Sidebar

Magazine menu

19
T6, 04

 

Nghiên cứu chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Từ Thúy Anh[1]

Chu Thị Mai Phương[2]

Tóm tắt

Nghiên cứu này phân tích thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng dữ liệu cấp độ doanh nghiệp nhằm kiến nghị những giải pháp để quản lý môi trường cho khu vực doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững. Cụ thể, bài báo này xem xét tình trạng xả thải và xử lý chất thải của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đề xuất và tính toán chỉ số tổng thể để đánh giá quản lý môi trường của doanh nghiệp: Chỉ số quản lý môi trường (EMI). Kết quả của nghiên cứu là bằng chứng quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý ô nhiễm trong việc đưa ra các chính sách nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là lần đầu tiên có một bộ chỉ số quản lý môi trường có thể tính toán được được đề xuất, xây dựng và minh họa cho Việt Nam, là đóng góp mới quan trọng của bài báo. Tuy phần minh họa của bài báo sử dụng số liệu thống kê từ các năm 2004-2009 do đây là những năm duy nhất bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp có số liệu khá chi tiết về môi trường (các năm gần đây không có), nhưng kết quả cũng có những giá trị tham khảo tốt, đặc biệt khi số liệu cập nhật hơn được đưa các, các nhà khoa học hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tính toán Chỉ số quản lý môi trường EMI trong bài để đưa ra các hàm ý chính sách cần thiết.

Từ khóa: Quản lý môi trường, Doanh nghiệp, Việt Nam

Phân loại JEL : D21, Q20, Q56

Research on environmental quality management indicators of enterprises in Vietnam

Abstract

This study analyzes the current status of environmental management of enterprises in Vietnam using enterprise-level data with the purpose of recommending solutions on this matter for the business sector towards sustainable development. Specifically, this paper examines the status of waste disposal and waste treatment of enterprises in Vietnam, as well as proposes and calculates the overall index to assess environmental management of enterprises: the Environmental management index (EMI). The results of this study are important evidence for policymakers and pollution control agencies to come up with policies to reduce the negative environmental impact of businesses in the operation process. The important contribution of this paper is that it is the first time a set of computable environmental management indicators proposed, developed and illustrated for Vietnam. The illustration of the research uses statistics from 2004-2009 because these are the only years in which the Enterprise Survey has quite detailed data on the environment. However, the results also have good reference values, especially when more updated data are available, scientists can totally use the EMI Environmental Management Index calculation method in the article to  make necessary policy implications.

Keywords: Environmental management, Enterprises, Vietnam

JEL code: D21, Q20, Q56

 

  1. Lời mở đầu

Trong hơn ba thập kỷ kể từ Đổi mới (từ năm 1986), nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ rất ấn tượng, trung bình 6,5%/năm (Tổng cục Thống kê, 2017). Trong đó, doanh nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây ở Việt Nam, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội. Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương. Doanh nghiệp phát triển là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập (Ngân hàng thế giới, 2005).

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, hoạt động của doanh nghiệp đã và đang tạo ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước, nổi bật là những tác động tiêu cực đến môi trường gây thiệt hại lớn về tài sản và sức khỏa của cộng đồng. Theo yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, tất cả các loại hình chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ đều phải được xử lý trước khi thải ra môi trường và cơ sở có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý về môi trường. Nhưng ở nước ta hiện nay, việc tuân thủ các quy định này chưa nghiêm do đó hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Như là, hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp chưa được tiến hành thường xuyên, chưa trở thành nhận thức hành động của doanh nghiệp mà còn mang nặng tính đối phó, thời vụ.

Ngoài ra, các nghiên cứu của Porter (1991); Porter và Van der Linnde (1995) đã chỉ ra vai trò quan trọng của tiêu chuẩn môi trường đối với hoạt động kinh tế. Theo đó, việc áp dụng bảo vệ môi trường vào hoạt động kinh tế có thể trực tiếp làm giảm chi phí nguyên liệu, năng lượng sử dụng, tài sản cố định và đầu vào lao động. Theo quan điểm này, hoạt động bảo vệ môi trường có thể dẫn đến hoạt động kinh tế cao hơn và các hiệu ứng tốt có thể xuất hiện trên năng suất cũng như khả năng cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp (Ambec và Lanoie, 2008).

Nghiên cứu này có mục tiêu là tìm hiểu thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp của việt Nam thông qua chỉ số quản lý chất lượng môi trường của doanh nghiệp nhằm kiến nghị giải pháp để quản lý môi trường cho khu vực doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững.

  1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Một số nghiên cứu thực nghiệm xem xét các hành động của doanh nghiệp liên quan đến quản lý môi trường. Các nghiên cứu này đã phân tích các yếu tố quyết định hành động môi trường của doanh nghiệp dựa trên các lý thuyết khác nhau như lý thuyết các bên liên quan (Roberts, 1992), lý thuyết hợp pháp (Patten, 1991), lý thuyết điều chỉnh (Nakamura và cộng sự, 2001), lý thuyết kinh tế (Cormier) và Magnan, 1999; Nakamura và cộng sự, 2001) v.v… Mặc dù các lý thuyết khác nhau được sử dụng cho các phân tích này, nhưng đặc điểm chung của hầu hết các nghiên cứu trước đây là sự thừa nhận rằng các ưu tiên / áp lực môi trường của các bên liên quan và đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến các hành động môi trường của họ. Do đó, các hành động môi trường của các doanh nghiệp được coi là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố quyết định tương tự dù các lý thuyết khác nhau, vì hành động môi trường của của công ty được sử dụng để cải thiện hình của doanh nghiệp. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã tìm thấy các yếu tố quyết định chung ảnh hưởng đến các hành động môi trường của doanh nghiệp. Điển hình có thể kể tới các nghiên cứu như Patten (1991, 2002), Hackston và Milne (1996), Adams và cộng sự. (1998), Cormier và Magnan (1999, 2003), Welch và cộng sự. (2000), Nakamura và cộng sự. (2001), Kokubu và cộng sự. (2002) và Zhang và cộng sự (2008). Các nghiên cứu cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến khả năng hành động của môi trường. Roberts (1992) và Cormier và Magnan (1999) chỉ ra rằng các doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn có xu hướng thực hiện nhiều hành động về môi trường hơn. Roberts (1992), Cormier và Magnan (1999, 2003) và Nakamura và cộng sự. (2001) chỉ ra rằng tỷ lệ nợ ảnh hưởng đến hành động môi trường của doanh nghiệp. Nakamura et al. (2001), Bansal và Hunter (2003), Yiridoe và cộng sự. (2003) cung cấp bằng chứng cho thấy các công ty có nhiều khách hàng nước ngoài có nhiều khả năng thực hiện các hành động về môi trường hơn. Cormier và Magnan (1999, 2003) nhận thấy rằng các cổ đông ảnh hưởng đến hành động môi trường đó.

Trái ngược với các nghiên cứu quốc tế phong phú phân tích hành động của các doanh nghiệp liên quan đến quản lý môi trường, các nghiên cứu liên quan đến Việt Nam rất hạn chế. Vu cà cộng sự (2003) đã cung cấp thông tin mô tả về tác động của các doanh nghiệp FDI đối với môi trường Việt Nam thông qua khảo sát 20 doanh nghiệp FDI ở Việt Nam. Lê Xuân Khoa (2006) đã đánh giá chính sách môi trường đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu gần nhất với nghiên cứu của chúng tôi, Mani và Jha (2006) phân tích các tác động môi trường của mở cửa của Việt Nam bằng cách sử dụng bộkhảo sát doanh nghiệp 2000-2002. Kết quả cho thấy tăng cường hoạt động sản xuất và xuất khẩu trong lĩnh vực nước và ô nhiễm nặng, so với các ngành ít ô nhiễm hơn. Nghiên cứu của chúng tôi bắt đầu từ Mani và Jha (2006) trong một số khía cạnh. Thứ nhất, công việc trước đây là phân tích ngành (22 ngành), do đó các tác giả tập hợp các doanh nghiệp theo phân loại công nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam và xếp hạng các ngành này theo cường độ ô nhiễm. Nghiên cứu của chúng tôi phân tích các hành động cấp doanh nghiệp về quản lý môi trường. Thứ hai, trong khi chúng tôi kết hợp hiệu suất môi trường của doanh nghiệp, Mani và Jha sử dụng cường độ ô nhiễm như một biến giải thích để giải thích sự thay đổi trong thành phần sản lượng và tính mở (tức là xuất khẩu và FDI). Thứ ba, quy mô mẫu nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn (từ năm 2004 đến 2009), trong khi Mani và Jha chỉ khai thác thông tin từ năm 2000 đến 2002.

  1. Thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Bộ số liệu về điều tra doanh nghiệp được Tổng cục Thống kê thực hiện bắt đầu từ năm 2000 đến nay. Tuy nhiên, dữ liệu môi trường là dữ liệu do doanh nghiệp đặt hàng. Do đó, các số liệu về môi trường của doanh nghiệp chỉ đầy đủ từ năm 2004-2009. Đây là lý do tại sao bài báo này chỉ sử dụng số liệu tính toán từ năm 2004-2009. Tuy nhiên, khi có các số liệu cập nhật hơn, các nhà khoa học hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng  phương pháp tính Chỉ số quản lý môi trường EMI mà các tác giả đề xuất trong bài này để đưa ra các hàm ý cần thiết.

Việc thực hiện trách nhiệm môi trường sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững. Theo số liệu từ năm 2004 đến năm 2009, số lượng doanh nghiệp theo loại hình đầu tư cho hành động môi trường được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1. Doanh nghiệp đầu tư cho hành động môi trường

Loại hình doanh nghiệp

Số doanh nghiệp

%

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

31.022

82,28

Doanh nghiệp FDI

4.,350

11,54

Doanh nghiệp nhà nước

2.333

6,19

Tổng

37.705

100

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Qua Bảng 1 nhận thấy, số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước doanh đầu tư vào môi trường là lớn nhất, chiếm 82,28%; Ngược lại, số lượng doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào môi trường là ít nhất, chiếm 6,19%. Trong giai đoạn 2004-2009, các doanh nghiệp ngoài nhà nước doanh tăng nhanh về số lượng. Khi bước vào thị trường, các doanh nghiệp này phải đảm bảo các điều kiện cần thiết liên quan đến trách nhiệm xã hội trong bảo vệ môi trường. Do đó, hoạt động đầu tư cho môi trường của khu vực doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng lớn.

Bảng 2. Trung bình lượng chất khí thải ra đã được xử lý của các doanh nghiệp

Đơn vị: m3

 

Trung bình lượng chất khí thải ra

Trung bình lượng chất thải khí đã được xử lý

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

9.197.777

5.496.160

377.088,2

8.948.482

4.403.397

347.654,4

2005

10.000.000

4.529.470

781.679,5

9.100.000

4.496.579

619.093,0

2006

8.405.986

4.131.032

641.043,1

8.097.312

2.970.014

619.344,1

2007

7.449.413

13.800.000

2.047.704,0

7.112.828

13.400.000

2.033.297,0

2008

88.300.000

3.277.266

2.294.931,0

80.900.000

3.250.242

2.047.737,0

2009

10.200.000

4.471.517

846.358,4

10.200.000

4.391.515

711.676,0

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Tình hình xả thải và xử lý chất thải giữa các loại hình doanh nghiệp là rất khác nhau. Cụ thể, đối với chất thải khí. Tình hình xả chất thải và xử lý chất thải khí của các doanh nghiệp được thể hiện trong Bảng 2. Theo đó, lượng khí thải ra trung bình hàng năm của các DNNN là lớn nhất và ít nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tỷ lệ xử lý chất thải so với lượng thải ra của các doanh nghiệp là rất cao, trên 90% (Bảng 3). Điều này cho thấy hoạt động xử lý chất thải khí của doanh nghiệp đã được thực hiện rất tốt.

Bảng 3.Tỷ lệ chất khí thải được xử lý của doanh nghiệp

Đơn vị: %

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

97

80

92,19

2005

91

99

79,20

2006

96

72

96,62

2007

95

97

99,30

2008

92

99

89,23

2009

100

98

84,09

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Đối với chất thải rắn, Bảng 4 cho thấy tình hình xả thải của chất thải và xử lý chất thải rắn của doanh nghiệp. Tương tự, chất thải rắn trung bình được xử lý nhiều nhất bởi DNNN và ít nhất là từ các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tuy nhiên, khi so sánh tỷ lệ chất thải rắn được xử lý với chất thải rắn thải ra, trong năm 2005 các DNNN chỉ có thể xử lý hơn 50%. Năm 2008, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ quản lý hơn 30%. (Bảng 5).

Bảng 4. Trung bình lượng chất thải rắn thải ra và được xử lý của doanh nghiệp

Đơn vị: Tấn

 

Bình quân lượng chất thải rắn thải ra

Bình quân lượng chất thải rắn được xử lý

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

326.296,9

8.054,3

602,6

302.791,2

8.037,9

582,1

2005

167.267,9

12.836,5

602,7

95.948,5

12.401,2

600,1

2006

194.138,6

3.496,1

856,0

193.656,8

2.821,8

849,0

2007

590.716,4

3.535,0

6.173,7

574.212,5

3.531,8

6.147,1

2008

1.894.296,0

126.627,3

19.794,8

1.879.148,0

122.600,6

6.322,6

2009

388.572,6

16.968,1

1.410,2

380.602,9

16.162,3

1.406,1

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

 

 

Bảng 5. Tỷ lệ chất thải rắn được xử lý của doanh nghiệp

Đơn vị: %

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

92,80

99,80

96,60

2005

57,36

96,61

99,57

2006

99,75

80,71

99,18

2007

97,21

99,91

99,57

2008

99,20

96,82

31,94

2009

97,95

95,25

99,71

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Đối với chất thải lỏng, tình trạng xả thải và xử lý chất thải lỏng của các doanh nghiệp được thể hiện trong Bảng 6. Theo đó, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn có khối lượng xả thải bình quân lớn nhất và ít nhất vẫn là doanh nghiệp ngoài nhà nước nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI thực hiện xử lý chất thải lỏng tốt nhất. Tỷ lệ xử lý chất thải lỏng của khối doanh nghiệp này là trên 90% trong tất cả các năm. Các doanh nghiệp nhà nước xử lý chất thải lỏng kém nhất, tỷ lệ xử lý chất thải lỏng của khối doanh nghiệp này trong năm 2005 và 2006 chỉ là 67% (Bảng 7).

Bảng 6. Trung bình lượng chất thải lỏng thải ra và được xử lý của các doanh nghiệp

Đơn vị: m3

 

Trung bình lượng chất thải lỏng thải ra

Trung bình lượng chất thải lỏng được xử lý

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

323.510,1

58.099,9

30.592,3

288.151,7

57.226,8

30.392,6

2005

452.259,5

62.152,9

13.154,4

304.261,5

62.095,6

12.856,5

2006

253.299,9

48.296,0

50.961,0

174.845,5

46.857,4

49.914,1

2007

221.608,6

48.081,2

61.163,6

196.302,2

46.772,0

58.618,2

2008

1.096.520

53.583,9

64.020,9

1.003.101,0

52.120,5

47.578,4

2009

295.979,3

66.072,9

21.341,6

291.049,2

66.039,7

21.301,0

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

 

Bảng 7. Tỷ lệ chất thải lỏng được xử lý của các doanh nghệp

Đơn vị %

Năm

DNNN

 DNFDI

DN ngoài NN

2004

89,07

98,50

99,35

2005

67,28

99,91

97,74

2006

69,03

97,02

97,95

2007

88,58

97,28

95,84

2008

91,48

97,27

74,32

2009

98,33

99,95

99,81

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

  1. Chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam
    • Phương pháp tính

Trong phần này, chúng tôi đề xuất một phương pháp tính toán chỉ số quản lý môi trường (EMI) của các doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách có hệ thống tình hình quản lý môi của các doanh nghiệp. Chỉ số quản lý môi trường có tương quan cùng chiều đến chi tiêu cho bảo vệ môi trường và xử lý chất thải của doanh nghiệp. Do đó, EMI phản ánh mức độ thực thi quản lý môi trường của doanh nghiệp.

Từ Thúy Anh và Chu Thị Mai Phương (2018) đã đề xuất một cách tính EMI, nhưng không xem xét đến lượng sản xuất ra, cũng như công nghệ sử dụng. Chúng tôi cho rằng, chỉ số này ngoài phụ thuộc vào lượng chất thải thải ra, lượng chất thải được xử lý, chi phí môi trường còn phụ thuộc vào sản lượng vì doanh nghiệp có sản lượng càng lớn thì khả năng chi cho bảo vệ môi trường và xử lý chất thải càng cao. Tương tự, nếu doanh nghiệp đầu tư nhiều cho việc mua sắm máy móc, thiết bị mới, hiện đại (công nghệ) thì có khả năng giảm thiểu lượng chất thải thải ra môi trường do đó có thể hạn chế chi phí cho bảo vệ môi trường và xử lý chất thải. Tuy nhiên khi xét tương quan giữa sản lượng đầu ra (doanh thu), chi phí môi trường và chi cho đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị ma trận tương quan được thể hiện trong Bảng 8. Theo đó, tương quan giữa doanh thu và chi phí môi trường là dương và lớn (47,5%), ngược lại tương quan giữa đầu tư cho mua sắm máy móc và thiết bị thấp (4%). Do đó, chúng tôi chỉ đưa thêm chỉ tiêu về doanh thu vào công thức tính EMI.

Chúng tôi đề xuất xây dựng chỉ số này như sau:

Trong đó,

ECi  là chi phí doanh nghiệp bỏ ra để bảo vệ môi trường ;

Salesi là tổng doanh thu của doanh nghiệp i

  là bình quân tỷ lệ giữa chi phí môi trường và doanh thu của doanh nghiệp i

Wji là tổng lượng xả thải của chất thải  j (Chất thải rắn, chất thải lỏng và chất thải khỉ) của doanh nghiệp i;

là bình quân lượng xảthải của chất thải j của tất cả các doanh nghiệp, n là tổng số doanh nghiệp; và  và   là tổng lượng chất thải được xử lý của chất thải j của doanh nghiệp i và bình quân  lượng chất thải xử lý của tất cả các doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp nào có chỉ số EMI cao hơn thì doanh nghiệp đó có chất lượng quản lý môi trường tốt hơn.

Bảng 8. Ma trận tương quan

 

1.

2.

3.

1.      Chi phí môi trường

1

 

 

2.      Doanh thu

0,475

1

 

3.      Đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị

0,0424

0,3830

1

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

4.2 Phân tích chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp tại Việt Nam

Dựa vào công thức tính EMI ở trên và bộ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ năm 2004 đến năm 2009 chúng tôi tính toán được chỉ số EMI cho các doanh nghiệp qua các năm. Kết qua cụ thể như sau.

Theo loại hình doanh nghiệp, bình quân EMI của các doanh nghiệp được thể hiện trong Hình 1.

Theo Hình 1, chỉ số quản lý chất lượng môi trường bình quân của các loại hình doanh nghiệp khác nhau là không quá khác biệt. Điều này cho thấy giai đoạn từ năm 2004 – 2009, hành động môi trường của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là rất tốt. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI có nguồn lực tài chính mạnh nên hành động môi trường được quan tâm là tất yếu. Tuy nhiên, doanh nghiệp ngoài nhà nước phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (khoảng 90%) có nguồn lực tài chính hạn chế, xong hoạt động môi trường của khối doanh nghiệp này lại không quá khác biệt so với doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI. Điều này cho thấy nhận thức rất tốt của doanh nghiệp trong hành động môi trường hướng đến phát triển bền vững.

Hình 1. Bình quân EMI của các doanh nhiệp ở Việt Nam

Đơn vị: %

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Theo ngành nghề kinh doanh, chỉ số quản lý chất lượng môi trường bình quân ở các ngành (ngành được chia theo cấp chữ số của VSIC 2007) được thể hiện trong Hình 2.

Theo Hình 2, ngành sản xuất công nghiệp là ngành có chỉ số quản lý chất lượng môi trường cao nhất. Đây cũng là ngành có khả năng gây ô nhiễm cao nhất, chỉ số EMI của ngành sản xuất công nghiệp phản ánh hành động môi trường của các doanh nghiệp thuộc ngành này được quan tâm thực hiện tốt nhất.

So sánh chỉ số EMI bình quân giữa các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất công nghiệp và các doanh nghiệp không thuộc ngành sản xuất công nghiệp qua các năm được thể hiện trong Hình 3. Theo đó, qua các năm EMI bình quân của các doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp cao hơn các doanh nghiệp không thuộc ngành sản xuất công nghiệp. Như đã bình luận ở trên, ngành sản xuất công nghiệp là ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Do đó, sự kiểm soát của chính quyền về vấn đề môi trường đối với các doanh nghiệp thuộc ngành này cũng chặt chẽ nhất. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp thuộc ngành này buộc phải quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ môi trường. Ngoài để tuân thủ các quy định của pháp luật thì đó cũng là hành động để nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trong thị trường, hướng đến phát triển bền vững.

Hình 2. Bình quân EMI của các ngành

Đơn vị: %

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

Hình 3. EMI bình quân của các doanh nghiệp thuộc và không thuộc ngành sản xuất công nghiệp

Nguồn: Các tác giả tính toán từ số liệu điều tra doanh nghiệp của GSO từ 2004-2009

 

  1. Kết luận và hàm ý chính sách

Bài báo đã xem xét chi tiết tình trạng xả thải và xử lý chất thải của các doanh nghiệp ở Việt Nam, đề xuất và tính toán chỉ số tổng thể để đánh giá quản lý môi trường của doanh nghiệp: Chỉ số quản lý môi trường (EMI). Kết quả của nghiên cứu là bằng chứng quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan quản lý ô nhiễm trong việc đưa ra các chính sách nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là lần đầu tiên có một bộ chỉ số quản lý môi trường có thể tính toán được được đề xuất, xây dựng và minh họa cho Việt Nam, là đóng góp mới quan trọng của bài báo. Tuy phần minh họa của bài báo sử dụng số liệu thống kê từ các năm 2004-2009 do đây là những năm duy nhất bộ số liệu Điều tra doanh nghiệp có số liệu khá chi tiết về môi trường (các năm gần đây không có), nhưng kết quả cũng có những giá trị tham khảo tốt, đặc biệt khi số liệu cập nhật hơn được đưa các, các nhà khoa học hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp tính toán Chỉ số quản lý môi trường EMI trong bài để đưa ra các hàm ý chính sách cần thiết.

Qua phân tích thực trạng quản lý môi trường và qua chỉ số quản lý chất lượng môi trường của các doanh nghiệp ở Việt Nam, nhận thấy hành động môi trường của các doanh nghiệp trong giai đoạn 2004 – 2009 là tương đối tốt. Phần lớn chất thải đều được doanh nghiệp xử lý (khoảng 90%). Đồng thời chỉ số EMI bình quân của các doanh nghiệp đều cao, điều này cho thấy hành động môi trường của các doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên để hành động môi trường này được duy trì thường xuyên và được nâng cao nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:

Thứ nhất, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung. Nâng cao vai trò của tòa án đối với những vi phạm của doanh nghiệp trong hoạt động môi trường.

Thứ hai, Phổ biến công khai, minh bạch những chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, thân thiện môi trường. Hiện nay Nhà nước có nhiều chích sách ưu đãi ví dụ như chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; hỗ trợ đầu tư bảo vệ môi trường; đào tạo nhân lực, v.v… Tuy nhiên chỉ 30% doanh nghiệp biết đến các cơ chế, chính sách này và 6% doanh nghiệp được nhận các chính sách ưu đãi, hỗ trợ trên (Trần Thị Hồng Minh, 2017)

Thứ ba, thúc đẩy tài chính xanh, tín dụng xanh.Kết nối giữa các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp trong hoạt động hỗ trợ tài chính cho hoạt động môi trường của doanh nghiệp. Đẩy mạnh vai trò hoạt động của các quỹ bảo vệ môi trường, hỗ trợ vốn, bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, chi phí cho hoạt động môi trường là rất lớn và cần được thực hiện thường xuyên.Tuy nhiên, vốn và vấn đề lớn của các doanh nghiệp.

Cuối cùng, tạo sức ép từ phía cộng đồng, người tiêu dùng đối với doanh nghiệp trong hoạt động môi trường.

Tài liệu tham khảo

  1. Adams, C.A., Hill, W., Roberts, C.B. (1998), ‘Corporate social reporting practices in Western Europe: legitimating corporate behaviour?’ British Accounting Review 30 (1), 1–21.
  2. Bansal, P., Hunter, T. (2003), ‘Strategic explanations for the early adoption of ISO 14001’, Journal of Business Ethics 46 (3), 289–299.
  3. Boiral, O., Sala, J., (1998), ‘Environmental management: should industry adopt ISO 14001?’ Business Horizons 41 (1), 57–64.
  4. Cormier, D., Magnan, M. (1999).’Corporate environmental disclosure strategies: determinants, costs and benefits’, Journal of Accounting, Auditing and Finance 14 (4), 429–451.
  5. Cormier, D., Magnan, M. (2003),’Environmental reporting management: a continental European perspective’, Journal of Accounting and Public Policy 22 (1), 43–62.
  6. Dasgupta S, Laplante B, Nlandu M, Wang H. (2000), ‘Industrial environmental performance in China: the impact of inspections’, 113-128.
  7. Hackston, D., Milne, M.J. (1996), ‘Some determinants of social and environmental disclosures in New Zealand companies’, Accounting, Auditing & Accountability Journal 9 (1), 77–108.
  8. Konar S, Cohen M. (1997), ‘Information as regulation: the effect of community right to know laws on toxic emissions’, Journal of Environmental Economics and Management; 32(1):109-124.
  9. Le Van Khoa (2006), ‘ Greening Small And Medium-Sized Enterprises: Evaluating Environmental Policy in Viet Nam’, PhD Thesis, Wageningen University
  10. Mani, M., and Jha, S. (2006), ‘Trade Liberalization and the Environment in Vietnam’, World Bank Policy Research Working Paper
  11. Nakamura, M., Takahashi, T., Vertinsky, I.(2001), ‘Why Japanese firms choose to certify: a study of managerial responses to environmental issues’, Journal of Environmental Economics and Management 42 (1), 23–52.
  12. Nishitani, K. (2008), ‘An empirical study of the initial adoption of ISO 14001 in Japanese manufacturing firms’, Ecological Economics (Forthcoming).
  13. Pargal S, Wheeler D. (1996), ‘Informal regulation of industrial pollution in developing countries: evidence from Indonesia’, Journal of Political Economy;104(6):1314e27.
  14. Panayotou T, Schatzki T, Limvorapitak Q. (1997), ‘Differential industry response to formal and informal environmental regulations in newly Industrializing economies: the case of Thailand [mimeo]’, Harvard Institute for International Development.
  15. Patten, D. (1991),’Exposure, legitimacy, and social disclosure’, Journal of Accounting and Public Policy 10 (4), 297–308.
  16. Patten, D.M. (2002), ‘The relation between environmental performance and environmental disclosure: a research note’, Accounting, Organizations and Society 27 (8), 763–773.
  17. Porter, M.E. (1991), America’s Green strategy, Scientific American, 264(4),168

 

  1. Roberts, R.W. (1992), ‘Determinants of corporate social responsibility disclosure: an application of stakeholder theory’, Accounting, Organizations and Society 17 (6), 595–612.
  2. Tổng cục Thống Kê (2017), Niên gián thống kê 2017, NXB Thông kê, Hà Nội
  3. Tu Thuy Anh and Chu Thi Mai Phương (2018), ‘Environmental responsibility of Vietnam’s enterprises: The EMI approach’, Conference Firm dynamics, trade and growth, FTU.
  4. Vu, H., Dang, H., Nguyen, C., Nguyen, C., and Le, H. (2003), ‘Multinational corporations and the environment in Vietnam: policy responses’, East Asian Development Network (EADN) working paper no.23
  5. Welch, E.W., Mazur, A., Bretschneider, S. (2000), ‘Voluntary behavior by electric utilities: levels of adoption and contribution of the climate challenge program to the reduction of carbon dioxide’, Journal of Policy Analysis and Management 19 (3), 407–425.
  6. Yiridoe, E.K., Clark, J.S., Marett, G.E., Gordon, R., Duinker, P. (2003), ‘ ISO 14001 EMS standard registration decisions among Canadian organizations’, Agribusiness 19 (4), 439–457.
  7. Zhang, B., Bi, J., Yuan, Z., Ge, J., Liu, B., and Bu, M.(2008), ‘Why do firms engage in environmental management? An empirical study in China’, Journal of Cleaner Production 16, 1036-1045.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

Nghiên cứu về năng lực cốt lõi của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

Bùi Anh Tuấn[1]

 Nguyễn Văn Minh[2]

Trần Thị Hồng Thắm[3]

 Nguyễn Tuân[4]

 

 

 

Tóm tắt

Được xây dựng từ năm 1958, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông -  một trong số 13 doanh nghiệp đầu tiên của ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam, đến nay có thể xem như là công ty duy nhất trong số 13 công ty trên vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển bền vững. Bí quyết tạo nên hiện tượng Rạng Đông nằm ở trong khả năng thích ứng của Công ty trước những thay đổi bước ngoặc và nhanh chóng của thị trường. Để làm được điều này, Rạng Đông đã bền bỉ xây dựng và phát triển các năng lực cốt lõi của mình. Năng lực cốt lõi của Rạng Đông được chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất, gồm những năng lực cốt lõi nền tảng gắn liền với bản sắc văn hóa và con người Rạng Đông, được vun đắp và ngày càng vững chắc theo thời gian (nhóm nền tảng). Nhóm thứ hai, là những năng lực được phát triển vào từng giai đoạn – phù hợp với bối cảnh cạnh tranh (nhóm thích ứng). Chúng tôi gọi đây là Cây năng lực. Cây năng lực của Rạng Đông luôn lớn mạnh theo thời gian và thích ứng với thách thức của thời đại. Chính Cây năng lực này đã tạo nên điều kỳ diệu ở Rạng Đông trong suốt 58 năm qua.

Bài báo sẽ tập trung làm rõ về cách thức công ty Rạng Đông xây dựng và phát triển các năng lực cốt lõi của mình, từ đó có thể mở ra những thảo luận giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm được con đường riêng để tạo dựng các lợi thế cạnh tranh trong điều kiện toàn cầu hóa ngày càng khắc nghiệt.

Từ khóa: Năng lực cốt lõi, năng lực động, cây năng lực, Công ty Rạng Đông,VRIN, VRIO.

 

Abstract

Rang Dong Light source and Vacuum flask Joint Stock Company was built in 1958 – one of the first 13 enterprises of Vietnam’s light industry – considered as the only company still exists and develops sustainably. The secret to creating Rang Dong phenomenon is the adaptability of the company to the rapid changes of the market. Rang Dong persevered to build and develop its core competencies to get it. Rang Dong's core competencies are divided into two groups. The first is the core competencies associated with Rang Dong's cultural identity and people, cultivated and increasingly solid over time (group communication). The second is the core competencies which is developed at each stage - is appropriate to the competitive context (adaptive group). We call this the Power Tree. Rang Dong's power tree always grows with time and adapts to the challenges of the times. This has created the magic in Rang Dong for 58 years.

The article will focus on clarifying how Rang Dong Company builds and develops its core competencies, which in turn can open discussions to help Vietnamese businesses find their own way to build competitive advantages in conditions of globalization are increasingly severe.

Key words: Core competencies, Dynamic capability, Power Tree, Rang Dong Light source and Vacuum flask Joint Stock Company, VRIN, VRIO.

 

  1. Đặt vấn đề

Năm 1954 – chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Hòa bình lập lại trên miền Bắc. Củng cố và phát triển lại nền kinh tế ở miền Bắc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đảng, Chính phủ và Bác Hồ đã đích thân lựa chọn xây dựng 13 nhà máy đầu tiên, đặt nền móng cho nền công nghiệp nhẹ Việt Nam. Nhà máy Bóng đèn, phích nước Rạng Đông vinh dự là một trong số 13 nhà máy đó. Năm 1958 nhà máy được khởi công xây dựng tại Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội. Sau ba năm, ngày 24/02/1961 – nhà máy chính thức được khánh thành và đi vào hoạt động, trở thành cơ sở đầu tiên không chỉ ở Việt Nam mà cả Đông Dương sản xuất bóng đèn và phích nước. Cũng từ thời điểm đó, Rạng Đông bắt đầu một cuộc trường chinh thăng trầm cùng lịch sử dân tộc. Có những thời sản phẩm bóng đèn và phích nước của Rạng Đông thành biểu tượng của tình thương, sự ấm áp và sung túc của mọi gia đình, rồi lại đến lúc Nhà máy đứng bên bờ vực phá sản (thập niên 80-90 của thế kỷ trước), rồi lại trở mình mạnh mẽ vươn lên trở thành một “hiện tượng” trong thời kỳ đổi mới với 29 năm liên tục phát triển, để đến ngày hôm nay, Rạng Đông đang tăng tốc, tự tin bước ra thế giới.

Khi nghiên cứu lịch trình phát triển 58 năm (1961-2019), đặc biệt 29 năm sau cuộc Đổi mới lần thứ nhất (1990 – 2018) của Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông,  nhóm nghiên cứu thực sự thấy đây là một hiện tượng thú vị, một sự chuyển mình thành công hiếm hoi của một doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty đại chúng, đứng trong TOP 500 doanh nghiệp tư nhân tốt nhất Việt Nam. Hiếm có Công ty nào liên tục 29 năm, doanh thu, nộp ngân sách, lợi nhuận thực hiện, thu nhập người lao động, cổ tức cứ liên tục, ổn định năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng trung bình bình quân 28,79%/ năm (Nguyễn Văn Minh và các tác giả, 2017). Vậy, điều gì đã làm nên hiện tượng Rạng Đông? Có phải bí quyết nằm ở chỗ Rạng Đông đã tìm được cách thức xây dựng và phát triển các năng lực cốt lõi, từ đó tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên thị trường? Năng lực cốt lõi của Rạng Đông có gì đặc biệt? Làm thế nào để xây dựng các năng lực cốt lõi khi gần như không có lợi thế so sánh? Và quan trọng hơn nữa là làm sao tạo dựng các lợi thế cạnh tranh khi chúng ta luôn ở vào thế yếu? Mục đích của bài báo này là đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên. Bài báo có 04 nội dung chính: 1) Tổng quan về năng lực động và năng lực cốt lõi; 2) Cách thức xây dựng các năng lực cốt lõi; 3) Phương pháp nghiên cứu về năng lực cốt lõi tại Công ty Rạng Đông; 4) Kết quả nghiên cứu về năng lực cốt lõi của Rạng Đông và một số đề xuất.

  1. Tổng quan về năng lực động và năng lực cốt lõi
    • Tổng quan về năng lực

Năng lực (Competency) được hiểu là một tập hợp kỹ năng, kiến thức liên quan và thái độ giúp cho một cá nhân thực hiện hiệu quả nhiệm vụ hoặc hoạt động của một công việc hoặc chức năng nhất định (UNIDO, 2002). Như vậy, có thể thấy năng lực là nền tảng tạo nên hành vi thực hiện công việc, từ đó sẽ quyết định kết quả và hiệu quả thực hiện công việc, là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác.

Năng lực của con người được ví như như một tảng băng trôi, bao gồm 2 phần: phần nổi và phần chìm. Phần nổi chiếm 10% – 20%: Đây là nền tảng được giáo dục, đào tạo, kinh nghiệm, kỹ năng, cảm xúc thật,… có thể nhìn thấy được thông qua các hình thức quan sát, phỏng vấn, đánh giá và theo dõi sổ sách. Phần chìm chiếm 80% – 90%: Là phong cách tư duy (Thinking style), đặc tính hành vi (Behavioral traits), sở thích nghề nghiệp (Occupational interests), sự phù hợp với công việc (Job fit),... còn tiềm ẩn, chỉ được phát hiện và phát huy trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Để thuận lợi cho việc quản lý và phát triển năng lực cho đội ngũ, thông thường doanh nghiệp sẽ xây dựng Từ điển năng lực là gì. Từ điển năng lực là bộ tập hợp các năng lực được chuẩn hóa và áp dụng chung cho tất cả chức danh tại doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với giá trị cốt lõi, văn hóa và đặc thù tính chất công việc. Từ điển năng lực là công cụ hỗ trợ cho quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Những bộ từ điển năng lực được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đều được xây dựng dựa trên mô hình ASK – là mô hình tiêu chuẩn nghề nghiệp gồm ba nhóm chính:

 - Knowledge (Kiến thức): Thuộc về năng lực tư duy;

- Skill (Kỹ năng): Kỹ năng thao tác;

- Attitude (Phẩm chất / Thái độ): Thuộc về phạm vi cảm xúc, tình cảm.

Knowledge (Kiến thức) là sự hiểu biết có được thông qua giáo dục hoặc training, liên quan trực tiếp đến đọc hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá các dữ kiện, thông tin có sẵn. Đây là những năng lực cơ bản mà mọi cá nhân đều cần có khi bắt đầu một công việc. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, có thể chia Knowledge thành 3 năng lực chủ yếu: Hiểu về chuyên môn nghiệp vụhiểu biết về lĩnh vực kinh doanh và trình độ ngoại ngữ.

 Skill (Kỹ năng) là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động trong các khía cạnh cụ thể như: Kỹ năng tổ chức và quản lý thời gianKỹ năng tạo ảnh hưởng hay Năng lực giải trình,... Sự phân chia mức độ trong từng năng lực này không chỉ là hiểu biết mà còn gắn bó mật thiết với biểu hiện hành vi thực tế trong quá trình làm việc của cá nhân.

 Attitude (Phẩm chất / Thái độ) thường bao gồm các nhân tố thuộc về thế giới quan tiếp nhận và phản ứng lại với thực tế, cách xác định giá trị và giá trị ưu tiên, cách thể hiện thái độ và động cơ của cá nhân với công việc như Bảo mật kinh doanh và Năng lực sáng tạo và đổi mới.

  • Năng lực động

Theo Teece DJ, Pisano G và Shuen A (1997) năng lực động được định nghĩa là “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để thích ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh”. Năng lực động bao gồm khả năng của doanh nghiệp để nhận thức và tận dụng những cơ hội mới của thị trường. Nguồn năng lực động được xem là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Nguồn lực có thể trở thành năng lực động và tạo ra lợi thế cạnh tranh là những nguồn lực thỏa mãn bốn đặc điểm: Giá trị, Hiếm, Khó thay thế và Khó bị bắt chước, được gọi tắt là VRIN (Eisenhardt và Martin, 2000).

Các thành phần cơ bản của năng lực động bao gồm:

Năng lực nhận thức: Là năng lực hiểu về các đối thủ cạnh tranh, về khách hàng và môi trường kinh doanh một cách nhanh chóng, là khả năng sử dụng thông tin thị trường và nhận thức sự thay đổi của thị trường để dự đoán chính xác phản ứng của khách hàng đối với sự thay đổi. Do đó, các doanh nghiệp với năng lực nhận thức tốt sẽ có kỹ năng dự liệu trước và sử dụng nó để hiểu nhu cầu của khách hàng nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh (Morgan và các cộng sự, 2009).

Năng lực tiếp thu: Là năng lực tiếp thu, học tập và quản trị tri thức của tổ chức. Do đó, các công ty với năng lực này sẽ có khả năng để nhận biết, phát triển và sử dụng tri thức bên ngoài, vốn tri thức tích lũy từ bên trong để tạo ra kiến thức mới có giá trị. Trong môi trường động, năng lực tiếp thu tốt, thông qua việc sử dụng kiến thức mới chuyển đổi thành kiến thức hữu dụng sẽ tạo một lợi thế cạnh tranh lớn trước các đối thủ cạnh tranh.

Năng lực sáng tạo: Là năng lực tạo ra một cách mới để làm một công việc nào đó: ví dụ như đưa ra “sản phẩm mới”; nâng chất lượng lên một mặt bằng mới”; đề xuất “một phương pháp sản xuất mới”; phát triển “một thị trường mới”; tìm kiếm “một nguồn cung cấp mới” hoặc tái cơ cấu “một cấu trúc tổ chức mới” (Dess và Picken, 2000; Crossan và Apaydin, 2009). Sự thành công và tồn tại của các doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào khả năng tạo ra giá trị, khả năng sáng tạo. Các doanh nghiệp có năng lực sáng tạo cao hơn đối thủ cạnh tranh thì hoạt động sẽ tốt hơn, lợi nhuận cao hơn, giá trị thị trường lớn hơn, xếp hạng tín dụng cao hơn và khả năng sống sót cao hơn bởi vì lợi thế cạnh tranh sẽ gia tăng với sự sáng tạo. Kết quả là năng lực sáng tạo sẽ quyết định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện động (Crossan và Apaydin, 2009). Lợi thế cạnh tranh bền vững phụ thuộc vào khả năng phát triển kiến thức bên trong và khai thác kiến thức bên ngoài một cách có hiệu quả để phát triển năng lực sáng tạo của doanh nghiệp (Fabrizio, 2009).

Năng lực kết nối: Là năng lực của doanh nghiệp để tạo ra và sử dụng các mối quan hệ giữa các tổ chức để có được các nguồn lực khác nhau. Đó là khả năng của doanh nghiệp có thể đạt được vị trí chiến lược trong mối liên hệ giữa các tổ chức. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có khả năng sử dụng các mối quan hệ liên tổ chức để nâng cao kết quả kinh doanh và đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng (Walter và các cộng sự, 2006).

Năng lực tích hợp: Là khả năng của doanh nghiệp để kết hợp tất cả các nguồn lực và năng lực có được: năng lực cảm nhận, năng lực sáng tạo, năng lực thích nghi, năng lực tiếp thu, năng lực kết nối và hài hòa chúng để nâng cao kết quả kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững trong điều kiện kinh doanh thay đổi nhanh chóng (Jusoh và Parnell, 2008). Ngoài ra, năng lực tích hợp là khả năng của một doanh nghiệp để quản lý có hiệu quả những thay đổi bên trong và bên ngoài.

  • Năng lực cốt lõi

Năng lực cốt lõi là khái niệm tương đối mới trong lý thuyết quản trị, được xây dựng lần đầu bởi hai tác giả Prahalad và Gary Hamel (1990). Hai tác giả này cho rằng năng lực cốt lõi là sự tổng hòa các nguồn lực và kỹ năng làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt trên thị trường. Năng lực cốt lõi đáp ứng ba tiêu chí chính: 1) tạo giá trị gia tăng cho khách hàng; 2) tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh (không dễ cho đối thủ bắt chước); và 3) có khả năng mở rộng phát triển (có thể khai thác nhiều sản phẩm và thị trường).

Năm 2010, Bonjour và Micaelli tiếp tục bổ sung và đưa ra những định nghĩa và tiêu chí cụ thể hơn về năng lực cốt lõi. Các tác giả này cho rằng các nhà nghiên cứu quản trị chiến lược luôn tìm cách phân biệt năng lực cốt lõi với tài sản, công nghệ, kỹ năng, trình độ cốt lõi. Các khái niệm trên rất dễ bị nhầm lẫn. Do đó, theo Bonjour và Micaelli, xét về mặt chức năng, năng lực cốt lõi thực ra chính là các năng lực động – là những năng lực tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và có thể dự tính được, có thể dựa vào đó để vạch ra con đường cụ thể để doanh nghiệp tiếp cận thị trường tương lai. Nếu các giá trị trên (như tài sản, công nghệ) chỉ chú trọng vào sản phẩm cụ thể ở thời hiện tại, thì năng lực cốt lõi là năng lực động, đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra hệ thống sản phẩm tương lai độc đáo, nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường hoặc cho phép doanh nghiệp tự đa dạng hóa sau khi đã chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu. Như vậy, năng lực cốt lõi là năng lực động có “khả năng tích hợp, xây dựng và định dạng lại những tiềm năng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đáp ứng với thay đổi của môi trường kinh doanh” (Teece DJ, Pisano G và Shuen A, 1997).

Như vậy, có thể thấy năng lực cốt lõi là một loại năng lực động, với những đặc điểm đặc thù, thỏa mãn bốn đặc điểm: giá trị, hiếm, khó thay thế, khó bị bắt chước và được gọi tắt là VRIN. Nguồn năng lực này được xem là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh và mang lại kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp (Eisenhardt và Martin, 2000).

  • Các tiêu chí đánh giá năng lực cốt lõi: VRIN và VRIO

Về các tiêu chí để đánh giá xem một năng lực có phải là cốt lõi hay không, Bonjour và Micaelli (2010) cho rằng, các tiêu chí là khác nhau đối với người đánh giá từ bên ngoài và từ bên trong doanh nghiệp. Với những người đánh giá từ bên ngoài (khách hàng, nhà cung ứng, đối tác…) thì năng lực cốt lõi cần đảm bảo tính hiếm, tính khó sao chép và tính khó thay thế, quan điểm này rất sát với quan điểm nguồn lực VRIN. Với những người đánh giá từ bên trong, năng lực cốt lõi cần có tính chiến lược, tính phổ quát và tính thống nhất với các lộ trình, khả năng, nguồn lực khác của doanh nghiệp.

Mô hình VRIN. Để một năng lực là năng lực cốt lõi, năng lực đó phải thoả mãn các tiêu chí sau:

Có giá trị (Valuable): Nguồn lực có giá trị sẽ giúp doanh nghiệp có được sự linh động cần thiết để đáp ứng được cơ hội của môi trường và đối phó với áp lực của môi trường hoạt động.  Một nguồn lực có giá trị nếu nó cho phép công ty khai thác các cơ hội hoặc chống lại các mối đe dọa trên thị trường. Năng lực cũng có giá trị nếu chúng giúp các tổ chức tăng giá trị cảm nhận của khách hàng. Điều quan trọng hơn là phải liên tục xem xét giá trị của các năng lực vì sự thay đổi liên tục của các điều kiện bên trong hoặc bên ngoài có thể làm cho chúng ít có giá trị hơn hoặc thậm chí là vô dụng.

Hiếm (Race): Là nguồn lực khan hiếm và không được sở hữu bởi đối thủ cạnh tranh. Các tài nguyên, các năng lực chỉ có ở một hoặc rất ít công ty thì được coi là hiếm. Nguồn lực hiếm và có giá trị là điều mang lại lợi thế cạnh tranh tạm thời. Để có thể xác định được nguồn lực là hiếm hay không hiếm, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi: “Có bao nhiêu doanh nghiệp có được năng lực này?” Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được xác định dựa trên việc doanh nghiệp phát triển và phát huy được các nguồn lực có giá trị mà nguồn lực đó khác với những đối thủ cạnh tranh Mặt khác, ở tình huống khi có nhiều hơn các công ty có cùng nguồn lực hoặc sử dụng khả năng theo cách tương tự sẽ dẫn đến ngang giá cạnh tranh. Điều này là do các công ty có thể sử dụng các nguồn lực giống hệt nhau để thực hiện các chiến lược tương tự và không có tổ chức nào có thể đạt được hiệu suất vượt trội.

Khó sao chép (Inimitable). Nguồn lực thỏa mãn đặc điểm khó bị bắt chước là nguồn lực không dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhân bản. Một nguồn lực được coi là khó sao chép nếu các tổ chức khác không thể bắt chước, mua hoặc thay thế nó với giá cả hợp lý. Bắt chước, sao chép có thể xảy ra theo hai cách: bắt chước trực tiếp (sao chép) tài nguyên hoặc cung cấp sản phẩm/dịch vụ tương đương (thay thế). Một công ty có giá trị, hiếm và khó để bắt chước các nguồn lực có thể (nhưng không nhất thiết sẽ) đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. Barney đã xác định ba lý do tại sao nguồn lực có thể khó bắt chước:

  • Điều kiện lịch sử: Các nguồn lực được phát triển do các sự kiện lịch sử hoặc trong một thời gian dài thường tốn kém để bắt chước;
  • Nguyên nhân không rõ ràng: Các công ty có thể xác định các nguồn lực cụ thể là nguyên nhân của lợi thế cạnh tranh;
  • Mang tính xã hội phức tạp: Các nguồn lực và khả năng dựa trên văn hóa của công ty hoặc các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Không thể thay thế (Nonsubstitutable). Nguồn lực thỏa mãn đặc điểm khó thay thế là nguồn lực không dễ dàng bị thay thế bởi những nguồn lực cạnh tranh khác. Đây là tiêu chí cuối cùng tạo ra lợi thế cạnh tranh. Hai nguồn lực được xem là tương đương khi mỗi nguồn lực được tận dụng một cách độc lập để thực thi cùng chiến lược và những nguồn lực thay thế là những nguồn lực thực hiện các chiến lược không tương đương. Nguồn lực càng vô hình thì các đối thủ cạnh tranh càng khó sao chép và thay thế.

Mô hình VRIO. Năm 1991, Jay Barney đã phát triển mô hình VRIN thành VRIO, cho chúng ta một khuôn khổ hoàn chỉnh về yêu cầu đối với năng lực cốt lõi. Về cơ bản, nội dung của mô hình VRIO không khác nhiều so với mô hình VRIN, chỉ khác ở yếu tố cuối cùng: yếu tố "tổ chức" (Organization) được thay thế cho yếu tố “không thể thay thế” (Nonsubstitutable).

Nguồn lực được tổ chức (Organization): Bản thân các năng lực không tạo ra bất kỳ lợi thế nào cho một công ty nếu nó không được tổ chức để nắm bắt giá trị từ chúng. Một công ty phải tổ chức các hệ thống quản lý, quy trình, chính sách, cơ cấu tổ chức và văn hóa của mình để có thể nhận ra đầy đủ tiềm năng của giá trị, hiếm và khó bắt chước các nguồn lực và khả năng. Chỉ có như vậy thì các công ty mới có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. Một nguồn lực đáp ứng từng tiêu chí trong bốn tiêu chí này có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Mô hình VRIO đặc biệt hữu ích để đánh giá và phân tích một nguồn lực nội bộ của công ty và tiềm năng của nó để tận dụng các tài nguyên này để đạt được lợi thế cạnh tranh.

  1. Làm thế nào để phát triển các năng lực cốt lõi?

Thông thường dể phát triển năng lực cốt lõi, doanh nghiệp có hai cách tiếp cận. Thứ thất, là kết hợp giữa nguồn lực hữu hình (tài sản vật chất, tài sản tài chính...) và nguồn lực vô hình (kinh nghiệm, kỹ năng, quyền sở hữu trí tuệ...). Xây dựng năng lực cốt lõi theo quan điểm hiện nay cần chú trọng tới định hướng tương lai. Tuy nhiên hiện nay, các nhà quản lý chưa coi trọng đúng mực khía cạnh này, do đầu tư cho tương lai cần vốn tri thức lớn và tốn rất nhiều công sức. Thứ hai, người ta sử dụng một hướng đi khác, thường được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp lớn, đó là xây dựng năng lực cốt lõi thông qua sản phẩm cốt lõi.

Sản phẩm cốt lõi được sử dụng, đem lại lợi ích và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm cốt lõi có thể được tích hợp vào sản phẩm cuối cùng mà khách hàng nhận được, có thể bởi chính doanh nghiệp sản xuất ra chúng hoặc bởi doanh nghiệp khác lấy chúng làm đầu vào. Tư tưởng về sản phẩm cốt lõi lần đầu tiên được đưa ra bởi Kotler (1967) trong cuốn “Marketing Management: Analysis, Planning and Control”. Theo đó, các sản phẩm được chia làm 3 cấp độ: sản phẩm cốt lõi là những giá trị thực sự được đem lại cho khách hàng, sản phẩm thực tế là những thực thể, thiết kế hữu hình mà khách hàng sở hữu, sản phẩm bổ sung bao gồm thêm tất cả các khâu để giúp khách hàng đưa sản phẩm thực thế vào sử dụng. Do đó, sản phẩm cốt lõi là cấp độ thấp nhất của sản phẩm.

Sản phẩm cốt lõi là sản phẩm có liên quan trực tiếp và mật thiết nhất đến năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Nhiều tác giả đã thống nhất rằng, sản phẩm cốt lõi là sự thể hiện hữu hình của năng lực cốt lõi do chúng chứa đựng những kiến thức, kỹ năng căn bản nhất và tối ưu nhất mà doanh nghiệp sở hữu. Đã có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa danh mục sản phẩm của một doanh nghiệp với năng lực cốt lõi của doanh nghiệp đó. Nhìn chung, các doanh nghiệp sẽ đi theo mô hình năng lực cốt lõi - sản phẩm cốt lõi - sản phẩm cuối, quá trình này đòi hỏi một khoảng thời gian nhất định. Sony, Google và Coca Cola là những ví dụ về doanh nghiệp đã phát triển thành công các sản phẩm cốt lõi.

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, năng lực cốt lõi được xem là khái niệm chính cho việc xây dựng chiến lược cạnh tranh.

  1. Phương pháp nghiên cứu năng lực cốt lõi tại Công ty Rạng Đông

Triển khai nghiên cứu về năng lực cốt lõi của Công ty Rạng Đông, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một số bước cơ bản sau:

  1. Nghiên cứu lịch sử phát triển của Công ty, tập trung phân tích sâu những giai đoạn chuyển đổi tầng công nghệ, tìm kiếm các đặc điểm chung trong các khâu định hướng chiến lược, chuẩn bị chuyển đổi, tái cấu trúc hệ thống, tổ chức thực hiện và điều hành thích ứng.
  2. Phỏng vấn sâu đội ngũ lãnh đạo Công ty qua từng thời kỳ chuyển đổi với mục tiêu phát hiện các điểm khác biệt trong khâu tổ chức điều hành của từng thời kỳ
  3. Đúc kết phác thảo các giả thuyết chính về các yếu tố cốt lõi tạo giúp Rạng Đông chuyển đổi thành công các tầng công nghệ.
  4. Thảo luận nhóm nhỏ với các thế hệ lãnh đạo Công ty qua các thời kỳ để kiểm chứng độ tin cậy và xác thực của các giả thuyết.
  5. Tổng hợp, khái quát, báo cáo và công bố các phát hiện của nhóm nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 02 cuộc khảo sát tập thể lãnh đạo và công nhân viên của Công ty bằng bảng hỏi, tổ chức 02 tọa đàm với sự tham gia của đại diện cổ đông, cán bộ hưu trí, lãnh đạo các thời kỳ và tọa đàm còn lại với sự tham gia của đội ngũ các nhà khoa học, các cộng tác viên của Công ty. Các khảo sát và tọa đàm này đã cho nhóm nghiên cứu các thông tin có giá trị và quí giá là rõ định hướng nghiên cứu. Sau đó, nhóm đã tiến hành trên chục cuộc phỏng vấn độc lập với các đối tượng được lựa chọn để làm rõ các câu hỏi nghiên cứu. Kết quả quá trình làm việc này, được sự hỗ trợ của Công ty, nhóm nghiên cứu đã phối hợp xuất bản kỷ yếu kỷ niệm 55 năm ngày Bác Hồ về thăm (28/04/1964 – 28/04/2019) với tựa đề: “Rạng Đông – cuộc trường chinh của thương hiệu Việt”. Cuốn kỷ yếu có hai phần chính. Phần thứ nhất trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm với các phát hiện chính về năng lực cốt lõi, quá trình chuyển tầng công nghệ và mô hình cổ phần hóa tạo nên sở hữu tập thể và mô hình cạnh tranh dành cho kẻ yếu thế được đúc kết từ điển hình của Rạng Đông. Phần thứ hai tập hợp các bài viết của cán bộ công nhân viên Công ty qua các thời kỳ và hiện tại, cùng các nhà báo viết về Rạng Đông. Cuốn kỷ yếu đã tạo được dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc và được lãnh đạo Công ty đánh giá cao.

  1. Năng lực cốt lõi của Công ty Rạng Đông - Cây năng lực: Nền tảng và thích ứng

Dựa trên các nguyên tắc VRIN, VRIO, kết hợp phương pháp nghiên cứu đã nêu trên, nhóm nghiên cứu triển khai tìm hiểu và đánh giá về năng lực cốt lõi của Công ty. Quá trình nghiên cứu đã dẫn nhóm nghiên cứu tới những phát hiện khá thú vị. Năng lực cốt lõi của Rạng Đông có hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm những năng lực cốt lõi nền tảng gắn liền với bản sắc văn hóa và con người Rạng Đông, được vun đắp và ngày càng vững chắc theo thời gian (nhóm nền tảng). Nhóm thứ hai là những năng lực được phát triển vào từng giai đoạn – phù hợp với bối cảnh cạnh tranh (nhóm thích ứng). Nhóm nghiên cứu gọi đây là Cây năng lực. Cây năng lực của Rạng Đông luôn lớn mạnh theo thời gian và thích ứng với thách thức của thời đại. Cây bám sâu vào lòng đất – chính là nền tảng văn hóa của Công ty. Thân cây tượng trưng cho nhóm năng lực nền tảng (nhóm 1) gắn liền với văn hóa và con người Rạng Đông, xuyên suốt các thời kỳ, liên tục được bồi đắp và không ngừng lớn mạnh. Tại từng thời kỳ, phụ thuộc vào bối cảnh cạnh tranh – Cây sẽ có thêm các Cành năng lực để thích ứng (nhóm 2). Chính Cây năng lực này đã tạo nên điều kỳ diệu ở Rạng Đông trong suốt 58 năm qua.

  • Nền tảng sức mạnh tinh thần

Mỗi buổi sáng, không kể ngày nắng hay mưa, khoảng 7h15 nếu bạn đến Rạng Đông đi qua vườn hoa ở trung tâm, bạn sẽ thấy một người đàn ông, dáng dong dỏng cao, đang thắp hương và đứng trầm ngâm trước tượng đài Bác Hồ. Có lần không tránh được tò mò, thành viên nhóm nghiên cứu hỏi anh (Giám đốc Nguyễn Đoàn Thăng): “Sáng nào thắp hương cho Bác, anh đều trầm ngâm rất lâu, anh cầu xin Bác điều gì vậy?” Anh chỉ cười độ lượng, không trả lời… Thành viên nhóm nghiên cứu đoán, chắc anh báo cáo với Bác công việc hàng ngày, hoặc đơn giản chỉ là đứng lặng yên như đứng bên cạnh người thân của mình, không nghĩ gì cụ thể, chỉ để thấy tâm hồn bình an, thanh thản, điềm lành cho một ngày làm việc mới. Và điều quan trọng hơn, mọi người nhìn thấy anh đứng đó, bên Bác, họ sẽ an lòng hơn, vững tin hơn. Cũng như người Rạng Đông tin rằng từ ngày Bác Hồ về thăm công ty (28/04/1964) đến nay, năm nào Người cũng về thăm lại Rạng Đông, ngày nào Bác cũng đến Rạng Đông. 55 năm qua và mãi mãi về sau, nếu người Rạng Đông hàng ngày nhớ và mong Bác, thi đua thực hiện tốt những điều Bác dặn thì năm nào Người cũng về thăm.

Niềm tin đó đã thành một giá trị tâm linh trong sáng, một nền tảng vững chắc, nguồn dinh dưỡng quí giá để Cây Rạng Đông đơm hoa kết trái, để người Rạng Đông sống và làm việc kiên cường, mạnh mẽ.

  • Bản sắc văn hóa Rạng Đông

Để cảm nhận chính xác đặc trưng văn hóa của một tổ chức, không có gì chính xác hơn là góc nhìn của một người đến từ bên ngoài. Đỗ Tuấn Hùng (Phó Quản đốc Xưởng LED – Điện tử và Thiết bị chiếu sáng) là một người như vậy. Tốt nghiệp đại học ở Liên Xô cũ, anh đến với Rạng Đông khi tuổi đời không còn trẻ, đã bôn ba qua nhiều môi trường làm việc, đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, đã có những kinh nghiệm nhất định trong chuyên môn và quản lý. Anh kể: “Tôi quyết định dừng chân, đồng hành cùng Rạng Đông rất nhanh, chỉ bằng một câu thuyết phục của bác Thăng, Tổng giám đốc, với một niềm tin tưởng hoàn toàn vào bác, vào tương lai của Rạng Đông, thực sự không một chút đắn đo, tính toán thiệt hơn. Và đến tận bây giờ (sau hơn 5 năm gắn bó), tôi vẫn nghĩ đó là một quyết định đúng đắn và may mắn, giống như quyết định trở về Việt Nam để phát triển sự nghiệp thay vì lập nghiệp ở nước Nga cách đây hơn 20 năm về trước của mình„. Rồi anh kết luận: Nhiều người thắc mắc hỏi điều gì giữ chân tôi và thu hút về Rạng Đông không ít những kỹ sư trẻ, cử nhân tài năng, những chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực vật lý, điện tử, chiếu sáng của nhiều viện khoa học, trường đại học danh tiếng trên cả nước? Câu trả lời của tôi chỉ nằm trong 8 chữ: Con người Rạng Đông, văn hóa Rạng Đông.

Vậy, văn hóa Rạng Đông có gì đặc sắc?

Đặc điểm thứ nhất: Con người là gốc

“Con người Rạng Đông, từ bác Thăng TGĐ – một người cha, người chú của phần lớn lớp cán bộ, công nhân viên trẻ, với cái đầu lạnh và trái tim nóng. Một con người tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết, vừa có tâm, vừa có tầm, với khát vọng học hỏi không ngừng, luôn tìm cách thu hút về Rạng Đông nguồn chất xám, nguồn tri thức khoa học, thúc đẩy đội ngũ học tập, nỗ lực vươn lên. Một con người đau đáu với thương hiệu Việt và hai tiếng thiêng liêng Rạng Đông. Con người đó đã truyền cho chúng tôi động lực thực sự để tiến tới làm chủ công nghệ sản xuất mới, không ngừng cải tiến, đột phá để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Giúp việc cho bác là ban lãnh đạo năng lực và nhiệt huyết, sâu sát với sản xuất và quyết đoán trong công việc, luôn hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho anh em phát huy tính sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn. Con người Rạng Đông cũng là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân lao động đoàn kết một lòng, nghìn người một hướng, quyết tâm vì mục đích chung: Tạo nên những sản phẩm tử tế - giữ hồn cho thương hiệu Rạng Đông luôn sáng mãi trong lòng người tiêu dùng trong nước và quốc tế”.

Nhóm nghiên cứu cảm nhận được sự xúc động chân thành trong lời kể của anh. Dân là gốc, con người là gốc rễ thành công của Rạng Đông. Con người trong cách nghĩ của Rạng Đông vừa là cốt lõi, vừa là động lực, vừa là phương tiện, là đích đến cũng là phương châm hành động và lẽ sống của Công ty. Chính trục tư tưởng vị nhân sinh, nhân bản, nhân văn này đã giúp Rạng Đông thu hút và giữ được người giỏi, giúp Rạng Đông trở thành đối tác tin cậy, giúp Rạng Đông có hệ thống khách hàng chung thủy, gắn bó trung thành. Và hơn tất cả giúp Rạng Đông trở thành một thương hiệu giàu cảm xúc trong lòng người dân Việt.

Cùng với nhân tố con người, Rạng Đông phát triển một hệ giá trị, lấy đó làm môi trường để thúc đẩy con người phát triển.

Đặc điểm thứ 2: Tử tế và chân thành tạo nên bản sắc

Anh Nguyễn Lê Thăng (Trưởng phòng Bán hàng 1) kể lại: “ Ngày đầu mới vào công ty, tôi được bố trí làm nhân viên bán hàng, nghe các bậc tiền bối kể thời điểm đầu những năm 1990, khi Rạng Đông rời bỏ hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch hóa, chuyển sang cơ chế thị trường. Sản phẩm Rạng Đông bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng Trung Quốc giá rẻ. Hàng hóa chất đầy kho không bán được. Nhà máy phải đối mặt với thách thức lớn, hàng nghìn công nhân phải nghỉ việc. Nhà máy phải trả lương cho CBCNV bằng bóng đèn, phích nước. Thanh toán nguyên vật liệu than phục vụ cho nấu thủy tinh cũng trả bằng sản phẩm. Sản phẩm không tiêu thụ được, nhà máy phải khuyến khích từng anh em, từng gia đình cầm sản phẩm đi bán. Phòng Cung tiêu thành lập 2 đội xe bán hàng lưu động. Trên xe được trang bị cả súng để đề phòng bị cướp. Thời gian đi bán hàng cả tuần trời. Và để bán hàng lưu động, phải xin phép có chữ ký của Thứ trưởng Bộ Tài chính để các cơ quan thuế, quản lý thị trường ở các tỉnh tạo điều kiện cho bán hàng.

Những năm 2000, 2001, 2002 thị trường cạnh tranh quyết liệt, các đối thủ quyết tâm giành giật thị trường. Sản phẩm bóng đèn huỳnh quang đang từ 8400đ giảm xuống 8000đ, rồi 7500đ rồi 6200đ. Ngay sau đó là đến sản phẩm đèn Compact cũng bị cạnh tranh gay gắt. Tại các khu chợ Phùng Hưng bấy giờ, đèn compact Trung Quốc tràn lan, được bán theo rổ. Thị trường miền Bắc có lúc bị mất đi một nửa. Thị trường miền Nam thương hiệu Rạng Đông gần như quá xa lạ với người tiêu dùng. Công tác tiếp thị khó khăn vô cùng, nhiều khi tiếp thị bước vào cửa hàng còn bị chủ cửa hàng đuổi đi không tiếp… Vào những lúc khó khăn đó, tôi luôn nhớ dặn dò của Tổng Giám đốc với anh em tiếp thị “Gắn bó, thủy chung, có tình có nghĩa, xử lý có trước có sau” đó là phương châm để xây dựng hệ thống khách hàng của Rạng Đông. Có thể nói chỉ có Rạng Đông và với cách làm của Rạng Đông để xây dựng một hệ thống khách hàng của Rạng Đông như ngày hôm nay bằng hai chữ “chân thành”.

Hệ giá trị của Rạng Đông cũng bắt đầu từ đây. Bắt đầu từ sự Tử tế và lòng Chân thành. Tử tế trong quan hệ với nhau, với công việc, với sản phẩm, với khách hàng. Chân thành bằng tình thương yêu và sự tôn trọng. Đặc biệt là sự tôn trọng với tri thức, khao khát làm chủ tri thức. Chính từ cội rễ này người Rạng Đông đã cam kết đồng hành với nhau, với khách hàng và đối tác với phương châm 4 cùng.  

Đặc điểm thứ 3: Phương châm 4 cùng

Đêm 24/05/2016 Hà Nội mưa lớn và lốc tố. Chỉ sau 1h đồng hồ cả Hà Nội đã chìm ngập trong biển nước, phố chảy thành sông, cuộc sống đảo lộn. Nhà tôi ở khu Cầu Giấy, cả đêm không ngủ được, chỉ lo nước tràn vào nhà làm bẩn và hư hỏng đồ đạc, mặc dù đồ dùng chính yếu đã được di chuyển lên tầng 2. Mưa rát quá, chỉ dám ngồi theo dõi tin tức qua radio và internet, không dám ló mặt ra đường, sợ nhất là đi ra rồi đường ngập không thể về được. Thế mà, ở Rạng Đông, thấy trời mưa to không dứt, không ai bảo ai, các anh em nhà ở gần vùng lân cận, có thể đến được đã ngay lập tức tới nhà máy. Hơn 20 con người, lặng lẽ chia nhau trong lốc tố và mưa bão, leo lên mái nhà che chắn đảm bảo máy móc, thiết bị không bị ướt. Phân công nhau di chuyển, che chắn hàng hóa – bảo vệ thành phẩm. Mưa không dứt, nên mọi người ở lại công ty xuyên đêm luôn. Nhờ vậy, mà cơn mưa lốc đi qua, cả Hà Nội bận rộn trong khắc phục hậu quả, thì Nhà máy không có thiệt hại gì đáng kể, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục và thông suốt.

Sở dĩ như vậy, là vì đã từ lâu rồi, người Rạng Đông thấm nhuần phương châm 04 cùng: Cùng hướng nhìn, cùng ý chí, cùng tấm lòng, cùng quyền lợi. Cùng làm, cùng hưởng, cùng vượt qua khó khăn, xem công việc của Công ty như công việc của nhà mình, đặt lợi ích của Công ty lên trên lợi ích của cá nhân mình. Đó là một nét trong đặc trưng bản sắc văn hóa Rạng Đông.

Sức mạnh của niềm tin dựa trên các giá trị tâm linh được gìn giữ, bản sắc văn hóa đặc trưng dựa trên sự tử tế và lòng chân thành, với quan điểm con người là gốc, cùng làm cùng hưởng... đó là mảnh đất, nguồn dinh dưỡng nuôi dưỡng và phát triển Cây năng lực của Rạng Đông. Dựa trên nền tảng đó Rạng Đông đã bền bỉ phát triển 02 nhóm năng lực cốt lõi: 1) nhóm nền tảng với: năng lực của đội ngũ và năng lực lãnh đạo; 2) nhóm năng lực từng kỳ với: năng lực thích ứng chiến lược; năng lực bứt phá; và năng lực cộng hưởng sức mạnh

  • Nhóm năng lực cốt lõi nền tảng
    • Năng lực của đội ngũ – bản lĩnh không khuất phục

Đến Rạng Đông bạn sẽ được nghe về bộ gens 6T: Tận tâm, tận lực, tự giác, tự trọng, tự tin và trung thực. Đó là các phẩm chất của người Rạng Đông. Từ phẩm chất này, theo thời gian đội ngũ của Công ty đã được rèn luyện để tạo nên bản lĩnh người Rạng Đông. QHãy nghe anh Nguyễn Hoàng Kiên (hiện là Quản đốc Xưởng LED - Điện tử và thiết bị chiếu sáng) kể về bản lĩnh này: “…Có những lần sửa máy phải thức thâu đêm, hay những đợt hai ba tháng liên tục về nhà khi đã 9 -10h tối, hay đang đi chơi lại phải đến ngay công ty khi có sự cố, bỏ lại sự giận giỗi của người yêu mà có khi phải mất cả tuần mới làm lành được. Tôi nhớ có lần  khi làm đơn hàng cho xuất khẩu đèn Compact cho Tân Quang. Họ thuê mình lắp ráp chấn lưu compact cho họ. Hồi đó, tổ điện tử chỉ có 15 anh em, chỉ có máy hàn nhúng chứ chưa có các dây chuyền hiện đại như bây giờ, sát ngày giao hàng là 12h trưa ngày hôm sau mà vẫn còn sản phẩm chưa làm xong . Không ai bảo ai, cả tổ lắp ráp linh kiện hồi đó quyết tâm hoàn thành đơn hàng đúng hạn và kết quả là là anh em làm việc 36 tiếng không ngủ ( từ 6h sáng hôm trước đến 12h trưa ngày hôm sau ), ở lại luôn vị trí sản xuất để 12h ngày hôm sau giao đủ số sản phẩm cho họ. Hay có những lần khi tôi làm Trưởng ngành thực nghiệm nhận nhiệm vụ sản xuất đèn xoắn trên dây chuyền của Hàn Quốc đến ba tháng mà dây chuyền vẫn chưa đạt hợp cách, tiêu hao nhiều trong khi thị trường lại cần hàng. Khó khăn nhiều lúc đến tuyệt vọng, đến mức chỉ muốn buông bỏ, nhưng rồi mọi thứ cũng vượt qua. Tôi không biết mình lấy đâu ra nghị lực, cũng như sức mạnh để vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua đó. Nhưng chúng tôi có một tấm gương của vị thuyền trưởng Rạng Đông, bác Nguyễn Đoàn Thăng (Bí thư Đảng ủy, Vị Tổng Giám đốc kính yêu của chúng ta). Chính sự tận tậm của bác trong từng công việc, chính sự hướng dẫn chỉ bảo có phần gay gắt nhưng chi tiết, chính những cái vỗ vai động viên, chính những lời tâm sự của bác về công ty, chính nhờ sự quan tâm đến quyền lợi (lương thưởng, cổ phiếu khi cổ phần hóa công ty ) cho chúng tôi, chính sự khoan dung khi chúng tôi mắc lỗi và ánh mắt cương quyết của đồng chí đã khiến lớp trẻ chúng tôi luôn tự nghĩ mình phải làm như thế nào và làm sao để vượt qua”.

Lời tâm sự mộc mạc, chân thành của một kỹ sư trẻ trưởng thành trong công việc, đến hôm nay đang đảm nhận trọng trách chỉ huy một trong những Xưởng quan trọng nhất của Công ty, chiếm tới 70% tổng doanh thu, với trên 600 con người, đã nói lên một sự thật, hết từ thế hệ này đến thế hệ khác, người Rạng Đông từ lãnh đạo đến nhân viên đều chung tay hun đúc một năng lực thường trực: Không khuất phục trước khó khăn. Càng khó khăn thì càng phải làm bằng được.

  • Năng lực lãnh đạo: trực giác và đạo lý

Lịch sử chuyển đổi các tầng công nghệ của Rạng Đông khẳng định một điểm chung: Tầm nhìn chiến lược và năng lực tổ chức điều hành có ý nghĩa quyết định. Để chuyển đổi thành công, lãnh đạo công ty đã làm rất tốt khâu chuẩn bị, chủ động thay đổi, thay đổi khi mình còn sung sức, còn hưng thịnh tốt hơn rất nhiều lúc đã bị dồn đến chân tường. Đơn cử như việc chuẩn bị cho lần chuyển đổi mới đây từ đèn huỳnh quang compact sang đèn LED. Ngay từ 2008, khi thế giới vừa mới phát minh ra ánh sáng LED, ưng dụng trong chiếu sáng dân dụng, Rạng Đông đã sớm tổ chức tìm hiểu và học tập. Năm 2011 khi doanh thu của đèn compact đang ở vị trí cực đại, Rạng Đông đã thành lập Trung tâm R&D Chiếu sáng, mục tiêu là học tập, thử nghiệm và tiến tới chủ động sản xuất pilot. Đến 2014 công ty thành lập Xưởng LED – Điện tử và TBCS, hoàn thiện cộng nghệ sản xuất đèn LED số lượng lớn. Nếu không có những bước chuẩn bị sớm và kỹ như thế thì khi thị trường thay đổi đột biến vào thời điểm 2016-2018, sản lượng tiêu thụ compact giảm từ 70% xuống chỉ còn dưới 10%, Rạng Đông làm sao trở tay kịp. Đằng sau các quyết định quan trọng như vậy, chúng ta đều thấy dáng dấp của năng lực lãnh đạo nhìn xa và trông rộng.

Đến Rạng Đông đi đâu bạn cũng thấy hình bóng của người thuyền trưởng Nguyễn Đoàn Thăng. Điều này cũng dễ hiểu, vì ông Thăng đã gắn bó với Rạng Đông trên 50 năm nay. Ông chắc là người giữ chức TGĐ lâu năm nhất ở Công ty, liên tục từ năm 1990 đến nay. Điều đáng ngạc nhiên là chính trong suốt quá trình ông làm TGĐ, con thuyền Rạng Đông đã đứng dậy từ bờ vực phá sản (những năm 1988-1990), vững chãi vượt qua thác nghềnh của 03 lần chuyển giao tầng công nghệ và liên tục tăng trưởng trong suốt 29 năm (từ 1990-2019).

Trong những lần trao đổi với tôi, thầy Thành (PGS. TS Nguyễn Xuân Thành, nguyên Viện trưởng Viện khoa học vật liệu, Viện hàn lâm khoa học Việt Nam) đã tâm sự lý do vì sao thầy quyết định gắn bó phần đời còn lại của mình với Rạng Đông. Thầy nói, Rạng Đông có một sức hút kỳ lạ với những người trí thức chân chính, những người luôn muốn tìm một nơi để được cống hiến những hiểu biết của mình, đem lại giá trị cho cuộc sống. Và người tạo nên sự cuốn hút đó không phải ai khác là thuyền trưởng Đoàn Thăng. Rạng Đông là một hiện tượng, với nhiều nét đặc biệt, một mô hình chuyển đổi thành công hiếm hoi từ một công ty nhà nước sang cổ phần mà người lao động vẫn được làm chủ. Một công ty nhỏ bé, nhưng quyết tâm mang thương hiệu Việt ra biển lớn, quyết tâm khẳng định năng lực và trí tuệ người Việt Nam. Ở Rạng Đông thực sự có nhiều thứ rất hay, rất đáng học hỏi, nhưng học theo Rạng Đông không hề dễ dàng. Bởi rất khó có thể tìm được ở đâu một Nguyễn Đoàn Thăng thứ hai.

Tôi có may mắn được làm việc với TGĐ Thăng liên tục từ tháng 9/2015 đến nay và luôn luôn có ý thức đi tìm câu trả lời về những gì đã tạo nên con người đặc biệt này. Thế mà mãi đến gần đây, tôi mới phát hiện được một chút, cũng nhờ tổng hợp và lắng nghe ý kiến của rất nhiều người. Phẩm chất lãnh đạo của ông được hình thành từ ba yếu tố: 1) Bản năng lãnh đạo thiên bẩm; 2) Năng lực thấu hiểu đạo lý kinh doanh; và 3) Xem Rạng Đông là cuộc sống của chính mình.

Là một kỹ sư điện Bách Khoa, học thêm bằng cử nhân Luật, ông vốn xuất thân là con người kỹ thuật, không có kiến thức nền tảng về kinh tế hay quản trị kinh doanh. Thế nhưng những việc ông làm, hệ thống ông xây dựng và vận hành, cách thức ông tổ chức thực hiện không chỉ đúng nguyên lý quản trị, mà còn được tính trước nhiều bước để thực sự phù hợp với bối cảnh và trình độ của Công ty. Bản năng lãnh đạo thiên bẩm là vậy. Nhưng ông trời có thể cho chúng ta trí tuệ minh mẫn, khả năng trực giác nhạy cảm, nhưng không thể cho tất cả. Đằng sau sự thiên bẩm này là khát vọng và nỗ lực không ngừng nghỉ để tiếp nhận và sáng tạo tri thức. Nguyễn Đoàn Thăng là con người như vậy, khiêm tốn, tự trọng, tôn trọng tri thức và học tập học biết mệt mỏi. Học, chiêm nghiệm và hành động. Nhờ vậy, ông thấu hiểu đạo lý kinh doanh, thấu hiểu sự vận hành biện chứng của thị trường và công nghệ. Ở ông hai yếu tố này hòa quyện làm một – hình thành một thứ mà người ta thường gọi là lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược. Ngày làm việc của ông bắt đầu từ 7:00 với nén hương dưới tượng đài Bác Hồ ở vườn hoa công ty, kết thúc lúc 17:30, mỗi tuần ông chỉ nghỉ đúng 1 buổi chiều chủ nhật, mỗi năm ông chỉ nghỉ đúng một ngày mồng 1, còn lại tất cả thời gian và trí lực ông dành cho Rạng Đông. Chưa tìm được người thứ 2 như ông là bởi vì chưa tìm được người thứ 2 xem Rạng Đông chính là cuộc đời của mình, xem những người yêu quí và trân trọng Rạng Đông là người thân trong gia đình mình. Do đó, ông qui tụ được xung quanh mình rất nhiều những tài năng cùng chí hướng. Chính họ cùng với ông tạo nên một tập thể đoàn kết – hình thành một năng lực cốt lõi cho Rạng Đông – năng lực lãnh đạo tài năng.

  • Nhóm năng lực cốt lõi thích ứng

Bên cạnh năng lực cốt lõi nền tảng dựa trên văn hóa, con người và tài năng lãnh đạo, trong từng thời kỳ phát triển Rạng Đông đã tập trung lựa chọn và tạo dựng cho mình một nhóm năng lực cốt lõi thích ứng. Nhóm nghiên cứu tạm xác định 03 năng lực chính của nhóm này: 1) Năng lực lựa chọn chiến lược; 2) Năng lực cộng hưởng sức mạnh tổng lực.

  • Năng lực lựa chọn chiến lược

Nhìn lại lịch sử 29 năm liên tục phát triển, nhóm nghiên cứu thấy, bí quyết thành công Rạng Đông nằm ở sự lựa chọn chiến lược phù hợp với hoàn cảnh.

Vào thời kỳ đầu của tầng công nghệ thứ nhất, khi đất nước nằm trong cấm vận, các nguồn lực cạn kiệt, Công ty phải ngừng sản xuất nhiều tháng liền, không có tiền trả lương chứ đừng nói đến vốn đầu tư, công nghệ lạc hậu, công nhân dư thừa, năng suất lao động rất thấp… Rạng Đông đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc đóng cửa nhà máy hoặc cải tổ để tồn tại. Rạng Đông chọn cách thứ hai: Tinh giảm biên chế, tổ chức lại sản xuất, thay đổi cơ chế quản lý. Vẫn con người đó, máy móc thiết bị đó, trình độ công nghệ và quản lý đó nhưng với cơ chế mới, tinh thần mới – Rạng Đông đã nhanh chóng chấn chỉnh sản xuất, bứt phá vươn lên, như người ốm vừa khỏe lại, là phẳng phiu chiếc áo cũ nhàu, đường hoàng bước vào thương trường.

Ở giai đoạn thứ hai, thời kỳ phát triển của công nghệ đèn huỳnh quang – compact, đất nước bắt đầu hội nhập. Trong khi nhiều doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở cửa, tập trung phát triển thị trường, Rạng Đông lại đầu tư chiều sâu cho đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đưa Công ty từ chỗ phụ thuộc vào công nghệ và nguyên vật liệu từ nước ngoài trở thành công ty làm chủ công nghệ sản xuất, làm chủ chuỗi sản xuất kinh doanh xuyên suốt từ nhà cung cấp tới khách hàng.

Cũng trong giai đoạn này, khi đất nước hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, doanh nghiệp đua nhau tìm đường xuất khẩu bằng mọi giá, xem như là đây con đường duy nhất đúng để tồn tại và phát triển, Rạng Đông đã lựa chọn một hướng đi khác: Phát triển thị trường nội địa, đổi mới và làm chủ công nghệ sản xuất qui mô lớn. Lựa chọn này đã giúp Công ty trụ vững ở thị trường trong nước, củng cố đưa thương hiệu Rạng Đông thành thương hiệu được yêu mến trong lòng người tiêu dùng Việt Nam, lấy đó làm nền tảng để xuất khẩu.

Ở giai đoạn thứ ba, công nghệ chiếu sáng chuyển sang chiếu sáng LED – điện tử. Đất nước hội nhập toàn diện, mở ra thời kỳ toàn cầu hóa sâu rộng với thị trường toàn cầu, cạnh tranh toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu. Rạng Đông lựa chọn mục tiêu phát triển bền vững, tập trung nâng cao giá trị gia tăng và năng suất các yếu tố tổng hợp. Hiện đại hóa toàn diện công ty trên các phương diện cốt lõi, theo mô hình một trục hai cánh. Với trục là con người Rạng Đông chuyên nghiệp, tận tâm, tự lực, tự cường, tự trọng và trung thực, cánh thứ nhất quản trị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế và dựa trên nền CNTT, cánh thứ 2 là năng lực khoa học công nghệ tiên tiến, hệ thống sản xuất ưu việt, dựa trên nền công nghệ cao. Quyết tâm chuyển Rạng Đông từ một công ty đẳng cấp quốc gia, tự tin tiến lên đẳng cấp khu vực và quốc tế.

Đến thời kỳ thứ tư, khi chiếu sáng chuyển lên một tầng công nghệ mới – với chiếu sáng thông minh, chiếu sáng lấy con người làm trung tâm - HCL, kinh tế tri thức chuyển dần sang kinh tế số. Trong khi các đối thủ tập trung chủ yếu vào nhập khẩu và quảng bá sản phẩm, Rạng Đông lựa chọn chiến lược lõi là Tốc độ. Chỉ hai năm (2019-2020), Công ty đặt mục tiêu làm chủ được tầng công nghệ mới với đủ 4 lớp sản phẩm của chiếu sáng thông minh và HCL. Làm chủ có nghĩa là nắm vững cả về công nghệ, thị trường và dịch vụ. Đây là một lựa chọn vô cùng thách thức, nhưng thách thức lớn thì cơ hội cũng lớn.

Có thể thấy, qua mỗi chặng đường chuyển tầng công nghệ, các lựa chọn mang tính chiến lược đã giúp Rạng Đông thành công. Chính sự lựa chọn này đã tạo cho Công ty có sự thích nghi phù hợp.

  • Năng lực cộng hưởng và đồng bộ tạo sức mạnh tổng hợp

Để chuyển đổi thành công và phát triển bền vững, Rạng Đông đã dựa trên các năng lực cốt lõi. Có những năng lực nền tảng – được đút kết xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của Công ty, bám sâu vào cội nguồn văn hóa của Rạng Đông, và liên tục được bồi đắp qua các thế hệ. Nhóm năng lực này tập trung chủ yếu xung quanh trục con người. Nhóm thứ hai là các năng lực thích ứng từng thời kỳ. Phụ thuộc vào bối cảnh, từng thời kỳ Rạng Đông đã sáng suốt lựa chọn phát triển một, hai năng lực cốt lõi -  có tính quyết định. Tuy nhiên, điểm mấu chốt nằm ở sự phối hợp nhuần nhuyễn, động bộ giữa hai nhóm năng lực này, chuyển hóa thành chiến lược và chương trình hành động trọng tâm từng kỳ. Và nhóm nghiên cứu gọi đây là năng lực cộng hưởng và đồng bộ tạo sức mạnh tổng hợp. Chính năng lực này đã giúp Rạng Đông tạo nên kỳ tích, thích ứng kịp thời và bền vững trước những sự thay đổi của môi trường, cạnh tranh được và dành ưu thế trước các đối thủ mạnh hơn mình trên nhiều phương diện (Bảng 1).    

Bảng 1. Cộng hưởng và đồng bộ tạo nên sức mạnh trong quá trình chuyển đổi tầng công nghệ về sản phẩm của Rạng Đông

TT

Các giai đoạn phát triển

Tầng cô ng nghệ

Năng lực cốt lõi nền tảng

Năng lực cốt lõi thích ứng

1

Giai đoạn 1:

1961- 1993

 

 

Tầng công nghệ thứ 1: Công nghệ điện chân không phát triển đèn dây tóc Wolfram.

-    Niềm tin tâm linh biện chứng

-    Bản sắc văn hóa dựa trên sự tử tế và sự chân thành

-    Năng lực con người với gens 6T – 4 cùng

-    Năng lực của đội ngũ: bản lĩnh không khuất phục

-    Năng lực của lãnh đạo dựa trên trực giác và đạo lý: Nhìn thấy trước và chuẩn bị sớm

-    Năng lực bứt phá bằng cộng hưởng sức mạnh

-    Năng lực nâng cao hiệu quả hoạt động bằng đổi mới cơ chế và tổ chức.

2

Giai đoạn 2:

1993-2015

 

Tầng công nghệ thứ 2: Công nghệ công nghệ phóng điện hơi thủy ngân áp suất thấp.

-    Năng lực làm chủ công nghệ sản xuất qui mô lớn

-    Năng lực làm chủ thị trường nội địa 

3

Giai đoạn 3:

2011-2019

Tầng công nghệ thứ 3: Công nghệ điện tử chiếu sáng LED.

-    Năng lực phát triển nhanh/bền vững/ cần bằng: Một trục – 2 cánh

4

Giai đoạn 4:

2019-2020

(Kế hoạch)

Tầng công nghệ thứ 4: Chiếu sáng thông minh, chiếu sáng vì sức khỏe và hạnh phuc của con người (HCL)

-  Năng lực đáp ứng tốc độ 4.0.

 

 

  1. Kết luận và khuyến nghị

Nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển các năng lực cốt lõi của Công ty Rạng Đông, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, năng lực cốt lõi trước hết là một năng lực động, là năng lực cơ bản giúp doanh nghiệp có thể thích ứng và cạnh tranh thành công trên thương trường. Đã là một năng lực động thì phải liên tục được tích hợp, hoàn thiện và phát triển, thích ứng với yêu cầu của thị trường. Môi trường kinh doanh toàn cầu, dưới tác động của I4.0 đang thay đổi cực kỳ nhanh chóng, khó đoán định với những qui luật hoàn toàn mới của nền kinh tế số, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp càng phải nhận thức rõ yếu tố động của năng lực cốt lõi.

Thứ hai, điển hình của Rạng Đông cho thấy, để xây dựng được một hệ các năng lực cốt lõi động với tính thích ứng cao, doanh nghiệp cần một nền tảng vững chắc – đó chính là cội rễ văn hóa có bản sắc riêng và con người với bộ gens khác biệt. Mỗi doanh nghiệp phải tự tích lũy và hình thành con đường riêng của mình để xây dựng và phát triển bản sắc văn hóa cũng như giá trị con người.

Thứ ba, để thiết lập được năng lực cốt lõi thích ứng – điều kiện tiên quyết cần bản lĩnh và tầm nhìn của lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Bản lĩnh này là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa lý trí và trực giác, giữa phân tích khoa học và cảm nhận thị trường, giữa kinh nghiệm và linh cảm và đương nhiên bao trùm lên tất cả là sự thấu hiểu các qui luật và đạo lý kinh doanh. Lựa chọn sớm, xây dựng năng lực cốt lõi thích ứng khi đang ở đỉnh cao của sự thịnh vượng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi đã bị thị trường và đối thủ dồn vào chân tường.

Thứ tư, môi trường kinh doanh hiện đại với đặc trưng của nền kinh tế số dựa trên tốc độ và hành vi liên kết nhóm với những qui luật thị trường hoàn toàn mới, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển không còn lựa chọn nào khác là phải liên tục học hỏi và phấn đấu không ngừng nghỉ. Một doanh nghiệp học tập và thích ứng – đó chính là nền tảng để xây dựng các năng lực cốt lõi của tương lai.

Với suy nghĩ như vậy, kết thúc bài báo này nhóm nghiên cứu chỉ có một khuyến nghị duy nhất với các doanh nghiệp Việt Nam, cuộc chiến cạnh tranh nào, dù khốc liệt và tốc độ đến đâu, dù đối thủ có mạnh mẽ đến đâu, vẫn có con đường để những kẻ yếu thế hơn chiến thắng. Con đường đó nằm trong khối óc và trái tim của chúng ta, con đường lấy ít địch nhiều, thấy yếu thắng mạnh, tuy nó rất hẹp nhưng chắc chắn có. Lịch sử và thành tựu của Công ty Rạng Đông trong những năm qua đã chứng minh điều đó. Và nhóm nghiên cứu tin rằng Rạng Đông chỉ mới là một ví dụ mà nhóm nghiên cứu có cơ may tiếp cận được, còn rất nhiều các điển hình như vậy nữa chưa có điều kiện để chúng ta khám phá.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Burgelman, R. A.; Christensen, C. M.; Wheelwright, S. C. (Eds.), Strategic Management of Technology and Innovation, McGrawHill, pp.153-163.
  2. Christensen, C. M., & Kaufman, S. P., 2006, Assessing Your Organization’s Capabilities: Resources, Processes, and Priorities.
  3. K. Prahalad and Gary Hamel (1990): “The Core Competence of the Corporation”, Havard Business Review.
  4. Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, website: https://rangdong.com.vn/
  5. Crossan MM, Apaydin M (2009), “A Multi-Dimensional Framework of Organizational Innovation: A Systematic Review of the Literature”, Manage. Stud., 47(6): 1154-1191.
  6. Dess GG, Picken JC (2000), “Changing roles: leadership in the 21st century”, Organ. Dynam., 28(3): 18-34.
  7. Eden and Ackermann (2010), Competences, distinctive competences and core competences, <https://bit.ly/2Rirr 7>, accessed Septmeber 20, 2018.
  8. Eisenhardt KM, Martin JA (2000), “Dynamic capabilities: what are they?”, Strat. Manage. J., 21(10/11): 1105- 1121.
  9. Flamholtz, Erik, 2003, “Putting Balance and Validity into the Balanced Scorecard”, Journal of Human Resource Costing and Accounting7(3): 15–26.
  10. Jim Collins và Jerry I. Porras (1994), Xây dựng để trường tồn, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Dương Hiếu (in lần thứ 13 - 2018), Nhà xuất bản Trẻ.
  11. Jusoh R, Parnell JA (2008), “Competitive strategy and performance measurement in the Malaysian context”, Decis., 46(1): 5-31.
  12. Hoàng Quốc Dũng, 2016, “Bình minh của Rạng Đông”, Báo Tiền Phong, số ra ngày 27/4/2016.
  13. Kaplan, Robert S.; Norton D. P., 1996, Linking the Balanced Scorecard to Strategy,California Management Review, 39 (1): 53–79.
  14. Leonard-Barton, D., 1992, “Core capabilities and core rigidities: A paradox in managing new product development”, Strategic Management Journal, 13-S1. p. 111–125.
  15. Michael E. Porter (1990), “The Competitive Advantage of Nations”, Havard Business Review.
  16. Morgan NA, Slotegraaf RJ, Vorhies DW (2009), “Linking marketing capabilities with profit growth”, J. Res. Mark., 26(4): 284-293.
  17. Nguyễn Văn Minh và các tác giả, 2019, Rạng Đông: Cuộc trường chinh của thương hiệu Việt, Hà Nội: Lao động, tr.5-170.
  18. Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Tuân, 2016, “Đi tìm câu trả lời cho hiện tượng Rạng Đông”, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 91. tr 89-99.
  19. Tài liệu của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông qua từng thời kỳ.
  20. Tạp chí Công thương điện tử, 2015, Rạng Đông: Dám đầu tư, dám chấp nhận thất bại để thành công, <http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/rang-dong-dam-dau-tu-dam-chap-nhan-that-bai-de-thanh-cong-42834.htm>, truy cập ngày 04/12.2018.
  21. Teece DJ, Pisano G & Shuen A (1997), “Dynamic capabilities and strategic management”, Strategic Management Journal, 18(7):509-33.
  22. Thanh Hiền, 2016, “Giải mã một hiện tượng”, Báo điện tử Hà Nội Mới, truy cập ngày 03/12/2018 <http://hanoimoi.com.vn/Ban-in/Phong-su-Ky-su/841278/giai-ma-mot-hien-tuong>.
  23. UNIDO, 2002, Main aspects in competency model.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[3] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[4] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG AEC TÁC ĐỘNG TIỀM ẨN TỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC NƯỚC ASEAN

 Nguyễn Bình Dương[1]

Tóm tắt:

Năm 2015 các nhà lãnh đạo ASEAN đã ký tuyên bố về việc thành lập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cho phép tự do di chuyển vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề trong khu vực. Trong bối cảnh đó, bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu tác động tiềm ẩn của việc dịch chuyển lao động trong AEC tới tiền lương, thị trường lao động và năng suất lao động của các nước  thành viên ASEAN. Thông qua các lý thuyết về dịch chuyển quốc tế các yếu tố sản xuất, bài viết sẽ phân tích sự chênh lệch về năng suất lao động  thu nhập  giữa các nước thành viên AEC . Từ đó, bài viết sẽ phân tích xu hướng dịch chuyển lao động trong nội bộ khối thông qua việc xây dựng ma trận di cư lao động, đồng thời bình luận về những thay đổi có thể diễn ra trên thị trường lao động, năng suất lao động và tiền lương tại các quốc gia ASEAN

 

Phân loại JEL: F14, F15, F21, O11, O19, O53.

Từ khóa: AEC, lao động, dịch chuyển, tiền lương, năng suất

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

LABOR MOVEMENT IN ASEAN ECONOMIC COMMUNITY (AEC): IMPACT ON LABOR MARKET, WAGE AND PRODUCTIVITY OF MEMBER COUNTRIES

 

Abstract:

In 2015, the ASEAN leaders signed the declaration of the AEC which will allow the freer movement of capital and free flow of goods, services, investments and skilled labor across the region. In this context, this paper aims to study impact of labor movement in AEC on wage, labor market, and productivity of ASEAN members. Basing on theory of factors movement, this study will analyze the gap of productivity and income between AEC countries. From these results, the paper will study the trend of labor movement between AEC countries by building a migration- matrix and analyze the changes in the labor market, productivity and wage of these countries.

 

JEL Classification: F14, F15, F21, O11, O19, O53.

Key words: AEC, labour, movement, productivity, wage

 

  1. Giới thiệu

Năm 2015, cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập, tạo tiền đề cho việc hình thành một thị trường chung với việc di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư và lao động lành nghề trong khu vực. Để hỗ trợ việc dịch chuyển lao động giữa các thành viên, chính phủ các nước đã đồng ý ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) cho phép lao động được di chuyển tự do nội khối và làm việc trong trong bảy lĩnh vực bao gồm: kiến trúc, kỹ sư, kế toán, điều dưỡng, dịch vụ y tế, dịch vụ nha khoa và du lịch. Ngoài ra, các nước thành viên cũng đồng ý tăng cường phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tay nghề lao động trong các lĩnh vực dịch vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp thị thực và làm việc của các chuyên gia ASEAN cũng như lao động lành nghề. Để thực hiện điều đó, các quốc gia ASEAN chủ trương  tăng cường hợp tác giữa các thành viên thông qua Mạng lưới Đại học ASEAN (AUN), điều này giúp tăng tính cơ động của sinh viên trong khu vực; tạo thuận lợi cho việc nâng cao năng lực và trình độ nghề nghiệp, cũng như các kỹ năng cần thiết trong các lĩnh vực dịch vụ ưu tiên, đồng thời tăng cường khả năng nghiên cứu  và phát triển mạng lưới thông tin thị trường giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Việc thành lập AEC đã tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước thành viên, đặc biệt là câu hỏi làm thế nào để các quốc gia ASEAN có thể đảm bảo tăng trưởng kinh tế và đạt được sự thịnh vượng chung. Do vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của AEC tới thị trường lao động là câu hỏi thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, qua đó các chính phủ có thể lựa chọn các chính sách hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hơn 600 triệu lao động trong khu vực.

  1. Tổng quan về thị trường lao động ASEAN

Thị trường lao động ở các nước ASEAN có sự khác biệt rất lớn về cả nguồn cung lao động, trình độ, tiền lương và năng suất lao động. Do thiếu số liệu thống kê ở một số quốc gia như Brunei và Myanmar, bài viết này chỉ tập trung nghiên cứu 8 nước thành viên còn lại của ASEAN. Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO, 2017), lực lượng lao động ở các nước ASEAN có sự khác biệt rất lớn. Năm 2017, nếu Indonesia có 118,2 triệu lao động thì Singapore chỉ có 3,6 triệu  lao động. Hầu hết dân số trong độ tuổi lao động ở các quốc gia có tỷ lệ biết chữ cao.Tuy nhiên, một trong những thách thức ở nhiều nước ASEAN là việc ghi danh vào các chương trình giáo dục kỹ thuật và đào tạo nghề còn thấp trong khi giáo dục đại học lại gia tăng. Năng suất lao động cũng có sự chênh lệch rất lớn. Năng suất lao động ở Thái Lan năm 2017 gấp gần bốn lần ở Campuchia. Mức lương  trung bình của một nhân viên tại Malaysia gấp hơn ba lần so với mức lương hàng tháng của người lao động ở Indonesia. Về khía cạnh bình đẳng giới,  trung bình phụ nữ ở Campuchia và Singapore kiếm được ít hơn một phần tư so với nam giới. Hơn nữa, lao động nữ tại ASEAN cũng gặp bất lợi trong việc tìm kiếm một công việc đảm bảo và ổn định.

Hình 1. Tiền lương trung bình hàng tháng tại các nước ASEAN

Nguồn: ILO, 2017

 

Ở các nước ASEAN, thu nhập của người lao động chủ yếu phụ thuộc vào tiền lương. Do đó, tiền lương không chỉ quan trọng đối với người lao động mà còn có ý nghĩa lớn đối với các nhà kinh doanh ở các nước thành viên. Trong hai năm qua, tiền lương thực tế đã tăng ở một số quốc gia, đặc biệt là Indonesia, Thái Lan và Việt Nam, một trong những lý do là mức lương tối thiểu tăng. Mặc dù có mức lương đã tăng ở hầu hết các nước ASEAN, nhưng chênh lệch về tiền lương giữa các quốc gia vẫn rất lớn (Hình 1). 

Hình 1 cho thấy Lào và Cambodia là hai quốc gia có mức lương thấp nhất trong khu vực, tương ứng là 119 và 121 Đô la Mỹ, trong khi đó công nhân ở Singapore kiếm được  3,547 Đô la Mỹ mỗi tháng. Giữa hai thái cực này là Indonesia (174 Đô la Mỹ), Việt Nam (181 Đô la Mỹ), Philippines (206 Đô la Mỹ), Thái Lan (357 Đô la Mỹ) và Malaysia (609 Đô la Mỹ). Mặc dù trong những năm gần đây, tăng trưởng tiền lương ở các nước Campuchia - Lào - Myanma - Việt Nam (CLMV) nhanh hơn các nước thành viên khác trong ASEAN, nhưng khoảng cách về tiền lương được dự báo vẫn không được thu hẹp trong tương lai gần.

Sự khác biệt về tiền lương giữa các nước thành viên ASEAN phần nào phản ánh sự khác biệt đáng kể về năng suất lao động ở các nước ASEAN. Việc áp dụng công nghệ mới, đầu tư cho cơ sở hạ tầng và cải thiện kỹ năng lao động sẽ khuyến khích các doanh nghiệp trở nâng cao hiệu quả và thúc đẩy ý muốn chuyển đổi sang các hoạt động sản xuất kinh doanh có giá trị gia tăng cao hơn. Hiệu quả lao động tăng kết hợp với thay đổi cơ cấu sẽ dẫn đến năng suất lao động tăng, và do đó giúp toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Đối với các doanh nghiệp, lợi nhuận gia tăng sẽ được phân chia cho người lao động thông qua các hình thức khác nhau như tăng lương, điều kiện việc tốt hơn v.v. 

ILO và ADB (2014) đã chỉ rằng ở các nước Đông Nam Á, năng suất lao động và tiền lương có sự tương quan đồng biến. Các nước kém phát triển hơn trong khu vực có đặc điểm năng suất lao động thấp đi đôi với tiền lương thấp, trong khi đó một số nước phát triển hơn trong khu vực, điển hình là Singapore, có năng suất lao động cao và tiền lương cao. Một số nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan và Malaysia đang dần chuyển đổi thành các quốc gia có thu nhập cao.

  1. Cơ sở lý luận về dịch chuyển lao động quốc tế

Lý thuyết về dịch chuyển lao động quốc tế là một lý thuyết nền tảng thường được nhắc tới trong thương mại quốc tế.

Paul Krugman (2006) đã phân tích tác động của dịch chuyển lao động đối với tiền lương và sản lượng sản xuất của các quốc gia nhập cư và di cư. Nhiều nhà nghiên cứu đã lấy ý tưởng từ lý thuyết này để phân tích thực nghiệm ảnh hưởng của di cư lao động trong các khu vực kinh tế.

Trong các nghiên cứu về ASEAN, Flavia Jurje và Sandra Lavenex (2015) và Guntur Sugiyarto và Dovelyn Rannaveig Agunias (2014) đã nhấn mạnh vai trò của lao động có tay nghề đối với tăng trưởng kinh tế thông qua việc phân tích các cơ hội và thách thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN bằng mô hình di chuyển lao động.

ChiaSiow Yue (2011) nghiên cứu luồng lao động lành nghề tự do trong ASEAN. Kết luận cho thấy lao động tự do dịch chuyển có ý nghĩa quan trọng đối với thương mại dịch vụ, FDI và tăng trưởng năng suất.

James M et all (2012) đã chỉ ra rằng một chính phủ có thể chọn yếu tố lao động như là tâm điểm trong chiến lược phát triển kinh tế. Theo lý thuyết này, nơi nào tập trung nhiều lao động có tài năng, có tay nghề, nơi đó sẽ có những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, phát triển, đổi mới và và vốn đầu tư sẽ chảy về để hỗ trợ tất cả các loại hoạt động kinh tế .

Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến dịch chuyển lao động trong AEC, nhưng chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của dịch chuyển lao động đến tiền lương, thu nhập và xu hướng di cư của các nước ASEAN. Bài viết này nhằm mục đích hoàn thiện lĩnh vực này bằng cách áp dụng cách tiếp cận của Paul Krugman (2006) để phân tích tác động của dịch chuyển lao động tới các quốc gia thành viên ASEAN.

Hình 2. nh hưởng của việc di chuyển lao động

Nguồn: Paul Krugman (2006)

Để minh họa tác động của di chuyển lao động tới nước nội địa và nước ngoài, ta xây dựng một mô hình đơn giản chỉ với một hàng hóa. Giả sử trong hàm sản xuất, chỉ có yếu tố lao động là di động, các yếu tố khác như đất đai hoặc vốn là cố định. Năng suất lao động cận biên (MPL) giảm dần, trong đó năng suất lao động phụ thuộc vào số lượng lao động làm việc. Một cách tổng quát,  cung lao động càng lớn thì sản lượng đầu ra càng lớn, tuy nhiên năng suất lao động cận biên (MPL) giảm dần khi có nhiều lao động được tuyển dụng.

Theo lý thuyết, trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tiền lương thực tế trả cho công nhân bằng năng suất lao động cận biên. Nếu nước nội địa là nước dồi dào về lao động và nước ngoài là nước dồi dào về đất đai hoặc vốn, năng suất lao động cận biên ở nước nội địa thấp hơn và do đó lương của người lao động sẽ thấp hơn ở nước ngoài. Điều đó tạo động lực cho người lao động trong nước dịch chuyển sang nước ngoài làm việc. Người lao động trong nước sẽ có động cơ dịch chuyển sang nước ngoài đến khi nào tiền lương thực tế cân bằng giữa các nước. Dịch chuyển lao động làm giảm số lượng lao và tăng tiền lương thực tế ở nước nội địa. Ngược lại, dịch chuyển lao làm tăng số lượng lao động và giảm tiền lương thực tế ở nước ngoài. Di cư lao động giữa nước nội địa và nước ngoài cũng sẽ làm tăng tổng sản lượng của thế giới.

Trong hình 2, sản lượng đầu ra ở nước ngoài tăng theo diện tích phía dưới đường cong MP*L, từ OL1 đến OL2. Ngược lại, sản lượng ở nước nội địa giảm theo diện tích phía dưới đường cong MPL, từ OL2 đến OL1. Như vậy so với trước khi có dịch chuyển lao động, tổng sản lượng thế giới tăng đúng bằng diện tích ABC.

 

  1. Mô phỏng dịch chuyển lao động ở các nước AEC

4.1. Tác động đến thị trường lao động, năng suất lao động và tiền lương

Như trong phần 1 đã phân tích, trên thị trường lao động ASEAN, các quốc gia thành viên có sự khác biệt đáng kể về nguồn cung lao động, chất lượng lao động, tiền lương và năng suất lao động.. Mặc dù tăng trưởng tiền lương ở các nước CLMV gần đây nhanh hơn các nước thành viên ASEAN, nhưng khoảng cách về tiền lương sẽ không bị thu hẹp trong tương lai gần.

Do đó, sự khác biệt về tiền lương sẽ tiếp tục thúc đẩy di cư lao động từ các nước có mức lương thấp sang các quốc gia có mức lương cao hơn. Dựa trên ý tưởng này, bài báo xây dựng một ma trận di cư, dự báo cho các xu hướng dịch chuyển lao động trong nội bộ khối AEC, được mô tả như trong Bảng 1. Ma trận này được xây dựng dựa trên việc so sánh mức lương giữa một nước ASEAN bất kỳ (trong nhóm 8 nước mà bài viết nghiên cứu) với 7 thành viên còn lại trong nhóm. Nước có mức lương thấp hơn sẽ là nước di cư lao động ( thể hiện bằng dấu + trong ma trận di cư), nước có mức lương cao hơn sẽ là nước nhập cư lao động (thể hiện bằng dấu - trong ma trận). Bảng 1 cho thấy, sẽ có luồng di cư từ Indonesia sang nước láng giềng Malaysia; từ Lào và Campuchia sang Thái Lan.  Việc dịch chuyển lao động giúp quốc gia nhập cư bù đắp tình trạng thiếu lao động, trong khi các nước có lao động di cư nhận được lợi ích từ kiều hối. Năng suất cận biên của nước di cư lao động sẽ tăng lên, trong khi đó năng suất lao động ở nước nhập cư giảm. Trong bối cảnh tiền lương và năng suất lao động có mối quan hệ chặt chẽ, tiền lương sẽ giảm ở nước nhập cư đặc biệt trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Do đó, để tránh tình trạng thu nhập giảm ở một số ngành, chính phủ thường áp dụng một mức lương tối thiểu áp dụng cho cả lao động trong và ngoài nước.

Bảng 1. Xu hướng của dịch chuyển lao động AEC: ma trận di cư

                Đến

Từ

  CAM

MAL

IND

LAO

THAI

PHIL

SPR

VIET

CAM

 

+

+

-

+

+

+

+

MAL

-

 

-

-

-

-

+

-

IND

-

+

 

-

+

+

+

+

LAO

+

+

+

 

+

+

+

+

THAI

-

+

-

-

 

-

+

-

PHIL

-

+

-

-

+

 

+

-

SPR

-

-

-

-

-

-

 

-

VIET

-

+

-

-

+

+

+

 

Nguồn: Ước tính của tác giả dựa trên chênh lệch lương giữa các nước ASEAN

Lưu ý: ( + ) thể hiện  luồng di  dương ; (-) thể hiện rằng luồng di cư  âm

Di chuyển lao động trong AEC cung cấp cho các nước kém phát triển hơn trong ASEAN cơ hội để chuyển đổi từ nền kinh tế có mức lương thấp sang một nền kinh tế có mức lương cao hơn. Tuy nhiên, những thay đổi quá nhanh về mặt cấu trúc sẽ tạo ra nhiều thách thức. Công nhân ở một số khu vực sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Do đó, song song với quá trình chuyển đổi này, cần thiết lập một cơ chế bảo hiểm xã hội và các chính sách giáo dục nhằm trang bị cho người lao động các kỹ năng cần thiết để nắm bắt cơ hội mới. Năng suất lao động cao hơn dự kiến sẽ tạo ra cơ hội cho sự thịnh vượng chung trong ASEAN. Tuy nhiên, hội nhập danh nghĩa có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng xã hội. Trên thị trường lao động , những người lao động có tay nghề cao sẽ được hưởng lợi từ tiền lương cao hơn, trong khi những người lao động có tay nghề thấp phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Do đó, điều quan trọng là các nước thành viên ASEAN phải thiết lập các thể chế về tiền lương. Trong bối cảnh đó, việc thiết lập chế độ tiền lương tối thiểu có thể giúp giảm sự chênh lệch về thu nhập, bảo vệ người lao động có tay nghề thấp, đảm bảo họ vẫn nhận được một phần các thành quả của sự tiến bộ.

Trong khi thiết lập chế độ tiền lương cho người lao động có trình độ, các chính phủ nên tạo ra một cơ chế cho phép của người lao động và nhà tuyển dụng có thể cùng thương lượng. Các doanh nghiệp vốn phải thích ứng với tiền lương tăng sẽ đầu tư mạnh về công nghệ, họ cũng sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng tổng cầu đi kèm với gia tăng sức mua. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ tận dụng lợi thế của một thị trường ASEAN rộng lớn với hơn 600 triệu dân. Người lao động trong ASEAN cũng có thể tìm kiếm cơ hội để sử dụng các kỹ năng của họ bằng cách di chuyển đến các quốc gia khác trong khu vực để làm việc.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự đoán đến năm 2030, khoảng 59 triệu người sẽ bổ sung vào lực lượng lao động của ASEAN. Điều này có nghĩa là ASEAN sẽ sở hữu lực lượng lao động lớn thứ ba thế giới, chiếm 10% lực lượng lao động của toàn thế giới vào năm 2030, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Các nền kinh tế phát triển hơn trong ASEAN như Singapore, Malaysia có hệ thống cơ sở hạ tầng và thể chế hiện đại song vì có dân số già hơn so với các nước thành viên khác của Hiệp hội nên sẽ phải tăng cường tiếp nhận và sử dụng các công nghệ tiên tiến để ứng phó tình trạng năng suất lao động “giảm tốc”. Ngược lại, các nền kinh tế mới nổi như Campuchia và Lào với môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng tương đối kém hơn thì cần phải nỗ lực để cải thiện năng suất lao động nhằm duy trì sức cạnh tranh (PwC, 2018).

Sự dịch chuyển lao động nội khối sẽ đóng góp vào sự phát triển bền vững trong khu vực với những lợi ích không chỉ thuộc về những người lao động mà còn cho các nước có dòng lao động dịch chuyển tới. Những nước cho phép lao động dịch chuyển ra các nước trong khu vực sẽ nhận được kiều hối và trình độ lao động, mức lương của người dân sẽ không ngừng được nâng cao. Trong khi đó, các nước nhận lao động lại có thể giải quyết được tình trạng thiếu lao động, thúc đẩy tăng trưởng. Singapore được biết đến là quốc gia có hệ thống quản lý lao động hiệu quả song việc thực thi bảo vệ quyền của người lao động nước ngoài, đặc biệt là giới nữ cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa. Nhìn chung, mặc dù thấy được lợi ích nhãn tiền song hệ thống chính sách về dịch chuyển lao động trong ASEAN còn nhiều bất cập, phiền phức khiến người lao động gặp nhiều khó khăn khi có mong muốn làm việc ở các nước khác trong khu vực (Cát Anh, 2017).

4.2. Tự do dịch chuyển lao động có tay nghề: từ chính sách đến thực tiễn

Mặc dù AEC cho phép dịch chuyển tự do của lao động có tay nghề trong một số ngành nhất định, nhưng trên thực tế, điều này gặp phải một số thách thức. Dịch chuyển lao động trong ASEAN trước nay chủ yếu trong khối người lao động trình độ thấp và trung bình trong các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng , đánh bắt và làm việc nội trợ.

Thay đổi việc làm trong các ngành thâm dụng lao động

Theo ADB và ILO (2014), dự báo đến năm 2025, nhìn chung việc làm sẽ tăng chủ yếu trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, thương mại, giao thông và xây dựng. Thương mại và vận tải chiếm khoảng một nửa tổng số việc làm tăng ở Việt Nam, khoảng một phần ba ở Campuchia, Indonesia và Philippines, khoảng một phần năm ở Thái Lan và Lào. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số việc làm gia tăng ở Lào, Philippines và Thái Lan. Ở Campuchia và Indonesia, ngành xây dựng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, khoảng 20%, trong tổng số việc làm tăng thêm ở các nước ngày. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác cũng tạo ra số lượng việc làm tăng thêm đáng kể như dệt may và hóa chất ở Campuchia; kim loại, hóa chất và dệt may ở Indonesia; phương tiện vận tải, kim loại và dịch vụ tư nhân tại Lào; dịch vụ tư nhân, chế biến thực phẩm và phương tiện vận tải tại Philippines; chế biến thực phẩm, phương tiện và sản xuất máy tại Thái Lan; hàng may mặc, chế biến thực phẩm tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó, việc làm ở một số ngành dự kiến sẽ giảm, ví dụ như trong lĩnh vực chế biến thực phẩm ở Campuchia, Indonesia và Lào. Thất nghiệp tiềm ẩn trong những ngành này cho thấy liên kết giữa thượng nguồn và hạ nguồn trong nông nghiệp còn yếu, đòi hỏi phải có những chính sách đổi mới để cải thiện vấn đề này. Ở Thái Lan và Việt Nam, việc làm có thể suy giảm trong các dịch vụ tư nhân. Trong khi đó ở Philippines là công nghiệp hóa chất và khai thác mỏ. AEC không hướng tới việc dịch chuyển lao động tay nghề thấp. Tuy nhiên, do sự khác biệt về các yếu tố nhân khẩu học và sự chênh lệch về trình độ kinh tế hiện có, nhu cầu về lao động có trình độ thấp trong các lĩnh vực cụ thể sẽ được kích thích và tạo ra những cuộc di cư không mong muốn.

Do đó, những điểm đến hấp dẫn đối với lao động nhập cư trong ASEAN như Malaysia, Singapore và Thái Lan có thể tận dụng những lợi ích từ thương mại tự do bằng cách sử dụng nhiều lao động nhập cư.  Thương mại và dịch chuyển lao động có khả năng bổ sung cho nhau ở các quốc gia này và có thể cùng tăng trong ngắn hạn. Tuy rằng AEC hướng tới dịch chuyển lao động trình độ cao, dòng chảy lao động trình độ thấp có thể sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn và trung hạn do các yếu tố khác biệt về nhân khẩu học và sự chênh lệch kinh tế hiện có. Ví dụ ở Thái Lan, nhu cầu về lao động nhập cư có tay nghề thấp và trung bình dự kiến sẽ tăng. Điều này đòi hỏi phải có chiến lược để quản lý di cư và bảo vệ người lao động nhập cư thông qua việc cho phép truy cập thường xuyên vào các kênh di cư, khuyến khích người lao động nhập cư sử dụng các kênh đó, đồng thời đảm bảo việc chống lại sự bóc lột đối với lao động nhập cư và nạn buôn bán người. Theo thời gian, việc xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng cho các hoạt động ngành nghề có kỹ năng trung bình trong ASEAN - bao gồm công nhân xây dựng, công nhân may mặc, ngư dân và lao động đồn điền. Điều đó giúp các bên lien quan cung cấp một kênh dễ quản lý, minh bạch và an toàn hơn cho lao động nhập cư. Các chính sách như vậy có thể hợp pháp hóa và điều chỉnh phần lớn sự di cư đã diễn ra trong ASEAN. Một công cụ có thể được áp dụng là khung tham chiếu so sánh trình độ chuyên môn AQRF (ASEAN Qualifications Reference Framework) hoặc thông qua các thỏa thuận công nhận lẫn nhau riêng lẻ giữa các nước thành viên. Những công cụ như vậy sẽ giúp giải quyết một số thách thức trong vấn đề dịch chuyển lao động đang diễn ra trong nội bộ ASEAN đồng thời giúp quản lý có hiệu quả hơn, giải quyết các nhu cầu trong tương lai trên thị trường lao động của các quốc gia thành viên. 

Sự kém hiệu quả trong các quy định của AEC về di chuyển lao động có tay nghề

Các chính sách để quản lý dịch chuyển lao động trong khuôn khổ AEC được giới hạn cho lao động trình độ cao. Để hỗ trợ cho việc dịch chuyển lao động, các nước thành viên ASEAN đã nhất trí hoàn thành thỏa thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangements - MRA) cho phép lao động dịch chuyển tự do và làm việc trên toàn khu vực trong bảy lĩnh vực: kiến trúc, kỹ sư, kế toán, điều dưỡng, dịch vụ y tế, nha khoa, và du lịch.

Tuy nhiên, Bảng 2 cho thấy, thậm chí ngay cả khi có thỏa thuận công nhận lẫn nhau, 7 lĩnh vực mà AEC cho phép tự do dịch chuyển lao động cũng chỉ chiếm từ 0,3% đến 1,4 % tổng số việc làm tại các quốc gia thành viên. Do đó, trong ngắn hạn, các quy định của AEC về di chuyển lao động lành nghề có thể có rất ít tác động .

Bảng 2. Việc làm trong 7 ngành nghề được đề cập trong khuôn khổ AEC

 

Số việc làm trong 7 lĩnh vực được đề cập trong AEC ( nghìn)

Tỷ trọng 7 lĩnh vực được đề cập trong tổng số việc làm của AEC (%)

CAM

70,1

1,0

IND

355,3

0,3

LAO

37,8

1,3

PHIL

454,5

1,2

THAI

295,0

0,8

VIET

735,7

1,4

Nguồn: ILO và ADB (2014)

Mặt khác, các thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) sẽ tạo thuận lợi cho sự di chuyển lao động trong khuôn khổ AEC. Những thỏa thuận này cụ thể hóa các yêu cầu về kỹ năng hoặc kinh nghiệm mà các chuyên gia cần đạt được để được thừa nhận ở một quốc gia khác và được làm việc ở nước ngoài. Để hỗ trợ các MRA, ASEAN đang phát triển Khung tham chiếu trình độ chuyên môn ASEAN (AQRF) cho phép các bằng cấp được so sánh giữa các quốc gia thành viên và cung cấp một chuẩn mực nhất quán cho các khung trình độ riêng lẻ ở mỗi quốc gia hiện nay.

Việc thực hiện thỏa thuận MRA vẫn còn nhiều khó khăn, trước hết là do các quốc gia khác nhau về chương trình giáo dục và cách thức kiểm tra để được thừa nhận về trình độ chuyên môn. Thứ hai, một số quốc gia yêu cầu các vị trí như giáo viên, luật sư, công chức hoặc binh sĩ là dành cho người bản địa và loại trừ lao động nhập cư khỏi những ngành này. Thứ ba, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và sự chấp nhận của xã hội có thể tạo ra những rào cản vô hình đối với sự dịch chuyển lao động, vượt ra khỏi các quy định tồn tại trên giấy tờ. Cuối cùng, các cuộc đàm phán MRA cho đến nay thường được tiến hành song phương và hầu hết còn tồn tại nhiều bất cập trong quá trình thực hiện.

Trong khi Cộng đồng kinh tế ASEAN muốn thúc đẩy việc di chuyển của những người lao động có tay nghề cao, thì hầu hết những người lao động nhập cư trong khu vực đều có tay nghề thấp và nhiều người không có giấy tờ. Để các quốc gia thành viên ASEAN thu được lợi ích từ việc dịch chuyển lao động, các chính phủ cần quản lý tất cả các loại hình di cư một cách hiệu quả hơn và có chính sách bảo vệ cho tất cả lao động nhập cư.

  1. Kết luận

Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của AEC đến thị trường lao động, năng suất lao động và tiền lương của các nước thành viên ASEAN. Sự dịch chuyển tự do đối với các lao động lành nghề trong AEC dự kiến sẽ làm tăng sản lượng của toàn khu vực. Trên thị trường lao động, việc dịch chuyển nhân công trong ASEAN sẽ tiếp tục ở các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động có kỹ năng trung bình và thấp, chủ yếu trong các ngành nghề như chế tác, xây dựng, đánh bắt và công việc nội trợ. Về lý thuyết, việc tạo thuận lợi cho sự dịch chuyển tự cho các lao động có tay nghề trong khuôn khổ AEC sẽ dẫn đến lợi ích đáng kể. Tuy nhiên, các thỏa thuận hiện tại liên quan đến chính sách di cư chưa giải quyết được những vấn đề diễn ra trong thực tế. Hiện nay, dịch chuyển lao động trong khuôn khổ AEC bị giới hạn trong các ngành nghề chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số việc làm của ASEAN. Trong dài hạn, việc làm sẽ tăng thêm ở  một số ngành và giảm đi ở những ngành khác. Do đó, các quốc gia thành viên ASEAN vừa phải giải quyết các vấn đề thất nghiệp, lao động bất hợp pháp, điều kiện làm việc thấp, đồng thời phải xử lý các thách thức khác nảy sinh từ hợp tác và hội nhập khu vực. Về năng suất lao động, việc dịch chuyển lao động dự báo sẽ làm tăng năng suất đáng kể ở một số quốc gia như Campuchia, Indonesia, Laos, Myanmar và Việt Nam. Điều này sẽ giúp các nước CLMV tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế thông qua năng suất cao hơn thay vì dựa trên mức lương thấp. AEC thúc đẩy dịch chuyển lao động nhằm thúc đẩy nhu cầu về lao động có tay nghề, do vậy các chính phủ có thể gắn kết chính sách giáo dục với các chính sách phát triển và tạo việc làm để đảm bảo rằng hội nhập sẽ mang lại lợi ích cho những khu vực dễ bị tổn thương nhất. Thứ hai, về giáo dục và đào tạo, người lao động cần được trang bị các kỹ năng đáp ứng được đòi hỏi của công việc trong tương lai, có khả năng thích ứng với sự thay đổi công nghệ một cách nhanh chóng trong thời đại mới. Các hệ thống giáo dục và đào tạo cần phải cải thiện chất lượng đi đôi với việc phát triển các kỹ năng cơ bản và cốt lõi, đáp ứng nhu cầu về nhân lực trình độ cao trong tương lai. Thứ ba, về mặt bảo trợ xã hội, phạm vi của các hệ thống an sinh xã hội nên được mở rộng cho các đối tượng bao gồm người lao động nhập cư và các nhóm dễ bị tổn thương khác. Cuối cùng, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là vấn đề hết sức quan trọng ở các nước AEC. Cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng trên toàn khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên ASEAN đồng thời tạo thuận lợi cho thương mại, xây dựng chuỗi cung ứng và phát triển các liên kết tài chính, từ đó có thể thúc đẩy năng suất cao hơn.

Tài liệu tham khảo

 

 

  1. Cát Anh (2017), ‘Dịch chuyển lao động mang tới nhiều cơ hội cho ASEAN’, Báo Quốc tế, truy cập lần cuối ngày 05/05/ 2018 tại https://baoquocte.vn/dich-chuyen-lao-dong-mang-toi-nhieu-co-hoi-cho-asean-58610.html.
  2. Chia Siow Yue (2011), ‘Free Flow of skilled labor in the ASEAN Economic Community’, Singapore Institute of International Affairs, Singapore.
  3. Flavia Jurje and Sandra Lavenex (2015), ‘ASEAN Economic Community: what model for labour mobility?’, Working Paper No 2015/02, World Trade Institute of the University of Bern,
  4. Guntur Sugiyarto and Dovelyn Rannaveig Agunias (2014), ‘A free flow of skilled labour within ASEAN: Aspriations, Opportunities and Challenges in 2015 and Beyond’, Issue No 11, IOM Regional Office for Asia and the Pacific and the Migration Policy Institute, 2014.
  5. ILO and ADB (2014), ASEAN Community 2015: Managing integration for better jobs and shared prosperity, Bangkok, Thailand.
  6. ILO statistic database, https://www.ilo.org/ilostat.
  7. James M, Susan L, Byron A, Sereenivas R (2012), ‘Help wanted: the future of work in advanced economies’, The McKinsey Global Institute with discussion paper.
  8. Paul Krugman (2006), International economics: theory and policy, Pearson.
  9. PwC (2018), ‘The Future of ASEAN Time to Act’, Partner- Growth Markets Centre, Singapore.

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

ĐỔI MỚI QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

                        Nguyễn Văn Cảnh[1]

Nguyễn Thị Sofia[2]

Tóm tắt

Bài viết này phân tích, đánh giá công tácquản lý đào tạo trình độ thạc sĩcủa Trường Đại học Ngoại thương (ĐHNT) trong điều kiện tự chủ và hội nhập quốc tế, được xem xét trên các mặt: 1). Đổi mới quản lý nội dung, chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 2). Tiếp tục đổi mới chuẩn đầu ra, tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo, 3). Đổi mới hoạt động quản lý người học theo hướng tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của học viên kết hợp với việc giám sát đồng bộ, 4). Gắn kết hoạt động đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học, 5). Các giải pháp về phối, kết hợp với công giới, 6). Đề xuất tăng quyền tự chủ toàn diện, 7). Các giải pháp tiếp tục đổi mới phát triển nguồn lực, phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng. Từ đó, đề xuất kiến nghị định huớng, giải pháp tiếp tục đổi mới quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ củaTrường ĐHNT trong điều kiện tự chủ và hội nhập quốc tế trên các mặt đó.

Từ khóa: Đào tạo trình độ thạc sĩ, quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ, đổi mới quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ, chất lượng đào trình độ thạc sĩ, tự chủ, hội nhập quốc tế.

Abstract

The paper focuses on the analysis and assessment of the management of Master-level education of Foreign Trade University in the context of autonomy and international integration from the perspectives as follows: 1. The renewal of the management of the content and the structure of Master programs, 2. The continuation of the renewal of expected learning outcomes, quality standards, the implementation of quality accreditation and the assurance of programs’ quality, 3. The renewal of the student management in order to raise their self-taking responsibilities in accordance to the consistent supervision, 4. The connection of education actitvities with research ones,5. The solutions for the cooperation with organizations and enterprises., 6. The recommendations of raising the comprehensive autonomous rights, and continuing the renewal of the development of human resource and visiting lecturers. From all of these, the orientations and solutions are propose for the continuation of the renewal of Master-level education of Foreign Trade University in the situation of autonomy and international integration.

Keywords: Master-level education, Master-level education management, renewal of Master-level education management, Master pogram quality, autonomy, and international integration.

1. Đặt vấn đề

Hoạt động đào tạo đại học và sau đại học là sứ mạng, là nhiệm vụ trọng yếu của các trường đại học. Kết quả và chất lượng đào tạo cao hay thấp là một tiêu chí đánh giá vị thế và uy tín của nhà trường. Vì vậy, việc không ngừng phát triển đào tạo nói chung, đào tạo trình độ thạc sĩ nói riêng là mục tiêu mà các trường đại học hướng tới. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vấn đề hội nhập về giáo dục đào tạo ngày càng sâu rộng, trước những thách thức của môi trường giáo dục luôn thay đổi, việc đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ của các trường đại học luôn trong điều kiện tự chủ và hội nhập là vấn đề được cơ sở đào tạo và của toàn xã hội quan tâm.

Trên thế giới “tự chủ đại học” gắn liền với sự thay đổi mối quan hệ giữa nhà nước và trường đại học theo xu hướng phát huy truyền thống đại học là tự do học thuật và mở rộng tự chủ tổ chức, tự chủ tài chính và tự chủ nhân sự. Ở Việt Nam, đến năm 2012, các chính sách giáo dục chưa sử dụng từ ngữ “tự chủ đại học” mà dùng nhiều từ ngữ như “tự chủ, quyền tự chủ, nguyên tắc tự chủ, cơ chế tự chủ, chế độ tự chủ và luôn gắn tự chủ với “tự chịu trách nhiệm” và “theo quy định pháp luật”. Do vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để đổi mới quản lý hoạt động đào tạo sau đại học, nâng cao chất lượng đào tạo ngang tầm yêu cầu mới của phát triển bền vững đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Để thực hiện mục tiêu này đòi hỏi các trường đại học Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Ngoại thương phải thực sự có bước đột phá tạo ra được những chuyển biến rõ rệt trong nhận thức cũng như trong thực tiễn đào tạo.

2. Một số kết quả đạt được trong đào tạo trình độ thạc sĩ

Trường ĐHNT đã trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu (từ 1960 đến 1993), Trường chỉ thực hiện các chương trình đào tạo trình độ đại học (trước đây gọi là bậc đại học). Giai đoạn sau (từ 1993 đến nay), Trường bắt đầu thực hiện đào tạo sau đại học (nay được gọi là đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ), từmột chuyên ngành duy nhất là Kinh tế Thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế (nay là ngành Kinh tế quốc tế) theo Quyết định số 1955/QĐ-SĐH ngày 21/09/1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến nay Trường đã và đang đào tạo 8 ngành, chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, đó là: (1) Kinh tế quốc tế giảng dạy bằng tiếng Việt, (2) Kinh tế quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, (3) Quản trị kinh doanh, (4) Điều hành cao cấp, (5) Kinh doanh thương mại, (6) Tài chính - Ngân hàng, (7) Chính sách và Luật thương mại quốc tế, (8) Luật Kinh tế. Trải qua 25 năm đào tạo trình độ thạc sĩ, trường Đại học Ngoại thương đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, xuất phát từ việc coi đào tạo trình độ thạc sĩ bậc đào tạo chuyên sâu, dựa trên nền tảng đào tạo ở trình độ đại học và có mối liên hệ thống nhất với đào tạo đại học, các chương trình đào tạo thạc sĩluôn được Nhà trường đặc biệt quan tâm đổi mới theo hướng cập nhật kiến thức chuyên ngành, tăng cường kiến thức liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ được xây dựng trên tinh thần quán triệt quan điểm đó và có tham khảo các chương trình đào tạo thạc sĩ của các trường đại học trong và ngoài nước. Qua thực tế các khóa đào tạo, các chương trình này đã đáp ứng được nhu cầu của người học, nhu cầu của các cơ quan sử dụng người học.

Thứ hai, đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý đào tạo sau đại học không ngừng được củng cố và ngày càng lớn mạnh. Chính sách thu hút sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài trường được xuyên suốt trong mọi hoạt động của Nhà trường. Trong 25 năm qua, hơn 150 nhà khoa học có trình độ chuyên môn cao, có uy tín và tâm huyết với nghề đã tham gia giảng dạy, xây dựng chương trình, hướng dẫn, đánh giá luận văn. Để phát huy khả năng đóng góp của đội ngũ các nhà khoa học cho trình độ thạc sĩ, Nhà trường đã luôn cố gắng đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi, chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ khoa học. Cùng với việc xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà khoa học, Nhà trường cũng chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ. Từ chỗ chỉ có 02 người khi mới thành lập, đến nay, Khoa Sau đại học đã có một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, gồm 10 thành viên trong đó có 01 phó giáo sư, 02 tiến sĩ, 07 thạc sĩ.

Thứ ba, sau 25 năm đào tạo sau đại học, qui mô đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ của Trường không ngừng phát triển, Nhà trường đã và đang đào tạo các học viên trong và ngoài nước từ Hàn Quốc, Cộng hoà DCND Lào, Vương quốc Căm-pu-chia, Trung Quốc, Mông Cổ, ... vớihơn 5.000 học viên cao học của 8 chuyên ngành đào tạo là lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại, tài chính - ngân hàng, pháp luật và ngoại ngữ của đất nước. Các thạc sĩ được đào tạo tại Trường Đại học Ngoại thương luôn được xã hội đánh giá cao, họ đã luôn xứng đáng với truyền thống của Trường và khi trở về cơ quan đều đã phát huy được vai trò của mình trong công tác, vận dụng được các kiến thức đã học ở Trường để giúp cơ quan, doanh nghiệp hoạch định chính sách, chiến lược ở tầm vĩ mô và vi mô, giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra.

Thứ tư, hợp tác quốc tế về đào tạo sau đại học của Nhà trường trong những năm qua cũng có bước phát triển. Với vị thế là một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và quản trị kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương đã trở thành đối tác của nhiều trường đại học nước ngoài, nhiều tổ chức quốc tế trong nhiều dự án hợp tác đào tạo và nghiên cứu sau đại học. Chương trình hợp tác đào tạo sau đại học đầu tiên tại Trường Đại học Ngoại thương đánh dấu một bước đi quan trọng trong lĩnh vực hợp tác đào tạo là chương trình hợp tác đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế với Đại học Tours được Nhà trường giao cho Khoa Sau đại học tổ chức thực hiện từ năm 2001. Tiếp nối thành công đã đạt được trong việc tổ chức chương trình liên kết đào tạo đầu tiên này, Trường Đại học Ngoại thương đã giao nhiệm vụ cho Khoa Sau đại học triển khai một số chương trình khác như: chương trình hợp tác đào tạo cao học Quản trị dự án với Đại học Nantes (Cộng hòa Pháp), chương trình đào tạo thạc sĩ Nghiên cứu quan hệ kinh tế Á – Âu của Trường Đại học Rennes 2, chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Chính sách và Luật thương mại quốc tế của Viện Thương mại thế giới (WTI) thuộc Trường Đại học Tổng hợp Bern, Thụy Sĩ và cũng gặt hái được những thành công nhất định nhờ vào chất lượng đào tạo, trình độ của học viên tốt nghiệp và công tác tổ chức thực hiện chương trình. Thông qua các dự án hợp tác này, đội ngũ giảng viên của Nhà trường có điều kiện trao đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy với các giảng viên của các trường đại học lớn trên thế giới, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường lên ngang tầm với chất lượng đào tạo của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ năm, Nhà trường luôn quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập sau đại học. Các học viên cao học được dành riêng 15 phòng học có điều hòa nhiệt độ, máy vi tính, máy chiếu, 01 thư viện và phòng đọc với hệ thống máy tính nối mạng, 1 phòng bảo vệ luận văn thạc sĩ.

Phát huy những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, Trường Đại học Ngoại thương sẽ tiếp tục đổi mới hơn nữa công tác đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Nhiệm vụ đặt ra là: rà soát và hoàn thiện các chương trình đào tạo đã có; xây dựng các chương trình đào tạo cho các ngành mới theo hướng liên thông và hội nhập; đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy, chú trọng phương pháp nêu vấn đề, lấy người học làm trung tâm, tăng cường sử dụng trang thiết bị dạy học; tăng cường công tác quản lý quá trình đào tạo sau đại học.

