Sidebar

Magazine menu

18
T5, 04

Tạp chí KTĐN số 120

 

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Nguyễn Thị Yến[1]

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của 6 nhân tố, bao gồm: sự tín nhiệm, quyền lực, thỏa thuận hợp tác, chiến lược kinh doanh, văn hóa, sự hỗ trợ của chính phủ đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Tác giả đã sử dụng cả phương pháp phân tích định tính và định lượng với hơn 100 mẫu khảo sát từ các hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam trong khoảng thời gian từ 8/2017 đến 5/2019. Kết quả cho thấy ba nhân tố sự tín nhiệm, quyền lực và chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng lớn hơn so với 3 nhân tố còn lại. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Từ khóa

Chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, sự tín nhiệm, quyền lực, thỏa thuận hợp tác, chiến lược kinh doanh, văn hóa, sự hỗ trợ của chính phủ, tính cộng tác trong chuỗi cung ứng.

Abstract

This paper examines the impact of six factors, includes: trust, power, commitment, business strategy, culture, government support on the collaboration of Vietnam export fruits and vegetables supply chain. This research used quanlitative and quantitative method based on over 100 samples collected from cooperatives, exporting fruits and vegetables enterprises in Vietnam from 8/2017 to 5/2019. Analysis result demonstrated that the three factors of trust, power and business strategy are more influential than the other three. Therefore, some recommendations are proposed to inprove the collaboration in Vietnam export fruits and vegetables supply chain.

Keywords:

Vietnam export fruits and vegetables supply chain, trust, power, commitment, business strategy, culture, government support, supply chain collaboration.

  1. Giới thiệu chung

Việt nam là một nước nông nghiệp và trong đó rau quả được coi là niềm tự hào của người nông dân, sản lượng rau quả sản xuất không ngừng tăng qua các năm. Mấy năm gần đây hoạt động rau quả xuất khẩu đã có những bước đột phá cả về kim nghạch xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Đây cũng là mặt hàng đang được nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên tỷ lệ rau quả xuất khẩu vẫn còn nhỏ so với sản lượng sản xuất trong nước, chiếm khoảng 1,5% so với nhu cầu thế giới. Để có thể khắc phục khó khăn, mở rộng hoạt động xuất khẩu rau quả và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong tương lai thì các doanh nghiệp cần có cái nhìn nghiêm túc và đầy đủ về chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam bắt đầu tư người nông dân/ nông dân hợp đồng phụ trách việc lựa chọn con giống, phân bón và thực hiện công đoạn sản xuất, thu hái và sơ chế. Tiếp theo thương lái thường thu mua từ nông dân trên cùng khu vực và chuyển đến trung tâm thu mua/ các chợ đầu mối hoặc các doanh nghiệp thương mại, xuất khẩu. Rau quả từ đây sẽ được xuất khẩu sang các đối tác là các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài và đến tay khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Theo các chuyên gia thì sản xuất nhỏ lẻ và thiếu sự cộng tác giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng (nông dân, nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu và khách hàng) là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như hiện nay của ngành rau quả xuất khẩu Việt Nam.

Lý thuyết về cộng tác trong chuỗi cung ứng đã được nghiên cứu, ứng dụng và thực tế từ nhiều năm nay tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì đây vẫn còn là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ, mới chỉ được chú trọng trong một vài năm trở lại đây. Chính vì thế tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, các doanh nghiệp chưa thực sự liên kết với nhau vì mục đích chung. Việc cộng tác mới chỉ dừng lại ở việc xuất hiện các yếu tố xây dựng tính cộng tác nhưng vẫn chưa hiệu quả, ví dụ đã có sự chia sẻ thông tin giữa các thành phần trong chuỗi nhưng chưa được liền mạch và đầy đủ. Do đó, việc nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến sự cộng tác trong chuỗi cung ứng là hết sức cần thiết. Nghiên cứu sau đây sẽ nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

  1. Cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu

Thông quа сáс сông trình nghiên сứu đã đượс сông bố, сó thể rút rа một số nhân tố mà сáс nhà nghiên сứu đã рhát hiện và kiểm định đượс một сáсh riêng biệt, bао gồm: sự tín nhiệm (trust), quуền lựс (роwеr), sự cam kết (commitment), tương đồng văn hóa (culture), chiến lược kinh doanh (business strategy), sự hỗ trợ của chính phủ (government support), sự thuần thục (maturity), khoảng cách (distance), tần suất (frequency). Tuy nhiên sau khi thảo luận nhóm và xin ý kiến chuyên gia thì tác giả đã có sự điều chỉnh lại. Theo đó, 3 nhân tố là sự thuần thục, khoảng cách và tần suất sẽ loại khỏi mô hình nghiên cứu do không hoặc tác động rất nhỏ đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

Mứс độ tín nhiệm giữа сáс đối táс (Trust)

Các doanh nghiệp sẽ chia sẻ thông tin với niềm tin rằng đối tác chuỗi cung ứng sẽ bỏ qua những hành vi mang tính cơ hội và sử dụng những thông tin được chia sẻ theo cách mà các bên đều có lợi. Một số nghiên cứu đưa ra rằng niềm tin cũng là tiền đề cho quan hệ hợp tác liên doanh (Monczka  et al, 1998, Kwon và Suh 2004, Morton et al, 2006). Niềm tin thúc đẩy các thành viên trong chuỗi cùng phối hợp đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề (Fawcett và cộng sự, 2012). Sự xuất hiện của niềm tin có thể cải thiện tỷ lệ thành công trong cộng tác chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được hỏi đều cho rằng sự tín nhiệm cao sẽ tạo tiền đề tốt cho sự hợp tác giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, do đó:

H1: Tồn tại quan hệ thuận chiều giữa sự tín nhiệm và tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Quyền lực (power)

            Trong quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, khi một bên có quyền lực hơn có nhiều khả năng gây sức ép lên bên ít quyền lực hơn trong việc đưa ra các quyết định có lợi cho bên nhiều quyền lực hơn. Quyền lược được định nghĩa là mức độ phụ thuộc nguồn lực cụ thể vào đối tác (Cox, 2001). Điều này đã gây ra tranh cãi nhiều vì rằng mức độ của sự phụ thuộc được xác định bởi tính thiết thực và sự khan hiếm về nguồn lực có liên quan đến họ được gây ra bởi mỗi bên trong một quan hệ trao đổi. Trong mối quan hệ chuỗi cung ứng, sức mạnh có thể được định nghĩa như là “khả năng của một bên (bên tạo ảnh hưởng) trong việc ảnh hưởng đến ý định và hành động của một bên khác (bên bị ảnh hưởng)” (Emerson, 1962). Sức mạnh còn được định nghĩa là “khả năng gây ảnh hưởng của một thành viên trong chuỗi đến hành vi và quyết định của những thành viên khác” (Yeung và cộng sự, 2009). Theo khảo sát của tác giả thì các doanh nghiệp đều cho rằng những thành viên có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sự cộng tác trong chuỗi cung ứng, do đó:

H2: Có mối liên quan tích cực giữa quyền lực và sự cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Thỏa thuận hợp tác (commitment)                    

          Thỏa thuận hợp tác được hiểu là phạm vi mà các đối tác chuỗi cung ứng sẽ duy trì và thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh của họ. Sự cam kết giống như sự trao đổi niềm tin giữa các đối tác, nghĩa là khi một mối quan hệ với một doanh nghiệp khác đang trên đà phát triển thì sự cam kết là điều rất quan trọng để đảm bảo những nỗ lực tối đa trong việc duy trì mối quan hệ đó (Morgan và Hunt, 1994). Do đó, lời cam kết chính là trọng tâm của tất cả việc hợp tác và trao đổi thông tin giữa các đối tác thương mại (Moberg et al. 2002, Yeh 2005). Có một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nghi ngờ và sợ rằng nếu chỉ có mình doanh nghiệp tôn trọng sự cộng tác trong khi các thành phần còn lại trong chuỗi không thực hiện theo thì cuối cùng chỉ có mỗi doanh nghiệp đó chịu thiệt. Tuy nhiên cuối cùng họ vẫn thể hiện mong muốn tiếp tục được cộng tác với các đối tác trong tương lai, do đó:

H3: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa thỏa thuận hợp tác với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.  

Tương đồng văn hóa (culture)

             Tương đồng văn hóa được hiểu là phạm vi mà các đối tác chuỗi cung ứng có các giá trị, niềm tin và phương thức quản lý tương đồng với nhau. Văn hóa tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho luồng truyển thông bên trong một tổ chức cũng như giữa các đối tác kinh doanh với nhau thông qua việc đảm bảo tính liên tục của các tiêu chuẩn (McAfee et al, 2002). Sự tương đồng về văn hóa cũng tạo điều kiện cho quan hệ hợp tác liên tổ chức (Melvor và Humphreys 2002). Do đó:

H4: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa sự tương đồng văn hóa với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Chiến lược kinh doanh (Business strategy)

            Tương thích về chiến lược kinh doanh được hiểu là phạm vi mà các đối tác chuỗi cung ứng có các mục tiêu chiến lược kinh doanh rõ ràng và được thỏa thuận. Chiến lược kinh doanh tương thích tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập chính sách quản lý chuỗi cung ứng (Mentzer et al, 2001). Chia sẻ những chiến lược kinh doanh chung sẽ là kim chỉ nam cho những hoạt động hợp tác giữa các đối tác và tạo điều kiện cho việc tích hợp và sử dụng tài nguyên (Wathne và Heide, 2000). Các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều hiểu và đồng ý rằng nếu gắn kết chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình với hoạt động chung của chuỗi cung ứng thì mọi hoạt động trong chuỗi sẽ diễn ra suôn sẻ hơn, thu được kết quả cao hơn. Nếu các đối tác chuỗi cung ứng có những mục tiêu tương thích với nhau, họ sẽ hiểu rõ hơn về các hoạt động của đối tác và gia tăng việc cộng tác. Do đó:

H5: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa sự tương thích về chiến lược kinh doanh với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

Sự hỗ trợ của chính phủ

Theo Brown chỉ ra rằng trong 5 năm trở lại đây đã có hơn 40 loại chính sách khác nhau được các Chính phủ ban hành, đơn cử chính sách về năng lượng, về môi trường, về phát triển bền vững, về chuẩn mực sản xuất, về chất lượng sản phẩm, về thuế quan và phi thuế quan đã được công bố với mục đích khác nhau nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động trong nền kinh tế trong đó có các tác nhân của chuỗi cung ứng. Bất kỳ một tác nhân nào khi muốn tham gia vào chuỗi cung ứng trong ngành nhưng không đáp ứng tốt các chính sách, luật định của quốc gia và quốc tế thì khó có sự hợp tác được (Mentzer, 2001). Theo khảo sát của nhóm tác giả, sự hỗ trợ của Chỉnh phủ Việt Nam mới chỉ ở bước đầu, tức là ở việc đã đưa ra các chính sách và thông tin cần thiết nhưng việc triển khai thực hiện thông qua hỗ trợ về tài chính và các nguồn lực khác vẫn chưa hiệu quả, do đó:

H6: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa sự hỗ trợ của chính phủ với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

Từ các giả thiết ở trên, mô hình nghiên cứu đưa ra như sau:

Tín nhiệm

Quyền lực

Thỏa thuận hợp tác

Chiến lược  kinh doanh

Văn hóa

Hỗ trợ của chính phủ

Cộng tác

H1(+)

 

H2(+)

 

H3(+)

 

H4(+)

 

H5(+)

 

H6(+)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Phương pháp nghiên cứu
    • Nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng là thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Mục đich của thảo luận nhóm là đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, phát triển các thang đo cho các nhân tố này để tiến hành phỏng vấn chuyên sâu. Phóng vấn chuyên sâu được thực hiện đối với 10 lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam thông qua gặp gỡ tại doanh nghiệp và các hội chợ thương mại. Mục đích của phỏng vấn chuyên sâu nhằm đánh giá các nội dung (các nhân tố ảnh hưởng) và các thang đo (câu hỏi) để phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Bảng 1. Nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Tên yếu tố

Ký hiệu

Nội dung

Tính cộng tác (COL)

COL1

Các thành phần trong chuỗi cùng lên kế hoạch cho các hoạt động của chuỗi

COL2

Các thành phần trong chuỗi luôn cộng tác để phát triển thị trường mới

COL3

Các thành phần trong chuỗi luôn cộng tác để phát triển sản phẩm mới

COL4

Các thành phần trong chuỗi luôn cộng tác để thực hiện các hoạt động của chuỗi

COL5

Các thành phần trong chuỗi thường xuyên trao đổi để cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh trong chuỗi

Niềm tin (TRU)

TRU1

Đối tác của chúng tôi (nhà cung ứng và nhà nhập khẩu) luôn cởi mở và không giấu giếm mục tiêu kinh doanh

TRU2

Các đối tác của chúng tôi luôn có thái độ tích cực trong các thỏa thuận chung

TRU3

Tôi tin tưởng các đối tác của mình là những người trung thực

TRU4

Các thành phần trong chuỗi luôn tôn trọng nhau

Quyền lực (POW)

POW1

Các thành phần trong chuỗi có quyền lực tương đồng nhau khi đưa ra các quyết định về hoạt động của chuỗi (sản xuất, phân phối, bán hàng, nghiên cứu và phát triển,…)

POW2

Nhà cung ứng và nhà nhập khẩu đều có tầm ảnh hưởng đến các quyết định của chúng tôi (về sản xuất, phân phối, bán hàng, nghiên cứu và phát triển,…)

POW3

Chúng tôi đều có tầm ảnh hưởng đến các quyết định của đối tác ( về sản xuất, phân phối, bán hàng, nghiên cứu và phát triển,…)

Thỏa thuận hợp tác (CMM)

CMM1

Các thành phần trong chuỗi đều hy vọng tiếp tục mối quan hệ trong kinh doanh

CMM2

Các thành phần trong chuỗi đều mong muốn mở rộng mối quan hệ với các đối tác

CMM3

Chúng tôi tốn nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ với các đối tác

CMM4

Chúng tôi đầu tư một ngân sách đáng kể để xây dựng mối quan hệ với các đối tác

Văn hóa (CUL)

CUL1

Chúng tôi có nét văn hóa tương đồng (về ngôn ngữ, nhu cầu, thói quen,…)

CUL2

Chúng tôi dễ dàng hiểu rõ các điều khoản và cách thức kinh doanh của đối tác

CUL3

Chúng tôi luôn đồng ý với các giải pháp giải quyết khó khăn của đối tác

Chiến lược kinh doanh (BS)

BS1

Các thành phần trong chuỗi cùng nhau phát triển mục tiêu kinh doanh chung cho chuỗi cung ứng hoa quả xuất khẩu

BS2

Các thành phần trong chuỗi đều nhất trí cao với mục tiêu kinh doanh chung của chuỗi cung ứng hoa quả xuất khẩu

BS3

Các thành phần trong chuỗi đều hiểu mục tiêu kinh doanh của đối tác

BS4

Các đối tác đều hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong hoạt động của chuỗi cung ứng hoa quả xuất khẩu

Hỗ trợ của chính phủ (GS)

GS1

Chính phủ Việt Nam có thực hiện các chính sách và các dự án đặc biệt hỗ trợ cho doanh nghiệp chúng tôi

GS2

Chính phủ Việt Nam cung cấp các thông tin cần thiết kịp thời

GS3

Chính phủ Việt Nam hỗ trợ tài chính cho công ty của chúng tôi

GS4

Chính phủ hỗ trợ các nguồn lực khác cho công ty của chúng tôi

Dựa vào những nội dung trên, bảng hỏi được thiết kế để điều tra chính thức

3.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được tiến hành ngay sau khi thống nhất được bảng hỏi từ nghiên cứu định tính. Nghiên cứu khảo sát 138 hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Đây được coi là các doanh nghiệp trung tâm trong chuỗi cung ứng, và giả định câu trả lời của các doanh nghiệp và hợp tác xã về tính cộng tác trong chuỗi cung ứng được khái quát hóa cho toàn bộ chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Mục tiêu nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu, đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra chứa bảng câu hỏi định lượng gửi cho đối tượng khảo sát để xác định tính logic, tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về vấn đề nghiên cứu

3.3. Mẫu nghiên cứu

Bảng hỏi chính thức có 27 mục hỏi cho thang đo yếu tố ảnh hưởng đến sự cộng tác trong chuỗi cung úng. Mỗi mục hỏi được cho điểm theo thang đo đơn hướng Likert từ 1 đến 5 với quy ước từ hoàn toàn không đồng ý (1) đến hoàn toàn đồng ý (5).

Khảo sát được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo là giám đốc công ty, trưởng phòng xuất nhập khẩu tại trụ sở làm việc của công ty ở Hà Nội, và các hội chợ thương mại tổ chức ở Hà Nội trong lĩnh vực nông nghiệp và rau quả. Một số doanh nghiệp khác ở Hà Nội và doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác tiến hành khảo sát thông qua gọi điện thoại và gửi email. Phần trả lời được thu thập trực tiếp sau khi đã hướng dẫn cách hiểu và trả lời. Phiếu trả lời được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 5 năm 2019.

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng đến phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo Hair & ctg (2006), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5:1 (1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát). Khảo sát thu về 138 mẫu là thỏa mãn (tối thiểu cần 27 x 5 = 135 mẫu).

3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của các thang đo bằng hệ sô tin cậy cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến quan sát nếu không phù hợp, đánh giá các nhân tố còn lại và các nhân tố phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo.

Sử dụng phương pháp phân tích tương quan Person, hồi quy bội (RA) với các quan hệ tuyến tính để kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam và mức độ quan trọng của các nhân tố này.

  1. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kết quả đánh giá thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA

Bảng 2. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

Thang đo tín nhiệm (TRU), Alpha = 0,779

TRU1

10,22

5,135

0,528

0,759

TRU2

9,78

4,964

0,661

0,683

TRU3

9,86

5,249

0,572

0,731

TRU4

9,78

5,865

0,597

0,726

Thang đo quyền lực (POW), Alpha = 0,684

POW1

6,91

2,553

0,436

0,675

POW2

6,62

2,530

0,537

0,542

POW3

6,52

2,500

0,526

0,555

Thang đo thỏa thuận hợp tác, Alpha = 0,842

CMM1

11,33

3,667

0,645

0,813

CMM2

11,27

3,672

0,657

0,808

CMM3

11,28

3,748

0,662

0,806

CMM4

11,28

3,343

0,742

0,769

Thang đo văn hóa, Alpha = 0,796

CUL1

6,75

1,939

0,617

0,745

CUL2

6,79

1,773

0,643

0,720

CUL3

6,83

1,877

0,660

0,701

Thang đo chiến lược kinh doanh, Alpha = 0,784

BS1

11,01

4,321

0,601

0,726

BS2

11,18

4,237

0,626

0,713

BS3

11,19

4,096

0,607

0,724

BS4

10,86

4,636

0,531

0,761

Thang đo hỗ trợ của chính phủ, Alpha = 0,825

GS1

9,30

7,378

0,617

0,796

GS2

9,50

7,580

0,529

0,829

GS3

9,92

5,534

0,751

0,730

GS4

9,76

6,066

0,727

0,741

Thanh đo sự cộng tác, Alpha = 0,859

COL1

12,84

4,164

0,670

0,831

COL2

12,96

4,313

0,578

0,854

COL3

12,90

4,194

0,637

0,839

COL4

12,88

3,913

0,744

0,811

COL5

12,91

3,896

0,749

0,810

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Theo bảng trên, cả 7 thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu do lớn hơn 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng đều cao hơn 0,3, do đó không loại biến quan sát nào. Tất cả được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố.

Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả KMO = 0,758 nên phân tích nhân tố là phù hợp, Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số Eigenvalues = 1.001 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý ghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Cuối cùng tổng phương sai trích (Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %)) = 67.171% > 50 %. Điều này chứng tỏ 67.171% biến thiên của sự cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam được giải thích bởi 6 nhân tố. Để tăng cường khả năng giải thích các nhân tố, nghiên cứu tiến hành phương pháp xoay Varimax produce với kết quả sau:

Bảng 3. Kết quả xoay Varimax produce

 

 

Các nhân tố

 

1

2

3

4

5

6

CMM4

.863

 

 

 

 

 

CMM3

.822

 

 

 

 

 

CMM2

.783

 

 

 

 

 

CMM1

.773

 

 

 

 

 

TRU2

 

.806

 

 

 

 

TRU1

 

.741

 

 

 

 

TRU3

 

.654

 

 

 

 

TRU4

 

.600

 

 

 

 

GS3

 

 

.828

 

 

 

GS1

 

 

.818

 

 

 

GS4

 

 

.813

 

 

 

GS2

 

 

.654

 

 

 

BS1

 

 

 

.781

 

 

BS4

 

 

 

.751

 

 

BS2

 

 

 

.750

 

 

BS3

 

 

 

.682

 

 

CUL3

 

 

 

 

.838

 

CUL2

 

 

 

 

.808

 

CUL1

 

 

 

 

.781

 

POW2

 

 

 

 

 

.829

POW3

 

 

 

 

 

.670

POW1

 

 

 

 

 

.506

               

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Từ bảng trên cho thấy các biến quan sát là hội tụ và khác biệt, các biến quan sát của các nhân tố có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể nên kết quả phân tích EFA thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này.

4.2. Kiểm tra giả thuyết mô hình nghiên cứu với phân tích tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính đa biến

Như đã trình bày, các thang đo các khái niệm nghiên cứu đã được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo, ta tiến hành thực hiện phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các thang đo này.

Bảng 4. Kết quả phân tích tương quan Pearson

 

COL

POW

BS

TRU

GS

CUL

CMM

COL

Tương quan Pearson

1

.662**

.592**

.692**

.506**

.420**

.358**

Sig. (2-tailed)

 

.000

.000

.000

.000

.000

.000

N

138

138

138

138

138

138

138

POW

Tương quan Pearson

.662**

1

.301**

.559**

.307**

.389**

.120

Sig. (2-tailed)

.000

 

.000

.000

.000

.000

.161

N

138

138

138

138

138

138

138

BS

Tương quan Pearson

.592**

.301**

1

.357**

.312**

.145

.265**

Sig. (2-tailed)

.000

.000

 

.000

.000

.090

.002

N

138

138

138

138

138

138

138

TRU

Tương quan Pearson

.692**

.559**

.357**

1

.361**

.351**

.226**

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

 

.000

.000

.008

N

138

138

138

138

138

138

138

GS

Tương quan Pearson

.506**

.307**

.312**

.361**

1

.259**

.120

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

.000

 

.002

.162

N

138

138

138

138

138

138

138

CUL

Tương quan Pearson

.420**

.389**

.145

.351**

.259**

1

.013

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.090

.000

.002

 

.878

N

138

138

138

138

138

138

138

CMM

Tương quan Pearson

.358**

.120

.265**

.226**

.120

.013

1

Sig. (2-tailed)

.000

.161

.002

.008

.162

.878

 

N

138

138

138

138

138

138

138

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Kết quả cho thấy biến cộng tác trong chuỗi cung ứng có tương quan với các biến còn lại với mức ý nghĩa p-value = 0.000, trong đó tín nhiệm và sức mạnh có mối tương quan với tính cộng tác mạnh hơn so với các biến khác, thỏa thuận hợp tác và tính cộng tác trong chuỗi cung ứng lại có mối tương quan ít hơn.

Tiếp theo, ta tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm tra giả thuyết và mô hình nghiên cứu với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng là biến phụ thuộc và các nhân tố niềm tin, sức mạnh, thỏa thuận hợp tác, văn hóa, chiến lược kinh doanh và sự hỗ trợ của chính phủ là 6 biến độc lập. Kết quả như sau:

Bảng 5. Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Model Summaryb

Mô hình

R

R bình phương

R bình phương đã hiệu chỉnh

Sai số ước tính của độ lệch chuẩn

Hệ số Durbin-Watson

1

.871a

.758

.747

.25025

1.872

a. Predictors: (Constant), GS, CMM, CUL, BS, POW, TRU

b. Dependent Variable: COL

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

R bình phương hiệu chỉnh phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biển độc lập lên sự biến thiên của biến phụ thuộc, trong trường hợp này 6 nhân tố ảnh hưởng 74,7% sự thay đổi của tính cộng tác, 25,3 % là do các nhân tố khác ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin-Watson là 1,872 nằm trong khoảng 1,5 – 2,5 nên ko xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Sau đó tiếp tục kiểm định độ phù hợp của mô hình nhằm kiểm tra mô hình hồi qui này có phù hợp với tập dữ liệu thu thập được và có ý nghĩa ứng dụng hay không thông qua kiểm định ANOVA như sau:

Bảng 6.  Kiểm định độ phù hợp của mô hình (Mô hình ANOVAa)

ANOVAa

Model

Sum of Squares

Df

Mean Square

F

Sig.

1

Regression

25.673

6

4.279

68.325

.000b

Residual

8.204

131

.063

 

 

Total

33.876

137

 

 

 

a. Dependent Variable: COL

b. Predictors: (Constant), GS, CMM, CUL, BS, POW, TRU

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Sig kiểm định F = 0,000 < 0,05  do đó mô hình hồi quy có ý nghĩa.

Bảng 7. Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa

T

Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B

Std. Error

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant)

.020

.189

 

.108

.915

 

 

POW

.202

.036

.300

5.538

.000

.630

1.588

CUL

.088

.037

.115

2.406

.018

.805

1.242

BS

.214

.036

.288

5.965

.000

.791

1.264

CMM

.129

.036

.160

3.535

.001

.904

1.106

TRU

.189

.037

.282

5.064

.000

.597

1.676

GS

.103

.029

.173

3.621

.000

.807

1.239

a. Dependent Variable: COL

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05 do đó các biến độc lập đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại khỏi mô hình. Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 do vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa đều lớn hơn 0. Như vậy 6 biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động tỷ lệ thuận tới biến phụ thuộc tính cộng tác. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, ba nhân tố quyền lực, niềm tin, chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng nhiều hơn trong khi đó ba nhân tố còn lại là văn hóa, thỏa thuận hợp tác và sự hỗ trợ của chính phủ ảnh hưởng ít hơn đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Phương trình hồi quy bội được thể hiện dưới dạng sau:

CONGTAC = 0,3 QUYENLUC + 0,115 VANHOA + 0,288 CHIENLUOCKINHDOANH + 0,160 THOATHUANHOPTAC + 0,282 TINNHIEM + 0,173 HOTROCHINHPHU

Như vậy, các giả thuyết ban đầu đưa ra đều được chấp nhận, cả 6 nhân tố đều ảnh hưởng đến tính cộng tác và 6 nhân tố giải thích được khoảng 74,7% tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

 

Tín nhiệm

Quyền lực

Thỏa thuận hợp tác

Chiến lược  kinh doanh

Văn hóa

Hỗ trợ của chính phủ

Cộng tác

H1(0,282)

 

H2(0,3)

 

H3(0,16)

 

H4(0,115)

 

H5(0,288)

 

H6(0,173)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Thảo luận kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Nghiên cứu đưa 9 nhân tố vào xem xét sự tác động của các nhân tố này đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên qua nghiên cứu sơ bộ bằng các phương pháp định tính (thảo luận và phỏng vấn chuyên sâu), nghiên cứu còn giữ lại 6 nhân tố có ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, đó là: tín nhiệm, quyền lực, thỏa thuận hợp tác, văn hóa, chiến lược kinh doanh, sự hỗ trợ của chỉnh phủ. Các nhân tố này tiếp tục được đưa vào kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính đa biến để kiểm định giả thuyết nghiên cứu, kiểm định sự ảnh hưởng của các thành phần tác động đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu. Kết quả phân tích cho thấy, 6 nhân tố này đóng góp tích cực vào tính cộng tác trong chuỗi cung ứng, được kiểm định và đáp ứng các yêu cầu về giá trị, độ tin cậy và sự phù hợp. Ngoài ra, 6 nhân tố đều có tác động cùng chiều đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu thông qua hồi quy tuyến tính đa biến.

Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính cộng tác trong chuỗi thì kết quả hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy 6 nhân tố này giải thích được khoảng 74,7% tính cộng tác trong chuỗi cung ứng, trong đó 3 nhân tố tín nhiệm, quyền lực, chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng lớn hơn so với 3 nhân tố còn lại. Trong đó nhân tố thỏa thuận hợp tác được các doanh nghiệp khảo sát khá quan tâm (điểm trung bình thang đo của nhân tố này là 3,76) nhưng mức độ ảnh hưởng đến tính cộng tác lại không cao (hệ số beta = 0,16). Điều này cũng thể hiện văn hóa hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam, họ có thể đồng ý thỏa thuận hợp tác nhưng sau đó vì những lý do khác lại có thể thay đổi nhanh chóng, không còn coi trọng những thỏa thuận trước đó nữa. Bên cạnh đó, vẫn còn 25,3% sự biến thiên trong tính cộng tác chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu chưa được giải thích, tức là vẫn còn các nhân tố khác chưa được đưa vào nghiên cứu. Về mặt ý nghĩa thực tiễn, điều này sẽ phần nào giúp cho các chủ thể trong chuỗi cung ứng rau quả có cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn về quá trình cộng tác với các đối tác khác nhau trong chuỗi, từ đó có những chiến lược phù hợp để nâng cao tính cộng tác, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Kết quả nghiên cứu này cũng giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ sở tự đánh giá lại khả năng nội tại của bản thân, xác định những mặt đã làm được và quan trọng hơn là xác định những yếu tố cần cải thiện trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa sự cộng tác trong chuỗi, đem lại lợi ích trong dài hạn cho các bên.

  1. Một số giải pháp nhằm tăng cường tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

6.1. Cải thiện nội bộ, phát triển thương hiệu doanh nghiệp

Đầu tiên, cần phải giảm bớt sự mất cân bằng quyền lực giữa các thành phần trong chuỗi. Các mắt xích của chuỗi cần phải được thấy rằng họ có quyền lực tương đồng, có sức mạnh và tầm ảnh hưởng như nhau trong việc quyết định hoạt động chung của chuỗi. Một trong những biện pháp đầu tiên có thể nghĩ đến chính là cải thiện nội bộ, hay bài toán quản trị doanh nghiệp. Сó thể thấу, đа рhần сáс dоаnh nghiệр trоng ngành hàng хuất khẩu rаu quả tại Việt Nаm hiện nау сhủ уếu сó quу mô vừа và nhỏ nếu хét về khíа сạnh vốn đầu tư сủа dоаnh nghiệр. Để mở rộng quу mô, сáс dоаnh nghiệр рhải liên kết và sáр nhậр với dоаnh nghiệр trоng và ngоài ngành dưới dạng сhiа sẻ đơn hàng hоặс kết hợр với nhаu thành một đầu mối nhằm dễ dàng đàm рhán trоng việс muа nguуên liệu từ сáс nhà сung сấр. Tiếp theo, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp để cải thiện mức độ tin cậy trong việc thiết lập thỏa thuận với đối tác. Ngoài ra, tập trung duy trì và phát triển khả năng nội tại cũng là một cách để được đánh giá cao bởi các bên khác trong chuỗi,từ đó xây dựng lòng tin giữa các thành phần trong chuỗi. Về phát triển thương hiệu sản рhẩm rаu quả сó thể tậр trung vàо việc phát huу lợi thế сủа сáс sản рhẩm đặс thù, gắn với lợi thế về điều kiện sản хuất (tự nhiên, соn người) để хâу dựng thương hiệu, từ đó nâng cao tín nhiệm cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

6.2. Chia sẻ thông tin giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng

Để giúp các bên hiểu quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động của chuỗi để đồng nhất chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với chiến lược hoạt động của chuỗi cung ứng thì nhất thiết phải có sự chia sẻ thông tin giữa các bên. Chia sẻ thông tin là mối quan tâm lớn khi nói đến việc cải thiện chuỗi cung ứng cũng như tăng cường tính cộng tác giữa các thành phần trong chuỗi. Chia sẻ thông tin là chìa khóa để cải thiện khả năng phản hồi lại sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và sự không chắc chắn trên thị trường, là sự liên kết giúp làm giảm khoảng cách giao tiếp giữa các thành viên, điều có thể làm giảm hiệu suất của chuỗi cung ứng. Nhà xuất khẩu chia sẻ thêm thông tin với người trồng, đặc biệt là về thông tin thị trường, thì người trồng có thể dự báo và chủ động quản lý sản xuất của họ. Khi có sự thay đổi nhu cầu, cả người trồng, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể đồng bộ hóa các quyết định của họ vào đúng thời điểm, từ đó phản ứng lại nhanh chóng và giảm thiểu được các ảnh hưởng tiêu cực. Để thực hiện được giải pháp này, những người trồng lập thành những hội nhóm giúp dễ dàng chia sẻ những thông tin quan trọng ở quy mô lớn, đồng thời làm một tổ chức đại diện đứng lên bảo vệ quyền lợi cho các thành viên và thực hiện các hành động giúp nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

6.3. Khuyến khích liên kết, xúc tiến thương mại

Khuyến khích liên kết là điều kiện cần để thúc đẩy cộng tác trong chuỗi cung ứng, là nền tảng đảm bảo sự bền vững của chuỗi trong dài hạn. Khuyến khích liên kết bắt đầu từ thiện chí của một bên mong muốn dành những lợi ích cho bên kia trước, làm tiền đề cho quá trình làm ăn lâu dài. Việc khuyến khích liên kết cần căn cứ vào mục tiêu chiến lược kinh doanh của mỗi bên. Sự tương thích trong chiến lược kinh doanh sẽ thúc đẩy sự khuyến khích liên kết và ngược lại, sự khuyến khích liên kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các bên gắn chặt chiến lược kinh doanh của mình với hoạt động chung của chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, tiếp tục đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định thương mại song phương và đa phương theo hướng tạo thuận lợi và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường EU rộng lớn. Nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bộ Công Thương cần tiếp tục chỉ đạo thương vụ và các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đấy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mở rộng thị trường, tập trung khai thác lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. Đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu. Thúc đẩy việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn riêng phổ biến tại các thị trường xuất khẩu chính có khả năng tạo ra các rào cản thương mại đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó tạo ra sự tương đồng trong chiến lược kinh doanh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.

 

6.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuỗi cung ứng

Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi sẽ đảm bảo các thông tin trên đó là chính xác, chi tiết. Các đối tác cũng cần kiểm tra trước khi đưa các thông tin đó lên hệ thống, từ đó đảm bảo sự tin tưởng giữa các đối tác trong chuỗi. Chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam có thể ứng dụng công nghệ Blockchain. Blockchain thực chất là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin được quản lý đồng thời bởi nhiều người tham gia hệ thống. Chính vì thế ứng dụng công nghệ Blockchain trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu đồng nghĩa với việc tất cả các thành phần trong chuỗi phải cộng tác với nhau.

Để thực hiện việc này, điều quan trọng nhất là lãnh đạo doanh nghiệp phải hiểu về công nghệ và mong muốn ứng dụng công nghệ, khi chưa có kiến thức về công nghệ hiện đại thì giải pháp ở đây là thúc đẩy sự học hỏi tìm hiểu của họ, phải có cách thức để thông tin hiệu quả để thu hút sự tham gia có hiệu quả của họ. Ở giai đoạn đầu tiên, cần làm rõ mục tiêu cần đạt được và chuẩn bị kiến thức là vô cùng cần thiết, các thành viên tham gia phải luôn trong tư thế sẵn sàng hợp tác. Bên cạnh đó, các hội thảo về tầm quan trọng và cách thức ứng dụng Blockchain cũng cần được tổ chức tại tất cả các khu vực, các thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

6.5. Thay đổi văn hóa cộng tác

Cuối cùng mỗi doanh nghiệp cần ý thức và thay đổi văn hóa hợp tác, coi trọng chữ “tín” trong quá trình làm việc giữa các bên. Hướng đến xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, với nền tảng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, luôn hoạt động với tôn chỉ uy tín đặt lên hàng đầu. Muốn vậy thì các bên trong chuỗi cần phải đảm bảo hoạt động một cách đáng tin cậy, không lợi dụng nhau, cũng như cùng chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu hướng đến lợi ích chung. Các doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của cộng tác từ đó phát triển như một kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp. Theo khảo sát của tác giả đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam thì tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn được hợp tác, tuy nhiên khi hỏi sâu hơn về cách thức cộng tác thì nhiều doanh nghiệp vẫn còn tỏ ra e ngại về những rủi ro và hạn chế của việc cộng tác, họ sẵn sàng chia sẻ thông tin về nhu cầu của khách hàng nhưng không chia sẻ thông tin thật cụ thể vì sợ có thể sẽ bị mất khách hàng, dẫn đến thông tin mà người nông dân nhận được vẫn chưa được đầy đủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng ít hợp tác với các đối thủ. Chính vì vậy việc xây dựng văn hóa hợp tác giữ vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường tính cộng tác chuỗi cung ứng.

Để thực hiện được việc này cần có sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các đơn vị nghiên cứu và các hiệp hội. Nhà nước đưa ra các chính sách đảm bảo an toàn, lwoij ích của các bên trong việc cộng tác. Thông qua các buổi đào tạo, hội chợ để kết nối và phổ biến kiến thức, tầm quan trọng của chuỗi cung ứng và cộng tác trong chuỗi cung ứng đến các thành viên trong chuỗi cung ứng. Từ đó, nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này. Đây cũng là tiền đề là thực hiện các giải pháp về công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Tài liệu tham khảo

  1. Сох, А. (2001b), Suррlу Сhаins, Mаrkеts аnd Роwеr, Suррlу Сhаin Sуmроsium, Hеlsinki.
  2. Emerson R.M. (1962), “Power-dependence relations”, American Sociological Review, Vol. 27, No. 1, pp.31–41.
  3. Fawcett, S.E., Jones, S.L. and Fawcett, A.M. (2012), “Supply chain trust: the catalyst for collaborative innovation”, Business Horizons, Vol. 55, No. 2, pp.163 - 178.
  4. Hair J., Black W., Babin B.(2009), Multivariate Data Analysis, 7th Edition, Pearson, pp. 116.
  5. Kwon, I.-W. and Suh, T (2004), “Factors affecting the level of trust and commitment in supply chain relationships”, Journal of Supply Chain Management, 40 (2), 4–14.
  6. Lusch, R.F. and Brown, J.R (1996), “Interdependency, contracting and relational behavior in marketing channels”, Journal of Marketing, 60, 19–38.
  7. McAfee, R.B., Glassman, M., and Honeycutt, Jr., E.D (2002), “The effects of culture and human resource management policies on supply chain management strategy”, Journal of Business Logistics, 23 (1), 1–18.
  8. McIvor, R.T. and Humphreys, P.K (2002), “Electronic commerce: supporting collaborative buyer–supplier relations?”, International Journal of Services Technology and Management, 3 (2), 192–207.
  9. Mentzer, J.T., et al. (2001), “Defining supply chain management”, Journal of Business Logistics, 22 (2), 1–24.
  10. Moberg, C., et al. (2002), “Identifying antecedents of information exchange within supply chains”, International Journal of Physical Distribution and Logistics Management, 32 (9), 755–770.
  11. Monczka, R., et al. (1998), “Success factors in strategic supplier alliances: the buying company perspective”, Decision Sciences, 29 (3), 553–576.
  12. Morton, S.C., et al. (2006), “Managing relationships to improve performance: a case study in the global aerospace industry”, International Journal of Production Research, 44 (16), 3227–3241.
  13. Wathne, K.H. and Heide, J.B (2000), “Opportunism in interfirm relationships: forms, outcomes, and solutions”, Journal of Marketing, 64 (4), 36–51.
  14. Yeung, J.H.Y., Selen, W., Zhang, M. and Huo, B. (2009), “The effects of trust and coercive power on supplier integration”, International Journal of Production Economics, Vol. 120, No. 1, pp.66–78.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: yenftu44@gmail.com

 

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Nguyễn Thị Yến[1]

Tóm tắt

Bài viết nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của 6 nhân tố, bao gồm: sự tín nhiệm, quyền lực, thỏa thuận hợp tác, chiến lược kinh doanh, văn hóa, sự hỗ trợ của chính phủ đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Tác giả đã sử dụng cả phương pháp phân tích định tính và định lượng với hơn 100 mẫu khảo sát từ các hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam trong khoảng thời gian từ 8/2017 đến 5/2019. Kết quả cho thấy ba nhân tố sự tín nhiệm, quyền lực và chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng lớn hơn so với 3 nhân tố còn lại. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Từ khóa

Chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, sự tín nhiệm, quyền lực, thỏa thuận hợp tác, chiến lược kinh doanh, văn hóa, sự hỗ trợ của chính phủ, tính cộng tác trong chuỗi cung ứng.

Abstract

This paper examines the impact of six factors, includes: trust, power, commitment, business strategy, culture, government support on the collaboration of Vietnam export fruits and vegetables supply chain. This research used quanlitative and quantitative method based on over 100 samples collected from cooperatives, exporting fruits and vegetables enterprises in Vietnam from 8/2017 to 5/2019. Analysis result demonstrated that the three factors of trust, power and business strategy are more influential than the other three. Therefore, some recommendations are proposed to inprove the collaboration in Vietnam export fruits and vegetables supply chain.

Keywords:

Vietnam export fruits and vegetables supply chain, trust, power, commitment, business strategy, culture, government support, supply chain collaboration.

  1. Giới thiệu chung

Việt nam là một nước nông nghiệp và trong đó rau quả được coi là niềm tự hào của người nông dân, sản lượng rau quả sản xuất không ngừng tăng qua các năm. Mấy năm gần đây hoạt động rau quả xuất khẩu đã có những bước đột phá cả về kim nghạch xuất khẩu và thị trường xuất khẩu. Đây cũng là mặt hàng đang được nhà nước quan tâm, chú trọng phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên tỷ lệ rau quả xuất khẩu vẫn còn nhỏ so với sản lượng sản xuất trong nước, chiếm khoảng 1,5% so với nhu cầu thế giới. Để có thể khắc phục khó khăn, mở rộng hoạt động xuất khẩu rau quả và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong tương lai thì các doanh nghiệp cần có cái nhìn nghiêm túc và đầy đủ về chuỗi cung ứng.

Chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam bắt đầu tư người nông dân/ nông dân hợp đồng phụ trách việc lựa chọn con giống, phân bón và thực hiện công đoạn sản xuất, thu hái và sơ chế. Tiếp theo thương lái thường thu mua từ nông dân trên cùng khu vực và chuyển đến trung tâm thu mua/ các chợ đầu mối hoặc các doanh nghiệp thương mại, xuất khẩu. Rau quả từ đây sẽ được xuất khẩu sang các đối tác là các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài và đến tay khách hàng tiêu dùng cuối cùng. Theo các chuyên gia thì sản xuất nhỏ lẻ và thiếu sự cộng tác giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng (nông dân, nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu và khách hàng) là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng như hiện nay của ngành rau quả xuất khẩu Việt Nam.

Lý thuyết về cộng tác trong chuỗi cung ứng đã được nghiên cứu, ứng dụng và thực tế từ nhiều năm nay tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì đây vẫn còn là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ, mới chỉ được chú trọng trong một vài năm trở lại đây. Chính vì thế tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, các doanh nghiệp chưa thực sự liên kết với nhau vì mục đích chung. Việc cộng tác mới chỉ dừng lại ở việc xuất hiện các yếu tố xây dựng tính cộng tác nhưng vẫn chưa hiệu quả, ví dụ đã có sự chia sẻ thông tin giữa các thành phần trong chuỗi nhưng chưa được liền mạch và đầy đủ. Do đó, việc nhận diện được các nhân tố ảnh hưởng đến sự cộng tác trong chuỗi cung ứng là hết sức cần thiết. Nghiên cứu sau đây sẽ nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

  1. Cơ sở lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu

Thông quа сáс сông trình nghiên сứu đã đượс сông bố, сó thể rút rа một số nhân tố mà сáс nhà nghiên сứu đã рhát hiện và kiểm định đượс một сáсh riêng biệt, bао gồm: sự tín nhiệm (trust), quуền lựс (роwеr), sự cam kết (commitment), tương đồng văn hóa (culture), chiến lược kinh doanh (business strategy), sự hỗ trợ của chính phủ (government support), sự thuần thục (maturity), khoảng cách (distance), tần suất (frequency). Tuy nhiên sau khi thảo luận nhóm và xin ý kiến chuyên gia thì tác giả đã có sự điều chỉnh lại. Theo đó, 3 nhân tố là sự thuần thục, khoảng cách và tần suất sẽ loại khỏi mô hình nghiên cứu do không hoặc tác động rất nhỏ đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

Mứс độ tín nhiệm giữа сáс đối táс (Trust)

Các doanh nghiệp sẽ chia sẻ thông tin với niềm tin rằng đối tác chuỗi cung ứng sẽ bỏ qua những hành vi mang tính cơ hội và sử dụng những thông tin được chia sẻ theo cách mà các bên đều có lợi. Một số nghiên cứu đưa ra rằng niềm tin cũng là tiền đề cho quan hệ hợp tác liên doanh (Monczka  et al, 1998, Kwon và Suh 2004, Morton et al, 2006). Niềm tin thúc đẩy các thành viên trong chuỗi cùng phối hợp đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề (Fawcett và cộng sự, 2012). Sự xuất hiện của niềm tin có thể cải thiện tỷ lệ thành công trong cộng tác chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được hỏi đều cho rằng sự tín nhiệm cao sẽ tạo tiền đề tốt cho sự hợp tác giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, do đó:

H1: Tồn tại quan hệ thuận chiều giữa sự tín nhiệm và tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Quyền lực (power)

            Trong quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, khi một bên có quyền lực hơn có nhiều khả năng gây sức ép lên bên ít quyền lực hơn trong việc đưa ra các quyết định có lợi cho bên nhiều quyền lực hơn. Quyền lược được định nghĩa là mức độ phụ thuộc nguồn lực cụ thể vào đối tác (Cox, 2001). Điều này đã gây ra tranh cãi nhiều vì rằng mức độ của sự phụ thuộc được xác định bởi tính thiết thực và sự khan hiếm về nguồn lực có liên quan đến họ được gây ra bởi mỗi bên trong một quan hệ trao đổi. Trong mối quan hệ chuỗi cung ứng, sức mạnh có thể được định nghĩa như là “khả năng của một bên (bên tạo ảnh hưởng) trong việc ảnh hưởng đến ý định và hành động của một bên khác (bên bị ảnh hưởng)” (Emerson, 1962). Sức mạnh còn được định nghĩa là “khả năng gây ảnh hưởng của một thành viên trong chuỗi đến hành vi và quyết định của những thành viên khác” (Yeung và cộng sự, 2009). Theo khảo sát của tác giả thì các doanh nghiệp đều cho rằng những thành viên có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến sự cộng tác trong chuỗi cung ứng, do đó:

H2: Có mối liên quan tích cực giữa quyền lực và sự cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Thỏa thuận hợp tác (commitment)                    

          Thỏa thuận hợp tác được hiểu là phạm vi mà các đối tác chuỗi cung ứng sẽ duy trì và thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh của họ. Sự cam kết giống như sự trao đổi niềm tin giữa các đối tác, nghĩa là khi một mối quan hệ với một doanh nghiệp khác đang trên đà phát triển thì sự cam kết là điều rất quan trọng để đảm bảo những nỗ lực tối đa trong việc duy trì mối quan hệ đó (Morgan và Hunt, 1994). Do đó, lời cam kết chính là trọng tâm của tất cả việc hợp tác và trao đổi thông tin giữa các đối tác thương mại (Moberg et al. 2002, Yeh 2005). Có một thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nghi ngờ và sợ rằng nếu chỉ có mình doanh nghiệp tôn trọng sự cộng tác trong khi các thành phần còn lại trong chuỗi không thực hiện theo thì cuối cùng chỉ có mỗi doanh nghiệp đó chịu thiệt. Tuy nhiên cuối cùng họ vẫn thể hiện mong muốn tiếp tục được cộng tác với các đối tác trong tương lai, do đó:

H3: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa thỏa thuận hợp tác với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.  

Tương đồng văn hóa (culture)

             Tương đồng văn hóa được hiểu là phạm vi mà các đối tác chuỗi cung ứng có các giá trị, niềm tin và phương thức quản lý tương đồng với nhau. Văn hóa tổ chức tạo điều kiện thuận lợi cho luồng truyển thông bên trong một tổ chức cũng như giữa các đối tác kinh doanh với nhau thông qua việc đảm bảo tính liên tục của các tiêu chuẩn (McAfee et al, 2002). Sự tương đồng về văn hóa cũng tạo điều kiện cho quan hệ hợp tác liên tổ chức (Melvor và Humphreys 2002). Do đó:

H4: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa sự tương đồng văn hóa với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Chiến lược kinh doanh (Business strategy)

            Tương thích về chiến lược kinh doanh được hiểu là phạm vi mà các đối tác chuỗi cung ứng có các mục tiêu chiến lược kinh doanh rõ ràng và được thỏa thuận. Chiến lược kinh doanh tương thích tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập chính sách quản lý chuỗi cung ứng (Mentzer et al, 2001). Chia sẻ những chiến lược kinh doanh chung sẽ là kim chỉ nam cho những hoạt động hợp tác giữa các đối tác và tạo điều kiện cho việc tích hợp và sử dụng tài nguyên (Wathne và Heide, 2000). Các doanh nghiệp tham gia khảo sát đều hiểu và đồng ý rằng nếu gắn kết chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình với hoạt động chung của chuỗi cung ứng thì mọi hoạt động trong chuỗi sẽ diễn ra suôn sẻ hơn, thu được kết quả cao hơn. Nếu các đối tác chuỗi cung ứng có những mục tiêu tương thích với nhau, họ sẽ hiểu rõ hơn về các hoạt động của đối tác và gia tăng việc cộng tác. Do đó:

H5: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa sự tương thích về chiến lược kinh doanh với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

Sự hỗ trợ của chính phủ

Theo Brown chỉ ra rằng trong 5 năm trở lại đây đã có hơn 40 loại chính sách khác nhau được các Chính phủ ban hành, đơn cử chính sách về năng lượng, về môi trường, về phát triển bền vững, về chuẩn mực sản xuất, về chất lượng sản phẩm, về thuế quan và phi thuế quan đã được công bố với mục đích khác nhau nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động trong nền kinh tế trong đó có các tác nhân của chuỗi cung ứng. Bất kỳ một tác nhân nào khi muốn tham gia vào chuỗi cung ứng trong ngành nhưng không đáp ứng tốt các chính sách, luật định của quốc gia và quốc tế thì khó có sự hợp tác được (Mentzer, 2001). Theo khảo sát của nhóm tác giả, sự hỗ trợ của Chỉnh phủ Việt Nam mới chỉ ở bước đầu, tức là ở việc đã đưa ra các chính sách và thông tin cần thiết nhưng việc triển khai thực hiện thông qua hỗ trợ về tài chính và các nguồn lực khác vẫn chưa hiệu quả, do đó:

H6: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa sự hỗ trợ của chính phủ với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

Từ các giả thiết ở trên, mô hình nghiên cứu đưa ra như sau:

Tín nhiệm

Quyền lực

Thỏa thuận hợp tác

Chiến lược  kinh doanh

Văn hóa

Hỗ trợ của chính phủ

Cộng tác

H1(+)

 

H2(+)

 

H3(+)

 

H4(+)

 

H5(+)

 

H6(+)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Phương pháp nghiên cứu
    • Nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng là thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Mục đich của thảo luận nhóm là đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, phát triển các thang đo cho các nhân tố này để tiến hành phỏng vấn chuyên sâu. Phóng vấn chuyên sâu được thực hiện đối với 10 lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam thông qua gặp gỡ tại doanh nghiệp và các hội chợ thương mại. Mục đích của phỏng vấn chuyên sâu nhằm đánh giá các nội dung (các nhân tố ảnh hưởng) và các thang đo (câu hỏi) để phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức.

Bảng 1. Nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Tên yếu tố

Ký hiệu

Nội dung

Tính cộng tác (COL)

COL1

Các thành phần trong chuỗi cùng lên kế hoạch cho các hoạt động của chuỗi

COL2

Các thành phần trong chuỗi luôn cộng tác để phát triển thị trường mới

COL3

Các thành phần trong chuỗi luôn cộng tác để phát triển sản phẩm mới

COL4

Các thành phần trong chuỗi luôn cộng tác để thực hiện các hoạt động của chuỗi

COL5

Các thành phần trong chuỗi thường xuyên trao đổi để cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh trong chuỗi

Niềm tin (TRU)

TRU1

Đối tác của chúng tôi (nhà cung ứng và nhà nhập khẩu) luôn cởi mở và không giấu giếm mục tiêu kinh doanh

TRU2

Các đối tác của chúng tôi luôn có thái độ tích cực trong các thỏa thuận chung

TRU3

Tôi tin tưởng các đối tác của mình là những người trung thực

TRU4

Các thành phần trong chuỗi luôn tôn trọng nhau

Quyền lực (POW)

POW1

Các thành phần trong chuỗi có quyền lực tương đồng nhau khi đưa ra các quyết định về hoạt động của chuỗi (sản xuất, phân phối, bán hàng, nghiên cứu và phát triển,…)

POW2

Nhà cung ứng và nhà nhập khẩu đều có tầm ảnh hưởng đến các quyết định của chúng tôi (về sản xuất, phân phối, bán hàng, nghiên cứu và phát triển,…)

POW3

Chúng tôi đều có tầm ảnh hưởng đến các quyết định của đối tác ( về sản xuất, phân phối, bán hàng, nghiên cứu và phát triển,…)

Thỏa thuận hợp tác (CMM)

CMM1

Các thành phần trong chuỗi đều hy vọng tiếp tục mối quan hệ trong kinh doanh

CMM2

Các thành phần trong chuỗi đều mong muốn mở rộng mối quan hệ với các đối tác

CMM3

Chúng tôi tốn nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ với các đối tác

CMM4

Chúng tôi đầu tư một ngân sách đáng kể để xây dựng mối quan hệ với các đối tác

Văn hóa (CUL)

CUL1

Chúng tôi có nét văn hóa tương đồng (về ngôn ngữ, nhu cầu, thói quen,…)

CUL2

Chúng tôi dễ dàng hiểu rõ các điều khoản và cách thức kinh doanh của đối tác

CUL3

Chúng tôi luôn đồng ý với các giải pháp giải quyết khó khăn của đối tác

Chiến lược kinh doanh (BS)

BS1

Các thành phần trong chuỗi cùng nhau phát triển mục tiêu kinh doanh chung cho chuỗi cung ứng hoa quả xuất khẩu

BS2

Các thành phần trong chuỗi đều nhất trí cao với mục tiêu kinh doanh chung của chuỗi cung ứng hoa quả xuất khẩu

BS3

Các thành phần trong chuỗi đều hiểu mục tiêu kinh doanh của đối tác

BS4

Các đối tác đều hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong hoạt động của chuỗi cung ứng hoa quả xuất khẩu

Hỗ trợ của chính phủ (GS)

GS1

Chính phủ Việt Nam có thực hiện các chính sách và các dự án đặc biệt hỗ trợ cho doanh nghiệp chúng tôi

GS2

Chính phủ Việt Nam cung cấp các thông tin cần thiết kịp thời

GS3

Chính phủ Việt Nam hỗ trợ tài chính cho công ty của chúng tôi

GS4

Chính phủ hỗ trợ các nguồn lực khác cho công ty của chúng tôi

Dựa vào những nội dung trên, bảng hỏi được thiết kế để điều tra chính thức

3.2. Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được tiến hành ngay sau khi thống nhất được bảng hỏi từ nghiên cứu định tính. Nghiên cứu khảo sát 138 hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam. Đây được coi là các doanh nghiệp trung tâm trong chuỗi cung ứng, và giả định câu trả lời của các doanh nghiệp và hợp tác xã về tính cộng tác trong chuỗi cung ứng được khái quát hóa cho toàn bộ chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Mục tiêu nhằm kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu, đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra chứa bảng câu hỏi định lượng gửi cho đối tượng khảo sát để xác định tính logic, tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về vấn đề nghiên cứu

3.3. Mẫu nghiên cứu

Bảng hỏi chính thức có 27 mục hỏi cho thang đo yếu tố ảnh hưởng đến sự cộng tác trong chuỗi cung úng. Mỗi mục hỏi được cho điểm theo thang đo đơn hướng Likert từ 1 đến 5 với quy ước từ hoàn toàn không đồng ý (1) đến hoàn toàn đồng ý (5).

Khảo sát được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo là giám đốc công ty, trưởng phòng xuất nhập khẩu tại trụ sở làm việc của công ty ở Hà Nội, và các hội chợ thương mại tổ chức ở Hà Nội trong lĩnh vực nông nghiệp và rau quả. Một số doanh nghiệp khác ở Hà Nội và doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác tiến hành khảo sát thông qua gọi điện thoại và gửi email. Phần trả lời được thu thập trực tiếp sau khi đã hướng dẫn cách hiểu và trả lời. Phiếu trả lời được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 5 năm 2019.

Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng đến phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo Hair & ctg (2006), kích thước mẫu tối thiểu để sử dụng EFA là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5:1 (1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát). Khảo sát thu về 138 mẫu là thỏa mãn (tối thiểu cần 27 x 5 = 135 mẫu).

3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành đánh giá sơ bộ độ tin cậy và giá trị của các thang đo bằng hệ sô tin cậy cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thông qua phần mềm xử lý SPSS 20, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, qua đó loại bỏ các biến quan sát nếu không phù hợp, đánh giá các nhân tố còn lại và các nhân tố phù hợp làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích và kiểm định tiếp theo.

Sử dụng phương pháp phân tích tương quan Person, hồi quy bội (RA) với các quan hệ tuyến tính để kiểm định các nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam và mức độ quan trọng của các nhân tố này.

  1. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kết quả đánh giá thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA

Bảng 2. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Alpha nếu loại biến này

Thang đo tín nhiệm (TRU), Alpha = 0,779

TRU1

10,22

5,135

0,528

0,759

TRU2

9,78

4,964

0,661

0,683

TRU3

9,86

5,249

0,572

0,731

TRU4

9,78

5,865

0,597

0,726

Thang đo quyền lực (POW), Alpha = 0,684

POW1

6,91

2,553

0,436

0,675

POW2

6,62

2,530

0,537

0,542

POW3

6,52

2,500

0,526

0,555

Thang đo thỏa thuận hợp tác, Alpha = 0,842

CMM1

11,33

3,667

0,645

0,813

CMM2

11,27

3,672

0,657

0,808

CMM3

11,28

3,748

0,662

0,806

CMM4

11,28

3,343

0,742

0,769

Thang đo văn hóa, Alpha = 0,796

CUL1

6,75

1,939

0,617

0,745

CUL2

6,79

1,773

0,643

0,720

CUL3

6,83

1,877

0,660

0,701

Thang đo chiến lược kinh doanh, Alpha = 0,784

BS1

11,01

4,321

0,601

0,726

BS2

11,18

4,237

0,626

0,713

BS3

11,19

4,096

0,607

0,724

BS4

10,86

4,636

0,531

0,761

Thang đo hỗ trợ của chính phủ, Alpha = 0,825

GS1

9,30

7,378

0,617

0,796

GS2

9,50

7,580

0,529

0,829

GS3

9,92

5,534

0,751

0,730

GS4

9,76

6,066

0,727

0,741

Thanh đo sự cộng tác, Alpha = 0,859

COL1

12,84

4,164

0,670

0,831

COL2

12,96

4,313

0,578

0,854

COL3

12,90

4,194

0,637

0,839

COL4

12,88

3,913

0,744

0,811

COL5

12,91

3,896

0,749

0,810

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Theo bảng trên, cả 7 thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu do lớn hơn 0,6. Các hệ số tương quan biến tổng đều cao hơn 0,3, do đó không loại biến quan sát nào. Tất cả được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố.

Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả KMO = 0,758 nên phân tích nhân tố là phù hợp, Sig. (Bartlett’s Test) = 0.000 (sig. < 0.05) chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số Eigenvalues = 1.001 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý ghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Cuối cùng tổng phương sai trích (Rotation Sums of Squared Loadings (Cumulative %)) = 67.171% > 50 %. Điều này chứng tỏ 67.171% biến thiên của sự cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam được giải thích bởi 6 nhân tố. Để tăng cường khả năng giải thích các nhân tố, nghiên cứu tiến hành phương pháp xoay Varimax produce với kết quả sau:

Bảng 3. Kết quả xoay Varimax produce

 

 

Các nhân tố

 

1

2

3

4

5

6

CMM4

.863

 

 

 

 

 

CMM3

.822

 

 

 

 

 

CMM2

.783

 

 

 

 

 

CMM1

.773

 

 

 

 

 

TRU2

 

.806

 

 

 

 

TRU1

 

.741

 

 

 

 

TRU3

 

.654

 

 

 

 

TRU4

 

.600

 

 

 

 

GS3

 

 

.828

 

 

 

GS1

 

 

.818

 

 

 

GS4

 

 

.813

 

 

 

GS2

 

 

.654

 

 

 

BS1

 

 

 

.781

 

 

BS4

 

 

 

.751

 

 

BS2

 

 

 

.750

 

 

BS3

 

 

 

.682

 

 

CUL3

 

 

 

 

.838

 

CUL2

 

 

 

 

.808

 

CUL1

 

 

 

 

.781

 

POW2

 

 

 

 

 

.829

POW3

 

 

 

 

 

.670

POW1

 

 

 

 

 

.506

               

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Từ bảng trên cho thấy các biến quan sát là hội tụ và khác biệt, các biến quan sát của các nhân tố có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể nên kết quả phân tích EFA thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này.

