kinh tế hàng đầu).

Thực thế cho thấy rằng, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO (Dispute Settlement Mechanism - DSM) của các quốc gia thường gắn liền với những mục đích cụ thể. Với tư cách là nguyên đơn, nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia trước hành vi xâm hại của các thành viên khác. Với tư cách là bên thứ ba, nhằm tăng cường sự hiểu biết về nội dung các vụ tranh chấp mà họ quan tâm. Đặc biệt là với tư cách là bị đơn, họ sử dụng các biện pháp trái với quy định của các Hiệp định có liên quan, một mặt gây ra thiệt hại tới lợi ích của các quốc gia thành viên, mặt khác họ lại là người được hưởng lợi từ chính những hành vi đó trong một khoảng thời gian nhất định (từ lúc sử dụng tới lúc tranh chấp được giải quyết). Như vậy bằng việc nắm rõ các quy định của các hiệp định có liên quan, nắm rõ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, việc sử dụng một cách đầy đủ vào DSM có thể coi là một trong những chiến lược của các thành viên khi tham gia vào hệ thống thương mại đa phương của WTO.

Một số quốc gia thành viên bằng các biện pháp của mình họ vẫn thường xuyên làm trái với các quy định của WTO, dẫn đến phát sinh một vụ tranh chấp. Các biện pháp đó thường gây ra thiệt hại về lợi ích cho các thành viên khác, nhưng nó lại tạo ra lợi thế, lợi ích riêng cho các thành viên sử dụng. Tuy nhiên, mục đích của DSM lại hướng tới việc thu hồi các biện pháp đã vi phạm, và rất hiếm khi các bên bị áp dụng các biện pháp bồi thường trả đũa. Vì vậy, một số quốc gia thành viên thường sử dụng DSM để tăng cường lợi thế, lợi ích của mình bằng việc vi phạm các hiệp định có liên quan trong một khoảng thời gian nhất định.

3.2. Pháp luật Việt Nam liên quan tới TRIMs

Khi gia nhập WTO, các nước phải cam kết loại bỏ TRIMs, điều này đồng nghĩa với việc các nước phải đưa các biện pháp tuân thủ các quy định của WTO, nhưng đồng thời vẫn tạo cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp trong nước. Việt Nam đã có một quá trình áp dụng TRIMs với các mục tiêu cơ bản là vừa thu hút được đầu tư trực tiếp nước ngoài, vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước.

Các biện pháp Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua là yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, yêu cầu cân đối ngoại tệ, yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước và yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc. Trong đó, biện pháp được tập trung áp dụng nhiều nhất là yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá trong các ngành sản xuất, lắp ráp ôtô và phụ tùng ôtô; sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy; sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh và phụ tùng thuộc ngành điện tử, cơ khí-điện. Tuy nhiên hiện nay, việc đưa ra những yêu cầu này không nhằm mục đích để các nhà đầu tư nhận được một khoản ưu đãi về thuế đối với các sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy, yêu cầu này dường như chỉ là định hướng phát triển của ngành công nghiệp tại Việt Nam, nó không hề tạo ra sự phân biệt đối xử về thuế giữa các sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu (ngoại trừ các khoản thuế xuất nhập khẩu theo cam kết của các Hiệp định có liên quan). Thực tiễn cho thấy biện pháp này gần giống với yêu cầu về sản xuất (yêu cầu một số sản phẩm phải được sản xuất trong nước) nếu biện pháp này không có sự điều chỉnh hợp lý để tạo điều kiện, ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực có liên quan sẽ không khuyến khích, không thu hút được các nguồn vốn đầu tư đồng nghĩa với việc khó có thể tạo ra được động lực phát triển trong các ngành có liên quan. Chính sách này sẽ chỉ phù hợp đối với những ngành có các sản phẩm có sẵn trong nước, với giá thành và chi phí rẻ, còn đối với những ngành sản xuất đòi hỏi phải đầu tư lớn để thực hiện sản xuất dường như sẽ khó tạo sự thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Đối với yêu cầu về hạn ngạch, hiện nay Việt Nam chỉ áp dụng hạn ngạch thuế quan theo cam kết với WTO. Có thể thấy rằng, kể từ khi gia nhập WTO cho tới thời điểm hiện tại chúng ta là một trong những quốc gia thành viên thực hiện Hiệp định TRIMs một cách đầy đủ và nghiêm túc, các biện pháp về bảo đảm đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư năm 2005 (sau khi là thành viên của WTO) và tiếp tục thể hiện thông qua Luật Đầu tư 2014, trong đó Nhà nước bảo đảm quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc tịch thu bằng biện pháp hành chính; bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh, nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu liên quan tới TRIMs.

