Sidebar

Magazine menu

18
T5, 04

Tạp chí KTĐN số 116

 

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

 

Phùng Thị Lan Hương[1]

Phùng Mạnh Hùng[2]

 

 

Tóm tắt

Kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động cơ bản của NHTM, đóng góp tỷ lệ đáng kể trong thu nhập của các NHTM. Trước áp lực thị trường, sự gia tăng dòng vốn đầu tư, việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ khoá: kinh doanh ngoại tệ, chất lượng kinh doanh ngoại tệ, hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại

Abstract

               Foreign currency trading is one of the basic activities of commercial banks, contributing a significant proportion to the income of commercial banks. In the face of market pressures, the increase in investment capital flow, the improving the quality of foreign trade activities of Vietnamese commercial banks has an impact in enhancing the efficiency of Vietnamese commercial banks.

 

Keywords: foreign exchage trade, quality of foreign exchage trade, performance, commercial bank

 

  1. Đặt vấn đề

Kinh doanh ngoại tệ có một vai trò quan trọng và càng không thể thiếu được trong điều kiện hoạt động của một ngân hàng hiện đại. Những biến động trên thị trường ngoại hối quốc tế và sự gia tăng các luồng vốn đầu tư nước ngoài đã khiến cho thị trường ngoại hối Việt Nam diễn biến phức tạp, có những thời điểm cung cầu ngoại tệ mất cân đối, lúc thừa, lúc thiếu ngoại tệ, là những trở ngại không nhỏ đối với đối với chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ các NHTM Việt Nam. Vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ các NHTM Việt Nam ngày càng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

  1. Tổng quan về chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

       Chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại được thể hiện thông qua sự đa dạng khách hàng trong sử dụng dịch vụ của ngân hàng, sự gia tăng trong thị phần ngân hàng chiếm lĩnh được, sự gia tăng doanh số giao dịch. Chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ đồng nghĩa với việc việc ngân hàng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, các loại ngoại tệ sử dụng trong giao dịch. Trong đó ngân hàng không chỉ có duy trì và phát triển các giao dịch truyền thống như giao dịch giao ngay mà mở rộng và phát triển các giao dịch phái sinh như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi. Chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn là sự gia tăng về chất lượng của các giao dịch ngoại tệ, sự vận hành của các giao dịch phái sinh trong việc phòng chống rủi ro. Đồng thời chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn thể hiện ở hiệu quả trong kinh doanh của từng ngoại tệ, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, là sự phát triển an toàn và bền vững trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

       Đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tỷ lệ thu nhập thuần hoạt động kinh doanh ngoại tệ/lợi nhuận trước thuế của ngân hàng, mức độ đa dạng hoá của các giao dịch và mạng lưới kênh phân phối.

       Có nhiều nghiên cứu liên quan đến chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại:

Nghiên cứu của giáo sư McGraw-Hill (1998) trong cuốn « Foreign currency trading” mô tả các giao dịch ngoại tệ một cách rõ ràng, cho thấy những rủi ro, lợi ích và những cơ hội có thể tận dụng được từ thị trường ngoại hối. Đồng thời tác giả cũng cho thấy cơ chế hoạt động của các giao dịch ngoại tệ cũng như các điều khoản hoạt động cần thiết trong kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh đó, bằng lý luận và phân tích kỹ thuật Phillip Gottelf (2003) trong cuốn « Currency trading » cung cấp những kiến thức trong việc tận dụng những lợi thế biến động trong thị trường ngoại hối nhằm thu lợi nhuận. Hoặc như nghiên cứu của Cornelius Luca (2007) trong cuốn « Trading in the Global Currency Market’’ đưa ra những vấn đề tổng quan về thị trường ngoại hối, các công nghệ mới trong kinh doanh ngoại tệ và sự liên kết thông tin từ các hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực tế với những minh họa với nhiều biểu đồ hình ảnh nhằm giải thích cơ sở nền tảng  của hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các yếu tố góp phần trong sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Minh Phương (2012) “Phân tích hiệu quả tài chính của NHTMCP ngoại thương Việt Nam” đã đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả tài chính của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) giai đoạn 2006-2011, nghiên cứu mô hình CAMEL các mô hình định lượng tác động hiệu quả tài chính của NHTMCP ngoại thương Việt Nam.

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Cẩm Tú (2010) “Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Vũng Tàu’; đã đề cập hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNN và PTNT chi nhánh Vũng Tàu, thông qua phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn và các hoạt động khác của ngân hàng.

Bên cạnh đó một số bài viết nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại chưa có công trình nào đề cập cũng như phân tích một cách sâu sắc tác động các yếu tố của chất lượng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Nhiều luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu các cấp đề cập đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh ngoại tệ của từng ngân hàng riêng lẻ. Ngoài ra một số bài trích đề cập hoạt động kinh doanh ngoại tệ riêng lẻ của từng ngân hàng thương mại Việt Nam. Những nghiên cứu trên là nguồn dữ liệu quan trọng trong phân tích các nội dung của nghiên cứu của tác giả.

  1. Thực trạng chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

3.1. Lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

          Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động mang lại tỷ lệ thu nhập nhất định cho các NHTM Việt Nam. Trong giai đoạn 2007-2012, thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ biến động thất thường nhưng đặc biệt vào năm 2008, các NHTM Việt Nam đạt sự tăng trưởng mạnh mẽ, cao nhất về thu nhập, cụ thể thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng 224.3% so với năm 2007. Ngân hàng BIDV có mức thu nhập cao nhất, sau đó là ACB và VCB. Ngân hàng Techcombank có thu nhập thấp nhất là 21793 triệu VND. Thời kỳ 2009-2012, đây là thời gian khó khăn của kinh tế thế giới và cả của Việt Nam, vì vậy hầu hết các ngân hàng đều có sự giảm sút thu nhập kinh doanh ngoại tệ, thậm chí có ngân hàng bị lỗ như Agribank lỗ tới 68.582 triệu VND trừ VCB và Techcombank. Năm 2010, thu nhập của VCB giảm tới 38.4%. Nguyên nhân là do những biến động phức tạp từ tình hình kinh tế giới, sự biến động tỷ giá USD/VND gây những áp lực nhất định trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.

Sau đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ cuả các NHTM Việt Nam từ 2013-2017 có sự khởi sắc, thể hiện thu nhập hoạt động này có sự gia tăng đáng kể, đỉnh đạt năm 2017 với mức tăng bình quân của các ngân hàng là 13.2%. Như vậy, thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam có những biến động thất thường, không ổn định, thậm chí có nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân thường xuyên tăng trưởng âm.

 

Nguồn Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam

Biểu đồ 1. Thu nhập thuần KD ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

 

3.2. Tỷ lệ thu nhập thuần kinh doanh ngoại tệ /lợi nhuân trước thuế của các NHTM Việt Nam

 

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ 2007-2017 đóng góp tỷ lệ bình quân 7.5% lợi nhuận trước thuế của các NHTM Việt Nam, đặc biệt cao nhất năm 2008 là 25.9%. Đối với nhóm NHTM nhà nước, VCB là ngân hàng có tỷ lệ thu nhập kinh doanh ngoại tệ so với lợi nhuận trước thuế cao nhất là 21%, tiếp theo là Agribank với tỷ lệ 7.5%. Năm 2008, BIDV có tỷ lệ thu nhập kinh doanh ngoại tệ đột biến chiếm tới 33.6% lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao như vậy là do trong năm 2008, BIDV đã phát huy tối đa tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và đã đạt được kết quả vượt bậc đạt lợi nhuận 791 tỷ VND từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Thu nhập thuần từ KDNT của BIDV năm 2008 tăng đột biến gấp 5,6 lần năm 2007 (từ 140 tỷ đồng năm 2007 lên 791 tỷ đồng năm 2008). Như vậy có thể thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ hoạt động KDNT tại BIDV tương đối nhanh. Thời kỳ 2009-2012, tỷ lệ thu nhập kinh doanh ngoại tệ so với lợi nhuận trước thuế của BIDV có xu hướng giảm so với 2008 vì nhiều lý do. Lý do thứ nhất, là do môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng căng thẳng. Nhiều NHTM khác trên địa bàn bắt đầu đẩy mạnh áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ trong kinh doanh ngoại tệ, một phần vì muốn cạnh tranh thu hút khách hàng, một phần vì muốn tăng lợi nhuận của toàn ngân hàng. Lý do thứ hai, tỷ giá USD/VND trong thời kỳ này luôn trong trạng thái căng thẳng, tình trạng hai tỷ giá trong hoạt động mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng bởi mức trần tỷ giá trong giao dịch mua bán ngoại tệ theo quy định của NHNN đã khiến cho các ngân hàng và doanh nghiệp thêm nhiều khó khăn. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và không vi phạm quy định của NHNN, một phần chênh lệch tỷ giá trong các giao dịch ngoại hối đã được các đơn vị hạch toán sang doanh thu dịch vụ của ngân hàng. Do đó, thu nhập thuần từ KDNT phản ánh trên báo cáo thường niên không hoàn toàn phản ánh chính xác lợi nhuận thực tế từ hoạt động KDNT của ngân hàng.       

          Ngân hàng VCB là ngân hàng có thu nhập kinh doanh ngoại tệ cao nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam. Đỉnh cao là năm 2017 với mức lãi là 2,042,417 triệu đồng, chiếm 18% tổng thu nhập của NHTM. Mục tiêu quan trọng nhất của các ngân hàng là lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên VCB xác định mục tiêu hàng đầu và trọng tâm của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng đã đóng góp tỷ lệ đáng kể trong lợi nhuận của ngân hàng. Tính chung cho cả thời kỳ, tỷ lệ bình quân của thu nhập kinh doanh ngoại tệ so với lợi nhuận của ngân hàng là 21%.

       Việc phát triển kinh doanh ngoại tệ của VCB đã đạt được ở mức nhất định được thể hiện thông qua quy mô các khoản thu nhập năm sau cao hơn năm trước và tỷ trọng thu nhập kinh doanh ngoại tệ so với lợi nhuận giữa các năm có sự khác nhau nhưng xét chung đều có sự gia tăng đáng kể.

       Đối với nhóm NHTMCP, tỷ lệ thu nhập của họat động kinh doanh ngoại tệ đạt thời kỳ 2007-2017 đạt 1.5% thấp hơn so với nhóm NHTMNN (đạt 10.6%). SCB đạt tỷ lệ tương đối cao, bình quân là 8.9% hơn hẳn Agribank và Vietinbank. Techcombank, VPbank có thu nhập kinh doanh ngoại tệ thấp nhất trong cả hai nhóm, bình quân -4.3% và -2.1%. Điều này chứng tỏ chất lượng họat động kinh doanh ngoại tệ của Techcombank, VPBank vẫn còn hạn chế.

                                                                                  

Nguồn Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam

Biểu đồ 2. Tỷ lệ thu nhập thuần KDNT/LNTT của các NHTM Việt Nam

         Việc đánh giá chất lượng kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam thông qua việc số liệu phân tích thể hiện chất lượng của họat động kinh doanh ngoại tệ vẫn còn hạn chế. So sánh bình quân thì hầu hết các năm đều thấp hơn tỷ lệ bình quân, trừ năm 2008. Thêm vào đó, xét theo tiêu chí đánh giá, tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước, nhiều năm đều tăng trưởng âm trừ trong giai đoạn 2009-2012.

3.3. Mức độ đa dạng hoá các giao dịch đặc biệt các giao dịch phái sinh là công cụ giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

Các NHTM nhà nước như BIDV, Vietinbank có thu và chi từ hoạt động phái sinh là lớn nhất trong hệ thống. Tại BIDV riêng thu từ các giao dịch phái sinh tiền tệ năm 2012 đạt 64 tỷ, tăng 12% so với năm 2011. BIDV đã thành công trong việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo sản phẩm có cấu trúc linh hoạt, giúp gia tăng doanh số và đem lại lợi nhuận cho BIDV. Trong năm 2013, BIDV tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực phát triển giao dịch phái sinh trên thị trường Việt Nam khi được vinh danh là ngân hàng Việt Nam duy nhất đạt giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ phái sinh tốt nhất Việt Nam” do tạp chí tài chính uy tín hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương (AsiaRisk) trao tặng.

VCB là NHTM có nguồn thu và chi phí tương đối ổn định từ các giao dịch phái sinh, năm 2013, thu từ giao dịch phái sinh của VCB đạt hơn 1830 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2012 và năm 2011.

Đối với nhóm ngân hàng như Techcombank, ACB, SCB có doanh số giao dịch phái sinh chiếm tỷ lệ thấp. Ngân hàng Tecombank là NHTM có nguồn thu từ giao dịch phái sinh giảm liên tục trong giai đoạn 2011-2013, cụ thể doanh số giao dịch phái sinh năm 2013 đạt 172 tỷ đồng, giảm 34% so  với năm 2012, giảm 98% so với năm 2011(năm 2011 đạt 6270 tỷ đồng). Trong khi đó SCB là ngân hàng có chi phí giao dịch phái sinh biến động mạnh nhất, với tốc độ tăng trưởng năm 2014 so với 2013 là hơn 20 lần và 1.5 lần giữa 2015 với 2014.

BIDV là NHTM có mức lợi nhuận đạt được từ giao dịch phái sinh ổn định nhất với năm 2012 tăng gần gấp 10 lần 2011 và năm 2013 gấp 2.6 lần so với 2012. ACB là NHTM có lợi nhuận kém ổn định nhất với mức lỗ kỷ lục 1400 tỷ năm 2011, năm 2012 có sự chuyển biến tích cực khi mức lãi là 47,6 tỷ tuy nhiên đến năm 2013 ACB lại tiếp tục lỗ với mức lỗ 64 tỷ đồng.

       Trong nhiều năm, các giao dịch phái sinh với doanh số khiêm tốn cùng tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận từ giao dịch phái sinh trong tổng lợi nhuận của các NHTM. Đa số khoản lợi nhuận từ giao dịch phái sinh chỉ chiếm bình quân khoảng 8% trong tổng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Điều này có thể thấy các NHTM chất lượng kinh doanh ngoại tệ cải thiện ít, chưa có sự quan tâm đúng mức tới các giao dịch phái sinh đồng thời các DN cũng chưa có thông tin cũng như kiến thức nhiều về các giao dịch này.

Biểu 3. Lợi nhuận từ các GDPS tại các NHTM Việt Nam

Nguồn Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam

3.4. Mạng lưới kênh phân phối của các NHTM Việt Nam

Các NHTM Việt Nam có mạng lưới phân phối liên tục gia tăng trong thời kỳ 2007-2017, đặc biệt Agribank có số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lớn nhất với hơn 2000 phòng giao dịch và chi nhánh gấp đôi các ngân hàng BIDV và Vietinbank và gấp hơn 4 lần VCB.

