Sidebar

Magazine menu

05
CN, 01

Tạp chí KTĐN số 117

DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG AEC TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN TỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC NƯỚC ASEAN

 Nguyễn Bình Dương[1]

Tóm tắt:

Năm 2015 các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký tuyên bố về việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cho phép tự do di chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề trong khu vực. Trong bối cảnh đó, bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu tác động tiềm ẩn của việc dịch chuyển lao động trong AEC tới tiền lương, thị trường lao động và năng suất lao động của các nước  thành viên ASEAN. Thông qua các lý thuyết về dịch chuyển quốc tế các yếu tố sản xuất, bài viết sẽ phân tích sự chênh lệch về năng suất lao động  thu nhập  giữa các nước thành viên AEC . Từ đó, bài viết sẽ phân tích xu hướng dịch chuyển lao động trong nội bộ khối thông qua việc xây dựng ma trận di cư lao động, đồng thời bình luận về những thay đổi có thể diễn ra trên thị trường lao động, năng suất lao động và tiền lương tại các quốc gia ASEAN

 

Phân loại JEL: F14, F15, F21, O11, O19, O53.

Từ khóa: AEC, lao động, dịch chuyển, tiền lương, năng suất

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LABOR MOVEMENT IN ASEAN ECONOMIC COMMUNITY (AEC): IMPACT ON LABOR MARKET, WAGE AND PRODUCTIVITY OF MEMBER COUNTRIES

 

Abstract:

In 2015, the ASEAN leaders signed the declaration of the AEC which will allow the freer movement of capital and free flow of goods, services, investments and skilled labor across the region. In this context, this paper aims to study impact of labor movement in AEC on wage, labor market, and productivity of ASEAN members. Basing on theory of factors movement, this study will analyze the gap of productivity and income between AEC countries. From these results, the paper will study the trend of labor movement between AEC countries by building a migration- matrix and analyze the changes in the labor market, productivity and wage of these countries.

 

JEL Classification: F14, F15, F21, O11, O19, O53.

Key words: AEC, labour, movement, productivity, wage

 

  1. Giới thiệu

Năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, tạo tiền đề cho việc hình thành một thị trường chung với việc di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và lao động lành nghề trong khu vực. Để hỗ trợ việc dịch chuyển lao động giữa các thành viên, chính phủ các nước đã đồng ý ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) cho phép lao động được di chuyển tự do nội khối và làm việc trong trong bảy lĩnh vực bao gồm: kiến trúc, kỹ sư, kế toán, điều dưỡng, dịch vụ y tế, dịch vụ nha khoa và du lịch. Ngoài ra, các nước thành viên cũng đồng ý tăng cường phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tay nghề lao động trong các lĩnh vực dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực và làm việc của các chuyên gia ASEAN cũng như lao động lành nghề. Để thực hiện điều đó, các quốc gia ASEAN chủ trương  tăng cường hợp tác giữa các thành viên thông qua Mạng lưới Đại học ASEAN (AUN), điều này giúp tăng tính cơ động của sinh viên trong khu vực; tạo thuận lợi cho việc nâng cao năng lực và trình độ nghề nghiệp, cũng như các kỹ năng cần thiết trong các lĩnh vực dịch vụ ưu tiên, đồng thời tăng cường khả năng nghiên cứu  và phát triển mạng lưới thông tin thị trường giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Việc thành lập AEC đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước thành viên, đặc biệt là câu hỏi làm thế nào để các quốc gia ASEAN có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đạt được sự thịnh vượng chung. Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của AEC tới thị trường lao động là câu hỏi thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, qua đó các chính phủ có thể lựa chọn các chính sách hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hơn 600 triệu lao động trong khu vực.

  1. Tổng quan về thị trường lao động ASEAN

Thị trường lao động ở các nước ASEAN có sự khác biệt rất lớn về cả nguồn cung lao động, trình độ, tiền lương và năng suất lao động. Do thiếu số liệu thống kê ở một số quốc gia như Brunei và Myanmar, bài viết này chỉ tập trung nghiên cứu 8 nước thành viên còn lại của ASEAN. Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO, 2017), lực lượng lao động ở các nước ASEAN có sự khác biệt rất lớn. Năm 2017, nếu Indonesia có 118,2 triệu lao động thì Singapore chỉ có 3,6 triệu  lao động. Hầu hết dân số trong độ tuổi lao động ở các quốc gia có tỷ lệ biết chữ cao.Tuy nhiên, một trong những thách thức ở nhiều nước ASEAN là việc ghi danh vào các chương trình giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề còn thấp trong khi giáo dục đại học lại gia tăng. Năng suất lao động cũng có sự chênh lệch rất lớn. Năng suất lao động ở Thái Lan năm 2017 gấp gần bốn lần ở Campuchia. Mức lương  trung bình của một nhân viên tại Malaysia gấp hơn ba lần so với mức lương hàng tháng của người lao động ở Indonesia. Về khía cạnh bình đẳng giới,  trung bình phụ nữ ở Campuchia và Singapore kiếm được ít hơn một phần tư so với nam giới. Hơn nữa, lao động nữ tại ASEAN cũng gặp bất lợi trong việc tìm kiếm một công việc đảm bảo và ổn định.

Hình 1. Tiền lương trung bình hàng tháng tại các nước ASEAN

Nguồn: ILO, 2017

 

Ở các nước ASEAN, thu nhập của người lao động chủ yếu phụ thuộc vào tiền lương. Do đó, tiền lương không chỉ quan trọng đối với người lao động mà còn có ý nghĩa lớn đối với các nhà kinh doanh ở các nước thành viên. Trong hai năm qua, tiền lương thực tế đã tăng ở một số quốc gia, đặc biệt là Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, một trong những lý do là mức lương tối thiểu tăng. Mặc dù có mức lương đã tăng ở hầu hết các nước ASEAN, nhưng chênh lệch về tiền lương giữa các quốc gia vẫn rất lớn (Hình 1). 

Hình 1 cho thấy Lào và Cambodia là hai quốc gia có mức lương thấp nhất trong khu vực, tương ứng là 119 và 121 Đô la Mỹ, trong khi đó công nhân ở Singapore kiếm được  3,547 Đô la Mỹ mỗi tháng. Giữa hai thái cực này là Indonesia (174 Đô la Mỹ), Việt Nam (181 Đô la Mỹ), Philippines (206 Đô la Mỹ), Thái Lan (357 Đô la Mỹ) và Malaysia (609 Đô la Mỹ). Mặc dù trong những năm gần đây, tăng trưởng tiền lương ở các nước Campuchia - Lào - Myanma - Việt Nam (CLMV) nhanh hơn các nước thành viên khác trong ASEAN, nhưng khoảng cách về tiền lương được dự báo vẫn không được thu hẹp trong tương lai gần.

Sự khác biệt về tiền lương giữa các nước thành viên ASEAN phần nào phản ánh sự khác biệt đáng kể về năng suất lao động ở các nước ASEAN. Việc áp dụng công nghệ mới, đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cải thiện kỹ năng lao động sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trở nâng cao hiệu quả và thúc đẩy ý muốn chuyển đổi sang các hoạt động sản xuất kinh doanh có giá trị gia tăng cao hơn. Hiệu quả lao động tăng kết hợp với thay đổi cơ cấu sẽ dẫn đến năng suất lao động tăng, và do đó giúp toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận gia tăng sẽ được phân chia cho người lao động thông qua các hình thức khác nhau như tăng lương, điều kiện việc tốt hơn v.v. 

ILO và ADB (2014) đã chỉ rằng ở các nước Đông Nam Á, năng suất lao động và tiền lương có sự tương quan đồng biến. Các nước kém phát triển hơn trong khu vực có đặc điểm năng suất lao động thấp đi đôi với tiền lương thấp, trong khi đó một số nước phát triển hơn trong khu vực, điển hình là Singapore, có năng suất lao động cao và tiền lương cao. Một số nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan và Malaysia đang dần chuyển đổi thành các quốc gia có thu nhập cao.

  1. Cơ sở lý luận về dịch chuyển lao động quốc tế

Lý thuyết về dịch chuyển lao động quốc tế là một lý thuyết nền tảng thường được nhắc tới trong thương mại quốc tế.

Paul Krugman (2006) đã phân tích tác động của dịch chuyển lao động đối với tiền lương và sản lượng sản xuất của các quốc gia nhập cư và di cư. Nhiều nhà nghiên cứu đã lấy ý tưởng từ lý thuyết này để phân tích thực nghiệm ảnh hưởng của di cư lao động trong các khu vực kinh tế.

Trong các nghiên cứu về ASEAN, Flavia Jurje và Sandra Lavenex (2015) và Guntur Sugiyarto và Dovelyn Rannaveig Agunias (2014) đã nhấn mạnh vai trò của lao động có tay nghề đối với tăng trưởng kinh tế thông qua việc phân tích các cơ hội và thách thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN bằng mô hình di chuyển lao động.

ChiaSiow Yue (2011) nghiên cứu luồng lao động lành nghề tự do trong ASEAN. Kết luận cho thấy lao động tự do dịch chuyển có ý nghĩa quan trọng đối với thương mại dịch vụ, FDI và tăng trưởng năng suất.

James M et all (2012) đã chỉ ra rằng một chính phủ có thể chọn yếu tố lao động như là tâm điểm trong chiến lược phát triển kinh tế. Theo lý thuyết này, nơi nào tập trung nhiều lao động có tài năng, có tay nghề, nơi đó sẽ có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, phát triển, đổi mới và và vốn đầu tư sẽ chảy về để hỗ trợ tất cả các loại hoạt động kinh tế .

Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến dịch chuyển lao động trong AEC, nhưng chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của dịch chuyển lao động đến tiền lương, thu nhập và xu hướng di cư của các nước ASEAN. Bài viết này nhằm mục đích hoàn thiện lĩnh vực này bằng cách áp dụng cách tiếp cận của Paul Krugman (2006) để phân tích tác động của dịch chuyển lao động tới các quốc gia thành viên ASEAN.

Hình 2. nh hưởng của việc di chuyển lao động

Nguồn: Paul Krugman (2006)

Để minh họa tác động của di chuyển lao động tới nước nội địa và nước ngoài, ta xây dựng một mô hình đơn giản chỉ với một hàng hóa. Giả sử trong hàm sản xuất, chỉ có yếu tố lao động là di động, các yếu tố khác như đất đai hoặc vốn là cố định. Năng suất lao động cận biên (MPL) giảm dần, trong đó năng suất lao động phụ thuộc vào số lượng lao động làm việc. Một cách tổng quát,  cung lao động càng lớn thì sản lượng đầu ra càng lớn, tuy nhiên năng suất lao động cận biên (MPL) giảm dần khi có nhiều lao động được tuyển dụng.

Theo lý thuyết, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tiền lương thực tế trả cho công nhân bằng năng suất lao động cận biên. Nếu nước nội địa là nước dồi dào về lao động và nước ngoài là nước dồi dào về đất đai hoặc vốn, năng suất lao động cận biên ở nước nội địa thấp hơn và do đó lương của người lao động sẽ thấp hơn ở nước ngoài. Điều đó tạo động lực cho người lao động trong nước dịch chuyển sang nước ngoài làm việc. Người lao động trong nước sẽ có động cơ dịch chuyển sang nước ngoài đến khi nào tiền lương thực tế cân bằng giữa các nước. Dịch chuyển lao động làm giảm số lượng lao và tăng tiền lương thực tế ở nước nội địa. Ngược lại, dịch chuyển lao làm tăng số lượng lao động và giảm tiền lương thực tế ở nước ngoài. Di cư lao động giữa nước nội địa và nước ngoài cũng sẽ làm tăng tổng sản lượng của thế giới.

Trong hình 2, sản lượng đầu ra ở nước ngoài tăng theo diện tích phía dưới đường cong MP*L, từ OL1 đến OL2. Ngược lại, sản lượng ở nước nội địa giảm theo diện tích phía dưới đường cong MPL, từ OL2 đến OL1. Như vậy so với trước khi có dịch chuyển lao động, tổng sản lượng thế giới tăng đúng bằng diện tích ABC.

 

  1. Mô phỏng dịch chuyển lao động ở các nước AEC

4.1. Tác động đến thị trường lao động, năng suất lao động và tiền lương

Như trong phần 1 đã phân tích, trên thị trường lao động ASEAN, các quốc gia thành viên có sự khác biệt đáng kể về nguồn cung lao động, chất lượng lao động, tiền lương và năng suất lao động.. Mặc dù tăng trưởng tiền lương ở các nước CLMV gần đây nhanh hơn các nước thành viên ASEAN, nhưng khoảng cách về tiền lương sẽ không bị thu hẹp trong tương lai gần.

Do đó, sự khác biệt về tiền lương sẽ tiếp tục thúc đẩy di cư lao động từ các nước có mức lương thấp sang các quốc gia có mức lương cao hơn. Dựa trên ý tưởng này, bài báo xây dựng một ma trận di cư, dự báo cho các xu hướng dịch chuyển lao động trong nội bộ khối AEC, được mô tả như trong Bảng 1. Ma trận này được xây dựng dựa trên việc so sánh mức lương giữa một nước ASEAN bất kỳ (trong nhóm 8 nước mà bài viết nghiên cứu) với 7 thành viên còn lại trong nhóm. Nước có mức lương thấp hơn sẽ là nước di cư lao động ( thể hiện bằng dấu + trong ma trận di cư), nước có mức lương cao hơn sẽ là nước nhập cư lao động (thể hiện bằng dấu - trong ma trận). Bảng 1 cho thấy, sẽ có luồng di cư từ Indonesia sang nước láng giềng Malaysia; từ Lào và Campuchia sang Thái Lan.  Việc dịch chuyển lao động giúp quốc gia nhập cư bù đắp tình trạng thiếu lao động, trong khi các nước có lao động di cư nhận được lợi ích từ kiều hối. Năng suất cận biên của nước di cư lao động sẽ tăng lên, trong khi đó năng suất lao động ở nước nhập cư giảm. Trong bối cảnh tiền lương và năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ, tiền lương sẽ giảm ở nước nhập cư đặc biệt trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Do đó, để tránh tình trạng thu nhập giảm ở một số ngành, chính phủ thường áp dụng một mức lương tối thiểu áp dụng cho cả lao động trong và ngoài nước.

Bảng 1. Xu hướng của dịch chuyển lao động AEC: ma trận di cư

                Đến

Từ

  CAM

MAL

IND

LAO

THAI

PHIL

SPR

VIET

CAM

 

+

+

-

+

+

+

+

MAL

-

 

-

-

-

-

+

-

IND

-

+

 

-

+

+

+

+

LAO

+

+

+

 

+

+

+

+

THAI

-

+

-

-

 

-

+

-

PHIL

-

+

-

-

+

 

+

-

SPR

-

-

-

-

-

-

 

-

VIET

-

+

-

-

+

+

+

 

Nguồn: Ước tính của tác giả dựa trên chênh lệch lương giữa các nước ASEAN

Lưu ý: ( + ) thể hiện  luồng di  dương ; (-) thể hiện rằng luồng di cư  âm

Di chuyển lao động trong AEC cung cấp cho các nước kém phát triển hơn trong ASEAN cơ hội để chuyển đổi từ nền kinh tế có mức lương thấp sang một nền kinh tế có mức lương cao hơn. Tuy nhiên, những thay đổi quá nhanh về mặt cấu trúc sẽ tạo ra nhiều thách thức. Công nhân ở một số khu vực sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Do đó, song song với quá trình chuyển đổi này, cần thiết lập một cơ chế bảo hiểm xã hội và các chính sách giáo dục nhằm trang bị cho người lao động các kỹ năng cần thiết để nắm bắt cơ hội mới. Năng suất lao động cao hơn dự kiến sẽ tạo ra cơ hội cho sự thịnh vượng chung trong ASEAN. Tuy nhiên, hội nhập danh nghĩa có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội. Trên thị trường lao động , những người lao động có tay nghề cao sẽ được hưởng lợi từ tiền lương cao hơn, trong khi những người lao động có tay nghề thấp phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Do đó, điều quan trọng là các nước thành viên ASEAN phải thiết lập các thể chế về tiền lương. Trong bối cảnh đó, việc thiết lập chế độ tiền lương tối thiểu có thể giúp giảm sự chênh lệch về thu nhập, bảo vệ người lao động có tay nghề thấp, đảm bảo họ vẫn nhận được một phần các thành quả của sự tiến bộ.

Trong khi thiết lập chế độ tiền lương cho người lao động có trình độ, các chính phủ nên tạo ra một cơ chế cho phép của người lao động và nhà tuyển dụng có thể cùng thương lượng. Các doanh nghiệp vốn phải thích ứng với tiền lương tăng sẽ đầu tư mạnh về công nghệ, họ cũng sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng tổng cầu đi kèm với gia tăng sức mua. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tận dụng lợi thế của một thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 600 triệu dân. Người lao động trong ASEAN cũng có thể tìm kiếm cơ hội để sử dụng các kỹ năng của họ bằng cách di chuyển đến các quốc gia khác trong khu vực để làm việc.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự đoán đến năm 2030, khoảng 59 triệu người sẽ bổ sung vào lực lượng lao động của ASEAN. Điều này có nghĩa là ASEAN sẽ sở hữu lực lượng lao động lớn thứ ba thế giới, chiếm 10% lực lượng lao động của toàn thế giới vào năm 2030, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Các nền kinh tế phát triển hơn trong ASEAN như Singapore, Malaysia có hệ thống cơ sở hạ tầng và thể chế hiện đại song vì có dân số già hơn so với các nước thành viên khác của Hiệp hội nên sẽ phải tăng cường tiếp nhận và sử dụng các công nghệ tiên tiến để ứng phó tình trạng năng suất lao động “giảm tốc”. Ngược lại, các nền kinh tế mới nổi như Campuchia và Lào với môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng tương đối kém hơn thì cần phải nỗ lực để cải thiện năng suất lao động nhằm duy trì sức cạnh tranh (PwC, 2018).

Sự dịch chuyển lao động nội khối sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững trong khu vực với những lợi ích không chỉ thuộc về những người lao động mà còn cho các nước có dòng lao động dịch chuyển tới. Những nước cho phép lao động dịch chuyển ra các nước trong khu vực sẽ nhận được kiều hối và trình độ lao động, mức lương của người dân sẽ không ngừng được nâng cao. Trong khi đó, các nước nhận lao động lại có thể giải quyết được tình trạng thiếu lao động, thúc đẩy tăng trưởng. Singapore được biết đến là quốc gia có hệ thống quản lý lao động hiệu quả song việc thực thi bảo vệ quyền của người lao động nước ngoài, đặc biệt là giới nữ cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa. Nhìn chung, mặc dù thấy được lợi ích nhãn tiền song hệ thống chính sách về dịch chuyển lao động trong ASEAN còn nhiều bất cập, phiền phức khiến người lao động gặp nhiều khó khăn khi có mong muốn làm việc ở các nước khác trong khu vực (Cát Anh, 2017).

4.2. Tự do dịch chuyển lao động có tay nghề: từ chính sách đến thực tiễn

Mặc dù AEC cho phép dịch chuyển tự do của lao động có tay nghề trong một số ngành nhất định, nhưng trên thực tế, điều này gặp phải một số thách thức. Dịch chuyển lao động trong ASEAN trước nay chủ yếu trong khối người lao động trình độ thấp và trung bình trong các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng , đánh bắt và làm việc nội trợ.

