Sidebar

Magazine menu

25
T5, 04

Nguyễn Thu Thủy

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 05/12/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 28/04/2022; Ngày duyệt đăng: 09/05/2022

Tóm tắt: Mục tiêu của bài viết nhằm phân tích mối quan hệ giữa chủ nghĩa hướng ngoại và truyền miệng trực tuyến đến ý định mua thực phẩm chức năng ngoại nhập trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi ở Việt Nam. Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính với mẫu gồm 427 người tiêu dùng, kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn thông tin truyền miệng trực tuyến tác động trực tiếp tới ý định tiêu dùng thực phẩm chức năng ngoại nhập. Chủ nghĩa hướng ngoại và niềm tin vào thông tin truyền miệng trực tuyến không có tác động trực tiếp mà tác động gián tiếp tới ý định mua thực phẩm chức năng ngoại nhập thông qua tác động tới thái độ tiêu dùng. Tính vị chủng tiêu dùng điều tiết mối quan hệ trên.
Từ khóa: Vị chủng tiêu dùng, eWOM, Hướng ngoại, Ý định tiêu dùng, Thực phẩm chức năng ngoại nhập

DETERMINANTS OF PURCHASING INTENTION OF IMPORTED FUNCTIONAL FOODS

Abstract: This paper aims to investigate the relationship between electronic word-of-mouth (eWOM), consumer cosmopolitanism, and consumers’ intention of buying foreign made functional foods in Vietnam. A structural equation model analysis has been developed with a sample of 427 customers and shown that the eWOM information directly influence the purchase intentions of imported functional foods. Consumer cosmopolitanism and eWOM credibility only have indirect impact on the purchase intention via the impact on consumer’s attitude towards foreign functional foods. Consumer ethnocentrisms determine the level of underlying relations.

Keywords: Consumer Ethnocentrism, eWOM, Consumer Cosmopolitanism, Purchase Intentions, Foreign Functional Foods

Đọc bản full PDF tại: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG NGOẠI NHẬP

Nguyễn Thị Hà Thanh

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thành Sơn

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 15/03/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 05/05/2022; Ngày duyệt đăng: 12/05/2022

Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 đã đẩy mạnh sự chuyển dịch các phương thức thanh toán từ vật lý truyền thống sang thanh toán dựa trên công nghệ số, trong đó, thanh toán không tiếp xúc được coi là một cách tối ưu để giảm thiểu sự phơi nhiễm với virus trong khi vẫn cho phép hoàn thành các giao dịch nhanh chóng và thuận tiện. Bài viết nhằm mục đích khám phá tác động của đại dịch COVID-19 đến ý định tiếp tục sử dụng thẻ thanh toán không tiếp xúc của khách hàng Việt Nam bằng cách áp dụng khung mô hình tích hợp ECHBM. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính cho thấy nhận thức tính hữu ích và nhận thức năng lực bản thân có tác động mạnh nhất đến ý định tiếp tục sử dụng, bên cạnh đó hai nhân tố liên quan đến COVID-19 là nhận thức tính nhạy cảm và nhận thức mức độ nghiêm trọng cũng có tác động tích cực rõ rệt đến ý định tiếp tục sử dụng. Nghiên cứu cũng chỉ ra nhận thức tính hữu ích chịu tác động bởi sự xác nhận, nhận thức tính nhạy cảm và nhận thức mức độ nghiêm trọng. Sự xác nhận cũng có tác động tích cực đáng kể đến sự hài lòng. Từ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm phát triển hơn nữa thẻ thanh toán không tiếp xúc ở Việt Nam.

Từ khóa: Ý định tiếp tục sử dụng, Thẻ thanh toán không tiếp xúc, ECHBM, COVID-19

THE IMPACT OF THE COVID-19 PANDEMIC ON THE DECISION TO USE CONTACTLESS PAYMENT CARDS IN VIETNAM: APPLICATION OF THE ECHBM INTEGRATED FRAMEWORK

Abstract: The COVID-19 pandemic has stimulated a shift from traditional physical payment methods to technology-based ones. Among those, contactless payment has been considered an optimal way to minimize the exposure to the COVID-19 virus while keeping transacting quick and convenient. This paper aims to explore the impact of the COVID-19 pandemic on the customers’ continuance intention to use contactless payment cards in Vietnam by applying the ECHBM integration model. The data analysis is performed using the structural equation modeling. The results indicate that perceived usefulness and perceived self-efficacy have the strongest effects on the continuance intention, followed by the COVID-19 related factors, namely perceived susceptibility and perceived seriousness. Furthermore, perceived usefulness can be predicted by three independent variables, including confirmation, perceived susceptibility, and perceived seriousness. Confirmation also has a significant positive impact on satisfaction. Accordingly, this study makes some recommendations to further develop contactless payment cards implementation in Vietnam.
Keywords: Continuance Intention, Contactless Payment Card, ECHBM, COVID-19

Đọc bản full PDF tại: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 TỚI QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG  THẺ THANH TOÁN KHÔNG TIẾP XÚC TẠI VIỆT NAM: ỨNG DỤNG KHUNG MÔ HÌNH TÍCH HỢP ECHBM

Lê Hồng Ngọc

Trường Đại học Tài chính - Marketing, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hồ Thị Lam

Trường Đại học Tài chính - Marketing, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày nhận: 27/01/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 11/05/2022; Ngày duyệt đăng: 18/05/2022

Tóm tắt: Bài viết đánh giá tác động phi tuyến của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2000-2019 của 79 quốc gia được phân tích bằng phương pháp moment tổng quát hệ thống cho dữ liệu dạng bảng. Kết quả chứng minh rằng tồn tại một mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngược giữa tín dụng ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển. Mức ngưỡng tín dụng ngân hàng được tìm thấy là 107,58% GDP. Kết quả này ngụ ý rằng, tín dụng là điều kiện để kích thích tăng trưởng, tuy nhiên, khi tăng trưởng tín dụng quá mức trong nền kinh tế sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế do các nguồn lực được sử dụng kém hiệu quả. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo duy trì tín dụng ngân hàng phù hợp như cơ cấu điều hành và quản lý ngân hàng linh hoạt, phù hợp; minh bạch thông tin và đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng ngân hàng.
Từ khóa: Tín dụng ngân hàng, Tăng trưởng kinh tế, Phi tuyến, GMM, Ngưỡng

NONLINEAR IMPACTS OF BANK CREDIT ON ECONOMIC GROWTH IN DEVELOPING COUNTRIES

Abstract: This study aims to evaluate the nonlinear effects of bank credit on economic growth in developing countries. We use the data from 2000 to 2019 of 79 countries with the system generalized method of moments for panel data. The results demonstrate that there exists an inverted U-shaped nonlinear relationship between bank credit and economic growth in developing countries. The bank credit threshold was found to be 107.58% of GDP. This result implies that credit is a condition to stimulate growth. However, when credit growth is excessive in the economy, it will inhibit economic growth because resources are used inefficiently. From the research results, the policy implications are proposed to promote economic growth and ensure the maintenance of appropriate bank credit such as operating a flexible and appropriate banking structure and management; information transparency and safety for the banking credit system.
Keywords: Bank Credit, Economic Growth, Nonlinearity, GMM, Threshold

Đọc bản full PDF tại: TÁC ĐỘNG PHI TUYẾN CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

Nguyễn Hoài Nam
Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

Đặng Thu Trà

Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

Trịnh Thị Dung

Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

Đỗ Thị Mai Loan

Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 06/05/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 29/05/2022; Ngày duyệt đăng: 30/05/2022

Tóm tắt: Cộng đồng thương hiệu trực tuyến trên các mạng xã hội (SBC) đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp. Bài viết nghiên cứu tác động của sự gắn kết SBC và sự trung thành của khách hàng đối với hành vi quảng bá SBC. Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính để phân tích 506 khách hàng tham gia các SBC, kết quả chỉ ra sự gắn kết SBC có tác động tích cực đến sự tin tưởng thương hiệu, sự hài lòng thương hiệu, sự trung thành thương hiệu và hành vi quảng bá SBC. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của sự gắn kết với SBC đối với sự trung thành của khách hàng và hành vi quảng bá SBC. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra các khuyến nghị cho các thương hiệu nhằm phát triển SBC và nâng cao sự trung thành của khách hàng.
Từ khóa: Cộng đồng thương hiệu SNS, Sự gắn kết, Sự trung thành, Hành vi quảng bá cộng đồng

THE ROLE OF SNS BRAND COMMUNITY ENGAGEMENT, CUSTOMER SATISFACTION, AND LOYALTY FOR SNS BRAND COMMUNITY PROMOTION BEHAVIOR


Abstract: The social networking sites brand community (SBC) plays an important role in branding and brand development. This paper aims to explore the impact of SBC engagement and customer loyalty on SBC promotion behavior. Using structural equation modeling to analyze 506 customers participating in the SBC, the results show that the SBC engagement has a positive impact on trust, brand perception, brand satisfaction, brand loyalty, and SBC promotion behavior. The results confirm the importance of SBC engagement with customer loyalty and SBC promotion behavior. Based on this analysis, the paper makes recommendations for brands to develop SBC and improve customer loyalty.
Keywords: SNS Brand Community, Commitment, Loyalty, Promotion Behavior

Đọc bản full PDF tại: VAI TRÒ CỦA SỰ GẮN KẾT CỘNG ĐỒNG THƯƠNG HIỆU TRỰC TUYẾN TRÊN CÁC MẠNG XÃ HỘI, SỰ HÀI LÒNG VÀ SỰ TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI HÀNH VI QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU

Kim Hương Trang

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Lê Minh Hằng

Tổng công ty Dịch vụ số Viettel-Viettel Digital Services, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 28/12/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 12/05/2022; Ngày duyệt đăng: 19/05/2022

Tóm tắt: Nghiên cứu tìm hiểu tác động của đại dịch COVID-19 đến lợi suất thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu sự kiện được sử dụng kết hợp với bộ dữ liệu về chỉ số chứng khoán của 10 nhóm ngành trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu tính toán lợi suất bất thường của chỉ số chứng khoán từng nhóm ngành trong 10 ngày xung quanh sự kiện thông báo bùng phát dịch bệnh COVID-19 lần thứ nhất từ ngày 13/01 đến ngày 17/02/2020 và lần thứ tư từ ngày 12/04 đến ngày 13/05/2021 tại Việt Nam. Kết quả cho thấy đại dịch tác động đến lợi suất chứng khoán từng nhóm ngành theo các cách khác nhau. Cụ thể, ngành tài chính phản ứng tích cực; ngành công nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng tiêu dùng thiết yếu phản ứng tiêu cực trong khi ngành bất động sản không cho thấy lợi suất bất thường do tác động của COVID-19. Ngoài ra, một số ngành ghi nhận sự ảnh hưởng không đồng nhất giữa các đợt dịch khác nhau, theo đó, đợt dịch đầu tiên tác động rõ rệt hơn so với đợt dịch thứ tư. Những phát hiện này phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư đối với từng nhóm ngành nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung trong bối cảnh đại dịch.
Từ khóa: COVID-19, Thị trường chứng khoán Việt Nam, Lợi suất bất thường, Hiệu ứng ngành, Nghiên cứu sự kiện

IMPACTS OF THE COVID-19 PANDEMIC ON VIETNAM STOCK MARKET RETURN: EMPIRICAL EVIDENCE BY SECTORS

Abstract: This study aims to analyze the impacts of the COVID-19 pandemic on stock market return in Vietnam. The event study methodology was applied to closing daily data derived from 10 sector indices on the Ho Chi Minh Stock Exchange to calculate abnormal returns (AR) for 10 trading days before and after the announcement of the COVID-19 in the first outbreak from January 13 to February 17, 2020 and the fourth one from April 12 to May 13, 2021. The results indicate that the COVID-19 outbreak influences sectors in different ways. The financial sector exhibits positive ARs; in contrast, negative ARs are found in the industrial, consumer staples, and consumer discretionary sectors; while the real estate sector tends to have no sentiment. Besides, the effect varies from each stage of the COVID-19 outbreak, the impact of the first outbreak is stronger than the fourth one. These findings reflect the investors' expectations for the different sectors and the economy as a whole under the context of the COVID-19.

Keywords: COVID-19, Vietnam Stock Market, Abnormal Return, Sector Effect, Event Study Method

Đọc bản full PDF tại: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐẾN LỢI SUẤT THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRÊN TỪNG NHÓM NGÀNH

Nguyễn Thị Cẩm Vân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 17/04/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 22/05/2022; Ngày duyệt đăng: 27/05/2022

Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận mô hình phân phối trễ tự hồi quy để phân tích tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại quốc tế, tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá, tiêu thụ năng lượng tái tạo và phát thải CO2 đến phát triển công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam giai đoạn 1990-2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, tăng trưởng kinh tế và nhập khẩu thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài, đô thị hoá và phát thải CO2 có tác động tiêu cực đến sự gia tăng tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP. Trong ngắn hạn, tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng tái tạo, nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát thải CO2 làm tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu và đô thị hoá làm giảm tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, một số khuyến nghị chính sách được đề xuất nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam trong thời gian tới.

Từ khóa: Công nghiệp chế biến chế tạo, Đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhập khẩu, Tăng trưởng, Xuất khẩu

DO FOREIGN DIRECT INVESTMENT AND INTERNATIONAL TRADE PROMOTE THE DEVELOPMENT OF THE MANUFACTURING SECTOR IN VIETNAM?

Abstract: This study uses the autoregressive distributed lag model to analyze the impact of foreign direct investment, international trade, economic growth, urbanization, renewable energy consumption, and CO2 emissions on the development of the manufacturing sector in Vietnam from 1990 to 2020. The results show that in the long run, economic growth and imports promote industrialization in Vietnam. Foreign direct investment, urbanization, and CO2 emissions have a negative impact on the expansion of the share of manufacturing in GDP. In the short term, economic growth, renewable energy consumption, imports, foreign direct investment, and CO2 emissions increase the proportion of the manufacturing sector in Vietnam. However, exports and urbanization reduce the proportion of the manufacturing sector. Based on the results, the study proposes some policy recommendations to promote the development of the manufacturing sector in Vietnam in the coming time.
Keywords: Export, Foreign Direct Investment, Growth, Import, Manufacturing

Đọc bản full PDF tại: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CÓ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM HAY KHÔNG?