4.2. Kiểm tra giả thuyết mô hình nghiên cứu với phân tích tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính đa biến

Như đã trình bày, các thang đo các khái niệm nghiên cứu đã được đánh giá sơ bộ thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo, ta tiến hành thực hiện phân tích tương quan Pearson để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các thang đo này.

Bảng 4. Kết quả phân tích tương quan Pearson

 

COL

POW

BS

TRU

GS

CUL

CMM

COL

Tương quan Pearson

1

.662**

.592**

.692**

.506**

.420**

.358**

Sig. (2-tailed)

 

.000

.000

.000

.000

.000

.000

N

138

138

138

138

138

138

138

POW

Tương quan Pearson

.662**

1

.301**

.559**

.307**

.389**

.120

Sig. (2-tailed)

.000

 

.000

.000

.000

.000

.161

N

138

138

138

138

138

138

138

BS

Tương quan Pearson

.592**

.301**

1

.357**

.312**

.145

.265**

Sig. (2-tailed)

.000

.000

 

.000

.000

.090

.002

N

138

138

138

138

138

138

138

TRU

Tương quan Pearson

.692**

.559**

.357**

1

.361**

.351**

.226**

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

 

.000

.000

.008

N

138

138

138

138

138

138

138

GS

Tương quan Pearson

.506**

.307**

.312**

.361**

1

.259**

.120

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.000

.000

 

.002

.162

N

138

138

138

138

138

138

138

CUL

Tương quan Pearson

.420**

.389**

.145

.351**

.259**

1

.013

Sig. (2-tailed)

.000

.000

.090

.000

.002

 

.878

N

138

138

138

138

138

138

138

CMM

Tương quan Pearson

.358**

.120

.265**

.226**

.120

.013

1

Sig. (2-tailed)

.000

.161

.002

.008

.162

.878

 

N

138

138

138

138

138

138

138

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Kết quả cho thấy biến cộng tác trong chuỗi cung ứng có tương quan với các biến còn lại với mức ý nghĩa p-value = 0.000, trong đó tín nhiệm và sức mạnh có mối tương quan với tính cộng tác mạnh hơn so với các biến khác, thỏa thuận hợp tác và tính cộng tác trong chuỗi cung ứng lại có mối tương quan ít hơn.

Tiếp theo, ta tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm tra giả thuyết và mô hình nghiên cứu với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng là biến phụ thuộc và các nhân tố niềm tin, sức mạnh, thỏa thuận hợp tác, văn hóa, chiến lược kinh doanh và sự hỗ trợ của chính phủ là 6 biến độc lập. Kết quả như sau:

Bảng 5. Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Model Summaryb

Mô hình

R

R bình phương

R bình phương đã hiệu chỉnh

Sai số ước tính của độ lệch chuẩn

Hệ số Durbin-Watson

1

.871a

.758

.747

.25025

1.872

a. Predictors: (Constant), GS, CMM, CUL, BS, POW, TRU

b. Dependent Variable: COL

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

R bình phương hiệu chỉnh phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biển độc lập lên sự biến thiên của biến phụ thuộc, trong trường hợp này 6 nhân tố ảnh hưởng 74,7% sự thay đổi của tính cộng tác, 25,3 % là do các nhân tố khác ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Hệ số Durbin-Watson là 1,872 nằm trong khoảng 1,5 – 2,5 nên ko xảy ra hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất.

Sau đó tiếp tục kiểm định độ phù hợp của mô hình nhằm kiểm tra mô hình hồi qui này có phù hợp với tập dữ liệu thu thập được và có ý nghĩa ứng dụng hay không thông qua kiểm định ANOVA như sau:

Bảng 6.  Kiểm định độ phù hợp của mô hình (Mô hình ANOVAa)

ANOVAa

Model

Sum of Squares

Df

Mean Square

F

Sig.

1

Regression

25.673

6

4.279

68.325

.000b

Residual

8.204

131

.063

 

 

Total

33.876

137

 

 

 

a. Dependent Variable: COL

b. Predictors: (Constant), GS, CMM, CUL, BS, POW, TRU

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Sig kiểm định F = 0,000 < 0,05  do đó mô hình hồi quy có ý nghĩa.

Bảng 7. Kết quả hồi quy bội với các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa

T

Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B

Std. Error

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant)

.020

.189

 

.108

.915

 

 

POW

.202

.036

.300

5.538

.000

.630

1.588

CUL

.088

.037

.115

2.406

.018

.805

1.242

BS

.214

.036

.288

5.965

.000

.791

1.264

CMM

.129

.036

.160

3.535

.001

.904

1.106

TRU

.189

.037

.282

5.064

.000

.597

1.676

GS

.103

.029

.173

3.621

.000

.807

1.239

a. Dependent Variable: COL

Nguồn: tóm tắt kết quả chạy lượng sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05 do đó các biến độc lập đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại khỏi mô hình. Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 do vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Các hệ số hồi quy chuẩn hóa đều lớn hơn 0. Như vậy 6 biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động tỷ lệ thuận tới biến phụ thuộc tính cộng tác. Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, ba nhân tố quyền lực, niềm tin, chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng nhiều hơn trong khi đó ba nhân tố còn lại là văn hóa, thỏa thuận hợp tác và sự hỗ trợ của chính phủ ảnh hưởng ít hơn đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Phương trình hồi quy bội được thể hiện dưới dạng sau:

CONGTAC = 0,3 QUYENLUC + 0,115 VANHOA + 0,288 CHIENLUOCKINHDOANH + 0,160 THOATHUANHOPTAC + 0,282 TINNHIEM + 0,173 HOTROCHINHPHU

Như vậy, các giả thuyết ban đầu đưa ra đều được chấp nhận, cả 6 nhân tố đều ảnh hưởng đến tính cộng tác và 6 nhân tố giải thích được khoảng 74,7% tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

 

Tín nhiệm

Quyền lực

Thỏa thuận hợp tác

Chiến lược  kinh doanh

Văn hóa

Hỗ trợ của chính phủ

Cộng tác

H1(0,282)

 

H2(0,3)

 

H3(0,16)

 

H4(0,115)

 

H5(0,288)

 

H6(0,173)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Thảo luận kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Nghiên cứu đưa 9 nhân tố vào xem xét sự tác động của các nhân tố này đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên qua nghiên cứu sơ bộ bằng các phương pháp định tính (thảo luận và phỏng vấn chuyên sâu), nghiên cứu còn giữ lại 6 nhân tố có ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, đó là: tín nhiệm, quyền lực, thỏa thuận hợp tác, văn hóa, chiến lược kinh doanh, sự hỗ trợ của chỉnh phủ. Các nhân tố này tiếp tục được đưa vào kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính đa biến để kiểm định giả thuyết nghiên cứu, kiểm định sự ảnh hưởng của các thành phần tác động đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu. Kết quả phân tích cho thấy, 6 nhân tố này đóng góp tích cực vào tính cộng tác trong chuỗi cung ứng, được kiểm định và đáp ứng các yêu cầu về giá trị, độ tin cậy và sự phù hợp. Ngoài ra, 6 nhân tố đều có tác động cùng chiều đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu thông qua hồi quy tuyến tính đa biến.

Về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính cộng tác trong chuỗi thì kết quả hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy 6 nhân tố này giải thích được khoảng 74,7% tính cộng tác trong chuỗi cung ứng, trong đó 3 nhân tố tín nhiệm, quyền lực, chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng lớn hơn so với 3 nhân tố còn lại. Trong đó nhân tố thỏa thuận hợp tác được các doanh nghiệp khảo sát khá quan tâm (điểm trung bình thang đo của nhân tố này là 3,76) nhưng mức độ ảnh hưởng đến tính cộng tác lại không cao (hệ số beta = 0,16). Điều này cũng thể hiện văn hóa hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam, họ có thể đồng ý thỏa thuận hợp tác nhưng sau đó vì những lý do khác lại có thể thay đổi nhanh chóng, không còn coi trọng những thỏa thuận trước đó nữa. Bên cạnh đó, vẫn còn 25,3% sự biến thiên trong tính cộng tác chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu chưa được giải thích, tức là vẫn còn các nhân tố khác chưa được đưa vào nghiên cứu. Về mặt ý nghĩa thực tiễn, điều này sẽ phần nào giúp cho các chủ thể trong chuỗi cung ứng rau quả có cái nhìn cụ thể và sâu sắc hơn về quá trình cộng tác với các đối tác khác nhau trong chuỗi, từ đó có những chiến lược phù hợp để nâng cao tính cộng tác, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Kết quả nghiên cứu này cũng giúp cho các doanh nghiệp có thêm cơ sở tự đánh giá lại khả năng nội tại của bản thân, xác định những mặt đã làm được và quan trọng hơn là xác định những yếu tố cần cải thiện trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa sự cộng tác trong chuỗi, đem lại lợi ích trong dài hạn cho các bên.