  1. Hướng phát triển của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Việt Nam là một trong những quốc gia thành viên WTO đã thực hiện các cam quốc tế một cách nghiêm túc, đặc biệt liên quan tới Hiệp định TRIMs, khi không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa nhập khẩu. Đặc biệt khi chúng ta đã và đang tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP, EVFTA; trong các hiệp định này đều có quy định về bảo đảm và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài giống với TRIMs nhưng được giải thích và làm rõ hơn. Quy định về giải quyết tranh chấp trong các Hiệp định này cũng được phát triển từ cơ chế giải quyết tranh chấp ở WTO cùng với một số cải tiến: quá trình giải quyết sẽ được công khai, giảm thời gian giải quyết, không có thủ tục xem xét lại phán quyết... đặc biệt, các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp tại WTO sẽ là nguồn quan trọng trong việc giải thích pháp luật đối với các vấn đề có liên quan tới Hiệp định.

Nhưng đồng nghĩa với việc loại bỏ TRIMs trong quá trình hội nhập toàn cầu chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan tới việc phát triển kinh tế đất nước, phải bảo vệ và phát triển các ngành sản xuất có thế mạnh của mình. Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết cần phải đặt ra trong bối cảnh tuân thủ quy định của Hiệp định TRIMs là bắt buộc chúng ta phải nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước không chỉ về năng lực tài chính, quy mô hoạt động, chất lượng sản phẩm, giá trị sản xuất mà còn phải nâng cao trình độ quản lý để không bị lép vế trước nhà đầu tư nước ngoài. Theo thống kê cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có rất ít sự liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề cùng lĩnh vực vì vậy không tạo ra được sự thống nhất trong phương hướng hoạt động sản xuất, nên dễ bị ảnh hưởng từ tác động bên ngoài của thị trường, đặc biệt là những tác động xấu (tác động tiêu cực về cung cầu, tác động về giá cả). Ngược lại chúng ta có rất ít doanh nghiệp lớn chủ yếu là một số doanh nghiệp có cổ phần vốn nhà nước nhưng hoạt động kém hiệu quả, không tạo ra được những bước đột phá trong sản xuất kinh doanh, chưa tạo dựng được thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.

Qua quá trình phân tích, tìm hiểu các tranh chấp liên quan tới TRIMs và kinh nghiệm đã rút ra được từ một số nước thành viên, cùng với thực tiễn thực hiện tại Việt Nam, ngoài việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong nước trong quá trình tuân thủ TRIMs, chúng ta cân thiết phải sử dụng TRIMs một cách hiệu quả và hợp lý (giống với các quốc gia thành viên đang phát triển đã và đang sử dụng) nhằm tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng đối với một số ngành nghề quan trọng theo định hướng phát triển quốc gia, từng bước đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại.

Ví dụ cụ thể trong ngành sản xuất công nghiệp ô tô hiện nay ở nước ta, theo Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với quan điểm: “Phát triển công nghiệp ô tô trở thành ngành công nghiệp quan trọng để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước” cùng với đó là mục tiêu: “Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng của đất nước, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe tải, xe khách thông dụng và một số loại xe chuyên dùng; phấn đấu trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác”. Tuy có áp dụng, định hướng tỉ lệ nội địa hóa trong ngành sản xuất ô tô trong nước cùng với việc thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô, tuy nhiên, việc áp dụng tỉ lệ nội địa hóa (nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra) không đi cùng với những ưu đãi về thuế và phí, không tạo ra những ưu tiên, ưu đãi đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này vì vậy có thể có những tác động tiêu cực, làm giảm hiệu quả đầu tư, không tạo ra được động lực phát triển cho doanh nghiệp đầu tư nói riêng và ngành sản xuất trong nước nói chung. Chính vì vậy, việc sử dụng TRIMs trong một thời gian cụ thể (từ 02 tới 03 năm) đối với ngành sản xuất ô tô tại nước ta hiện nay là điều cần thiết, nhằm tạo ra sự phát triển nhanh chóng đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước, cần phải hướng những ưu đãi cho các đối tác chiến lược trong lĩnh vực này (các doanh nghiệp liên doanh của một số quốc gia thành viên đang đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô).

Tuy nhiên, việc sử dụng TRIMs cần phải được cân nhắc tính toán lợi ích có được. Thứ nhất, cần phải tạo ra sự phát triển nhanh chóng đối với các sản phẩm, ngành hàng được ưu tiên sản xuất và tiêu thụ trong nước. Thứ hai, cần phải áp dụng TRIMs linh hoạt với một số ngoại lệ trong các Hiệp định có liên quan, chú ý tới thời điểm áp dụng TRIMs để đạt hiệu quả cao nhất. Thứ ba, phải có sự chuẩn bị tinh thần sẵn sàng tham vấn, sẵn sàng tham gia cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan tới TRIMs. Thứ tư, cần có sự chuẩn bị trước về khung thể chế pháp lý liên quan tới TRIMs nhằm kịp thời sửa đổi cho phù hợp với quy định của WTO.

Kết luận

Để hội nhập một cách đầy đủ và sâu rộng trong quan hệ quốc tế, chúng ta cần phải làm chủ và nắm vững cơ chế, chính sách trong các Hiệp định có liên quan nhằm tạo ra những thuận lợi trong quá trình hội nhập. Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện thể chế pháp lý chúng ta cần phải tạo ra được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về giải quyết tranh chấp quốc tế, không ngần ngại, né tránh tham gia vào giải quyết tranh chấp. Chính phủ, các Bộ, Ban, Ngành và cộng đồng doanh nghiệp cần phải có sự liên kết phối hợp chặt chẽ với nhau, lấy lợi ích của doanh nghiệp làm trung tâm. Có như vậy chúng ta mới có thể hội nhập một cách đầy đủ và sâu rộng, từng bước nâng cao vị thế và tiếng nói trên trường quốc tế nhằm phát triển đất nước, từng bước phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện hiện đại.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ trưởng Bộ Công thương (2013), Thông tư số 37/2013/TT-BCT ngày 30/12/2013 quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà, Hà Nội.
  2. Quốc hội (2014), Luật số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 ban hành Luật Đầu tư, Hà Nội.
  3. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
  4. Tổng cục Thống kê (2016), Hiệu quả của các doanh nghiệp trong nước giai đoạn 2005-2014, NXB Thống kê, Hà Nội.
  5. World Trade Organization (1994), Agreement on Trade-Related Investment Measures, Agreement Establishing the World Trade Organization, Annex 1A,
  6. World Trade Organization (1997), “European Communities - Regime for the Importation, Sale and Distribution of Bananas”, Reports of the Panel, WT/DS27/R, Geneva, tr. 107-110.
  7. World Trade Organization (1998), “Indonesia - Certain Measures Affecting the Automobile Industry”, Reports of the Panel, WT/DS54/R, • WT/DS55/R • WT/DS59/R • WT/DS64/R, Geneva, tr. 141-145.
  8. World Trade Organization (2001), “India - Measures Affecting Trade and Investment in the Motor Vehicle Sector”, Reports of the Panel, WT/DS146/R • WT/DS175/R, Geneva, tr. 167-168.
  9. World Trade Organization (2004), “Canada - Measures Relating to Exports of Wheat and Treatment of Imported Grain”, Reports of the Panel, WT/DS276/R, Geneva, 217-219.
  10. World Trade Organization (2007), “Turkey - Measures Affecting the Importation of Rice”, Reports of the Panel, WT/DS334/R, Geneva, tr. 112-113.
  11. World Trade Organization (2012), “Canada - Certain Measures Affecting the Renewable Energy Generation Sector, Canada - Measures Relating to the Feed-in Tariff Program”, Reports of the Panel, WT/DS412/R • WT/DS426/R, Geneva, tr. 65.
  12. World Trade Organization, Dispute settlement > The Disputes > Disputes by Agreement, truy cập ngày 12/12/2016, tại trang Web: https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_agreements_index_e.htm?id=A25#.
  13. World Trade Organization, Trade topics - Dispute settlement - Chronological list, truy cập ngày 12/12/2016, tại trang Web: https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_status_e.htm.

 

[1] Phòng Pháp chế - An toàn , Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh, email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al dizi film izle film izle yabancı dizi izle fethiye escort bayan escort - vip elit escort erotik film izle hack forum türk ifşa the prepared organik hit istanbul escortultrabet girişcasibomjackbethttps://ayvalikzeytinyagi.org/casino siteleriultrabetbankobetyouwinjojobet giriş güncelMostbet KZbeylikdüzü escortbetgit443 marsbahisbetmatikotobetbetlike girişbuy x followersbuy x followersgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025esenyurt escortyabancı dizi izleseri filmlercasinolevantcasinolevantextrabetJet film izle443 marsbahiscasibom güncel girişdeneme bonusu veren sitelerBC.GameUltrabetPusulabetBetebetMariobetVdcasinoTarafbetTipobetBahsegelOnwinSahabetMatbetBets10MarsbahisJojobetCasibomMeritkingHoliganbetmakrobet girişperabet giriştürk film izlecasibom 756casibom girişcasibom girişmarsbahis girişkurumsal keybuy x followersdeneme bonusu veren sitelersahabetsahabetimajbetmatbetsahabetsahabetjojobetholiganbetsekabetonwinfilmMarsbahis girişBetturkeygrandpashabet girişpusulabetbettiltjackbethosgeldin bonusu veren siteler Skyloftsbetcasibomvirabetbetturkeymeritking girişdeneme bonusu veren sitelercasibom1080p filmporno filmsikiş seyretpornoسكسافلام سكسsex hattıucuz sex hattısikiş filmlerizbahispusulabetcasinolevantmariobetcasibom girişselçuksportsGeri Getirme büyüsüonwincasinolevantcasinolevantcasinolevantbeste casino på nettdeneme bonusu veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノbettiltmavibetbetsmoveceltabetonwin메이저사이트süperbahisGrandpashabetgrandpashabetonwinextrabettümbetturkbetオンラインカジノ 違法Marsbahis girişElexbetElexbetotobetbetewinxslotbetmatikbetpubliczbahismatadorbetsupertotobetteknoloji haberlerideneme bonusu veren sitelercasibom girişdeneme bonusu veren sitelerbahis siteleriCanlı bahis sitelerihd porno izle1longlegs izlejojobet giriş günceljojobet giriş günceldeneme bonusu veren sitelerbahis sitelerifilm izleatomsportvmilanobet giriştipobetonwinsahabetbetturkeystarzbetmatadorbetsupertotobetbycasinoroketbetbetmatikcasinolevantcasibom giriş güncelesbetcasino siteleribetebetCasibom güncel girişsekabet twitterWindows LisansPusulabet güncel girişreynabetmarsbahis güncelzbahiscasibomcasinolevantmarsbahis girişmeritkingdeneme bonusu veren sitelersahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetbrawl stars elmas hilesisahabettipobetmariobettarafbetroketbetzbahismatadorbetsupertotobetsahabet1xbettarafbetroketbetmatadorbetsupertotobethttps://puffyessentials.com/celtabetbetgaranticasibombettilt girişBetturkeybetandyoualfabahisrolibetrexbetbahsegelpalacebetcratosroyalbetmarsbahisbankobetMadridbet Madridbetgrandpashabet2201.com443marsbahis.comgrandpashabet2202.commatadorbetiqos heetsmarsbahisbetturkeyotobetjojobet girişzbahiszbahiszbahiszbahisbets10onwin girişdeneme bonusu veren sitelerBurç Yorumlarıbrawl stars elmas hilesiDeneme Bonusu Veren SitelerAlsancak EscortonwinbetewinotobetxslotbetpubliczbahisGrandpashabet1xbetCasinomaxiCasinometropolBetpasextrabet güncel girişgrandpashabetMadridbetÜmraniye escortcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnakitbahisbetebetbahsegelvaycasinodumanbetcasino siteleridinamobetbetkanyonultrabettipobetotobetcasibomcasibombetturkeyotobetotobetzbahiszbahismeritkingcasibom girişnorabahis girişmeritking cumaCasibom girişno deposit bonus casinonew online casinos ontarioselçuksportstaraftarium24canlı maç izleonline casino ontariokralbetcrypto casinomeritkingbycasinokralbetcasibomligobetGrandpashabetGrandpashabetotobetbetnanoextrabetextrabetsmm panelprotein tozucasinoplus girişbekabetbetpipocasilothipercasinocasinoslotBeinnowsantosbettingmercurecasinofavorislotrcasinoCasinowinistekbetbetyaphiperwindiyarbetcasipolhanedanbetlotobetakulabetbetnisnisbarruyabetcrosbetnisbarvaycasinobahiscentpalacebetkazandrabetbets10betchipmaximcasinocasinopluspradabetfestwinvdcasinoilelebetdiscountcasinobetmuzecasiverabahislionmaslakcasinobetzmarkbetmoonpumabetcratossportingbetitalyavitrinbetbetexenrinosbetbahislifezagabetgencobahiswbahisfashionbetbetbeyloyalbahisbetmoneyatlantisbetyorkbetlimrabetbetmatikbetturkeyjojobet973onwinstarzbet girişmatadorbet girişlive casinobetting sitesmatadorbetonline bettingonline casinoFixbetOtobetStarzbetcasibom girişhttps://mangavagabond.online/de/map.phphttps://mangavagabond.online/de/extrabetextrabet girişextrabet girişextrabetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinobetandyoupornmtvgo htgnjcasibom güncel girişcasibomotobetBetparkbetsatzbahisbetkompulibetikimislitarafbethit botucasibom girişholiganbetbetcio girişfixbet mobil girişmeritking girişextrabet girişmeritking girişmeritkingfixbetkralbetbetturkeypusulabetkulisbetlunabettipobetstarzbetbycasinofixbetRusya Çalışma Vizesimeritking girişmeritking güncel girişbetnanovirabet girişmeritking girişmeritkingmatadorbetmeritkingsahabetsekabetonwinmatbetimajbetcasibomcasibomgrandpashabetMeritkingdumanbet girişmeritkingcasibom girişcasibom güncel girişCasibomcasibomimajbetcasibom girişbettiltholiganbetbetwoongalabetvevobahisbetparkbetsmovearesbetbetexperyouwinparibahissuperbetinbetnanogoldenbahismavibetlunabetpiabetbetciobetciobetciobetciosophie rain leakotobetotobetotobetsahabetaltyazılı film izlecasibombetkomMeritking TWİTTER girişlunabetforex yatırımhacklink paneldeneme bonusu veren sitelerbetturkey girişcasibomcasibom girişrestbetbankobetaresbetgamdom girişqueenbet güncellimanbet guncel girissetrabet giriş linkiinterbahisgirişvbetkalebet yeni girişceltabet deneme bonusutimebet güncelmilanobet deneme bonusubetnanopulibet güncel girişrestbetgirisbetnanogirisbetgarantitümbetcasibomjojobetgrandpashabet girişsahabet girişjojobet girişonwin girişsekabet girişmatadorbet girişholiganbet girişmatbet girişimajbet girişmarsbahis girişjojobetjojobetmatadorbet girişgrandpashabet girişcasibomcasibombetcio güncelcasibom girişganobetkingbetting güncelpadişahbet güncelroyalbet güncelrüyabet güncelgiftcardmall/mygiftsonbahis güncelmaltcasinoTarafbettaraftarium24ikimisli güncel