Biểu 4. Số lượng CN và PGD của các NHTM Việt Nam

Nguồn Báo cáo thường niên của các ngân hàng 2017-2017

Đây lợi thế nổi trội của nhóm NHTM nhà nước của Việt Nam so với các NHTMCP, đặc biệt khả năng cạnh tranh của nhóm NHTM nhà nước của Việt Nam ở khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh cao hơn hẳn so với các khu vực khác với mạng lưới phủ khắp cả nước và ưu thế chi phí bình quân thấp. Sự gia tăng mạng lưới phân phối, các NHTM Việt Nam có thể tiếp cận tối đa tới khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh ngoại tệ để phát triển họat động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, là tiền đề gia tăng doanh số và chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

3.5. Đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.5.1 Kết quả đạt được

Thu nhập thuần hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam đã có sự gia tăng với tỷ lệ nhỏ, đóng góp vào lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các giao dịch phái sinh đã được thực hiện nhưng với mức độ khiêm tốn. Sự gia tăng mạng lưới giao dịch góp phần gia tăng số lượng khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh ngoại tệ. Đồng thời trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các NHTM Việt Nam gặp phải một số hạn chế trong chính sách tài chính- tiền tệ, các quyết định trong quản lý ngoại hối đối với các ngân hàng thương mại, chưa phù hợp với điều kiện hoạt động thực tiễn để từ đó đề xuất với Chính phủ và NHNN có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Thực tế cho thấy, những đóng góp của các NHTM Việt Nam thông qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã giúp cơ quan quản lý nhà nước ban hành hệ thống văn bản sát với điều kiện thực tiễn.

3.5.2 Những hạn chế

       Chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể song nó còn tồn tại những mặt hạn chế cần giải quyết:

  • Sự mất cân đối lớn trong cơ cấu các giao dịch ngoại tệ

       Các hình thức kinh doanh ngoại tệ tuy đã được đa dạng nhưng vẫn ở mức hạn chế. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam chỉ giới hạn ở những nghiệp vụ truyền thống như nghiệp vụ mua bán giao ngay (SPOT) và nghiệp vụ kỳ hạn (FORWARD). Các nghiệp vụ phức tạp như hoán đổi (SWAP), quyền chọn (OPION) đã được thực hiện nhưng doanh số giao dịch chiếm tỷ trọng thấp với toàn bộ giao dịch của ngân hàng. Các nghiệp vụ phái sinh của NHTM Việt Nam chưa linh hoạt, đặc biệt là với sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo. Như vậy, các NHTM Việt Nam tham gia công cụ phái sinh với mục đích bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách hàng. Trong quá trình họat động, nếu có sinh lời thì bản chất vẫn là phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không hẳn là kiếm lời. Mặc dù nhận thức được những lợi ích của việc sử dụng các công cụ phái sinh, tuy nhiên cả khách hàng và ngân hàng đôi khi còn e ngại không dám sử dụng dịch vụ này. Vì vậy, quy mô các nghiệp vụ phái sinh còn nhỏ so với quy mô tiềm năng của các giao dịch này.

  • Sức sinh lời của hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn thấp

         Thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam trong thời kỳ 2007-2017 đóng góp một tỷ lệ bình quân là 10.9% trong tổng lợi nhuận trước thuế của các NHTM Việt Nam. Trong đó đứng đầu là Eximbank năm 2014 với tỷ lệ 247.5%, tiếp theo là SCB là 170%, thấp nhất là ACB năm 2012 là -179%.

  • Nguyên nhân của những hạn chế
  • Tiềm lực vốn còn ở mức thấp

       Họat động kinh doanh ngoại tệ đạt kết quả chưa cao do quy mô nguồn vốn kinh doanh còn ở mức hạn chế. Tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản của NHTM Việt Nam theo báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước bình quân tính đến cuối 2017 là 7.14%. Trong khi đó hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN là 8%

  • Nguồn nhân lực yếu cả về số lượng và chất lượng

       Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động phức tạp, đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải có trình độ chuyên môn sâu rộng cũng như phẩm chất nghề nghiệp. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam chưa cao do mô hình tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại tệ chưa thật sự khoa học. Mặc dù bộ phận kinh doanh ngoại tệ được chia làm ba bộ phận nhưng chưa theo mô hình chuẩn Front-Middle-Back. Các cán bộ thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các thao tác về dự báo và nhận định thị trường định kỳ đầu ngày, đặc biệt còn thiếu những cán bộ thực hiện công tác kiểm soát rủi ro, có khả năng phân tích thị trường và nhận biết rủi ro.

  • Năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng ở mức thấp

          Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn. Các NHTM Việt Nam cần hướng tới một mô hình quản trị rủi ro hiện đại. Các chuyên gia quản trị rủi ro của NHTM phải được đào tạo và tiếp cận mô hình rủi ro theo chuẩn quốc tế đồng thời phải có kinh nghiệm dày dặn về kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong quản trị rủi ro thông qua việc cung cấp công cụ phân tích, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro. Tuy nhiên đối với NHTM Việt Nam, trong thời gian qua ba yếu tố: mô hình quản trị rủi ro, chuyên gia quản trị rủi ro và hệ thống thông tin đã được chú trọng nhưng sự phát triển của hệ thống chưa tương xứng với sự phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp của rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ. Thêm vào đó quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của NHTM theo kinh nghiệm và học hỏi một cách không hệ thống hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng nước ngoài.

  • Khả năng khai thác, duy trì và phát triển khách hàng còn thấp

  Khách hàng có quan hệ với NHTM Việt Nam chủ yếu là các Công ty và các Tổng công ty có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy, doanh số hoạt động của khách hàng này lớn nên nhu cầu mua ngoại tệ tương đối nhiều. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này của NHTM Việt Nam ngày càng thu hẹp. Trong điều kiện hiện nay, nhiều khách hàng của NHTM Việt Nam chuyển sang mở tài khoản giao dịch ở các ngân hàng nước ngoài khác bởi vì nhiều ngân hàng nước ngoài có chức năng kinh doanh đối ngoại nên tìm cách thu hút khách hàng của NHTM Việt Nam.

  1. Giải pháp tăng cường chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

4.1. Tăng cường các giao dịch phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro, gia tăng chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ

          Thực tế cho thấy cơ cấu các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam chưa cân đối, chỉ thực hiện các giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ phái sinh chiếm tỷ trọng thấp. Vì vậy việc mở rộng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ sẽ giúp các NHTM Việt Nam mở rộng quy mô kinh doanh, tạo sự tăng trưởng cả về lượng và chất trong hoạt động kinh doanh này, đồng thời hỗ trợ các nghiệp vụ khác, góp phần vào sự phát triển chung của các NHTM Việt Nam.

Việc áp dụng các nghiệp vụ kỳ hạn chưa phổ biến có thể coi là thị trường tiềm năng cho các NHTM Việt Nam khai thác, khuyến khích khách hàng tham gia vào nghiệp vụ này. Việc phát triển các nghiệp vụ kỳ hạn có thể thực hiện thông qua các biện pháp như nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó các NHTM Việt Nam chuẩn bị nguồn ngoại tệ và các yếu tố có liên quan để có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Thực hiện tư vấn khách hàng để khách hàng hiểu và sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Ngân hàng cần tìm giải pháp gia tăng nguồn cung ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nguồn khác. Phát triển nghiệp vụ hoán đổi, thông tin cho khách hàng để khách hàng biết được sản phẩm của ngân hàng đồng thời xác định tỷ giá trong giao dịch hoán đổi hợp lý. Thúc đẩy sự phát triển của giao dịch quyền chọn. Giao dịch quyền chọn tiền tệ được áp dụng thích hợp nhất cho các nhà xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải thực hiện đấu thầu. Các NHTM Việt Nam cũng đã thực hiện nghiệp vụ này nhưng quy mô còn hạn chế. Trên góc độ ngân hàng phát hành bán quyền có thể thu lợi nhuận nếu thị trường ổn định. Ngược lại, nếu thị trường không ổn định thì các NHTM Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ trạng thái ngoại hối và phải kết hợp với các hoạt động khác như cho vay hoặc đầu tư. Rủi ro do sử dụng nghiệp vụ này rất lớn, khi những biến động tỷ giá theo chiều bất lợi. Để thúc đẩy nghiệp vụ này, các NHTM Việt Nam cần có sự bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ. Cán bộ làm việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt thông tin và sử lý kịp thời. Kết hợp với yếu tố con người là trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ cho giao dịch. Một yếu tố quan trọng trong thúc đẩy giao dịch này là giới thiệu, quảng bá những tiện ích của nghiệp vụ này tới khách hàng.

Như vậy, việc mở rộng đa dạng hóa các giao dịch và nghiệp vụ và việc áp dụng vào quá trình kinh doanh nhiều giao dịch và nghiệp vụ khác nhau, ở đó các NHTM Việt Nam có thể đáp ứng và cung cấp cho mọi khách hàng trong nền kinh tế những loại giao dịch và nghiệp vụ mà họ muốn lựa chọn. Việc mở rộng đa dạng hóa các giao dịch và nghiệp vụ là biện pháp tăng cường chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đồng thời giúp các NHTM Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động.

4.2. Nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ kinh doanh ngoại tệ

Theo đánh giá chung, nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập. Sự hiểu biết và kỹ năng thực hiện các công việc chuyên môn của nhiều cán bộ còn yếu và chưa đáp ứng đòi hỏi của hoạt động ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập, nhất là trong việc triển khai các dịch vụ mới và theo cách thức hoạt động của ngân hàng hiện đại, đặc biệt khi tham gia hoạt động cùng với các ngân hàng thương mại nước ngoài. Sự yếu kém không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động mà còn ở trình độ ngoại ngữ, sự am hiểu pháp luật, thông lệ quốc tế. Tình hình này đòi hỏi phải tăng cường về đào tạo và sử dụng hợp lý hơn nguồn nhân lực bằng cách bồi dưỡng nguồn nhân lực bắt đầu từ việc tuyển chọn những nhân viên có năng lực, hoài bão, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, có khả năng ra quyết định. Xác định số lượng cán bộ cần thiết cho từng nghiệp vụ và yêu cầu trình độ cho mỗi vị trí. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác, năng lực cán bộ thông qua việc xác định trách nhiệm và vai trò của cán bộ theo mô tả công việc. Hàng năm tổ chức đánh giá công tác cán bộ để rút kinh nghiệm, có định hướng cho năm sau, khen thưởng, xử phạt kịp thời.

4.3. Nâng cao năng lực công nghệ của ngân hàng

Hệ thống thông tin quản lý là yếu tố then chốt trong quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam trong nước cũng như cũng như ở nước ngoài. Bởi vì với hệ thống thông tin thông suốt thì bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành cũng như các cơ quan chức năng giám sát có thể truy cập để nghiên cứu tình hình hoạt động của ngân hàng, các chi nhánh, văn phòng đại diện của các NHTM Việt Nam ở nước ngoài với số liệu cập nhật và chính xác. Trên cơ sở nắm vững tình hình hoạt động, các nhà quản trị điều hành các NHTM Việt Nam mới có thể có những quyết định kinh doanh kịp thời, hợp lý, hiệu quả với độ chính xác cao. Như vậy, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là điều kiện tiên quyết để các NHTM Việt Nam có thể nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các NHTM Việt Nam cần xây dựng dự án đầu tư công nghệ, tranh thủ sự giúp đỡ của NHNN và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới hoặc tự trang bị công nghệ cho mình bằng hình thức thuê mua thiết bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ hoặc các NHTM Việt Nam có thể liên kết với các đối tác chiến lược nước ngoài hoặc cổ đông chiến lược để thực hiện dự án đầu tư và hiện đại công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế.

         Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng kết hợp với vận dụng công nghệ, các NHTM Việt Nam cần đào tạo đội ngũ chuyên môn có trình độ chuẩn hóa để quản lý và duy trì tốt các thiết bị công nghệ.

  • Nâng cao năng lực điều hành và quản trị rủi ro

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong môi trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt, để phát triển bền vững, gia tăng chất lượng hoạt động các NHTM Việt Nam phải nâng cao năng lực quản trị điều hành ban lãnh đạo ngân hàng. Đây là một trong những yếu tố quyết định năng lực và hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng. Năng lực này phụ thuộc vào khả năng dự báo và chủ động xử lý kịp thời các tình huống phát sinh sử dụng có hiệu quả các cơ hội và vượt qua các thách thức.

- Áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Quản trị điều hành đồng thời kiểm soát rủi ro đặc biệt rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là loại hình hoạt động có độ rủi ro cao. Tuy nhiên, thời gian vừa qua việc thực thi các biện pháp để hạn chế rủi ro kinh doanh ngoại tệ mà chủ yếu là rủi ro tỷ giá chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy để ngân hàng từng bước mở rộng các hoạt động kinh doanh ngoại tệ cần xây dựng một hệ thống hạn chế rủi ro hiệu quả. Tổ chức và tiến hành các biện pháp hạn chế rủi ro mà không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Các NHTM Việt Nam cần phải lập nhóm các cán bộ chuyên trách phân tích, đánh giá và dự báo tình hình thị trường về tỷ giá, lãi suất cũng như hoạt động của đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế chính trị của các nước để từ đó có những đề xuất, kiến nghị đồng thời giúp các cán bộ làm nhiệm vụ kinh doanh đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngoài việc lắp đặt một hệ thống thiết bị cung cấp thông tin chính xác, nhanh nhạy, cần phải đào tạo một đội ngũ có kiến thức sâu rộng, bản lĩnh vững vàng, có khả năng dung hòa giữa sự liều lĩnh mạo hiểm của một nhà kinh doanh và sự thận trọng, chín chắn của một cán bộ quản trị. Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng là giám sát các quy trình, chính sách, xây dựng phát triển và khai thác hiệu quả hệ thống thông tin quản lý để tìm kiếm những tiềm ẩn tiêu cực, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời. Xây dựng các báo cáo rủi ro phải kịp thời, hoàn chỉnh, đáng tin cậy và có ý nghĩa. Hoạt động kiểm tra kiểm soát cần tiến hành thường xuyên, cán bộ kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh ngoại tệ phải chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm tra của mình. Cán bộ làm công tác quản trị rủi ro cần được đào tạo bài bản và am hiểu sâu sắc cả lý luận và thực tiễn những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Khi xây dựng chiến lược trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường và tình hình quốc tế. Đây là một số công việc cần phải tiến hành một cách thường xuyên và liên tục.

Trên đây chỉ là những biện pháp cơ bản để giúp các NHTM Việt Nam đẩy mạnh chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam cần lập ra một chiến lược cụ thể phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và hiểm họa của mình để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục thoả đáng.

  1. Kết luận

Việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam là một trong yếu tố gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mỗi sự thành công trong từng hoạt động của các ngân hàng không những góp phần gia tăng lợi nhuận mà còn tăng cường sự cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các ngân hàng khu vực.

Tài liệu tham khảo

  1. Báo cáo thống kê các chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước tháng 12/2017.
  2. Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước 2017.
  3. Báo cáo thường niên của các ngân hàng VCB, Vietinbank, BIDV, Agribank, SCB, Eximbank, Techcombank, SHB, 2007-2017.
  4. Phan Thị Thu Hà (2013), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
  5. Nguyễn Văn Tiến (2017), Giáo trình Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản thống kê.
  6. Cornelius Luca (2007), Trading in the Global Currency Market, Prentice Hall Press.
  7. McGraw-Hill (1998), Foreign currency Trading, Russell R. Wasendorf.
  8. Philip Gotthelf (2003), Currency trading, John Wiley and Sons.

 

[1]  Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp, Email: huongglp@gmail.com

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: hungpm@ftu.edu.vn

 

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

 

Phùng Thị Lan Hương[1]

Phùng Mạnh Hùng[2]

 

 

Tóm tắt

Kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động cơ bản của NHTM, đóng góp tỷ lệ đáng kể trong thu nhập của các NHTM. Trước áp lực thị trường, sự gia tăng dòng vốn đầu tư, việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ khoá: kinh doanh ngoại tệ, chất lượng kinh doanh ngoại tệ, hiệu quả hoạt động, ngân hàng thương mại

Abstract

               Foreign currency trading is one of the basic activities of commercial banks, contributing a significant proportion to the income of commercial banks. In the face of market pressures, the increase in investment capital flow, the improving the quality of foreign trade activities of Vietnamese commercial banks has an impact in enhancing the efficiency of Vietnamese commercial banks.

 

Keywords: foreign exchage trade, quality of foreign exchage trade, performance, commercial bank

 

  1. Đặt vấn đề

Kinh doanh ngoại tệ có một vai trò quan trọng và càng không thể thiếu được trong điều kiện hoạt động của một ngân hàng hiện đại. Những biến động trên thị trường ngoại hối quốc tế và sự gia tăng các luồng vốn đầu tư nước ngoài đã khiến cho thị trường ngoại hối Việt Nam diễn biến phức tạp, có những thời điểm cung cầu ngoại tệ mất cân đối, lúc thừa, lúc thiếu ngoại tệ, là những trở ngại không nhỏ đối với đối với chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ các NHTM Việt Nam. Vì vậy việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ các NHTM Việt Nam ngày càng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

  1. Tổng quan về chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

       Chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại được thể hiện thông qua sự đa dạng khách hàng trong sử dụng dịch vụ của ngân hàng, sự gia tăng trong thị phần ngân hàng chiếm lĩnh được, sự gia tăng doanh số giao dịch. Chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ đồng nghĩa với việc việc ngân hàng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, các loại ngoại tệ sử dụng trong giao dịch. Trong đó ngân hàng không chỉ có duy trì và phát triển các giao dịch truyền thống như giao dịch giao ngay mà mở rộng và phát triển các giao dịch phái sinh như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi. Chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn là sự gia tăng về chất lượng của các giao dịch ngoại tệ, sự vận hành của các giao dịch phái sinh trong việc phòng chống rủi ro. Đồng thời chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn thể hiện ở hiệu quả trong kinh doanh của từng ngoại tệ, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ, là sự phát triển an toàn và bền vững trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

       Đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tỷ lệ thu nhập thuần hoạt động kinh doanh ngoại tệ/lợi nhuận trước thuế của ngân hàng, mức độ đa dạng hoá của các giao dịch và mạng lưới kênh phân phối.

       Có nhiều nghiên cứu liên quan đến chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại:

Nghiên cứu của giáo sư McGraw-Hill (1998) trong cuốn « Foreign currency trading” mô tả các giao dịch ngoại tệ một cách rõ ràng, cho thấy những rủi ro, lợi ích và những cơ hội có thể tận dụng được từ thị trường ngoại hối. Đồng thời tác giả cũng cho thấy cơ chế hoạt động của các giao dịch ngoại tệ cũng như các điều khoản hoạt động cần thiết trong kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh đó, bằng lý luận và phân tích kỹ thuật Phillip Gottelf (2003) trong cuốn « Currency trading » cung cấp những kiến thức trong việc tận dụng những lợi thế biến động trong thị trường ngoại hối nhằm thu lợi nhuận. Hoặc như nghiên cứu của Cornelius Luca (2007) trong cuốn « Trading in the Global Currency Market’’ đưa ra những vấn đề tổng quan về thị trường ngoại hối, các công nghệ mới trong kinh doanh ngoại tệ và sự liên kết thông tin từ các hoạt động kinh doanh ngoại tệ thực tế với những minh họa với nhiều biểu đồ hình ảnh nhằm giải thích cơ sở nền tảng  của hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các yếu tố góp phần trong sự tăng trưởng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Minh Phương (2012) “Phân tích hiệu quả tài chính của NHTMCP ngoại thương Việt Nam” đã đánh giá thực trạng phân tích hiệu quả tài chính của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) giai đoạn 2006-2011, nghiên cứu mô hình CAMEL các mô hình định lượng tác động hiệu quả tài chính của NHTMCP ngoại thương Việt Nam.

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Cẩm Tú (2010) “Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Vũng Tàu’; đã đề cập hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNN và PTNT chi nhánh Vũng Tàu, thông qua phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn và các hoạt động khác của ngân hàng.

Bên cạnh đó một số bài viết nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại chưa có công trình nào đề cập cũng như phân tích một cách sâu sắc tác động các yếu tố của chất lượng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Nhiều luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu các cấp đề cập đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh ngoại tệ của từng ngân hàng riêng lẻ. Ngoài ra một số bài trích đề cập hoạt động kinh doanh ngoại tệ riêng lẻ của từng ngân hàng thương mại Việt Nam. Những nghiên cứu trên là nguồn dữ liệu quan trọng trong phân tích các nội dung của nghiên cứu của tác giả.

  1. Thực trạng chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

3.1. Lãi thuần hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

          Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là một trong những hoạt động mang lại tỷ lệ thu nhập nhất định cho các NHTM Việt Nam. Trong giai đoạn 2007-2012, thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ biến động thất thường nhưng đặc biệt vào năm 2008, các NHTM Việt Nam đạt sự tăng trưởng mạnh mẽ, cao nhất về thu nhập, cụ thể thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ tăng 224.3% so với năm 2007. Ngân hàng BIDV có mức thu nhập cao nhất, sau đó là ACB và VCB. Ngân hàng Techcombank có thu nhập thấp nhất là 21793 triệu VND. Thời kỳ 2009-2012, đây là thời gian khó khăn của kinh tế thế giới và cả của Việt Nam, vì vậy hầu hết các ngân hàng đều có sự giảm sút thu nhập kinh doanh ngoại tệ, thậm chí có ngân hàng bị lỗ như Agribank lỗ tới 68.582 triệu VND trừ VCB và Techcombank. Năm 2010, thu nhập của VCB giảm tới 38.4%. Nguyên nhân là do những biến động phức tạp từ tình hình kinh tế giới, sự biến động tỷ giá USD/VND gây những áp lực nhất định trong kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.

Sau đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ cuả các NHTM Việt Nam từ 2013-2017 có sự khởi sắc, thể hiện thu nhập hoạt động này có sự gia tăng đáng kể, đỉnh đạt năm 2017 với mức tăng bình quân của các ngân hàng là 13.2%. Như vậy, thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam có những biến động thất thường, không ổn định, thậm chí có nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân thường xuyên tăng trưởng âm.

 

Nguồn Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam

Biểu đồ 1. Thu nhập thuần KD ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

 

3.2. Tỷ lệ thu nhập thuần kinh doanh ngoại tệ /lợi nhuân trước thuế của các NHTM Việt Nam

 

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ 2007-2017 đóng góp tỷ lệ bình quân 7.5% lợi nhuận trước thuế của các NHTM Việt Nam, đặc biệt cao nhất năm 2008 là 25.9%. Đối với nhóm NHTM nhà nước, VCB là ngân hàng có tỷ lệ thu nhập kinh doanh ngoại tệ so với lợi nhuận trước thuế cao nhất là 21%, tiếp theo là Agribank với tỷ lệ 7.5%. Năm 2008, BIDV có tỷ lệ thu nhập kinh doanh ngoại tệ đột biến chiếm tới 33.6% lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân của sự tăng trưởng cao như vậy là do trong năm 2008, BIDV đã phát huy tối đa tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và đã đạt được kết quả vượt bậc đạt lợi nhuận 791 tỷ VND từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Thu nhập thuần từ KDNT của BIDV năm 2008 tăng đột biến gấp 5,6 lần năm 2007 (từ 140 tỷ đồng năm 2007 lên 791 tỷ đồng năm 2008). Như vậy có thể thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập thuần từ hoạt động KDNT tại BIDV tương đối nhanh. Thời kỳ 2009-2012, tỷ lệ thu nhập kinh doanh ngoại tệ so với lợi nhuận trước thuế của BIDV có xu hướng giảm so với 2008 vì nhiều lý do. Lý do thứ nhất, là do môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng căng thẳng. Nhiều NHTM khác trên địa bàn bắt đầu đẩy mạnh áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ trong kinh doanh ngoại tệ, một phần vì muốn cạnh tranh thu hút khách hàng, một phần vì muốn tăng lợi nhuận của toàn ngân hàng. Lý do thứ hai, tỷ giá USD/VND trong thời kỳ này luôn trong trạng thái căng thẳng, tình trạng hai tỷ giá trong hoạt động mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng bởi mức trần tỷ giá trong giao dịch mua bán ngoại tệ theo quy định của NHNN đã khiến cho các ngân hàng và doanh nghiệp thêm nhiều khó khăn. Để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và không vi phạm quy định của NHNN, một phần chênh lệch tỷ giá trong các giao dịch ngoại hối đã được các đơn vị hạch toán sang doanh thu dịch vụ của ngân hàng. Do đó, thu nhập thuần từ KDNT phản ánh trên báo cáo thường niên không hoàn toàn phản ánh chính xác lợi nhuận thực tế từ hoạt động KDNT của ngân hàng.       

          Ngân hàng VCB là ngân hàng có thu nhập kinh doanh ngoại tệ cao nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam. Đỉnh cao là năm 2017 với mức lãi là 2,042,417 triệu đồng, chiếm 18% tổng thu nhập của NHTM. Mục tiêu quan trọng nhất của các ngân hàng là lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên VCB xác định mục tiêu hàng đầu và trọng tâm của ngân hàng là đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng đã đóng góp tỷ lệ đáng kể trong lợi nhuận của ngân hàng. Tính chung cho cả thời kỳ, tỷ lệ bình quân của thu nhập kinh doanh ngoại tệ so với lợi nhuận của ngân hàng là 21%.

       Việc phát triển kinh doanh ngoại tệ của VCB đã đạt được ở mức nhất định được thể hiện thông qua quy mô các khoản thu nhập năm sau cao hơn năm trước và tỷ trọng thu nhập kinh doanh ngoại tệ so với lợi nhuận giữa các năm có sự khác nhau nhưng xét chung đều có sự gia tăng đáng kể.

       Đối với nhóm NHTMCP, tỷ lệ thu nhập của họat động kinh doanh ngoại tệ đạt thời kỳ 2007-2017 đạt 1.5% thấp hơn so với nhóm NHTMNN (đạt 10.6%). SCB đạt tỷ lệ tương đối cao, bình quân là 8.9% hơn hẳn Agribank và Vietinbank. Techcombank, VPbank có thu nhập kinh doanh ngoại tệ thấp nhất trong cả hai nhóm, bình quân -4.3% và -2.1%. Điều này chứng tỏ chất lượng họat động kinh doanh ngoại tệ của Techcombank, VPBank vẫn còn hạn chế.

                                                                                  

Nguồn Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam

Biểu đồ 2. Tỷ lệ thu nhập thuần KDNT/LNTT của các NHTM Việt Nam

         Việc đánh giá chất lượng kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam thông qua việc số liệu phân tích thể hiện chất lượng của họat động kinh doanh ngoại tệ vẫn còn hạn chế. So sánh bình quân thì hầu hết các năm đều thấp hơn tỷ lệ bình quân, trừ năm 2008. Thêm vào đó, xét theo tiêu chí đánh giá, tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước, nhiều năm đều tăng trưởng âm trừ trong giai đoạn 2009-2012.

3.3. Mức độ đa dạng hoá các giao dịch đặc biệt các giao dịch phái sinh là công cụ giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

Các NHTM nhà nước như BIDV, Vietinbank có thu và chi từ hoạt động phái sinh là lớn nhất trong hệ thống. Tại BIDV riêng thu từ các giao dịch phái sinh tiền tệ năm 2012 đạt 64 tỷ, tăng 12% so với năm 2011. BIDV đã thành công trong việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo sản phẩm có cấu trúc linh hoạt, giúp gia tăng doanh số và đem lại lợi nhuận cho BIDV. Trong năm 2013, BIDV tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực phát triển giao dịch phái sinh trên thị trường Việt Nam khi được vinh danh là ngân hàng Việt Nam duy nhất đạt giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ phái sinh tốt nhất Việt Nam” do tạp chí tài chính uy tín hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương (AsiaRisk) trao tặng.

VCB là NHTM có nguồn thu và chi phí tương đối ổn định từ các giao dịch phái sinh, năm 2013, thu từ giao dịch phái sinh của VCB đạt hơn 1830 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so với năm 2012 và năm 2011.

Đối với nhóm ngân hàng như Techcombank, ACB, SCB có doanh số giao dịch phái sinh chiếm tỷ lệ thấp. Ngân hàng Tecombank là NHTM có nguồn thu từ giao dịch phái sinh giảm liên tục trong giai đoạn 2011-2013, cụ thể doanh số giao dịch phái sinh năm 2013 đạt 172 tỷ đồng, giảm 34% so  với năm 2012, giảm 98% so với năm 2011(năm 2011 đạt 6270 tỷ đồng). Trong khi đó SCB là ngân hàng có chi phí giao dịch phái sinh biến động mạnh nhất, với tốc độ tăng trưởng năm 2014 so với 2013 là hơn 20 lần và 1.5 lần giữa 2015 với 2014.

BIDV là NHTM có mức lợi nhuận đạt được từ giao dịch phái sinh ổn định nhất với năm 2012 tăng gần gấp 10 lần 2011 và năm 2013 gấp 2.6 lần so với 2012. ACB là NHTM có lợi nhuận kém ổn định nhất với mức lỗ kỷ lục 1400 tỷ năm 2011, năm 2012 có sự chuyển biến tích cực khi mức lãi là 47,6 tỷ tuy nhiên đến năm 2013 ACB lại tiếp tục lỗ với mức lỗ 64 tỷ đồng.

       Trong nhiều năm, các giao dịch phái sinh với doanh số khiêm tốn cùng tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận từ giao dịch phái sinh trong tổng lợi nhuận của các NHTM. Đa số khoản lợi nhuận từ giao dịch phái sinh chỉ chiếm bình quân khoảng 8% trong tổng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Điều này có thể thấy các NHTM chất lượng kinh doanh ngoại tệ cải thiện ít, chưa có sự quan tâm đúng mức tới các giao dịch phái sinh đồng thời các DN cũng chưa có thông tin cũng như kiến thức nhiều về các giao dịch này.

Biểu 3. Lợi nhuận từ các GDPS tại các NHTM Việt Nam

Nguồn Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam

3.4. Mạng lưới kênh phân phối của các NHTM Việt Nam

Các NHTM Việt Nam có mạng lưới phân phối liên tục gia tăng trong thời kỳ 2007-2017, đặc biệt Agribank có số lượng chi nhánh và phòng giao dịch lớn nhất với hơn 2000 phòng giao dịch và chi nhánh gấp đôi các ngân hàng BIDV và Vietinbank và gấp hơn 4 lần VCB.

Biểu 4. Số lượng CN và PGD của các NHTM Việt Nam

Nguồn Báo cáo thường niên của các ngân hàng 2017-2017

Đây lợi thế nổi trội của nhóm NHTM nhà nước của Việt Nam so với các NHTMCP, đặc biệt khả năng cạnh tranh của nhóm NHTM nhà nước của Việt Nam ở khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh cao hơn hẳn so với các khu vực khác với mạng lưới phủ khắp cả nước và ưu thế chi phí bình quân thấp. Sự gia tăng mạng lưới phân phối, các NHTM Việt Nam có thể tiếp cận tối đa tới khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh ngoại tệ để phát triển họat động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, là tiền đề gia tăng doanh số và chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

3.5. Đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam

3.5.1 Kết quả đạt được

Thu nhập thuần hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam đã có sự gia tăng với tỷ lệ nhỏ, đóng góp vào lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các giao dịch phái sinh đã được thực hiện nhưng với mức độ khiêm tốn. Sự gia tăng mạng lưới giao dịch góp phần gia tăng số lượng khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh ngoại tệ. Đồng thời trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các NHTM Việt Nam gặp phải một số hạn chế trong chính sách tài chính- tiền tệ, các quyết định trong quản lý ngoại hối đối với các ngân hàng thương mại, chưa phù hợp với điều kiện hoạt động thực tiễn để từ đó đề xuất với Chính phủ và NHNN có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Thực tế cho thấy, những đóng góp của các NHTM Việt Nam thông qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã giúp cơ quan quản lý nhà nước ban hành hệ thống văn bản sát với điều kiện thực tiễn.

3.5.2 Những hạn chế

       Chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể song nó còn tồn tại những mặt hạn chế cần giải quyết:

  • Sự mất cân đối lớn trong cơ cấu các giao dịch ngoại tệ

       Các hình thức kinh doanh ngoại tệ tuy đã được đa dạng nhưng vẫn ở mức hạn chế. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam chỉ giới hạn ở những nghiệp vụ truyền thống như nghiệp vụ mua bán giao ngay (SPOT) và nghiệp vụ kỳ hạn (FORWARD). Các nghiệp vụ phức tạp như hoán đổi (SWAP), quyền chọn (OPION) đã được thực hiện nhưng doanh số giao dịch chiếm tỷ trọng thấp với toàn bộ giao dịch của ngân hàng. Các nghiệp vụ phái sinh của NHTM Việt Nam chưa linh hoạt, đặc biệt là với sản phẩm hoán đổi tiền tệ chéo. Như vậy, các NHTM Việt Nam tham gia công cụ phái sinh với mục đích bảo hiểm rủi ro giao dịch tài chính cho cả ngân hàng và khách hàng. Trong quá trình họat động, nếu có sinh lời thì bản chất vẫn là phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không hẳn là kiếm lời. Mặc dù nhận thức được những lợi ích của việc sử dụng các công cụ phái sinh, tuy nhiên cả khách hàng và ngân hàng đôi khi còn e ngại không dám sử dụng dịch vụ này. Vì vậy, quy mô các nghiệp vụ phái sinh còn nhỏ so với quy mô tiềm năng của các giao dịch này.

  • Sức sinh lời của hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn thấp

         Thu nhập hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam trong thời kỳ 2007-2017 đóng góp một tỷ lệ bình quân là 10.9% trong tổng lợi nhuận trước thuế của các NHTM Việt Nam. Trong đó đứng đầu là Eximbank năm 2014 với tỷ lệ 247.5%, tiếp theo là SCB là 170%, thấp nhất là ACB năm 2012 là -179%.

  • Nguyên nhân của những hạn chế
  • Tiềm lực vốn còn ở mức thấp

       Họat động kinh doanh ngoại tệ đạt kết quả chưa cao do quy mô nguồn vốn kinh doanh còn ở mức hạn chế. Tỷ lệ vốn tự có so với tổng tài sản của NHTM Việt Nam theo báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước bình quân tính đến cuối 2017 là 7.14%. Trong khi đó hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN là 8%

  • Nguồn nhân lực yếu cả về số lượng và chất lượng

       Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là hoạt động phức tạp, đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải có trình độ chuyên môn sâu rộng cũng như phẩm chất nghề nghiệp. Tính chuyên nghiệp của đội ngũ kinh doanh ngoại tệ của NHTM Việt Nam chưa cao do mô hình tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại tệ chưa thật sự khoa học. Mặc dù bộ phận kinh doanh ngoại tệ được chia làm ba bộ phận nhưng chưa theo mô hình chuẩn Front-Middle-Back. Các cán bộ thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ các thao tác về dự báo và nhận định thị trường định kỳ đầu ngày, đặc biệt còn thiếu những cán bộ thực hiện công tác kiểm soát rủi ro, có khả năng phân tích thị trường và nhận biết rủi ro.

  • Năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng ở mức thấp

          Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn. Các NHTM Việt Nam cần hướng tới một mô hình quản trị rủi ro hiện đại. Các chuyên gia quản trị rủi ro của NHTM phải được đào tạo và tiếp cận mô hình rủi ro theo chuẩn quốc tế đồng thời phải có kinh nghiệm dày dặn về kinh doanh ngoại tệ. Bên cạnh đó, hệ thống công nghệ thông tin là công cụ đắc lực trong quản trị rủi ro thông qua việc cung cấp công cụ phân tích, lập báo cáo, kho dữ liệu về quản trị rủi ro. Tuy nhiên đối với NHTM Việt Nam, trong thời gian qua ba yếu tố: mô hình quản trị rủi ro, chuyên gia quản trị rủi ro và hệ thống thông tin đã được chú trọng nhưng sự phát triển của hệ thống chưa tương xứng với sự phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp của rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ. Thêm vào đó quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ của NHTM theo kinh nghiệm và học hỏi một cách không hệ thống hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng nước ngoài.

  • Khả năng khai thác, duy trì và phát triển khách hàng còn thấp

  Khách hàng có quan hệ với NHTM Việt Nam chủ yếu là các Công ty và các Tổng công ty có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy, doanh số hoạt động của khách hàng này lớn nên nhu cầu mua ngoại tệ tương đối nhiều. Tuy nhiên, đối tượng khách hàng này của NHTM Việt Nam ngày càng thu hẹp. Trong điều kiện hiện nay, nhiều khách hàng của NHTM Việt Nam chuyển sang mở tài khoản giao dịch ở các ngân hàng nước ngoài khác bởi vì nhiều ngân hàng nước ngoài có chức năng kinh doanh đối ngoại nên tìm cách thu hút khách hàng của NHTM Việt Nam.

  1. Giải pháp tăng cường chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam

4.1. Tăng cường các giao dịch phái sinh nhằm giảm thiểu rủi ro, gia tăng chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ

          Thực tế cho thấy cơ cấu các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam chưa cân đối, chỉ thực hiện các giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ phái sinh chiếm tỷ trọng thấp. Vì vậy việc mở rộng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ sẽ giúp các NHTM Việt Nam mở rộng quy mô kinh doanh, tạo sự tăng trưởng cả về lượng và chất trong hoạt động kinh doanh này, đồng thời hỗ trợ các nghiệp vụ khác, góp phần vào sự phát triển chung của các NHTM Việt Nam.

Việc áp dụng các nghiệp vụ kỳ hạn chưa phổ biến có thể coi là thị trường tiềm năng cho các NHTM Việt Nam khai thác, khuyến khích khách hàng tham gia vào nghiệp vụ này. Việc phát triển các nghiệp vụ kỳ hạn có thể thực hiện thông qua các biện pháp như nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để từ đó các NHTM Việt Nam chuẩn bị nguồn ngoại tệ và các yếu tố có liên quan để có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Thực hiện tư vấn khách hàng để khách hàng hiểu và sử dụng sản phẩm của ngân hàng. Ngân hàng cần tìm giải pháp gia tăng nguồn cung ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nguồn khác. Phát triển nghiệp vụ hoán đổi, thông tin cho khách hàng để khách hàng biết được sản phẩm của ngân hàng đồng thời xác định tỷ giá trong giao dịch hoán đổi hợp lý. Thúc đẩy sự phát triển của giao dịch quyền chọn. Giao dịch quyền chọn tiền tệ được áp dụng thích hợp nhất cho các nhà xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải thực hiện đấu thầu. Các NHTM Việt Nam cũng đã thực hiện nghiệp vụ này nhưng quy mô còn hạn chế. Trên góc độ ngân hàng phát hành bán quyền có thể thu lợi nhuận nếu thị trường ổn định. Ngược lại, nếu thị trường không ổn định thì các NHTM Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ trạng thái ngoại hối và phải kết hợp với các hoạt động khác như cho vay hoặc đầu tư. Rủi ro do sử dụng nghiệp vụ này rất lớn, khi những biến động tỷ giá theo chiều bất lợi. Để thúc đẩy nghiệp vụ này, các NHTM Việt Nam cần có sự bồi dưỡng cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ. Cán bộ làm việc đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt thông tin và sử lý kịp thời. Kết hợp với yếu tố con người là trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ cho giao dịch. Một yếu tố quan trọng trong thúc đẩy giao dịch này là giới thiệu, quảng bá những tiện ích của nghiệp vụ này tới khách hàng.

Như vậy, việc mở rộng đa dạng hóa các giao dịch và nghiệp vụ và việc áp dụng vào quá trình kinh doanh nhiều giao dịch và nghiệp vụ khác nhau, ở đó các NHTM Việt Nam có thể đáp ứng và cung cấp cho mọi khách hàng trong nền kinh tế những loại giao dịch và nghiệp vụ mà họ muốn lựa chọn. Việc mở rộng đa dạng hóa các giao dịch và nghiệp vụ là biện pháp tăng cường chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đồng thời giúp các NHTM Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động.

4.2. Nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ kinh doanh ngoại tệ

Theo đánh giá chung, nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế và bất cập. Sự hiểu biết và kỹ năng thực hiện các công việc chuyên môn của nhiều cán bộ còn yếu và chưa đáp ứng đòi hỏi của hoạt động ngân hàng trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập, nhất là trong việc triển khai các dịch vụ mới và theo cách thức hoạt động của ngân hàng hiện đại, đặc biệt khi tham gia hoạt động cùng với các ngân hàng thương mại nước ngoài. Sự yếu kém không chỉ thể hiện ở trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động mà còn ở trình độ ngoại ngữ, sự am hiểu pháp luật, thông lệ quốc tế. Tình hình này đòi hỏi phải tăng cường về đào tạo và sử dụng hợp lý hơn nguồn nhân lực bằng cách bồi dưỡng nguồn nhân lực bắt đầu từ việc tuyển chọn những nhân viên có năng lực, hoài bão, kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, có khả năng ra quyết định. Xác định số lượng cán bộ cần thiết cho từng nghiệp vụ và yêu cầu trình độ cho mỗi vị trí. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác, năng lực cán bộ thông qua việc xác định trách nhiệm và vai trò của cán bộ theo mô tả công việc. Hàng năm tổ chức đánh giá công tác cán bộ để rút kinh nghiệm, có định hướng cho năm sau, khen thưởng, xử phạt kịp thời.

4.3. Nâng cao năng lực công nghệ của ngân hàng

Hệ thống thông tin quản lý là yếu tố then chốt trong quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam trong nước cũng như cũng như ở nước ngoài. Bởi vì với hệ thống thông tin thông suốt thì bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành cũng như các cơ quan chức năng giám sát có thể truy cập để nghiên cứu tình hình hoạt động của ngân hàng, các chi nhánh, văn phòng đại diện của các NHTM Việt Nam ở nước ngoài với số liệu cập nhật và chính xác. Trên cơ sở nắm vững tình hình hoạt động, các nhà quản trị điều hành các NHTM Việt Nam mới có thể có những quyết định kinh doanh kịp thời, hợp lý, hiệu quả với độ chính xác cao. Như vậy, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là điều kiện tiên quyết để các NHTM Việt Nam có thể nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các NHTM Việt Nam cần xây dựng dự án đầu tư công nghệ, tranh thủ sự giúp đỡ của NHNN và các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới hoặc tự trang bị công nghệ cho mình bằng hình thức thuê mua thiết bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ hoặc các NHTM Việt Nam có thể liên kết với các đối tác chiến lược nước ngoài hoặc cổ đông chiến lược để thực hiện dự án đầu tư và hiện đại công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế.

         Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng kết hợp với vận dụng công nghệ, các NHTM Việt Nam cần đào tạo đội ngũ chuyên môn có trình độ chuẩn hóa để quản lý và duy trì tốt các thiết bị công nghệ.

  • Nâng cao năng lực điều hành và quản trị rủi ro

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong môi trường đầy biến động và cạnh tranh gay gắt, để phát triển bền vững, gia tăng chất lượng hoạt động các NHTM Việt Nam phải nâng cao năng lực quản trị điều hành ban lãnh đạo ngân hàng. Đây là một trong những yếu tố quyết định năng lực và hiệu quả hoạt động của mỗi ngân hàng. Năng lực này phụ thuộc vào khả năng dự báo và chủ động xử lý kịp thời các tình huống phát sinh sử dụng có hiệu quả các cơ hội và vượt qua các thách thức.

- Áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Quản trị điều hành đồng thời kiểm soát rủi ro đặc biệt rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ là loại hình hoạt động có độ rủi ro cao. Tuy nhiên, thời gian vừa qua việc thực thi các biện pháp để hạn chế rủi ro kinh doanh ngoại tệ mà chủ yếu là rủi ro tỷ giá chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy để ngân hàng từng bước mở rộng các hoạt động kinh doanh ngoại tệ cần xây dựng một hệ thống hạn chế rủi ro hiệu quả. Tổ chức và tiến hành các biện pháp hạn chế rủi ro mà không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh. Các NHTM Việt Nam cần phải lập nhóm các cán bộ chuyên trách phân tích, đánh giá và dự báo tình hình thị trường về tỷ giá, lãi suất cũng như hoạt động của đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế chính trị của các nước để từ đó có những đề xuất, kiến nghị đồng thời giúp các cán bộ làm nhiệm vụ kinh doanh đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời. Để thực hiện nhiệm vụ này, ngoài việc lắp đặt một hệ thống thiết bị cung cấp thông tin chính xác, nhanh nhạy, cần phải đào tạo một đội ngũ có kiến thức sâu rộng, bản lĩnh vững vàng, có khả năng dung hòa giữa sự liều lĩnh mạo hiểm của một nhà kinh doanh và sự thận trọng, chín chắn của một cán bộ quản trị. Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng là giám sát các quy trình, chính sách, xây dựng phát triển và khai thác hiệu quả hệ thống thông tin quản lý để tìm kiếm những tiềm ẩn tiêu cực, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời. Xây dựng các báo cáo rủi ro phải kịp thời, hoàn chỉnh, đáng tin cậy và có ý nghĩa. Hoạt động kiểm tra kiểm soát cần tiến hành thường xuyên, cán bộ kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh ngoại tệ phải chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm tra của mình. Cán bộ làm công tác quản trị rủi ro cần được đào tạo bài bản và am hiểu sâu sắc cả lý luận và thực tiễn những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Khi xây dựng chiến lược trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường và tình hình quốc tế. Đây là một số công việc cần phải tiến hành một cách thường xuyên và liên tục.

Trên đây chỉ là những biện pháp cơ bản để giúp các NHTM Việt Nam đẩy mạnh chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam cần lập ra một chiến lược cụ thể phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và hiểm họa của mình để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục thoả đáng.

  1. Kết luận

Việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam là một trong yếu tố gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Mỗi sự thành công trong từng hoạt động của các ngân hàng không những góp phần gia tăng lợi nhuận mà còn tăng cường sự cạnh tranh của các NHTM Việt Nam với các ngân hàng khu vực.

Tài liệu tham khảo

  1. Báo cáo thống kê các chỉ tiêu của Ngân hàng Nhà nước tháng 12/2017.
  2. Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước 2017.
  3. Báo cáo thường niên của các ngân hàng VCB, Vietinbank, BIDV, Agribank, SCB, Eximbank, Techcombank, SHB, 2007-2017.
  4. Phan Thị Thu Hà (2013), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
  5. Nguyễn Văn Tiến (2017), Giáo trình Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản thống kê.
  6. Cornelius Luca (2007), Trading in the Global Currency Market, Prentice Hall Press.
  7. McGraw-Hill (1998), Foreign currency Trading, Russell R. Wasendorf.
  8. Philip Gotthelf (2003), Currency trading, John Wiley and Sons.

 

[1]  Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.