Sidebar

Magazine menu

20
T7, 04

Tạp chí KTĐN số 116

 

LIÊN KẾT KINH DOANH – THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Cao Đinh Kiên[1]

Lê Thị Vân Dung[2]

 

Tóm tắt

Liên kết kinh doanh (business linkage) là hoạt động diễn ra ngày càng phổ biến trong nền kinh tế thế giới vì những lợi ích nó mang lại cho các bên tham gia. Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, hoạt động liên kết kinh doanh là điều tất yếu để giúp các doanh nghiệp mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động cũng như giảm chi phí hay tăng sức cạnh tranh. Tại Việt Nam, với quá trình thực hiện đổi mới từ năm 1986, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế đa thành phần cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc mở cửa nền kinh tế và tham gia tích cực vào các tổ chức kinh tế thế giới. Điều này vừa tạo tiềm năng, cơ hội phát triển nhưng đồng thời vừa tạo ra thách thức lớn về cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết tận dụng hoạt động liên kết kinh doanh cũng như các lợi thế của hoạt động liên kết kinh doanh nhằm gia tăng sức cạnh tranh của mình. Bài nghiên cứu này tìm hiểu tổng quan về các hình thức và phương thức liên kết kinh doanh đã và đang được áp dụng trên thế giới. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng tìm hiểu thực trạng và trao đổi về hàm ý chính sách nhằm phát triển hoạt động liên kết kinh doanh tại Việt Nam.

Từ khoá: liên kết kinh doanh, business linkage, hội nhập kinh tế, kinh tế quốc tế

Abstract

For the benefits of all stakeholders, business linkage is becoming more and more popular in the global economy. With the development of technology and the globalization process, business linkage is indispensable to help businesses increase market share well as reduce costs and improve the competitive advantages. Since the Reform of 1986, Vietnamese Government have launched many policies to encourage multi-sectoral economic development as well as to promote international economic integration by opening and participating in global economic organizations. This trend creates potencial opportunities but simultaneously represents competition challenges for domestic business. Businesses must take advantage of business linkage activities to increase their competitive advantages in the market. This paper provides overview about business linkage types and methods applicable around the world. Moreover, the paper also discusses the status and policy implications to promote business linkage activities in Vietnam.

Keyword: Business linkage, economic integration, international business

 

  1. Đặt vấn đề

Theo từ điển thuật ngữ kinh tế, liên kết kinh tế (hay liên kết kinh doanh) được định nghĩa như sau: “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất, trong khuôn khổ pháp luật nhà nước.” Khái niệm liên kết kinh doanh đề cập đến sự hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng thực hiện một hay nhiều công việc nhằm đạt được mục tiêu chung. Liên kết kinh doanh có thể thực hiện ở nhiều quy mô địa lý khác nhau như quy mô khu vực (ASEAN, AFTA), quy mô quốc gia, quy mô tỉnh hay thành phố…, Hơn thế nữa, liên kết kinh doanh cũng có thể thực hiện giữa nhiều chủ thể với nhau, ví dụ như hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay hợp tác giữa cá nhân với doanh nghiệp.

Bằng cách phân tích các mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa doanh nghiệp, khách hàng và nhà cung cấp thường có tính chất lâu dài. Điều này có lợi cho doanh nghiệp vì việc lặp đi lặp lại các giao dịch với các đối tác quen thuộc sẽ làm chi phí giao dịch thấp hơn so với việc liên tục thay đổi sang các đối tác mới. Do vậy, cân nhắc việc phát triển hay thiết lập các mối liên kết kinh doanh mới luôn được coi là sự đầu tư cho tương lai, vượt xa ra khỏi lợi ích từ một vài hoạt động kinh doanh riêng lẻ tại thời điểm hiện tại. Có thể thấy liên kết kinh doanh là một xu thế tất yếu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam phải biết tận dụng hoạt động liên kết kinh doanh cũng như các lợi thế của hoạt động liên kết kinh doanh nhằm gia tăng sức cạnh tranh của mình. Bài nghiên cứu này tìm hiểu tổng quan về các hình thức và phương thức liên kết kinh doanh đã và đang được áp dụng trên thế giới. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng tìm hiểu thực trạng và trao đổi về hàm ý nhằm phát triển hoạt động liên kết kinh doanh tại Việt Nam.

 

  1. Phân loại và các phương thức liên kết kinh doanh

2.1. Phân loại liên kết kinh doanh

Liên kết kinh doanh là sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các đối tác nhằm hướng tới sự phát triển từ các lợi ích chung. Các doanh nghiệp tham gia một nhóm liên kết chính thức hoặc không chính thức với mục đích mang lại một mối quan hệ có lợi cho các bên liên quan. Nếu liên kết kinh doanh có tính chất dài hạn và liên quan đến các nguồn lực lớn, các bên liên quan cần chuẩn bị văn bản pháp lý quy định ràng buộc trong liên kết kinh doanh và chế tài xử phạt nếu một thành viên vi phạm những ràng buộc này.

Liên kết kinh doanh đặc biệt có ích cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa vì các doanh nghiệp này có thể vượt qua giới hạn về quy mô bằng cách với tác với nhau trong các liên kết kinh doanh. Biểu đồ sau đây cho thấy hai hình thức liên kết kinh doanh chủ yếu được sử dụng:

2.1.1 Liên kết kinh doanh theo chiều ngang

Liên kết kinh doanh theo chiều ngang là loại hình hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp, cá thể có cùng vị trị trong chuỗi giá trị. Chẳng hạn, liên kết của những nhà cung cấp nguyên phụ liệu may với nhau, liên kết của những doanh nghiệp may xuất khẩu với nhau, hay liên kết của những doanh nghiệp phân phối hàng may ở thị trường nước ngoài. Mục đích của liên kết theo chiều ngang thường là để tìm kiếm sự hợp tác của những tổ chức có cùng chức năng nhằm tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm/dịch vụ hoặc thực hiện những hoạt động nhằm tăng cường khả năng bán hàng của các doanh nghiệp. Lý do cơ bản của hình thức liên kết kinh doanh theo chiều ngang là:

  • Quy mô mỗi cá thể tham gia liên kết kinh doanh là quá nhỏ để đạt được lợi thế kinh tế từ quy mô. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là tăng lợi thế kinh tế từ quy mô
  • Phạm vi hoạt động của mỗi cá thể tham gia liên kết kinh doanh là quá nhỏ để phục vụ một số đối tượng khách hàng nhất định. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là khả năng tiếp cận thị trường mới và tăng doanh thu
  • Thông qua liên kết kinh doanh, chi phí marketing của mỗi cá thể tham gia liên kết kinh doanh giảm xuống. Hơn thế nữa, liên kết kinh doanh còn cho phép của các cá thể tham gia tham gia phát triển sản phẩm dưới cùng một thương hiệu lớn. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là khả năng tiếp cận thị trường mới, tăng doanh thu và giảm chi phí marketing

Liên kết kinh doanh theo chiều ngang thường giới hạn ở phạm vi địa lý cụ thể hay thông qua các hiệp hội ngành nghề. Vì vậy, thường có những văn bản chính thức quy định về các điều kiện để có thể trở thành thành viên cũng như các hình thức xử lý vi phạm của các thành viên. Hình thức liên kết kinh doanh theo ngang thường phổ biến ở một số ngành bán lẻ hay ngành thủ công mỹ nghệ với sự liên kết của các hộ gia đình, đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp.

2.1.2. Liên kết kinh doanh theo chiều dọc

Liên kết kinh doanh theo chiều dọc là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và cá thể trong cùng một chuỗi giá trị. Nhìn chung, liên kết kinh doanh theo chiều dọc không giới hạn về mặt địa lý cũng như về quy mô doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp lớn tại các nước phát triển có thể lựa chọn gia công hàng hóa của mình ở các nước đang phát triển để tận dụng lợi thế so sánh của các nước này như chi phí lao động thấp, nguồn tài nguyên dồi dào… Loại hình liên kết này thường thấy ở các ngành như may mặc, giày dép, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất… Hình thức liên kết kinh doanh theo chiều dọc sẽ mang lại cho các cá thể tham gia một số lợi ích như:

  • Thông qua liên kết kinh doanh, mỗi cá thể tham gia có thể sử dụng một bộ tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường và xã hội chung. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là giảm chi phí và tăng mức độ hài lòng của khách hàng
  • Thông qua liên kết kinh doanh, một kênh liên lạc trực tiếp giữa các cá thể tham gia liên kết kinh doanh sẽ được tạo ra. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là giảm chi phí và tăng mức độ hài lòng khach hàng
  • Thông qua liên kết kinh doanh, mỗi cá thể tham gia sẽ cùng hợp tác để cải tiến sản phẩm trong chuỗi giá trị. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là gia tăng mức độ hài lòng của khách hang cũng như nâng cao khả năng bắt nhịp với sự phát triển của công nghệ cũng như hành vi mua hàng của người tiêu thụ cuối cùng

Ngoài ra, hiện nay còn có hình thức liên kết kinh doanh mới phổ biến là liên kết kinh doanh ngành với sự kết hợp của liên kết kinh doanh theo chiều dọc và liên kết kinh doanh theo chiều ngang để nhóm thành hàng trăm, thậm chí hàng ngàn doanh nghiệp liên quan đến nhau trong một lĩnh vực cụ thể.

2.1.3. Phân loại liên kết kinh doanh khác

Theo Hussain (2000), liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp cũng có thể phân thành 3 mô hình chính: Liên minh (alliances), cụm liên kết (cluster) và mạng liên kết (network).

* Liên minh

Liên minh phản ánh hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua những thỏa thuận hoặc hợp đồng cụ thể như gia công, liên doanh, đồng minh chiến lược, nhượng quyền, tập đoàn, công ty mẹ - công ty con.

* Cụm liên kết

Cụm liên kết (hay còn gọi là cụm/quận công nghiệp - industrial cluster/district) là hình thức liên kết kinh doanh có nhiều nét tương đồng với liên kết kinh doanh theo chiều ngang nhưng được giới hạn trong những khu vực địa lý nhất định. Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về cụm liên kết và các nghiên cứu này về cơ bản thống nhất với nhau về định nghĩa của mô hình này. Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế thuộc Trường Đại học Suxex của Anh cho rằng cụm liên kết là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty cạnh tranh, bổ trợ, độc lập với nhau, cũng như các ngành có quan hệ kinh doanh qua lại với nhau và/hoặc cùng có nhu cầu về nhân lực, công nghệ, và cơ sở hạ tầng. Một định nghĩa khác của Michael Porter lại cho rằng liên kết cụm bao gồm một nhóm các công ty có mối liên hệ với nhau và các cơ quan hữu quan trong một ngành riêng biệt bao gồm nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp, trường đào tạo và các hiệp hội ngành nghề. Nhìn chung, các định nghĩa về cụm liên kết đều tập trung vào yếu tố vị trí địa lý của liên kết, đối tượng liên kết và ngành nghề liên kết.

* Liên kết mạng

Liên kết mạng là khi một nhóm các doanh nghiệp hợp tác với nhau không phân biệt về vị trí địa lý. Liên kết mạng bao gồm cả các liên kết theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, liên kết theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm. Đối tượng liên kết được mở rộng gồm các doanh nghiệp, các hiệp hội, các viện nghiên cứu đào tạo, tổ chức xúc tiến thương mại. Không gian địa lý cũng mở rộng ra khỏi phạm vị địa phương, vùng, quốc gia, khu vực đến phạm vi toàn cầu. Ngân hàng Thế giới định nghĩa rằng liên kết mạng là một mạng lưới sản xuất của các công ty độc lập (bao gồm cả những nhà cung cấp chuyên biệt), các tổ chức sản xuất tri thức (trường đại học, viện nghiên cứu), các tổ chức cầu nối (công ty môi giới, tư vấn) và khách hàng, liên kết với nhau. Mô hình liên kết mạng có nhiều nét tương đồng với liên kết kinh doanh theo ngành.

 

 

2.2. Các phương thức liên kết kinh doanh

2.2.1. Liên kết kinh doanh với mục tiêu phân phối

Phương thức liên kết kinh doanh với mục tiêu phân phối có thể hướng tới mục tiêu mở cửa thị trường tiêu dùng ở một nước đang phát triển. Mục tiêu này có thể rất hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn. Người dùng cuối có thể là hộ nghèo, nông dân hoặc doanh nghiệp nhỏ. Trong bối cảnh này, hai mô hình điển hình có thể được phân biệt:

  • Hệ thống tương tự nhượng quyền thương mại
  • Mô hình phát triển kinh doanh tích hợp để hỗ trợ/nâng cao khả năng sử dụng sản phẩm

* Hệ thống tương tự nhượng quyền thương mại

Với một hệ thống tương tự như nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp lớn có thể thâm nhập thị trường kém phát triển hơn. Doanh nghiệp lớn thường có những sản phẩm/dịch vụ gắn liền với thương hiệu của mình và, để mang sản phẩm/dịch vụ này đến gần hơn với khách hàng, một cơ cấu phân phối trải rộng theo khu vực thường là sự lựa chọn của doanh nghiệp. Dưới mô hình này, một số lượng lớn các cửa hàng bán lẻ nhỏ hay các ki-ốt đường phố sẽ được sử dụng. Việc phân phối tại các thị trường như vậy có thể được thực hiện thường xuyên và hiệu quả nhất bằng một vài nhà phân phối nhỏ hoặc một doanh nghiệp với vài nhân viên.

Bên nhượng quyền (doanh nghiệp lớn) sẽ hỗ trợ các đơn vị được nhượng quyền của mình thông qua một số biện pháp như:

  • Thúc đẩy gắn kết thương hiệu và lợi thế của mình;
  • Xây dựng mô hình kinh doanh;
  • Đào tạo các kỹ năng cơ bản như định giá, lưu trữ, dự báo, yêu cầu pháp lý, bán hàng, quan hệ khách hàng và tiếp thị;
  • Ưu tiên tiếp cận vốn lưu động và thiết bị;
  • Các giải pháp sáng tạo như xe đạp vận chuyển hoặc thiết bị làm mát di động để bán hàng tự động.

Việc thành lập một doanh nghiệp trong một hệ thống nhượng quyền thương mại dễ dàng hơn và ít rủi ro hơn rất nhiều so với việc tự xây dựng một doanh nghiệp riêng, đặc biệt thuận lợi cho các lao động có học vấn thấp và ít kinh nghiệm kinh doanh. Đây cũng là cơ hội cho các hộ gia đình nghèo. Việc phân phối lợi ích và chi phí phụ thuộc về những gì được thỏa thuận trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.

* Mô hình phát triển kinh doanh tích hợp để hỗ trợ/nâng cao năng lực sử dụng sản phẩm

Do điều kiện tài chính có hạn, các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh thường là các hoạt động duy nhất được các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sử dụng. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia hoặc doanh nghiệp lớn còn thực hiện hoạt động đào tạo khách hàng cũng như liên kết khách hàng với các dịch vụ tài chính nhằm mục đích tăng doanh thu.

Các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh tích hợp bao gồm:

  • Hướng dẫn sử dụng các sản phẩm liên quan;
  • Hỗ trợ tài chính để đáp ứng tình trạng thiếu thanh khoản của khách hang;
  • Đào tạo bổ sung về kiến thức quản lý cơ bản, ví dụ như kỹ năng lập kế hoạch tài chính.

2.2.2. Liên kết với hoạt động kinh doanh cốt lõi của các tập đoàn lớn

Nhìn chung, việc liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa với hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty đa quốc gia tương đối phức tạp vì chất lượng nguồn cung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp lớn. Đổi lại, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nhỏ khi tham gia vào hoạt động liên kết này là rất lớn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được liên kết có thể phát triển phù hợp với tốc độ tăng trưởng của hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp lớn.

Nếu tham gia vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ sẽ được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn. Tại Việt Nam, do nền công nghiệp ô tô còn non trẻ, Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp lớn và công ty đa quốc gia sử dụng các nhà cung ứng linh kiện Việt Nam nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất trong nước học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài. Đây là lý do Trường Hải và một vài nhà sản xuất linh kiện khác hợp tác gia công linh kiện cho các nhà máy lắp ráp của Huyndai, Kia, GM. Tuy nhiên, sự tham gia của các doanh nghiệp lớn trong việc nâng cao trình độ nhà cung cấp đi kèm các điều kiện tiên quyết và phụ thuộc vào mô hình liên kết với hoạt động cốt lõi:

Mối quan hệ giao dịch độc lập: Các doanh nghiệp giao dịch với nhau một cách bình đẳng. Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa hoặc dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu. Các nhà cung cấp có thể được thay đổi một cách linh hoạt. Không có động cơ nào cho các công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp lớn ở từng địa phương thiết lập mối quan hệ hợp tác này.  

Mạng lưới cân bằng: Các doanh nghiệp hợp tác và có năng lực bổ khuyết cho nhau nhưng không kiểm soát lẫn nhau. Mô hình liên kết này thường phổ biến đối với các doanh nghiệp có kích thước tương đương và hiếm thấy giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau cũng như ở các cấp độ công nghệ khác nhau. Trọng tâm của mô hình liên kết này là việc phát triển các sản phẩm và quy trình mới. Đây là mối quan hệ thường thấy trong mạng lưới sáng tạo ở các nước phát triển.

Mạng lưới phụ thuộc: Doanh nghiệp dẫn đầu đặt các quy tắc cũng như khuôn khổ hoạt động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia liên kết kinh doanh. Mối quan hệ này gần như là mối quan hệ phân cấp, trong đó các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn có động lực để thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp. Mạng lưới phụ thuộc được hình thành khi doanh nghiệp dẫn đầu đang theo đuổi một chiến lược khác biệt về sản phẩm thông qua thiết kế và xây dựng thương hiệu và cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Việc trở thành thành viên trong mạng lưới phụ thuộc có thể tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp nhỏ trong vấn đề nâng cấp sản phẩm và quy trình.

Hệ thống phân cấp: Các công ty đa quốc gia có thể thành lập các công ty con để phục vụ việc sản xuất tại các địa điểm khác nhau. Để kiểm soát quy trình sản xuất tại các công ty con này, các công ty đa quốc gia sẽ kiểm soát hoàn toàn quy trình sản xuất. Để hiểu được cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ khi tham gia vào mô hình liên kết kinh doanh này, lộ trình lý tưởng cho những doanh nghiệp này được mô tả như sau:

- Bước đầu tiên là nâng cấp chu trình. Hiệu quả hoạt động nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ tăng lên khi doanh nghiệp làm chủ quy trình hoạt động, kiểm soát thời gian giao hàng và tiêu chuẩn chất lượng. Kết quả này đi kèm với việc cải thiện năng lực quản lý cũng như tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn. 

- Bước thứ hai là nâng cấp sản phẩm. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp cần được cải tiến hoặc họ phải tìm cách phát triển các sản phẩm mới.  

- Bước thứ ba là nâng cấp chức năng. Nâng cấp chức năng đề cập đến việc tiếp cận/triển khai một vai trò cao hơn trong chuỗi giá trị (ví dụ: xây dựng thương hiệu, thiết kế và tiếp thị) hoặc bỏ qua các chức năng tạo ra giá trị thấp hiện có. Các doanh nghiệp nhỏ có thể không hứng thú với những khách hàng lớn không có động lực chia sẻ năng lực cốt lõi nhưng muốn kiểm soát các bước tạo ra giá trị lớn nhất trong chu trình sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ vẫn có cơ hội để thay đổi và khám phá các thị trường mới.  

- Cuối cùng, nâng cấp liên ngành có thể phát triển. Doanh nghiệp có thể chuyển sang ngành hoàn toàn khác, ví dụ: máy tính bấm tay sang máy vi tính, với giá trị cao hơn dựa trên kiến thức hoặc quan hệ khách hàng sẵn có.

2.2.3. Liên kết với hoạt động kinh doanh phi cốt lõi của các tập đoàn lớn

Liên kết với hoạt động kinh doanh phi cốt lõi của công ty đa quốc gia hoặc doanh nghiệp địa phương lớn xuất phát từ xu hướng thuê ngoài (outsourcing). Xu hướng thuê ngoài này là kết quả của việc tăng cường chuyên môn hóa và mô hình tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi để nâng cao hiệu quả. Thông thường, các hoạt động tương đối đơn giản, chẳng hạn như làm sạch hoặc vận chuyển, được thuê ngoài. Vì các hoạt động này không đòi hỏi khả năng kỹ thuật cao, đây là tiềm năng cho các doanh nghiệp nhỏ với trình độ quản lý cơ bản.

Tuy nhiên, tối đa hóa hiệu quả không phải là lý do duy nhất để các công ty đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp lớn thuê các doanh nghiệp khác thực hiện hoạt động kinh doanh phi cốt lõi. Áp lực chính trị hay từ khu vực công cũng có thể tác động đến quyết định hình thành các mối liên kết kinh doanh ở phương thức này. Đối với doanh nghiệp nhỏ, liên kết kinh doanh với hoạt động phi cốt lõi có tiềm năng hơn là liên kết kinh doanh với hoạt động cốt lõi của của công ty đa quốc gia.

  1. Liên kết kinh doanh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, liên kết kinh doanh cũng được hình thành từ lâu. “Buôn có bạn, bán có phường” chỉ sự liên kết của những người kinh doanh trong mọi ngành nghề. Phường ở đây vốn là cộng đồng của những người làm cùng một nghề của một làng quê, vì những lý do khác nhau họ tách ra thành một bộ phận vào thành phố làm ăn, dựng nhà trên cùng dãy phố, phía trong sản xuất, phía ngoài bán hàng.

Hình thức làng, phường thủ công phát triển khá mạnh trong thời nhà trần và Hậu Lê, thời Trần kinh dô Thăng Long có 61 phường, sang thời Hậu Lê cả nước có 83 làng, phường thủ công, Thăng Long có 36 phường như phường An Thái làm Giấy, phường Nghi Tàm dệt vải…(Chí Hải, 2006). Việc tổ chức buôn bán theo phường tạo ra được liên kết giữa những người bán vì họ có điều kiện giúp đỡ nhau trong việc định giá, giữ giá, vay mượn hàng, giới thiệu khách hàng, bảo vệ lẫn nhau. Liên kết giữa những nhà sản xuất để đáp ứng thị hiếu khách hàng và học hỏi kinh nghiệm. Các liên kết khác như liên kết người bán và người sản xuất, liên kết giữa người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cũng được hình thành. Các liên kết trên góp phần tạo nên sự khác biệt của từng phường ngành nghề. Từ thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 19, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng. Do chính sách kinh tế lạc hậu và bảo thủ, các đơn vị làm kinh tế tại Việt Nam không có điều kiện phát triển các liên kết kinh doanh lên tầm cao mới như ở các nước phương Tây thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nền kinh tế Việt Nam mang tính chất thuộc địa nửa phong kiến. Các liên kết sản xuất trong nước kém phát triển một phần do chế độ thuộc Pháp kiểm soát chặt chẽ tất cả các liên kết trong xã hội để chống lại các phong trào cách mạng. Các liên kết kinh tế chỉ thực sự phát triển trở lại cùng quá trình đổi mới của Việt Nam kể từ năm 1986. Quá trình đổi mới này cùng với tiến trình toàn cầu hóa đã mang lại cho Việt Nam cơ hội hình thành các liên kết kinh doanh với đầy đủ các đặc điểm giống như ở các nước khác trên thế giới.

Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Với sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, cùng với tư duy cởi mở, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang liên tục khuyến khích các hoạt động liên kết, liên doanh giữa các thành phần kinh tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển các doanh nghiệp tư nhân, coi đây là nhân tố chính của ngành công nghiệp hỗ trợ, mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, hình thành nên những cụm liên kết điện tử, hay dệt may, thủy sản .v.v. Trong báo cáo Phát triển bền vững khu vực doanh nghiệp tư nhân trình Chính phủ, ngoài việc nêu ra những hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn nhấn mạnh vào hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân. Báo cáo đánh giá: sự liên kết của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn yếu, đặc biệt là có rất ít mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Các liên kết trong mô hình tập đoàn còn khá đơn giản, chưa triển khai được các hình thức liên kết “mềm” khác thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng thương hiệu, dịch vụ, kết quả nghiên cứu đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ chung trong tập đoàn theo nguyên tắc thị trường.

Có thể thấy rằng, với xu hướng công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng hiện nay, với việc toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, việc liên kết kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí, rủi ro, tăng quy mô cũng như sức cạnh tranh; chủ động tham gia vào một khâu trong chuỗi giá trị là điều cần thiết cho tất cả các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay.

* Liên kết kinh doanh giữa kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế tư nhân

            Trong bối cảnh ngân sách không "theo kịp" nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển an sinh xã hội cũng như bảo vệ môi trường, sự hợp tác công - tư chính là lời giải cho bài toán mang tên tối đa hóa lợi ích cộng đồng. Theo đó, thuật ngữ Đối tác công - tư (Private - Public Partnership - PPP) sẽ được tiếp cận theo hình thức liên kết kinh doanh giữa Nhà nước và tư nhân.  Có thể kể đến rất nhiều ví dụ của hình thức liên kết “công- tư” là các dự án được Chính phủ Việt Nam hợp tác thực hiện dưới các hình thức BTO, BOT, BT... Các dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tiết kiệm cho xã hội 50% thời gian đi lại và 30% chi phí bên cạnh những lợi ích không định lượng được bằng tiền như giảm thiểu tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và rút ngắn thời gian đi lại. Một lĩnh vực hạ tầng khác đang phát triển là ngành điện. Trong giai đoạn 1992-2012, Việt Nam đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác trong 5 dự án điện là Wartsila, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Mông Dương và Hải Dương với tổng vốn đầu tư là 5.036 triệu USD. Mức vốn đầu tư này chiếm 53% tổng đầu tư cho kết cấu hạ tầng của Việt Nam năm 2010. Các dự án nhà máy điện này ứng dụng những công nghệ mà nhà đầu tư trong nước chưa làm chủ như công nghệ than phun, chu trình liên hợp. Hình thức liên kết công-tư trong các dự án này khắc phục được những thách thức về ngân sách, kinh nghiệm, nhân lực mà Nhà nước Việt Nam không thể đảm đương.

* Liên kết giữa các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế tư nhân

Điểm khó khăn trong vấn đề liên kết kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam là tình trạng phát triển manh mún và mang tính tự phát cao. Theo thống kê, khu vực kinh tế tư nhân là lực lượng đóng góp tới 50% vào tổng GDP, cao nhất so với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng góp khoảng 8% GDP, phần lớn còn lại thuộc về khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình. Điều đó có nghĩa số đông trong khu vực kinh tế tư nhân vẫn là các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Chính vì vậy, việc khuyến khích các doanh nghiệp này chủ động tham gia vào chuỗi liên kết ngành là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững cho chính các doanh nghiệp. Trên thực tế, các liên kết đã được hình thành chủ yếu tại các lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm như chuỗi nông sản của Vineco, Hoàng Anh Gia Lai đến chuỗi chăn nuôi cung ứng thịt của Masan. Tuy nhiên, mỗi liên kết thành công đều chịu ảnh hưởng của một vài doanh nghiệp đầu mối như CTCP Tập đoàn Vingroup, CTCP Hoàng Anh Gia Lai hay CTCP Tập đoàn Masan.

  • Liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

Việt Nam luôn là một trong những nước nằm trong nhóm những nước có kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa cao trên thế giới. Tuy nhiên, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu lại chủ yếu đến từ khu vực doanh nghiệp FDI (chiếm đến hơn 70%), trong khi sự tham gia của các doanh nghiệp Việt còn rất mờ nhạt và hạn chế. Các doanh nghiệp FDI nhận được những ưu đãi lớn như: ưu đãi trong tiếp cận đất đai, ưu đãi về thuế… Với tiềm lực mạnh hơn các doanh nghiệp trong nước về vốn, công nghệ, quản trị, kết nối thị trường, lại ít bị tác động hơn bởi những rào cản từ thể chế, các doanh nghiệp FDI đã nhanh chóng vượt lên nắm giữ tỉ trọng ngày càng cao trong những lĩnh vực được coi là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, một thực trạng tồn tại là các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các chuỗi giá trị toàn cầu; đặc biệt, rất khó có thể tham gia vào các khâu sản xuất của doanh nghiệp FDI. Điển hình trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong chiến lược xây dựng tổ hợp công nghiệp phụ trợ cho sản xuất xe ô tô của mình, Vinfast đã liên doanh với công ty AAPICO Hitech (Thái Lan) để lập nhà máy dập hàn các chi tiết thân vỏ xe (vào tháng 6/2018). Trong liên doanh này, AAPICO đảm đương các công nghệ sản xuất và vận hành, trong khi Vinfast đáp ứng các điều kiện kinh doanh và vận hành cho liên doanh. Hay trong lĩnh vực tài chính, Công ty tài chính Hàn Quốc Mirae Asset đã liên doanh với Công ty Cổ phẩn quản lý Quỹ Tín Phát để thành lập liên doanh. Đây là chiến lược đa dạng hóa các danh mục đầu tư của Mirae Asset nhưng cũng đồng thời là cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý cho Tín Phát Việt Nam.

  1. Kết luận và hàm ý chính sách

Khi thiết lập hay phát triển các mối liên kết kinh doanh, doanh nghiệp phải chú ý đến một số điều kiện cơ bản sau: (1) Khoảng cách và cơ sở hạ tầng: sự tồn tại cũng như chất lượng của các con đường, tuyến vận chuyển, đường sắt và sân bay, cũng như các dịch vụ cần thiết khác cho quá trình vận chuyển hàng hóa, chẳng hạn như xe tải lạnh và cơ sở lưu trữ để xuất khẩu sản phẩm tươi sống. Cả chất lượng và khoảng cách của các phương thức vận chuyển khác nhau cũng như tính khả dụng và chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển; (2) Chính sách thương mại: Các chính sách thương mại có thể ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của các doanh nghiệp, ví dụ như việc đưa ra hạn ngạch xuất nhập khẩu, mức thuế hải quan sẽ gây ra ảnh hưởng đến khả năng liên kết kinh doanh với các đối tác ở nước ngoài; (3) Các mối liên kết kinh doanh hiện tại: Chọn đối tác kinh doanh mới làm tăng cả chi phí phát sinh trong quá trình tìm kiếm và rủi ro liên quan đến việc kiểm tra sự hiệu quả và tính tin cậy của đối tác này. Nếu đã tồn tại mối quan hệ kinh doanh tại khu vực mà doanh nghiệp muốn tham gia, việc thâm nhập thị trường sẽ gặp khó khăn.

Nhìn chung ở Việt Nam, nhiều liên kết kinh doanh đã được hình thành nhưng còn chưa mang tính chủ động từ các chủ thể tham gia, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - những đối tượng được nhiều lợi ích từ hoạt động này. Các hình thức liên kết kinh doanh ở Việt Nam cũng dừng lại ở mức độ đơn giản, thực hiện liên kết ngang, liên kết cụm để hình thành các làng nghề thủ công, hay các hiệp hội kinh doanh một ngành nghề nhất định. Một số các doanh nghiệp lớn tiến hành liên kết với các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh theo hình thức thuê, khoán mà đa phần là cho các hoạt động kinh doanh phi cốt lõi của doanh nghiệp. Tỷ lệ tiến hành liên kết kinh doanh cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi hay xa hơn là tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu còn chưa nhiều. Điều này một phần do nền kinh tế nước ta đa phần là kinh doanh chủ hộ, cá thể, mang tính tự phát cao; quy trình, chất lượng sản xuất đều chưa được quy chuẩn nên rất khó để các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng và hợp tác lâu dài.

Để có thể khuyến khích được hoạt động liên kết kinh doanh, cần có sự phối hợp nhịp nhàng của cả 3 nhân tố là Nhà nước, tổ chức ngành nghề và chủ thể kinh tế. Thứ nhất, Nhà nước phải tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi, tạo thể chế, chính sách pháp lý phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau phát triển. Ví dụ, các chính sách thuế và khuyến khích đầu tư vừa phải tuân theo nguyên tắc minh bạch của thị trường vừa phải có vai trò hỗ trợ thúc đẩy phát triển. Luật cạnh tranh phải đảm bảo việc hỗ trợ các liên kết kinh doanh nhưng không kìm hãm sự cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là phải lường trước được khả năng cạnh tranh không lành mạnh, cá lớn nuốt cá bé từ các liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Thứ hai, các tổ chức ngành nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phải thể hiện vai trò trong việc tuyên truyền thông qua các hội thảo, chuyên đề có nội dung liên quan đến hoạt động liên kết kinh doanh. Các tổ chức ngành nghề cần tăng cường vai trò tư vấn, kết nối để các doanh nghiệp tìm thấy những cơ hội liên kết cùng phát triển chuỗi giá trị của ngành, ở trong và ngoài nước. Để làm được như vậy thì các tổ chức ngành nghề cần nguồn lực tài chính và nhân sự có chuyên môn nhằm thực hiện vai trò định hướng cố vấn. Cuối cùng, các chủ thể kinh tế cần có ý thức trong việc thay đổi, tự hoàn thiện mình và chủ động tìm kiếm để tham gia vào quá trình liên kết kinh doanh, hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu. Sự chủ động của các chủ thể kinh tế đóng vai trò then chốt trong việc hình thành và vận hành các liên kết kinh tế. Để thúc đẩy lợi ích kinh tế và xã hội từ các liên kết kinh doanh, các chủ thể kinh tế phải chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác cùng giải quyết các khó khăn trong chính chuỗi giá trị mà doanh nghiệp mình vận hành. Có như vậy, các liên kết kinh doanh mới có thể vận hành một cách có hiệu quả nhất trên thị trường.

Tài liệu tham khảo

  1. Trần Thị Kim Anh và Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2007), “Liên minh chiến luợc trong kinh doanh quốc tế”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 27.
  2. Trần Kim Hào (2015), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng tập đoàn kinh tế Việt Nam, thuộc chương trình: Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015”, mã số KX.04/11-15.
  3. Nguyễn Thị Thu Hằng (2016), “Phát triển các dự án BOT cho ngành điện tại Việt Nam: Tồn tại và nguyên nhân”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 82 – tháng 5/2016
  4. Bùi Thị Lý (2009), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  5. Lê Minh Ngọc và Lê Huyền Trang (2011), “Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển các cụm liên kết ngành tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 396.
  6. Trần Đình Thiên (2005), Liên kết kinh tế ASEAN- Vấn đề và triển vọng, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
  7. Mirae Asset to set up asset management firm in Vietnam, Pulse – Korea, 02/2016
  8. Schulenburg, F. (2006), Business Linkages. Promoting Business Linkages: Overview and Tool, Economic Reform and Private Sector Development Section, Deutsche Gesellschaft für.
  9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Báo cáo phát triển bền vững kinh tế tư nhân.
  10. Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Liên kết để lớn: https://www.baohaiquan.vn/Pages/Doanh-nghiep-nho-va-vua-Lien-ket-de-lon.aspx.
  11. Thuận lợi hóa thương mại: Thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: http://baoquocte.vn/ho-tro-doanh-nghiep-vua-va-nho-tham-gia-chuoi-gia-tri-toan-cau-74021.html.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: caokien@ftu.edu.vn

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: dungltv@ftu.edu.vn

 

LIÊN KẾT KINH DOANH – THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Cao Đinh Kiên[1]

Lê Thị Vân Dung[2]

 

Tóm tắt

Liên kết kinh doanh (business linkage) là hoạt động diễn ra ngày càng phổ biến trong nền kinh tế thế giới vì những lợi ích nó mang lại cho các bên tham gia. Đặc biệt, với sự phát triển của công nghệ và xu thế toàn cầu hóa, hoạt động liên kết kinh doanh là điều tất yếu để giúp các doanh nghiệp mở rộng phạm vi, quy mô hoạt động cũng như giảm chi phí hay tăng sức cạnh tranh. Tại Việt Nam, với quá trình thực hiện đổi mới từ năm 1986, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển kinh tế đa thành phần cũng như thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc mở cửa nền kinh tế và tham gia tích cực vào các tổ chức kinh tế thế giới. Điều này vừa tạo tiềm năng, cơ hội phát triển nhưng đồng thời vừa tạo ra thách thức lớn về cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết tận dụng hoạt động liên kết kinh doanh cũng như các lợi thế của hoạt động liên kết kinh doanh nhằm gia tăng sức cạnh tranh của mình. Bài nghiên cứu này tìm hiểu tổng quan về các hình thức và phương thức liên kết kinh doanh đã và đang được áp dụng trên thế giới. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng tìm hiểu thực trạng và trao đổi về hàm ý chính sách nhằm phát triển hoạt động liên kết kinh doanh tại Việt Nam.

Từ khoá: liên kết kinh doanh, business linkage, hội nhập kinh tế, kinh tế quốc tế

Abstract

For the benefits of all stakeholders, business linkage is becoming more and more popular in the global economy. With the development of technology and the globalization process, business linkage is indispensable to help businesses increase market share well as reduce costs and improve the competitive advantages. Since the Reform of 1986, Vietnamese Government have launched many policies to encourage multi-sectoral economic development as well as to promote international economic integration by opening and participating in global economic organizations. This trend creates potencial opportunities but simultaneously represents competition challenges for domestic business. Businesses must take advantage of business linkage activities to increase their competitive advantages in the market. This paper provides overview about business linkage types and methods applicable around the world. Moreover, the paper also discusses the status and policy implications to promote business linkage activities in Vietnam.

Keyword: Business linkage, economic integration, international business

 

  1. Đặt vấn đề

Theo từ điển thuật ngữ kinh tế, liên kết kinh tế (hay liên kết kinh doanh) được định nghĩa như sau: “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất, trong khuôn khổ pháp luật nhà nước.” Khái niệm liên kết kinh doanh đề cập đến sự hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng thực hiện một hay nhiều công việc nhằm đạt được mục tiêu chung. Liên kết kinh doanh có thể thực hiện ở nhiều quy mô địa lý khác nhau như quy mô khu vực (ASEAN, AFTA), quy mô quốc gia, quy mô tỉnh hay thành phố…, Hơn thế nữa, liên kết kinh doanh cũng có thể thực hiện giữa nhiều chủ thể với nhau, ví dụ như hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay hợp tác giữa cá nhân với doanh nghiệp.

Bằng cách phân tích các mối quan hệ kinh doanh của doanh nghiệp, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa doanh nghiệp, khách hàng và nhà cung cấp thường có tính chất lâu dài. Điều này có lợi cho doanh nghiệp vì việc lặp đi lặp lại các giao dịch với các đối tác quen thuộc sẽ làm chi phí giao dịch thấp hơn so với việc liên tục thay đổi sang các đối tác mới. Do vậy, cân nhắc việc phát triển hay thiết lập các mối liên kết kinh doanh mới luôn được coi là sự đầu tư cho tương lai, vượt xa ra khỏi lợi ích từ một vài hoạt động kinh doanh riêng lẻ tại thời điểm hiện tại. Có thể thấy liên kết kinh doanh là một xu thế tất yếu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam phải biết tận dụng hoạt động liên kết kinh doanh cũng như các lợi thế của hoạt động liên kết kinh doanh nhằm gia tăng sức cạnh tranh của mình. Bài nghiên cứu này tìm hiểu tổng quan về các hình thức và phương thức liên kết kinh doanh đã và đang được áp dụng trên thế giới. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng tìm hiểu thực trạng và trao đổi về hàm ý nhằm phát triển hoạt động liên kết kinh doanh tại Việt Nam.

 

  1. Phân loại và các phương thức liên kết kinh doanh

2.1. Phân loại liên kết kinh doanh

Liên kết kinh doanh là sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các đối tác nhằm hướng tới sự phát triển từ các lợi ích chung. Các doanh nghiệp tham gia một nhóm liên kết chính thức hoặc không chính thức với mục đích mang lại một mối quan hệ có lợi cho các bên liên quan. Nếu liên kết kinh doanh có tính chất dài hạn và liên quan đến các nguồn lực lớn, các bên liên quan cần chuẩn bị văn bản pháp lý quy định ràng buộc trong liên kết kinh doanh và chế tài xử phạt nếu một thành viên vi phạm những ràng buộc này.

Liên kết kinh doanh đặc biệt có ích cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa vì các doanh nghiệp này có thể vượt qua giới hạn về quy mô bằng cách với tác với nhau trong các liên kết kinh doanh. Biểu đồ sau đây cho thấy hai hình thức liên kết kinh doanh chủ yếu được sử dụng:

2.1.1 Liên kết kinh doanh theo chiều ngang

Liên kết kinh doanh theo chiều ngang là loại hình hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp, cá thể có cùng vị trị trong chuỗi giá trị. Chẳng hạn, liên kết của những nhà cung cấp nguyên phụ liệu may với nhau, liên kết của những doanh nghiệp may xuất khẩu với nhau, hay liên kết của những doanh nghiệp phân phối hàng may ở thị trường nước ngoài. Mục đích của liên kết theo chiều ngang thường là để tìm kiếm sự hợp tác của những tổ chức có cùng chức năng nhằm tăng cường công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm/dịch vụ hoặc thực hiện những hoạt động nhằm tăng cường khả năng bán hàng của các doanh nghiệp. Lý do cơ bản của hình thức liên kết kinh doanh theo chiều ngang là:

  • Quy mô mỗi cá thể tham gia liên kết kinh doanh là quá nhỏ để đạt được lợi thế kinh tế từ quy mô. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là tăng lợi thế kinh tế từ quy mô
  • Phạm vi hoạt động của mỗi cá thể tham gia liên kết kinh doanh là quá nhỏ để phục vụ một số đối tượng khách hàng nhất định. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là khả năng tiếp cận thị trường mới và tăng doanh thu
  • Thông qua liên kết kinh doanh, chi phí marketing của mỗi cá thể tham gia liên kết kinh doanh giảm xuống. Hơn thế nữa, liên kết kinh doanh còn cho phép của các cá thể tham gia tham gia phát triển sản phẩm dưới cùng một thương hiệu lớn. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là khả năng tiếp cận thị trường mới, tăng doanh thu và giảm chi phí marketing

Liên kết kinh doanh theo chiều ngang thường giới hạn ở phạm vi địa lý cụ thể hay thông qua các hiệp hội ngành nghề. Vì vậy, thường có những văn bản chính thức quy định về các điều kiện để có thể trở thành thành viên cũng như các hình thức xử lý vi phạm của các thành viên. Hình thức liên kết kinh doanh theo ngang thường phổ biến ở một số ngành bán lẻ hay ngành thủ công mỹ nghệ với sự liên kết của các hộ gia đình, đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp.

2.1.2. Liên kết kinh doanh theo chiều dọc

Liên kết kinh doanh theo chiều dọc là sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và cá thể trong cùng một chuỗi giá trị. Nhìn chung, liên kết kinh doanh theo chiều dọc không giới hạn về mặt địa lý cũng như về quy mô doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp lớn tại các nước phát triển có thể lựa chọn gia công hàng hóa của mình ở các nước đang phát triển để tận dụng lợi thế so sánh của các nước này như chi phí lao động thấp, nguồn tài nguyên dồi dào… Loại hình liên kết này thường thấy ở các ngành như may mặc, giày dép, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất… Hình thức liên kết kinh doanh theo chiều dọc sẽ mang lại cho các cá thể tham gia một số lợi ích như:

  • Thông qua liên kết kinh doanh, mỗi cá thể tham gia có thể sử dụng một bộ tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường và xã hội chung. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là giảm chi phí và tăng mức độ hài lòng của khách hàng
  • Thông qua liên kết kinh doanh, một kênh liên lạc trực tiếp giữa các cá thể tham gia liên kết kinh doanh sẽ được tạo ra. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là giảm chi phí và tăng mức độ hài lòng khach hàng
  • Thông qua liên kết kinh doanh, mỗi cá thể tham gia sẽ cùng hợp tác để cải tiến sản phẩm trong chuỗi giá trị. Lợi ích cho doanh nghiệp tham gia liên kết kinh doanh là gia tăng mức độ hài lòng của khách hang cũng như nâng cao khả năng bắt nhịp với sự phát triển của công nghệ cũng như hành vi mua hàng của người tiêu thụ cuối cùng

Ngoài ra, hiện nay còn có hình thức liên kết kinh doanh mới phổ biến là liên kết kinh doanh ngành với sự kết hợp của liên kết kinh doanh theo chiều dọc và liên kết kinh doanh theo chiều ngang để nhóm thành hàng trăm, thậm chí hàng ngàn doanh nghiệp liên quan đến nhau trong một lĩnh vực cụ thể.

2.1.3. Phân loại liên kết kinh doanh khác

Theo Hussain (2000), liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp cũng có thể phân thành 3 mô hình chính: Liên minh (alliances), cụm liên kết (cluster) và mạng liên kết (network).

* Liên minh

Liên minh phản ánh hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua những thỏa thuận hoặc hợp đồng cụ thể như gia công, liên doanh, đồng minh chiến lược, nhượng quyền, tập đoàn, công ty mẹ - công ty con.

* Cụm liên kết

Cụm liên kết (hay còn gọi là cụm/quận công nghiệp - industrial cluster/district) là hình thức liên kết kinh doanh có nhiều nét tương đồng với liên kết kinh doanh theo chiều ngang nhưng được giới hạn trong những khu vực địa lý nhất định. Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về cụm liên kết và các nghiên cứu này về cơ bản thống nhất với nhau về định nghĩa của mô hình này. Các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế thuộc Trường Đại học Suxex của Anh cho rằng cụm liên kết là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty cạnh tranh, bổ trợ, độc lập với nhau, cũng như các ngành có quan hệ kinh doanh qua lại với nhau và/hoặc cùng có nhu cầu về nhân lực, công nghệ, và cơ sở hạ tầng. Một định nghĩa khác của Michael Porter lại cho rằng liên kết cụm bao gồm một nhóm các công ty có mối liên hệ với nhau và các cơ quan hữu quan trong một ngành riêng biệt bao gồm nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp, trường đào tạo và các hiệp hội ngành nghề. Nhìn chung, các định nghĩa về cụm liên kết đều tập trung vào yếu tố vị trí địa lý của liên kết, đối tượng liên kết và ngành nghề liên kết.

* Liên kết mạng

Liên kết mạng là khi một nhóm các doanh nghiệp hợp tác với nhau không phân biệt về vị trí địa lý. Liên kết mạng bao gồm cả các liên kết theo chiều ngang giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, liên kết theo chiều dọc giữa các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm. Đối tượng liên kết được mở rộng gồm các doanh nghiệp, các hiệp hội, các viện nghiên cứu đào tạo, tổ chức xúc tiến thương mại. Không gian địa lý cũng mở rộng ra khỏi phạm vị địa phương, vùng, quốc gia, khu vực đến phạm vi toàn cầu. Ngân hàng Thế giới định nghĩa rằng liên kết mạng là một mạng lưới sản xuất của các công ty độc lập (bao gồm cả những nhà cung cấp chuyên biệt), các tổ chức sản xuất tri thức (trường đại học, viện nghiên cứu), các tổ chức cầu nối (công ty môi giới, tư vấn) và khách hàng, liên kết với nhau. Mô hình liên kết mạng có nhiều nét tương đồng với liên kết kinh doanh theo ngành.

 

 

2.2. Các phương thức liên kết kinh doanh

2.2.1. Liên kết kinh doanh với mục tiêu phân phối

Phương thức liên kết kinh doanh với mục tiêu phân phối có thể hướng tới mục tiêu mở cửa thị trường tiêu dùng ở một nước đang phát triển. Mục tiêu này có thể rất hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn. Người dùng cuối có thể là hộ nghèo, nông dân hoặc doanh nghiệp nhỏ. Trong bối cảnh này, hai mô hình điển hình có thể được phân biệt:

  • Hệ thống tương tự nhượng quyền thương mại
  • Mô hình phát triển kinh doanh tích hợp để hỗ trợ/nâng cao khả năng sử dụng sản phẩm

* Hệ thống tương tự nhượng quyền thương mại

Với một hệ thống tương tự như nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp lớn có thể thâm nhập thị trường kém phát triển hơn. Doanh nghiệp lớn thường có những sản phẩm/dịch vụ gắn liền với thương hiệu của mình và, để mang sản phẩm/dịch vụ này đến gần hơn với khách hàng, một cơ cấu phân phối trải rộng theo khu vực thường là sự lựa chọn của doanh nghiệp. Dưới mô hình này, một số lượng lớn các cửa hàng bán lẻ nhỏ hay các ki-ốt đường phố sẽ được sử dụng. Việc phân phối tại các thị trường như vậy có thể được thực hiện thường xuyên và hiệu quả nhất bằng một vài nhà phân phối nhỏ hoặc một doanh nghiệp với vài nhân viên.

Bên nhượng quyền (doanh nghiệp lớn) sẽ hỗ trợ các đơn vị được nhượng quyền của mình thông qua một số biện pháp như:

  • Thúc đẩy gắn kết thương hiệu và lợi thế của mình;
  • Xây dựng mô hình kinh doanh;
  • Đào tạo các kỹ năng cơ bản như định giá, lưu trữ, dự báo, yêu cầu pháp lý, bán hàng, quan hệ khách hàng và tiếp thị;
  • Ưu tiên tiếp cận vốn lưu động và thiết bị;
  • Các giải pháp sáng tạo như xe đạp vận chuyển hoặc thiết bị làm mát di động để bán hàng tự động.

Việc thành lập một doanh nghiệp trong một hệ thống nhượng quyền thương mại dễ dàng hơn và ít rủi ro hơn rất nhiều so với việc tự xây dựng một doanh nghiệp riêng, đặc biệt thuận lợi cho các lao động có học vấn thấp và ít kinh nghiệm kinh doanh. Đây cũng là cơ hội cho các hộ gia đình nghèo. Việc phân phối lợi ích và chi phí phụ thuộc về những gì được thỏa thuận trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.

* Mô hình phát triển kinh doanh tích hợp để hỗ trợ/nâng cao năng lực sử dụng sản phẩm

Do điều kiện tài chính có hạn, các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh thường là các hoạt động duy nhất được các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sử dụng. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia hoặc doanh nghiệp lớn còn thực hiện hoạt động đào tạo khách hàng cũng như liên kết khách hàng với các dịch vụ tài chính nhằm mục đích tăng doanh thu.

Các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh tích hợp bao gồm:

  • Hướng dẫn sử dụng các sản phẩm liên quan;
  • Hỗ trợ tài chính để đáp ứng tình trạng thiếu thanh khoản của khách hang;
  • Đào tạo bổ sung về kiến thức quản lý cơ bản, ví dụ như kỹ năng lập kế hoạch tài chính.

2.2.2. Liên kết với hoạt động kinh doanh cốt lõi của các tập đoàn lớn

Nhìn chung, việc liên kết các doanh nghiệp nhỏ và vừa với hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty đa quốc gia tương đối phức tạp vì chất lượng nguồn cung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp lớn. Đổi lại, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp nhỏ khi tham gia vào hoạt động liên kết này là rất lớn. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được liên kết có thể phát triển phù hợp với tốc độ tăng trưởng của hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp lớn.

Nếu tham gia vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ sẽ được đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn. Tại Việt Nam, do nền công nghiệp ô tô còn non trẻ, Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp lớn và công ty đa quốc gia sử dụng các nhà cung ứng linh kiện Việt Nam nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất trong nước học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài. Đây là lý do Trường Hải và một vài nhà sản xuất linh kiện khác hợp tác gia công linh kiện cho các nhà máy lắp ráp của Huyndai, Kia, GM. Tuy nhiên, sự tham gia của các doanh nghiệp lớn trong việc nâng cao trình độ nhà cung cấp đi kèm các điều kiện tiên quyết và phụ thuộc vào mô hình liên kết với hoạt động cốt lõi:

Mối quan hệ giao dịch độc lập: Các doanh nghiệp giao dịch với nhau một cách bình đẳng. Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa hoặc dễ dàng tùy chỉnh theo nhu cầu. Các nhà cung cấp có thể được thay đổi một cách linh hoạt. Không có động cơ nào cho các công ty đa quốc gia hay doanh nghiệp lớn ở từng địa phương thiết lập mối quan hệ hợp tác này.  

Mạng lưới cân bằng: Các doanh nghiệp hợp tác và có năng lực bổ khuyết cho nhau nhưng không kiểm soát lẫn nhau. Mô hình liên kết này thường phổ biến đối với các doanh nghiệp có kích thước tương đương và hiếm thấy giữa các doanh nghiệp có quy mô khác nhau cũng như ở các cấp độ công nghệ khác nhau. Trọng tâm của mô hình liên kết này là việc phát triển các sản phẩm và quy trình mới. Đây là mối quan hệ thường thấy trong mạng lưới sáng tạo ở các nước phát triển.

Mạng lưới phụ thuộc: Doanh nghiệp dẫn đầu đặt các quy tắc cũng như khuôn khổ hoạt động cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia liên kết kinh doanh. Mối quan hệ này gần như là mối quan hệ phân cấp, trong đó các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp lớn có động lực để thiết lập mối quan hệ với các nhà cung cấp. Mạng lưới phụ thuộc được hình thành khi doanh nghiệp dẫn đầu đang theo đuổi một chiến lược khác biệt về sản phẩm thông qua thiết kế và xây dựng thương hiệu và cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp đáp ứng các yêu cầu về chất lượng. Việc trở thành thành viên trong mạng lưới phụ thuộc có thể tạo đà cho sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp nhỏ trong vấn đề nâng cấp sản phẩm và quy trình.

Hệ thống phân cấp: Các công ty đa quốc gia có thể thành lập các công ty con để phục vụ việc sản xuất tại các địa điểm khác nhau. Để kiểm soát quy trình sản xuất tại các công ty con này, các công ty đa quốc gia sẽ kiểm soát hoàn toàn quy trình sản xuất. Để hiểu được cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ khi tham gia vào mô hình liên kết kinh doanh này, lộ trình lý tưởng cho những doanh nghiệp này được mô tả như sau:

- Bước đầu tiên là nâng cấp chu trình. Hiệu quả hoạt động nội bộ trong các doanh nghiệp nhỏ tăng lên khi doanh nghiệp làm chủ quy trình hoạt động, kiểm soát thời gian giao hàng và tiêu chuẩn chất lượng. Kết quả này đi kèm với việc cải thiện năng lực quản lý cũng như tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn. 

- Bước thứ hai là nâng cấp sản phẩm. Năng lực sản xuất của doanh nghiệp cần được cải tiến hoặc họ phải tìm cách phát triển các sản phẩm mới.  

- Bước thứ ba là nâng cấp chức năng. Nâng cấp chức năng đề cập đến việc tiếp cận/triển khai một vai trò cao hơn trong chuỗi giá trị (ví dụ: xây dựng thương hiệu, thiết kế và tiếp thị) hoặc bỏ qua các chức năng tạo ra giá trị thấp hiện có. Các doanh nghiệp nhỏ có thể không hứng thú với những khách hàng lớn không có động lực chia sẻ năng lực cốt lõi nhưng muốn kiểm soát các bước tạo ra giá trị lớn nhất trong chu trình sản xuất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ vẫn có cơ hội để thay đổi và khám phá các thị trường mới.  

- Cuối cùng, nâng cấp liên ngành có thể phát triển. Doanh nghiệp có thể chuyển sang ngành hoàn toàn khác, ví dụ: máy tính bấm tay sang máy vi tính, với giá trị cao hơn dựa trên kiến thức hoặc quan hệ khách hàng sẵn có.

2.2.3. Liên kết với hoạt động kinh doanh phi cốt lõi của các tập đoàn lớn

Liên kết với hoạt động kinh doanh phi cốt lõi của công ty đa quốc gia hoặc doanh nghiệp địa phương lớn xuất phát từ xu hướng thuê ngoài (outsourcing). Xu hướng thuê ngoài này là kết quả của việc tăng cường chuyên môn hóa và mô hình tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi để nâng cao hiệu quả. Thông thường, các hoạt động tương đối đơn giản, chẳng hạn như làm sạch hoặc vận chuyển, được thuê ngoài. Vì các hoạt động này không đòi hỏi khả năng kỹ thuật cao, đây là tiềm năng cho các doanh nghiệp nhỏ với trình độ quản lý cơ bản.

Tuy nhiên, tối đa hóa hiệu quả không phải là lý do duy nhất để các công ty đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp lớn thuê các doanh nghiệp khác thực hiện hoạt động kinh doanh phi cốt lõi. Áp lực chính trị hay từ khu vực công cũng có thể tác động đến quyết định hình thành các mối liên kết kinh doanh ở phương thức này. Đối với doanh nghiệp nhỏ, liên kết kinh doanh với hoạt động phi cốt lõi có tiềm năng hơn là liên kết kinh doanh với hoạt động cốt lõi của của công ty đa quốc gia.

  1. Liên kết kinh doanh tại Việt Nam

Tại Việt Nam, liên kết kinh doanh cũng được hình thành từ lâu. “Buôn có bạn, bán có phường” chỉ sự liên kết của những người kinh doanh trong mọi ngành nghề. Phường ở đây vốn là cộng đồng của những người làm cùng một nghề của một làng quê, vì những lý do khác nhau họ tách ra thành một bộ phận vào thành phố làm ăn, dựng nhà trên cùng dãy phố, phía trong sản xuất, phía ngoài bán hàng.

Hình thức làng, phường thủ công phát triển khá mạnh trong thời nhà trần và Hậu Lê, thời Trần kinh dô Thăng Long có 61 phường, sang thời Hậu Lê cả nước có 83 làng, phường thủ công, Thăng Long có 36 phường như phường An Thái làm Giấy, phường Nghi Tàm dệt vải…(Chí Hải, 2006). Việc tổ chức buôn bán theo phường tạo ra được liên kết giữa những người bán vì họ có điều kiện giúp đỡ nhau trong việc định giá, giữ giá, vay mượn hàng, giới thiệu khách hàng, bảo vệ lẫn nhau. Liên kết giữa những nhà sản xuất để đáp ứng thị hiếu khách hàng và học hỏi kinh nghiệm. Các liên kết khác như liên kết người bán và người sản xuất, liên kết giữa người sản xuất và cung cấp nguyên liệu cũng được hình thành. Các liên kết trên góp phần tạo nên sự khác biệt của từng phường ngành nghề. Từ thế kỷ 16 đến giữa thế kỷ 19, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn suy thoái và khủng hoảng. Do chính sách kinh tế lạc hậu và bảo thủ, các đơn vị làm kinh tế tại Việt Nam không có điều kiện phát triển các liên kết kinh doanh lên tầm cao mới như ở các nước phương Tây thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nền kinh tế Việt Nam mang tính chất thuộc địa nửa phong kiến. Các liên kết sản xuất trong nước kém phát triển một phần do chế độ thuộc Pháp kiểm soát chặt chẽ tất cả các liên kết trong xã hội để chống lại các phong trào cách mạng. Các liên kết kinh tế chỉ thực sự phát triển trở lại cùng quá trình đổi mới của Việt Nam kể từ năm 1986. Quá trình đổi mới này cùng với tiến trình toàn cầu hóa đã mang lại cho Việt Nam cơ hội hình thành các liên kết kinh doanh với đầy đủ các đặc điểm giống như ở các nước khác trên thế giới.

Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”. Với sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, cùng với tư duy cởi mở, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang liên tục khuyến khích các hoạt động liên kết, liên doanh giữa các thành phần kinh tế nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong đó, đặc biệt chú trọng phát triển các doanh nghiệp tư nhân, coi đây là nhân tố chính của ngành công nghiệp hỗ trợ, mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, hình thành nên những cụm liên kết điện tử, hay dệt may, thủy sản .v.v. Trong báo cáo Phát triển bền vững khu vực doanh nghiệp tư nhân trình Chính phủ, ngoài việc nêu ra những hạn chế của khu vực kinh tế tư nhân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn nhấn mạnh vào hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân. Báo cáo đánh giá: sự liên kết của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn yếu, đặc biệt là có rất ít mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Các liên kết trong mô hình tập đoàn còn khá đơn giản, chưa triển khai được các hình thức liên kết “mềm” khác thông qua thỏa thuận, hợp tác sử dụng thương hiệu, dịch vụ, kết quả nghiên cứu đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ chung trong tập đoàn theo nguyên tắc thị trường.

Có thể thấy rằng, với xu hướng công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng hiện nay, với việc toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, việc liên kết kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí, rủi ro, tăng quy mô cũng như sức cạnh tranh; chủ động tham gia vào một khâu trong chuỗi giá trị là điều cần thiết cho tất cả các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay.

* Liên kết kinh doanh giữa kinh tế Nhà nước với các thành phần kinh tế tư nhân

            Trong bối cảnh ngân sách không "theo kịp" nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển an sinh xã hội cũng như bảo vệ môi trường, sự hợp tác công - tư chính là lời giải cho bài toán mang tên tối đa hóa lợi ích cộng đồng. Theo đó, thuật ngữ Đối tác công - tư (Private - Public Partnership - PPP) sẽ được tiếp cận theo hình thức liên kết kinh doanh giữa Nhà nước và tư nhân.  Có thể kể đến rất nhiều ví dụ của hình thức liên kết “công- tư” là các dự án được Chính phủ Việt Nam hợp tác thực hiện dưới các hình thức BTO, BOT, BT... Các dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây tiết kiệm cho xã hội 50% thời gian đi lại và 30% chi phí bên cạnh những lợi ích không định lượng được bằng tiền như giảm thiểu tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và rút ngắn thời gian đi lại. Một lĩnh vực hạ tầng khác đang phát triển là ngành điện. Trong giai đoạn 1992-2012, Việt Nam đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác trong 5 dự án điện là Wartsila, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Mông Dương và Hải Dương với tổng vốn đầu tư là 5.036 triệu USD. Mức vốn đầu tư này chiếm 53% tổng đầu tư cho kết cấu hạ tầng của Việt Nam năm 2010. Các dự án nhà máy điện này ứng dụng những công nghệ mà nhà đầu tư trong nước chưa làm chủ như công nghệ than phun, chu trình liên hợp. Hình thức liên kết công-tư trong các dự án này khắc phục được những thách thức về ngân sách, kinh nghiệm, nhân lực mà Nhà nước Việt Nam không thể đảm đương.

* Liên kết giữa các doanh nghiệp trong thành phần kinh tế tư nhân

Điểm khó khăn trong vấn đề liên kết kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam là tình trạng phát triển manh mún và mang tính tự phát cao. Theo thống kê, khu vực kinh tế tư nhân là lực lượng đóng góp tới 50% vào tổng GDP, cao nhất so với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng góp khoảng 8% GDP, phần lớn còn lại thuộc về khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình. Điều đó có nghĩa số đông trong khu vực kinh tế tư nhân vẫn là các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Chính vì vậy, việc khuyến khích các doanh nghiệp này chủ động tham gia vào chuỗi liên kết ngành là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững cho chính các doanh nghiệp. Trên thực tế, các liên kết đã được hình thành chủ yếu tại các lĩnh vực nông nghiệp, chế biến thực phẩm như chuỗi nông sản của Vineco, Hoàng Anh Gia Lai đến chuỗi chăn nuôi cung ứng thịt của Masan. Tuy nhiên, mỗi liên kết thành công đều chịu ảnh hưởng của một vài doanh nghiệp đầu mối như CTCP Tập đoàn Vingroup, CTCP Hoàng Anh Gia Lai hay CTCP Tập đoàn Masan.

  • Liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài

Việt Nam luôn là một trong những nước nằm trong nhóm những nước có kim ngạch xuất khẩu (XK) hàng hóa cao trên thế giới. Tuy nhiên, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu lại chủ yếu đến từ khu vực doanh nghiệp FDI (chiếm đến hơn 70%), trong khi sự tham gia của các doanh nghiệp Việt còn rất mờ nhạt và hạn chế. Các doanh nghiệp FDI nhận được những ưu đãi lớn như: ưu đãi trong tiếp cận đất đai, ưu đãi về thuế… Với tiềm lực mạnh hơn các doanh nghiệp trong nước về vốn, công nghệ, quản trị, kết nối thị trường, lại ít bị tác động hơn bởi những rào cản từ thể chế, các doanh nghiệp FDI đã nhanh chóng vượt lên nắm giữ tỉ trọng ngày càng cao trong những lĩnh vực được coi là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, một thực trạng tồn tại là các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các chuỗi giá trị toàn cầu; đặc biệt, rất khó có thể tham gia vào các khâu sản xuất của doanh nghiệp FDI. Điển hình trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, trong chiến lược xây dựng tổ hợp công nghiệp phụ trợ cho sản xuất xe ô tô của mình, Vinfast đã liên doanh với công ty AAPICO Hitech (Thái Lan) để lập nhà máy dập hàn các chi tiết thân vỏ xe (vào tháng 6/2018). Trong liên doanh này, AAPICO đảm đương các công nghệ sản xuất và vận hành, trong khi Vinfast đáp ứng các điều kiện kinh doanh và vận hành cho liên doanh. Hay trong lĩnh vực tài chính, Công ty tài chính Hàn Quốc Mirae Asset đã liên doanh với Công ty Cổ phẩn quản lý Quỹ Tín Phát để thành lập liên doanh. Đây là chiến lược đa dạng hóa các danh mục đầu tư của Mirae Asset nhưng cũng đồng thời là cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý cho Tín Phát Việt Nam.

  1. Kết luận và hàm ý chính sách

Khi thiết lập hay phát triển các mối liên kết kinh doanh, doanh nghiệp phải chú ý đến một số điều kiện cơ bản sau: (1) Khoảng cách và cơ sở hạ tầng: sự tồn tại cũng như chất lượng của các con đường, tuyến vận chuyển, đường sắt và sân bay, cũng như các dịch vụ cần thiết khác cho quá trình vận chuyển hàng hóa, chẳng hạn như xe tải lạnh và cơ sở lưu trữ để xuất khẩu sản phẩm tươi sống. Cả chất lượng và khoảng cách của các phương thức vận chuyển khác nhau cũng như tính khả dụng và chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển; (2) Chính sách thương mại: Các chính sách thương mại có thể ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch của các doanh nghiệp, ví dụ như việc đưa ra hạn ngạch xuất nhập khẩu, mức thuế hải quan sẽ gây ra ảnh hưởng đến khả năng liên kết kinh doanh với các đối tác ở nước ngoài; (3) Các mối liên kết kinh doanh hiện tại: Chọn đối tác kinh doanh mới làm tăng cả chi phí phát sinh trong quá trình tìm kiếm và rủi ro liên quan đến việc kiểm tra sự hiệu quả và tính tin cậy của đối tác này. Nếu đã tồn tại mối quan hệ kinh doanh tại khu vực mà doanh nghiệp muốn tham gia, việc thâm nhập thị trường sẽ gặp khó khăn.

Nhìn chung ở Việt Nam, nhiều liên kết kinh doanh đã được hình thành nhưng còn chưa mang tính chủ động từ các chủ thể tham gia, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ - những đối tượng được nhiều lợi ích từ hoạt động này. Các hình thức liên kết kinh doanh ở Việt Nam cũng dừng lại ở mức độ đơn giản, thực hiện liên kết ngang, liên kết cụm để hình thành các làng nghề thủ công, hay các hiệp hội kinh doanh một ngành nghề nhất định. Một số các doanh nghiệp lớn tiến hành liên kết với các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh theo hình thức thuê, khoán mà đa phần là cho các hoạt động kinh doanh phi cốt lõi của doanh nghiệp. Tỷ lệ tiến hành liên kết kinh doanh cho các hoạt động kinh doanh cốt lõi hay xa hơn là tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu còn chưa nhiều. Điều này một phần do nền kinh tế nước ta đa phần là kinh doanh chủ hộ, cá thể, mang tính tự phát cao; quy trình, chất lượng sản xuất đều chưa được quy chuẩn nên rất khó để các doanh nghiệp lớn hay các doanh nghiệp nước ngoài tin tưởng và hợp tác lâu dài.

Để có thể khuyến khích được hoạt động liên kết kinh doanh, cần có sự phối hợp nhịp nhàng của cả 3 nhân tố là Nhà nước, tổ chức ngành nghề và chủ thể kinh tế. Thứ nhất, Nhà nước phải tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi, tạo thể chế, chính sách pháp lý phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau phát triển. Ví dụ, các chính sách thuế và khuyến khích đầu tư vừa phải tuân theo nguyên tắc minh bạch của thị trường vừa phải có vai trò hỗ trợ thúc đẩy phát triển. Luật cạnh tranh phải đảm bảo việc hỗ trợ các liên kết kinh doanh nhưng không kìm hãm sự cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là phải lường trước được khả năng cạnh tranh không lành mạnh, cá lớn nuốt cá bé từ các liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh nghiệp nhỏ lẻ. Thứ hai, các tổ chức ngành nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế phải thể hiện vai trò trong việc tuyên truyền thông qua các hội thảo, chuyên đề có nội dung liên quan đến hoạt động liên kết kinh doanh. Các tổ chức ngành nghề cần tăng cường vai trò tư vấn, kết nối để các doanh nghiệp tìm thấy những cơ hội liên kết cùng phát triển chuỗi giá trị của ngành, ở trong và ngoài nước. Để làm được như vậy thì các tổ chức ngành nghề cần nguồn lực tài chính và nhân sự có chuyên môn nhằm thực hiện vai trò định hướng cố vấn. Cuối cùng, các chủ thể kinh tế cần có ý thức trong việc thay đổi, tự hoàn thiện mình và chủ động tìm kiếm để tham gia vào quá trình liên kết kinh doanh, hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu. Sự chủ động của các chủ thể kinh tế đóng vai trò then chốt trong việc hình thành và vận hành các liên kết kinh tế. Để thúc đẩy lợi ích kinh tế và xã hội từ các liên kết kinh doanh, các chủ thể kinh tế phải chủ động tìm kiếm các cơ hội hợp tác cùng giải quyết các khó khăn trong chính chuỗi giá trị mà doanh nghiệp mình vận hành. Có như vậy, các liên kết kinh doanh mới có thể vận hành một cách có hiệu quả nhất trên thị trường.

Tài liệu tham khảo

  1. Trần Thị Kim Anh và Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2007), “Liên minh chiến luợc trong kinh doanh quốc tế”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 27.
  2. Trần Kim Hào (2015), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng tập đoàn kinh tế Việt Nam, thuộc chương trình: Nghiên cứu khoa học lý luận chính trị giai đoạn 2011-2015”, mã số KX.04/11-15.
  3. Nguyễn Thị Thu Hằng (2016), “Phát triển các dự án BOT cho ngành điện tại Việt Nam: Tồn tại và nguyên nhân”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 82 – tháng 5/2016
  4. Bùi Thị Lý (2009), Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  5. Lê Minh Ngọc và Lê Huyền Trang (2011), “Một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển các cụm liên kết ngành tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 396.
  6. Trần Đình Thiên (2005), Liên kết kinh tế ASEAN- Vấn đề và triển vọng, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.
  7. Mirae Asset to set up asset management firm in Vietnam, Pulse – Korea, 02/2016
  8. Schulenburg, F. (2006), Business Linkages. Promoting Business Linkages: Overview and Tool, Economic Reform and Private Sector Development Section, Deutsche Gesellschaft für.
  9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), Báo cáo phát triển bền vững kinh tế tư nhân.
  10. Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Liên kết để lớn: https://www.baohaiquan.vn/Pages/Doanh-nghiep-nho-va-vua-Lien-ket-de-lon.aspx.
  11. Thuận lợi hóa thương mại: Thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: http://baoquocte.vn/ho-tro-doanh-nghiep-vua-va-nho-tham-gia-chuoi-gia-tri-toan-cau-74021.html.

 

[1] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.

[2] Trường Đại học Ngoại thương, Email: Địa chỉ email này đang được bảo vệ từ spam bots. Bạn cần bật JavaScript để xem nó.