Sidebar

Magazine menu

19
T6, 04

Phạm Bích Ngọc
Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
Bùi Thị Hồng Ngọc
Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
Ngô Hoàng Thu Thủy
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 04/03/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 26/07/2022; Ngày duyệt đăng: 03/08/2022

Tóm tắt: Mục đích của bài viết là luận bàn về sự thay đổi của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian gần đây, dưới tác động của các tác nhân từ Trung Quốc và ngoài Trung Quốc, và đưa ra cái nhìn khách quan về ảnh hưởng của sự thay đổi này đến sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19, bài viết cũng chỉ ra những thách thức và cơ hội của Việt Nam trong thời gian tới trước sự thay đổi của luồng FDI từ Trung Quốc. Bằng việc thu thập và tổng hợp dữ liệu thứ cấp, bài viết đã phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian qua để từ đó đưa ra một số kiến nghị trong ngắn hạn và dài hạn để khắc phục những “điểm nghẽn” trong thu hút FDI ở Việt Nam.
Từ khóa: FDI, Trung Quốc, Việt Nam, Tác động, Bối cảnh COVID-19

DISCUSSION ON CHINA’S DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF COVID-19

Abstract: This study aims to discuss the recent change of foreign direct investment (FDI) flows from China to Vietnam, considering China’s internal and external factors, and form an objective view about the effects of this change on the sustainable economic development of Vietnam. In the context of the COVID-19 pandemic, given the change in FDI inflow from China, the study points out the challenges and opportunities facing Vietnam in the upcoming time. By collecting and synthesizing secondary data, the article analyzes the current situation of China’s direct investment in Vietnam and proposes short-term and long-term recommendations to overcome the “bottlenecks” in attracting FDI to Vietnam.

Keywords: FDI, China, Vietnam, Effects, Context of COVID-19

Đọc full PDF tại: LUẬN BÀN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH COVID-19

Nguyễn Thị Thu Hà
Trường Đại học Ngoại thương, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nguyễn Văn Ngọc
Đại học Texas tại Dallas, TP. Richardson, Hoa Kỳ
Ngày nhận: 25/02/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 26/07/2022; Ngày duyệt đăng: 02/08/2022

Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đã khiến cho chuỗi cung ứng tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung bị đứt gãy nặng nề. Đứng trước thực tiễn ấy, khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong quá trình khôi phục, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Nghiên cứu nhằm kiểm định tác động của 6 nhân tố bao gồm: khả năng hợp tác, hiển thị, linh hoạt, phản ứng nhanh, tích hợp logistics và quy mô doanh nghiệp đến khả năng phục hồi chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp. Phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập từ 130 doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố đều có tác động tích cực lên khả năng phục hồi chuỗi cung ứng. Nghiên cứu cung cấp một số đề xuất đứng dưới góc nhìn của doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách nhằm tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Phục hồi chuỗi cung ứng, Doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh

FACTORS AFFECTING SUPPLY CHAIN RESILIENCE OF ENTERPRISES: AN EMPIRICAL STUDY IN HO CHI MINH CITY

Abstract: The COVID-19 pandemic heavily disrupted the supply chain of Vietnam in particular and of the world in general. In that circumstance, the enterprises’ supply chain resilience plays a key role in the process of recovering, stabilizing, and developing the economy and the society. This study explores the impact of six factors affecting the supply chain resilience of enterprises in Ho Chi Minh City, namely collaboration, visibility, flexibility, agility, integrated logistics capabilities, and firm size on the supply chain resilience of enterprises. The quantitative research method was employed to analyze the data collected from 130 enterprises in Ho Chi Minh City. The research result proves that all factors have a positive impact on supply chain resilience. The study provides some recommendations in view of enterprises and policy-makers to enhance the supply chain resilience of enterprises in Ho Chi Minh City.

Keywords: Supply Chain Resilience, Enterprises, Ho Chi Minh City

Đọc full PDF tại:  CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP: KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Cát Duyên
Trường Đại học Nha Trang, Thành phố Nha Trang, Việt Nam
Ngày nhận: 18/02/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 20/06/2022; Ngày duyệt đăng: 02/07/2022

Tóm tắt: Nghiên cứu kiểm định tác động của các nhân tố trong việc thực thi trách nhiệm xã hội (CSR) đối với khách hàng đến hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp lưu trú tại tỉnh Khánh Hòa. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn cho 230 du khách trải nghiệm tại các doanh nghiệp lưu trú trên địa bàn. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của mô hình, phân tích mô hình hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực thi CSR đối với khách hàng ở khía cạnh cảm nhận về tính an toàn và chất lượng dịch vụ có tác động mạnh nhất đến nhận thức của du khách về hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra các chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú thực hiện tốt hơn CSR đối với khách hàng, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp lưu trú trong thời gian tới.
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, Khách hàng, Doanh nghiệp, Lưu trú, Khánh Hòa

THE ROLE OF IMPLEMENTING CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY PRACTICE ON CONSUMERS IN BRAND IMAGE REINFORCEMENT – THE CASE OF ACCOMMODATION BUSINESS IN KHANH HOA


Abstract:
The study aims to analyze the impact of factors in implementing social responsibility (CSR) to customers on the brand image of accommodation businesses in Khanh Hoa. The data are collected from 230 tourists in Khanh Hoa using a predesigned questionnaire. The results from descriptive statistics, testing the model’s reliability, and analyzing the regression model show that the CSR implementation to customers in terms of perception of safety and quality of service has the strongest impact on customers’ awareness of brand image. Based on empirical research results, this study proposes some recommendations regarding the implementation of CSR to customers to improve the brand image in the context of accommodation services.
Keywords: Social Responsibility, Customers, Businesses, Accommodation, Khanh Hoa

Đọc full PDF tại: VAI TRÒ CỦA THỰC THI TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TRONG VIỆC NÂNG CAO HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU - TRƯỜNG HỢP DOANH NGHIỆP KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁNH HÒA

Hoàng Thị Thùy Dương
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Thị Mỹ Dung
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Trịnh Hoài Anh
Trường Đại học Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 06/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 10/08/2022; Ngày duyệt đăng: 19/08/2022

Tóm tắt: Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng không có nhiều tổ chức thực hiện các bước đầy đủ để đánh giá chất lượng và kết quả đào tạo, đặc biệt là với việc đào tạo cho quản lý cấp cao. Dựa trên các nghiên cứu về đánh giá đào tạo trong doanh nghiệp, nhóm tác giả đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá đào tạo quản lý cấp cao. Bộ tiêu chí được xây dựng dành cho khóa đào tạo quản lý Keieijuku theo triết lý quản trị Nhật Bản với 4 cấp độ đo lường gồm: phản ứng sau khóa học, kiến thức kỹ năng học hỏi được, hành vi trong công việc và xã hội và kết quả đối với tổ chức và xã hội được kiểm tra với dữ liệu thu được từ 220 học viên tham gia khóa học này. Phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của thang đo đề xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tin cậy và nhất quán đáng kể trong việc đánh giá hiệu quả đào tạo dựa vào mô hình và các tiêu chí được đề xuất. Bộ tiêu chí và thang đo này có thể được sử dụng trong các tổ chức đào đạo và các doanh nghiệp để đánh giá hiệu quả với đối tượng tham gia đào tạo là quản trị viên cấp cao.

Từ khóa: Đánh giá hiệu quả, Đào tạo, Keieijuku

EVALUATION CRITERIA OF TOP MANAGEMENT TRAINING EFFECTIVENESS: A CASE STUDY OF KEIEIJUKU BUSINESS TRAINING COURSE

Abstract:Previous studies have shown that organizations do not seem to concentrate on taking adequate steps to assess the quality and outcomes, especially with training for senior management. Based on studies on training evaluation, we propose a set of criteria to evaluate senior management training. It is built for the Keieijuku,  the Japanese management philosophy business training course, with four levels of measurement, namely reaction after the course, knowledge and skills learned, professional work and social behavior, and outcomes for the organization and society. The research data were collected from 220 senior managers participating in this course. The factor analysis method was employed to test the reliability of the proposed scale. The results show considerable reliability and consistency in evaluating training effectiveness based on the proposed model and criteria. This set of criteria and scales can be used in training organizations and businesses to evaluate the effectiveness of training participants who are senior administrators.

Keywords: Training Evaluation, Training, Keieijuku

Đọc full PDF tại: BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ VIÊN CẤP CAO: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CỦA KHÓA HỌC KINH DOANH KEIEIJUKU

Mai Thu Hiền
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Giang Thị Phương Anh
Công ty TNHH Kiểm toán Deloitte Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 15/03/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 07/08/2022; Ngày duyệt đăng: 16/08/2022

Tóm tắt: Bài nghiên cứu đo lường tác động của bốn khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là khách hàng, môi trường, đạo đức và từ thiện đến sự nhận diện thương hiệu tại 19 ngân hàng thương mại niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với mẫu nghiên cứu gồm 331 khách hàng cá nhân từ 19 ngân hàng thương mại, kết quả kiểm định cho thấy bốn khía cạnh CSR được lựa chọn đều có tác động tích cực đến sự nhận diện thương hiệu, trong đó khía cạnh CSR về khách hàng có tác động mạnh nhất, khía cạnh CSR đạo đức có tác động yếu nhất. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với quan điểm các nghiên cứu đi trước, cho thấy việc thực hiện tốt CSR sẽ góp phần nâng cao sự nhận diện thương hiệu của ngân hàng. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số đề xuất tăng cường các hoạt động CSR tại ngân hàng hướng đến nhận thức tốt hơn từ khách hàng nhằm xây dựng sự nhận diện thương hiệu gắn liền với hoạt động CSR.
Từ khóa: Trách nhiệm xã hội, Sự nhận diện thương hiệu, Ngân hàng

CORPORATE SOCIAL RESPONSIBILITY AND BRAND AWARENESS AT LISTED COMMERCIAL BANKS IN VIETNAM

Abstract: This study aims to measure the impact of four dimensions of corporate social responsibility (CSR), namely customer centric, environment, ethics and philanthropic on brand awareness from the perspective of customers at 19 listed commercial banks on the Ho Chi Minh City and Hanoi Stock Exchanges. The multiple linear regression model was employed to analyze the collected data from a survey of 331 personal customers from 19 commercial banks. The results show that four CSR dimensions have a positive impact on brand awareness, of which customer centric is the most influential aspect, and ethics has the weakest impact. This result is consistent with previous research, showing that the good implementation of CSR will enhance the bank’s brand awareness. Based on the above results, the study makes some recommendations to strengthen CSR activities at banks towards better awareness from customers, thereby building brand awareness associated with CSR activities.
Keywords: Corporate Social Responsibility, Brand Awareness, Banking Industry

Đọc full PDF tại: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Vũ Thị Hạnh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Trần Thị Thanh Trang
Công ty TNHH Diệp Dương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 17/02/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 02/08/2022; Ngày duyệt đăng: 20/08/2022

Tóm tắt: Năng lực đổi mới sáng tạo có vai trò quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và nhấn mạnh vai trò đào tạo nhân lực chất lượng cao của giáo dục trong việc củng cố năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia. Mô hình ước lượng bình phương tối thiểu gộp, mô hình ảnh hưởng cố định và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên được sử dụng để phân tích dữ liệu của 19 nước Châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2008 đến 2019. Kết quả cho thấy, trong dài hạn, để tạo sự bứt phá về đổi mới sáng tạo thì đầu tư có chiều sâu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là tất yếu. Internet cũng là nhân tố quan trọng góp phần đẩy nhanh tốc độ đổi mới sáng tạo với chi phí thấp để các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, có thể nhanh chóng rút ngắn khoảng cách và bắt kịp các nước phát triển.

Từ khóa: Năng lực đổi mới sáng tạo, Nhân tố ảnh hưởng, Châu Á-Thái Bình Dương


FACTORS AFFECTING THE CAPACITY OF INNOVATION OF COUNTRIES IN THE ASIA-PACIFIC REGION


Abstract: Innovative capacity has an important role in enhancing national competitiveness and ensuring sustainable development goals. The study aims to examine the determinants of innovative capacity of Asia-Pacific nations and emphasizes the role of education in training high-quality human resources to strengthen national innovation capacity. The pooled OLS, fixed effect model, and random effect model were employed to analyze the data from 19 Asia-Pacific countries from 2008 to 2019. The result shows that, in the long term, to achieve a breakthrough in innovation, in-depth investment in research and development is  inevitable. Also, the Internet significantly accommodates innovation acceleration at low cost, so that developing countries can rapidly narrow the gap and catch up with developed ones.
Keywords: Innovative Capacity, Determinants, Asia-Pacific Region

Đọc full PDF tại: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA CÁC QUỐC GIA KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG