Sidebar

Magazine menu

28
T5, 03

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ SỐ 139

Mai Đức Toàn
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thường Lạng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Duy Cương
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam
Lê Linh Chi
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam
Tạ Thị Thúy Nga
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam

Ngày nhận: 16/04/2021; Ngày hoàn thành biên tập: 21/06/2021; Ngày duyệt đăng: 30/06/2021

Tóm tắt: Nghiên cứu tập trung phân tích tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đến thương mại hai chiều hàng thủy sản giữa hai quốc gia thành viên của Hiệp định là Việt Nam và Nhật Bản. Việc ký kết Hiệp định được đánh giá là tác động tích cực đến Việt Nam với lợi thế về xuất khẩu thủy sản. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng thông qua mô hình SMART với dữ liệu về kim ngạch xuất nhập, khẩu thủy sản của 10 nhóm hàng thủy sản (mã HS 4 chữ số) trong kịch bản thuế quan cắt giảm về 0% khi RCEP có hiệu lực và các thông số cần thiết khác. Kết quả phân tích cho thấy có sự gia tăng của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản khi RCEP có hiệu lực. Bên cạnh đó, giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ đối tác Nhật Bản có tăng nhưng không đáng kể. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả gợi ý một số đề xuất, chính sách thúc đẩy hoạt động thương mại ngành thủy sản Việt Nam với Nhật Bản trong tương lai, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản.

Từ khóa: RCEP, Thủy sản, Việt Nam, Nhật Bản, Thương mại


THE IMPACT OF THE REGIONAL COMPREHENSIVE ECONOMIC PARTNERSHIP AGREEMENT (RCEP) ON TWO-WAY SEAFOOD TRADE
BETWEEN VIETNAM AND JAPAN


Abstract:
The study focuses on analyzing the impact of the Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement (RCEP) on two-way seafood trade between the two member states of the agreement, which are Vietnam and Japan. The signing of the agreement has a positive impact on Vietnam, which has advantages in seafood products export. The study uses the quantitative analysis method through the SMART model with data on seafood import and export turnover of 10 seafood groups at 4-digit HS codes with a scenario that tariff reduces to 0% when RCEP is in effect. The results show an increase in Vietnam's seafood exports to Japan when the RCEP takes effect. In addition, Vietnam's seafood import value from Japan increases but not signifcantly. Based on these results, a number of proposals and policies to promote trade activities of Vietnam's seafood industry with Japan in the future, especially Vietnam's exports to Japan, are recommended.

Keywords: ACEP, Seafood, Vietnam, Japan, Trade

Đọc bản PDF tại: TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC (RCEP) TỚI THƯƠNG MẠI HAI CHIỀU HÀNG THỦY SẢN GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN