Sidebar

Magazine menu

26
T6, 04

Tạp chí KTĐN số 116

 

CHÍNH SÁCH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ĐÀI LOAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Nguyễn Thu Thủy[1]

Nguyễn Hoài Nam[2]

Trần Tú Uyên[3]

 Tóm tắt            

   Trong vòng hơn hai chục năm, từ những năm cuối thập kỉ 1940 của thế kỷ XX đến giữa thập niên 1960 Đài Loan từ một vùng lãnh thổ nghèo đói lạc hậu đã trở thành một trong bốn quốc gia/vùng lãnh thổ phát triển nhất về cả kinh tế, văn hóa- xã hội và giáo dục của Châu Á nhờ có những bước cải tiến vượt bậc trong chính sách phát triển nguồn nhân lực. Bài viết này nghiên cứu các chiến lược và chính sách xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đài Loan, từ đó gợi mở những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng đội ngũ trí thức và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.Từ khoá: chính sách, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, Đài Loan.Abstract               Over the past decades, from a poor territory, Taiwan has become one of the most developed countries/territories in Asia, not only in terms of socio-economic development, but also in terms of culture and education, thanks to the remarkable improvements in their human resource development policies. This paper studies Taiwan’s strategy and policies in building up and developping their high-quality human resources, and thereby suggests relevant lesons for Vietnam in promoting the country’s intellectuals and human resources to meet the demand of industrialization, modernization and international integration.

Keywords: policies, human resource development, training and education, Taiwan.

1.      Đặt vấn đề

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng cấu thành nên lực lượng sản xuất xã hội, từ đó quyết định sức mạnh của một quốc gia. Trong lịch sử các nền kinh tế trên thể giới cho thấy không có một nước giàu có nào đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trước khi đạt được mức phổ cập giáo dục phổ thông. Giải pháp đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh quốc gia chính là tăng hiệu quả giáo dục, hiệu quả đầu tư cho nguồn nhân lực. Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức thì nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Khi xã hội không ngừng tiến lên, doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận thì việc khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.

Trong những năm đầu tiên thành lập, Đài Loan gặp rất nhiều khó khăn do tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, kinh tế kém phát triển, nông nghiệp và công nghiệp đều rất lạc hậu, thất nghiệp phổ biến, mức sống thấp. Tuy nhiên ngay trong giai đoạn khó khăn này Đài Loan đã đầu tư cho giáo dục, cụ thể đã đạt mức phổ cấp giáo dục từ rất sớm. Với chiến lược hiện đại hóa công nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ và đặc biệt là coi trọng phát triển giáo dục ở tất cả các cấp bậc nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đến giữa thập niên 1960 và thập niên 1990, từ một nền kinh tế lạc hậu, Đài Loan đã vươn mình trở thành một khu công nghiệp mới và được coi là một trong bốn con rồng của Châu Á bên cạnh Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc.

Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đài Loan, nơi đã có những kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó Đài Loan cũng có nhiều đặc điểm về kinh tế, xã hội và văn hóa khá tương đồng với Việt Nam. Bài viết chỉ ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho các nước đang phát triển nói chung, và cho Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh nền kinh tế quốc dân trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0 rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao ngày nay.

  1. Khái quát về bối cảnh của Đài Loan

Đài Loan là hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines, phía đông giáp với Thái Bình Dương, phía nam giáp Biển Đông, phía tây là eo biển Đài Loan và phía bắc là Biển Hoa Đông. Hòn đảo dài 394 km và rộng 144 km, gồm nhiều dãy núi dốc và được bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Đài Loan là một nền kinh tế nhỏ song đã đạt được những bước đi và thành tựu xuất sắc trong việc phát triển nền kinh tế dựa vào trí thức. Trong suốt thời gian dài thực hiện công nghiệp hóa từ năm 1950, Đài Loan luôn đạt được sự phát triển cao ổn định nhờ có chiến lược và những chính sách quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Một trong những điều chỉnh lớn đặc biệt quan trọng trong thập niên 1980 đến nay là sự điều chỉnh nhằm hướng tới phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức và nhấn mạnh việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

Bảng 1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Đài Loan

Năm

1980

1981

1982

1983

1984

1985

1986

1987

1988

GDP bình quân đầu người (USD)

3.068

3.184

3.233

3.435

3.472

3.879

4.282

4.739

5.021

Mức tăng trưởng (%)

5,1

3,8

1,5

6,2

8,9

3,7

10,4

10,7

5,9

Nguồn: Thu nhập quốc gia tại Đài Loan, theo R.O.C năm 1988

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế - xã hội Đài Loan rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, thách thức về sự đói nghèo, lạc hậu ngày càng tăng cao. Vậy mà chưa đầy ba thập kỷ sau, nhờ có những chính sách khắc phục, cải tiến phù hợp đặc biệt là chiến lược phát triển nguồn nhân lực hợp lý, Đài Loan từ một vùng lãnh thổ bị bao trùm bởi nguy cơ suy tàn, sụp đổ đã có những bước tiến mạnh mẽ.

2.1. Về kinh tế

Đài Loan đã chọn con đường cực kì mạo hiểm đó là phát triển ngành điện tử công nghệ cao làm động lực để phát triển kinh tế. Trong khi Đài Loan thất thế hơn so với những nước cũng phát triển ngành công nghệ mới như Nhật Bản và Hàn Quốc về tiềm lực kinh tế, song Chính phủ Đài Loan đã có những bước đi tiến bộ phù hợp với hoàn cảnh thời điểm bấy giờ. Đài Loan sẵn sàng gửi hàng nghìn kĩ sư sang những đất nước có nền công nghệ cao như Mỹ, bất chấp việc 10 người sang chỉ có 1 người trở về nước sau khi học. Tuy nhiên, sau này khi Đài Loan có những chính sách thiết thực thì những nhân tài này đã quay trở lại quê hương để đặt nền móng cho ngành công nghệ cao, tạo tiền đề cho sự phát triển thần kì về kinh tế như hiện nay.

Thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan luôn được xếp vào danh sách cao (đạt 12.735 USD/ người trở lên), GDP của Đài Loan tăng 0,80% trong quý II năm 2018 so với quý trước. Tốc độ tăng trưởng GDP ở Đài Loan trung bình 1,27% từ năm 1981 đến năm 2018, đạt mức cao nhất là 5,64% trong quý IV năm 1990 và mức thấp kỷ lục là -5,07% trong quý IV năm 2008 (theo Cục Thống kê quốc gia Đài Loan).

Bảng 2. Những chỉ số kinh tế của Đài Loan giai đoạn 2013-2017

 

2013

2014

2015

2016

2017

Dân số (triệu người)

23,4

23,4

23,5

23,5

23,6

GDP bình quân đầu người (USD)

21.894

22.716

22.559

22.629

24.402

GDP (tỷ USD)

512

532

530

533

575

Chỉ số tăng trưởng kinh tế (%)

2,2

4,0

0,8

1,4

2,9

Nguồn: Cục Thống kê Đài Loan

Đài Loan là vùng lãnh thổ có rất nhiều đột phá trong nhiều lĩnh vực. Chính quyền Đài Loan đã đề ra Kế hoạch phát triển Thung lũng Silicon Châu Á (Asia Silicon Valley Development Plan – ASVDP) nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ IoT (Internet of Things) và hệ sinh thái khởi nghiệp. Nói về kế hoạch phát triển đầy tham vọng này, ông Kung Ming-hsin – CEO của ASVDA cho biết: “ASVDP được kỳ vọng sẽ giúp Đài Loan trở thành một trung tâm sáng tạo, kết nối toàn bộ Châu Á với Thung lũng Silicon của Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, sự đầu tư vào công nghệ thông tin của Đài Loan sẽ được chuyển thành đầu tư vào IoT, giúp Đài Loan trở thành một hòn đảo thông minh. IoT cũng hứa hẹn tạo ra những cơ hội kinh doanh khổng lồ cho Đài Loan”. Trên thực tế, các startup, các doanh nhân trẻ có tham vọng và có những ý tưởng độc đáo sẽ được cả Chính phủ và những đơn vị tư nhân khác tài trợ cả về tài chính lẫn không gian làm việc. Ví dụ, Taoyuan Youth Commander (TYCommander) là không gian làm việc dành cho doanh nhân và startup đầu tiên được thành lập từ nguồn vốn của chính quyền vào năm 2016.

4.2. Về văn hóa - xã hội

Nhờ những chính sách ổn định và công bằng, Chính phủ Đài Loan đang ngày càng nâng cao chất lượng sống của người dân. Ba nội dung quan trọng trong chính sách xã hội luôn được thực hiện nghiêm ngặt và đều đặn là: chế độ bảo hiểm, chế độ phúc lợi và trợ cấp xã hội. Đài Loan có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân hàng đầu thế giới, tại đây có tới 14 bệnh viện lọt vào top 200 bệnh viện tốt nhất thế giới, chỉ xếp sau hai cường quốc phát triển là Mỹ và Đức, và đứng đầu tại Châu Á.

Dù là nơi có nền công nghiệp tiên tiến, ở Đài Loan khoảng cách giàu nghèo không quá cách biệt. Bằng nhiều chính sách an sinh xã hội thiết thực, từ y tế, giáo dục, việc làm, hưu trí, bảo hiểm, nghỉ dưỡng, nhà ở, Đài Loan là một trong những nơi có tỷ lệ người nghèo thấp nhất thế giới, dưới 1%. Theo Tổng cục Ngân sách, Kế toán và Thống kê Đài Loan, tỷ lệ thất nghiệp của Đài Loan luôn giữ mức ổn định và có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp trung bình tại Đài Loan là 3,05%, tính riêng tháng 8/2018 con số này là 3,69%; năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp ở Đài Loan trung bình là 3,76%, mức thấp nhất kể từ năm 2000 (2,99%).

Đài Loan xếp hạng 21 trong số 188 quốc gia trên thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2014. Chỉ số này được tổng hợp dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập trong năm 2013 về tuổi thọ, giáo dục và thu nhập. Xếp hạng này của Đài Loan năm 2014 tăng 4 bốn bậc so với thứ hạng năm 2013 là 25. Cụ thể là chỉ số HDI đạt 0,882. Na Uy đứng đầu danh sách, với chỉ số là 0,944, tiếp theo là Úc là 0,933 và Thụy Sĩ là 0,917. Singapore đứng ở vị trí thứ 9, Hàn Quốc và Hồng Kông đứng ở vị trí thứ 15, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 17 và Trung Quốc xếp thứ 92.

4.3. Về giáo dục

Trong quá trình xây dựng kinh tế - xã hội, Đài Loan đã dựa trước hết và chủ yếu vào nguồn tài nguyên quý báu nhất chính là “con người” vì vậy đối với Chính phủ, giáo dục luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Về bậc tiểu học, Đài Loan thuộc về 10 nước thành công nhất trên thế giới. Ở cấp trung học, Đài Loan xếp hàng thứ 4 trong bảng đánh gía của PISA (2013). Trong bậc đại học, hiện nay có tới 96% học sinh sau trung học tiếp tục bậc đại học.

Theo bảng xếp hạng đại học của QS (QS World University Rankings), Trường Đại học Quốc gia Đài Loan (National Taiwan University) là trường lọt vào top 100 trường Đại học tốt nhất thế giới trong nhiều năm liền từ năm 2015-2018, cụ thể là năm 2015 đứng thứ 70, năm 2016 đứng thứ 68, năm 2017 đứng thứ 76 và năm 2018 đứng thứ 72. Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu WEF năm 2012-2013, Đài Loan đứng thứ 13, trong đó lĩnh vực giáo dục đại học của Đài Loan được đánh giá cao, được xếp thứ 9. Với sự cạnh tranh và chất lượng mang tính quốc tế thì chi phí cho học tập và phí sinh hoạt tại Đài Loan cũng rất vừa phải và hợp lý cho việc học tập của sinh viên và học sinh trong và ngoài vùng lãnh thổ này.

  1. Chiến lược và các chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đài Loan

3.1. Chiến lược định hướng tổng thể và phát triển nguồn nhân lực

Sau một thời gian dài đạt được những thành tựu quan trọng trong công nghiệp hoá nhờ phát triển thành công các ngành công nghiệp xuất khẩu có hàm lượng lao động cao, từ cuối những năm 1970 đầu 1980, Đài Loan bắt đầu thực hiện từng bước chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng nhấn mạnh các ngành có giá trị gia tăng cao, đặc biệt các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao nhằm thu hút và khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước, tiêu biểu là ngành công nghiệp điện tử, bao gồm: ngành công nghiệp máy tính (thời kỳ 1980-1986, ngành công nghiệp máy tính của Đài Loan có mức tăng trưởng 100%, xuất khẩu tăng nhanh trong cùng kì và chiếm được thị phần quan trọng của các nước phát triển như Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ. Tính riêng tại Mỹ, máy tính của Đài Loan đã chiếm gần hai phần ba thị trường); ngành viễn thông; bán dẫn; hàng không vũ trụ;… Một ví dụ quan trọng thể hiện việc thu hút nguồn nhân lực của Đài Loan là việc xây Khu công nghệ cao Tân Trúc. Tại đây, chính phủ khuyến khích các doanh nhân, nhà nghiên cứu đã và đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, các nhân tài đang làm việc cho các trung tâm công nghệ cao như Thung lũng Silicon ở Mỹ trở về, nghiên cứu và thử nghiệm. Tính đến năm 1986, đã có hơn 90% số lao động chất lượng cao này trở về, trở thành lực lượng nòng cốt để phát triển lĩnh vực công nghệ cao. Kinh phí dành cho hoạt động này trong mười năm từ năm 1986-1996 lên tới hơn 7 tỷ đô la Đài Loan. Trong “Chiến lược vàng” phát triển kinh tế 10 năm (2010 - 2020), Chính phủ Đài Loan coi phát triển khoa học công nghệ là trụ cột chính. Theo đó, các cơ quan chức năng phải đưa ra chính sách, quy hoạch và cơ chế khoa học công nghệ quốc gia sau mỗi 4 năm phát triển. Việc phân bổ ngân sách cho khoa học công nghệ được quy định theo nguyên tắc chọn lọc kỹ càng, tập trung để ngân sách được phân phối minh bạch, công bằng.

Bảng 3. Chi tiêu cho phát triển khoa học và công nghệ Đài Loan

 

2004

2005

2006

2007

2008

2012

Chi tiêu cho R&D (triệu USD)

8.227

8.781

9.595

10.356

10.981

10.981

Tỷ lệ chi tiêu cho R&D (%GDP)

2,32

2,39

2,51

2,57

2,77

3,00

Nguồn: Nation Science Council, NSC (2012)

Với sách lược “liền mạch lâu dài”, bên cạnh việc sử dụng nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao, Chính phủ Đài Loan cũng có những chuẩn bị cần thiết để tạo thêm tiền đề, sức mạnh cho việc phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức sau này. Cụ thể, Đài Loan đặc biệt chú ý vào việc đào tạo nghề sau trung học. Có thể lưu ý rằng việc nhấn mạnh đào tạo nghề sau trung học cũng là một hướng được quan tâm đặc biệt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành từ các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao, giá trị gia tăng thấp sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao ở Đông Á như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tại Đài Loan, trong những năm 1980, rất nhiều trường đào tạo nghề đã được mở ra, đó là chương trình đào tạo nghề hai năm, ba năm cho những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông và năm năm liên thông cho học sinh trung học. Chương trình này đã có những hiệu quả rõ rệt, theo thống kê vào năm 1992, có 80% số học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề hai năm sau trung học và 63% số học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề ba năm sau trung học có việc làm.

Ngoài việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu trước mắt, phát triển các ngành công nghệ cao, Đài Loan còn có những định hướng tạo ra một nền tảng nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức trong dài hạn. Đó là các chính sách phát triển xã hội học tập suốt đời và cải cách giáo dục phổ thông. Tiêu chí đào tạo của Đài Loan đó là luôn luôn cải cách chương trình học theo hướng giúp học sinh có thể đáp ứng những thay đổi nhanh chóng trong xã hội, học sinh được trang bị những kiến thức chung cùng với kỹ năng chuyên môn chuyên sâu và tham gia các hoạt động kinh doanh thực tiễn hoặc những công việc thực ngoài xã hội để tăng khả năng ứng biến, giải quyết vấn đề trong nhóm, cộng đồng.

3.2. Các chiến lược về giáo dục đào tạo quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực

Đài Loan là một lãnh thổ không giàu có về tài nguyên, khoáng sản nên ngay từ đầu đã chọn một hướng phát triển cực kì khôn ngoan đó là có những chiến lược về giáo dục đào tạo quan trọng từ đó phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả và bền vững. Giáo dục của Đài Loan cách đây 30 năm gần giống hệt như nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, nhưng chỉ sau 15 năm cải cách, Đài Loan đã làm cả thế giới phải kinh ngạc.

Từ sau khi thiết lập chính quyền vào năm 1949, Đài Loan đã có nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa đặc biệt là giáo dục ở đây. Tuy nhiên, do trình độ dân trí ở Đài Loan lúc này còn ở mức thấp, nhiều người không muốn cho con em mình tới trường bởi họ chưa nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục trong đời sống kinh tế - xã hội. Chính vì thế, thời bấy giờ, chính quyền Đài Loan đã đề ra rất nhiều chính sách vừa mang tính động viên, vừa mang tính nghĩa vụ để thúc đẩy tỷ lệ học sinh tới trường, ví dụ như ban hành “Biện pháp cưỡng học đối với thiếu niên nhi đồng”, cảnh cáo, phạt tiền cha mẹ nếu hạn định thời gian đến trường của con,... Bằng những biện pháp tích cực và triệt để như trên, Đài Loan đã có những chuyển biến nhanh chóng, làm gia tăng tỷ lệ người biết chữ một cách đáng kể.

Các chính sách nổi bật và quan trọng về giáo dục của Đài Loan phải kể đến như sau:

  • Thứ nhất, coi trọng phát triển giáo dục

Cách mạng giáo dục ở Đài Loan không đồng nhất với những cuộc cách mạng về chính trị; chính vì vậy, khi giáo dục được tách biệt và độc lập sẽ tránh được những lũng đoạn và bất cập không cần thiết. Ở Đài Loan, cách mạng giáo dục bắt đầu với việc đặt lại mục đích của giáo dục, chính con người, người đi học mới là mục đích chính của giáo dục - học thế nào để học sinh, sinh viên có khả năng sống, khả năng giao tiếp và khả năng tự hoàn thiện bản thân. Từ nhận định như vậy, hệ thống giáo dục Đài Loan được đa diện hóa, đa nguyên hóa và linh động hơn, cho phép người học lựa chọn theo mục đích và nhu cầu của họ. Mọi người công dân đều có quyền được trợ cấp, học sinh trường công hay tư học 12 năm bắt buộc đều được miễn phí. Tại các trường đại học, cao đẳng sinh viên trường công đều được trợ cấp một phần học phí.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan, vào năm 2017, ngân sách dành cho giáo dục ở Đài Loan là khoảng hơn 20 tỷ đô la Mỹ, chiếm 20,2% trong tổng ngân sách của Chính phủ, trong đó việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và chính sách đãi ngộ giáo viên ở đây chiếm phần lớn và cực kì được chú trọng. Hiểu rõ tầm quan trọng của những người thầy trong giáo dục và đào tạo, Đài Loan chi trả mức lương cho nghề giáo viên cao hơn từ 20-30% so với mức trung bình của các ngành nghề khác. Chính vì lý do này, rất nhiều người muốn vào ngành sư phạm và trường sư phạm có khả năng tuyển chọn được những người giỏi nhất. Giáo viên được tuyển chọn và đào tạo tốt, lại được bồi dưỡng liên tục, không ngừng nâng cao và cải thiện chất lượng hệ thống giáo dục, thúc đẩy hoạt động dạy và học phát triển mạnh mẽ.

  • Thứ hai, phát triển giáo dục đại học

Tại Đài Loan, đến đầu năm 2013 có khoảng 176 trường đại học và học viện trên tổng số dân là 24 triệu. Nếu như năm 1995, chỉ khoảng 4/10 thí sinh dự thi đậu đại học thì đến cuối năm 2010 tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp thi đỗ vào đại học là 97%. Số lượng các trường đại học đang có xu hướng giảm dần qua các năm, vào 2011, tại Đài Loan có 163 các trường và học viện bao gồm 161 trường đại học, 32 trường cao đẳng và 5 trường trung cấp với tổng số sinh viên là 1.352.084 sinh viên, trong đó có 3.326 sinh viên liên kết và 217.799 là sinh viên sau đại học. Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới) năm 2012-2013, Đài Loan đứng thứ 13, trong đó lĩnh vực giáo dục đại học và đào tạo của Đài Loan được đánh giá cao đồng thời được xếp thứ 9, đã khẳng định được vị trí của Đài Loan trong lĩnh vực giáo dục đại học và sau đại học trên thế giới.

Hệ thống quản trị đại học tại Đài Loan rất được chú trọng, bao gồm: quản trị nhân sự, quản trị chất lượng và quản trị tài chính. Đầu tiên, phải kể đến quản trị nhân sự, hệ thống quản trị nhân sự ở Đài Loan khá giống với mô hình trong các trường Đại học ở Mỹ, tức là áp dụng phương pháp quản lý theo kiểu công ty trong trường đại học. Đứng đầu là Chủ tịch, sau đó đến Hiệu trưởng, ngoài ra còn nhiều phó hiệu trưởng phụ trách các mảng khác nhau trong trường; tiếp theo, phải kể đến đội ngũ giảng viên cực kì chất lượng, được tuyển chọn kĩ càng, bao gồm: giảng viên chính thức, giảng viên tạm thời, bán thời gian, giảng viên thỉnh giảng và trợ giảng. Ngoài ra, về vấn đề tuyển dụng bổ sung nhân sự cũng được tiến hành một cách linh động, không bó buộc, cụ thể là các khoa được tự mình tuyển chọn người phù hợp với nhu cầu và nhà trường sẽ phê duyệt theo sự đề xuất này. Đây được đánh giá là hình thức chọn lọc hợp lý và hiện đại, tránh đi theo lối mòn truyền thống, từ đó tìm được người phù hợp với yêu cầu cần thiết của người học.

Trong các trường đại học ở Đài Loan, mục tiêu quản trị chất lượng được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu. Qua các năm, việc quản trị chất lượng ở Đài Loan không ngừng được cải thiện và nâng cao thông qua nhiều các công cụ khác nhau. Chính phủ cùng Bộ Giáo dục luôn luôn sát sao với chất lượng của từng trường đại học, để từ đó quyết định mức chi ngân sách cho từng trường. Cùng với đó là đánh giá chất lượng thông qua việc lấy ý kiến của sinh viên thường niên nhằm mục đích điều tra và đánh giá nhu cầu của sinh viên về dịch vụ đào tạo cũng như là chất lượng giảng viên giảng dạy.

Về quản trị tài chính, do chính sách phổ cập giáo dục đại học, ngày càng có nhiều người bao gồm cả những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp đều có thể vào đại học. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trên cả nước, Chính phủ đã có những nguyên tắc chung về mức học phí cũng như lộ trình tăng và nguồn thu tài chính của các trường đại học. Cụ thể, theo thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan, tài chính của các trường đại học sẽ đến chủ yếu từ các nguồn thu như sau: học phí, đóng góp quyên tặng, hợp tác nghiên cứu, các chương trình học và đào tạo, nguồn tài chính đầu tư, tài trợ Chính phủ.

  • Thứ ba, tăng cường mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ

Con đường phát triển của Đài Loan đã trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu nền kinh tế dựa vào nông nghiệp (1973-1985), tiếp đó là các ngành công nghiệp nhập khẩu công nghệ, sản xuất dựa vào nhân công giá rẻ (1985-1994) và giai đoạn ba là chuyển đổi các ngành công nghiệp nội địa, tăng cường định hướng đổi mới sáng tạo (1994-2002), hiện nay đang chuyển sang phát triển nền công nghiệp giá trị cao, xây dựng kinh tế dựa vào tri thức.

Để đáp ứng được nền kinh tế đang chuyển giao công nghệ hiện đại như vậy, quản trị khoa học cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống các trường đại học ở Đài Loan. Mối quan hệ giữa đào tạo và quản trị khoa học là mối quan hệ hữu cơ, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và sinh viên từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Hoạt động nghiên cứu khoa học nhận được rất nhiều sự quan tâm không chỉ về phía nhà trường mà còn nhận được sự hỗ trợ tài chính, cũng như về mặt cơ chế, chính sách, và cơ sở hạ tầng từ Nhà nước, mỗi năm Chính phủ dành ra hàng triệu Đài tệ để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, học viện. Nhờ việc thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, qua thời gian, rất nhiều công trình nghiên cứu có tính thực tiễn cao đã được ra đời, góp phần vào sự phát triển chung của nền khoa học, công nghệ của Đài Loan. Đài Loan cũng là một trong các quốc gia thành công về ươm tạo doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dựa vào công nghệ nói riêng. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục Đài Loan, bắt đầu từ năm 1996, trong các trường đại học và viện nghiên cứu thường có các trung tâm ươm tạo (ICs) với sứ mệnh là thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp có định hướng công nghệ cao.

  • Thứ tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với thị trường lao động

Ở Đài Loan rất nhiều trường dạy nghề đã được mở ra nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghệ cao, bên cạnh đó là việc gửi nhiều kĩ sư, nhà khoa học sang những nước phát triển hơn như Mỹ để nâng cao trình độ. Việc học nghề ở đây không hoa mỹ mà học luôn gắn với hành và có bóng dáng của các doanh nghiệp để các công trình nghiên cứu, sản phẩm mà các học viên tạo ra có thể áp dụng vào đời sống xã hội. Bên cạnh đó, học viên học tại các cơ sở đào tạo nghề tại Đài Loan luôn có cơ hội vừa học vừa làm rất linh hoạt; các bài giảng được thiết kế phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp; có sự đánh giá của doanh nghiệp để đào tạo cho sinh viên các kĩ năng thuần thục và phù hợp với môi trường thực tế của doanh nghiệp. Một ví dụ về việc hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao giữa trường đại học và các doanh nghiệp là mô hình hợp tác mẫu mực trong lĩnh vực công nghệ cao giữa Trường Đại học Kỹ thuật Chang Jung (Khoa Chế tạo máy bay không người lái - UAV) và Tập đoàn Công nghệ và Hàng không vũ trụ GeoSat tại Thành phố Đài Bắc.

Việt Nam cần tham khảo học hỏi Đài Loan về mô hình kết hợp giữa các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề với các doanh nghiệp nhất là những ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc gia. Sự liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp là một sự thật khách quan, là một xu thế tất yếu, là mối quan hệ “win-win”, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

3.3. Các chính sách đào tạo và thu hút nhân tài trong và ngoài nước

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học với trung tâm và khâu đột phá là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, rô-bốt, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học,... đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra cả thách thức lẫn cơ hội không nhỏ cho mỗi quốc gia. Đặc biệt là đối với một quốc gia phát triển mạnh mẽ về công nghệ như Đài Loan. Khi mà cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động và thị trường lao động, sức lao động sẽ dần được thay thế bằng máy móc thì việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đầu tiên, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề được Đài Loan rất quan tâm và thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng. Đài Loan đặc biệt chú trọng đầu tư để phát triển nền giáo dục đại học, luôn luôn coi phát triển giáo dục đại học là quốc sách hàng đầu, cùng với đó là xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng dạy và học.

Đặc biệt, Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đài Loan, ở đây các trường đại học được phân loại theo các mục khác nhau, tùy thuộc vào chức năng và những yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế xã hội nước nhà, cụ thể là có 4 nhóm đại học chính, bao gồm: Các trường đại học nghiên cứu (áp dụng với một số lượng nhỏ các trường đại học chịu trách nhiệm nghiên cứu. Các thiết bị tân tiến được cấp cho các trường này, giúp các nhà nghiên cứu hàng đầu tạo ra những kiến thức mới, tri thức mới, phát minh ra các công nghệ mới); các trường đại học thực nghiệm (một số trường đại học chủ chốt của Đài Loan được phân vào cấp này có nhiệm vụ chủ yếu là dạy cho sinh viên những kiến thức hiện đại nhất trong lĩnh vực kiến thức họ lựa chọn và cung cấp những khoá học cơ sở cho các sinh viên đó, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho ngành nghề sau này); đại học cộng đồng (là những trường cao đẳng hệ 2 năm ở địa phương thay thế cho những trường dạy nghề cũ được thành lập trước đây); các trường đại học dành cho những mục đích đặc biệt (áp dụng với các trường dạy nghề như kỹ thuật viên, y tá và các giáo viên tiểu học đã có những đóng góp quan trọng cho nền giáo dục Đài Loan trong vòng hơn hai thập kỷ qua. Chính quyền Đài Loan đã chỉ đạo nâng cấp một số các trường dạy nghề này thành trường cao đẳng hệ 4 năm và các trường đại học bách khoa).

Thứ hai, Đài Loan đã có những biện pháp thiết thực để sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao một cách có hiệu quả và bền vững. Tận dụng những thế mạnh hiện có của nền kinh tế, Đài Loan đã triệt để thu hút nhân tài từ mọi nguồn cả trong và ngoài nước. Ở lãnh thổ này, tri thức và chất xám được đầu tư và đánh giá rất cao, rất nhiều chính sách mềm dẻo đã được thông qua nhằm mục đích giữ chân nhân tài trong nước, hoàn lưu đội ngũ kiều bào và thu hút một lượng lớn Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài đến làm việc tại Đài Loan. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), vào năm 2017, một nguồn lao động lớn của Việt Nam đã sang Đài Loan để làm việc, con số này lên tới 67.000. Dự báo trong năm 2018-2019, Đài Loan sẽ là một trong những thị trường có nhu cầu cao tiếp nhận lao động Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực từ quốc tế là một phần không thể thiếu trong chính sách phát triển của Đài Loan. Đặc biệt là trong bối cảnh lãnh thổ này đang phải đau đầu về việc rất nhiều nhân tài đến Trung Quốc làm việc, đối mặt với mức đối mặt với vấn nạn “chảy máu chất xám” cùng tình trạng giảm dân số ở độ tuổi lao động. Theo thống kê của chính quyền, nhiều ngành công nghiệp của Đài Loan, đặc biệt là lĩnh vực điện tử, đang thiếu hụt khoảng 218.000 công nhân. Nếu dân số hòn đảo giảm mạnh vào năm 2021 như dự đoán trước đó, số người trong độ tuổi lao động sẽ ngày càng giảm. 

"Đến năm 2060, khoảng 20% dân số Đài Loan là người trên 65 tuổi, và trong những năm sau đó, các doanh nghiệp của Đài Loan sẽ không có đủ công nhân lao động", bà Chen Mei Ling, người đứng đầu hội đồng phát triển Đài Loan, cho biết. Chính vì vậy, Chính phủ Đài Loan đã cấp bách thông qua rất nhiều chính sách cấp thiết để thu hút nguồn lao động ở nước ngoài đến hòn đảo này làm việc.

Ngày 31/10/2017, Chính phủ Đài Loan đã dự thảo đạo luật Tuyển dụng nhân tài nước ngoài, theo đó những quy định về thị thực, giấy phép lao động, giấy cư trú, bảo hiểm y tế, thuế và lương hưu sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn cho lao động nước ngoài khi đến làm việc và cư trú tại Đài Loan. Theo Hội đồng Phát triển Quốc gia cấp Nội các, dự luật không chỉ mở đường cho việc tạo ra môi trường sống và làm việc thân thiện cho các nhân tài nước ngoài, mà còn giúp tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu của Đài Loan cũng như mở rộng các mối quan hệ kinh tế và thương mại. Việc thông qua dự luật này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của chính phủ nhằm thu hút và giữ chân các tài năng quốc tế. Theo đó, giấy phép làm việc và cư trú cho các nhân tài ngoài nước (đủ điều kiện) sẽ được gia hạn từ tối đa ba năm đến năm hiện tại, trong khi thời gian gia hạn tới năm năm cũng có thể được cấp khi hết hạn. Họ cũng sẽ có thể nộp đơn xin Thẻ Vàng bốn trong một (four-in-one Employment Gold Card), bao gồm giấy phép lao động, visa cư trú, Giấy chứng nhận Cư trú Người nước ngoài và giấy phép tái nhập cảnh và có hiệu lực trong thời gian từ một đến ba năm. Điều này sẽ khiến người lao động nước ngoài cảm thấy tự do hơn vì họ sẽ không phải phụ thuộc vào người sử dụng lao động để xin giấy phép lao động. Dự luật cũng sẽ loại bỏ yêu cầu người nước ngoài phải cư trú trong nước 183 ngày mỗi năm để duy trì giấy phép cư trú vĩnh viễn của họ. Đối với người phụ thuộc, vợ/chồng của người lao động và trẻ em là trẻ vị thành niên sẽ không còn phải chờ 6 tháng trước khi có thể đăng ký bảo hiểm theo chương trình Bảo hiểm Y tế Quốc gia. Luật mới cũng quy định: người phụ thuộc bao gồm vợ/chồng, trẻ em vị thành niên cũng như trẻ khuyết tật của người lao động người nước sẽ có thể nộp đơn xin thường trú tại Đài Loan. Theo luật, các chuyên gia nước ngoài có việc làm thường trú tại Đài Loan có thể được đưa vào hệ thống lương hưu quốc gia theo Đạo luật Lao động. Hội đồng cho biết họ sẽ tích cực cộng tác với các cơ quan chính phủ liên quan để thúc đẩy sáng kiến cũng như nâng cao hiệu quả của hành động. Luật này dự kiến sẽ được ban hành vào năm 2019.

3.4. Hoàn lưu đội ngũ nhân tài và hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám”

“Hoàn lưu chất xám” của Đài Loan là một trong những chiến lược hiệu quả và thiết thực. Đài Loan xây dựng Khu công nghiệp Tân Trúc và cung cấp kinh phí tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà nghiên cứu trở về nước làm việc. Đó chính là yếu tố then chốt giúp Chính phủ Đài Loan cạnh tranh được với các nước phát triển khác: tạo điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ tương đương các nơi khác trên thế giới.

  1. Bài học kinh nghiệm về chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đài Loan

4.1. Chú trọng phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học

Từ những chính sách giáo dục cụ thể gắn liền với thực tiễn của Đài Loan có thể rút ra được kinh nghiệm: phát triển nguồn nhân lực dựa trên nền tảng giáo dục cần được thực hiện triệt để và toàn diện. Đầu tiên, Nhà nước cần coi giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học là quốc sách hàng đầu. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan và Vụ Giáo dục thường xuyên Việt Nam (trực thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam), tính đến năm 2016, ở Đài Loan tỷ lệ biết chữ (đến tuổi 15 biết đọc biết viết) là 99% thì ở Việt Nam con số này là 94%. Con số này nói lên tình trạng mù chữ ở Việt Nam là khá lớn, cần được cải thiện ngay lập tức.

Tiếp đến là cần xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên thực sự có thực lực, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Ở Đài Loan, giáo viên được coi là một nghề cao quý và rất được kính trọng, hầu hết các giảng viên của các trường đại học ở đây đều được gửi đi tu nghiệp ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, và hầu hết có bằng tiến sĩ. Giáo viên ở Đài Loan được tái đào tạo và bồi dưỡng liên tục. Có 12 trung tâm đào tạo nâng cao nhằm cập nhật kiến thức và huấn luyện giáo viên thực hiện những chính sách về cải cách giáo dục, giúp họ không ngừng phát triển và trưởng thành.

4.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường lao

động

   Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phù hợp với thị trường lao động. Vì thế, Việt Nam cần tham khảo, học hỏi Đài Loan về mô hình kết hợp giữa các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề với các doanh nghiệp nhất là những ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc gia. Sự liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp là một sự thật khách quan, là một xu thế tất yếu, là mối quan hệ “win-win”, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

4.3. Thu hút và đãi ngộ nhân tài trong và ngoài nước

Dự luật “Tuyển dụng nhân tài nước ngoài” nói trên cho thấy tại Đài Loan, những qui định về quản lý lao động nước ngoài đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng lao động nước ngoài làm việc tại đây. Tuy nhiên ở Việt Nam, những qui định và thủ tục về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn khá rườm rà, thiếu hiệu quả; công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong quản lý lao động nước ngoài giữa các cơ quan chuyên môn ở địa phương và các bộ ngành chưa chặt chẽ, kịp thời và đồng bộ, đặc biệt là trong việc chia sẻ thông tin, giải quyết các vi phạm phát sinh. Bên cạnh đó, điều kiện sống và làm việc của chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam còn hạn chế. Trong khảo sát của HSBC về đời sống của các chuyên gia nước ngoài - HSBC Expat Explorer 2018, Việt Nam đứng thứ 30 trên bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về mọi mặt cho chuyên gia nước ngoài dựa trên 5 tiêu chí: sự thoải mái khi tới định cư ở một đất nước hoặc vùng lãnh thổ, chất lượng cuộc sống, chi tiêu cá nhân, môi trường làm việc, và khả năng ổn định và hòa nhập; và xếp hạng này giảm 11 bậc so với năm 2016. Việt Nam cần chú trọng xây dựng những chính sách thiết thực, hợp lý và linh hoạt hơn nữa để khắc phục những điểm yếu còn tồn tại nhằm thu hút đội ngũ nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc và sinh sống tại Việt Nam.

Ngoài ra, khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám” cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng và thiết thực mà Việt Nam có thể tham khảo. Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam), số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng, trung bình mỗi năm số lượng học sinh Việt Nam du học nước ngoài tăng 8% trong giai đoạn 2010-2017. Mỗi năm các gia đình Việt Nam chi tiêu gần 2 tỉ USD cho việc du học ở nước ngoài. Ước tính số học sinh Việt Nam hiện tại ở nước ngoài trong năm 2017 là 80.000 người. Tuy nhiên, trên thực tế, có tới 70% du học sinh không quay trở về nước sau khi kết thúc chương trình học tập, đồng nghĩa với việc Việt Nam bị thất thoát số “chất xám” này. Do vậy, để có một kế hoạch và chính sách lâu dài cho việc thu hút lưu học sinh học xong về nước, Nhà nước cần chú trọng việc phát triển các ngành khoa học công nghệ, đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất cũng như có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút nhân tài hoàn lưu, cạnh tranh với các nước phát triển khác về môi trường học tập, làm việc để hạn chế “chảy máu chất xám”.

  1. Kết luận

Trong điều kiện ban đầu gặp rất nhiều khó khăn từ điều kiện thiên nhiên đến bối cảnh kinh tế - xã hội, Đài Loan đã có những chiến lược phát triển nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả, có những ưu tiên phát triển được đầu tư đúng mức. Từ đó, Đài Loan đạt được những bước chuyển mình thần tốc về kinh tế và xã hội, đời sống và phúc lợi của người dân không ngừng được nâng cao, trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu Châu Á. Tuy đã đạt được thành tựu đáng kể, Chính phủ Đài Loan vẫn tiếp tục không ngừng đổi mới, luôn có sự chuẩn bị cho những bước tiến tương lai.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đài Loan trở thành những bài học kinh nghiệm hữu ích cho rất nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam và Đài Loan đang mở rộng mối quan hệ trên nhiều các lĩnh vực như giáo dục, y tế, đặc biệt là về kỹ thuật công nghiệp; bên cạnh đó, rất nhiều tập đoàn kinh tế của Đài Loan cũng đang đầu tư nhiều dự án lớn vào thị trường Việt Nam. Những chính sách và chiến lược về công nghệ cao của Đài Loan có thể mang đến những bài học kinh nghiệm cần thiết và hữu ích cho Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến đến là hòa nhập với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tài liệu tham khảo

  1. Bích Trâm (2018), “Đài Loan, vùng đất của những đột phá sáng tạo”, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, tháng 5/2018.
  2. Cục Thống kê Đài Loan, Những chỉ số kinh tế của Đài Loan giai đoạn 2013-2017.
  3. Cung Hữu Khánh (2013), “Giáo dục Đài Loan: Cải cách và thành tựu”, Tạp chí điện tử Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng 9/2013.
  4. Đặng Ngọc Trâm (2013), “Thu hút chất xám từ nước ngoài – kinh nghiệm của Đài Loan đối với KCN Tân Trúc”, ý kiến trao đổi, tháng 10/2013.
  5. Hãng tin Trung ương CNA (2018), Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá Đài Loan là một trong bốn cường quốc sáng tạo của thế giới, Báo Điện tử kênh thông tin Chính sách hướng Nam mới.
  6. Hsiao, F.S.T. & Hsiao, M.W. (2017), Economic Development of Emerging East Asia-Catching Up Taiwan and South Korea.
  7. National Science Council (2011), The “Silicon Island Project”.
  8. Ngân hàng HSBC (2018), Báo cáo năm thứ 11 về Khảo sát chuyên gia nước ngoài (Expat Explorer), HSBC.com.vn.
  9. Ngọc Thanh (2016), “Đây là cách người Đài Loan vươn lên mức thu nhập ngang với người Nhật, Úc sau 4 thập kỷ”, Báo điện tử Trí thức trẻ, tháng 6/2016.
  10. Nguyễn Thị Thu Oanh (2010), “Định hướng phát triển công nghệ của Đài Loan”, Ấn phẩm điện tử báo Khoa học và Phát triển tháng 10/2010.
  11. Nhị Bình (2008), “Đài Loan – những vấn đề phát triển nguồn nhân lực”, Báo điện tử Taiwan Today, tháng 12/2008.
  12. Phùng Thị Huệ (2000), Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan (1949-1996), Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
  13. Special Reports (2005), International Human Resource Development in Taiwan.
  14. Taiwan Today (2017), Legislature passes act to attract foreign talent.
  15. Thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan, http://140.111.34.54/statistics/content.aspx?site.
  16. Thống kê của IMF và CIA - The World Factbook (2015-2017), Thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan từ 2015-2017.
  17. Tradingeconomics (2018), Taiwan GDP Growth Rate.
  18. UNDP (2018), Human Development Reports
  19. VnReview (2017), “Nền tảng sự phát triển kinh tế của Đài Loan”, Tạp chí Điện tử Bộ Giao thông Vận tải, tháng 1/2017.
  20. Yu-Ru (1999), Recuitment and Selection and Human Resource Management in the Taiwanese Cultural Context, PhD dissertation, University of Plymouth.

 

[1]Trường Đại học Ngoại thương, Email: thuy.nt@ftu.edu.vn                                                     

[2] Học viện Ngân hàng, Email: namnh@hvnh.edu.vn

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: uyentt@ftu.edu.vn

 

CHÍNH SÁCH VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA ĐÀI LOAN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Nguyễn Thu Thủy[1]

Nguyễn Hoài Nam[2]

Trần Tú Uyên[3]

 Tóm tắt            

   Trong vòng hơn hai chục năm, từ những năm cuối thập kỉ 1940 của thế kỷ XX đến giữa thập niên 1960 Đài Loan từ một vùng lãnh thổ nghèo đói lạc hậu đã trở thành một trong bốn quốc gia/vùng lãnh thổ phát triển nhất về cả kinh tế, văn hóa- xã hội và giáo dục của Châu Á nhờ có những bước cải tiến vượt bậc trong chính sách phát triển nguồn nhân lực. Bài viết này nghiên cứu các chiến lược và chính sách xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Đài Loan, từ đó gợi mở những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng đội ngũ trí thức và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.Từ khoá: chính sách, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo, Đài Loan.Abstract               Over the past decades, from a poor territory, Taiwan has become one of the most developed countries/territories in Asia, not only in terms of socio-economic development, but also in terms of culture and education, thanks to the remarkable improvements in their human resource development policies. This paper studies Taiwan’s strategy and policies in building up and developping their high-quality human resources, and thereby suggests relevant lesons for Vietnam in promoting the country’s intellectuals and human resources to meet the demand of industrialization, modernization and international integration.

