Xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)
Lê Thị Hằng[1]
Phùng Thị Lan Hương[2]
Phùng Mạnh Hùng [3]
Lê Thị Huyền[4]
Tóm tắt:
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA cũng là một trong những FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), và cả hai Hiệp định đã được ký kết vào 30/6/2019. Sau bước ký kết, hai Hiệp định sẽ phải trải qua quá trình phê chuẩn nội bộ ở EU và Việt Nam để có thể chính thức có hiệu lực với hai Bên. Việc EVFTA được ký kết, đang trong quá trình phê chuẩn nội bộ và có hiệu lực đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu nói chung, trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào thị trường EU nói riêng. Bài viết này sẽ nghiên cứu về Hiệp định EVFTA với những chính sách thương mại ảnh hưởng đến thị trường nông sản EU, những cam kết về thương mại hàng nông sản trong khuôn khổ EVFTA, thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam trước khi EVFTA được ký kết, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt nam vào thị trường EU khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), xuất khẩu nông sản, EU.
Abstract
Europe-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) is a new generation FTA between Vietnam and 28 memebers of Europe Union. EVFTA is also the one which has a wide range of commiments at the highest level that Vietnam has ever joined. EVFTA is split into two agreements, one is the Trade Agreement (EVFTA), the other is the Investment Protection Agreement (EVIPA) and both ag8reements have been signed on June 30, 2019. After signing, the two agreements will have to be gone through the internal approval process in EU and Vietnam in order to be officially took effect by both sides. The EVFTA signing has created opportunies as well as challenges for Vietnam in export activities in general and agricultural products export in particular although it is still in process of approval. This article will study the affects of the EVFTA trade policies on agricultural market in EU, the commiments on agricultural products trade within EVFTA, the status of exporting some outstanding agricultural products before EVFTA signing, then propose some boosting solutions for Vietnam’s agricultural products to EU market when EVFTA takes effect.
Keywords: Europe-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), export of agricultural products, Europe Union.
- Đặt vấn đề
Liên minh Châu Âu (EU) với 28 nước thành viên có tổng dân số khoảng 516 triệu người là khu vực kinh tế thịnh vượng, GDP chiếm khoảng 23% GDP danh nghĩa thế giới, thu nhập bình quan đầu người lên tới 40.890 USD/ người/năm. Với quy mô, dung lượng thị trường lớn, EU trở thành khu vực có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ khắp các nước trên thế giới, trong đó mặt hàng nông sản có tiềm năng tiêu thụ vô cùng lớn tại khu vực này.
Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu vào tháng 10/1990, và đặc biệt trong những năm gần đây quan hệ thương mại Việt Nam - EU không ngừng phát triển. Trong những năm qua, EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với 18% lượng hàng xuất khẩu, trong đó chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Có thể nói EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2018 sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) ước tính đạt 40 tỷ USD, kỷ lục của ngành nông nghiệp Việt Nam, đã đưa Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới, mặc dù trong bối cảnh thị trường thế giới năm 2018 có nhiều biến động, tiêu biểu là cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc; sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thị trường nông sản lớn của Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức khác nhau từ giá cả đến nhu cầu, đặc biệt là nâng cao tiêu chuẩn khắt khe đối với nông sản nhập khẩu, cụ thể: Đối với thị trường Hoa Kỳ tiếp tục duy trì và gia tăng các biện pháp bảo hộ thông qua áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam, tiếp tục chương trình Thanh tra đối với cá da trơn theo Đạo luật Nông nghiệp (Farm Bill), đang triển khai mạnh mẽ việc áp dụng Đạo luật Lacey Act đối với nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ,…EU vẫn giữ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời dự thảo các quy định mới về các chất sử dụng trên sản phẩm giống cây trồng,…Ngoài yêu cầu cao về chất lượng hàng hoá, EU còn áp dụng nhiều quy định về nhập khẩu hàng hoá, trong khi xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam chưa có giá trị gia tăng, còn manh nhún trong sản xuất, khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu thấp...Do đó, để có thể thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu sắp có hiệu lực, điều đầu tiên và rất cần thiết phải nghiên cứu kỹ Hiệp định EVFTA, những cam kết đối với hàng nông sản, các chính sách đối với sản xuất nông sản và khuyến khích xuất khẩu nông sản,…Tiếp đó cần phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung, vào thị trường EU nói riêng thời gian vừa qua, đánh giá những thành công và những tồn tại, tìm ra những nguyên nhân của tồn tại đó, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp có hiệu quả và khả thi cao.
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu và những tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu và những cam kết đối với hàng nông sản
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu
Tháng 10/2010, Việt Nam và EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) sau khi hai bên hoàn tất các công việc kỹ thuật. Việt Nam và EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA vào ngày 26/6/2012. EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), và cả hai Hiệp định đã được ký kết vào 30/6/2019. Sau bước ký kết, hai Hiệp định sẽ phải trải qua quá trình phê chuẩn nội bộ ở EU và Việt Nam để có thể chính thức có hiệu lực với hai bên. Có thể nói, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Các vấn đề pháp lý, cụ thể:
- Thương mại hàng hóa
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU như sau:
- Dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.
- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.
- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Đối với xuất khẩu của EU, cam kết của Việt Nam đối với các mặt hàng chính là:
- Ô tô, xe máy: Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm; riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm;
- Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà: Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm.
Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sau lộ trình nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng, trong đó có dầu thô và than đá.
Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp.
- Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
- Mua sắm của Chính phủ
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.
- Sở hữu trí tuệ
Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.
- Các nội dung khác
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên.
- Cam kết về thương mại hàng nông sản trong khuôn khổ EVFTA
Hàng nông sản được đánh giá là nhóm hàng được hưởng nhiều lợi ích khi thực hiện EVFTA. EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm một số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường, và các sản phẩm chưa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan.
- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay sát, gạo chưa xay sát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.
- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
- Chính sách thương mại ảnh hưởng hưởng đến thị trường hàng nông sản EU
- Chính sách đối với sản xuất nông nghiệp và khuyến khích xuất khẩu
- Chính sách đối với sản xuất nông nghiệp
Chính sách nông sản chung (CAP) của EU được thông qua năm 1962 với mục tiêu tăng năng suất nông nghiệp nhằm ổn định nguồn lương thực và giúp nông dân EU đảm bảo cuộc sống. Từ khi WTO được thành lập, chính sách này có những thay đổi quan trọng nhằm thực hiện các cam kết thuộc Hiệp định Nông nghiệp trong WTO và Nghị định thư gia nhập tổ chức này như việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu giảm dần hay các biện pháp trợ cấp thị trường được thay thế bằng trợ cấp xanh được Hiệp định WTO cho phép sử dụng. CAP gồm ba trụ cột chính: Hỗ trợ thị trường, hỗ trợ thu nhập và phát triển nông thôn. Các khoản thanh toán trực tiếp trong CAP nhằm đảm bảo một mạng lưới an toàn cho nông dân dưới hình thức hỗ trợ thu nhập, bình ổn thu nhập của nông dân khi giá cả thị trường biến động. Các biện pháp hỗ trợ giá được thực hiện dưới hình thức:
+) Can thiệp của nhà nước đối với sản phẩm nông nghiệp khi có biến động thị trường.
+) Hỗ trợ lưu kho cho khu vực tư nhân đối với ngũ cốc, gạo, dầu ô liu, thịt bò và thịt bê, sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê.
+) Các ngành cụ thể như đường, sữa và các sản phẩm từ sữa có các chương trình hỗ trợ cụ thể.
+) Khi khủng hoảng, có thể áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm hỗ trợ thị trường.
Các biện pháp khác qui định trong CAP gồm xác định hạn ngạch sản xuất (với đường và sữa) và tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm, ghi nhãn, lưu kho hay vận chuyển.
Kể từ năm 1992 và đặc biệt từ năm 2005, Chính sách Nông nghiệp chung của EU đã có sự thay đổi đáng kể do viện trợ cấp đã hầu như được tách ra khỏi sản xuất. Trợ cấp lớn nhất hiện nay đó là chương trình trợ cấp theo diện tích đất canh tác (Single Farrm Payment) thuộc loại trợ cấp trong “Hộp xanh lá cây” được WTO cho phép sử dụng. Chương trình trợ cấp theo diện tích đất canh tác nhằm mục đích thay đổi cách mà EU đã hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp. Cải cách này tập trung vào người tiêu dung và người nộp thuế, đồng thời giúp người nông sân tự do sản xuất những gì mà thị trường muốn. Chương trình hỗ trợ nông nghiệp phải gắn với việc đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, cộng đồng sức khỏe và phúc lợi. CAP được tài trợ trực tiếp từ ngân sách EU. Trợ cấp nông nghiệp hiện nay chiếm khoảng 1% tổng chi tiêu công của các nước thành viên EU. CAP đã và đang hỗ trợ mục tiêu hiện đại hóa cơ cấu sản xuất nông nghiệp của EU và tăng cường hợp tác với nông dân.
Chính sách khuyến khích xuất khẩu
Theo chính sách nông nghiệp chung, EU đưa ra mức giá tối thiểu cho một số mặt hàng nông sản nhất định để khuyến khích người nông dân tiếp tục sản xuất lương thực. Trong một số trường hợp, các mức giá tối thiểu này cao hơn mức giá thế giới áp dụng cho cùng loại sản phẩm. Khi các sản phẩm nuôi trồng được xuất khẩu ra ngoài EU, khoản tiền hoàn thuế này cho phép thu hẹp khoảng cách giá giữa mức giá EU và mức giá thị trường thế giới và để hỗ trợ cho mức giá thu mua nguyên liệu đầu vào cao trong EU. Mức tiền hoàn thuế khác nhau, phụ thuộc vào thời gian, ngành hàng và các sản phẩm cụ thể. Để nhận được khoản hoàn thuế chênh lệch thì nhà xuất khẩu cần chứng minh được nước thứ ba mà sản phẩm của mình đã được xuất sang. Việc chứng minh bằng cách gửi các bản sao chứng từ nhập khẩu có dấu của cơ quan Hải quan nước thứ ba đó.
Như vậy, tiền hoàn thuế xuất khẩu chính là trợ cấp, có thể chỉ được chi trả cho các sản phẩm như thịt bò, gia súc hơi, sữa và các sản phẩm từ sữa, đường, ngũ cốc, thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm trức và một số sản phẩm chế biến nhất định, những sản phẩm được xuất khẩu ra ngoài EU. Chính sách hoàn thuế xuất khẩu cũng áp dụng với các cơ sở chế xuất/sản xuất xuất khẩu, cụ thể cho hàng nông sản chế biến như sô cô la, bánh kẹo, đồ uống ngọt, bánh quy,…Chương trình này cho phép các nhà xuất khẩu EU có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới.
Theo kết quả của vòng đàm phán Uruguay, EU có quyền chi trả tiền hoàn thuế xuất khẩu cho một số hàng nông sản theo lộ trình. EU được phép chi một khoản tiền là 7,4 tỷ Euro cho trợ cấp xuất khẩu hàng năm.
- Chính sách kiểm soát nhập khẩu
Chính sách thuế quan:
Mạng lướt thuế quan của EU bao gồm các cơ chế thương mại ưu đãi, cùng với hệ thống ưu đãi đơn phương của EU đang làm tăng thêm mức độ phức tạp của chế độ thuế quan EU. Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho hàng nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước có cùng mức thuế, các mức thuế này được các quốc gia thành viên thiết lập tuy nhiên vẫn chưa được hài hòa hóa trong EU. EU đã áp dụng các chính sách ưu đãi thương mại cho các nước đang phát triển kể từ đầu những năm 1960. Mức độ ưu tiên mà EU đưa ra là khác nhau phụ thuộc vào việc liệu một nước đang phát triển chỉ thuộc diện hưởng ưu đãi theo Cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà theo đó tất cả các nước đang phát triển đều có đủ điều kiện hay thuộc diện các chế dộ thương mại tự chủ khác.
Về cơ bản có ba chế độ thương mại ưu đãi để vào thị trường EU đối với hàng hóa nông nghiệp có nguồn gốc từ các nước đang phát triển: Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), áp dụng cho tất cả các nước đang phát triển trong danh sách hợp lệ bao gồm (1) Sáng kiến “mọi thứ trừ vũ khí” (EBA) hỗ trợ cho tất cả các nước kém phát triển nhất; (2) Các chế độ ưu đãi tự chủ theo Hiệp định Cotonou cho các nước ACP trong đó bao gồm:
+) Sáng kiến EBA hỗ trợ cho tất cả các nước kém phát triển;
+) Các Hiệp định đối tác kinh tế tạm thời (EPAs) và một EPA toàn diện được ký tắt hoặc ký kết với các Chính phủ của một số nước ACP nhất định.
+) Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) qui định khuôn khổ thương mại cho riêng 10 nước ACP không thuộc danh sách kém phát triển mà chính phủ các nước này chưa ký tắt các EPA tạm thời.
+) Các thỏa thuận ưu đãi song phương hoặc khu vực, Hiệp định thương mại tự do, chẳng hạn với Chi lê, Mê - xi- cô, Nam Phi và hầu hết các nước địa Trung Hải.
Biểu thuế quan leo thang: Thị trường Châu Âu có vẻ khá mở cho các nước đang phát triển nhờ vào nhiều hiệp định ưu đãi mà EU đã ký kết với các đối tác của mình (GSP, EPA với các nước ACP, FTA với không thuộc ACP,…). Trong chuỗi bột ngũ cốc, mức thuế mà EU áp dụng đối với bột mì cao hơn so với bánh quy tương ứng là 23% và 18% và cà chua sơ chế cao hơn nước sốt cà chua (tương ứng là 14% và 7%). EU áp dụng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm chế biến phụ thuộc vào các thành phần nhất định (chẳng hạn như việc áp mức thuế cao hơn khi sản phẩm đó có một thành phần là đường), thuế đối với trái cây và rau quả phụ thuộc vào giá nhập khẩu cố định hàng ngày và vụ mùa (ví dụ trong thời gian trái vụ thì áp mức thuế thấp hơn) và duy trì một biên độ ưu đãi đối với ngũ cốc và gạo.
Khi so sánh các mức thuế nhập khẩu mà EU áp dụng đối với các đối tác thương mại với mức độ tiếp cận ưu đãi khác nhau, bên cạnh những lợi thế rõ ràng của EPA và EBA thì hàng hóa xuất khẩu từ các nước đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU được hưởng lợi từ chương trình GSP đơn phương.
Hàng rào phi thuế quan
Việc cấm nhập khẩu và giám sát hàng nhập khẩu, ngoài những hình thức khác được duy trì trên cơ sở an ninh, kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, môi trường và theo các hiệp định và công ước quốc tế. Các nhà xuất khẩu phải có giấy phép nhập khẩu cho các hiệp định và công ước quốc tế. Các nhà xuất khẩu phải có giấy phép nhập khẩu cho các sản phẩm thuộc diện bị hạn chế về số lượng, về hạn ngạch thuế quan và về các biện pháp bảo vệ hoặc phục vụ cho công tác theo dõi, giám sát hàng nhập khẩu.
EU sử dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả thương mại dự phòng, mặc dù số lượng các biện pháp dự phòng mà EU thông báo lên tổ chức WTO đã giảm kể từ năm 2005. Quá trình hài hòa hóa các yêu cầu kỹ thuật (bao gồm các qui định, chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ) giữa các nước thành viên EU vẫn đang tiếp diễn. Hệ thống qui định của EU nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe, vệ sinh an toàn môi trường và người tiêu dung ở mức cao, đồng thời vẫn đảm bảo sự di chuyển hàng hóa tự do trong phạm vi thị trường kinh tế duy nhất.
Nông sản, thực phẩm nhập khẩu từ các nước ngoài EU phải tuân thủ những qui định của EU hoặc các qui định được EU công nhận để ít nhất tương đương với qui chế đã hình thành trong luật lương thực của EU. Các FTA gần đây nhất mà EU ký với nước thứ ba có những điều khoản cụ thể nhằm tạo thuận lợi thương mại một khi đáp ứng được các qui định SPS tương ứng đối với hàng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu phải có kiểm soát để đảm bảo xác minh sự tuân thủ với các qui định về thực phẩm và thức ăn gia súc, sức khỏe và việc kiểm soát này thường phải trả phí.
Mọi Hiệp định do EU và các đối tác ký kết đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiêm cấm biện pháp hạn chế định lượng và biện pháp có tác dụng tương đương. Điều này không ảnh hưởng tới quyền của các bên khi thực thi những quy chuẩn, tiêu chuẩn và biện pháp SPS cần thiết để bảo vệ sức khỏe hoặc cuộc sống con người, tài nguyên, đạo đức xã hội.
Những điều khoản về rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong các hiệp định qui định rằng các bên phải thông báo cho nhau về những đề xuất về quy chuẩn và tiêu chuẩn đặc biệt liên quan đến thương mại giữa các bên. Ngoài ra, còn có những cam kết để thông báo và tham vấn nhau về những vấn đề cụ thể khi phát sinh, thông báo về phòng ngừa đối với hàng nhập khẩu vì lý do an toàn và môi trường, cũng như xác định các hàng hóa ưu tiên nhằm hợp tác để những hàng hóa này đáp ứng yêu cầu khi tiếp cận thị trường của nhau.
Các FTA của EU cũng cho phép áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp khi cần thiết, đồng thời cũng cho phép các bên áp dụng các biện pháp tự vệ theo qui định liên quan của WTO. Tuy nhiên, trong một số hiệp định với các nước đang phát triển, EU cam kết miễn áp dụng các biện pháp tự vệ đa phương của khối đối với hàng nhập khẩu từ bên đối tác trong vòng 5 năm, vì “mục tiêu phát triển tổng thể của Hiệp định và quy mô nhỏ của nền kinh tế của quốc gia đối tác liên quan”.
- Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
- Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản
Gạo:
Đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về kim ngạch và giá xuất khẩu duy trì ở mức cao trong cả năm 2018. Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,12 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá đạt khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3%. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 501,0 USD/tấn, tăng 10,7%, tương đương mức tăng ấn tượng là 48 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2017. Như vậy, xuất khẩu gạo năm 2018 tiếp tục duy trì tăng trưởng cả về lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu như đã đạt được trong năm 2017. Thời điểm đầu năm 2018, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như của các nước xuất khẩu khác đều có xu hướng tăng nhờ những thông tin tích cực từ các nước nhập khẩu. Giữa năm 2018, giá gạo xuất khẩu tăng cao, có thời điểm đạt gần 450 USD/tấn cho gạo trắng 25% tấm. Cuối năm, giá gạo xuất khẩu giảm dần, đạt khoảng 370-380 USD/tấn cho gạo trắng 25% tấm thời điểm cuối năm. Giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với mức giá cao, có lợi cho người nông dân sản xuất lúa.
Thị trường xuất khẩu: Năm 2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nhiều thị trường đã có tăng trưởng cao, góp phần vào mức tăng cao của xuất khẩu gạo cả nước. Trong đó, các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ghana, Iraq, Bờ Biển Ngà và Hồng Kông (Trung Quốc). Ngoài Indonesia và Philippines, các thị trường có tăng trưởng xuất khẩu gạo cao trong năm 2018 còn có Iraq, Hàn Quốc, Bờ Biển Ngà, Hồng Kông (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, xuất khẩu sang các thị trường này là các loại gạo có chất lượng và giá trị cao như gạo thơm, gạo japonica.
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 năm 2019 ước đạt 625 nghìn tấn với giá trị đạt 275 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,39 triệu tấn và 1,46 tỷ USD, giảm 2,8% về khối lượng và giảm 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Nhìn chung, những tháng đầu năm 2019 xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn về thị trường, đặc biệt là tại các thị trường lớn, truyền thống như Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh.
Cà phê:
Năm 2018, xuất khẩu cà phê đạt 1,88 triệu tấn với trị giá đạt 3,54 tỷ USD, tăng 19,9% về lượng và tăng 1,1% về giá trị so với năm 2017. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.883 USD/tấn, giảm 15,7% so với năm trước.
Trong những năm qua, dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ. Hiện nay, 90% doanh thu của ngành cà phê Việt Nam đến từ thị trường quốc tế, 10% còn lại đến từ nội địa. Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm cà phê của Việt Nam đã tăng liên tục ở mức gần 15% hàng năm, từ 393 triệu USD năm 2001 lên 3,54 tỷ USD năm 2018. Bên cạnh đó, nhờ ưu đãi về thuế quan đối với cà phê chế biến từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết, trong thời gian qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm, chú trọng đầu tư vào các hoạt động chế biến sâu nhằm góp phần nâng
cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nói riêng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành
nói chung.Xuất khẩu cà phê tháng 6/2019 ước đạt 165 nghìn tấn với giá trị đạt 274 triệu USD, lũy kế xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 943 nghìn tấn và 1,6 tỷ USD, giảm 9,2% về khối lượng và giảm 19,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 với thị phần lần lượt là 13,2% và 9,8%. Xuất khẩu cà phê sang Indonesia tăng mạnh là do vụ thu hoạch chính của nước này vào thời điểm cuối năm, do đó, để đủ lượng cà phê giao dịch, Indonesia tăng mua vào từ một số thị trường có lượng cà phê dự trữ lớn như Việt Nam. Ngoài ra, Indonesia nhập khẩu cà phê Việt Nam với giá và chất lượng tốt để chế biến cà phê hòa tan, tiêu thụ nội địa, hoặc tái xuất.
Riêng thị trường EU, đây là thị trường truyền thống và lớn nhất của cà phê Việt Nam với gần 40% thị phần và trị giá 800 ngàn USD/năm, chủ yếu là nhập khẩu cà phê nhân. Trong đó, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ và Anh là các nước trong EU nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam với thị phần lần lượt là 11,77%; 5,83%; 5,79%; 3,63%; 2,25%. Hiện tại, Việt Nam đã có 20 doanh nghiệp thương mại cà phê đúng nghĩa và 8 nhà rang xay chiếm 80% lượng xuất khẩu của Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 đến đầu năm 2016, xuất khẩu cà phê vào những thị trường lớn thuộc EU luôn tăng cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011, xuất khẩu café đạt 412,6 nghìn tấn; trị giá xuất khẩu đạt 1,03 tỷ USD. Đến 2015, sản lượng café xuất khẩu tăng 45% so với năm 2011 đạt khoảng 599 nghìn tấn; trị giá xuất khẩu cũng tăng khoảng 12,3% so với năm 2011 đạt 1,16 tỷ USD.
Chè:
Các nước Trung Quốc, Kenya, Ấn Độ và Sri Lanka hiện chiếm tới gần 70% nguồn cung chè trên thế giới, chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã đóng góp hơn một nửa sản lượng chè toàn cầu. Việt Nam là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và xuất khẩu chè lớn thứ 5 toàn cầu, với 130.000 ha diện tích trồng chè và hơn 500 cơ sở sản xuất, chế biến, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô/năm. Việt Nam có quy mô sản xuất lớn, có điều kiện khí hậu nông nghiệp thuận lợi cho việc mở rộng diện tích trồng chè để tăng sản lượng
và diện tích. Hiện nay, chè được trồng ở 34 tỉnh, thành cả nước, năng suất bình
quân đạt 9 tấn búp tươi/ha, thu hút khoảng 3 triệu lao động tham gia.Các giống chè ở Việt Nam đa dạng, phong phú nên có thể cung cấp đầy đủ các
loại chè xanh, chè đen và chè đặc sản xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phong
phú trên toàn thế giới. Trong những năm qua, nhiều địa phương đã chú trọng phát
triển nhiều giống chè cành cho năng suất cao đã được đưa vào trồng đại trà. Việc
chuyển đổi từ trồng chè hạt sang trồng chè cành, đưa nhiều giống chè ngoại vào
canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh chè trên diện tích
lớn, năng suất và chất lượng chè búp tươi đã không ngừng tăng. Tuy nhiên, ngành
chè còn tồn tại điểm yếu cố hữu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, bình quân chỉ khoảng
0,2 ha/hộ nên khó tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới và khó chứng nhận chè an
toàn dẫn tới chè Việt Nam khó cạnh tranh so với chè của các nước khác.Khối lượng xuất khẩu chè năm 2018 đạt 127,3 nghìn tấn, trị giá 217,8 triệu USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 4,1% về trị giá so với năm 2017. Giá xuất khẩu bình quân tăng 5,0% đạt 1.710,7 USD/tấn.
Về thị trường xuất khẩu: Trong năm 2018, chè xuất khẩu sang Pakistan (thị
trường lớn nhất của Việt Nam, chiếm 37,5% về trị giá) đạt 38,21 nghìn tấn với trị giá
81,63 triệu USD, tăng 18,8% về trị giá so với năm 2017. Đứng thứ hai về lượng xuất
là thị trường Đài Loan đạt 18,57 nghìn tấn, trị giá 28,75 triệu USD, tăng 5,4% về trị
giá so với năm 2017. Tuy có vị trí và khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, thuận tiện
trong việc giao thương hàng hóa, nhưng xuất khẩu chè sang Trung Quốc chỉ đứng
thứ tư sau Pakistan, Đài Loan và Nga, đạt 10,12 nghìn tấn, trị giá 19,67 triệu USD.Các thị trường có kim ngạch xuất khẩu chè tăng mạnh là Đức (tăng 39,1%), Trung Quốc (tăng 37,4%) và Philippines (tăng 24,4%). Ngoài những thị trường kể trên, chè của Việt Nam còn xuất sang các quốc gia khác như: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Saudi Arabia, Ba Lan, Ukraine….
Cao su:
Trong năm 2018, xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt 1,56 triệu tấn với giá trị khoảng 2,09 tỷ USD, đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.338 USD/tấn. So với năm 2017, xuất khẩu cao su thiên nhiên năm 2018 tăng 13,3% về lượng, giảm 7,0% về giá trị, do giá giảm 17,9%.
Về thị trường: Việt Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên đến khoảng 70 thị
trường trong năm 2018, chiếm gần 12% tổng sản lượng xuất khẩu toàn cầu (chỉ
sau Thái Lan - gần 40% và Indonesia - khoảng 25-26%). Trung Quốc tiếp tục là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 1,37 tỷ USD, chiếm
65,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, giảm 5% về trị giá so với năm 2017. Tiếp
đến là thị trường Ấn Độ đạt kim ngạch 145,4 triệu USD (chiếm 7%, tăng 60,5%) và
Malaysia đạt 76,2 triệu USD (chiếm 3,6%, giảm 36%). Tiếp đến các thị trường khác
có tỷ trọng nhỏ hơn như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ đều có xu
hướng giảm.Hồ tiêu:
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, bình quân chiếm
55-60% tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu toàn cầu. Tổng khối lượng xuất khẩu hạt tiêu
của Việt Nam năm 2018 đạt 233 nghìn tấn, trị giá đạt 759 triệu USD, tăng 8,3% về
lượng nhưng giảm 32,1% về trị giá so với năm 2017. Giá xuất khẩu bình quân hạt
tiêu Việt Nam năm 2018 đạt 3.260 USD/kg, giảm 37,3% so với năm 2017.Với thị trường EU, hạt tiêu cũng là mặt hàng nông sản có khối lượng xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Lượng tiêu xuất sang EU chủ yếu vào 5 thị trường lớn là Đức, Hà Lan, Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha. Từ năm 2011 có khoảng 28,6 nghìn tấn hạt tiêu được xuất khẩu sang EU với tổng trị giá khoảng 203 triệu USD. Đến năm 2013, xuất khẩu được 33,3 nghìn tấn hạt tiêu với trị giá khoảng 300 triệu USD. Năm 2014-2015, lượng xuất khẩu hạt tiêu sụt giảm còn 27,2 nghìn tấn và 26,5 nghìn tấn tương ứng với giá trị xuất khẩu là 222 triệu USD và 268 triệu USD.
Hạt điều:
Do khí hậu bất thường và sâu bệnh bùng phát tại các địa phương đã ảnh
hưởng đến sản lượng điều của cả nước năm 2018. Sản lượng năm 2018 đạt 260.300 tấn điều thô nhưng lượng điều nhân thu hồi ước chỉ khoảng 71.000 tấn.
Cộng với 300.000 tấn điều nhân - thu được từ nhập khẩu và chế biến hơn 1 triệu
tấn điều thô - thì tổng sản lượng điều nhân Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng
hơn 371.000 tấn.Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu trên 3,52 tỷ USD, cao hơn mức 2,8 tỷ USD của năm 2016; 2,4 tỷ USD của năm 2015; 2 tỷ USD của năm 2014;…Với kết quả ấn tượng này, Việt Nam đã trở thành nước có trị giá xuất khẩu hạt điều số 1 thế giới. Tuy nhiên, năm 2018 xuất khẩu điều đã giảm nhẹ so với năm 2017, đạt 3,37 tỷ USD, giảm 4,2% do giá xuất khẩu giảm. Trong tháng 6/2019, khối lượng điều nhân Việt Nam xuất ước đạt 41 nghìn tấn với giá trị 291 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 197 nghìn tấn và 1,5 tỷ USD, tăng 13,1% về khối lượng nhưng giảm 11,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Tuy là nước xuất khẩu số 1 thế giới, giá trị gia tăng của ngành điều còn chưa cao. Ngành điều Việt Nam cần phải chuyển sang thời kỳ thứ 2 tập trung nâng cao giá trị sản xuất, chế biến và xuất khẩu của ngành lên gấp đôi, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các thị trường chính tiêu thụ điều của Việt Nam như EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Philippines, Singapore.
Với thị trường EU thì đây là một trong 3 thị trường nhập khẩu nhân điều lớn nhất từ Việt Nam với thị phần khoảng 27%. Trong đó, Hà Lan là nước nhập khẩu hạt điều lớn nhất với khoảng 22-25 ngàn tấn mỗi năm. Kế đó là Anh với khoảng 5,3-7 ngàn tấn/năm và Đức là 2-5 ngàn tấn/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Việt Nam như nhân điều rang muối, điều tẩm gia vị, điều tẩm mật ong, bánh kẹp điều,… sang EU lại khá khiêm tốn. Trong giai đoạn 2011 đến đầu năm 2016, sản lượng hạt điều xuất khẩu tăng.Năm 2011, sản lượng xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 40 nghìn tấn , trị giá xuất khẩu đạt đến 326 triệu USD. Năm 2015, sản lượng xuất khẩu đạt gần đến 78,8 nghìn tấn, trị giá xuất khẩu đạt khoảng 572 triệu USD. Năm 2012 – 2013 sản lượng hạt điều xuất khẩu tăng lần lượt khoảng 42,5 nghìn tấn; 44,5 nghìn tấn; nhưng trị giá xuất khẩu không những không tăng mà lại giảm hơn so với năm 2011 do thời gian đó giá hạt điều biến động bất thường, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Rau quả:
Về sản lượng, tổng sản lượng cây ăn quả cả nước năm 2018 đạt khoảng 10 triệu tấn, tăng gần 6% so với năm 2017. Trong đó: Xoài khoảng 788 nghìn tấn, tăng 6,0%; chuối khoảng 2,1 triệu tấn, tăng 3,0%; thanh long khoảng 1,0 triệu tấn, tăng 6,0%; bưởi khoảng 586,5 nghìn tấn, tăng 2,0%; nhãn khoảng 523,7 nghìn tấn, tăng 6,0%; vải khoảng 280,2 nghìn tấn, tăng 20,0%. Trái cây Việt Nam hiện chủ yếu được tiêu thụ trong nước ở dạng tươi, tỷ lệ xuất khẩu không đáng kể so với sản lượng thu hoạch; chỉ riêng một số loại có tỷ lệ xuất khẩu cao như: thanh long (tiêu thụ nội địa chỉ khoảng 15 - 20%), vải (tiêu thụ nội địa khoảng 50%), còn phần lớn lượng xuất khẩu các loại trái cây khác mới chỉ từ vài chục đến vài nghìn tấn/năm, nên còn nhiều tiềm năng xuất khẩu. Xuất khẩu rau quả năm 2018 đạt 3,81 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2017, nhưng nếu so với mức tăng trưởng trên 42,4% của năm 2017 thì mức tăng trưởng rau quả đang có phần chững lại.
Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2018 với 73,1% thị phần, giá trị xuất khẩu rau quả đạt 2,78 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2017. Các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Campuchia (tăng 155,7%), Australia (tăng 45,6%), Pháp (tăng 44,0%), Đức (tăng 41,8%) và Hoa Kỳ (tăng 37,1%).
Với thị trường EU, trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau, quả của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều hộ sản xuất và doanh nghiệp vẫn chưa yên tâm đầu tư phát triển do thị trường rau, hoa quả tươi luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số loại quả được thị trường EU ưa chuộng là dứa, thanh long, cơm dừa, chôm chôm. Một số loại quả nhiệt đới khác như bơ, xoài, ổi, mãng cầu cùng các loại rau hữu cơ và rau thương mại công bằng đang dần chiếm được sự ưa chuộng của người tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt sản lượng khoảng 39,8 nghìn tấn, có trị giá xuất khẩu khoảng 325,6 triệu USD. Đến năm 2015, sản lượng đã tăng lên 78,8 nghìn tấn (tăng gần 98% so với năm 2011) với trị giá xuất khẩu lên đến 572 triệu USD (tăng 76% so với năm 2011).
- Những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân
- Những kết quả đạt được
Thứ nhất, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU đã duy trì được xu hướng tăng trưởng khá đều trong những năm qua, ngay cả trong giai đoạn hoạt động thương mại thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 6,1%/năm trong giai đoạn 2012-2016.
Thứ hai, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU có xu hướng phát triển theo hướng qui mô được mở rộng, giá trị được gia tăng và chất lượng không ngừng được cải thiện, nâng cao. Bên cạnh những mặt hàng nông sản truyền thống đã chiếm được vị trí trên thị trường EU, đã thâm nhập được vào hệ thống bản lẻ của thị trường EU như hồ tiêu, cà phê, các loại quả nhiệt đới, mật ong, hạt điều, nước quả,…thì đã xuất hiện nhiều mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với hàm lượng chế biến đáng kể, có giá trị gia tăng cao hơn như thịt và phụ phẩm thịt, sản phẩm ca cao và một số loại bột, bánh kẹo,…
Thứ ba, thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam không ngừng được mở rộng trong thời gian qua. Bên cạnh việc gia tăng về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Đức, Pháp, Hà Lan, Ý thì Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường còn lại của EU28, những thị trường được đánh giá là còn tiềm năng lớn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng, đặc biệt là khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu có hiệu lực.
Thứ tư, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng EU về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật và các tiêu chuẩn xã hội, môi trường. Đây là những yếu tố căn bản giúp nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu của hàng nông sản của Việt Nam không chỉ trên thị trường EU mà còn trên thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, hàng nông sản của Việt Nam cũng tăng cường tham gia trong các chuỗi cung ứng/chuỗi phân phối nông sản trên thị trường EU và toàn cầu, qua đó tiếp cận tới người tiêu dùng cuối cùng thuận lợi hơn, trực tiếp hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu thị yếu cũng như những yêu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng để thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của họ, giúp cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh xuất khẩu.
- Những hạn chế và nhân nguyên nhân
Thứ nhất, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU mặc dù đã tăng về quy mô, ngày càng đa dạng về chủng loại, cơ cấu sản phẩm cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm nguyên liệu thô, chưa chế biến nhiều, giá trị gia tăng thấp, chất lượng chưa cao, hàng hóa chưa có thương hiệu, chủ yếu nằm ở phân khúc thị trường mức trung bình và thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Khả năng đáp ứng, vượt rào cản thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU còn yếu, điều này có thể thấy rõ qua những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả,…tỷ trọng chế biến sâu của nông sản Việt Nam chỉ đạt ở mức 25% đến 30% tổng sản lượng nông sản xuất khẩu.
Thứ hai, có sự phân bố giữa các thị trường không đồng đều, nông sản Việt Nam tập trung vào các thị trường lớn của EU như Đức, Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ba Nha,…trong khi đó các thị trường tiềm năng khác thì hạn chế ngay cả đối với các thị trường truyền thống Trung và Đông Âu. Điều này một mặt tiềm ẩn những rủi ro bất ổn xuất khẩu, mặt khác ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, hiệu quả xuất khẩu nông sản sang EU với tính chất của một thị trường thống nhất.
Thứ ba, phương thức xuất khẩu phân phối hàng nông sản của Việt Nam sang EU còn nhiều bất cập, năng lực tham gia chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn yếu, chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu còn thấp và chưa hiệu quả. Thêm vào đó tình trạng doanh nghiệp chấp nhận xuất khẩu hàng nông sản mới qua sơ chế vẫn khá phổ biến do thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào được bảo đảm cả về khối lượng và chất lượng. Điều đó làm giảm cơ hội gia tăng giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu cũng như mất cơ hội về việc làm, thu nhập cho người lao động. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa qua chế biến, chưa đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ dẫn đến giá trị gia tăng cho hoạt động xuất khẩu còn thấp. Phần lớn các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu qua các bên trung gian, khiến giá trị xuất khẩu còn thấp, các doanh nghiệp bị lệ thuộc nhiều, chưa chủ động được trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Thứ tư, mặc dù có quan hệ kinh tế, thương mại tương đối tốt đẹp với một số nước trong EU nhưng Việt Nam chưa khai thác được lợi thế của khách hàng thân thiết để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường này. Trong bối cảnh các nước trong khu vực đang tranh thủ và đẩy mạnh các đàm phán thương mại riêng với EU thì đây sẽ trở thành một trong những bất lợi cho Việt Nam, khi mà sự cạnh tranh giữa các quốc gia như Malaysia, Philippine, Indonesia với Việt Nam về chiếm lĩnh thị trường EU nói chung, đối với hàng nông sản nói riêng ngày càng trở nên gay gắt.
Nguyên nhân của những hạn chế này:
Thứ nhất, do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn mang tính nhỏ lẻ đã ảnh hưởng đến việc áp dụng máy móc, kỹ thuật hiện đại vào hoạt động sản xuất nông nghiệp – yếu tố có thể giúp nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của nông sản. Bên cạnh đó, việc sản xuất nhỏ lẻ cũng tạo ra những khó khăn khi truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm. Trong khi đó EU là thị trường lớn, có những yêu cầu và tiêu chuẩn cao, ngược lại quá trình sản xuất đặc biệt là khâu bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông sản Việt Nam còn nhiều bất cập, khó kiểm soát.
Thứ hai, do năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản của Việt Nam yếu, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng thấp.
Thứ ba, do những hạn chế trong phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
Thứ tư, do những hạn chế về năng lực của hệ thống logistic cũng là vấn đề đối với xuất khẩu nông sản, thực phẩm do có yêu cầu khắt khe về phương tiện và thời gian vận chuyển.
Thứ năm, do những hạn chế về thể chế, chính sách xuất khẩu nông sản nói chung và sang thị trường EU nói riêng, mà bất cập lớn nhất là hiệu lực, hiểu quả thực thi thể chế, chính sách còn thấp.
- Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
- Chuyển đổi từ một nền nông nghiệp xuất khẩu nguyên liệu sang một nền nông nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao
Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính được Chính phủ Việt Nam lựa chọn ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035. Theo đó, giai đoạn đến năm 2025, Việt Nam ưu tiên nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản. Đồng thời, ưu tiên sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng nông sản Việt Nam. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến sang EU, tăng kim ngạch xuất khẩu trong điều kiện các nguồn lực nông nghiệp đã đạt tới giới hạn tăng trưởng, cụ thể:
- Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tổ chức lại sản xuất theo hướng tạo ra những vùng chuyên canh, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp. Đe tạo điều kiện hình thành những vùng chuyên canh, cần có những chính sách linh hoạt về đất đai, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho phép người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn;
- Tạo lập chuỗi giá trị hàng nông sản, thực phẩm, tăng cường liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp chế biến và phân phối sản phẩm;
- Khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuân cho công nghiệp chế biến. Hình thành các tổ chức có đủ năng lực đánh giá, kiếm tra chất lượng sản phẩm, các trung tâm giao dịch giữa nhà sản xuất và đơn vị xuất khẩu…
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam
- Xây dựng các chính sách phù hợp nhằm chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người dân EU.
- Phát triển vận chuyển bền vững là yếu tố quan trọng để năng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu. Với khoảng cách địa lý xa xôi với thị trường EU, hàng nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khâu vận chuyển, bảo quản, đặc biệt là quá trình bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông sản còn nhiều bất cập; hệ thống sản xuất vẫn tương đối manh mún, khó kiểm soát, chưa đủ điều kiện để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. Vì vậy, để đáp ứng được các yêu cầu trên, cần hiện đại hóa khâu thu hoạch, bảo quản và vận chuyển nông sản, thực phẩm. Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến trong bảo quản, vận chuyển hàng tươi sống bằng đường biển thay vì đường hàng không hiện nay có thể sẽ giảm đáng kể chi phí, giúp tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản của Việt Nam tại thị trường EU. Đồng thời, cũng đáp ứng tốt hơn định hướng của EU về giảm thiểu nhập khẩu khí thải carbon.
- Người tiêu dùng EU cũng rất quan tâm tới mặt hàng nông sản có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận hữu cơ hoặc Fairtrade (thương mại công bằng). Vì vậy, Việt Nam cần tăng cường áp dụng Tiêu chuẩn hữu cơ PGS do Ban điều phối PGS soạn thảo tham chiếu theo các Tiêu chuẩn cơ bản của IFOAM và Tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, áp dụng cho người sản xuất bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Những tiêu chuẩn này tạo điều kiện cho PGS Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng nhận cho các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ từ sản xuất đến bán hàng cho tới người tiêu dùng.
- Việc xây dựng thương hiệu nông sản cũng phải đầu tư toàn diện, có chiến lược phát triển lâu dài và sự kết hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ việc lựa chọn giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà truyền thông, doanh nghiệp và Nhà nước. Thêm vào đó, Việt Nam cần xác định được ưu thế của những nông sản mũi nhọn ở từng khu vực, từng loại hàng hóa để phát huy thế mạnh trên thị trường quốc tế.
- Hoàn thiện tiến tới đồng bộ hóa các quy định của Việt Nam theo các cam kêt trong VNFTA
Việc thực thi thiếu hiệu quả những quy định hiện hành cũng làm gia tăng nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm một cách không cần thiết. Ví dụ việc thiếu các quy định rõ ràng dẫn đến việc một số sản phẩm (ví dụ như chất potassium bromate) dù bị cấm sử dụng tại các quốc gia khác vẫn được sử dụng ở Việt Nam. Ngược lại, một số sản phẩm mặc dù có thể được sử dụng hợp pháp tại các quốc gia khác lại không thể nhập khẩu vào Việt Nam. Ví dụ, để mẫu mã đẹp hom, trái cây trồng nội địa có thể được phủ một loại sáp từ Châu Âu trước khi xuất khẩu. Loại sáp này được sử dụng hợp pháp trong Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, các giấy tờ cần thiết để Bộ Y tế phê duyệt nhập khẩu loại sáp này theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam lại không thể có được do các quốc gia thành viên EU không ban hành các giấy tờ trên. Điều này đồng nghĩa với việc Bộ Y tế sẽ không phê duyệt việc nhập khẩu loại sáp này và các loại hoa quả trồng trong nước để xuất khẩu sẽ kém hấp dẫn hơn so với các loại trái cây trồng tại các khu vực khác có sử dụng loại sáp trên. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU, có thể chấp nhận giấy Chứng nhận SPS do các quốc gia thành viên EU cấp nếu có mức độ bảo vệ sức khỏe tương đương (hoặc cao hơn) và không bắt buộc phải xét nghiệm lại.
- Xây dựng chỉ dẫn địa lý
Việt Nam có nhiều thuận lợi trong xây dựng chỉ dẫn địa lý bởi Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp truyền thống với các yểu tố đặc trưng về mặt tự nhiên và con người, Việt Nam có nhiều sản phẩm có chất lượng, danh tiếng, tính chất đặc thù và có giá trị kinh tế cao gắn với các địa danh cụ thể. Việt Nam cũng đã xây dựng được hành lang pháp lý khá đầy đủ, thuận lợi và có những biện pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ cho các địa phương trong việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản ở trong nước... Đối với chỉ dẫn địa lý, Việt Nam hiện cam kết bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, đây là điều kiện để một số đặc sản của Việt Nam được tiếp cận và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.
Ngoài ra, để xây dựng và áp dụng chỉ dẫn địa lý thành công còn cần (i) có nguồn cung sản phẩm ổn định với những đặc trưng cụ thể/cần thiết; (ii) có các tố chức hợp tác hữu hiệu để thực hiện các hoạt động xúc tiến, tiếp thị; (iii) hợp tác chặt chẽ trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất trên cơ sở cung cấp thông tin, hồ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đầu tư xây dựng thương hiệu
Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu nông sản, coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hoá, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường EU. Thương hiệu không chỉ là của doanh nghiệp mà còn là của cả nhà nông do đó cần liên kết với nông dân, trong đó nông dân có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và được chung chia lợi nhuận từ doanh nghiệp, cụ thể với một số mặt hàng: (1) Đối với cà phê nhân, việc liên kết giữa cơ sở chế biến với nông dân sẽ tăng thêm thu nhập cho cả hai, nhờ tăng sản lượng và chất lượng cà phê, đồng thời còn đảm bảo sự phát triển hợp với tự nhiên và bền vững hơn của cây cà phê. Sự liên kết các doanh nghiệp để điều tiết giá mua, giá bán hợp lý, chia sẻ thông tin thị trường sẽ đảm bảo hiệu quả ổn định cho cả nông dân và doanh nghiệp. Trong đó các nhà máy, các công ty lớn có thể sử dụng thương hiệu của mình để tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị nhỏ trên cơ sở kiểm soát công nghệ, chất lượng sản phẩm, đào tạo và hướng dẫn họ sản xuất để tạo ra nguồn hàng hoá đồng nhất, ổn định; (2) Đối với rau quả, đây là giải pháp có tính quyết định đến việc tiêu thụ và xuất khẩu trái cây tươi.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Công thương, dự án EU-Mutrap (2016), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu, Sổ tay cho doanh nghiệp.
- Bộ Công thương (2018), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, NXB Công thương.
- European Comission (2017), The economic impact of the EU-Vietnam free trade agreemen.t
- Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia.
- Mutrap (2014), Đánh giá tác động dài hạn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu.
- Nhiều rào cản để đưa nông sản Việt sang Châu Âu, tại
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/13548-nhieu-rao-can-de-dua-nong-san-viet-sang-chau-au.
- Văn kiện Hiệp định EVFTA, EVIPA và các tóm tắt từng chương, tại
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/8445-van-kien-hiep-dinh-evfta-evipa-va-cac-tom-tat-tung-chuong.
[1] Bộ Công thương, Email: hanglt@moit.gov.vn
[2] Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp, Email: huongglp@gmail.com
[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: hungpm@ftu.edu.vn
[4] Trường Đại học Ngoại thương, Emai: huyenlt@ftu.edu.vn
Xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong bối cảnh hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)
Lê Thị Hằng[1]
Phùng Thị Lan Hương[2]
Phùng Mạnh Hùng [3]
Lê Thị Huyền[4]
Tóm tắt:
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên EU. EVFTA cũng là một trong những FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay. EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), và cả hai Hiệp định đã được ký kết vào 30/6/2019. Sau bước ký kết, hai Hiệp định sẽ phải trải qua quá trình phê chuẩn nội bộ ở EU và Việt Nam để có thể chính thức có hiệu lực với hai Bên. Việc EVFTA được ký kết, đang trong quá trình phê chuẩn nội bộ và có hiệu lực đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu nói chung, trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào thị trường EU nói riêng. Bài viết này sẽ nghiên cứu về Hiệp định EVFTA với những chính sách thương mại ảnh hưởng đến thị trường nông sản EU, những cam kết về thương mại hàng nông sản trong khuôn khổ EVFTA, thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam trước khi EVFTA được ký kết, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt nam vào thị trường EU khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA), xuất khẩu nông sản, EU.
Abstract
Europe-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) is a new generation FTA between Vietnam and 28 memebers of Europe Union. EVFTA is also the one which has a wide range of commiments at the highest level that Vietnam has ever joined. EVFTA is split into two agreements, one is the Trade Agreement (EVFTA), the other is the Investment Protection Agreement (EVIPA) and both ag8reements have been signed on June 30, 2019. After signing, the two agreements will have to be gone through the internal approval process in EU and Vietnam in order to be officially took effect by both sides. The EVFTA signing has created opportunies as well as challenges for Vietnam in export activities in general and agricultural products export in particular although it is still in process of approval. This article will study the affects of the EVFTA trade policies on agricultural market in EU, the commiments on agricultural products trade within EVFTA, the status of exporting some outstanding agricultural products before EVFTA signing, then propose some boosting solutions for Vietnam’s agricultural products to EU market when EVFTA takes effect.
Keywords: Europe-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA), export of agricultural products, Europe Union.
- Đặt vấn đề
Liên minh Châu Âu (EU) với 28 nước thành viên có tổng dân số khoảng 516 triệu người là khu vực kinh tế thịnh vượng, GDP chiếm khoảng 23% GDP danh nghĩa thế giới, thu nhập bình quan đầu người lên tới 40.890 USD/ người/năm. Với quy mô, dung lượng thị trường lớn, EU trở thành khu vực có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều hàng hóa từ khắp các nước trên thế giới, trong đó mặt hàng nông sản có tiềm năng tiêu thụ vô cùng lớn tại khu vực này.
Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu vào tháng 10/1990, và đặc biệt trong những năm gần đây quan hệ thương mại Việt Nam - EU không ngừng phát triển. Trong những năm qua, EU là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam với 18% lượng hàng xuất khẩu, trong đó chủ yếu là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản. Có thể nói EU là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2018 sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) ước tính đạt 40 tỷ USD, kỷ lục của ngành nông nghiệp Việt Nam, đã đưa Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới, mặc dù trong bối cảnh thị trường thế giới năm 2018 có nhiều biến động, tiêu biểu là cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc; sự gia tăng bảo hộ thông qua các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước thị trường nông sản lớn của Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức khác nhau từ giá cả đến nhu cầu, đặc biệt là nâng cao tiêu chuẩn khắt khe đối với nông sản nhập khẩu, cụ thể: Đối với thị trường Hoa Kỳ tiếp tục duy trì và gia tăng các biện pháp bảo hộ thông qua áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam, tiếp tục chương trình Thanh tra đối với cá da trơn theo Đạo luật Nông nghiệp (Farm Bill), đang triển khai mạnh mẽ việc áp dụng Đạo luật Lacey Act đối với nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ,…EU vẫn giữ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời dự thảo các quy định mới về các chất sử dụng trên sản phẩm giống cây trồng,…Ngoài yêu cầu cao về chất lượng hàng hoá, EU còn áp dụng nhiều quy định về nhập khẩu hàng hoá, trong khi xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam chưa có giá trị gia tăng, còn manh nhún trong sản xuất, khả năng đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu thấp...Do đó, để có thể thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu sắp có hiệu lực, điều đầu tiên và rất cần thiết phải nghiên cứu kỹ Hiệp định EVFTA, những cam kết đối với hàng nông sản, các chính sách đối với sản xuất nông sản và khuyến khích xuất khẩu nông sản,…Tiếp đó cần phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung, vào thị trường EU nói riêng thời gian vừa qua, đánh giá những thành công và những tồn tại, tìm ra những nguyên nhân của tồn tại đó, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp có hiệu quả và khả thi cao.
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu và những tác động đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu và những cam kết đối với hàng nông sản
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu và những cam kết đối với hàng nông sản
Tháng 10/2010, Việt Nam và EU đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) sau khi hai bên hoàn tất các công việc kỹ thuật. Việt Nam và EU đã chính thức tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp định EVFTA vào ngày 26/6/2012. EVFTA được tách làm hai Hiệp định, một là Hiệp định Thương mại (EVFTA), và một là Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA), và cả hai Hiệp định đã được ký kết vào 30/6/2019. Sau bước ký kết, hai Hiệp định sẽ phải trải qua quá trình phê chuẩn nội bộ ở EU và Việt Nam để có thể chính thức có hiệu lực với hai bên. Có thể nói, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ (lời văn về quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Các vấn đề pháp lý, cụ thể:
- Thương mại hàng hóa
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Đối với các nhóm hàng quan trọng, cam kết của EU như sau:
- Dệt may, giày dép và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm của Việt Nam trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.
- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.
- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, túi xách, vali, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh: về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Đối với xuất khẩu của EU, cam kết của Việt Nam đối với các mặt hàng chính là:
- Ô tô, xe máy: Việt Nam cam kết đưa thuế nhập khẩu về 0% sau từ 9 tới 10 năm; riêng xe máy có dung tích xy-lanh trên 150 cm3 có lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu là 7 năm;
- Rượu vang, rượu mạnh, bia, thịt lợn và thịt gà: Việt Nam đồng ý xóa bỏ thuế nhập khẩu trong thời gian tối đa là 10 năm.
Về thuế xuất khẩu, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu sau lộ trình nhất định; chỉ bảo lưu thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm quan trọng, trong đó có dầu thô và than đá.
Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phòng vệ thương mại, v.v, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp.
- Thương mại dịch vụ và đầu tư
Cam kết của Việt Nam và EU về thương mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của Việt Nam có đi xa hơn cam kết trong WTO. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU. Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
- Mua sắm của Chính phủ
Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu, v.v, Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.
- Sở hữu trí tuệ
Cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý, v.v. Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Về chỉ dẫn địa lý, khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam sẽ bảo hộ trên 160 chỉ dẫn địa lý của EU (bao gồm 28 thành viên) và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Các chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đều liên quan tới nông sản, thực phẩm, tạo điều kiện cho một số chủng loại nông sản của Việt Nam xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.
- Các nội dung khác
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý-thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai Bên.
- Cam kết về thương mại hàng nông sản trong khuôn khổ EVFTA
Hàng nông sản được đánh giá là nhóm hàng được hưởng nhiều lợi ích khi thực hiện EVFTA. EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm một số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường, và các sản phẩm chưa hàm lượng đường cao, tinh bột sắn cá ngừ đóng hộp), EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan.
- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo xay sát, gạo chưa xay sát và gạo thơm. Gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm.
- Mật ong: EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và không áp dụng hạn ngạch thuế quan.
- Toàn bộ các sản phẩm rau củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
- Chính sách thương mại ảnh hưởng hưởng đến thị trường hàng nông sản EU
- Chính sách đối với sản xuất nông nghiệp và khuyến khích xuất khẩu
- Chính sách đối với sản xuất nông nghiệp
Chính sách nông sản chung (CAP) của EU được thông qua năm 1962 với mục tiêu tăng năng suất nông nghiệp nhằm ổn định nguồn lương thực và giúp nông dân EU đảm bảo cuộc sống. Từ khi WTO được thành lập, chính sách này có những thay đổi quan trọng nhằm thực hiện các cam kết thuộc Hiệp định Nông nghiệp trong WTO và Nghị định thư gia nhập tổ chức này như việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu giảm dần hay các biện pháp trợ cấp thị trường được thay thế bằng trợ cấp xanh được Hiệp định WTO cho phép sử dụng. CAP gồm ba trụ cột chính: Hỗ trợ thị trường, hỗ trợ thu nhập và phát triển nông thôn. Các khoản thanh toán trực tiếp trong CAP nhằm đảm bảo một mạng lưới an toàn cho nông dân dưới hình thức hỗ trợ thu nhập, bình ổn thu nhập của nông dân khi giá cả thị trường biến động. Các biện pháp hỗ trợ giá được thực hiện dưới hình thức:
+) Can thiệp của nhà nước đối với sản phẩm nông nghiệp khi có biến động thị trường.
+) Hỗ trợ lưu kho cho khu vực tư nhân đối với ngũ cốc, gạo, dầu ô liu, thịt bò và thịt bê, sữa, các sản phẩm từ sữa, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê.
+) Các ngành cụ thể như đường, sữa và các sản phẩm từ sữa có các chương trình hỗ trợ cụ thể.
+) Khi khủng hoảng, có thể áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm hỗ trợ thị trường.
Các biện pháp khác qui định trong CAP gồm xác định hạn ngạch sản xuất (với đường và sữa) và tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm, ghi nhãn, lưu kho hay vận chuyển.
Kể từ năm 1992 và đặc biệt từ năm 2005, Chính sách Nông nghiệp chung của EU đã có sự thay đổi đáng kể do viện trợ cấp đã hầu như được tách ra khỏi sản xuất. Trợ cấp lớn nhất hiện nay đó là chương trình trợ cấp theo diện tích đất canh tác (Single Farrm Payment) thuộc loại trợ cấp trong “Hộp xanh lá cây” được WTO cho phép sử dụng. Chương trình trợ cấp theo diện tích đất canh tác nhằm mục đích thay đổi cách mà EU đã hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp. Cải cách này tập trung vào người tiêu dung và người nộp thuế, đồng thời giúp người nông sân tự do sản xuất những gì mà thị trường muốn. Chương trình hỗ trợ nông nghiệp phải gắn với việc đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, cộng đồng sức khỏe và phúc lợi. CAP được tài trợ trực tiếp từ ngân sách EU. Trợ cấp nông nghiệp hiện nay chiếm khoảng 1% tổng chi tiêu công của các nước thành viên EU. CAP đã và đang hỗ trợ mục tiêu hiện đại hóa cơ cấu sản xuất nông nghiệp của EU và tăng cường hợp tác với nông dân.
Chính sách khuyến khích xuất khẩu
Theo chính sách nông nghiệp chung, EU đưa ra mức giá tối thiểu cho một số mặt hàng nông sản nhất định để khuyến khích người nông dân tiếp tục sản xuất lương thực. Trong một số trường hợp, các mức giá tối thiểu này cao hơn mức giá thế giới áp dụng cho cùng loại sản phẩm. Khi các sản phẩm nuôi trồng được xuất khẩu ra ngoài EU, khoản tiền hoàn thuế này cho phép thu hẹp khoảng cách giá giữa mức giá EU và mức giá thị trường thế giới và để hỗ trợ cho mức giá thu mua nguyên liệu đầu vào cao trong EU. Mức tiền hoàn thuế khác nhau, phụ thuộc vào thời gian, ngành hàng và các sản phẩm cụ thể. Để nhận được khoản hoàn thuế chênh lệch thì nhà xuất khẩu cần chứng minh được nước thứ ba mà sản phẩm của mình đã được xuất sang. Việc chứng minh bằng cách gửi các bản sao chứng từ nhập khẩu có dấu của cơ quan Hải quan nước thứ ba đó.
Như vậy, tiền hoàn thuế xuất khẩu chính là trợ cấp, có thể chỉ được chi trả cho các sản phẩm như thịt bò, gia súc hơi, sữa và các sản phẩm từ sữa, đường, ngũ cốc, thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm trức và một số sản phẩm chế biến nhất định, những sản phẩm được xuất khẩu ra ngoài EU. Chính sách hoàn thuế xuất khẩu cũng áp dụng với các cơ sở chế xuất/sản xuất xuất khẩu, cụ thể cho hàng nông sản chế biến như sô cô la, bánh kẹo, đồ uống ngọt, bánh quy,…Chương trình này cho phép các nhà xuất khẩu EU có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới.
Theo kết quả của vòng đàm phán Uruguay, EU có quyền chi trả tiền hoàn thuế xuất khẩu cho một số hàng nông sản theo lộ trình. EU được phép chi một khoản tiền là 7,4 tỷ Euro cho trợ cấp xuất khẩu hàng năm.
- Chính sách kiểm soát nhập khẩu
Chính sách thuế quan:
Mạng lướt thuế quan của EU bao gồm các cơ chế thương mại ưu đãi, cùng với hệ thống ưu đãi đơn phương của EU đang làm tăng thêm mức độ phức tạp của chế độ thuế quan EU. Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho hàng nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước có cùng mức thuế, các mức thuế này được các quốc gia thành viên thiết lập tuy nhiên vẫn chưa được hài hòa hóa trong EU. EU đã áp dụng các chính sách ưu đãi thương mại cho các nước đang phát triển kể từ đầu những năm 1960. Mức độ ưu tiên mà EU đưa ra là khác nhau phụ thuộc vào việc liệu một nước đang phát triển chỉ thuộc diện hưởng ưu đãi theo Cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà theo đó tất cả các nước đang phát triển đều có đủ điều kiện hay thuộc diện các chế dộ thương mại tự chủ khác.
Về cơ bản có ba chế độ thương mại ưu đãi để vào thị trường EU đối với hàng hóa nông nghiệp có nguồn gốc từ các nước đang phát triển: Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), áp dụng cho tất cả các nước đang phát triển trong danh sách hợp lệ bao gồm (1) Sáng kiến “mọi thứ trừ vũ khí” (EBA) hỗ trợ cho tất cả các nước kém phát triển nhất; (2) Các chế độ ưu đãi tự chủ theo Hiệp định Cotonou cho các nước ACP trong đó bao gồm:
+) Sáng kiến EBA hỗ trợ cho tất cả các nước kém phát triển;
+) Các Hiệp định đối tác kinh tế tạm thời (EPAs) và một EPA toàn diện được ký tắt hoặc ký kết với các Chính phủ của một số nước ACP nhất định.
+) Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) qui định khuôn khổ thương mại cho riêng 10 nước ACP không thuộc danh sách kém phát triển mà chính phủ các nước này chưa ký tắt các EPA tạm thời.
+) Các thỏa thuận ưu đãi song phương hoặc khu vực, Hiệp định thương mại tự do, chẳng hạn với Chi lê, Mê - xi- cô, Nam Phi và hầu hết các nước địa Trung Hải.
Biểu thuế quan leo thang: Thị trường Châu Âu có vẻ khá mở cho các nước đang phát triển nhờ vào nhiều hiệp định ưu đãi mà EU đã ký kết với các đối tác của mình (GSP, EPA với các nước ACP, FTA với không thuộc ACP,…). Trong chuỗi bột ngũ cốc, mức thuế mà EU áp dụng đối với bột mì cao hơn so với bánh quy tương ứng là 23% và 18% và cà chua sơ chế cao hơn nước sốt cà chua (tương ứng là 14% và 7%). EU áp dụng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm chế biến phụ thuộc vào các thành phần nhất định (chẳng hạn như việc áp mức thuế cao hơn khi sản phẩm đó có một thành phần là đường), thuế đối với trái cây và rau quả phụ thuộc vào giá nhập khẩu cố định hàng ngày và vụ mùa (ví dụ trong thời gian trái vụ thì áp mức thuế thấp hơn) và duy trì một biên độ ưu đãi đối với ngũ cốc và gạo.
Khi so sánh các mức thuế nhập khẩu mà EU áp dụng đối với các đối tác thương mại với mức độ tiếp cận ưu đãi khác nhau, bên cạnh những lợi thế rõ ràng của EPA và EBA thì hàng hóa xuất khẩu từ các nước đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU được hưởng lợi từ chương trình GSP đơn phương.
Hàng rào phi thuế quan
Việc cấm nhập khẩu và giám sát hàng nhập khẩu, ngoài những hình thức khác được duy trì trên cơ sở an ninh, kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, môi trường và theo các hiệp định và công ước quốc tế. Các nhà xuất khẩu phải có giấy phép nhập khẩu cho các hiệp định và công ước quốc tế. Các nhà xuất khẩu phải có giấy phép nhập khẩu cho các sản phẩm thuộc diện bị hạn chế về số lượng, về hạn ngạch thuế quan và về các biện pháp bảo vệ hoặc phục vụ cho công tác theo dõi, giám sát hàng nhập khẩu.
EU sử dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả thương mại dự phòng, mặc dù số lượng các biện pháp dự phòng mà EU thông báo lên tổ chức WTO đã giảm kể từ năm 2005. Quá trình hài hòa hóa các yêu cầu kỹ thuật (bao gồm các qui định, chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ) giữa các nước thành viên EU vẫn đang tiếp diễn. Hệ thống qui định của EU nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe, vệ sinh an toàn môi trường và người tiêu dung ở mức cao, đồng thời vẫn đảm bảo sự di chuyển hàng hóa tự do trong phạm vi thị trường kinh tế duy nhất.
Nông sản, thực phẩm nhập khẩu từ các nước ngoài EU phải tuân thủ những qui định của EU hoặc các qui định được EU công nhận để ít nhất tương đương với qui chế đã hình thành trong luật lương thực của EU. Các FTA gần đây nhất mà EU ký với nước thứ ba có những điều khoản cụ thể nhằm tạo thuận lợi thương mại một khi đáp ứng được các qui định SPS tương ứng đối với hàng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu phải có kiểm soát để đảm bảo xác minh sự tuân thủ với các qui định về thực phẩm và thức ăn gia súc, sức khỏe và việc kiểm soát này thường phải trả phí.
Mọi Hiệp định do EU và các đối tác ký kết đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiêm cấm biện pháp hạn chế định lượng và biện pháp có tác dụng tương đương. Điều này không ảnh hưởng tới quyền của các bên khi thực thi những quy chuẩn, tiêu chuẩn và biện pháp SPS cần thiết để bảo vệ sức khỏe hoặc cuộc sống con người, tài nguyên, đạo đức xã hội.
Những điều khoản về rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong các hiệp định qui định rằng các bên phải thông báo cho nhau về những đề xuất về quy chuẩn và tiêu chuẩn đặc biệt liên quan đến thương mại giữa các bên. Ngoài ra, còn có những cam kết để thông báo và tham vấn nhau về những vấn đề cụ thể khi phát sinh, thông báo về phòng ngừa đối với hàng nhập khẩu vì lý do an toàn và môi trường, cũng như xác định các hàng hóa ưu tiên nhằm hợp tác để những hàng hóa này đáp ứng yêu cầu khi tiếp cận thị trường của nhau.
Các FTA của EU cũng cho phép áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp khi cần thiết, đồng thời cũng cho phép các bên áp dụng các biện pháp tự vệ theo qui định liên quan của WTO. Tuy nhiên, trong một số hiệp định với các nước đang phát triển, EU cam kết miễn áp dụng các biện pháp tự vệ đa phương của khối đối với hàng nhập khẩu từ bên đối tác trong vòng 5 năm, vì “mục tiêu phát triển tổng thể của Hiệp định và quy mô nhỏ của nền kinh tế của quốc gia đối tác liên quan”.
- Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
- Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản
Gạo:
Đây là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về kim ngạch và giá xuất khẩu duy trì ở mức cao trong cả năm 2018. Xuất khẩu gạo năm 2018 đạt 6,12 triệu tấn, tăng 5,1% so với năm 2017, trị giá đạt khoảng 3,06 tỷ USD, tăng 16,3%. Giá xuất khẩu bình quân ở mức 501,0 USD/tấn, tăng 10,7%, tương đương mức tăng ấn tượng là 48 USD/tấn so với giá xuất khẩu năm 2017. Như vậy, xuất khẩu gạo năm 2018 tiếp tục duy trì tăng trưởng cả về lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu như đã đạt được trong năm 2017. Thời điểm đầu năm 2018, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng như của các nước xuất khẩu khác đều có xu hướng tăng nhờ những thông tin tích cực từ các nước nhập khẩu. Giữa năm 2018, giá gạo xuất khẩu tăng cao, có thời điểm đạt gần 450 USD/tấn cho gạo trắng 25% tấm. Cuối năm, giá gạo xuất khẩu giảm dần, đạt khoảng 370-380 USD/tấn cho gạo trắng 25% tấm thời điểm cuối năm. Giá gạo xuất khẩu duy trì ở mức cao góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa với mức giá cao, có lợi cho người nông dân sản xuất lúa.
Thị trường xuất khẩu: Năm 2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang nhiều thị trường đã có tăng trưởng cao, góp phần vào mức tăng cao của xuất khẩu gạo cả nước. Trong đó, các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Ghana, Iraq, Bờ Biển Ngà và Hồng Kông (Trung Quốc). Ngoài Indonesia và Philippines, các thị trường có tăng trưởng xuất khẩu gạo cao trong năm 2018 còn có Iraq, Hàn Quốc, Bờ Biển Ngà, Hồng Kông (Trung Quốc) và Thổ Nhĩ Kỳ. Đặc biệt, xuất khẩu sang các thị trường này là các loại gạo có chất lượng và giá trị cao như gạo thơm, gạo japonica.
Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 6 năm 2019 ước đạt 625 nghìn tấn với giá trị đạt 275 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,39 triệu tấn và 1,46 tỷ USD, giảm 2,8% về khối lượng và giảm 19% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Nhìn chung, những tháng đầu năm 2019 xuất khẩu gạo của Việt Nam gặp khó khăn về thị trường, đặc biệt là tại các thị trường lớn, truyền thống như Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh.
Cà phê:
Năm 2018, xuất khẩu cà phê đạt 1,88 triệu tấn với trị giá đạt 3,54 tỷ USD, tăng 19,9% về lượng và tăng 1,1% về giá trị so với năm 2017. Tuy nhiên, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.883 USD/tấn, giảm 15,7% so với năm trước.
Trong những năm qua, dù kinh tế thế giới có nhiều thời điểm gặp khó khăn dẫn đến sức mua sụt giảm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng rất đáng khích lệ. Hiện nay, 90% doanh thu của ngành cà phê Việt Nam đến từ thị trường quốc tế, 10% còn lại đến từ nội địa. Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm cà phê của Việt Nam đã tăng liên tục ở mức gần 15% hàng năm, từ 393 triệu USD năm 2001 lên 3,54 tỷ USD năm 2018. Bên cạnh đó, nhờ ưu đãi về thuế quan đối với cà phê chế biến từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết, trong thời gian qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm, chú trọng đầu tư vào các hoạt động chế biến sâu nhằm góp phần nâng
cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nói riêng và kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành
nói chung.
Xuất khẩu cà phê tháng 6/2019 ước đạt 165 nghìn tấn với giá trị đạt 274 triệu USD, lũy kế xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 943 nghìn tấn và 1,6 tỷ USD, giảm 9,2% về khối lượng và giảm 19,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Đức và Mỹ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2019 với thị phần lần lượt là 13,2% và 9,8%. Xuất khẩu cà phê sang Indonesia tăng mạnh là do vụ thu hoạch chính của nước này vào thời điểm cuối năm, do đó, để đủ lượng cà phê giao dịch, Indonesia tăng mua vào từ một số thị trường có lượng cà phê dự trữ lớn như Việt Nam. Ngoài ra, Indonesia nhập khẩu cà phê Việt Nam với giá và chất lượng tốt để chế biến cà phê hòa tan, tiêu thụ nội địa, hoặc tái xuất.
Riêng thị trường EU, đây là thị trường truyền thống và lớn nhất của cà phê Việt Nam với gần 40% thị phần và trị giá 800 ngàn USD/năm, chủ yếu là nhập khẩu cà phê nhân. Trong đó, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Bỉ và Anh là các nước trong EU nhập khẩu nhiều cà phê Việt Nam với thị phần lần lượt là 11,77%; 5,83%; 5,79%; 3,63%; 2,25%. Hiện tại, Việt Nam đã có 20 doanh nghiệp thương mại cà phê đúng nghĩa và 8 nhà rang xay chiếm 80% lượng xuất khẩu của Việt Nam. Trong giai đoạn 2011 đến đầu năm 2016, xuất khẩu cà phê vào những thị trường lớn thuộc EU luôn tăng cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu. Năm 2011, xuất khẩu café đạt 412,6 nghìn tấn; trị giá xuất khẩu đạt 1,03 tỷ USD. Đến 2015, sản lượng café xuất khẩu tăng 45% so với năm 2011 đạt khoảng 599 nghìn tấn; trị giá xuất khẩu cũng tăng khoảng 12,3% so với năm 2011 đạt 1,16 tỷ USD.
Chè:
Các nước Trung Quốc, Kenya, Ấn Độ và Sri Lanka hiện chiếm tới gần 70% nguồn cung chè trên thế giới, chỉ riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã đóng góp hơn một nửa sản lượng chè toàn cầu. Việt Nam là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và xuất khẩu chè lớn thứ 5 toàn cầu, với 130.000 ha diện tích trồng chè và hơn 500 cơ sở sản xuất, chế biến, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô/năm. Việt Nam có quy mô sản xuất lớn, có điều kiện khí hậu nông nghiệp thuận lợi cho việc mở rộng diện tích trồng chè để tăng sản lượng
và diện tích. Hiện nay, chè được trồng ở 34 tỉnh, thành cả nước, năng suất bình
quân đạt 9 tấn búp tươi/ha, thu hút khoảng 3 triệu lao động tham gia.
Các giống chè ở Việt Nam đa dạng, phong phú nên có thể cung cấp đầy đủ các
loại chè xanh, chè đen và chè đặc sản xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phong
phú trên toàn thế giới. Trong những năm qua, nhiều địa phương đã chú trọng phát
triển nhiều giống chè cành cho năng suất cao đã được đưa vào trồng đại trà. Việc
chuyển đổi từ trồng chè hạt sang trồng chè cành, đưa nhiều giống chè ngoại vào
canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh chè trên diện tích
lớn, năng suất và chất lượng chè búp tươi đã không ngừng tăng. Tuy nhiên, ngành
chè còn tồn tại điểm yếu cố hữu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, bình quân chỉ khoảng
0,2 ha/hộ nên khó tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới và khó chứng nhận chè an
toàn dẫn tới chè Việt Nam khó cạnh tranh so với chè của các nước khác.
Khối lượng xuất khẩu chè năm 2018 đạt 127,3 nghìn tấn, trị giá 217,8 triệu USD, giảm 8,6% về lượng và giảm 4,1% về trị giá so với năm 2017. Giá xuất khẩu bình quân tăng 5,0% đạt 1.710,7 USD/tấn.
Về thị trường xuất khẩu: Trong năm 2018, chè xuất khẩu sang Pakistan (thị
trường lớn nhất của Việt Nam, chiếm 37,5% về trị giá) đạt 38,21 nghìn tấn với trị giá
81,63 triệu USD, tăng 18,8% về trị giá so với năm 2017. Đứng thứ hai về lượng xuất
là thị trường Đài Loan đạt 18,57 nghìn tấn, trị giá 28,75 triệu USD, tăng 5,4% về trị
giá so với năm 2017. Tuy có vị trí và khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, thuận tiện
trong việc giao thương hàng hóa, nhưng xuất khẩu chè sang Trung Quốc chỉ đứng
thứ tư sau Pakistan, Đài Loan và Nga, đạt 10,12 nghìn tấn, trị giá 19,67 triệu USD.
Các thị trường có kim ngạch xuất khẩu chè tăng mạnh là Đức (tăng 39,1%), Trung Quốc (tăng 37,4%) và Philippines (tăng 24,4%). Ngoài những thị trường kể trên, chè của Việt Nam còn xuất sang các quốc gia khác như: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Saudi Arabia, Ba Lan, Ukraine….
Cao su:
Trong năm 2018, xuất khẩu cao su thiên nhiên đạt 1,56 triệu tấn với giá trị khoảng 2,09 tỷ USD, đơn giá xuất khẩu bình quân khoảng 1.338 USD/tấn. So với năm 2017, xuất khẩu cao su thiên nhiên năm 2018 tăng 13,3% về lượng, giảm 7,0% về giá trị, do giá giảm 17,9%.
Về thị trường: Việt Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên đến khoảng 70 thị
trường trong năm 2018, chiếm gần 12% tổng sản lượng xuất khẩu toàn cầu (chỉ
sau Thái Lan - gần 40% và Indonesia - khoảng 25-26%). Trung Quốc tiếp tục là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt hơn 1,37 tỷ USD, chiếm
65,5% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, giảm 5% về trị giá so với năm 2017. Tiếp
đến là thị trường Ấn Độ đạt kim ngạch 145,4 triệu USD (chiếm 7%, tăng 60,5%) và
Malaysia đạt 76,2 triệu USD (chiếm 3,6%, giảm 36%). Tiếp đến các thị trường khác
có tỷ trọng nhỏ hơn như Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ đều có xu
hướng giảm.
Hồ tiêu:
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, bình quân chiếm
55-60% tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu toàn cầu. Tổng khối lượng xuất khẩu hạt tiêu
của Việt Nam năm 2018 đạt 233 nghìn tấn, trị giá đạt 759 triệu USD, tăng 8,3% về
lượng nhưng giảm 32,1% về trị giá so với năm 2017. Giá xuất khẩu bình quân hạt
tiêu Việt Nam năm 2018 đạt 3.260 USD/kg, giảm 37,3% so với năm 2017.
Với thị trường EU, hạt tiêu cũng là mặt hàng nông sản có khối lượng xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Lượng tiêu xuất sang EU chủ yếu vào 5 thị trường lớn là Đức, Hà Lan, Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha. Từ năm 2011 có khoảng 28,6 nghìn tấn hạt tiêu được xuất khẩu sang EU với tổng trị giá khoảng 203 triệu USD. Đến năm 2013, xuất khẩu được 33,3 nghìn tấn hạt tiêu với trị giá khoảng 300 triệu USD. Năm 2014-2015, lượng xuất khẩu hạt tiêu sụt giảm còn 27,2 nghìn tấn và 26,5 nghìn tấn tương ứng với giá trị xuất khẩu là 222 triệu USD và 268 triệu USD.
Hạt điều:
Do khí hậu bất thường và sâu bệnh bùng phát tại các địa phương đã ảnh
hưởng đến sản lượng điều của cả nước năm 2018. Sản lượng năm 2018 đạt 260.300 tấn điều thô nhưng lượng điều nhân thu hồi ước chỉ khoảng 71.000 tấn.
Cộng với 300.000 tấn điều nhân - thu được từ nhập khẩu và chế biến hơn 1 triệu
tấn điều thô - thì tổng sản lượng điều nhân Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng
hơn 371.000 tấn.
Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu trên 3,52 tỷ USD, cao hơn mức 2,8 tỷ USD của năm 2016; 2,4 tỷ USD của năm 2015; 2 tỷ USD của năm 2014;…Với kết quả ấn tượng này, Việt Nam đã trở thành nước có trị giá xuất khẩu hạt điều số 1 thế giới. Tuy nhiên, năm 2018 xuất khẩu điều đã giảm nhẹ so với năm 2017, đạt 3,37 tỷ USD, giảm 4,2% do giá xuất khẩu giảm. Trong tháng 6/2019, khối lượng điều nhân Việt Nam xuất ước đạt 41 nghìn tấn với giá trị 291 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 197 nghìn tấn và 1,5 tỷ USD, tăng 13,1% về khối lượng nhưng giảm 11,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Tuy là nước xuất khẩu số 1 thế giới, giá trị gia tăng của ngành điều còn chưa cao. Ngành điều Việt Nam cần phải chuyển sang thời kỳ thứ 2 tập trung nâng cao giá trị sản xuất, chế biến và xuất khẩu của ngành lên gấp đôi, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các thị trường chính tiêu thụ điều của Việt Nam như EU, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Thái Lan, Philippines, Singapore.
Với thị trường EU thì đây là một trong 3 thị trường nhập khẩu nhân điều lớn nhất từ Việt Nam với thị phần khoảng 27%. Trong đó, Hà Lan là nước nhập khẩu hạt điều lớn nhất với khoảng 22-25 ngàn tấn mỗi năm. Kế đó là Anh với khoảng 5,3-7 ngàn tấn/năm và Đức là 2-5 ngàn tấn/năm. Tuy nhiên, tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Việt Nam như nhân điều rang muối, điều tẩm gia vị, điều tẩm mật ong, bánh kẹp điều,… sang EU lại khá khiêm tốn. Trong giai đoạn 2011 đến đầu năm 2016, sản lượng hạt điều xuất khẩu tăng.Năm 2011, sản lượng xuất khẩu hạt điều đạt xấp xỉ 40 nghìn tấn , trị giá xuất khẩu đạt đến 326 triệu USD. Năm 2015, sản lượng xuất khẩu đạt gần đến 78,8 nghìn tấn, trị giá xuất khẩu đạt khoảng 572 triệu USD. Năm 2012 – 2013 sản lượng hạt điều xuất khẩu tăng lần lượt khoảng 42,5 nghìn tấn; 44,5 nghìn tấn; nhưng trị giá xuất khẩu không những không tăng mà lại giảm hơn so với năm 2011 do thời gian đó giá hạt điều biến động bất thường, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô, chưa có nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Rau quả:
Về sản lượng, tổng sản lượng cây ăn quả cả nước năm 2018 đạt khoảng 10 triệu tấn, tăng gần 6% so với năm 2017. Trong đó: Xoài khoảng 788 nghìn tấn, tăng 6,0%; chuối khoảng 2,1 triệu tấn, tăng 3,0%; thanh long khoảng 1,0 triệu tấn, tăng 6,0%; bưởi khoảng 586,5 nghìn tấn, tăng 2,0%; nhãn khoảng 523,7 nghìn tấn, tăng 6,0%; vải khoảng 280,2 nghìn tấn, tăng 20,0%. Trái cây Việt Nam hiện chủ yếu được tiêu thụ trong nước ở dạng tươi, tỷ lệ xuất khẩu không đáng kể so với sản lượng thu hoạch; chỉ riêng một số loại có tỷ lệ xuất khẩu cao như: thanh long (tiêu thụ nội địa chỉ khoảng 15 - 20%), vải (tiêu thụ nội địa khoảng 50%), còn phần lớn lượng xuất khẩu các loại trái cây khác mới chỉ từ vài chục đến vài nghìn tấn/năm, nên còn nhiều tiềm năng xuất khẩu. Xuất khẩu rau quả năm 2018 đạt 3,81 tỷ USD, tăng 8,8% so với năm 2017, nhưng nếu so với mức tăng trưởng trên 42,4% của năm 2017 thì mức tăng trưởng rau quả đang có phần chững lại.
Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2018 với 73,1% thị phần, giá trị xuất khẩu rau quả đạt 2,78 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2017. Các thị trường có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Campuchia (tăng 155,7%), Australia (tăng 45,6%), Pháp (tăng 44,0%), Đức (tăng 41,8%) và Hoa Kỳ (tăng 37,1%).
Với thị trường EU, trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau, quả của Việt Nam có xu hướng tăng nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều hộ sản xuất và doanh nghiệp vẫn chưa yên tâm đầu tư phát triển do thị trường rau, hoa quả tươi luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số loại quả được thị trường EU ưa chuộng là dứa, thanh long, cơm dừa, chôm chôm. Một số loại quả nhiệt đới khác như bơ, xoài, ổi, mãng cầu cùng các loại rau hữu cơ và rau thương mại công bằng đang dần chiếm được sự ưa chuộng của người tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt sản lượng khoảng 39,8 nghìn tấn, có trị giá xuất khẩu khoảng 325,6 triệu USD. Đến năm 2015, sản lượng đã tăng lên 78,8 nghìn tấn (tăng gần 98% so với năm 2011) với trị giá xuất khẩu lên đến 572 triệu USD (tăng 76% so với năm 2011).
- Những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân
- Những kết quả đạt được
Thứ nhất, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU đã duy trì được xu hướng tăng trưởng khá đều trong những năm qua, ngay cả trong giai đoạn hoạt động thương mại thế giới bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 6,1%/năm trong giai đoạn 2012-2016.
Thứ hai, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU có xu hướng phát triển theo hướng qui mô được mở rộng, giá trị được gia tăng và chất lượng không ngừng được cải thiện, nâng cao. Bên cạnh những mặt hàng nông sản truyền thống đã chiếm được vị trí trên thị trường EU, đã thâm nhập được vào hệ thống bản lẻ của thị trường EU như hồ tiêu, cà phê, các loại quả nhiệt đới, mật ong, hạt điều, nước quả,…thì đã xuất hiện nhiều mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với hàm lượng chế biến đáng kể, có giá trị gia tăng cao hơn như thịt và phụ phẩm thịt, sản phẩm ca cao và một số loại bột, bánh kẹo,…
Thứ ba, thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam không ngừng được mở rộng trong thời gian qua. Bên cạnh việc gia tăng về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Đức, Pháp, Hà Lan, Ý thì Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào các thị trường còn lại của EU28, những thị trường được đánh giá là còn tiềm năng lớn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng, đặc biệt là khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu có hiệu lực.
Thứ tư, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng EU về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật và các tiêu chuẩn xã hội, môi trường. Đây là những yếu tố căn bản giúp nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu của hàng nông sản của Việt Nam không chỉ trên thị trường EU mà còn trên thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, hàng nông sản của Việt Nam cũng tăng cường tham gia trong các chuỗi cung ứng/chuỗi phân phối nông sản trên thị trường EU và toàn cầu, qua đó tiếp cận tới người tiêu dùng cuối cùng thuận lợi hơn, trực tiếp hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu thị yếu cũng như những yêu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng để thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của họ, giúp cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh xuất khẩu.
- Những hạn chế và nhân nguyên nhân
Thứ nhất, hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU mặc dù đã tăng về quy mô, ngày càng đa dạng về chủng loại, cơ cấu sản phẩm cũng có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm nguyên liệu thô, chưa chế biến nhiều, giá trị gia tăng thấp, chất lượng chưa cao, hàng hóa chưa có thương hiệu, chủ yếu nằm ở phân khúc thị trường mức trung bình và thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Khả năng đáp ứng, vượt rào cản thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường EU còn yếu, điều này có thể thấy rõ qua những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả,…tỷ trọng chế biến sâu của nông sản Việt Nam chỉ đạt ở mức 25% đến 30% tổng sản lượng nông sản xuất khẩu.
Thứ hai, có sự phân bố giữa các thị trường không đồng đều, nông sản Việt Nam tập trung vào các thị trường lớn của EU như Đức, Anh, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ba Nha,…trong khi đó các thị trường tiềm năng khác thì hạn chế ngay cả đối với các thị trường truyền thống Trung và Đông Âu. Điều này một mặt tiềm ẩn những rủi ro bất ổn xuất khẩu, mặt khác ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng, hiệu quả xuất khẩu nông sản sang EU với tính chất của một thị trường thống nhất.
Thứ ba, phương thức xuất khẩu phân phối hàng nông sản của Việt Nam sang EU còn nhiều bất cập, năng lực tham gia chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn yếu, chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu còn thấp và chưa hiệu quả. Thêm vào đó tình trạng doanh nghiệp chấp nhận xuất khẩu hàng nông sản mới qua sơ chế vẫn khá phổ biến do thiếu nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào được bảo đảm cả về khối lượng và chất lượng. Điều đó làm giảm cơ hội gia tăng giá trị gia tăng của hàng nông sản xuất khẩu cũng như mất cơ hội về việc làm, thu nhập cho người lao động. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa qua chế biến, chưa đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ dẫn đến giá trị gia tăng cho hoạt động xuất khẩu còn thấp. Phần lớn các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu qua các bên trung gian, khiến giá trị xuất khẩu còn thấp, các doanh nghiệp bị lệ thuộc nhiều, chưa chủ động được trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Thứ tư, mặc dù có quan hệ kinh tế, thương mại tương đối tốt đẹp với một số nước trong EU nhưng Việt Nam chưa khai thác được lợi thế của khách hàng thân thiết để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường này. Trong bối cảnh các nước trong khu vực đang tranh thủ và đẩy mạnh các đàm phán thương mại riêng với EU thì đây sẽ trở thành một trong những bất lợi cho Việt Nam, khi mà sự cạnh tranh giữa các quốc gia như Malaysia, Philippine, Indonesia với Việt Nam về chiếm lĩnh thị trường EU nói chung, đối với hàng nông sản nói riêng ngày càng trở nên gay gắt.
Nguyên nhân của những hạn chế này:
Thứ nhất, do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn mang tính nhỏ lẻ đã ảnh hưởng đến việc áp dụng máy móc, kỹ thuật hiện đại vào hoạt động sản xuất nông nghiệp – yếu tố có thể giúp nâng cao sản lượng cũng như chất lượng của nông sản. Bên cạnh đó, việc sản xuất nhỏ lẻ cũng tạo ra những khó khăn khi truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm. Trong khi đó EU là thị trường lớn, có những yêu cầu và tiêu chuẩn cao, ngược lại quá trình sản xuất đặc biệt là khâu bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông sản Việt Nam còn nhiều bất cập, khó kiểm soát.
Thứ hai, do năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản của Việt Nam yếu, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng thấp.
Thứ ba, do những hạn chế trong phát triển, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong nông nghiệp.
Thứ tư, do những hạn chế về năng lực của hệ thống logistic cũng là vấn đề đối với xuất khẩu nông sản, thực phẩm do có yêu cầu khắt khe về phương tiện và thời gian vận chuyển.
Thứ năm, do những hạn chế về thể chế, chính sách xuất khẩu nông sản nói chung và sang thị trường EU nói riêng, mà bất cập lớn nhất là hiệu lực, hiểu quả thực thi thể chế, chính sách còn thấp.
- Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU
- Chuyển đổi từ một nền nông nghiệp xuất khẩu nguyên liệu sang một nền nông nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao
Công nghiệp chế biến thực phẩm là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính được Chính phủ Việt Nam lựa chọn ưu tiên phát triển từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến 2035. Theo đó, giai đoạn đến năm 2025, Việt Nam ưu tiên nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông sản, thủy hải sản chủ lực, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản. Đồng thời, ưu tiên sản phẩm chế biến xuất khẩu có tính cạnh tranh cao, kết hợp với xây dựng và phát triển thương hiệu đặc trưng nông sản Việt Nam. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến sang EU, tăng kim ngạch xuất khẩu trong điều kiện các nguồn lực nông nghiệp đã đạt tới giới hạn tăng trưởng, cụ thể:
- Xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung, tổ chức lại sản xuất theo hướng tạo ra những vùng chuyên canh, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp. Đe tạo điều kiện hình thành những vùng chuyên canh, cần có những chính sách linh hoạt về đất đai, tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho phép người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh có quy mô lớn;
- Tạo lập chuỗi giá trị hàng nông sản, thực phẩm, tăng cường liên kết giữa nông dân - doanh nghiệp chế biến và phân phối sản phẩm;
- Khuyến khích doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển vùng nguyên liệu quy mô lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào đủ tiêu chuân cho công nghiệp chế biến. Hình thành các tổ chức có đủ năng lực đánh giá, kiếm tra chất lượng sản phẩm, các trung tâm giao dịch giữa nhà sản xuất và đơn vị xuất khẩu…
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam
- Xây dựng các chính sách phù hợp nhằm chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng chế biến sâu, chế biến tinh, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phù hợp với thị hiếu và thói quen tiêu dùng của người dân EU.
- Phát triển vận chuyển bền vững là yếu tố quan trọng để năng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu. Với khoảng cách địa lý xa xôi với thị trường EU, hàng nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khâu vận chuyển, bảo quản, đặc biệt là quá trình bảo quản sau thu hoạch các sản phẩm nông sản còn nhiều bất cập; hệ thống sản xuất vẫn tương đối manh mún, khó kiểm soát, chưa đủ điều kiện để đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. Vì vậy, để đáp ứng được các yêu cầu trên, cần hiện đại hóa khâu thu hoạch, bảo quản và vận chuyển nông sản, thực phẩm. Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KHCN tiên tiến trong bảo quản, vận chuyển hàng tươi sống bằng đường biển thay vì đường hàng không hiện nay có thể sẽ giảm đáng kể chi phí, giúp tăng sức cạnh tranh cho hàng nông sản của Việt Nam tại thị trường EU. Đồng thời, cũng đáp ứng tốt hơn định hướng của EU về giảm thiểu nhập khẩu khí thải carbon.
- Người tiêu dùng EU cũng rất quan tâm tới mặt hàng nông sản có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận hữu cơ hoặc Fairtrade (thương mại công bằng). Vì vậy, Việt Nam cần tăng cường áp dụng Tiêu chuẩn hữu cơ PGS do Ban điều phối PGS soạn thảo tham chiếu theo các Tiêu chuẩn cơ bản của IFOAM và Tiêu chuẩn Quốc gia về sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, áp dụng cho người sản xuất bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Những tiêu chuẩn này tạo điều kiện cho PGS Việt Nam cung cấp dịch vụ chứng nhận cho các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi hữu cơ từ sản xuất đến bán hàng cho tới người tiêu dùng.
- Việc xây dựng thương hiệu nông sản cũng phải đầu tư toàn diện, có chiến lược phát triển lâu dài và sự kết hợp đồng bộ của tất cả các khâu từ việc lựa chọn giống, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nông, nhà khoa học, nhà truyền thông, doanh nghiệp và Nhà nước. Thêm vào đó, Việt Nam cần xác định được ưu thế của những nông sản mũi nhọn ở từng khu vực, từng loại hàng hóa để phát huy thế mạnh trên thị trường quốc tế.
- Hoàn thiện tiến tới đồng bộ hóa các quy định của Việt Nam theo các cam kêt trong VNFTA
Việc thực thi thiếu hiệu quả những quy định hiện hành cũng làm gia tăng nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm một cách không cần thiết. Ví dụ việc thiếu các quy định rõ ràng dẫn đến việc một số sản phẩm (ví dụ như chất potassium bromate) dù bị cấm sử dụng tại các quốc gia khác vẫn được sử dụng ở Việt Nam. Ngược lại, một số sản phẩm mặc dù có thể được sử dụng hợp pháp tại các quốc gia khác lại không thể nhập khẩu vào Việt Nam. Ví dụ, để mẫu mã đẹp hom, trái cây trồng nội địa có thể được phủ một loại sáp từ Châu Âu trước khi xuất khẩu. Loại sáp này được sử dụng hợp pháp trong Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, các giấy tờ cần thiết để Bộ Y tế phê duyệt nhập khẩu loại sáp này theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam lại không thể có được do các quốc gia thành viên EU không ban hành các giấy tờ trên. Điều này đồng nghĩa với việc Bộ Y tế sẽ không phê duyệt việc nhập khẩu loại sáp này và các loại hoa quả trồng trong nước để xuất khẩu sẽ kém hấp dẫn hơn so với các loại trái cây trồng tại các khu vực khác có sử dụng loại sáp trên. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU, có thể chấp nhận giấy Chứng nhận SPS do các quốc gia thành viên EU cấp nếu có mức độ bảo vệ sức khỏe tương đương (hoặc cao hơn) và không bắt buộc phải xét nghiệm lại.
- Xây dựng chỉ dẫn địa lý
Việt Nam có nhiều thuận lợi trong xây dựng chỉ dẫn địa lý bởi Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp truyền thống với các yểu tố đặc trưng về mặt tự nhiên và con người, Việt Nam có nhiều sản phẩm có chất lượng, danh tiếng, tính chất đặc thù và có giá trị kinh tế cao gắn với các địa danh cụ thể. Việt Nam cũng đã xây dựng được hành lang pháp lý khá đầy đủ, thuận lợi và có những biện pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ cho các địa phương trong việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc sản ở trong nước... Đối với chỉ dẫn địa lý, Việt Nam hiện cam kết bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU và EU sẽ bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, đây là điều kiện để một số đặc sản của Việt Nam được tiếp cận và khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU.
Ngoài ra, để xây dựng và áp dụng chỉ dẫn địa lý thành công còn cần (i) có nguồn cung sản phẩm ổn định với những đặc trưng cụ thể/cần thiết; (ii) có các tố chức hợp tác hữu hiệu để thực hiện các hoạt động xúc tiến, tiếp thị; (iii) hợp tác chặt chẽ trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất trên cơ sở cung cấp thông tin, hồ trợ và khuyến khích doanh nghiệp đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đầu tư xây dựng thương hiệu
Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu nông sản, coi trọng đăng ký thương hiệu, thiết kế nhãn mác và mẫu mã, bao bì cho sản phẩm, liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hoá, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường EU. Thương hiệu không chỉ là của doanh nghiệp mà còn là của cả nhà nông do đó cần liên kết với nông dân, trong đó nông dân có trách nhiệm đảm bảo chất lượng và được chung chia lợi nhuận từ doanh nghiệp, cụ thể với một số mặt hàng: (1) Đối với cà phê nhân, việc liên kết giữa cơ sở chế biến với nông dân sẽ tăng thêm thu nhập cho cả hai, nhờ tăng sản lượng và chất lượng cà phê, đồng thời còn đảm bảo sự phát triển hợp với tự nhiên và bền vững hơn của cây cà phê. Sự liên kết các doanh nghiệp để điều tiết giá mua, giá bán hợp lý, chia sẻ thông tin thị trường sẽ đảm bảo hiệu quả ổn định cho cả nông dân và doanh nghiệp. Trong đó các nhà máy, các công ty lớn có thể sử dụng thương hiệu của mình để tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị nhỏ trên cơ sở kiểm soát công nghệ, chất lượng sản phẩm, đào tạo và hướng dẫn họ sản xuất để tạo ra nguồn hàng hoá đồng nhất, ổn định; (2) Đối với rau quả, đây là giải pháp có tính quyết định đến việc tiêu thụ và xuất khẩu trái cây tươi.
Tài liệu tham khảo
- Bộ Công thương, dự án EU-Mutrap (2016), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu, Sổ tay cho doanh nghiệp.
- Bộ Công thương (2018), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018, NXB Công thương.
- European Comission (2017), The economic impact of the EU-Vietnam free trade agreemen.t
- Trịnh Thị Ái Hoa (2007), Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia.
- Mutrap (2014), Đánh giá tác động dài hạn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu.
- Nhiều rào cản để đưa nông sản Việt sang Châu Âu, tại
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/13548-nhieu-rao-can-de-dua-nong-san-viet-sang-chau-au.
- Văn kiện Hiệp định EVFTA, EVIPA và các tóm tắt từng chương, tại
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/8445-van-kien-hiep-dinh-evfta-evipa-va-cac-tom-tat-tung-chuong.
[1] Bộ Công thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.
[2] Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.
[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.
[4] Trường Đại học Ngoại thương, Emai: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.