Sidebar

Magazine menu

29
T6, 03

Các yếu tố tác động tới mức độ ủng hộ của phương tiện truyền thông đối với chính sách tiền tệ: trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam

Đoàn Ngọc Thắng, Đỗ Phú Đông, Lương Văn Đạt

Độ mở thương mại, phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp tại Đông Nam Á và Đông Á

Nguyễn Văn Chiến

Mối quan hệ giữa tính cách cá nhân, kết quả công việc và ý định nghỉ việc của cán bộ công chức trong lĩnh vực ngư nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Danh Nam, Uông Thị Ngọc Lan

Ảnh hưởng của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN

Lê Phương Thảo Quỳnh, Nguyễn Thị Phương Thảo

Mối quan hệ giữa tố chất, năng lực chiến lược của nhà quản trị cấp trung và kết quả triển khai chiến lược: nghiên cứu thực nghiệm tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam

Nguyễn Thị Vân, Trần Văn Trang, Lưu Thị Thùy Dương

Nghiên cứu thực tiễn về tác động của cảm nhận về tính bảo mật và nhận thức đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ thanh toán Fintech

Nguyễn Đình Đạt, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Thị Việt Hà

 

Nguyễn Thị Vân

Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam

Trần Văn Trang

Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam

Lưu Thị Thùy Dương

Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 14/01/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 29/03/2022; Ngày duyệt đăng: 08/04/2022

Tóm tắt: Nhà quản trị cấp trung đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai chiến lược và là trung tâm cho việc triển khai chiến lược hiệu quả. Vì vậy, để đảm bảo triển khai chiến lược thành công cần xác định và lựa chọn được các nhà quản trị cấp trung có tố chất và năng lực phù hợp. Nghiên cứu này đề cập tới ảnh hưởng của tố chất, năng lực chiến lược của nhà quản trị cấp trung đến kết quả triển khai chiến lược của các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua khảo sát từ 220 nhà quản trị cấp trung trong doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt nam, các dữ liệu được xử lý bằng mô hình phương trình cấu trúc dựa trên bình phương tối thiểu từng phần. Kết quả cho thấy năng lực chiến lược và tố chất đều có ảnh hưởng tích cực đến kết quả triển khai chiến lược của doanh nghiệp công nghệ thông tin. Đóng góp chính của nghiên cứu là chỉ ra được ảnh hưởng rất quan trọng của yếu tố “năng lực chiến lược” của nhà quản trị cấp trung tới kết quả triển khai chiến lược của doanh nghiệp - mối quan hệ chưa được làm sáng tỏ trong các nghiên cứu trước đây.
Từ khóa: Tố chất, Năng lực chiến lược, Nhà quản trị cấp trung, Triển khai chiến lược

THE RELATIONSHIP BETWEEN TRAITS, STRATEGIC COMPETENCY AND STRATEGY IMPLEMENTATION: AN EMPIRICAL STUDY OF VIETNAMESE INFORMATION TECHNOLOGY ENTERPRISES

Abstract: Middle managers play an important role in strategy implementation and are central to effective strategy implementation. Therefore, selecting the middle managers with the right traits and competencies are important to succeed in strategy implementation. This article addresses the influence of strategic competency and traits of middle managers on the strategy implementation results in the information technology (IT) enterprises in Vietnam. The study uses the partial least squares structural equation modeling method with survey data from 220 middle managers in Vietnamese IT enterprises to test the research model. The results show that strategy competency and traits have a positive influence on strategy implementation results of IT enterprises. This study demonstrates the important influence of the "strategic competency" of middle managers on the
results of strategy implementation of the enterprise - a relationship has not been proven in the previous studies.
Keywords: Traits, Strategic Competency, Middle Manager, Strategy Implementation

Đọc bản full PDF tại: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỐ CHẤT, NĂNG LỰC CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ CẤP TRUNG VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ  THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Đình Đạt

