Sidebar

Magazine menu

20
T7, 04

Tạp chí KTĐN số 112

KINH NGHIỆM HỖ TRỢ SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHẬT BẢN

Nguyễn Thị Bích Huệ[1]

 Nguyễn Thị Thu Hằng[2]

Nguyễn Thị Hoa[3]

Tóm tắt

Nhật Bản - nền kinh tế thứ 3 trên thế giới, không chỉ là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế mà còn luôn được đánh giá là một quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và có chất lượng cao. Trong suốt 10 năm qua 2008-2018, nền giáo dục của Nhật Bản luôn được các tổ chức xếp hạng quốc tế như U.S.News xếp vào top đầu các quốc gia có nền giáo dục hàng đầu trên thế giới và dẫn đầu Châu Á. Có được kết quả trên có một phần đóng góp không nhỏ của công tác hỗ trợ sinh viên. Bài viết đi sâu tìm hiểu về công tác hỗ trợ sinh viên tại các trường đại học công của Nhật Bản, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ sinh viên tại các trường đại học Việt Nam.

Từ khóa: Hỗ trợ sinh viên, giáo dục Nhật Bản, nâng cao chất lượng

Abstract

Japan - the third-largest economy in the world, not only is a highly-developed economy but also is considered a nation with diverse and high- quality education system. Throughout the period of ten years, from 2008 to 2018, Japan education system has always been ranked as one of the leading education system in the world and the top education system in Asia by various prestigious international organizations such as US News. The student support services has contributed so much for this success. In this part, the author will focus on Japan student support services in public university. From there, the author will draw valuable lessons which can be applied to Vietnam to improve student support activities in universities.

Keywords:  Student Support, Quality Improve, Japaness education

 

  1. Giới thiệu hệ thống giáo dục của Nhật Bản
    • Triết lý giáo dục của Nhật Bản

Ngành giáo dục Nhật Bản được xây dựng trên triết lý đào tạo con người có phẩm chất đạo đức tốt, đề cao tuyệt đối tính kỷ luật và tinh thần tự lập. Theo Newby, H. et al. (2009), nền giáo dục của Nhật Bản ngay từ trước 1945 đến nay đều vận hành theo triết lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức”. Ngoài ra, giáo dục Nhật đã học hỏi và kết hợp được những nét tinh túy từ hệ thống giáo dục của các nước Phương Tây, tạo nên nét độc đáo và sự ưu việt của giáo dục Nhật Bản: Hệ thống hành chính giáo dục chặt chẽ và trật tự của Pháp; hệ thống đại học “người dẫn đầu”, tập trung phát triển giáo dục đại học theo mô hình các trường đại học ưu tú của Đức; mô hình trường học công lập dựa trên đạo đức và sự công bằng cho mọi người từ Anh; cùng với phương châm “Trường học phải đảm bảo sự phát triển cho tất cả trẻ em” đến từ John Dewey, một nhà triết học và nhà cải cách giáo dục Mỹ. Có thể nói, từ triết lý “đạo đức”, môi trường giáo dục công bằng qua nhiều thế hệ tạo ra một nước Nhật rất minh bạch, với tỉ lệ tiêu cực và tham nhũng rất thấp. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức minh bạch thế giới, Nhật Bản đứng thứ 20/178 nước trên thế giới về minh bạch.

Giáo dục Nhật Bản tạo ra những con người biết cống hiến cho đất nước trên nền tảng kỷ luật và sự chia sẻ gánh nặng với mọi người xung quanh. Theo Nguyễn Quốc Vương (2006), triết lý “đạo đức làm nền tảng trong giáo dục” của người Nhật được mô tả: “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng quốc dân có thể mài giũa nhân cách bản thân...”. Tuy nhiên, triết lý giáo dục “đạo đức” không còn là đào tạo người trung quân ái quốc. Còn Bassey Ubong (Nigeria) (2011) cắt nghĩa “đạo đức” trong triết lý giáo dục người Nhật ngày nay chính là tính kỷ luật trong đời sống, sinh hoạt và làm việc. Bassey Ubong mô tả “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật cao độ được phản ánh thông qua quan niệm xem giáo dục là một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và tham gia đóng góp nhằm giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, ai nấy đều tốt nghiệp và có việc làm”. Với nền giáo dục coi trọng tính kỷ luật, Nhật Bản đã tạo thành một dân tộc làm việc khoa học, bài bản, hiệu quả tối đa. Các nguyên tắc kỷ luật mà người Nhật luôn coi trọng và vận hành thuần thục là: Quản lý thời gian; tuân thủ quy trình làm việc, nguyên tắc hợp tác và phối hợp, tự phê bình bản thân, dám chịu trách nhiệm, không đổ lỗi hoàn cảnh, văn hóa từ chức…

Trên nền tảng triết lý giáo dục đạo đức, người Nhật còn được giáo dục tính tự lập từ bé. Mỗi người cố gắng học tập, làm việc tự chủ, không ỷ lại để có thể hòa nhập môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức. Để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc tìm tòi, phát huy sức sáng tạo, giáo dục Nhật Bản luôn “lấy người học làm trung tâm” và nhấn mạnh giá trị trải nghiệm từ các bài học. Nhật Bản cũng thay đổi hệ thống sách quốc định thành kiểm định với nhiều loại sách phù hợp với các chuẩn đầu ra khác nhau. Có lẽ vì vậy mà Nhật Bản luôn là một trong các quốc gia có lượng bằng sáng chế nhiều nhất thế giới.

Hình 1 mô tả về hệ thống giáo dục của Nhật Bản. Qua hình 1, chúng ta có thể nhận thấy Việt Nam và Nhật Bản đều có các cấp học là mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học và sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) nhưng lại có số năm học ở các cấp học lại khác nhau. Trong khi ở Việt Nam học 5 năm tiểu học, 4 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông thì ở Nhật Bản lại học 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông. Cả Việt Nam và Nhật Bản đều đào tạo 12 năm học phổ thông trước khi đào tạo bậc Đại học. Đào tạo bậc Đại học ở cả Việt Nam và Nhật Bản đều tùy từng trường, từng ngành mà có số năm học khác nhau nhưng đa số là đào tạo 4 năm. Đào tạo bậc sau đại học 5 năm bao gồm 2 năm học thạc sỹ và 3 năm học tiến sỹ.

Ngoài ra, ở Nhật còn có chương trinh đào tạo đại học ngắn hạn 2 năm sau khi tốt nghiệp 3 năm trung học phổ thông và chương trình Kosen (cao đẳng kỹ thuật) hệ tiêu chuẩn 5 năm trong đó bao gồm cả 3 năm trung học phổ thông. Sau khi tốt nghiệp chương trình Kosen hệ tiêu chuẩn sinh viên có thể thi chuyển tiếp vào các trường Đại học hoặc có thể học tiếp 2 năm Kosen theo hệ nâng cao để học sâu hơn trình độ chuyên môn. Ở Việt Nam cũng có các loại hình đào tạo tương đối giống với các loại hình đào tạo trên của Nhật Bản là cao đẳng từ 2 đến 3 năm, trung cấp nghề từ 1 đến 2 năm.

Hình 1. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản

Nguồn: http://www.kosen-k.go.jp/english/education-system.html

  1. Giáo dục bậc Đại học của Nhật Bản

Để học tiếp lên đại học của Nhật Bản, học sinh cần phải hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường chính quy. Đại học là cơ sở giáo dục bậc cao, về nguyên tắc bậc đại học được đào tạo 4 năm với số tín chỉ được đào tạo là 124 tín chỉ trở lên. Riêng với các khoa như Khoa Y, Nha khoa, Thú y và được đào tạo 6 năm. Trong đó, Khoa Y, Nha khoa được đào tạo 188 tín chỉ trở lên, khoa thú y là 182 tín chỉ trở lên, và khoa dược là 186 tín chỉ trở lên.

Từ năm 1958, Nhật Bản đã đưa ra mục tiêu giáo dục đại học là không chỉ coi trọng đào tạo kiến thức chuyên môn thông qua các bài giảng mà còn coi trọng đào tạo nhân cách con người một cách tổng quát thông qua việc nâng cao môi trường học tập, rèn luyện thực tế trong nhà trường thông qua các chương trình giáo dục ngoại khóa cho người học.

Trong bối cảnh tỷ lệ sinh thấp, dân số già hóa, giáo dục đại học ở Nhật Bản trở nên đại chúng hóa, tỷ lệ sinh viên theo học đại học ngày càng nhiều, số lượng sinh viên đa dạng, so với trước đây nhiều sinh viên chưa có định hướng nghề nghiệp trước khi bước chân vào các trường đại học. Như vậy một mặt có thể thấy sinh viên sẽ có cơ hội được tự tìm hiểu bản thân trong quá trình học đại học, có cơ hội chọn nghề phong phú nhưng mặt khác thời kỳ này cũng là thời kỳ sinh viên phải suy nghĩ nhiều cho tương lai của mình. Ngoài ra, trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển, giao tiếp trực tiếp giữa sinh viên và giáo viên, giao tiếp giữa sinh viên và những người thân trong gia đình cũng trở nên ít hơn nên khả năng giao tiếp của sinh viên cũng hạn chế hơn trước.

Để thực hiện mục tiêu giáo dục trên, Nhật Bản đã hướng tới xây dựng các trường đại học vì người học, theo sát người học để bồi dưỡng và phát huy cao nhất thế mạnh của người học. Các trường đại học của Nhật cũng đã xây dựng và đưa ra các chương trình hỗ trợ sinh viên hướng tới đạt mục tiêu đề ra. Dưới đây là các chương trình hỗ trợ sinh viên của các trường Đại học của Nhật Bản.

  1. Hoạt động hỗ trợ sinh viên của các trường đại học của Nhật Bản

Nhật Bản đã sớm chú ý đến việc đào tạo nhân cách và năng lực tự chủ của sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa. Trong báo cáo về việc xây dựng chính sách hỗ trợ sinh viên từ năm 1958 đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động hỗ trợ sinh viên giúp sinh viên không những được nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn có được các trải nghiệm thông qua các hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra, theo báo cáo khảo sát về chính sách xây dựng đời sống sinh viên mang tên “hướng tới xây dựng trường đại học trên quan điểm của sinh viên” của Bộ Giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản (MEXT) báo cáo tháng 6 năm 2000, các trường đại học của Nhật Bản đã hướng tới xây dựng các trường đại học với các hoạt động hỗ trợ sinh viên cụ thể như sau:

  • Thay đổi quan điểm vận hành trường đại học
    • Chuyển từ trường đại học “lấy giảng viên làm trung tâm” sang trường đại học “lấy người học làm trung tâm”

Theo Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology (2002), vai trò của trường đại học thế kỷ thứ 21 là đào tạo ra nguồn nhân lực cống hiến cho xã hội, trách nhiệm xã hội của trường đại học là tạo ra giá trị gia tăng cho sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường. Xã hội Nhật Bản đánh giá các trường đại học thông qua cácnăng lực sinh viên đã tiếp nhận được, khả năng làm việc tự lập, chủ động cho sinh viên. Để đáp ứng được tiêu chí trên các trường đại học của Nhật Bản đã thay đổi quan điểm từ việc “lấy giảng viên làm trung tâm” coi trọng việc đánh giá năng lực nghiên cứu của giảng viên sang chú trọng đến người học, “lấy người học làm trung tâm” coi trọng việc đào tạo giáo dục sinh viên một cách cẩn thận tỉ mỉ, tôn trọng tính đa dạng, tính cá biệt của sinh viên. Từ đó triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên một cách phù hợp.

  • Tích cực đưa các chương trình đào tạo ngoại khóa vào nhà trường

Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology (2002), cũng chỉ ra, song song với các chương trình chính khóa để đào tạo kiến thức về lý thuyết, các trường đại học của Nhật Bản coi trọng các chương trình ngoại khóa để làm tăng thêm cơ hội tiếp xúc tìm hiểu xã hội cho sinh viên. Hỗ trợ sinh viên chủ động thực hiện các chương trình ngoại khóa, thông qua các chương trình ngoại khóa để nâng cao cơ hội giao tiếp của sinh viên với giảng viên, từ đó giáo dục sinh viên về đạo đức, tinh thần trách nhiệm, tính nhẫn nại, khả năng truyền đạt, khả năng giải quyết xung đột, tính quyết đoán, khả năng thích nghi, khả năng hành động, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc trong xã hội phức tạp và đa dạng như ngày nay.

  • Các hoạt động cụ thể
    • Nâng cao năng lực con người
  • Nâng cao năng lực của giảng viên

Phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” đòi hỏi giảng viên không chỉ giảng dạy kiến thức chuyên môn cho sinh viên thông qua các giờ giảng trên lớp mà thông qua các hoạt động ngoại khóa để giáo dục và phát triển năng lực của sinh viên một cách toàn diện. Suzuki Manabu (2010) chỉ ra, trước đây với phương pháp giảng dạy “lấy giảng viên làm trung tâm” thì nhà trường chỉ đánh giá giảng viên qua các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học nhưng để phù hợp với mục tiêu giáo dục mới, những tiêu chí như tích cực tham gia vào công tác hướng dẫn sinh viên cũng được đưa vào tiêu chí bình xét giảng viên với tư cách là nhà giáo dục.

Ngoài ra, các trường còn tổ chức các buổi tập huấn, những buổi hội thảo khoa học để nâng cao kỹ năng sư phạm cho giảng viên. Nội dung của các buổi tập huấn không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội dung và phương pháp giảng dạy trên trường mà còn đề cập đến cả những nội dung giáo dục nhân cách cho sinh viên.

Ngoài việc tập huấn để nâng cao kỹ năng sư phạm cho các giảng viên nhà trường còn bố trí thêm các giảng viên khác chuyên phụ trách việc đào tạo, hỗ trợ sinh viên.

  • Nâng cao năng lực của chuyên viên

Bên cạnh đó các trường đại học ở Nhật Bản luôn chú trọng nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên viên về kỹ năng chuyên môn, thái độ khi tiếp xúc với sinh viên. Thái độ và phong cách làm việc của các chuyên viên làm việc ở các phòng ban thường xuyên tiếp xúc với sinh viên trong các việc như đăng ký môn học, phát hành thẻ sinh viên… ảnh hưởng nhiều đến ý thức của sinh viên. Hơn thế nữa các trường đại học của Nhật Bản còn nâng cao năng lực chuyên môn cho chuyên viên bằng những yêu cầu về chứng chỉ phù hợp với lĩnh vực làm việc để tư vấn cho sinh viên (Newby, H. et al. OECD, 2009).

  • Nâng cao năng lực của sinh viên

Nâng cao năng lực của sinh viên bằng việc tạo cơ hội để sinh viên học hỏi thông qua các hoạt động hỗ trợ giảng dạy như TA (Teaching assistant) sẽ giúp cho hoạt động học tập của sinh viên trở nên năng động và có ý nghĩa. Nhà trường có cơ chế sử dụng những sinh viên cao học hoặc những sinh viên ở bậc đại học có thành tích học tập tốt để hỗ trợ giảng viên trong công tác giảng dạy cũng như các công tác hỗ trợ sinh viên (Newby, H. et al. 2009).

Thông qua các hoạt động hỗ trợ sinh viên như thế này, các sinh viên được tham gia các buổi hướng dẫn, các sinh viên đó sẽ trưởng thành hơn và sẽ học cách sống tự lập và có trách nhiệm. Nâng cao niềm tin và lòng tin của nhà trường đối với sinh viên.

  • Các chương trình hỗ trợ sinh viên
  • Tư vấn về cuộc sống sinh hoạt

Theo Tổ chức hỗ trợ sinh viên của Nhật Bản, hiện nay 100% các trường đại học của Nhật Bản đều có các phòng ban hỗ trợ sinh viên dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong trường hợp sinh viên gặp vấn đề về sức khỏe thì có thể đến khám và xin tư vấn tại trung tâm y tế. Sinh viên gặp các vấn đề về tâm lý thì có thể đến tư vấn tại các trung tâm tư vấn tâm lý dành cho sinh viên…Sinh viên gặp các vấn đề trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì có thể đến xin tư vấn và hỗ trợ từ các phòng hỗ trợ sinh viên. Nội dung tư vấn rất đa dạng như nghỉ học, thôi học; chuyển học giữa các khoa, ngành học; đăng ký tín chỉ; du học; học phí, học bổng; ký túc xá, nhà trọ; tâm lý; sức khỏe; cao học, việc làm; các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện; các vấn đề về tâm sinh lý và giới tính…

Các trường đại học có các hình thức hỗ trợ khác nhau nhưng về cơ bản là hỗ trợ tư vấn riêng cho từng cá nhân, tư vấn theo nhóm thông qua các hoạt động nhóm, tư vấn theo hình thức các buổi tọa đàm, hội thảo…

Theo khảo sát của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch Nhật Bản, số lượng sinh viên đến tư vấn ngày càng nhiều. Có tới 61,7% trường đại học có số sinh viên đến tư vấn tăng dần theo hàng năm. Trong số các trường đại học có đặt các trung tâm tư vấn hỗ trợ sinh viên thì có đến 66,4% trường có các chuyên gia tư vấn.

  • Hỗ trợ tư vấn đối với sinh viên trốn học

Báo cáo khảo sát của 1 trường đại học quốc lập giấu tên của Nhật Bản cho biết tỷ lệ trốn học là 1~2%. Lý do trốn học là do chán học. Nguyên nhân của việc chán học là do sinh viên đã trải qua thời kỳ học ôn thi vất vả, ít tiếp xúc với xung quanh nên khả năng giao tiếp kém, hay cũng có thể là do tâm lý cầu toàn muốn làm mọi việc thật chỉnh chu, cũng có thể là do thời kỳ phản kháng của lứa tuổi thanh niên kéo dài. Trước đây nhà trường thường có suy nghĩ tiêu cực về việc trốn học nhưng ngày nay nhà trường có thể thay đổi cách suy nghĩ về việc trốn học là thời gian sinh viên nhìn lại bản thân mình hay là thời gian sinh viên suy nghĩ cho tương lai của mình.

Cũng theo báo cáo trên, trong số sinh viên trốn học và có đến tư vấn tại các trung tâm của nhà trường thì tỷ lệ tốt nghiệp ra trường cao nên các trường đại học của Nhật Bản đã xây dựng cơ sở dữ liệu đảm bảo tính bảo mật về thông tin cá nhân để theo dõi tính hình đăng ký tín chỉ của sinh viên, nắm rõ tình hình học tập để có những hỗ trợ kịp thời đối với sinh viên trốn học (Newby, H. et al., OECD, 2009).