Keywords: policies, human resource development, training and education, Taiwan.

1.      Đặt vấn đề

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng cấu thành nên lực lượng sản xuất xã hội, từ đó quyết định sức mạnh của một quốc gia. Trong lịch sử các nền kinh tế trên thể giới cho thấy không có một nước giàu có nào đạt được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trước khi đạt được mức phổ cập giáo dục phổ thông. Giải pháp đặc biệt quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh quốc gia chính là tăng hiệu quả giáo dục, hiệu quả đầu tư cho nguồn nhân lực. Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức thì nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Khi xã hội không ngừng tiến lên, doanh nghiệp ngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận thì việc khai thác nguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.

Trong những năm đầu tiên thành lập, Đài Loan gặp rất nhiều khó khăn do tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, kinh tế kém phát triển, nông nghiệp và công nghiệp đều rất lạc hậu, thất nghiệp phổ biến, mức sống thấp. Tuy nhiên ngay trong giai đoạn khó khăn này Đài Loan đã đầu tư cho giáo dục, cụ thể đã đạt mức phổ cấp giáo dục từ rất sớm. Với chiến lược hiện đại hóa công nghiệp, phát triển các ngành dịch vụ và đặc biệt là coi trọng phát triển giáo dục ở tất cả các cấp bậc nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đến giữa thập niên 1960 và thập niên 1990, từ một nền kinh tế lạc hậu, Đài Loan đã vươn mình trở thành một khu công nghiệp mới và được coi là một trong bốn con rồng của Châu Á bên cạnh Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc.

Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm về chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đài Loan, nơi đã có những kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Bên cạnh đó Đài Loan cũng có nhiều đặc điểm về kinh tế, xã hội và văn hóa khá tương đồng với Việt Nam. Bài viết chỉ ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho các nước đang phát triển nói chung, và cho Việt Nam nói riêng, đặc biệt trong quá trình đẩy mạnh nền kinh tế quốc dân trong điều kiện Cách mạng công nghiệp 4.0 rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao ngày nay.

  1. Khái quát về bối cảnh của Đài Loan

Đài Loan là hòn đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines, phía đông giáp với Thái Bình Dương, phía nam giáp Biển Đông, phía tây là eo biển Đài Loan và phía bắc là Biển Hoa Đông. Hòn đảo dài 394 km và rộng 144 km, gồm nhiều dãy núi dốc và được bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Đài Loan là một nền kinh tế nhỏ song đã đạt được những bước đi và thành tựu xuất sắc trong việc phát triển nền kinh tế dựa vào trí thức. Trong suốt thời gian dài thực hiện công nghiệp hóa từ năm 1950, Đài Loan luôn đạt được sự phát triển cao ổn định nhờ có chiến lược và những chính sách quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Một trong những điều chỉnh lớn đặc biệt quan trọng trong thập niên 1980 đến nay là sự điều chỉnh nhằm hướng tới phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức và nhấn mạnh việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.

Bảng 1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Đài Loan

Năm

1980

1981

1982

1983

1984

1985

1986

1987

1988

GDP bình quân đầu người (USD)

3.068

3.184

3.233

3.435

3.472

3.879

4.282

4.739

5.021

Mức tăng trưởng (%)

5,1

3,8

1,5

6,2

8,9

3,7

10,4

10,7

5,9

Nguồn: Thu nhập quốc gia tại Đài Loan, theo R.O.C năm 1988

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế - xã hội Đài Loan rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, thách thức về sự đói nghèo, lạc hậu ngày càng tăng cao. Vậy mà chưa đầy ba thập kỷ sau, nhờ có những chính sách khắc phục, cải tiến phù hợp đặc biệt là chiến lược phát triển nguồn nhân lực hợp lý, Đài Loan từ một vùng lãnh thổ bị bao trùm bởi nguy cơ suy tàn, sụp đổ đã có những bước tiến mạnh mẽ.

2.1. Về kinh tế

Đài Loan đã chọn con đường cực kì mạo hiểm đó là phát triển ngành điện tử công nghệ cao làm động lực để phát triển kinh tế. Trong khi Đài Loan thất thế hơn so với những nước cũng phát triển ngành công nghệ mới như Nhật Bản và Hàn Quốc về tiềm lực kinh tế, song Chính phủ Đài Loan đã có những bước đi tiến bộ phù hợp với hoàn cảnh thời điểm bấy giờ. Đài Loan sẵn sàng gửi hàng nghìn kĩ sư sang những đất nước có nền công nghệ cao như Mỹ, bất chấp việc 10 người sang chỉ có 1 người trở về nước sau khi học. Tuy nhiên, sau này khi Đài Loan có những chính sách thiết thực thì những nhân tài này đã quay trở lại quê hương để đặt nền móng cho ngành công nghệ cao, tạo tiền đề cho sự phát triển thần kì về kinh tế như hiện nay.

Thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan luôn được xếp vào danh sách cao (đạt 12.735 USD/ người trở lên), GDP của Đài Loan tăng 0,80% trong quý II năm 2018 so với quý trước. Tốc độ tăng trưởng GDP ở Đài Loan trung bình 1,27% từ năm 1981 đến năm 2018, đạt mức cao nhất là 5,64% trong quý IV năm 1990 và mức thấp kỷ lục là -5,07% trong quý IV năm 2008 (theo Cục Thống kê quốc gia Đài Loan).

Bảng 2. Những chỉ số kinh tế của Đài Loan giai đoạn 2013-2017

 

2013

2014

2015

2016

2017

Dân số (triệu người)

23,4

23,4

23,5

23,5

23,6

GDP bình quân đầu người (USD)

21.894

22.716

22.559

22.629

24.402

GDP (tỷ USD)

512

532

530

533

575

Chỉ số tăng trưởng kinh tế (%)

2,2

4,0

0,8

1,4

2,9

Nguồn: Cục Thống kê Đài Loan

Đài Loan là vùng lãnh thổ có rất nhiều đột phá trong nhiều lĩnh vực. Chính quyền Đài Loan đã đề ra Kế hoạch phát triển Thung lũng Silicon Châu Á (Asia Silicon Valley Development Plan – ASVDP) nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ IoT (Internet of Things) và hệ sinh thái khởi nghiệp. Nói về kế hoạch phát triển đầy tham vọng này, ông Kung Ming-hsin – CEO của ASVDA cho biết: “ASVDP được kỳ vọng sẽ giúp Đài Loan trở thành một trung tâm sáng tạo, kết nối toàn bộ Châu Á với Thung lũng Silicon của Mỹ. Để đạt được mục tiêu này, sự đầu tư vào công nghệ thông tin của Đài Loan sẽ được chuyển thành đầu tư vào IoT, giúp Đài Loan trở thành một hòn đảo thông minh. IoT cũng hứa hẹn tạo ra những cơ hội kinh doanh khổng lồ cho Đài Loan”. Trên thực tế, các startup, các doanh nhân trẻ có tham vọng và có những ý tưởng độc đáo sẽ được cả Chính phủ và những đơn vị tư nhân khác tài trợ cả về tài chính lẫn không gian làm việc. Ví dụ, Taoyuan Youth Commander (TYCommander) là không gian làm việc dành cho doanh nhân và startup đầu tiên được thành lập từ nguồn vốn của chính quyền vào năm 2016.

4.2. Về văn hóa - xã hội

Nhờ những chính sách ổn định và công bằng, Chính phủ Đài Loan đang ngày càng nâng cao chất lượng sống của người dân. Ba nội dung quan trọng trong chính sách xã hội luôn được thực hiện nghiêm ngặt và đều đặn là: chế độ bảo hiểm, chế độ phúc lợi và trợ cấp xã hội. Đài Loan có hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân hàng đầu thế giới, tại đây có tới 14 bệnh viện lọt vào top 200 bệnh viện tốt nhất thế giới, chỉ xếp sau hai cường quốc phát triển là Mỹ và Đức, và đứng đầu tại Châu Á.

Dù là nơi có nền công nghiệp tiên tiến, ở Đài Loan khoảng cách giàu nghèo không quá cách biệt. Bằng nhiều chính sách an sinh xã hội thiết thực, từ y tế, giáo dục, việc làm, hưu trí, bảo hiểm, nghỉ dưỡng, nhà ở, Đài Loan là một trong những nơi có tỷ lệ người nghèo thấp nhất thế giới, dưới 1%. Theo Tổng cục Ngân sách, Kế toán và Thống kê Đài Loan, tỷ lệ thất nghiệp của Đài Loan luôn giữ mức ổn định và có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp trung bình tại Đài Loan là 3,05%, tính riêng tháng 8/2018 con số này là 3,69%; năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp ở Đài Loan trung bình là 3,76%, mức thấp nhất kể từ năm 2000 (2,99%).

Đài Loan xếp hạng 21 trong số 188 quốc gia trên thế giới về chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2014. Chỉ số này được tổng hợp dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập trong năm 2013 về tuổi thọ, giáo dục và thu nhập. Xếp hạng này của Đài Loan năm 2014 tăng 4 bốn bậc so với thứ hạng năm 2013 là 25. Cụ thể là chỉ số HDI đạt 0,882. Na Uy đứng đầu danh sách, với chỉ số là 0,944, tiếp theo là Úc là 0,933 và Thụy Sĩ là 0,917. Singapore đứng ở vị trí thứ 9, Hàn Quốc và Hồng Kông đứng ở vị trí thứ 15, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 17 và Trung Quốc xếp thứ 92.

4.3. Về giáo dục

Trong quá trình xây dựng kinh tế - xã hội, Đài Loan đã dựa trước hết và chủ yếu vào nguồn tài nguyên quý báu nhất chính là “con người” vì vậy đối với Chính phủ, giáo dục luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu. Về bậc tiểu học, Đài Loan thuộc về 10 nước thành công nhất trên thế giới. Ở cấp trung học, Đài Loan xếp hàng thứ 4 trong bảng đánh gía của PISA (2013). Trong bậc đại học, hiện nay có tới 96% học sinh sau trung học tiếp tục bậc đại học.

Theo bảng xếp hạng đại học của QS (QS World University Rankings), Trường Đại học Quốc gia Đài Loan (National Taiwan University) là trường lọt vào top 100 trường Đại học tốt nhất thế giới trong nhiều năm liền từ năm 2015-2018, cụ thể là năm 2015 đứng thứ 70, năm 2016 đứng thứ 68, năm 2017 đứng thứ 76 và năm 2018 đứng thứ 72. Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu WEF năm 2012-2013, Đài Loan đứng thứ 13, trong đó lĩnh vực giáo dục đại học của Đài Loan được đánh giá cao, được xếp thứ 9. Với sự cạnh tranh và chất lượng mang tính quốc tế thì chi phí cho học tập và phí sinh hoạt tại Đài Loan cũng rất vừa phải và hợp lý cho việc học tập của sinh viên và học sinh trong và ngoài vùng lãnh thổ này.

  1. Chiến lược và các chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đài Loan

3.1. Chiến lược định hướng tổng thể và phát triển nguồn nhân lực

Sau một thời gian dài đạt được những thành tựu quan trọng trong công nghiệp hoá nhờ phát triển thành công các ngành công nghiệp xuất khẩu có hàm lượng lao động cao, từ cuối những năm 1970 đầu 1980, Đài Loan bắt đầu thực hiện từng bước chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng nhấn mạnh các ngành có giá trị gia tăng cao, đặc biệt các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao nhằm thu hút và khuyến khích nguồn nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước, tiêu biểu là ngành công nghiệp điện tử, bao gồm: ngành công nghiệp máy tính (thời kỳ 1980-1986, ngành công nghiệp máy tính của Đài Loan có mức tăng trưởng 100%, xuất khẩu tăng nhanh trong cùng kì và chiếm được thị phần quan trọng của các nước phát triển như Anh, Pháp, Hà Lan, Mỹ. Tính riêng tại Mỹ, máy tính của Đài Loan đã chiếm gần hai phần ba thị trường); ngành viễn thông; bán dẫn; hàng không vũ trụ;… Một ví dụ quan trọng thể hiện việc thu hút nguồn nhân lực của Đài Loan là việc xây Khu công nghệ cao Tân Trúc. Tại đây, chính phủ khuyến khích các doanh nhân, nhà nghiên cứu đã và đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, các nhân tài đang làm việc cho các trung tâm công nghệ cao như Thung lũng Silicon ở Mỹ trở về, nghiên cứu và thử nghiệm. Tính đến năm 1986, đã có hơn 90% số lao động chất lượng cao này trở về, trở thành lực lượng nòng cốt để phát triển lĩnh vực công nghệ cao. Kinh phí dành cho hoạt động này trong mười năm từ năm 1986-1996 lên tới hơn 7 tỷ đô la Đài Loan. Trong “Chiến lược vàng” phát triển kinh tế 10 năm (2010 - 2020), Chính phủ Đài Loan coi phát triển khoa học công nghệ là trụ cột chính. Theo đó, các cơ quan chức năng phải đưa ra chính sách, quy hoạch và cơ chế khoa học công nghệ quốc gia sau mỗi 4 năm phát triển. Việc phân bổ ngân sách cho khoa học công nghệ được quy định theo nguyên tắc chọn lọc kỹ càng, tập trung để ngân sách được phân phối minh bạch, công bằng.

Bảng 3. Chi tiêu cho phát triển khoa học và công nghệ Đài Loan

 

2004

2005

2006

2007

2008

2012

Chi tiêu cho R&D (triệu USD)

8.227

8.781

9.595

10.356

10.981

10.981

Tỷ lệ chi tiêu cho R&D (%GDP)

2,32

2,39

2,51

2,57

2,77

3,00

Nguồn: Nation Science Council, NSC (2012)

Với sách lược “liền mạch lâu dài”, bên cạnh việc sử dụng nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao, Chính phủ Đài Loan cũng có những chuẩn bị cần thiết để tạo thêm tiền đề, sức mạnh cho việc phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức sau này. Cụ thể, Đài Loan đặc biệt chú ý vào việc đào tạo nghề sau trung học. Có thể lưu ý rằng việc nhấn mạnh đào tạo nghề sau trung học cũng là một hướng được quan tâm đặc biệt trong quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành từ các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao, giá trị gia tăng thấp sang các ngành có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng cao ở Đông Á như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tại Đài Loan, trong những năm 1980, rất nhiều trường đào tạo nghề đã được mở ra, đó là chương trình đào tạo nghề hai năm, ba năm cho những học sinh đã tốt nghiệp phổ thông và năm năm liên thông cho học sinh trung học. Chương trình này đã có những hiệu quả rõ rệt, theo thống kê vào năm 1992, có 80% số học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề hai năm sau trung học và 63% số học sinh tốt nghiệp đào tạo nghề ba năm sau trung học có việc làm.

Ngoài việc đào tạo và thu hút nguồn nhân lực để đáp ứng cho nhu cầu trước mắt, phát triển các ngành công nghệ cao, Đài Loan còn có những định hướng tạo ra một nền tảng nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức trong dài hạn. Đó là các chính sách phát triển xã hội học tập suốt đời và cải cách giáo dục phổ thông. Tiêu chí đào tạo của Đài Loan đó là luôn luôn cải cách chương trình học theo hướng giúp học sinh có thể đáp ứng những thay đổi nhanh chóng trong xã hội, học sinh được trang bị những kiến thức chung cùng với kỹ năng chuyên môn chuyên sâu và tham gia các hoạt động kinh doanh thực tiễn hoặc những công việc thực ngoài xã hội để tăng khả năng ứng biến, giải quyết vấn đề trong nhóm, cộng đồng.

3.2. Các chiến lược về giáo dục đào tạo quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực

Đài Loan là một lãnh thổ không giàu có về tài nguyên, khoáng sản nên ngay từ đầu đã chọn một hướng phát triển cực kì khôn ngoan đó là có những chiến lược về giáo dục đào tạo quan trọng từ đó phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả và bền vững. Giáo dục của Đài Loan cách đây 30 năm gần giống hệt như nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, nhưng chỉ sau 15 năm cải cách, Đài Loan đã làm cả thế giới phải kinh ngạc.

Từ sau khi thiết lập chính quyền vào năm 1949, Đài Loan đã có nhiều biện pháp tích cực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa đặc biệt là giáo dục ở đây. Tuy nhiên, do trình độ dân trí ở Đài Loan lúc này còn ở mức thấp, nhiều người không muốn cho con em mình tới trường bởi họ chưa nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dục trong đời sống kinh tế - xã hội. Chính vì thế, thời bấy giờ, chính quyền Đài Loan đã đề ra rất nhiều chính sách vừa mang tính động viên, vừa mang tính nghĩa vụ để thúc đẩy tỷ lệ học sinh tới trường, ví dụ như ban hành “Biện pháp cưỡng học đối với thiếu niên nhi đồng”, cảnh cáo, phạt tiền cha mẹ nếu hạn định thời gian đến trường của con,... Bằng những biện pháp tích cực và triệt để như trên, Đài Loan đã có những chuyển biến nhanh chóng, làm gia tăng tỷ lệ người biết chữ một cách đáng kể.

Các chính sách nổi bật và quan trọng về giáo dục của Đài Loan phải kể đến như sau:

  • Thứ nhất, coi trọng phát triển giáo dục

Cách mạng giáo dục ở Đài Loan không đồng nhất với những cuộc cách mạng về chính trị; chính vì vậy, khi giáo dục được tách biệt và độc lập sẽ tránh được những lũng đoạn và bất cập không cần thiết. Ở Đài Loan, cách mạng giáo dục bắt đầu với việc đặt lại mục đích của giáo dục, chính con người, người đi học mới là mục đích chính của giáo dục - học thế nào để học sinh, sinh viên có khả năng sống, khả năng giao tiếp và khả năng tự hoàn thiện bản thân. Từ nhận định như vậy, hệ thống giáo dục Đài Loan được đa diện hóa, đa nguyên hóa và linh động hơn, cho phép người học lựa chọn theo mục đích và nhu cầu của họ. Mọi người công dân đều có quyền được trợ cấp, học sinh trường công hay tư học 12 năm bắt buộc đều được miễn phí. Tại các trường đại học, cao đẳng sinh viên trường công đều được trợ cấp một phần học phí.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan, vào năm 2017, ngân sách dành cho giáo dục ở Đài Loan là khoảng hơn 20 tỷ đô la Mỹ, chiếm 20,2% trong tổng ngân sách của Chính phủ, trong đó việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và chính sách đãi ngộ giáo viên ở đây chiếm phần lớn và cực kì được chú trọng. Hiểu rõ tầm quan trọng của những người thầy trong giáo dục và đào tạo, Đài Loan chi trả mức lương cho nghề giáo viên cao hơn từ 20-30% so với mức trung bình của các ngành nghề khác. Chính vì lý do này, rất nhiều người muốn vào ngành sư phạm và trường sư phạm có khả năng tuyển chọn được những người giỏi nhất. Giáo viên được tuyển chọn và đào tạo tốt, lại được bồi dưỡng liên tục, không ngừng nâng cao và cải thiện chất lượng hệ thống giáo dục, thúc đẩy hoạt động dạy và học phát triển mạnh mẽ.

  • Thứ hai, phát triển giáo dục đại học

Tại Đài Loan, đến đầu năm 2013 có khoảng 176 trường đại học và học viện trên tổng số dân là 24 triệu. Nếu như năm 1995, chỉ khoảng 4/10 thí sinh dự thi đậu đại học thì đến cuối năm 2010 tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp thi đỗ vào đại học là 97%. Số lượng các trường đại học đang có xu hướng giảm dần qua các năm, vào 2011, tại Đài Loan có 163 các trường và học viện bao gồm 161 trường đại học, 32 trường cao đẳng và 5 trường trung cấp với tổng số sinh viên là 1.352.084 sinh viên, trong đó có 3.326 sinh viên liên kết và 217.799 là sinh viên sau đại học. Theo báo cáo Cạnh tranh toàn cầu WEF (Diễn đàn Kinh tế Thế giới) năm 2012-2013, Đài Loan đứng thứ 13, trong đó lĩnh vực giáo dục đại học và đào tạo của Đài Loan được đánh giá cao đồng thời được xếp thứ 9, đã khẳng định được vị trí của Đài Loan trong lĩnh vực giáo dục đại học và sau đại học trên thế giới.

Hệ thống quản trị đại học tại Đài Loan rất được chú trọng, bao gồm: quản trị nhân sự, quản trị chất lượng và quản trị tài chính. Đầu tiên, phải kể đến quản trị nhân sự, hệ thống quản trị nhân sự ở Đài Loan khá giống với mô hình trong các trường Đại học ở Mỹ, tức là áp dụng phương pháp quản lý theo kiểu công ty trong trường đại học. Đứng đầu là Chủ tịch, sau đó đến Hiệu trưởng, ngoài ra còn nhiều phó hiệu trưởng phụ trách các mảng khác nhau trong trường; tiếp theo, phải kể đến đội ngũ giảng viên cực kì chất lượng, được tuyển chọn kĩ càng, bao gồm: giảng viên chính thức, giảng viên tạm thời, bán thời gian, giảng viên thỉnh giảng và trợ giảng. Ngoài ra, về vấn đề tuyển dụng bổ sung nhân sự cũng được tiến hành một cách linh động, không bó buộc, cụ thể là các khoa được tự mình tuyển chọn người phù hợp với nhu cầu và nhà trường sẽ phê duyệt theo sự đề xuất này. Đây được đánh giá là hình thức chọn lọc hợp lý và hiện đại, tránh đi theo lối mòn truyền thống, từ đó tìm được người phù hợp với yêu cầu cần thiết của người học.

Trong các trường đại học ở Đài Loan, mục tiêu quản trị chất lượng được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu. Qua các năm, việc quản trị chất lượng ở Đài Loan không ngừng được cải thiện và nâng cao thông qua nhiều các công cụ khác nhau. Chính phủ cùng Bộ Giáo dục luôn luôn sát sao với chất lượng của từng trường đại học, để từ đó quyết định mức chi ngân sách cho từng trường. Cùng với đó là đánh giá chất lượng thông qua việc lấy ý kiến của sinh viên thường niên nhằm mục đích điều tra và đánh giá nhu cầu của sinh viên về dịch vụ đào tạo cũng như là chất lượng giảng viên giảng dạy.

Về quản trị tài chính, do chính sách phổ cập giáo dục đại học, ngày càng có nhiều người bao gồm cả những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp đều có thể vào đại học. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trên cả nước, Chính phủ đã có những nguyên tắc chung về mức học phí cũng như lộ trình tăng và nguồn thu tài chính của các trường đại học. Cụ thể, theo thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan, tài chính của các trường đại học sẽ đến chủ yếu từ các nguồn thu như sau: học phí, đóng góp quyên tặng, hợp tác nghiên cứu, các chương trình học và đào tạo, nguồn tài chính đầu tư, tài trợ Chính phủ.

  • Thứ ba, tăng cường mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ

Con đường phát triển của Đài Loan đã trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu nền kinh tế dựa vào nông nghiệp (1973-1985), tiếp đó là các ngành công nghiệp nhập khẩu công nghệ, sản xuất dựa vào nhân công giá rẻ (1985-1994) và giai đoạn ba là chuyển đổi các ngành công nghiệp nội địa, tăng cường định hướng đổi mới sáng tạo (1994-2002), hiện nay đang chuyển sang phát triển nền công nghiệp giá trị cao, xây dựng kinh tế dựa vào tri thức.

Để đáp ứng được nền kinh tế đang chuyển giao công nghệ hiện đại như vậy, quản trị khoa học cũng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống các trường đại học ở Đài Loan. Mối quan hệ giữa đào tạo và quản trị khoa học là mối quan hệ hữu cơ, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và sinh viên từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy. Hoạt động nghiên cứu khoa học nhận được rất nhiều sự quan tâm không chỉ về phía nhà trường mà còn nhận được sự hỗ trợ tài chính, cũng như về mặt cơ chế, chính sách, và cơ sở hạ tầng từ Nhà nước, mỗi năm Chính phủ dành ra hàng triệu Đài tệ để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, học viện. Nhờ việc thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học, qua thời gian, rất nhiều công trình nghiên cứu có tính thực tiễn cao đã được ra đời, góp phần vào sự phát triển chung của nền khoa học, công nghệ của Đài Loan. Đài Loan cũng là một trong các quốc gia thành công về ươm tạo doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dựa vào công nghệ nói riêng. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục Đài Loan, bắt đầu từ năm 1996, trong các trường đại học và viện nghiên cứu thường có các trung tâm ươm tạo (ICs) với sứ mệnh là thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp có định hướng công nghệ cao.

  • Thứ tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với thị trường lao động

Ở Đài Loan rất nhiều trường dạy nghề đã được mở ra nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghệ cao, bên cạnh đó là việc gửi nhiều kĩ sư, nhà khoa học sang những nước phát triển hơn như Mỹ để nâng cao trình độ. Việc học nghề ở đây không hoa mỹ mà học luôn gắn với hành và có bóng dáng của các doanh nghiệp để các công trình nghiên cứu, sản phẩm mà các học viên tạo ra có thể áp dụng vào đời sống xã hội. Bên cạnh đó, học viên học tại các cơ sở đào tạo nghề tại Đài Loan luôn có cơ hội vừa học vừa làm rất linh hoạt; các bài giảng được thiết kế phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp; có sự đánh giá của doanh nghiệp để đào tạo cho sinh viên các kĩ năng thuần thục và phù hợp với môi trường thực tế của doanh nghiệp. Một ví dụ về việc hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao giữa trường đại học và các doanh nghiệp là mô hình hợp tác mẫu mực trong lĩnh vực công nghệ cao giữa Trường Đại học Kỹ thuật Chang Jung (Khoa Chế tạo máy bay không người lái - UAV) và Tập đoàn Công nghệ và Hàng không vũ trụ GeoSat tại Thành phố Đài Bắc.

Việt Nam cần tham khảo học hỏi Đài Loan về mô hình kết hợp giữa các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề với các doanh nghiệp nhất là những ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc gia. Sự liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp là một sự thật khách quan, là một xu thế tất yếu, là mối quan hệ “win-win”, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

3.3. Các chính sách đào tạo và thu hút nhân tài trong và ngoài nước

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học với trung tâm và khâu đột phá là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật, rô-bốt, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học,... đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra cả thách thức lẫn cơ hội không nhỏ cho mỗi quốc gia. Đặc biệt là đối với một quốc gia phát triển mạnh mẽ về công nghệ như Đài Loan. Khi mà cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi nhanh chóng cơ cấu lao động và thị trường lao động, sức lao động sẽ dần được thay thế bằng máy móc thì việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.

Đầu tiên, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề được Đài Loan rất quan tâm và thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng. Đài Loan đặc biệt chú trọng đầu tư để phát triển nền giáo dục đại học, luôn luôn coi phát triển giáo dục đại học là quốc sách hàng đầu, cùng với đó là xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng dạy và học.

Đặc biệt, Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đài Loan, ở đây các trường đại học được phân loại theo các mục khác nhau, tùy thuộc vào chức năng và những yêu cầu thực tiễn của nền kinh tế xã hội nước nhà, cụ thể là có 4 nhóm đại học chính, bao gồm: Các trường đại học nghiên cứu (áp dụng với một số lượng nhỏ các trường đại học chịu trách nhiệm nghiên cứu. Các thiết bị tân tiến được cấp cho các trường này, giúp các nhà nghiên cứu hàng đầu tạo ra những kiến thức mới, tri thức mới, phát minh ra các công nghệ mới); các trường đại học thực nghiệm (một số trường đại học chủ chốt của Đài Loan được phân vào cấp này có nhiệm vụ chủ yếu là dạy cho sinh viên những kiến thức hiện đại nhất trong lĩnh vực kiến thức họ lựa chọn và cung cấp những khoá học cơ sở cho các sinh viên đó, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho ngành nghề sau này); đại học cộng đồng (là những trường cao đẳng hệ 2 năm ở địa phương thay thế cho những trường dạy nghề cũ được thành lập trước đây); các trường đại học dành cho những mục đích đặc biệt (áp dụng với các trường dạy nghề như kỹ thuật viên, y tá và các giáo viên tiểu học đã có những đóng góp quan trọng cho nền giáo dục Đài Loan trong vòng hơn hai thập kỷ qua. Chính quyền Đài Loan đã chỉ đạo nâng cấp một số các trường dạy nghề này thành trường cao đẳng hệ 4 năm và các trường đại học bách khoa).

Thứ hai, Đài Loan đã có những biện pháp thiết thực để sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao một cách có hiệu quả và bền vững. Tận dụng những thế mạnh hiện có của nền kinh tế, Đài Loan đã triệt để thu hút nhân tài từ mọi nguồn cả trong và ngoài nước. Ở lãnh thổ này, tri thức và chất xám được đầu tư và đánh giá rất cao, rất nhiều chính sách mềm dẻo đã được thông qua nhằm mục đích giữ chân nhân tài trong nước, hoàn lưu đội ngũ kiều bào và thu hút một lượng lớn Nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ngoài đến làm việc tại Đài Loan. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), vào năm 2017, một nguồn lao động lớn của Việt Nam đã sang Đài Loan để làm việc, con số này lên tới 67.000. Dự báo trong năm 2018-2019, Đài Loan sẽ là một trong những thị trường có nhu cầu cao tiếp nhận lao động Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực từ quốc tế là một phần không thể thiếu trong chính sách phát triển của Đài Loan. Đặc biệt là trong bối cảnh lãnh thổ này đang phải đau đầu về việc rất nhiều nhân tài đến Trung Quốc làm việc, đối mặt với mức đối mặt với vấn nạn “chảy máu chất xám” cùng tình trạng giảm dân số ở độ tuổi lao động. Theo thống kê của chính quyền, nhiều ngành công nghiệp của Đài Loan, đặc biệt là lĩnh vực điện tử, đang thiếu hụt khoảng 218.000 công nhân. Nếu dân số hòn đảo giảm mạnh vào năm 2021 như dự đoán trước đó, số người trong độ tuổi lao động sẽ ngày càng giảm. 

"Đến năm 2060, khoảng 20% dân số Đài Loan là người trên 65 tuổi, và trong những năm sau đó, các doanh nghiệp của Đài Loan sẽ không có đủ công nhân lao động", bà Chen Mei Ling, người đứng đầu hội đồng phát triển Đài Loan, cho biết. Chính vì vậy, Chính phủ Đài Loan đã cấp bách thông qua rất nhiều chính sách cấp thiết để thu hút nguồn lao động ở nước ngoài đến hòn đảo này làm việc.