Đạt được các kết quả trên là nhờ các nguyên nhân sau: (1) Nhờ quyết tâm và tầm nhìn của lãnh đạo Trường qua các thế hệ; (2) Nhờ sự đồng lòng của tập thể cán bộ, giảng viên Nhà trường đã tích cực thực hiện chủ trương đào tạo trình độ mọi mặt cho đội ngũ viên chức,đến nay đội ngũ giảng viên đã có biến đổi rõ rệt về số lượng và chất lượng, số lượng giáo viên có học vị tiến sĩ đã liên tục tăng qua các năm, đến nay trường có 1 giáo sư, 40 phó giáo sư và 94 tiến sĩ. (3) Nhờ sự hợp tác có hiệu quả với các đối tác, các nhà khoa học uy tín ngoài trường.

3. Một số hạn chế và nguyên nhân

Còn một số hạn chế nhất định về quản lý đào tạo và chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ của Trường Đại học Ngoại thương trong thời gian qua. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ như:

(1) Hình thức tổ chức đào tạo chủ yếu là học không tập trung (các buổi tối trong tuần hoặc các ngày cuối tuần, không có sự quản lý chặt chẽ cả tự quản và bị quản) do các học viên là những người đang đi làm việc tại các cơ quan, tổ chức không sắp xếp được thời gian học ban ngày vì vậy việc tổ chức đào tạo ban ngày chỉ triển khai được một vài lớp của các ngành QTKD, TC-NH, Luật Kinh tế, còn một số ngành khác do không đủ số lượng người học nên không đủ điều kiện tổ chức;

(2) Nhà trường chưa kiểm định và đánh giá các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ do việc triển khai kiểm định chương trình cần phải đảm bảo các điều kiện cần thiết trước khi đưa ra kiểm định. Vì vậy, Nhà trường đang tổ chức và triển khai từng bước để tiến hành kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, các bước đã và đang triển khai như kiểm định chất lượng giáo dục, rà soát chương trình đào tạo,…;

(3) Tổ chức quản lý quá trình đào tạo chưa được thường xuyên đổi mới, phân quyền trong tổ chức quản lý giữa trường và các đơn vị chưa thực sự thường xuyên được hoàn thiện, người học chưa gắn với bộ môn, chưa kiểm soát đào tạo theo quá trình... Do việc tổ chức quản lý đào tạo được áp dụng theo quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Nhà trường, trong khi nội dung quy chế đào tạo (quy định về chức năng, nhiệm vụ, cách thức tổ chức quản lý,…) và được áp dụng trong thời gian dài;

(4) Trong tuyển sinh, chưa chú trọng đúng mức khâu chuẩn bị của thí sinh, các chương trình tổ chức đào tạo một số học phần tại các địa phương còn hạn chế. Nhà trường tổ chức các lớp học ôn thì, hướng dẫn ôn tập để thí sinh chuẩn bị, nhưng do thời gian tuyển sinh ngắn nên việc tổ chức các lớp ôn tập thường bị hạn chế về thời gian. Đối với các học phần tại các địa phương do nhiều vướng mắc về quy chế đào tạo như phải thực hiện các thủ tục xin phép nên việc triển khai còn nhiều hạn chế;

(5) Đội ngũ giảng viên, người hướng dẫn khoa học một số ngành chưa đủ và chưa thực sự ổn định do số lượng người học một số ngành tăng, trong khi các giảng viên đang trong thời gian làm nghiên cứu sinh hoặc một số giảng viên là tiến sĩ chuyển công tác. Do nhu cầu đào tạo của xã hội ở một số ngành tăng cao hàng năm, trong khi đội ngũ nhà khoa học cơ hữu tăng lên nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu mới;

(6) Quan hệ với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu về đào tạo thạc sĩ và sử dụng lao động có trình độ thạc sĩ chưa thực sự hiệu quả. Việc “học” cần đi đổi với “hành” và việc tổ chức đào tạo cho người học cần gắn với thực tiễn để gắn kết lý luận với thực tiễn. Vì vậy, việc tham gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là thực sự cần thiết từ yêu cầu của nội dung chương trình đến nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, một số cơ quan sử dụng lao động do một số hạn chế nhất định đã không tham gia vào việc phối hợp đào tạo với các cơ sở đào tạo;

(7) Chưa có bộ giáo trình chuẩn cho từng chương trình đào tạo. Do các chương trình thường xuyên được cập nhật, một số học phần thường xuyên được thay đổi, các nhà khoa học cũng chưa thực sự chú trọng trong việc biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo phục vụ cho đào tạo trình độ thạc sĩ;

 (8) Thư viện và học liệu chưa đảm bảo ở mức cao mặc dù được sự quan tâm của Nhà trường trong việc trang thiết bị học liệc cho Thư viện, nhưng do hạn chế về kinh phí hoặc cung cấp thông tin về học liệu từ nguồn trong và ngoài nước nên thực tế số học liệu hiện có vẫn chưa đủ để người học tham khảo;

 (9) Cơ sở vật chất chưa thực sự đảm bảo cho quá trình đào tạo. Nhà trường luôn quan tâm đến cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo trình độ thạc sĩ, nhưng do còn hạn chế về tài chính nên một số phòng học chưa được trang bị đủ thiết bị hiện đại cho các phòng học.

4. Đề xuất một số định hướng và giải pháp đổi mới quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ trong điều kiện tự chủ và hội nhập nhằm nâng cao chất đào tạo

Đào tạo trình độ thạc sĩ ở trường ĐHNT trong 25 năm qua đã khẳng định vai trò và vị thế xứng đáng trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, Nhà trường vẫn cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ. Để chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ ngày càng nâng cao, ngang tầm khu vực và thế giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa nâng cao chất lượng và mở rộng qui mô đào tạo, các đề xuất dưới đây về đổi mới quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ không nằm ngoài mục tiêu trên.

4.1. Định hướng

Thứ nhất, định hướng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ trong điều kiện tự chủ và hội nhập quốc tế

- Đổi mới đào tạo trình độ thạc sĩ cần phù hợp với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, định hướng này liên quan đến chất lượng đào tạo tiệm cận chất lượng đào tạo quốc tế, đòi hỏi nội dung chương trình đào tạo phải thường xuyên cập nhật, tham khảo các chương trình của các trường đại học danh tiếng trong nước và trên thế giới.

- Đổi mới đào tạo trình độ thạc sĩ cần khai thác tối đa các cơ hội do việc trao quyền tự chủ mang lại, phù hợp với nhu cầu xã hội trên cơ sở huy động, kết hợp các chủ thể có liên quan.

Thứ hai, đổi mới là quá trình, đòi hỏi thường xuyên hoàn thiện, đòi hỏi kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ cần được thường xuyên hoàn thiện trên cơ sở kịp thời phát hiện những bất cập để có điều chỉnh kịp thời. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ liên quan đến chiến lược sản phẩm, gắn nhu cầu thị trường (nhu cầu xã hội), do nhu cầu xã hội thường xuyên thay đổi, vì vậy, sản phẩm đào tạo cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu xã hội, để đạt hiệu quả hơn.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ cần được kiểm định, tuyên bố với xã hội về chất lượng đào tạo của một chương trình theo một chuẩn nào đó và cũng là sự công nhận của xã hội về chất lượng đào tạo.

4.2. Giải pháp

Thứ nhất, đổi mới quản lý nội dung chương trình đào tạo, phát triển chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ

Mục tiêu của việc học thạc sĩ (master) hiểu một cách đơn giản là để người học nắm vững được (lý tưởng là đến mức tinh thông, như nghĩa của chữ “master”) các tri thức của một ngành đào tạo. Những người có trình độ thạc sĩ là những người có trình độ chuyên ngành vững chắc, sau khi được học nâng cao và cùng với kinh nghiệm làm việc đã tích lũy được, họ sẽ có thêm kiến thức liên ngành và năng lực thực hiện công tác chuyên môn cũng như nghiên cứu khoa học trong ngành được đào tạo.

Để thiết kế một chương trình đào tạo phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo,Nhà trường cần huy động các nhà khoa học (trong và ngoài trường) có kinh nghiệm, am hiểu những nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng chương trình như: mục tiêu của chương trình, chuẩn đầu ra, cấu trúc chương trình, qui trình làm chương trình, tham khảo chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước và phải căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ cần thiết kế nội dung hợp lý cho từng ngành, cung cấp các học phần phù hợp với ngành đào tạo (không phải theo khả năng người dạy), đáp ứng nhu cầu người học, giúp học viên tiếp thu tri thức một cách hệ thống, chuyên sâu, có khả năng áp dụng hiệu quả tri thức đã tiếp thu vào trong thực tiễn.

Việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo như trên, Nhà trường cần rà soát, cập nhật thường xuyên các học phần trong chương trình đào tạo, để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời các học phần, đáp ứng những đòi hỏi do nhu cầu thực tiễn đặt ra. Đồng thời, Nhà trường cần có các giáo trình, sách chuyên khảo dành riêng cho đào tạo trình độ thạc sĩ đối với một số môn học chủ chốt của các ngành đào tạo. Đây là một vấn đề then chốt và cần khắc phục vì hiện nay học viên cao học chưa có giáo trình các học phần của cả 8chương trình đào tạo nói trên (riêng môn Triết học đã có giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng chung cho các chương trình đào tạo). Có giáo trình và sách tham khảo sẽ quyết định cách giảng bài của giảng viên và khả năng tự học của học viên. Mặt khác, hàng năm Nhà trường cần khảo sát lấy ý kiến của người học, của các cơ quan sử dụng học viên, các nhà quản lý, các nhà khoa học về chương trình đào tạo để có thêm nguồn thông tin về tính ý nghĩa, tính thực tế của chương trình đào tạo từ người học và nhà sử dụng “sản phẩm đào tạo”.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu phát triển thêm một số ngành đào tạo mới như: Quản lý kinh tế, Kế toán,…phù hợp với khả năng của Nhà trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo trình độ thạc sĩ của xã hội và tạo ra lợi thế “cạnh tranh” mới, vị thế của Nhà trường.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới chuẩn đầu ra, tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện kiểm định chất lượng và đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo

Năm 2017, Trường Đại học Ngoại thương được Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục trao Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giai đoạn 2011-2016, đánh giá cao ở cả 10 tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đó là sứ mạng và mục tiêu của trường đại học; tổ chức và quản lý; chương trình giáo dục; hoạt động đào tạo; đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên; người học; nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ; hoạt động hợp tác quốc tế; thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác; tài chính và quản lý tài chính. Tuy nhiên, đó mới là kiểm định và đánh giá chất lượng trường đại học, việc kiểm định chương trình đào tạo đang được Nhà trường quan tâm và triển khai. Dự kiến đánh giá mời các tổ chức kiểm định quốc tế đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ trong năm 2020.

Đánh giá, kiểm định và công bố chất lượng đào tạo là sự công nhận của xã hội về một chất lượng đào tạo, là sự tuyên bố với xã hội về chất lượng đào tạo của một chương trình theo một chuẩn nào đó. Mỗi người học cần biết đầy đủ thông tin về năng lực, chất lượng đào tạo của mỗi trường, chuyên ngành, đội ngũ nhân sự,… mà họ sẽ đăng ký và tham gia học. Kiểm định chất lượng là công cụ hữu hiệu để kiểm soát chất lượng và nâng cao tính minh bạch của một chương trình đào tạo. Ngoài ra, kiểm định chất lượng còncó tác dụng tăng uy tín cho các trường, giúp các nhà quản lý, các trường đại học tự xem xét toàn bộ hoạt động đào tạo của mình một cách có hệ thống, từ đó điều chỉnh theo một chuẩn mực nhất định để ngày càng đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.

Ngoài hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ (Internal Quality Assurance - IQA). Trường Đại học Ngoại thương cần mời các tổ chức kiểm định độc lập và các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác thực hiện đảm bảo chất lượng bên ngoài (External Quality Assurance - EQA). Việc kiểm định chất lượng không tạo ra ngay chất lượng đào tạo mà nó là tấm gương phản ảnh chất lượng đào tạo, giúp cho Nhà trường nhìn nhận lại chất lượng hiện tại của mình và tuyên bố với “khách hàng” của mình về hiện trạng chất lượng chương trình đào tạo, đồng thời giúp người tham gia đào tạo nhận thức được những tiêu chuẩn cần thiết, biết được điểm mạnh, điểm yếu của chương trình đào tạo để hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo.

Thứ ba, đổi mới hoạt động quản lý người học theo hướng tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của học viên kết hợp với việcgiám sát đồng bộ

Hoạt động học của học viên cao học tại cơ sở đào tạo nhằm lĩnh hội tri thức mới, chuyên sâu; là hoạt động có ý thức của người học nhằm thay đổi bản thân, hướng vào việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách cá nhân. Có thể hiểu quản lý hoạt động của học viên thực chất là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của học viên trong quá trình đào tạo, bao gồm: theo dõi, đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu, thúc đẩy tạo điều kiện để học viên nâng cao kiến thức, hoàn thiện bản thân. Để quản lý hoạt động học của học viên cao học theo hướng tăng cường tính tự chịu trách nhiệm của học viên kết hợp với việc giám sát đồng bộ được hiệu quả, Khoa Sau đại học cần: Rà soát quy định đào tạo trình độ thạc sĩ để điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng người học; Phổ biến, hướng dẫn cho học viên nắm vững qui định của Nhà trường, của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến đào tạo trình độ thạc sĩ, cũng như kế hoạch học tập của toàn khóa học, từng học kỳ để học viên chủ động về thời gian tham gia khóa học; Lãnh đạo Khoa Sau đại học thường xuyên có buổi họp định kỳ với các lớp học để nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ của học viên đồng thời tiếp thu thông tin phản hồi từ người học, từ đó kịp thời có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Trao đổi trực tiếp giữa Khoa Sau đại học với giảng viên giảng dạy để quản lý, theo dõi giờ lên lớp, tình hình học tập và tinh thần, thái độ của học viên.

Thứ tư, gắn kết hoạt động đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học

Hoạt động đào tạo và hoạt động nghiên cứu là hai nhiệm vụ chủ yếu của mỗi cơ sở đào tạo. Nghiên cứu khoa học sẽ tận dụng được tiềm năng chất xám của đội ngũ giảng viên có trình độ, có kinh nghiệm cũng như của những học viên có đam mê nghiên cứu, có những ý tưởng sáng tạo. Đồng thời, giúp cho học viên tìm ra được những kiến thức mới, những phương pháp mới, để bổ sung và nâng cao trình độ bản thân cũng như phát huy khả năng nghiên cứu khoa học. Để gắn kết hoạt động đào tạo và hoạt động nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Ngoại thương cần:

- Kết hợp với các giảng viên lập nên những nhóm học viên cao học tham gia vào các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Bộ. Học viên sẽ được làm quen với công việc nghiên cứu ngay trong khi nghiên cứu các môn học trong chương trình đào tạo của mình, những kiến thức thu được từ các môn học sẽ được áp dụng thực tế. Học đi đôi với hành sẽ làm cho việc học trở nên bớt nhàm chán, căng thẳng.

- Thường xuyên tổ chức hội thảo khoa học nhằm tạo cơ hội cho các học viên được tham gia nghiên cứu. Những hội thảo này có thể đi sâu vào việc tư vấn viết từng chương trong luận văn, tư vấn tìm tài liệu, tư vấn trình bày theo đúng văn phong khoa học. Tại những cuộc hội thảo như thế, các cán bộ hướng dẫn khoa học sẽ có cơ hội trình bày những kinh nghiệm của mình tới toàn thể các học viên mà không dành riêng cho học viên mà họ hướng dẫn.

- Tăng cường đầu tư kinh phí, quản lí về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên nhằm đảm bảo các sản phẩm nghiên cứu đạt chất lượng cao cũng là một nội dung quan trọng. Sẽ là thiếu thực tế nếu Nhà trường chỉ động viên các giảng viên, học viên về mặt tinh thần mà không có chế độ đãi ngộ, trả công xứng đáng cho những sản phẩm nghiên cứu của họ. Khó khăn đặt ra với công tác này là kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học ở các trường đại học rất ít. Trong khi đó, lao động chất xám khó có thể định mức được. Vì vậy, trước hết cần khuyến khích học viên tìm kiếm các hợp đồng nghiên cứu khoa học với các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu nhằm tạo ra kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Phát động phong trào nghiên cứu khoa học tới toàn thể các giảng viên và học viên cao học. Vào đầu mỗi năm học, Khoa Sau đại học phối hợp với Phòng Quản lý khoa học xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, khuyến khích học viên cao học đăng ký các đề tài phù hợp. Những đề tài nghiên cứu khoa học này có thể ở qui mô nhỏ và là một phần trong định hướng luận văn thạc sĩ của học viên. Song song với quá trình này, các giảng viên, cán bộ hướng dẫn khoa học sẽ là những người hướng dẫn học viên của mình từng bước thực hiện luận văn thạc sĩ.

Thứ năm, các giải pháp về phối, kết hợp với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cần có sự phối, kết hợp tốt giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp với Nhà trường trong quá trình đào tạo từ khâu tuyển sinh, góp ý xây dựng, cập nhật nội dung chương trình đào tạo, đặt hàng để nghiên cứu các đề tài liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Thứ sáu, đề xuất tăng quyền tự chủ toàn diện

Hiện nay, Chính phủ đã thí điểm giao quyền tự chủ cho một số trường, tiến tới giao quyền tự chủ cho tất cả các trường. Tuy nhiên, trên thực tế, việc giao quyền tự chủ như hiện nay vẫn còn ít nhiều mang tính hình thức, nhiều quyền vẫn chưa được giao đầy đủ. Bộ Giáo dục và Đào tạo với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, nên chuyển từ chức năng “kiểm soát” sang chức năng “giám sát” hoạt động đào tạo của các trường đại học. Hiện nay, ở Việt Nam, các cơ sở giáo dục đại học phần chính được xếp ở khu vực thể chế quản lý nhà nước (có nguồn vốn hoạt động từ ngân sách nhà nước). Việc xếp các cơ sở giáo dục đại học vào khu vực thể chế quản lý nhà nước đã làm giảm quy mô kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước, ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước. Để tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học nói chung và Trường Đại học Ngoại thương nói riêng cần chuyển sang khu vực thể chế phi tài chính (có nguồn vốn hoạt động là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh), cần giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đầy đủ cho các trường đại học, chuyển thí điểm và chuyển dần các trường đại học về đúng khu vực thể chế phi tài chính với đầy đủ các quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ thực hiện chức năng giám sát, không phải kiểm soát như hiện nay.

Thứ bảy, các giải pháp tiếp tục đổi mới phát triển nguồn lực, phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng

Một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo là đảm bảo các nguồn lực cho đào tạo. Đội ngũ giảng viên có bằng tiến sĩ của Nhà trường đang tăng nhanh trong các năm qua là nguồn cho đội ngũ trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, tuy nhiên một số ngành vẫn chưa đáp ứng đủ đội ngũ giảng viên. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, Nhà trường cầntriến khai một số giải pháp sau: Tiếp tục cử các giảng viên trẻ đi học tập nghiên cứu tại các trường đại học uy tín trong và ngoài nước; Đảm bảo đời sống, thu nhập của nhà giáo, tạo động lực để họ công tác tốt; Cần phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, tiếp tục đẩy mạnh mời các chuyên gia, giảng viên có trình độ, uy tín trong và ngoài nước, tăng tỷ lệ giảng viên quốc tế để cùng tham gia giảng dạy và hướng dẫn luận văn thạc sĩ. Việc phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng cần ban hành qui định chi tiết về tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của giảng viên thỉnh giảng như: về công trình công bố của giảng viên, giảng dạy theo đúng đề cương môn học đã được phê duyệt, đảm bảo tiến độ giảng dạy, tham gia quản lí học viên cao học trong giờ học và xét tư cách dự thi, hướng dẫn và chấm luận văn thạc sĩ./.

 

 

 

Tài liệu tham khảo

  1. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  2. Nghị quyết của Chính phủ về "Đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020", số 05/NQ-CP, ngày 2/11/2005.
  3. Luật Giáo dục sửa đổi 2005 và 2009.
  4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chi tiết về đào tạo trình độ thạc sĩ.
  5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT, ngày 16/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.
  6. Nghị quyết về Đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005.
  7. Trường Đại học Ngoại thương, Quy định đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 362/QĐ-ĐHNT ngày 25/03/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương.
  8. Lâm Quang Thiệp, “Về xu hướng hội nhập giáo dục đại học trên thế giới và những đổi mới của giáo dục đại học Việt Nam”. Trích từ Kỷ yếu Hội thảo Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, Hội nhập và Thách thức, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 3/2004
  9. The History of Higher Education, ASHE Reader Series, Simon & Schuster Custom Publishing, 1997.
  10. Lê Đức Ngọc (2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học và cao đẳng việt nam” Nhận rõ sự khác biệt giữa quản lý tự chủ và quản lý không tự chủ hội thảo khoa học
  11. Nghị Quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiêp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
  12. GS, TS. Lê Ngọc Hùng (2019), “Tự chủ đại học: Khái niệm và chính sách giáo dục ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CẮT GIẢM THUẾ QUAN ĐẾN NGUỒN THU HẢI QUAN VIỆT NAM

Lê Thị Ánh Tuyết[1]

 

Tóm tắt: Bài viết phân tích tác động của việc hội nhập quốc tế về thuế quan đến nguồn thu hải quan Việt Nam bằng cách ứng dụng mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Thông qua mô hình VECM, nghiên cứu kiểm định trên dữ liệu của Việt Nam giai đoạn 2002-2017 đã cho thấy cắt giảm thuế quan không có tác động làm giảm mạnh lên nguồn thu hải quan Việt Nam vì khi cắt giảm thuế quan thì doanh nghiệp sẽ tăng lượng hàng nhập khẩu, giảm hiện tượng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng mức độ tuân thủ thuế XNK. Đồng thời, bài viết cũng ngụ ý một số kiến nghị cho chính sách đảm bảo nguồn thu hải quan Việt Nam tốt hơn trong tương lai.

Từ khóa: cắt giảm thuế quan, nguồn thu hải quan, mô hình VECM, thuế xuất nhập khẩu.

Abstract: The paper analyzes the impact of international integration on tariffs on Vietnamese customs revenues by applying the error correction vector model (VECM). Through the VECM model, Vietnam’s data validation study in the period 2002-2017 has shown that tariff reductions have no impact on Vietnamese customs revenues because of increasing imports, reducing smuggling and trade frauds and increase the level of compliance with import and export taxes. At the same time, the article also implies some recommendations for policies to ensure better customs revenues in Vietnam in the future.

 

Keywords: tariff reduction, customs revenues, VECM model, import and export taxes.

 

  1. Đặt vấn đề

Ngay sau khi chính thức gia nhập WTO, từ tháng 1-2007 nước ta đã chủ động thực hiện cam kết: công bố cắt giảm 1.812 dòng thuế nhập khẩu với mức thuế suất giảm bình quân là 14,5%. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, khi các cam kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) bước vào giai đoạn cắt giảm thuế sâu, đặc biệt các FTA với Hoa Kỳ, EU có hiệu lực, sẽ thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn, đem đến nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống. Tuy nhiên, trước những con số ấn tượng đó, bàn về vấn đề ngân sách nhà nước (NSNN) trong bối cảnh hội nhập quốc tế ớ Việt Nam hiện nay thì lại có hai  ý kiến trái chiều nhau: Ý kiến thứ nhất cho rằng: số thu NSNN  sẽ giảm mạnh do cắt giảm thuế quan, do đó cần tăng các nguồn thu nội địa, trong đó có việc khẩn trương đưa vào thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân để bù đắp sự hụt đi của thuế xuất nhập khẩu (XNK). Nhưng nguồn bù đắp cũng chưa chắc đã có tính hiện thực và khả thi cao, bởi sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu giá rẻ sẽ chèn ép làm thu hẹp sản xuất, kinh doanh và số thu thuế trong nước. Ý kiến thứ hai cho rằng: song song với việc giảm thuế suất làm giảm số thu thuế XNK thì quy mô ngoại thương lại tăng mạnh, đồng thời các doanh nghiệp, mặt hàng của nước ta nếu đứng vững được thì còn mở rộng thị trường tiêu thụ ở các thành viên WTO, do họ cũng giảm thuế và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam, do đó tổng thu NSNN vẫn có khả năng tăng trưởng và cân đối tích cực.

Bàn về vấn đề hội nhập quốc tế tác động tới thuế quan thì cả trong và ngoài nước đều đã có rất nhiều nghiên cứu như  Walsh (2003), Finger và Schuler (2000), Filmer (2003), Rege (2002), King (2003), Ghimire (2005), Finger và Schuler (2000), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006), Clarete  (2004), Nguyễn Thị Ngoan (2010), Đào Ngọc Thanh (2012). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được tác động của cắt giảm thuế quan đến nguồn thu hải quan (NTHQ) tại Việt Nam.Vì vậy, tác giả thực hiện bài viết này nhằm xây dựng một nghiên cứu định lượng cụ thể đánh giá tác động của thực thi cắt giảm thuế quan đến NTHQ tại Việt Nam. Từ đó gợi ý một số kiến nghị cho chính sách tập trung giải pháp nhằm đảm bảo NTHQ Việt Nam tốt hơn trong tương lai.

  1. Cơ sở lý thuyết

Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu làm rõ tác động của thuế quan đến NTHQ một quốc gia.

Walsh (2003) đã khẳng định việc thực thi cam kết ưu đãi về thuế quan là một phần không thể thiếu trong xu thế tự do hóa thương mại, cùng với những quy định khác như hạn ngạch, giấy phép XNK,.. sẽ làm thay đổi số thu thuế tại mỗi quốc gia. Finger và Schuler (2000) đã phân tích tác động cam kết ưu đãi về thuế quan với phạm vi rộng lớn hơn trong việc cải thiện tính minh bạch, khách quan, công bằng và khả năng giải thích khi xác định thuế xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng tới mức độ tuân thủ thuế XNK, tăng lượng hàng XNK của doanh nghiệp, đảm bảo NTHQ của quốc gia. Tương tự, Filmer (2003) cũng cho thấy cam kết ưu đãi về thuế quan trong dài hạn sẽ tác động làm giảm các hành vi gian lận thương mại về thuế XNK của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo NTHQ cho quốc gia. Ngược lại, Rege (2002), sau khi phân tích những vấn đề phát sinh trong việc cam kết ưu đãi về thuế quan, đã nhấn mạnh một số khó khăn cho các nước đang phát triển khi cắt giảm thuế quan vì NTHQ có thể sẽ bị sụt giảm. King (2003), Ghimire (2005), Finger và Schuler (2000) cho rằng vấn đề quan trọng nhất đối với các nước đang phát triển trong thực thi cam kết ưu đãi về thuế quan là việc áp dụng công nghệ thông tin trong nghành hải quan về xác định xuất xứ đối với hang hóa xuất nhập khẩu. Pritchett và Sethi (1994) cho rằng nhà kinh doanh XNK sẽ có xu hướng trốn thuế khi thuế quan tăng. Vì vậy, số thu thuế XNK sẽ không tăng tương ứng theo tỉ lệ tăng thuế quan. Điều đó có nghĩa việc giảm thuế quan cũng có thể sẽ không gây ra sự sụt giảm trong NTHQ vì việc giảm thuế có thể làm giảm hiện tượng trốn thuế, tăng lượng hàng nhập khẩu của doanh nghiệp. Cùng quan điểm đó, Ebrill, Stotsky và Gropp (1999), Khatttry và Rao (2002) đã thực hiện những nghiên cứu khác nhằm xác định mức thuế suất tối ưu nhằm tối đa hóa NTHQ của quốc gia. Các nghiên cứu định tính này đã phần nào cho thấy mối quan hệ giữa nguồn thu hải quan với thuế suất thuế XNK.

Gundogdu (2011) đã phân tích thực nghiệm tại các quốc gia hồi giáo về những thay đổi trong NTHQ khi có sự điều chỉnh về thuế quan:

LnCRit = β0 + β1LnIMPit + β2Ln(100 + TRFit) + β3IndTRFit + β4CVAit + β5IndCVAit + eit

Nghiên cứu này đã đưa ra hai kết luận quan trọng rằng: việc tăng thuế suất thuế XNK làm tăng doanh thu thuế hải quan có thể đúng với các nước lớn nhưng không luôn đúng với các nước nhỏ do ở những quốc gia này tác động gián tiếp làm giảm số thuế nhập khẩu thông qua sự sụt giảm lượng hàng nhập khẩu lớn hơn tác động trực tiếp do sự tăng thuế suất.

Nguyễn Hồng Thắng, Đặng Thị Bạch Vân và Nguyễn Văn Thiện (2012) đã tổng hợp và tóm tắt những nghiên cứu về tính nổi và tính co giãn của từng sắc thuế so với cơ sở tính của nó tại Việt Nam, đồng thời xây dựng phương pháp luận xác định độ nổi và độ co giãn của từng sắc thuế tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này đã gợi mở hướng đi cụ thể trong nghiên cứu tác động của thực thi cam kết ưu đãi về thuế quan đối với NTHQ của một quốc gia là ước lượng sự thay đổi số thu hải quan theo biến số cơ bản là kim ngạch nhập. Trong một nghiên cứu khác của La Xuân Đào (2012) biến ngân sách nhà nước và biến gia nhập WTO đã được đưa vào một mô hình nghiên cứu định lượng, do đó đã phản ánh được một phần sự liên hệ giữa việc gia nhập WTO trong đó có thực thi cắt giảm thuế quan với các nguồn thu trong ngân sách nhà nước.

  1. Phương pháp nghiên cứu và mẫu dữ liệu
    • Mô hình nghiên cứu và dữ liệu

Bài nghiên cứu sử dụng mô hình Vectơ hiệu chỉnh sai số (Vector error correction model - VECM) (Asteriou, 2007) để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa các chuỗi dữ liệu, từ đó rút ra một phương trình (ECM) để xem xét tác động của các nhân tố đến số thu hải quan.

Bảng 1. Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

STT

Tên gọi và nội dung các biến

ĐVT

Ký hiệu

Cơ sở chọn biến

Nguồn số liệu

Kỳ vọng dấu

1

Số thu hải quan giai đoạn 2002-2017 theo quý

Tỷ đồng

CR

Walsh (2003), Finger và Schuler (2000), Filmer (2003), Rege (2002), King (2003), Ghimire (2005), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006), Clarete (2004)

Trên website chính thức của Bộ Tài chính dựa vào các báo cáo theo quý trong phần số liệu quốc tế số thu hải quan theo quý tại Việt Nam từ 2005 đến 2017; Cổng thông tin điện tử Chính phủ phần thống kê tình hình kinh tế xã hội từng quý từ 2002 đến 2004

+

2

Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2002-2017 theo quý

Tỷ USD

IMP

Walsh (2003), Finger và Schuler (2000), Filmer (2003), Rege (2002), King (2003), Ghimire (2005), Finger và Schuler (2000), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006), Clarete  (2004), Nguyễn Hồng Thắng và ctg (2012)

 

+

3

Thuế quan trung bình từ 2000 đến 2014 theo quý

%

TRF

Pritchett và Sethi (1994), Ebrill và ctg (1999), Khatttry và Rao (2002), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006)

Theo World Bank số liệu thuế quan trung bình của Việt Nam được công bố từ năm 2000 đến 2017.

+/-

4

Tác động gián tiếp của thuế quan trung bình

 

IndTRF

Pritchett và Sethi (1994), Ebrill và ctg (1999), Khatttry và Rao (2002), Gundogdu (2011), Rajkarnikar (2006)

Tích của IMP và TRF

+/-

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Theo nghiên cứu của Gundogdu (2011), số thu hải quan của một quốc giá sẽ phụ thuộc vào 3 biến số cơ bản là Kim ngạch nhập khẩu, thuế quan trung bình, và biến số thể hiện tác động gián tiếp của thuế quan trung bình. Do vậy, phương trình nghiên cứu tổng quát:

CR = f (IMP, TRF, IndTRF)

Trong đó:CR là số thu hải quan của Việt Nam tính theo quý từ 2000 đến 2014, IMP là kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam theo quý từ 2002 đến 2017, TRF là thuế quan trung bình của Việt nam từ 2002 đến 2017, IndTRF là biến tác động gián tiếp của TRF tại Việt Nam là tích của IMP và TRF. Tuy nhiên, do số liệu về số thu hải quan tính theo đơn vị tỷ đồng, kim ngạch nhập khẩu được tính theo đơn vị triệu USD và có sự biến thiên lớn theo thời gian nên khi đưa vào mô hình sẽ sử dụng hàm logarit Nêpe cho 2 biến số này để hạn chế mức độ biến thiên của chuỗi số liệu và khi phân tích sẽ về cùng đơn vị % với biến TRF. Đồng thời, hàm logarit nêpe cũng cho phép nghiên cứu chỉ ra rõ hơn độ co giãn của số thu hải quan theo các biến độc lập trong mô hình.

  • Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng mô hình VECM để ước lượng mối quan hệ giữa NTHQ và việc cắt giảm thuế quan tại Việt Nam dựa vào mẫu số liệu thời gian từ quý I/2002 đến quý IV/2017. Quá trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước:

c 1: Kiểm tra tính dừng các chuỗi dữ liệu

            - Nếu các chuỗi cùng dừng ở chuỗi gốc, thực hiện hồi quy OLS

            - Nếu các chuỗi cùng dừng sau khi lấy sai phân bậc 1, chuyển qua bước 2

c 2: Kiểm định quan hệ đồng liên kết giữa các chuỗi dữ liệu theo phương pháp

Johansen

c 3: Xây dựng mô hình hồi quy mối quan hệ trong dài hạn và ngắn hạn giữa các chuỗi dữ liệu với 2 trường hợp:

            - Trường hợp 1 (không có đồng liên kết): Sử dụng mô hình VAR để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi dữ liệu.

            - Trường hợp 2 (có đồng liên kết): sử dụng mô hình VECM để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn của các chuỗi dữ liệ u.

c 4: Kiểm định phần dư từ mô hình VECM: Tính dừng phần dư, Hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi giữa các biến

 

  1. Kết quả nghiên cứu
    • Kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu

Bng 2.  Kiểm tra tính dừng cho các chuỗi dữ liệu ở Việt Nam trong giai đoạn từ quý I/2002 cho đến quý IV/2017

Chuỗi dữ liệu

Kim định ADF

Kết luận

LnCR

-1.956709

Khôngdừng

DLnCR

-10.93446***

Dừng

LnIMP

-1.525633

Khôngdừng

DLnIMP

-5.556672***

Dừng

TRF

-1.361843

Khôngdừng

DTRF

-8.083638***

Dừng

IndTRF

 0.602739

Khôngdừng

DIndTRF

-3.615655**

Dừng

Ghi chú: D là kí hiệu cho sai phân bậc 1, Giá trị kiểm định trong bảng là giá trị t-statistics, ký hiệu ***, **, * ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

 Bảng 2 trình bày kết quả kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu ở Việt Nam từ quý I/2002 đến quý IV/2017. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các chuỗi dữ liệu đều không dừng ở chuỗi gốc, nhưng đều dừng sau khi lấy sai phân bậc 1, hay nói cách khác, các chuỗi này đều là các chuỗi I (1).

  • Xác định độ trễ tối ưu

Mục tiêu ban đầu nhằm xác định xem có tồn tại mối liên hệ cân bằng trong dài hạn Số thu hải quan và thuế quan trung bình ở Việt Nam. Đầu tiên tác giả cần xác định độ trễ tối ưu trong mô hình Vector Auto regreesion (VAR). Tác giả lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn đa số AIC (Akaike’s information criterion), FPE (Final prediction error), tiêu chuẩn LR và tiêu chuẩn HQ (Hannan-Quinn information criterion). Quá trình này dẫn đến việc chọn độ trễ bằng 4 cho dữ liệu.

Bảng 3.  Xác định độ trễ của mô hình dựa vào mô hình VAR

Lag

LR

FPE

AIC

SC

HQ

0

NA 

 0.012572

 6.975188

  7.116038*

 7.030170

1

 24.68520

 0.013712

 7.060428

 7.764678

 7.335338

2

 29.53803

 0.013169

 7.012040

 8.279690

 7.506879

3

 49.77468

 0.007830

 6.472355

 8.303405

 7.187122

4

  81.23646*

  0.002022*

  5.080526*

 7.474976

  6.015222*

                                    Ghi chú: (*) thể hiện bậc dừng của chuỗi dữ liệu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

 

  • Kim định đồng liên kết theo phương pháp Johansen

Thực hiện kiểm định đồng liên kết các chuỗi dữ liệu trong mô hình theo phương pháp Johansen.

Các kết quả của kiểm định đồng liên kết chỉ ra rằng giả thuyết có ít nhất hai mối quan hệ đồng liên kết được chấp nhận, tức tồn tại đồng liên kết trong hệ thống mô hình tại độ trễ bằng 4.Với kết quả này, bài nghiên cứu sẽ tiến hành ước lượng theo phương pháp VECM. Như vậy có bằng chứng ban đầu để kết luận rằng tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa số thu hải quan, kim ngạch nhập khẩu, thuế quan trung bình. Với sự tồn tại vector đồng tích hợp thể hiện mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa các biến trong mô hình được mô tả bởi phương trình sau:

LnCR = 0.226983LnIMP + 0.291309TRF - 0.006551IndTRF

               (0.89011)                 (0.11764)              (0.00587)            

Với các con số trong ngoặc là thống kê t

 

  • Phân tích mối quan hệ đơn biến (tương quan Pearson) và ước lượng VECM

Bng 4. Tương quan Pearson – phân tích mối quan hệ đơn biến

Tương quan xác suất

LNCR

LNIMP

TRF

INDTRF

LNCR

 1.000000

 0.836148

-0.887649

 0.670898

LNIMP

 0.836148

 1.000000

-0.927849

 0.940114

TRF

-0.887649

-0.927849

 1.000000

-0.775115

INDTRF

 0.670898

 0.940114

-0.775115

 1.000000

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

 

Kết quả trong mối quan hệ đơn biến cho thấy cả 3 nhân tố kim ngạch nhập khẩu, thuế quan trung bình, tác động gián tiếp của thuế quan trung bình đều có tác động đối với số thu hải quan. Tuy nhiên, để xem xét tác động của các nhân tố lên số thu thuế xuất nhập khẩu, tác giả tiến hành phần tích hồi quy ở các bước sau.

D(LNCR) = C(1)*( LNCR(-1) + 0.226983451899*LNIMP(-1) +

        0.291309092431*TRF(-1) - 0.0065510331249*INDTRF(-1) -

        11.9573641025 ) + C(2)*D(LNCR(-1)) + C(3)*D(LNCR(-2)) + C(4)

        *D(LNCR(-3)) + C(5)*D(LNCR(-4)) + C(6)*D(LNIMP(-1)) + C(7)

        *D(LNIMP(-2)) + C(8)*D(LNIMP(-3)) + C(9)*D(LNIMP(-4)) + C(10)

        *D(TRF(-1)) + C(11)*D(TRF(-2)) + C(12)*D(TRF(-3)) + C(13)*D(TRF(-4))

        + C(14)*D(INDTRF(-1)) + C(15)*D(INDTRF(-2)) + C(16)*D(INDTRF(-3)) 

        + C(17)*D(INDTRF(-4)) + C(18)

 

 

Bảng 5. Tổng hợp các hệ số hồi quy có mức ý nghĩa thống kê

 

Hệ số tương quan

Sai số chuẩn

Thống kê t

Xác suất

 

Mức ý nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C(3)

-0.326310

0.169142

-1.929203

0.0606

*

C(4)

-0.268236

0.154647

-1.734502

0.0903

*

C(13)

-0.264452

0.114268

-2.314313

0.0257

**

C(17)

0.010467

0.005501

1.902926

0.0641

*

Ghi chú: Ký hiệu ***, **, * ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5% và 10%.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết quả này cho thấy trong ngắn hạn việc cắt giảm thuế quan lại có tác động làm tăng số thu hải quan, hệ số hồi quy C(13) = -0,26 có nghĩa khi thuế trung bình TRF giảm 1% thì sẽ làm tăng 0,26% số thu hải quan.

 

  • Kiểm định mô hình

Bng 6. Kiểm tra tính dừng của phần dư

Phương pháp                            Giá trị thống kê    Xác suất**        Số quan sát

Giả thiết H0: Nghiệm đơn vị (Giả thuyết thực hiện nghiệm đơn vị chung)

Levin, Lin & Chu t*                      -11.8064             0,000                        232

Giả thiết H0: Nghiệm đơn vị (Giả thuyết thực hiện nghiệm đơn vị riêng)

ADF - Fisher Chi-square

             129.047

        0,000

          232

PP - Fisher Chi-square

             128.870

        0,000

          232


Ghi chú: ** Xác suất cho kiểm định Fisher được tính toán bằng cách sử dụng tiệm cận phân phối Chi-square. Tất cả các kiểm định đều được giả định tiệm cận chuẩn tắc

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

 

Kết quả kiểm định phần dư cho thấy phần dư của mô hình hồi quy VECM là dừng với mức ý nghĩa thống kê cao (p – value = 0,000).

Từ kết quả kiểm định tính dừng, tự tương quan và phương sai thay đổi của phần dư trong mô hình hồi quy cho thấy phần dư từ mô hình ECM là một nhiễu trắng (White noise - đáp ứng các giả thiết). Khi đó, kết quả ước lượng mô hình sẽ là một ước lượng BLUE (Best Linear Unbiaes Estimator). Do đó, kết quả hồi quy ECM là đáng tin cậy.

  • Phân tích phản ứng đẩy

Bảng 9. Phân tích phản ứng đẩy của số thu hải quan

 Period

LNCR

LNIMP

TRF

INDTRF

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 1

 0.198734

 0.000000

 0.000000

 0.000000

 2

 0.148382

 0.014654

 0.033527

 0.002976

 3

 0.135740

 0.039406

-0.023606

-0.018546

 4

 0.083912

-0.042807

 0.071337

 0.015572

 5

 0.167778

-0.007158

 0.059810

 0.010702

 6

 0.152640

 0.011575

 0.060289

 0.003671

 7

 0.154131

 0.012567

 0.036141

-0.021867

 8

 0.155999

-0.031369

 0.012041

-0.014834

 9

 0.150638

-0.003983

 0.057416

 0.014777

 10

 0.148529

 0.000770

 0.064784

 0.003562

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Kết quả phân tích phản ứng đẩy cho thấy trong ngắn hạn (giai đoạn 3) việc cắt giảm thuế quan có tác động làm tăng sô thu hải quan, từ trung hạn tới dài hạn (từ giai đoạn 4 trở đi)  thì việc cắt giảm thuế quan chỉ có tác động trực tiếp và gián tiếp làm tăng nguồn thu hải quan tại Việt Nam ở một số thời điểm nhất định nhưng đa số là đều có tác động làm giảm nguồn thu hải quan của nước ta.

  • Phân rã phương sai của số thu hải quan

Bảng 10. Phân rã phương sai của số thu hải quan

 

 

 

 

 

 

 Giai đoạn

S.E.

LNCR

LNIMP

TRF

INDTRF

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 1

 0.198734

 100.0000

 0.000000

 0.000000

 0.000000

 2

 0.250719

 97.85611

 0.341618

 1.788186

 0.014085

 3

 0.289377

 95.46013

 2.110792

 2.007779

 0.421297

 4

 0.312961

 88.80439

 3.675520

 6.912305

 0.607779

 5

 0.360329

 88.67157

 2.812148

 7.969581

 0.546706

 6

 0.396129

 88.21637

 2.412209

 8.910482

 0.460943

 7

 0.427337

 88.81104

 2.159231

 8.371799

 0.657927

 8

 0.456401

 89.54306

 2.365385

 7.409109

 0.682442

 9

 0.484277

 89.20676

 2.107670

 7.986330

 0.699242

 10

 0.510681

 88.67964

 1.895582

 8.791112

 0.633670

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Dựa vào kết quả phân rã phương sai, chúng ta thấy sự thay đổi số thu hải quan đến từ chính nó ở giai đoạn đầu tiên (ngắn hạn) chiếm 100% không phụ thuộc vào các biến khác trong mô hình nghiên cứu. Trong giai đoạn trung hạn (giai đoạn 5), sự thay đổi số thu hải quan đến từ chính nó chiếm 88,67%; từ tác động trực tiếp của thuế quan chiếm 7,9%; từ tác động gián tiếp của thuế quan chiếm 0,55%. Trong dài hạn (ở giai đoạn 10) sự thay đổi số thu hải quan đến từ chính nó chiếm 88,68%; từ tác động trực tiếp của thuế quan chiếm 8,8%; từ tác động gián tiếp của thuế quan chiếm 0,64%.

  1. Kết luận và gợi ý chính sách

Với mục tiêu của bài nghiên cứu là xem xét tác động của cắt giảm thuế quan đến NTHQ tại Việt Nam, bằng phương pháp kiểm định đồng liên kết của Johansen và mô hình VECM, ECM đối với mẫu dữ liệu từ quý I/2002 đến quý IV/2017, bài viết đã cho thấy việc cắt giảm thuế quan có cả ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp vào sự thay đổi số thu hải quan của nước ta. Trong ngắn hạn, hệ số thể hiện tác động trực tiếp của thuế quan vào số thu hải quan mang dấu âm cho thấy cắt giảm thuế quan có tác động trực tiếp làm tăng số thu hải quan của Việt Nam. Điều này được giải thích là vì khi thuế quan giảm dẫn đến cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, với lợi thế về chất lượng, thương hiệu thì nhu cầu đối với hàng nhập khẩu có xu hướng tăng lên, gây ra tác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu trong nước. Ngoài ra, theo lý thuyết hành vi thì chi phí tuân thủ thuế tác động đến sự tuân thủ thông qua hiệu ứng thu nhập nghĩa là chi phí tuân thủ tăng sẽ cản trở quyết định tuân thủ thuế và ngược lại. Do vậy, việc cắt giảm thuế quan sẽ làm giảm chi phí tuân thủ thuế nên tất yếu sẽ giúp giảm thiểu các hành vi gian lận trốn thuế. Do vậy, ngay lập tức tác động trực tiếp của cắt giảm thuế quan là tăng lượng hàng nhập khẩu, giảm thiểu các hành vi gian lận thương mại về thuế xuất nhập khẩu giúp làm tăng nguồn thu hải quan tại Việt Nam. Điều này cũng hoàn toàn đúng theo lý thuyết đường cong laffer.

Đặc biệt, trong nghiên cứu này còn cho thấy thuế quan trung bình không còn là nguyên nhân chính gây ra những thay đổi trong số thu hải quan Việt Nam, cụ thể theo kết quả phân rã số thu hải quan cho thấy tổng mức độ tác động gián tiếp và trực tiếp của thuế quan trung bình chỉ chiếm 8-9% nguyên nhân gây ra sự thay đổi số thu hải quan. Kết quả này cho thấy, việc cắt giảm thuế quan sẽ không gây ra những thay đổi lớn trong nguồn thu hải quan và có tác động làm tăng nhẹ lên số thu hải quan trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn lại có tác động làm giảm nhẹ. Bên cạnh đó, thời gian qua mặc dù thuế quan Việt Nam liên tục giảm theo đúng lộ trình cam kết cắt giảm thuế quan của nước ta trong các cam kết quốc tế nhưng số thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan Việt Nam vẫn luôn tăng. Thực tế này cho thầy mức độ tác động của việc cắt giảm thuế quan lên nguồn thu hải quan không quá cao, và đã được bù đắp thông qua hiệu quả quản lý của ngành Hải quan. Hải quan Việt nam trong suốt thời gian qua đã liên tục đẩy mạnh hiện đại hóa, tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hải quan nói chung và quản lý tuân thủ pháp luật thuế nói riêng làm giảm đáng kề các hành vi gian lận thương mại thông qua trị giá tính thuế, chuyển giá… đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan Việt Nam.  Điều này ngụ ý rằng các nhà quản lý không nên quá ngại những tác động của hội nhập quốc tế về thuế quan vào nguồn thu hải quan tại Việt Nam vì kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy NTHQ Việt Nam đã không còn quá nhạy cảm theo sự tăng giảm thuế quan.  Nguồn thu hải quan của Việt Nam hiện nay sẽ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả công tác quản lý, mức độ minh bạch hóa, hiện đại hóa, tạo thuận lợi trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và khả năng phòng chống các gian lận thương mại về thuế xuất nhập khẩu trong xác định trị giá tính thuế, xuất xứ hàng hóa, mã HS của ngành Hải quan Việt Nam. Để làm tốt được những hoạt động này, đòi hỏi nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần có những hoạch định chính xác và đầu tư hợp lý cho ngành Hải quan về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực. Bởi những công tác này muốn minh bạch, công bằng, hiệu quả rất cần tới việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng trong toàn ngành, rất cần tới những cán bộ có trình độ cao giỏi nghiệp vụ, thành thạo tin học, ngoại ngữ,…

 

Tài liệu tham khảo

 

  1. Asteriou (2007), Applied Econometrics: A Modernapproach (revisededition), Palmgrave Macmillan, New York.
  2. Clarete, R.L. (2004), “Customs Valuation Reform in the Philippines”, Background paper prepared for the World Development Report 2005.
  3. Đào Ngọc Thanh (2012), “Trị giá hải quan của WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinhnghiệm cho Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật, Đại học Luật TPHCM
  4. Ebrill, L., Stotsky, J. and Gropp, R. (1999), “Revenue implications of trade liberalization”, IMF Occasional Paper 180.
  5. R. (2003), “South Asia FDI Roundtable/Customs administration: Inpediments to Trade and Investment”, Discusion draft. Maldives, pp. 9-10.
  6. Finger, J.M. and Schuler, P (2000), “Implementation of Uruguay Round commitment the development challenge”, World Bank Policy Research Working Papers, No 2215.
  7. Ghimire, D. (2005), “The Legislative review study on customs policies of HMG”, Centre for Public Policy Dialogue. Nepal.
  8. Greene, W.H. (2000), Econometricanalysis, 4thEdn.Prentice-Hall.NewJerse
  9. Gundogdu, A.S. (2011), “Determinants of OIC countries’ customs revenue Vis – à – Vis Implementation of WTO customs valuation agreement”, Journal of EconomicCooperation and Development 32, 3 (2011), 39-64.
  10. Khattry, B. and Rao, J.M. (2002), “Fiscal Faux Pas? An analysis of the Revenue Implication of trade liberalization”, World Development, pp. 1431-44.
  11. King (2003), “Next steps in tax reform”, IMF Preliminary report,
  12. La Xuân Đào (2012), “Chính sách thuế đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Luật.
  13. Nguyễn Hồng Thắng, Đặng Thị Bạch Vân, Nguyễn Văn Thiện (2012), “Ước tính độ co giãn của thuế Việt Nam giai đoạn 2004 – 2011 và gợi ý các chính sách”, Đề tài Nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp cơ sở, Đại học Kinh tế TPHCM.
  14. Nguyễn Thị Ngoan (2010), “Hiệp định trị giá GATT, Kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học luật Hà Nội.
  15. Pritchett, L. and Sethi, G. (1994), “Tariff rates, tariff revenue, and tariff reform: some new facts”, World Bank Policy ResearchWorking Pape, 1143, Washington D.C.
  16. Rajkarnikar, P. (2006), “Implementation of the WTO customs valuation agreement in Nepal: An ex ante impact assessmen”, Asia – Pacific Research and Training Network on Trade, Working Paper series, No. 18, August 2006.
  17. Rege, V. (2002), “Customs valuation and customs reform, Development, trade and the WTO: a handbook”, , Washington D.C., PP. 128-138 (Edited by B Hoekman, A Matto, Philip).
  18. Walsh, T. (2003), “Custom valuation, changing customs: challenges and strategies for the reform of customs”, IMF, Washington D.C., pp. 83-94 (Edited by Michael Keen).

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

 

 Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam: Góc nhìn từ chuỗi gía trị sản phẩm

Phan Thị Thu Hiền[1]

Tóm tắt

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt mức 8,476 tỉ đô la Mỹ và tăng 14,5% so với năm 2017. Gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 6 trong 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2019). Tuy vậy, chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và ảnh hưởng lớn đến giá trị gia tăng cũng như tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Bài viết nhằm mục đích phân tích yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam từ kết quả khảo sát doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ và phỏng vấn chuyên gia tại Việt Nam từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018.

Từ khóa: xuất khẩu, chi phí, gỗ và sản phẩm gỗ, chuỗi giá trị

Abstract:

In 2018, export turnover of Vietnam-made wood and wooden products reached 8.746 billion US dollars with a high growth rate of 14.5% in comparing with 2017 and the 6th ranked among the top 10 major export commodities of Vietnam. However, export costs of the Vietnam’s wood and wooden products accounts relatively large proportion in the total value and negatively affects to the added value and competitiveness of these products. The study aims to analyse the core components and contributing factors of export costs in the Vietnam’s wood and wooden product trade. Supporting to the target, the article uses results of surveys about the Vietnamese processing firms and interviews from February 2017 to December 2018.

Key words: exports, costs, wood and wooden products, value chain

  1. Tổng quan hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam

Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam trong năm 2018 đạt mức 8,476 tỷ USD, đứng thứ 6 về kim ngạch trong số các mặt hàng/nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2018 (Tổng cục Hải quan, 2019).

Biểu đồ 1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2019

Biểu đồ trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam tăng trưởng đều hàng năm trong giai đoạn 2014 – 2018 với mức trung bình khoảng 8%/năm. Thành tích này đã và đáng đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam với tỷ trọng ổn định xấp xỉ 4%/năm như bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tổng xuất khẩu hàng hoá của

Việt Nam

Đơn vị: tỷ USD

Năm

2010

2014

2015

2016

2017

2018

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá

72,24

150,22

162,02

176,58

215,12

243,5

Kim ngạch xuất khẩu G&SPG

3,43

6,23

6,89

6,96

7,404

8,476

Tỷ trọng % xuất khẩu G&SPG

4,7

4,1

4,3

3,9

3,4

3,5

Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2019

Năm 2018, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, đạt trên 3,6 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2017, chiếm tới 43% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước; tiếp đến là thị trường Nhật Bản, đạt mức xấp xỉ 1,1 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2017, chiếm 13% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. Thị trường Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2018, với mức 39% so với năm 2017. Trong khi đó EU tụt xuống vị trí thứ 5 do kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng nhẹ ở mức 3% so với năm 2017, xấp xỉ 785 triệu USD, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước. Ngược lại với các thị trường trên, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Trung Quốc giảm 30% so với năm 2017, xuống mức 1,1 tỉ USD và chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch của năm 2018.

Bảng 2. Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam

Đơn vị: USD

Thị trường

2015

2016

2017

2018

Mỹ

2.577.528.222

2.711.280.551

3.080.742.508

3.613.299.019

Nhật

1.016.324.648

961.430.075

988.707.550

1.119.033.609

Trung Quốc

986.118.400

1.026.144.279

1.085.937.246

1.077.017.013

EU

754.327.698

742.461.169

762.498.057

785.266.729

Hàn Quốc

495.613.873

579.358.898

673.189.194

938.696.858

Úc

152.375.399

161.345.209

154.226.464

174.052.808

Ca na đa

148.518.606

130.568.761

152.612.905

155.893.908

Hồng Kông

114.678.620

33.142.444

16.872.293

6.987.831

Ấn Độ

98.813.301

49.453.477

60.225.736

46.165.931

Đài Loan

70.413.202

64.310.830

58.320.871

60.602.011

Malaysia

47.981.121

44.530.085

54.010.100

100.907.198

Các thị trường khác

324.254.558

295.038.952

316.770.738

398.465.751

Nguồn: Tổng Cục Hải quan, 2019

Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam thuộc hai nhóm chính theo Danh mục HS đó là: nhóm thứ nhất là gỗ nguyên liệu thuộc chương 44 ; nhóm thứ hai là đồ nội ngoại thất bằng gỗ thuộc chương 94. Dăm gỗ, gỗ tròn, gỗ xẻ, các loại ván và đồ nội thất là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội thất đạt mức trên 5,3 tỉ đô la Mỹ, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng gỗ của Việt Nam năm 2018, tiếp theo là dăm gỗ và các loại ván đạt mức 1,3 tỉ USD và 790 triệu USD (bảng 3).

Bảng 3. Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Đơn vị: USD

Hàng hoá

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Dăm gỗ

1.146.864.387

986.850.338

1.072.656.296

1.340.083.064

Gỗ tròn và gỗ xẻ

405.930.173

249.574.740

172.336.959

63.938.770

Các loại ván

329.316.415

407.217.425

506.328.517

790.400.688

Đồ nội thất

4.315.880.267

4.540.152.673

5.229.866.194

5.365.635.325

Sản phẩm gỗ khác

513.701.708

615.269.556

677.541.016

1.348.933.962

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan, 2019

Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành một trong 10 ngành hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ổn định trong thập kỉ qua. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Sản phẩm gỗ của Việt Nam có mặt tại trên 140 quốc gia, chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Để đạt được thành tích này, Việt Nam đã phát huy tốt lợi thế cạnh tranh về yếu tố sản xuất mặc dù chỉ ở mức rất cơ bản, đó là: (1) vị trí địa lý thuận lợi với đường bờ biển dài và nhiều cảng biển nước sâu rất thích hợp cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu và xuất khẩu thành phẩm gỗ và sản phẩm gỗ bằng đường biển; (2) Việt Nam là quốc gia nhiệt đới, có diện tích rừng bao phủ lớn với nhiều chủng loại cây trồng là nguồn cung ổn định cho ngành sản xuất, chế biến gỗ; (3) nguồn nhân công dồi dào với mức giá cạnh tranh ; và (4) cắt giảm hàng rào thuế quan nhập khẩu xuống mức rất thấp hoặc bằng 0% tại các thị trường lớn như Hoa Kì, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc (Phan Thị Thu Hiền, 2018).

  1. Mô tả phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả với công cụ cơ bản là tổng hợp, thống kê nhằm dự báo việc gia tăng chi phí xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời gian tới. Số liệu và thông tin trong bài viết được thu thập, xử lý và phân tích từ cơ sở dữ liệu thống kê thương mại hàng hoá của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, cuộc khảo sát online đối với doanh nghiệp và phỏng vấn trực tiếp các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.

Về khảo sát online, tác giả tiến hành khảo sát trực tuyến thông qua hai đường link sau:

  1. https://docs.google.com/forms/d/1iE7GNkEf3hPe_Z9KFEHjQTfq6bDtjyVTa14ih6WdxIk/edit?ts=58fdaea2
  2. https://docs.google.com/a/ftu.edu.vn/forms/d/e/1FAIpQLSex08MrkFXl8OqinBC_2GJsE1Zac7pK33UpwStPkGPNt1rjsQ/viewform?c=0&w=1

Căn cứ vào thông tin các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Tổng cục Hải quan Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp 100% vốn nội địa có kim ngạch xuất khẩu trên 50 triệu đô la Mỹ/năm với số lượng là 155 doanh nghiệp. Tác giả đã gửi đường link khảo sát tới các địa chỉ liên lạc là lãnh đạo doanh nghiệp, người phụ trách hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp trả lời là 52 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ xấp xỉ 33%. Các doanh nghiệp trả lời đến từ cả ba khu vực miền Bắc, Trung và Nam, đặc biệt phần lớn các doanh nghiệp ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là trung tâm sản xuất chế biến gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Về khảo sát thực địa tại doanh nghiệp, tác giả thực hiện khảo sát những doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu gỗ lớn nhất của Việt Nam tại ba khu vực là miền Bắc, Trung và Nam. Cụ thể như sau:

  1. Miền Bắc
  • Công ty cổ phần lâm sản Nam Định (Namdinh Forest Products Joint Stock Company – NAFOCO), tỉnh Nam Định, Việt Nam
  • Công ty cổ phần Woodland (Woodland Joint Stock Company), Khu công nghiệp Quang Minh, Hà Nội, Việt Nam
  1. Miền Trung
  • Công ty cổ phần xuất nhập khẩu lâm sản Quảng Nam (Forest products exports joint stock company - FOREXCO), tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
  1. Miền Nam
  • Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Tiến Đạt (TienDat Furniture Corporation), Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam
  • Công ty TNHH Hồng Ngọc, Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam

Ngoài ra, tác giả tiến hành phỏng vấn các chuyên gia đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội và trường đại học như: Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam.

  1. Phân tích chi phí trong chuỗi giá trị sản phẩm G&SPG xuất khẩu

Vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu G&SPG xuất khẩu như mô hình sau đây:

CHUỖI SẢN XUẤT (THEO THỜI GIAN)

GIÁ TRỊ GIA TĂNG

CAO NHẤT

THẤP  NHẤT

NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

THIẾT KẾ

SẢN XUẤT

PHÂN PHỐI

MARKETING

BÁN HÀNG & DỊCH VỤ SAU BH

Sơ đồ 1. Chuỗi giá trị sản phẩm gỗ công nghiệp của Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả khảo sát thực địa các doanh nghiệp sản xuất gỗ xuất khẩu cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp đã vượt qua giai đoạn gia công truyền thống tức là các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ Việt Nam (bên nhận gia công) nhận nguyên vật liệu, công nghệ và thiết bị, máy móc từ phía đối tác nước ngoài (bên đặt gia công) để sản xuất thành phẩm. Thù lao gia công đơn thuần chỉ là tiền công lao động và rất nhỏ so với giá thành sản phẩm. Ngày nay, các doanh nghiệp đã chủ động tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh để thực hiện tổ chức sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp chủ động về nguyên liệu sản xuất, thiết kế, quy trình sản xuất cũng như hoàn thiện sản phẩm và giao lại thành phẩm cho bên đặt hàng xuất khẩu theo Hợp đồng mua bán thành phẩm. Với lợi thế về chi phí nhân công thấp nên chi phí sản xuất xuất khẩu G&SPG của Việt Nam chủ yếu là chi phí gỗ nguyên liệu; chi phí vận tải và giao nhận, chi phí thông quan xuất khẩu thành phẩm.

            Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 2/3 số doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng chi phí là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả xuất khẩu như biểu đồ sau.

Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả xuất khẩu G&SPG Việt Nam

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Bài viết phân tích chi phí xuất khẩu với ba thành phần cơ bản đó là: Chi phí nguyên liệu gỗ sử dụng sản xuất chế biến, chi phí vận tải và giao nhận, chi phí thông quan xuất khẩu.

  • Chi phí nguyên liệu gỗ sử dụng sản xuất chế biến

Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, năm 2018 Việt Nam nhập khẩu khoảng 9,98 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn với kim ngạch trên 2,34 tỷ đô la Mỹ, tăng 6,07 % về giá trị nhập khẩu so với năm 2017 và chiếm khoảng 25% tổng lượng gỗ sử dụng cho chế biến của ngành. (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, 2019).

Bảng 3. Kim ngạch nhập khẩu G&SPG của Việt Nam

Đơn vị: USD

Mặt hàng

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Gỗ tròn

426.552.899

505.690.041

511.947.852

537.326.610

668.383.734

698.120.989

Gỗ xẻ

802.435.951

1.212.858.188

1.147.462.387

749.006.221

879.035.536

928.967.443

Ván các loại

331.319.832

365.484.344

472.948.153

426.466.941

506.259.355

564.491.149

Đồ nội thất

58.559.834

76.220.752

91.699.258

89.606.031

88.332.398

108.740.643

Sản phẩm khác

26.026.674

25.666.278

27.112.611

30.011.313

35.665.844

42.290.937

Tổng nhập khẩu

1.644.895.190

2.185.919.603

2.251.170.261

1.832.417.116

2.177.676.867

2.342.611.161

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2019

Bảng trên cho thấy gỗ nguyên liệu sản xuất bao gồm gỗ tròn và gỗ xẻ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu G&SPG của Việt Nam với mức cao nhất là 79% vào năm 2014 và có xu hướng giảm dần xuống mức 69% vào năm 2018. Ngoài ra, với thực tiễn gỗ nguyên liệu (bao gồm gỗ tròn và gỗ xẻ) nhập khẩu phần lớn để phục vụ sản xuất xuất khẩu thì tỷ lệ này tương đương 20% so với tổng kim ngạch xuất khẩu G&SPG của Việt Nam và chiếm khoảng 25% tổng lượng gỗ nguyên liệu sử dụng của ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam. Làm phép tính đơn giản khi thuế suất nhập khẩu gỗ nguyên liệu là 0% hoặc gỗ nguyên liệu nhập khẩu được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đổi với hoạt động sản xuất xuất khẩu thì giá trị gỗ nguyên liệu chiếm xấp xỉ 80% trong tổng giá trị xuất khẩu thành phẩm. Điều này cho thấy, thời gian tới với mục tiêu xuất khẩu 12 tỉ USD đồng nghĩa với việc Việt Nam cần tới trên 45 triệu m3 gỗ nguyên liệu quy tròn trong điều kiện nguồn cung từ rừng trồng trong nước đang hạn chế về diện tích và chất lượng, tiêu chuẩn sản xuất. Hơn nữa với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về việc loại bỏ hoàn toàn gỗ bất hợp pháp ra khỏi chuỗi cung ứng, xây dựng cơ chế kiểm soát gỗ nhập khẩu đặc biệt đối với nguyên liệu gỗ chính là gỗ tròn và gỗ xẻ thì nhu cầu nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường phát triển như Hoa Kì, EU sẽ là khó khăn lớn của doanh nghiệp khi giải bài toán về chi phí nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất xuất khẩu (Tô Xuân Phúc, 2019).

  • Chi phí vận tải và giao nhận

Chi phí vận tải và giao nhận mặt hàng G&SPG xuất khẩu bao gồm vận chuyển nội địa và quốc tế. Do tính chất của gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu, nên hầu hết các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam được thực hiện bằng phương thức vận tải đường biển. Khoảng cách vận tải trên các tuyến vận tải quốc tế từ Việt Nam đến các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU khiến cho chi phí vận tải và giao nhận hàng hoá xuất khẩu là một phần rất lớn trong tổng chi phí xuất khẩu của doanh nghiệp. Mặt khác, chi phí vận tải và giao nhận trong chi phí xuất khẩu G&SPG của Việt Nam không thể không tính đến chi phí khi nhập khẩu gỗ nguyên từ các thị trường chính như Châu Phi, Hoa Kì, EU như bảng dưới đây.

Bảng 4. Thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu chính của Việt Nam

Đơn vị: USD

Thị trường

2015

2016

2017

2018

Châu Phi

265.197.407

354.660.077

493.690.054

515.605.606

Trung Quốc

257.576.801

308.963.246

383.103.675

462.329.944

Mỹ

231.672.181

215.363.643

247.255.085

310.560.460

Liên minh Châu Âu

165.171.583

192.027.634

235.784.502

249.637.592

Campuchia

380.418.895

181.564.022

213.110.081

100.632.730

Ma-lay-xi-a

110.778.545

101.569.791

100.410.885

114.185.212

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2019

Hiện nay, phần lớn gỗ nguyên liệu nhập khẩu được thực hiện theo điều kiện cơ sở giao hàng CFR (tiền gỗ, chi phí vận tải quốc tế đến cảng của Việt Nam) hoặc CIF (tiền gỗ, chí phí vận tải quốc tế và phí bảo hiểm đến cảng đích tại Việt Nam). Ngược lại, khi xuất thành phẩm, sản phẩm gỗ thì chủ yếu là hợp đồng FOB (giao hàng trên tàu), theo đó giá bán hàng bao gồm các chi phí cho đến khi hàng lên tàu tại cảng giao hàng ở Việt Nam. Ngoài ra, nếu như hãng tàu vận chuyển nguyên liệu gỗ nhập khẩu về Việt Nam không có hàng hóa để vận chuyển sau khi dỡ hàng thì cước phí vận chuyển nhập khẩu còn bao gồm cả cước khống và tăng lên rất nhiều. Trong khi đó, xuất khẩu với giá FOB, việc vận tải quốc tế do phía đối tác đảm nhận khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng phụ thuộc người chuyên chở do người mua chỉ định, đồng thời phải trả chi phí về vận tải nội địa, chi phí thuê container và các công việc đóng gói hàng hóa vào container để đưa hàng lên tàu xuất khẩu mà không biết chính xác là bao nhiêu.

Do cơ sở hạ tầng giao thông kém phát triển khiến cho chi phí vận chuyển đường bộ từ địa điểm sản xuất đến cảng xuất khẩu rất lớn, thậm chí còn cao hơn chi phí vận chuyển quốc tế từ Ma-lay-xi-a về Việt Nam. Như trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tại Bình Định, thường xuất sản phẩm qua cảng Quy Nhơn, tuy nhiên vẫn có lượng hàng lớn phải xuất qua các cảng khác như tại thành phố Hồ Chí Minh buộc phải kéo container đi quãng đường dài và gia tăng thời gian và chi phí kinh doanh.

  • Chi phí thông quan xuất khẩu gỗ thành phẩm

Căn cứ quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu, số lượng chứng từ về cơ bản bao gồm: Tờ khai hải quan, Bảng kê lâm sản; Giấy phép CITES theo Công ước quốc tế về chống buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp của Liên Hiệp Quốc, và quan trọng là hồ sơ về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Trong bối cảnh ngành Hải quan Việt Nam tăng cường tạo thuận lợi hoá thương mại, so với quy định chung đối với hàng hoá xuất khẩu thông thường thì khi xuất khẩu G&SPG, doanh nghiệp đang phải xuất trình số lượng chứng từ cũng như thời gian làm thủ tục hải quan cao hơn. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát doanh nghiệp, để chứng minh tính hợp pháp và nguồn gốc xuất xứ của gỗ nguyên liệu sử dụng sản xuất xuất khẩu, những chứng từ cần phải xuất trình đó là: bằng chứng về giấy phép khai thác gỗ nguyên liệu; bằng chứng về bảng kê lâm sản đối với nguồn gỗ nguyên liệu; bằng chứng về hợp đồng mua bán gỗ nguyên liệu; và bằng chứng về hóa đơn chứng từ thanh toán có liên quan đến mua/bán gỗ nguyên liệu và chứng từ khác tuỳ theo giao dịch và yêu của người nhập khẩu.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp cho rằng những quy định về chính sách xuất nhập khẩu G&SPG của Việt Nam, của thị trường xuất khẩu cũng như sự gia tăng hàng rào phi thuế quan về tiêu chuẩn kỹ thuật, chứng chỉ gỗ là những nguyên nhân gây nên gia tăng rủi ro đối với doanh nghiệp theo bảng dưới đây:

Bảng 5. Yếu tố gia tăng rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu G&SPG của Việt Nam

 Yếu tố ảnh hưởng

Hoàn toàn không ảnh hưởng

(%)

Có ảnh hưởng nhưng không đáng kể

(%)

Ảnh hưởng trung bình

(%)

Ảnh hưởng cao

(%)

Rất ảnh hưởng

(%)

Thay đổi chính sách và thủ tục xuất nhập khẩu của Việt Nam

33,33

22,22

44,44

EU tăng cường kiểm soát tính hợp pháp của gỗ và sản phẩm gỗ nhập khẩu/ quy định FLEGT/ VPA

12,50

12,50%

25%

37,50

12,50

Hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng ngày càng chặt chẽ

 0

55,55

11,11

33,33

Khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại

 0

 0

22,22

44,44

33,33

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thời gian tới, khi đồng loạt các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thực thị toàn diện các quy định pháp lý về tính hợp pháp và nguồn gốc xuất xứ của gỗ nguyên liệu thì chứng từ và thời gian làm thủ tục thông quan xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể (Nguyễn Tôn Quyền, 2019). Kết quả khảo sát doanh nghiệp cũng cho thấy, gần 75% các doanh nghiệp cho rằng rủi ro về chi phí xuất khẩu tăng có khả năng xảy ra là cao và rất cao như biểu đồ dưới đây:

 

Biểu đồ 3. Khả năng xảy ra rủi ro về gia tăng chi phí xuất khẩu G&SPG

Nguồn: Tác giả tổng hợp

            Về thuế xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có mức thuế suất là 0% hoặc miễn thuế, trừ những sản phẩm có công nghệ sản xuất đơn giản, hàm lượng gia công chế biến thấp như dăm gỗ, ván bóc chịu thuế suất cao hơn như bảng dưới đây.

Bảng 6. Kim ngạch xuất khẩu và thuế suất xuất khẩu của các sản phẩm gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ lực của Việt Nam năm 2018

Mặt hàng

Mã HS

Kim ngạch

xuất khẩu

Thuế suất

xuất khẩu

Dăm gỗ

4401

1.340.083.064

2%

Gỗ tròn

4403

4.469.961

10%

Gỗ xẻ

4407

59.468.809

10%

Ván bóc

4408

40.747.287

10%

Ván sàn

4409

25.337.611

5%

Ván dăm

4410

8.391.789

0%

Đồ gỗ nội thất

9401, 9402 và 9403

5.365.685.325

0%

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2019

Từ năm 2005 đến nay, xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam tăng mạnh cả về lượng và giá trị xuất khẩu, năm 2018 đạt mức 1,3 tỉ USD tăng 28% so với năm 2017 với khối lượng trên 10 triệu tấn và sử dụng trên 20,5 triệu m3 gỗ quy tròn. Với sự tăng trưởng cao như hiện nay, thuế suất xuất khẩu 2% là chi phí không nhỏ đối với doanh nghiệp khi giá xuất khẩu là thấp nhất so với các sản phẩm xuất khẩu khác nhưng lại có mức tiêu hao gỗ nguyên liệu là cao nhất. Trước tình hình xuất khẩu dăm gỗ gia tăng với sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, các cơ quan chủ quản đang có đề xuất tăng thuế suất xuất khẩu dăm gỗ lên 5%, nếu vậy sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu của mặt hàng chủ lực này của Việt Nam.

  1. Kết luận

Bài viết phân tích và lý giải những nguyên nhân cơ bản dẫn đến chi phí xuất khẩu cao của ngành chế biến gỗ, điều này cản trở hiệu quả hoạt động xuất khẩu mặc dù Việt Nam đang sở hữu lợi thế cạnh tranh về nguồn cung gỗ rừng trồng và giá nhân công thấp. Thời gian tới khi những lợi thế trên không thể khai thác hơn nữa, Việt Nam cần có chiến lược, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại của ngành về nguồn cung gỗ nguyên liệu, chi phí vận tải và giao nhận cũng như tăng cường tạo thuận lợi hoá thương mại đối với hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Tô Xuân Phúc, Nguyễn Tôn Quyền, Cao Thị Cẩm, và Trần Lê Huy (2019), Việt Nam xuất nhập khẩu gỗ năm 2018: Một năm nhìn lại và xu hướng 2019, Báo cáo thường niên 2019.
  2. Nguyễn Tôn Quyền (2019), “Dấu ấn ngành gỗ năm 2018: Năm của những sức bật nội tại”, Tạp chí Gỗ Việt, số 108,
  3. Tổng Cục Hải quan Việt Nam (2019), Tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2018, Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019.
  4. Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Báo cáo thường niên 2018, http://goviet.org.vn/, truy cập ngày 1/5/2019.
  5. Phan Thị Thu Hiền (2018), “Viet Nam’s wood exports are booming, but the local industry is yet to realize its full commercial potential”, Tạp chí gỗ nhiệt đới quốc tế, số 27 tháng 2/2018.

 

 

 

 

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG DIGITAL MARKETING TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VIỆT NAM

Nguyễn Thị Minh Hà[1]

Tóm tắt

Làn sóng tăng trưởng số lượng người dùng Internet và các phương tiện truyền thông trực tuyến đã tác động lớn tới lĩnh vực giáo dục hiện nay, đặc biệt là giáo dục đại học bởi sinh viên chiếm đa số thành phần tham gia sử dụng Internet (We are social, Hootsuite, 2018). Có thể nói, tại thời điểm này digital marketing là phương pháp tối ưu nhất để các cơ sở giáo dục (CSGD) có thể tiếp cận và thu hút người học tiềm năng, qua đó mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh. Mặc dù gần đây ngày càng nhiều công bố khoa học về tác động của các công cụ digital marketing điển hình như mạng xã hội hay website đến hành vi người tiêu dùng, song không có nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước về việc ứng dụng digital marketing trong lĩnh vực giáo dục. Vì vậy, dựa trên nền tảng lý thuyết khuếch tán sự đổi mới – DOI (Rogers, 2003), lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT (Venkatesh, et al., 2003) kết hợp với mô hình công nghệ - tổ chức – môi trường - TOE (Tornatzky & Fleischer, 1990), nghiên cứu này xác định và đánh giá tác động của các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing tại các cơ sở giáo dục của Việt Nam. Kết quả phân tích 380 phiếu trả lời khảo sát của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam năm 2017-2018 cho thấy 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing bao gồm nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức tính hữu ích, nguồn lực nội bộ của tổ chức, áp lực cạnh tranh, tác động đổi mới và hỗ trợ của nhà cung cấp. Kết quả phân tích hồi quy bội đã khẳng định mối quan hệ giữa 6 yếu tố này giải thích được khoảng 47.4% mức độ biến thiên của việc ứng dụng digital marketing trong các CSGD.

Từ khoá: digital marketing, giáo dục, DOI, UTAUT, TOE, giáo dục đại học, marketing trực tuyến.

Keywords: digital marketing, education, DOI, UTAUT, TOE, higher education.

Abstract

Post-secondary or students have recently made up a vast majority of Internet users on various digital platforms, which brings a great impact on higher education institutions (We are social, Hootsuite, 2018). As a result, digital marketing has worked as one of the most effective tools for schools to atttract and approach potential learners, as well as expand market and increase their competitiveness. Although several studies has been carried out, focusing on benefits of social networks or websites, very little attention to the acceptance and adoption of digital marketing in education institutions. Therefore, this study, based on Diffusion Innovation Theory - DOI (Rogers, 2003), the Unified Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT (Venkatesh, et al., 2003), and Technology – Organization – Environment Framework – TOE (Tornatzky & Fleischer, 1990),  aims to identify major determinants and measure their influence on digital marketing adoption in education institutions. A survey of 380 marketing or IT experts of Vietnamese universities, colleges and schools during 2017-2018 proposes 6 determinants of digital marketing adoption in these institutions, including: perceived usefulness, perceived easy of use, organizational competency, competitive pressure, innovation effect, and trading partner support. The data were assessed using exploratory and confirmatory factor analyses, then strutural equation modeling was used to test the proposed model. The model explained 47.4 percent of digital marketing adoption in education institutions.

1.      Giới thiệu

Toàn cầu hoá giáo dục không chỉ tạo cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức với các CSGD, nhất là các CSGDĐH (Tower, 2006). Đó không chỉ là áp lực cạnh tranh khốc liệt giữa các CSGD trong và ngoài nước nhằm thu hút người học và đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh, mà còn là áp lực buộc các trường cần phải chú trọng các hoạt động marketing, quảng bá hình ảnh thương hiệu của trường tới người học tiềm năng cũng như ra thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, marketing truyền thống không còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cả nhà cung cấp dịch vụ giáo dục và người học. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của digital marketing đã mở ra một kênh quảng bá mạnh mẽ với chi phí hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh và quản trị marketing trong các CSGD.

Đã hơn một nửa thế kỷ kể từ khi Internet ra đời và bức tranh thương mại điện tử toàn cầu ngày càng trở nên phong phú đa dạng với sự xuất hiện của các tên tuổi trong lĩnh vực giáo dục như Udemy, Coursera v.v. Giờ đây, mọi tổ chức và doanh nghiệp đều nhận thức tầm quan trọng của việc thiết lập và phát triển mối quan hệ trực tuyến với khách hàng (Phillips, 2015), vì vậy nghiên cứu về digital marketing luôn nhận được sự quan tâm của giới khoa học. Cho tới nay các nghiên cứu về digital marketing mới chỉ tiếp cận từ quan điểm hành vi người tiêu dùng (Hayes, et al., 2009; Barnes & Mattson, 2009; Augustsson, 2010; Alexa, et al., 2012), song không có nhiều nghiên cứu tiếp cận từ góc độ cơ sở giáo dục. Mục tiêu của nghiên cứu này là đề xuất khái niệm digital marketing dịch vụ giáo dục và xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing trong các CSGD dựa trên các lý thuyết phổ biến sự đổi mới DOI, lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT, lý thuyết công nghệ-tổ chức-môi trường TOE. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là những cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập tại Việt Nam đã và đang ứng dụng digital marketing.

2.      Tổng quan lý thuyết và tóm tắt tình hình nghiên cứu

2.1.           Digital marketing

Digital marketing là quá trình lập kế hoạch sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet (Kotler & Keller, 2012). Tiếp cận từ quan điểm quản trị marketing, Hiệp hội marketing Hoa Kỳ - AMA định nghĩa digital marketing là các hoạt động, phương thức và quy trình trên nền tảng công nghệ trực tuyến giúp hình thành, tương tác và truyền tải giá trị tới khách hàng và các bên liên quan (American Marketing Association, 2013).

Trong nghiên cứu năm 2016, Lamberton và Stephen đã đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động digital marketing, đồng thời đưa ra khái niệm digital marketing là tổng thể các chiến lược mà doanh nghiệp triển khai trên nền tảng kỹ thuật số nhằm tiếp cận người tiêu dùng và các bên liên quan, có tính tương tác cao, tập trung và có khả năng đo lường được.

Có thể nói theo thời gian, thuật ngữ “digital marketing” đã thay đổi từ một khái niệm mô tả phương thức marketing sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng công nghệ trực tuyến, sang một khái niệm bao trùm toàn bộ quá trình ứng dụng công nghệ trực tuyến để thu hút khách hàng, hình thành thị hiếu của khách hàng, quảng bá thương hiệu, giữ chân khách hàng và tăng trưởng doanh thu (Financial Times). Đây cũng là khái niệm phù hợp với định hướng và mục tiêu của nghiên cứu.

Các nghiên cứu nổi bật về digital marketing cho tới thời điểm này chủ yếu xoay xung quanh một số lĩnh vực như kinh tế (Barnes & Mattson, 2009; Barnes N. G., 2010; Gordhamer, 2009) hay công nghệ thông tin với khung lý thuyết dựa trên các nghiên cứu về marketing và nền tảng Internet (Yadav & Pavlou, 2014), hoặc nghiên cứu của Kannan & Li (2017) tập trung xây dựng và phát triển một khung nghiên cứu ứng dụng chiến lược marketing trực tuyến và những lợi ích do công nghệ trực tuyến mang lại cho các doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực marketing và truyền thông, Waters, Burnett, Lamm và Lucas (2009) cho rằng nền tảng trực tuyến tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược marketing như tương tác và quản lý quan hệ khách hàng hoặc xây dựng và tăng cường lòng trung thành của người tiêu dùng (Akhtar, 2011; Cicek & Erdogmus, 2012; Mehrabi, Islami, & Aghajani, 2014; Mousavi, Rad, & Asayesh, 2015; Ahmad, 2017) và chiến lược phát triển thương hiệu (Bughin, 2014). Các nghiên cứu về ứng dụng digital marketing thường phổ biết trong các lĩnh vực như dịch vụ lữ hành (Pelsmacker, Tilburg, & Holthof, 2018) và gần đây là dịch vụ giáo dục trong bối cảnh toàn cầu hoá (Fierro, Arbelaez, & Gavilanez, 2017). Có thể thấy, việc ứng dụng digital marketing trong các lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực giáo dục nói riêng là xu thế tất yếu và ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu cũng như các nhà quản trị.

2.2.           Cơ sở giáo dục

Giáo dục được xác định là một ngành dịch vụ và được Tổ chức thương mại thế giới coi là một trong 12 ngành dịch vụ. Sản phẩm của giáo dục là kiến thức và kỹ năng (Hoàng Văn Châu, 2011, trang 15). CSGD chính là nhà cung cấp loại hình dịch vụ đặc biệt này. Các chương trình đào tạo (CTĐT) của nhà trường chính là dịch vụ giáo dục và có đầy đủ các đặc điểm của ngành dịch vụ (Ivy, 2008).

2.3.           Tổng quan cơ sở lý thuyết về ứng dụng digital marketing trong tổ chức

Các nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong tổ chức có giá trị đại diện và thiết thực để giải thích và dự đoán các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục. Để phù hợp với bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực giáo dục đại học và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả cũng áp dụng lý thuyết khuếch tán sự đổi mới, một lý thuyết được đánh giá là rất phù hợp để đo lường việc ứng dụng đổi mới công nghệ trong lĩnh vực giáo dục (Dooley, 1999; Stuart, 2000).

  • Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới – DOI – Diffusion of Innovation Theory

Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới do Everett M. Rogers xây dựng năm 1962 và được nhiều nhà nghiên cứu cho là phù hợp nhất để đo lường và phân tích khả năng ứng dụng công nghệ trong môi trường giáo dục (Medlin, 2001; Parisot, 1995, 1997). Rogers (2003) đã chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới bao gồm: (1) lợi thế tương đối, (2) tính phức tạp của công nghệ, (3) khả năng tương thích, (4) tính dễ thử nghiệm và (5) tính dễ quan sát. Lý thuyết khuếch tán sự đổi mới được các nhà nghiên cứu sử dụng phổ biến nhất và được xem như lý thuyết nền tảng để giải thích quá trình một tổ chức tiếp nhận, ứng dụng một công nghệ mới. Dooley (1999) và Stuart (2000) đã đề cập đến một số lĩnh vực như khoa học, chính trị, y tế cộng đồng, truyền thông, lịch sử, kinh tế, công nghệ và giáo dục hoàn toàn phù hợp khi sử dụng lý thuyết của Rogers làm nền tảng nghiên cứu khả năng phổ biến và ứng dụng công nghệ. Một số nghiên cứu cho thấy tính đổi mới của công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận về tính dễ sử dụng công nghệ đó, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến dự định và hành vi sử dụng thực sự của tổ chức (Kuo & Huang, 2009; Lê Văn Huy & Trương Thị Vân Anh, 2008; Đào Trung Kiên, Lê Tuấn Ngọc, & Nguyễn Văn Duy, 2014).

Mô hình đề xuất kế thừa toàn bộ các yếu tố trong lý thuyết khuếch tán sự đổi mới năm 2003 của Rogers, đó là: lợi thế tương đối, tính phức tạp của công nghệ, khả năng tương thích, tính dễ thử nghiệm và tính dễ quan sát để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng digital marketing trong các CSGD.

  • Lý thuyết thống nhất chấp nhận và ứng dụng công nghệ - UTAUT

Hơn một thập kỷ trước Venkatesh và cộng sự (2003) đã đề xuất lý thuyết thống nhất chấp nhận và ứng dụng công nghệ UTAUT nhằm giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và ứng dụng công nghệ thông tin của các nhân viên trong một tổ chức thông qua bốn biến tiềm ẩn bao gồm kỳ vọng hiệu suất, kỳ vọng nỗ lực, các điều kiện tạo thuận lợi và ảnh hưởng xã hội. Tổng quan nghiên cứu cho thấy lý thuyết UTAUT (Unified Theory of Acceptance and Usage of Technology)  là một trong những mô hình được sử dụng rộng rãi nhất để thử nghiệm sự thích ứng của công nghệ thông tin trong các lĩnh vực khác nhau, như học trực tuyến (Farooq, et al., 2017), ngân hàng Internet (Nair, et al., 2015), quy trình tuyển dụng trực tuyến (Schaupp, et al., 2010), hệ thống bán vé trực tuyến  và ứng dụng chính phủ điện tử (Tosuntas, et al., 2015).

Mô hình đề xuất trong nghiên cứu này kế thừa lý thuyết UTAUT với ba yếu tố: lợi ích khi ứng dụng (nhận thức tính hữu ích), độ khó dễ khi sử dụng (nhận thức tính dễ sử dụng), ảnh hưởng của xã hộiđiều kiện thuận lợi tác động tới việc ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục.

  • Mô hình lý thuyết công nghệ - tổ chức – môi trường TOE

Mô hình công nghệ - tổ chức – môi trường (Technology-organizational-environmental framework) được phát triển bởi Louis G. Tornatzky et al. (1990) để kiểm định việc ứng dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin ở cấp độ tổ chức, doanh nghiệp. Lý thuyết này ngày càng trở thành một quan điểm lý thuyết được phổ biến rộng rãi trong các nghiên cứu về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (Zhu, Kraemer, Xu, & Dedrick, 2004). Tornatzky và cộng sự đã đưa vào các biến số công nghệ, tổ chức và môi trường, điều này đã tạo ra lợi thế cho mô hình TOE so với các mô hình khác về ứng dụng công nghệ nhằm tạo giá trị từ đổi mới công nghệ (Hossain & Quaddus, 2011; Ramdani, Kawalek, & Lorenzo, 2009; Zhu & Kraemer, 2005). Ngoài ra, mô hình TOE không bị hạn chế bởi quy mô của tổ chức cũng như đặc điểm của ngành hàng/dịch vụ (Wen & Chen, 2010). Do đó, lý thuyết TOE cung cấp một bức tranh toàn diện giải thích việc ứng dụng công nghệ của một tổ chức, cũng như các bước thực hiện, những thách thức và tác động của việc đổi mới công nghệ mới đối với tổ chức. Lý thuyết TOE cũng chỉ ra các nhân tố tác động đến khả năng ứng dụng công nghệ của tổ chức bao gồm các yếu tố liên quan tới công nghệ, tổ chức và môi trường.

Yếu tố “công nghệ” phản ánh môi trường công nghệ bên trong và cả bên ngoài có liên quan tới tổ chức, ví dụ hạ tầng công nghệ của tổ chức, những công nghệ sẵn có trên thị trường. Yếu tố “tổ chức” được định nghĩa thông qua một số thước như quy mô của tổ chức; mức độ tập trung hoá, mức độ chuẩn hoá và mức độ phức tạp của cơ cấu quản trị; chất lượng nguồn nhân sự; và mức độ sẵn có của những nguồn lực khan hiếm trong nội bộ tổ chức. Yếu tố “môi trường” chính là phạm vi hoạt động, kinh doanh của tổ chức, gồm ngành, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiếp cận các nguồn lực bên ngoài, và cách thức tương tác với chính sách của chính phủ (Louis G. Tornatzky & Fleischer, 1990).

Mô hình TOE hoàn toàn nhất quán với lý thuyết phổ biến sự đổi mới trong các tổ chức của Rogers (1983) với các thuộc tính của khả năng ứng dụng công nghệ: đặc điểm nội bộ tổ chức (mức độ tập trung hoá, mức độ chuẩn hoá, mức độ phức tạp trong cơ cấu tổ chức, tính kết nối giữa các đơn vị trong tổ chức, nguồn lực khan hiếm trong tổ chức và quy mô của tổ chức) và đặc tính môi trường bên ngoài doanh nghiệp (tính mở của hệ thống hay nói cách khác là mức độ năng động của thị trường). Ngoài ra, Rogers cũng nhấn mạnh tác động của các đặc điểm công nghệ (thuộc tính đổi mới) đối với những tổ chức có tiềm năng đổi mới công nghệ.

Nghiên cứu này tiếp cận mô hình công nghệ - tổ chức – môi trường TOE với ba yếu tố: công nghệ, tổ chức, môi trường tác động tới việc sử dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục.

Như vậy, để phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ và bối cảnh giáo dục ở Việt Nam, mô hình nghiên cứu đề xuất được thiết lập trên nền tảng lý thuyết khuếch tán sự đổi mới, lý thuyết thống nhất chấp nhận và ứng dụng công nghệ và mô hình lý thuyết công nghệ - tổ chức – môi trường.

3.      Mô hình và phương pháp nghiên cứu

3.1.           Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Trong bối cảnh toàn cầu hoá giáo dục và áp lực cạnh tranh ngành càng tăng giữa các CSGD tại Việt Nam, đồng thời dựa trên lý thuyết khuếch tán sự đổi mới và ứng dụng công nghệ, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam như ở hình 1. Các nhân tố kế thừa và tích hợp từ các mô hình nghiên cứu trên đã được các nghiên cứu qua nhiều thập kỷ minh chứng tác động đến việc các tổ chức ứng dụng công nghệ mới đó là: nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích, nguồn lực nội bộ của tổ chức, áp lực cạnh tranh, tác động đổi mới, và nhà cung cấp.

  • Nhận thức tính hữu ích

Theo Davis và cộng sự (1989): “Nhận thức sự hữu ích là khả năng chủ quan của người sử dụng khi ứng dụng một công nghệ mới sẽ gia tăng hiệu suất công việc của họ”. Tính hữu ích được cho là những lợi ích và hiệu quả trong hoạt động truyền thông, quảng bá mà digital marketing mang lại cho các trường đại học và cao đẳng. Các nghiên cứu của Taylor và Todd (1995), Davis (1989), Wang và các cộng sự (2004) và Venkatesh cùng các cộng sự (2012) đã chứng minh rằng các cá nhân và tổ chức sẽ dễ dàng ứng dụng một công nghệ mới nếu họ nhận thức được sự hữu ích của công nghệ đó. Vì vậy, nhận thức tính hữu ích của digital marketing là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng công nghệ hiện đại này nhằm mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh dịch vụ giáo dục. Từ các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả đề xuất giả thuyết:

H1: Có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa yếu tố nhận thức về tính hữu ích của digital marketing và việc ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục.

  • Nhận thức tính dễ sử dụng

Nhận thức tính dễ sử dụng một công nghệ mới là mức độ những người sử dụng trong tổ chức cảm nhận được sự khó khăn hay dễ dàng khi sử dụng hay học cách sử dụng công nghệ đó (Davis, 1989). Ảnh hưởng của yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng đến việc ứng dụng công nghệ đã được kiểm chứng trong nhiều nghiên cứu của các tác giả Davis (1993), Taylor và Todd (1995). Bên cạnh đó, Venkathesh và các cộng sự (2012) đã chứng minh rằng nhận thức tính dễ sử dụng có tác động đến việc ứng dụng công nghệ mới đó. Nhận thức về tính hữu ích nói tới cảm nhận của người sử dụng về mức độ mà hệ thống sẽ cải thiện kết quả công việc của họ, còn nhận thức về tính dễ sử dụng nói tới cảm nhận của người dùng về mức độ nỗ lực cần có để sử dụng được hệ thống công nghệ đó. Cả hai yếu tố này đều xuất phát từ chuẩn chủ quan của người sử dụng, họ mong đợi sẽ dễ dàng sử dụng công nghệ mới mà không cần nỗ lực. Tính dễ sử dụng liên quan đến khả năng kiểm soát hành vi bên trong như kỹ năng và ý chí của người sử dụng. Các lập luận này giúp hình thành hai giả thuyết:

H2: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố nhận thức về tính dễ sử dụng và việc ứng dụng digital marketing.

H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố nhận thức tính dễ sử dụng digital marketing và tính hữu ích cảm nhận.

  • Nguồn lực nội bộ của tổ chức

Kotler và Keller (2012) cho rằng nguồn lực của một tổ chức bao gồm nguồn nhân lực, tài sản vật chất, các nguồn lực vô hình. Đây là nhóm yếu tố quyết định khả năng hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, quyết định sự thành bại trên thị trường, trong đó nguồn lực quan trọng nhất là con người. Trong từng thời kỳ, mỗi nguồn lực đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành do đó nhà quản trị các cấp nhất là nhà quản trị cấp cao luôn luôn phải có thông tin về các nguồn lực hiện tại và tiềm năng, từ đó phân tích, đánh giá chặt chẽ nhằm tận dụng đúng mức các nguồn lực sẵn có và tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài. Giả thuyết này được xây dựng nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của điều kiện hiện tại về 1 số nguồn lực của tổ chức như cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn lực tài chính, chính sách quản lý, chính sách đào tạo và huấn luyện nhân viên trong các cơ sở giáo dục. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:

H4: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố nguồn lực nội bộ của tổ chức với việc ứng dụng digital marketing

  • Áp lực cạnh tranh

Áp lực cạnh tranh đóng vai trò rất quan trọng trong các nhân tố tác động thuận chiều đến việc ứng dụng digital marketing nhằm tiếp cận khách hàng tiềm năng (Lin, 2008). Zhu và Kraemer (2005) định nghĩa áp lực cạnh tranh là mức độ khốc liệt mà mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức cảm nhận được khi đối mặt và ganh đua với đối thủ của họ trên thị trường. Ứng dụng các công cụ marketing mới, hiện đại như digital marketing là điều cần thiết và quan trọng đối với các tổ chức nhằm thay đổi môi trường cạnh tranh hiện tại, tồn tại, phát triển và thậm chí vượt trội hơn đối thủ (Porter, 1985). Vì vậy, những tổ chức đi tiên phong trong việc ứng dụng và triển khai các công cụ digital marketing sẽ nắm được nhiều lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Do đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố áp lực cạnh tranh với việc ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục.

  • Tác động đổi mới

Theo Shalom H. Schwartz (2012), tính đổi mới là sự ưa thích mới lạ và thử thách trong cuộc sống. Steenkamp và các cộng sự (1999) cho rằng tính đổi mới phản ánh khuynh hướng sử dụng những sản phẩm, dịch vụ, công nghệ mới, hoặc sự ưa thích mới lạ và thử thách trong cuộc sống. Trong thời đại kỷ nguyên số, bất kể tổ chức nào cũng đều tích cực tìm hiểu, nhận thức tầm quan trọng của công nghệ mới, và tìm cách ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:

H6: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố tác động đổi mới và việc ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục.

  • Hỗ trợ từ nhà cung cấp

Sự hỗ trợ của các nhà cung cấp dịch vụ marketing ứng dụng nền tảng trực tuyến là một trong những nhân tố cần thiết để đảm bảo việc ứng dụng và triển khai digital marketing nhằm thu hút học viên tiềm năng được diễn ra liên tục và không bị giới hạn về thời gian và không gian. Các công ty digital marketing luôn nhận thức trách nhiệm chuyển giao, hỗ trợ khách hàng trong hoạt động vận hành và tối ưu hoá các công cụ marketing trực tuyến nhằm đạt mục tiêu đề ra (Kim, 2009). Ngoài ra, nhà cung cấp cũng cần phải hiểu rõ về thị trường giáo dục, liên tục tìm hiểu và cập nhật thông tin về dịch vụ này cũng như đối thủ cạnh tranh của khác hàng. Nhân tố “sự hỗ trợ từ nhà cung cấp” kế thừa yếu tố “điều kiện thuận lợi” của lý thuyết UTAUT và phản ánh môi trường “công nghệ” bên ngoài trong lý thuyết TOE. Vì vậy, tác giả đề xuất giả thuyết:

H7: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố hỗ trợ của nhà cung cấp với việc ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục.

Mô hình đo lường mối quan hệ giữa việc ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục và các nhân tố ảnh hưởng gồm nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, nguồn lực nội bộ của tổ chức, hỗ trợ từ nhà cung cấp, tác động đổi mới và áp lực cạnh tranh, cụ thể như sau:

Tác động đổi mới

Nguồn lực nội bộ tổ chức

Nhà cung cấp

 

Áp lực cạnh tranh

Nhận thức tính hữu ích

Nhận thức tính dễ sử dụng

ứng dụng digital marketing

H3

H1

H2

H4

H5

H6

H7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguồn: tác giả tổng hợp và đề xuất

Hình 1. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục

Nghiên cứu này xem xét và kết hợp hai mô hình ứng dụng công nghệ UTAUT và TOE cùng với lý thuyết khuếch tán sự đổi mới DOI nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục. Cho tới nay, có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm và cơ sở lý thuyết đã chứng minh vai trò quan trọng, chi phối cũng như mức độ phù hợp của UTAUT và TOE trong việc đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ ở cấp độ tổ chức, song hai mô hình này vẫn tồn tại một vài hạn chế. Thứ nhất, hai nhân tố tính hữu ích cảm nhận và tính dễ sử dụng chỉ giải thích được khoảng 40% khả năng ứng dụng công nghệ mới (Legris, Ingham, & Collerette, 2003). Thứ hai, khung lý thuyết TOE có các cấu trúc chính chưa rõ ràng (Y. Wang, Wang, & Yang, 2010) và quá chung chung (Riyadh, Akter, & Islam, 2009).

Chính vì vậy, sự kết hợp hai mô hình UTAUT và TOE đã được nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ và cho là phù hợp, bởi mô hình kết hợp có thể cải thiện khả năng dự báo cũng như khắc phục một số hạn chế riêng lẻ của từng mô hình. Bên cạnh đó, nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết khuếch tán sự đổi mới là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục (Medlin, 2001; Parisot, 1995, 1997).

3.2.           Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo hai bước: nghiên cứu sơ bộ với phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức với phương pháp định lượng.

Mục tiêu của nghiên cứu định tính là kiểm tra, sàng lọc và xác định mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình lý thuyết, trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu. Các thang đo được xây dựng từ các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến việc ứng dụng công nghệ mới nhằm đảm bảo độ chuẩn xác của các nội dung của thang đo. Bên cạnh đó, để hình thành thang đo chính thức, tác giả tiến hành hiệu chỉnh thang đo sơ bộ thông qua phỏng vấn các chuyên gia có kinh nghiệm về digital marketing và giáo dục đại học.

Bảng 1. Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng digital marketing trong cơ sở giáo dục

Mô tả thang đo

Tham chiếu

Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng digital marketing

 

PE1

Quy trình ứng dụng digital marketing dễ hiểu.

Venkatesh và cộng sự (2003)

Rogers (2003)

Sussman và Siegel (2003)

PE2

Chúng tôi không không gặp khó khăn gì khi học cách sử dụng các công cụ digital marketing.

PE3

Chúng tôi nhanh chóng thành thạo sử dụng các công cụ digital marketing.

PE4

Chúng tôi dễ dàng tích hợp các công cụ digital marketing mới với các công cụ marketing hiện tại đang sử dụng.

Thang đo nhận thức tính hữu ích của digital marketing

PU1

Xác định rõ phân khúc khách hàng từ đó nhanh chóng tiếp cận trực tiếp và đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi.

Venkatesh và cộng sự, (2003)

Wang và các cộng sự

(2004)

PU2

Tương tác, nắm bắt và xử lý nhanh chóng các thông điệp của khách hàng, phản hồi thông tin tức thời, nâng cao hiệu quả quản lý quan hệ khách hàng.

PU3

Tăng số lượng người học đăng ký học, từ đó tạo sự tăng trưởng doanh thu.

PU4

Chi phí thấp hơn marketing truyền thống, với ngân sách nhỏ vẫn thực hiện được và có thể kiểm soát được chi phí marketing.

PU5

Đo lường chính xác và theo dõi hiệu quả digital marketing dễ dàng

PU6

Hiệu quả cao vì lan toả nhanh, các CTĐT được marketing 24/7 và có thể tiếp cận các đối tượng người học ở phạm vị rộng, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Thang đo nguồn lực nội bộ của tổ chức

OC1

Chúng tôi có bộ phận chuyên trách về chiến lược digital marketing.

Venkatesh & ctg. (2003)

Rogers (1983)

Wang và cộng sự (2010)

OC2

Các nhân sự chuyên trách được cử đi đào tạo để kịp thời nắm bắt và ứng dụng hiệu quả các xu hướng digital marketing mới.

OC3

Chúng tôi có đủ nguồn lực kỹ thuật để ứng dụng digital marketing.

OC4

Chúng tôi có phân bổ ngân sách cho các chiến lược digital marketing.

OC5

Lãnh đạo nhà trường rất chú trọng đổi mới ứng dụng CNTT

Thang đo áp lực cạnh tranh của các CSGD

CP1

Các đối thủ cạnh tranh đã và đang ứng dụng digital marketing để thu hút người học.

Louis G. Tornatzky và Fleischer (1990)

Rogers (2003)

Lin và Lin (2008)

CP2

Thông tin về các CSGD xuất hiện ngày càng nhiều trên các kết quả tìm kiếm.

CP3

Người học tiềm năng có thể dễ dàng tìm kiếm các từ khoá liên quan tới lĩnh vực giáo dục trên Internet.

CP4

Không sử dụng các công cụ digital marketing thì thật là lạc hậu.

CP5

Digital marketing tạo nhiều lợi thế cạnh tranh đối với marketing giáo dục.

Thang đo tác động đổi mới đối với các CSGD

IE1

Sự bùng nổ của Internet và các cải tiến công nghệ khiến các hình thức marketing và quảng cáo trực tuyến ngày càng trở nên tất yếu.

Rogers (2003)

 

IE2

Công nghệ quảng cáo ngày càng phát triển và đa dạng về hình thức.

IE3

Thương mại điện tử trong lĩnh vực giáo dục đang tiếp tục bứt phá mạnh mẽ.

IE4

Internet và các kênh truyền thông hiện đại khác được phụ huynh và người học tiềm năng ưa chuộng và tin dùng ngày càng nhiều để tìm hiểu thông tin về CTĐT, về nhà trường và thực hiện đăng ký nhập học.

       

Thang đo hỗ trợ từ nhà cung cấp dịch vụ digital marketing

TS1

Công ty digital marketing có năng lực sáng tạo vượt trội.

Rogers (2003)

Kim và Suwon (2009)

TS2

Công ty digital marketing am hiểu về dịch vụ giáo dục.

TS3

Công ty digital marketing tìm tòi thấu đáo về thị trường giáo dục và đối thủ cạnh tranh của chúng tôi.

TS4

Công ty digital marketing định kỳ cung cấp báo cáo đo lường và đánh giá hiệu quả công việc.

TS5

Công ty digital marketing sẵn sàng đào tạo, hướng dẫn cách sử dụng và tối ưu hoá các công cụ digital marketing.

TS6

Công ty digital marketing nhanh chóng hỗ trợ chúng tôi khắc phục các vấn đề phát sinh có liên quan.

Thang đo ứng dụng digital marketing trong các CSGD

AI1

Nhà trường sẽ ứng dụng digital marketing nếu có nhu cầu nâng cao chỉ tiêu tuyển sinh cho các CTĐT.

Rogers (2003)

Foon và Fah (2011)

Venkatesh và cộng sự (2003)

 

AI2

Nhà trường ủng hộ việc đổi mới ứng dụng digital marketing.

AI3

Nhà trường chắc chắn sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ digital marketing thường xuyên trong tương lai.

AI4

Nhà trường dự định sẽ sử dụng thêm các công cụ digital marketing khác trong đợt tuyển sinh tới.

AI5

Nhà trường dự định tăng cường tìm hiểu và tích hợp các công cụ digital marketing mới, hiện đại trong tương lai.

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất

Để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, dữ liệu được thu thập qua 380 phiếu khảo sát với 35 biến quan sát. Trong nghiên cứu chính thức, các biến quan sát được đo bằng thang đo Likert 5 mức độ. Mặc dù về nguyên tắc cách chọn thang đo nhiều mức độ đánh giá hơn như thang đo Likert 7 hoặc Likert 9 sẽ làm cho các đo lường càng chính xác hơn. Tuy nhiên, trong một số ngôn ngữ như Tiếng Việt, việc sử dụng thang đo quá nhiều mức độ đánh giá thường gây nhầm lẫn cho người trả lời, ví dụ thang đo Likert 7 có thể khiến người trả lời dễ nhầm lẫn giữa đồng ý một phần và không đồng ý một phần. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác trong lựa chọn của đáp viên tác giả sử dụng thang đo Likert 5 với (1) là hoàn toàn không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) không có ý kiến, (4) đồng ý, (5) hoàn toàn đồng ý.

Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, khảo sát trực tiếp những chuyên viên đã hoặc đang sử dụng digital marketing hoặc công nghệ thông tin, trong các cơ sở giáo dục đại học, hoặc các nhà quản trị giáo dục đại học phụ trách công tác tuyển sinh, truyền thông hoặc marketing trong các cơ sở giáo dục đại học. Dựa trên mạng lưới phân bổ các trường đại học, cao đẳng theo vùng trên lãnh thổ Việt Nam (hình 2), tác giả lựa chọn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm để khảo sát đại diện. Những số liệu thu thập được từ các cơ sở giáo dục đại học công lập và ngoài công lập từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đủ cơ sở để đại diện cho các vùng miền khác trong cả nước.

Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ giáo dục đại học năm học 2016-2017

Hình 2. Các trường đại học Việt Nam phân bổ theo vùng

Các phiếu trả lời không đầy đủ hoặc bị lỗi sẽ được loại bỏ đề đảm bảo dữ liệu được làm sạch có độ tin cậy cao, đầy đủ thông tin trước khi tiến hành phân tích hệ số tin cậy các thang đo. Phân tích dữ liệu được thực hiện thông qua phần mềm xử lý thống kê SPSS 22.0 và AMOS 22.0.

Thống kê mô tả mẫu theo các phòng ban: gần ¾ những người tham gia khảo sát đang phụ trách hoặc đảm nhận công tác tuyển sinh tại các cơ sở giáo dục đại học, tiếp theo là những đáp viên phụ trách các nhiệm vụ marketing, truyền thông và công nghệ thông tin với tỷ lệ lần lượt là khoảng 14% và 12%. Từ đây có thể thấy, các công cụ digital marketing có vai trò rất quan trọng với công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học.

Kết thúc điều tra số phiếu phỏng vấn thu về là 400 phiếu. Sau khi thu thập và sàng lọc, tỷ lệ phiếu hợp lệ đưa vào phân tích là 380 đơn vị nghiên cứu đảm bảo các điều kiện chọn mẫu cho phép, đạt tỷ lệ 95%. Cấu trúc của mẫu điều tra được thống kê theo các tiêu chí: giới tính, độ tuổi, học vấn, thu nhập.

Cơ cấu giới tính: Kết quả phân tích thống kê mô tả mẫu cho thấy, trong số 380 đáp viên, số lượng nam giới (211 người) nhiều hơn so với nữ giới khoảng 25%.

Cơ cấu độ tuổi: Độ tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất trong cấu trúc mẫu nghiên cứu là từ 31-40 tuổi, chiếm 41.3% tương đương 157 người, cao gấp 1.6 lần số lượng đáp viên có tuổi đời trẻ nhất trong tổng mẫu nghiên cứu (20-30 tuổi). Chiếm tỷ trọng lớn thứ ba là nhóm đối tượng khảo sát ở độ tuổi trung niên với 23.9% tương đương 91 người. Chưa tới 10% số người tham gia khảo sát trên 50 tuổi.

Cơ cấu trình độ học vấn: Kết quả thống kê mô tả mẫu cho thấy không có sự chênh lệch đáng kể giữa số lượng đáp viên có trình độ đại học hoặc cao đẳng so với số lượng đáp viên có trình độ thạc sỹ hoặc tiến sỹ (51.6% và 48.4%). Tỷ trọng đáp viên hiện đang công tác tại các CSGD công lập có trình độ thạc sỹ hoặc tiến sỹ cao hơn những đáp viên có trình độ cử nhân, trong khi đó dữ liệu cho thấy tỷ lệ này tại các CSGD ngoài công lập hoàn toàn ngược lại. Đáng ghi nhận là 100% số người tham gia khảo sát đều có bằng cử nhân trở lên.

Về cơ cấu giữa các phòng ban: Biểu đồ phân phối chuẩn có dạng hình chuông đối xứng với hệ số bất đối xứng skewness + 0.67 cho thấy hầu như không có sự chênh lệch đáng kể nào về số lượng các đáp viên công tác tại các phòng ban khác nhau, nói cách khác là các quan sát phân phối đối xứng quanh giá trị trung bình.

Bảng 1. Phân bổ mẫu theo một số thuộc tính của đối tượng khảo sát

 

Số lượng

% trong mẫu

% giá trị

% tích lũy

Giới tính

 

 

 

 

 

Nam1

211

55.5

55.5

55.5

Nữ2

169

44.5

44.5

100.0

Độ tuổi

 

 

 

 

 

20-301

98

25.8

25.8

25.8

31-402

157

41.3

41.3

67.1

41-503

91

23.9

23.9

91.1

Trên 504

34

8.9

8.9

100.0

Học vấn

 

 

 

 

 

ĐH/Cao đẳng1

296

51.6

51.6

51.6

Thạc sỹ/Tiến sỹ2

184

48.4

48.4

100.0

Phòng ban

 

 

 

 

 

CNTT1

46

12.1

12.1

12.1

 

Tuyển sinh/ QLĐT2

62

16.3

16.3

28.4

 

Marketing/Truyền thông3

49

12.9

12.9

41.3

 

Sau ĐH4

58

15.3

15.3

56.6

 

CLC/CTTT/CNTN5

67

17.6

17.6

74.2

Đào tạo quốc tế6

44

11.6

11.6

85.8

Viện nghiên cứu/Khóa ngắn hạn7

47

12.4

12.4

98.2

Khác8

7

1.8

1.8

100.0

Chức vụ

 

 

 

 

 

Viên chức hành chính1

150

39.5

39.5

39.5

 

Nhân viên kỹ thuật2

33

8.7

8.7

48.2

 

Cán bộ quản lý3

193

50.8

50.8

98.9

 

Lãnh đạo4

4

1.1

1.1

100.0

Loại hình CSGD

 

 

 

 

 

Công lập1

285

75.0

75.0

75.0

 

Ngoài công lập2

95

25.0

25.0

100.0

 

Tổng

380

100.0

100.0

 

Nguồn: Tác giả khảo sát và tổng hợp (2017-2018)

Thống kê mẫu nghiên cứu theo độ tuổi, học vấn và chức vụ cho thấy hơn 25% số người được hỏi có tuổi đời thuộc nhóm trẻ nhất (20-30), chủ yếu họ đang đảm nhận các vị trí công tác CNTT, marketing, truyền thông và đặc biệt là tuyển sinh các CTĐT khác nhau. Nhóm viên chức ở độ tuổi từ 31-41 (độ tuổi phổ biến nhất trong mẫu) đảm nhận vị trí quản lý các công tác tuyển sinh, truyền thông, marketing và CNTT tại các CSGD chiếm một tỷ lệ đáng kể khoảng hơn 46%, trong đó có chỉ có 9 người có trình độ cử nhân, còn lại hầu hết đều là Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ. Có thể nói, tuổi đời trẻ và trình độ học vấn cao là những ưu thế trong công tác đối với các vị trí phụ trách hoạt động truyền thông, quảng bá và tuyển sinh. Bởi tính chất công việc yêu cầu tiếp xúc với giới trẻ gần như hàng ngày, đồng thời đòi hỏi sự sáng tạo, chủ động và linh hoạt trong công tác. Bên cạnh đó, ½ các vị trí quản lý đòi hỏi kinh nghiệm vẫn do các viên chức có độ tuổi trung niên đảm nhận, trên 95% có học vị từ thạc sỹ trở lên.

4.      Kết quả nghiên cứu

4.1.           Kiểm định mô hình và các giả thuyết

  • Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha

Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach's Alpha cho 35 biến quan sát của các thang đo Nhận thức tính dễ sử dụng digital marketing – eu, Nhận thức tính hữu ích của digital marketing – pu, Nguồn lực nội bộ CSGD – oc, Áp lực cạnh tranh – cp, Tác động đổi mới – ie, Hỗ trợ của nhà cung cấp digital marketing – ts, Đổi mới và ứng dụng digital marketing trong CSGD  - ai cho thấy biến quan sát pu4, cp4 và ts1 có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 và nếu loại bỏ các biến này có thể làm cho Cronbach's Alpha của 3 thang đo pu, cp và ts lần lượt lớn hơn 0.762, 0.683 và 0.826. Vì vậy, luận án đề xuất loại biến quan sát pu4, cp4 và ts1 (Nunnally J. , 1978).

 

Biến

quan sát

Mean

nếu loại biến

Var

nếu loại biến

Tương quan biến tổng

a nếu

loại biến

Kết luận

 

 

Khái niệm eu “Nhận thức Tính dễ sử dụng digital marketing” a = 0.938

 

 

 

eu1

11.83

4.651

.843

.922

Chấp nhận

 

 

eu2

11.88

4.566

.884

.909

Chấp nhận

 

 

eu3

11.88

4.631

.855

.919

Chấp nhận

 

 

eu4

11.82

4.682

.830

.927

Chấp nhận

 

 

Khái niệm pu “Nhận thức Tính hữu ích của digital marketing” a = 0.762

 

 

pu1

14.42

13.764

.644

.694

Chấp nhận

 

pu2

13.83

13.972

.620

.701

Chấp nhận

 

pu3

14.54

13.748

.629

.697

Chấp nhận

 

pu4

13.99

16.757

.041

.880

Loại biến

 

pu5

14.31

13.127

.695

.678

Chấp nhận

 

pu6

14.29

13.107

.699

.677

Chấp nhận

 

 

Khái niệm oc “Nguồn lực nội bộ CSGD” a = 0.917

 

 

oc1

14.11

10.334

.728

.910

Chấp nhận

 

 

oc2

14.08

9.835

.831

.889

Chấp nhận

 

 

oc3

14.03

10.039

.813

.893

Chấp nhận

 

 

oc4

13.85

10.383

.836

.890

Chấp nhận

 

 

oc5

14.20

10.166

.738

.909

Chấp nhận

 

 

Khái niệm cp “Áp lực cạnh tranh” a = 0.683

 

 

cp1

14.50

6.398

.627

.572

Chấp nhận

 

 

cp2

14.64

6.189

.660

.555

Chấp nhận

 

 

cp3

14.57

6.124

.637

.558

Chấp nhận

 

 

cp4

15.48

6.741

.066

.898

Loại biến

 

 

cp5

14.53

6.286

.660

.560

Chấp nhận

 

 

Khái niệm ie “Tác động đổi mới” a = 0.930

 

 

ie1

11.28

4.677

.843

.906

Chấp nhận

 

 

ie2

11.29

4.590

.846

.905

Chấp nhận

 

 

ie3

11.38

4.864

.770

.929

Chấp nhận

 

 

ie4

11.37

4.508

.884

.892

Chấp nhận

 

Khái niệm ts “Hỗ trợ của nhà cung cấp digital marketing” a = 0.826

ts1

11.35

16.514

.058

.945

Loại biến

ts2

11.91

12.731

.777

.759

Chấp nhận

ts3

12.06

13.590

.790

.765

Chấp nhận

ts4

12.02

13.118

.780

.761

Chấp nhận

ts5

12.02

13.472

.777

.765

Chấp nhận

ts6

11.96

12.903

.815

.754

Chấp nhận

Khái niệm ai “ứng dụng digital marketing trong CSGD” a = 0.870

ai1

11.69

8.921

.664

.850

Chấp nhận

ai2

11.56

8.115

.794

.817

Chấp nhận

ai3

11.69

8.499

.709

.839

Chấp nhận

ai4

11.33

8.454

.695

.842

Chấp nhận

ai5

11.54

8.872

.615

.862

Chấp nhận

                                   

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu khảo sát 2017-2018

Các thang đo còn lại đều thuộc khoảng 0.8 ≤ a < 0.95 phản ánh độ tin cậy cao. Các hệ số tương quan biến tổng của 33 biến quan sát này đều lớn hơn 0.3 và không có trường hợp loại bỏ biến quan sát nào có thể làm cho Cronbach's Alpha của  thang đo các khái niệm eu, oc, ie và ai lần lượt lớn hơn 0.938, 0.917, 0.930 và 0.870. Vì vậy, tất cả 4 biến quan sát từ eu1 - eu4 đều phản ánh khái niệm “Nhận thức tính dễ sử dụng digital marketing - eu” nên đều được chấp nhận và sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố tiếp theo. Tóm lại, 32 thang đo chính thức trong mô hình nghiên cứu TOEIF đều đảm bảo độ tin cậy và đạt điều kiện để tiến hành các kiểm định tiếp theo.

  • Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kết quả kiểm định mức độ tương quan giữa các biến đo lường cho thấy chỉ số KMO là 0.927 > 0.9 nên dữ liệu rất tốt để thực hiện EFA (Kaiser, 1974), điều này chứng tỏ dữ liệu được dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp. Kết quả kiểm định Bartlett’s Test là 9539.179 với mức ý nghĩa đạt Sig. = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0: các biến quan sát không có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy ta có kết luận là dữ liệu này hoàn toàn phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thực hiện phân tích nhân tố theo phép trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax đối với tất cả 32 biến quan sát (đạt độ tin cậy trong kiểm định thang đo Cronbach's Alpha) tải thành 7 nhóm đạt các kiểm định. Giá trị tổng phương sai trích đạt 70.450 > 60% cho thấy 7 nhân tố này giải thích 70.450% biến thiên của dữ liệu. Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố λ > 0.5 phản ánh tương quan cao giữa các nhân tố và các biến giải thích có ý nghĩa thống kê rất tốt (Hair, Tatham, Anderson, & Black, 1998). Do đó, các thang đo của 7 nhân tố eu, pu, ts, oc, cp, ie và ai đều đạt giá trị hội tụ. Ma trận tương quan giữa các nhân tố trong mô hình cho thấy phương sai giữa các nhân tố < 0.7 nên các nhân tố trong mô hình đạt giá trị phân biệt (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).

  • Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phân tích nhân tố khẳng định với 32 biến quan sát cho thấy mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thị trường và được coi là một mô hình tốt, đồng thời không có tương quan giữa các sai số đo lường nên thang đo đạt tính đơn hướng với các chỉ số Chi-square = 629.912, Chi-square/df=1,422 (<3) với giá trị p = 0.000, GFI=0,909, TLI=0,978 (>0,9) CFI=0,980; RMSEA=0,033 (<0,06) pCLOSEHo = 1.000 để kiểm định giá trị RMSEA < 0.06 với mức ý nghĩa 95% (Bentler & Bonett, 1980). Ngoài ra, hệ số tin cậy tổng hợp của từng nhân tố đều trên ngưỡng giá trị 0.6 (có ý nghĩa thống kê) thậm chí giá trị thấp nhất là 0.873 trên mức giá trị lý tưởng 0.7 chứng minh thang đo trong mô hình đo lường đạt độ tin cậy. Giá trị bình quân phương sai trích của các nhân tố đều > 0.50, giá trị thấp nhất là 0.580, các trọng số chuẩn hóa của các biến quan sát đều > 0.50, giá trị thấp nhất là 0.67 và có ý nghĩa thống kê với p-value = 0.000. Các chỉ số này cho thấy các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm nghiên cứu đạt giá trị hội tụ (Fornell & Larcker, 1981; Gerbing & Anderson, 1988). Kết quả phân tích hiệp phương sai giữa các khái niệm trong mô hình đo lường cho thấy tất cả hệ số tương quan giữa các cặp khái niệm đều đạt giá trị |r| < 1.0 và có ý nghĩa thống kê p-value < 0.001, thỏa mãn điều kiện kiểm định giá trị phân biệt của thang đo.

Kết quả phân tích CFA cho thấy giá trị thang đo lường các khái niệm và thành phần đều đạt yêu cầu và thỏa mãn được tất cả các tính chất đơn hướng, độ tin cậy và giá trị của thang đo.

  • Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Mô hình cấu trúc tuyến tính TOEIF chính thức có tổng cộng 122 tham số, trong đó có 81 tham số tự do cần ước lượng, p = 0.000, có 528 giá trị riêng và cần ước lượng 81 tham số tự do, nên bậc tự do của mô hình là df = 528 - 81 = 447 > 0 với mức ý nghĩa p = 0.000 nên mô hình được nhận diện.

Hình 3. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM

Ước lượng hợp lý cực đại cho thấy mô hình đạt độ phù hợp chung với các chỉ số Chi-square = 670.622, Chi-square chuẩn hóa theo số bậc tự do Chi-square/df (χ2/df) = 1.500 < 3 với mức ý nghĩa thống kê p = 0.000, chỉ số phù hợp so sánh CFI = 0.976 > giá trị ngưỡng 0.9, chỉ số phù hợp TLI = 0.973 > giá trị ngưỡng 0.9 và sai số của mô hình RMSEA = 0.036 < giá trị ngưỡng 0.06 với pclose  = 1.000.

Từ các kết quả kiểm định này có thể kết luận mô hình cấu trúc tuyến tính phù hợp tốt với dữ liệu thực tế.

  • Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Kết quả ước lượng cho thấy có đủ bằng chứng thống kê từ dữ liệu nghiên cứu ủng hộ tất cả 7 giả thuyết.

Hệ số tác động chuẩn hóa (0.311) với độ tin cậy 99.9% thể hiện một cách chắc chắn về mối tương quan đồng biến giữa Nguồn lực nội bộ của CSGD và Việc đổi mới ứng dụng digital marketing trong các CSGD, nhân tố có mức ảnh hưởng lớn nhất trong 6 nhân tố. Đứng thứ hai là nhân tố Hỗ trợ của nhà cung cấp digital marketing, với hệ số tác động chuẩn hóa chỉ bằng một nửa so với nhân tố Nguồn lực nội bộ, với mức ý nghĩa thống kê p<0.001. Áp lực cạnh tranh và Tác động đổi mới với hệ số βchuẩn hóa lần lượt là 0.146 và 0.137 với p < 5% phản ánh mức độ tương quan khá lớn của 2 nhân tố này đến việc ứng dụng digital marketing trong các CSGD, trong đó Áp lực cạnh tranh có mức độ ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing trong các CSGD mạnh hơn so với Tác động đổi mới.

Cuối cùng, Nhận thức về tính hữu ích và tính dễ sử dụng digital marketing được ghi nhận là 2 nhân tố có hệ số tác động ngang bằng nhau và thấp nhất trong số các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing trong các CSGD. So với Nguồn lực nội bộ, 2 biến số này có hệ số βchuẩn hóa chỉ gần bằng 1/3, với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là p < 1% và 5%.

Nhận thức về tính hữu ích của digital marketing trong công tác thu hút người học tiềm năng và tuyển sinh chịu ảnh hưởng trực tiếp và thuận chiều từ nhận thức của các CSGD về tính dễ sử dụng các công cụ digital marketing, với βchuẩn hóa = 0.273 với độ tin cậy 99.9%.

Kết quả kết xuất hệ số hồi quy bội cho thấy 6 nhân tố trong mô hình có thể giải thích 47.4% mức độ biến thiên của việc ứng dụng digital marketing trong các CSGD. Kết quả này cho thấy mô hình nghiên cứu đề xuất có thể giải thích được khá tốt sự biến thiên của dữ liệu thực tế và 7 giả thuyết đề ra được ủng hộ.

4.2.           Đánh giá tính vững của mô hình ước lượng TOEIF bằng Bootstrap

Để đánh giá tính vững của mô hình ước lượng TOEIF tác giả sử dụng phương pháp kiểm định lấy mẫu có hoàn lại (bootstrap) để phân tích với cỡ mẫu có hoàn lại là 500. Kết quả phân tích Bootstrap cho thấy chênh lệch ước lượng mô hình TOEIF của mẫu gốc (380) với trung bình ước lượng của các mẫu tạo bằng bootstrap (500) nhỏ hơn giá trị ngưỡng C.R. ≤ 2.0 (Schumacker & Lomax, 1996), điều này phản ảnh sự chênh lệch rất nhỏ, hầu như không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% giữa các hệ số của mô hình ước lượng so với 500 quan sát. Như vậy, mô hình TOEIF vẫn có ý nghĩa đối với cỡ mẫu lớn, do đó ước lượng của mô hình hay nói cách khác là kết quả phân tích dữ liệu đảm bảo tính tin cậy và có thể sử dụng để suy diễn cho tổng thể.

Mô hình chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc ứng dụng các công cụ digital marketing: sự hỗ trợ của nhà cung cấp, nhận thức về sự hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng, tác động đổi mới, áp lực cạnh tranh, nguồn lực nội bộ tổ chức. Nhìn chung, kết quả thực tiễn cho thấy mô hình đề xuất có tính hiệu lực toàn diện, phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu, phù hợp với dữ liệu thị trường.

Dựa trên phân tích tác động tổng hợp đến việc ứng dụng digital marketing trong các CSGD, luận án thiết lập phương trình hồi quy:

ai = 0.146*cp + 0.169*eu + 0.137*ie + 0.311*oc + 0.156*ts + 0.133*pu

Diễn dịch:

Digitalmarketing = 0.146*Canhtranh + 0.169*Dedung + 0.137*Doimoi + 0.311*Nguonluc + 0.156*Hotro + 0.133*Huuich

Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing trong các cơ sở giáo dục đại học đều thể hiện có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p < 0,01 và tất cả các yếu tố này đều thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận với biến số việc ứng dụng digital marketing.

4.3.           Thảo luận kết quả

Các yếu tố thuộc môi trường bên trong tổ chức có ảnh hưởng đến việc đổi mới, ứng dụng digital marketing trong CSGD gồm nguồn nhân lực, nguồn lực cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính. Các CSGD đều có bộ phận chuyên trách về digital marketing và thực hiện công tác bồi dưỡng phát triển nhân sự thường xuyên chẳng hạn cử viên chức đi đào tạo hoặc tham gia các khóa học ngắn hạn.

Kết quả kiểm định mô hình TOEIF hoàn toàn thống nhất với các nghiên cứu gần đây về ứng dụng CNTT hoặc thương mại điện tử trong các tổ chức, doanh nghiệp, trong đó nhân tố Nguồn lực nội bộ cũng tác động thuận chiều mạnh nhất bên cạnh những nhân tố xúc tác khác như quy mô, đặc điểm tổ chức, áp lực cạnh tranh và nhân tố cản trở là Thiếu sự hỗ trợ của nhà cung cấp (Kevin, Kraemer, & Xu, 2003).

Sự hỗ trợ của nhà cung cấp digital marketing là nhân tố quan trọng thứ hai với hệ số tác động trực tiếp mạnh bằng một nửa so với Nguồn lực nội bộ tổ chức. Việc ứng dụng và triển khai digital marketing trong công tác tuyển sinh đòi hỏi nhà cung cấp phải có đầy đủ năng lực sáng tạo vượt trội đồng thời còn phải am hiểu về dịch vụ giáo dục, cũng như hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của CSGD.

Áp lực cạnh tranh và Tác động đổi mới là hai biến số đáng chú ý đối với các CSGD, trong đó áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng mạnh hơn đến các hoạt động digital marketing của các trường. Sự cạnh tranh giữa các CSGD ngày càng trở nên gay gắt hơn khi giáo dục nhất là giáo dục đại học ngày nay được xem là một lĩnh vực xuyên biên giới. Các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam đã có những thay đổi lớn cả về số lượng và chất lượng, với sự xuất hiện của nhiều trường ngoài công lập, CSGD nước ngoài, các chương trình đào tạo liên kết quốc tế ... đã góp phần gây sức ép khiến cuộc cạnh tranh giữa các CSGD trong việc thu hút người học tiềm năng ngày càng trở nên gay gắt. Chính vì vậy để gia tăng số lượng sinh viên, các trường đã triển khai rất nhiều hoạt động chiêu sinh khác nhau. Tuy nhiên, một thực thế phát sinh trong cuộc cạnh tranh giữa các CSGD là vấn đề tự chủ. Lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân khẳng định xu hướng phát triển và đổi mới “... các trường phải cạnh tranh nâng cao chất lượng, tạo uy tín và thương hiệu thì mới thu hút người học. Những trường chậm đổi mới, trì trệ trong nâng cao chất lượng, ít đầu tư cho đội ngũ, cơ sở vật chất, thực hành sẽ bị tụt hậu và khó khăn trong tuyển sinh” (Mạnh Xuân, 2017).

Nhìn chung, có sự khác biệt về mức độ tác động của 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing giữa các CSGD công lập và ngoài công lập.

Hoạt động digital marketing trong các CSGD công lập và ngoài công lập đều chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ yếu tố nguồn lực nội bộ, nhưng mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên trong tổ chức đối với các trường ngoài công lập mạnh hơn gấp rưỡi so với các trường hoạt động chủ yếu từ các nguồn tài chính công.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của nhà cung cấp, tác động đổi mới và tính hữu ích của digital marketing là những nhân tố cấu thành đóng vai trò quan trọng đối với việc ứng dụng digital marketing trong các trường công lập, tuy nhiên lại không có ảnh hưởng đối với nhóm ngoài công lập. Ngược lại, các trường dân lập và tư thục lại chịu tác động rất lớn bởi Áp lực cạnh tranh, trong khi các trường công lập hiện giờ hầu như chưa phải đối mặt với vấn đề này. Trước thực tế áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, thậm chí là vì mục tiêu sống còn của mình, nhiều trường ngoài công lập đang phải nỗ lực triển khai nhiều cách thức truyền thông quảng bá khác nhau để thu hút sinh viên.

5.      Kết luận

Trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các CSGD trong hoạt động marketing tuyển sinh thu hút người học và sự phát triển của KHCN, nghiên cứu đã đề xuất khái niệm digital marketing dịch vụ giáo dục là “việc các CSGD sử dụng nền tảng công nghệ trực tuyến để thiết lập một kênh tương tác tích hợp, có mục tiêu, đo lường được nhằm thu hút và giữ chân khách hàng qua đó xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng bền vững”.

Đặc biêt, tác giả đã xây dựng và kiểm định thành công mô hình TOEIF - Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing trong các CSGD nhằm thu hút người học tiềm năng.

Nghiên cứu đã khẳng định nguồn lực nội bộ là yếu tố có tác động mạnh nhất đến hoạt động quản trị digital marketing trong các CSGD, sau đó là sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ digital marketing, áp lực cạnh tranh và tác động phải đổi mới. Các khuyến nghị có tính khả thi cao và hàm ý quản trị góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị digital marketing trong các CSGD.

Đây là những đóng góp về lý thuyết và thực tiễn hoàn toàn phù hợp với lĩnh vực giáo dục nói chung, đặc biệt là GDĐH, cũng như một số lĩnh vực nghiên cứu khác về hành vi tiêu dùng hoặc hành vi mua và thương mại điện tử. 

Tài liệu tham khảo

  1. Ajzen, I., 1991, "The Theory of Planned Behavior", Organizational Behavior and Human Decision Processes, Volume 50, pp. 179-211.
  2. Alexa, E. L., Alexa, M. & Stoica, C. M., 2012, "The Use of Online Marketing and Social Media in Higher Education Institutions in Romania", Journal of Marketing Research and Case Studies, 1-9.
  3. Davis, F. D., 1989, "Perceived Usefulness, Perceived Ease of Use, and User Acceptance of Information Technology", MIS Quarterly, 13(3), p. 319‐339.
  4. Fierro, I., Arbelaez, D. A. C. & Gavilanez, J., 2017, "Digital marketing: a new tool for international education", Pensamiento y Gestión, Volume 43.
  5. Hayes, T. J., Ruschman, D. & Walker, M. M., 2009, "Social Networking as an Admission Tool: A Case Study in Success", Journal of Marketing For Higher Education, 19(2), pp. 109-124.
  6. Kannan, P. K. & Li, H. A., 2017, "Digital marketing: A framework, review and research agenda", International Journal of Research in Marketing, 34(1), pp. 22-45.
  7. Lin, J. M.-C., 2008, "ICT education: To integrate or not to integrate?", British Journal of Educational Technology, 39(6), pp. 1121-1123.
  8. Moore, G. & Benbasat, I., 1991, "Development of instrument to measure the perceptions of adopting information technology innovation", Information systems research, 2(3), pp. 192-222.
  9. Porter, M. E., 1985, Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance, California: Free Press.
  10. Rogers, E. M., 2003, Difusion of Innovations, Fifth Edition ed. New York: Free Press.
  11. Stokes, R., 2013, eMarketing: The essential guide to marketing in a digital world, Fifth Edition ed. s.l.:Quirk eMarketing (Pty) Ltd. .
  12. Thanh Xuân, 2018, Tuyển sinh đại học 2018: Tổng chỉ tiêu và nguồn tuyển đều tăng, [Online] Available at: http://nhandan.com.vn/giaoduc/item/36256802-tuyen-sinh-dai-hoc-2018-tong-chi-tieu-va-nguon-tuyen-deu-tang.html [Accessed 11 10 2018].
  13. Venkatesh, V., Morris, M. G., Davis, G. B. & Davis, F. D., 2003, "User acceptance of information technology: toward a unified view", MIS Quarterly, 27(3), pp. 425-478.
  14. Waters, R. D., Burnett, E., Lamm, A. & Lucas, J., 2009, "Engaging stakeholders through social networking: How nonprofit organizations are using Facebook", Public Relations Review, 35(2), pp. 102-106.
  15. Yadav, M. S. & Pavlou, P. A., 2014, "Marketing in computer-mediated environments: Research synthesis and new directions", Journal of Marketing, 78(1), pp. 20-40.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

 

Các bài khác...