Sidebar

Magazine menu

25
T5, 04

Tạp chí KTĐN số 123

 

IMO 2020 VÀ VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VÀ XNK VIỆT NAM

Hoàng Văn Châu[1]

 

Tóm tắt

Theo quy định tại Phụ lục VI, Công ước MARPOL (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển), từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, hàm lượng lưu huỳnh thải ra từ dầu nhiên liệu được sử dụng trên các tàu buôn, chạy ngoài vùng được kiểm soát khí thải (Emission Control Areas - ECAs), không được vượt quá 0,5% m/m.

Giới hạn hàm lượng lưu huỳnh được giảm xuống 0,5% so với mức 3,5% hiện hành (có hiệu lực từ năm 2012) là một sự thay đổi rất lớn. Việc thực hiện giới hạn mới về hàm lượng lưu huỳnh của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), gọi là IMO 2020, trên toàn cầu là một thách thức to lớn cho chủ tàu, người khai thác tàu, cũng như các bên liên quan trong ngành hàng hải thế giới. Vây, IMO 2020 là gì? Các giải pháp để xử lý ra sao? Tác động của nó đến các bên có liên quan, như chủ tàu, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà sản xuất và cung cấp dầu … như thế nào? Thế giới đã chuẩn bị thực hiện quy định mới của IMO 2020 ra sao và Việt Nam phải làm gì? Đó là nội dung của bài viết dưới đây.

Từ khóa: Tổ chức Hàng hải quốc tế, IMO 2020, công ước MARPOL, nhiên liệu cho tàu biển, chất thải lưu huỳnh, Ngưỡng lưu huỳnh toàn cầu.

Abstract

From 1 January 2020, in accordance with MARPOL Annex VI, the sulphur content of fuel oil used on board commcercial ships trading outside sulphur Emission Control Ereas (ECAs) must not exeed 0.5% m/m.

The 0.5% sulphur limit is a significant reduction from the current global limit of 3.5% m/m which has been in place since 2012. The worldwide implementation of this important new International Miritime Organization (IMO) requirement, known as IMO 2020, is a great challenge to ship owners/oprerators and all parties concerned in maritime shipping. Thus, what is it IMO 2020 and what are solutions to it? How will IMO 2020 effect the ship owners/operators, exporters/importers, producers and suppliers of fuel oil …? How is the World preparing for IMO new sulphur limit and what has Vietnam to do? Below is the answer to those questions.

Keywords: International Miritime Organization, IMO 2020, MARPOL convention, fuel oil, sulphur emission, Global Sulphur Cap.

  1. IMO 2020 là gì?

   Hiện nay tất cả các tàu buôn, chạy trên biển đều sử dụng nhiên liệu hóa thạch, còn được gọi là dầu nhiên liệu, được pha trộn, từ nhẹ đến nặng, như: MGO (Marine gas oil), MDO (Marine diesel oil), IFO (Intermediate fuel oil), MFO (Marine fuel oil), HFO (Heavy fuel oil), trong đó MGO là dầu nhẹ nhất.  HFO là dầu nặng nhất, còn gọi là mazut. Tất cả các loại dầu đó dùng để chạy máy tàu biển (động cơ diesel, công suất lớn) và gọi chung là bunker fuel. Các loại dầu này có hàm lượng sulphur (lưu huỳnh) cao, khi đốt thải ra ô xit lưu huỳnh (SOx) có hại cho sức khỏe và gây ô nhiễm cho môi trường. Mặc dù vận tải biển thải ra lượng carbon thuộc loại thấp nhất trong các phương thức vận tải nhưng với 5,3 triệu barrels dầu mỗi ngày mà đội tàu thế giới tiêu thụ, theo ước tính của MABUX (Marine Bunker Exchange), thì lượng chất độc thải ra môi trường rất lớn.

Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), từ những năm 1960, đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ môi trường biển, giảm thiểu những tác hại của của vận tải đối với môi trường, trong đó có việc tổ chức các hội nghị quốc tế về ngăn ngừa ô nhiểm môi trưởng biển, tổ chức ký kết và thực thi các công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiểm biển. Năm 1954, tại Hội nghị quốc tế ở London đã thông qua “Công ước quốc tế về phòng chống ô nhiểm biển do dầu”, gọi tắt là OILPOL 54. Công ước này có hiệu lực từ năm 1958, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1962, 1969, 1971. Tháng 11/1971, tại London, Vương quốc Anh, các nước đã ký kết” Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ việc nhấn chìm chất thải trên biển”. Năm 1973 có “Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển” (International Convention for the Prevention of Pollution from Ships), gọi tắt là “Công ước MARPOL”. Tại Hội nghị quốc tế tháng 2/1978 do IMO tổ chức, đã thông qua Nghị định thư 1978 sửa đổi, bổ sung Công ước MARPOL 1973. Nghị định thư 1978 có hiệu lực từ ngày 2/10/1983, cùng với Công ước MARPOL 1973 tạo thành Công ước MARPOL 73/78 ngày nay. Cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của IMO là Ủy ban Bảo vệ môi trường (MEPC) đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước MARPOL.

Công ước MARPOL 73/78 đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, cho đến nay đã có 6 Phụ lục quy định về vấn đề ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển, có nội dung và hiệu lực như sau:

Phụ lục

Nội dung, quy định

Hiệu lực

I

 Ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu

02/10/1983

II

Kiểm soát ô nhiễm do chất lỏng độc chở rời

06/04/1987

III

Ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc hại chuyên chở dưới dạng bao gói

01/07/1992

IV

Ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải của tàu

27/09/2003

V

Ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải của tàu

31/12/1988

VI

Ngăn ngừa ô nhiễm do khí thải của tàu

19/05/2005

 

Phụ lục VI nói trên, sau đó đã có sửa đổi, bổ sung và đã có hiệu lực từ năm 2010. IMO 2020 là liên quan đến Phụ lục VI, quy định về ngăn ngừa ô nhiễm bởi khí thải của tàu do việc sử dụng nhiên liệu (dầu nhiên liệu) gây ra. Mục đích của Phụ lục này là kiểm soát việc thải ra các chất có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người từ các tàu biển, như ô xít Lưu huỳnh (SOx), ô xít Ni tơ (NOx), các chất làm suy giảm tầng ô zôn và các chất hữu cơ dễ bay hơi khác.

Đối với ô xít lưu huỳnh, Phụ lục VI (Regulation 14) quy định: hàm lượng lưu huỳnh trong bất kỳ loại dầu đốt nào được sử dụng trên tàu không được vượt quá:

- 4,5% m/m trước ngày 01 tháng 01, năm 2012;

- 3,5% m/m kể từ ngày 01 tháng 01, năm 2012;

- 0,5% m/m kể từ ngày 01 tháng 01, năm 2020.

Căn cứ vào tình hình thực tế, sự sẵn sàng của dầu nhiên liệu tiêu chuẩn, ngày 28 tháng 10 năm 2016, IMO tiếp tục ban hành Nghị quyết MEPC.280 (70), quyết định về thời điểm hiệu lực thi hành tiêu chuẩn dầu nhiên liệu tại Quy định 14.1.3 của Phụ lục VI, Công ước MARPOL là ngày 1 tháng 1 năm 2020. Hàm lượng lưu huỳnh 0,5% trong dầu, bắt đầu có hiệu lực trên toàn cầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, chính là nội dung của IMO 2020. Như vậy, về giới hạn hàm lượng lưu huỳnh trong khí thải của tàu, các tàu biển trên toàn Thế giới phải giảm từ mức 3,5% m/m hiện nay (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01, năm 2012)  xuống 0,5% m/m vào đầu năm 2020 (ngày 01 tháng 01).

Ở những khu vực phải kiểm soát khí thải (ECA) do IMO quy định (khu vực biển Baltic, khu vực biển Bắc, khu vực Bắc Mỹ, vùng biển Caribe-Mỹ), hàm lượng lưu huỳnh thải ra từ dầu nhiên liệu của tàu còn phải ở mức thấp hơn (0,1%).

Các tàu biển thuộc đối tượng phải thực hiện quy định của Phụ lục VI bao gồm:

- Tất cả các tàu, không phụ thuộc vào năm đóng, vùng hoạt động và kích cỡ của tàu;

- Các tàu có dung tích đăng ký toàn phần từ (GRT) từ 400 trở lên được đóng vào hoặc sau ngày 19/05/2005 còn phải có thêm Giấy chứng nhận theo yêu cùa của Phụ lục VI;

- Đối với các tàu có dung tích từ 400 GRT trở lên được đóng trước ngày 19/05/2005 phải được kiểm tra và chứng nhận không muộn hơn đợt kiểm tra trên đà đầu tiên sau ngày 19/05/2005, nhưng trong mọi trường hợp không được muộn hơn ngày 19/05/2008.

    Để thúc đẩy hơn nữa quá trình thực hiện Công ước MARPOL, hơn 100 nước thành viên IMO, vào tháng 4/2018 tại London, đã thông qua “Chiến lược ban đầu của IMO về giảm phát thải khí nhà kính (GHG) từ tàu”, theo đó phải giảm ít nhất là 50% vào năm 2050 so với mức của năm 2008.

Tinh đến tháng 1 năm 2018, đã có 156 quốc gia mà tàu treo cờ là thành viên của MARPOL 73/78, chiếm 99,42% tổng dung tích đội tàu biển thế giới. Tất cả các tàu biển thuộc các quốc gia mà tàu treo cờ là bên ký kết Công ước MARPOL đều phải đáp ứng yêu cầu của Công ước dù tàu chạy ở đâu. Các nước thành viên phải chịu trách nhiệm về các tàu đã đăng ký tại cơ quan đăng kiểm nước mình. Việt Nam đã gia nhập Công ước MARPOL 73/78  năm 1991 và đương nhiên cũng phải thực hiện các quy định của Phụ lục VI với tư cách là một nước thành viên.

  1. Làm thế nào để giảm khí thải lưu huỳnh theo yêu cầu của IMO 2020

     Để giảm hàm lượng lưu huỳnh trong khí thải từ tàu, các chủ tàu, người klhai thác tàu phải sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, phải lắp đặt máy lọc khí hoặc phải dùng nhiên liệu thay thế. IMO cũng đưa ra một số phương pháp để các tàu biển sử dụng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải:

- Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp như quy định (như dầu MGO hay LSFO (low-sulfur-fuel);

- Sử dụng nhiên liệu tinh chế khi tàu đi vào các vùng kiểm soát khí thải (ECA) đã quy định (hàm lượng lưu huỳnh không quá 0,1%);

- Sử dụng dầu ga như nhiên liệu mà khi đốt cháy sẽ thải ra ít ô xít lưu huỳnh;

- Sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG);

- Sử dụng methanol hay LPG làm nhiên liệu thay thế như đang dùng trên một số tuyến dường ngắn;

- Lắp đặt hệ thống lọc khí thải hoặc “máy lọc khí” (scrubbers) trên tàu để lọc trước khi thải ra môi trường.

Để thực hiện được các phương án trên, các chủ tàu phải đối mặt với không ít khó khăn, như thị trường có sẵn loại dầu chuẩn hay không, giá cả bao nhiêu; trên tàu có sẵn khoảng không để lắp đặt thêm máy móc thiết bị; giá cả và sự có sẵn của máy lọc khí, sử dụng nhiên liệu mới liệu có phù hợp và ảnh hưởng đến máy tàu không …

Việc thực hiện quy định của IMO 2020 của các chủ tàu và người khai tác tàu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: loại tàu, cấu trúc của tàu (có chỗ để lắp đặt máy lọc khí không); chi phí lắp đặt và vận hành hệ thống lọc khí;  tuổi tàu (tàu giá quá, trên 20 tuổi, có đáng lắp máy lọc khí); khu vực mà tàu kinh doanh (có ở trong vùng ECA không); bên nào đang phải chịu chi phí nhiên liệu (trong trường hợp tàu đang được cho thuê định hạn); sự sẵn có của nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp và giá cả; sự sẵn có của nhiên liệu thay thế và tính kinh tế của chúng; tình hình kinh doanh (nhìn chung là rất khó khăn cho các hãng tàu trong những nằm gần đây, nhiều hãng tàu thua lỗ do nguồn hàng giảm)…

 Chủ tàu cũng có thể chọn cách “không tuân thủ” nếu họ thấy rủi ro mà họ phải đối mặt không lớn bằng chi phí bỏ ra để “tuân thủ”. Việc “không tuân thủ” cũng có thể là một phương án lựa chọn vì hoạt động hàng hải thường không được kiểm soát nghiêm ngặt hoặc do thị trường khó khăn đã buộc các chủ tàu lựa chọn “không tuân thủ”. Lý do quan trọng nữa là bản thân IMO không có cơ chế buộc các chủ tàu hay người khai thác tàu thực thi quy định của mình. Cơ quan có quyền cưỡng chế thi hành quy định của IMO 2020 là các quốc gia có tàu treo cờ và Cơ quan kiểm soát cảng (PSC) mà chế tài cũng chưa có quy định thống nhất.

  1. Tác động của IMO 2020 đến các bên có liên quan
    • Các hãng tàu

     Theo tính toán Harley Marine, hiện có khoảng 50.000 tàu buôn (chiếm 90% đội tàu buôn Thế giới) bị ảnh hưởng bởi quy định của IMO 2020, trong đó đội tàu của các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Panama, Liberia, Marshall Islands, Hongkong, Singapore, Hy Lạp, Bahamas, Trung Quốc. Các hãng tàu lớn là những người phải chi tiền và chịu thiệt hại nhiều nhất cho đội tàu của mình. Theo tính toán của hãng tàu MSC (Thụy Sĩ), các chi phí sửa chữa, trang thiết bị cho tàu và nhiên liệu cho đội tàu của hãng có thể hơn 2 tỷ USD/năm. Hãng Maersk Line cũng dự kiến phải chi cho nhiên liệu và các chi phí khác để đáp ứng yêu cầu của IMO 2020 sẽ vượt quá 2 tỷ USD. CEO của Hapag Lloyd cũng cho rằng hãng sẽ phải chi từ 75 đến 100 triệu USD cho nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp trong quý 4 năm 2019 để sẵn sàng thực hiện quy định của IMO 2020 từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.

      Để thực hiện IMO 2020, chủ tàu, trước tiên phải kiểm tra tình hình tài chính của mình xem họ có thể chi để mua máy lọc khí (khoảng 3-5 triệu USD), có thể trả chi phí phụ trội cho nhiên liệu, có thể cắt giảm lợi nhuận do chi phí nhiên liệu tăng hay chuyển chi phí đó cho khách hàng. Các hãng tàu cũng phải đánh giá các tuyến đường cho tàu của mình, đàm phán với các nhà cung cấp nhiên liệu tại các cảng bơm dầu về nguồn hàng và giá cả cũng như khả năng cạnh tranh của hãng nếu không đáp ứng yêu của của IMO 2020.

Theo tính toán, ngành vận tải container toàn cầu dự kiến phải chi 24 tỷ USD để chuẩn bị cho việc thực hiện các yêu cầu của IMO 2020. Ngưỡng lưu huỳnh mới cũng sẽ làm cho giá dầu tiêu chuẩn (VLSFO) tăng lên. Cụ thể, ngày 2 tháng 8 năm 2019, chênh lệch giữa giá dầu tiêu chuẩn với dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao (HSFO) là 238,5 USD/MT. Theo dự báo của Wood Mackenzi, đến tháng 1 năm 2020, khi ngưỡng lưu huỳnh 0,5 có hiệu lực thì chênh lệnh này có thể lên tới 350 USD/MT. Giá dầu tăng, làm cho chi phí khai thác tàu tăng, các hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí (BAF), ngoài giá cước cơ bản. Phụ phí BAF được các hãng tàu tính theo công thức: BAF = Giá dầu X hệ số tiêu thụ dầu. Giá dầu được tính trên cơ sở giá dầu trung bình tại các cảng chính trên thế giới, còn hệ số tiêu thụ phản ánh mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình trên tuyến đường liên quan. Một số hãng tàu hàng đầu như, Maersk, CMA, CGM và MSC đã tuyên bố sẽ đánh thêm phụ phí vào giá cước để bù cho giá dầu tăng. Rất nhiều hãng tàu, như CMA-CGM, ONE, OOCL và APL đã thông báo là tất cả các chi phí phát sinh do thực hiện IMO 2020 sẽ chuyển sang khách hàng (chủ hàng) và hàng hóa vận chuyển. Việc chuyển chi phí này sang cho khách hàng, theo các hãng tàu, là dựa trên việc thực hiện phụ phí giá dầu mới thay cho phụ phí giá dầu hiện nay.

  • Các nhà cung cấp nhiên liệu

      IMO 2020 sẽ làm thay đổi mạnh mẽ ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu cho tàu biển trên toàn thế giới, từ nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao hiện nay (3,5%) sang nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn nhiều (0,5%). Điều này sẽ ảnh hưởng đến các nhà cung cấp nhiên liệu hàng hải toàn cầu, gía cả thị trường, phương thức và hệ thống cung cấp. Việc bảo quản nhiên liệu cũng phức tạp hơn, làm tăng thêm chi phí, ví dụ như phải thêm không gian để trộn dầu, để bảo quản két dầu tại các cảng và địa điểm cấp dầu cho hai loại dầu (loại có hàm lượng lưu huỳnh thấp và loại có hàm lượng lưu huỳnh cao (dùng cho tàu có máy lọc). Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng rất khó dự đoán nhu cầu các loại dầu (dầu nặng, dầu tiêu chuẩn) là bao nhiêu vì phải song song sử dụng các loại dầu khác nhau và rất khó dự đoán bao nhiêu tàu sẽ chuyển sang dùng dầu tiêu chuẩn, bao nhiêu tàu sẽ sử dụng máy lọc và bao nhiêu tàu sử dụng nhiên liệu thay thế khác.

 

  • Các nhà xuất, nhập khẩu

Các chủ tàu đã tuyên bố là phụ phí giá dầu tăng (BAF) do phải thực hiên IMO 2020 sẽ chuyển sang chủ hàng và hàng hóa nên, hiển nhiên, người bán hoặc người mua phải chịu phụ phí này. Phụ thuộc vào hãng tàu và mặt hàng, phụ phí giá dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể từ 5 đến 35 USD/container 20” và từ 10 đến 70 USD/container 40”. Khoản chi phí này không phải là nhỏ, làm gia tăng đáng kể giá cả hàng hóa, là điều cần phải đàm phán thêm trong hợp đồng mua bán. Các hãng tàu sẽ có cách tính toán khác nhau về phụ phí này, phụ thuộc vào các yếu tố như dịch vụ cung cấp, tuyến đường, hiệu quả kinh doanh, phân phối trọng lượng ở đầu và đuôi tàu, lượng dầu tiêu thụ mỗi ngày … Theo cách tính của hãng Hapag Lloyd, phụ phí dầu có thể dao động từ 124 – 368 USD/TEU phụ thuộc vào tuyến đường và giá dầu. Chủ hàng có hàng gửi khối lượng lớn cũng có thể đàm phán với chủ tàu về phụ phí.

  1. Ai kiểm soát việc thực thi quy định IMO 2020

Đối tượng phải tuân thủ các quy định của IMO 2020 là các chủ tàu và người khai thác tàu, cùng với quốc gia với tư cách là thành viên MARPOL. Các quốc gia có tàu treo cờ và chính quyền cảng của các nước tham gia Công ước (thông qua Cơ quan kiểm soát của cảng - Port State Control) có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc thực thi IMO 2020. Chính phủ các nước phải ban hành các quy định để các chủ tàu của nước mình thực hiện quy định của IMO và cấp chứng chỉ theo quy định của Phụ lục VI. Cơ quan kiểm soát của cảng (PSC) của các nước thành viên MARPOL sẽ kiểm tra khi tàu đến cảng về việc tuân thủ IMO 2020, cụ thể là khí thải và nhiên liệu mà tàu sử dụng có phù hợp với quy định của IMO 2020 hay không. Nếu các tàu vi phạm các quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPOL, thì chủ tàu sẽ bị chế tài bởi các quốc gia và Cơ quan Kiểm soát cảng.

       Yêu cầu về giới hạn hàm lượng lưu huỳnh 0,5% sẽ được thực thi nghiêm túc trên toàn cầu bởi Chính quyền cảng (PSC). Cần nhấn mạnh rằng sẽ không có thời gian “chuyển tiếp” sau ngày 1 tháng 1 năm 2020 cho việc sử dụng các nhiên liệu không phù hợp trên tàu. Thời gian “chuyển tiếp” thực tế là thời gian trước nửa đêm ngày 31 tháng 12 năm 2019. Các hãng tàu, người thuê tàu cũng như các thuyền viên cần chuẩn bị đầy đủ từ bây giờ.

     Để thực hiện IMO 2020, Chính phủ các quốc gia có tàu treo cờ, Cơ quan Kiểm soát cảng phải ban hành các quy định và kiểm tra, kiểm soát việc thực thi các quy định đó.

     Hiện tại, Cảng Singapore đã có quy định kiểm tra sự tuân thủ của các tàu ghé vào cảng này, từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, theo quy định của IMO, trên cơ sở Hướng dẫn năm 2019 đối với Cơ quan Kiểm soát cảng. Nội dung kiểm tra bao gồm: việc sử dụng nhiên liệu phù hợp, chất lượng nhiên liệu, việc sử dụng máy lọc (loại hở, kín hay kết hợp), giấy tờ, chứng nhận theo quy định. Nếu dùng máy lọc, trước khi tàu đến cảng, tàu phải thông báo dùng máy lọc loại nào. Nếu dùng máy lọc dạng hở (open-loop scrubber), tàu sẽ được nhắc nhở không được xả chất thải từ máy lọc xuống biển, tàu sẽ được hướng dẫn dừng máy lọc đó và dùng nhiên liệu phù hợp. Nếu tàu tuyên bố không có nhiên liệu phù hợp, thì sẽ có email tự động gửi đến, yêu cầu tàu nạp nhiên liệu phù hợp trước khi tàu đến cảng Singapore. Nếu tàu đến cảng Singapore mà không không có loại dầu phù hợp thì phải xuất trình “Báo cáo không có dầu nhiên liệu phù hợp” (FORNA) và tàu phải nạp nhiên liệu phù hợp trước khi rời cảng Singapore.

  1. Thế giới đang chuẩn bị thực thi IMO 2020 như thế nào?
    • Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO)

1) IMO đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để chuẩn bị cho việc thực hiên quy định của IMO 2020:

- Hội thảo khu vực về việc phê chuẩn và triển khai Phụ lục VI của MARPOL và Chiến lược ban đầu của IMO về giảm phát khí thải nhà kính từ tàu. Hội thảo được tổ chức tại Vina del Mar (Chile) từ ngày 30/09 đến ngày 2/10/2019 với sự tham gia của đại diện 12 quốc gia thuộc khu vực Mỹ-Latinh. Tại hội thảo, những người tham gia đã trao đổi về việc phê chuẩn Công ước MARPOL, Phụ lục VI, những khó khăn trong việc thực hiện giới hạn mới về chất thải lưu huỳnh, về tăng cường hợp tác ở cấp khu vực trong việc thực hiện IMO 2020.

- Diễn đàn về IMO 2020 và nhiên liệu thay thế. Diễn đàn được tổ chức tại trụ sở IMO ở London từ ngày 17-18 tháng 10 năm 2019, với sự tham gia của 300 đại biểu, đại diện cho các Chính phủ, cho ngành có liên quan, như vận tải, các nhà sản xuất và cung cấp nhiên liệu, các luật gia. Chương trình nghị sự của Diễn đàn bao gồm các vấn đề: triển vọng thực hiện IMO 2020 đối với các nước thành viên; nguồn cung và chất lượng của loại dầu phù hợp; công tác chuẩn bị và hướng dẫn thực hiện; sử dụng máy lọc và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để đáp ứng yêu cầu 0,5%; nhiên liệu thay thế và quá trình khử carbon trong ngành vận tải biển… Diễn đàn đã ghi nhận sự nỗ lực của các quốc gia, của các chủ thể khác nhau trong việc chuẩn bị thực hiện IMO 2020, những thách thức của sự thay đổi, sự cần thiết của việc hợp tác giũa các bên có liên quan. Tổng thư lý IMO, Kitack Lim, tại Diễn đàn, nhấn mạnh “sự hợp tác chặt chẽ giữa những người chơi chính trong lĩnh vực này là điều cần thiết để chuyển đổi suôn sẽ giới hạn mới của hàm lượng lưu huỳnh vào năm 2020”. Đại diện của các quốc gia thành viên, đến từ các nước Đan Mạch, Nhật Bản, Singapore, Quần Đảo Marshall, tuyên bố họ sẵn sàng thực thi giới hạn lưu huỳnh mới. Đại diện của ngành dầu khí (IPIECA) và Hiệp hội Công nghiệp Bunker quốc tế (IBIA) đã xác nhận sự sẵn sàng cung cấp nhiên liệu mới ở tất cả các nơi và đã có sẵn ở một số nơi, dự kiến sự biến động giá, sự mất cân bằng giữa cung và cầu trong một thời gian. Đại diện của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã mô tả một tiêu chuẩn mới được công bố gần đây là ISO PAS 23263 về chất lượng nhiên liệu để thực hiện giới hạn hàm lượng lưu huỳnh mới. Một số tham luận khác cũng đã đề cập đến việc sử dụng máy lọc (sẽ được lắp đặt trên khoảng 4000 tàu) và khả năng dùng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để đáp ứng tiêu chuẩn này.

2) Hướng dẫn thực hiện IMO 2020

Để thực hiện giới hạn hàm lượng lưu huỳnh mới, IMO đã ban hành các Nghị quyết hoặc Thông báo cho các cơ quan có liên quan:

- Nghị quyết của Ủy ban Bảo vệ môi trường (MEPC).320 (74): Hướng dẫn thực hiện thống nhất giới hạn lưu huỳnh 0,5% theo Phụ lục MARPOL VI;

- Thông báo MEPC.1/Circ.875: Hướng dẫn thực hành cho người mua bán, sử dụng dầu nhiên liệu để đảm bảo chất lượng dầu trên tàu;

- Thông báo MEPC.1/Circ.878, ngày 09/11/2018 về Hướng dẫn xây dựng “Kế hoạch thực hiện cụ thể” (SIP) của tàu về giới hạn hàm lượng lưu huỳnh 0,5%, theo Công ước MARPOL, Phụ lục VI;

- Thông báo 4020 về cung ứng và sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh 0,5%.

5.2. Phòng Hàng hải  quốc tế (ICS)

      Phòng Hàng hải quốc tế, ngày 1 tháng 7 năm 2019, đã ban hành Hướng dẫn các hãng tàu và thuyền viên chuẩn bị cho việc tuân thủ Ngưỡng lưu huỳnh toàn cầu 2020 (2020 Global Sulphur Cap) về nhiên liệu cho tàu phù hợp với MARPOL, Phụ lục VI. Hướng dẫn này của ICS được chuẩn bị cho hầu hết các tàu phải tuân thủ ngưỡng giới hạn lưu huỳnh mới (0,5% m/m hoặc ít hơn) ngay sau ngày 1 tháng 1 năm 2020, chỉ loại trừ một số tàu nhỏ, nếu lựa chọn cơ chế tuân thủ tương tự theo quy định 4 của Phụ lục VI, tức là sử dụng LNG hoặc hệ thống lọc khí thải. Hướng dẫn cập nhật lần này được ICS xây dựng với sự hỗ trợ của các đối tác là Hiệp hội Chủ tàu Châu Á, Hiệp hội Chủ tàu Cộng đồng Châu Âu, đã bổ sung các quyết định của Ủy ban bảo vệ môi trường biển (MEPC) và Ủy ban an toàn hàng hải (MSC) liên quan đến sử dụng nhiên liệu với giới hạn hàm lưu huỳnh mới. Hướng dẫn của ICS được hy vọng có tác dụng hỗ trợ to lớn cho các hãng tàu và thuyền viên trong việc vượt qua các thách thức, chuẩn bị đầy đủ cho việc tuân thủ Ngưỡng lưu huỳnh toàn cầu năm 2020. Hướng dẫn cũng chỉ rõ các hãng tàu phải xây dựng Kế hoạch thực hiện cụ thể (SIP) cho mỗi tàu về giới hạn hàm lượng lưu huỳnh 0,5% theo hướng dẫn của MEPC (Phụ lục 1) trước ngày 1 tháng 1 năm 2020. Sau khi xây dựng kế hoạch, các công ty vận tải biển được khuyến nghị phải phải tiếp cận cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu treo cờ và cơ quan đăng kiểm để xem xét tính đầy đủ và phù hợp. Kế hoạch này được lưu giũ trên tàu, là bằng chứng chứng minh với cơ quan PSC cho việc thực hiện IMO 2020.

  • Các nhà sản xuất, cung ứng dầu và Chính quyền cảng

- Để thực hiện quy định IMO 2020, các chủ tàu, người khai thác tàu có thể lựa chọn chuyển đổi sang dùng loại dầu có hàm lưu huỳnh thấp (MGO) hay cực thấp (ULSFO) hoặc lăp đặt máy lọc hay sử dụng LNG hoặc các nhiên liệu thay thế khác, như LPG, methanol, nhiên liệu sinh học, pin mặt trời … Nhìn chung, các chủ tàu và ngành công nghiệp lọc dầu cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện IMO 2020. Các tập đoàn dầu khí như BP, Shell và ExxonMobil cam kết sẽ đáp ứng nguồn cung dồi dào tại các cảng lớn.

- Tại Diễn đàn về IMO 2020 và nhiên liệu thay thế tổ chức tại London tháng 10/2019, đại diện Chính quyền cảng Singapore báo cáo cho thấy Singapore đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiên IMO 2020. Cụ thể, các loại dầu phù hợp (MGO, LSFO, HSFO, LNG) sẽ có sẵn tại cảng Singapore từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Các nhà cung cấp nhiên liệu đã bắt đầu ký kết hợp đồng với chủ tàu. Singapore cũng cam kết đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch về số lượng nhiên liệu trong giao nhận theo Tham chiếu kỹ thuật TR48:2015 và chất lượng nhiên liệu giao cho tàu theo quy định của IMO và tiêu chuẩn ISO 8217. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, Chính quyền cảng Singapore cũng sẽ thực thi quy định của IMO 2020 đối với các tàu đến cảng Singapore. Các tàu đến cảng Singapore, trước tiên, phải gửi Thông báo trước khi đến (qua EPAN). Chính quyền cảng sẽ chọn các tàu để kiểm tra (dựa vào hồ sơ). Tùy thuộc vào sự tuân thủ của tàu, việc kiểm tra sẽ bao gồm: việc sử dụng nhiên liệu phù hợp hoặc việc sử dụng máy lọc hoặc sử dụng nhiên liệu không phù hợp, trên góc độ của quốc gia treo cờ (FSC) và cơ quan kiểm soát của cảng (PSC), theo thủ tục của IMO và PSC và Hướng dẫn đối với PSC năm 2019.

- Tại Hồng Công, Hội đồng Lập pháp Hồng Công đã phê duyệt Quy chế Kiểm soát khí thải từ nhiên liệu tàu biển, áp dụng tiêu chuẩn giới hạn lưu huỳnh 0,5%, cho tất cả các tàu hoạt động ở vùng nước Hồng Công. Tại Đài Loan và Trung Quốc cũng đã có như động thái tương tự.

- Các nhà lọc dầu tại Đài Loan và Hàn Quốc đã thử nghiệm nhiên liệu để đáp ứng tiêu chuẩn hàm lượng lưu huỳnh thấp cho tàu biển trên thị trường. Formosa Petrochemical của Đài Loan, GS Caltex, S-Oil Corp và Hyundai Oilbank của Hàn Quốc đã bán các lô hàng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp từ tháng 6/2019.

- Cơ quan An toàn hàng hải Nam Phi (SAMSA) đã ra Thông báo số 8.1989, ngày 4 tháng 3 năm 2019, nói rõ các cảng Nam Phi sẽ chấp nhận tất cả các loại máy lọc (scrubbers) do IMO thông qua. SAMSA cũng đã tổ chức hội thảo quốc gia về việc thực hiện công ước MARPOL, Phụ lục VI và triển khai nghiên cứu tác động của máy lọc dạng hở (Open-loop Scrubbers) đối với môi trường. SAMSA cũng đã làm việc với Bộ GTVT để thông qua Phụ lục VI, xúc tiến thành lập cơ quan Kiểm soát cảng để thực thi IMO 2020.

 

5.4. Các Tổ chức hàng hải khác

- “Công hội hàng hải và quốc tế Baltic” (BIMCO) đã phát hành hai điều khoản mới về hàm lượng lưu huỳnh của dầu (BIMCO 2020 Marine Fuel Sulfur Content Clause) và điều khoản chuyển tiếp (BIMCO 2020 Fuel Transition Clause) dùng cho hợp đồng thuê tàu định hạn. Điều khoản trên được sử dụng khi chủ tàu, người khai thác tàu ký kết hợp đồng thuê tàu mới (nhiên liệu chạy tàu do người thuê tàu cung cấp) mà hợp đồng này sẽ kéo dài suốt toàn bộ hoặc một phần thời gian được ghi trong “Kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu” của tàu. Điều khoản này yêu cầu nhiên liệu do người thuê tàu cung cấp phải phù hợp với “Kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu” (Fuel Oil Changeover Plan).

- “Hiệp hội các chủ tàu chở dầu” (INTERTANKO) cũng đã phát hành một điều khoản mẫu: “Bunker Compliance Clause” (Điều khoản tuân thủ nhiên liệu) cho hợp đồng thuê tàu định hạn. Điều khoản này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của các bên thông qua thảo luận, đàm phán.

- “Cơ quan Hàng hải của Thỏa thuận Tokyo và Thỏa thuận Paris về Kiểm soát cảng” đã phát hành vào ngày 21 tháng 12 năm 2018 “Thư cảnh báo” (Letter of Warning) gửi đến các Thuyền trưởng của tàu, lưu ý về quy định mới về hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu của tàu từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Thư cảnh báo nhấn mạnh: tất cả các tàu phải thực hiện quy định mới của MARPOL, Phụ lục VI, bằng cách sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao nhất là 0,5% m/mn hoặc dùng nhiên liệu thay thế hay sử dụng công nghệ để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn chất thải. Thư cũng liệt kê một loạt nội dung mà Cơ quan Kiểm soát cảng của Thỏa thuận Tokyo sẽ kiểm tra từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, đồng thời cảnh báo nếu phát hiện các vi phạm Cơ quan Kiểm soát cảng của Thỏa thuận Tokyo sẽ có biện pháp, bao gồm cả việc giữ tàu. Thư cũng yêu cầu Thuyền trưởng phải báo nội dung trên cho chủ tàu hay công ty.

  1. Kết luận và kiến nghị

Quy định về Ngưỡng lưu huỳnh toàn cầu 2020 của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đối với nhiên liệu thải ra từ tàu là rất cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. IMO 2020 được coi là một cuộc thay đổi trò chơi trong ngành vận tải biển, tác động rất lớn đến chủ tàu/người khai thác tàu, ngành lọc dầu và tất cả các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng dầu nhiên liệu cho tàu biển. IMO 2020 sẽ làm cho môi trường biển trở nên sạch hơn nhưng cũng tạo ra sự thay đổi sâu sắc về cung, cầu dầu nhiên liệu toàn cầu và làm tăng chi phí khai thác tàu, cước phí vận tải biển. Không chỉ tốn kém về chi phí mà về kỹ thuật, công nghệ cũng đặt ra không ít thách thức đối với các bên liên quan. Tuy nhiên, quy định này thông qua Công ước MARPOL 73/78 cũng đã được chuẩn bị từ lâu (2016), được hầu hết các quốc gia trên thế giới tham gia, phê chuẩn. Là một cơ quan chuyên trách của Liên hợp quốc, với sứ mệnh là thúc đẩy phát triển hoạt động vận tải, hàng hải quốc tế an toàn, hiệu quả, bảo vệ môi trường và bền vững, IMO đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức thực hiện IMO 2020 và cho đến nay (tháng 11/2019), các quốc gia, các bên có liên quan đến hoạt động hàng hải, về cơ bản, đã chuẩn bị sẵn sằng cho việc thực thi IMO 2020 đúng ngày, giờ đã định.

Việt Nam đã tham gia Công ước MARPOL, Phụ lục VI nên các cơ quan quản lý nhà nước, chủ tàu và người khai thác tàu Việt Nam cũng phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực thi quy định của IMO 2020.  

Mặc dù hiện nay đã quá muộn cho việc chuẩn bị, nhưng để chủ động đối phó với những khó khăn, thách thức và tránh những hậu quả không đáng có, một số việc cần phải làm như sau:

- Với tư là nước thành viên của Công ước MARPOL Phụ lục VI, là quốc gia có tàu treo cờ, Chính phủ phải ban hành các quy định để thực hiện các hướng dẫn của IMO, MCS; phải thành lập cơ quan kiểm soát tại các cảng (PSC) quốc tế để kiểm tra sự tuân thủ của các tàu nước ngoài (hiện Bộ GTVT mới có quyết định 633/QĐ-BGTVT về KH thực hiện các Công ước quốc tế trong lĩnh vực hàng hải mà Việt Nam là thành viên);

- Bộ GTVT (Cục hàng hải, các Cảng vụ), bộ Công thương phải có hướng dẫn cụ thể để các cơ quan liên quan thực hiện IMO 2020, như việc chuẩn bị các loại dầu phù hợp để cung cấp cho tàu, lắp đặt các loại máy lọc, các nhiên liệu thay thế …;

- Chủ tàu và người khai thác tàu:

+ phải có phương án thực hiện IMO 2020 (dùng nhiên liệu phù hợp hay lắp máy lọc hay sử dụng nhiên liệu thay thế khác …); đánh giá rủi ro và có Chương trình hành động nhằm sẵn sàng tuân thủ;

+ phải lập “Kế hoạch thực hiện cụ thể của tàu” (trong đó có Kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu) để thực hiện IMO 2020;

+ ký kết hợp đồng mua nhiên liệu ở nhà cung cấp tin cậy, đúng loại dầu theo tiêu chuẩn của ISO (ISO 8217 hoặc PAS 23739);

+ chuẩn bị “Báo cáo không có sẵn nhiên liệu” (FONAR) trong trường hợp không mua được nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp (LSFO) và phải lưu giữ trên tàu làm bằng chứng cho việc thực hiện;

+ chuẩn bị hồ sơ, ghi chép đầy đủ cho chuyến đi quốc tế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc kiểm tra của cảng các cảng quốc tế;

+ lưu ý rằng từ ngày 1 tháng 3 năm 2020, không chỉ sử dụng, đốt nhiên liệu trên tàu mà việc vận chuyển nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn 0,5% trên tàu cũng bị cấm.

- Các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam cũng phải chuẩn bị tinh thần cho việc giá dầu tăng do việc thay đổi nhiên liệu chạy tàu sẽ chuyến sang cho chủ hàng dưới dạng phụ phí giá dầu (BAF) vào đầu năm 2020 để tính toán giá cả hàng hóa phù hợp trong điều kiện mới.

Các chủ tàu Việt Nam với đội tàu phần lớn là tàu “cao tuổi”, việc chuyển đổi nhiên liệu mới theo quy định của theo IMO 2020 hay lắp đặt máy lọc, quả là một thách thức to lớn, cả về chi phí và công nghệ. Thế nhưng, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc khi cả thế giới đã sẵn sàng cho cuộc chơi. Giờ G đang đến rất gần, chỉ còn tính bằng ngày, nhưng có vẻ như các cơ quan quản lý Nhà nước và các chủ tàu Việt Nam đang “bằng chân như vại”. Nếu chọn phương án “không tuân thủ” chắc cũng phải trả một giá không rẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. Capt M Segar, Singapore’s Preparation for the IMO 2020 Global Sulfur Limit, Symposium on IMO 2020 and alternative fuels, IMO HQ, London 2019.
  2. Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển” (MARPOL) 1973.
  3. Durand Naidoo, Impact of IMO 2020 on the maritime landscape of South Africa.
  4. Guidance of International Chamber of Shipping: Compliance with the 2020 “Global Sulphur Cap”.
  5. Hariesh Manaadiar, Cost impact of IMO 2020.
  6. Hải Vũ, Tổng quan về quy định hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu tàu thủy tại một số nước khu vực Châu Á.
  7. Nghị định thư 1978 sửa đổi, bổ sung Công ước MARPOL.
  8. NVS, Công ước MARPOL 73/78 và Phụ lục VI.
  9. Resolution MPC.305(73), 26 October 2018, Amenndments to the Annex of the Protocol of 1997 to amend the International Convention for the Prevention of Pollution from Ships, 1973, as modified by the Protocol of 1978 relating thereto.
  10. Thang Do, IMO 2020 and effects on the shipping industry, CATEGORIESNEWS, 28 August, 2019;
  11. seatrade-maritime.com: What you need to know: The 2020 IMO fuel sulphur regulatuion, Seatrade Maritime News.
  12. hanghaikythuat.tk.

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: chauhv.bgh@ftu.edu.vn

 

IMO 2020 VÀ VẤN ĐỀ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN VÀ XNK VIỆT NAM

Hoàng Văn Châu[1]

 

Tóm tắt

Theo quy định tại Phụ lục VI, Công ước MARPOL (Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển), từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, hàm lượng lưu huỳnh thải ra từ dầu nhiên liệu được sử dụng trên các tàu buôn, chạy ngoài vùng được kiểm soát khí thải (Emission Control Areas - ECAs), không được vượt quá 0,5% m/m.

Giới hạn hàm lượng lưu huỳnh được giảm xuống 0,5% so với mức 3,5% hiện hành (có hiệu lực từ năm 2012) là một sự thay đổi rất lớn. Việc thực hiện giới hạn mới về hàm lượng lưu huỳnh của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), gọi là IMO 2020, trên toàn cầu là một thách thức to lớn cho chủ tàu, người khai thác tàu, cũng như các bên liên quan trong ngành hàng hải thế giới. Vây, IMO 2020 là gì? Các giải pháp để xử lý ra sao? Tác động của nó đến các bên có liên quan, như chủ tàu, các nhà xuất nhập khẩu, các nhà sản xuất và cung cấp dầu … như thế nào? Thế giới đã chuẩn bị thực hiện quy định mới của IMO 2020 ra sao và Việt Nam phải làm gì? Đó là nội dung của bài viết dưới đây.

Từ khóa: Tổ chức Hàng hải quốc tế, IMO 2020, công ước MARPOL, nhiên liệu cho tàu biển, chất thải lưu huỳnh, Ngưỡng lưu huỳnh toàn cầu.

Abstract

From 1 January 2020, in accordance with MARPOL Annex VI, the sulphur content of fuel oil used on board commcercial ships trading outside sulphur Emission Control Ereas (ECAs) must not exeed 0.5% m/m.

The 0.5% sulphur limit is a significant reduction from the current global limit of 3.5% m/m which has been in place since 2012. The worldwide implementation of this important new International Miritime Organization (IMO) requirement, known as IMO 2020, is a great challenge to ship owners/oprerators and all parties concerned in maritime shipping. Thus, what is it IMO 2020 and what are solutions to it? How will IMO 2020 effect the ship owners/operators, exporters/importers, producers and suppliers of fuel oil …? How is the World preparing for IMO new sulphur limit and what has Vietnam to do? Below is the answer to those questions.

Keywords: International Miritime Organization, IMO 2020, MARPOL convention, fuel oil, sulphur emission, Global Sulphur Cap.

  1. IMO 2020 là gì?

   Hiện nay tất cả các tàu buôn, chạy trên biển đều sử dụng nhiên liệu hóa thạch, còn được gọi là dầu nhiên liệu, được pha trộn, từ nhẹ đến nặng, như: MGO (Marine gas oil), MDO (Marine diesel oil), IFO (Intermediate fuel oil), MFO (Marine fuel oil), HFO (Heavy fuel oil), trong đó MGO là dầu nhẹ nhất.  HFO là dầu nặng nhất, còn gọi là mazut. Tất cả các loại dầu đó dùng để chạy máy tàu biển (động cơ diesel, công suất lớn) và gọi chung là bunker fuel. Các loại dầu này có hàm lượng sulphur (lưu huỳnh) cao, khi đốt thải ra ô xit lưu huỳnh (SOx) có hại cho sức khỏe và gây ô nhiễm cho môi trường. Mặc dù vận tải biển thải ra lượng carbon thuộc loại thấp nhất trong các phương thức vận tải nhưng với 5,3 triệu barrels dầu mỗi ngày mà đội tàu thế giới tiêu thụ, theo ước tính của MABUX (Marine Bunker Exchange), thì lượng chất độc thải ra môi trường rất lớn.

Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), từ những năm 1960, đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ môi trường biển, giảm thiểu những tác hại của của vận tải đối với môi trường, trong đó có việc tổ chức các hội nghị quốc tế về ngăn ngừa ô nhiểm môi trưởng biển, tổ chức ký kết và thực thi các công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiểm biển. Năm 1954, tại Hội nghị quốc tế ở London đã thông qua “Công ước quốc tế về phòng chống ô nhiểm biển do dầu”, gọi tắt là OILPOL 54. Công ước này có hiệu lực từ năm 1958, được sửa đổi, bổ sung vào các năm 1962, 1969, 1971. Tháng 11/1971, tại London, Vương quốc Anh, các nước đã ký kết” Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ việc nhấn chìm chất thải trên biển”. Năm 1973 có “Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển” (International Convention for the Prevention of Pollution from Ships), gọi tắt là “Công ước MARPOL”. Tại Hội nghị quốc tế tháng 2/1978 do IMO tổ chức, đã thông qua Nghị định thư 1978 sửa đổi, bổ sung Công ước MARPOL 1973. Nghị định thư 1978 có hiệu lực từ ngày 2/10/1983, cùng với Công ước MARPOL 1973 tạo thành Công ước MARPOL 73/78 ngày nay. Cơ quan chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của IMO là Ủy ban Bảo vệ môi trường (MEPC) đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước MARPOL.

Công ước MARPOL 73/78 đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, cho đến nay đã có 6 Phụ lục quy định về vấn đề ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển, có nội dung và hiệu lực như sau:

Phụ lục

Nội dung, quy định

Hiệu lực

I

 Ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu

02/10/1983

II

Kiểm soát ô nhiễm do chất lỏng độc chở rời

06/04/1987

III

Ngăn ngừa ô nhiễm do các chất độc hại chuyên chở dưới dạng bao gói

01/07/1992

IV

Ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải của tàu

27/09/2003

V

Ngăn ngừa ô nhiễm do rác thải của tàu

31/12/1988

VI

Ngăn ngừa ô nhiễm do khí thải của tàu

19/05/2005

 

Phụ lục VI nói trên, sau đó đã có sửa đổi, bổ sung và đã có hiệu lực từ năm 2010. IMO 2020 là liên quan đến Phụ lục VI, quy định về ngăn ngừa ô nhiễm bởi khí thải của tàu do việc sử dụng nhiên liệu (dầu nhiên liệu) gây ra. Mục đích của Phụ lục này là kiểm soát việc thải ra các chất có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người từ các tàu biển, như ô xít Lưu huỳnh (SOx), ô xít Ni tơ (NOx), các chất làm suy giảm tầng ô zôn và các chất hữu cơ dễ bay hơi khác.

Đối với ô xít lưu huỳnh, Phụ lục VI (Regulation 14) quy định: hàm lượng lưu huỳnh trong bất kỳ loại dầu đốt nào được sử dụng trên tàu không được vượt quá:

- 4,5% m/m trước ngày 01 tháng 01, năm 2012;

- 3,5% m/m kể từ ngày 01 tháng 01, năm 2012;

- 0,5% m/m kể từ ngày 01 tháng 01, năm 2020.

Căn cứ vào tình hình thực tế, sự sẵn sàng của dầu nhiên liệu tiêu chuẩn, ngày 28 tháng 10 năm 2016, IMO tiếp tục ban hành Nghị quyết MEPC.280 (70), quyết định về thời điểm hiệu lực thi hành tiêu chuẩn dầu nhiên liệu tại Quy định 14.1.3 của Phụ lục VI, Công ước MARPOL là ngày 1 tháng 1 năm 2020. Hàm lượng lưu huỳnh 0,5% trong dầu, bắt đầu có hiệu lực trên toàn cầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, chính là nội dung của IMO 2020. Như vậy, về giới hạn hàm lượng lưu huỳnh trong khí thải của tàu, các tàu biển trên toàn Thế giới phải giảm từ mức 3,5% m/m hiện nay (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01, năm 2012)  xuống 0,5% m/m vào đầu năm 2020 (ngày 01 tháng 01).

Ở những khu vực phải kiểm soát khí thải (ECA) do IMO quy định (khu vực biển Baltic, khu vực biển Bắc, khu vực Bắc Mỹ, vùng biển Caribe-Mỹ), hàm lượng lưu huỳnh thải ra từ dầu nhiên liệu của tàu còn phải ở mức thấp hơn (0,1%).

Các tàu biển thuộc đối tượng phải thực hiện quy định của Phụ lục VI bao gồm:

- Tất cả các tàu, không phụ thuộc vào năm đóng, vùng hoạt động và kích cỡ của tàu;

- Các tàu có dung tích đăng ký toàn phần từ (GRT) từ 400 trở lên được đóng vào hoặc sau ngày 19/05/2005 còn phải có thêm Giấy chứng nhận theo yêu cùa của Phụ lục VI;

- Đối với các tàu có dung tích từ 400 GRT trở lên được đóng trước ngày 19/05/2005 phải được kiểm tra và chứng nhận không muộn hơn đợt kiểm tra trên đà đầu tiên sau ngày 19/05/2005, nhưng trong mọi trường hợp không được muộn hơn ngày 19/05/2008.

    Để thúc đẩy hơn nữa quá trình thực hiện Công ước MARPOL, hơn 100 nước thành viên IMO, vào tháng 4/2018 tại London, đã thông qua “Chiến lược ban đầu của IMO về giảm phát thải khí nhà kính (GHG) từ tàu”, theo đó phải giảm ít nhất là 50% vào năm 2050 so với mức của năm 2008.

Tinh đến tháng 1 năm 2018, đã có 156 quốc gia mà tàu treo cờ là thành viên của MARPOL 73/78, chiếm 99,42% tổng dung tích đội tàu biển thế giới. Tất cả các tàu biển thuộc các quốc gia mà tàu treo cờ là bên ký kết Công ước MARPOL đều phải đáp ứng yêu cầu của Công ước dù tàu chạy ở đâu. Các nước thành viên phải chịu trách nhiệm về các tàu đã đăng ký tại cơ quan đăng kiểm nước mình. Việt Nam đã gia nhập Công ước MARPOL 73/78  năm 1991 và đương nhiên cũng phải thực hiện các quy định của Phụ lục VI với tư cách là một nước thành viên.

  1. Làm thế nào để giảm khí thải lưu huỳnh theo yêu cầu của IMO 2020

     Để giảm hàm lượng lưu huỳnh trong khí thải từ tàu, các chủ tàu, người klhai thác tàu phải sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, phải lắp đặt máy lọc khí hoặc phải dùng nhiên liệu thay thế. IMO cũng đưa ra một số phương pháp để các tàu biển sử dụng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải:

- Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp như quy định (như dầu MGO hay LSFO (low-sulfur-fuel);

- Sử dụng nhiên liệu tinh chế khi tàu đi vào các vùng kiểm soát khí thải (ECA) đã quy định (hàm lượng lưu huỳnh không quá 0,1%);

- Sử dụng dầu ga như nhiên liệu mà khi đốt cháy sẽ thải ra ít ô xít lưu huỳnh;

- Sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG);

- Sử dụng methanol hay LPG làm nhiên liệu thay thế như đang dùng trên một số tuyến dường ngắn;

- Lắp đặt hệ thống lọc khí thải hoặc “máy lọc khí” (scrubbers) trên tàu để lọc trước khi thải ra môi trường.

Để thực hiện được các phương án trên, các chủ tàu phải đối mặt với không ít khó khăn, như thị trường có sẵn loại dầu chuẩn hay không, giá cả bao nhiêu; trên tàu có sẵn khoảng không để lắp đặt thêm máy móc thiết bị; giá cả và sự có sẵn của máy lọc khí, sử dụng nhiên liệu mới liệu có phù hợp và ảnh hưởng đến máy tàu không …

Việc thực hiện quy định của IMO 2020 của các chủ tàu và người khai tác tàu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: loại tàu, cấu trúc của tàu (có chỗ để lắp đặt máy lọc khí không); chi phí lắp đặt và vận hành hệ thống lọc khí;  tuổi tàu (tàu giá quá, trên 20 tuổi, có đáng lắp máy lọc khí); khu vực mà tàu kinh doanh (có ở trong vùng ECA không); bên nào đang phải chịu chi phí nhiên liệu (trong trường hợp tàu đang được cho thuê định hạn); sự sẵn có của nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp và giá cả; sự sẵn có của nhiên liệu thay thế và tính kinh tế của chúng; tình hình kinh doanh (nhìn chung là rất khó khăn cho các hãng tàu trong những nằm gần đây, nhiều hãng tàu thua lỗ do nguồn hàng giảm)…

 Chủ tàu cũng có thể chọn cách “không tuân thủ” nếu họ thấy rủi ro mà họ phải đối mặt không lớn bằng chi phí bỏ ra để “tuân thủ”. Việc “không tuân thủ” cũng có thể là một phương án lựa chọn vì hoạt động hàng hải thường không được kiểm soát nghiêm ngặt hoặc do thị trường khó khăn đã buộc các chủ tàu lựa chọn “không tuân thủ”. Lý do quan trọng nữa là bản thân IMO không có cơ chế buộc các chủ tàu hay người khai thác tàu thực thi quy định của mình. Cơ quan có quyền cưỡng chế thi hành quy định của IMO 2020 là các quốc gia có tàu treo cờ và Cơ quan kiểm soát cảng (PSC) mà chế tài cũng chưa có quy định thống nhất.

  1. Tác động của IMO 2020 đến các bên có liên quan
    • Các hãng tàu

     Theo tính toán Harley Marine, hiện có khoảng 50.000 tàu buôn (chiếm 90% đội tàu buôn Thế giới) bị ảnh hưởng bởi quy định của IMO 2020, trong đó đội tàu của các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất là Panama, Liberia, Marshall Islands, Hongkong, Singapore, Hy Lạp, Bahamas, Trung Quốc. Các hãng tàu lớn là những người phải chi tiền và chịu thiệt hại nhiều nhất cho đội tàu của mình. Theo tính toán của hãng tàu MSC (Thụy Sĩ), các chi phí sửa chữa, trang thiết bị cho tàu và nhiên liệu cho đội tàu của hãng có thể hơn 2 tỷ USD/năm. Hãng Maersk Line cũng dự kiến phải chi cho nhiên liệu và các chi phí khác để đáp ứng yêu cầu của IMO 2020 sẽ vượt quá 2 tỷ USD. CEO của Hapag Lloyd cũng cho rằng hãng sẽ phải chi từ 75 đến 100 triệu USD cho nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp trong quý 4 năm 2019 để sẵn sàng thực hiện quy định của IMO 2020 từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.

      Để thực hiện IMO 2020, chủ tàu, trước tiên phải kiểm tra tình hình tài chính của mình xem họ có thể chi để mua máy lọc khí (khoảng 3-5 triệu USD), có thể trả chi phí phụ trội cho nhiên liệu, có thể cắt giảm lợi nhuận do chi phí nhiên liệu tăng hay chuyển chi phí đó cho khách hàng. Các hãng tàu cũng phải đánh giá các tuyến đường cho tàu của mình, đàm phán với các nhà cung cấp nhiên liệu tại các cảng bơm dầu về nguồn hàng và giá cả cũng như khả năng cạnh tranh của hãng nếu không đáp ứng yêu của của IMO 2020.

Theo tính toán, ngành vận tải container toàn cầu dự kiến phải chi 24 tỷ USD để chuẩn bị cho việc thực hiện các yêu cầu của IMO 2020. Ngưỡng lưu huỳnh mới cũng sẽ làm cho giá dầu tiêu chuẩn (VLSFO) tăng lên. Cụ thể, ngày 2 tháng 8 năm 2019, chênh lệch giữa giá dầu tiêu chuẩn với dầu có hàm lượng lưu huỳnh cao (HSFO) là 238,5 USD/MT. Theo dự báo của Wood Mackenzi, đến tháng 1 năm 2020, khi ngưỡng lưu huỳnh 0,5 có hiệu lực thì chênh lệnh này có thể lên tới 350 USD/MT. Giá dầu tăng, làm cho chi phí khai thác tàu tăng, các hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí (BAF), ngoài giá cước cơ bản. Phụ phí BAF được các hãng tàu tính theo công thức: BAF = Giá dầu X hệ số tiêu thụ dầu. Giá dầu được tính trên cơ sở giá dầu trung bình tại các cảng chính trên thế giới, còn hệ số tiêu thụ phản ánh mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình trên tuyến đường liên quan. Một số hãng tàu hàng đầu như, Maersk, CMA, CGM và MSC đã tuyên bố sẽ đánh thêm phụ phí vào giá cước để bù cho giá dầu tăng. Rất nhiều hãng tàu, như CMA-CGM, ONE, OOCL và APL đã thông báo là tất cả các chi phí phát sinh do thực hiện IMO 2020 sẽ chuyển sang khách hàng (chủ hàng) và hàng hóa vận chuyển. Việc chuyển chi phí này sang cho khách hàng, theo các hãng tàu, là dựa trên việc thực hiện phụ phí giá dầu mới thay cho phụ phí giá dầu hiện nay.

  • Các nhà cung cấp nhiên liệu

      IMO 2020 sẽ làm thay đổi mạnh mẽ ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu cho tàu biển trên toàn thế giới, từ nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao hiện nay (3,5%) sang nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn nhiều (0,5%). Điều này sẽ ảnh hưởng đến các nhà cung cấp nhiên liệu hàng hải toàn cầu, gía cả thị trường, phương thức và hệ thống cung cấp. Việc bảo quản nhiên liệu cũng phức tạp hơn, làm tăng thêm chi phí, ví dụ như phải thêm không gian để trộn dầu, để bảo quản két dầu tại các cảng và địa điểm cấp dầu cho hai loại dầu (loại có hàm lượng lưu huỳnh thấp và loại có hàm lượng lưu huỳnh cao (dùng cho tàu có máy lọc). Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng rất khó dự đoán nhu cầu các loại dầu (dầu nặng, dầu tiêu chuẩn) là bao nhiêu vì phải song song sử dụng các loại dầu khác nhau và rất khó dự đoán bao nhiêu tàu sẽ chuyển sang dùng dầu tiêu chuẩn, bao nhiêu tàu sẽ sử dụng máy lọc và bao nhiêu tàu sử dụng nhiên liệu thay thế khác.

 

  • Các nhà xuất, nhập khẩu

Các chủ tàu đã tuyên bố là phụ phí giá dầu tăng (BAF) do phải thực hiên IMO 2020 sẽ chuyển sang chủ hàng và hàng hóa nên, hiển nhiên, người bán hoặc người mua phải chịu phụ phí này. Phụ thuộc vào hãng tàu và mặt hàng, phụ phí giá dầu có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể từ 5 đến 35 USD/container 20” và từ 10 đến 70 USD/container 40”. Khoản chi phí này không phải là nhỏ, làm gia tăng đáng kể giá cả hàng hóa, là điều cần phải đàm phán thêm trong hợp đồng mua bán. Các hãng tàu sẽ có cách tính toán khác nhau về phụ phí này, phụ thuộc vào các yếu tố như dịch vụ cung cấp, tuyến đường, hiệu quả kinh doanh, phân phối trọng lượng ở đầu và đuôi tàu, lượng dầu tiêu thụ mỗi ngày … Theo cách tính của hãng Hapag Lloyd, phụ phí dầu có thể dao động từ 124 – 368 USD/TEU phụ thuộc vào tuyến đường và giá dầu. Chủ hàng có hàng gửi khối lượng lớn cũng có thể đàm phán với chủ tàu về phụ phí.

  1. Ai kiểm soát việc thực thi quy định IMO 2020

Đối tượng phải tuân thủ các quy định của IMO 2020 là các chủ tàu và người khai thác tàu, cùng với quốc gia với tư cách là thành viên MARPOL. Các quốc gia có tàu treo cờ và chính quyền cảng của các nước tham gia Công ước (thông qua Cơ quan kiểm soát của cảng - Port State Control) có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc thực thi IMO 2020. Chính phủ các nước phải ban hành các quy định để các chủ tàu của nước mình thực hiện quy định của IMO và cấp chứng chỉ theo quy định của Phụ lục VI. Cơ quan kiểm soát của cảng (PSC) của các nước thành viên MARPOL sẽ kiểm tra khi tàu đến cảng về việc tuân thủ IMO 2020, cụ thể là khí thải và nhiên liệu mà tàu sử dụng có phù hợp với quy định của IMO 2020 hay không. Nếu các tàu vi phạm các quy định của Phụ lục VI, Công ước MARPOL, thì chủ tàu sẽ bị chế tài bởi các quốc gia và Cơ quan Kiểm soát cảng.

       Yêu cầu về giới hạn hàm lượng lưu huỳnh 0,5% sẽ được thực thi nghiêm túc trên toàn cầu bởi Chính quyền cảng (PSC). Cần nhấn mạnh rằng sẽ không có thời gian “chuyển tiếp” sau ngày 1 tháng 1 năm 2020 cho việc sử dụng các nhiên liệu không phù hợp trên tàu. Thời gian “chuyển tiếp” thực tế là thời gian trước nửa đêm ngày 31 tháng 12 năm 2019. Các hãng tàu, người thuê tàu cũng như các thuyền viên cần chuẩn bị đầy đủ từ bây giờ.

     Để thực hiện IMO 2020, Chính phủ các quốc gia có tàu treo cờ, Cơ quan Kiểm soát cảng phải ban hành các quy định và kiểm tra, kiểm soát việc thực thi các quy định đó.

     Hiện tại, Cảng Singapore đã có quy định kiểm tra sự tuân thủ của các tàu ghé vào cảng này, từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, theo quy định của IMO, trên cơ sở Hướng dẫn năm 2019 đối với Cơ quan Kiểm soát cảng. Nội dung kiểm tra bao gồm: việc sử dụng nhiên liệu phù hợp, chất lượng nhiên liệu, việc sử dụng máy lọc (loại hở, kín hay kết hợp), giấy tờ, chứng nhận theo quy định. Nếu dùng máy lọc, trước khi tàu đến cảng, tàu phải thông báo dùng máy lọc loại nào. Nếu dùng máy lọc dạng hở (open-loop scrubber), tàu sẽ được nhắc nhở không được xả chất thải từ máy lọc xuống biển, tàu sẽ được hướng dẫn dừng máy lọc đó và dùng nhiên liệu phù hợp. Nếu tàu tuyên bố không có nhiên liệu phù hợp, thì sẽ có email tự động gửi đến, yêu cầu tàu nạp nhiên liệu phù hợp trước khi tàu đến cảng Singapore. Nếu tàu đến cảng Singapore mà không không có loại dầu phù hợp thì phải xuất trình “Báo cáo không có dầu nhiên liệu phù hợp” (FORNA) và tàu phải nạp nhiên liệu phù hợp trước khi rời cảng Singapore.

  1. Thế giới đang chuẩn bị thực thi IMO 2020 như thế nào?
    • Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO)

1) IMO đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để chuẩn bị cho việc thực hiên quy định của IMO 2020:

- Hội thảo khu vực về việc phê chuẩn và triển khai Phụ lục VI của MARPOL và Chiến lược ban đầu của IMO về giảm phát khí thải nhà kính từ tàu. Hội thảo được tổ chức tại Vina del Mar (Chile) từ ngày 30/09 đến ngày 2/10/2019 với sự tham gia của đại diện 12 quốc gia thuộc khu vực Mỹ-Latinh. Tại hội thảo, những người tham gia đã trao đổi về việc phê chuẩn Công ước MARPOL, Phụ lục VI, những khó khăn trong việc thực hiện giới hạn mới về chất thải lưu huỳnh, về tăng cường hợp tác ở cấp khu vực trong việc thực hiện IMO 2020.

- Diễn đàn về IMO 2020 và nhiên liệu thay thế. Diễn đàn được tổ chức tại trụ sở IMO ở London từ ngày 17-18 tháng 10 năm 2019, với sự tham gia của 300 đại biểu, đại diện cho các Chính phủ, cho ngành có liên quan, như vận tải, các nhà sản xuất và cung cấp nhiên liệu, các luật gia. Chương trình nghị sự của Diễn đàn bao gồm các vấn đề: triển vọng thực hiện IMO 2020 đối với các nước thành viên; nguồn cung và chất lượng của loại dầu phù hợp; công tác chuẩn bị và hướng dẫn thực hiện; sử dụng máy lọc và khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để đáp ứng yêu cầu 0,5%; nhiên liệu thay thế và quá trình khử carbon trong ngành vận tải biển… Diễn đàn đã ghi nhận sự nỗ lực của các quốc gia, của các chủ thể khác nhau trong việc chuẩn bị thực hiện IMO 2020, những thách thức của sự thay đổi, sự cần thiết của việc hợp tác giũa các bên có liên quan. Tổng thư lý IMO, Kitack Lim, tại Diễn đàn, nhấn mạnh “sự hợp tác chặt chẽ giữa những người chơi chính trong lĩnh vực này là điều cần thiết để chuyển đổi suôn sẽ giới hạn mới của hàm lượng lưu huỳnh vào năm 2020”. Đại diện của các quốc gia thành viên, đến từ các nước Đan Mạch, Nhật Bản, Singapore, Quần Đảo Marshall, tuyên bố họ sẵn sàng thực thi giới hạn lưu huỳnh mới. Đại diện của ngành dầu khí (IPIECA) và Hiệp hội Công nghiệp Bunker quốc tế (IBIA) đã xác nhận sự sẵn sàng cung cấp nhiên liệu mới ở tất cả các nơi và đã có sẵn ở một số nơi, dự kiến sự biến động giá, sự mất cân bằng giữa cung và cầu trong một thời gian. Đại diện của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã mô tả một tiêu chuẩn mới được công bố gần đây là ISO PAS 23263 về chất lượng nhiên liệu để thực hiện giới hạn hàm lượng lưu huỳnh mới. Một số tham luận khác cũng đã đề cập đến việc sử dụng máy lọc (sẽ được lắp đặt trên khoảng 4000 tàu) và khả năng dùng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) để đáp ứng tiêu chuẩn này.

2) Hướng dẫn thực hiện IMO 2020

Để thực hiện giới hạn hàm lượng lưu huỳnh mới, IMO đã ban hành các Nghị quyết hoặc Thông báo cho các cơ quan có liên quan:

- Nghị quyết của Ủy ban Bảo vệ môi trường (MEPC).320 (74): Hướng dẫn thực hiện thống nhất giới hạn lưu huỳnh 0,5% theo Phụ lục MARPOL VI;

- Thông báo MEPC.1/Circ.875: Hướng dẫn thực hành cho người mua bán, sử dụng dầu nhiên liệu để đảm bảo chất lượng dầu trên tàu;

- Thông báo MEPC.1/Circ.878, ngày 09/11/2018 về Hướng dẫn xây dựng “Kế hoạch thực hiện cụ thể” (SIP) của tàu về giới hạn hàm lượng lưu huỳnh 0,5%, theo Công ước MARPOL, Phụ lục VI;

- Thông báo 4020 về cung ứng và sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh 0,5%.

5.2. Phòng Hàng hải  quốc tế (ICS)

      Phòng Hàng hải quốc tế, ngày 1 tháng 7 năm 2019, đã ban hành Hướng dẫn các hãng tàu và thuyền viên chuẩn bị cho việc tuân thủ Ngưỡng lưu huỳnh toàn cầu 2020 (2020 Global Sulphur Cap) về nhiên liệu cho tàu phù hợp với MARPOL, Phụ lục VI. Hướng dẫn này của ICS được chuẩn bị cho hầu hết các tàu phải tuân thủ ngưỡng giới hạn lưu huỳnh mới (0,5% m/m hoặc ít hơn) ngay sau ngày 1 tháng 1 năm 2020, chỉ loại trừ một số tàu nhỏ, nếu lựa chọn cơ chế tuân thủ tương tự theo quy định 4 của Phụ lục VI, tức là sử dụng LNG hoặc hệ thống lọc khí thải. Hướng dẫn cập nhật lần này được ICS xây dựng với sự hỗ trợ của các đối tác là Hiệp hội Chủ tàu Châu Á, Hiệp hội Chủ tàu Cộng đồng Châu Âu, đã bổ sung các quyết định của Ủy ban bảo vệ môi trường biển (MEPC) và Ủy ban an toàn hàng hải (MSC) liên quan đến sử dụng nhiên liệu với giới hạn hàm lưu huỳnh mới. Hướng dẫn của ICS được hy vọng có tác dụng hỗ trợ to lớn cho các hãng tàu và thuyền viên trong việc vượt qua các thách thức, chuẩn bị đầy đủ cho việc tuân thủ Ngưỡng lưu huỳnh toàn cầu năm 2020. Hướng dẫn cũng chỉ rõ các hãng tàu phải xây dựng Kế hoạch thực hiện cụ thể (SIP) cho mỗi tàu về giới hạn hàm lượng lưu huỳnh 0,5% theo hướng dẫn của MEPC (Phụ lục 1) trước ngày 1 tháng 1 năm 2020. Sau khi xây dựng kế hoạch, các công ty vận tải biển được khuyến nghị phải phải tiếp cận cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu treo cờ và cơ quan đăng kiểm để xem xét tính đầy đủ và phù hợp. Kế hoạch này được lưu giũ trên tàu, là bằng chứng chứng minh với cơ quan PSC cho việc thực hiện IMO 2020.

  • Các nhà sản xuất, cung ứng dầu và Chính quyền cảng

- Để thực hiện quy định IMO 2020, các chủ tàu, người khai thác tàu có thể lựa chọn chuyển đổi sang dùng loại dầu có hàm lưu huỳnh thấp (MGO) hay cực thấp (ULSFO) hoặc lăp đặt máy lọc hay sử dụng LNG hoặc các nhiên liệu thay thế khác, như LPG, methanol, nhiên liệu sinh học, pin mặt trời … Nhìn chung, các chủ tàu và ngành công nghiệp lọc dầu cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiện IMO 2020. Các tập đoàn dầu khí như BP, Shell và ExxonMobil cam kết sẽ đáp ứng nguồn cung dồi dào tại các cảng lớn.

- Tại Diễn đàn về IMO 2020 và nhiên liệu thay thế tổ chức tại London tháng 10/2019, đại diện Chính quyền cảng Singapore báo cáo cho thấy Singapore đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực hiên IMO 2020. Cụ thể, các loại dầu phù hợp (MGO, LSFO, HSFO, LNG) sẽ có sẵn tại cảng Singapore từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Các nhà cung cấp nhiên liệu đã bắt đầu ký kết hợp đồng với chủ tàu. Singapore cũng cam kết đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch về số lượng nhiên liệu trong giao nhận theo Tham chiếu kỹ thuật TR48:2015 và chất lượng nhiên liệu giao cho tàu theo quy định của IMO và tiêu chuẩn ISO 8217. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, Chính quyền cảng Singapore cũng sẽ thực thi quy định của IMO 2020 đối với các tàu đến cảng Singapore. Các tàu đến cảng Singapore, trước tiên, phải gửi Thông báo trước khi đến (qua EPAN). Chính quyền cảng sẽ chọn các tàu để kiểm tra (dựa vào hồ sơ). Tùy thuộc vào sự tuân thủ của tàu, việc kiểm tra sẽ bao gồm: việc sử dụng nhiên liệu phù hợp hoặc việc sử dụng máy lọc hoặc sử dụng nhiên liệu không phù hợp, trên góc độ của quốc gia treo cờ (FSC) và cơ quan kiểm soát của cảng (PSC), theo thủ tục của IMO và PSC và Hướng dẫn đối với PSC năm 2019.

- Tại Hồng Công, Hội đồng Lập pháp Hồng Công đã phê duyệt Quy chế Kiểm soát khí thải từ nhiên liệu tàu biển, áp dụng tiêu chuẩn giới hạn lưu huỳnh 0,5%, cho tất cả các tàu hoạt động ở vùng nước Hồng Công. Tại Đài Loan và Trung Quốc cũng đã có như động thái tương tự.

- Các nhà lọc dầu tại Đài Loan và Hàn Quốc đã thử nghiệm nhiên liệu để đáp ứng tiêu chuẩn hàm lượng lưu huỳnh thấp cho tàu biển trên thị trường. Formosa Petrochemical của Đài Loan, GS Caltex, S-Oil Corp và Hyundai Oilbank của Hàn Quốc đã bán các lô hàng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp từ tháng 6/2019.

- Cơ quan An toàn hàng hải Nam Phi (SAMSA) đã ra Thông báo số 8.1989, ngày 4 tháng 3 năm 2019, nói rõ các cảng Nam Phi sẽ chấp nhận tất cả các loại máy lọc (scrubbers) do IMO thông qua. SAMSA cũng đã tổ chức hội thảo quốc gia về việc thực hiện công ước MARPOL, Phụ lục VI và triển khai nghiên cứu tác động của máy lọc dạng hở (Open-loop Scrubbers) đối với môi trường. SAMSA cũng đã làm việc với Bộ GTVT để thông qua Phụ lục VI, xúc tiến thành lập cơ quan Kiểm soát cảng để thực thi IMO 2020.

 

5.4. Các Tổ chức hàng hải khác

- “Công hội hàng hải và quốc tế Baltic” (BIMCO) đã phát hành hai điều khoản mới về hàm lượng lưu huỳnh của dầu (BIMCO 2020 Marine Fuel Sulfur Content Clause) và điều khoản chuyển tiếp (BIMCO 2020 Fuel Transition Clause) dùng cho hợp đồng thuê tàu định hạn. Điều khoản trên được sử dụng khi chủ tàu, người khai thác tàu ký kết hợp đồng thuê tàu mới (nhiên liệu chạy tàu do người thuê tàu cung cấp) mà hợp đồng này sẽ kéo dài suốt toàn bộ hoặc một phần thời gian được ghi trong “Kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu” của tàu. Điều khoản này yêu cầu nhiên liệu do người thuê tàu cung cấp phải phù hợp với “Kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu” (Fuel Oil Changeover Plan).

- “Hiệp hội các chủ tàu chở dầu” (INTERTANKO) cũng đã phát hành một điều khoản mẫu: “Bunker Compliance Clause” (Điều khoản tuân thủ nhiên liệu) cho hợp đồng thuê tàu định hạn. Điều khoản này có thể được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu cụ thể của các bên thông qua thảo luận, đàm phán.

- “Cơ quan Hàng hải của Thỏa thuận Tokyo và Thỏa thuận Paris về Kiểm soát cảng” đã phát hành vào ngày 21 tháng 12 năm 2018 “Thư cảnh báo” (Letter of Warning) gửi đến các Thuyền trưởng của tàu, lưu ý về quy định mới về hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu của tàu từ ngày 1 tháng 1 năm 2020. Thư cảnh báo nhấn mạnh: tất cả các tàu phải thực hiện quy định mới của MARPOL, Phụ lục VI, bằng cách sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao nhất là 0,5% m/mn hoặc dùng nhiên liệu thay thế hay sử dụng công nghệ để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn chất thải. Thư cũng liệt kê một loạt nội dung mà Cơ quan Kiểm soát cảng của Thỏa thuận Tokyo sẽ kiểm tra từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, đồng thời cảnh báo nếu phát hiện các vi phạm Cơ quan Kiểm soát cảng của Thỏa thuận Tokyo sẽ có biện pháp, bao gồm cả việc giữ tàu. Thư cũng yêu cầu Thuyền trưởng phải báo nội dung trên cho chủ tàu hay công ty.

  1. Kết luận và kiến nghị

Quy định về Ngưỡng lưu huỳnh toàn cầu 2020 của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) đối với nhiên liệu thải ra từ tàu là rất cần thiết nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. IMO 2020 được coi là một cuộc thay đổi trò chơi trong ngành vận tải biển, tác động rất lớn đến chủ tàu/người khai thác tàu, ngành lọc dầu và tất cả các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng dầu nhiên liệu cho tàu biển. IMO 2020 sẽ làm cho môi trường biển trở nên sạch hơn nhưng cũng tạo ra sự thay đổi sâu sắc về cung, cầu dầu nhiên liệu toàn cầu và làm tăng chi phí khai thác tàu, cước phí vận tải biển. Không chỉ tốn kém về chi phí mà về kỹ thuật, công nghệ cũng đặt ra không ít thách thức đối với các bên liên quan. Tuy nhiên, quy định này thông qua Công ước MARPOL 73/78 cũng đã được chuẩn bị từ lâu (2016), được hầu hết các quốc gia trên thế giới tham gia, phê chuẩn. Là một cơ quan chuyên trách của Liên hợp quốc, với sứ mệnh là thúc đẩy phát triển hoạt động vận tải, hàng hải quốc tế an toàn, hiệu quả, bảo vệ môi trường và bền vững, IMO đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức thực hiện IMO 2020 và cho đến nay (tháng 11/2019), các quốc gia, các bên có liên quan đến hoạt động hàng hải, về cơ bản, đã chuẩn bị sẵn sằng cho việc thực thi IMO 2020 đúng ngày, giờ đã định.

Việt Nam đã tham gia Công ước MARPOL, Phụ lục VI nên các cơ quan quản lý nhà nước, chủ tàu và người khai thác tàu Việt Nam cũng phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc thực thi quy định của IMO 2020.  

Mặc dù hiện nay đã quá muộn cho việc chuẩn bị, nhưng để chủ động đối phó với những khó khăn, thách thức và tránh những hậu quả không đáng có, một số việc cần phải làm như sau:

- Với tư là nước thành viên của Công ước MARPOL Phụ lục VI, là quốc gia có tàu treo cờ, Chính phủ phải ban hành các quy định để thực hiện các hướng dẫn của IMO, MCS; phải thành lập cơ quan kiểm soát tại các cảng (PSC) quốc tế để kiểm tra sự tuân thủ của các tàu nước ngoài (hiện Bộ GTVT mới có quyết định 633/QĐ-BGTVT về KH thực hiện các Công ước quốc tế trong lĩnh vực hàng hải mà Việt Nam là thành viên);

- Bộ GTVT (Cục hàng hải, các Cảng vụ), bộ Công thương phải có hướng dẫn cụ thể để các cơ quan liên quan thực hiện IMO 2020, như việc chuẩn bị các loại dầu phù hợp để cung cấp cho tàu, lắp đặt các loại máy lọc, các nhiên liệu thay thế …;

- Chủ tàu và người khai thác tàu:

+ phải có phương án thực hiện IMO 2020 (dùng nhiên liệu phù hợp hay lắp máy lọc hay sử dụng nhiên liệu thay thế khác …); đánh giá rủi ro và có Chương trình hành động nhằm sẵn sàng tuân thủ;

+ phải lập “Kế hoạch thực hiện cụ thể của tàu” (trong đó có Kế hoạch chuyển đổi nhiên liệu) để thực hiện IMO 2020;

+ ký kết hợp đồng mua nhiên liệu ở nhà cung cấp tin cậy, đúng loại dầu theo tiêu chuẩn của ISO (ISO 8217 hoặc PAS 23739);

+ chuẩn bị “Báo cáo không có sẵn nhiên liệu” (FONAR) trong trường hợp không mua được nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp (LSFO) và phải lưu giữ trên tàu làm bằng chứng cho việc thực hiện;

+ chuẩn bị hồ sơ, ghi chép đầy đủ cho chuyến đi quốc tế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc kiểm tra của cảng các cảng quốc tế;

+ lưu ý rằng từ ngày 1 tháng 3 năm 2020, không chỉ sử dụng, đốt nhiên liệu trên tàu mà việc vận chuyển nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn 0,5% trên tàu cũng bị cấm.

- Các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam cũng phải chuẩn bị tinh thần cho việc giá dầu tăng do việc thay đổi nhiên liệu chạy tàu sẽ chuyến sang cho chủ hàng dưới dạng phụ phí giá dầu (BAF) vào đầu năm 2020 để tính toán giá cả hàng hóa phù hợp trong điều kiện mới.

Các chủ tàu Việt Nam với đội tàu phần lớn là tàu “cao tuổi”, việc chuyển đổi nhiên liệu mới theo quy định của theo IMO 2020 hay lắp đặt máy lọc, quả là một thách thức to lớn, cả về chi phí và công nghệ. Thế nhưng, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc khi cả thế giới đã sẵn sàng cho cuộc chơi. Giờ G đang đến rất gần, chỉ còn tính bằng ngày, nhưng có vẻ như các cơ quan quản lý Nhà nước và các chủ tàu Việt Nam đang “bằng chân như vại”. Nếu chọn phương án “không tuân thủ” chắc cũng phải trả một giá không rẻ.

Tài liệu tham khảo

  1. Capt M Segar, Singapore’s Preparation for the IMO 2020 Global Sulfur Limit, Symposium on IMO 2020 and alternative fuels, IMO HQ, London 2019.
  2. Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển” (MARPOL) 1973.
  3. Durand Naidoo, Impact of IMO 2020 on the maritime landscape of South Africa.
  4. Guidance of International Chamber of Shipping: Compliance with the 2020 “Global Sulphur Cap”.
  5. Hariesh Manaadiar, Cost impact of IMO 2020.
  6. Hải Vũ, Tổng quan về quy định hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu tàu thủy tại một số nước khu vực Châu Á.
  7. Nghị định thư 1978 sửa đổi, bổ sung Công ước MARPOL.
  8. NVS, Công ước MARPOL 73/78 và Phụ lục VI.
  9. Resolution MPC.305(73), 26 October 2018, Amenndments to the Annex of the Protocol of 1997 to amend the International Convention for the Prevention of Pollution from Ships, 1973, as modified by the Protocol of 1978 relating thereto.
  10. Thang Do, IMO 2020 and effects on the shipping industry, CATEGORIESNEWS, 28 August, 2019;
  11. seatrade-maritime.com: What you need to know: The 2020 IMO fuel sulphur regulatuion, Seatrade Maritime News.
  12. hanghaikythuat.tk.

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.