Ngày 31/10/2017, Chính phủ Đài Loan đã dự thảo đạo luật Tuyển dụng nhân tài nước ngoài, theo đó những quy định về thị thực, giấy phép lao động, giấy cư trú, bảo hiểm y tế, thuế và lương hưu sẽ trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn cho lao động nước ngoài khi đến làm việc và cư trú tại Đài Loan. Theo Hội đồng Phát triển Quốc gia cấp Nội các, dự luật không chỉ mở đường cho việc tạo ra môi trường sống và làm việc thân thiện cho các nhân tài nước ngoài, mà còn giúp tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu của Đài Loan cũng như mở rộng các mối quan hệ kinh tế và thương mại. Việc thông qua dự luật này đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của chính phủ nhằm thu hút và giữ chân các tài năng quốc tế. Theo đó, giấy phép làm việc và cư trú cho các nhân tài ngoài nước (đủ điều kiện) sẽ được gia hạn từ tối đa ba năm đến năm hiện tại, trong khi thời gian gia hạn tới năm năm cũng có thể được cấp khi hết hạn. Họ cũng sẽ có thể nộp đơn xin Thẻ Vàng bốn trong một (four-in-one Employment Gold Card), bao gồm giấy phép lao động, visa cư trú, Giấy chứng nhận Cư trú Người nước ngoài và giấy phép tái nhập cảnh và có hiệu lực trong thời gian từ một đến ba năm. Điều này sẽ khiến người lao động nước ngoài cảm thấy tự do hơn vì họ sẽ không phải phụ thuộc vào người sử dụng lao động để xin giấy phép lao động. Dự luật cũng sẽ loại bỏ yêu cầu người nước ngoài phải cư trú trong nước 183 ngày mỗi năm để duy trì giấy phép cư trú vĩnh viễn của họ. Đối với người phụ thuộc, vợ/chồng của người lao động và trẻ em là trẻ vị thành niên sẽ không còn phải chờ 6 tháng trước khi có thể đăng ký bảo hiểm theo chương trình Bảo hiểm Y tế Quốc gia. Luật mới cũng quy định: người phụ thuộc bao gồm vợ/chồng, trẻ em vị thành niên cũng như trẻ khuyết tật của người lao động người nước sẽ có thể nộp đơn xin thường trú tại Đài Loan. Theo luật, các chuyên gia nước ngoài có việc làm thường trú tại Đài Loan có thể được đưa vào hệ thống lương hưu quốc gia theo Đạo luật Lao động. Hội đồng cho biết họ sẽ tích cực cộng tác với các cơ quan chính phủ liên quan để thúc đẩy sáng kiến cũng như nâng cao hiệu quả của hành động. Luật này dự kiến sẽ được ban hành vào năm 2019.

3.4. Hoàn lưu đội ngũ nhân tài và hạn chế tình trạng “chảy máu chất xám”

“Hoàn lưu chất xám” của Đài Loan là một trong những chiến lược hiệu quả và thiết thực. Đài Loan xây dựng Khu công nghiệp Tân Trúc và cung cấp kinh phí tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà nghiên cứu trở về nước làm việc. Đó chính là yếu tố then chốt giúp Chính phủ Đài Loan cạnh tranh được với các nước phát triển khác: tạo điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ tương đương các nơi khác trên thế giới.

  1. Bài học kinh nghiệm về chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đài Loan

4.1. Chú trọng phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học

Từ những chính sách giáo dục cụ thể gắn liền với thực tiễn của Đài Loan có thể rút ra được kinh nghiệm: phát triển nguồn nhân lực dựa trên nền tảng giáo dục cần được thực hiện triệt để và toàn diện. Đầu tiên, Nhà nước cần coi giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học là quốc sách hàng đầu. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan và Vụ Giáo dục thường xuyên Việt Nam (trực thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo Việt Nam), tính đến năm 2016, ở Đài Loan tỷ lệ biết chữ (đến tuổi 15 biết đọc biết viết) là 99% thì ở Việt Nam con số này là 94%. Con số này nói lên tình trạng mù chữ ở Việt Nam là khá lớn, cần được cải thiện ngay lập tức.

Tiếp đến là cần xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên thực sự có thực lực, đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng. Ở Đài Loan, giáo viên được coi là một nghề cao quý và rất được kính trọng, hầu hết các giảng viên của các trường đại học ở đây đều được gửi đi tu nghiệp ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, và hầu hết có bằng tiến sĩ. Giáo viên ở Đài Loan được tái đào tạo và bồi dưỡng liên tục. Có 12 trung tâm đào tạo nâng cao nhằm cập nhật kiến thức và huấn luyện giáo viên thực hiện những chính sách về cải cách giáo dục, giúp họ không ngừng phát triển và trưởng thành.

4.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của thị trường lao

động

   Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phù hợp với thị trường lao động. Vì thế, Việt Nam cần tham khảo, học hỏi Đài Loan về mô hình kết hợp giữa các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề với các doanh nghiệp nhất là những ngành nghề trọng điểm cấp độ quốc gia. Sự liên kết giữa các trường đại học và doanh nghiệp là một sự thật khách quan, là một xu thế tất yếu, là mối quan hệ “win-win”, mang lại lợi ích cho cả hai bên.

4.3. Thu hút và đãi ngộ nhân tài trong và ngoài nước

Dự luật “Tuyển dụng nhân tài nước ngoài” nói trên cho thấy tại Đài Loan, những qui định về quản lý lao động nước ngoài đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng lao động nước ngoài làm việc tại đây. Tuy nhiên ở Việt Nam, những qui định và thủ tục về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn khá rườm rà, thiếu hiệu quả; công tác phối hợp, trao đổi thông tin trong quản lý lao động nước ngoài giữa các cơ quan chuyên môn ở địa phương và các bộ ngành chưa chặt chẽ, kịp thời và đồng bộ, đặc biệt là trong việc chia sẻ thông tin, giải quyết các vi phạm phát sinh. Bên cạnh đó, điều kiện sống và làm việc của chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam còn hạn chế. Trong khảo sát của HSBC về đời sống của các chuyên gia nước ngoài - HSBC Expat Explorer 2018, Việt Nam đứng thứ 30 trên bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về mọi mặt cho chuyên gia nước ngoài dựa trên 5 tiêu chí: sự thoải mái khi tới định cư ở một đất nước hoặc vùng lãnh thổ, chất lượng cuộc sống, chi tiêu cá nhân, môi trường làm việc, và khả năng ổn định và hòa nhập; và xếp hạng này giảm 11 bậc so với năm 2016. Việt Nam cần chú trọng xây dựng những chính sách thiết thực, hợp lý và linh hoạt hơn nữa để khắc phục những điểm yếu còn tồn tại nhằm thu hút đội ngũ nhân lực nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc và sinh sống tại Việt Nam.

Ngoài ra, khắc phục tình trạng “chảy máu chất xám” cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng và thiết thực mà Việt Nam có thể tham khảo. Theo thống kê của Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam), số lượng du học sinh Việt Nam ở nước ngoài ngày càng tăng, trung bình mỗi năm số lượng học sinh Việt Nam du học nước ngoài tăng 8% trong giai đoạn 2010-2017. Mỗi năm các gia đình Việt Nam chi tiêu gần 2 tỉ USD cho việc du học ở nước ngoài. Ước tính số học sinh Việt Nam hiện tại ở nước ngoài trong năm 2017 là 80.000 người. Tuy nhiên, trên thực tế, có tới 70% du học sinh không quay trở về nước sau khi kết thúc chương trình học tập, đồng nghĩa với việc Việt Nam bị thất thoát số “chất xám” này. Do vậy, để có một kế hoạch và chính sách lâu dài cho việc thu hút lưu học sinh học xong về nước, Nhà nước cần chú trọng việc phát triển các ngành khoa học công nghệ, đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở vật chất cũng như có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút nhân tài hoàn lưu, cạnh tranh với các nước phát triển khác về môi trường học tập, làm việc để hạn chế “chảy máu chất xám”.

  1. Kết luận

Trong điều kiện ban đầu gặp rất nhiều khó khăn từ điều kiện thiên nhiên đến bối cảnh kinh tế - xã hội, Đài Loan đã có những chiến lược phát triển nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả, có những ưu tiên phát triển được đầu tư đúng mức. Từ đó, Đài Loan đạt được những bước chuyển mình thần tốc về kinh tế và xã hội, đời sống và phúc lợi của người dân không ngừng được nâng cao, trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu Châu Á. Tuy đã đạt được thành tựu đáng kể, Chính phủ Đài Loan vẫn tiếp tục không ngừng đổi mới, luôn có sự chuẩn bị cho những bước tiến tương lai.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Đài Loan trở thành những bài học kinh nghiệm hữu ích cho rất nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam và Đài Loan đang mở rộng mối quan hệ trên nhiều các lĩnh vực như giáo dục, y tế, đặc biệt là về kỹ thuật công nghiệp; bên cạnh đó, rất nhiều tập đoàn kinh tế của Đài Loan cũng đang đầu tư nhiều dự án lớn vào thị trường Việt Nam. Những chính sách và chiến lược về công nghệ cao của Đài Loan có thể mang đến những bài học kinh nghiệm cần thiết và hữu ích cho Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiến đến là hòa nhập với Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Tài liệu tham khảo

  1. Bích Trâm (2018), “Đài Loan, vùng đất của những đột phá sáng tạo”, Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn, tháng 5/2018.
  2. Cục Thống kê Đài Loan, Những chỉ số kinh tế của Đài Loan giai đoạn 2013-2017.
  3. Cung Hữu Khánh (2013), “Giáo dục Đài Loan: Cải cách và thành tựu”, Tạp chí điện tử Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng 9/2013.
  4. Đặng Ngọc Trâm (2013), “Thu hút chất xám từ nước ngoài – kinh nghiệm của Đài Loan đối với KCN Tân Trúc”, ý kiến trao đổi, tháng 10/2013.
  5. Hãng tin Trung ương CNA (2018), Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá Đài Loan là một trong bốn cường quốc sáng tạo của thế giới, Báo Điện tử kênh thông tin Chính sách hướng Nam mới.
  6. Hsiao, F.S.T. & Hsiao, M.W. (2017), Economic Development of Emerging East Asia-Catching Up Taiwan and South Korea.
  7. National Science Council (2011), The “Silicon Island Project”.
  8. Ngân hàng HSBC (2018), Báo cáo năm thứ 11 về Khảo sát chuyên gia nước ngoài (Expat Explorer), HSBC.com.vn.
  9. Ngọc Thanh (2016), “Đây là cách người Đài Loan vươn lên mức thu nhập ngang với người Nhật, Úc sau 4 thập kỷ”, Báo điện tử Trí thức trẻ, tháng 6/2016.
  10. Nguyễn Thị Thu Oanh (2010), “Định hướng phát triển công nghệ của Đài Loan”, Ấn phẩm điện tử báo Khoa học và Phát triển tháng 10/2010.
  11. Nhị Bình (2008), “Đài Loan – những vấn đề phát triển nguồn nhân lực”, Báo điện tử Taiwan Today, tháng 12/2008.
  12. Phùng Thị Huệ (2000), Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan (1949-1996), Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội.
  13. Special Reports (2005), International Human Resource Development in Taiwan.
  14. Taiwan Today (2017), Legislature passes act to attract foreign talent.
  15. Thống kê của Bộ Giáo dục Đài Loan, http://140.111.34.54/statistics/content.aspx?site.
  16. Thống kê của IMF và CIA - The World Factbook (2015-2017), Thu nhập bình quân đầu người của Đài Loan từ 2015-2017.
  17. Tradingeconomics (2018), Taiwan GDP Growth Rate.
  18. UNDP (2018), Human Development Reports
  19. VnReview (2017), “Nền tảng sự phát triển kinh tế của Đài Loan”, Tạp chí Điện tử Bộ Giao thông Vận tải, tháng 1/2017.
  20. Yu-Ru (1999), Recuitment and Selection and Human Resource Management in the Taiwanese Cultural Context, PhD dissertation, University of Plymouth.

 

[1]Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.                                                     

[2] Học viện Ngân hàng, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.