Sidebar

Magazine menu

29
T6, 03

Tạp chí KTĐN số 121

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR): KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Phùng Mạnh Hùng[1]

 Phùng Thị Lan Hương[2]

Tóm tắt

          Tại Nhật Bản, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã được sử dụng từ những năm 1970. Tuy vậy, phải từ thập kỷ 1990, thuật ngữ, nội hàm và cách thức thực hiện CSR mới được các doanh nghiệp và các bên có lợi ích liên quan tiếp cận đầy đủ và có hệ thống. CSR trở thành mối quan tâm của toàn xã hội Nhật Bản, là một phần hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp quy mô lớn và là nội dung bắt buộc trong các báo cáo đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Sau hơn 20 năm, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia hàng đầu về thực hiện CSR với số lượng đông đảo các doanh nghiệp có bộ phận CSR chuyên trách và công bố báo cáo hàng năm về CSR và phát triển bền vững.

        Ở Việt Nam, CSR đã được biết đến từ lâu với hoạt động tương đối bài bản của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Vinamilk, FPT, Honda Việt Nam,…Tuy nhiên, vẫn còn số đông các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến hoạt động CSR. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp còn cho rằng CSR là những ràng buộc về trách nhiệm của họ với môi trường, với xã hội mà lâu nay họ đang tìm cách “lờ đi”. Chiến lược phát triển của họ luôn đặt ra tốc độ tăng trưởng (doanh thu, lợi nhuận), tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả nguồn lực, lành mạnh hóa tài chính,…mà hoàn toàn không nhắc đến CSR, không có kế hoạch cụ thể, thậm chí là không đề cập đến.

        Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu hoạt động CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản đã rất thành công trong kinh doanh và thực hiện CSR, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

        Từ khóa: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Abstract    

In Japan, the term corporate social responsibility (CSR) has been used since the 1970s. However, it is only since the 1990s, the terms, the implications and methods of CSR have got the attention from companies and related interest parties.

        The whole Japanese society paid sincere attention to corporate social responsibility; this has become part to evaluate the activities of big corporates and is one mandatory part in corporate activity analysis report.

After more than 20 years, Japan is considered to be the top country in doing CSR, huge number of companies hold CSR department and released annual reports on sustainability and CSR.

        In Vietnam, CSR has been known for a long time through the professional activities of big companies like Vinamilk, FPT, Honda Vietnam, etc. However there are many other companies have not paid enough attention to CSR. What is worse, there are some companies try to neglect social responsibilities.

        In their development strategies, they focus on gaining strong revenue, cost cutting, making best uses of resources but never mention CSR, they do not have any plans for CSR.

        This research paper aims to analyze the CSR of some Japanese companies which can considered to be the success lessons then going further to make some recommendations for Vietnamese companies.

Keywords: Corporate Social Responsibility (CSR), Japanese companies, Vietnamese small and medium enterprises.

  1. Nội hàm của CSR và khung khổ thực hiện CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản

        Nhìn chung, những gì các doanh nghiệp Nhật Bản mong đợi từ CSR là sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần là một hoạt động từ thiện nhằm cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và đóng góp xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà quản lý doanh nghiệp cho rằng mục tiêu chính của CSR là hiện thực hóa lợi nhuận trong hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt hoạt động CSR trong các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nhỏ. Trong những năm gần đây, CSR thường được nói đến trong bối cảnh các vụ bê bối của doanh nghiệp và việc thực hiện quản trị doanh nghiệp và các vấn đề tuân thủ pháp luật, và tình trạng này là phổ biến với tình hình của các công ty ở các nước Đông Âu, thậm chí ở một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, các hoạt động CSR đã bao gồm các sản phẩm và môi trường, lợi nhuận trả lại cho xã hội, việc tuân thủ luật pháp và các quy định. Các vấn đề liên quan đến nhân viên cũng được đưa vào (phẩm chất, kỹ năng và khả năng), và một số công ty đang thực hiện các biện pháp để cải thiện chất lượng của chính nhân viên. Điều này dựa trên ý tưởng rằng, vấn đề do nhân viên gây ra là trách nhiệm của công ty, và ngoài ra, có một lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và các bên liên quan khác.

  • CSR là gì?

        Theo Florian Beranek (nguyên Cố vấn trưởng Dự án VCCI-UNIDO CSR, dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu),  CSR cũng được coi là việc đảm bảo tác động từ quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đó lên xã hội và môi trường phù hợp với sự phát triển bền vững và phúc lợi xã hội, phù hợp với sự mong đợi của các bên liên quan, phù hợp với pháp luật hiện hành và các chuẩn quốc tế. CSR phải được tích hợp trong hệ thống tổ chức và các mối quan hệ thông qua tính minh bạch và hành vi đạo đức.

        Không những thế, đứng trên quan điểm của Rick Howarth (nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam), CSR chính là việc gắn kết tầm nhìn của doanh nghiệp với chiến lược đầu tư lâu dài của doanh nghiệp nhằm tạo ra các giá trị bền vững cho doanh nghiệp, cho xã hội và các nhà đầu tư. Trước hết, giá trị mang lại dễ nhận thấy nhất đó là đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng thông qua việc tạo ra công ăn việc làm, tăng cường phúc lợi và giáo dục, qua đó doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động đó như là một giấy thông hành bảo chứng cho các sản phẩm được làm ra từ một doanh nghiệp làm ăn có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, giúp tìm kiếm tài năng và ổn định nguồn nhân lực của mình tốt hơn vì họ yên tâm đóng góp vào các giá trị phát triển bền vững mà họ tin tưởng và tôn trọng sự khác biệt đó. Các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp cũng thấy yên tâm khi uy tín, thương hiệu được nâng cao, đảm bảo giá trị lợi nhuận khi doanh nghiệp làm ăn có lãi và phát triển lớn mạnh, hai giá trị quan trọng này sẽ là định hướng chiến lược và là thước đo sự thành công của chính doanh nghiệp đó.

        Ở Nhật Bản vẫn còn những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về CSR, song về cơ bản đã có sự tương đồng với quan niệm và nhận thức chung về CSR theo thông lệ quốc tế. Bản thân nền kinh tế Nhật Bản cũng như doanh nghiệp Nhật đều nhận thức được rằng việc thực hiện CSR vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập thành công. Theo đó, CSR được hiểu là toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp về những ảnh hưởng đến xã hội từ các quyết định và hoạt động của mình. Để thực hiện những trách nhiệm này, trước hết phải tôn trọng pháp luật và các cam kết với các bên có lợi ích liên quan; có khả năng gắn kết hoạt động kinh doanh với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đáp ứng các mối quan tâm của khách hàng, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu doanh nghiệp, bên có liên quan và toàn xã hội; xác định rõ, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Khung khổ thực hiện CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản

        Khung khổ cho thực hiện CSR của doanh nghiệp Nhật cơ bản bao gồm hệ thống tiêu chuẩn quốc tế; định hướng chuẩn mực hành vi từ các tổ chức dân sự, tổ chức hiệp hội và một phần nào đó từ một số cơ quan nhà nước.

        Các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước

  • Hướng dẫn của OECD về tập đoàn đa quốc gia: Bản hướng dẫn đầu tiên vào năm 1976, đến năm 2011 đã 5 lần được cập nhật, bổ sung; có mục tiêu tăng cường cơ sở tin tưởng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và xã hội, giúp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, đóng góp vào sự phát triển bền vững. Nhật Bản là thành viên tích cực của OECD nên có trách nhiệm thực hiện Bản hướng dẫn này.
  • Thỏa ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UNGC): Là một bộ quy tắc ứng xử gồm 10 nguyên tắc mà các bên cam kết tôn trọng, yêu cầu các doanh nghiệp phải nhận thức, hỗ trợ và thực hiện các nguyên tắc ứng xử cốt lõi về bảo vệ quyền con người, tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường và chống tham nhũng. Đến năm 2013, đã có trên 10.000 đối tác ký vào Thỏa ước, trong đó có khoảng 7000 doanh nghiệp (192 doanh nghiệp của Nhật Bản).
  • ISO 26000: là tiêu chuẩn CSR của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa từtháng 11 năm 2010. Theo bộ tiêu chuẩn này, CSR bao gồm các trách nhiệm đối với những ảnh hưởng từ hoạt động của doanh nghiệp đến xã hội và môi trường; được thực hiện qua các hành vi minh bạch và có đạo đức nhằm đóng góp cho sự pháttriển bền vững (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội); quan tâm đến lợi ích của các bên có liên quan; tuân thủ luật pháp và phù hợp với các nguyên tắc ứng xử quốc tế; được tích hợp và thực hiện trong toàn bộ doanh nghiệp. Năm 2004, một ủy ban quốc gia về tiêu chuẩn ISO đã được thành lập trong Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản. Từ tháng 3 năm 2012, ISO 26000 là một tiêu chuẩn chính thức trong bộ tiêu chuẩn Nhật Bản gồm 7 nội dung chính: quản trị công ty, quyền con người, lao động, môi trường, kinh doanh lành mạnh, quan hệ với người tiêu dùng, phục vụ cộng đồng
  • GRI G4: Tổ chức Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) do Liên minh và Chương trình môi trường của Liên Hợp quốc thành lập năm 1997 ở Boston (Hoa Kỳ), cung cấp các tiêu chí và hướng dẫn xây dựng báo cáo phát triển bền vững của các quốc gia. Từ tháng 5 năm 2013, Hướng dẫn GRI G4 của Tổ chức này đã đưa ra các tiêu chí sau đểđánh giá về CSR:

        (1) Các tiêu chí về kinh tế, gồm:  Hiệu quả hoạt động kinh tế, sự hiện diện trên thị trường, ảnh hưởng gián tiếp về kinh tế, phương thức mua sắm;

        (2) Các tiêu chí về môi trường, gồm: Vật liệu, năng lượng, nước, đa dạng sinh học, phát thải, nước thải và chất thải, thông tin và nhãn sản phẩm/dịch vụ, tính tuân thủ, vận chuyển, tổng thể, đánh giá của nhà cung cấp về vấn đề môi trường, cơ chế khiếu nại về môi trường;

        (3) Các tiêu chí về xã hội, gồm các tiêu chí thành phần sau đây:

        - Tiêu chí về cách đối xử với người lao động và việc làm bền vững: Mối quan hệ quản lý/lao động, an toàn và sức khỏe, giáo dục và đào tạo nghề, đa dạng hóa và cơ hội bình đẳng, thù lao công bằng cho nam và nữ, đánh giá của nhà cung cấp về cách đối xử với người lao động, cơ chế khiếu nại về cách đối xử với người lao động.

        - Tiêu chí về bảo đảm quyền con người: Đầu tư, không phân biệt đối xử, quyền tự do lập hội và thỏa ước tập thể, vấn đề lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, các phương thức bảo vệ quyền tài sản, quyền của người bản địa, đánh giá của nhà cung cấp về quyền con người, cơ chế khiếu nại về quyền con người.

        - Tiêu chí xã hội: (1) Cộng đồng địa phương, chống tham nhũng, chính sách công, hành vi hạn chế cạnh tranh, tính tuân thủ, đánh giá của nhà cung cấp về tác động đối với xã hội, cơ chế khiếu nại về tác động đối với xã hội; (2) Trách nhiệm đối với sản phẩm: sự an toàn và sức khỏe của khách hàng, thông tin và nhãn sản phẩm và dịch vụ, truyền thông tiếp thị, bảo đảm quyền riêng tư của khách hàng, tính tuân thủ.

  • EU CSR: Năm 2002, Ủy ban Châu Âu đưa ra khái niệm CSR, yêu cầu các doanh nghiệp tích hợp các mối quan tâm của xã hội và môi trường vào hoạt động. kinh doanh của mình; có sự tương tác với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện. Năm 2011, Chiến lược đổi mới CSR 2011-14 đã đưa ra khung khổ mới, mở rộng phạm vi và các khía cạnh của CSR, ít nhất bao gồm các vấn đề: Nhân quyền, lao động và việc làm (đào tạo, đa dạng hóa cơ hội, bình đẳng giới và sức khỏe người lao động, phúc lợi doanh nghiệp), vấn đề môi trường (chẳng hạn nhưđa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên có hiệu quả, phòng ngừa ô nhiễm), chống hối lộ và tham nhũng. Sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ phát triển xã hội, bảo đảm khả năng hội nhập của người tàn tật, bảo về lợi ích của người tiêu dùng cũng là một phần không thể thiếu của CSR. EU coi việc thúc đẩy CSR và bảo vệ môi trường thông qua các chuỗi cung ứng, trách nhiệm công bố thông tin phi tài chính, đổi mới công tác quản trị về thuế (nâng cao tính minh bạch, trao đổi thông tin và cạnh tranh công bằng thuế) là những cách thức quan trọng để thực hiện Chiến lược CSR.
  • Các chuẩn mực hoặc cam kết quốc tế khác về các lĩnh vực chuyên biệt có liên quan đến CSR mà Nhật Bản tham gia như: Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh và quyền con người của Liên Hợp quốc, Bảo đảm điều kiện lao động của ILO, Tiêu chuẩn của IFC về môi trường và xã hội,…v.v.
  • Bên cạnh các tiêu chuẩn quốc tế, Nhật Bản cũng có hệ thống các tiêu chuẩn theo ngành, lĩnh vực do các hiệp hội, tổ chức đại diện ngành hàng, tổ chức dân sự trong nước, các định chế phi chính phủ khác đề ra, điển hình là trong Hiến chương Hành vi Doanh nghiệp của Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản (cập nhật tháng 9 năm 2010) có nội dung: Công ty có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách tạo ra giá trị gia tăng, việc làm thông qua cạnh tranh công bằng; nên làm cho cuộc sống của mình có ích cho xã hội nói chung. Bất kể vịtrí của mình thế nào, công ty cần tôn trọng nhân quyền, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, thực hiện các thông lệ quốc tế, có trách nhiệm xã hội với một ý thức mạnh mẽ về các giá trịđạo đức và đóng góp vào phát triển xã hội bền vững bằng cách hành động phù hợp với mười nguyên tắc có tích hợp ISO 26000.
  1. Tình hình thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp Nhật Bản

2.1. Tập đoàn Khí đốt TokyoTokyo Gas Group

        Là một công ty năng lượng hàng đầu của Nhật Bản, tập trung vào kinh doanh khí đốt tự nhiên, Tokyo Gas Group đóng góp tích cực để tạo ra một phong cách sống thoải mái và thân thiện môi trường xã hội, duy trì và tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng, các cổ đông và xã hội, đồng thời đóng góp vào việc thực hiện tăng trưởng bền vững của xã hội.

        Hệ thống xúc tiến và thực hiện CSR của Tokyo Gas Group dựa trên nền tảng thực hiện trách nhiệm xã hội và đạt được sứ mệnh công khai của tập đoàn thông qua hoạt động kinh doanh hàng ngày, nhằm thực hiện triết lý kinh doanh của Tập đoàn. Ba hoạt động CSR chính và các sáng kiến của Tokyo Gas Group bao gồm:

        (1) Tăng cường an ninh năng lượng: Cung cấp năng lượng an toàn và ổn định; tăng cường công tác an toàn và phòng ngừa thảm họa;

        (2) Đóng góp cho môi trường: Có các biện pháp chống hiện tượng trái đất nóng lên, đóng góp đối với việc bảo tồn năng lượng; mở rộng và phổ biến của hệ thống phân phối năng lượng và xây dựng mạng lưới năng lượng thông minh; 

        (3) Đóng góp cho xã hội ở khu vực: Đóng góp hướng tới việc xây dựng cộng đồng thông qua ngành nghề kinh doanh chủ yếu; tăng cường các chương trình hoạt động xã hội.

        Chính sách cơ bản CRS của Tokyo Gas Group

        - Tokyo Gas Group tin rằng nền tảng của CSR nằm ở việc đạt được sứ mệnh vì cộng đồng và hoàn thành các trách nhiệm xã hội bằng cách thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày theo Triết lý quản lý và Triết lý hành động doanh nghiệp của mình.

        - Tokyo Gas Group cam kết trở thành một tập đoàn đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội, tiếp tục phát triển và được khách hàng, cổ đông và xã hội tin tưởng khi Tokyo Gas Group đáp ứng nhu cầu và mong đợi của xã hội ở Nhật Bản và nước ngoài, kiên quyết giải quyết những thách thức mà xã hội phải đối mặt thông qua các hoạt động kinh doanh của Tokyo Gas Group.

          - Tokyo Gas Group sẽ tích cực đóng góp để tạo ra một lối sống dễ chịu và cộng đồng thân thiện với môi trường, duy trì và nâng cao niềm tin từ khách hàng, cổ đông và xã hội.

Hình 2.1. Kim tự tháp CSR của Tokyo Gas Group

Nguồn: Báo cáo CSR 2018 của Tokyo Gas

Thứ nhất, Tokyo Gas Group sẽ tiếp tục phát triển song song với duy trì nhận thức về sứ mệnh vì cộng đồng và trách nhiệm xã hội của Tokyo Gas Group.

Thứ hai, Tokyo Gas Group sẽ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, luôn nỗ lực để cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Thứ ba, Tokyo Gas Group sẽ giữ cho mình các tiêu chuẩn đạo đức cao, thực hiện công bằng và minh bạch các hoạt động của tập đoàn trong khi tuân thủ cả mặt pháp lý và tinh thần của các luật lệ và pháp lệnh liên quan.

Thứ tư, Tokyo Gas Group sẽ góp phần giảm bớt các vấn đề môi trường toàn cầu với tư cách là nhà lãnh đạo trong quản lý môi trường.

Thứ năm, Tokyo Gas Group sẽ vẫn nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ của mình là một công dân tốt và làm việc vì sự tốt đẹp của xã hội bằng cách đóng góp cho các hoạt động cộng đồng.

Thứ sáu, Tokyo Gas Group sẽ theo đuổi sự đổi mới liên tục để thúc đẩy một phương pháp kinh doanh hiệu quả về chi phí, vừa mềm dẻo vừa linh hoạt.

Thứ bảy, Tokyo Gas Group khao khát xây dựng tổ chức dựa trên việc thực hiện đầy đủ và tôn trọng tài năng, mong muốn và sự sáng tạo của mỗi nhân viên.

        Tầm nhìn của Tokyo Gas Group về quản lý CSR

        Tokyo Gas Group cố gắng đạt được sứ mệnh cộng đồng và hoàn thành các trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình như là nền tảng của CSR. Tokyo Gas Group cũng tìm cách duy trì an ninh và an toàn cho cuộc sống của mọi người bằng cách cung cấp nguồn năng lượng ổn định là nền tảng của cuộc sống hàng ngày và cho ngành công nghiệp, và đóng góp vào việc xây dựng một xã hội bền vững bằng cách cung cấp năng lượng vượt trội liên quan đến sự cân nhắc và chi phí môi trường.

        Riêng với CSR, Tokyo Gas Group  đã xác định các vấn đề chính của CSR hay còn gọi là tính trọng yếu, theo các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000 về trách nhiệm xã hội và theo hướng dẫn quốc tế về công bố thông tin như Nguyên tắc GRI. Tokyo Gas Group đã ký UN Global Compact (Cơ cấu toàn cầu để đạt được sự tăng trưởng bền vững bao gồm 10 nguyên tắc trong bốn lĩnh vực nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng) vào tháng 3 năm 2016 để tạo ra một viễn cảnh toàn cầu cho các hoạt động CSR của Tokyo Gas Group với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế và chúng tôi sẽ nỗ lực để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) khi Tokyo Gas Group nâng cao các tiêu chuẩn về Quản lý CSR.

        Tokyo Gas Group tin rằng việc thúc đẩy CSR đồng nghĩa với việc thực hành Triết lý quản lý, triết lý hành động của doanh nghiệp và dự định đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh hàng ngày, từ đó đạt được sứ mệnh cộng đồng và hoàn thành trách nhiệm xã hội của một tập đoàn năng lượng.

        Hệ thống thúc đẩy CSR

        Tokyo Gas Group đã thiết lập một hệ thống thúc đẩy CSR vào tháng 10 năm 2004 bằng cách thành lập Ủy ban thúc đẩy CSR do một giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về CSR.Vào tháng 12 cùng năm, ủy ban đã được tổ chức lại thành Ủy ban thúc đẩy truyền thông doanh nghiệp thuộc Bộ phận CSR của Phòng truyền thông doanh nghiệp. Ủy ban chịu trách nhiệm thúc đẩy quản lý CSR, bao gồm một chủ tịch và 18 tổng giám đốc được rút ra từ các bộ phận liên quan. Ủy ban thảo luận và chia sẻ thông tin về các vấn đề CSR quan trọng trong toàn tập đoàn, bao gồm sửa đổi các hoạt động quan trọng của CSR, xác định tính trọng yếu trước những thay đổi bên trong và bên ngoài, tình trạng của CSR.

        Chu trình PDCA (Plan-do-check-action) để quản lý CSR

       

Hình 2.2. Chu trình PDCA (Plan-do-check-action) của Tokyo Gas Group

Nguồn: Báo cáo CSR 2018 của Tokyo Gas Group

        Tokyo Gas Group duy trì nhận thức sâu sắc về các nhu cầu và mong đợi đang phát triển của xã hội để phân biệt tính trọng yếu cho các hoạt động của CSR. Theo định hướng của chiến lược kinh doanh, Tokyo Gas Group đặt KPIs CSR và theo đuổi chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Báo cáo tiến độ về các sáng kiến và phản hồi CSR của Tokyo Gas Group được thu thập từ các bên liên quan sau đó được đưa vào các hoạt động kinh doanh để tiếp tục chu kỳ đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các hoạt động CSR của Tokyo Gas Group

STT

Hoạt động chính

Tiêu chí đánh giá

Chỉ số KPIs của CSR

Kết quả thực hiện năm 2017

1

Tăng cường an ninh năng lượng

Cung cấp sản phẩm ổn định

- Đa dạng hóa và mở rộng kinh doanh ở nước ngoài

-Tokyo Gas America Ltd. bắt đầu tham gia vào các dự án phát triển khí đốt ở Hoa Kỳ

- LNG mua sắm để đảm bảo cung cấp ổn định và giá cả phải chăng

- Kết thúc một liên minh chiến lược trong việc mua sắm LNG giữa Kyushu Electric Power Co., Inc.

- Phát triển cơ sở hạ tầng để sử dụng rộng rãi hơn khí đốt tự nhiên

- Lắp đặt thêm thiết bị bốc hơi và xe tải thùng tại Nhà ga LNG của Hitachi.

-Tăng cường năng lực sản xuất năng lượng cạnh tranh và bán điện

- Thành lập Prominet Power Co., Ltd. dựa trên quan hệ đối tác vốn và kinh doanh với Shizen Energy Inc.

Theo đuổi sự an toàn

• Thúc đẩy các biện pháp phòng chống động đất, sóng thần và các biện pháp phòng chống thiên tai khác

• Chia mạng lưới dịch vụ áp suất thấp của khu vực trụ sở chính, từ 252 khối thành 261, để tắt nguồn cung cấp khí từ xa chính xác hơn để ngăn chặn thảm họa.

Các biện pháp phòng chống thiên tai động đất measures Các biện pháp an toàn tại địa điểm của khách hàng

• Thúc đẩy các biện pháp bảo trì cho đường ống cũ và cơ sở hạ tầng khác

• Khuyên người dùng thay thế các đường ống đã cũ, các đường ống đã được thay thế trong năm 2015 và thực hiện nâng cấp theo yêu cầu.

 

• Cải thiện khả năng phục hồi sau thảm họa

• Mở rộng việc áp dụng bếp nấu được trang bị cảm biến an toàn để tự động tắt, để tránh quá nhiệt và hỏng bếp, với 1,75 triệu chiếc được bán cho đến nay.

 

• Khuyến khích chuyển đổi sang các thiết bị an toàn hơn

• 3,931 triệu lượt kiểm tra để kiểm tra an toàn định kỳ các thiết bị gas và hoàn thành 3,555 triệu lượt kiểm tra, trừ khi khách hàng không ở nhà.

Mở rộng công suất phát điện cạnh tranh và bán điện

• Cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin liên quan

• Phản hồi của khách hàng và sáng kiến để cải thiện tình hình kinh doanh: Tổng số ý kiến góp ý của khách hàng là 16.460 ý kiến.

Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn

• Cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng qua phương tiện truyền thông trực tuyến liên quan đến động đất, sóng thần, cháy rừng.

2

Đóng góp cho môi trường

Các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu

• Giảm phát thải CO2 tại địa điểm của khách hàng 8 triệu tấn vào năm 2020 (từ mức trong năm 2011)

• Giảm lượng khí thải CO2 tại các địa điểm của khách hàng: 4,04 triệu tấn (so với mục tiêu năm 2017 là 3,9 triệu tấn)

• Cường độ sử dụng năng lượng tại các thiết bị đầu cuối LNG * 1: 250 GJ / triệu m3 vào năm 2020

• Cường độ sử dụng năng lượng tại các thiết bị đầu cuối LNG: 209 GJ / triệu m3 (so với mục tiêu năm 2017 là 220 GJ / triệu m3)

• Cường độ bán năng lượng cho các trung tâm làm ấm và làm mát của quận: 1.19 GJ / GJ vào năm 2020

• Cường độ bán năng lượng cho các trung tâm làm ấm và làm mát của quận: 1,22 GJ / GJ (so với mục tiêu năm 2017 là 1,33 GJ / GJ)

• Sử dụng năng lượng tại các văn phòng Tokyo Gas: 910 nghìn GJ trong năm 2020

• Sử dụng năng lượng tại các văn phòng Tokyo Gas: 902 nghìn GJ (so với mục tiêu năm 2017 là 920 nghìn GJ)

• Giảm hệ số phát thải CO2 ở cấp độ bán lẻ điện

• Thúc đẩy việc mua sắm điện được tạo ra bởi năng lượng nhiệt hiệu quả cao và các nguồn năng lượng tái tạo.

• Khuyến khích sử dụng nhiều năng lượng tái tạo

• Tiếp tục sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng để cung cấp năng lượng cho các dự án Năng lượng thông minh khác nhau.

 

• 485 nghìn m3 khí sinh học có nguồn gốc từ chất thải thực phẩm được cung cấp cho đường ống phân phối khí thành phố.

Tăng cường dự trữ tài nguyên

• Duy trì lượng khí thải bằng 0 tại các nhà máy sản xuất (tỷ lệ xử lý cuối cùng dưới 0,1%)

• Tỷ lệ xử lý chất thải cuối cùng tại các nhà máy sản xuất: 0,6%

• Duy trì tỷ lệ tái chế chất thải xây dựng ở mức 98% hoặc cao hơn cho đến năm 2020

• Tỷ lệ tái chế chất thải xây dựng: 97,7%

• Tỷ lệ tái chế chất thải công nghiệp phát sinh tại các văn phòng: ít nhất 90% vào năm 2020

• Tỷ lệ tái chế chất thải công nghiệp phát sinh tại văn phòng: 86,5% (so với mục tiêu năm 2017 là 88%)

• Đất được đào trong quá trình xây dựng đường ống dẫn khí: duy trì ở mức 16% hoặc thấp hơn cho đến năm 2020

• Đất đào trong quá trình xây dựng đường ống dẫn khí: giới hạn dưới 21%

Thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học

• Thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học dọc theo chuỗi giá trị LNG

• Đã khảo sát tình trạng xem xét đa dạng sinh học tại các mỏ khí nguồn và xác nhận rằng không có vấn đề gì.

• Nước được quản lý thải ra trong quá trình vận chuyển LNG, thực hiện khảo sát môi trường sống tại các khu vực xanh bên trong ba nhà ga LNG và thực hiện quá trình chuyển đổi.

• Thực hành 3Rs (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) trên đất thải ra khi đặt ống dẫn khí để giảm tác động do đào cát hố trên hệ sinh thái.

• Thực hiện các hoạt động bảo tồn rừng và khảo sát môi trường sống tại Rừng khí Nagano Tokyo.

Thúc đẩy phát triển công nghệ môi trường

• Thúc đẩy phát triển công nghệ carbon thấp

Vận hành ba trạm hydro

• Ứng dụng đổi mới công nghệ cho các hệ thống nhiệt và điện (CHP) kết hợp để đạt được hiệu suất phát điện cao nhất là 42,5% trong các hệ thống 1.000 kW và tổng hiệu suất là 80,1%.

• Bắt đầu đầu tư vào các công ty đầu tư mạo hiểm và các doanh nghiệp mạo hiểm chuyên về công nghệ năng lượng để kết hợp các công nghệ tiên tiến từ khắp nơi trên thế giới.

3

Đóng góp cho cộng đồng

Xây dựng cộng đồng và lối sống an toàn và bảo mật

• Tăng cường các sáng kiến để làm giàu cho xã hội

• Xây dựng Mạng năng lượng thông minh ở quận phía bắc gần lối ra phía đông của ga Tamachi.

• Thúc đẩy các mạng thông minh bằng cách cung cấp năng lượng trong các khu vực Nihonbashi Muromachi, bao gồm các khối thị trấn.

Nâng cao đời sống và văn hoá

• Cung cấp thông tin về các biện pháp phòng chống thiên tai

• Tổ chức các chương trình khu vực để chuẩn bị phòng chống thiên tai.

• Thúc đẩy các hoạt động truyền thông với cộng đồng địa phương để làm phong phú thêm chất lượng cuộc sống

• Chương trình hoạt động tương tác (HIIKU, giáo dục, thực phẩm, nấu ăn sinh thái, lớp học nấu ăn, v.v.), hỗ trợ giáo dục thanh thiếu niên thông qua các môn thể thao (bóng đá trẻ và hội thảo bóng chày, v.v.)

Xây dựng xã hội thân thiện với môi trường

• Thúc đẩy các hoạt động để nâng cao nhận thức về năng lượng và môi trường

• Giáo dục môi trường tương tác thông qua Dự án Donguri (Acorn) và các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong trường học: 1.263 chương trình

• Các lớp học đặc biệt do nhân viên giảng dạy: 727 với 22.687 người tham gia (tổng cộng: 36.562 với 1.102.087 người tham gia cho đến nay)

4

Tôn trọng quyền con người

Nhân quyền

• Thúc đẩy quản lý tuân thủ quyền con người

• Đào tạo chung với đào tạo cụ thể theo cấp độ cốt lõi: 17.070 người tham gia

• Đào tạo ban đầu cho các nhà lãnh đạo thúc đẩy nhân quyền và đào tạo tăng cường cho các nhà lãnh đạo: 353 người tham gia

• Bàn tư vấn nội bộ và bên ngoài cung cấp hỗ trợ liên lạc: 104 trường hợp

• Hội thảo cho người khuyết tật để giải quyết các vấn đề nhân quyền quan trọng: 350 người tham gia

• Thành lập Chính sách Nhân quyền của Tập đoàn Tokyo Gas để xác định sự tôn trọng quyền con người cần có của một công ty toàn cầu.

5

Tăng cường sự tuân thủ

Hiểu và thực hành nghiêm túc sự tuân thủ

• Thúc đẩy sự tuân thủ

• Tổ chức các buổi học và các hội thảo khác nhau để thẩm thấu vào Quy tắc ứng xử của Tập đoàn Tokyo Gas.

• Tổng số người tham gia các buổi học tập tại nơi làm việc: 28.726

• Đào tạo và huấn luyện theo cấp độ cụ thể được cung cấp bởi các giảng viên được cử đi để đáp ứng nhu cầu của từng bộ phận và tập đoàn: 27 buổi với 614 người tham gia

• Cung cấp kịp thời thông tin về tuân thủ: 6 trường hợp

• Các trường hợp được xử lý bởi bàn tư vấn: 104

• Thực hiện ổn định chu trình PDCA

 

Phòng chống hối lộ và tham những

• Thúc đẩy các hoạt động chân thành và công bằng theo Tập đoàn Tokyo Gas Quy tắc ứng xử của chúng tôi

• Đào tạo cung cấp cho 344 nhân viên tham gia kinh doanh quốc tế

• Sửa đổi Chính sách cơ bản về Thúc đẩy kinh doanh ở nước ngoài sau khi thành lập Chính sách nhân quyền của Tập đoàn Tokyo Gas.

Bảo vệ thông tin cá nhân

• Thực hành quản lý an toàn theo chính sách của chúng tôi về bảo vệ thông tin cá nhân

• Nâng cao nhận thức kết hợp với đào tạo cụ thể theo cấp độ được cung cấp khi gia nhập tập đoàn, vào năm thứ ba và trong các chương trình khuyến mãi đủ điều kiện (hai cấp độ): 1.527 người tham gia

• Nâng cao nhận thức bao gồm trong đào tạo được cung cấp bởi các giảng viên được gửi đến từng bộ phận: 614 người tham gia

• Số lượng người tham gia học tập để nâng cao nhận thức của nhân viên về Đạo luật bảo vệ thông tin cá nhân sửa đổi, bao gồm làm rõ thông tin cá nhân và tuân thủ các yêu cầu đối với thông tin ẩn danh: 21.342

Nguồn: Key CSR activities and Major results 2018

  • Công ty Tohoku Electric Power Co., Inc (Japan)
  • Chính sách môi trường của Tohoku Electric Power Co., Inc

        Thông qua cung cấp dịch vụ năng lượng thân thiện với môi trường, Công ty Tohoku Electric Power phối hợp cùng với cộng đồng địa phương và khách hàng của Công ty Tohoku Electric Power, hướng tới một xã hội bền vững nơi thế hệ tương lai có thể sống an toàn và hòa bình. Công ty Tohoku Electric Power cố gắng đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định, tương thích với bảo tồn môi trường và hiệu quả kinh tế, với tiền đề đảm bảo an toàn như một nhóm công ty phù hợp với cộng đồng địa phương. Đây là nhiệm vụ của họ và nó sẽ không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào trong tương lai.

        Công ty Tohoku Electric Power luôn ý thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và những lợi ích của nó mang lại, và Công ty Tohoku Electric Power cũng tôn trọng các giá trị truyền thống cũng như luôn hướng đến sự tăng trưởng bền vững cùng với cộng đồng địa phương và khách hàng của họ. Công ty Tohoku Electric Power tuân thủ các cam kết của họ đối với các vấn đề môi trường và thực hiện các hành động để đạt mục tiêu bảo vệ môi trường.

Bốn nguyên tắc ứng xử của Công ty Tohoku Electric Power: 

        - Đánh giá cao giá trị tài nguyên thiên nhiên và cẩn trọng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì biết nó có hạn;

        - Giảm thiểu tác động môi trường;

        - Bảo vệ và cùng chung sống với môi trường tự nhiên;

        - Chung suy nghĩ và hành động với cộng đồng địa phương và khách hàng của mình.

Kiểm soát khí thải nhà kính để phát triển một xã hội với lượng các bon thấp

        Công ty Tohoku Electric Power  ưu tiên sự an toàn lên hàng đầu và tin rằng việc đạt được ba mục tiêu sau đây cùng một lúc là nhiệm vụ của Công ty Tohoku Electric Power đó là:

        (1) Kinh doanh năng lượng (S + 3E),

        (2) An ninh năng lượng;

        (3) Bảo tồn môi trường một cách hiệu quả.

        Cụ thể, Công ty Tohoku Electric Power  tiếp tục duy trì hoạt động nhà máy điện hạt nhân của họ như là một phần trong nỗ lực để giúp phát triển xã hội với carbon thấp, với sự an toàn là ưu tiên hàng đầu. Công ty Tohoku Electric Power cũng cam kết khai thác các nguồn năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất nhiệt điện, và duy trì mức hiệu suất nhiệt phù hợp. Hơn nữa, Công ty Tohoku Electric Power hỗ trợ khách hàng của mình các khóa học thực hành để tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải CO2, nhằm tối đa hóa các nỗ lực của Công ty Tohoku Electric Power để cắt giảm lượng khí thải CO2 trên các bộ phận của nhà cung cấp và người tiêu dùng. Hơn nữa, họ cũng là thành viên của Hội đồng Điện lực vì một xã hội Carbon thấp, họ luôn hành động để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch hành động cho xã hội carbon thấp, chẳng hạn như: Đạt được hệ số phát thải CO2 khoảng 0,37kg CO2/kWh cho đến năm 2030. Năm 2017 khí thải CO2 giảm 4,6% xuống còn 37.550.000 tấn CO2 từ năm trước và hệ số phát thải CO2 của Công ty Tohoku Electric Power đã giảm 2,0% đến 0,523 kg CO2 / kWh so với năm trước.

        Công ty Tohoku Electric Power tận dụng môi trường tự nhiên phong phú của khu vực Tohoku để mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và xử lý đúng cách các yêu cầu của khách hàng để kết nối với các đường truyền của họ. Công ty Tohoku Electric Power  đã bắt đầu xây dựng một hệ thống năng lượng hydro được gọi là hydro Fukushima, tại thị trấn Namie Fukushima. Hệ thống này sẽ có một cơ sở sản xuất hydro loại 10.000 kW với điện phân lớn nhất thế giới. Công ty Tohoku Electric Power  dự định bắt đầu vận hành nó và vận chuyển hydro vào tháng 7 năm 2020. Công ty Tohoku Electric Power  mong muốn giúp phát triển một xã hội không có CO2 thông qua dự án này.

  1. Một số khuyến nghị với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam

3.1. Tăng cường phổ biến để nâng cao nhận thức về CSR cho các bên có liên quan

        Ngày nay, CSR không phải chủ đề mới ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên sang các thị trường lớn EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ,…thường xuyên phải đối mặt với những yêu cầu báo cáo liên quan đến CSR. Nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn, khóa học về CSR đã được tổ chức. Bên cạnh đó có cả những dự án lớn về CSR được phối hợp với đơn vị quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức tiến đến các hoạt động thực hành CSR (Năm 2008, UNDP đã có dự án khuyến khích thực hiện CSR theo thông lệ kinh doanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI có giải thưởng CSR (2012). Gần đây nhất là vào ngày 15/1/2019, ILO và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khởi động dự án Chuỗi Cung ứng có Trách nhiệm tại Châu Á (RSCA) kéo dài ba năm do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ trong khuôn khổ Văn kiện Quan hệ đối tác. Dự án do ILO và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đồng thực hiện, được triển khai tại sáu quốc gia Châu Á – Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tuy vậy, dường như CSR vẫn chưa thực sự được quan tâm thỏa đáng ở Việt Nam, cả về quan điểm, nội dung và cách thức thực hiện. Phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chưa có nhận thức đầy đủ về CSR cũng như vai trò của nó đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình, thậm chí một số còn coi CSR là gánh nặng chi phí. Đặc biệt, người dân, các cộng đồng dân cư, người lao động, người tiêu dùng càng khó khăn hơn trong tiếp cận về vấn đề này, trong khi đây là những bên lợi ích liên quan có khả năng thúc đẩy CSR. Vì vậy, trước hết phải tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về CSR một cách mạnh mẽ hơn, phạm vi và đối tượng rộng hơn, không nên bó hẹp trong giới doanh nhân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức mà phải đi tới các cộng đồng dân cư và địa phương, kể cả đưa vào trong lĩnh vực giáo dục. Các doanh nghiệp và các bên liên quan cần nhận thức một cách tích cực về CSR, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng rộng và sâu hơn.

 3.2. Sớm hình thành các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử ở tầm ngành và quốc gia về CSR

        Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, CSR phụ thuộc nhiều vào bản thân ý chí và lợi ích của doanh nghiệp. Tuy vậy, rõ ràng CSR đã trở nên phổ biến hơn, thực chất hơn và khuyến doanh nghiệp thực hiện mạnh mẽ hơn sau khi có những tiêu chuẩn và chuẩn mực chung về CSR chính thức được áp dụng. Việt Nam chưa xây dựng được bộ quy tắc ứng xử CSR nào. Một số ít doanh nghiệp, nếu muốn thực hiện, cũng rất khó khăn trong việc triển khai áp dụng một cách có hệ thống. Vì vậy cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá CSR của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tế, có tính toán điều kiện thực tế trong nước. Cùng với đó là hệ thống đánh giá CSR độc lập, có trách nhiệm.

3.3. Nghiên cứu xây dựng chế độ báo cáo về CSR Báo cáo thường niên hoặc định kỳ về CSR

        Đây không chỉ là công cụ quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp mà còn là phương tiện thông tin để chủ sở hữu, nhà nước, cộng đồng và các bên có liên quan xem xét, tương tác thông tin với hoạt động của doanh nghiệp. Việc áp dụng chế độ báo cáo CSR ở Việt Nam là một quá trình hoàn thiện thể chế từng bước cả từ phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp và các tổ chức khác và có lẽ chưa có điều kiện để áp dụng trong thời gian ngắn hạn đối với phần lớn doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, từ kinh nghiệm của Nhật Bản nên áp dụng chế độ báo cáo này đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, các doanh nghiệp có nhiều ảnh hưởng lớn đến xã hội, môi trường Việt Nam hiện nay, trước hết là các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt quan trọng và công ty niêm yết, sau đó là đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau.

3.4. Xây dựng hệ thống tiêu chí và chỉ số đánh giá về CSR

        Kinh nghiệm triển khai CSR của tập đoàn Tokyo Gas cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu và chỉ số về CSR (KPIs về CSR) phù hợp với các qui định hiện hành của luật về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình và đồng thời kiểm tra việc thực hiện hàng năm của doanh nghiệp, thông qua đó đánh giá được việc thực hiện các cam kết này với chính phủ và xã hội. Có thể chia hệ thống chỉ tiêu đánh giá CSR đó thành các nội dung (1) Đóng góp cho môi trường, (2) Đóng góp cho cộng đồng, (3) Tôn trọng quyền con người, (4) Tăng cường sự tuân thủ các qui định, (5) Tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động chính của doanh nghiệp. Việc công bố các chỉ tiêu đánh giá, những cam kết của doanh nghiệp về việc thực hiện các chỉ tiêu này và kết quả doanh nghiệp đạt được sẽ giúp doanh nghiệp có được niềm tin của khách hàng nhiều hơn nữa, đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp.  

3.5. Đưa CSR vào giảng dạy trong các trường đại học, tiến tới khuyến khích các trường đại học thực hiện CSR một cách bài bản và chuyên nghiệp trong nhà trường

             Việc đưa CSR vào giảng dạy trong các trường đại học cũng được Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu Việt Nam kiến nghị đưa vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào trường học vào 12/2011. Có thể thấy, chức năng của các trường đại học đó là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho quốc gia, do vậy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của các trường đại học là rất lớn, nó gắn với trách nhiệm báo cáo hay giải thích kết quả hoạt động một cách chính trực và trung thực cho các bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục và sử dụng nguồn lực. Mục đích của việc bảo đảm trách nhiệm xã hội là (1) sự công bằng trong tiếp cận GDĐH, (2) chất lượng đào tạo và nghiên cứu, (3) sự tương xứng giữa trình độ đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động, iv) sự đóng góp của TĐH cho phát triển kinh tế,(4) sự phổ biến các giá trị, vi) sự sử dụng hiệu quả nguồn lực công, và (5) sự ổn định (khả năng tài chính để duy trì các tiêu chuẩn cao) ( Salmi, 2009). Việc đưa CSR vào giảng dạy trong các trường đại học bước đầu sẽ giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về CSR. Có được những nhận thức tốt về CSR, qua thời gian được đào tạo, bồi dưỡng, với trí tuệ sẵn có những thế hệ tương lai trẻ này sẽ là thành phần tích cực thúc đẩy CSR trong các doanh nghiệp sau khi ra trường và làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội khác. Mặt khác, các trường đại học cũng phải tính đến việc thực hiện CSR một cách bài bản, chuyên nghiệp như là những tuyên bố với xã hội về chất lượng nguồn lực và những cam kết về trách nhiệm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng của mình cho quốc gia.

Tài liệu tham khảo

  1. Hitosi Takehara, Megusi Suto (2018), Corporate Social Responsibility and Corporate Finance in Japan, Spinger.
  2. Tohoku Electronic Power Co., Inc. (Japan), Annual report 2018.
  3. Tokyo Gas Group, Annual report 2018.
  4. Trịnh Thị Thùy Linh (2017), Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) của các doanh nghiệp Nhật Bản và một số gợi mở đối với doanh nghiệp Việt Nam.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: hungpm@ftu.edu.vn

[2] Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Email: huongglp@gmail.com

 

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP (CSR): KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Phùng Mạnh Hùng[1]

 Phùng Thị Lan Hương[2]

Tóm tắt

          Tại Nhật Bản, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã được sử dụng từ những năm 1970. Tuy vậy, phải từ thập kỷ 1990, thuật ngữ, nội hàm và cách thức thực hiện CSR mới được các doanh nghiệp và các bên có lợi ích liên quan tiếp cận đầy đủ và có hệ thống. CSR trở thành mối quan tâm của toàn xã hội Nhật Bản, là một phần hoạt động tất yếu của các doanh nghiệp quy mô lớn và là nội dung bắt buộc trong các báo cáo đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Sau hơn 20 năm, Nhật Bản được đánh giá là quốc gia hàng đầu về thực hiện CSR với số lượng đông đảo các doanh nghiệp có bộ phận CSR chuyên trách và công bố báo cáo hàng năm về CSR và phát triển bền vững.

        Ở Việt Nam, CSR đã được biết đến từ lâu với hoạt động tương đối bài bản của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Vinamilk, FPT, Honda Việt Nam,…Tuy nhiên, vẫn còn số đông các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm nhiều đến hoạt động CSR. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp còn cho rằng CSR là những ràng buộc về trách nhiệm của họ với môi trường, với xã hội mà lâu nay họ đang tìm cách “lờ đi”. Chiến lược phát triển của họ luôn đặt ra tốc độ tăng trưởng (doanh thu, lợi nhuận), tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả nguồn lực, lành mạnh hóa tài chính,…mà hoàn toàn không nhắc đến CSR, không có kế hoạch cụ thể, thậm chí là không đề cập đến.

        Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu hoạt động CSR của một số doanh nghiệp Nhật Bản đã rất thành công trong kinh doanh và thực hiện CSR, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam.

        Từ khóa: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR), doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.

Abstract    

In Japan, the term corporate social responsibility (CSR) has been used since the 1970s. However, it is only since the 1990s, the terms, the implications and methods of CSR have got the attention from companies and related interest parties.

        The whole Japanese society paid sincere attention to corporate social responsibility; this has become part to evaluate the activities of big corporates and is one mandatory part in corporate activity analysis report.

After more than 20 years, Japan is considered to be the top country in doing CSR, huge number of companies hold CSR department and released annual reports on sustainability and CSR.

        In Vietnam, CSR has been known for a long time through the professional activities of big companies like Vinamilk, FPT, Honda Vietnam, etc. However there are many other companies have not paid enough attention to CSR. What is worse, there are some companies try to neglect social responsibilities.

        In their development strategies, they focus on gaining strong revenue, cost cutting, making best uses of resources but never mention CSR, they do not have any plans for CSR.

        This research paper aims to analyze the CSR of some Japanese companies which can considered to be the success lessons then going further to make some recommendations for Vietnamese companies.

Keywords: Corporate Social Responsibility (CSR), Japanese companies, Vietnamese small and medium enterprises.

  1. Nội hàm của CSR và khung khổ thực hiện CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản

        Nhìn chung, những gì các doanh nghiệp Nhật Bản mong đợi từ CSR là sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần là một hoạt động từ thiện nhằm cải thiện hình ảnh doanh nghiệp và đóng góp xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số nhà quản lý doanh nghiệp cho rằng mục tiêu chính của CSR là hiện thực hóa lợi nhuận trong hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt hoạt động CSR trong các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận nhỏ. Trong những năm gần đây, CSR thường được nói đến trong bối cảnh các vụ bê bối của doanh nghiệp và việc thực hiện quản trị doanh nghiệp và các vấn đề tuân thủ pháp luật, và tình trạng này là phổ biến với tình hình của các công ty ở các nước Đông Âu, thậm chí ở một số doanh nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, các hoạt động CSR đã bao gồm các sản phẩm và môi trường, lợi nhuận trả lại cho xã hội, việc tuân thủ luật pháp và các quy định. Các vấn đề liên quan đến nhân viên cũng được đưa vào (phẩm chất, kỹ năng và khả năng), và một số công ty đang thực hiện các biện pháp để cải thiện chất lượng của chính nhân viên. Điều này dựa trên ý tưởng rằng, vấn đề do nhân viên gây ra là trách nhiệm của công ty, và ngoài ra, có một lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và các bên liên quan khác.

  • CSR là gì?

        Theo Florian Beranek (nguyên Cố vấn trưởng Dự án VCCI-UNIDO CSR, dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu),  CSR cũng được coi là việc đảm bảo tác động từ quyết định và hoạt động của doanh nghiệp đó lên xã hội và môi trường phù hợp với sự phát triển bền vững và phúc lợi xã hội, phù hợp với sự mong đợi của các bên liên quan, phù hợp với pháp luật hiện hành và các chuẩn quốc tế. CSR phải được tích hợp trong hệ thống tổ chức và các mối quan hệ thông qua tính minh bạch và hành vi đạo đức.

        Không những thế, đứng trên quan điểm của Rick Howarth (nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam), CSR chính là việc gắn kết tầm nhìn của doanh nghiệp với chiến lược đầu tư lâu dài của doanh nghiệp nhằm tạo ra các giá trị bền vững cho doanh nghiệp, cho xã hội và các nhà đầu tư. Trước hết, giá trị mang lại dễ nhận thấy nhất đó là đóng góp cho xã hội, cho cộng đồng thông qua việc tạo ra công ăn việc làm, tăng cường phúc lợi và giáo dục, qua đó doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động đó như là một giấy thông hành bảo chứng cho các sản phẩm được làm ra từ một doanh nghiệp làm ăn có trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, giúp tìm kiếm tài năng và ổn định nguồn nhân lực của mình tốt hơn vì họ yên tâm đóng góp vào các giá trị phát triển bền vững mà họ tin tưởng và tôn trọng sự khác biệt đó. Các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp cũng thấy yên tâm khi uy tín, thương hiệu được nâng cao, đảm bảo giá trị lợi nhuận khi doanh nghiệp làm ăn có lãi và phát triển lớn mạnh, hai giá trị quan trọng này sẽ là định hướng chiến lược và là thước đo sự thành công của chính doanh nghiệp đó.

        Ở Nhật Bản vẫn còn những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau về CSR, song về cơ bản đã có sự tương đồng với quan niệm và nhận thức chung về CSR theo thông lệ quốc tế. Bản thân nền kinh tế Nhật Bản cũng như doanh nghiệp Nhật đều nhận thức được rằng việc thực hiện CSR vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập thành công. Theo đó, CSR được hiểu là toàn bộ trách nhiệm của doanh nghiệp về những ảnh hưởng đến xã hội từ các quyết định và hoạt động của mình. Để thực hiện những trách nhiệm này, trước hết phải tôn trọng pháp luật và các cam kết với các bên có lợi ích liên quan; có khả năng gắn kết hoạt động kinh doanh với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đạo đức, bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền con người và đáp ứng các mối quan tâm của khách hàng, nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu doanh nghiệp, bên có liên quan và toàn xã hội; xác định rõ, ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực có thể từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Khung khổ thực hiện CSR của các doanh nghiệp Nhật Bản

        Khung khổ cho thực hiện CSR của doanh nghiệp Nhật cơ bản bao gồm hệ thống tiêu chuẩn quốc tế; định hướng chuẩn mực hành vi từ các tổ chức dân sự, tổ chức hiệp hội và một phần nào đó từ một số cơ quan nhà nước.

        Các tiêu chuẩn quốc tế và trong nước

  • Hướng dẫn của OECD về tập đoàn đa quốc gia: Bản hướng dẫn đầu tiên vào năm 1976, đến năm 2011 đã 5 lần được cập nhật, bổ sung; có mục tiêu tăng cường cơ sở tin tưởng lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và xã hội, giúp cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, đóng góp vào sự phát triển bền vững. Nhật Bản là thành viên tích cực của OECD nên có trách nhiệm thực hiện Bản hướng dẫn này.
  • Thỏa ước Toàn cầu của Liên Hợp Quốc (UNGC): Là một bộ quy tắc ứng xử gồm 10 nguyên tắc mà các bên cam kết tôn trọng, yêu cầu các doanh nghiệp phải nhận thức, hỗ trợ và thực hiện các nguyên tắc ứng xử cốt lõi về bảo vệ quyền con người, tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường và chống tham nhũng. Đến năm 2013, đã có trên 10.000 đối tác ký vào Thỏa ước, trong đó có khoảng 7000 doanh nghiệp (192 doanh nghiệp của Nhật Bản).
  • ISO 26000: là tiêu chuẩn CSR của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa từtháng 11 năm 2010. Theo bộ tiêu chuẩn này, CSR bao gồm các trách nhiệm đối với những ảnh hưởng từ hoạt động của doanh nghiệp đến xã hội và môi trường; được thực hiện qua các hành vi minh bạch và có đạo đức nhằm đóng góp cho sự pháttriển bền vững (bao gồm cả chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội); quan tâm đến lợi ích của các bên có liên quan; tuân thủ luật pháp và phù hợp với các nguyên tắc ứng xử quốc tế; được tích hợp và thực hiện trong toàn bộ doanh nghiệp. Năm 2004, một ủy ban quốc gia về tiêu chuẩn ISO đã được thành lập trong Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản. Từ tháng 3 năm 2012, ISO 26000 là một tiêu chuẩn chính thức trong bộ tiêu chuẩn Nhật Bản gồm 7 nội dung chính: quản trị công ty, quyền con người, lao động, môi trường, kinh doanh lành mạnh, quan hệ với người tiêu dùng, phục vụ cộng đồng
  • GRI G4: Tổ chức Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) do Liên minh và Chương trình môi trường của Liên Hợp quốc thành lập năm 1997 ở Boston (Hoa Kỳ), cung cấp các tiêu chí và hướng dẫn xây dựng báo cáo phát triển bền vững của các quốc gia. Từ tháng 5 năm 2013, Hướng dẫn GRI G4 của Tổ chức này đã đưa ra các tiêu chí sau đểđánh giá về CSR:

        (1) Các tiêu chí về kinh tế, gồm:  Hiệu quả hoạt động kinh tế, sự hiện diện trên thị trường, ảnh hưởng gián tiếp về kinh tế, phương thức mua sắm;

        (2) Các tiêu chí về môi trường, gồm: Vật liệu, năng lượng, nước, đa dạng sinh học, phát thải, nước thải và chất thải, thông tin và nhãn sản phẩm/dịch vụ, tính tuân thủ, vận chuyển, tổng thể, đánh giá của nhà cung cấp về vấn đề môi trường, cơ chế khiếu nại về môi trường;

        (3) Các tiêu chí về xã hội, gồm các tiêu chí thành phần sau đây:

        - Tiêu chí về cách đối xử với người lao động và việc làm bền vững: Mối quan hệ quản lý/lao động, an toàn và sức khỏe, giáo dục và đào tạo nghề, đa dạng hóa và cơ hội bình đẳng, thù lao công bằng cho nam và nữ, đánh giá của nhà cung cấp về cách đối xử với người lao động, cơ chế khiếu nại về cách đối xử với người lao động.

        - Tiêu chí về bảo đảm quyền con người: Đầu tư, không phân biệt đối xử, quyền tự do lập hội và thỏa ước tập thể, vấn đề lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, các phương thức bảo vệ quyền tài sản, quyền của người bản địa, đánh giá của nhà cung cấp về quyền con người, cơ chế khiếu nại về quyền con người.

        - Tiêu chí xã hội: (1) Cộng đồng địa phương, chống tham nhũng, chính sách công, hành vi hạn chế cạnh tranh, tính tuân thủ, đánh giá của nhà cung cấp về tác động đối với xã hội, cơ chế khiếu nại về tác động đối với xã hội; (2) Trách nhiệm đối với sản phẩm: sự an toàn và sức khỏe của khách hàng, thông tin và nhãn sản phẩm và dịch vụ, truyền thông tiếp thị, bảo đảm quyền riêng tư của khách hàng, tính tuân thủ.

  • EU CSR: Năm 2002, Ủy ban Châu Âu đưa ra khái niệm CSR, yêu cầu các doanh nghiệp tích hợp các mối quan tâm của xã hội và môi trường vào hoạt động. kinh doanh của mình; có sự tương tác với các bên liên quan trên cơ sở tự nguyện. Năm 2011, Chiến lược đổi mới CSR 2011-14 đã đưa ra khung khổ mới, mở rộng phạm vi và các khía cạnh của CSR, ít nhất bao gồm các vấn đề: Nhân quyền, lao động và việc làm (đào tạo, đa dạng hóa cơ hội, bình đẳng giới và sức khỏe người lao động, phúc lợi doanh nghiệp), vấn đề môi trường (chẳng hạn nhưđa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên có hiệu quả, phòng ngừa ô nhiễm), chống hối lộ và tham nhũng. Sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ phát triển xã hội, bảo đảm khả năng hội nhập của người tàn tật, bảo về lợi ích của người tiêu dùng cũng là một phần không thể thiếu của CSR. EU coi việc thúc đẩy CSR và bảo vệ môi trường thông qua các chuỗi cung ứng, trách nhiệm công bố thông tin phi tài chính, đổi mới công tác quản trị về thuế (nâng cao tính minh bạch, trao đổi thông tin và cạnh tranh công bằng thuế) là những cách thức quan trọng để thực hiện Chiến lược CSR.
  • Các chuẩn mực hoặc cam kết quốc tế khác về các lĩnh vực chuyên biệt có liên quan đến CSR mà Nhật Bản tham gia như: Bộ quy tắc ứng xử trong kinh doanh và quyền con người của Liên Hợp quốc, Bảo đảm điều kiện lao động của ILO, Tiêu chuẩn của IFC về môi trường và xã hội,…v.v.
  • Bên cạnh các tiêu chuẩn quốc tế, Nhật Bản cũng có hệ thống các tiêu chuẩn theo ngành, lĩnh vực do các hiệp hội, tổ chức đại diện ngành hàng, tổ chức dân sự trong nước, các định chế phi chính phủ khác đề ra, điển hình là trong Hiến chương Hành vi Doanh nghiệp của Liên đoàn doanh nghiệp Nhật Bản (cập nhật tháng 9 năm 2010) có nội dung: Công ty có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách tạo ra giá trị gia tăng, việc làm thông qua cạnh tranh công bằng; nên làm cho cuộc sống của mình có ích cho xã hội nói chung. Bất kể vịtrí của mình thế nào, công ty cần tôn trọng nhân quyền, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, thực hiện các thông lệ quốc tế, có trách nhiệm xã hội với một ý thức mạnh mẽ về các giá trịđạo đức và đóng góp vào phát triển xã hội bền vững bằng cách hành động phù hợp với mười nguyên tắc có tích hợp ISO 26000.
  1. Tình hình thực hiện CSR tại một số doanh nghiệp Nhật Bản

2.1. Tập đoàn Khí đốt TokyoTokyo Gas Group

        Là một công ty năng lượng hàng đầu của Nhật Bản, tập trung vào kinh doanh khí đốt tự nhiên, Tokyo Gas Group đóng góp tích cực để tạo ra một phong cách sống thoải mái và thân thiện môi trường xã hội, duy trì và tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng, các cổ đông và xã hội, đồng thời đóng góp vào việc thực hiện tăng trưởng bền vững của xã hội.

        Hệ thống xúc tiến và thực hiện CSR của Tokyo Gas Group dựa trên nền tảng thực hiện trách nhiệm xã hội và đạt được sứ mệnh công khai của tập đoàn thông qua hoạt động kinh doanh hàng ngày, nhằm thực hiện triết lý kinh doanh của Tập đoàn. Ba hoạt động CSR chính và các sáng kiến của Tokyo Gas Group bao gồm:

        (1) Tăng cường an ninh năng lượng: Cung cấp năng lượng an toàn và ổn định; tăng cường công tác an toàn và phòng ngừa thảm họa;

        (2) Đóng góp cho môi trường: Có các biện pháp chống hiện tượng trái đất nóng lên, đóng góp đối với việc bảo tồn năng lượng; mở rộng và phổ biến của hệ thống phân phối năng lượng và xây dựng mạng lưới năng lượng thông minh; 

        (3) Đóng góp cho xã hội ở khu vực: Đóng góp hướng tới việc xây dựng cộng đồng thông qua ngành nghề kinh doanh chủ yếu; tăng cường các chương trình hoạt động xã hội.

        Chính sách cơ bản CRS của Tokyo Gas Group

        - Tokyo Gas Group tin rằng nền tảng của CSR nằm ở việc đạt được sứ mệnh vì cộng đồng và hoàn thành các trách nhiệm xã hội bằng cách thực hiện các hoạt động kinh doanh hàng ngày theo Triết lý quản lý và Triết lý hành động doanh nghiệp của mình.

        - Tokyo Gas Group cam kết trở thành một tập đoàn đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội, tiếp tục phát triển và được khách hàng, cổ đông và xã hội tin tưởng khi Tokyo Gas Group đáp ứng nhu cầu và mong đợi của xã hội ở Nhật Bản và nước ngoài, kiên quyết giải quyết những thách thức mà xã hội phải đối mặt thông qua các hoạt động kinh doanh của Tokyo Gas Group.

          - Tokyo Gas Group sẽ tích cực đóng góp để tạo ra một lối sống dễ chịu và cộng đồng thân thiện với môi trường, duy trì và nâng cao niềm tin từ khách hàng, cổ đông và xã hội.

Hình 2.1. Kim tự tháp CSR của Tokyo Gas Group

Nguồn: Báo cáo CSR 2018 của Tokyo Gas

Thứ nhất, Tokyo Gas Group sẽ tiếp tục phát triển song song với duy trì nhận thức về sứ mệnh vì cộng đồng và trách nhiệm xã hội của Tokyo Gas Group.

Thứ hai, Tokyo Gas Group sẽ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng, luôn nỗ lực để cải thiện sự hài lòng của khách hàng.

Thứ ba, Tokyo Gas Group sẽ giữ cho mình các tiêu chuẩn đạo đức cao, thực hiện công bằng và minh bạch các hoạt động của tập đoàn trong khi tuân thủ cả mặt pháp lý và tinh thần của các luật lệ và pháp lệnh liên quan.

Thứ tư, Tokyo Gas Group sẽ góp phần giảm bớt các vấn đề môi trường toàn cầu với tư cách là nhà lãnh đạo trong quản lý môi trường.

Thứ năm, Tokyo Gas Group sẽ vẫn nhận thức sâu sắc về nghĩa vụ của mình là một công dân tốt và làm việc vì sự tốt đẹp của xã hội bằng cách đóng góp cho các hoạt động cộng đồng.

Thứ sáu, Tokyo Gas Group sẽ theo đuổi sự đổi mới liên tục để thúc đẩy một phương pháp kinh doanh hiệu quả về chi phí, vừa mềm dẻo vừa linh hoạt.

Thứ bảy, Tokyo Gas Group khao khát xây dựng tổ chức dựa trên việc thực hiện đầy đủ và tôn trọng tài năng, mong muốn và sự sáng tạo của mỗi nhân viên.

        Tầm nhìn của Tokyo Gas Group về quản lý CSR

        Tokyo Gas Group cố gắng đạt được sứ mệnh cộng đồng và hoàn thành các trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình như là nền tảng của CSR. Tokyo Gas Group cũng tìm cách duy trì an ninh và an toàn cho cuộc sống của mọi người bằng cách cung cấp nguồn năng lượng ổn định là nền tảng của cuộc sống hàng ngày và cho ngành công nghiệp, và đóng góp vào việc xây dựng một xã hội bền vững bằng cách cung cấp năng lượng vượt trội liên quan đến sự cân nhắc và chi phí môi trường.

        Riêng với CSR, Tokyo Gas Group  đã xác định các vấn đề chính của CSR hay còn gọi là tính trọng yếu, theo các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn quốc tế ISO 26000 về trách nhiệm xã hội và theo hướng dẫn quốc tế về công bố thông tin như Nguyên tắc GRI. Tokyo Gas Group đã ký UN Global Compact (Cơ cấu toàn cầu để đạt được sự tăng trưởng bền vững bao gồm 10 nguyên tắc trong bốn lĩnh vực nhân quyền, lao động, môi trường và chống tham nhũng) vào tháng 3 năm 2016 để tạo ra một viễn cảnh toàn cầu cho các hoạt động CSR của Tokyo Gas Group với tư cách là thành viên của cộng đồng quốc tế và chúng tôi sẽ nỗ lực để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) khi Tokyo Gas Group nâng cao các tiêu chuẩn về Quản lý CSR.

        Tokyo Gas Group tin rằng việc thúc đẩy CSR đồng nghĩa với việc thực hành Triết lý quản lý, triết lý hành động của doanh nghiệp và dự định đóng góp cho xã hội thông qua các hoạt động kinh doanh hàng ngày, từ đó đạt được sứ mệnh cộng đồng và hoàn thành trách nhiệm xã hội của một tập đoàn năng lượng.

        Hệ thống thúc đẩy CSR

        Tokyo Gas Group đã thiết lập một hệ thống thúc đẩy CSR vào tháng 10 năm 2004 bằng cách thành lập Ủy ban thúc đẩy CSR do một giám đốc điều hành chịu trách nhiệm về CSR.Vào tháng 12 cùng năm, ủy ban đã được tổ chức lại thành Ủy ban thúc đẩy truyền thông doanh nghiệp thuộc Bộ phận CSR của Phòng truyền thông doanh nghiệp. Ủy ban chịu trách nhiệm thúc đẩy quản lý CSR, bao gồm một chủ tịch và 18 tổng giám đốc được rút ra từ các bộ phận liên quan. Ủy ban thảo luận và chia sẻ thông tin về các vấn đề CSR quan trọng trong toàn tập đoàn, bao gồm sửa đổi các hoạt động quan trọng của CSR, xác định tính trọng yếu trước những thay đổi bên trong và bên ngoài, tình trạng của CSR.

        Chu trình PDCA (Plan-do-check-action) để quản lý CSR

       

Hình 2.2. Chu trình PDCA (Plan-do-check-action) của Tokyo Gas Group

Nguồn: Báo cáo CSR 2018 của Tokyo Gas Group

        Tokyo Gas Group duy trì nhận thức sâu sắc về các nhu cầu và mong đợi đang phát triển của xã hội để phân biệt tính trọng yếu cho các hoạt động của CSR. Theo định hướng của chiến lược kinh doanh, Tokyo Gas Group đặt KPIs CSR và theo đuổi chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Báo cáo tiến độ về các sáng kiến và phản hồi CSR của Tokyo Gas Group được thu thập từ các bên liên quan sau đó được đưa vào các hoạt động kinh doanh để tiếp tục chu kỳ đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các hoạt động CSR của Tokyo Gas Group

STT

Hoạt động chính

Tiêu chí đánh giá

Chỉ số KPIs của CSR

Kết quả thực hiện năm 2017

1

Tăng cường an ninh năng lượng

Cung cấp sản phẩm ổn định

- Đa dạng hóa và mở rộng kinh doanh ở nước ngoài

-Tokyo Gas America Ltd. bắt đầu tham gia vào các dự án phát triển khí đốt ở Hoa Kỳ

- LNG mua sắm để đảm bảo cung cấp ổn định và giá cả phải chăng

- Kết thúc một liên minh chiến lược trong việc mua sắm LNG giữa Kyushu Electric Power Co., Inc.

- Phát triển cơ sở hạ tầng để sử dụng rộng rãi hơn khí đốt tự nhiên

- Lắp đặt thêm thiết bị bốc hơi và xe tải thùng tại Nhà ga LNG của Hitachi.

-Tăng cường năng lực sản xuất năng lượng cạnh tranh và bán điện

- Thành lập Prominet Power Co., Ltd. dựa trên quan hệ đối tác vốn và kinh doanh với Shizen Energy Inc.

Theo đuổi sự an toàn

• Thúc đẩy các biện pháp phòng chống động đất, sóng thần và các biện pháp phòng chống thiên tai khác

• Chia mạng lưới dịch vụ áp suất thấp của khu vực trụ sở chính, từ 252 khối thành 261, để tắt nguồn cung cấp khí từ xa chính xác hơn để ngăn chặn thảm họa.

Các biện pháp phòng chống thiên tai động đất measures Các biện pháp an toàn tại địa điểm của khách hàng

• Thúc đẩy các biện pháp bảo trì cho đường ống cũ và cơ sở hạ tầng khác

• Khuyên người dùng thay thế các đường ống đã cũ, các đường ống đã được thay thế trong năm 2015 và thực hiện nâng cấp theo yêu cầu.

 

• Cải thiện khả năng phục hồi sau thảm họa

• Mở rộng việc áp dụng bếp nấu được trang bị cảm biến an toàn để tự động tắt, để tránh quá nhiệt và hỏng bếp, với 1,75 triệu chiếc được bán cho đến nay.

 

• Khuyến khích chuyển đổi sang các thiết bị an toàn hơn

• 3,931 triệu lượt kiểm tra để kiểm tra an toàn định kỳ các thiết bị gas và hoàn thành 3,555 triệu lượt kiểm tra, trừ khi khách hàng không ở nhà.

Mở rộng công suất phát điện cạnh tranh và bán điện

• Cung cấp sản phẩm, dịch vụ và thông tin liên quan

• Phản hồi của khách hàng và sáng kiến để cải thiện tình hình kinh doanh: Tổng số ý kiến góp ý của khách hàng là 16.460 ý kiến.

Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn

• Cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng qua phương tiện truyền thông trực tuyến liên quan đến động đất, sóng thần, cháy rừng.

2

Đóng góp cho môi trường

Các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu

• Giảm phát thải CO2 tại địa điểm của khách hàng 8 triệu tấn vào năm 2020 (từ mức trong năm 2011)

• Giảm lượng khí thải CO2 tại các địa điểm của khách hàng: 4,04 triệu tấn (so với mục tiêu năm 2017 là 3,9 triệu tấn)

• Cường độ sử dụng năng lượng tại các thiết bị đầu cuối LNG * 1: 250 GJ / triệu m3 vào năm 2020

• Cường độ sử dụng năng lượng tại các thiết bị đầu cuối LNG: 209 GJ / triệu m3 (so với mục tiêu năm 2017 là 220 GJ / triệu m3)

• Cường độ bán năng lượng cho các trung tâm làm ấm và làm mát của quận: 1.19 GJ / GJ vào năm 2020

• Cường độ bán năng lượng cho các trung tâm làm ấm và làm mát của quận: 1,22 GJ / GJ (so với mục tiêu năm 2017 là 1,33 GJ / GJ)

• Sử dụng năng lượng tại các văn phòng Tokyo Gas: 910 nghìn GJ trong năm 2020

• Sử dụng năng lượng tại các văn phòng Tokyo Gas: 902 nghìn GJ (so với mục tiêu năm 2017 là 920 nghìn GJ)

• Giảm hệ số phát thải CO2 ở cấp độ bán lẻ điện

• Thúc đẩy việc mua sắm điện được tạo ra bởi năng lượng nhiệt hiệu quả cao và các nguồn năng lượng tái tạo.

• Khuyến khích sử dụng nhiều năng lượng tái tạo

• Tiếp tục sử dụng tối đa các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng để cung cấp năng lượng cho các dự án Năng lượng thông minh khác nhau.

 

• 485 nghìn m3 khí sinh học có nguồn gốc từ chất thải thực phẩm được cung cấp cho đường ống phân phối khí thành phố.

Tăng cường dự trữ tài nguyên

• Duy trì lượng khí thải bằng 0 tại các nhà máy sản xuất (tỷ lệ xử lý cuối cùng dưới 0,1%)

• Tỷ lệ xử lý chất thải cuối cùng tại các nhà máy sản xuất: 0,6%

• Duy trì tỷ lệ tái chế chất thải xây dựng ở mức 98% hoặc cao hơn cho đến năm 2020

• Tỷ lệ tái chế chất thải xây dựng: 97,7%

• Tỷ lệ tái chế chất thải công nghiệp phát sinh tại các văn phòng: ít nhất 90% vào năm 2020

• Tỷ lệ tái chế chất thải công nghiệp phát sinh tại văn phòng: 86,5% (so với mục tiêu năm 2017 là 88%)

• Đất được đào trong quá trình xây dựng đường ống dẫn khí: duy trì ở mức 16% hoặc thấp hơn cho đến năm 2020

• Đất đào trong quá trình xây dựng đường ống dẫn khí: giới hạn dưới 21%

Thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học

• Thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học dọc theo chuỗi giá trị LNG

• Đã khảo sát tình trạng xem xét đa dạng sinh học tại các mỏ khí nguồn và xác nhận rằng không có vấn đề gì.

• Nước được quản lý thải ra trong quá trình vận chuyển LNG, thực hiện khảo sát môi trường sống tại các khu vực xanh bên trong ba nhà ga LNG và thực hiện quá trình chuyển đổi.

• Thực hành 3Rs (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) trên đất thải ra khi đặt ống dẫn khí để giảm tác động do đào cát hố trên hệ sinh thái.

• Thực hiện các hoạt động bảo tồn rừng và khảo sát môi trường sống tại Rừng khí Nagano Tokyo.

Thúc đẩy phát triển công nghệ môi trường

• Thúc đẩy phát triển công nghệ carbon thấp

Vận hành ba trạm hydro

• Ứng dụng đổi mới công nghệ cho các hệ thống nhiệt và điện (CHP) kết hợp để đạt được hiệu suất phát điện cao nhất là 42,5% trong các hệ thống 1.000 kW và tổng hiệu suất là 80,1%.

• Bắt đầu đầu tư vào các công ty đầu tư mạo hiểm và các doanh nghiệp mạo hiểm chuyên về công nghệ năng lượng để kết hợp các công nghệ tiên tiến từ khắp nơi trên thế giới.

3

Đóng góp cho cộng đồng

Xây dựng cộng đồng và lối sống an toàn và bảo mật

• Tăng cường các sáng kiến để làm giàu cho xã hội

• Xây dựng Mạng năng lượng thông minh ở quận phía bắc gần lối ra phía đông của ga Tamachi.

• Thúc đẩy các mạng thông minh bằng cách cung cấp năng lượng trong các khu vực Nihonbashi Muromachi, bao gồm các khối thị trấn.

Nâng cao đời sống và văn hoá

• Cung cấp thông tin về các biện pháp phòng chống thiên tai

• Tổ chức các chương trình khu vực để chuẩn bị phòng chống thiên tai.

• Thúc đẩy các hoạt động truyền thông với cộng đồng địa phương để làm phong phú thêm chất lượng cuộc sống

• Chương trình hoạt động tương tác (HIIKU, giáo dục, thực phẩm, nấu ăn sinh thái, lớp học nấu ăn, v.v.), hỗ trợ giáo dục thanh thiếu niên thông qua các môn thể thao (bóng đá trẻ và hội thảo bóng chày, v.v.)

Xây dựng xã hội thân thiện với môi trường

• Thúc đẩy các hoạt động để nâng cao nhận thức về năng lượng và môi trường

• Giáo dục môi trường tương tác thông qua Dự án Donguri (Acorn) và các hoạt động hỗ trợ giáo dục trong trường học: 1.263 chương trình

• Các lớp học đặc biệt do nhân viên giảng dạy: 727 với 22.687 người tham gia (tổng cộng: 36.562 với 1.102.087 người tham gia cho đến nay)

4

Tôn trọng quyền con người

Nhân quyền

• Thúc đẩy quản lý tuân thủ quyền con người

• Đào tạo chung với đào tạo cụ thể theo cấp độ cốt lõi: 17.070 người tham gia

• Đào tạo ban đầu cho các nhà lãnh đạo thúc đẩy nhân quyền và đào tạo tăng cường cho các nhà lãnh đạo: 353 người tham gia

• Bàn tư vấn nội bộ và bên ngoài cung cấp hỗ trợ liên lạc: 104 trường hợp

• Hội thảo cho người khuyết tật để giải quyết các vấn đề nhân quyền quan trọng: 350 người tham gia

• Thành lập Chính sách Nhân quyền của Tập đoàn Tokyo Gas để xác định sự tôn trọng quyền con người cần có của một công ty toàn cầu.

5

Tăng cường sự tuân thủ

Hiểu và thực hành nghiêm túc sự tuân thủ

• Thúc đẩy sự tuân thủ

• Tổ chức các buổi học và các hội thảo khác nhau để thẩm thấu vào Quy tắc ứng xử của Tập đoàn Tokyo Gas.

• Tổng số người tham gia các buổi học tập tại nơi làm việc: 28.726

• Đào tạo và huấn luyện theo cấp độ cụ thể được cung cấp bởi các giảng viên được cử đi để đáp ứng nhu cầu của từng bộ phận và tập đoàn: 27 buổi với 614 người tham gia

• Cung cấp kịp thời thông tin về tuân thủ: 6 trường hợp

• Các trường hợp được xử lý bởi bàn tư vấn: 104

• Thực hiện ổn định chu trình PDCA

 

Phòng chống hối lộ và tham những

• Thúc đẩy các hoạt động chân thành và công bằng theo Tập đoàn Tokyo Gas Quy tắc ứng xử của chúng tôi

• Đào tạo cung cấp cho 344 nhân viên tham gia kinh doanh quốc tế

• Sửa đổi Chính sách cơ bản về Thúc đẩy kinh doanh ở nước ngoài sau khi thành lập Chính sách nhân quyền của Tập đoàn Tokyo Gas.

Bảo vệ thông tin cá nhân

• Thực hành quản lý an toàn theo chính sách của chúng tôi về bảo vệ thông tin cá nhân

• Nâng cao nhận thức kết hợp với đào tạo cụ thể theo cấp độ được cung cấp khi gia nhập tập đoàn, vào năm thứ ba và trong các chương trình khuyến mãi đủ điều kiện (hai cấp độ): 1.527 người tham gia

• Nâng cao nhận thức bao gồm trong đào tạo được cung cấp bởi các giảng viên được gửi đến từng bộ phận: 614 người tham gia

• Số lượng người tham gia học tập để nâng cao nhận thức của nhân viên về Đạo luật bảo vệ thông tin cá nhân sửa đổi, bao gồm làm rõ thông tin cá nhân và tuân thủ các yêu cầu đối với thông tin ẩn danh: 21.342

Nguồn: Key CSR activities and Major results 2018

  • Công ty Tohoku Electric Power Co., Inc (Japan)
  • Chính sách môi trường của Tohoku Electric Power Co., Inc

        Thông qua cung cấp dịch vụ năng lượng thân thiện với môi trường, Công ty Tohoku Electric Power phối hợp cùng với cộng đồng địa phương và khách hàng của Công ty Tohoku Electric Power, hướng tới một xã hội bền vững nơi thế hệ tương lai có thể sống an toàn và hòa bình. Công ty Tohoku Electric Power cố gắng đảm bảo cung cấp năng lượng ổn định, tương thích với bảo tồn môi trường và hiệu quả kinh tế, với tiền đề đảm bảo an toàn như một nhóm công ty phù hợp với cộng đồng địa phương. Đây là nhiệm vụ của họ và nó sẽ không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào trong tương lai.

        Công ty Tohoku Electric Power luôn ý thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và những lợi ích của nó mang lại, và Công ty Tohoku Electric Power cũng tôn trọng các giá trị truyền thống cũng như luôn hướng đến sự tăng trưởng bền vững cùng với cộng đồng địa phương và khách hàng của họ. Công ty Tohoku Electric Power tuân thủ các cam kết của họ đối với các vấn đề môi trường và thực hiện các hành động để đạt mục tiêu bảo vệ môi trường.

Bốn nguyên tắc ứng xử của Công ty Tohoku Electric Power: 

        - Đánh giá cao giá trị tài nguyên thiên nhiên và cẩn trọng sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì biết nó có hạn;

        - Giảm thiểu tác động môi trường;

        - Bảo vệ và cùng chung sống với môi trường tự nhiên;

        - Chung suy nghĩ và hành động với cộng đồng địa phương và khách hàng của mình.

Kiểm soát khí thải nhà kính để phát triển một xã hội với lượng các bon thấp

        Công ty Tohoku Electric Power  ưu tiên sự an toàn lên hàng đầu và tin rằng việc đạt được ba mục tiêu sau đây cùng một lúc là nhiệm vụ của Công ty Tohoku Electric Power đó là:

        (1) Kinh doanh năng lượng (S + 3E),

        (2) An ninh năng lượng;

        (3) Bảo tồn môi trường một cách hiệu quả.

        Cụ thể, Công ty Tohoku Electric Power  tiếp tục duy trì hoạt động nhà máy điện hạt nhân của họ như là một phần trong nỗ lực để giúp phát triển xã hội với carbon thấp, với sự an toàn là ưu tiên hàng đầu. Công ty Tohoku Electric Power cũng cam kết khai thác các nguồn năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất nhiệt điện, và duy trì mức hiệu suất nhiệt phù hợp. Hơn nữa, Công ty Tohoku Electric Power hỗ trợ khách hàng của mình các khóa học thực hành để tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải CO2, nhằm tối đa hóa các nỗ lực của Công ty Tohoku Electric Power để cắt giảm lượng khí thải CO2 trên các bộ phận của nhà cung cấp và người tiêu dùng. Hơn nữa, họ cũng là thành viên của Hội đồng Điện lực vì một xã hội Carbon thấp, họ luôn hành động để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch hành động cho xã hội carbon thấp, chẳng hạn như: Đạt được hệ số phát thải CO2 khoảng 0,37kg CO2/kWh cho đến năm 2030. Năm 2017 khí thải CO2 giảm 4,6% xuống còn 37.550.000 tấn CO2 từ năm trước và hệ số phát thải CO2 của Công ty Tohoku Electric Power đã giảm 2,0% đến 0,523 kg CO2 / kWh so với năm trước.

        Công ty Tohoku Electric Power tận dụng môi trường tự nhiên phong phú của khu vực Tohoku để mở rộng việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và xử lý đúng cách các yêu cầu của khách hàng để kết nối với các đường truyền của họ. Công ty Tohoku Electric Power  đã bắt đầu xây dựng một hệ thống năng lượng hydro được gọi là hydro Fukushima, tại thị trấn Namie Fukushima. Hệ thống này sẽ có một cơ sở sản xuất hydro loại 10.000 kW với điện phân lớn nhất thế giới. Công ty Tohoku Electric Power  dự định bắt đầu vận hành nó và vận chuyển hydro vào tháng 7 năm 2020. Công ty Tohoku Electric Power  mong muốn giúp phát triển một xã hội không có CO2 thông qua dự án này.

  1. Một số khuyến nghị với các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam

3.1. Tăng cường phổ biến để nâng cao nhận thức về CSR cho các bên có liên quan

        Ngày nay, CSR không phải chủ đề mới ở Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên sang các thị trường lớn EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ,…thường xuyên phải đối mặt với những yêu cầu báo cáo liên quan đến CSR. Nhiều hội thảo, hội nghị, diễn đàn, khóa học về CSR đã được tổ chức. Bên cạnh đó có cả những dự án lớn về CSR được phối hợp với đơn vị quản lý nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức tiến đến các hoạt động thực hành CSR (Năm 2008, UNDP đã có dự án khuyến khích thực hiện CSR theo thông lệ kinh doanh tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI có giải thưởng CSR (2012). Gần đây nhất là vào ngày 15/1/2019, ILO và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khởi động dự án Chuỗi Cung ứng có Trách nhiệm tại Châu Á (RSCA) kéo dài ba năm do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ trong khuôn khổ Văn kiện Quan hệ đối tác. Dự án do ILO và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đồng thực hiện, được triển khai tại sáu quốc gia Châu Á – Trung Quốc, Nhật Bản, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Tuy vậy, dường như CSR vẫn chưa thực sự được quan tâm thỏa đáng ở Việt Nam, cả về quan điểm, nội dung và cách thức thực hiện. Phần lớn doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ chưa có nhận thức đầy đủ về CSR cũng như vai trò của nó đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp mình, thậm chí một số còn coi CSR là gánh nặng chi phí. Đặc biệt, người dân, các cộng đồng dân cư, người lao động, người tiêu dùng càng khó khăn hơn trong tiếp cận về vấn đề này, trong khi đây là những bên lợi ích liên quan có khả năng thúc đẩy CSR. Vì vậy, trước hết phải tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về CSR một cách mạnh mẽ hơn, phạm vi và đối tượng rộng hơn, không nên bó hẹp trong giới doanh nhân, doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức mà phải đi tới các cộng đồng dân cư và địa phương, kể cả đưa vào trong lĩnh vực giáo dục. Các doanh nghiệp và các bên liên quan cần nhận thức một cách tích cực về CSR, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng rộng và sâu hơn.

 3.2. Sớm hình thành các tiêu chuẩn, quy tắc ứng xử ở tầm ngành và quốc gia về CSR

        Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, CSR phụ thuộc nhiều vào bản thân ý chí và lợi ích của doanh nghiệp. Tuy vậy, rõ ràng CSR đã trở nên phổ biến hơn, thực chất hơn và khuyến doanh nghiệp thực hiện mạnh mẽ hơn sau khi có những tiêu chuẩn và chuẩn mực chung về CSR chính thức được áp dụng. Việt Nam chưa xây dựng được bộ quy tắc ứng xử CSR nào. Một số ít doanh nghiệp, nếu muốn thực hiện, cũng rất khó khăn trong việc triển khai áp dụng một cách có hệ thống. Vì vậy cần xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá CSR của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm quốc tế, có tính toán điều kiện thực tế trong nước. Cùng với đó là hệ thống đánh giá CSR độc lập, có trách nhiệm.

3.3. Nghiên cứu xây dựng chế độ báo cáo về CSR Báo cáo thường niên hoặc định kỳ về CSR

        Đây không chỉ là công cụ quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp mà còn là phương tiện thông tin để chủ sở hữu, nhà nước, cộng đồng và các bên có liên quan xem xét, tương tác thông tin với hoạt động của doanh nghiệp. Việc áp dụng chế độ báo cáo CSR ở Việt Nam là một quá trình hoàn thiện thể chế từng bước cả từ phía Nhà nước lẫn doanh nghiệp và các tổ chức khác và có lẽ chưa có điều kiện để áp dụng trong thời gian ngắn hạn đối với phần lớn doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, từ kinh nghiệm của Nhật Bản nên áp dụng chế độ báo cáo này đối với các doanh nghiệp quy mô lớn, các doanh nghiệp có nhiều ảnh hưởng lớn đến xã hội, môi trường Việt Nam hiện nay, trước hết là các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt quan trọng và công ty niêm yết, sau đó là đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các ngành nghề, các lĩnh vực khác nhau.

3.4. Xây dựng hệ thống tiêu chí và chỉ số đánh giá về CSR

        Kinh nghiệm triển khai CSR của tập đoàn Tokyo Gas cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu và chỉ số về CSR (KPIs về CSR) phù hợp với các qui định hiện hành của luật về lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mình và đồng thời kiểm tra việc thực hiện hàng năm của doanh nghiệp, thông qua đó đánh giá được việc thực hiện các cam kết này với chính phủ và xã hội. Có thể chia hệ thống chỉ tiêu đánh giá CSR đó thành các nội dung (1) Đóng góp cho môi trường, (2) Đóng góp cho cộng đồng, (3) Tôn trọng quyền con người, (4) Tăng cường sự tuân thủ các qui định, (5) Tiếp tục duy trì và phát triển các hoạt động chính của doanh nghiệp. Việc công bố các chỉ tiêu đánh giá, những cam kết của doanh nghiệp về việc thực hiện các chỉ tiêu này và kết quả doanh nghiệp đạt được sẽ giúp doanh nghiệp có được niềm tin của khách hàng nhiều hơn nữa, đóng góp vào quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp.  

3.5. Đưa CSR vào giảng dạy trong các trường đại học, tiến tới khuyến khích các trường đại học thực hiện CSR một cách bài bản và chuyên nghiệp trong nhà trường

             Việc đưa CSR vào giảng dạy trong các trường đại học cũng được Mạng lưới Hiệp ước toàn cầu Việt Nam kiến nghị đưa vấn đề trách nhiệm xã hội doanh nghiệp vào trường học vào 12/2011. Có thể thấy, chức năng của các trường đại học đó là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho quốc gia, do vậy trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của các trường đại học là rất lớn, nó gắn với trách nhiệm báo cáo hay giải thích kết quả hoạt động một cách chính trực và trung thực cho các bên liên quan trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục và sử dụng nguồn lực. Mục đích của việc bảo đảm trách nhiệm xã hội là (1) sự công bằng trong tiếp cận GDĐH, (2) chất lượng đào tạo và nghiên cứu, (3) sự tương xứng giữa trình độ đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động, iv) sự đóng góp của TĐH cho phát triển kinh tế,(4) sự phổ biến các giá trị, vi) sự sử dụng hiệu quả nguồn lực công, và (5) sự ổn định (khả năng tài chính để duy trì các tiêu chuẩn cao) ( Salmi, 2009). Việc đưa CSR vào giảng dạy trong các trường đại học bước đầu sẽ giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về CSR. Có được những nhận thức tốt về CSR, qua thời gian được đào tạo, bồi dưỡng, với trí tuệ sẵn có những thế hệ tương lai trẻ này sẽ là thành phần tích cực thúc đẩy CSR trong các doanh nghiệp sau khi ra trường và làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội khác. Mặt khác, các trường đại học cũng phải tính đến việc thực hiện CSR một cách bài bản, chuyên nghiệp như là những tuyên bố với xã hội về chất lượng nguồn lực và những cam kết về trách nhiệm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng của mình cho quốc gia.

Tài liệu tham khảo

  1. Hitosi Takehara, Megusi Suto (2018), Corporate Social Responsibility and Corporate Finance in Japan, Spinger.
  2. Tohoku Electronic Power Co., Inc. (Japan), Annual report 2018.
  3. Tokyo Gas Group, Annual report 2018.
  4. Trịnh Thị Thùy Linh (2017), Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) của các doanh nghiệp Nhật Bản và một số gợi mở đối với doanh nghiệp Việt Nam.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.