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các sinh viên không muốn đến trường học, các trường đại học của Nhật Bản còn áp dụng hình thức học từ xa bằng hình thức học elearning, công nhận kết quả thi năng lực như thi năng lực tiếng Anh, điểm Toefl…Khi sinh viên quay lại học thì nhà trường có chế độ hỗ trợ phù hợp.

  • Tư vấn hướng nghiệp

Trong thời kỳ nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay thì có lẽ việc lo lắng nhất đối với sinh viên là sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ làm việc gì. So với trước đây thì con đường lựa chọn sau khi tốt nghiệp ra trường của sinh viên cũng rộng mở hơn. Ngoài việc xin việc vào làm trong các công ty, sinh viên còn có thể lựa chọn học tiếp lên cao học, du học, khởi nghiệp, thi vào các trường chuyên môn để học chứng chỉ nghề…Mặc dù vậy có đến 70% sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ xin việc làm tại các công ty. Có nhiều sinh viên bắt đầu đi tìm việc từ năm thứ 3 và thứ 4. Chính hoạt động xin việc làm của sinh viên diễn ra sớm từ năm thứ 3, thứ 4 đã ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của sinh viên. Nhiều sinh viên đã lơ là những môn học của năm cuối hoặc lấy thật nhiều đơn vị tín chỉ từ năm thứ 1, thứ 2 khiến cho chất lượng học tập không tốt. Hơn thế nữa, internet phát triển nên sinh viên có thể tìm kiếm thông tin xin việc qua mạng dẫn đến tình trạng nhà trường không nắm được thông tin xin việc của sinh viên.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Nhật Bản, có đến 30% sinh viên chuyển việc trong vòng 3 năm kể từ khi đi làm. Tình trạng này là do sinh viên không thỏa mãn với công việc của mình và nguyên nhân chủ yếu là do sinh viên chưa xây dựng được kỹ năng cũng như chưa có thái độ đúng đắn về công việc từ trong thời gian học.

Để khắc phục tình trạng trên đây, các trường đại học của Nhật Bản đã có những hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên như tổ chức hội thảo hướng nghiệp, bài giảng kết hợp với thực tế doanh nghiệp… Tổ chức các bài giảng giúp sinh viên có thể phân tích bản thân, lựa chọn tương lai phù hợp. Ví dụ như ở một số trường đại học đã đưa môn học “Tổng quan về các ngành nghề”, “lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp”…hay kết hợp với doanh nghiệp để giảng dạy môn học “lý thuyết về ngành”, “lý thuyết về doanh nghiệp” vào trong chương trình đào tạo để giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quát vừa có cơ sở lý luận, vừa có thực tiễn về doanh nghiệp trước khi đi xin việc làm.

Nhà trường còn nâng cao năng lực tư vấn hỗ trợ sinh viên xin việc làm của phòng tư vấn sinh viên. Trước đây bộ phận tư vấn xin việc chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp và số liệu thống kê về việc làm nhưng hiện nay các trường đại học của Nhật Bản đã đẩy mạnh việc kết hợp giữa chuyên viên tư vấn xin việc làm với giảng viên để hỗ trợ, tư vấn việc làm cho sinh viên.

Đẩy mạnh chương trình thực tập tại doanh nghiệp cho sinh viên để giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn và tổng thể về doanh nghiệp trước khi xin việc. Các trường đại học kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tổ chức các kỳ thực tập cho sinh viên và coi thực tập là một học phần trong chương trình học. Ngoài ra, nhà trường còn tạo cơ hội học hỏi về xã hội cho sinh viên thông qua các chương trình thiện nguyện.

  • Tư vấn cho sinh viên mới nhập học

Sinh viên mới vào trường còn chưa biết rõ về hệ thống đào tạo nên nhà trường tổ chức các buổi tư vấn hướng dẫn sinh viên để sinh viên nắm được trước khi ra trường cần phải bổ sung những kiến thức, kỹ năng gì, giúp sinh viên chọn môn học phù hợp với nguyện vọng và sở thích của mình. Các trường đại học của Nhật còn bố trí giảng viên chuyên trách tư vấn và xây dựng khung đăng ký môn học mẫu giúp sinh viên lựa chọn tốt môn học đúng với mong muốn của mình. Nhiều trường đại học đã đưa chương trình tư vấn miễn phí dành cho các sinh viên mới nhập trường như Đại học Tohoku với chương trình volunteer tutor tại đó cứ 2 sinh viên mới nhập học sẽ được 1 sinh viên cũ hỗ trợ để dễ hoà nhập với môi trường học tập tại trường.

Ngoài ra, ở các khoa chuyên môn còn tổ chức các buổi tham quan, các buổi giới thiệu về khoa để giảng viên và sinh viên có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu về nhau (Tác giả phỏng vấn bà Watanabe, chương trình FGL Tohoku, 2018).

Nhà trường còn tạo điều kiện để sinh viên lựa chọn các đơn vị tín chỉ thuộc các khoa chuyên môn khác nhau, xây dựng cơ chế hỗ trợ sinh viên chuyển khoa khi có nguyện vọng.

  • Qui mô lớp học nhỏ

Xây dựng mô hình lớp học nhỏ với số lượng sinh viên ít, tạo điều kiện để sinh viên lựa chọn, tìm hiểu và giải quyết vấn đề mình quan tâm. Với qui mô lớp học nhỏ, sinh viên có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với giảng viên, nâng cao khả năng giao tiếp giữa thầy và trò, nâng cao khả năng tìm kiếm thông tin và xây dựng tư duy logic và giải quyết vấn đề. Thông qua mô hình lớp học nhỏ, các trường đại học của Nhật Bản hướng đến việc đào tạo sinh viên không chỉ nắm kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn đào tạo nhân cách và đạo đức cho sinh viên một cách hiệu quả.

  • Chế độ giáo viên chủ nhiệm

Áp dụng chế độ giáo viên chủ nhiệm cũng là một trong những hình thức hiệu quả mà các trường đại học của Nhật áp dụng để hỗ trợ sinh viên. Trong suốt quá trình theo học tại trường kể từ khi nhập học cho đến khi tốt nghiệp ra trường, trong suốt 4 năm đại học, sinh viên có thể xin tư vấn của giáo viên chủ nhiệm trong cả vấn đề học tập lẫn cuộc sống. Sinh viên sẽ cảm thấy an tâm trong môi trường giáo dục thân thiện và được quan tâm chu đáo (Murayama Mitsuhiro, 2103).

     Đảm bảo cơ sở vật chất

Trước đây ở các trường đại học công lập của Nhật Bản thường có khuynh hướng ưu tiên đầu tư trang bị vật chất phục vụ việc giảng dạy học tập và nghiên cứu mà chưa ưu tiên đến các trang thiết bị khác phục vụ các hoạt động ngoại khóa của sinh viên (Ueda Naoto, Hasegawa Yut, 2009).

Hiện nay các trường đại học công lập của Nhật đã chú trọng không chỉ trang bị cơ sở vật chất đầy đủ phù hợp với việc đào tạo như lớp học, hệ thống thư viện, máy tính…mà còn cả các trang thiết bị cho các hoạt động câu lạc bộ của sinh viên, giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như tạo dựng network, cách ứng trong cộng đồng…

  • Hỗ trợ các hoạt động tự chủ của sinh viên

Các hoạt động tự chủ của sinh viên như hoạt động các câu lạc bộ giúp cho sinh viên phát huy khả năng làm việc tự chủ, khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề nên các trường đại học của Nhật Bản luôn cố gắng tạo điều kiện hỗ trợ sinh viên. Ví dụ như hỗ trợ về kinh phí, cho mượn trang thiết bị, cơ sở vật chất, tuyên dương những cá nhân và tập thể tích cực tham gia những hoạt động này để khích lệ tinh thần của sinh viên.

  • Lắng nghe và phản ánh nguyện vọng của sinh viên

Hoạt động với phương châm “lấy người học làm trung tâm”, các trường đại học của Nhật Bản luôn lắng nghe và phản ánh nguyện vọng của sinh viên. Để tiếp thu ý kiến của sinh viên, các trường đại học của Nhật Bản gửi các bản khảo sát để khảo sát định kỳ về thực trạng của sinh viên, từ đó nắm được phản ánh về giờ giảng của giảng viên cũng như nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên trong các hoạt động ngoại khóa và phúc lợi xã hội. Tổ chức các buổi hội đàm giữa lãnh đạo nhà trường và đại diện sinh viên, khuyến khích sinh viên cùng tham gia vận hành một số đơn vị của nhà trượng (Murayama Mitsuhiro, 2103).

3.3 Một vài ví dụ cụ thể về hoạt động hỗ trợ sinh viên tại các trường Đại học của Nhật Bản

3.3.1 Triển khai hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại trường Đại học Hiroshima

Hiroshima là một trong những trường Đại học quốc lập của Nhật Bản đi đầu trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên. Trong kế hoạch kinh doanh dài hạn hướng tới tự chủ trường đại học, trung tâm tư vấn hướng nghiệp của trường đã được thành lập năm 2004. Trung tâm không chỉ có các chuyên viên quản lý về mặt hành chính mà có cả đội ngũ giảng viên giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên trong suốt 4 năm học ở trường.

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên được chia làm 2 giai đoạn. Đối với sinh viên năm 1 và năm 2, trường tập trung hướng dẫn các em lựa chọn nghề và môn học phù hợp với ngành nghề mình mong muốn làm (Suzuki Manabu, 2010). Cụ thể là các hoạt động như hướng dẫn về cách chọn nghề; bài giảng khái quát trước khi tham gia các môn học đại cương; hướng dẫn chọn môn học phù hợp với ngành nghề lựa chọn; hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp bao gồm hoạt động chính khóa và ngoại khóa như thực tập, hoạt động tình nguyện, các hoạt động khác; phân tích bản thân và cách lựa chọn nghề phù hợp … Từ năm thứ 3 trở đi, trường tập trung hỗ trợ sinh viên xin việc làm với những nội dung cụ thể như hướng dẫn xin việc làm, tìm hiểu về các ngành và doanh nghiệp, thông tin doanh nghiệp và tuyển dụng… Ngoài ra nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp, tư vấn về lựa chọn nghề , tư vấn xin việc làm…Ngoài ra, thông qua công tác tư vấn hướng nghiệp, hiểu tình hình thực tế cũng như nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên, nhà trường cũng điều chỉnh các môn học sao cho phù hợp với định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

Như vậy, nhờ vào việc nhà trường sớm định hướng cho sinh viên, giúp sinh viên lựa chọn những môn học phù hợp với nghề nghiệp mong muốn sẽ làm cho quá trình học tập của sinh viên ở trường trở nên hiệu quả và có ý nghĩa hơn.

 

3.3.2 Trang bị môi trường học tập chủ động thông qua mô hình không gian học tập chung tại trường Đại học nữ sinh Ochanomizu

Trong những năm gần đây một trong những hoạt động hỗ giúp phát huy năng lực học tập tự chủ và sáng tạo cho sinh viên là mô hình xây dựng không gian học tập chung (Information Commons hay Learning Commos) trong các thư viện. Mô hình này xuất hiện đầu tiên ở các trường đại học ở Bắc Mỹ, Châu Âu và nhanh chóng được áp dụng vào Nhật Bản. Không gian học tập chung gồm không gian vật lý như cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện và không gian công nghệ. Không gian học tập chung góp phần thiết lập và phát triển các mối tương tác trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên, mối tương tác trong quá trình học tập của sinh viên với sự hỗ trợ của công cụ, công nghệ và thông tin. Các mối quan hệ thường là giữa sinh viên - sinh viên, sinh viên - giảng viên, sinh viên - viên chức, sinh viên - trang thiết bị, sinh viên - thông tin.

Trường Đại học nữ sinh Ochanomizu làm một trong những trường thành công trong việc xây dựng mô hình không gian học tập chung tại thư viện. Thư viện trường được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1959 với tổng diện tích 4422㎡, với 605.000 sách. Thư viện của trường Nữ sinh Ochanomizu bắt đầu áp dụng chương trình không gian học tập chung từ tháng 4 năm 2007 với diện tích sử dụng 150㎡ tại tầng 1 của thư viện. Thư viện cũng đầu tư 70 máy tính cá nhân cho sinh viên năm thứ 1 mượn trong vòng 1 năm. Để thực hiện chương trình này, thư viện bố trí cố vấn học tập (TA) thường trực tại thư viện để hỗ trợ sinh viên. Ngoài ra, trường còn xây dựng chương trình LiSA hỗ trợ sinh viên với sự kết hợp giữa thành viên của LiSA và cán bộ nhân viên của thư viện, giúp cho sinh viên có thể sử dụng hệ thống thư viện được hiệu quả.

Kết quả bước đầu là số lượng người vào thư viện năm 2008 tăng 50% so với năm 2006. 92% số máy tính cá nhân được sử dụng và ý thức của cán bộ nhân viên trong trường cũng thay đổi. Đó là thư viện không còn là “nơi lưu trữ tài liệu” mà là “nơi diễn ra hoạt động học tập”. Cải tiến thư viện đi đôi với cải tiến giáo dục Đại học (Suzuki Manabu, 2010).

 

  1. Bài học kinh nghiệm đối với các trường đại học Việt Nam

Trên đây là một số hoạt động hỗ trợ sinh viên của các trường đại học của Nhật Bản. Thông qua việc tìm hiểu về hệ thống giáo dục của Nhật Bản nói chung và hệ thống giáo dục đại học cùng những hoạt động hỗ trợ sinh viên của Nhật Bản nói riêng, chúng ta có thể rút ra một vài bài học kinh nghiệm choViệt Nam trong quá trình triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên.

Thứ nhất, nền giáo dục nên được xây dựng trên triết lý đào tạo con người có phẩm chất đạo đức tốt, đề cao tuyệt đối tính kỷ luật và tinh thần tự lập. Phương châm đào tạo trong các trường đại học “lấy người học làm trung tâm” từ đó triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong các hoạt động chính khóa cũng như thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Thứ hai, xây dựng mối quan hệ gần gũi thân thiện giữa giảng viên và sinh viên để đào tạo sinh viên không chỉ có kiến thức tốt mà còn có đạo đức tốt, có khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề, các giảng viên cùng đội ngũ chuyên viên phối kết hợp hài hoà cùng nhau để hỗ trợ sinh viên một cách tối ưu đặc biệt là trong các hoạt động hỗ trợ sinh viên.

Thứ ba, công tác hỗ trợ sinh viên hướng tới coi trọng tính cá nhân của mỗi người học để phát triển các năng lực tư duy, phản hiện cùng các kỹ năng khác cho người học.

Thứ tư, chú trọng đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất để hỗ trợ sinh viên như hệ thống thư viện, máy tính, phần mềm… thu hút người học sử dụng các phương triện trợ giúp người học một cách hiệu quả.

Cuối cùng, chú trọng xây dựng lòng tin giữa sinh viên và nhà trường để sinh viên có thể phát huy hết các năng lực của cá nhân và học tập đạt được kết quả cao nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. 那須幸雄「わが国大学におけるキャリア教育の現状と動向 ―中部、関西、九州の代表的9大学に見る事例研究」―文教大学国際学部紀要 第15巻1号、2004年7月

Nasu Yukio, Hiện trạng và xu hướng giáo dục hướng nghiệp tại các trường đại học của nước ta – nghiên cứu 9 trường đại học điển hình tại khu vực Chubu, Kansai, Kyushu, Kỷ yếu khoa Quốc tế trường Đại học Bunkyo-, quyển 15 số 1, tháng 7 năm 2004.

  1. Newby, H. et al. (2009), OECD Reviews of Tertiary Education – Japan, OECD Publishing.
  2. Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology (2002), Educational Reform for the 21st Century, White Paper, Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology, Tokyo.
  3. 村山光博「学修を支援する大学情報システムの在り方に関する研究ノート」、長岡大学地域研究センター年報, 2013 .

 Murayama Mitsuhiro, nghiên cứu về hệ thống thông tin của các trường đại học trong việc hỗ trợ học tập của sinh viên, Báo cáo của trung tâm nghiên cứu khu vực trường Đại học Nagaoka, 2013.

  1. 『大学における学生相談体制の充実方策について-「総合的な学生支援」と「専門的な学生相談」の「連携・協働」-』独立行政法人日本学生支援機構、平成19年3月

Tổ chức hỗ trợ sinh viên của Nhật Bản, Chính sách hỗ trợ tư vấn sinh viên – Kết hợp giữa “hỗ trợ toàn diện” và “tư vấn chuyên môn”, tháng 3 năm 2007.

  1. 鈴木学地方国立大学における学生参画型の教育・学習支援の取組み」福島大学総合教育研究センター紀要 (8), 103-109, 2010-01.

Suzuki Manabu, Hoạt động hỗ trợ sinh viên-sinh viên chủ động tham gia vào học tập và giáo dục của các trường đại học quốc lập tại địa phương, Kỷ yếu của trung tâm giáo dục tổng hợp trường Đại học Fukuyama, (8), 103-109, 2010-01.

  1. 上田直人、長谷川豊祐「わが国の大学図書館におけるラーニング・コモンズの事例研究」、名古屋大学附属図書館研究年報 (7), 47-62, 2008.

Ueda Naoto, Hasegawa Yutakayu, nghiên cứu về mô hình xây dựng không gian học tập chung tại thư viên của các trường Đại học, báo cáo nghiên cứu của thư viện trường Đại học Nagoya(7), 47-62, 2008

  1. Ubong, B. (2009). The language threat in the Nigerian educational system: Can it be confronted?Nigerian Journal of Empirical Studies in Psychology and Education. 1 (10). 78-87.
  2. https://www.scmp.com/news/world/united-states-canada/article/2134145/transparency-international-china-climbs-two-places (tra cứu ngày 08/09/2018).
  3. http://www.mext.go.jp/component/a_menu/education/detail/icsFiles/afieldfile/2015/06/24/1359095_01.pdf (tra cứu ngày 10/7/2018).

  

 

[1]Trường Đại học Ngoại thương, Email:bichhuejp@ftu.edu.vn

[2]Trường Đại học Ngoại thương, Email: hang.nt@ftu.edu.vn

[3]Trường Đại học Ngoại thương, Email: hoant@ftu.edu.vn

KINH NGHIỆM HỖ TRỢ SINH VIÊN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHẬT BẢN

Nguyễn Thị Bích Huệ[1]

 Nguyễn Thị Thu Hằng[2]

Nguyễn Thị Hoa[3]

Tóm tắt

Nhật Bản - nền kinh tế thứ 3 trên thế giới, không chỉ là một quốc gia hùng mạnh về kinh tế mà còn luôn được đánh giá là một quốc gia có hệ thống giáo dục rất đa dạng và có chất lượng cao. Trong suốt 10 năm qua 2008-2018, nền giáo dục của Nhật Bản luôn được các tổ chức xếp hạng quốc tế như U.S.News xếp vào top đầu các quốc gia có nền giáo dục hàng đầu trên thế giới và dẫn đầu Châu Á. Có được kết quả trên có một phần đóng góp không nhỏ của công tác hỗ trợ sinh viên. Bài viết đi sâu tìm hiểu về công tác hỗ trợ sinh viên tại các trường đại học công của Nhật Bản, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động hỗ trợ sinh viên tại các trường đại học Việt Nam.

Từ khóa: Hỗ trợ sinh viên, giáo dục Nhật Bản, nâng cao chất lượng

Abstract

Japan - the third-largest economy in the world, not only is a highly-developed economy but also is considered a nation with diverse and high- quality education system. Throughout the period of ten years, from 2008 to 2018, Japan education system has always been ranked as one of the leading education system in the world and the top education system in Asia by various prestigious international organizations such as US News. The student support services has contributed so much for this success. In this part, the author will focus on Japan student support services in public university. From there, the author will draw valuable lessons which can be applied to Vietnam to improve student support activities in universities.

Keywords:  Student Support, Quality Improve, Japaness education

 

  1. Giới thiệu hệ thống giáo dục của Nhật Bản
    • Triết lý giáo dục của Nhật Bản

Ngành giáo dục Nhật Bản được xây dựng trên triết lý đào tạo con người có phẩm chất đạo đức tốt, đề cao tuyệt đối tính kỷ luật và tinh thần tự lập. Theo Newby, H. et al. (2009), nền giáo dục của Nhật Bản ngay từ trước 1945 đến nay đều vận hành theo triết lý “mỗi người học sẽ trở thành một cá nhân hoàn thiện đạo đức”. Ngoài ra, giáo dục Nhật đã học hỏi và kết hợp được những nét tinh túy từ hệ thống giáo dục của các nước Phương Tây, tạo nên nét độc đáo và sự ưu việt của giáo dục Nhật Bản: Hệ thống hành chính giáo dục chặt chẽ và trật tự của Pháp; hệ thống đại học “người dẫn đầu”, tập trung phát triển giáo dục đại học theo mô hình các trường đại học ưu tú của Đức; mô hình trường học công lập dựa trên đạo đức và sự công bằng cho mọi người từ Anh; cùng với phương châm “Trường học phải đảm bảo sự phát triển cho tất cả trẻ em” đến từ John Dewey, một nhà triết học và nhà cải cách giáo dục Mỹ. Có thể nói, từ triết lý “đạo đức”, môi trường giáo dục công bằng qua nhiều thế hệ tạo ra một nước Nhật rất minh bạch, với tỉ lệ tiêu cực và tham nhũng rất thấp. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức minh bạch thế giới, Nhật Bản đứng thứ 20/178 nước trên thế giới về minh bạch.

Giáo dục Nhật Bản tạo ra những con người biết cống hiến cho đất nước trên nền tảng kỷ luật và sự chia sẻ gánh nặng với mọi người xung quanh. Theo Nguyễn Quốc Vương (2006), triết lý “đạo đức làm nền tảng trong giáo dục” của người Nhật được mô tả: “Cần phải nhắm tới thực hiện xã hội ở đó từng quốc dân có thể mài giũa nhân cách bản thân...”. Tuy nhiên, triết lý giáo dục “đạo đức” không còn là đào tạo người trung quân ái quốc. Còn Bassey Ubong (Nigeria) (2011) cắt nghĩa “đạo đức” trong triết lý giáo dục người Nhật ngày nay chính là tính kỷ luật trong đời sống, sinh hoạt và làm việc. Bassey Ubong mô tả “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật cao độ được phản ánh thông qua quan niệm xem giáo dục là một con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ đó thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và tham gia đóng góp nhằm giảm thiểu tỉ lệ thất nghiệp, ai nấy đều tốt nghiệp và có việc làm”. Với nền giáo dục coi trọng tính kỷ luật, Nhật Bản đã tạo thành một dân tộc làm việc khoa học, bài bản, hiệu quả tối đa. Các nguyên tắc kỷ luật mà người Nhật luôn coi trọng và vận hành thuần thục là: Quản lý thời gian; tuân thủ quy trình làm việc, nguyên tắc hợp tác và phối hợp, tự phê bình bản thân, dám chịu trách nhiệm, không đổ lỗi hoàn cảnh, văn hóa từ chức…

Trên nền tảng triết lý giáo dục đạo đức, người Nhật còn được giáo dục tính tự lập từ bé. Mỗi người cố gắng học tập, làm việc tự chủ, không ỷ lại để có thể hòa nhập môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức. Để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc tìm tòi, phát huy sức sáng tạo, giáo dục Nhật Bản luôn “lấy người học làm trung tâm” và nhấn mạnh giá trị trải nghiệm từ các bài học. Nhật Bản cũng thay đổi hệ thống sách quốc định thành kiểm định với nhiều loại sách phù hợp với các chuẩn đầu ra khác nhau. Có lẽ vì vậy mà Nhật Bản luôn là một trong các quốc gia có lượng bằng sáng chế nhiều nhất thế giới.

Hình 1 mô tả về hệ thống giáo dục của Nhật Bản. Qua hình 1, chúng ta có thể nhận thấy Việt Nam và Nhật Bản đều có các cấp học là mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học và sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) nhưng lại có số năm học ở các cấp học lại khác nhau. Trong khi ở Việt Nam học 5 năm tiểu học, 4 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông thì ở Nhật Bản lại học 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở và 3 năm trung học phổ thông. Cả Việt Nam và Nhật Bản đều đào tạo 12 năm học phổ thông trước khi đào tạo bậc Đại học. Đào tạo bậc Đại học ở cả Việt Nam và Nhật Bản đều tùy từng trường, từng ngành mà có số năm học khác nhau nhưng đa số là đào tạo 4 năm. Đào tạo bậc sau đại học 5 năm bao gồm 2 năm học thạc sỹ và 3 năm học tiến sỹ.

Ngoài ra, ở Nhật còn có chương trinh đào tạo đại học ngắn hạn 2 năm sau khi tốt nghiệp 3 năm trung học phổ thông và chương trình Kosen (cao đẳng kỹ thuật) hệ tiêu chuẩn 5 năm trong đó bao gồm cả 3 năm trung học phổ thông. Sau khi tốt nghiệp chương trình Kosen hệ tiêu chuẩn sinh viên có thể thi chuyển tiếp vào các trường Đại học hoặc có thể học tiếp 2 năm Kosen theo hệ nâng cao để học sâu hơn trình độ chuyên môn. Ở Việt Nam cũng có các loại hình đào tạo tương đối giống với các loại hình đào tạo trên của Nhật Bản là cao đẳng từ 2 đến 3 năm, trung cấp nghề từ 1 đến 2 năm.

Hình 1. Hệ thống giáo dục của Nhật Bản

Nguồn: http://www.kosen-k.go.jp/english/education-system.html

  1. Giáo dục bậc Đại học của Nhật Bản

Để học tiếp lên đại học của Nhật Bản, học sinh cần phải hoàn thành chương trình học 12 năm tại các trường chính quy. Đại học là cơ sở giáo dục bậc cao, về nguyên tắc bậc đại học được đào tạo 4 năm với số tín chỉ được đào tạo là 124 tín chỉ trở lên. Riêng với các khoa như Khoa Y, Nha khoa, Thú y và được đào tạo 6 năm. Trong đó, Khoa Y, Nha khoa được đào tạo 188 tín chỉ trở lên, khoa thú y là 182 tín chỉ trở lên, và khoa dược là 186 tín chỉ trở lên.

Từ năm 1958, Nhật Bản đã đưa ra mục tiêu giáo dục đại học là không chỉ coi trọng đào tạo kiến thức chuyên môn thông qua các bài giảng mà còn coi trọng đào tạo nhân cách con người một cách tổng quát thông qua việc nâng cao môi trường học tập, rèn luyện thực tế trong nhà trường thông qua các chương trình giáo dục ngoại khóa cho người học.

Trong bối cảnh tỷ lệ sinh thấp, dân số già hóa, giáo dục đại học ở Nhật Bản trở nên đại chúng hóa, tỷ lệ sinh viên theo học đại học ngày càng nhiều, số lượng sinh viên đa dạng, so với trước đây nhiều sinh viên chưa có định hướng nghề nghiệp trước khi bước chân vào các trường đại học. Như vậy một mặt có thể thấy sinh viên sẽ có cơ hội được tự tìm hiểu bản thân trong quá trình học đại học, có cơ hội chọn nghề phong phú nhưng mặt khác thời kỳ này cũng là thời kỳ sinh viên phải suy nghĩ nhiều cho tương lai của mình. Ngoài ra, trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển, giao tiếp trực tiếp giữa sinh viên và giáo viên, giao tiếp giữa sinh viên và những người thân trong gia đình cũng trở nên ít hơn nên khả năng giao tiếp của sinh viên cũng hạn chế hơn trước.

Để thực hiện mục tiêu giáo dục trên, Nhật Bản đã hướng tới xây dựng các trường đại học vì người học, theo sát người học để bồi dưỡng và phát huy cao nhất thế mạnh của người học. Các trường đại học của Nhật cũng đã xây dựng và đưa ra các chương trình hỗ trợ sinh viên hướng tới đạt mục tiêu đề ra. Dưới đây là các chương trình hỗ trợ sinh viên của các trường Đại học của Nhật Bản.

  1. Hoạt động hỗ trợ sinh viên của các trường đại học của Nhật Bản

Nhật Bản đã sớm chú ý đến việc đào tạo nhân cách và năng lực tự chủ của sinh viên thông qua các hoạt động ngoại khóa. Trong báo cáo về việc xây dựng chính sách hỗ trợ sinh viên từ năm 1958 đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của hoạt động hỗ trợ sinh viên giúp sinh viên không những được nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn có được các trải nghiệm thông qua các hoạt động ngoại khóa. Ngoài ra, theo báo cáo khảo sát về chính sách xây dựng đời sống sinh viên mang tên “hướng tới xây dựng trường đại học trên quan điểm của sinh viên” của Bộ Giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ Nhật Bản (MEXT) báo cáo tháng 6 năm 2000, các trường đại học của Nhật Bản đã hướng tới xây dựng các trường đại học với các hoạt động hỗ trợ sinh viên cụ thể như sau:

  • Thay đổi quan điểm vận hành trường đại học
    • Chuyển từ trường đại học “lấy giảng viên làm trung tâm” sang trường đại học “lấy người học làm trung tâm”

Theo Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology (2002), vai trò của trường đại học thế kỷ thứ 21 là đào tạo ra nguồn nhân lực cống hiến cho xã hội, trách nhiệm xã hội của trường đại học là tạo ra giá trị gia tăng cho sinh viên trước khi tốt nghiệp ra trường. Xã hội Nhật Bản đánh giá các trường đại học thông qua cácnăng lực sinh viên đã tiếp nhận được, khả năng làm việc tự lập, chủ động cho sinh viên. Để đáp ứng được tiêu chí trên các trường đại học của Nhật Bản đã thay đổi quan điểm từ việc “lấy giảng viên làm trung tâm” coi trọng việc đánh giá năng lực nghiên cứu của giảng viên sang chú trọng đến người học, “lấy người học làm trung tâm” coi trọng việc đào tạo giáo dục sinh viên một cách cẩn thận tỉ mỉ, tôn trọng tính đa dạng, tính cá biệt của sinh viên. Từ đó triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên một cách phù hợp.

  • Tích cực đưa các chương trình đào tạo ngoại khóa vào nhà trường

Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology (2002), cũng chỉ ra, song song với các chương trình chính khóa để đào tạo kiến thức về lý thuyết, các trường đại học của Nhật Bản coi trọng các chương trình ngoại khóa để làm tăng thêm cơ hội tiếp xúc tìm hiểu xã hội cho sinh viên. Hỗ trợ sinh viên chủ động thực hiện các chương trình ngoại khóa, thông qua các chương trình ngoại khóa để nâng cao cơ hội giao tiếp của sinh viên với giảng viên, từ đó giáo dục sinh viên về đạo đức, tinh thần trách nhiệm, tính nhẫn nại, khả năng truyền đạt, khả năng giải quyết xung đột, tính quyết đoán, khả năng thích nghi, khả năng hành động, khả năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc trong xã hội phức tạp và đa dạng như ngày nay.

  • Các hoạt động cụ thể
    • Nâng cao năng lực con người
  • Nâng cao năng lực của giảng viên

Phương pháp giảng dạy “lấy người học làm trung tâm” đòi hỏi giảng viên không chỉ giảng dạy kiến thức chuyên môn cho sinh viên thông qua các giờ giảng trên lớp mà thông qua các hoạt động ngoại khóa để giáo dục và phát triển năng lực của sinh viên một cách toàn diện. Suzuki Manabu (2010) chỉ ra, trước đây với phương pháp giảng dạy “lấy giảng viên làm trung tâm” thì nhà trường chỉ đánh giá giảng viên qua các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học nhưng để phù hợp với mục tiêu giáo dục mới, những tiêu chí như tích cực tham gia vào công tác hướng dẫn sinh viên cũng được đưa vào tiêu chí bình xét giảng viên với tư cách là nhà giáo dục.

Ngoài ra, các trường còn tổ chức các buổi tập huấn, những buổi hội thảo khoa học để nâng cao kỹ năng sư phạm cho giảng viên. Nội dung của các buổi tập huấn không chỉ bó hẹp trong phạm vi nội dung và phương pháp giảng dạy trên trường mà còn đề cập đến cả những nội dung giáo dục nhân cách cho sinh viên.

Ngoài việc tập huấn để nâng cao kỹ năng sư phạm cho các giảng viên nhà trường còn bố trí thêm các giảng viên khác chuyên phụ trách việc đào tạo, hỗ trợ sinh viên.

  • Nâng cao năng lực của chuyên viên

Bên cạnh đó các trường đại học ở Nhật Bản luôn chú trọng nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên viên về kỹ năng chuyên môn, thái độ khi tiếp xúc với sinh viên. Thái độ và phong cách làm việc của các chuyên viên làm việc ở các phòng ban thường xuyên tiếp xúc với sinh viên trong các việc như đăng ký môn học, phát hành thẻ sinh viên… ảnh hưởng nhiều đến ý thức của sinh viên. Hơn thế nữa các trường đại học của Nhật Bản còn nâng cao năng lực chuyên môn cho chuyên viên bằng những yêu cầu về chứng chỉ phù hợp với lĩnh vực làm việc để tư vấn cho sinh viên (Newby, H. et al. OECD, 2009).

  • Nâng cao năng lực của sinh viên

Nâng cao năng lực của sinh viên bằng việc tạo cơ hội để sinh viên học hỏi thông qua các hoạt động hỗ trợ giảng dạy như TA (Teaching assistant) sẽ giúp cho hoạt động học tập của sinh viên trở nên năng động và có ý nghĩa. Nhà trường có cơ chế sử dụng những sinh viên cao học hoặc những sinh viên ở bậc đại học có thành tích học tập tốt để hỗ trợ giảng viên trong công tác giảng dạy cũng như các công tác hỗ trợ sinh viên (Newby, H. et al. 2009).

Thông qua các hoạt động hỗ trợ sinh viên như thế này, các sinh viên được tham gia các buổi hướng dẫn, các sinh viên đó sẽ trưởng thành hơn và sẽ học cách sống tự lập và có trách nhiệm. Nâng cao niềm tin và lòng tin của nhà trường đối với sinh viên.

  • Các chương trình hỗ trợ sinh viên
  • Tư vấn về cuộc sống sinh hoạt

Theo Tổ chức hỗ trợ sinh viên của Nhật Bản, hiện nay 100% các trường đại học của Nhật Bản đều có các phòng ban hỗ trợ sinh viên dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong trường hợp sinh viên gặp vấn đề về sức khỏe thì có thể đến khám và xin tư vấn tại trung tâm y tế. Sinh viên gặp các vấn đề về tâm lý thì có thể đến tư vấn tại các trung tâm tư vấn tâm lý dành cho sinh viên…Sinh viên gặp các vấn đề trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì có thể đến xin tư vấn và hỗ trợ từ các phòng hỗ trợ sinh viên. Nội dung tư vấn rất đa dạng như nghỉ học, thôi học; chuyển học giữa các khoa, ngành học; đăng ký tín chỉ; du học; học phí, học bổng; ký túc xá, nhà trọ; tâm lý; sức khỏe; cao học, việc làm; các hoạt động ngoại khóa như câu lạc bộ, hoạt động tình nguyện; các vấn đề về tâm sinh lý và giới tính…

Các trường đại học có các hình thức hỗ trợ khác nhau nhưng về cơ bản là hỗ trợ tư vấn riêng cho từng cá nhân, tư vấn theo nhóm thông qua các hoạt động nhóm, tư vấn theo hình thức các buổi tọa đàm, hội thảo…

Theo khảo sát của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch Nhật Bản, số lượng sinh viên đến tư vấn ngày càng nhiều. Có tới 61,7% trường đại học có số sinh viên đến tư vấn tăng dần theo hàng năm. Trong số các trường đại học có đặt các trung tâm tư vấn hỗ trợ sinh viên thì có đến 66,4% trường có các chuyên gia tư vấn.

  • Hỗ trợ tư vấn đối với sinh viên trốn học

Báo cáo khảo sát của 1 trường đại học quốc lập giấu tên của Nhật Bản cho biết tỷ lệ trốn học là 1~2%. Lý do trốn học là do chán học. Nguyên nhân của việc chán học là do sinh viên đã trải qua thời kỳ học ôn thi vất vả, ít tiếp xúc với xung quanh nên khả năng giao tiếp kém, hay cũng có thể là do tâm lý cầu toàn muốn làm mọi việc thật chỉnh chu, cũng có thể là do thời kỳ phản kháng của lứa tuổi thanh niên kéo dài. Trước đây nhà trường thường có suy nghĩ tiêu cực về việc trốn học nhưng ngày nay nhà trường có thể thay đổi cách suy nghĩ về việc trốn học là thời gian sinh viên nhìn lại bản thân mình hay là thời gian sinh viên suy nghĩ cho tương lai của mình.

Cũng theo báo cáo trên, trong số sinh viên trốn học và có đến tư vấn tại các trung tâm của nhà trường thì tỷ lệ tốt nghiệp ra trường cao nên các trường đại học của Nhật Bản đã xây dựng cơ sở dữ liệu đảm bảo tính bảo mật về thông tin cá nhân để theo dõi tính hình đăng ký tín chỉ của sinh viên, nắm rõ tình hình học tập để có những hỗ trợ kịp thời đối với sinh viên trốn học (Newby, H. et al., OECD, 2009).

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các sinh viên không muốn đến trường học, các trường đại học của Nhật Bản còn áp dụng hình thức học từ xa bằng hình thức học elearning, công nhận kết quả thi năng lực như thi năng lực tiếng Anh, điểm Toefl…Khi sinh viên quay lại học thì nhà trường có chế độ hỗ trợ phù hợp.

  • Tư vấn hướng nghiệp

Trong thời kỳ nền kinh tế nhiều biến động như hiện nay thì có lẽ việc lo lắng nhất đối với sinh viên là sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ làm việc gì. So với trước đây thì con đường lựa chọn sau khi tốt nghiệp ra trường của sinh viên cũng rộng mở hơn. Ngoài việc xin việc vào làm trong các công ty, sinh viên còn có thể lựa chọn học tiếp lên cao học, du học, khởi nghiệp, thi vào các trường chuyên môn để học chứng chỉ nghề…Mặc dù vậy có đến 70% sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ xin việc làm tại các công ty. Có nhiều sinh viên bắt đầu đi tìm việc từ năm thứ 3 và thứ 4. Chính hoạt động xin việc làm của sinh viên diễn ra sớm từ năm thứ 3, thứ 4 đã ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập của sinh viên. Nhiều sinh viên đã lơ là những môn học của năm cuối hoặc lấy thật nhiều đơn vị tín chỉ từ năm thứ 1, thứ 2 khiến cho chất lượng học tập không tốt. Hơn thế nữa, internet phát triển nên sinh viên có thể tìm kiếm thông tin xin việc qua mạng dẫn đến tình trạng nhà trường không nắm được thông tin xin việc của sinh viên.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Nhật Bản, có đến 30% sinh viên chuyển việc trong vòng 3 năm kể từ khi đi làm. Tình trạng này là do sinh viên không thỏa mãn với công việc của mình và nguyên nhân chủ yếu là do sinh viên chưa xây dựng được kỹ năng cũng như chưa có thái độ đúng đắn về công việc từ trong thời gian học.

Để khắc phục tình trạng trên đây, các trường đại học của Nhật Bản đã có những hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên như tổ chức hội thảo hướng nghiệp, bài giảng kết hợp với thực tế doanh nghiệp… Tổ chức các bài giảng giúp sinh viên có thể phân tích bản thân, lựa chọn tương lai phù hợp. Ví dụ như ở một số trường đại học đã đưa môn học “Tổng quan về các ngành nghề”, “lý thuyết lựa chọn nghề nghiệp”…hay kết hợp với doanh nghiệp để giảng dạy môn học “lý thuyết về ngành”, “lý thuyết về doanh nghiệp” vào trong chương trình đào tạo để giúp cho sinh viên có cái nhìn tổng quát vừa có cơ sở lý luận, vừa có thực tiễn về doanh nghiệp trước khi đi xin việc làm.

Nhà trường còn nâng cao năng lực tư vấn hỗ trợ sinh viên xin việc làm của phòng tư vấn sinh viên. Trước đây bộ phận tư vấn xin việc chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về doanh nghiệp và số liệu thống kê về việc làm nhưng hiện nay các trường đại học của Nhật Bản đã đẩy mạnh việc kết hợp giữa chuyên viên tư vấn xin việc làm với giảng viên để hỗ trợ, tư vấn việc làm cho sinh viên.

Đẩy mạnh chương trình thực tập tại doanh nghiệp cho sinh viên để giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn và tổng thể về doanh nghiệp trước khi xin việc. Các trường đại học kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để tổ chức các kỳ thực tập cho sinh viên và coi thực tập là một học phần trong chương trình học. Ngoài ra, nhà trường còn tạo cơ hội học hỏi về xã hội cho sinh viên thông qua các chương trình thiện nguyện.

  • Tư vấn cho sinh viên mới nhập học

Sinh viên mới vào trường còn chưa biết rõ về hệ thống đào tạo nên nhà trường tổ chức các buổi tư vấn hướng dẫn sinh viên để sinh viên nắm được trước khi ra trường cần phải bổ sung những kiến thức, kỹ năng gì, giúp sinh viên chọn môn học phù hợp với nguyện vọng và sở thích của mình. Các trường đại học của Nhật còn bố trí giảng viên chuyên trách tư vấn và xây dựng khung đăng ký môn học mẫu giúp sinh viên lựa chọn tốt môn học đúng với mong muốn của mình. Nhiều trường đại học đã đưa chương trình tư vấn miễn phí dành cho các sinh viên mới nhập trường như Đại học Tohoku với chương trình volunteer tutor tại đó cứ 2 sinh viên mới nhập học sẽ được 1 sinh viên cũ hỗ trợ để dễ hoà nhập với môi trường học tập tại trường.

Ngoài ra, ở các khoa chuyên môn còn tổ chức các buổi tham quan, các buổi giới thiệu về khoa để giảng viên và sinh viên có cơ hội được tiếp xúc và tìm hiểu về nhau (Tác giả phỏng vấn bà Watanabe, chương trình FGL Tohoku, 2018).

Nhà trường còn tạo điều kiện để sinh viên lựa chọn các đơn vị tín chỉ thuộc các khoa chuyên môn khác nhau, xây dựng cơ chế hỗ trợ sinh viên chuyển khoa khi có nguyện vọng.

  • Qui mô lớp học nhỏ

Xây dựng mô hình lớp học nhỏ với số lượng sinh viên ít, tạo điều kiện để sinh viên lựa chọn, tìm hiểu và giải quyết vấn đề mình quan tâm. Với qui mô lớp học nhỏ, sinh viên có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với giảng viên, nâng cao khả năng giao tiếp giữa thầy và trò, nâng cao khả năng tìm kiếm thông tin và xây dựng tư duy logic và giải quyết vấn đề. Thông qua mô hình lớp học nhỏ, các trường đại học của Nhật Bản hướng đến việc đào tạo sinh viên không chỉ nắm kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn đào tạo nhân cách và đạo đức cho sinh viên một cách hiệu quả.

  • Chế độ giáo viên chủ nhiệm

Áp dụng chế độ giáo viên chủ nhiệm cũng là một trong những hình thức hiệu quả mà các trường đại học của Nhật áp dụng để hỗ trợ sinh viên. Trong suốt quá trình theo học tại trường kể từ khi nhập học cho đến khi tốt nghiệp ra trường, trong suốt 4 năm đại học, sinh viên có thể xin tư vấn của giáo viên chủ nhiệm trong cả vấn đề học tập lẫn cuộc sống. Sinh viên sẽ cảm thấy an tâm trong môi trường giáo dục thân thiện và được quan tâm chu đáo (Murayama Mitsuhiro, 2103).

     Đảm bảo cơ sở vật chất

Trước đây ở các trường đại học công lập của Nhật Bản thường có khuynh hướng ưu tiên đầu tư trang bị vật chất phục vụ việc giảng dạy học tập và nghiên cứu mà chưa ưu tiên đến các trang thiết bị khác phục vụ các hoạt động ngoại khóa của sinh viên (Ueda Naoto, Hasegawa Yut, 2009).

Hiện nay các trường đại học công lập của Nhật đã chú trọng không chỉ trang bị cơ sở vật chất đầy đủ phù hợp với việc đào tạo như lớp học, hệ thống thư viện, máy tính…mà còn cả các trang thiết bị cho các hoạt động câu lạc bộ của sinh viên, giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như tạo dựng network, cách ứng trong cộng đồng…

  • Hỗ trợ các hoạt động tự chủ của sinh viên

Các hoạt động tự chủ của sinh viên như hoạt động các câu lạc bộ giúp cho sinh viên phát huy khả năng làm việc tự chủ, khả năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề nên các trường đại học của Nhật Bản luôn cố gắng tạo điều kiện hỗ trợ sinh viên. Ví dụ như hỗ trợ về kinh phí, cho mượn trang thiết bị, cơ sở vật chất, tuyên dương những cá nhân và tập thể tích cực tham gia những hoạt động này để khích lệ tinh thần của sinh viên.

  • Lắng nghe và phản ánh nguyện vọng của sinh viên

Hoạt động với phương châm “lấy người học làm trung tâm”, các trường đại học của Nhật Bản luôn lắng nghe và phản ánh nguyện vọng của sinh viên. Để tiếp thu ý kiến của sinh viên, các trường đại học của Nhật Bản gửi các bản khảo sát để khảo sát định kỳ về thực trạng của sinh viên, từ đó nắm được phản ánh về giờ giảng của giảng viên cũng như nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên trong các hoạt động ngoại khóa và phúc lợi xã hội. Tổ chức các buổi hội đàm giữa lãnh đạo nhà trường và đại diện sinh viên, khuyến khích sinh viên cùng tham gia vận hành một số đơn vị của nhà trượng (Murayama Mitsuhiro, 2103).

3.3 Một vài ví dụ cụ thể về hoạt động hỗ trợ sinh viên tại các trường Đại học của Nhật Bản

3.3.1 Triển khai hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại trường Đại học Hiroshima

Hiroshima là một trong những trường Đại học quốc lập của Nhật Bản đi đầu trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên. Trong kế hoạch kinh doanh dài hạn hướng tới tự chủ trường đại học, trung tâm tư vấn hướng nghiệp của trường đã được thành lập năm 2004. Trung tâm không chỉ có các chuyên viên quản lý về mặt hành chính mà có cả đội ngũ giảng viên giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên trong suốt 4 năm học ở trường.

Hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho sinh viên được chia làm 2 giai đoạn. Đối với sinh viên năm 1 và năm 2, trường tập trung hướng dẫn các em lựa chọn nghề và môn học phù hợp với ngành nghề mình mong muốn làm (Suzuki Manabu, 2010). Cụ thể là các hoạt động như hướng dẫn về cách chọn nghề; bài giảng khái quát trước khi tham gia các môn học đại cương; hướng dẫn chọn môn học phù hợp với ngành nghề lựa chọn; hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp bao gồm hoạt động chính khóa và ngoại khóa như thực tập, hoạt động tình nguyện, các hoạt động khác; phân tích bản thân và cách lựa chọn nghề phù hợp … Từ năm thứ 3 trở đi, trường tập trung hỗ trợ sinh viên xin việc làm với những nội dung cụ thể như hướng dẫn xin việc làm, tìm hiểu về các ngành và doanh nghiệp, thông tin doanh nghiệp và tuyển dụng… Ngoài ra nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp, tư vấn về lựa chọn nghề , tư vấn xin việc làm…Ngoài ra, thông qua công tác tư vấn hướng nghiệp, hiểu tình hình thực tế cũng như nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên, nhà trường cũng điều chỉnh các môn học sao cho phù hợp với định hướng nghề nghiệp của sinh viên.

Như vậy, nhờ vào việc nhà trường sớm định hướng cho sinh viên, giúp sinh viên lựa chọn những môn học phù hợp với nghề nghiệp mong muốn sẽ làm cho quá trình học tập của sinh viên ở trường trở nên hiệu quả và có ý nghĩa hơn.

 

3.3.2 Trang bị môi trường học tập chủ động thông qua mô hình không gian học tập chung tại trường Đại học nữ sinh Ochanomizu

Trong những năm gần đây một trong những hoạt động hỗ giúp phát huy năng lực học tập tự chủ và sáng tạo cho sinh viên là mô hình xây dựng không gian học tập chung (Information Commons hay Learning Commos) trong các thư viện. Mô hình này xuất hiện đầu tiên ở các trường đại học ở Bắc Mỹ, Châu Âu và nhanh chóng được áp dụng vào Nhật Bản. Không gian học tập chung gồm không gian vật lý như cơ sở vật chất, trang thiết bị của thư viện và không gian công nghệ. Không gian học tập chung góp phần thiết lập và phát triển các mối tương tác trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên, mối tương tác trong quá trình học tập của sinh viên với sự hỗ trợ của công cụ, công nghệ và thông tin. Các mối quan hệ thường là giữa sinh viên - sinh viên, sinh viên - giảng viên, sinh viên - viên chức, sinh viên - trang thiết bị, sinh viên - thông tin.

Trường Đại học nữ sinh Ochanomizu làm một trong những trường thành công trong việc xây dựng mô hình không gian học tập chung tại thư viện. Thư viện trường được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1959 với tổng diện tích 4422㎡, với 605.000 sách. Thư viện của trường Nữ sinh Ochanomizu bắt đầu áp dụng chương trình không gian học tập chung từ tháng 4 năm 2007 với diện tích sử dụng 150㎡ tại tầng 1 của thư viện. Thư viện cũng đầu tư 70 máy tính cá nhân cho sinh viên năm thứ 1 mượn trong vòng 1 năm. Để thực hiện chương trình này, thư viện bố trí cố vấn học tập (TA) thường trực tại thư viện để hỗ trợ sinh viên. Ngoài ra, trường còn xây dựng chương trình LiSA hỗ trợ sinh viên với sự kết hợp giữa thành viên của LiSA và cán bộ nhân viên của thư viện, giúp cho sinh viên có thể sử dụng hệ thống thư viện được hiệu quả.

Kết quả bước đầu là số lượng người vào thư viện năm 2008 tăng 50% so với năm 2006. 92% số máy tính cá nhân được sử dụng và ý thức của cán bộ nhân viên trong trường cũng thay đổi. Đó là thư viện không còn là “nơi lưu trữ tài liệu” mà là “nơi diễn ra hoạt động học tập”. Cải tiến thư viện đi đôi với cải tiến giáo dục Đại học (Suzuki Manabu, 2010).

 

  1. Bài học kinh nghiệm đối với các trường đại học Việt Nam

Trên đây là một số hoạt động hỗ trợ sinh viên của các trường đại học của Nhật Bản. Thông qua việc tìm hiểu về hệ thống giáo dục của Nhật Bản nói chung và hệ thống giáo dục đại học cùng những hoạt động hỗ trợ sinh viên của Nhật Bản nói riêng, chúng ta có thể rút ra một vài bài học kinh nghiệm choViệt Nam trong quá trình triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên.

Thứ nhất, nền giáo dục nên được xây dựng trên triết lý đào tạo con người có phẩm chất đạo đức tốt, đề cao tuyệt đối tính kỷ luật và tinh thần tự lập. Phương châm đào tạo trong các trường đại học “lấy người học làm trung tâm” từ đó triển khai các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong các hoạt động chính khóa cũng như thông qua các hoạt động ngoại khóa.

Thứ hai, xây dựng mối quan hệ gần gũi thân thiện giữa giảng viên và sinh viên để đào tạo sinh viên không chỉ có kiến thức tốt mà còn có đạo đức tốt, có khả năng giao tiếp và giải quyết vấn đề, các giảng viên cùng đội ngũ chuyên viên phối kết hợp hài hoà cùng nhau để hỗ trợ sinh viên một cách tối ưu đặc biệt là trong các hoạt động hỗ trợ sinh viên.

Thứ ba, công tác hỗ trợ sinh viên hướng tới coi trọng tính cá nhân của mỗi người học để phát triển các năng lực tư duy, phản hiện cùng các kỹ năng khác cho người học.

Thứ tư, chú trọng đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất để hỗ trợ sinh viên như hệ thống thư viện, máy tính, phần mềm… thu hút người học sử dụng các phương triện trợ giúp người học một cách hiệu quả.

Cuối cùng, chú trọng xây dựng lòng tin giữa sinh viên và nhà trường để sinh viên có thể phát huy hết các năng lực của cá nhân và học tập đạt được kết quả cao nhất.

Tài liệu tham khảo

  1. 那須幸雄「わが国大学におけるキャリア教育の現状と動向 ―中部、関西、九州の代表的9大学に見る事例研究」―文教大学国際学部紀要 第15巻1号、2004年7月

Nasu Yukio, Hiện trạng và xu hướng giáo dục hướng nghiệp tại các trường đại học của nước ta – nghiên cứu 9 trường đại học điển hình tại khu vực Chubu, Kansai, Kyushu, Kỷ yếu khoa Quốc tế trường Đại học Bunkyo-, quyển 15 số 1, tháng 7 năm 2004.

  1. Newby, H. et al. (2009), OECD Reviews of Tertiary Education – Japan, OECD Publishing.
  2. Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology (2002), Educational Reform for the 21st Century, White Paper, Ministry of Education, Culture, Sports, Science and Technology, Tokyo.
  3. 村山光博「学修を支援する大学情報システムの在り方に関する研究ノート」、長岡大学地域研究センター年報, 2013 .

 Murayama Mitsuhiro, nghiên cứu về hệ thống thông tin của các trường đại học trong việc hỗ trợ học tập của sinh viên, Báo cáo của trung tâm nghiên cứu khu vực trường Đại học Nagaoka, 2013.

  1. 『大学における学生相談体制の充実方策について-「総合的な学生支援」と「専門的な学生相談」の「連携・協働」-』独立行政法人日本学生支援機構、平成19年3月

Tổ chức hỗ trợ sinh viên của Nhật Bản, Chính sách hỗ trợ tư vấn sinh viên – Kết hợp giữa “hỗ trợ toàn diện” và “tư vấn chuyên môn”, tháng 3 năm 2007.

  1. 鈴木学地方国立大学における学生参画型の教育・学習支援の取組み」福島大学総合教育研究センター紀要 (8), 103-109, 2010-01.

Suzuki Manabu, Hoạt động hỗ trợ sinh viên-sinh viên chủ động tham gia vào học tập và giáo dục của các trường đại học quốc lập tại địa phương, Kỷ yếu của trung tâm giáo dục tổng hợp trường Đại học Fukuyama, (8), 103-109, 2010-01.

  1. 上田直人、長谷川豊祐「わが国の大学図書館におけるラーニング・コモンズの事例研究」、名古屋大学附属図書館研究年報 (7), 47-62, 2008.

Ueda Naoto, Hasegawa Yutakayu, nghiên cứu về mô hình xây dựng không gian học tập chung tại thư viên của các trường Đại học, báo cáo nghiên cứu của thư viện trường Đại học Nagoya(7), 47-62, 2008

  1. Ubong, B. (2009). The language threat in the Nigerian educational system: Can it be confronted?Nigerian Journal of Empirical Studies in Psychology and Education. 1 (10). 78-87.
  2. https://www.scmp.com/news/world/united-states-canada/article/2134145/transparency-international-china-climbs-two-places (tra cứu ngày 08/09/2018).
  3. http://www.mext.go.jp/component/a_menu/education/detail/icsFiles/afieldfile/2015/06/24/1359095_01.pdf (tra cứu ngày 10/7/2018).

  

 

[1]Trường Đại học Ngoại thương, Email:Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2]Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3]Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.