Sidebar

Magazine menu

23
T3, 04

Tạp chí KTĐN số 123

 

Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp tại Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam

Cao Đinh Kiên[1]

Nguyễn Thị Hồng Vân[2]

Nguyễn Thị Hạnh[3]

 

 

Tóm tắt

            Kể từ giữa những năm 1990, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách cụm công nghiệp để tăng năng lực kinh doanh của doanh nghiệp và phát triển kinh tế đất nước. Mỗi quốc gia có một phương pháp riêng để thúc đẩy phát triển kinh tế, tuy nhiên việc phát triển kinh tế vùng tại các cụm công nghiệp đã được chứng minh sự thành công tại các quốc gia như Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc. Hàn Quốc là một quốc gia điển hình thành công trong việc phát triển các cụm công nghiệp. Tại Hàn Quốc, một số ngành công nghiệp có triển vọng đã được lựa chọn và hỗ trợ qua nhiều năm để phát triển thành những cụm công nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra việc làm cũng như phát triển kinh tế vùng. Bài viết này phân tích kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp tại Hàn Quốc và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Từ khoá: cụm công nghiệp, phát triển cụm công nghiệp, liên kết kinh doanh

Abstract

            Since mid 1990s, business linkages are a popular method to improve firm’s competencies and develop the economy in many countries. Each country has its own approach to business linkages; however, industrial cluster development is proven to be effective in Germany, China, and Korea. Korea is a very successful country in term of industrial cluster development. In Korea, promising industries have been selected and supported over the years in order to establish strong industrial clusters. These industrial clusters have played a key role in boosting exports, creating jobs and developing the regional economy. This article analyzes the experience of developing industrial clusters in Korea and draws implications for Vietnam.

Keywords: industrial cluster, industrial cluster development, business linkages

1. Giới thiệu

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa các cụm công nghiệp là mạng lưới bao gồm các công ty, các tổ chức đào tạo (các trường đại học, viện nghiên cứu), các tổ chức trung gian (môi giới, tư vấn) và khách hàng, liên kết với nhau trong một chuỗi giá trị gia tăng. Tại Hàn Quốc, cụm công nghiệp (industrial cluster) được định nghĩa là một nhóm gần nhau về mặt địa lý gồm các công ty, trường đại học, viện và các tổ chức chính phủ liên kết trong một lĩnh vực cụ thể, mục đích là tạo ra kiến thức và công nghệ mới bằng cách thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên (KICOX, 2010). Sự tham gia tích cực của các tổ chức đào tạo như các trường đại học, viện nghiên cứu giúp các cụm công nghiệp đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu sáng tạo. Đồng thời, sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ của chính phủ, các hoạt động hỗ trợ về tài chính, quản lý, nhân lực giúp các cụm công nghiệp Hàn Quốc phát triển và đạt được mục tiêu kinh tế theo từng khu vực.

 

 

 

 

Hoạt động sản xuất kinh doanh

Tổ chức chính phủ và các chính sách hỗ trợ

Mạng tương tác

Hoạt động nghiên cứu và đổi mới

Hỗ trợ nhân lực như tuyển dụng, giáo dục

Hỗ trợ tài chính, VD: quỹ đầu tư mạo hiểm

Hỗ trợ quản lý: marketing, kết toán, luật

Các viện nghiên cứu tư nhân

Các trường ĐH

Các viện nghiên cứu thuộc chính phủ

Hình 1. Mô hình cụm công nghiệp tại Hàn Quốc

 


 

 

Nguồn: KICOX, 2010

Các cụm công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tại các nước đang phát triển, việc hình thành các Cụm công nghiệp đã tạo ra được cơ hội phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn bởi có thể kết hợp và học tập được những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ, về tổ chức và quản lý doanh nghiệp, đồng thời tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển. Tại Hàn Quốc, các cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước trong vài thập kỷ qua. Các cụm công nghiệp hiện nay ở Hàn Quốc đã được hình thành và phát triển dựa vào các chính sách phát triển kinh tế do Nhà nước đề ra. Các ngành công nghiệp có triển vọng đã được lựa chọn và hỗ trợ qua nhiều năm và đã đóng vai trò chủ chốt trong đẩy mạnh xuất khẩu, tăng việc làm và hiện vẫn có tiềm năng mạnh mẽ để đóng vai trò dẫn dắt sáng tạo của các nền kinh tế vùng.

            Tại Việt Nam, việc phát triển các cụm công nghiệp giúp tăng cường liên kết giữa các thành phần kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ trong nước, phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khác. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị của khu vực và thế giới, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ sản xuất, trong đó hình thành các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động. Phát triển các cụm công nghiệp được đánh giá là một giải pháp tích cực và hiệu quả trong quá trình hội nhập và nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Chính phủ Việt Nam.

2. Vai trò của cụm công nghiệp trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc

Nhiều quốc gia đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của Hàn Quốc khi quốc gia này chuyển mình từ một nền kinh tế nghèo thành một nền kinh tế hùng mạnh. Sau những tàn dư của nhiều năm thuộc địa và chiến tranh, chính phủ Hàn Quốc đã theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu làm cho nền kinh tế tăng trưởng với quy mô và tốc độ chưa từng có. Sự ngưỡng mộ đối với hiện tượng kinh tế thành công của Hàn Quốc từ nước nghèo trở thành nước giàu chủ yếu đến từ thực tế là quốc gia này hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, vì vậy không có tài nguyên để áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa vào tài nguyên đã thực hiện thành công ở nhiều nước giàu tài nguyên. Hiện nay, kinh tế Hàn Quốc lớn thứ 5 châu Á sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia và đứng thứ 14 thế giới với GDP năm 2016 đạt 1.929 tỷ USD. Năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc đạt 2,7%, xếp thứ 110 thế giới. Năm 2017, Hàn Quốc được xếp hạng thứ 4 trong số 190 quốc gia theo Chỉ số kinh doanh dễ dàng tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (World Bank’s Ease of Doing Business Index), tăng một bậc so với năm trước và đạt mức cao nhất từ trước tới nay (Trương Thị Bích Ngọc, 2018).

Hàn Quốc là một đất nước đất hẹp người đông, khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, nhưng nhờ chính sách phát kinh tế năng động, định hướng xuất khẩu, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu Châu Á. Để đạt được kết quả trên, đóng góp lớn đến từ các chính sách phát triển cụm công nghiệp, tập trung nghiên cứu đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mạng tương tác hiệu quả giữa doanh nghiệp – tổ chức đào tạo – và cơ quan quản lý của chính phủ. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển đi đầu về các ngành nghề có giá trị gia tăng như công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử số, công nghệ sinh học, linh kiện bán dẫn, thông tin và truyền thông. Các cụm công nghiệp của Hàn Quốc cũng là những khu vục thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ. Việc lựa chọn những vị trí địa lý thuận tiện đường giao thông như sân bay và cảng biển lớn giúp các cụm công nghiệp của Hàn Quốc thuận lợi cho xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong nhiều năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, những chính sách phát triển cụm công nghiệp giúp Hàn Quốc hướng tới mục tiêu trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về công cuộc phát triển bền vững và vì chính chất lượng cuộc sống của con người. Chính sách phát triển các cụm công nghiệp của Hàn Quốc gắn liền với chính sách phát triển vùng, giải quyết những mục tiêu hàng đầu của quốc gia này theo từng giai đoạn. Cụ thể, vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn, khủng hoảng nghiêm trọng về thực phẩm và nguồn lực, sản xuất vật chất là ưu tiên hàng đầu của chính sách phát triển vùng. Vào những năm 80, các nhà lãnh đạo đã bắt đầu đề cập đến sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn trong chính sách phát triển vùng. Chủ đề chính trong những năm 90 là phát triển bền vững, đồng thời cùng đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển cân đối. Khái niệm đó đã đi vào chính lược phát triển xanh hiện nay để đối phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hoá thạch. Hàn Quốc cần một mạng lưới năng lượng sạch và mới để thay thế cho mạng lưới phát triển dựa vào nguyên liệu hoá thạch vì thế giới đang phải đối mặt với kỷ nguyên của biến đổi khí hậu. Dựa vào công nghệ sạch, mô hình phát triển mới sẽ tạo điều kiện để chúng ta có thể đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Khả năng sản xuất điện, nước, không khí sạch sẽ quyết định thế mạnh kinh tế của bất cứ quốc gia nào trong kỷ nguyên mới. Những sự thay đổi này cho phép Hàn Quốc giải quyết được những vấn đề về kinh tế, xã hội, và môi trường, hướng tới phát triển bền vững. 

Chính sách xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp theo từng vùng của Hàn Quốc đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và đạt được hiệu quả kinh tế. Trong những năm 1960 và 1970, việc lựa chọn địa điểm cho các cụm công nghiệp tại Hàn Quốc được thực hiện theo các tiêu chí hiệu quả kinh tế, theo cách tiếp cận “cực tăng trưởng” thay vì cân nhắc chính trị. Các cụm công nghiệp quy mô lớn chứa các cụm nhà máy liên kết trong các ngành công nghiệp chiến lược được lựa chọn. Chính sách vị trí công nghiệp này phù hợp với một kế hoạch dài hạn, toàn diện để phát triển lãnh thổ quốc gia, đã được theo đuổi một cách có hệ thống. Khi nhiều ngành công nghiệp công nghệ mới xuất hiện, chính sách được thực hiện linh hoạt và cho phép thành lập nhiều loại cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp mới.

Hàn Quốc đã thực hiện Chương trình cụm công nghiệp vào năm 2005 để chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp của Hàn Quốc, vốn rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia, từ sự kết hợp sản xuất thành nơi đổi mới, nơi phát triển kiến thức mới và giá trị tốt hơn. Kể từ khi ra mắt, chương trình đã chủ động trong việc tối đa hóa tiềm năng phát triển của công ty thông qua mạng lưới tích cực giữa các ngành công nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và chính phủ. Nó cũng đã nâng cao cấu trúc bền vững của các khu công nghiệp.

Mặc dù nền kinh tế Hàn Quốc hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức như kết thúc thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển không đồng đều giữa các khu vực, ô nhiễm môi trường, những chính sách phát triển cụm công nghiệp của Hàn Quốc đã góp phần xây dựng một đất nước Hàn Quốc phát triển. Báo cáo của KIKOX (2010) chỉ ra kết quả của chương trình phát triển cụm công nghiệp tại Hàn Quốc đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy chính sách phát triển kinh tế theo khu vực của chính phủ. Những thay đổi trong chính sách phát triển cụm công nghiệp theo hướng “nền kinh tế sáng tạo” mà chính quyền Hàn Quốc đưa ra sẽ tiếp tục đưa đất nước Hàn Quốc phát triển và nâng cao vị thế trong tương lai.

3. Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp ở Hàn Quốc

Hàn Quốc đã cải tổ đáng kể chính sách công nghiệp của nước này theo thời gian. Ba giai đoạn khác nhau của chính sách công nghiệp đánh dấu thời kỳ công nghiệp hóa cao từ thập niên 1960 đến 1980. Trong những năm 1960, mối quan tâm chính sách chính là thúc đẩy các ngành xuất khẩu thâm dụng lao động cũng như sản xuất công nghiệp cơ bản. Vào những năm 1970, chính phủ đã ráo riết theo đuổi một chính sách công nghiệp chọn lọc. Trong những năm 1980, Hàn Quốc đã chuyển từ một chính sách công nghiệp tích cực và hướng tới hợp lý hóa và đổi mới công nghiệp. Chính sách công nghiệp của Hàn Quốc sau đó tập trung vào việc khôi phục sự phát triển cân bằng bằng cách thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hoạt động kinh tế khu vực. Sự thay đổi trong chính sách công nghiệp đi kèm với sự thay đổi trong chính sách cụm công nghiệp. Có thể kể đến một số điểm nổi bật trong chính sách phát triển công nghiệp tại Hàn Quốc như sau:

- Phát triển các khu công nghiệp xuất khẩu trong những năm 1960: các chính sách công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp nhẹ, trọng tâm là ngành may mặc tại Ulsan và Guro.

- Chiến lược phát triển cực tăng trưởng của thập niên 1970: các chính sách công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp nặng và hóa chất, trọng tâm là ngành sắt thép tại Pohang, máy móc (Changwon), điện tử (Gumi), Hóa dầu (Ulsan).

- Chính sách phát triển cân bằng trong những năm 1980: các chính sách công nghiệp tập trung vào các ngành công nghệ, trọng tâm là sản xuất nguyên vật liệu và linh kiện tại Bawon Sihwa và Namdong.

- Đổi mới các cụm công nghiệp trong những năm 1990 và 2000: các chính sách công nghiệp tập trung vào ngành công nghệ thông tin tại Seoul Digital, Suwon, và Ulsan.

Trong những năm 1990, khi chính sách công nghiệp chú ý nhiều hơn đến năng lực cạnh tranh và R&D công nghiệp, các nhu cầu mới đa dạng nảy sinh, đòi hỏi phải có phản ứng phù hợp từ chính sách Nhà nước về địa điểm các cụm công nghiệp. Các khu công nghiệp bắt đầu các dịch vụ như R&D, hậu cần, phúc lợi cho công nhân cũng như sản xuất. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vị trí các cụm công nghiệp đã được sửa đổi tại thời điểm này để phù hợp với cơ cấu công nghiệp đang thay đổi. Các văn bản khác nhau đã được tích hợp điểm mới cũng như loại bỏ các điểm không còn hợp lý để tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp và xây dựng các nhà máy.

Trong những năm 2000, mối quan tâm lớn là giảm chênh lệch khu vực, chênh lệch ngành và tăng cường đổi mới công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các hoạt động liên quan đến R&D, tiếp thị và phúc lợi trong các khu công nghiệp và dành không gian cho các ngành công nghiệp mới, như phần mềm và công nghệ sinh học, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ khác nhau và phát triển các khu công nghiệp phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng ngành. Các khu công nghiệp công nghệ cao với quy mô nhỏ được xây dựng ở khu vực thành thị để các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng với chi phí thấp. Ngoài ra, nhiều nỗ lực chính sách đã được thực hiện để hồi sinh và cải thiện khả năng cạnh tranh của các khu công nghiệp cũ, thúc đẩy các cụm công nghiệp đổi mới và xây dựng mạng lưới với các tổ chức nghiên cứu và học thuật. Các biện pháp chính sách nhằm cải tạo các trang web và làm cho chúng thân thiện hơn với môi trường cũng được bắt đầu.

Một vài đặc điểm quan trọng của chính sách về cụm công nghiệp Hàn Quốc là:

(1) Các chính sách về cụm công nghiệp được thực hiện từ góc độ toàn diện nhằm đạt được những điều kiện tối ưu để tăng cường khả năng cạnh tranh công nghiệp thông qua việc kết nối giữa doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu;

(2) Các chính sách về cụm công nghiệp không tập trung vào các thành phần riêng lẻ mà tập trung vào việc xây dựng mạng lưới. Mặc dù một nhiệm vụ quan trọng là hỗ trợ các thành viên riêng lẻ để họ có thể giải quyết các vấn đề khẩn cấp và tăng khả năng cạnh tranh, các chính sách về cụm công nghiệp chú trọng việc tăng cường mạng lưới liên kết thông qua sự hợp tác của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ.

(3) Các chính sách về cụm công nghiệp khuyến khích sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân cũng như chính quyền trung ương và địa phương. Mặc dù các chính sách về cụm công nghiệp được Chính phủ khởi xướng nhưng có sự bắt buộc khu vực tư nhân phải tham gia tích cực vào việc xây dựng và thực hiện các chính sách này. Sự tham gia của khu vực tư nhân là yếu tố quan trọng nhất của các chính sách về cụm công nghiệp tại Hàn Quốc.

(4) Việc phát triển các cụm liên kết sáng tạo (Innovative Clusters) ở Hàn Quốc được được xúc tiến mạnh mẽ kể từ khi Chiến lược phát triển cân đối quốc gia được thông qua với Đạo luật đặc biệt về phát triển cân đối quốc gia ngày 29/4/2004. Chính phủ Hàn Quốc xây dựng Chiến lược phát triển cân đối quốc gia như một trong những chương trình nghị sự quốc gia then chốt và đã xúc tiến “Kế hoạch 5 năm phát triển cân đối quốc gia” nhằm để đạt được đồng thời sự gắn kết xã hội và khả năng cạnh tranh quốc gia. Trong đó, phát triển các cụm liên liên kết sáng tạo như một cấu phần quan trọng của Chiến lược phát triển cân đối quốc gia được biết đến với nội dung: “Chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp thành các Cụm liên kết sáng tạo”. Chính phủ Hàn Quốc lập kế hoạch để chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp thành các cụm liên kết sáng tạo nhằm nuôi dưỡng các cụm liên kết có sức cạnh tranh. Các cụm liên kết này sẽ có nhiệm vụ biến đổi nền kinh tế Hàn Quốc thành một nền kinh tế dựa vào sáng tạo, làm động lực cho cuộc cất cánh lần thứ hai của quốc gia.

(5) Tập đoàn Phát triển các khu công nghiệp Hàn Quốc (KICOX) tiếp quản Chương trình Khu công nghiệp sinh thái quốc gia (EIP), với vai trò là cơ quan thực hiện. Thông qua bản kế hoạch mới hợp lý và chiến lược tập trung vào kinh doanh, Chương trình đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Theo đó, KICOX đã cải tiến chương trình với các mục tiêu cụ thể và một chiến lược 3 giai đoạn, kéo dài từ năm 2005 đến 2019 được đặt ra.  Có thể thấy rõ, nhiều yếu tố góp phần vào thành công của Chương trình Khu công nghiệp sinh thái quốc gia Hàn Quốc, đáng kể đến là việc KICOX đã tận dụng hiệu quả các chuyên gia địa phương, từ đó xây dựng mạng lưới kết nối doanh nghiệp và người dân. KICOX đặc biệt đầu tư vào việc thu hút các công ty cư trú trong hệ thống "cộng sinh công nghiệp", vì sự tham gia của họ rất quan trọng cho sự thành công của Chương trình. Thông qua mối quan hệ chặt chẽ với các ngành thuộc khu phức hợp công nghiệp, trung tâm EIP của khu vực và điều phối viên tại địa phương có thể xây dựng cộng đồng các bên liên quan dựa trên đặc điểm chung về ngành hoặc loại tài nguyên. Để kích thích sự tham gia và đầu tư của doanh nghiệp vào Chương trình, trong những năm đầu tiên, KICOX tập trung vào các Dự án ngắn hạn để chứng minh lợi nhuận kinh tế của Dự án EIP nhằm thu hút doanh nghiệp. KICOX lập chiến lược sử dụng các trung tâm EIP tại khu vực để thúc đẩy Chương trình EIP. Câu chuyện thành công được quảng bá rộng rãi thông qua các kênh truyền thông online và offline.

4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tại Hàn Quốc, cụm công nghiệp (industrial cluster) được định nghĩa là một nhóm các tổ chức gần nhau về mặt địa lý gồm các công ty, trường đại học, viện và các tổ chức chính phủ liên kết trong một lĩnh vực cụ thể, mục đích là tạo ra kiến thức và công nghệ mới bằng cách thúc đẩy hợp tác giữa họ. Tại Việt Nam, cụm công nghiệp được quy định là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Cụm công nghiệp có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha (theo Nghị định Số: 68/2017/NĐ-CP). Như vậy, cách tiếp cận cụm công nghiệp của Hàn Quốc có điểm khác biệt nổi bật đó là có sự tham gia tích cực của các tổ chức đào tạo như các trường đại học, viện nghiên cứu để đẩy mạnh nghiên cứu sáng tạo. Đồng thời, các cụm công nghiệp của Hàn Quốc có sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ của chính phủ để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế theo từng khu vực. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, phát triển cụm công nghiệp cần có mạng lưới tương tác giữa các bên gồm doanh nghiệp, tổ chức đào tạo – nghiên cứu, chính phủ từ đó cụm công nghiệp mới phát triển có hiệu quả và nâng cao được sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia cụm công nghiệp đó. Chính vì vậy, nhóm tác giả đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng và phát triển các mô hình cụm công nghiệp theo hướng liên kết sáng tạo, chú trọng đến đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ. Việc tham gia của các tổ chức đào tạo, cụ thể là các trường đại học và các viện nghiên cứu vào các cụm công nghiệp là cần thiết để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo. Mối quan hệ giữa nhà nước – doanh nghiệp – nhà trường cần được xây dựng chặt chẽ để các chính sách thuận lợi cho liên kết cụm công nghiệp được thực thi, đồng thời các nghiên cứu khoa học công nghệ từ các tổ chức đào tạo được triển khai áp dụng vào thực tiễn.

Thứ hai, hoạt động xây dựng các cụm công nghiệp cần được dựa trên các chính sách phát triển theo từng mục tiêu, từng giai đoạn cụ thể, từ thấp lên cao. Đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ phải dựa trên điều kiện thực tiễn tại từng khu vực, không thể đốt cháy giai đoạn từ công nghệ 1.0 lên 4.0 ngay lập tức, mà cần có lộ trình phù hợp, có tính đến các yêu cầu phát triển bền vững, phát triển xanh và hài hoà. Ban đầu Hàn Quốc đã tập trung phát triển sản xuất, định hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từng bước xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bước tiếp theo, Hàn Quốc tiến hành chuyển đổi từ các ngành công nghiệp nặng sang các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao, chú trọng nhiều hơn đến phát triển xanh và bền vững. Chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra các mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, định hướng phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu dựa trên đổi mới sáng tạo và áp dụng khoa học công nghệ. Tuy nhiên, các chính sách cần cân đối và hài hoà các mục tiêu, có sự ưu tiên cụ thể cho từng khu vực, từng giai đoạn để đạt kế hoạch tăng trưởng.

Thứ ba, khu vực kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế quan trọng giúp phát triển cụm công nghiệp cũng như đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Các chính sách phát triển cụm công nghiệp của Hàn Quốc tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế tư nhân mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các viện nghiên cứu tư nhân như đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới sáng tạo của nền kinh tế Hàn Quốc. Do đó, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân khi tham gia vào các cụm công nghiệp cũng như tăng cường liên kết chặt chẽ với các thành phần kinh tế khác.

  1. Kết luận

            Hệ thống các cụm công nghiệp ở Việt Nam đã tương đối phát triển và đã có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, hệ thống cụm ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển và còn nhiều vướng mắc cần phải được nghiên cứu, giải quyết. Bài học phát triển cụm công nghiệp tại Hàn Quốc cho thấy Chính phủ Việt Nam nên có những chính sách khuyến khích và phát triển các cụm công nghiệp, trợ giúp mạnh mẽ về mặt hạ tầng, tài chính, công nghệ, đào tạo và tư vấn thông qua các chương trình dài hạn. Ngoài ra, Việt Nam chưa hình thành được các cụm công nghiệp với sự tham gia sâu rộng của các tổ chức đào tạo. Do vậy, Chính phủ Việt Nam cũng cần đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức đào tạo vào các cụm công nghiệp, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và tổ chức đào tạo nhằm phát triển nghiên cứu và đổi mới sáng tạo hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.

Tài liệu tham khảo

  1. Chính phủ (2018), Nghị định quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, Số: 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018.
  2. Lê Thế Giới (2009), “Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 1(30).
  3. Jong-il Kim (2015), “Lessons for South Asia from the industrial cluster development experience of the Republic of Korea”, ADB SOUTH ASia working paper series, ISSN 2313-5867 (Print), 2313-5875 (e-ISBN).
  4. Jongyong Parka, Hakyeon Leeb & Yongtae Parkb (2009), “Disembodied knowledge flows among industrial clusters: A patent analysis of the Korean manufacturing sector”, Technology in Society Volume 31, Issue 1, February 2009, Pages 73-84.
  5. KICOX (2010), “The Industrial Complex Cluster Program of Korea”, Park Bong-Kyu Publisher.
  6. Trịnh Trọng Nghĩa (2009), “Chiến lược mới phát triển công nghiệp Hàn Quốc trong thời gian 2004 – 2020”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11 năm 2009.
  7. Trương Thị Bích Ngọc (2018), “Hồ sơ thị trường Hàn Quốc, Ban Quan hệ Quốc tế VCCI”, truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019 tại địa chỉ http://www.trungtamwto.vn/download/17127/HSTT_Han_Quoc_9.2018.pdf.
  8. Khánh Phương (2010), Chính sách quy hoạch vùng của Hàn Quốc, truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019 tại địa chỉ https://ashui.com/mag/tuongtac/nhin-ra-the-gioi/3270-chinh-sach-quy-hoach-vung-cua-han-quoc.html.
  9. Sukjin Yoon & Khalid Nadvi (2018), “Industrial clusters and industrial ecology: Building ‘eco-collective efficiency’ in a South Korean cluster”, Geoforum Volume 90, March 2018, Pages 159-173.
  10. Nguyễn Đình Tài (2017), “Nhận dạng các cụm liên kết ngành và một số đề xuất chính sách tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng 2/2017.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: caokien@ftu.edu.vn

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: vannth@ftu.edu.vn

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: hanhnt@ftu.edu.vn

 

Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp tại Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam

Cao Đinh Kiên[1]

Nguyễn Thị Hồng Vân[2]

Nguyễn Thị Hạnh[3]

 

 

Tóm tắt

            Kể từ giữa những năm 1990, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chính sách cụm công nghiệp để tăng năng lực kinh doanh của doanh nghiệp và phát triển kinh tế đất nước. Mỗi quốc gia có một phương pháp riêng để thúc đẩy phát triển kinh tế, tuy nhiên việc phát triển kinh tế vùng tại các cụm công nghiệp đã được chứng minh sự thành công tại các quốc gia như Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc. Hàn Quốc là một quốc gia điển hình thành công trong việc phát triển các cụm công nghiệp. Tại Hàn Quốc, một số ngành công nghiệp có triển vọng đã được lựa chọn và hỗ trợ qua nhiều năm để phát triển thành những cụm công nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong đẩy mạnh xuất khẩu, tạo ra việc làm cũng như phát triển kinh tế vùng. Bài viết này phân tích kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp tại Hàn Quốc và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Từ khoá: cụm công nghiệp, phát triển cụm công nghiệp, liên kết kinh doanh

Abstract

            Since mid 1990s, business linkages are a popular method to improve firm’s competencies and develop the economy in many countries. Each country has its own approach to business linkages; however, industrial cluster development is proven to be effective in Germany, China, and Korea. Korea is a very successful country in term of industrial cluster development. In Korea, promising industries have been selected and supported over the years in order to establish strong industrial clusters. These industrial clusters have played a key role in boosting exports, creating jobs and developing the regional economy. This article analyzes the experience of developing industrial clusters in Korea and draws implications for Vietnam.

Keywords: industrial cluster, industrial cluster development, business linkages

1. Giới thiệu

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) định nghĩa các cụm công nghiệp là mạng lưới bao gồm các công ty, các tổ chức đào tạo (các trường đại học, viện nghiên cứu), các tổ chức trung gian (môi giới, tư vấn) và khách hàng, liên kết với nhau trong một chuỗi giá trị gia tăng. Tại Hàn Quốc, cụm công nghiệp (industrial cluster) được định nghĩa là một nhóm gần nhau về mặt địa lý gồm các công ty, trường đại học, viện và các tổ chức chính phủ liên kết trong một lĩnh vực cụ thể, mục đích là tạo ra kiến thức và công nghệ mới bằng cách thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên (KICOX, 2010). Sự tham gia tích cực của các tổ chức đào tạo như các trường đại học, viện nghiên cứu giúp các cụm công nghiệp đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu sáng tạo. Đồng thời, sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ của chính phủ, các hoạt động hỗ trợ về tài chính, quản lý, nhân lực giúp các cụm công nghiệp Hàn Quốc phát triển và đạt được mục tiêu kinh tế theo từng khu vực.

 

 

 

 

Hoạt động sản xuất kinh doanh

Tổ chức chính phủ và các chính sách hỗ trợ

Mạng tương tác

Hoạt động nghiên cứu và đổi mới

Hỗ trợ nhân lực như tuyển dụng, giáo dục

Hỗ trợ tài chính, VD: quỹ đầu tư mạo hiểm

Hỗ trợ quản lý: marketing, kết toán, luật

Các viện nghiên cứu tư nhân

Các trường ĐH

Các viện nghiên cứu thuộc chính phủ

Hình 1. Mô hình cụm công nghiệp tại Hàn Quốc

 


 

 

Nguồn: KICOX, 2010

Các cụm công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tại các nước đang phát triển, việc hình thành các Cụm công nghiệp đã tạo ra được cơ hội phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa rút ngắn bởi có thể kết hợp và học tập được những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ, về tổ chức và quản lý doanh nghiệp, đồng thời tranh thủ được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài để phát triển. Tại Hàn Quốc, các cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước trong vài thập kỷ qua. Các cụm công nghiệp hiện nay ở Hàn Quốc đã được hình thành và phát triển dựa vào các chính sách phát triển kinh tế do Nhà nước đề ra. Các ngành công nghiệp có triển vọng đã được lựa chọn và hỗ trợ qua nhiều năm và đã đóng vai trò chủ chốt trong đẩy mạnh xuất khẩu, tăng việc làm và hiện vẫn có tiềm năng mạnh mẽ để đóng vai trò dẫn dắt sáng tạo của các nền kinh tế vùng.

            Tại Việt Nam, việc phát triển các cụm công nghiệp giúp tăng cường liên kết giữa các thành phần kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ trong nước, phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, tạo việc làm và giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội khác. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị của khu vực và thế giới, Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ sản xuất, trong đó hình thành các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động. Phát triển các cụm công nghiệp được đánh giá là một giải pháp tích cực và hiệu quả trong quá trình hội nhập và nỗ lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của Chính phủ Việt Nam.

2. Vai trò của cụm công nghiệp trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc

Nhiều quốc gia đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của Hàn Quốc khi quốc gia này chuyển mình từ một nền kinh tế nghèo thành một nền kinh tế hùng mạnh. Sau những tàn dư của nhiều năm thuộc địa và chiến tranh, chính phủ Hàn Quốc đã theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu làm cho nền kinh tế tăng trưởng với quy mô và tốc độ chưa từng có. Sự ngưỡng mộ đối với hiện tượng kinh tế thành công của Hàn Quốc từ nước nghèo trở thành nước giàu chủ yếu đến từ thực tế là quốc gia này hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, vì vậy không có tài nguyên để áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa vào tài nguyên đã thực hiện thành công ở nhiều nước giàu tài nguyên. Hiện nay, kinh tế Hàn Quốc lớn thứ 5 châu Á sau Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia và đứng thứ 14 thế giới với GDP năm 2016 đạt 1.929 tỷ USD. Năm 2016, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc đạt 2,7%, xếp thứ 110 thế giới. Năm 2017, Hàn Quốc được xếp hạng thứ 4 trong số 190 quốc gia theo Chỉ số kinh doanh dễ dàng tiếp cận của Ngân hàng Thế giới (World Bank’s Ease of Doing Business Index), tăng một bậc so với năm trước và đạt mức cao nhất từ trước tới nay (Trương Thị Bích Ngọc, 2018).

Hàn Quốc là một đất nước đất hẹp người đông, khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, nhưng nhờ chính sách phát kinh tế năng động, định hướng xuất khẩu, Hàn Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu Châu Á. Để đạt được kết quả trên, đóng góp lớn đến từ các chính sách phát triển cụm công nghiệp, tập trung nghiên cứu đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mạng tương tác hiệu quả giữa doanh nghiệp – tổ chức đào tạo – và cơ quan quản lý của chính phủ. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những quốc gia phát triển đi đầu về các ngành nghề có giá trị gia tăng như công nghiệp ô tô, công nghiệp điện tử số, công nghệ sinh học, linh kiện bán dẫn, thông tin và truyền thông. Các cụm công nghiệp của Hàn Quốc cũng là những khu vục thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ. Việc lựa chọn những vị trí địa lý thuận tiện đường giao thông như sân bay và cảng biển lớn giúp các cụm công nghiệp của Hàn Quốc thuận lợi cho xuất khẩu và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong nhiều năm qua, đặc biệt là những năm gần đây, những chính sách phát triển cụm công nghiệp giúp Hàn Quốc hướng tới mục tiêu trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về công cuộc phát triển bền vững và vì chính chất lượng cuộc sống của con người. Chính sách phát triển các cụm công nghiệp của Hàn Quốc gắn liền với chính sách phát triển vùng, giải quyết những mục tiêu hàng đầu của quốc gia này theo từng giai đoạn. Cụ thể, vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi Hàn Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu thốn, khủng hoảng nghiêm trọng về thực phẩm và nguồn lực, sản xuất vật chất là ưu tiên hàng đầu của chính sách phát triển vùng. Vào những năm 80, các nhà lãnh đạo đã bắt đầu đề cập đến sự cân bằng giữa phát triển và bảo tồn trong chính sách phát triển vùng. Chủ đề chính trong những năm 90 là phát triển bền vững, đồng thời cùng đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển cân đối. Khái niệm đó đã đi vào chính lược phát triển xanh hiện nay để đối phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu sử dụng nguyên liệu hoá thạch. Hàn Quốc cần một mạng lưới năng lượng sạch và mới để thay thế cho mạng lưới phát triển dựa vào nguyên liệu hoá thạch vì thế giới đang phải đối mặt với kỷ nguyên của biến đổi khí hậu. Dựa vào công nghệ sạch, mô hình phát triển mới sẽ tạo điều kiện để chúng ta có thể đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Khả năng sản xuất điện, nước, không khí sạch sẽ quyết định thế mạnh kinh tế của bất cứ quốc gia nào trong kỷ nguyên mới. Những sự thay đổi này cho phép Hàn Quốc giải quyết được những vấn đề về kinh tế, xã hội, và môi trường, hướng tới phát triển bền vững. 

Chính sách xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp theo từng vùng của Hàn Quốc đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và đạt được hiệu quả kinh tế. Trong những năm 1960 và 1970, việc lựa chọn địa điểm cho các cụm công nghiệp tại Hàn Quốc được thực hiện theo các tiêu chí hiệu quả kinh tế, theo cách tiếp cận “cực tăng trưởng” thay vì cân nhắc chính trị. Các cụm công nghiệp quy mô lớn chứa các cụm nhà máy liên kết trong các ngành công nghiệp chiến lược được lựa chọn. Chính sách vị trí công nghiệp này phù hợp với một kế hoạch dài hạn, toàn diện để phát triển lãnh thổ quốc gia, đã được theo đuổi một cách có hệ thống. Khi nhiều ngành công nghiệp công nghệ mới xuất hiện, chính sách được thực hiện linh hoạt và cho phép thành lập nhiều loại cụm công nghiệp để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp mới.

Hàn Quốc đã thực hiện Chương trình cụm công nghiệp vào năm 2005 để chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp của Hàn Quốc, vốn rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia, từ sự kết hợp sản xuất thành nơi đổi mới, nơi phát triển kiến thức mới và giá trị tốt hơn. Kể từ khi ra mắt, chương trình đã chủ động trong việc tối đa hóa tiềm năng phát triển của công ty thông qua mạng lưới tích cực giữa các ngành công nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và chính phủ. Nó cũng đã nâng cao cấu trúc bền vững của các khu công nghiệp.

Mặc dù nền kinh tế Hàn Quốc hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức như kết thúc thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển không đồng đều giữa các khu vực, ô nhiễm môi trường, những chính sách phát triển cụm công nghiệp của Hàn Quốc đã góp phần xây dựng một đất nước Hàn Quốc phát triển. Báo cáo của KIKOX (2010) chỉ ra kết quả của chương trình phát triển cụm công nghiệp tại Hàn Quốc đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy chính sách phát triển kinh tế theo khu vực của chính phủ. Những thay đổi trong chính sách phát triển cụm công nghiệp theo hướng “nền kinh tế sáng tạo” mà chính quyền Hàn Quốc đưa ra sẽ tiếp tục đưa đất nước Hàn Quốc phát triển và nâng cao vị thế trong tương lai.

3. Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp ở Hàn Quốc

Hàn Quốc đã cải tổ đáng kể chính sách công nghiệp của nước này theo thời gian. Ba giai đoạn khác nhau của chính sách công nghiệp đánh dấu thời kỳ công nghiệp hóa cao từ thập niên 1960 đến 1980. Trong những năm 1960, mối quan tâm chính sách chính là thúc đẩy các ngành xuất khẩu thâm dụng lao động cũng như sản xuất công nghiệp cơ bản. Vào những năm 1970, chính phủ đã ráo riết theo đuổi một chính sách công nghiệp chọn lọc. Trong những năm 1980, Hàn Quốc đã chuyển từ một chính sách công nghiệp tích cực và hướng tới hợp lý hóa và đổi mới công nghiệp. Chính sách công nghiệp của Hàn Quốc sau đó tập trung vào việc khôi phục sự phát triển cân bằng bằng cách thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hoạt động kinh tế khu vực. Sự thay đổi trong chính sách công nghiệp đi kèm với sự thay đổi trong chính sách cụm công nghiệp. Có thể kể đến một số điểm nổi bật trong chính sách phát triển công nghiệp tại Hàn Quốc như sau:

- Phát triển các khu công nghiệp xuất khẩu trong những năm 1960: các chính sách công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp nhẹ, trọng tâm là ngành may mặc tại Ulsan và Guro.

- Chiến lược phát triển cực tăng trưởng của thập niên 1970: các chính sách công nghiệp tập trung phát triển công nghiệp nặng và hóa chất, trọng tâm là ngành sắt thép tại Pohang, máy móc (Changwon), điện tử (Gumi), Hóa dầu (Ulsan).

- Chính sách phát triển cân bằng trong những năm 1980: các chính sách công nghiệp tập trung vào các ngành công nghệ, trọng tâm là sản xuất nguyên vật liệu và linh kiện tại Bawon Sihwa và Namdong.

- Đổi mới các cụm công nghiệp trong những năm 1990 và 2000: các chính sách công nghiệp tập trung vào ngành công nghệ thông tin tại Seoul Digital, Suwon, và Ulsan.

Trong những năm 1990, khi chính sách công nghiệp chú ý nhiều hơn đến năng lực cạnh tranh và R&D công nghiệp, các nhu cầu mới đa dạng nảy sinh, đòi hỏi phải có phản ứng phù hợp từ chính sách Nhà nước về địa điểm các cụm công nghiệp. Các khu công nghiệp bắt đầu các dịch vụ như R&D, hậu cần, phúc lợi cho công nhân cũng như sản xuất. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vị trí các cụm công nghiệp đã được sửa đổi tại thời điểm này để phù hợp với cơ cấu công nghiệp đang thay đổi. Các văn bản khác nhau đã được tích hợp điểm mới cũng như loại bỏ các điểm không còn hợp lý để tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp và xây dựng các nhà máy.

Trong những năm 2000, mối quan tâm lớn là giảm chênh lệch khu vực, chênh lệch ngành và tăng cường đổi mới công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các hoạt động liên quan đến R&D, tiếp thị và phúc lợi trong các khu công nghiệp và dành không gian cho các ngành công nghiệp mới, như phần mềm và công nghệ sinh học, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ khác nhau và phát triển các khu công nghiệp phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng ngành. Các khu công nghiệp công nghệ cao với quy mô nhỏ được xây dựng ở khu vực thành thị để các doanh nghiệp nhỏ có thể sử dụng với chi phí thấp. Ngoài ra, nhiều nỗ lực chính sách đã được thực hiện để hồi sinh và cải thiện khả năng cạnh tranh của các khu công nghiệp cũ, thúc đẩy các cụm công nghiệp đổi mới và xây dựng mạng lưới với các tổ chức nghiên cứu và học thuật. Các biện pháp chính sách nhằm cải tạo các trang web và làm cho chúng thân thiện hơn với môi trường cũng được bắt đầu.

Một vài đặc điểm quan trọng của chính sách về cụm công nghiệp Hàn Quốc là:

(1) Các chính sách về cụm công nghiệp được thực hiện từ góc độ toàn diện nhằm đạt được những điều kiện tối ưu để tăng cường khả năng cạnh tranh công nghiệp thông qua việc kết nối giữa doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu;

(2) Các chính sách về cụm công nghiệp không tập trung vào các thành phần riêng lẻ mà tập trung vào việc xây dựng mạng lưới. Mặc dù một nhiệm vụ quan trọng là hỗ trợ các thành viên riêng lẻ để họ có thể giải quyết các vấn đề khẩn cấp và tăng khả năng cạnh tranh, các chính sách về cụm công nghiệp chú trọng việc tăng cường mạng lưới liên kết thông qua sự hợp tác của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ.

(3) Các chính sách về cụm công nghiệp khuyến khích sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân cũng như chính quyền trung ương và địa phương. Mặc dù các chính sách về cụm công nghiệp được Chính phủ khởi xướng nhưng có sự bắt buộc khu vực tư nhân phải tham gia tích cực vào việc xây dựng và thực hiện các chính sách này. Sự tham gia của khu vực tư nhân là yếu tố quan trọng nhất của các chính sách về cụm công nghiệp tại Hàn Quốc.

(4) Việc phát triển các cụm liên kết sáng tạo (Innovative Clusters) ở Hàn Quốc được được xúc tiến mạnh mẽ kể từ khi Chiến lược phát triển cân đối quốc gia được thông qua với Đạo luật đặc biệt về phát triển cân đối quốc gia ngày 29/4/2004. Chính phủ Hàn Quốc xây dựng Chiến lược phát triển cân đối quốc gia như một trong những chương trình nghị sự quốc gia then chốt và đã xúc tiến “Kế hoạch 5 năm phát triển cân đối quốc gia” nhằm để đạt được đồng thời sự gắn kết xã hội và khả năng cạnh tranh quốc gia. Trong đó, phát triển các cụm liên liên kết sáng tạo như một cấu phần quan trọng của Chiến lược phát triển cân đối quốc gia được biết đến với nội dung: “Chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp thành các Cụm liên kết sáng tạo”. Chính phủ Hàn Quốc lập kế hoạch để chuyển đổi các tổ hợp công nghiệp thành các cụm liên kết sáng tạo nhằm nuôi dưỡng các cụm liên kết có sức cạnh tranh. Các cụm liên kết này sẽ có nhiệm vụ biến đổi nền kinh tế Hàn Quốc thành một nền kinh tế dựa vào sáng tạo, làm động lực cho cuộc cất cánh lần thứ hai của quốc gia.

(5) Tập đoàn Phát triển các khu công nghiệp Hàn Quốc (KICOX) tiếp quản Chương trình Khu công nghiệp sinh thái quốc gia (EIP), với vai trò là cơ quan thực hiện. Thông qua bản kế hoạch mới hợp lý và chiến lược tập trung vào kinh doanh, Chương trình đã thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Theo đó, KICOX đã cải tiến chương trình với các mục tiêu cụ thể và một chiến lược 3 giai đoạn, kéo dài từ năm 2005 đến 2019 được đặt ra.  Có thể thấy rõ, nhiều yếu tố góp phần vào thành công của Chương trình Khu công nghiệp sinh thái quốc gia Hàn Quốc, đáng kể đến là việc KICOX đã tận dụng hiệu quả các chuyên gia địa phương, từ đó xây dựng mạng lưới kết nối doanh nghiệp và người dân. KICOX đặc biệt đầu tư vào việc thu hút các công ty cư trú trong hệ thống "cộng sinh công nghiệp", vì sự tham gia của họ rất quan trọng cho sự thành công của Chương trình. Thông qua mối quan hệ chặt chẽ với các ngành thuộc khu phức hợp công nghiệp, trung tâm EIP của khu vực và điều phối viên tại địa phương có thể xây dựng cộng đồng các bên liên quan dựa trên đặc điểm chung về ngành hoặc loại tài nguyên. Để kích thích sự tham gia và đầu tư của doanh nghiệp vào Chương trình, trong những năm đầu tiên, KICOX tập trung vào các Dự án ngắn hạn để chứng minh lợi nhuận kinh tế của Dự án EIP nhằm thu hút doanh nghiệp. KICOX lập chiến lược sử dụng các trung tâm EIP tại khu vực để thúc đẩy Chương trình EIP. Câu chuyện thành công được quảng bá rộng rãi thông qua các kênh truyền thông online và offline.

4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Tại Hàn Quốc, cụm công nghiệp (industrial cluster) được định nghĩa là một nhóm các tổ chức gần nhau về mặt địa lý gồm các công ty, trường đại học, viện và các tổ chức chính phủ liên kết trong một lĩnh vực cụ thể, mục đích là tạo ra kiến thức và công nghệ mới bằng cách thúc đẩy hợp tác giữa họ. Tại Việt Nam, cụm công nghiệp được quy định là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh. Cụm công nghiệp có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha (theo Nghị định Số: 68/2017/NĐ-CP). Như vậy, cách tiếp cận cụm công nghiệp của Hàn Quốc có điểm khác biệt nổi bật đó là có sự tham gia tích cực của các tổ chức đào tạo như các trường đại học, viện nghiên cứu để đẩy mạnh nghiên cứu sáng tạo. Đồng thời, các cụm công nghiệp của Hàn Quốc có sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ của chính phủ để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế theo từng khu vực. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, phát triển cụm công nghiệp cần có mạng lưới tương tác giữa các bên gồm doanh nghiệp, tổ chức đào tạo – nghiên cứu, chính phủ từ đó cụm công nghiệp mới phát triển có hiệu quả và nâng cao được sức cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia cụm công nghiệp đó. Chính vì vậy, nhóm tác giả đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng và phát triển các mô hình cụm công nghiệp theo hướng liên kết sáng tạo, chú trọng đến đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ. Việc tham gia của các tổ chức đào tạo, cụ thể là các trường đại học và các viện nghiên cứu vào các cụm công nghiệp là cần thiết để đẩy mạnh đổi mới sáng tạo. Mối quan hệ giữa nhà nước – doanh nghiệp – nhà trường cần được xây dựng chặt chẽ để các chính sách thuận lợi cho liên kết cụm công nghiệp được thực thi, đồng thời các nghiên cứu khoa học công nghệ từ các tổ chức đào tạo được triển khai áp dụng vào thực tiễn.

Thứ hai, hoạt động xây dựng các cụm công nghiệp cần được dựa trên các chính sách phát triển theo từng mục tiêu, từng giai đoạn cụ thể, từ thấp lên cao. Đổi mới và ứng dụng khoa học công nghệ phải dựa trên điều kiện thực tiễn tại từng khu vực, không thể đốt cháy giai đoạn từ công nghệ 1.0 lên 4.0 ngay lập tức, mà cần có lộ trình phù hợp, có tính đến các yêu cầu phát triển bền vững, phát triển xanh và hài hoà. Ban đầu Hàn Quốc đã tập trung phát triển sản xuất, định hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từng bước xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bước tiếp theo, Hàn Quốc tiến hành chuyển đổi từ các ngành công nghiệp nặng sang các ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao, chú trọng nhiều hơn đến phát triển xanh và bền vững. Chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra các mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng, định hướng phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu dựa trên đổi mới sáng tạo và áp dụng khoa học công nghệ. Tuy nhiên, các chính sách cần cân đối và hài hoà các mục tiêu, có sự ưu tiên cụ thể cho từng khu vực, từng giai đoạn để đạt kế hoạch tăng trưởng.

Thứ ba, khu vực kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế quan trọng giúp phát triển cụm công nghiệp cũng như đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Các chính sách phát triển cụm công nghiệp của Hàn Quốc tạo điều kiện và thúc đẩy kinh tế tư nhân mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các viện nghiên cứu tư nhân như đóng góp lớn vào công cuộc đổi mới sáng tạo của nền kinh tế Hàn Quốc. Do đó, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ và phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân khi tham gia vào các cụm công nghiệp cũng như tăng cường liên kết chặt chẽ với các thành phần kinh tế khác.

  1. Kết luận

            Hệ thống các cụm công nghiệp ở Việt Nam đã tương đối phát triển và đã có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, hệ thống cụm ngành công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển và còn nhiều vướng mắc cần phải được nghiên cứu, giải quyết. Bài học phát triển cụm công nghiệp tại Hàn Quốc cho thấy Chính phủ Việt Nam nên có những chính sách khuyến khích và phát triển các cụm công nghiệp, trợ giúp mạnh mẽ về mặt hạ tầng, tài chính, công nghệ, đào tạo và tư vấn thông qua các chương trình dài hạn. Ngoài ra, Việt Nam chưa hình thành được các cụm công nghiệp với sự tham gia sâu rộng của các tổ chức đào tạo. Do vậy, Chính phủ Việt Nam cũng cần đẩy mạnh sự tham gia của các tổ chức đào tạo vào các cụm công nghiệp, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và tổ chức đào tạo nhằm phát triển nghiên cứu và đổi mới sáng tạo hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.

Tài liệu tham khảo

  1. Chính phủ (2018), Nghị định quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, Số: 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018.
  2. Lê Thế Giới (2009), “Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 1(30).
  3. Jong-il Kim (2015), “Lessons for South Asia from the industrial cluster development experience of the Republic of Korea”, ADB SOUTH ASia working paper series, ISSN 2313-5867 (Print), 2313-5875 (e-ISBN).
  4. Jongyong Parka, Hakyeon Leeb & Yongtae Parkb (2009), “Disembodied knowledge flows among industrial clusters: A patent analysis of the Korean manufacturing sector”, Technology in Society Volume 31, Issue 1, February 2009, Pages 73-84.
  5. KICOX (2010), “The Industrial Complex Cluster Program of Korea”, Park Bong-Kyu Publisher.
  6. Trịnh Trọng Nghĩa (2009), “Chiến lược mới phát triển công nghiệp Hàn Quốc trong thời gian 2004 – 2020”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 11 năm 2009.
  7. Trương Thị Bích Ngọc (2018), “Hồ sơ thị trường Hàn Quốc, Ban Quan hệ Quốc tế VCCI”, truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019 tại địa chỉ http://www.trungtamwto.vn/download/17127/HSTT_Han_Quoc_9.2018.pdf.
  8. Khánh Phương (2010), Chính sách quy hoạch vùng của Hàn Quốc, truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019 tại địa chỉ https://ashui.com/mag/tuongtac/nhin-ra-the-gioi/3270-chinh-sach-quy-hoach-vung-cua-han-quoc.html.
  9. Sukjin Yoon & Khalid Nadvi (2018), “Industrial clusters and industrial ecology: Building ‘eco-collective efficiency’ in a South Korean cluster”, Geoforum Volume 90, March 2018, Pages 159-173.
  10. Nguyễn Đình Tài (2017), “Nhận dạng các cụm liên kết ngành và một số đề xuất chính sách tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính kỳ 1, tháng 2/2017.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.