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Đức Thành

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Đức Trung

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Việt Hà

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 16/11/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 23/03/2022; Ngày duyệt đăng: 31/03/2022

Tóm tắt: Công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ trong thanh toán điện tử. Việt Nam cũng đang trong xu hướng áp dụng các ứng dụng Fintech như một hình thức thanh toán mới. Nghiên cứu này thực hiện nhằm tìm ra mối quan hệ giữa bảo mật cảm nhận, kiến thức, xác nhận, tiện ích được cảm nhận, sự hài lòng, thái độ và cuối cùng là hình ảnh của doanh nghiệp và ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ thanh toán Fintech của người dùng. Nghiên cứu sử dụng mô hình phương trình cấu trúc dựa trên bình phương tối thiểu từng phần để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu với 352 phiếu khảo sát chỉ ra bảo mật cảm nhận (BSS) không có tác động trực tiếp đến ý định tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên BSS có tác động tích cực đến xác nhận (CON); tương tự, BSS có tác động cùng chiều đến CON. Kiến thức về dịch vụ thanh toán Fintech di động cải thiện BSS. CON có tác động cùng chiều đến mức độ hữu ích được cảm nhận, nhưng nó có tác động tiêu cực đến sự hài lòng của người dùng trong thời gian chờ đợi. Theo khảo sát, cả thái độ người dùng và hình ảnh doanh nghiệp đều có tác động tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ Fintech trong tương lai.
Từ khóa: Fintech, Dịch vụ thanh toán, EPAM, Công nghệ, Dịch vụ bảo mật

AN EMPIRICAL STUDY OF THE IMPACTS OF PERCEIVED SECURITY AND KNOWLEDGE ON CONTINUOUS INTENTION TO USE MOBILE FINTECH PAYMENT SERVICES

Abstract: Technology continuously develops, especially those in electronic payments. Vietnam follows the trend of adapting Fintech applications as a new form of payments. This study aims to find out the relationship between the perceived security, knowledge, confirmation, usefulness, satisfaction, attitude, and the company's image and the consumer's intention to continue using Fintech payment services. The study uses the partial least squares structural equation modeling analysis to test the proposed hypotheses. The result shows that perceived security has no direct impact on the intention to continue use. Perceived security has a positive effect on confirmation; similarly, it positively impacts confirmation. Knowledge of mobile Fintech payment services improves perceived security. Confirmation has a positive effect on perceived usefulness, but it has a negative impact on the satisfaction of users in waiting time. According to the survey, both user attitude and corporate image positively impact intention to use Fintech services in the future.
Keywords: Fintech, Payment Services, EPAM, Technology, Security Services

Đọc bản full PDF tại: NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẢM NHẬN VỀ TÍNH BẢO MẬT VÀ NHẬN THỨC ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN FINTECH

Nguyễn Văn Chiến

Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương, Việt Nam

Ngày nhận: 09/02/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 24/03/2022; Ngày duyệt đăng: 01/04/2022

Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của độ mở thương mại và phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu tại 6 quốc gia điển hình tại Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore và Philippines) và 3 quốc gia điển hình tại Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản). Dữ liệu được phân tích thông qua phương pháp bình phương tối thiểu khả thi tổng quát cùng phương pháp sai số chuẩn hiệu chỉnh dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu khẳng định rằng không tồn tại mối quan hệ rõ ràng của độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế, nhưng phát triển tài chính có tác động tích cực lên tăng trưởng. Nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tích cực của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ròng và phát triển du lịch lên tăng trưởng kinh tế, và tác động tiêu cực của tỷ lệ đô thị hóa lên tăng trưởng. Cuối cùng, nghiên cứu cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế tại các nước Đông Á đang tốt hơn Đông Nam Á.
Từ khóa: Tăng trưởng, Tài chính, Thương mại, Châu Á
TRADE OPENNESS, FINANCIAL DEVELOPMENT, AND ECONOMIC GROWTH - THE CASE OF SOUTHEAST ASIA AND EAST ASIA

Abstract: This study aims to assess the impact of trade openness and financial development on economic growth using data from six countries in Southeast Asia (Vietnam, Indonesia, Malaysia, Thailand, Singapore and the Philippines), and three countries in East Asia (China, Korea, and Japan). The data are processed by the general feasible least squares and the panel corrected standard errors. The results confirm that there is no clear relationship between trade openness and economic growth. However, financial development has a positive impact on economic growth. The study also finds a positive effect of foreign direct investment inflows and tourism development on economic growth. Meanwhile, the urbanization rate has a negative effect on growth. Finally, the study suggests that economic growth in East Asian countries is better than that in Southeast Asia.
Keywords: Growth, Finance, Trade, Asia

Đọc bản full PDF tại: ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ ĐÔNG Á

Lê Phương Thảo Quỳnh

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Nguyễn Thị Phương Thảo

Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 01/11/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 15/03/2022; Ngày duyệt đăng: 21/03/2022

Tóm tắt: Trong bài báo này, tác giả áp dụng mô hình ước lượng hồi quy gộp (POLS) để đánh giá tác động của phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN. Mô hình xem xét tác động của các chỉ số phát triển tài chính đại diện: tỷ lệ nợ thanh khoản trên GDP, tỷ trọng tín dụng tư nhân trong nước và quy mô các ngân hàng thương mại trong khu vực tác động đến GDP bình quân đầu người. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phát triển tài chính có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quyết định phát triển và cải thiện các chỉ số tài chính để góp phần nâng cao và duy trì sự tăng trưởng trong dài hạn cho cả khu vực Đông Nam Á.
Từ khóa: Phát triển tài chính, Tăng trưởng kinh tế, Mô hình hồi quy POLS, Các nước ASEAN

IMPACT OF FINANCIAL DEVELOPMENTON ECONOMIC GROWTH OF ASEAN COUNTRIES

Abstract: In this paper, we apply the POLS regression model to assess the impact of financial development on the economic growth of ASEAN countries. The model considers the impact of representative financial development indicators: the ratio of liquid liabilities to GDP, the share of domestic private credit, and the size of commercial banks in the region on GDP per capita. The results show that financial development has a positive impact on economic growth, thereby can be used as the basis for policymakers to make development decisions and improve financial indicators to contribute to long-term growth for the whole Southeast Asian region.
Keywords: Financial Development, Economic Growth, The POLS Regression Model, ASEAN Countries

Đọc bản full PDF tại: ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN

MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH CÁCH CÁ NHÂN, KẾT QUẢ CÔNG VIỆC VÀ Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG LĨNH VỰC NGƯ NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Danh Nam

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam

Uông Thị Ngọc Lan

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 21/01/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 23/03/2022; Ngày duyệt đăng: 01/04/2022

Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích mối quan hệ giữa tính cách cá nhân, kết quả công việc và ý định nghỉ việc của cán bộ công chức trong lĩnh vực ngư nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dựa trên dữ liệu thu thập từ 617 cán bộ công chức, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu gồm thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và mô hình cấu trúc tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính sẵn sàng trải nghiệm, tính tận tâm, tính hướng ngoại và tính dễ chịu có tác động thuận chiều đến kết quả công việc và ngược chiều với ý định nghỉ việc. Đồng thời, kết quả công việc có mối tương quan ngược chiều với ý định nghỉ việc của cán bộ công chức. Kết quả nghiên cứu đã giúp cho nhà quản lý của các Chi cục Thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhận thấy được tầm quan trọng của các yếu tố tính cách cá nhân đến kết quả công việc và ý định nghỉ việc của cán bộ công chức. Từ đó, có những giải pháp để nâng cao kết quả công việc và giảm ý định nghỉ việc của cán bộ công chức tại Chi cục.
Từ khóa: Tính cách cá nhân, Kết quả công việc, Ý định nghỉ việc, Cán bộ công chức

THE RELATIONSHIP BETWEEN PERSONALITY TRAITS, JOB PERFORMANCE, AND TURNOVER INTENTION OF CIVIL SERVANTS IN THE FISHERIES SECTOR IN THE MEKONG DELTA

Abstract: The study aims to analyze the relationship between personality traits, job performance, and turnover intention of civil servants in the fisheries sector in the Mekong Delta. The data collected from 617 public servants are analyzed using data analysis methods, including descriptive statistics, Cronbach’s Alpha test, exploratory factor analysis, confirmatory factor analysis, and structural equation modeling. The research results show that openness to experience, conscientiousness, extroversion, and agreeableness have a positive impact on job performance and an inverse impact on turnover intention. At the same time, job performance is negatively correlated with the turnover intention of civil servants. The results help the managers of the Fisheries Sub-departments in the Mekong Delta realize the importance of personality traits to the job performance and turnover intention of their civil servants. Therefore, solutions are proposed to increase job performance and decrease the turnover intention of civil servants in the sub-departments.
Keywords: Personality Traits, Job Performance, Turnover Intention, Civil Servants

Đọc bản full PDF tại: MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH CÁCH CÁ NHÂN, KẾT QUẢ CÔNG VIỆC VÀ Ý ĐỊNH NGHỈ VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC TRONG LĨNH VỰC NGƯ NGHIỆP  VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Đoàn Ngọc Thắng
Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

Đỗ Phú Đông

Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

Lương Văn Đạt

Học viện Ngân hàng, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 13/02/2022; Ngày hoàn thành biên tập: 18/03/2022; Ngày duyệt đăng: 28/03/2022

Tóm tắt: Truyền thông có vai trò quan trọng trong việc truyền tải, giải thích các quyết định của ngân hàng trung ương đến với công chúng. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện tại về tác động của sự ủng hộ của truyền thông đại chúng đối với các quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đặc biệt là các quyết định về chính sách tiền tệ, chỉ đang dừng lại ở đánh giá định tính. Bài viết này tập trung đánh giá tác động của các nhân tố tới sự ủng hộ của các phương tiện truyền thông đối với chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2021 theo mô hình nghiên cứu định lượng. Mức độ ủng hộ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được đo lường bằng việc sử dụng phương pháp mã hóa truyền thông dựa trên thông tin đăng tải ở 211 bài báo đăng trên 5 tờ nhật báo Việt Nam. Kết quả từ mô hình hồi quy cho thấy việc tăng tỷ lệ lãi suất và tăng tốc độ cung tiền làm giảm mức độ ủng hộ trong khi tăng trưởng dự trữ cải thiện mức độ ủng hộ. Những kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với việc truyền thông chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Từ khóa: Chính sách tiền tệ, Phương tiện truyền thông, Sự ủng hộ, Ngân hàng nhà nước

DETERMINANTS OF FAVORABLENESS OF MONETARY POLICY ON THE MEDIA: THE CASE OF VIETNAM

Abstract: The media plays an important role in conveying and explaining the decisions of central banks to the public. However, current studies on the impact of favorableness of media on the decisions of the State Bank of Vietnam (SBV), especially monetary policy decisions, are mostly qualitative assessments. This paper focuses on assessing the factors affecting the media favorableness for the SBV's monetary policy from 2011 to 2021 using a quantitative research model. The media favorableness for SBV’s monetary policy is measured by applying a media coding method based on the information published in 211 articles published in 5 Vietnamese daily newspapers. The empirical results show that the increase in the interest rate and the growth rate in money supply reduces the media favorableness while foreign reserve growth improves the media favorableness. These results have important implications for the SBV’s monetary policy communication.
Keywords: Monetary Policy, Communication Tools, Favorableness, Central Bank

Đọc bản full PDF tại: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI MỨC ĐỘ ỦNG HỘ CỦA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM