Sidebar

Magazine menu

19
T6, 04

Tạp chí KTĐN số 123

 

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Improve the effectiveness of career counseling for university students in Vietnam

Nguyễn Ngọc Lan[1]

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên (SV) đã được các nhà trường quan tâm hơn. Mặc dù vậy, tư vấn nghề nghiệp là một mắt xích quan trọng trong hoạt động đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Bài viết góp phần nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học ở Việt Nam.

Từ khóa: Tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên, giải pháp nâng cao hiệu quả, trường đại học ở Việt Nam.

Abtract: In recent years, Career Awareness Activities for Students have been paid more attention by schools. However, Career Counseling which is an important part of Training Program is still limited and does not meet practical requirements. The paper contributes to further researches and proposes some solutions to improve the effectiveness of career counseling for university students in Vietnam.

Keywords: career counseling for students, solutions to improve efficiency, universities in Vietnam.

  1. Quan niệm, nội dung tư vấn nghề nghiệp trong trường đại học

Nghề nghiệp là việc mà một người sẽ phải cố gắng để làm tốt công việc của mình sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, lòng đam mê đối với nghề. Hoặc nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Đề cập đến tư vấn nghề nghiệp, tìm hiểu quan niệm của một số nhà tâm lý học hướng nghiệp người Nga cho rằng, tư vấn nghề nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ có hiệu quả cho người học tự xác định nghề nghiệp trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm nhân cách của họ [1].

Theo Lê Duy Hùng, tư vấn hướng nghiệp (tư vấn nghề nghiệp) là các hoạt động nhằm hỗ trợ mỗi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ địa phương và quốc gia [2].

Như vậy có thể thấy mục đích của tư vấn nghề nghiệp trước hết giúp cho các cá nhân tự ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp một cách khoa học trên cơ sở phù hợp với nhân cách của họ. Đối với SV, tư vấn nghề nghiệp không chỉ giúp cho họ lựa chọn nghề nghiệp mà còn người học còn phải được tư vấn về những kiến thức (kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ trợ) và các kỹ năng cần thiết để họ có thể đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, cũng như biết cách xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong tương lai, thích nghi với thị trường lao động cạnh tranh gay gắt và nhiều biến động trong cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại ngày nay. Do đó, có thể hiểu Tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên là hệ thống các hoạt động hỗ trợ người học bao gồm từ việc tư vấn lựa chọn nghề nghiệp đến việc tư vấn người học trang bị kiến thức, kỹ năng, tầm nhìn để họ có khả năng đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp, thích ứng với thị trường lao động.

Từ quan niệm trên có thể thấy tư vấn nghề nghiệp cho SV có những nội dung sau:

Thứ nhất, tư vấn giúp người học tự ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở phân tích, đánh giá đặc điểm nhân cách cá nhân phù hợp với nghề nghiệp

Bất kể ai cũng đều sở hữu những tiềm năng nhất định nhưng chỉ được bộc lộ trong những có điều kiện cụ thể. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của các nhà tư vấn nghề nghiệp là có thể giúp người học nhận ra được tiềm năng của họ. Để làm được điều này cần sử dụng các bài trắc nghiệm khác nhau, kết hợp với kĩ năng khai thác, tìm hiểu thông tin từ tư vấn. Nhà tư vấn dùng chuyên môn của mình giúp cho người học tự nhận ra điểm mạnh của họ có phù hợp hay cần cải thiện điểm gì để phù hợp với nghề nghiệp.

Trong quá trình tư vấn, mặc dù nhà tư vấn là người rất quan trọng nhưng không làm hộ người học những gì họ có thể tự làm. Bởi lẽ bản chất của tư vấn chính là trở thành người đồng hành cùng người được tư vấn. Người học sẽ là người tự ra quyết định lựa chọn ngành nghề. Một nguyên tắc trong quá trình tham vấn chính là nhà tham vấn phải tôn trọng quyền tự quyết của người học. Không làm thay mà chỉ là hỗ trợ, giúp đỡ người học quyết định và thực hiện. Bản thân người học phải nhận thức được rằng chính mình mới có quyền quyết định và tự chịu tránh nhiệm với nghề nghiệp được họ lựa chọn. Việc tự quyết còn giúp cho người học trở nên tự tin hơn, mạnh dạn và dày dặn kinh nghiệm hơn. Còn các nhà tham vấn sẽ chỉ đưa ra những lời khuyên, góp ý để giúp các em đưa ra quyết định. Qua đó, người học sẽ tự làm chủ cuộc đời mình và có thể tự mình đương đầu với những thử thách tiếp theo trên chặng đường tìm ra nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp phù hợp.

Thứ hai, tư vấn cho người học ngành nghề có thể lựa chọn và những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết trong từng nghề nghiệp

Thông thường ngành học tại trường quyết định nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, thực tế này giờ đây đã thay đổi do ngành nghề phong phú hơn, khoa học - kỹ thuật có nhiều bước đột phá hơn, những yêu cầu công việc đa dạng hơn. Một người học ngành tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kỹ sư cơ khí có thể làm chuyên viên thiết kế web, một cử nhân văn chương có thể làm du lịch... Do đó, cần thông tin và tư vấn những nghề nghiệp mà người học có thể lựa chọn làm việc.

Bên cạnh đó, cần tư vấn cho người học khối kiến thức chuyên môn, bổ trợ và những kỹ năng cần thiết để họ có khả năng làm việc ở một ngành nghề cụ thể. Mỗi ngành nghề khác nhau cần có khối kiến thức, kỹ năng khác nhau bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung. Tư vấn cho người học cần được tiến hành sớm để người học có thời gian chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Thứ ba, tư vấn cho người học xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp

Tư vấn nghề nghiệp không chỉ giúp cho người học lựa chọn nghề nghiệp mà còn giúp họ phát triển nghề nghiệp. Nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng thì người học sẽ chán nản và liên tục chuyển đổi công việc mà vẫn không thấy hài lòng. Do đó, cần tư vấn cho người học xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp trước khi tốt nghiệp.

Để xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp, trước hết người học cần biết rõ mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cần đạt được trong từng giai đoạn. Đồng thời, chuẩn bị những kiến thức, văn bằng, chứng chỉ, kỹ năng, kinh nghiệm, tầm nhìn cần có để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Đối với nhà tuyển dụng, kế hoạch phát triển sự nghiệp của SV trong hồ sơ xin việc là phần quan trọng để nhà tuyển dụng thấy được một phần nào đó điều mà ứng viên sẽ mang lại cho công ty nếu họ được nhận. Chính vì vậy ứng viên cần viết phần này thật kỹ để tạo ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng.

  1. Một số tồn tại trong công tác tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên ở trường đại học Việt Nam

Hiện nay tình trạng còn không ít SV tốt nghiệp thất nghiệp hoặc chưa tìm được công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo. Theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp quý IV năm 2018 là 2.17%. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất vẫn ở nhóm có trình độ cao đẳng là 4,1%; nhóm có trình độ trung cấp là 2,61%; nhóm có trình độ đại học trở lên là 2,57% và nhóm sơ cấp nghề là 1,51%.[5]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có lý do SV còn thiếu thông tin về các nghề gắn với ngành được đào tạo ở trường. Đặc biệt, nhiều sinh viên còn thiếu kỹ năng. Không ít SV quan niệm chỉ cần học những gì được dạy trên lớp là đủ, không biết rằng trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng mới thực sự là yếu tố quyết định để được tuyển dụng. Bên cạnh đó, tình trạng SV tốt nghiệp ra trường “nhảy việc” liên tục gây lãng phí thời gian, đồng thời tạo khó khăn phát triển nghề nghiệp trong tương lai của họ.

Những hạn chế này phần nào cho thấy công tác tư vấn nghề nghiệp ở nhiều trường đại học Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề. Cụ thể:

Một là, một số trường chưa có bộ phận chuyên trách tư vấn nghề nghiệp

Ở Việt Nam, mặc dù Bộ GDĐT đã ban hành quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học, theo đó, các cơ sở đào tạo phải thành lập một đơn vị hoặc bộ phận hướng nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay một số trường đại học ở VN chưa có bộ phận hướng nghiệp hoặc nếu có thì đặt trong trung tâm hỗ trợ sinh viên. Khảo sát công tác hướng nghiệp ở các trung tâm cho thấy nhiệm vụ hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp chủ yếu chỉ là các hoạt động giới thiệu việc làm cho sinh viên, mà chưa thực sự là một đơn vị chuyên trách có chức năng, nhiệm vụ cụ thể và đầy đủ nhân lực được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Hai là, đội ngũ tư vấn nghề nghiệp của nhà trường vừa thiếu, vừa yếu

Chủ thể thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp (chủ yếu là bộ phận tư vấn nghề nghiệp và các giáo viên chủ nhiệm lớp) không được đào tạo cơ bản, chỉ là kiêm nhiệm, chưa từng được tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động tư vấn nghề nghiệp nên nhận thức còn chưa đầy đủ về công việc mình đảm nhiệm, thiếu phương pháp, kỹ năng tư vấn.

Ở nước ta hiện chưa có ngành đào tạo giáo viên về công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp. Do đó, việc thiếu hụt đội ngũ tư vấn hướng nghiệp tư vấn nghề nghiệp được đào tạo bài bản sẽ không thể sớm được giải quyết. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác tư vấn nghề nghiệp hướng nghiệp ở các trường đại học Việt Nam.

Ba là, hoạt động tư vấn nghề nghiệp chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đầy đủ

Có thể thấy việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên là một quá trình liên tục và kéo dài từ năm đầu đến những năm cuối cùng của bậc đại học. Trong mỗi năm học, SV cần được gặp gỡ trao đổi với các giảng viên, cựu SV, các nhà tuyển dụng về thông tin nghề nghiệp; tổ chức cho SV thực tập và trải nghiệm công việc thực tế. SV năm cuối cần được tư vấn đào tạo các kỹ năng xin việc làm, kỹ năng làm việc, quản lý, lãnh đạo; tư vấn xây dựng kế hoạch nghề nghiệp trong mỗi giai đoạn. Nhưng trên thực tế, phần lớn các trường đại học chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến công tác này. Có nhiều trường lồng ghép hoạt động tư vấn nghề nghiệp hướng nghiệp trong tuần sinh hoạt công dân SV đầu khóa, giữa khóa, cuối khóa nên nội dung sơ sài, nghèo nàn, hình thức đơn điệu.

Tư vấn kỹ năng cho SV trong kỳ thực tập cũng chưa được chú trọng. Kỳ thực tập là cơ hội để SV trực tiếp áp dụng những kiến thức chuyên môn được đào tạo vào môi trường làm việc thực tiễn. Tuy thời gian thực tập chỉ một vài tháng song có ý nghĩa quan trọng, không chỉ giúp SV hoàn thiện kỹ năng, năng lực, trải nghiệm thực tiễn mà còn là cơ hội để SV tìm hiểu, lựa chọn cũng như mở ra cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Ở nhiều trường đại học SV phải tự mình tìm nơi thực tập, nếu không thì nhà trường hoặc khoa sẽ giới thiệu đơn vị thực tập. Việc tự tìm nơi thực tập không hề dễ nên SV thường tìm chỗ quen biết để thực tập. Khi đi thực tập, SV còn thiếu kiến thức, thiếu tính chủ động, nhất là thiếu kỹ năng mềm nên khó hòa nhập vào môi trường làm việc. Hơn nữa, nhiều đơn vị chỉ giao những việc đơn giản, không phù hợp với chuyên môn nên SV dễ sinh chán nản, không ít SV không tới nơi thực tập hàng ngày. Thậm chí, đến thời gian gần nộp báo cáo thực tập thì mới bắt đầu xin số liệu ở cơ quan rồi lên mạng tìm tài liệu có sẵn để copy. Do vậy, kết quả của kỳ thực tập ở các trường đại học còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

  1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên các trường đại học

Có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên nhưng bài viết chỉ tập trung làm rõ 04 giải pháp chủ yếu sau:

3.1.    Thành lập bộ phận tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên, xây dựng mô hình tư vấn nghề nghiệp hai cấp

Để có thể triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp, hiệu quả, các trường đại học cần thành lập bộ phận chuyên trách tư vấn nghề nghiệp theo mô hình hai cấp: cấp nhà trường và cấp Viện/khoa/bộ môn. Bởi lẽ tư vấn nghề nghiệp có rất nhiều nội dung cần phải được thực hiện ở các cấp khác nhau. Đối với cấp trường (bộ phận tư vấn nghề nghiệp), nội dung tư vấn nên tập trung vào các vấn đề như: Tư vấn lựa chọn ngành nghề, thông tin về thế giới ngành nghề, thị trường lao động, gặp gỡ các nhà tuyển dụng trong hội chợ việc làm, tư vấn kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, viết hồ sơ xin việc, hội nhập quốc tế, khởi nghiệp...). Đối với cấp Viện/Khoa/Bộ môn nên tập trung tư vấn chuyên sâu ngành nghề gắn với chuyên ngành đào tạo như: Tư vấn kỹ năng nghề nghiệp (bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc...), xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp, kỹ năng thực tập... 

 

 

 

Hình 1.  Mô hình tư vấn nghề nghiệp hai cấp cho sinh viên

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình, cần xây dựng kế hoạch tư vấn nghề nghiệp với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa hai cấp, trong đó bộ phận hướng nghiệp của nhà trường làm đầu mối. Kế hoạch tư vấn nghề nghiệp cần được xây dựng cho cả khóa học đảm bảo đủ nội dung cần thiết, tính logic, hình thức phong phú, hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng được tư vấn.

3.2.    Xây dựng đội ngũ tư vấn nghề nghiệp đủ số lượng và đảm bảo chất lượng

Đội ngũ tư vấn nghề nghiệp phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm, có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực nghề nghiệp và có tâm huyết trong truyền tải tri thức về nghề đến SV. Các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp là những được đào tạo chuyên sâu, có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, giúp SV hiểu rõ bản thân, những cơ hội sắp tới cũng như những tác động chi phối từ quyết định chọn ngành học cho đến chọn nghề nghiệp phù hợp. Hướng dẫn sinh viên cách đặt mục tiêu nghề nghiệp và cách đạt được những mục tiêu đó, cũng như đưa ra những quyết định nhằm thăng tiến trong sự nghiệp.

Để nhanh chóng có đội ngũ tư vấn nghề nghiệp đủ về số lượng, chất lượng, Bộ GDĐT cần sớm mở ngành đào tạo giáo viên hướng nghiệp. Trước mắt để khắc phục tình trạng thiếu và yếu nguồn nhân lực hướng nghiệp, nhà trường cần tăng cường mời các doanh nghiệp, tổ chức trong nước, nước ngoài, cựu SV tư vấn cho người học thông qua  các hội chợ việc làm, các cuộc thi khởi nghiệp... Đồng thời, tăng cường hỗ trợ SV trong kỳ thực tập để họ có thể rèn luyện được nhiều kỹ năng qua hoạt động thực tiễn. Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để các giáo viên chủ nhiệm giao lưu, chia sẻ công tác tư vấn nghề nghiệp.

Cần trang bị cho cán bộ tư vấn những kĩ năng đơn giản nhất để hỗ trợ SV trong quá trình hướng nghiệp thông qua những thao tác như: Hỗ trợ SV tìm kiếm thông tin hướng nghiệp nghề nghiệp, giúp SV hiểu rõ bản thân và xác định thế mạnh, hỗ trợ tư vấn những vấn đề đơn giản trong việc tìm hiểu nghề và chọn nghề. Mặt khác, cần tăng cường hoạt động đưa giảng viên đi thực tế đến các doanh nghiệp, tổ chức để họ nắm được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, ý thức, thái độ của người lao động, từ đó giúp cho việc tư vấn nghề nghiệp sát với thực tế.

3.3.    Tổ chức tư vấn ngành nghề với nhiều nội dung, chương trình phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng

Ở các trường đại học tại các nước phát triển, SV từ lúc nhập trường đến khi kết thúc khóa học được nhà trường tư vấn, cung cấp tất cả các thông tin cần thiết định hướng nghề nghiệp. Các cơ sở đào tạo đều có chiến lược định hướng, tư vấn nghề nghiệp ngay từ đầu khóa học giúp người học nhận rõ tiềm năng bản thân để chọn nghề phù hợp, giúp cho SV nắm chắc ngành học sau khi ra trường sẽ làm gì, hay công việc ấy đòi hỏi những kỹ năng cụ thể nào, các yêu cầu của nghề đối với người lao động, trang bị những kiến thức về thị trường lao động, thế giới nghề nghiệp… Các hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với đặc điểm tâm lý của SV nên đạt được hiệu quả cao. Do vậy, để nâng cao chất lượng tư vấn nghề nghiệp, các trường cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú. Một số hoạt động có thể tổ chức như:

Thông tin nghề nghiệp hướng nghiệp

Cung cấp các thông tin nghề nghiệp dưới nhiều định dạng khác nhau như: tờ rơi, các kênh trực tuyến, website, cẩm nang hướng nghiệp nhằm giúp SV vượt qua những thử thách liên quan đến nghề nghiệp và các bước cần thiết để có thể sẵn sàng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp; cung cấp kết quả của khảo sát sau tốt nghiệp giúp SV hiểu hơn về cơ hội nghề nghiệp. Việc tổ chức tuần lễ hướng nghiệp để cung cấp đầy đủ thông tin nghề nghiệp hướng nghiệp cho SV là cần thiết.

Tổ chức các chương trình và sự kiện tìm hiểu nghề nghiệp

Tổ chức các chương trình và sự kiện để SV có cơ hội tìm hiểu về nghề nghiệp nhằm hỗ trợ trong việc lựa chọn nghề như: Tuần lễ nghề nghiệp, tổ chức cho SV đi thực tế, tọa đàm giao lưu SV với các doanh nghiệp/ tổ chức, ngày hội việc làm... Thông qua đó SV có nhiều cơ hội tiếp cận thực tiễn, trải nghiệm công việc, kết nối với các công ty/nhà tuyển dụng để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển tiếp sang môi trường làm việc.

Chương trình cố vấn nghề nghiệp

Trong chương trình này SV sẽ được kết nối với với một chuyên gia trong lĩnh vực mà họ lựa chọn để giải đáp những thắc mắc liên quan đến nghề nghiệp và giúp SV khám phá những cơ hội tuyển dụng. Chương trình phát triển nghề nghiệp giúp SV có thể kết nối với các chuyên gia cố vấn về nghề nghiệp. Các chuyên gia hướng dẫn SV thực hành những công việc thực tế và đưa ra những lời khuyên phát triển nghề nghiệp – đặt mục tiêu phát triển nghề nghiệp và cách thức, động lực để đạt được mục tiêu sau khi tốt nghiệp.

          Chương trình hoàn thiện kỹ năng cá nhân

Chương trình giúp SV có được ưu thế vượt trội về năng lực khi tham gia thị trường lao động đầy cạnh tranh cả trong và ngoài nước.

Bên cạnh chương trình học chính quy, SV còn có thể tham dự chương trình hoàn thiện kỹ năng cá nhân được tổ chức vào mỗi học kỳ. Đây là chuỗi các lớp học chuyên đề ngắn được xây dựng với nội dung phong phú giúp SV phát triển các kiến thức và kỹ năng bổ trợ hữu ích trong hành trình nghề nghiệp sau này như: Kỹ năng tư duy sáng tạo, giao tiếp tự tin, kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, kỹ năng lãnh đạo có nhân cách, kỹ năng hoạch định sự nghiệp… Những kỹ năng này giúp cho SV có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và tự tin trong môi trường làm việc hội nhập, biết cách tạo hồ sơ chứng minh năng lực tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và đối tác kinh doanh. SV sẽ được gặp gỡ khách mời là những nhà lãnh đạo đầu ngành, các giảng viên và cựu SV.

Chuẩn bị cho việc tuyển dụng

          Tư vấn giúp SV chuẩn bị xin việc như: Kỹ năng viết hồ sơ xin việc, phỏng vấn, kỹ năng giải quyết vấn đề, sắp xếp thời gian, giao tiếp... dành cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp hoặc đi thực tập. 

3.4.    Tăng cường công tác tuyên truyền cho người học, cán bộ, giảng viên về công tác tư vấn nghề nghiệp

Công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp giữ vai trò quan trọng trong hoạt động đào tạo của các trường đại học. Nó giúp cho người học chủ động trong lựa chọn nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường phù hợp với năng lực, nhân cách cá nhân và phù hợp với thị trường lao động. Đây cũng là một trong những nội dung đánh giá, kiểm định các chương trình đào tạo của các tổ chức kiểm định chất lượng trong nước, quốc tế. Tuy nhiên, để công tác tư vấn nghề nghiệp đạt được hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa các thành viên – người tư vấn (cán bộ, giảng viên, chuyên gia) và người được tư vấn (SV). Do đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người học, cán bộ, giảng viên thấy được tầm quan trọng của công tác tư vấn nghề nghiệp ở trường đại học nhằm dần thay đổi nhận thức và hành động của họ. Đối với SV, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, cần yêu cầu bắt buộc tất cả SV phải tham gia một số hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp nhất định và được nhà trường cấp giấy chứng nhận đã tham gia chương trình.

Tài liệu tham khảo

  1. Phạm Mạnh Hà (2009), Tập bài giảng tâm lý học hướng nghiệp, Khoa Tâm lý học, trường ĐHKHXHNV.
  2. Lê Duy Hùng, “Thực trạng nhu cầu về các hình thức tư vấn hướng nghiệp của học sinh một số trường trung học phổ thông tại TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục, Số 427, tr 15-18.
  3. Randall Stross (2019), Hướng nghiệp trong thời đại 4.0, Nxb Lao động.
  4. Sinh viên, thanh niên đi xin việc: Thiếu kỹ năng từ đầu, http://baovanhoa.vn, 19/9/2018.
  5. Quý IV/2018: Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất vẫn ở nhóm có trình độ cao đẳng, http://kinhtevadubao.vn/.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: ngoclandhnt@yahoo.com

 

NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

Improve the effectiveness of career counseling for university students in Vietnam

Nguyễn Ngọc Lan[1]

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, hoạt động tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên (SV) đã được các nhà trường quan tâm hơn. Mặc dù vậy, tư vấn nghề nghiệp là một mắt xích quan trọng trong hoạt động đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Bài viết góp phần nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên ở các trường đại học ở Việt Nam.

Từ khóa: Tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên, giải pháp nâng cao hiệu quả, trường đại học ở Việt Nam.

Abtract: In recent years, Career Awareness Activities for Students have been paid more attention by schools. However, Career Counseling which is an important part of Training Program is still limited and does not meet practical requirements. The paper contributes to further researches and proposes some solutions to improve the effectiveness of career counseling for university students in Vietnam.

Keywords: career counseling for students, solutions to improve efficiency, universities in Vietnam.

  1. Quan niệm, nội dung tư vấn nghề nghiệp trong trường đại học

Nghề nghiệp là việc mà một người sẽ phải cố gắng để làm tốt công việc của mình sao cho phù hợp với khả năng, trình độ, lòng đam mê đối với nghề. Hoặc nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Đề cập đến tư vấn nghề nghiệp, tìm hiểu quan niệm của một số nhà tâm lý học hướng nghiệp người Nga cho rằng, tư vấn nghề nghiệp là hệ thống các biện pháp giúp đỡ có hiệu quả cho người học tự xác định nghề nghiệp trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm nhân cách của họ [1].

Theo Lê Duy Hùng, tư vấn hướng nghiệp (tư vấn nghề nghiệp) là các hoạt động nhằm hỗ trợ mỗi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ địa phương và quốc gia [2].

Như vậy có thể thấy mục đích của tư vấn nghề nghiệp trước hết giúp cho các cá nhân tự ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp một cách khoa học trên cơ sở phù hợp với nhân cách của họ. Đối với SV, tư vấn nghề nghiệp không chỉ giúp cho họ lựa chọn nghề nghiệp mà còn người học còn phải được tư vấn về những kiến thức (kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ trợ) và các kỹ năng cần thiết để họ có thể đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, cũng như biết cách xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong tương lai, thích nghi với thị trường lao động cạnh tranh gay gắt và nhiều biến động trong cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại ngày nay. Do đó, có thể hiểu Tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên là hệ thống các hoạt động hỗ trợ người học bao gồm từ việc tư vấn lựa chọn nghề nghiệp đến việc tư vấn người học trang bị kiến thức, kỹ năng, tầm nhìn để họ có khả năng đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp, thích ứng với thị trường lao động.

Từ quan niệm trên có thể thấy tư vấn nghề nghiệp cho SV có những nội dung sau:

Thứ nhất, tư vấn giúp người học tự ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở phân tích, đánh giá đặc điểm nhân cách cá nhân phù hợp với nghề nghiệp

Bất kể ai cũng đều sở hữu những tiềm năng nhất định nhưng chỉ được bộc lộ trong những có điều kiện cụ thể. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của các nhà tư vấn nghề nghiệp là có thể giúp người học nhận ra được tiềm năng của họ. Để làm được điều này cần sử dụng các bài trắc nghiệm khác nhau, kết hợp với kĩ năng khai thác, tìm hiểu thông tin từ tư vấn. Nhà tư vấn dùng chuyên môn của mình giúp cho người học tự nhận ra điểm mạnh của họ có phù hợp hay cần cải thiện điểm gì để phù hợp với nghề nghiệp.

Trong quá trình tư vấn, mặc dù nhà tư vấn là người rất quan trọng nhưng không làm hộ người học những gì họ có thể tự làm. Bởi lẽ bản chất của tư vấn chính là trở thành người đồng hành cùng người được tư vấn. Người học sẽ là người tự ra quyết định lựa chọn ngành nghề. Một nguyên tắc trong quá trình tham vấn chính là nhà tham vấn phải tôn trọng quyền tự quyết của người học. Không làm thay mà chỉ là hỗ trợ, giúp đỡ người học quyết định và thực hiện. Bản thân người học phải nhận thức được rằng chính mình mới có quyền quyết định và tự chịu tránh nhiệm với nghề nghiệp được họ lựa chọn. Việc tự quyết còn giúp cho người học trở nên tự tin hơn, mạnh dạn và dày dặn kinh nghiệm hơn. Còn các nhà tham vấn sẽ chỉ đưa ra những lời khuyên, góp ý để giúp các em đưa ra quyết định. Qua đó, người học sẽ tự làm chủ cuộc đời mình và có thể tự mình đương đầu với những thử thách tiếp theo trên chặng đường tìm ra nghề nghiệp và xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp phù hợp.

Thứ hai, tư vấn cho người học ngành nghề có thể lựa chọn và những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần thiết trong từng nghề nghiệp

Thông thường ngành học tại trường quyết định nghề nghiệp sau này. Tuy nhiên, thực tế này giờ đây đã thay đổi do ngành nghề phong phú hơn, khoa học - kỹ thuật có nhiều bước đột phá hơn, những yêu cầu công việc đa dạng hơn. Một người học ngành tài chính sau này có thể làm chuyên viên nhân sự, một kỹ sư cơ khí có thể làm chuyên viên thiết kế web, một cử nhân văn chương có thể làm du lịch... Do đó, cần thông tin và tư vấn những nghề nghiệp mà người học có thể lựa chọn làm việc.

Bên cạnh đó, cần tư vấn cho người học khối kiến thức chuyên môn, bổ trợ và những kỹ năng cần thiết để họ có khả năng làm việc ở một ngành nghề cụ thể. Mỗi ngành nghề khác nhau cần có khối kiến thức, kỹ năng khác nhau bên cạnh kiến thức, kỹ năng chung. Tư vấn cho người học cần được tiến hành sớm để người học có thời gian chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Thứ ba, tư vấn cho người học xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp

Tư vấn nghề nghiệp không chỉ giúp cho người học lựa chọn nghề nghiệp mà còn giúp họ phát triển nghề nghiệp. Nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng thì người học sẽ chán nản và liên tục chuyển đổi công việc mà vẫn không thấy hài lòng. Do đó, cần tư vấn cho người học xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp trước khi tốt nghiệp.

Để xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp, trước hết người học cần biết rõ mục tiêu ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cần đạt được trong từng giai đoạn. Đồng thời, chuẩn bị những kiến thức, văn bằng, chứng chỉ, kỹ năng, kinh nghiệm, tầm nhìn cần có để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Đối với nhà tuyển dụng, kế hoạch phát triển sự nghiệp của SV trong hồ sơ xin việc là phần quan trọng để nhà tuyển dụng thấy được một phần nào đó điều mà ứng viên sẽ mang lại cho công ty nếu họ được nhận. Chính vì vậy ứng viên cần viết phần này thật kỹ để tạo ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng.

  1. Một số tồn tại trong công tác tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên ở trường đại học Việt Nam

Hiện nay tình trạng còn không ít SV tốt nghiệp thất nghiệp hoặc chưa tìm được công việc phù hợp với ngành nghề đào tạo. Theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp quý IV năm 2018 là 2.17%. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp cao nhất vẫn ở nhóm có trình độ cao đẳng là 4,1%; nhóm có trình độ trung cấp là 2,61%; nhóm có trình độ đại học trở lên là 2,57% và nhóm sơ cấp nghề là 1,51%.[5]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có lý do SV còn thiếu thông tin về các nghề gắn với ngành được đào tạo ở trường. Đặc biệt, nhiều sinh viên còn thiếu kỹ năng. Không ít SV quan niệm chỉ cần học những gì được dạy trên lớp là đủ, không biết rằng trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng mới thực sự là yếu tố quyết định để được tuyển dụng. Bên cạnh đó, tình trạng SV tốt nghiệp ra trường “nhảy việc” liên tục gây lãng phí thời gian, đồng thời tạo khó khăn phát triển nghề nghiệp trong tương lai của họ.

Những hạn chế này phần nào cho thấy công tác tư vấn nghề nghiệp ở nhiều trường đại học Việt Nam hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề. Cụ thể:

Một là, một số trường chưa có bộ phận chuyên trách tư vấn nghề nghiệp

Ở Việt Nam, mặc dù Bộ GDĐT đã ban hành quy định về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm trong các cơ sở giáo dục đại học, theo đó, các cơ sở đào tạo phải thành lập một đơn vị hoặc bộ phận hướng nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay một số trường đại học ở VN chưa có bộ phận hướng nghiệp hoặc nếu có thì đặt trong trung tâm hỗ trợ sinh viên. Khảo sát công tác hướng nghiệp ở các trung tâm cho thấy nhiệm vụ hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp chủ yếu chỉ là các hoạt động giới thiệu việc làm cho sinh viên, mà chưa thực sự là một đơn vị chuyên trách có chức năng, nhiệm vụ cụ thể và đầy đủ nhân lực được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.

Hai là, đội ngũ tư vấn nghề nghiệp của nhà trường vừa thiếu, vừa yếu

Chủ thể thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp (chủ yếu là bộ phận tư vấn nghề nghiệp và các giáo viên chủ nhiệm lớp) không được đào tạo cơ bản, chỉ là kiêm nhiệm, chưa từng được tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động tư vấn nghề nghiệp nên nhận thức còn chưa đầy đủ về công việc mình đảm nhiệm, thiếu phương pháp, kỹ năng tư vấn.

Ở nước ta hiện chưa có ngành đào tạo giáo viên về công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp. Do đó, việc thiếu hụt đội ngũ tư vấn hướng nghiệp tư vấn nghề nghiệp được đào tạo bài bản sẽ không thể sớm được giải quyết. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác tư vấn nghề nghiệp hướng nghiệp ở các trường đại học Việt Nam.

Ba là, hoạt động tư vấn nghề nghiệp chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, đầy đủ

Có thể thấy việc định hướng nghề nghiệp cho sinh viên là một quá trình liên tục và kéo dài từ năm đầu đến những năm cuối cùng của bậc đại học. Trong mỗi năm học, SV cần được gặp gỡ trao đổi với các giảng viên, cựu SV, các nhà tuyển dụng về thông tin nghề nghiệp; tổ chức cho SV thực tập và trải nghiệm công việc thực tế. SV năm cuối cần được tư vấn đào tạo các kỹ năng xin việc làm, kỹ năng làm việc, quản lý, lãnh đạo; tư vấn xây dựng kế hoạch nghề nghiệp trong mỗi giai đoạn. Nhưng trên thực tế, phần lớn các trường đại học chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến công tác này. Có nhiều trường lồng ghép hoạt động tư vấn nghề nghiệp hướng nghiệp trong tuần sinh hoạt công dân SV đầu khóa, giữa khóa, cuối khóa nên nội dung sơ sài, nghèo nàn, hình thức đơn điệu.

Tư vấn kỹ năng cho SV trong kỳ thực tập cũng chưa được chú trọng. Kỳ thực tập là cơ hội để SV trực tiếp áp dụng những kiến thức chuyên môn được đào tạo vào môi trường làm việc thực tiễn. Tuy thời gian thực tập chỉ một vài tháng song có ý nghĩa quan trọng, không chỉ giúp SV hoàn thiện kỹ năng, năng lực, trải nghiệm thực tiễn mà còn là cơ hội để SV tìm hiểu, lựa chọn cũng như mở ra cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Ở nhiều trường đại học SV phải tự mình tìm nơi thực tập, nếu không thì nhà trường hoặc khoa sẽ giới thiệu đơn vị thực tập. Việc tự tìm nơi thực tập không hề dễ nên SV thường tìm chỗ quen biết để thực tập. Khi đi thực tập, SV còn thiếu kiến thức, thiếu tính chủ động, nhất là thiếu kỹ năng mềm nên khó hòa nhập vào môi trường làm việc. Hơn nữa, nhiều đơn vị chỉ giao những việc đơn giản, không phù hợp với chuyên môn nên SV dễ sinh chán nản, không ít SV không tới nơi thực tập hàng ngày. Thậm chí, đến thời gian gần nộp báo cáo thực tập thì mới bắt đầu xin số liệu ở cơ quan rồi lên mạng tìm tài liệu có sẵn để copy. Do vậy, kết quả của kỳ thực tập ở các trường đại học còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

  1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên các trường đại học

Có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên nhưng bài viết chỉ tập trung làm rõ 04 giải pháp chủ yếu sau:

3.1.    Thành lập bộ phận tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên, xây dựng mô hình tư vấn nghề nghiệp hai cấp

Để có thể triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp, hiệu quả, các trường đại học cần thành lập bộ phận chuyên trách tư vấn nghề nghiệp theo mô hình hai cấp: cấp nhà trường và cấp Viện/khoa/bộ môn. Bởi lẽ tư vấn nghề nghiệp có rất nhiều nội dung cần phải được thực hiện ở các cấp khác nhau. Đối với cấp trường (bộ phận tư vấn nghề nghiệp), nội dung tư vấn nên tập trung vào các vấn đề như: Tư vấn lựa chọn ngành nghề, thông tin về thế giới ngành nghề, thị trường lao động, gặp gỡ các nhà tuyển dụng trong hội chợ việc làm, tư vấn kỹ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, viết hồ sơ xin việc, hội nhập quốc tế, khởi nghiệp...). Đối với cấp Viện/Khoa/Bộ môn nên tập trung tư vấn chuyên sâu ngành nghề gắn với chuyên ngành đào tạo như: Tư vấn kỹ năng nghề nghiệp (bằng cấp, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc...), xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp, kỹ năng thực tập... 

 

 

 

Hình 1.  Mô hình tư vấn nghề nghiệp hai cấp cho sinh viên

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình, cần xây dựng kế hoạch tư vấn nghề nghiệp với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa hai cấp, trong đó bộ phận hướng nghiệp của nhà trường làm đầu mối. Kế hoạch tư vấn nghề nghiệp cần được xây dựng cho cả khóa học đảm bảo đủ nội dung cần thiết, tính logic, hình thức phong phú, hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng được tư vấn.

3.2.    Xây dựng đội ngũ tư vấn nghề nghiệp đủ số lượng và đảm bảo chất lượng

Đội ngũ tư vấn nghề nghiệp phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm, có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực nghề nghiệp và có tâm huyết trong truyền tải tri thức về nghề đến SV. Các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp là những được đào tạo chuyên sâu, có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, giúp SV hiểu rõ bản thân, những cơ hội sắp tới cũng như những tác động chi phối từ quyết định chọn ngành học cho đến chọn nghề nghiệp phù hợp. Hướng dẫn sinh viên cách đặt mục tiêu nghề nghiệp và cách đạt được những mục tiêu đó, cũng như đưa ra những quyết định nhằm thăng tiến trong sự nghiệp.

Để nhanh chóng có đội ngũ tư vấn nghề nghiệp đủ về số lượng, chất lượng, Bộ GDĐT cần sớm mở ngành đào tạo giáo viên hướng nghiệp. Trước mắt để khắc phục tình trạng thiếu và yếu nguồn nhân lực hướng nghiệp, nhà trường cần tăng cường mời các doanh nghiệp, tổ chức trong nước, nước ngoài, cựu SV tư vấn cho người học thông qua  các hội chợ việc làm, các cuộc thi khởi nghiệp... Đồng thời, tăng cường hỗ trợ SV trong kỳ thực tập để họ có thể rèn luyện được nhiều kỹ năng qua hoạt động thực tiễn. Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để các giáo viên chủ nhiệm giao lưu, chia sẻ công tác tư vấn nghề nghiệp.

Cần trang bị cho cán bộ tư vấn những kĩ năng đơn giản nhất để hỗ trợ SV trong quá trình hướng nghiệp thông qua những thao tác như: Hỗ trợ SV tìm kiếm thông tin hướng nghiệp nghề nghiệp, giúp SV hiểu rõ bản thân và xác định thế mạnh, hỗ trợ tư vấn những vấn đề đơn giản trong việc tìm hiểu nghề và chọn nghề. Mặt khác, cần tăng cường hoạt động đưa giảng viên đi thực tế đến các doanh nghiệp, tổ chức để họ nắm được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, ý thức, thái độ của người lao động, từ đó giúp cho việc tư vấn nghề nghiệp sát với thực tế.

3.3.    Tổ chức tư vấn ngành nghề với nhiều nội dung, chương trình phong phú, đa dạng phù hợp với từng đối tượng

Ở các trường đại học tại các nước phát triển, SV từ lúc nhập trường đến khi kết thúc khóa học được nhà trường tư vấn, cung cấp tất cả các thông tin cần thiết định hướng nghề nghiệp. Các cơ sở đào tạo đều có chiến lược định hướng, tư vấn nghề nghiệp ngay từ đầu khóa học giúp người học nhận rõ tiềm năng bản thân để chọn nghề phù hợp, giúp cho SV nắm chắc ngành học sau khi ra trường sẽ làm gì, hay công việc ấy đòi hỏi những kỹ năng cụ thể nào, các yêu cầu của nghề đối với người lao động, trang bị những kiến thức về thị trường lao động, thế giới nghề nghiệp… Các hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với đặc điểm tâm lý của SV nên đạt được hiệu quả cao. Do vậy, để nâng cao chất lượng tư vấn nghề nghiệp, các trường cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú. Một số hoạt động có thể tổ chức như:

Thông tin nghề nghiệp hướng nghiệp

Cung cấp các thông tin nghề nghiệp dưới nhiều định dạng khác nhau như: tờ rơi, các kênh trực tuyến, website, cẩm nang hướng nghiệp nhằm giúp SV vượt qua những thử thách liên quan đến nghề nghiệp và các bước cần thiết để có thể sẵn sàng làm việc ngay sau khi tốt nghiệp; cung cấp kết quả của khảo sát sau tốt nghiệp giúp SV hiểu hơn về cơ hội nghề nghiệp. Việc tổ chức tuần lễ hướng nghiệp để cung cấp đầy đủ thông tin nghề nghiệp hướng nghiệp cho SV là cần thiết.

Tổ chức các chương trình và sự kiện tìm hiểu nghề nghiệp

Tổ chức các chương trình và sự kiện để SV có cơ hội tìm hiểu về nghề nghiệp nhằm hỗ trợ trong việc lựa chọn nghề như: Tuần lễ nghề nghiệp, tổ chức cho SV đi thực tế, tọa đàm giao lưu SV với các doanh nghiệp/ tổ chức, ngày hội việc làm... Thông qua đó SV có nhiều cơ hội tiếp cận thực tiễn, trải nghiệm công việc, kết nối với các công ty/nhà tuyển dụng để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển tiếp sang môi trường làm việc.

Chương trình cố vấn nghề nghiệp

Trong chương trình này SV sẽ được kết nối với với một chuyên gia trong lĩnh vực mà họ lựa chọn để giải đáp những thắc mắc liên quan đến nghề nghiệp và giúp SV khám phá những cơ hội tuyển dụng. Chương trình phát triển nghề nghiệp giúp SV có thể kết nối với các chuyên gia cố vấn về nghề nghiệp. Các chuyên gia hướng dẫn SV thực hành những công việc thực tế và đưa ra những lời khuyên phát triển nghề nghiệp – đặt mục tiêu phát triển nghề nghiệp và cách thức, động lực để đạt được mục tiêu sau khi tốt nghiệp.

          Chương trình hoàn thiện kỹ năng cá nhân

Chương trình giúp SV có được ưu thế vượt trội về năng lực khi tham gia thị trường lao động đầy cạnh tranh cả trong và ngoài nước.

Bên cạnh chương trình học chính quy, SV còn có thể tham dự chương trình hoàn thiện kỹ năng cá nhân được tổ chức vào mỗi học kỳ. Đây là chuỗi các lớp học chuyên đề ngắn được xây dựng với nội dung phong phú giúp SV phát triển các kiến thức và kỹ năng bổ trợ hữu ích trong hành trình nghề nghiệp sau này như: Kỹ năng tư duy sáng tạo, giao tiếp tự tin, kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa, kỹ năng lãnh đạo có nhân cách, kỹ năng hoạch định sự nghiệp… Những kỹ năng này giúp cho SV có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và tự tin trong môi trường làm việc hội nhập, biết cách tạo hồ sơ chứng minh năng lực tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng và đối tác kinh doanh. SV sẽ được gặp gỡ khách mời là những nhà lãnh đạo đầu ngành, các giảng viên và cựu SV.

Chuẩn bị cho việc tuyển dụng

          Tư vấn giúp SV chuẩn bị xin việc như: Kỹ năng viết hồ sơ xin việc, phỏng vấn, kỹ năng giải quyết vấn đề, sắp xếp thời gian, giao tiếp... dành cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp hoặc đi thực tập. 

3.4.    Tăng cường công tác tuyên truyền cho người học, cán bộ, giảng viên về công tác tư vấn nghề nghiệp

Công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp giữ vai trò quan trọng trong hoạt động đào tạo của các trường đại học. Nó giúp cho người học chủ động trong lựa chọn nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp sau khi ra trường phù hợp với năng lực, nhân cách cá nhân và phù hợp với thị trường lao động. Đây cũng là một trong những nội dung đánh giá, kiểm định các chương trình đào tạo của các tổ chức kiểm định chất lượng trong nước, quốc tế. Tuy nhiên, để công tác tư vấn nghề nghiệp đạt được hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa các thành viên – người tư vấn (cán bộ, giảng viên, chuyên gia) và người được tư vấn (SV). Do đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người học, cán bộ, giảng viên thấy được tầm quan trọng của công tác tư vấn nghề nghiệp ở trường đại học nhằm dần thay đổi nhận thức và hành động của họ. Đối với SV, bên cạnh việc tăng cường tuyên truyền, cần yêu cầu bắt buộc tất cả SV phải tham gia một số hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp nhất định và được nhà trường cấp giấy chứng nhận đã tham gia chương trình.

Tài liệu tham khảo

  1. Phạm Mạnh Hà (2009), Tập bài giảng tâm lý học hướng nghiệp, Khoa Tâm lý học, trường ĐHKHXHNV.
  2. Lê Duy Hùng, “Thực trạng nhu cầu về các hình thức tư vấn hướng nghiệp của học sinh một số trường trung học phổ thông tại TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục, Số 427, tr 15-18.
  3. Randall Stross (2019), Hướng nghiệp trong thời đại 4.0, Nxb Lao động.
  4. Sinh viên, thanh niên đi xin việc: Thiếu kỹ năng từ đầu, http://baovanhoa.vn, 19/9/2018.
  5. Quý IV/2018: Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất vẫn ở nhóm có trình độ cao đẳng, http://kinhtevadubao.vn/.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.