Sidebar

Magazine menu

28
T5, 03

Những vấn đề pháp lý về tính bất biến của hợp đồng thông minh trên nền tảng blockchain và lưu ý đối với Việt Nam

Nguyễn Minh Hằng, Phan Ngọc Bích

Điện toán đám mây trong thương mại điện tử theo pháp luật Hoa Kỳ và đề xuất cho Việt Nam

Hà Công Anh Bảo, Nguyễn Thị Thùy Hương, Vũ Hồng Minh, Vũ Thị Thanh Nhàn

Tăng cường tiếp cận công lý, trong cơ chế giải quyết tranh chấp trực tuyến

Nguyễn Hưng Quang, Nguyễn Trần Lan Hương, Nguyễn Hải Giang

Một số vấn đề pháp lý về vận đơn đường biển điện tử và giải pháp áp dụng tại Việt Nam

Dương Thị Thu Lan

Kinh nghiệm quốc tế về triển khai hộ chiếu vaccine điện tử và đề xuất đối với Việt Nam

Trần Thị Liên Hương, Phạm Thị Minh Anh, Phạm Thị Vân Anh, Đinh Thu Huyền

Bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới: thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam

Nguyễn Lan Phương, Nguyễn Quang Đồng

Thực trạng pháp luật Việt Nam về thời điểm hợp đồng thương mại điện tử có hiệu lực và giải pháp hoàn thiện

Nguyễn Minh Thư

Từ tiền mã hóa đến tiền kỹ thuật số ngân hàng Trung ương: một số vấn đề pháp lý đối với Việt Nam

Phùng Thị Thu Hiền Vân, Bùi Khắc Tuấn

 

Phùng Thị Thu Hiền Vân
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam
Bùi Khắc Tuấn
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 01/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 09/08/2022; Ngày duyệt đăng: 06/09/2022

Tóm tắt: Tiền mã hóa đã và đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Trong bối cảnh đó, số lượng các nước tham gia nghiên cứu để phát hành đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) cũng tăng trong thời gian gần đây. Nghiên cứu này tìm hiểu quá trình phát triển của tiền mã hóa và CBDC, đồng thời phân tích, đánh giá chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với những loại tiền tệ mới này. Trên sơ sở đó, nghiên cứu sẽ đề xuất khuyến nghị một số điều chỉnh về quan điểm chính sách cũng như pháp luật Việt Nam nhằm điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh liên quan đến tiền mã hóa và CBDC.
Từ khóa: Tiền mã hóa, Tiền ảo, Tiền kỹ thuật số, CBDC

FROM CRYPTOCURENCIES TO CENTRAL BANK DIGITAL CURRENCIES: SOME LEGAL ISSUES FOR VIETNAM

Abstract: Cryptocurrencies have been becoming popular all over the world. In that context, the number of countries doing research and considering launching their own digital currencies (widely known as Central Bank Digital Currencies- CBDC) has been increasing. This paper aims to study the development of cryptocurrencies and CBDC, and to analyze and evaluate Vietnam’s existing laws and policies on these new currencies. Subsequently, it makes suggestions and proposals to amend Vietnamese laws in order to effectively regulate cryptocurrencies and CBDC as well.
Keywords: Cryptocurrencies, Virtual Currencies, Digital Currencies, CBDC

Đọc full PDF tại:  TỪ TIỀN MÃ HÓA ĐẾN TIỀN KỸ THUẬT SỐ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Nguyễn Lan Phương
Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam
Nguyễn Quang Đồng
Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam
Ngày nhận: 01/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 30/08/2022; Ngày duyệt đăng: 06/09/2022

Tóm tắt: Dữ liệu cá nhân xuyên biên giới đã trở thành một vấn đề chính trị-pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong xã hội số. Chính sách và pháp luật về bảo vệ loại dữ liệu này vừa phải đáp ứng mục tiêu an toàn thông tin, an ninh quốc gia vừa phải đảm bảo nhu cầu giao thương để phát triển kinh tế-xã hội, không nhu cầu nào triệt tiêu nhu cầu nào. Dựa trên phương pháp tổng hợp và so sánh, nhóm tác giả nghiên cứu thực trạng xây dựng pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới của các quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới gồm Liên minh Châu Âu (EU), Trung Quốc, Singapore và Việt Nam. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả khuyến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới của Việt Nam dựa trên trách nhiệm giải trình thay vì cách tiếp cận cấp phép như Dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân (bản công bố ngày 09/02/2021).
Từ khóa: Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới, Quyền riêng tư, Thương mại và kinh doanh quốc tế

CROSS-BORDER PERSONAL DATA PROTECTION: CURRENT SITUATION AND LEGAL RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM

Abstract: Cross-border personal data have become a political-legal issue of great significance in digital society. Policies and laws on data protection need to meet on the one hand the goal of information security which is a part of national security, and the other hand the trading activities for socio-economic development. Applying the comparative method, we study the approaches of legislation and regulations in cross-border personal data protection in different countries/ regions around the world including the European Union (EU), China, Singapore and Vietnam. As a result, we recommend that the accountability approach is appropriate for Vietnam in cross-border personal data protection legislation instead of licensing like the Draft Decree on personal data protection (published on February 9, 2021).
Keywords: Personal Data Protection, Cross-Border Personal Data Protection, Privacy Rights, International Trade And Business

Đọc full PDF tại:  BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN XUYÊN BIÊN GIỚI: THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Dương Thị Thu Lan

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 25/03/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 09/08/2022; Ngày duyệt đăng: 06/09/2022

Tóm tắt: Vận đơn, một trong những chứng từ quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá và thương mại quốc tế, có vai trò là biên lai nhận hàng, hợp đồng vận chuyển hàng hoá, chứng từ quyền sở hữu. Trong những năm gần đây, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng sâu sắc đến những thay đổi của hệ sinh thái vận tải đường biển quốc tế. Vận đơn điện tử dựa trên việc giữ nguyên các chức năng của vận đơn giấy truyền thống và kết hợp với công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, việc triển khai vận đơn đường biển điện tử trên toàn cầu vẫn chưa thể hiện thực hóa được do tồn tại nhiều rào cản. Vì vậy, bên cạnh việc làm rõ một số vấn đề lý thuyết về vận đơn điện tử, bài viết còn tập trung phân tích pháp luật điều chỉnh vận đơn điện tử và những vấn đề pháp lý về vận đơn điện tử tại Việt Nam và đưa ra khuyến nghị.
Từ khóa: Vận đơn đường biển điện tử, Vận đơn, e-B/L, B/L

SOME LEGAL ISSUES INVOLVING THE ELECTRONIC BILL OF LADING AND SOLUTIONS TO APPLY IN VIETNAM

Abstract: Bill of Lading (B/L) is one of the most vital documents in cargo shipping as well as international trade. It plays an essential role in the receipt of goods, evidence of a contract, and the document of title function. In recent years, the Fourth Industrial Revolution has profoundly affected the changes in the international shipping ecology. The electronic B/L is a result of keeping the functions of the traditional paper B/L and combining it with Electronic Data Interchange technology. Nevertheless, the global implementation of the electronic B/L is not realizable yet because of a range of barriers. Therefore, this paper clarifies some theoretical issues about electronic B/L, analyzes the laws governing electronic B/L and legal issues on electronic B/L in Vietnam, and makes recommendations for Vietnam.
Keywords: Electronic Bill of Lading, Bill of Lading, e-B/L, B/L

Đọc full PDF tại:  MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN ĐIỆN TỬ VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Minh Thư
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 02/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 09/08/2022; Ngày duyệt đăng: 06/09/2022

Tóm tắt: Ứng dụng công nghệ số trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trở thành một phương án hữu hiệu cho các chủ thể trong giao dịch thương mại. Việc xác lập các hợp đồng thương mại điện tử thay thế cho những hợp đồng thương mại truyền thống đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của hoạt động thương mại trong tình hình mới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan, đặc biệt là việc xác định hợp đồng này có hiệu lực vào thời điểm nào. Vì thế, bài viết sẽ phân tích những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến thời điểm hợp đồng thương mại điện tử phát sinh hiệu lực dựa trên sự phân tích và đánh giá những quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, từ đó sẽ đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện những quy định đó.

Từ khóa: Thời điểm hợp đồng thương mại điện tử phát sinh hiệu lực, Hợp đồng điện tử, Thương mại điện tử, Hợp đồng thương mại điện tử

VIETNAMESE LAW ON THE EFFECTIVE FORMATION OF E-COMMERCE CONTRACT AND SOLUTIONS FOR IMPROVEMENT

Abstract: Applying digital technology in the context of the COVID-19 pandemic has become an effective option for subjects in commercial transactions. The establishment of e-commercial contracts to replace traditional commercial contracts has made an important contribution to the development of commercial activities in the new situation; howewer it also poses many challenges for the relevant Vietnamese legal system, in particular, the determination of when this contract is valid. Therefore, this study aims to analyze the legal and practical issues related to the time when the e-commercial contract arises based on the analysis and evaluation of the relevant provisions of Vietnamese law, thereby making recommendations to complete those regulations.
Keywords: The Effective Formation of E-Commercial Contract, E-Contracts, E-Commerce, E-Commercial Contracts

Đọc full PDF tại: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỜI ĐIỂM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CÓ HIỆU LỰC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Trần Thị Liên Hương
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Thị Minh Anh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Phạm Thị Vân Anh
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Đinh Thu Huyền
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 26/03/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 30/08/2022; Ngày duyệt đăng: 06/09/2022

Tóm tắt: Từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, không ít các hệ lụy tiêu cực đã tác động đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sau khi kiểm chứng tính hiệu quả của các loại vaccine hiện hành với hai năm kể từ khi dịch bùng phát, một số quốc gia đã áp dụng linh hoạt chương trình hộ chiếu vaccine điện tử để tái thiết các hoạt động phục hồi kinh tế, thương mại quốc tế, nhất là đối với du lịch quốc tế. Bài viết tiến hành nghiên cứu các quy định pháp lý và thực tiễn áp dụng chương trình hộ chiếu vaccine điện tử của một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số quốc gia EU; từ đó, rút ra những đánh giá về rủi ro pháp lý của chương trình này và đưa ra những lưu ý cho Việt Nam khi triển khai chương trình hộ chiếu vaccine điện tử trong thời gian tới.
Từ khóa: Hộ chiếu vaccine điện tử, Chuyển đổi số, COVID-19, Việt Nam

INTERNATIONAL EXPERIENCE ON THE DEPLOYMENT OF DIGITAL VACCINE PASSPORTS AND RECOMMENDATIONS FOR VIETNAM

Abstract: Since the emergence of the COVID-19 pandemic, many negative consequences have affected the world in general and Vietnam in particular. After verifying the effectiveness of the current vaccines with more than two years since the outbreak of the pandemic, some countries have flexibly applied the program digital COVID-19 vaccine passport to recover the economy and re-establish international trade, especially international tourism. This paper studies the legal provisions and practical application of the digital COVID-19 vaccine passport in some countries such as the United States, China, and some EU countries; from there, draws assessments of the legal risks of this program and gives recommendations to Vietnam when implementing the digital COVID-19 vaccine passport in the near future.
Keywords: Digital Vaccine Passport, Digital Transformation, COVID-19, Vietnam

Đọc full PDF tại:  KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TRIỂN KHAI HỘ CHIẾU VACCINE ĐIỆN TỬ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Nguyễn Hưng Quang
Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC), Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Trần Lan Hương
Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC), Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Hải Giang
Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam (VICMC), Hà Nội, Việt Nam
Ngày nhận: 04/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 09/08/2022; Ngày duyệt đăng: 06/09/2022

Tóm tắt: Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nhanh chóng các phương thức giao dịch thương mại và dân sự trong đời sống và trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sự bùng nổ về giao dịch thương mại điện tử trong thời gian gần đây đã minh chứng nhu cầu mạnh mẽ từ đời sống nhân dân đối với phương thức mới. Phương thức giao dịch này đòi hỏi các cơ chế giải quyết tranh chấp cũng cần phải dựa trên các nền tảng công nghệ thông tin. Nhiều thế mạnh của công nghệ thông tin sẽ giúp cho việc giải quyết các vướng mắc, bất đồng, tranh chấp được xử lý nhanh, trung lập, không thiên vị. Bên cạnh đó, cũng cần phải nghiên cứu toàn diện để làm sao bảo đảm được quyền tiếp cận công lý của người dân khi sử dụng các nền tảng công nghệ về giải quyết tranh chấp, đặc biệt là giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến (ODR). Nhóm dễ bị tổn thương, như phụ nữ, người khuyết tật, người nghèo, người dân tộc thiểu số, người sống ở vùng sâu, vùng xa cũng như các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ… là những đối tượng cần phải được chú ý để bảo đảm được quyền giải quyết tranh chấp công bằng thông qua phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến. Vì vậy, bên cạnh việc chỉ ra xu hướng sử dụng các hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến, bài viết còn tập trung làm rõ vấn đề tiếp cận công lý và đưa ra một số khuyến nghị.
Từ khóa: Tiếp cận công lý, ODR, Giải quyết tranh chấp trực tuyến, Thương mại điện tử

ENHANCING ACCESS TO JUSTICE IN ONLINE DISPUTE RESOLUTION

Abstract: The Fourth Industrial Revolution has changed the methods of commercial and civil transactions in daily life as well as production and business activities. The recent boom in e-commerce transactions has demonstrated the strong demand for this form of transaction. The development of e-commerce requires dispute resolution mechanisms arising on information technology platforms. The information technology has advantages that help the resolution of problems, disagreements, and disputes to be handled quickly, neutrally, and without bias. However it is necessary to study how to ensure people’s right to access justice when using technological platforms for dispute resolution, especially online dispute resolution (ODR). Vulnerable groups, such as women, people with disabilities, the poor, ethnic minorities, people living in remote and isolated areas, as well as small and micro enterprises, etc., are those that need attention to ensure their right to fair, impartial, and thorough dispute resolution through ODR. Therefore, this paper points out the trend of using online dispute resolution systems, clarifies the issue of access to justice, and makes some recommendations.
Keywords: Access to Justice, ODR, Online Dispute Resolution, E-Commerce

Đọc full PDF tại:  TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN CÔNG LÝ TRONG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRỰC TUYẾN

Các bài khác...