Thay đổi việc làm trong các ngành thâm dụng lao động

Theo ADB và ILO (2014), dự báo đến năm 2025, nhìn chung việc làm sẽ tăng chủ yếu trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, thương mại, giao thông và xây dựng. Thương mại và vận tải chiếm khoảng một nửa tổng số việc làm tăng ở Việt Nam, khoảng một phần ba ở Campuchia, Indonesia và Philippines, khoảng một phần năm ở Thái Lan và Lào. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số việc làm gia tăng ở Lào, Philippines và Thái Lan. Ở Campuchia và Indonesia, ngành xây dựng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 20%, trong tổng số việc làm tăng thêm ở các nước ngày. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác cũng tạo ra số lượng việc làm tăng thêm đáng kể như dệt may và hóa chất ở Campuchia; kim loại, hóa chất và dệt may ở Indonesia; phương tiện vận tải, kim loại và dịch vụ tư nhân tại Lào; dịch vụ tư nhân, chế biến thực phẩm và phương tiện vận tải tại Philippines; chế biến thực phẩm, phương tiện và sản xuất máy tại Thái Lan; hàng may mặc, chế biến thực phẩm tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó, việc làm ở một số ngành dự kiến sẽ giảm, ví dụ như trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Campuchia, Indonesia và Lào. Thất nghiệp tiềm ẩn trong những ngành này cho thấy liên kết giữa thượng nguồn và hạ nguồn trong nông nghiệp còn yếu, đòi hỏi phải có những chính sách đổi mới để cải thiện vấn đề này. Ở Thái Lan và Việt Nam, việc làm có thể suy giảm trong các dịch vụ tư nhân. Trong khi đó ở Philippines là công nghiệp hóa chất và khai thác mỏ. AEC không hướng tới việc dịch chuyển lao động tay nghề thấp. Tuy nhiên, do sự khác biệt về các yếu tố nhân khẩu học và sự chênh lệch về trình độ kinh tế hiện có, nhu cầu về lao động có trình độ thấp trong các lĩnh vực cụ thể sẽ được kích thích và tạo ra những cuộc di cư không mong muốn.

Do đó, những điểm đến hấp dẫn đối với lao động nhập cư trong ASEAN như Malaysia, Singapore và Thái Lan có thể tận dụng những lợi ích từ thương mại tự do bằng cách sử dụng nhiều lao động nhập cư.  Thương mại và dịch chuyển lao động có khả năng bổ sung cho nhau ở các quốc gia này và có thể cùng tăng trong ngắn hạn. Tuy rằng AEC hướng tới dịch chuyển lao động trình độ cao, dòng chảy lao động trình độ thấp có thể sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn và trung hạn do các yếu tố khác biệt về nhân khẩu học và sự chênh lệch kinh tế hiện có. Ví dụ ở Thái Lan, nhu cầu về lao động nhập cư có tay nghề thấp và trung bình dự kiến sẽ tăng. Điều này đòi hỏi phải có chiến lược để quản lý di cư và bảo vệ người lao động nhập cư thông qua việc cho phép truy cập thường xuyên vào các kênh di cư, khuyến khích người lao động nhập cư sử dụng các kênh đó, đồng thời đảm bảo việc chống lại sự bóc lột đối với lao động nhập cư và nạn buôn bán người. Theo thời gian, việc xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng cho các hoạt động ngành nghề có kỹ năng trung bình trong ASEAN - bao gồm công nhân xây dựng, công nhân may mặc, ngư dân và lao động đồn điền. Điều đó giúp các bên lien quan cung cấp một kênh dễ quản lý, minh bạch và an toàn hơn cho lao động nhập cư. Các chính sách như vậy có thể hợp pháp hóa và điều chỉnh phần lớn sự di cư đã diễn ra trong ASEAN. Một công cụ có thể được áp dụng là khung tham chiếu so sánh trình độ chuyên môn AQRF (ASEAN Qualifications Reference Framework) hoặc thông qua các thỏa thuận công nhận lẫn nhau riêng lẻ giữa các nước thành viên. Những công cụ như vậy sẽ giúp giải quyết một số thách thức trong vấn đề dịch chuyển lao động đang diễn ra trong nội bộ ASEAN đồng thời giúp quản lý có hiệu quả hơn, giải quyết các nhu cầu trong tương lai trên thị trường lao động của các quốc gia thành viên. 

Sự kém hiệu quả trong các quy định của AEC về di chuyển lao động có tay nghề

Các chính sách để quản lý dịch chuyển lao động trong khuôn khổ AEC được giới hạn cho lao động trình độ cao. Để hỗ trợ cho việc dịch chuyển lao động, các nước thành viên ASEAN đã nhất trí hoàn thành thỏa thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements - MRA) cho phép lao động dịch chuyển tự do và làm việc trên toàn khu vực trong bảy lĩnh vực: kiến trúc, kỹ sư, kế toán, điều dưỡng, dịch vụ y tế, nha khoa, và du lịch.

Tuy nhiên, Bảng 2 cho thấy, thậm chí ngay cả khi có thỏa thuận công nhận lẫn nhau, 7 lĩnh vực mà AEC cho phép tự do dịch chuyển lao động cũng chỉ chiếm từ 0,3% đến 1,4 % tổng số việc làm tại các quốc gia thành viên. Do đó, trong ngắn hạn, các quy định của AEC về di chuyển lao động lành nghề có thể có rất ít tác động .

Bảng 2. Việc làm trong 7 ngành nghề được đề cập trong khuôn khổ AEC

 

Số việc làm trong 7 lĩnh vực được đề cập trong AEC ( nghìn)

Tỷ trọng 7 lĩnh vực được đề cập trong tổng số việc làm của AEC (%)

CAM

70,1

1,0

IND

355,3

0,3

LAO

37,8

1,3

PHIL

454,5

1,2

THAI

295,0

0,8

VIET

735,7

1,4

Nguồn: ILO và ADB (2014)

Mặt khác, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) sẽ tạo thuận lợi cho sự di chuyển lao động trong khuôn khổ AEC. Những thỏa thuận này cụ thể hóa các yêu cầu về kỹ năng hoặc kinh nghiệm mà các chuyên gia cần đạt được để được thừa nhận ở một quốc gia khác và được làm việc ở nước ngoài. Để hỗ trợ các MRA, ASEAN đang phát triển Khung tham chiếu trình độ chuyên môn ASEAN (AQRF) cho phép các bằng cấp được so sánh giữa các quốc gia thành viên và cung cấp một chuẩn mực nhất quán cho các khung trình độ riêng lẻ ở mỗi quốc gia hiện nay.

Việc thực hiện thỏa thuận MRA vẫn còn nhiều khó khăn, trước hết là do các quốc gia khác nhau về chương trình giáo dục và cách thức kiểm tra để được thừa nhận về trình độ chuyên môn. Thứ hai, một số quốc gia yêu cầu các vị trí như giáo viên, luật sư, công chức hoặc binh sĩ là dành cho người bản địa và loại trừ lao động nhập cư khỏi những ngành này. Thứ ba, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và sự chấp nhận của xã hội có thể tạo ra những rào cản vô hình đối với sự dịch chuyển lao động, vượt ra khỏi các quy định tồn tại trên giấy tờ. Cuối cùng, các cuộc đàm phán MRA cho đến nay thường được tiến hành song phương và hầu hết còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.

Trong khi Cộng đồng kinh tế ASEAN muốn thúc đẩy việc di chuyển của những người lao động có tay nghề cao, thì hầu hết những người lao động nhập cư trong khu vực đều có tay nghề thấp và nhiều người không có giấy tờ. Để các quốc gia thành viên ASEAN thu được lợi ích từ việc dịch chuyển lao động, các chính phủ cần quản lý tất cả các loại hình di cư một cách hiệu quả hơn và có chính sách bảo vệ cho tất cả lao động nhập cư.

  1. Kết luận

Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của AEC đến thị trường lao động, năng suất lao động và tiền lương của các nước thành viên ASEAN. Sự dịch chuyển tự do đối với các lao động lành nghề trong AEC dự kiến sẽ làm tăng sản lượng của toàn khu vực. Trên thị trường lao động, việc dịch chuyển nhân công trong ASEAN sẽ tiếp tục ở các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động có kỹ năng trung bình và thấp, chủ yếu trong các ngành nghề như chế tác, xây dựng, đánh bắt và công việc nội trợ. Về lý thuyết, việc tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển tự cho các lao động có tay nghề trong khuôn khổ AEC sẽ dẫn đến lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, các thỏa thuận hiện tại liên quan đến chính sách di cư chưa giải quyết được những vấn đề diễn ra trong thực tế. Hiện nay, dịch chuyển lao động trong khuôn khổ AEC bị giới hạn trong các ngành nghề chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số việc làm của ASEAN. Trong dài hạn, việc làm sẽ tăng thêm ở  một số ngành và giảm đi ở những ngành khác. Do đó, các quốc gia thành viên ASEAN vừa phải giải quyết các vấn đề thất nghiệp, lao động bất hợp pháp, điều kiện làm việc thấp, đồng thời phải xử lý các thách thức khác nảy sinh từ hợp tác và hội nhập khu vực. Về năng suất lao động, việc dịch chuyển lao động dự báo sẽ làm tăng năng suất đáng kể ở một số quốc gia như Campuchia, Indonesia, Laos, Myanmar và Việt Nam. Điều này sẽ giúp các nước CLMV tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế thông qua năng suất cao hơn thay vì dựa trên mức lương thấp. AEC thúc đẩy dịch chuyển lao động nhằm thúc đẩy nhu cầu về lao động có tay nghề, do vậy các chính phủ có thể gắn kết chính sách giáo dục với các chính sách phát triển và tạo việc làm để đảm bảo rằng hội nhập sẽ mang lại lợi ích cho những khu vực dễ bị tổn thương nhất. Thứ hai, về giáo dục và đào tạo, người lao động cần được trang bị các kỹ năng đáp ứng được đòi hỏi của công việc trong tương lai, có khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ một cách nhanh chóng trong thời đại mới. Các hệ thống giáo dục và đào tạo cần phải cải thiện chất lượng đi đôi với việc phát triển các kỹ năng cơ bản và cốt lõi, đáp ứng nhu cầu về nhân lực trình độ cao trong tương lai. Thứ ba, về mặt bảo trợ xã hội, phạm vi của các hệ thống an sinh xã hội nên được mở rộng cho các đối tượng bao gồm người lao động nhập cư và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Cuối cùng, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là vấn đề hết sức quan trọng ở các nước AEC. Cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng trên toàn khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại, xây dựng chuỗi cung ứng và phát triển các liên kết tài chính, từ đó có thể thúc đẩy năng suất cao hơn.

Tài liệu tham khảo

 

 

  1. Cát Anh (2017), ‘Dịch chuyển lao động mang tới nhiều cơ hội cho ASEAN’, Báo Quốc tế, truy cập lần cuối ngày 05/05/ 2018 tại https://baoquocte.vn/dich-chuyen-lao-dong-mang-toi-nhieu-co-hoi-cho-asean-58610.html.
  2. Chia Siow Yue (2011), ‘Free Flow of skilled labor in the ASEAN Economic Community’, Singapore Institute of International Affairs, Singapore.
  3. Flavia Jurje and Sandra Lavenex (2015), ‘ASEAN Economic Community: what model for labour mobility?’, Working Paper No 2015/02, World Trade Institute of the University of Bern,
  4. Guntur Sugiyarto and Dovelyn Rannaveig Agunias (2014), ‘A free flow of skilled labour within ASEAN: Aspriations, Opportunities and Challenges in 2015 and Beyond’, Issue No 11, IOM Regional Office for Asia and the Pacific and the Migration Policy Institute, 2014.
  5. ILO and ADB (2014), ASEAN Community 2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity, Bangkok, Thailand.
  6. ILO statistic database, https://www.ilo.org/ilostat.
  7. James M, Susan L, Byron A, Sereenivas R (2012), ‘Help wanted: the future of work in advanced economies’, The McKinsey Global Institute with discussion paper.
  8. Paul Krugman (2006), International economics: theory and policy, Pearson.
  9. PwC (2018), ‘The Future of ASEAN Time to Act’, Partner- Growth Markets Centre, Singapore.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: duongnb@ftu.edu.vn

DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG AEC TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN TỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC NƯỚC ASEAN

 Nguyễn Bình Dương[1]

Tóm tắt:

Năm 2015 các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký tuyên bố về việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cho phép tự do di chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề trong khu vực. Trong bối cảnh đó, bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu tác động tiềm ẩn của việc dịch chuyển lao động trong AEC tới tiền lương, thị trường lao động và năng suất lao động của các nước  thành viên ASEAN. Thông qua các lý thuyết về dịch chuyển quốc tế các yếu tố sản xuất, bài viết sẽ phân tích sự chênh lệch về năng suất lao động  thu nhập  giữa các nước thành viên AEC . Từ đó, bài viết sẽ phân tích xu hướng dịch chuyển lao động trong nội bộ khối thông qua việc xây dựng ma trận di cư lao động, đồng thời bình luận về những thay đổi có thể diễn ra trên thị trường lao động, năng suất lao động và tiền lương tại các quốc gia ASEAN

 

Phân loại JEL: F14, F15, F21, O11, O19, O53.

Từ khóa: AEC, lao động, dịch chuyển, tiền lương, năng suất

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LABOR MOVEMENT IN ASEAN ECONOMIC COMMUNITY (AEC): IMPACT ON LABOR MARKET, WAGE AND PRODUCTIVITY OF MEMBER COUNTRIES

 

Abstract:

In 2015, the ASEAN leaders signed the declaration of the AEC which will allow the freer movement of capital and free flow of goods, services, investments and skilled labor across the region. In this context, this paper aims to study impact of labor movement in AEC on wage, labor market, and productivity of ASEAN members. Basing on theory of factors movement, this study will analyze the gap of productivity and income between AEC countries. From these results, the paper will study the trend of labor movement between AEC countries by building a migration- matrix and analyze the changes in the labor market, productivity and wage of these countries.

 

JEL Classification: F14, F15, F21, O11, O19, O53.

Key words: AEC, labour, movement, productivity, wage

 

  1. Giới thiệu

Năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, tạo tiền đề cho việc hình thành một thị trường chung với việc di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và lao động lành nghề trong khu vực. Để hỗ trợ việc dịch chuyển lao động giữa các thành viên, chính phủ các nước đã đồng ý ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) cho phép lao động được di chuyển tự do nội khối và làm việc trong trong bảy lĩnh vực bao gồm: kiến trúc, kỹ sư, kế toán, điều dưỡng, dịch vụ y tế, dịch vụ nha khoa và du lịch. Ngoài ra, các nước thành viên cũng đồng ý tăng cường phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tay nghề lao động trong các lĩnh vực dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực và làm việc của các chuyên gia ASEAN cũng như lao động lành nghề. Để thực hiện điều đó, các quốc gia ASEAN chủ trương  tăng cường hợp tác giữa các thành viên thông qua Mạng lưới Đại học ASEAN (AUN), điều này giúp tăng tính cơ động của sinh viên trong khu vực; tạo thuận lợi cho việc nâng cao năng lực và trình độ nghề nghiệp, cũng như các kỹ năng cần thiết trong các lĩnh vực dịch vụ ưu tiên, đồng thời tăng cường khả năng nghiên cứu  và phát triển mạng lưới thông tin thị trường giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Việc thành lập AEC đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước thành viên, đặc biệt là câu hỏi làm thế nào để các quốc gia ASEAN có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đạt được sự thịnh vượng chung. Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của AEC tới thị trường lao động là câu hỏi thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, qua đó các chính phủ có thể lựa chọn các chính sách hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hơn 600 triệu lao động trong khu vực.

  1. Tổng quan về thị trường lao động ASEAN

Thị trường lao động ở các nước ASEAN có sự khác biệt rất lớn về cả nguồn cung lao động, trình độ, tiền lương và năng suất lao động. Do thiếu số liệu thống kê ở một số quốc gia như Brunei và Myanmar, bài viết này chỉ tập trung nghiên cứu 8 nước thành viên còn lại của ASEAN. Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO, 2017), lực lượng lao động ở các nước ASEAN có sự khác biệt rất lớn. Năm 2017, nếu Indonesia có 118,2 triệu lao động thì Singapore chỉ có 3,6 triệu  lao động. Hầu hết dân số trong độ tuổi lao động ở các quốc gia có tỷ lệ biết chữ cao.Tuy nhiên, một trong những thách thức ở nhiều nước ASEAN là việc ghi danh vào các chương trình giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề còn thấp trong khi giáo dục đại học lại gia tăng. Năng suất lao động cũng có sự chênh lệch rất lớn. Năng suất lao động ở Thái Lan năm 2017 gấp gần bốn lần ở Campuchia. Mức lương  trung bình của một nhân viên tại Malaysia gấp hơn ba lần so với mức lương hàng tháng của người lao động ở Indonesia. Về khía cạnh bình đẳng giới,  trung bình phụ nữ ở Campuchia và Singapore kiếm được ít hơn một phần tư so với nam giới. Hơn nữa, lao động nữ tại ASEAN cũng gặp bất lợi trong việc tìm kiếm một công việc đảm bảo và ổn định.

Hình 1. Tiền lương trung bình hàng tháng tại các nước ASEAN

Nguồn: ILO, 2017

 

Ở các nước ASEAN, thu nhập của người lao động chủ yếu phụ thuộc vào tiền lương. Do đó, tiền lương không chỉ quan trọng đối với người lao động mà còn có ý nghĩa lớn đối với các nhà kinh doanh ở các nước thành viên. Trong hai năm qua, tiền lương thực tế đã tăng ở một số quốc gia, đặc biệt là Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, một trong những lý do là mức lương tối thiểu tăng. Mặc dù có mức lương đã tăng ở hầu hết các nước ASEAN, nhưng chênh lệch về tiền lương giữa các quốc gia vẫn rất lớn (Hình 1). 

Hình 1 cho thấy Lào và Cambodia là hai quốc gia có mức lương thấp nhất trong khu vực, tương ứng là 119 và 121 Đô la Mỹ, trong khi đó công nhân ở Singapore kiếm được  3,547 Đô la Mỹ mỗi tháng. Giữa hai thái cực này là Indonesia (174 Đô la Mỹ), Việt Nam (181 Đô la Mỹ), Philippines (206 Đô la Mỹ), Thái Lan (357 Đô la Mỹ) và Malaysia (609 Đô la Mỹ). Mặc dù trong những năm gần đây, tăng trưởng tiền lương ở các nước Campuchia - Lào - Myanma - Việt Nam (CLMV) nhanh hơn các nước thành viên khác trong ASEAN, nhưng khoảng cách về tiền lương được dự báo vẫn không được thu hẹp trong tương lai gần.

Sự khác biệt về tiền lương giữa các nước thành viên ASEAN phần nào phản ánh sự khác biệt đáng kể về năng suất lao động ở các nước ASEAN. Việc áp dụng công nghệ mới, đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cải thiện kỹ năng lao động sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trở nâng cao hiệu quả và thúc đẩy ý muốn chuyển đổi sang các hoạt động sản xuất kinh doanh có giá trị gia tăng cao hơn. Hiệu quả lao động tăng kết hợp với thay đổi cơ cấu sẽ dẫn đến năng suất lao động tăng, và do đó giúp toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận gia tăng sẽ được phân chia cho người lao động thông qua các hình thức khác nhau như tăng lương, điều kiện việc tốt hơn v.v. 

ILO và ADB (2014) đã chỉ rằng ở các nước Đông Nam Á, năng suất lao động và tiền lương có sự tương quan đồng biến. Các nước kém phát triển hơn trong khu vực có đặc điểm năng suất lao động thấp đi đôi với tiền lương thấp, trong khi đó một số nước phát triển hơn trong khu vực, điển hình là Singapore, có năng suất lao động cao và tiền lương cao. Một số nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan và Malaysia đang dần chuyển đổi thành các quốc gia có thu nhập cao.

  1. Cơ sở lý luận về dịch chuyển lao động quốc tế

Lý thuyết về dịch chuyển lao động quốc tế là một lý thuyết nền tảng thường được nhắc tới trong thương mại quốc tế.

Paul Krugman (2006) đã phân tích tác động của dịch chuyển lao động đối với tiền lương và sản lượng sản xuất của các quốc gia nhập cư và di cư. Nhiều nhà nghiên cứu đã lấy ý tưởng từ lý thuyết này để phân tích thực nghiệm ảnh hưởng của di cư lao động trong các khu vực kinh tế.

Trong các nghiên cứu về ASEAN, Flavia Jurje và Sandra Lavenex (2015) và Guntur Sugiyarto và Dovelyn Rannaveig Agunias (2014) đã nhấn mạnh vai trò của lao động có tay nghề đối với tăng trưởng kinh tế thông qua việc phân tích các cơ hội và thách thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN bằng mô hình di chuyển lao động.

ChiaSiow Yue (2011) nghiên cứu luồng lao động lành nghề tự do trong ASEAN. Kết luận cho thấy lao động tự do dịch chuyển có ý nghĩa quan trọng đối với thương mại dịch vụ, FDI và tăng trưởng năng suất.

James M et all (2012) đã chỉ ra rằng một chính phủ có thể chọn yếu tố lao động như là tâm điểm trong chiến lược phát triển kinh tế. Theo lý thuyết này, nơi nào tập trung nhiều lao động có tài năng, có tay nghề, nơi đó sẽ có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, phát triển, đổi mới và và vốn đầu tư sẽ chảy về để hỗ trợ tất cả các loại hoạt động kinh tế .

Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến dịch chuyển lao động trong AEC, nhưng chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của dịch chuyển lao động đến tiền lương, thu nhập và xu hướng di cư của các nước ASEAN. Bài viết này nhằm mục đích hoàn thiện lĩnh vực này bằng cách áp dụng cách tiếp cận của Paul Krugman (2006) để phân tích tác động của dịch chuyển lao động tới các quốc gia thành viên ASEAN.

Hình 2. nh hưởng của việc di chuyển lao động

Nguồn: Paul Krugman (2006)

Để minh họa tác động của di chuyển lao động tới nước nội địa và nước ngoài, ta xây dựng một mô hình đơn giản chỉ với một hàng hóa. Giả sử trong hàm sản xuất, chỉ có yếu tố lao động là di động, các yếu tố khác như đất đai hoặc vốn là cố định. Năng suất lao động cận biên (MPL) giảm dần, trong đó năng suất lao động phụ thuộc vào số lượng lao động làm việc. Một cách tổng quát,  cung lao động càng lớn thì sản lượng đầu ra càng lớn, tuy nhiên năng suất lao động cận biên (MPL) giảm dần khi có nhiều lao động được tuyển dụng.

Theo lý thuyết, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tiền lương thực tế trả cho công nhân bằng năng suất lao động cận biên. Nếu nước nội địa là nước dồi dào về lao động và nước ngoài là nước dồi dào về đất đai hoặc vốn, năng suất lao động cận biên ở nước nội địa thấp hơn và do đó lương của người lao động sẽ thấp hơn ở nước ngoài. Điều đó tạo động lực cho người lao động trong nước dịch chuyển sang nước ngoài làm việc. Người lao động trong nước sẽ có động cơ dịch chuyển sang nước ngoài đến khi nào tiền lương thực tế cân bằng giữa các nước. Dịch chuyển lao động làm giảm số lượng lao và tăng tiền lương thực tế ở nước nội địa. Ngược lại, dịch chuyển lao làm tăng số lượng lao động và giảm tiền lương thực tế ở nước ngoài. Di cư lao động giữa nước nội địa và nước ngoài cũng sẽ làm tăng tổng sản lượng của thế giới.

Trong hình 2, sản lượng đầu ra ở nước ngoài tăng theo diện tích phía dưới đường cong MP*L, từ OL1 đến OL2. Ngược lại, sản lượng ở nước nội địa giảm theo diện tích phía dưới đường cong MPL, từ OL2 đến OL1. Như vậy so với trước khi có dịch chuyển lao động, tổng sản lượng thế giới tăng đúng bằng diện tích ABC.

 

  1. Mô phỏng dịch chuyển lao động ở các nước AEC

4.1. Tác động đến thị trường lao động, năng suất lao động và tiền lương

Như trong phần 1 đã phân tích, trên thị trường lao động ASEAN, các quốc gia thành viên có sự khác biệt đáng kể về nguồn cung lao động, chất lượng lao động, tiền lương và năng suất lao động.. Mặc dù tăng trưởng tiền lương ở các nước CLMV gần đây nhanh hơn các nước thành viên ASEAN, nhưng khoảng cách về tiền lương sẽ không bị thu hẹp trong tương lai gần.

Do đó, sự khác biệt về tiền lương sẽ tiếp tục thúc đẩy di cư lao động từ các nước có mức lương thấp sang các quốc gia có mức lương cao hơn. Dựa trên ý tưởng này, bài báo xây dựng một ma trận di cư, dự báo cho các xu hướng dịch chuyển lao động trong nội bộ khối AEC, được mô tả như trong Bảng 1. Ma trận này được xây dựng dựa trên việc so sánh mức lương giữa một nước ASEAN bất kỳ (trong nhóm 8 nước mà bài viết nghiên cứu) với 7 thành viên còn lại trong nhóm. Nước có mức lương thấp hơn sẽ là nước di cư lao động ( thể hiện bằng dấu + trong ma trận di cư), nước có mức lương cao hơn sẽ là nước nhập cư lao động (thể hiện bằng dấu - trong ma trận). Bảng 1 cho thấy, sẽ có luồng di cư từ Indonesia sang nước láng giềng Malaysia; từ Lào và Campuchia sang Thái Lan.  Việc dịch chuyển lao động giúp quốc gia nhập cư bù đắp tình trạng thiếu lao động, trong khi các nước có lao động di cư nhận được lợi ích từ kiều hối. Năng suất cận biên của nước di cư lao động sẽ tăng lên, trong khi đó năng suất lao động ở nước nhập cư giảm. Trong bối cảnh tiền lương và năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ, tiền lương sẽ giảm ở nước nhập cư đặc biệt trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Do đó, để tránh tình trạng thu nhập giảm ở một số ngành, chính phủ thường áp dụng một mức lương tối thiểu áp dụng cho cả lao động trong và ngoài nước.

Bảng 1. Xu hướng của dịch chuyển lao động AEC: ma trận di cư

                Đến

Từ

  CAM

MAL

IND

LAO

THAI

PHIL

SPR

VIET

CAM

 

+

+

-

+

+

+

+

MAL

-

 

-

-

-

-

+

-

IND

-

+

 

-

+

+

+

+

LAO

+

+

+

 

+

+

+

+

THAI

-

+

-

-

 

-

+

-

PHIL

-

+

-

-

+

 

+

-

SPR

-

-

-

-

-

-

 

-

VIET

-

+

-

-

+

+

+

 

Nguồn: Ước tính của tác giả dựa trên chênh lệch lương giữa các nước ASEAN

Lưu ý: ( + ) thể hiện  luồng di  dương ; (-) thể hiện rằng luồng di cư  âm

Di chuyển lao động trong AEC cung cấp cho các nước kém phát triển hơn trong ASEAN cơ hội để chuyển đổi từ nền kinh tế có mức lương thấp sang một nền kinh tế có mức lương cao hơn. Tuy nhiên, những thay đổi quá nhanh về mặt cấu trúc sẽ tạo ra nhiều thách thức. Công nhân ở một số khu vực sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Do đó, song song với quá trình chuyển đổi này, cần thiết lập một cơ chế bảo hiểm xã hội và các chính sách giáo dục nhằm trang bị cho người lao động các kỹ năng cần thiết để nắm bắt cơ hội mới. Năng suất lao động cao hơn dự kiến sẽ tạo ra cơ hội cho sự thịnh vượng chung trong ASEAN. Tuy nhiên, hội nhập danh nghĩa có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội. Trên thị trường lao động , những người lao động có tay nghề cao sẽ được hưởng lợi từ tiền lương cao hơn, trong khi những người lao động có tay nghề thấp phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Do đó, điều quan trọng là các nước thành viên ASEAN phải thiết lập các thể chế về tiền lương. Trong bối cảnh đó, việc thiết lập chế độ tiền lương tối thiểu có thể giúp giảm sự chênh lệch về thu nhập, bảo vệ người lao động có tay nghề thấp, đảm bảo họ vẫn nhận được một phần các thành quả của sự tiến bộ.

Trong khi thiết lập chế độ tiền lương cho người lao động có trình độ, các chính phủ nên tạo ra một cơ chế cho phép của người lao động và nhà tuyển dụng có thể cùng thương lượng. Các doanh nghiệp vốn phải thích ứng với tiền lương tăng sẽ đầu tư mạnh về công nghệ, họ cũng sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng tổng cầu đi kèm với gia tăng sức mua. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tận dụng lợi thế của một thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 600 triệu dân. Người lao động trong ASEAN cũng có thể tìm kiếm cơ hội để sử dụng các kỹ năng của họ bằng cách di chuyển đến các quốc gia khác trong khu vực để làm việc.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự đoán đến năm 2030, khoảng 59 triệu người sẽ bổ sung vào lực lượng lao động của ASEAN. Điều này có nghĩa là ASEAN sẽ sở hữu lực lượng lao động lớn thứ ba thế giới, chiếm 10% lực lượng lao động của toàn thế giới vào năm 2030, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Các nền kinh tế phát triển hơn trong ASEAN như Singapore, Malaysia có hệ thống cơ sở hạ tầng và thể chế hiện đại song vì có dân số già hơn so với các nước thành viên khác của Hiệp hội nên sẽ phải tăng cường tiếp nhận và sử dụng các công nghệ tiên tiến để ứng phó tình trạng năng suất lao động “giảm tốc”. Ngược lại, các nền kinh tế mới nổi như Campuchia và Lào với môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng tương đối kém hơn thì cần phải nỗ lực để cải thiện năng suất lao động nhằm duy trì sức cạnh tranh (PwC, 2018).

Sự dịch chuyển lao động nội khối sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững trong khu vực với những lợi ích không chỉ thuộc về những người lao động mà còn cho các nước có dòng lao động dịch chuyển tới. Những nước cho phép lao động dịch chuyển ra các nước trong khu vực sẽ nhận được kiều hối và trình độ lao động, mức lương của người dân sẽ không ngừng được nâng cao. Trong khi đó, các nước nhận lao động lại có thể giải quyết được tình trạng thiếu lao động, thúc đẩy tăng trưởng. Singapore được biết đến là quốc gia có hệ thống quản lý lao động hiệu quả song việc thực thi bảo vệ quyền của người lao động nước ngoài, đặc biệt là giới nữ cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa. Nhìn chung, mặc dù thấy được lợi ích nhãn tiền song hệ thống chính sách về dịch chuyển lao động trong ASEAN còn nhiều bất cập, phiền phức khiến người lao động gặp nhiều khó khăn khi có mong muốn làm việc ở các nước khác trong khu vực (Cát Anh, 2017).

4.2. Tự do dịch chuyển lao động có tay nghề: từ chính sách đến thực tiễn

Mặc dù AEC cho phép dịch chuyển tự do của lao động có tay nghề trong một số ngành nhất định, nhưng trên thực tế, điều này gặp phải một số thách thức. Dịch chuyển lao động trong ASEAN trước nay chủ yếu trong khối người lao động trình độ thấp và trung bình trong các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng , đánh bắt và làm việc nội trợ.

Thay đổi việc làm trong các ngành thâm dụng lao động

Theo ADB và ILO (2014), dự báo đến năm 2025, nhìn chung việc làm sẽ tăng chủ yếu trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, thương mại, giao thông và xây dựng. Thương mại và vận tải chiếm khoảng một nửa tổng số việc làm tăng ở Việt Nam, khoảng một phần ba ở Campuchia, Indonesia và Philippines, khoảng một phần năm ở Thái Lan và Lào. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số việc làm gia tăng ở Lào, Philippines và Thái Lan. Ở Campuchia và Indonesia, ngành xây dựng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 20%, trong tổng số việc làm tăng thêm ở các nước ngày. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác cũng tạo ra số lượng việc làm tăng thêm đáng kể như dệt may và hóa chất ở Campuchia; kim loại, hóa chất và dệt may ở Indonesia; phương tiện vận tải, kim loại và dịch vụ tư nhân tại Lào; dịch vụ tư nhân, chế biến thực phẩm và phương tiện vận tải tại Philippines; chế biến thực phẩm, phương tiện và sản xuất máy tại Thái Lan; hàng may mặc, chế biến thực phẩm tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó, việc làm ở một số ngành dự kiến sẽ giảm, ví dụ như trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Campuchia, Indonesia và Lào. Thất nghiệp tiềm ẩn trong những ngành này cho thấy liên kết giữa thượng nguồn và hạ nguồn trong nông nghiệp còn yếu, đòi hỏi phải có những chính sách đổi mới để cải thiện vấn đề này. Ở Thái Lan và Việt Nam, việc làm có thể suy giảm trong các dịch vụ tư nhân. Trong khi đó ở Philippines là công nghiệp hóa chất và khai thác mỏ. AEC không hướng tới việc dịch chuyển lao động tay nghề thấp. Tuy nhiên, do sự khác biệt về các yếu tố nhân khẩu học và sự chênh lệch về trình độ kinh tế hiện có, nhu cầu về lao động có trình độ thấp trong các lĩnh vực cụ thể sẽ được kích thích và tạo ra những cuộc di cư không mong muốn.

Do đó, những điểm đến hấp dẫn đối với lao động nhập cư trong ASEAN như Malaysia, Singapore và Thái Lan có thể tận dụng những lợi ích từ thương mại tự do bằng cách sử dụng nhiều lao động nhập cư.  Thương mại và dịch chuyển lao động có khả năng bổ sung cho nhau ở các quốc gia này và có thể cùng tăng trong ngắn hạn. Tuy rằng AEC hướng tới dịch chuyển lao động trình độ cao, dòng chảy lao động trình độ thấp có thể sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn và trung hạn do các yếu tố khác biệt về nhân khẩu học và sự chênh lệch kinh tế hiện có. Ví dụ ở Thái Lan, nhu cầu về lao động nhập cư có tay nghề thấp và trung bình dự kiến sẽ tăng. Điều này đòi hỏi phải có chiến lược để quản lý di cư và bảo vệ người lao động nhập cư thông qua việc cho phép truy cập thường xuyên vào các kênh di cư, khuyến khích người lao động nhập cư sử dụng các kênh đó, đồng thời đảm bảo việc chống lại sự bóc lột đối với lao động nhập cư và nạn buôn bán người. Theo thời gian, việc xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng cho các hoạt động ngành nghề có kỹ năng trung bình trong ASEAN - bao gồm công nhân xây dựng, công nhân may mặc, ngư dân và lao động đồn điền. Điều đó giúp các bên lien quan cung cấp một kênh dễ quản lý, minh bạch và an toàn hơn cho lao động nhập cư. Các chính sách như vậy có thể hợp pháp hóa và điều chỉnh phần lớn sự di cư đã diễn ra trong ASEAN. Một công cụ có thể được áp dụng là khung tham chiếu so sánh trình độ chuyên môn AQRF (ASEAN Qualifications Reference Framework) hoặc thông qua các thỏa thuận công nhận lẫn nhau riêng lẻ giữa các nước thành viên. Những công cụ như vậy sẽ giúp giải quyết một số thách thức trong vấn đề dịch chuyển lao động đang diễn ra trong nội bộ ASEAN đồng thời giúp quản lý có hiệu quả hơn, giải quyết các nhu cầu trong tương lai trên thị trường lao động của các quốc gia thành viên. 

Sự kém hiệu quả trong các quy định của AEC về di chuyển lao động có tay nghề

Các chính sách để quản lý dịch chuyển lao động trong khuôn khổ AEC được giới hạn cho lao động trình độ cao. Để hỗ trợ cho việc dịch chuyển lao động, các nước thành viên ASEAN đã nhất trí hoàn thành thỏa thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements - MRA) cho phép lao động dịch chuyển tự do và làm việc trên toàn khu vực trong bảy lĩnh vực: kiến trúc, kỹ sư, kế toán, điều dưỡng, dịch vụ y tế, nha khoa, và du lịch.

Tuy nhiên, Bảng 2 cho thấy, thậm chí ngay cả khi có thỏa thuận công nhận lẫn nhau, 7 lĩnh vực mà AEC cho phép tự do dịch chuyển lao động cũng chỉ chiếm từ 0,3% đến 1,4 % tổng số việc làm tại các quốc gia thành viên. Do đó, trong ngắn hạn, các quy định của AEC về di chuyển lao động lành nghề có thể có rất ít tác động .

Bảng 2. Việc làm trong 7 ngành nghề được đề cập trong khuôn khổ AEC

 

Số việc làm trong 7 lĩnh vực được đề cập trong AEC ( nghìn)

Tỷ trọng 7 lĩnh vực được đề cập trong tổng số việc làm của AEC (%)

CAM

70,1

1,0

IND

355,3

0,3

LAO

37,8

1,3

PHIL

454,5

1,2

THAI

295,0

0,8

VIET

735,7

1,4

Nguồn: ILO và ADB (2014)

Mặt khác, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) sẽ tạo thuận lợi cho sự di chuyển lao động trong khuôn khổ AEC. Những thỏa thuận này cụ thể hóa các yêu cầu về kỹ năng hoặc kinh nghiệm mà các chuyên gia cần đạt được để được thừa nhận ở một quốc gia khác và được làm việc ở nước ngoài. Để hỗ trợ các MRA, ASEAN đang phát triển Khung tham chiếu trình độ chuyên môn ASEAN (AQRF) cho phép các bằng cấp được so sánh giữa các quốc gia thành viên và cung cấp một chuẩn mực nhất quán cho các khung trình độ riêng lẻ ở mỗi quốc gia hiện nay.

Việc thực hiện thỏa thuận MRA vẫn còn nhiều khó khăn, trước hết là do các quốc gia khác nhau về chương trình giáo dục và cách thức kiểm tra để được thừa nhận về trình độ chuyên môn. Thứ hai, một số quốc gia yêu cầu các vị trí như giáo viên, luật sư, công chức hoặc binh sĩ là dành cho người bản địa và loại trừ lao động nhập cư khỏi những ngành này. Thứ ba, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và sự chấp nhận của xã hội có thể tạo ra những rào cản vô hình đối với sự dịch chuyển lao động, vượt ra khỏi các quy định tồn tại trên giấy tờ. Cuối cùng, các cuộc đàm phán MRA cho đến nay thường được tiến hành song phương và hầu hết còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.

Trong khi Cộng đồng kinh tế ASEAN muốn thúc đẩy việc di chuyển của những người lao động có tay nghề cao, thì hầu hết những người lao động nhập cư trong khu vực đều có tay nghề thấp và nhiều người không có giấy tờ. Để các quốc gia thành viên ASEAN thu được lợi ích từ việc dịch chuyển lao động, các chính phủ cần quản lý tất cả các loại hình di cư một cách hiệu quả hơn và có chính sách bảo vệ cho tất cả lao động nhập cư.

  1. Kết luận

Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của AEC đến thị trường lao động, năng suất lao động và tiền lương của các nước thành viên ASEAN. Sự dịch chuyển tự do đối với các lao động lành nghề trong AEC dự kiến sẽ làm tăng sản lượng của toàn khu vực. Trên thị trường lao động, việc dịch chuyển nhân công trong ASEAN sẽ tiếp tục ở các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động có kỹ năng trung bình và thấp, chủ yếu trong các ngành nghề như chế tác, xây dựng, đánh bắt và công việc nội trợ. Về lý thuyết, việc tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển tự cho các lao động có tay nghề trong khuôn khổ AEC sẽ dẫn đến lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, các thỏa thuận hiện tại liên quan đến chính sách di cư chưa giải quyết được những vấn đề diễn ra trong thực tế. Hiện nay, dịch chuyển lao động trong khuôn khổ AEC bị giới hạn trong các ngành nghề chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số việc làm của ASEAN. Trong dài hạn, việc làm sẽ tăng thêm ở  một số ngành và giảm đi ở những ngành khác. Do đó, các quốc gia thành viên ASEAN vừa phải giải quyết các vấn đề thất nghiệp, lao động bất hợp pháp, điều kiện làm việc thấp, đồng thời phải xử lý các thách thức khác nảy sinh từ hợp tác và hội nhập khu vực. Về năng suất lao động, việc dịch chuyển lao động dự báo sẽ làm tăng năng suất đáng kể ở một số quốc gia như Campuchia, Indonesia, Laos, Myanmar và Việt Nam. Điều này sẽ giúp các nước CLMV tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế thông qua năng suất cao hơn thay vì dựa trên mức lương thấp. AEC thúc đẩy dịch chuyển lao động nhằm thúc đẩy nhu cầu về lao động có tay nghề, do vậy các chính phủ có thể gắn kết chính sách giáo dục với các chính sách phát triển và tạo việc làm để đảm bảo rằng hội nhập sẽ mang lại lợi ích cho những khu vực dễ bị tổn thương nhất. Thứ hai, về giáo dục và đào tạo, người lao động cần được trang bị các kỹ năng đáp ứng được đòi hỏi của công việc trong tương lai, có khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ một cách nhanh chóng trong thời đại mới. Các hệ thống giáo dục và đào tạo cần phải cải thiện chất lượng đi đôi với việc phát triển các kỹ năng cơ bản và cốt lõi, đáp ứng nhu cầu về nhân lực trình độ cao trong tương lai. Thứ ba, về mặt bảo trợ xã hội, phạm vi của các hệ thống an sinh xã hội nên được mở rộng cho các đối tượng bao gồm người lao động nhập cư và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Cuối cùng, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là vấn đề hết sức quan trọng ở các nước AEC. Cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng trên toàn khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại, xây dựng chuỗi cung ứng và phát triển các liên kết tài chính, từ đó có thể thúc đẩy năng suất cao hơn.

Tài liệu tham khảo

 

 

  1. Cát Anh (2017), ‘Dịch chuyển lao động mang tới nhiều cơ hội cho ASEAN’, Báo Quốc tế, truy cập lần cuối ngày 05/05/ 2018 tại https://baoquocte.vn/dich-chuyen-lao-dong-mang-toi-nhieu-co-hoi-cho-asean-58610.html.
  2. Chia Siow Yue (2011), ‘Free Flow of skilled labor in the ASEAN Economic Community’, Singapore Institute of International Affairs, Singapore.
  3. Flavia Jurje and Sandra Lavenex (2015), ‘ASEAN Economic Community: what model for labour mobility?’, Working Paper No 2015/02, World Trade Institute of the University of Bern,
  4. Guntur Sugiyarto and Dovelyn Rannaveig Agunias (2014), ‘A free flow of skilled labour within ASEAN: Aspriations, Opportunities and Challenges in 2015 and Beyond’, Issue No 11, IOM Regional Office for Asia and the Pacific and the Migration Policy Institute, 2014.
  5. ILO and ADB (2014), ASEAN Community 2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity, Bangkok, Thailand.
  6. ILO statistic database, https://www.ilo.org/ilostat.
  7. James M, Susan L, Byron A, Sereenivas R (2012), ‘Help wanted: the future of work in advanced economies’, The McKinsey Global Institute with discussion paper.
  8. Paul Krugman (2006), International economics: theory and policy, Pearson.
  9. PwC (2018), ‘The Future of ASEAN Time to Act’, Partner- Growth Markets Centre, Singapore.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

hacklink al hack forum organik hit https://ayvalikzeytinyagi.org/Mostbet KZbeylikdüzü escortdeneme bonusu veren sitelerPomeranian betlike girişgrandpashabetarchoops.com deneme bonusu2025 slot sitelericasino siteleri www.piercehome.comçevrim şartsız deneme bonusu 2025cast ajans istanbul escort bayancasino levantcasinolevantBC.Gamemarsbahiscasibomjojobetjojobetkalebetmakrobet girişperabet girişvirabetdeneme bonusu veren sitelertümbet girişbeste casino på nett30 tl bonus veren sitelerlilibet norgelilibet norgeonline cricket bettingonline casino indiaMikiカジノ 評判Mikiカジノオンラインカジノ 違法rulet siteleripoker sitelerimariobet girişbahis siteleriatomsportvmilanobet girişcasinolevantmarsbahis girişhttps://thebritishinvapetion.com/celtabetcratosroyalbetGrandpashabetcrypto casinoscrypto sports bettingbest crypto casinosnorabahis girişno deposit bonus casinonew online casinos ontarioonline casino ontariocrypto casinobetnanostarzbet girişlive casinobetting sitesonline bettingonline casinoStarzbetcratosroyalbetCratosroyalbet girişPalacebetbetwildPalacebet girişradissonbetRoyalbetbetwoonRoyalbet girişBetwild girişhızlıbahisspincomaxwinsuperbetdamabetsuperbet girişDamabet girişBycasinoaltyazılı film izlegamdom girişjackbetGrandpashabetGrandpashabet girişPornoankara evden eve nakliyatcasibomsahabet güncel girişsahabet güncel girişsahabet güncel girişhd film izlelayarkaca21solana sniper botultrabetbonus veren sitelerdeneme bonusu veren yeni sitelerbankobetinstagram takipçi satın alsincan evden eve nakliyatcasibomtaraftarium24taraftarium24taraftarium24imajbetcasibomcasibomcasibomextrabettubidy mp3 downloadsnaptikcasino sitelerisnapinstaeditor bet girisholiganbetsnaptikaerodrome financecasino siteleritubidy mp3 downloadotobetotobettubidysohbet hattıparibahisOne Win Aviator: A Comprehensive Guide for Indian Playersbets10 girişaustralian casino gamestaraftarium24selçuksportsbets10 xwinxbetbets10 xcratosroyalbetdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelersweet bonanzadeneme bonusu veren sitelerbetgartubidy mp3 downloadsahabetyoutube to mp3dumanbetdeneme bonusu veren sitelerçorlu nakliyathitbetmarsbahis girişcasibomtambettambet giriştaraftarium24Alev Casinokucukcekmece escort bayantaraftarium24matbetdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren sitelerbahis siteleristreameastimajbet1472meritking1615 comcasibom725casibom734 comgrandpashabet2217yabancı dizi izlebets10meritking1615grandpashabet2217casibom734casibom725 comimajbet1472 comcasibomcasibom güncel girişgrandpashabetBetcio Twitter Güncel GirişiPeptid Fiyatlarımarsbahiscasibomultrabetultrabetultrabetcasibomedukağıthane escortistanbul escortdeneme bonusu veren siteleressbahistubidyanime defenders scriptçorlu nakliyeslot sitelericasino siteleriekrem abimarsbahiscasinolevantmeritkingjojobet 2025 girişBahissenin girişCiprobet Girişsolara executorsolara executordeneme bonusu veren sitelerholeyybahiscasinobahsegelbetebetbetgarantibetgrambetnanocandycasinokulisbetbetvakticeltabetcratosslotcratossportingexxenbetfenomenbetlordbahisprimebahismeritkingmadridbetkingroyalvaycasinorenbetslotbarcenabetgettobetbahisbeymeritbetbenimbahisbetrupiligobetbetorderesbetcasiwowefesbetromabetkralbetbetgarsetrabetonwindeniz taşımacılığıMatbet GirişMatbet Girişjokerbet girişperabetperabetselçuksportsasyabahiskulisbetbetebetextrabet girişextrabetAnkara Escortjackbetcasibom girişmarsbahis girişotobetjojobet7slotsbets10 xbahis casinoinagamingcasibomcasibom1xbetmarsbahis girişBetkanyondeneme bonusu veren sitelerdeneme bonusu veren siteleristanbul escortbetmatik girişoleybet girişotobetcasibom1wincenabetselçuksportskralbetdeneme bonusu veren sitelerdeniz taşımacılığıçorlu nakliyatcasinolevant girişnorabahis2024 deneme bonusu veren sitelermegabahisSupertotobetSupertotobetcasino sitelerijackbetjackbetjustin tvcasibom yeni adrescasibom güncel adrescasibom yeni girişcasibom güncel girişcasibom girişcasibomtipobet girişcasibom girişbakırköy escortdizipalcasinolevantcasinolevantligobetcasibom girişGrandpashabetDeneme Bonusu 2025Grandpashabetiptv satın alçorlu nakliyatçorlu nakliyecasibom girişmarsbahisgrandpashabetchild porn watchparabetaresbetkulisbetsekabetholiganbetotobet girişmarsbahisdeneme bonusu veren sitelercasibom girişçorlu evden eve nakliyatdeneme bonusu veren sitelerçorlu nakliyatjojobet girişdeneme bonusu veren siteler 2025casibom güncel girişhdfilmcehennemiankara çimçitMobil Ödeme BozdurmaBahis Forumcubetvinootobetcenabetmavibetbetwoonlunabetpiabetparibahisvevobahiscasinofast güncel giriştipobet güncel girişotobet güncel girişjojobetbetpuanimajbetmatbetbetpuansuperbetinmilanobetbetmarinobetexperwinxbetyouwinlimanbetcasibomcasibomlefkoşa travestibasaribetcasibombetmoonhiltonbetvbetsafirbetbetcupbahigongsbahiscoinbarodeonbetmarsbahistempobetasyabahisbetinbetbooonwinsahabetgrandpashabetmatadorbetmeritking1xbetjojobetjojobet twitterbets10 twitterbets10 twitterholiganbetjojobetbets10bets10casibom giriş mobilbahisklasbahisdizipalcasibomgiftcardmall/mygiftmarsbahismeritking girişmarsbahis girişimajbet girişmatbet girişjojobet girişholiganbet girişsekabet girişonwin girişsahabet girişbetebetotobetmobilbahis girişbets10 girişgrandpashabet girişmatadorbet giriş1xbet girişmilanobetgeceisigim.com.trbeyazorman.com.trCinsel Sohbethttps://www.vilrinre.net/casibomcasibomcasibombetmatikcasibommarsbahisholiganbetmarsbahisjojobetmatadorbetgrandpashabetkingroyalmeritbetsahabetsekabetonwinbets10 güncel giriş1xbet güncel girişcasibom güncel girişmeritking güncel girişmarsbahis güncel girişimajbet güncel girişmatbet güncel girişjojobet güncel girişholiganbet güncel girişsekabet güncel girişonwin güncel girişsahabet güncel girişgrandpashabet güncel girişmatadorbet güncel girişmobilbahis güncel girişmobilbahis güncel giriş7slotstaraftarium241winmarsbahistimebetbycasinocasibom girişcasibomcasibom girişcasibom güncel erişimbetzulaankara escortpinupgiftcardmall/mygiftmatbetimajbetBahçeşehir Escortcasibomklasbahis,klasbahis girişgiftcardmall/mygiftvbetcasibomextrabetpusulabetcasibomcasibomcasibom girişcasibom güncelbetvinoganobetvaycasinocasibomcasibomcasibom girişbettilt girişbettiltbettilt güncel girişbettilt güncelextrabetbahis forumjojobet güncel girişcasibomjojobetcasibomjojobet girişJigoloJigolo başvuruJigolo olmakcasibomhttps://restauranttome.com/casibom girişcasibom giriş 2025casibom haftasonumarsbahis girişmarsbahisotobetesenyurt escort, avcılar escortzbahisbetordercasibomcasibomcasibomcasibomCasibomcasibomcasibom1xbet girişgalabetonwinsophie rain nudefixbet girişfixbetbettiltcasibom bahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnowbahisnow tv maç izlebahisnow tv izlebahisnowbahisnowpaycell ile ödeme alan bahis sitelerievrak istemeyen bahis siteleriotobet güncel girişvaycasino güncel girişbanko bet girişgorabet giriszibilyonbet girişantikbet girişbetaverse güncel girişbetcool güncel girişdama bet giriştelegram bahisvitrinbet güncel girişdeneme bonusudeneme bonuslarıdeneme bonusu veren sitelergüncel deneme bonusugüncel deneme bonusu veren sitelerzbahiszbahis girişxslotxslot girişbetturkeybetturkey girişsahabetsahabet girişgüvenilir casino sitelerizbahiscasibombycasinopiabellacasinosekabetmaltcasinoasyabahissahabetslot dünyasıtipobetmatadorbetxslotdumanbetmadridbetholiganbetzlotbahisabibahisabiteslabahisteslabahisevabetbahismorenimabetbetgrosslarabahislugabetfreybetgelcasinobatumslotbatumslotgelcasinobetpuanpusulabetpusulabet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetHoliganbet GirişHoliganholiganbetholiganbet girişHoliganbetHoliganbet girişholiganHoliganbetholiganbet girişpusulabetpusulabet girişholiganbetbetturkeyholiganbetHoliganbet girişHoliganbet girisHoliganbet Girişholiganbet güncel girişholiganbet girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girisjojobetjojobet girişjojobet güncel girişjojobet guncel girisJojobetJojobet GirisJojobet güncel girismatbetmatbet girisPusulabetpusulabet girişpusulabet güncel giriscasibomcasibomcasibom girişcasibom güncel giriscasibom güncelMatbetMatbet güncel girişMatbet girişcasibomcasibom girişcasibom güncel girisCasibomCasibom girişCasibomCasibom girişCasibom güncel girişmatbetmatbet girişmatbet güncel girispusulabetpusulabet girişpusulabet güncelcasibomcasibom girişcasibom güncelbethousetradingview downloadseattle tattooGaziemir EscortBuca EscortKonak EscortMuratpaşa EscortKepez EscortKültür EscortGölcük Escortİzmit EscortSerdivan EscortBuca Escort - İzmir Escort - Gaziemir Escort - İzmir Bayanordu masaj salonuordu masaj salonuAlsancak Escortİzmit EscortGölcük EscortBayraklı EscortBalçova EscortBalçova EscortBalçova EscortNarlıdere EscortGüzelbahçe EscortAnkara Temizlikİzmit EscortKartepe EscortÇayırova EscortBüyükçekmece EscortGölcük EscortBornova EscortSapanca EscortGebze EscortAlsancak EscortGölcük escortKörfez EscortKonak EscortBayraklı EscortAlsancak EscortAlsancak EscortGaziemir EscortKonak EscortKartepe Escortİzmit EscortSapanca EscortBuca EscortÇeşme Escortİzmit EscortSerdivan Escort İzmit EscortSapanca EscortBornova EscortÜsküdar EscortKonak Escortkocaeli escort sahibinden izmit escortBakırköy Escort sakarya escortGebze Escortİzmit Escortordu masaj salonuordu masaj salonuAtaşehir EscortSerdivan EscortAvcılar Escort İstanbul EscortKarşıyaka EscortGaziemir EscortNarlıdere EscortKonak EscortBalçova escortİstanbul Escortordu masaj salonuordu masaj salonuordu masaj salonuordu masajordu masaj salonuordu saunaordu türk hamamıordu mutlu son masaj salonuİstanbul Travestigüzel sözlercasibom734ip stresserGrandpashabetBeylikdüzü EscortBeylikduzu escortBeylikduzu escortİzmir Escortİzmir Escort İzmir Escortİzmir Escortİzmir Escortaresbet girişbetgit girişARESBET GİRİŞaresbet girisaresbet girişaresbet girişaresebet girişizmir escortaresbet girişaresbet girisbetgit girişsohbet hattıbetgit girisbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetkanyon girisbetkanyon girişbetkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişbetkkanyon girişbetgit girişbetkanyon girişgaziantep escortxslot girişantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girishttps://galabtgrs-ahmetcan.tumblr.com/galabet girişGalabet Guncel Girisgalabet girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girişbetgit girisbetgit girisbetgit güncel girisbetgit girisbetgit giris antalya escortbetgiteskort antalyaadana travestiantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortantalya escortimajbet girisholiganbet girişhttps://antalya-kazan.tumblr.com/antalya escortantalya escortantalya escortadana travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortAntalya Escort antalya eskortantalya escortantalya eskortgazianetep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortantalya eskortgaziantep travestiantalya escortbursa travestiantalya escortankara travestigaziantep travestiantalya escortankara travestidimanit porn virtmeyen sitilerideneme sex amcik bedava sitileridinime cinsel izlebedava seks izlebiiihis sürtük sitmezleriporn seks sitmezleribedava erotizm sirkleridimanit free porn veren sitmezlermilf sex sürtük sitleribihis milf sirklerideneme milf porn virtmeyen izlebihis erotizm sitmezleribedava sex cinsel izlebedava sex seksi izlemilf sex sikis sitmezleridimanit bonis amcik izledimanit free porn amcik bedava izlecisini sitilirididimot erotik sitleribihis seksi izlemilf sex cinsellik sitleribedava sex sürtük sirkleribedava sikis sirklerideneme bonus virten sitlerdinime erotik izlesex dinimet seksi sitleribiiihis seks sitmezleribedava erotizm sirkleridinimi binisi virin sitilircasino erotizm sirklericazini porn seksi sitlerisex sürtük sitmezlerideneme bonus veren sitmezlerdeneme bonis amcik sirklerihipbethipbet girişhipbet yeni girişistanbul escortizmit escortgebze escortizmit escort bayanmarmaris escort bayanerzurum escortgaziantep escortdenizli escortdenizli escortmersin escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortizmit escortgebze escortizmit escortcasibom girişesenyurt escortflorya escortesenyurt escortizmir escort bayanizmit escort bayankayseri escort bayanizmit escort bayan