  1. Một số giải pháp nhằm tăng cường tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

6.1. Cải thiện nội bộ, phát triển thương hiệu doanh nghiệp

Đầu tiên, cần phải giảm bớt sự mất cân bằng quyền lực giữa các thành phần trong chuỗi. Các mắt xích của chuỗi cần phải được thấy rằng họ có quyền lực tương đồng, có sức mạnh và tầm ảnh hưởng như nhau trong việc quyết định hoạt động chung của chuỗi. Một trong những biện pháp đầu tiên có thể nghĩ đến chính là cải thiện nội bộ, hay bài toán quản trị doanh nghiệp. Сó thể thấу, đа рhần сáс dоаnh nghiệр trоng ngành hàng хuất khẩu rаu quả tại Việt Nаm hiện nау сhủ уếu сó quу mô vừа và nhỏ nếu хét về khíа сạnh vốn đầu tư сủа dоаnh nghiệр. Để mở rộng quу mô, сáс dоаnh nghiệр рhải liên kết và sáр nhậр với dоаnh nghiệр trоng và ngоài ngành dưới dạng сhiа sẻ đơn hàng hоặс kết hợр với nhаu thành một đầu mối nhằm dễ dàng đàm рhán trоng việс muа nguуên liệu từ сáс nhà сung сấр. Tiếp theo, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp để cải thiện mức độ tin cậy trong việc thiết lập thỏa thuận với đối tác. Ngoài ra, tập trung duy trì và phát triển khả năng nội tại cũng là một cách để được đánh giá cao bởi các bên khác trong chuỗi,từ đó xây dựng lòng tin giữa các thành phần trong chuỗi. Về phát triển thương hiệu sản рhẩm rаu quả сó thể tậр trung vàо việc phát huу lợi thế сủа сáс sản рhẩm đặс thù, gắn với lợi thế về điều kiện sản хuất (tự nhiên, соn người) để хâу dựng thương hiệu, từ đó nâng cao tín nhiệm cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

6.2. Chia sẻ thông tin giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng

Để giúp các bên hiểu quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động của chuỗi để đồng nhất chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp với chiến lược hoạt động của chuỗi cung ứng thì nhất thiết phải có sự chia sẻ thông tin giữa các bên. Chia sẻ thông tin là mối quan tâm lớn khi nói đến việc cải thiện chuỗi cung ứng cũng như tăng cường tính cộng tác giữa các thành phần trong chuỗi. Chia sẻ thông tin là chìa khóa để cải thiện khả năng phản hồi lại sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng và sự không chắc chắn trên thị trường, là sự liên kết giúp làm giảm khoảng cách giao tiếp giữa các thành viên, điều có thể làm giảm hiệu suất của chuỗi cung ứng. Nhà xuất khẩu chia sẻ thêm thông tin với người trồng, đặc biệt là về thông tin thị trường, thì người trồng có thể dự báo và chủ động quản lý sản xuất của họ. Khi có sự thay đổi nhu cầu, cả người trồng, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu có thể đồng bộ hóa các quyết định của họ vào đúng thời điểm, từ đó phản ứng lại nhanh chóng và giảm thiểu được các ảnh hưởng tiêu cực. Để thực hiện được giải pháp này, những người trồng lập thành những hội nhóm giúp dễ dàng chia sẻ những thông tin quan trọng ở quy mô lớn, đồng thời làm một tổ chức đại diện đứng lên bảo vệ quyền lợi cho các thành viên và thực hiện các hành động giúp nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

6.3. Khuyến khích liên kết, xúc tiến thương mại

Khuyến khích liên kết là điều kiện cần để thúc đẩy cộng tác trong chuỗi cung ứng, là nền tảng đảm bảo sự bền vững của chuỗi trong dài hạn. Khuyến khích liên kết bắt đầu từ thiện chí của một bên mong muốn dành những lợi ích cho bên kia trước, làm tiền đề cho quá trình làm ăn lâu dài. Việc khuyến khích liên kết cần căn cứ vào mục tiêu chiến lược kinh doanh của mỗi bên. Sự tương thích trong chiến lược kinh doanh sẽ thúc đẩy sự khuyến khích liên kết và ngược lại, sự khuyến khích liên kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các bên gắn chặt chiến lược kinh doanh của mình với hoạt động chung của chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, tiếp tục đàm phán, ký kết và triển khai các hiệp định thương mại song phương và đa phương theo hướng tạo thuận lợi và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường EU rộng lớn. Nâng cao hiệu quả và đổi mới phương thức xúc tiến thương mại, tập trung vào các hàng hóa có lợi thế xuất khẩu, các thị trường tiềm năng và các thị trường ngách nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Bộ Công Thương cần tiếp tục chỉ đạo thương vụ và các đơn vị liên quan tăng cường thực hiện các giải pháp thúc đấy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mở rộng thị trường, tập trung khai thác lợi thế xuất khẩu của Việt Nam. Đẩy nhanh việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu. Thúc đẩy việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn riêng phổ biến tại các thị trường xuất khẩu chính có khả năng tạo ra các rào cản thương mại đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó tạo ra sự tương đồng trong chiến lược kinh doanh doanh của các doanh nghiệp trong ngành.

 

6.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuỗi cung ứng

Khi ứng dụng công nghệ thông tin trong chuỗi sẽ đảm bảo các thông tin trên đó là chính xác, chi tiết. Các đối tác cũng cần kiểm tra trước khi đưa các thông tin đó lên hệ thống, từ đó đảm bảo sự tin tưởng giữa các đối tác trong chuỗi. Chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam có thể ứng dụng công nghệ Blockchain. Blockchain thực chất là một cơ sở dữ liệu chứa thông tin được quản lý đồng thời bởi nhiều người tham gia hệ thống. Chính vì thế ứng dụng công nghệ Blockchain trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu đồng nghĩa với việc tất cả các thành phần trong chuỗi phải cộng tác với nhau.

Để thực hiện việc này, điều quan trọng nhất là lãnh đạo doanh nghiệp phải hiểu về công nghệ và mong muốn ứng dụng công nghệ, khi chưa có kiến thức về công nghệ hiện đại thì giải pháp ở đây là thúc đẩy sự học hỏi tìm hiểu của họ, phải có cách thức để thông tin hiệu quả để thu hút sự tham gia có hiệu quả của họ. Ở giai đoạn đầu tiên, cần làm rõ mục tiêu cần đạt được và chuẩn bị kiến thức là vô cùng cần thiết, các thành viên tham gia phải luôn trong tư thế sẵn sàng hợp tác. Bên cạnh đó, các hội thảo về tầm quan trọng và cách thức ứng dụng Blockchain cũng cần được tổ chức tại tất cả các khu vực, các thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam.

6.5. Thay đổi văn hóa cộng tác

Cuối cùng mỗi doanh nghiệp cần ý thức và thay đổi văn hóa hợp tác, coi trọng chữ “tín” trong quá trình làm việc giữa các bên. Hướng đến xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, với nền tảng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, luôn hoạt động với tôn chỉ uy tín đặt lên hàng đầu. Muốn vậy thì các bên trong chuỗi cần phải đảm bảo hoạt động một cách đáng tin cậy, không lợi dụng nhau, cũng như cùng chia sẻ tầm nhìn, mục tiêu hướng đến lợi ích chung. Các doanh nghiệp cần nhận thức được tầm quan trọng của cộng tác từ đó phát triển như một kim chỉ nam cho hoạt động của doanh nghiệp. Theo khảo sát của tác giả đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam thì tất cả các doanh nghiệp đều mong muốn được hợp tác, tuy nhiên khi hỏi sâu hơn về cách thức cộng tác thì nhiều doanh nghiệp vẫn còn tỏ ra e ngại về những rủi ro và hạn chế của việc cộng tác, họ sẵn sàng chia sẻ thông tin về nhu cầu của khách hàng nhưng không chia sẻ thông tin thật cụ thể vì sợ có thể sẽ bị mất khách hàng, dẫn đến thông tin mà người nông dân nhận được vẫn chưa được đầy đủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng ít hợp tác với các đối thủ. Chính vì vậy việc xây dựng văn hóa hợp tác giữ vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường tính cộng tác chuỗi cung ứng.

Để thực hiện được việc này cần có sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các đơn vị nghiên cứu và các hiệp hội. Nhà nước đưa ra các chính sách đảm bảo an toàn, lwoij ích của các bên trong việc cộng tác. Thông qua các buổi đào tạo, hội chợ để kết nối và phổ biến kiến thức, tầm quan trọng của chuỗi cung ứng và cộng tác trong chuỗi cung ứng đến các thành viên trong chuỗi cung ứng. Từ đó, nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này. Đây cũng là tiền đề là thực hiện các giải pháp về công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Tài liệu tham khảo

  1. Сох, А. (2001b), Suррlу Сhаins, Mаrkеts аnd Роwеr, Suррlу Сhаin Sуmроsium, Hеlsinki.
  2. Emerson R.M. (1962), “Power-dependence relations”, American Sociological Review, Vol. 27, No. 1, pp.31–41.
  3. Fawcett, S.E., Jones, S.L. and Fawcett, A.M. (2012), “Supply chain trust: the catalyst for collaborative innovation”, Business Horizons, Vol. 55, No. 2, pp.163 - 178.
  4. Hair J., Black W., Babin B.(2009), Multivariate Data Analysis, 7th Edition, Pearson, pp. 116.
  5. Kwon, I.-W. and Suh, T (2004), “Factors affecting the level of trust and commitment in supply chain relationships”, Journal of Supply Chain Management, 40 (2), 4–14.
  6. Lusch, R.F. and Brown, J.R (1996), “Interdependency, contracting and relational behavior in marketing channels”, Journal of Marketing, 60, 19–38.
  7. McAfee, R.B., Glassman, M., and Honeycutt, Jr., E.D (2002), “The effects of culture and human resource management policies on supply chain management strategy”, Journal of Business Logistics, 23 (1), 1–18.
  8. McIvor, R.T. and Humphreys, P.K (2002), “Electronic commerce: supporting collaborative buyer–supplier relations?”, International Journal of Services Technology and Management, 3 (2), 192–207.
  9. Mentzer, J.T., et al. (2001), “Defining supply chain management”, Journal of Business Logistics, 22 (2), 1–24.
  10. Moberg, C., et al. (2002), “Identifying antecedents of information exchange within supply chains”, International Journal of Physical Distribution and Logistics Management, 32 (9), 755–770.
  11. Monczka, R., et al. (1998), “Success factors in strategic supplier alliances: the buying company perspective”, Decision Sciences, 29 (3), 553–576.
  12. Morton, S.C., et al. (2006), “Managing relationships to improve performance: a case study in the global aerospace industry”, International Journal of Production Research, 44 (16), 3227–3241.
  13. Wathne, K.H. and Heide, J.B (2000), “Opportunism in interfirm relationships: forms, outcomes, and solutions”, Journal of Marketing, 64 (4), 36–51.
  14. Yeung, J.H.Y., Selen, W., Zhang, M. and Huo, B. (2009), “The effects of trust and coercive power on supplier integration”, International Journal of Production Economics, Vol. 120, No. 1, pp.66–78.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.